1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả hoạt Động kinh doanh của ngân hàng tmcp hàng hải việt nam (msb)

101 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Giải Pháp Tài Chính Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)
Tác giả Tống Thị Vân Anh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Lâm Anh
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Tài chính
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 5,94 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (10)
  • 2. Tổng quan nghiên cứu (10)
  • 3. Mục tiêu nghiên cứu (12)
  • 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu (12)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (12)
  • 6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu (13)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (14)
    • 1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại (14)
      • 1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại (14)
      • 1.1.2. Các loại hình ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay (15)
      • 1.1.3. Vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế (16)
      • 1.1.4. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại (17)
    • 1.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại (19)
      • 1.2.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại . 10 1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại (19)
      • 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại (21)
      • 1.2.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại (24)
    • 1.3. Các giải pháp tài chính chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại hiện nay (31)
      • 1.3.1. Vai trò của tài chính đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM (31)
      • 1.3.2. Một số giải pháp tài chính chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại (32)
    • 2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (35)
      • 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển (35)
      • 2.1.2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của ngân hàng MSB (36)
    • 2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt (37)
      • 2.2.1. Thực trạng tình hình tài chính và đánh giá kết quả kinh doanh (37)
        • 2.2.1.1. Tình hình tài chính (37)
        • 2.2.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh (42)
      • 2.2.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh qua một số chỉ tiêu đặc trưng (48)
        • 2.2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời (49)
        • 2.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực hoạt động của tài sản (52)
        • 2.2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản (55)
      • 2.2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của MSB (56)
        • 2.2.3.1. Về kết quả đạt được trong năm 2023 (56)
        • 2.2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân (57)
    • 2.3. Thực trạng thực hiện giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (58)
      • 2.3.1. Các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của MSB… (59)
      • 2.3.2. Đánh giá thực trạng thực hiện giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của MSB (61)
        • 2.3.2.1. Thành công (61)
        • 2.3.2.2. Hạn chế và nguyên nhân (62)
    • 3.1. Bối cảnh kinh tế thị trường và định hướng phát triển của ngân hàng MSB trong năm 2024 (65)
    • 3.2. Hoàn thiện giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của MSB 58 1. Giải pháp tăng doanh thu (67)
      • 3.2.2. Giải pháp tiết kiệm chi phí (70)
      • 3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng (72)
      • 3.2.4. Giải pháp khác (73)
    • 3.3. Một số kiến nghị (74)
      • 3.3.1. Kiến nghị với chính phủ (74)
      • 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước (75)
      • 3.3.3. Kiến nghị với MSB (76)
  • KẾT LUẬN (34)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (79)
  • PHỤ LỤC (82)

Nội dung

Các giải pháp tài chính chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại hiện nay.. Với mong muốn nhìn nhận lại thực trạng thực hiện giải pháp tài chính của M

Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập, thời kỳ cuộc cách mạng 4.0 khoa học công nghệ phát triển như vũ bão thì hiệu quả hoạt động kinh doanh trở thành vấn đề sống còn với bất kỳ doanh nghiệp nào trong đó có các NHTM Hơn thế nữa, sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng của các công ty công nghệ tài chính Fintech, các tập đoàn tài chính đa quốc gia… đã tạo lên áp lực lớn trong cạnh tranh cho các NHTM tại Việt Nam Trong khi đó, theo đánh giá của các tổ chức quốc tế uy tín như Qũy Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thế giới, hiện nay hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam vẫn còn thua xa so với các NHTM trên thế giới ở nhiều khía cạnh Chính vì thế việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM là điều hết sức cần thiết nhằm tăng khả năng cạnh tranh, tạo danh tiếng và uy tín, củng cố vị thế trên thị trường

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam được chính thức thành lập vào năm 1991, là một ngân hàng đã có nhiều năm kinh nghiệm trong hệ thống ngân hàng và cũng đã gặt gái được nhiều thành tựu to lớn bên cạnh đó vẫn gặp phải những khó khăn, thách thức trong hoạt động kinh doanh của mình Chính vì thế MSB đã thực hiện các giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tuy nhiên bên cạnh những thành công đạt được thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế Với mong muốn nhìn nhận lại thực trạng thực hiện giải pháp tài chính của MSB trong giai đoạn 2021-2023 nhằm chỉ ra những hạn chế tồn đọng từ đó hoàn thiện các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho ngân hàng trong nền kinh tế hội nhập Tôi quyết định chọn đề tài:

‘‘Hoàn thiện giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam’’ làm đề tài cho khóa luận của mình.

Tổng quan nghiên cứu

Tại Việt Nam, vấn đề hiệu quả HĐKD của các NHTM luôn nhận được sự quan tâm nhất định từ các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách và bản thân ngân hàng Trong thời gian qua đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên, các

2 nghiên cứu phân lớn chỉ sử dụng các chỉ tiêu tài chính đơn lẻ, chưa hệ thống hóa thành các nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả HĐKD của các NHTM Một số nghiên cứu tiêu biểu như sau:

Trong nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam” (Lê Thị Hương, 2002), tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đo lường hiệu quả HĐKD của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 3 năm 1999-2001 thông qua các chỉ tiêu tài chính như: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), Tỷ lệ nợ xấu (NPL), Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (DPRR)

Nghiên cứu “Vận dụng phương pháp thống kê để phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam” của tác giả Lê Dân (2004) sử dụng phần mềm hỗ trợ SPSS14.0 để đo lường hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTM Việt Nam trong 7 năm (1996-2002) Các chỉ tiêu tài chính được sử dụng để đo lường hiệu quả kinh doanh bao gồm: Tỷ lệ nợ xấu (NPL), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (DPRR), hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR), hệ số đòn bẩy tài chính, tốc độ tăng trưởng dư nợ

Trần Huy Hoàng, Nguyễn Hữu Huân (2016) trong nghiên cứu : Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập tài chính quốc tế, đã nếu rõ hiệu quả hoạt động của các NHTM chịu ảnh hưởng bởi hai nhóm nhân tố chính Trong đó các nhân tố chủ quan tác động bao gồm: Thị phần, rủi ro thanh khoản, tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài và quy mô của ngân hàng Các nhân tố khách quan bao gồm: Tổng thu nhập quốc nội và lạm phát của nền kinh tế Các nhân tố tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các NHTM bao gồm: tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài, quy mô ngân hàng và thị phần của ngân hàng

Nguyễn Thị Yến Nhi (2022) đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam bao gồm 2 yếu tố: Các yếu tố thuộc về

3 môi trường kinh doanh (thực trạng nền kinh tế quốc gia, sự gia tăng chi phí vốn, các vấn đề liên quan đến chính sách, thể chế, các yếu tố liên quan đến cách mạng công nghệ và môi trường văn hóa xã hội) và các yếu tố bên trong doanh nghiệp (các yếu tố liên quan đến quy mô vốn, các yếu tố liên quan đến chiến lược kinh doanh của tổ chức, các yếu tố liên quan đến nhân lực và quản trị doanh nghiệp) Từ đó đưa một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM, cụ thể: giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đổi mới công nghệ, tăng cường công tác quản trị, quản lý trong và ngoài doanh nghiệp, nâng cao năng lực hoạt động của bản thân doanh nghiệp

Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM tuy nhiên khi nghiên cứu về 1 ngân hàng cụ thể thì còn hạn chế trong đó có MSB Do đó, tôi quyết định chọn đề tài ‘‘Hoàn thiện giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam’’ làm đề tài khóa luận.

Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và thực trạng thực hiện giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam trong giai đoạn từ 2021-2023 Từ đó hoàn thiện giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho MSB.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: tại Việt Nam và trong giai đoạn 2021-2023 Đối tượng nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập, xử lý số liệu: Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo thường niên, báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán, bản công bố thông tin, cơ quan thống kê, tạp chí,

Sử dụng các phương pháp so sánh, mô tả, phân tích, tổng hợp để đánh giá và đưa ra những kết quả đạt được và hạn chế trong thực trạng hoạt động của MSB.

