1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập lớn học phần quản trị sản xuất và tác nghiệp Đề tài Điều Độ sản xuất trong tổng công ty habeco

24 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Điều độ sản xuất trong tổng công ty habeco
Tác giả Dương Quỳnh Phương - 24A4030085, Nguyễn, N, H, B, C
Người hướng dẫn Ths. Phạm Đình Dũng
Trường học Học viện Ngân hàng
Chuyên ngành Quản trị sản xuất và tác nghiệp
Thể loại bài tập lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

1.3 Khái niệm lập lịch trình sản xuất: Lập lịch trình sản xuất là toàn bộ các hoạt động điều phối, phân giao công việc cho từng bộ phận, cá nhân theo thứ tự công việc ưu tiên nhằm đảm b

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TẬP LỚN Học phần: Quản trị Sản xuất và Tác nghiệp

ĐỀ TÀI:

ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT TRONG TỔNG CÔNG TY HABECO

Giảng viên hướng dẫn : Ths Phạm Đình Dũng

Mã lớp học phần :

Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 7

1 Dương Quỳnh Phương - 24A4030085

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

Mở đầu

Trong sản xuất hiện đại, việc lập lịch và điều độ sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và tối ưu hóa quy trình Các phương pháp như sơ đồ hóa dòng chảy, phương pháp Johnson và bài toán Hungary được nhiều doanh nghiệp áp dụng để giảm lãng phí và quản lý nguồn lực hiệu quả Bài tiểu luận này sẽ phân tích các phương pháp này và đề xuất cách áp dụng chúng trong sản xuất, lấy ví dụ từ một doanh nghiệp lớn trong ngành công nghiệp

I Cơ sở lý thuyết

1.1 Sơ đồ hóa dòng chảy (VSM – Value Stream Map)

Khái niệm: VSM sơ đồ hóa dòng luân chuyển của thông tin và nguyên vật liệu, bán

thành phẩm theo trình tự và thời gian từ nhà cung cấp đến khách hàng

Tác dụng:

● Cung cấp bức tranh tổng thể toàn bộ hoạt động

● Nhận diện những hoạt động tạo giá trị (VA), những nút thắt trong sản xuất

● Nhận diện lãng phí

● Lập lịch trình sản xuất

● Công cụ cho cải tiến

1.2 Khái niệm lịch trình sản xuất:Là bản kế hoạch chi tiết về công tác triển khai sản xuất hàng hóa trong một khoảng thời gian nhất định dựa trên đơn đặt hàng và khả năng của doanh nghiệp

1.3 Khái niệm lập lịch trình sản xuất: Lập lịch trình sản xuất là toàn bộ các hoạt động

điều phối, phân giao công việc cho từng bộ phận, cá nhân theo thứ tự công việc ưu tiên nhằm đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ dựa trên khả năng hiện có của nhà máy

Các hoạt động trong quá trình lập lịch trình sản xuất bao gồm:

o Xác định lịch bố trí

o Dự kiến nguồn lực

o Phân giao công việc và thời gian hoàn thành

o Sắp xếp thứ tự công việc

o Kiểm tra, giám sát việc thực hiện

o Điều chỉnh kế hoạch và yêu cầu sản xuất

1.4 Mục đích và vai trò của lập lịch trình sản xuất

Trang 4

Mục đích:

● Thiết lập khung thời gian thực hiện công việc của nhà máy

● Tối thiểu hóa thời gian sản xuất một đơn hàng

● Tối thiểu hóa lượng sản xuất dở dang

● Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực

Vai trò của điều độ sản xuất: Điều độ sản xuất giúp giảm thời gian ngừng hoạt động,

thời gian chờ đợi vô ích từ đó thì chi phí dự trữ, chi phí sản xuất và thời gian sản xuất cũng sẽ giảm Ngoài ra điều độ sản xuất cũng đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu sản xuất, nhu cầu của khách hàng

II Liên hệ đến tổng công ty Habeco

2.1 Khái quát doanh nghiệp:

HABECO là tên viết tắt của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội,

có trụ sở tại 183 Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội HABECO là doanhnghiệp hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực Bia Hiện tại, Nhà nước đang sở hữu 81,79% cổ phần Tập đoàn Carlsberg Breweries A/S đang sở hữu 17,23% cổ phần

