1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn học phần quản lý sản xuất may công nghiệp 1

26 13 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài tập lớn học phần: Quản lý sản xuất may công nghiệp 1
Tác giả Võ Thị Cẩm Vân
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Giang
Trường học Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý sản xuất may công nghiệp
Thể loại bài tập lớn
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 1,38 MB

Nội dung

Là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnhvực may mặc, công ty cổ phần May 10 đã trải qua một quá trình hình thành lâu dài đểcó thể phát triển bền vững như ngày hôm nay, để những sản phẩm c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI

KHOA: CÔNG NGHỆ MAY

BÀI TẬP LỚN

HỌC PHẦN: QUẢN LÝ SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP 1

Giảng viên: Nguyễn Thị Giang

Họ và tên sinh viên: Võ Thị Cẩm Vân

Trang 2

Phụ lục

1 Giới thiệu về doanh nghiệp và phân tích cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp

1.1 Thông tin về doanh nghiệp

1.2 Sản phẩm và thị trường chính của doanh nghiệp

1.3 Phân tích cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp

2 Phân tích quy trình quản lý tại các bộ phận sản xuất chính tại doanh nghiệp

2.1 Phân tích quy trình quản lý bộ phận cắt

2.2 Phân tích quy trình quản lý bộ phận may

2.3 Phân tích quy trình quản lý bộ phận hoàn thành

3 Lập kế hoạch sản xuất

3.1 Lập kế hoạch năng suất

3.2 Lập kế hoạch triển khai sản xuất cho 1 mã hàng trên chuyền may

Trang 3

1 Giới thiệu về doanh nghiệp và phân tích cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp

1.1 Thông tin về doanh nghiệp

Tổng Công ty Cổ phần May 10 là một doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt mayViệt Nam (Vinatex) Tổng công ty hoạt động trong những lĩnh vực như: sản xuất kinhdoanh các loại quần áo thời trang và nguyên phụ liệu ngành may mặc; kinh doanh cácmặt hàng thủ công mỹ nghệ, công nghệ thực phẩm và công nghệ tiêu dùng khác; kinhdoanh văn phòng, bất động sản, nhà ở cho công nhân; đào tạo nghề; xuất nhập khẩutrực tiếp Trong đó, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất kinh doanhhàng dệt may Cái tên May 10 đã trở lên rất quen thuộc với nhiều người tiêu dùng ViệtNam Công ty có nhiều sản phẩm chất lượng cao được nhiều khách hàng ưa chuộngnhư áo sơ mi nam, veston, jacket, váy, quần áo trẻ em… với phương châm là mang lại

sự thanh lịch và sang trọng cho khách hàng Là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnhvực may mặc, công ty cổ phần May 10 đã trải qua một quá trình hình thành lâu dài để

có thể phát triển bền vững như ngày hôm nay, để những sản phẩm của công ty khôngchỉ được tiêu thụ rộng rãi trong nước mà còn hướng ra thị trường nước ngoài đem lạinhiều lợi nhuận cho công ty

Tiền thân của Tổng công ty May 10 ngày nay là các xưởng may quân trangthuộc ngành quân nhu ở chiến khu Việt Bắc được thành lập năm 1946 để phục vụ bộđội trong cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc Đến năm 1952, Xưởng may 10 đượcthành lập trên cơ sở hợp nhất các xưởng may quân trang tại chiến khu Việt Bắc.Xuấtphát từ yêu cầu xây dựng đất nước khi miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội, tháng 2 năm

1961 xưởng May 10 được chuyển sang Bộ Công nghiệp nhẹ quản lý và đổi tên thành

Xí nghiệp May 10, từ đó nhiệm vụ của nhà máy là sản xuất theo kế hoạch của Bộ côngnghiệp nhẹ giao hàng năm tính theo giá trị tổng sản lượng Tuy đổi tên nhưng xínghiệp May 10 vẫn làm nhiệm vụ chính là may quân trang, quân phục cho bộ đội vàsản xuất thêm một số mặt hàng phục vụ xuất khẩu và dân dụng Sau năm 1975, Xínghiệp May 10 chuyển sang sản xuất và gia công hàng xuất khẩu, thị trường chủ yếu

là Liên Xô cũ và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu thường qua các hợp đồng màChính phủ Việt Nam kí với các nước này Đến những năm 1990-1991, Liên Xô và cácnước XHCN Đông Âu tan rã làm các mặt hàng xuất khẩu của xí nghiệp bị mất thịtrường Trước tình hình đó, xí nghiệp May 10 đã mạnh dạn chuyển sang thị trườngĐức, Bỉ, Nhật… Cùng với sự nỗ lực trong cải tiến công nghệ nâng cao chất lượng thayđổi mẫu mã xí nghiệp đã thành công trong việc thâm nhập vào thị trường này Tháng

