1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số biện pháp tạo hứng thú học văn cho học sinh trong giờ dạy nghệ thuật truyền thống của người việt ngữ văn 10

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp tạo hứng thú học văn cho học sinh trong giờ dạy về Nghệ thuật Truyền thống của Người Việt - Ngữ văn 10
Tác giả Nguyễn Thị Yên
Trường học Trường THPT Hoàng Lệ Kha
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 5,46 MB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓATRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHASÁNG KIẾN KINH NGHIỆMMỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC VĂNCHO HỌC SINH TRONG GIỜ DẠY VỀ NGHỆ THUẬTTRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT - NG

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC VĂN

CHO HỌC SINH TRONG GIỜ DẠY VỀ NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT - NGỮ VĂN 10

Người thực hiện: Nguyễn Thị Yên Chức vụ : Giáo viên

SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn

THANH HÓA NĂM 2024

Trang 2

MỤC LỤC

1 MỞ ĐẦU 2

1.1 Lí do chọn đề tài 2

1.2 Mục đích nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 3

2 NỘI DUNG 3

2.1 Cơ sở lí luận ……… ……… 3

2.2 Thực trạng vấn đề ……… ………… 4

2.3 Giải pháp và cách thức thực hiện……… ………5

2.3.1 Thay đổi cách đặt vấn đề vào bài mới (Khởi động) ……… 5

2.3.2 Sử dụng sơ đồ tư duy……… 11

2.3.3 Sử dụng sáng tạo và linh hoạt phiếu học tập……… ………… 13

2.3.4 Ứng dụng công nghệ thông tin ……… 16

2.3.4 Lồng ghép các trò chơi dạy học ……….,……… 17

2.4 Hiệu quả thực nghiệm 21

3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 22

3.1 Kết luận 22

3.2 Kiến nghị 22

Trang 3

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài.

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được Bộ giáo dục và đào tạoban hành tại Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/20218 Chương trìnhgiáo dục phổ thông tổng thể 2018 bao gồm: Chương trình giáo dục phổ thông

2018 cấp tiểu học, THCS và THPT Năm học 2022-2023, chương trình giáo dụcphổ thông 2018 cấp THPT đã được thực hiện ở khối lớp 10 Chương trình giáodục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, nănglực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tựhọc và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với nănglực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, họcnghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổithay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới

Với chương trình mới, hình thức, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giáphong phú hơn, theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo, rèn luyện phươngpháp tự học Học sinh không chỉ ngồi suy nghĩ trong lớp học mà còn ở ngoàilớp, ở gia đình, tại các di tích, danh lam thắng cảnh Đánh giá học sinh khôngchỉ dựa trên kiến thức các em học được bao nhiêu mà là việc vận dụng kiến thức

đó như thế nào Từ đó thay đổi cách thức ra đề thi, giúp học sinh thích học, cóhứng thú hơn với học tập

Đổi mới căn bản, toàn diện là yêu cầu của giáo dục hiện nay Việc xâydựng, áp dụng những hướng tiếp cận, phương pháp mới trong dạy học bộmôn,trong đó có đổi mới phương pháp dạy học Văn, tìm hướng tiếp cận bài họclinh hoạt, khoa học, hợp lí nhằm tạo hứng thú học tập, khơi gợi, đánh thức niềmđam mê với văn học, tìm về với giá trị đời sống tâm hồn của con người là điều

rất cần thiết Luận ngữ có câu: “Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng say mà học” Yếu tố cảm xúc, say mê chính là động lực lớn

thúc đẩy, nuôi dưỡng sự cố gắng, nỗ lực học tập không ngừng của mỗi chúng ta

Trong bối cảnh hiện nay, giáo viên THPT, đặc biệt là các giáo viên trựctiếp giảng dạy môn Văn lớp 10 đang gặp rất nhiều khó khăn trên con đườngkhám phá, học hỏi, tìm tòi phương pháp giảng dạy phù hợp với chương trình

mới, trong đó có bài dạy: Nghệ thuật truyền thống của người Việt Làm thế

nào để giảng dạy bài học một cách hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của việc đổi mớiphuong pháp, khơi gợi, lôi cuốn học sinh hăng say học tập, thích phát biểu ýkiến xây dựng bài, tạo hứng thú quả thực là một vấn đề cần phải giải quyết

Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy, từ những trăn trở và yêu cầu đổi mớiphương pháp dạy học- phát huy vai trò chủ thể sáng tạo của học sinh, tạo hứngthú say mê cho học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học, tôi chọn đề

tài: “Một số biện pháp tạo hứng thú học văn cho học sinh trong giờ dạy Nghệ thuật truyền thống của người Viêt - Ngữ văn 10”.

