1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích cơ chế tạo hàm Ý & cơ chế tạo hàm Ý trong tác phẩm văn chương

29 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích cơ chế tạo hàm ý & cơ chế tạo hàm ý trong tác phẩm văn chương
Tác giả Nguyễn Thị Thủy, Nguyễn Thùy Giang, Nguyễn Thị Kim Quyên, Trần Thị Ái Trâm, Phan Huỳnh Như Hiếu, Phan Nguyễn Anh Thư, Từ Nguyễn Trà My
Người hướng dẫn Trịnh Quỳnh Đông
Trường học Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Sư phạm, Khoa Ngữ văn
Chuyên ngành Ngữ dụng học
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2021
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 703 KB

Nội dung

Phân loại tổng quát nghĩa hàm ẩn: - Các nghĩa hàm ẩn có thể tách thành hai loại: + Tiền giả định kí hiệu pp’: Là những căn cứ cần thiết để người nói tạo ra ý nghĩatường minh trong phát n

Trang 1

Nhóm thực hiện: 9 Nhóm sinh viên lớp: 19SNV Học phần: Ngữ dụng học Giảng viên hướng dẫn: Trịnh Quỳnh Đông Nghi

ĐÀ NẴNG – 2021

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

1 Nguyễn Thị Thủy 19SNV

2 Nguyễn Thùy Giang 19SNV

3 Nguyễn Thị Kim Quyên 19SNV

4 Trần Thị Ái Trâm 19SNV

5 Phan Huỳnh Như Hiếu 19SNV

6 Phan Nguyễn Anh Thư 19SNV

2 Cơ chế tạo hàm ý Từ Nguyễn Trà My

1.1 Vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất: Nguyễn Thị Thủy1.2 Sự vi phạm quy tắc

lập luận 1.3 Các hành động ngôn ngữ gián tiếp

Nguyễn Thùy Giang

1.4 Sự vi phạm phương châm cộng tác hội thoại

2.2 Cơ chế tạo hàm ý trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng

2.1 Sự vi phạm quy tắc lập luận

Phan Nguyễn Anh Thư

2.2 Sự vi phạm phương châm cộng tác hội thoại

Thiết kể Power Point Từ Nguyễn Trà MyThiết kế Word Nguyễn Thùy Giang

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN 1: PHÂN TÍCH CƠ CHẾ TẠO HÀM Ý 3

1 Khái quát về nghĩa tường minh và hàm ẩn: 3

1.1 Khái niệm nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn: 3

1.2 Phân loại tổng quát nghĩa hàm ẩn: 3

1.3 Tiền giả định và hàm ngôn: 4

2 Cơ chế tạo hàm ý: 9

2.1 Sự vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất: 9

2.2 Các hành động ngôn ngữ gián tiếp: 10

2.3 Sự vi phạm các quy tắc lập luận: 10

2.4 Sự vi phạm các quy tắc hội thoại: 11

2.5 Vi phạm phương châm cộng tác hội thoại của Grice: 11

PHẦN 2: PHÂN TÍCH CƠ CHẾ TẠO HÀM Ý TRONG VĂN CHƯƠNG 15

1 Cơ chế tạo hàm ý trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp: 15

1.1 Vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất: 15

1.2 Sự vi phạm quy tắc lập luận: 17

1.3 Các hành động ngôn ngữ gián tiếp: 18

1.4 Sự vi phạm phương châm cộng tác hội thoại: 19

2 Cơ chế tạo hàm ý trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng: 22

2.1 Vi phạm quy tắc lập luận: 22

2.2 Sự vi phạm phương châm cộng tác hội thoại: 23

TỔNG KẾT 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

Trang 4

PHẦN 1: PHÂN TÍCH CƠ CHẾ TẠO HÀM Ý

1 Khái quát về nghĩa tường minh và hàm ẩn:

1.1 Khái niệm nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn:

Nghĩa tường minh là nghĩa trực tiếp do các yếu tố ngôn ngữ đem lại Nghĩa tường

minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu (còn gọi là hiểnngôn hay là nghĩa theo câu chữ của phát ngôn)

Hay nói cách khác thì nghĩa tường minh hay còn gọi là nghĩa đen: Là nghĩa hiệnhiện trên câu văn, toát lên từ câu chữ, nhìn vào là thấy ngay, hiểu ngay

Ví dụ:

Sp1: Anh Ba đi đâu?

Sp2: Anh Ba đi lấy thuốc cho vợ

Hai phát ngôn trên đều có thể kiểu trực tiếp trên câu chữ ( không dựa vào ngữ cảnh,ngôn cảnh) thông qua ý nghĩa của các yếu tố ngôn ngữ

Nghĩa hàm ẩn là nghĩa nhờ suy ý dựa vào ngữ cảnh, vào các quy tắc điều khiển

hành động, ngôn ngữ điểu khiển lập luận, điều khiển hội thoại,… mới nắm được Hàm ẩn

là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thểsuy ra từ những từ ngữ ấy (còn gọi là hàm ngôn hoặc hàm ý)

Hay nói cách khác thì nghĩa hàm ẩn còn gọi là nghĩa bóng: Là nghĩa ta không nhìnthấy ngay được mà phải suy ngẫm, khám phá

Ví dụ: Anh Ba phải đi lấy thuốc cho vợ.

