1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn cách đặt câu hỏi tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học tác phẩm văn chương thcs

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cách đặt câu hỏi tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học tác phẩm văn chương THCS
Tác giả Trần Thị Mến
Trường học Trường TH&THCS Cam Thủy
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Quảng Bình
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 444,55 KB

Nội dung

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "CÁCH ĐẶT CÂU HỎI TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG THCS" Quảng Bình, tháng

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

"CÁCH ĐẶT CÂU HỎI TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM

VĂN CHƯƠNG THCS"

Quảng Bình, tháng 5 năm 2023

Trang 2

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

"CÁCH ĐẶTCÂU HỎI TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM

VĂN CHƯƠNG THCS"

Họ tên: Trần Thị Mến

Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường TH&THCS Cam Thủy

Quảng Bình, tháng 5 năm 2023

Trang 3

1 Phần mở đầu:

1.1 Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm:

- Sự đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) môn Ngữ văn gắn liền với sự thay đổi của đất nước Hai yếu tố thuận và nghịch của đời sống kinh tế xã hội đều tác động đến PPDH môn Ngữ văn

- Xã hội phát triển, ý thức và trình độ thẩm mỹ trong tiếp nhận, trong cách dạy – học văn có sự thay đổi

- Việc đổi mới phương pháp giảng dạy Ngữ văn hiện nay đã và đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy Phương pháp dạy học đổi mới chú trọng đến việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh làm cho học sinh ham thích môn học Điều 24, luật giáo dục (do Quốc hội khoá X thông qua) cũng đã chỉ rõ

“Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” Đây là định hướng cơ bản thiết thực đối với mỗi giáo viên trong đó có giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn

- Từ nhiều năm nay, phương pháp dạy văn đổi mới đã chú trọng phát triển hứng thú học văn của học sinh Một trong những mục đích của giờ văn là làm sao gây được rung động thẩm mĩ, giáo dục nhân cách cho học sinh Từ thực tế giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở THCS nhiều năm, tôi nhận thấy muốn giờ dạy đạt hiệu quả cao, ngoài việc truyền đạt kiến thức, tôi nghĩ rằng mình cần phải biết gây hứng thú học tập cho học sinh để tiết học thực sự nhẹ nhàng, sinh động; học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, không gượng ép Từ đó mới phát huy thực sự tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh Qua quá trình giảng dạy bản thân tôi đã nghiên cứu và đúc rút cho mình

một sáng kiến kinh nghiệm"Cách đặt câu hỏi tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học tác phẩm văn chương THCS".

Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ đề cập đến một số cách đặt câu hỏi tạo hứng thú cho học sinh nhằm phát huy tính tự tin, tích cực, chủ động, sáng tạo

1.2 Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:

- Sáng kiến kinh nghiệm này rất cụ thể, khoa học, phù hợp với chương trình và năng lực của học sinh THCS Những nội dung vận dụng có sự phân loại và đáp ứng các cấp độ kĩ năng theo phương pháp đổi mới

- Tìm ra được phương pháp đặt câu hỏi tạo hứng thú vào việc đọc - hiểu văn bản văn học ở trong trường THCS

- Lựa chọn những vấn đề cơ bản của đặc trưng văn học và tùy theo thể loại, tùy từng phần trong bài giảng để vận dụng cách đặt câu hỏi một cách linh hoạt vì vậy sáng kiến kinh nghiệm mang tính ứng dụng cho nhiều bài soạn

- Giúp cho việc tiếp cận tác phẩm văn học đúng nguyên tắc khoa học mà hấp dẫn, thú

vị Mang đến cảm hứng không chỉ cho học sinh mà còn cho giáo viên

Trang 4

2 Phần nội dung:

2.1 Thực trạng vấn đề:

2.1.1: Đối với giáo viên:

- Dù đã có nhiều đổi mới trong phương pháp dạy học, đa dang hóa hình thức kiểm tra….nhưng tình hình day, học văn vẫn còn nhiều trăn trở, nhiều tồn tại