11 năm 1992, Bộ Công nghiệp nhẹ quyết định chuyển xí nghiệp May 10 thành Công tyMay 10 với tên giao dịch quốc tế là “ Garco10” Từ đó, công ty đã mạnh dạn đầu tư,

Trang 4

trang bị thêm kỹ thuật, công nghệ mới, đào tạo công nhân và cán bộ quản lý, cải tạo vàxây dựng mới nhà xưởng, cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân, mở rộng thịtrường quốc tế và coi trọng thị trường trong nước… Năm 2005, theo Quyết định số105/2004/QĐ-BCN của Bộ công nghiệp, công ty May 10 được chuyển thành Công ty

cổ phần May 10 Đến 26/3/2010, công ty trở thành Tổng công ty May 10-CTCP(Garco 10), trong đó Nhà nước giữ 51% cổ phần và 49% cổ phần còn lại do các nhânviên trong công ty nắm giữ

Triển khai xây dựng biểu tượng thương hiệu của Công ty, năm 1996 May 10 đã

tổ chức cuộc thi sáng tác Logo với 7 bài dự thi của các họa sĩ và giáo viên trường ĐH

Mỹ thuật công nghiệp Kết quả bài dự thi của họa sĩ Vũ Hiền đã được chọn làm biểutượng cho Công ty May 10 từ đó Năm 1996, Logo May10 đã được đăng ký và cấpgiấy chứng nhận bảo hộ của Cục sở hữu trí tuệ trên toàn quốc

Từ khi chuyển đổi thành công ty cổ phần đến nay, các chỉ tiêu sản xuất kinhdoanh của Tổng công ty liên tục tăng, vị thế thương hiệu đã được khẳng định trên thịtrường trong nước và quốc tế May 10 là một trong số ít thương hiệu thời trang đầutiên của Việt Nam được trưng bày và giới thiệu tại Mỹ, được giới chuyên môn cũngnhư khách hàng đón nhận và đánh giá cao Đây là bước đột phá thành công và cũng làdấu ấn quan trọng của ngành dệt may Việt Nam Những kết quả trên đã cho thấynhững nỗ lực không ngừng của công ty Mục tiêu đến năm 2020 tầm nhìn 2030, May

10 sẽ trở thành tập đoàn đa lĩnh vực, với chiến lược phát triển sản xuất gắn với dịch vụthương mại, phát triển đầu tư mở rộng, đưa tổng tài sản tăng gấp hai lần so với hiệnnay

Trải qua 75 năm tồn tại và phát triển (1946 – 2021), Tổng Công ty cổ phần May

10 luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó Công tyđược Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cờ “Đơn vị thi đua tiên tiến” năm 1960 Được Nhànước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động năm 1998 và danh hiệu Anh hùng lựclượng vũ trang năm 2005, được Nhà nước tặng thưởng gần 40 Huân chương các loại,

…Với trên 18 nhà máy, xí nghiệp tại các tỉnh thành trên khắp mọi miền tổ quốc, đếnnay May 10 đã khẳng định vị thế của mình trên toàn quốc với hệ thống phân phối gần

300 cửa hàng và đại lý Đẳng cấp May 10 còn được khẳng định về chất lượng vàthương hiệu khi luôn đứng trong top thương hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”,cùng rất nhiều giải thưởng: “Giải thưởng chất lượng quốc tế Châu Á - Thái BìnhDương”, “Sao vàng đất Việt”, “Thương hiệu mạnh Việt Nam”, được Chính phủ vinhdanh là “Thương hiệu Quốc gia Việt Nam” Công ty đang áp dụng 3 hệ thống quản lýchất lượng tiêu chuẩn quốc tế: ISO 9001 – 2001, ISO 14000 – 2003 và SA 8000 Bề

Trang 5

dày thành tích trên đã chứng minh cho sự phấn đấu không ngừng nghỉ, đóng góp to lớncủa Tổng Công ty May 10 vào sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam nói riêng,vào sự phát triển của đất nước nói chung.