Phát ngôn này có các nghĩa không thể hiện trức tiếp các câu chữ như:

(1) Anh Ba đã có vợ

(2) Vợ anh Ba bị ốm hoặc vợ anh Ba làm nghề bán thuốc

(3) Anh Ba không có nhà

(4) Anh Ba không có thời gian để làm việc gì đó với ai

Các nghĩa trên được gọi là nghĩa hàm ẩn Nghĩa (1), (2) không phụ thuộc vào ngữcảnh; còn nghĩa (3), (4) phụ thuộc vào ngữ cảnh

1.2 Phân loại tổng quát nghĩa hàm ẩn:

- Các nghĩa hàm ẩn có thể tách thành hai loại:

+ Tiền giả định (kí hiệu pp’): Là những căn cứ cần thiết để người nói tạo ra ý nghĩatường minh trong phát ngôn của mình

+ Hàm ngôn (kí hiệu imp): Là tất cả những nội dung có thể suy ra từ một phát ngôn

cụ thể nào đó từ nghĩa tường minh cùng với tiền giả định của nó

Ví dụ minh họa:

“Tiệc sinh nhật này làm chúng ta quên rằng bây giờ đã 1 giờ sáng rồi”

Nghĩa tường minh của phát ngôn này là:

- Tiệc sinh nhật kéo dài đến tận 1 giờ sáng

Các nghĩa hàm ẩn là:

+ Tiền giả định:

pp’1: Có một tiệc sinh nhật

Trang 5

pp’2: Tiệc sinh nhật tổ chức vào buổi tối.

pp’3: Vào ban đêm không thức quá khuya

pp’4: Đối với sinh hoạt thông thường của Việt Nam, 1 giờ sáng đã là quá khuya rồi.+ Hàm ngôn:

Tùy theo hoàn cảnh giao tiếp, ý định của người nói và tùy theo tư cách của ngườinói ( người tổ chức tiệc sinh nhật hay người tham dự ) phát ngôn trên có thể có hàm ngônnhư sau

imp1: Chúng ta cần tan tiệc

imp2: Tiệc sinh nhật thành công, chứng cớ là mọi người đã quên mệt mỏi vì giờgiấc

Trong một số trường hợp của giao tiếp nghĩa tường minh không phải là nghĩatruyền báo chính của người nói Nó chỉ là cái cớ để người nói truyền báo một hoặc một sốtrong nghĩa hàm ẩn làm nền cho nó Lúc này tiền giả và hàm ngôn đều có thể trở thànhnghĩa nằm trong ý định truyền báo của người nói

Ví dụ minh họa:

Lúc đầu người mẹ không đồng ý cho cô gái nọ làm vợ của con trai mình Nhưng qua một thời gian dài, với sự quan tâm và cách cư xử của cô gái khiến người mẹ dần mềm lòng và quý cô hơn Một hôm, bà mẹ bỗng nói với con trai:

- Con dẫn con người vợ tương lai của con tới đây ăn tối cùng mẹ nhé!

Phát ngôn này của bà mẹ có pp’: “Mẹ đã công nhận cô gái này là con dâu của mẹ”

và đó chính là điều bà mẹ muốn nói mặc dù không nói một cách tường minh Ở ví dụnày, nghĩa hàm ẩn tiền giả định là đối tượng chính của diễn ngôn

Trong hoàn cảnh giao tiếp, với lối nói bằng hàm ẩn, người nói buộc người nghephải suy nghĩ để nắm bắt nghĩa thực của lời nói đó làm tăng sức hấp dẫn và thuyết phụccho lời nói Nguyên nhân mà người nói phải dùng đến lối hàm ẩn có thể là do khiêm tốnhoặc không muốn trực tiếp làm mất thể diện người nghe, do muốn châm biếm, mỉa mai

và quan trọng là không muốn chịu trách nhiệm trực tiếp về điều mình nói và có thể chối

bỏ trách nhiệm Ví dụ trong trường hợp đó người nói có thể nói rằng “Tôi không có ýđịnh nói như vậy, đấy là do anh tự nghĩ ra thôi” Có thể thấy người nói đã nấp sau nghĩatường minh để nói lên điều anh ta thực muốn nói nhưng lại không tiện

1.3 Tiền giả định và hàm ngôn:

Cho đến nay, phân biệt tiền giả định và hàm ngôn vẫn còn là một vấn đề lớn của ngữ dụng học Dưới đây là một số đặc điểm để có thể dựa vào đó mà phân biệt tiền giả định và hàm ngôn

1.3.1 Quan hệ với nghĩa tường minh:

Tiền giả định là những hiểu biết được xem là bất tất phải bàn cãi, bất tất phải đặt

vấn đề, đã được các nhân vật giao tiếp mặc nhiên thừa nhận, dựa vào chúng mà người nóitạo nên các nghĩa tường minh trong phát ngôn của mình

Ví dụ: Anh ta đi đón con gái ở trường mẫu giáo

Pp’1: - Anh ta đã có con gái.

Hiểu biết “Anh ta đã có con gái” được xem là không còn gì để bàn cãi nữa Tuy

nhiên, trong giao tiếp thông thường, không phải không có những trường hợp người nóitạo ra một phát ngôn mà nghĩa tường minh dựa trên trên một tiền giả định sai, bịa đặt

Ví dụ: Sp1: - “Bao giờ thì bạn trả tiền cho mình ?”

