1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh yêu thích phân môn âm nhạc trong giờ học ở trường thcs

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Biện Pháp Tạo Hứng Thú Cho Học Sinh Yêu Thích Phân Môn Âm Nhạc Trong Giờ Học Ở Trường THCS
Tác giả Lê Thị Lành
Trường học Trường TH&THCS Đại Tân
Chuyên ngành Nghệ thuật
Thể loại Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đại Lộc
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 73,5 KB

Nội dung

- Từ thực tiễn giảng dạy cũng như thực tiễn của học sinh nông thôn ít có điều kiện để tiếp nhận tri thức về âm nhạc, nếu giáo viên tạo được hưng thú trong giảng dạy và học tập sẽ giúp ch

Trang 1

Tên đề tài:

“MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH YÊU THÍCH

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC

TRƯỜNG TH&THCS ĐẠI TÂN

****************

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Môn :Nghệ thuật Phân môn :Âm nhạc

Tên đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH YÊU THÍCH PHÂN MÔN ÂM NHẠC TRONG

GIỜ HỌC Ở TRƯỜNG THCS”

GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: LÊ THỊ LÀNH

Tháng 5/2024

Trang 2

Tên đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH YÊU THÍCH PHÂN MÔN ÂM NHẠC TRONG GIỜ HỌC Ở TRƯỜNG THCS”

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Âm nhạc là một nhu cầu nhận thức hoạt động và giải trí của xã hội loại người Phân môn âm nhạc THCS không nhằm mục đích đào tạo các em thành những ca sĩ, nghệ sĩ chuyên nghiệp, mà chủ yếu thông qua môn học nhằm tác động vào thế

giới tinh thần của các em, giúp các em có sự phát triển hài hoà, toàn diện về nhân cách

Qua môn học này học sinh có thể thấy được môn âm nhạc là một liều thuốc

tinh thần, tạo sự hưng phấn trong học tập và cảm nhận được phần nào sự hấp dẫn của thế giới âm nhạc “Tiếng hát vẫn là hoa thơm, là không khí và là ánh sáng

mặt trời của trái đất”.Phân môn âm nhạc ở trường THCS sẽ cùng các môn học khác phát triển năng lựctư duy, trí tuệ, tạo cho các em một trình độ văn hoá âm nhạc, góp phần đào tạonhững người lao động phát triển, toàn diện về Đức - Trí - Thể- Mỹ (theo nghị quyết TW II của Đảng về mục tiêu giáo dục)

Xuất phát từ mục tiêu giáo dục phổ thông nói chung và tầm quan trọng của

phân môn âm nhạc THCS nói riêng

Giáo dục phổ thông nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện, không

những nâng cao hiểu biết về kiến thức văn hoá mà còn phát huy năng lực cảm thụ

âm nhạc và những năng khiếu âm nhạc khác

Trang 3

- Xuất phát từ đặc trưng bộ môn thuộc phạm trù nghệ thuật đòi hỏi sự hứng

thú cao

- Xuất phát từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp là phát huy tính tích cực

chủ động sáng tạo của học sinh Có như vậy các em mới có điều kiện khắc phục

khó khăn tiếp nhận kiến thức mới

- Xuất phát từ tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 8 là lứa tuổi nhạy cảm hiếu động

ham thích ca hát Nếu giáo viên gây được hứng thú trong bài dạy sẽ tạo cho học

sinh sự phấn chấn, hào hứng để tiếp thu bài học một cách có hiệu quả

- Từ thực tiễn giảng dạy cũng như thực tiễn của học sinh nông thôn ít có điều

kiện để tiếp nhận tri thức về âm nhạc, nếu giáo viên tạo được hưng thú trong

giảng dạy và học tập sẽ giúp cho học sinh say mê học tập

- Từ những lý do nói trên, bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy

môn âm nhạc, tôi nhận thấy việc gây hứng thú cho học sinh trong học tập âm

nhạc là một trong những giải pháp hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất

lượng trong việc dạy và học Vì vậy nó là động lực giúp tôi đi sâu tìm tòi rút kinh nghiệm để cho giờ học sinh động và nhiều em yêu thích học môn âm nhạc

Từ những vấn đề nêu trên, trong quá trình dạy học tôi đã sử dụng biện pháp: “Sử dụng một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh yêu thích môn âm nhạc trong giờ học ở trường