Kết cấu của đề tài nghiên cứu

Nội dung chính của khóa luận gồm 3 chương sau:

❖ Chương 1: Tổng quan giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

❖ Chương 2: Thực trạng thực hiện giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

❖ Chương 3: Hoàn thiện giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

TỔNG QUAN GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Tổng quan về ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa Trong quá trình phát triển lên nền kinh tế thị trường, NHTM ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn và đã trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động đời sống xã hội, là cầu nối giữa các chủ thể trong và ngoài nước, giữa những người “cung vốn” và “cầu vốn” Tầm quan trọng của NHTM đã khiến định chế này trở thành huyết mạch, thành trái tim của nền kinh tế Với mạng lưới rộng khắp toàn cầu, một hệ thống NHTM hoạt động hiệu quả sẽ giúp cho nền kinh tế phát triển lành mạnh, có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững

Trong tác phẩm Commercial Bank Management (1998), nhà kinh tế học Rose, P.S định nghĩa NHTM là nơi cung cấp đầy đủ nhất các dịch vụ tài chính, trong đó ghi rõ: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và cũng thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế"

Trong tác phẩm Bank Management & Financial Services xuất bản năm 2008, nhóm học giả Rose và Hudgins đã định nghĩa NHTM theo 3 nội dung: (1) chức năng kinh tế, liên quan đến chức năng trung gian giữa người gửi tiền và người vay tiền; (2) dịch vụ cung cấp cho khách hàng như quản lý tài khoản, tiết kiệm, cho vay doanh nghiệp, cá nhân và chính phủ; (3) quy định pháp luật cơ bản để tồn tại, Chính phủ Liên bang ban hành quy định và giám sát hoạt động ngân hàng

Tại Việt Nam, Theo Luật Các TCTD số 47 2010 QH12 được Quốc Hội thông qua ngày 16/06/2010, Điều 4 quy định: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận"

Nhìn chung, có nhiều khái niệm khác nhau về NHTM, tuy nhiên, các quan điểm trên cũng có điểm chung trong việc nhận định: “NHTM là doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, được thực hiện đầy đủ các hoạt động ngân hàng như nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán và các hoạt động kinh doanh khác nhằm mục tiêu lợi nhuận” Đây cũng là quan điểm về NHTM trong đề tài khóa luận này

1.1.2 Các loại hình ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay

* Dựa vào hình thức sở hữu chia thành 5 loại:

Ngân hàng thương mại Quốc doanh (State-owned Commercial bank): là ngân hàng được thành lập bằng 100% vốn ngân sách nhà nước Trong tình hình hiện nay, các ngân hàng thương mại Quốc doanh Việt Nam đã và đang thực hiện việc phát hành trái phiếu để huy động vốn và phù hợp với xu thế hội nhập tài chính trên thế giới Đồng thời, họ cũng tiến hành cổ phần hóa nhằm nâng cao sức cạnh tranh với các ngân hàng cổ phần và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Ngân hàng liên doanh (Joint Venture Commercial bank): là ngân hàng được thành lập bởi ngân hàng thương mại nước ngoài và ngân hàng thương mại trong nước thông qua việc góp vốn liên doanh Tất cả các hoạt động của ngân hàng liên doanh phải tuân thủ theo pháp luật Việt Nam

Ngân hàng thương mại cổ phần (Joint Stock Commercial bank): là ngân hàng thương mại được tổ chức theo hình thức công ty cổ phần Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cổ đông cá nhân hoặc pháp nhân chỉ được sở hữu một số cổ phần nhất định

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Branch of Foreign Bank): Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập tại nước ngoài và theo pháp luật của nước ngoài Ngân hàng này được phép mở chi nhánh tại Việt Nam, nhưng phải hoạt động dưới sự giám sát của pháp luật Việt Nam

NHTM 100% vốn nước ngoài (Wholly Foreign-owned Commercial bank): là ngân hàng thương mại thành lập tại Việt Nam, nhưng 100% vốn điều lệ của nó thuộc sở hữu

7 nước ngoài Trong đó, ít nhất phải có một ngân hàng nước ngoài sở hữu hơn 50% vốn điều lệ (ngân hàng mẹ) Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài có thể được thành lập dưới hình thức công ty TNHH một thành viên hoặc từ hai thành viên trở lên Điều kiện để thành lập là pháp nhân Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam

1.1.3 Vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế

Ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng và là tiền đề vững mạnh cho phát triển và tăng trưởng kinh tế, thể hiện ở các khía cạnh sau: Điều tiết và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho nền kinh tế: NHTM là trung gian tài chính giữa người thừa vốn và thiếu vốn Bằng nguồn vốn huy động được, NHTM giúp đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho đời sống xã hội và quá trình phát triển kinh tế Thông qua hoạt động tín dụng của NHTM, các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc công nghệ, tăng năng suất lao động, gia tăng hiệu quả kinh tế

Thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính: Hoạt động của NHTM có liên quan mật thiết đến các lĩnh vực tài chính khác như: thị trường chứng khoán, bảo hiểm

Vì vậy, hiệu quả trong HĐKD của hệ thốngNHTM sẽ tác động tích cực đến sự hoàn thiện và phát triển của các thị trường trên Hiện nay, sự xuất hiện ngày càng nhiều các sản phẩm bán chéo và kết hợp giữa NHTM với các định chế tài chính khác như: công ty tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, góp phần gia tăng doanh số giao dịch trên thị trường tài chính

NHTM là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế: Thông qua các hoạt động huy động vốn, cho vay và thanh toán với các chủ thể trong nền kinh tế, các NHTM đã gián tiếp điều chỉnh khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông, là công cụ để Nhà nước thực hiện dẫn dắt các luồng tiền, tập hợp và phân chia vốn của thị trường, thực thi vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế

Tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia: Trong xu thế toàn cầu hóa, việc phát triển kinh tế của một quốc gia luôn gắn với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và NHTM là một bộ phận cấu thành nên sự phát triển đó NHTM

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

Khái niệm “hiệu quả” trong kinh tế được định nghĩa là: “mối tương quan giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hóa và dịch vụ” và “được dùng để xem xét các tài nguyên được các thị trường phân phối tốt như thế nào” – Từ điển Toán kinh tế, Thống

11 kê, kinh tế lượng Anh- Việt (Nguyễn Khắc Minh, 2004) Theo khái niệm này, hiệu quả thể hiện sự thành công của một doanh nghiệp trong việc phân bổ các yếu tố đầu vào để tạo ra các sản phẩm đầu ra nhằm đáp ứng một mục tiêu cụ thể Mục tiêu đó có thể là đạt được đầu ra cực đại từ các đầu vào giới hạn hoặc cực tiểu hóa đầu vào để đạt được đầu ra xác định

NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ nhằm mục tiêu lợi nhuận Hiệu quả kinh doanh của NHTM thể hiện ở nhiều hoạt động như: huy động vốn, sử dụng vốn, cung cấp dịch vụ Vì vậy cũng có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả HĐKD của NHTM, cụ thể:

Trong nghiên cứu của mình, tác giả Lê Dân trình bày: “Hiệu quả kinh doanh của NHTM được xem xét theo năng xuất biến đổi của đầu vào thành đầu ra, phản ảnh qua chất lượng nguồn lực với kết quả, đo lường bằng tỷ số giữa kết quả và hao phí nguồn lực” (Lê Dân, 2004) Quan điểm này cho rằng hiệu quả phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của NHTM để tạo ra kết quả của quá trình HĐKD

Tác giả Nguyễn Việt Hùng đưa ra khái niệm: “Hiệu quả là phạm trù phản ánh sự thay đổi công nghệ, sự kết hợp và phân bổ các nguồn lực, trình độ lành nghề của lao động, trình độ quản lý Nó phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó” Đồng thời, tác giả cũng nêu lên quan điểm về hiệu quả kinh doanh của NHTM, theo đó, hiệu quả HĐKD của NHTM là: (1) khả năng biến đổi đầu vào thành đầu ra hay khả năng sinh lời của đồng vốn hoặc giảm thiểu chi phí trên đồng vốn để tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh khác; (2) xác suất hoạt động an toàn của ngân hàng (Nguyễn Việt Hùng, 2008)

Nhìn chung, có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả HĐKD của NHTM Mỗi quan điểm xuất phát từ góc nhìn khác nhau, trong đó, không có sự mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau Từ những cách hiểu về hiệu quả HĐKD nêu trên và mục tiêu nghiên cứu của đề tài, có thể đưa ra khái niệm về hiệu quả HĐKD như sau: “Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM là phạm trù kinh tế phản ánh khả năng biến đổi đầu vào thành đầu ra,

12 xem xét trong mối quan hệ giữa lợi ích thu được từ HĐKD của ngân hàng và chi phí mà ngân hàng đã bỏ ra”