Trang 6

Phát ngôn này có pp’: Bạn mượn tiền của mình Người nghe Sp2 có thể phải cãi lại

tiền giả định đó:

Ps2 – “Mình mượn tiền của bạn bao giờ mà phải trả?” nếu như việc Sp2 vay tiền

của Sp1 là không có Cũng như vậy, những câu hỏi “bắt nọn” là những câu hỏi đưa ra

một tiền giả định mà người hỏi chưa biết là đưa ra đúng hay không

Hàm ngôn là những hiểu biết hàm ẩn có thể suy ra từ nghĩa tường minh và tiền giả

định của nghĩa tường minh Nếu không có nghĩa tường minh và tiền giả định của nó,không thể suy ra được nghĩa hàm ngôn thích hợp

Ví dụ: – Hôm nay lại có bài kiểm tra 15 phút!

pp’: Hôm qua (và các hôm trước) đều có bài kiểm tra 15 phút

Nghĩa tường minh: hôm nay có bài kiểm tra 15 phút

Từ pp’ và nghĩa tường minh trên, người nói muốn dẫn tới hàm ngôn, Ví dụ: “Tôi

lại không thể đi chơi được” hoặc “lại phải học bài đến khuya”

Việc từ pp’ và nghĩa tường minh mà nhận biết hàm ngôn nào là thích hợp trongnhững hàm ngôn có thể suy ra phụ thuộc rất nhiều vào ngữ cảnh, vào ngôn cảnh Điều

này cho thấy thêm một đặc điểm nữa phân biệt tiền giả định và hàm ngôn: tiền giả định

nói chung ít lệ thuộc vào ngữ cảnh còn hàm ngôn lệ thuộc sâu sắc vào ngữ cảnh.

Dựa vào cơ sở nào để suy ra hàm ngôn từ nghĩa tường minh? Cơ sở đó có thể là

quan hệ logic, nhưng thông thường là các “lẽ thường” mà chúng ta đã nói ở lí thuyết lập

luận Nói cách khách, hàm ngôn có thể là kết luận còn nghĩa tường minh là các luận cứ,hoặc nghĩa tường minh là kết luận mà hàm ngôn là luận cứ

Ví dụ: Để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối học kì II sắp tới, cô giáo chủ nhiệm đề nghị

cả lớp tham gia vào tiết học tăng cường vào mỗi thứ bảy, chủ nhật hàng tuần từ đây chođến khi thi để ôn tập tốt Cô hỏi ý kiến các bạn học sinh trong lớp:

Spl: – Các em có đồng ý với việc tham gia tiết học tăng cường vào mỗi thứ bảy,chủ nhật hàng tuần từ đây cho đến khi thi để ôn tập bài thật tốt không ?

Một em học sinh trong lớp giơ tay trả lời cô:

Sp2: – Thưa cô, nhưng thứ bảy, chủ nhật là ngày cuối tuần mà

- Câu trả lời của em học sinh có hàm ngôn: “Thứ bảy, chủ nhật là ngày cuối tuầnnên giành thời gian để nghỉ ngơi, để đi chơi với gia đình, bạn bè,…” Đấy là một kết luận

từ một “lẽ thường”: “Ngày cuối tuần mọi người thường giành để nghỉ ngơi hoặc đi chơi

với gia đình, bạn bè”

Cũng hoàn cảnh giao tiếp như trên nhưng nếu cô giáo phàn nàn:

– “Sắp đến kì thi cuối kì II quan trọng rồi, các bạn phải lo học hành chăm chỉ vào

Thí dụ có phát ngôn:

– Đứa con gái thì đang học đại học năm 3, còn đứa con trai thì đang học lớp 12

Trang 7

Phát ngôn này bao giờ cũng là một phát ngôn đi sau một tiền ngôn thí dụ như: “ÔngDũng có hai đứa con đều đã lớn ” Nội dung này làm thành tiền giả định cho phát ngôn

“đứa thì… đứa thì ” (cả về nội dung, cả về hành động tạo lời, tức hành động sử dụngkiểu câu nào ở phát ngôn sau cho thích hợp với tiền ngôn)

1.3.2 Quan hệ với hình thức ngôn ngữ tạo nên phát ngôn:

Một phát ngôn có thể có nhiều tiền giả định nhưng chỉ có một hoặc một số dính líuđến (quan yếu với) nghĩa tường minh của phát ngôn C Kerbrat Orecchionni đưa ra địnhnghĩa về tiền giả định như sau: “Chúng tôi xem là tiền giả định tất cả những thông tinmặc dầu không được truyền báo một cách tường minh (tức không cấu thành đối tượngtruyền báo chân chính một thông điệp) nhưng phải được tự động diễn đạt bởi tổ chứchình thức của phát ngôn nằm sẵn trong tổ chức của phát ngôn bất kể hoàn cảnh của phátngôn như thế nào” (1) Tiền giả định nhấn mạnh một tính chất “bất tất phải bàn cãi củanó” phải có quan hệ với các yếu tố ngôn ngữ đánh dấu nó

Do đặc điểm này mà tiền giả định tương đối ít lệ thuộc vào ngữ cảnh Hàm ngôn,trái lại không tất yếu phải được đánh dấu bởi các dấu hiệu ngôn ngữ Như đã nói, quan hệgiữa tường minh và hàm ngôn là quan hệ giữa luận cứ và kết luận hoặc giữa kết luận vàluận cứ trong một “lẽ thường” Mà luận cứ và kết luận thường khác nhau về hình thứcngôn ngữ diễn đạt, cho nên trong phát ngôn diễn đạt, nghĩa tường minh không chứa sẵnnhững dấu hiệu ngôn ngữ báo hiệu hàm ngôn Ví dụ phát ngôn nói trên có thể có hàmngôn “anh ta đang gặp khó khăn trong việc xoay sở tiền nong”, “anh ta rất ghét thằng em

vợ của mình”