II CÁCH THỨC THỰC HIỆN:

Trang 4

Rõ ràng ngay từ bước chân của giáo viên vào lớp với thái độ vui vẻ thân mật đối với học sinh, việc đánh giá công bằng trong kiểm tra miệng cũng là những yếu tố góp phần tạo nên không khí hào hứng chung của cả lớp để chuẩn bị 4 bước vào bài học mới, nhưng sự hứng thú học tập của học sinh chỉ thực sự bắt đầu với phần giới thiệu bài mới Lớp học phải sinh động thông qua sự kết hợp giữa người dạy và người học Cụ thể như sau:

1. Hình thức dùng chuỗi câu hỏi, bài tập ôn lại kiến thức cũ trong hoạt động khởi động làm xuất hiện vấn đề cần giải quyết:

Với hình thức này giáo viên đưa ra một số câu hỏi cho các em suy nghĩ giơ tay trả lời, trong đó có câu hỏi ở mức độ dễ dành cho mọi đối tượng học sinh (ưu tiên cho học sinh yếu nhằm động viên các em) Và 1 câu hỏi/bài tập có vấn đề cần giải quyết trong hoạt động tiếp theo Từ đó các em phải suy nghĩ tưởng tượng ra vấn đề cần liên quan đến bài học, giúp các em tập trung hơn, và mong muốn được khám phá kiến thức mới Hình thức này thì đa số các bài lí thuyết và các bài thực hành đều có thể áp dụng được

và có thể áp dụng cho tất cả các lớp học

2.Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh nhằm gây hứng thú học tập cho các em:

Thực chất của việc học tập là chuổi vấn đề được đặt ra, được nhận thức rồi được đặt ra và được ra mục tiêu ở mức độ cao hơn, đặc trưng của học môn âm nhạc chủ yếu là thực hành, thực hành là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt quá trình dạy và học Thông qua thực hành để dạy lý thuyết, lấy lý thuyết để củng cố kỹ năng thực

Trang 5

hành trên cơ sở sử dụng thời gian trên lớp một cách tối ưu (tránh thời gian chết)

để tất cả học sinh được nhìn, nghe và luyện tập nhiều Thực tế cho thấy nếu trong một tiết học, giáo viên đặt ra nhiều câu hỏi vừa sức đối với học sinh, học sinh dể hiểu, dể nhớ, hay cho các em nghe hay tự thể hiện nhiều thì học sinh sẽ rất có hứng thú học tập và giờ dạy sẽ đạt kết quả cao hơn

3.Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học

Tránh cách dạy thông báo khô khan tẻ nhạt Giáo viên phải nắm chắc đặc trưng môn học âm nhạc để có cách dạy cho phù hợp, giờ học âm nhạc phải là giờ học nghệ thuật hấp dẫn với phương châm: học vui - vui học Tránh dạy lý thuyết trừu tượng và dạy tập đọc nhạc nặng nề, căng thắng Phải vận dụng mọi phương pháp để cải tiến cách dạy từng phân môn

Theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh Bổ sung sáng tạo thêm nhiều thủ pháp sinh động, hấp dẫn, đa dạng hoá cách thức truyền đạt ở mỗi bài học mỗi tiết

a.Đối với phần học hát

Muốn gây hứng thú cho học sinh thì giáo viên là người có vai trò hết sức quan trọng, đó là quá trình chuẩn bị của giáo viên: giọng hát, phong cách biểu diễn cách tiến hành dạy hát theo lối móc xích, giáo viên hát mẫu rồi bắt nhịp cho học sinh hát giáo viên có thể đánh đàn giai điệu cho học sinh nghe từng câu ngắn và tập hát lời ca Sau khi tập hết toàn bộ lời ca của bài hát, giáo viên tập cho học sinh một số động tác múa phụ hoạ cho bài hát Học sinh kết hợp một số động tác

