1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong công tác bồi dưỡng hsg môn ngữ văn 6 ở trường thcs

16 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong công tác bồi dưỡng HSG môn Ngữ Văn 6 ở trường THCS
Tác giả Phan Thị Hiền
Trường học Trường THCS Mai Thủy
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại SKKN
Năm xuất bản 2023
Thành phố Quảng Bình
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 659,94 KB

Nội dung

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHŨ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập -Tự do- Hạnh Phúc ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HSG MÔN NGỮ VĂN 6 Ở TRƯỜNG THCS Quảng Bình, thán

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHŨ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập -Tự do- Hạnh Phúc

ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HSG MÔN

NGỮ VĂN 6 Ở TRƯỜNG THCS

Quảng Bình, tháng 05 năm 2023

Trang 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHŨ NGHĨA VIỆT NAM

Độc l p -T do- H nh Phúcập -Tự do- Hạnh Phúc ự do- Hạnh Phúc ạnh Phúc

ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HSG MÔN

NGỮ VĂN 6 Ở TRƯỜNG THCS

Họ và tên: Phan Thị Hiền Chức vụ: Giáo viên Ngữ Văn Đơn vị công tác: Trường THCS Mai Thủy

Quảng Bình, tháng 05 năm 2023

Trang 3

1 PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Lí do chọn đề tài

Môn Ngữ văn trong nhà trường THCS có một vị trí rất quan trọng Nó cung cấp cho các em những hiểu biết cơ bản về tác phẩm văn học, bồi dưỡng cho các em những tư tưởng, tình cảm cao đẹp, rèn luyện cho các em lối tư duy khoa học, sự suy nghĩ, chủ động sáng tạo trong cuộc sống cũng như trong học tập Trên lĩnh vực giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề đã và đang được đề cập và bình luận sôi nổi Điều đổi mới quan trọng nhất là trong giờ học, học sinh đóng vai trò chủ động, giáo viên đóng vai trò chủ đạo, có nghĩa là học sinh phải chủ động, tích cực sáng tạo để tự tìm kiếm và nắm bắt kiến thức; giáo viên là người giúp đỡ, hướng dẫn, gợi mở cho học sinh Để đạt được mục đích hoạt động đổi mới của phương pháp dạy học môn Ngữ văn, bản thân người giáo viên phải tự tìm tòi phương pháp thích hợp nhằm gây hứng thú cho học sinh Các em chỉ thực sự nắm vững cái mà chính các em đã dành được bằng hoạt động của bản thân mình Bởi hiện nay, học sinh có xu hướng xem nhẹ việc học những môn xã hội nói chung, môn Ngữ văn nói riêng Những bài thơ hay, những câu chuyện bổ ích không dễ gì đi vào lòng người Các em không say mê yêu thích học Văn và việc các em “xin” tham gia vào đội tuyển HSG Văn lại càng “hiếm” Chính vì thế lại càng đòi hỏi người giáo viên – giáo viên Ngữ văn phải có phương pháp dạy học cũng như kiểm tra đánh giá có hiệu quả để các em có niềm yêu thích, đam mê, ý thức tốt với môn học, có kĩ năng làm một bài văn ở mỗi thể loại

Vậy làm thế nào để học sinh say mê, hứng thú trong giờ học Ngữ văn nói chung và trong công tác bồi dưỡng HSG Ngữ văn nói riêng? Làm thế nào để phát huy được sự chủ động, sáng tạo của học sinh trong các giờ học bồi dưỡng? Thực hiện được vấn đề này quả không đơn giản, nó đòi hỏi mỗi giáo viên dạy văn phải mất nhiều thời gian và công sức tìm tòi sáng tạo cho mỗi giờ lên lớp Xuất phát từ

thực tế trên, tôi xin trình bày SKKN "Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh

trong công tác bồi dưỡng HSG môn Ngữ văn 6 ở trường THCS", xin được trao

Trang 4

đổi một vài kinh nghiệm của cá nhân để tìm ra phương pháp giảng dạy bồi dưỡng tối