Những hàm ngôn trên không được báo trước bằng một dấu hiệu ngôn ngữ nàotrong phát ngôn tường minh Nói như vậy không có nghĩa là hoàn toàn không có dấu hiệungôn ngữ nào Nếu xem các “lẽ thường” là những quy tắc nói năng thì chính kiểu quan hệgiữa luận cứ và kết luận, chính cái lẽ thường đó là dấu hiệu hình thức định hướng (hướnglập luận cho chúng ta rút ra được hàm ngôn cần thiết) Một dấu hiệu nữa, tuy không trựctiếp nằm trong phát ngôn tường minh và nằm trong ngôn cảnh là chủ đề, hướng lập luận,các hành động ở lời (chủ hướng, dẫn nhập và hồi đáp ) cũng cần thiết để chúng ta xácđịnh hàm ngôn nào là hàm ngôn dính líu, quan yếu nằm trong ý định truyền báo củangười nói Như thế cũng có nghĩa là hàm ngôn lệ thuộc sâu sắc vào ngữ cảnh như chúng

ta nêu ra ở mục trước

1.3.3 Lượng tin và tính năng động hội thoại:

Nhiều tác giả cho rằng bởi tiền giả định là những điều “bất tất phải bàn cãi" cho nênkhông có tính thông tin Quả vậy, tiền giả định là những hiểu biết mà người nói và ngườinghe có chung, dựa vào đó mà tạo nên ý nghĩa tường minh và hàm ngôn, cho nên nókhông phải là cái mới, do đó có lượng tin thấp Trong một văn bản, như đã biết, những

Trang 8

điều nói ở tiền ngôn được xem là tiền giả định cho những phát ngôn sau, bởi vậy thôngtin mà tiền giả định cung cấp đã là quan yếu ở tiền ngôn, không còn có thể quan yếu đốivới phát ngôn đang xem xét.

Xét trong một phát ngôn, tiền giả định không có biệu quả thông tin nhưng vẫn cólượng tin Lượng tin này không quan yếu đối với hiệu quả thông tin của phát ngôn đangxem xét nhưng vẫn là cần thiết để lí giải hiệu quả thông tin của phát ngôn Mặt khác, tiềngiả định không phải bao giờ cũng có hiệu quả thông tin Chúng ta đã nói tới các nghĩahàm ẩn cố ý, các nghĩa hàm ẩn trong ý định truyền báo của phát ngôn Trong trường hợphàm ẩn cố ý rơi vào tiền giả định thì chính tiền giả định lại có hiệu quả thông tin cao hơn

là nghĩa tường minh và hàm ngôn

Có lẽ điều quan trọng đối với giao tiếp là ở tính năng động hội thoại của tiền giảđịnh, nghĩa tường minh và hàm ngôn Nói chung, nghĩa tường minh và hàm ngôn có tínhnăng động hội thoại cao hơn là tiền giả định, có nghĩa là nghĩa tường minh và hàm ngôn(nằm trong ý định truyền báo của phát ngôn) là một giai đoạn trong hội thoại (nhớ lạinguyên tắc cộng tác của Grice), từ giai đoạn này mà hội thoại tiến lên bước mới Trở lạivới ví dụ:

- Anh ta đang lo xoay sở tiền trả nợ cho thằng em vợ ham chơi của anh ta.

Giả định dây là tham thoại của Spl Cuộc hội thoại có thể tiếp tục như sau:

Sp2 – Thế à? Anh ta chắc hẳn đang vất vả lắm nhỉ?

Sp1- Vất vả chứ! Phải suy nghĩ mọi cách, chạy đôn chạy đáo chỗ này chỗ kia mới

có thể xoay sở được chút ít

Như thế cuộc hội thoại tiến lên dựa vào nghĩa tường minh của phát ngôn đó

Cuộc hội thoại cũng có thể diễn biến như sau:

Sp2 - Thế à? Bây giờ hẳn anh ta phải đi vay từng đồng từng cắt mới có thể xoay sở

được.

Sp1 – Tội nghiệp nhỉ, công việc văn phòng lương ba cọc ba đồng, tiền tiết kiệm

cũng chẳng được bao nhiêu mà bây giờ phải gánh thêm khoản nợ cho thằng em vợ ham chơi nữa.

Như thế cuộc hội thoại tiến lên dựa vào hàm ngôn “Khó có thể tiết kiệm được

tiền”.

Tiền giả định thì khác Tiền giả định, kể cả trường hợp tiền giả định là nghĩa cố ý,

có thể là một bước để tiếp tục hội thoại Nhưng nếu tiếp tục hội thoại dựa vào tiền giả

định thì cuộc hội thoại sẽ giật lùi, đôi khi luẩn quẩn, thậm chí gây ra cuộc “cãi nhau to”

làm hỏng cả cuộc thoại, hướng phát triển chung của cuộc thoại sẽ không tiến lên được

(trừ những cuộc thoại có tính "đấu hót”, không có chủ đề, không có đích nhất định) Trở lại phát ngôn “Anh ta đi đón con gái ở trường mẫu giáo” Giả định phát ngôn

này là tham thoại của Sp1 hồi đáp câu hỏi của Sp2 về việc nhân vật Dũng vắng mặt ở cơquan Cuộc thoại diễn biến như sau:

Sp2 – Này cậu có thấy thằng Dũng đi đâu rồi không? Công việc đang chất đống

thế này mà tìm chả thấy mặt đâu, gọi cũng chẳng bắt máy ?

Sp1 – Dạ thưa sếp, anh Dũng đi đón con gái ở trường mẫu giáo rồi ạ.

Sp2b – Đón con gái à? Dũng có con rồi á? Lẹ thế nhỉ Mà đón con thì để vợ đón

cũng được chứ, công việc đang chất đống thế này mà chẳng thấy mặt mũi đâu.

Sp1b – Dạ, con anh Dũng cũng được 3 tuổi rồi đấy sếp Vợ anh ấy cũng đi làm,

nên anh ấy tranh thủ đón con giúp vợ.