Trang 6

múa đơn giản hoặc vỗ tay theo nhịp Cuối cùng cho học sinh biểu diễn theo nhóm hát múa phụ họa và từng cá nhân thể hiện theo phong cách tự do

b Đối với lý thuyết âm nhạc và đọc nhạc

Lâu nay khi dạy về nhạc lý giáo viên thường định nghĩa, giảng giải ít xuất phát từ thực tiễn âm nhạc qua các ví dụ sinh động để rút ra nhận nhận xét, kết luận Về tập đọc nhạc các giáo viên chịu ảnh hưởng sâu sắc phương pháp dạy cho học sinh chuyên nghiệp âm nhạc, gây nên tâm lý căng thẳng nặng nề không cần thiết, làm cho học sinh cảm thấy nặng nề trong giờ tập đọc nhạc Những tiết dạy như vậy thường kém hiệu quả, học sinh không hứng thú học Vì vậy để tạo cho các em sự hứng thú trong giờ học lý thuyết và tập đọc nhạc, trước hết giáo viên nên cho học sinh tập đọc cao độ và đánh đàn giai điệu từng câu cho các em nghe

Kỹ năng thể hiện trường độ và tiết tấu phải được quan tâm nhiều hơn nữa bằng những bài tập riêng trong nhiều tiết học Giáo viên đàn từng câu ngắn để các em đọc theo đúng tên nốt nhạc và cuối cùng học sinh trong lớp đọc đúng được cả bài đọc nhạc

Dạy nhạc lý - tập đọc nhạc, giáo viên phải thật nhẹ nhàng Khi cho học sinh thể hiện bài thì giáo viên nên cho những học sinh khá thể hiện bài trước để những học sinh trung bình cảm nhận và tự tin hơn khi các em đứng dậy thể hiện bài

c Đối với dạy âm nhạc thường thức

Trang 7

Phân môn này bao gồm các nội dung: Giới thiệu tác giả - tác phẩm, nghe nhạc và một số kiến thức liên quan đến đời sống âm nhạc Để tạo ra hứng thú đối với phân môn này giáo viên có thể tiến hành dưới các hình thức: Đọc truyện, kể chuyện

Xem tranh và giait thích

Xem Vedeo hoặc giáo viên tự trình bày tác phẩm

Trường hợp đọc, kể chuyện theo sách có thể giáo viên đọc cho cả lớp nghe Nếu cần tóm tắt ý chính và nêu câu hỏi cho học sinh trả lời Bài nào có tranh minh hoạ thì giáo viên nên sưu tầm và phóng to những hình vẻ trong sách treo lên bảng Mỗi câu chuyện kể phải nhấn mạnh những ý chính để gây ấn tượng cho các em.Bên cạnh đó lời nói, giọng hát, phong cách của giáo viên là hết sức quan trọng, đây là một trong những yếu tố gây nên hứng thú học tập đối với học sinh

4.Trong quá trình giảng dạy cần đưa vào một số trò chơi để vừa nâng cao hiệu quả bài học, vừa tạo hứng thú cho học sinh.

Thực tế cho thấy nếu trong một tiết học giáo viên dành ít thời gian tổ chức trò chơi cho học sinh thì học sinh rất hào hứng học Trong âm nhạc có rất nhiều trò chơi nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh, nhưng trò chơi phải phù hợp với từng bài học cụ thể:

Ví dụ: Trong học hát có trò chơi “Nhìn tranh đoán tên bài hát”, “Nghe nhạc đoán bài hát, nghe tiết tấu đoán câu hát ”

Trang 8

Trong tiết tập đọc nhạc có thể cho học sinh chơi trò chơi “Nghe nhạc đoán tên nốt nhạc hoặc ghi tiết tấu bài hát

5.Giáo viên phải biết sử dụng phương Tiện dạy dọc một cách thành thạo, đó là một yếu tố gây cảm hứng học tập cho học sinh.

Một giờ học sinh động giáo viên không thể không sử dụng phương tiện dạy học Đồ dùng dạy học phổ biến đó là sách giáo khoa, nhạc cụ và tranh ảnh Các phương tiện đó giáo viên phải biết sử dụng cho phù hợp với nội dung từng bài học Biết minh hoạ một cách nhuần nhuyễn, thú vị thì sẽ kích thích được hứng thú học tập của các em Qua quá trình dạy học đã cho thấy, nếu chỉ lặp đi lặp lại những kiến thức và nội dung trong sách giáo khoa thì học sinh sẽ không hứng thú học tập và vai trò của giáo viên trên lớp cũng không phát huy được Mặt khác nêu biết kết hợp và lồng ghép phù hợp một số nội dung ngoài sách giáo khoa thì tiết học sẽ rất hấp dẫn và sinh động Vì vậy giáo viên cần phải biết kết hợp kiến thức sách giáo khoa nhưng cũng cần mở rộng kiến thức một cách khoa học Đặc biệt với môn âm nhạc Giáo viên dạy âm nhạc không có nhạc cụ, không biết sử dụng nhạc cụ thì tiết học sẽ trở nên nhàm chán, hiệu quả bài dạy sẽ không cao Các mẩu chuyện tranh ảnh đòi hỏi giáo viên phải có để minh hoạ thêm cho học sinh, ngoài