+ Cứ sau mỗi kì thi học kì, sau mỗi lần điểm báo về hồ sơ dự tuyển vào đại học, cao đẳng, vào trường Chuyên, sau mỗi thông tin về điểm chuẩn các khối, các trường khối C… và đặc biệt hơn, trực tiếp hơn sau mỗi giờ lên lớp… tất cả đã làm tổn thương những trái tim thực lòng yêu văn và yêu trẻ

+ Khi được hỏi ý kiến của rất nhiều giáo viên dạy văn, tôi cảm thấy thực sự đồng cảm Có ý kiến phàn nàn như: “Mỗi lần lên lớp là mỗi lần mình chán nghề, chán đến nỗi muốn giữ trật tự cho lớp thì chỉ có một cách: đọc cho học sinh chép.” Hay “Mình soạn một bài thật công phu, hào hứng, vậy mà học sinh đã làm mình dạy theo một hướng khác bởi mình hỏi mà học sinh không trả lời, dù gợi ý sát nút…”

+ Đôi khi một giáo án, một bài nhưng cuốn vở ghi chép của học sinh 2 lớp lại rất khác nhau bởi do “hoàn cảnh” của giờ học, do sự hứng thú của học sinh

+ Cũng có nhiều giáo viên, mới ra trường than thở: “Vào lớp ấy như áp lực, hỏi gì cũng im re” Vậy phải là thế nào, phải chăng chỉ có cách là để học sinh thuộc lòng mà kiểm tra đủ tỉ lệ

- Trong giờ lên lớp, giáo viên là người hướng dẫn học sinh cách tìm kiếm, phát hiện tri thức Giáo viên không được phép diễn giảng, đọc chép mà phải thông qua cách đặt câu hỏi để học sinh hình thành các kĩ năng.Nhưng thực tế thì nhiều giờ học có hỏi mà không có trả lời hoặc trả lời rất ép buộc, thụ động, thụ động cả về vị thế cả tri thức + Có lẽ “Món ăn tinh thần” mà giáo viên mang đến cho các em trong các giờ văn đã

bị mất quá nhiều cái hương vị thực của văn chương Các câu hỏi nhàm chán, đơn điệu, không kích thích, gợi hứng thú ở học sinh; không phân loại đối tượng; chỉ chú ý đến một vài em học khá để hỏi….không có sự tích hợp, mở rộng trong câu hỏi… Cả một tiết học chỉ từng ấy dạng câu hỏi và thậm chí hỏi xong giáo viên tự trả lời, không

bổ sung, không nhận xét và chỉ hỏi xoay quanh 1 - 2 học sinh

+ Nhiều tiết học có những bài giáo viên cảm thấy chưa tìm được hướng triển khai, còn vướng mắc nên chiếu nội dung trên máy để học sinh chép nên không có sự giao lưu, tương tác, bài học không đi theo tình huống, cảm hứng

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn văn đôi khi máy móc, thiếu linh hoạt, có lúc thủ tiêu mạch cảm hứng, đánh mất cơ hội thể hiện những câu hỏi sáng tạo Nhiều giáo viên trình chiếu nội dung kiến thức cho học sinh chép khi cho rằng có một số bài khó dạy và không tự tin về năng lực cẩm thụ của học sinh

2.1.2: Đối với học sinh:

- Học sinh trong giờ giảng văn như bất động hoặc các em đôi khi thiếu lễ độ, thiếu suy nghĩ khi giáo viên vừa đặt câu hỏi Có em khi giáo viên vừa gọi để trả lời câu hỏi thì phản ứng ngay rằng “ em không biết” Thậm chí giáo viên đặt câu hỏi mà học sinh

Trang 5

dường như không hoạt động, lơ đãng, không mở sách để tìm ngữ liệu, không vạch ý, không trăn trở để tìm cơ hội được trả lời, cứ nghĩ có bạn khác tra lời thay mình Có những câu hỏi khó để giành điểm 10 học sinh cũng không chịu khó suy nghĩ, có những học sinh đã có điểm thấp, giáo viên tạo cơ hội để có thể có điểm cao hơn nhưng vẫn thờ ơ…