Trang 9

Cuộc thoại diễn biến trên tiền giả định của phát ngôn “Dũng đã có con” và chúng tathấy rằng câu chuyện về lí do tại sao anh ta không có mặt và về công việc đình trệ do sựvắng mặt đó bị “chặn” lại, không tiến lên được nữa (tất nhiên cuộc thoại có thể diễn sanghướng khác) Nói tóm lại, với một cuộc thoại đã cho, hàm ngôn có tính năng động hộithoại cao, nó là một bước thúc đẩy cuộc thoại tiến lên đạt đến đích, còn tiền giả định cótính năng động hội thoại thấp, thậm chí cản trở cuộc hội thoại tiến lên theo đích đã cho.

1.3.4 Phản ứng với các dạng phát ngôn:

Trừ những tiền giả định đóng vai trò nghĩa hàm ẩn cố ý (đối tượng truyền báo chínhcủa phát ngôn), các tiền giả định thông thường có những đặc điểm sau đây khi phát ngônbiến đổi:

1.3.4.1 Tính chất kháng phủ định:

Tiền giả định giữ nguyên khi phát ngôn chuyển từ dạng khẳng định sang dạng phủ

định Nó chống lại phủ định (kháng phủ định) Ví dụ, tiền giả định (“Dũng đã có con” là

tiền giả định của câu khẳng định:

- Dũng đi đón con gái ở trường mẫu giáo

Tiền giả định này vẫn giữ nguyên khi phát ngôn trên bị phủ định:

- Anh ta không đi đón con gái ở trường mẫu giáo

1.3.4.2 Tính chất bất biến khi phát ngôn thay đổi về hành động ngôn ngữ tạo

ra nó:

Tiền giả định của phát ngôn xác tín vẫn giữ nguyên khi phát ngôn này chuyển sang

phát ngôn hỏi, mệnh lệnh Ví dụ, tiền giả định “Dũng đã có con” của phát ngôn xác tín khẳng định hoặc phủ định “Dũng không đi đón con gái ở trường mẫu giáo” không đổi

nếu nói:

- Dũng đi đón con gái ở trường mẫu giáo phải không?

- Đi đón con gái ở trường mẫu giáo đi, Dũng!

1.3.4.3 Tính chất không thể khử bỏ:

Bởi tiền giả định là điều đã được xem là “bất tất phải bàn cãi” cho nên nó không thểloại bỏ ngay trong cùng một phát ngôn bởi cùng một người nói ra Không thể khử tiền giả

định “Dũng đã có con” trong cùng phát ngôn Ví dụ: “Dũng đi đón con gái ở trường

mẫu giáo nhưng Dũng không có con” Việc khử tiền giả định bằng những kết tử lập luận

nghịch hướng sẽ dẫn tới sự vô nghĩa hoặc mâu thuẫn

Gắn bó với tính chất này là tính chất không thể nối kết phát ngôn có nghĩa tườngminh với tiền giả định của nó Ví dụ không thể nói:

- Anh ta đi đón con gái ở trường mẫu giáo và anh ta đã có con.

Sự kết nối như vậy sẽ cho ta những phát ngôn trùng lặp, luẩn quẩn về ý nghĩa Tínhchất này có nghĩa là không thể tường minh hóa tiền giả định ngay trong cùng một phátngôn do cùng một người nói ra Cần nhắc lại, tính chất này chỉ xuất hiện ở các tiền giảđịnh thông thường không phải là nằm trong ý định truyền bảo một cách hàm ẩn của ngườinói

Đối chiếu với tiền giả định, các hàm ngôn không có những đặc điểm nói trên Cụthể là:

Hàm ngôn không giữ nguyên khi phát ngôn chuyển từ khẳng định sang phủ định

- Ví dụ với phát ngôn: “Anh ta đã bỏ chơi game online” Ta có hàm ngôn “anh ta

khỏe ra” của phát ngôn khẳng định “Anh ta đã bỏ chơi game online”, nhưng không còn

giữ nguyên khi nói “anh ta không bỏ chơi game online” Còn hàm ngôn có thể đúng mà

Trang 10

cũng có thể sai khi nghĩa tường minh chuyển từ sai sang đúng (hoặc ngược lại) Hàm

ngôn “anh ta khỏe ra” có thể sai khi nói “anh ta không bỏ chơi game online” mà vẫn có thể đúng: “tuy anh ta không bỏ chơi game online nhưng anh ta vẫn khỏe ra”

Hàm ngôn cũng không giữ nguyên khi hành động ngôn ngữ thay đổi với ý nghĩa tường minh

- Ví dụ, hàm ngôn nói trên tồn tại trong câu khẳng định : “Anh ta đã bỏ chơi game

online” nhưng sẽ mất đi đối với câu hỏi “Anh ta có bỏ chơi game online không?” hoặc

đối với câu mệnh lệnh : “Hãy bỏ chơi game online đi!”

Hàm ngôn có thể khử một cách dễ dàng nhờ kết tử đối nghịch.