ra học sinh cũng phải có đầy đủ các phương tiện học tập như: sách, vở, bút, bảng phụ

Trang 9

6/ Tăng cường các hoạt động âm nhạc trong trường để học sinh được xem, được nghe, được thể hiện và bình luận:

Bằng các hình thức tổ chức nhiều Hội thi văn nghệ về các chủ đề, các buổi ngoại khoá âm nhạc nói về các nhạc sĩ giúp cho học sinh có niềm say mê hứng thú trong học tập, qua đó nhằm phát hiện những học sinh có năng khiếu âm nhạc

và bồi dưỡng cho các em phát huy khả năng âm nhạc của mình

7 Hình thức đóng vai làm người dẫn chương trình: Một bạn tình nguyện đứng

lên trước lớp hoặc giáo viên chỉ định câu hỏi liên quan đến nội dung bài học trước (yêu cầu học sinh chuẩn bị trước) Phải biết nhận xét đúng sai phần trả lời và phải có phản hồi Sau đó cả lớp thảo luận chốt lại Hình thức này phù hợp với các lớp có số học sinh khá giỏi nhỉnh hơn các lớp khác Và có thể sử dụng trong tất cả các tiết học

âm nhạc

8 Sử dụng hình thức trực quan: Đây là loại hình thức đặc trưng cho bộ môn tin

học, không chỉ sử dụng trong riêng hoạt động khởi động và bổ trợ cho môn âm nhạc

- Có thể sử dụng các hình ảnh chụp lại từ màn hình, các hình ảnh sưu tầm, video liên quan đến tiết dạy

- Sử dụng các thiết bị tin học để mô tả (tiết dạy có liên quan đến thiết bị tin học

III KẾT QUẢ THỰC HIỆN:

Qua thời gian giảng dạy và áp dụng các biện pháp nói trên, trong những năm qua tôi nhận thấy đa số học sinh đều rất hứng thú học tập, kết quả các bài kiểm tra

Trang 10

của học sinh đều đạt kết quả cao, 100% đều đạt điểm đánh giá điểm (Đạt) có nhiều em tỏ

ra có năng khiếu về bộ môn âm nhạc thông qua các buổi trình diễn văn nghệ ở trường

IV KẾT LUẬN:

Có thể nói rằng môn nghệ thuật nói chung và phân môn âm nhạc ở trường THCS

có vị trí quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ Ngày nay với nội dung chương

pháp dạy học, người giáo viên phải không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ Ngoài những môn học chính thì môn học âm nhạc giúp cho học sinh phát trển thị hiếu thẩm mỹ nghệ thuật nâng cao dần một bước về tiếp xúc với âm nhạc tạo đà cho sự giáo dục và phát triển toàn diện về nhân cách Việc dạy phân môn âm nhạc ở trường THCS trong quá trình đổi mới ngày nay là vô cùng cần thiết Tất cả các giáo viên đứng lớp, giáo viên chuyên biệt và các cấp chỉ đạo cần hiểu rõ điều này để môn âm nhạc ngày càng phát huy tác dụng góp phần vào sự nghiệp đào tạo các em cho tương lai đất nước

Từ thực trạng dạy học phân môn âm nhạc ở trường THCS, từ kiến thức được học trong nhà trường bản thân tôi đã đúc rút ra một số kinh nghiệm Có thể nói phần lớn các yếu tố làm cho học sinh hứng thú học tập đó là đều phụ thuộc vào vai trò của giáo viên

Những cách thức, những con đường gây hứng thú cho học sinh trong học tập môn âm nhạc là hết sức phong phú, mỗi người có một phương pháp biện pháp riêng của mình

Trang 11

Người thực hiện

Lê Thị Lành

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:30

w