Một số chi tiết đáng lưu ý về công ty như:

- Tên gọi hiện tại: Tổng Công ty May 10-CTCP

- Tên giao dịch quốc tế: Garment 10 Joint Stock Company

- Tên viết tắt: Garco 10 JSC

- Trụ sở chính: Sài Đồng – Long Biên – Hà Nội

Trang 6

- Đồng phục giám sát bán hàng nữ tại công ty Bia Sài Gòn

- Đồng phục nam công ty Bia Sài Gòn

- Đồng phục đầm nữ công ty Bia Sài Gòn

Trang 7

- Đồng phục ngành bưu chính – viễn thông

1.2.2 Thị trường chính của doanh nghiệp

- Thị trường trong nước:

Coi trọng thị trường nội địa với sức mua lớn, những năm qua, May 10 liên tiếp phát triển các dòng sản phẩm dành riêng cho người tiêu dùng trong nước, thuộc nhiều phân khúc, từ trung cấp tới cao cấp

Với 18 nhà máy, xí nghiệp tại các tỉnh, thành phố trên khắp mọi miền Tổ quốc, đến nay, May 10 đã khẳng định vị thế trên toàn quốc với hệ thống phân phối gần 300 cửa hàng và đại lý phân bố trên ba miền Bắc – Trung – Nam, trong đó không thể không kể đến chuỗi siêu thị M10 Mart tại Hà Nội, Thái Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình… với tốc độ tăng trưởng đạt trên 18%/năm với quy chuẩn thống nhất về hình ảnh và nhận diện Đồng thời, để phục vụ tốt nhất cho người tiêu dùng, May 10 cũng đa dạng các hình thức bán hàng qua thương mại điện

tử, để đạt được mục tiêu tiếp cận, đưa sản phẩm từ nhà máy đến người tiêu dùng cuối cùng nhanh nhất và đa dạng nhất "May 10 tự hào sở hữu chuỗi sản phẩm đa dạng như veston, sơ mi nam - nữ, váy, đầm, đồ trẻ em, áo phông, quần… Không chỉ sở hữu dòng thời trang cao cấp, May 10 còn có cả dòng thờitrang phổ thông

Trang 8

- Thị trường xuất khẩu:

Với quan điểm hợp tác, chia sẻ khó khăn để cùng tồn tại và phát triển, May 10

đã tập trung củng cố, giữ vững và phát triển thị trường chính là Mỹ, EU, Nhật Bản…giữ chữ tín trong mọi hoạt động của Tổng công ty Nhiều tên tuổi lớn củangành May mặc thời trang có uy tín trên thị trường thế giới đã hợp tác sản xuất với Tổng công ty May 10 như: Brandtex, Asmara, Jacques Britt, SeidenSticker, Tesco, C&A, Camel, Arrow,…

Thị trường EU: Khối thị trường này không có sự phân biệt đối với hàng Việt Nam nhưng yêu cầu chất lượng hàng hoá cao và chính xác trong thời hạn giao hàng nên đòi hỏi công ty phải có nỗ lực cao khi tham gia vào thị trường này Có thể kể một số hãng chính đang hợp tác với công tynhư: Miles, Handelsgesellschaft, International MHB, New M, Supreme, Seidensticker, Target, K – Mart, …

Thị trường Nhật Bản: Đây là một thị trường rất hấp dẫn vì giá tương đối cao, mẫu mã không thay đổi nhiều, thời gian giao hàng không đến nỗi quá ngặt nghèo, cứng nhắc Tuy nhiên, vấn đề chính khi xuất hàng sang thị trường này là ghim và kim lẫn trong hàng Nếu bị phát hiện có kim vàghim lẫn trong hàng thì khách hàng sẽ khiếu nại và sẽ phải bồi thường giá trị tương đối lớn Do vậy, khi triển khai sản xuất cũng như trong công đoạn kiểm tra hàng trên dây chuyền và công đoạn kiểm tra hàng trước khi xuất khẩu là vấn đề công ty đặc biệt lưu ý để không bị sót kim