1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại cũng là một loại hình doanh nghiệp, vì vậy, cũng giống như các doanh nghiệp khác trên thị trường, muốn hoạt động có hiệu quả cần thường xuyên đánh giá, nhìn nhận hoạt động kinh doanh của mình để tìm ra định hướng phát triển, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải cân nhắc, tính toán để lựa chọn những phương án kinh doanh hiệu quả Quá trình này hỗ trợ cho việc ra quyết định kinh doanh, tạo căn cứ cả về mặt khoa học và thực tiễn để mang lại hiệu quả mong muốn, đem lại lợi nhuận cao nhất Tuy nhiên, khác với các doanh nghiệp trên thị trường, ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, thể hiện ở 3 khía cạnh:

Thứ nhất, hàng hóa trong kinh doanh của ngân hàng thương mại là tiền;

Thứ hai, ngân hàng thương mại không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh mà đóng vai trò là một trung tâm tín dụng, trung tâm thanh toán và cung cấp các dịch vụ tài chính cho nền kinh tế;

Thứ ba, nguồn vốn của ngân hàng thương mại chủ yếu là vốn đi vay

Từ những đặc điểm trên có thể thấy hoạt động của ngân hàng thương mại chứa đựng nhiều rủi ro, đồng thời, nếu rủi ro xảy ra, mức độ rủi ro sẽ vô cùng lớn và tác động, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế Chính vì vậy, việc đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại là yêu cầu cấp thiết nhằm phòng ngừa rủi ro, đảm bảo sự ổn định trong hoạt động của chính bản thân ngân hàng thương mại nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại a Các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh

Môi trường kinh doanh của NHTM bao gồm các yếu tố liên quan đến đặc điểm kinh tế, chính trị xã hội của quốc gia mà ngân hàng đang hoạt động, trong đó các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh như sau:

Thứ nhất, thực trạng nền kinh tế quốc gia

Trong những năm qua, với các chính sách đổi mới của nhà nước Việt Nam mà đặc biệt là sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), nền kinh tế nhiều thành phần đã hình thành, tồn tại và phát triển Từ một quốc gia kém phát triển, Việt Nam đã gia nhập nhóm các quốc gia đang phát triển, sự phát triển của nền kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho NHTM mở rộng hoạt động kinh doanh của mình như các hoạt động tín dụng, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán,…

Ngược lại, chúng ta có thể thấy rằng, hệ thống NHTM nước ta đã kém phát triển như thế nào trong thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, hầu hết các hoạt động của Ngân hàng Nhà nước với sức ỳ rất lớn đã tác động rất xấu đến toàn bộ nền kinh tế

Thứ hai, sự gia tăng chi phí vốn

Với sự nới lỏng của pháp luật kinh tế, ngân hàng buộc phải trả lãi do thị trường cạnh tranh quyết định cho phần lớn tiền gửi Các khoản tiền gửi "trung thành" của khách hàng có thể dễ tăng cường khả năng cạnh tranh trên phương diện thu nhập trả cho công chúng gửi tiền và nhạy cảm hơn với ý thích thay đổi của xã hội về vấn đề phân phối các khoản tiết kiệm Đồng thời, Chính phủ yêu cầu các ngân hàng phải sử dụng vốn sở hữu nhiều hơn để tài trợ cho các tài sản của mình Điều đó buộc ngân hàng phải tìm cách cắt giảm các chi phí hoạt động khác như giảm số lượng lao động, thay thế các thiết bị lỗi thời bằng hệ thống xử lý điện tử hiện đại

Thứ ba, các vấn đề liên quan đến chính sách, thể chế

Các hệ thống văn bản pháp luật quy định hoạt động ngân hàng hiện nay ở nước ta được xem là môi trường chính trị, pháp lý liên quan đến hoạt động của ngân hàng Tuy nhiên, do tính lịch sử và các yếu tố khách quan, chủ quan, hiện nay các chính sách

14 pháp luật kinh tế, các Luật, đạo luật liên quan đến tài chính, ngân hàng ở nước ta vẫn còn nhiều chông chênh, chưa đồng bộ và chưa phù hợp với các thông lệ quốc tế nên ít nhiều đã có những tác động nhất định đến ảnh hưởng kinh doanh của ngân hàng

Thứ tư, các yếu tố liên quan đến cách mạng công nghệ và môi trường văn hóa xã hội

Các giải pháp tài chính chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại hiện nay

1.3.1 Vai trò của tài chính đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM

Quản lý rủi ro: Tài chính giúp ngân hàng quản lý và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh Bằng cách đánh giá và quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động, ngân hàng có thể xác định các biện pháp phòng ngừa và quản lý rủi ro một cách hiệu quả

Tăng cường và quản lý vốn: Tài chính cho phép ngân hàng tăng cường vốn để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng và tuân thủ các quy định về vốn Việc tăng cường vốn giúp ngân hàng duy trì mức độ an toàn và đáng tin cậy của hoạt động kinh doanh, từ đó tạo lòng tin cho khách hàng và các bên liên quan Ngoài ra tài chính giúp ngân hàng quản lý vốn một cách hiệu quả, duy trì tính thanh khoản và khả năng chịu rủi ro, đồng thời tăng khả năng tạo ra lợi nhuận

Quản lý thanh toán và tiền gửi: Tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý thanh toán hàng ngày và tiền gửi của khách hàng Ngân hàng cần có đủ nguồn lực tài chính để thực hiện các hoạt động thanh toán và đáp ứng yêu cầu rút tiền và gửi tiền của khách hàng một cách hiệu quả Đầu tư và hoạt động tài chính: Tài chính cho phép ngân hàng đầu tư vào các cơ hội sinh lợi và phát triển các hoạt động tài chính khác nhau như mua bán chứng khoán, cho vay và đầu tư vào các dự án thương mại Việc quản lý đầu tư và hoạt động tài chính có thể tạo ra lợi nhuận và đóng góp vào hiệu quả kinh doanh của ngân hàng

Quản lý tài sản và nợ: Tài chính giúp ngân hàng quản lý tài sản và nợ một cách hiệu quả, đảm bảo tài sản được sử dụng một cách tối ưu và nợ được thu hồi đúng hạn Việc quản lý tài sản và nợ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và tăng cường hiệu suất hoạt động của ngân hàng

1.3.2 Một số giải pháp tài chính chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại NHTM hiện nay

1.3.2.1 Huy động nguồn vốn kịp thời, đầy đủ, với chi phí và cơ cấu hợp lý đáp ứng nhu cầu của hoạt động kinh doanh

Huy động đầy đủ, kịp thời với chi phí là một trong những giải pháp tài chính quan trọng đóng góp vào nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHTM Để đảm bảo an toàn tài chính cho quá trình tăng trưởng, các NHTM cần xác định mức độ huy động nợ vay hợp lý và cần đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính trong quá trình huy động vốn Các NHTM cần lập kế hoạch nhằm tạo ra sự chủ động cho việc huy động vốn trong tương lai Hoạch định cơ cấu nguồn vốn hợp lý còn giúp tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn của ngân hàng

1.3.2.2 Nhóm giải pháp gia tăng lợi nhuận và phân phối lợi nhuận tại các NHTM

* Nhóm giải pháp gia tăng lợi nhuận:

Tăng doanh thu: Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bằng cách phát triển các sản phẩm tài chính mới, dịch vụ ngân hàng số, dịch vụ quản lý tài sản, dịch vụ bảo hiểm, để thu hút thêm khách hàng và tăng doanh thu từ phí dịch vụ Ngoài ra tăng thu từ hoạt động kinh doanh vốn, mở rộng hoạt động cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán, kinh doanh ngoại hối để gia tăng thu nhập từ lãi

Quản lý chi phí hoạt động: Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi phí thông qua việc rà soát, cắt giảm các khoản chi phí không cần thiết, tối ưu hóa chi phí nhân sự, chi phí công nghệ, chi phí vận hành Đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường ứng dụng công nghệ số, cải tiến quy trình, quy chế, nâng cao năng suất lao động

Nâng cao chất lượng tài sản: Quản lý nợ xấu hiệu quả, tăng cường công tác thu hồi, xử lý nợ xấu, hạn chế phát sinh nợ xấu mới Bên canh đó tập trung vào các lĩnh vực, khách hàng có rủi ro thấp, sinh lời cao

Cải thiện năng suất lao động: Đẩy mạnh đào tạo, phát triển nguồn nhân lực để nâng cao kiến thức, kỹ năng cho nhân viên Ứng dụng công nghệ số, tự động hóa các quy trình, giảm thiểu lao động trực tiếp

* Nhóm giải pháp phân phối lợi nhuận:

Trích lập và sử dụng quỹ dự trữ bắt buộc: Đảm bảo an toàn hoạt động theo quy định của NHNN, sử dụng quỹ này để duy trì thanh khoản, đáp ứng yêu cầu về an toàn vốn

Chia cổ tức cho cổ đông: Tạo động lực cho các cổ đông, thu hút thêm nguồn vốn đầu tư vào ngân hàng Phân phối lợi nhuận cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu

Trích lập và sử dụng các quỹ khác: Quỹ khen thưởng, phúc lợi nhằm động viên, khuyến khích nhân viên Quỹ đầu tư phát triển nhằm Tăng cường năng lực tài chính, mở rộng hoạt động

Tích lũy lợi nhuận để phát triển: Tăng vốn chủ sở hữu, mở rộng quy mô hoạt động Đảm bảo an toàn vốn, đáp ứng các quy định về an toàn vốn

Chương 1 đã làm rõ đưa ra được cái nhìn tổng quan về NHTM và làm rõ được cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM, chỉ ra được các chỉ tiêu tài chính dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của một NHTM Tiếp đó đã nêu ra được các giải pháp tài chính chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại hiện nay Dựa vào cơ sở lý thuyết trên đã làm tiền đề để đánh giá thực trạng thục hiện giải phps tài chính nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam trong giai đoạn 2021-2023 ở chương 2

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP

Tổng quan về ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam với thương hiệu cũ là Maritime Bank được thành lập vào ngày 12/07/1991 tại thành phố Hải Phòng, đến năm 2019 Maritime Bank đổi tên thành MSB Sau 32 năm nổ lực phát triển, MSB đã trở thành một ngân hàng uy tín hàng đầu tại Việt Nam với quy mô vốn điều lệ đạt mức 20.000 tỷ đồng cùng với sự đồng hành của hơn 6.000 cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao Ngân hàng này cung cấp một loạt các giải pháp tài chính và ngân hàng toàn diện cho tất cả các đối tượng khách hàng trong nền kinh tế Tính cuối năm, MSB có 263 chi nhánh và phòng giao dịch trải dài trên 51 tỉnh/thành phố của cả nước

Ngành nghề kinh doanh: Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực huy động, cấp tín dụng và các dịch vụ tài chính liên quan Tại Việt Nam, MSB là ngân hàng đầu tiên xin được giấy phép thanh toán quốc tế và là ngân hàng đầu tiên ứng dụng mạng máy tính LAN và WAN nhằm rút ngắn thời gian chuyển tiền

Tầm nhìn, sứ mệnh: MSB đã hướng tới một tầm nhìn duy nhất trong suốt hơn

32 năm qua, đó là “Ai cũng muốn tham gia và không ai muốn rời đi”, với một sứ mệnh

“Vì cuộc sống tốt đẹp hơn, thuận tiện hơn”

Lịch sử hình thành và phát triển:

Nguồn: Báo cáo thường niên của MSB năm 2023

2.1.2 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của ngân hàng MSB

Nguồn: Báo cáo thường niên của MSB năm 2023

Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt

2.2.1 Thực trạng tình hình tài chính và đánh giá kết quả kinh doanh

2.2.1.1 Tình hình tài chính a Cơ cấu tài sản

Hình 2.1: Cơ cấu tổng tài sản của MSB giai đoạn 2021-2023 (ĐV: Tỷ đồng)

Nguồn: Báo cáo thường niên các năm của ngân hàng MSB

Tổng tài sản của MSB năm 2022 đạt mức 212.776 tỷ đồng,so với 2021 tăng trưởng khoảng 4,5% Trong đó tổng cho vay khách hàng đạt 120.644 tỷ đồng, chiếm tới 56,7% trong tổng tài sản với mức tăng trưởng gần 19% so với 2021 Trái phiếu đầu tư giảm từ 48.257 tỷ đồng trong năm 2021 xuống còn 31.554 tỷ đồng trong năm 2022, nguyên nhân là nửa đầu năm 2022, MSB đã thực hiện tái cơ cấu lại danh mục đầu tư trái phiếu Chính Phủ trước khi lãi suất của thị trường bắt đầu tăng Lượng trái phiếu đầu tư này đã đem về một khoản lợi nhuận lợi nhuận khoảng 683 tỷ đồng lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư cho cả năm 2022

Sang năm 2023, tổng tài sản của MSB đạt khoảng 267.005 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2022 Trong đó tổng cho vay khách hàng đạt 149.145 tỷ, chiếm tới 55,9% trong

Cơ cấu tổng tài sản MSB giai đoạn 2021 –2023(ĐV: tỷ đồng)

Trái phiếu đầu tư Cho vay khách hàng Khác Tổng

29 tổng tài sản tăng 23,6% so với 2022 Trái phiếu đầu tư tăng do trong năm 2023, MSB đã tăng gần 6.000 tỷ đồng vào Trái phiếu Chính Phủ Ngoài ra, trong năm 2023 khi Trái phiếu doanh nghiệp đang có những vấn đề bất cập trên thị trường nói chung thì MSB đã thực hiện giảm hơn 1.000 tỷ trái phiếu doanh nghiệp, chỉ còn nắm giữ hơn 1.500 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm

Bảng 2.1: Cơ cấu tổng tài sản có theo tài sản có sinh lời và tài sản có không sinh lời (ĐV: tỷ đồng)

Chỉ tiêu (ĐV: triệu đồng) Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

Tài sản có sinh lời 186.319 195.131 252.782

Tài sản có không sinh lời 17.347 17.645 14.224

Tốc độ tăng của tài sản có 4,47% 25,49%

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của ngân hàng MSB

Trong giai đoạn từ 2018-2023, tỷ trọng tài sản sinh lời trong tổng tài sản luôn đạt mức trên 80%, đặc biệt trong năm 2023, tỷ trọng này lên tới 95% đã cho thấy hiệu quả trong việc cải thiện chất lượng tài sản của ngân hàng

Hình 2.2: Tài sản sinh lời của MSB qua các năm (ĐV: Triệu đồng)

Nguồn: Báo cáo thường niên các năm của ngân hàng MSB

Tổng tài sản có của MSB tăng đều qua các năm, cụ thể năm 2022 tổng tài sản có tăng 4,47% so với năm 2021, năm 2023 tổng tài sản có tăng mạnh 25,49% so với cùng kỳ Tốc độ tăng của tài sản có chủ yếu đến từ sự tăng của tài sản có sinh lời, qua đây cho thấy hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của MSB b Cơ cấu nguồn vốn

Bảng 2.2: Tình hình biến động nguồn vốn của MSB qua các năm (ĐV: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Giá trị (Tỷ đồng) Chênh lệch (%)

Tiền gửi và vay các TCTC khác

Tiền gửi của KH 94.616 117.121 132.350 23,79 13,00 Các CCTC phái sinh và các khoản nợ tài chính khác

Phát hành giầy tờ có giá

II Vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận chưa phân phối

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của ngân hàng MSB

Bảng 2.3: Cơ cấu tiền gửi của khách hàng tại MSB qua các năm (ĐV: Tỷ đồng)

(%) Tổng nguồn vốn huy động 94.616 100 117.121 100 132.350 100

TG của tổ chức kinh tế 47.826 50,55 57.176 48,82 56.762 42,89

Tiền gửi không kỳ hạn 32.268 34,10 34.737 29,66 33.317 25,17

Tiền gửi có kỳ hạn 60.710 64,17 80.626 68,84 97.230 73,47

Tiền gửi vốn chuyên dùng 111 0,12 172 0,15 362 0,27

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của ngân hàng MSB

Qua bảng 2.2, ta thấy năm 2022 tổng nguồn vốn của MSB tăng 4,47% so với năm

2021, đến năm 2023 tổng nguồn vốn tiếp tục tăng cao, tăng 25,49% so với năm 2022

Trong năm 2022, nguồn tiền huy động của MSB ghi nhận những kết quả khả quan khi tiền gửi của khách hàng đạt 117.121 tỷ đồng, tương ứng tăng 23,8% so với năm 2021, đồng thời tiền gửi và vay từ thị trường liên ngân hàng giảm 26% chỉ còn 50.374 tỷ đồng, cho thấy MSB triển khai đúng hướng theo chiến lược Nguồn vốn huy động từ khách hàng được đánh giá là nguồn vốn tốt, có tính bền vững và hiệu quả được tăng cao khi tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn cao vì CASA là nguồn vốn huy động có lãi suất tiền gửi rất thấp VCSH của MSB đạt 26.654 tỷ đồng ở năm 2022, tức tăng 21% so với cùng kỳ, trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là vốn điều lệ Thông qua việc trả cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu, vốn điều lệ của MSB đã tăng từ 15.275 tỷ đồng lên 19.857 tỷ đồng và tiếp tục được tăng lên 20.000 tỷ đồng thông qua phát hành 14,25 triệu cổ phiếu theo Chương trình lựa chọn cho người lao động năm 2022