2.2 Lịch trình sản xuất của Habeco:

Vì phương thức sản xuất của Habeco là phương thức sản xuất theo lịch trình,nghĩa là tổng công ty có kế hoạch chi tiết về số lượng và thời gian sản xuất cụ thể của từng sản phẩm trong một chu kỳ sản xuất vậy nên:

Trước sản xuất:

 Cần dựa trên dữ liệu từ Lưu trữ kho và cung ứng để biết số lượng hiện tại, số lượng dự báo,mức tồn tối thiểu, mức tồn tối đa, để đưa ra lịch bố trí và dự kiến nguồn lực

 Xác định yêu cầu của khách hàng, nhà cung ứng

 Xác định thành phần tham gia, phân giao công việc và trách nhiệm cụ thể

 Sắp xếp thứ tự công việc

Trong sản xuất: Kiểm tra, giám sát việc sản xuất và các công đoạn quan trọng ở từng khu vực đồng thời đánh giá sản phẩm với mẫu đạt chuẩn trước khi đưa ra thị trường

Sau sản xuất: Sản phẩm sau khi hoàn thành sẽ được đóng kiện, bốc xếp lên các phương

tiện vận chuyển để chuyển đến các cơ sở phân phối sản phẩm và đưa đến tay khách hàng

III Các phương pháp phân công công việc và bài tập ví dụ

Bốn phương pháp phân công công việc mà Habeco có thể áp dụng là:

 Sử dụng nguyên tắc ưu tiên cho 1 khu vực

 Phương pháp Johnson cho 2 khu vực liền kề

Trang 5

 Phương pháp Johnson mở rộng cho 3 khu vực làm việc

 Bài toán Hungary cho nhiều người và nhiều máy

3.1 Sử dụng nguyên tắc ưu tiên cho 1 khu vực

Trong thực tế ở một nơi làm việc hoặc một máy móc thiết bị hoặc một tổ sản xuất có thể được giao thực hiện nhiều công việc khác nhau Việc sắp xếp công việc nào trước, công việc nào sau có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hoàn thành đúng hạn và tận dụng các nguồn lực của doanh nghiệp Vì vậy, tìm ra một phương án bố trí tốt nhất là rất cần thiết Tuy nhiên, có rất nhiều phương án sắp xếp khác nhau Nếu có n công việc thì số phương

án sắp xếp là n!; n càng lớn thì số phương án càng nhiều, do đó rất khó có khả năng xác định tất cả mọi phương án sắp xếp thứ tự công việc

Ngoài ra, mỗi phương án lại có những chỉ tiêu trội khác nhau và không có một phương ánnào mà tất cả các chỉ tiêu đều tốt hơn các phương án khác Để tiết kiệm thời gian trong quá trình ra quyết định người ta đưa ra các nguyên tắc ưu tiên Những nguyên tắc ưu tiên này cho những kết quả khả quan và được thực tế chấp nhận, sử dụng khá phổ biến Trongtrường hợp cụ thể, doanh nghiệp sẽ quyết định lựa chọn áp dụng một nguyên tắc ưu tiên thích hợp Thông thường, doanh nghiệp tiến hành sắp xếp theo các nguyên tắc ưu tiên và

so sánh giữa các phương án đó để lưạ chọn phương án hợp lý, có nhiều chỉ tiêu trội hơn.Một số nguyên tắc ưu tiên thường dùng gồm:

- Đến trước làm trước (FCFS – First Come First Served): Theo nguyên tắc này những

đơn hàng, những công việc hoặc khách hàng nào đến trước sẽ được ưu tiên thực hiện hoặc phục vụ trước và ngược lại Ưu điểm của nguyên tắc này là dễ theo dõi, sắp xếp và làm vừa lòng khách hàng Nhưng ngược lại nếu đơn hàng hoặc khối lượng công việc lớn thì những đơn hàng sau sẽ phải chờ lâu

- Bố trí theo thời hạn hoàn thành sớm nhất (EDD – Earliest Due Date): Theo nguyên

tắc này, đơn hàng nào có thời gian yêu cầu hoàn thành sớm nhất trước thì được ưu tiên làm trước Ưu điểm của nguyên tắc này là nguy cơ chậm và tổn thất ít nhưng ngược lại cóthể khách hàng bỏ đi vì chờ đợi lâu