- Nhiều em học sinh có ấn tượng về phong cách dạy của giáo viên văn như sau: Bao giờ giáo viên cũng hỏi: Vì sao? Như thế nào? Một số học sinh tâm sự: “Em không còn hứng thú học văn nữa vì em không gặp người có cách đặt câu hỏi hấp dẫn, độc đáo Thậm chí, có những tiết không có câu hỏi nào, chỉ cho chép bài ”

- Học văn, thi văn là lựa chọn sau trong rất nhiều môn thời thượng khác

- Soạn văn thì đã có sách soạn mẫu, nhiều lần chép bài như vậy khiến cho năng lực cảm thụ, chủ động trở nên trơ lì

- Trước thực trạng như vậy, cùng với những kinh nghiệm qua những năm giảng dạy, tôi nhận thấy rằng: một trong những cách để chinh phục được lòng tin yêu của học

sinh đối với môn văn đó là: “Cách đặt câu hỏi tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học tác phẩm văn chương”.

2.2 Nội dung giải pháp

2.2.1 Một số cách đặt câu hỏi tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học tác phẩm văn chương bậc THCS:

2.2.1.1: Những nguyên tắc cơ bản của cách đặt câu hỏi tạo hứng thú:

- Muốn đặt câu hỏi có tác dụng, đúng mục đích thì giáo viên phải hiểu được đặc trưng của phân môn (Tiếng Việt; Làm Văn; Đọc Văn)

- Xác định phạm vi văn bản dùng cho phương pháp đặt câu hỏi, tri thức cần đạt, tìm

lô gíc gợi mở tối ưu cho việc điều khiển

Ví dụ: Khi tìm hiểu nhân vật Xi – mông trong đoạn trích “Bố của Xi – mông”

ta có thể có những câu hỏi sau:

- Trong chương trình ngữ văn lớp 8, có nhân vật nào cũng có những bất hạnh giống chú bé Xi - mông? Tại sao?(Câu hỏi này giúp học sinh xác định được phạm vi tư liệu

và trọng tâm vấn đề mà vẫn khơi gợi hứng thú bởi nhắc đến những vấn đề đã học)

- Vậy,theo em, điều khiến cho những đứa trẻ cảm thấy bất hạnh nhất là gì?(Giúp học

sinh suy luận liên tưởng)

- Tuy nhiên, so với chú bé Hồng, nhân vật Xi – mông có điều gì khác? (Giúp học sinh

liên hệ, tích hợp, đối sánh và phát hiện được sự khác biệt)

- Các câu hỏi nêu ra phải có “Tính vấn đề” nhằm phát huy khả năng tranh luận, óc độc lập suy nghĩ của học sinh

Ví dụ: Để giúp học sinh thấy được nét độc đáo trong việc sáng tạo hình ảnh thơ của Y Phương đối với câu thơ:

“Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm nên phong tục”, ta có thể nói như sau:

Trang 6

- Có ý kiến cho rằng, làng của Y Phương là làng đá nên khi ông viết về người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương có nghĩa là đang nói về nghề của con người làng ông? Ý kiến của em như thế nào?

- Giáo viên phải hiểu các đối tượng học sinh để mang đến những câu hỏi hứng thú nhưng không vượt ngưỡng nhận thức của học sinh.Câu hỏi có tính phân loại

Luôn hướng học sinh vào quỹ đạo của quá trình phân tích và bình tĩnh, chủ động bởi

có học sinh sẽ đi chệch hướng, thậm chí có học sinh cố tình thử giáo viên, trêu giáo viên qua câu trả lời

Ví dụ: Khi tìm hiểu chi tiết: Nhân vật Phi líp đột ngột nhấc bổng chú bé Xi – mông và hôn chú bé….… , ta có thể hỏi:

- Tại sao chú Phi líp bỏ đi rất nhanh? Có phải đó là sự an ủi động viên để thỏa mãn lời khẩn cầu của Xi mông?