Sang năm 2023, tiền gửi của khách hàng vẫn là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của MSB, chiếm 50% tổng nguồn vốn và tăng trưởng 13% so với cùng kỳ Mục tiêu của MSB trong quá trình huy động nguồn vốn là gia tăng tỷ trọng đóng góp từ tệp khách hàng cá nhân nhằm tạo tính “bền chắc” cho nguồn vốn huy động Chính vì thế trong 132.000 tỷ đồng tiền gửi của khách hàng, MSB duy trì lượng tiền gửi từ khách hàng cá nhân với tỷ tọng 57%, tăng 26% so với năm 2022 Nguồn vốn chủ sở hữu của MSB ghi nhận mức tăng trưởng 17,4% so với năm 2022, điều này được lý giải do việc tăng vốn điều lệ lên 20.000 tỷ đồng chưa được hạch toán vào năm 2022 và kéo dài thời gian hoàn thành các thủ tục sang đầu năm 2023 Bên cạnh đó năm 2023, MSB không thực hiện chi trả cổ tức cho cổ đông từ nguồn lợi nhuận tích lũy đến cuối năm 2022

* Về cơ cấu nguồn vốn, tỷ trọng của nợ phải trả và vốn chủ sở hữu như sau: Hình 2.3: Cơ cấu nguồn vốn của MSB trong giai đoạn 2021-2023 (ĐV: %)

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của ngân hàng MSB

Từ hình 2.3, trong giai đoạn 2021-2023, nợ phải trả chiếm phần lớn tỷ trọng trong tổng nguồn vốn của MSB, đều trên ngưỡng 80% Qua đó cho thấy nguồn vốn của MSB chủ yếu huy động từ bên ngoài, chưa tự chủ được nguồn vốn của mình

2.2.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh a Thu nhập thuần

Bảng 2.4: Bảng tính tổng thu nhập từ HĐKD của MSB qua các năm (ĐV: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 2021-2022 2022-2023 Thu nhập lãi thuần

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ

Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối

Cơ cấu nguồn vốn của MSB trong giai đoạn 2021-2023 (ĐV:

Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu

Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán KD

Lãi thuần từ mua bán chứng khoác đầu tư

Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác

Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của MSB

Trong giai đoạn 2021-2023 MSB có kết quả hoạt động khá khả quan Năm 2022, tổng thu nhập thuần tăng nhưng tốc độ tăng chậm, chỉ tăng khoảng 1% so với năm 2021 Trong đó, thu nhập lãi thuần đạt mức 8.322 tỷ đồng, tăng 33,87% so với cùng kỳ và vẫn là nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập thuần Đặc biệt trong năm 2022, hoạt động kinh doanh ngoại hối ghi nhận mức tăng trưởng mạnh, khi đạt mức lãi 1.000 tỷ đồng, tăng gấp 2,6 lần so với năm 2021 Bên cạnh đó hoạt động dịch vụ có xu hướng giảm 61,28%, chỉ còn 1.112 tỷ đồng

Tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của MSB năm 2023 đạt 12.259 tỷ đồng, tăng 14,64% so với năm 2022 với thu nhập lãi thuần và thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ đều tăng trưởng khá mạnh Cụ thể, thu nhập lãi thuần đạt 9.188 tỷ đồng đồng, tăng 10,42% so với cùng kỳ năm trước Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ tăng mạnh 43,56% so với năm 2022 , đạt 1.597 tỷ đồng Lãi thuần mảng kinh doanh ngoại hối cũng tăng nhẹ 7,18% so với năm trước, đạt 1.072 tỷ đồng

Nhìn chung, trong giai đoạn 2021-2023, MSB vẫn giữ được mức tăng trưởng khá ấn tượng từ những hoạt động kinh doanh dịch vụ cốt lõi của ngân hàng b Chi phí hoạt động

Bảng 2.5: Tính hiệu quả chi phí hoạt động của MSB qua các năm (ĐV: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

Hiệu quả chi phí hoạt động 1,03 1,04 0,97

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của ngân hàng MSB

Trong năm 2022, hiêu quả chi phí hoạt động tăng nhẹ do ảnh hưởng của 2 yếu tố: LNST của MSB năm 2022 tăng 14,41% so với năm 2021, trong khi đó chi phí hoạt động cũng tăng 12,62% so với cùng kỳ Tốc độ tăng của LNST nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí hoạt động nên hiệu quả chi phí hoạt động tăng Như vậy MSB đang quản lý tốt chi phí hoạt động trong năm 2022

Bảng 2.6: Tính chi phí hoạt động của MSB qua các năm (ĐV: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí 64 82 88

Chi phí cho nhân viên 2.398 2.648 2.838

Chi cho hoạt động quản lý công vụ 877 1.055 1.151 Chi nộp phí bảo hiểm, bảo toàn tiền gửi của khách hàng

Hoàn nhập/Trích lập chi phí dự phòng (0,36) 2 (0,070)

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của ngân hàng MSB

Chi phí hoạt động của MSB tăng cao trong năm 2022, chủ yếu do sự tăng lên của chi phí nhân viên và chi cho hoạt động quản lý công cụ, cụ thể:

Năm 2022, MSB tập trung triển khai các dự án trọng điểm nên ngân hàng đã đẩy mạnh nguồn nhân lực, gia tăng số lượng cán bộ công nhân viên làm chi phí cho nhân viên tăng từ 2.398 tỷ đồng trong năm 2021 lên 2.648 tỷ đồng trong năm 2022 Nhằm hỗ trợ cuộc sống cho người lao động sau đại dịch Covid -19 đồng thời đưa ra các chế độ đãi ngộ, chính sách lương thưởng hấp dẫn để thúc đẩy năng suất làm việc của cán bộ công nhân viên, MSB đã tăng tăng thu nhập bình quân tháng cho mỗi nhân sự, tăng từ mức 27,2 triệu đồng/người/tháng ở năm 2021 lên mức 34 triệu đồng/người/tháng trong năm

Ngoài ra, năm 2022 đại dịch Covid – 19 đã được kiểm soát, nền kinh tế bắt đầu phục hồi, hoạt động của ngân hàng cũng trở lại bình, MSB gia tăng các khoản công tác phí, hội họp nhằm thức đẩu hoạt động kinh doanh, hợp tác, từ đó làm chi phi cho hoạt động quản lý công vụ của MSB cũng tăng khoảng 20% so với năm 2021

Sang năm 2023, hiệu quả chi phí hoạt động giảm 0,07 do LNST của MSB tăng nhưng không đáng kể (tăng 0,6% so với năm 2022), trong khi đó chi phí hoạt động tăng 8,68% so với cùng kỳ Có thể thấy sự kém hiệu quả trong công tác quản trị chi phí ngân hàng Cụ thể, các khoản chi phí như: chi cho nhân viên, chi về tài sản, chi cho hoạt động quản lý công vụ, chi nộp phí bảo hiểm, bảo toàn tiền gửi của khách hàng trong năm 2023 còn khá lớn và đều tăng so với năm 2022 nhưng không mang lại hiệu quả

❖ Lợi nhuận trước thuế trên mỗi CBNV

Bảng 2.7: Tính LN bình quân trên mỗi nhân viên của MSB (Triệu đồng/người/tháng)

Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

Lợi nhuận bình quân trên mỗi nhân viên 78,73 79,18 72,18

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của ngân hàng MSB

Thực trạng thực hiện giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

kinh doanh của ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

2.3.1 Các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của MSB a Chuyển đổi số

Bắt đầu từ năm 2010, MSB đã lựa chọn McKinsey (là một công ty tư vấn quản trị toàn cầu, chuyên nghiên cứu chiến lược cho các tập đoàn, chính phủ và các tổ chức đa quốc gia) làm đơn vị tái cấu trúc cho ngân hàng MSB đã cùng với McKinsey khởi động dự án lớn là chuyển đổi số cho ngân hàng truyền thống

Vào năm 2022, MSB đã trở thành một trong những ngân hàng tiên phong ra mắt thị trường các giải pháp "thuần số" như vay tín chấp - thế chấp cá nhân và doanh nghiệp, mở thẻ tín dụng và mua bảo hiểm phi nhân thọ với quy trình hoàn toàn trực tuyến và tự động hóa cao Thời gian từ đăng ký sử dụng sản phẩm đến giải ngân hoặc phát hành chỉ mất vài giờ hoặc vài phút, thay vì vài ngày như trước đây