- Công việc có thời gian thực hiện ngắn nhất làm trước (SPT – Shortest Processing Time): Theo nguyên tắc này, công việc nào dự kiến làm nhanh nhất thì ưu tiên thực hiện

trước, công việc nào lâu hơn sẽ thực hiện sau Ưu điểm của nguyên tắc này là làm giảm dòng thời gian và số công việc nằm trong hệ thống nhưng nhược điểm là những công việcdài thường bị đẩy hết về phía sau để ưu tiên cho các công việc làm ngắn hơn có thể sẽ làm khách hàng không hài lòng và phải thường xuyên điều chỉnh các công việc dài hạn theo từng chu kỳ

Trang 6

- Công việc có thời gian thực hiện dài nhất làm trước (LPT – Longest Processing Time): Theo nguyên tắc này người ta ưu tiên chọn công việc có thời gian gia công dài

nhất để thực hiện trước và ngược lại

Để áp dụng nguyên tắc ưu tiên, cần xác định trước độ dài thời gian cần thiết để hoàn thành và thời hạn phải hoàn thành của từng công việc Việc so sánh đánh giá các phương

án sắp xếp theo các nguyên tắc ưu tiên được thực hiện dựa trên cơ sở xác định các chỉ tiêu chủ yếu sau:

 Thời gian gia công: Thời gian thực hiện của mỗi công việc trên mỗi máy

 Thời hạn hoàn thành:Thời gian yêu cầu về thời hạn hoàn thành của mỗi công việc

 Dòng thời gian: Khoảng thời gian từ khi công việc đưa vào phân xưởng đến khi hoàn thành

 Dòng thời gian lớn nhất:Độ dài thời gian cần phải có để tất cả các công việc đều hoàn thành

 Dòng thời gian trung bình:Trung bình các dòng thời gian cho mỗi công việc

 Số công việc bị chậm trễ: Số CV có thời hạn hoàn thành lớn hơn dòng TG

 Độ chậm trễ trung bình: Tổng TG chậm trễ/ số công việc

 Độ chậm trễ lớn nhất:Độ chậm trễ lớn nhất trên cơ sở so sánh độ chậm trễ giữa cácCV

Áp dụng nguyên tắc ưu tiên để giải quyết:

B1: Lần lượt sử dụng bốn nguyên tắc ưu tiên để lập phương án điều độ sản xuất

+ Lập sơ đồ dòng thời gian của từng phương án

+ Tính các chỉ tiêu của từng phương án

B2: Tính các chỉ số so sánh của các phương án

B3: Lựa chọn phương án tối ưu: Phương án có chỉ tiêu hiệu quả cao nhất

Hiệu quả của phương án sắp xếp = Tổng thời gian thực hiện các công việc

(thời gian sản xuất) / Tổng dòng thời gian

Bài tập: HABECO nhận được 5 hợp đồng cung cấp sản phẩm có thời gian thực hiện, thời

gian hoàn thành và thứ tự nhận được cho trong bảng Yêu cầu phân giao công việc theo các nguyên tắc đã nêu trên và lựa chọn phương án bố trí hợp lý

Công việc Thời gian sản xuất Thời gian hoàn thành

Trang 7

Thời hạn hoàn thành

Dòng thời gian

Thời gian chậm trễ

Thời gian sớm

Trang 8

việc sản xuất hoàn thành gian chậm trễ sớm

xuất

Thời hạn hoàn thành

Dòng thời gian

Thời gian chậm trễ

Thời gian sớm

Trang 9

Phương án 4: Sắp xếp Công việc có thời gian thực hiện dài nhất làm trước (LPT – Longest Processing Time)

Dòng thời gian

Thời gian chậm trễ

Thời gian sớm

Tổng thời gian chậm

Số đơn hàng chậm

Tổng thời gian sớm Số đơn hàng sớm

=> Chọn phương án SPT (Công việc có thời gian thực hiện ngắn nhất) là phương án tối

ưu vì có hiệu quả lớn nhất là 43,7%

3.2 Phương pháp Johnson cho 2 khu vực liền kề

Trang 10

Phương pháp Johnson là một phương pháp quản lý và tối ưu hoá công việc dựa trên việc xác định thứ tự tối ưu của các công đoạn trong quy trình sản xuất Nó giúp đảm bảo rằng các công đoạn được thực hiện theo trình tự tối ưu, từ đó tối đa hóa hiệu quả và giảm thiểuthời gian hoàn thành.