- Theo phương pháp đổi mới và quan điểm về mục đích dạy học môn văn nói riêng,

đó là rèn luyện kĩ năng sống (Học sinh có thể thờ ơ với văn nhưng rất chăm chú, sôi nổi với những câu chuyện về tình yêu, lứa tuổi ) Vì vậy khi đặt câu hỏi phải cho học sinh thấy được mình đang cảm văn, đang nói về chính mình.Đó chính là nhu cầu tự bộc lộ làm cho học sinh không thờ ơ với giờ văn Điều đó tạo cho lớp học một không khí sôi nổi, tự do tích cực bộc lộ trực tiếp nhận thức của học sinh, làm cho tiến trình của giờ dạy thực hiện dễ dàng và giáo viên cũng có những sáng tạo, cảm hứng mới

Ví dụ: Khi tìm hiểu đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”:

- Nếu em là Lục vân Tiên trong trường hợp gặp người con gái đẹp như Kiều Nguyệt Nga, em có về nhà Kiều nguyệt Nga để được trả ơn?

- Em thử liên hệ với cuộc sống quanh em, chuyện anh hùng tìm cách để tạo cơ hội gặp mỹ nhân có phải là kĩ năng trong thời nay?

- Có một thực tế mà không có sách nào ghi đó là đặt câu hỏi với điều kiện cho điểm Học sinh rất lười học nhưng rất thích điểm cao, điểm thưởng Mặt nào đó là học để cho biết, để làm và “Văn học là nhân học” nhưng đối với nhận thức học sinh: điểm rất quan trọng

Đối với những câu khó, những câu hỏi có vấn đề thì không thể số đông trả lời

được và dám trả lời Tuy nhiên nếu giáo viên gợi rằng: câu này hơi khó nên sẽ thưởng điểm 10.Những lúc như vậy, dù những học sinh không thể trả lời cũng chú ý,

cố gắng suy nghĩ và dường như học sinh muốn xin giáo viên thêm thời gian để có thể trả lời

Học sinh không những muốn mình có điểm tốt, mà còn muốn chấm điểm trực tiếp cho bạn

Ví dụ: Khi tìm hiểu ý nghĩa của hình ảnh cây tre trong khổ thơ cuối của bài thơ “Viếng lăngBác” của Viễn Phương, giáo viên có thể hỏi câu hỏi:

Các em xứng đáng đạt điểm 10 nếu trả lời được câu hỏi sau:…

Trang 7

Nếu khổ thơ đầu, tác giả cũng miêu tả hình ảnh hàng tre thì đến khổ thư cuối, hình ảnh tre cũng được nhắc lại Tuy nhiên, dù lặp lại nhưng hình ảnh ấy lại mở ra nhiều

ý nghĩa mới.Em nào phát hiện và giải thích giùm cô?

- Nhiều giáo viên có quan niệm rằng: Khi đặt câu hỏi nên tạo cho học sinh có tâm thế chủ động, có nghĩa là không hỏi liên tục nhiều câu đối với một học sinh trong một cuộc đàm thoại Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy, học sinh rất thích được đối thoại với giáo viên thông qua câu hỏi

Ví dụ: Tại sao trong giây phút sắp chia tay anh Sáu không dám chào con của mình? Nếu chào bé Thu, anh có nghĩ rằng sẽ một lần nữa làm cho bé Thu sợ hãi? Em thử hình dung tâm trạng anh Sáu lúc ấy?

Để các câu hỏi được hỏi đồng thời đối với một học sinh thì phải có mạch chảy lô gíc, làm cho học sinh muốn bộc lộ, muốn trả lời tiếp

- Đặt câu hỏi không chỉ giúp học sinh tái hiện, phát hiện, nhận biết kiến thức mà còn giúp hoc sinh được mở rộng, nâng cao, liên hệ nhiều kiến thức mà trong phạm vi câu hỏi ở phần hướng dẫn học bài không thể hiện

Ví dụ: Khi phân tích quan niệm, khát vọng sống cao đẹp của nhà thơ Thanh Hải thể hiên qua bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, ta có thể cung cấp cho học sinh kiến thức về cái Tôi trong Thơ mới.

Em hãy so sánh ước nguyện.khao khát của hai nhà thơ được gửi gắm trong hai đoạn thơ sau?