Việc số hóa quy trình thẩm định, phê duyệt và giải ngân trực tuyến đã gia tăng năng lực cạnh tranh của MSB trong lĩnh vực tín dụng và góp phần đáng kể vào mức tăng trưởng tín dụng tổng thể của ngân hàng, đạt 16,35% trong năm 2022 Cải thiện trải nghiệm khách hàng cũng giúp MSB giữ vị trí trong top 5 ngân hàng với tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) trên tổng tiền, với tỷ lệ trung bình đạt 36% vào năm 2022

Với mục tiêu trở thành ngân hàng có dịch vụ tốt nhất dựa trên nền tảng số hóa hiện đại, đến năm 2023, MSB đã triển khai từng bước chương trình STP (straight- through processing) - tự động hóa toàn bộ quy trình từ đầu đến cuối, cho phép khách hàng tự xử lý các giao dịch trực tuyến hoàn toàn và dễ dàng tiếp cận sản phẩm ngân hàng và sử dụng linh hoạt các dịch vụ khác mà không cần sự hỗ trợ từ nhân viên b Phân khúc khách hàng mục tiêu

Từ năm 2011, dưới sự tư vấn của McKinsey, MSB đã thực hiện phân khúc khách hàng mục tiêu để có thể thấu hiểu sâu sắc nhu cầu của khách hàng từ đó mang đến những sản phẩm và giải pháp phù hợp với khách hàng Tiêu biểu, đối với mảng bán lẻ, MSB

51 tập trung vào: Khách hàng có thu nhập từ lương (Salary based) và chủ doanh nghiệp (bussiness owner), cụ thể:

Khách hàng có thể thực hiện tất cả các giao dịch trực tuyến từ việc mở tài khoản cho đến đăng ký, phát hành và quản lý các sản phẩm tài chính như thẻ thanh toán, thẻ tín dụng và khoản vay Sử dụng ứng dụng MSB mBank, khách hàng chỉ cần một phút để mở gói tài khoản thanh toán thông qua việc xác thực danh tính điện tử, và sẽ nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn như miễn phí chuyển khoản không giới hạn, miễn phí rút tiền tại quầy và hoàn tiền lên đến 3,6 triệu đồng mỗi năm Trên nền tảng mobile banking, khách hàng có điều kiện có thể đăng ký mở thẻ tín dụng và vay thấu chi trực tuyến với hạn mức được phê duyệt trước, mà không cần cung cấp các hồ sơ chứng minh thu nhập, và có thể thực hiện giải ngân trực tuyến

Tương tự, khách hàng doanh nghiệp có thể dễ dàng đăng ký tài khoản M-smart và được hưởng các lợi ích như miễn 100% phí chuyển tiền trực tuyến cùng với nhiều loại phí khác, nhận hoàn tiền lên đến 2 triệu đồng mỗi tháng, 0,5% lãi suất số dư tài khoản thanh toán và ưu đãi lên đến 150 điểm so với tỷ giá niêm yết khi mua bán ngoại tệ trực tuyến Ngoài ra, khách hàng còn có cơ hội nhận được hạn mức tín dụng toàn diện lên đến 200 tỷ đồng với các hình thức vay tín chấp, thế chấp, thẻ tín dụng doanh nghiệp và tín dụng thư LC

Tùy theo loại hình và quy mô, MSB đưa ra những gói vay cùng chính sách phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp Việc giải ngân cũng được thực hiện trực tuyến giúp doanh nghiệp giản lược thủ tục giấy tờ và tiếp cận gói tín dụng nhanh chóng, dễ dàng hơn c Mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch

Hiện tại MSB đang có 1 hội sở chính đặt tại số 54A Nguyển Chí Thanh, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Thành phố HN, 62 chi nhánh và 201 phòng giao dịch và

269 cây ATM tại 51 tỉnh, thành phố trên cả nước Trong những năm tới MSB vẫn có xu hướng mở rộng quy mô và địa bàn hoạt động để có thể tiếp cận và phục vụ khách hàng trên mọi miền Tổ Quốc

52 d Gia tăng nguồn nhân lực

Hình 2.7: Tổng số cán bộ, công nhân viên bình quân của MSB qua các năm (ĐV: người)

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của ngân hàng MSB

Năm 2022, MSB mở rộng nhanh quy mô nhân sự, đạt mức 6.091 người tăng 13,09% so với năm 2021 Sang năm 2023 số lượng nhân sự tiếp tục tăng cao, đạt mốc 6.731 người tức tăng 10,52% so với năm 2022

2.3.2 Đánh giá thực trạng thực hiện giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của MSB 2.3.2.1 Thành công

Thứ nhất, trong năm 2023, chuyển đổi số đã mang lại cho MSB sự tăng trưởng đột phá số lượng khách hàng của MSB trong năm 2023

Số lượng cán bộ công nhân viên của MSB qua các năm

Thứ hai, việc phân khúc khách hàng mục tiêu kết hợp với kênh số của MSB trong năm 2023 đã giúp tăng số lượng khách hàng mới thêm 1,3 triệu người, nâng tổng số lượng khách hàng của MSB lên 5,2 triệu; từ đó giúp tăng số lượng giao dịch trên kênh số đạt 110 triệu giao dịch - tăng 38% so với cùng kỳ 2022, tổng giá trị giao dịch đạt 1,5 triệu tỉ đồng

Thứ ba, mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch giúp MSB tiếp cận được lượng lớn khách hàng trên cả nước, làm tăng thị phần thể hiện qua việc gia tăng nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay, nâng cao năng lực cạnh tranh và củng cố vị thế trong hệ thống ngân hàng Đồng thời sự hiện diện rộng rãi của MSB qua mạng lưới chi nhánh tạo sự thuận tiện và linh hoạt cho khách hàng khi giao dịch với ngân hàng từ đó sẽ củng cố hình ảnh, uy tín và niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng

2.3.2.2 Hạn chế và nguyên nhân a Hạn chế

Thứ nhất, để kích cầu cho vay, MSB có xu hướng tung ra các gói tín dụng ưu đãi và giảm lãi suất cho vay, đồng thời đẩy mạnh chuyển đổi số để giảm bớt thời gian cho khách hàng Tuy nhiên về mặt thủ tục hồ sơ, các doanh nghiệp vẫn cho rằng MSB có thủ tục rườm rà, khắt khe, chặt chẽ hơn so với các ngân hàng trong cùng phân khúc

Thứ hai, mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch trên cả nước giúp MSB tiếp cận được lượng lớn khách hàng tuy nhiên điều này cũng làm gia tăng chi phí quản lý cho MSB từ đó làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng

Bối cảnh kinh tế thị trường và định hướng phát triển của ngân hàng MSB trong năm 2024

trong năm 2024 a Bối cảnh kinh tế thị trường trong năm 2024

Năm 2023 với nền kinh tế thế giới là một năm thực sự khó khăn và sóng gió khi phải đối mặt với hàng loại thách thức đến từ nhiều khía cạnh khác nhau Về chính trị, cuộc chiến giữa Nga – Ukraine leo thang, xung đột Israel – Hamas tiếp tục căng thẳng, cuộc khủng hoảng toàn diện tại Dải Gaza liên quan tới xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas của Palestine nổi lên vào những cuối tháng cuối năm 2023 đã để lại những hệ lụy đáng lo ngại cho nền kinh tế thế giới Nguồn nhập khẩu dầu khí từ Nga bị đứt gãy đã làm ảnh hưởng lớn các nước có nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu năng lượng, đẩy giá năng lượng lên cao trong khi nguồn cung giảm khiến lạm phát lõi tăng lên ở nhiều nước Đại dịch Covid-19 đã được kiểm soát tuy nhiên tàn dư vẫn tồn tại, GDP sụt giảm (đạt khoảng 2,9% so với mức tăng 3,3 – 3,5% của năm 2022), lạm phát toàn cầu giảm còn 6,8% Chính sách tiền tệ thắt chặt làm cho chi phí huy động vốn cao hơn, rủi ro tín dụng gia tăng đã gây áp lực lên một số ngân hàng