Các bước làm:

Bước 1: Liệt kê thời gian cần thiết thực hiện từng công việc trên máy Sắp xếp chúng

theo thời gian Min tăng dần

Bước 2: Tìm công việc có thời gian cần thiết nhỏ nhất nếu:

 Công việc đó nằm trên máy 1 thì được xếp trước

 Công việc đó nằm trên máy 2 thì được xếp sau cùng

Bước 3: Khi 1 công việc đã sắp xếp thì loại trừ nó đi và xét các công việc còn lại

Bước 4: Lặp lại các bước 2 và 3 cho đến khi tất cả các công việc được sắp xếp

Bài tập: Có 5 công việc được sản xuất trên 2 máy (tiện và mài) thời gian thực hiện mỗi công việc được cho như bảng sau Hãy sắp xếp thứ tự các công việc để tổng thời gian thực hiện chúng là nhỏ nhất?

Thời gian thực hiện công việc( Giờ) 1- Máy tiện 2- Máy mài

Trang 11

B E D C A (6) (12) (7) (4) (2)

0 3 9 10 22 29 33 35

Thời gian nghỉ máy 2 (chờ máy 1 làm xong công việc)

Công việc phải thực hiện ở máy 1 xong rồi mới đến máy 2 (Mốc bắt đầu của Máy 2 không bao giờ đi trước mốc hoàn thành của công việc đó trên Máy 1)

Công việc B kết thúc trên máy 1 mới sang máy 2 (thời gian chờ 3 giờ)

Công việc E kết thúc trên máy 1 mới sang máy 2 (thời gian chờ 1 giờ)

 Kết luận: Theo phương án trên tổng thời gian thực hiện nhỏ nhất 2 máy là 35 giờ

Trang 12

3.3 Phương pháp Johnson mở rộng cho 3 khu vực làm việc

Các bước thực hiện:

Bước 1: Kiểm định điều kiện phương pháp Jonhson

Bài toán 3 máy có thể áp dụng phương pháp Jonhson nếu thoả mãn 1 trong 2 điều kiện sau:

ĐK 1:TG gia công ngắn nhất trên máy 1 phải lớn hơn hoặc bằng thời gian gia

công dài nhất trên máy 2:

T min máy 1 >= T max máy 2

Ví dụ: 7 phút < 9 phút => không thoả mãn ĐK 1

ĐK 2: TG gia công ngắn nhất trên máy 3 phải lớn hơn hoặc bằng thời gian gia

công dài nhất trên máy 2

T min Máy 3 >= T max máy 2

Ví dụ: 11 phút > 9 phút => ĐK 2 thoả mãn

Bước 2: Chuyển từ Bài tập 3 máy sang bài tập 2 máy bằng cách:

T1+T2 = T I (TG gia công trên máy 1 cộng với TG gia công trên máy 2)

T2+T3 = T II (TG gia công trên máy 2 cộng với TG gia công trên máy 3)

Bước 3: Vận dụng phương pháp Jonson để xác định thứ tự sắp xếp công việc

Bước 4: Tính tổng thời gian thực hiện các công việc (bài toán 2 máy chỉ dùng để xác

định thứ tự, bước 4 quay về bài toán 2 máy)

Bài tập: Có 4 công việc được thực hiện trên 3 máy, với thời gian (giờ) thực hiện cho

dưới đây Hãy xếp thứ tự công việc sao cho tổng thời gian thực hiện là nhỏ nhất?