- Hàm ngôn “Anh ta phải nghỉ làm” của phát ngôn “Anh ta đi đón con gái ở

trường mẫu giáo” có thể bị khử trong phát ngôn: “Anh ta đi đón con gái ở trường mẫu giáo nhưng anh ta không nghỉ việc” Các kết tử “tuy nhưng”, “mặc dầu nhưng” chủ

yếu là để khử các hàm ngôn của một luận cứ (hay kết luận) được đưa vào phát ngônthành nghĩa tường minh Tính chất này cũng dẫn tới tính chất có thể tường minh hóa hàmngôn cùng với nghĩa tường minh ngay trong cùng một phát ngôn do cùng một người nói

ra Việc tường minh hóa hàm ngôn giúp chúng ta hoàn thành một lập luận, đồng thời hạnchế những hàm ngôn không quan yếu , thậm chí có hại cho hướng lập luận chung của hộithoại

2 Cơ chế tạo hàm ý:

2.1 Sự vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất:

Theo G.Green thì thuật ngữ chiếu vật dùng để chỉ phương tiện nhờ đó người nóiphát ra một biểu thức ngôn ngữ, với biểu thức này người nói nghĩ rằng nó sẽ giúp ngườinghe suy ra được một cách đúng đắn thực thể nào, đặc tính nào, quan hệ nào,sự kiện nàoanh ta định nói đến Nếu chiếu vật là hành động của con người thì việc tạo lập biểu thứcchiếu vật như thế nào có liên quan đến ý định của người nói Nếu người nói cố tình tạo

mơ hồ về chiếu vật hoặc thay đổi ngôi bậc là họ có ý định dùng cách nói hàm ý Vi phạmquy tắc chiếu vật trước hết phải kể đến việc dùng từ xưng hô Mỗi cặp xưng hô đều tiềngiả định những kiểu quan hệ vị thế nhất định và việc sử dụng cặp từ xưng hô nào sẽ quyđịnh quan hệ giao tiếp cần phải giữ trong suốt cuộc hội thoại Việc cố tình xưng hô khôngtheo quy ước hoặc đột ngột thay đổi cách xưng hô trong cuộc thoại là một cách để tạo rahàm ý

Ví dụ minh họa : Cặp từ xưng hô “ Bố / Con ”

Tiền giả định pp’ là giữa Sp1 và Sp2 có quan hệ gia đình, cùng huyết thống haykhác huyết hệ như giữa bố mẹ vợ, chồng với con rể, con dâu)

Nhưng ở một số trường hợp, hai người xa lạ lẽ ra phải xưng hô lúc bắt đầu cuộc hội

thoại là “ bác / tôi ” , “ bác / cháu ” , nhưng bông nhiên Sp1 thay đổi cách xưng hô bằng cặp xưng hô “ bố / con ” Đây là một sự thay đổi cố ý, vi phạm quy tắc xử dụng

cặp xưng hô này, Sp1 ngầm tỏ rằng quan hệ xa la trước kia nay đã đến lúc phải thay đổi

hoặc tỏ ra một cách hàm ẩn rằng tôi đang xem quan hệ giữa “ông” và “tôi” là quan hệ “

bố / con ” Ở trường hợp này, có thể ông kia là bố của một cô gái mà cậu này rất thích

nên cậu Sp1 thay đổi xưng hô như vậy, hàm ngôn sẽ là “ Tôi muốn là con rể của ông”

Ví dụ minh họa trong ca dao:

Trang 11

Hỡi người thăm lúa ngoài đồng Thăm lúa, thăm mạ hay lòng thăm ai?

Anh nay vác cuốc thăm khoai Nào ai có dám thăm ai ngoài đồng.

Tự xưng mình bằng “ai”, gọi em bằng “ai”, làm cho đối tượng đang trò chuyện

trực tiếp thành gián tiếp, đang xác định trở thành không xác định là cách nói hàm ngôn.Cách nói này giúp chúng ta chuyển tải thông tin một cách gián tiếp

2.2 Các hành động ngôn ngữ gián tiếp:

Hành động ở lời gián tiếp là hành động ở lời được sử dụng không chân thực, cónghĩa là sử dụng nhằm đạt đích của một hành động ở lời khác

Việc sử dụng các hành động ngôn ngữ theo lối gián tiếp là một biện pháp rất cóhiệu lực để truyền báo các nghĩa hàm ẩn

Ví dụ minh họa :

Khi có một học sinh đến lớp học muộn, thầy giáo hỏi :

- Bây giờ là mấy giờ rồi ?

Thầy giáo đã biết giờ vào học của nhà trường, nên thầy đã vi phạm điều kiện chuẩn

bị và điều kiện tâm lí của hành đồng hỏi Trong tình thế này, học sinh khi nghe câu hỏinày của thầy thì tự động biết rằng thầy có ý định nhắc nhở, cảnh cáo về hành vi đi họcmuộn của mình nhớ sự vi phạm ở câu hỏi của thầy

Câu hỏi này không cần câu trả lời “Bây giờ là 7 giờ rưỡi ạ!” mà cần một lời xin

lỗi, giải thích cho hành động của mình

Ví dụ minh họa :

“ Thoắt trông lờn lợt màu da

Ăn gì to lớn đẫy đà làm sao ?”

Đây là câu thơ Nguyễn Du dùng để miêu tả Tú Bà Đây không phải là một hànhđộng hỏi chân thành vì câu hỏi này đưa ra không cần cung cấp câu trả lời, hiệu quả ở lời

bộc lộ rõ ý mỉa mai, châm biếm về ngoại hình, bản chất , về việc “ buôn phấn bán hương

” của Tú Bà

Nguyễn Du đã dùng hành động ngôn ngữ gián tiếp để tạo hàm ý châm biếm Tú Bà

2.3 Sự vi phạm các quy tắc lập luận:

Trong lập luận, p, q là luận cứ, r là kết luận Giữa luận cứ và kết luận có mối quan

hệ với nhau và hai thành phần này được thể hiện tường minh, tức được nói rõ ra Nhưngtrong thực tế có những lập luận không đầy đủ Có khi người nói chỉ đưa ra luận cứ đểngười nghe suy ra kết luận hoặc đưa ra kết luận để người nghe tự suy ra luận cứ Đỗ Hữu

Châu cho rằng: “không hoàn tất các bước lập luận là cách thường được dùng để tạo ra

các hàm ngôn Nghĩa là sự vi phạm các quy tắc lập luận là cách thức tạo hàm ngôn”.