1.2 Mục đích nghiên cứu.

Mục đích của tôi khi áp dụng đề tài này là: tạo hứng thú học tập và niềm yêu

thích Nghệ thuật truyền thống của người Việt ở các em Qua đó giúp học sinh

củng cố, ghi nhớ được nội dung kiến thức đã học một cách dễ hiểu, dễ nhớ nhất

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

Trang 4

Thực hiện đề tài này đối tượng chủ yếu tôi hướng đến là học sinh hai lớptôi đang giảng dạy: 10B4 và 10B5.

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Tôi đã tiến hành lập phiếu thông

tin khảo sát tình hình học sinh có hứng thú hay không có hứng thú với Nghệ thuật truyền thống của người Việt ở hai lớp tôi đang trực tiếp giảng dạy là

- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Tiến hành thống kê các thông tin,

số liệu để xử lí kết quả thu thập được, phục vụ cho việc phân tích, đánh giá trongquá trình nghiên cứu

PHẦN 2: NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lí luận.

Trong luật giáo dục, Điều 28.2 đã ghi rõ:"Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh" Đây là định hướng cơ bản, thiết thực đối với

mỗi giáo viên trong đó có giáo viên dạy môn Văn Cốt lõi của đổi mới dạy vàhọc là hướng tới hoạt động học tập chủ động của học sinh, loại bỏ thói quen hoạtđộng thụ động của học sinh và thay đổi phương pháp dạy học truyền thống

Hứng thú là một thuộc tính tâm lí - nhân cách của con người Hứng thú

có vai trò rất quan trọng trong học tập và làm việc, không có việc gì người ta

không làm được dưới ảnh hưởng của hứng thú “Hứng thú, ham mê học tập là một trong những nguồn gốc chủ yếu nhất của việc học tập có kết quả cao, là con đường dẫn đến sáng tạo và tài năng.”(Viện KHGD – “ Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”.) Cùng với tự giác, hứng thú làm nên tính tích cực nhận

thức, giúp học sinh (HS) học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy mạchnguồn của sự sáng tạo

Theo các nhà nghiên cứu giáo dục thì hiệu quả trong việc gây hứng thúcho học sinh trong giờ dạy ngữ văn nói lên trình độ giáo dục văn học của nhàtrường nói chung và của từng giáo viên Văn học làm say mê người học nếungười dạy tạo được sự hứng thú tự thân nơi người học Cái khó của người dạy làlàm thế nào truyền được cảm xúc của tác giả đến với người học.Vì vậy, ngườigiáo viên dạy văn không chỉ là người nghiên cứu khoa học mà còn phải là ngườinghệ sĩ, đạo diễn phải truyền cho học sinh mình ngọn lửa nhiệt huyết để hướngcác em đến sự đồng cảm với thế giới văn học, biết yêu, ghét, buồn, vui, biết cảmthông, yêu thương chia sẻ với những số phận, cuộc đời thông qua mỗi trangsách, thông qua từng tác phẩm; cảm thụ được cái hay, cái đẹp trong từ ngữ, bốcục, vần điệu; có cảm xúc thực sự đồng điệu với cảm xúc của tác giả Từ đó mở

Trang 5

phong phú về mọi mặt của cuộc sống con người, xã hội và đất nước; bồi dưỡngcho các em một cuộc sống tâm hồn tươi đẹp, phong phú, rộng mở; khơi dậyniềm tự hào về đất nước, dân tộc mình và tình yêu cuộc sống.