ưu nhằm đạt hiệu quả trong sự nghiệp trồng người của giáo dục huyện nhà

Điểm mới của đề tài: Văn chương là phương tiện cơ bản để con người đi

đến thành công trong cuộc sống, thành công trong các lĩnh vực khoa học Vì đó là môn học để am hiểu, trình bày những kiến thức khoa học, giúp người học nâng cao cảm xúc thẩm mỹ, hướng đến lẽ sống cao đẹp Thông qua những hình tượng văn học sẽ giúp ta yêu cái thiện, ghét cái ác, trân trọng cái cao cả, khinh bỉ cái thấp hèn Môn học có vị trí quan trọng như vậy nhưng những năm gần đây số lượng học sinh giỏi ít dần, thậm chí những em có năng khiếu được giáo viên giảng dạy bộ môn chọn vào đội tuyển học sinh giỏi thì từ chối với lí do “đã đăng kí vào đội tuyển các môn khoa học tự nhiên rồi”

Đã có một số GV nghiên cứu và làm đề tài này nhưng với tôi là một giáo viên trẻ, tuổi nghề còn non nên việc đảm nhận công tác bồi dưỡng HSG Văn 6 là một cuộc thi và là một sân chơi mới nên có không ít khó khăn trong quá trình nghiên cứu

và giảng dạy cho học sinh Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra một số kế hoạch, biện pháp nhằm gây hứng thú cho người học, góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng học

sinh giỏi môn Ngữ Văn 6

Điểm mới của đề tài tôi đang nghiên cứu là ở chỗ:

- Khi thực hiện các biện pháp này trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tôi

đã nắm chắc cách thức thực hiện, cách ra đề và phương pháp bồi dưỡng trong việc tạo hứng thú, tư thế tiếp nhận và rèn các kỹ năng làm bài, hệ thống kiến thức cho học sinh từ cơ bản đến nâng cao

- Hạn chế được học sinh khi đã tham gia bồi dưỡng môn Văn rồi mà chán nản, xin theo môn khác

- Kích thích niềm đam mê, yêu thích môn Văn, say mê trong học tập và ham học hỏi, biết cách tích lũy kiến thức trong sách giáo khoa, sách tham khảo và tài liệu khác

Trang 5

- Một số em tham gia bồi dưỡng, đi thi không có giải nhưng các em vẫn hào hứng và nuôi hi vọng được chọn bồi dưỡng ở lớp trên

- Kết quả thi học sinh giỏi cấp trường cấp huyện có nhiều thành tích đáng kể Việc áp dụng phương pháp mới này trong dạy bồi dưỡng HSG của bản thân và đồng nghiệp ở trường tôi đã có nhiều sự thay đổi theo chiều hướng tích cực

1.2 Phạm vi áp dụng của đề tài

Bồi dưỡng học sinh giỏi là một việc làm cần thiết đối với tất cả các khối lớp trong nhà trường Ở đây tôi chỉ nghiên cứu trong phạm vi hẹp đó là bàn về một số biện pháp tạo hứng thú nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn 6 tại nơi tôi công tác

2 PHẦN NỘI DUNG.

2.1 Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu.

Thực tiễn trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn đặc biệt là giáo viên tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi thì giáo viên và học sinh cũng gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:

2.1.1 Thuận lợi:

+ Về phía nhà trường:

- Được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát và kịp thời của Ban giám hiệu nhà trường, có những kế hoạch cụ thể, lâu dài trong quá trình tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi

- Sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân đặc biệt là sự đồng hành của Hội cha

mẹ học sinh

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị trong nhà trường phục vụ tương đối đầy đủ giúp cho việc dạy và học ngày càng tốt hơn

- Đội ngũ giáo viên nhà trường nhiệt tình, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, đại bộ phận đạt và trên chuẩn, có nhiều giáo viên giỏi, có năng lực, kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi

+ Về phía học sinh:

Trang 6

- Học sinh nơi tôi công tác chăm ngoan, những em có năng khiếu bộ môn thì chịu khó và say mê, có hứng thú rất cao khi được chọn để tham gia bồi dưỡng

2.1.2 Khó khăn:

+ Về phía nhà trường:

- Cơ sở vật chất phòng học để bồi dưỡng học sinh còn thiếu, nhà trường chỉ

đủ phòng dạy học văn hoá 2 buổi/ ngày

+ Về phía giáo viên:

- Công tác tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng để nâng cao chất lượng dạy học sinh giỏi đòi hỏi nhiều thời gian, tâm huyết Cùng với đó trách nhiệm lại nặng nề, áp lực công việc lớn cũng là những khó khăn không nhỏ với giáo viên bồi dưỡng

- Giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải bảo đảm chất lượng đại trà, vừa phải hoàn thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn, còn cả công tác kiêm nhiệm Do đó việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế

- Giáo viên bồi dưỡng đều phải tự soạn chương trình dạy theo kinh nghiệm của bản thân, theo chủ quan tự nghiên cứu, tự sưu tầm tài liệu

- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên còn gặp một số khó khăn như bài tập Ngữ văn đa dạng, trừu tượng phong phú bởi lượng kiến thức của chương trình sách giáo khoa mới với yêu cầu ngày càng cao… nếu không đủ thời gian nghiên cứu và phương pháp lựa chọn bài tập thích hợp thì dễ bị phiến diện, chọn bài tập dễ quá hoặc khó quá sẽ gây cho học sinh tâm lí “sợ” học Văn hoặc chán nản

+ Về phía học sinh:

- Học sinh vẫn chưa thực sự tích cực tham gia các đội tuyển để bồi dưỡng Việc bồi dưỡng học sinh để dự thi các cấp quá nặng nề vì tính chất thời vụ mà gây ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và sức khỏe của học sinh

- Một số gia đình có ý hướng con em mình vào các môn học “thời thượng” như Toán, Anh… nên các em có ý thức xem nhẹ bộ môn, không chủ động tham gia đội tuyển hoặc học cho lấy lệ

- Học sinh học chương trình chính khóa phải học quá nhiều môn, lại phải học thêm những môn khác, cộng thêm chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi nên rất hạn

Trang 7

chế về thời gian tự học, nên các em đầu tư ít thời gian cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi, do đó kết quả không cao là điều tất yếu

- Một số học sinh tham gia bồi dưỡng chưa cố gắng nhiều nên kết quả thi học sinh giỏi chưa cao

- Một bộ phận gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn, có phụ huynh còn thờ ơ, ít quan tâm đến việc học tập của con em, không mua đủ tài liệu tham khảo nên ảnh hưởng đến việc bồi dưỡng của các em

Qua khảo sát cho học sinh điền vào phiếu điều tra để chọn đội tuyển bồi dưỡng Văn 6 của trường đầu năm học: 2022-2023 (chưa áp dụng đề tài):

Không thích Bình thường Thích Số

lượng Tỉ lệ

Số lượng Tỉ lệ

Số lượng Tỉ lệ

Kết quả trên đây cho thấy tỉ lệ học sinh thích học và có nguyện vọng tham gia vào đội tuyển HSG Văn còn khá thấp, nguyên nhân mấu chốt là học sinh phần nhiều chưa có đam mê, niềm yêu thích đối với môn học, chưa nhận thức rõ vị trí và tầm quan trọng của việc học Ngữ văn trong chương trình

Do đó việc đưa ra các giải pháp để khắc phục tình trạng “chán” học Văn,

“ngại” tham gia đội tuyển HSG Văn là rất cần thiết Trước những thuận lợi và khó khăn trên và qua nhiều năm tham gia công tác bồi dưỡng HSG, tôi nhận thấy để tăng hứng thú cho học sinh, nâng cao số lượng cũng như chất lượng trong công tác này cần thực hiện tốt những giải pháp sau đây

2.2 Các giải pháp thực hiện

Sau khi khảo sát, lựa chọn các em có niềm say mê yêu thích văn chương, thực sự muốn tham gia vào đội tuyển HSG Văn, nắm bắt các ưu nhược điểm của