Năm 2024, tình hình kinh tế thế giới dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường do một số nguyên nhân sau: Thứ nhất, một số nền kinh tế chủ chốt (Trung Quốc, Nhật bản, Hàn Quốc…) xuất hiện vấn đề già hóa dân số khiến lực lượng lao động giảm dần, từ đó làm giảm tốc độ tăng trường của nền kinh tế Thứ hai, các ngân hàng trung ương lớn trên toàn cầu nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng lãi suất Thứ ba, biến động địa chính chị từ các cuộc chiến tranh của một số nước sẽ khiến tăng trưởng thương mại toàn cầu sẽ không thể trở lại mức bình thường trong năm 2024

Năm 2023, những biến động kinh tế toàn cầu đã có ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế tại Việt Nam tuy nhiên với những chính sách và biện pháp kịp thời của Đảng, Nhà nước đã giúp Việt Nam đạt được một số thành quả nhất định

Tính chung cả năm 2023, GDP tăng 5,05% so với năm trước, CPI tăng 3,25% so với năm 2022 thấp hơn đáng kể so với mục tiêu Quốc hội đề ra là 4% giúp Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm các nước kiểm soát tốt lạm phát

Các chính sách tài khóa, tiền tệ được thực hiện nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân: Thuế VAT giảm từ 10% xuống 8%, thuế môi trường trong xăng dầu giảm 50%, tiền thuê đất giảm 30%, giảm 37 loại thuế, phí, lệ phí

Dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đang phục hồi mạnh mẽ Năm

2023, vốn FDI được giải ngân tăng 3,5% so với cùng kì năm 2022, đạt khoảng 23,2 tỉ USD, trong khi vốn FDI cam kết tăng 32% so với cùng kì đạt khoảng 37 tỉ USD Dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam có thể tăng cao hơn, qua đó, đóng góp chung vào tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024

Năm 2024 sẽ là một năm mà Việt Nam có triển vọng phục hồi và tăng trưởng kinh tế đầy hứa hẹn Theo TS Nguyễn Minh Phong – chuyên gia kinh tế, trong buổi trao đổi với Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng động lực giúp nên kinh tế Việt Nam tăng trưởng trong năm 2024 bao gồm: kết quả tăng trưởng tích tụ lại, cộng với sự phát triển thể chế, cùng với đó các nguồn vốn kể cả FDI, đầu tư công, khu vực doanh nghiệp, cũng như các nguồn vốn từ ngân hàng sẽ có một sự dồn dập hơn, cộng hưởng vào nhau, tạo ra lực đẩy rất mạnh cho kinh tế của năm 2024 b Định hướng phát triển của MSB trong năm 2024

Trong năm 2024, MSB tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, định hướng trở thành ngân hàng số tốt nhất tại Việt Nam để góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho khách hàng cá nhân và sự phát triển cho khách hàng doanh nghiệp khi trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ tài chính thuận ích nhất Tiếp đó, MSB tập trung mở rộng quan hệ đối tác cả

58 trong nước và quốc tế để tăng cường huy động nguồn vốn trung/dài hạn, mở rộng thị phần và đưa các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến lượng lớn khách hàng

Ngoài ra, MSB nâng cao đầu tư cho nguồn nhân lực về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp với khách hàng, tạo ra cơ hội phát triển sự nghiệp cho các bộ công nhân viên, mở rộng thêm các hoạt động hỗ trợ, chăm lo cho đời sống của nhân viên từ đó nâng cao hiệu suất lao động góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

Năm 2024, MSB vẫn sẽ tập trung vào phân khúc khách hàng mục tiêu nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ phù hợp và tư vấn chi tiết giúp khách hàng đạt được mong muốn, tạo sự tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng

Về tài chính, mục tiêu chiến lược của MSB đến năm 2027 cụ thể như sau:

• Với động lực chính để tăng trưởng tập trung vào kênh số thì mục tiêu đến năm

2027 của MSB là thu hút khách hàng mới qua kênh số với tỷ trọng 60% khách hàng cá nhân và 40% khách hàng doanh nghiệp

• Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân đạt khoảng 25%, tỷ lệ CIR(chi phí hoạt động/thu nhập) chiếm 30% Từ đó mục tiêu lợi nhuận đạt 1 tỷ USD

• Tỷ lệ CASA trên tổng huy động đạt 40%

Hoàn thiện giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của MSB 58 1 Giải pháp tăng doanh thu

3.2.1 Giải pháp tăng doanh thu

Thứ nhất, triển khai các chính sách thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ Đa dang các loại hình và các kênh huy động, cho vay thông qua việc marketing, truyền thông quảng bá để tiếp cận, thu hút nhiều đối tượng khách hàng khác nhau Nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng, tạo mối quan hệ bền vững, phân công cán bộ chăm sóc theo từng phân khúc khách hàng dể nắm bắt, sát sao, mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng Áp dụng những chương trình ưu đãi, chi ân, tặng quà hoặc chúc mừng khách hàng vào các dịp lễ, tết, ngày sinh nhật Từ đó khách hàng sẽ có được thiện cảm, cảm nhận được sự nhiệt tình, chu đáo, tâm lý của ngân hàng

Thứ hai, có chính sách lãi suất linh hoạt, hợp lý Ở mỗi thời kỳ khác nhau sẽ có mức lãi suất khác nhau và theo mỗi kỳ hạn huy động, cho vay cũng sẽ có mức lãi suất khác nhau tuy nhiên để cạnh tranh, ngân hàng phải đưa ra được mức lãi suất hấp dẫn hơn so với các ngân hàng khác và đảm bảo được mối quan hệ hợp lý giữa lãi suất và chỉ số lạm phát

Việc chạy đua lãi suất của các ngân hàng bằng cách tăng lãi suất huy động và giảm lãi suất có thể giúp ngân hàng tăng số lượng khách hàng, tăng doanh số tuy nhiên cũng mang lại nhiều rủi ro, về tương lại công cụ lãi suất sẽ không còn hiệu quả:

* Hoạt động huy động vốn:

Rủi ro lãi suất: Khi ngân hàng tăng lãi suất để thu hút huy động vốn, chi phí vốn của ngân hàng tăng lên Từ đó có thể làm tăng chi phí hoạt động và ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng Nếu ngân hàng không thể tăng lãi suất cho khách hàng vay tương ứng, điều này có thể dẫn đến sự mất cân đối tài chính và giảm lợi nhuận toàn bộ

Rủi ro tài chính: Chạy đua lãi suất có thể làm gia tăng khối lượng tiền gửi trong ngân hàng một cách không kiểm soát, nếu ngân hàng không quản lý tài chính một cách cẩn thận, nó có thể dẫn đến rủi ro tài chính, gây khó khăn trong việc quản lý dòng tiền và cung cấp các dịch vụ tài chính

Rủi ro thị trường: Cạnh tranh lãi suất có thể dẫn đến sự không ổn định trên thị trường tài chính, sự dao động mạnh mẽ của lãi suất có thể ảnh hưởng đến giá trị các công cụ tài chính, gây ra rủi ro thị trường và làm suy yếu sự ổn định của hệ thống tài chính

Rủi ro tín dụng: Giảm lãi suất có thể dẫn đến tăng cường hoạt động cho vay và mở rộng danh mục nợ của ngân hàng tuy nhiên cũng sẽ làm tăng rủi ro tín dụng Ngân hàng có thể thu hút khách hàng có khả năng tín dụng thấp hơn hoặc tăng cường cho vay cho các dự án/rủi ro không được đánh giá cẩn thận, làm tăng khả năng tín dụng không trả nợ đúng hạn và gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định tài chính của ngân hàng

Rủi ro lãi suất: Khi lãi suất giảm, ngân hàng có thể gặp khó khăn trong việc tạo ra lợi nhuận đủ để bù đắp chi phí vốn Điều này có thể làm giảm lợi nhuận của ngân hàng và ảnh hưởng đến khả năng tài chính và khả năng sinh lời của ngân hàng

Rủi ro hệ thống: Khi nhiều ngân hàng cùng giảm lãi suất, có thể tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trong thị trường cho vay, dẫn đến tăng rủi ro hệ thống trong trường hợp nợ xấu tăng lên và sự không ổn định trong hệ thống tài chính

Rủi ro hoạt động: Giảm lãi suất để tăng hoạt động cho vay có thể yêu cầu ngân hàng tăng cường quản lý rủi ro và hoạt động tín dụng, đòi hỏi ngân hàng có khả năng đánh giá tín dụng, quản lý rủi ro và theo dõi sát sao các khoản vay để đảm bảo rằng rủi ro được kiểm soát một cách hiệu quả