2.2 Thực trạng vấn đề.

Ngữ văn là một bộ môn chính trong nhà trường phổ thông, có ý nghĩa rấtquan trọng, bởi lẽ học sinh không chỉ được trang bị vốn kiến thức về văn học màqua đó còn góp phần bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm Việc dạy văn trong nhàtrường phổ thông đang đặt ra một thách thức lớn với giáo viên hiện nay Phảithừa nhận một thực tế là đa số học sinh hiện nay không thích học môn Ngữ văn,không có hứng thú trong việc tiếp thu kiến thức văn chương và do xu hướngphát triển của thời đại, người ta chuộng các môn khoa học tự nhiên hơn các mônkhoa học xã hội

Do tính đặc thù môn học, là một môn học mang tính cảm xúc, tư duy trừutượng, chịu chi phối rất nhiều bởi yếu tố văn hóa, tâm lí, cảm xúc, đòi hỏi ngườihọc phải có trí tưởng tượng phong phú.Thêm vào đó là do tác động của thời đạicông nghệ thông tin, học sinh nghiện các trò chơi điện tử, thường xuyên sử dụngđiện thoại lên mạng xã hội để nói chuyện, giao lưu với bạn bè nên không quantâm, để ý đến môn học

Và cũng không thể phủ nhận một nguyên nhân nữa là một số giáo viênchưa thực sự tạo ra những đột phá trong việc đổi mới phương pháp dạy học nênhiệu quả thực sự chưa cao Bản thân giáo viên nhận thấy việc đầu tư và thay đổi,vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học mới không phải giờ nào cũng ápdụng được một cách thường xuyên, liên tục

Nghệ thuật truyền thống của người Việt là văn bản hai thuộc bài 8 – Thế giới đa dạng của thông tin trong chương trình Ngữ văn lớp 10 Hiện nay, các

tài liệu viết về bài học này, đặc biệt là về phương pháp giảng dạy có hiệu quả bàihọc chưa nhiều, khiến giáo viên còn băn khoăn, vướng mắc Thực tiễn cho thấy

việc giảng dạy Nghệ thuật truyền thống của người Việt theo phương pháp mới

là vấn đề không dễ đối với mỗi giáo viên

Qua thực tế giảng dạy của bản thân tôi tại các lớp: 10B4 và 10B5 lànhững lớp cơ bản năng lực cảm thụ văn học của các em còn rất nhiều hạn chế, thụđộng, lười tư duy, suy nghĩ, khám phá dẫn đến việc các em không có hứng thú

với môn Văn nói chung và Nghệ thuật truyền thống của người Việt nói riêng.

Kết quả khảo sát cụ thể như sau:

Lớp

Khi chưa áp dụng đề tài

Số HS có hứng thú với

Nghệ thuật truyền thống của người Việt

Từ kết quả trên ta thấy, tình trạng học sinh không có hứng thú với bài học

Nghệ thuật truyền thống của người Việt chiếm số lượng nhiều hơn.

Trang 6

Xuất phát từ thực trạng trên, tôi lựa chọn đề tài này vừa giúp các emkhông chỉ nắm vững được nội dung kiến thức của bài học mà còn tạo nên sựhứng thú, không khí sôi nổi cho tiết học văn.

2.3 Giải pháp và cách thức thực hiện.

2.3.1 Thay đổi cách đặt vấn đề vào bài mới (Khởi động).

Trong một giờ học, nếu ngay từ phần vào bài, giáo viên đã tạo ra sự hứngthú cho học sinh, chắc chắn trong những phút tiếp theo, các em sẽ hào hứng hơnvới những hoạt động do giáo viên tổ chức Do đó phần vào bài có vai trò quantrọng đến hoạt động dạy cũng như kích thích quá trình tiếp thu kiến thức của họcsinh trong một tiết dạy

Kinh nghiệm của tôi để có cách dẫn dắt vào bài mới hấp dẫn hơn là: Mởđầu bằng một câu chuyện vui; mở đầu bằng một đoạn phim hay hình ảnh; cho

HS nghe các bài hát, bài ngâm thơ, các bài đọc diễn cảm liên quan đến bài học.Đặc biệt trong chương trình SGK lớp 10 năm nay, GV cần chú ý đến câu hỏitrước khi đọc văn bản trong mỗi bài dạy

Đối với Nghệ thuật truyền thống của người Việt Gv có thể sử dụng một

trong những hình thức sau:

Hình thức 1 : GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi trước khi đọc văn bản

trong sách giáo khoa Từ trước đến nay, câu hỏi trong dạy học luôn được xem làmột trong những cách thức tích cực hóa vai trò của người học Đó là một trongnhững công cụ quan trọng để hướng dẫn người học chiếm lĩnh tri thức và hìnhthành kỹ năng Những câu hỏi trước khi đọc văn bản có tác dụng khơi gợi, kíchhoạt kiến thức nền trong sách giáo khoa Vì vậy, giáo viên nên sử dụng câu hỏinày

Câu hỏi:Nêu tên một phóng sự về một làng nghề hoặc một vở chèo mà em đã

xem Theo bạn, điều gì làm nên sức hấp dẫn của những phóng sự hay vở chèođó?