Trang 8

lớp, trong đầu tôi luôn có một câu hỏi “Làm thế nào để các tiết học bồi dưỡng thực

sự lôi cuốn, hữu ích với các em?” Tôi đi tìm câu trả lời bằng cách lắng nghe các em, tiến hành điều tra khảo sát với câu hỏi “Các em mong muốn điều gì khi tham gia đội tuyển?” và đa phần câu trả lời tôi nhận lại là: “Thích được tiếp thu kiến thức, thích những tiết học sôi động có trò chơi, thích được nghiên cứu, thích những tiết học ngoài trời…” Nói đến những điều các em thích dường như tôi nhận thấy trong mắt các em có những tia nắng, các em nói mãi không thôi như đó là một niềm ao ước mãnh liệt mà các em chưa từng có Vậy là tôi lại tiếp tục trên con đường trả lời câu hỏi do mình đặt ra “Bao lâu nay mình đã làm gì? Cần phải thay đổi như thế nào để các em có thể thỏa mãn những niềm mong ước kia?” Và tôi đã nhận ra việc tạo hứng thú trong các tiết học bồi dưỡng, trong các dạng bài tập giao cho học sinh nó quan trọng đến nhường nào và việc tạo niềm hứng thú về những điều các em chưa biết, về một kiến thức khô khan là một điều rất quan trọng không chỉ giúp các em ghi nhớ, lĩnh hội nhanh bài học mà ngay cả giáo viên cũng có niềm động lực để dìu dắt các

em trên con đường chiếm lĩnh tri thức Sau đây tôi xin đưa ra một số biện pháp nhằm tạo hứng thú trong công tác bồi dưỡng cho học sinh đội tuyển Ngữ văn như sau:

2.2.1 Tạo hứng thú học tập bằng cách làm cho học sinh nhận thức được mục tiêu, lợi ích của việc học Văn và tham gia đội tuyển HSG Văn

Hứng thú là một thuộc tính tâm lí mang tính đặc thù của cá nhân Hứng thú

có tính lựa chọn Đối tượng của hứng thú chỉ là những cái cần thiết, có giá trị, có sức hấp dẫn với học sinh Vậy vấn đề gì thu hút sự quan tâm, chú ý tìm hiểu của các em? Trả lời được câu hỏi này nghĩa là người GV đã sống cùng với đời sống tinh thần, biến đổi những nhiệm vụ học tập khô khan phù hợp với những mong muốn, nhu cầu, sở thích, nguyện vọng (tất nhiên là phải tích cực, chính đáng) của học sinh

Hứng thú học tập trước hết được tạo ra bằng cách làm cho HS ý thức được lợi ích của việc học để tạo nên động cơ học tập Mục tiêu này có thể được trình bày một cách tường minh ngay trong tài liệu học tập hoặc có thể trình bày thông qua các tình huống dạy học cụ thể Ngay từ những ngày đầu HS đến trường, chúng ta cần làm cho các em nhận thức về lợi ích của việc tham gia đội tuyển HSG Văn một cách tích cực và thiết thực

Đã có nhiều bạn học sinh cho rằng việc học bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi chỉ dành cho trường chuyên lớp chọn, nếu không chắc suất được đi thi thì nên

bỏ cuộc sớm Thực tế cho thấy, dù có được đi thi hay đi thi có đạt giải hay không

Trang 9

chỉ là thành quả bước đầu Quan trọng nhất vẫn là những phẩm chất được rèn luyện khi các bạn trải qua quãng thời gian học đội tuyển Trải qua quãng thời gian này, bạn sẽ biết cách học tập, nghiên cứu trong thời gian có hạn với lượng kiến thức lớn Các thầy cô giáo sẽ không chỉ dạy bạn về kiến thức mà còn giúp bạn tự định hướng được cách học, cách tư duy Sau này khi lớn lên, nhìn lại bạn sẽ thấy quãng thời gian học ở đội tuyển ý nghĩa như thế nào với con đường học tập của bản thân

Với mỗi bài học trong các chuyên đề cụ thể, giáo viên cần giúp cho học sinh nhận ra tính lợi ích của một nội dung nào đó Chẳng hạn, sự cần thiết của từ

đồng âm sẽ được làm rõ khi chỉ ra sự khác nhau về nghĩa của các cụm từ: Cánh

đồng – tượng đồng – một nghìn đồng Tính lợi ích của một nội dung dạy học cũng

được thể hiện rõ khi chúng ta đặt ra sự đối lập giữa “có nó” và “không có nó”, ví

dụ: Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta không thể tạo lập được các văn bản? Chuyện gì

sẽ xảy ra khi chúng ta không có những từ đồng âm, đa nghĩa, không có câu ghép?