và ghim gãy trong hàng Hãng hợp tác với công ty trong thị trường này

có thể kể tới là Itochu Corp

Thị trường Mỹ: Đây là một thị trường lớn, hấp dẫn vì đơn hàng thường với số lượng lớn, chất lượng không đòi hỏi khắt khe, giá cả hợp lý Tuy nhiên, vấn đề thời hạn giao hàng, các quy định, thủ tục phức tạp khi nhậpkhẩu là một trở ngại lớn đối với công ty Việc gia nhập WTO là một thuận lợi lớn đối với các doanh nghiệp dệt may nói chung và đối với công ty May 10 nói riêng vì các thủ tục nhập khẩu và các chi phí khi nhập khẩu đã giảm thiểu Đây sẽ là một thuận lợi lớn vì sau khi gia nhập WTO, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ đã tăng 35% Tuy nhiên, để thâm nhập và đứng vững trên thị trường này, công ty cần phải

có năng lực sản xuất lớn, trình độ tổ chức quản lý cao để đảm bảo đúng ngày giao hàng, đúng số lượng, chủng loại và quy định về quy cách phẩm chất

Thị trường Châu Á: Thị trường này rất phù hợp vì đối tác có rất nhiều điểm tương đồng về phong tục tập quán, làm việc dựa theo tình cảm hơn

Trang 9

nên khi công ty gặp khó khăn thì thường giúp đỡ chứ không đòi phạt nhưkhách hàng của các thị trường khác Tuy nhiên có một bất lợi lớn là giá

cả thấp hơn các thị trường khác

1.3 Phân tích cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp

Đứng sau cơ cấu sản xuất vững mạnh là một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý chuyên nghiệp, luôn hết mình vì sự phát triển của Tổng công ty

Mô hình quản lý của May 10 được tổ chức theo kiểu trực tuyến, chức năng với

2 cấp quản lý là cấp công ty và cấp xí nghiệp Các bộ phận chức năng không trực tiếp ra quyết định xuống các bộ phận trực thuộc mà chủ yếu có chức năng tham mưu cho Ban giám đốc

Chức năng của các bộ phận quản lý

- Ban giám đốc: là cơ quan có trách nhiệm về quyền hạn cao nhất trong tổng công ty đứng đầu là tổng giám đốc, giúp việc cho tổng giám đốc có phó tổng giám đốc và ba giám đốc điều hành

- Tổng giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất của công ty, là người đại diện hợp pháp trong các giao dịch kinh doanh, thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước Tổng giám đốc có nhiệm vụ là nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồnlực khác do Tổng công ty dệt may Việt Nam giao để quản lý và sử dụng theo nhiệm vụ được giao

- Phó tổng giám đốc: là người giúp đỡ điều hành công việc ở các xí nghiệp thành các phòng kinh doanh, phòng quản lý chất lượng và thay quyền giám đốc điều hành công ty khi giám đốc vắng mặt ở công ty Phó tổng giám đốc cũng được Tổng giám đốc uỷ quyền đàm phán và ký kết một số hợp đồng với khách hàng trong nước và khách hàng nước ngoài

- Giám đốc điều hành: là người giúp việc cho tổng giám đốc ốc được ủy quyền Thay mặt tổng giám đốc và phó tổng giám đốc giải quyết một số công việc khi vắng mặt và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và pháp luật về quyết định của mình có ba tổng giám đốc điều hành: giám đốc điều hành 1 một đại diện lãnh đạo về môi trường, về an toàn sức khỏe và phụ trách khối văn phòng, giám đốc điều hành 2 phụ trách phòng kỹ thuật và các phân xưởng phụ trợ, giám đốc điều hành 3 phụ trách các xí nghiệp địa phương, phòng kho vận và trường đào tạo

- Văn phòng công ty: đây là đơn vị tổng hợp vừa có chức năng giải quyết về nghiệp vụ quản lý sản xuất, vừa làm nhiệm vụ phục vụ hành chính xã hội

- Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc và điều

hành việc tổ chức kinh doanh tại công ty

Trang 10

- Phòng kĩ thuật: quản lý công tác kỹ thuật công nghệ và cơ điện nghiêncứu ứng dụng phục vụ cho sản xuất các thiết bị hiện đại tiên tiến nhằm đápứng sự phát triển sản xuất kinh doanh của công ty.