Trả lời:

Làng gốm Bát Tràng nằm ở tả ngạn sông Hồng, nay thuộc xã Bát Tràng,

Huyện Gia Lâm, Hà Nội, cách trung tâm thành phố hơn 10km về phía ĐôngNam Đây là làng nghề truyền thống nổi tiếng về các sản phầm bằng gốm sứ

Làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời nhà Lý Trải qua hơn 500 năm lịch sử với bao biến cố thăng trầm cùng thời gian nhưng cái tên Bát Tràng vẫn

tồn tại và ngày càng phát triển cho đến tận bây giờ

Trang 7

Sản phẩm gốm Bát Tràng từ trước tới nay đều được đánh giá cao về chấtlượng, có nhiều kiểu dáng, mẫu mã và chủng loại, được chia thành các nhómtheo chức năng sử dụng như gốm gia dụng, đồ thờ tự, gốm mỹ thuật, gốm xâydựng và gốm trang trí

Gốm bát tràng được lưu hành trên khắp mọi miền đất nước, thậm chí ra đến

cả nước ngoài Làng gốm Bát Tràng không chỉ là nơi làm nên một thương hiệu

sản phẩm mang tính quốc gia, góp phần gìn giữ giá trị văn hóa của thủ đô mà

còn là một trong những địa điểm du lịch ở Hà Nội được nhiều người ưa thích.

Vở chèo Kim Nham

Kim Nham là vở chèo cổ nói về người học trò cùng tên Sau khi kết duyên

với Xúy Vân chàng đã lên kinh đô tiếp tục học hành, Xúy Vân ở nhà bị TrầnPhương dụ dỗ, hứa hẹn nên đã giả điên để mong thoát khỏi Trần Phương Chạychữa không thành, Kim Nham đành để cho vợ được tự do nhưng khi tới tìmTrần Phương, Xúy Vân lại bị hắn ta trở mặt Từ chỗ giả điên, nàng đã hóa điênthật

Vở chèo Kim Nham nêu cao bài học đạo lý khi thể hiện quan hệ gia đình,

chồng vợ, đồng thời cũng bộc lộ sự cảm thông với thân phận của người phụ nữtrong xã hội nam quyền xưa

Kim Nham hội tụ được những tinh hoa nghệ thuật chèo, vừa giàu tính bi

kịch, vừa đầy tiếng cười hài hước, có những lớp, những màn hết sức đặc sắc,gắn liền với tài năng biểu diễn của các nghệ sĩ qua nhiều thời

Trang 8

Tích trò Kim Nham có một số dị bản, kể khác nhau ít nhiều về nguồn gốc

gia đình Xúy Vân, nguyên cớ chính khiến Xúy Vân giả điên và kết thúc số phận

bi kịch của nàng

+Điều làm nên sức hấp dẫn của phóng sự và vở chèo trên là cung cấp nhữnghiểu biết về tầm quan trọng của những giá trị nghệ thuật truyền thống trongviệc gìn giữ và bảo tồn văn hóa dân tộc, giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hòadân tộc cho giới trẻ

Hình thức 2 : GV sử dụng trò chơi Ai nhanh tay hơn tạo hứng khởi cho HS:

Trang 9

Ca trù thực chất là một từ chữ Nôm là loại hình diễn xướng bằng âm nhạc

thính phòng rất được ưa chuộng tại bắc bộ và bắc trung bộ Việt Nam Ngoài rahình thức âm nhạc này còn được gọi với cái tên khác là hát cô dâu, hát nhà trò,rất được thịnh hành ở thế kỷ 15 Ca trù là một loại hình âm nhạc kinh điển, đỉnhcao của việc kết hợp thơ ca và âm nhạc

Một chầu hát cần có ba thành phần chính:

+ Một nữ ca sĩ (gọi là “đào” hay “ca nương”) sử dụng bộ phách gõ lấy nhịp, + Một nhạc công nam giới (gọi là “kép”) chơi đàn đáy phụ họa theo tiếng hát.Nhạc công đàn đáy có lúc hát thể cách hát sử và hát giai, vừa đàn vừa hát

+ Người thưởng ngoạn (gọi là “quan viên”, thường là tác giả bài hát) đánhtrống chầu chấm câu và biểu lộ chỗ đắc ý bằng tiếng trống

Vì là nghệ thuật âm nhạc thính phòng, không gian trình diễn ca trù cóphạm vi tương đối nhỏ Đào hát ngồi trên chiếu ở giữa Kép và quan viên ngồichếch sang hai bên Khi bài hát được sáng tác và trình diễn ngay tại chỗ thì gọi

là “tức tịch,” nghĩa là “ngay ở chiếu.”