Ví dụ minh họa:

“Chờ anh em gắng sức chờ,

Chờ hồi mười bảy, bây giờ ba mươi”

Ở ví dụ trên, thông tin miêu tả “Chờ hồi mười bảy, bây giờ ba mươi”được xem là

những luận cứ Còn kết luận không được nói ra một cách tường minh Người nghe phải

Trang 12

căn cứ vào luận cứ để rút ra kết luận ngầm ẩn Kết luận đó có thể là em đã già vì chờ đợihoặc em không chờ đợi anh nữa.

2.4 Sự vi phạm các quy tắc hội thoại:

Ví dụ minh họa :

- Sp1 : Cậu có biết chồng mình ở đâu không ?

- Sp2 : Có chiếc xe BMW dựng ở phòng cái Thư đấy.

Thay vì dùng hành động đáp trả lời cho câu hỏi thì Sp2 lại dùng một câu miêu tả,

có ý vi phạm quy tắc hội thoại chi phối chức năng ở lời của các hành động trong cặp hộithoại

Sp2 ngầm trả lời cho Sp1 biết rằng chồng cậu đang ở trong phòng của Thư bởi vì cảSp1 và Sp2 đều biết chồng của Sp1 có chiếc xe BMW, có thể vì lí do tế nhị nào đó

2.5 Vi phạm phương châm cộng tác hội thoại của Grice:

Theo nguyên tắc cộng tác hội thoại của Grice, muốn đạt được hiệu quả giao tiếp,người ta phải tuân thủ nguyên tắc cộng tác hội thoại, đó là phải đảm bảo bốn phươngchâm sau:

Phương châm về chất: nói đúng sự thật và có bằng chứng xác thực.

Phương châm về lượng: đảm bảo thông tin đúng như đòi hỏi, không lớn hơn đòi

hỏi

Phương châm quan hệ: nói những thông tin có liên quan và đúng chủ đề.

Phương châm cách thức: thông tin phải ngắn gọn, trật tự, rõ ràng.

Trong tình huống nói năng bình thường, tất cả quy tắc trên đều được tuân thủ Đôi

lúc trong hội thoại xuất hiện những lời “có vẻ không bình thường nhưng lại rất bình

thường”, yêu cầu người nghe phải dùng đến thao tác suy ý thì mới nắm được ý nghĩa

thực sự của chúng Các nghĩa hàm ẩn sẽ hoạt động theo cơ chế sau : Khi một phát ngôntrệch ra khỏi một nguyên tắc nào đó thì người nghe vẫn tiếp tục lí giải nó sao cho phùhợp với sự cộng tác trong hội thoại, người nói buộc người nghe phải vận dụng thao tácsuy ý một cách căng thẳng để đạt tới một nghĩa nào đó Nói cách khác, nghĩa là khi ngườinói muốn tạo ra cách nói hàm ngôn, thì họ cố tình vi phạm một hay một số phương châmnêu trên như một chiến thuật giao tiếp Hay như cách nói của Đỗ Hữu Châu, ông cho

rằng: “Nói một mặt phải tôn trọng các quy tắc này và giả định rằng người nghe cũng

biết và tôn trọng chúng, mặt khác lại cố ý vi phạm chúng và giả định rằng người nghe cũng ý thức được chỗ vi phạm đó của mình thì sẽ tạo nên nghĩa hàm ngôn”.

Grice cho rằng, người nói có tính “xúc phạm” một hoặc một số nguyên tắc hay

những yêu cầu cụ thể trong từng nguyên tắc để khai thác chúng Grice đặt tên cho cáchdụng này là sự xúc phạm hay sự khai thác các nguyên tắc hội thoại

2.5.1 Sự “xúc phạm” nguyên tắc về chất :

Ví dụ minh họa :

“Vợ tôi ấy? Một con sư tử, đụng vào nó chỉ có sứt đầu mẻ trán”

Chắc chắn không ai hình dung ra được hình ảnh một người vợ mang hình hài concon sư tử được Người nghe phải tìm cách lí giải phép ẩn dụ này, đi từ tính chất của con

sư tử là hung dữ, ghê gớm; ý nói đến người vợ của “ tôi ” có tính cách hung dữ

Trang 13

Có như thế người nói mới được xem là vẫn cộng tác trong hội thoại dù lời nói bềmặt của anh ta hoàn toàn vi phạm nguyên tắc về chất

Ví dụ minh họa: “ Hồi hôm tôi có lại đình Ông thần ổng biểu hai đứa mình kết

đôi”

Điều nói ra trong câu ca dao là trái với tự nhiên và cũng không có bằng chứng xác

thực vậy nên đã vi phạm nguyên tắc về chất, không thể có chuyện “ông thần ổng biểu”

mà chỉ có chuyện chàng trai mượn ông thần để nói thay cho mình “Anh muốn hai đứa

mình kết đôi” chính là hàm ngôn của câu nói.