- Phòng tài chính kế toán: có chức năng điều hành tổ chức toàn bộ hoạt

động tài chính kế toán của công ty, nhằm sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm,đạt được mục tiêu về lơị ích kinh tế cũng như lợi ích về xã hội của công ty

- Phòng chất lượng (QA): có nhiệm vụ kiểm tra toàn bộ việc thực hiện quytrình công nghệ, ký công nhận sản phẩm đạt chất lượng trước khi đưa rathị trường

- Phòng kế hoạch: quản lý công tác kế hoạch sản xuất, kí kết các hợp đồngkinh doanh

- Phòng kho vận: kiểm tra, tiếp nhận và viết phiếu xuất kho cho các sản

phẩm được bán ra ngoài thị trường

- Ban đầu tư và phát triển: chức năng của ban là nghiên cứu và phát triểnthị trường, đưa ra các chiến lược kinh doanh cũng như chiến lược quảngcáo nhằm đem lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh

- Trường công nhân kỹ thuật may - thời trang: là nơi đào tạo và bồi dưỡngcán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ, cán bộ điều hành và công nhân kỹ thuật

có tay nghề cao, phát hiện và bồi dưỡng những cán bộ có năng lực và đưa

họ đi tu nghiệp ở nước ngoài

May 10 là một doanh nghiệp có cổ phần lớn thuộc Tổng Công ty Dệt may Việt Nam Công ty có 15 xí nghiệp thành viên và liên doanh tại 7 tỉnh, thành phố lớntrên toàn quốc như: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hoá, Quảng Bình, Bắc Ninh cùng 3 phân xưởng phụ trợ

- Bộ phận sản xuất chính: là các xí nghiệp may thành viên, nơi diễn ra các hoạt động sản xuất chính của công ty, tổ chức sản xuất hoàn chỉnh sản phẩm may từ khâu nhận nguyên liệu, tổ chức cắt, may, là gấp, đóng gói đến nhập thành phẩmvào kho theo quy định Nhiệm vụ của các xí nghiệp may thành viên là tổ chức sản xuất, triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty, đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn về chất lượng, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với người lao động, thực hiện chế độ báo cáo theo quy định

xí nghiệp may 1,2,5 (ở Hà Nội) chuyên sản xuất áo sơ mi các loại

xí nghiệp veston 1, Veston 2 (Hà Nội) và Veston 3 (Hải Phòng) chuyên sản xuất áo veston

Các xí nghiệp còn lại chủ yếu sản xuất áo sơ mi, Jacket và quần âu

Trang 11

Ba xí nghiệp Veston được tổ chức sản xuất theo dây chuyền hàng ngang, mỗi ca sản xuất ra một bộ sản phẩm hoàn chỉnh Các xí nghiệp còn lại thì được tổ chức theo kiểu dây chuyền hàng dọc, mỗi dây chuyền sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh Ở các xí nghiệp, số lượng dây chuyền sản xuất cũng như quy mô của dây chuyền không giống nhau Chúng được thiết kế sao cho phù hợp nhất với chủng loại sản phẩm và trình độ quản lý của từng

xí nghiệp Trừ hai xí nghiệp đặt tại Thanh Hóa và Quảng Bình tiến hành hạch toán độc lập, các xí nghiệp còn lại đều hạch toán phụ thuộc vào Tổng Công ty cổ phần May 10

- Bộ phận sản xuất phụ trợ: là các phân xưởng phụ trợ có nhiệm vụ sản xuất các chi tiết nhỏ tham gia vào hoàn thiện sản phẩm

Phân xưởng cơ điện: có chức năng cung cấp năng lượng, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, chế tạo công cụ, thiết bị mới và các vấn đề có liên quan đến quá trình sản xuất chính và các hoạt động khác của công ty

Phân xưởng thêu – in – giặt – là: thực hiện các bước công nghệ thêu, in các họa tiết vào các chi tiết sản phẩm theo đúng hình dáng, vị trí, nội dung quy định Đồng thời tiến hành giặt sản phẩm trước khi đưa vào đóng gói nếu được quy định trong hợp đồng và tổ chức triển khai hoạt động dệt nhãn, mácsản phẩm

Phân xưởng bao bì: sản xuất và cung cấp hòm, hộp carton, bìa cứng, khoang

cổ cho công ty và khách hàng, phục vụ công đoạn đóng gói sản phẩm

- Bộ phận sản xuất phụ: là bộ phận tận dụng phế liệu, phế phẩm của sản xuất chính để chế tạo ra những sản phẩm phụ, ngoài danh mục sản phẩm thiết kế củadoanh nghiệp