Thứ ba, xây dựng chỉ tiêu kinh doanh cho từng đơn vị phòng ban và giao chỉ tiêu huy động vốn và cho vay đến từng cán bộ, công nhân viên để tăng tinh thần trách nhiệm, thúc đẩy sự sáng tạo, cải tiến, và nâng cao hiệu suất làm việc Bên cạnh đó, đưa ra những chương trình thi đua có thưởng, hoa hồng hấp dẫn với từng cá nhân và tập thể có kết quả về huy động vốn, cho vay xuất sắc Việc đưa ra các chương trình như vậy có thể tăng cường tinh thần cạnh tranh lành mạnh, công bằng giữa các cá nhân và tập thể trong ngân hàng, tạo ra động lực cho nhân viên làm việc khi mọi nỗ lực của họ sẽ được công nhận và đền đáp từ đó nâng cao năng suất lao động trong hoạt động huy động vốn và cho vay

Thứ tư, đẩy mạnh chính sách marketing giúp ngân hàng tăng khả năng tiếp cận thị trường và mở rộng đối tượng khách hàng Qua việc sử dụng các kênh tiếp thị hiệu quả như quảng cáo truyền thông, marketing trực tuyến và kết nối xã hội, ngân hàng có thể tiếp cận được đến một lượng lớn khách hàng tiềm năng Bên cạnh đó, chính sách marketing giúp ngân hàng nắm bắt nhu cầu của khách hàng và tạo ra các sản phẩm và dịch vụ hấp dẫn Bằng cách nghiên cứu và hiểu thị trường, ngân hàng có thể đưa ra những gói sản phẩm và dịch vụ phù hợp, đáp ứng nhu cầu tài chính của khách hàng Việc có những sản phẩm và dịch vụ hấp dẫn sẽ thu hút khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại, từ đó tăng cơ hội huy động vốn và cho vay

Thứ năm, ngân hàng có thể tăng doanh thu bằng cách cung cấp các dịch vụ khác ngoài hai hoạt động chính là huy động vốn và cho vay Cụ thể, tăng cường phát triển khách hàng mới để mở rộng mảng thanh toán quốc tế nhằm tăng thu dịch vụ Tiếp tục phát huy hơn nữa ưu thế các sản phẩm dịch vụ có thế mạnh như chuyển tiền, bảo lãnh nội địa Ưu tiên xét duyệt tín dụng cho khách hàng có sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng như: Tiền gửi thanh toán, tiết kiệm gửi góp, thẻ ATM, bảo hiểm

3.2.2 Giải pháp tiết kiệm chi phí Để tăng lợi nhuận nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì tiết kiệm chi phí một cách hợp lý là điều quan trọng

Thứ nhất, chi phí của ngân hàng chủ yếu là chi lãi tiền gửi và lãi vay Ngân hàng có thể giảm những khoản chỉ này bằng cách tích cực huy động nguồn tiền nhàn rỗi tại chỗ, nhất là nguồn tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức Đồng thời giảm vay vốn của các ngân hàng cấp trên từ đó giảm tỷ lệ lãi suất đầu vào, dẫn đến giảm chi phí sử dụng Tăng cường huy động các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân sử dụng vốn thanh toán qua tài khoản nhằm tận dụng tiền nhàn rỗi, tăng tỷ lệ CASA từ đó giảm chi phí sử dụng vốn cho ngân hàng

Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, bởi một số nguyên do sau:

Ngày đăng: 07/11/2024, 14:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Cơ cấu tổng tài sản của MSB giai đoạn 2021-2023 (ĐV: Tỷ đồng) - Giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả hoạt Động kinh doanh của ngân hàng tmcp hàng hải việt nam (msb)
Hình 2.1 Cơ cấu tổng tài sản của MSB giai đoạn 2021-2023 (ĐV: Tỷ đồng) (Trang 37)
Hình 2.2: Tài sản sinh lời của MSB qua các năm (ĐV: Triệu đồng) - Giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả hoạt Động kinh doanh của ngân hàng tmcp hàng hải việt nam (msb)
Hình 2.2 Tài sản sinh lời của MSB qua các năm (ĐV: Triệu đồng) (Trang 38)
Bảng 2.2: Tình hình biến động nguồn vốn của MSB qua các năm (ĐV: Tỷ đồng) - Giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả hoạt Động kinh doanh của ngân hàng tmcp hàng hải việt nam (msb)
Bảng 2.2 Tình hình biến động nguồn vốn của MSB qua các năm (ĐV: Tỷ đồng) (Trang 39)
Bảng 2.3: Cơ cấu tiền gửi của khách hàng tại MSB qua các năm (ĐV: Tỷ đồng) - Giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả hoạt Động kinh doanh của ngân hàng tmcp hàng hải việt nam (msb)
Bảng 2.3 Cơ cấu tiền gửi của khách hàng tại MSB qua các năm (ĐV: Tỷ đồng) (Trang 40)
Bảng 2.4: Bảng tính tổng thu nhập từ HĐKD của MSB qua các năm  ( ĐV: tỷ đồng) - Giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả hoạt Động kinh doanh của ngân hàng tmcp hàng hải việt nam (msb)
Bảng 2.4 Bảng tính tổng thu nhập từ HĐKD của MSB qua các năm ( ĐV: tỷ đồng) (Trang 42)
Bảng 2.6: Tính chi phí hoạt động của MSB qua các năm (ĐV: tỷ đồng) - Giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả hoạt Động kinh doanh của ngân hàng tmcp hàng hải việt nam (msb)
Bảng 2.6 Tính chi phí hoạt động của MSB qua các năm (ĐV: tỷ đồng) (Trang 44)
Bảng 2.5: Tính hiệu quả chi phí hoạt động của MSB qua các năm (ĐV: Tỷ đồng) - Giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả hoạt Động kinh doanh của ngân hàng tmcp hàng hải việt nam (msb)
Bảng 2.5 Tính hiệu quả chi phí hoạt động của MSB qua các năm (ĐV: Tỷ đồng) (Trang 44)
Hình 2.4: Chi phí dự phòng của MSB giai đoạn 2021-2023 (ĐV: Tỷ đồng) - Giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả hoạt Động kinh doanh của ngân hàng tmcp hàng hải việt nam (msb)
Hình 2.4 Chi phí dự phòng của MSB giai đoạn 2021-2023 (ĐV: Tỷ đồng) (Trang 47)
Bảng 2.10: Lợi nhuận trước thuế của MSB trong giai đoạn 2021-2023 (ĐV: tỷ đồng) - Giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả hoạt Động kinh doanh của ngân hàng tmcp hàng hải việt nam (msb)
Bảng 2.10 Lợi nhuận trước thuế của MSB trong giai đoạn 2021-2023 (ĐV: tỷ đồng) (Trang 48)
Bảng 2.13: Tính chỉ số ROE của MSB qua các năm (ĐV: %) - Giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả hoạt Động kinh doanh của ngân hàng tmcp hàng hải việt nam (msb)
Bảng 2.13 Tính chỉ số ROE của MSB qua các năm (ĐV: %) (Trang 50)
Bảng 2.14: Tính hệ số nhân vốn của MSB qua các năm - Giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả hoạt Động kinh doanh của ngân hàng tmcp hàng hải việt nam (msb)
Bảng 2.14 Tính hệ số nhân vốn của MSB qua các năm (Trang 51)
Bảng 2.16: Bảng tính tổng thu nhập ngoài lãi của MSB qua các năm (ĐV: Tỷ đồng) - Giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả hoạt Động kinh doanh của ngân hàng tmcp hàng hải việt nam (msb)
Bảng 2.16 Bảng tính tổng thu nhập ngoài lãi của MSB qua các năm (ĐV: Tỷ đồng) (Trang 53)
Hình 2.5: Tỷ lệ an toàn vốn của MSB qua các năm (ĐV: %) - Giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả hoạt Động kinh doanh của ngân hàng tmcp hàng hải việt nam (msb)
Hình 2.5 Tỷ lệ an toàn vốn của MSB qua các năm (ĐV: %) (Trang 55)
Hình 2.6: Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản của MSB qua các năm (ĐV: %) - Giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả hoạt Động kinh doanh của ngân hàng tmcp hàng hải việt nam (msb)
Hình 2.6 Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản của MSB qua các năm (ĐV: %) (Trang 56)
Hình 2.7: Tổng số cán bộ, công nhân viên bình quân của MSB qua các năm (ĐV: người) - Giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả hoạt Động kinh doanh của ngân hàng tmcp hàng hải việt nam (msb)
Hình 2.7 Tổng số cán bộ, công nhân viên bình quân của MSB qua các năm (ĐV: người) (Trang 61)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w