-Lưu Hiên: Tôi không biết Tứ Gia

biết, Nhược Lan biết là được rồi Cho dù

bọn họ ra giá bao nhiêu, tôi đều theo Hơn

nữa luôn luôn chỉ cao hơn một giá Hơn

một giá, đến xây cái nhà vệ sinh cũng

không xây được Tuyệt chiêu của Kiếm

thánh Độc Cô Cầu Bại là gì? Không có

chiêu gì cả Vô chiêu thắng hữu chiêu ”

Trong bộ phim “Mỹ Nhân Ngư”, Lưu

Hiên bỏ một số tiền khổng lồ ra mua vịnh

Thanh La, vốn là khu bảo tồn, không được

phép phát triển khu du lịch ở đó Người

làm ăn sẽ không làm như vậy Do đó Tổng

giám đốc Trịnh cố ý diễu cợt Lưu Hiên

không biết tính toán Câu trả lời của Lưu

Hiên đã vi phạm phương châm về lượng

khi những điều nói ra không nên bao gồm

thông tin nhiều hơn được yêu cầu Anh ấy

chỉ cần xác nhận mình biết tính toán hay

không là đủ Tuy nhiên còn giải thích cách

mình làm ở buổi đấu giá vịnh Thanh La và

nhắc tới nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết

võ thuật Độc Cô Cầu Bại Trên thực tế Tứ

Gia và Nhược Lan đều là cao thủ trong

giới bất động sản nhưng anh ấy lại vượt

mặt họ, giành mua được vịnh Thanh La,

mà giá trúng thầu cũng chỉ cao hơn mức

giá hai người đó sẵn sàng bỏ ra một chút

Điều đó khẳng định anh ấy có năng lực

“ - Chiến tranh là chiến tranh

- Chia tay thì chia tay ”

Những lời nói này tuy ngắn gọn, súctích về nghĩa tường minh nhưng lại vôcùng phong phú về nghĩa hàm ẩn Để đúngvới cộng tác hội thoại, người nghe phải

giải thích lại các từ “ chiến tranh ”, “chia

tay” ở vị trí thứ hai, được trùng lặp một

cách cố tình trong phát ngôn trên Hàm ýcủa phát ngôn trên là :

Chiến tranh là tàn phá, là sự tàn nhẫn

Từ “chia tay” thứ hai biểu thị hành động “chia tay” mà người nghe phải thực

hiện, ít nhiều cũng có sự miễn cưỡng khác

với từ “chia tay” thứ nhất

Ví dụ: “anh muốn chia tay thì tôi sẽ

chia tay”

Trang 14

hơn bất cứ ai, giống như Độc Cô Cầu Bại

mãi mãi không có đối thủ Hàm ý của Lưu

Hiên chính là anh ấy đương nhiên biết tính

toán, hơn nữa còn giỏi hơn người

2.5.3 Sự “ xúc phạm ” nguyên tắc quan hệ:

Ví dụ minh họa :

- Sp1 : Em đang chờ anh gọi đây! Em đã nghe được một chuyện vô cùng khủng khiếp, em muốn báo

- Sp2 : Em có muốn hẹn hò với anh không ?

Lời đáp của Sp2 xét về mặt nghĩa tường minh thì không liên quan đến lời nói củaSp1 Chỉ có những nghĩa hàm ẩn được suy ra mới đảm bảo cho tính cộng tác của Sp2trong cuộc thoại Khi nghe lời đáp của Sp2, Sp1 sẽ hiểu rằng cần phải giữ bí mật, hoặc có

kẻ thù đang nghe lén cuộc đối thoại này

Ví dụ minh họa :

“Em đà thuận lấy anh chưa

Để anh đốn gỗ rừng nưa làm nhà.

Có lòng xin giả ơn lòng

Xa xôi cách lễ đèo bòng mần răng?”

Rõ ràng người đáp lời đã cố tình vi phạm phương châm quan hệ, bởi vì câu trả lời

không vào đề, tức không khớp với câu hỏi: hỏi một đàng (thuận lấy anh chưa?) nhưng lại đáp một nẻo (cảm ơn anh đã có lòng nhưng xa xôi cách trở quá em nào dám mơ tưởng).

Nghe câu trả lời, hàm ý cô gái từ chối, không chấp thuận

2.5.4 Sự “ xúc phạm ” nguyên tắc cách thức:

Ví dụ minh họa :

“Chipu tuôn ra một tràng âm thanh gần như một khúc đoạn trong nhạc kịch

Người nói thay vì nói ngắn gọn đúng nguyên tắc cách thức thì chọn cách nói dàidòng, vi phạm nguyên tắc cách thức, hàm ý mỉa mải Chipu đang hát nhưng không ra hát,giống như sự xúc phạm đến âm nhạc

2.5.5 Sự “ xúc phạm” nhiều nguyên tắc:

Ví dụ minh họa:

- Lưu Hiên: Lấy anh nhé Không phải em nói thích anh sao? Anh liền lấy em

- Người cá San San: Anh nhầm à?

- Lưu Hiên: Bình tĩnh đi Em chẳng qua cũng chỉ ăn mặc quê một chút, khi ăn miệng chóp chép, dáng đi rất kỳ quái, hát thì khó nghe thôi sao Vậy thì đã sao Tôi thích thế

Đoạn hội thoại này xảy ra khi Lưu Hiên bất ngờ cầu hôn San San, khiến cô vô cùngkinh ngạc và nghĩ rằng anh nhầm lẫn Câu trả lời của Lưu Hiên đã vi phạm nguyên tắc vềquan hệ khi nói điều không liên quan và nguyên tắc về lượng khi nói nhiều hơn nhữngđiều cần thiết Anh ấy không trực tiếp trả lời mình nhầm lẫn hay không, mà chỉ nhắc tớihàng loạt điểm xấu của San San, khẳng định mình không để ý những điểm đó, vẫn cứ

Ngày đăng: 30/10/2024, 19:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ - Phân tích cơ chế tạo hàm Ý & cơ chế tạo hàm Ý trong tác phẩm văn chương
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ (Trang 2)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w