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nổi trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc

(Mùa xuân nho nhỏ)

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều (Vộivàng)

- Giáo viên khi đặt câu hỏi cho học sinh thì chính bản thân giáo viên cũng được đặt ra trước những đối cực trong quá trình giải quyết vấn đề: Đó là mâu thuẫn giữa quan điểm học sinh và quan điểm nhà văn, mâu thuẫn giữa học sinh với nhau trong một

Trang 8

vấn đề đặt ra từ tác phẩm, mâu thuẫn ngay trong ý thức học sinh về cái đã biết và cái đang t ìm kiếm

Vì vậy giáo viên phải dự tính được mọi khả năng có thể xảy ra khi đặt câu hỏi

và phải nhạy bén tìm ra phương thức tối ưu để hướng dẫn học sinh

Giáo viên sẽ có một phương pháp để làm cho học sinh tâm phục khẩu phục bởi học sinh nhận ra sự nghèo nàn và sự ngộ nhận của chính mình

Ví dụ: Khi tìm hiểu bài thơ “Mây và sóng”: Khi nghe lời mời gọi của những người sống trên mây và trong sóng, em bé có thích thú không? Tại sao?Dù em bé rất thích nhưng em bé vẫn tư chối lơi mời gọi? Nếu là em, em có từ chối những trò chơi hấp dẫn, kì thú ấy không?Nếu cho em chọn lựa ở nhà cùng mẹ và đi chơi với những người bạn, những trò chơi hấp dẫn thì em sẽ lựa chọn điều gi?Trình bày lí do?

- Một trong những dạng câu hỏi quen thuộc, khuôn mẫu đó là câu hỏi để hiểu biết về hình thức nghệ thuật

Ta không nên hỏi: Đoạn thơ, nhân vật, hình ảnh… được tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng? (Nếu đặt câu hỏi như vậy thì không còn là nghệ thuật nữa)

Ví dụ: Tình huống bữa cơm trước ngày chia tay trong câu chuyện “Chiếc lược ngà”có thể đươc xem là tình huống cao trào không? Tại sao?Qua tình huống ấy, em

có nhận xét gì về tài năng của nhà văn?

- Không nên đặt những câu hỏi “đơn độc” mà phải kết hợp đề dẫn, gợi mở có tình huống hấp dẫn, nuôi dưỡng sức suy nghĩ, gây hứng thú bằng ngôn ngữ văn chương trong sáng, mạch lạc, giàu nhạc điệu và chuyển tải được sự trung thực của chính mình

Ví dụ: Khi đánh giá nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ “Nói với con”,

ta có thể gọi đãn như sau: Ngôn ngữ của thơ ca không phải la thứ ngôn ngữ xác ve sau mùa hè đã im bặt tiếng kêu, ngôn ngữ thơ ca là ngôn ngữ biến sinh mãnh liệt, ngôn ngữ tron bài thơ này có đạt được điều đó không?Tại sao?

Có rất nhiều dạng câu hỏi có thể sử dụng trong một giờ dạy học tác phẩm văn chương Dựa vào 5 cấp độ để tạo nên những câu hỏi sáng tạo, khích lệ, tạo hứng thú cho học sinh (Câu hỏi nhận biết; câu hỏi thông hiểu; câu hỏi nêu vấn đề; câu hỏi gợi mở; câu hỏi vận dụng)

- Câu hỏi phát hiện (phát hiện luận điểm chìm, ý then chốt)

- Câu hỏi phân tích – khái quát

- Câu hỏi phân tích – minh họa

- Câu hỏi so sánh – khái quát đồng loại

- Câu hỏi liên kết

- Câu hỏi tranh luận về nhận định, tư liệu

- Câu hỏi tổng hợp…

2.2.1.2 Một số câu hỏi tạo hứng thú cho học sinh khi dạy đoạn trích: “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê trong chương trình Ngữ văn lớp 9, tập 2.

Trang 9

* Phần giới thiệu chung về tác giả,

tác phẩm:

* Phần đọc – hiểu:

1 Ý nghĩa nhan đề

2 Khám phá, phân tích tình huống

truyện

- Liên hệ đề tài viết về chiến tranh,

về những cô gái thanh niên xung

phong trong các sáng tác

3 Nhân vật Phương Định…

- Hoàn cảnh của nhân vật

- Phân tích ngoại hình của Phương

Định

- Nếu giới hạn cho các em 3 luận điểm cơ bản

để trình bày về tác giả thì các em sẽ diễn đạt như thế nào?