Tu™ theo từng doanh nghiệp, nếu xét thấy có hiệu quả thì tổ chức bộ phận sản xuất phụ Nếu không có hiệu quả thì không cần tổ chức bộ phận sản xuất phụ mà tiến hành thu gom và bán phế liệu, phế phẩm ra ngoài Trong doanh nghiệp em lựa chọn không có bộ phận sản xuất phụ

- Bộ phận phục vụ sản xuất: là bộ phận được tổ chức ra nhằm đảm bảo việc cung ứng, bảo quản, cấp phát, điều chuyển nguyên vật liệu, nhiên liệu, bán thành phẩm và dụng cụ lao động Bộ phận này thường bao gồm: bộ phận quản lí kho tàng, điều chuyển nội bộ, điều chuyển từ bên ngoài về

Phòng kho vận: có chức năng quản lý việc nhập khẩu và xuất kho các loại nguyên vật liệu, các bán thành phẩm và thành phẩm, quản lý quá trình vận chuyển sản phẩm đến các kênh tiêu thụ như cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm, siêu thị…

Trang 12

2 Phân tích quy trình quản lý tại các bộ phận sản xuất chính tại doanh nghiệp

2.1 Phân tích quy trình quản lý bộ phận cắt

Tiếp nhận thông tin

- Nhận lệnh sản xuất, lệnh cấp nguyên liệu từ phòng KHVT

- Nhận tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật của mã hàng (các yêu cầu về cắt, ép mex, đánh số), bảng màu, các văn bản hướng dẫn của khách hàng

từ phòng kỹ thuật

Tổ trưởng phải kiểm tra thông tin đúng với mã hàng thì mới nhận, nếu không đúng thì trả lại nơi giao tài liệu

Nhận nguyên liệu, sơ đồ cắt, mẫu giấy

- Căn cứ vào lệnh cấp nguyên liệu (vải) nhận nguyên liệu (vải) tại kho, ký nhận vào sổ cấp phát nguyên liệu (vải) với kho nguyên liệu

- Nhận sơ đồ cắt, mẫu giấy tại phòng kỹ thuật

Lệnh tạmcấp(Yds/m)

Lệnh chính thức (Yds/m)

Số lượng từng cây (Yds/m)

Tổng(Yds)

Ký nhận

Trang 13

STT cuộnSố Số lượng trướcxả (Yds/m) bắt đầu xảThời gian kết thúc xảThời gian Số lượng sau khixả (Yds/m) Ghichú

Trải vải

- Công đoạn trải vải thường dùng tới hai người

- Chuẩn bị vải, nếu vải có độ co giãn cao thì cần phải tở vải trước khi trải đểcho vải có thời gian phục hồi trạng thái ban đầu

- Dựa vào bảng màu để xác định vải và mặt trái mặt phải của vải

- Dựa vào yêu cầu kỹ thuật và sơ đồ giác để xác định kiểu trải vải (trải lá hay trải cặp)

- Trải giấy lót bàn (để các lá vải không bị xô, thuận tiện cho việc lấy giấy mặt bàn trong sản xuất, dễ vận chuyển để kéo lên máy cắt tự động)

- Trải sơ đồ để xác định chiều dài của bàn vải, luu ý đánh dấu lui lên so với đầu sơ đồ 0.5 – 1cm tùy vào loại vải khác nhau, sau khi đánh dấu gấp sơ

đồ lại và để gọn ra

- Trải vải theo điểm đã đánh dấu tại sơ đồ cho đến khi đủ số lá vải theo yêu cầu

- Trải sơ đồ giác lên mặt bàn vải để chuyển cho bộ phận tiếp theo

- Sau khi trải vải xong, bàn vải sẽ được chuyển lên bộ phận máy cắt tự độnghoặc máy cắt thủ công tùy vào điều kiện và tiến độ của đơn hàng

- Yêu cầu kĩ thuật của bàn vải đã trải xong

Bàn vải phẳng, không bị bùng nhùng

Một bên mép vải phải bằng nhau

Khi đặt sơ đồ giác lên bàn vải thì không được thừa quá nhiều cũng không được quá hụt

Đối với các loại vải khó tính, cần để ý các đầu vải không được lệch canh trong quá trình cắt

Ngày đăng: 22/05/2024, 08:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w