2.2.2 Tạo hứng thú bằng việc xây dựng nội quy lớp học

Nghe có vẻ hơi vô lí khi việc xây dựng nội quy lớp học lại tạo nên hứng thú, nhưng theo tôi, chính những nội quy riêng mà lớp đưa ra cho các em khi đã quyết định “dấn thân” vào quá trình khổ luyện này sẽ tạo ra một bầu không khí tích cực và thuận lợi cho việc học tập Và chính học sinh sẽ là người tham gia vào xây dựng nội dung của bản nội quy ấy

Các bước xây dựng nội quy lớp học:

- Bước 1: Giáo viên lấy ý kiến của học sinh về những nội dung cần có trong nội quy lớp học Ở bước này giáo viên sẽ chia học sinh trong lớp ra thành những nhóm nhỏ để thảo luận Học sinh đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi như:

+ Mong muốn của học sinh khi tham gia đội tuyển bồi dưỡng

+ Mong muốn lớp mình sẽ như thế nào,…

+ Em có mong muốn gì về bạn bè và thầy cô

Qua đó hiểu được nguyên vọng của các em để xây dựng nội quy phù hợp Các

ý kiến đóng góp, thể hiện nhu cầu chính đáng sẽ được tiếp thu, thảo luận Sau đó từng cá nhân sẽ đưa ra ý kiến rồi thống nhất và đưa ra ý kiến của nhóm Đây là ý kiến chung được nhóm đồng ý, tán thưởng cũng như mong muốn được thực hiện

- Bước 2: Các nhóm chia sẻ ý kiến và thống nhất ý tưởng:

Trang 10

+ Từng nhóm chia sẻ ý kiến của nhóm mình cho cả lớp nghe.

+ Tổng hợp các ý kiến lên bảng theo hướng xây dựng, mong muốn trong nội quy chung

+ Cả lớp góp ý, điều chỉnh, nhất trí ý kiến chung về các điều mọi người mong muốn để lớp được quản lý tốt hơn

Giáo viên sẽ tổng hợp lại ý kiến của các nhóm và đưa ra những nội dung cần

có trong nội quy lớp học đã được các nhóm thảo luận đưa ra Trên tinh thần quản lý

và dẫn dắt, giáo viên phải định hướng trong nhu cầu tiếp cận nội quy

- Bước 3: Thống nhất về nội quy lớp học:

Giáo viên cho cả lớp thảo luận chung về nội quy lớp học đã đưa ra; Việc thống nhất này giúp chọn lọc các ý, khía cạnh cần quy định trong nội quy Học sinh viết ra những nguyên tắc mà các em cảm thấy quan trọng và cần thiết phải có để xây dựng nội quy lớp học Đây là bước chọn lọc để có được nội quy thống nhất, bao quát cũng như cụ thể nhất

- Bước 4: Cam kết thực hiện nội quy lớp học:

Tất cả mọi học sinh trong lớp cam kết thực hiện đúng nội quy đã đặt ra Sau khi nội quy đã được tổng hợp và chọn lọc mang đến sự hoàn chỉnh

+ Nếu học sinh không tuân thủ nội quy của lớp học điều gì sẽ xảy ra? Nếu tất

cả mọi người tuân thủ nội quy lớp học, điều gì sẽ xảy ra?

+ Tại sao mỗi cá nhân cần biết chấp hành “kỉ luật” mà giáo viên đưa ra?

Ngược lại, nếu tất cả các học sinh đều tuân thủ các nội quy của lớp thì đó chắc chắn là một tập thể đoàn kết, luôn có ý thức đưa phong trào lớp đi lên, cùng nhau giúp đỡ học tập và cùng nhau tiến bộ

Tôi xin trích dẫn một số điều trong nội quy lớp bồi dưỡng của tôi giảng dạy:

1 Tôn trọng, đoàn kết, giúp đỡ nhau, nói lời hay, làm việc tốt và thực hiện nếp sống văn minh

2 Thi đua học tốt: Đi học đúng giờ; học bài và làm bài đầy đủ

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w