- Những năm tháng đối diện trên con đường Trường Sơn đã mang đến cho Lê Minh Khuê những cảm hứng sáng tạo nào?

- Tác phẩm văn chương cũng có sinh mệnh,

và đối với tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”

nó cũng có một quá trình thai nghén, vậy em hãy trình bày sự hiểu biết của mình về sự ra đời của “Những ngôi sao xa xôi”?

- Khi nhà văn đặt một cái tên tức là cung cấp một cái mã để đọc tác phẩm Vậy nhan đề

“Những ngôi sao xa xôi” gợi cho em suy nghĩ gì?

- Tình huống là hoàn cảnh diễn biến sự việc, tạo sức hấp dẫn, khắc họa tính cách, tô đậm chủ đề Trong câu chuyện này, nhà văn đã xây dựng những tình huống nào?

- Trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại, lực lượng thanh niên xung phong có một vai trò hết sức quan trọng Vì vậy, viết về Trường Sơn không thể thiếu hình ảnh các cô gái thanh niên xung phong

Các em hãy cho biết, văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ đã có những câu thơ nào ghi lại những hình ảnh đẹp về những con người ấy?

- Trong tác phẩm văn học, hoàn cảnh có vai trò như thế nào? Các em nhớ lại hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên trong

“Lặng lẽ Sa Pa”? Trong câu chuyện này, nhân vật Phương Định cũng như đồng đội của mình phải sống trong điều kiện, hoàn cảnh như thế nào? So với hoàn cảnh của anh thanh niên có gì khác không?

- Trình bày ấn tượng đầu tiên về ngoại hình

Trang 10

- Sự khác biệt, khám phá mới mẻ

của Lê Minh Khuê khi viết về

những cô gái thanh niên xung

phong, về chiến tranh

- Phân tích vẻ đẹp tâm hồn, tính

cách của Phương Định

4 Đánh giá về nghệ thuật:

5 Khái quát về nội dung, ý nghĩa

của đoạn trích sau khi phân tích

nhân vật Phương Định:

của Phương Định?

Trong văn học trung đại, các tác giả miêu

tả vẻ đẹp của người phụ nữ qua bút phát gì? Hãy cho ví dụ?

Còn đối với Phương Định, nhà văn miêu tả ngoại hình có gì độc đáo? Tại sao?

- Em có bao giờ tự đánh giá vẻ đẹp của mình như nhân vật Phương Định? Cách nhân xét như vậy có phải là tự cao? …Vì vậy, qua những lời tự nhận xét về vẻ đẹp ngoại hình của Phương Định, em hiểu Phương Định là một cô gái có tính cách như thế nào?

- Nếu anh thanh niên trong câu chuyện “Lặng

lẽ Sa Pa” xem công việc với mình là đôi, nếu cất công việc đi anh sẽ buồn đến chết mất thì Phương Định khi nghĩ về những quả bom chưa nổ, khi nhìn những con đường khói cũng cho rằng: “việc gì cũng có cái thú của nó”

Em hiểu được điều gì từ những suy nghĩ của hai nhân vật này?

- Sau khi đoc câu chuyện, em thấy câu chuyện có hấp dẫn không? Lí giải cảm nhận của em? Để làm nên sức hấp dẫn của câu chuyện, ngoài lựa chọn ngôi kể, miêu tả tâm

lí nhân vât thì nhà văn còn thành công qua yếu tố nào? Em hãy nhớ lại cách phân tích đoạn trích, tác phẩm truyện ngắn để hình dung các yếu tố nghệ thuật của văn bản?

- Những cuộc chiến qua đi, những trang lịch

sử của dân tộc được sang trang, các chiến tuyến có thể được dựng lên hay san bằng Nhưng những tác phẩm nghệ thuật chân chính vẫn xuyên qua mọi thời đại bởi những tác phẩm ấy đã viết về trái tim con người Em cảm nhận được điều gì cao đẹp từ trái tim, tâm hồn của Phương Định? Và qua nhân vật,

em hãy trình bày điều mà nhà văn muốn tái hiện, gửi gắm đến chúng ta ?

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w