Công việc Thời gian thực hiện

trên Máy 1 (t1) Thời gian thực hiện trên máy 2 (t2) Thời gian thực hiện trên Máy 3 (t3)

Trang 13

Công việc Thời gian thực hiện

trên Máy 1 (t1) Thời gian thực hiện trên máy 2 (t2) Thời gian thực hiện trên Máy 3 (t3)

Giải :

Bước 1: Kiểm tra điều kiện:

ĐK1: Tmin máy 1 >= T max máy 2

Theo bảng ta thấy:

Tmin máy 1: 5 giờ

T max máy 2: 5 giờ

 Tmin máy 1 = Tmax máy 2

Bước 2: Chuyển từ bài tập 2 máy sang bài tập 3 máy:

Trang 14

C (4)

D (2)

8 23 28 30

(7 )

A (9)

C (5)

D (6)

15 23 32 37 43

Tổng thời gian nhỏ nhất là 43 giờ

4.4 Phương pháp sử dụng bài toán Hungary cho nhiều người và nhiều máy

Khái quát:

Bài toán Hungary ( hay còn gọi là bài toán gán công việc) là một bài toán tối ưu hóa

trong đó mỗi công việc phải được gán cho một người làm việc và mỗi người làm việc chỉ

được gán cho một công việc Mỗi công việc có một chi phí khác nhau để thực hiện bởi

các người làm việc khác nhau và bài toán Hungary tìm cách gán các công việc cho các

người làm việc sao cho tổng chi phí là nhỏ nhất

Phương pháp Hungary bao gồm 4 bước Hai bước đầu tiên chỉ được thực hiện một lần,

trong khi bước 3 và 4 được lặp lại cho đến khi tìm thấy phân bố tối ưu

Ma trận vuông bậc n x được coi là dữ liệu đầu vào, chỉ được chứa các phần tử không âm

Đối với một bài toán đã cho, nếu số hàng trong ma trận không bằng số cột thì tùy trường

hợp phải thêm 1 hàng giả hoặc một cột giả Chi phí phân bổ các ô giả đó luôn được phân

bổ bằng 0

Bước 1: Trừ cực tiểu của mỗi hàng

Trang 15

Đối với mỗi hàng trong ma trận, phần tử có giá trị thấp nhất sẽ được chọn và trừ từng phần tử trong hàng đó.

Bước 2: Trừ số tối thiểu cho mỗi cột

Tương tự như vây, mục có giá trị thấp nhất được chọn cho từng cột và được trừ cho từng mục trong cột đó

Bước 3: Bao gồm tất cả các số không với số dòng tối thiểu

Tất cả các số không trong ma trận kết quả từ bước 2 phải được bao phủ bằng cách sử dụng số lượng đường ngang và dọc tối thiểu, theo hàng hoặc cột

Nếu tổng số n dòng được yêu cầu để bao gồm tất cả các số không, trong đó n bằng kích thước n nhân với n của ma trận, một phân bổ tối ưu giữa các số không sẽ thu được và do

đó thuật toán dừng lại

Ngược lại, nếu cần ít hơn n dòng để bao gồm tất cả các số không trong mảng này, hãy chuyển sang bước 4

Bước 4: Tạo thêm các số 0

Phần tử nhỏ nhất của ma trận(gọi là k) không bị che bởi một trong số các dòng được thựchiện ở bước 3 sẽ được chọn

Giá trị của k được trừ cho rất cả các phần tử không được bao phủ bởi các dòng Sau đó, giá trị của k được thêm vào tất cả các phần tử được bao phủ bởi giao điểm của hai đường.Các mục được bao phủ bởi một dòng sẽ được giữ nguyên Sau khi thực hiện bước này, bạn quay lại bước 3

Phân bổ tối ưu

Sau khi thuật toán dừng ở bước 3, một tập hợp các số không được chọn sao cho mỗi hàng

và mỗi cột chỉ có một số không được chọn

Nếu trong quá trình lựa chọn này không có một số 0 nào trong một hàng hoặc cột, thì mộttrong những số không sẽ được chọn Các số không còn lại trong cột hoặc hàng đó sẽ bị xóa, lặp lại tương tự cho các bài tập khác

Nếu không có một phép gán 0 duy nhất, thì có nhiều lơi giải Tuy nhiên, chi phí sẽ không đổi cho các nhóm nhiệm vụ khác nhau

Mọi hàng hoặc cột giả đã thêm được thêm vào đều bị xóa Do đó, các số không được chọn trong ma trận cuối cùng này tương ứng với phép gán lý tưởng được yêu cầu trong

ma trận ban đầu

Bài tập:

Ngày đăng: 30/10/2024, 20:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w