Điêu khắc là tên gọi của các tác phẩm nghệ thuật 3 chiều được tạo nên

thông qua các bước tạo hình Hoặc kết hợp sử dụng các vật liệu khác nhaunhư: Gỗ, đá, thủy tinh, kim loại hay mới nhất hiện nay là vật liệu với nền làcomposite

Mỗi nhà điêu khắc sẽ làm việc, chế tác nên các tác phẩm dieu khac nghệ

thuật theo một phong cách riêng Để có thể linh hoạt đáp ứng xu hứng ứngdụng mới hiện nay Cho đến nay, sự góp mặt của các tác phẩm điêu khắcnghệ thuật trong nghệ thuật cộng đồng Hay trong lĩnh vực trang trí nội ngoại

ĐIÊU KHẮC

Trang 10

thất của các công trình kiến trúc, xây dựng quy mô từ lớn đến nhỏ Vai trò của điêu khắc là vô cùng quan trọng.

Chèo là một trong những loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam,

phát triển mạnh ở phía bắc, đặc biệt là đồng bằng sông Hồng và lan tỏa đến khuvực Bắc Trung Bộ và Trung Du Miền Núi Bắc Bộ

Nhờ vào ngôn từ ví von cùng cách diễn tả trực tiếp, đa dạng mà Chèo đượccoi là loại hình sân khấu của hội hè đặc sắc Không chỉ phổ biến từ thời xa xưa,

mà ngày nay chèo vẫn có được chỗ đứng vững chắc trong lòng của khác giả nơikinh thành Thăng Long nói riêng và đất nước ta nói chung Hiện nay, trong hệ

thống âm thanh sân khấu thì hát chèo cùng với hát chầu văn là những môn

nghệ thuật được sử dụng nhiều nhất

Nếu như trung Quốc nổi bật bởi kinh kịch ở Bắc Kinh, thì ở việt nam, đại biểucủa sân khấu truyền thống phải kể đến Chèo

Đây là loại hình nghệ thuật dân gian cùng với sự ra đời phát triển lâu dài từ thế

kỷ 10 cho đến nay Nên đa đi sâu vào đời sống xã hội của người dân Việt nam ,phản ánh đầy đủ các góc nhìn của dân tộc: lạc quan, yêu nước, nhân ái, giản dị,kiên cường, bất khuất,… Cũng chính vì những nội dung đó mà Chèo có đầy đủcác thể loại văn học như: anh hùng sử thi, lãng mạn, thơ ca,… hơn hẳn các loạihình truyền thống khác hiện nay

CHÈO

Trang 11

Đúc đồng là ngành nghề có lịch sử lâu đời tại Việt Nam Trải qua thăng trầm

lịch sử, nghề đúc đồng vẫn được gìn giữ qua nhiều thế hệ và ngày càng phát triển hưng thịnh hơn Có những làng nổi tiếng với nghề đúc đồng mỹ nghệ, nhưng cũng có vùng chỉ chuyên đúc đồng cơ khí.

Đồng thuộc nhóm kim loại màu (tương tự như nhôm) Khác với các kim

loại đúc khác như gang, thép,… – thuộc nhóm kim loại đen

Nghề đúc đồng là một nhánh nhỏ của nghề đúc nói chung Đúc là phương

pháp chế tạo phôi thông qua phương pháp nấu chảy kim loại Sau đó kim loạinóng chảy được rót vào lòng khuôn có hình dáng và kích thước của vật đúc.Kim loại đông đặc sẽ tạo ra vật mẫu có hình dáng giống lòng khuôn đúc

Đúc đồng là nghề truyền thống, là công việc thủ công do những người thợ cóchuyên môn thực hiện Cũng với cơ chế đun nóng dung dịch đồng, tạo khối vàtrạm trổ, người thợ tạo ra thành phẩm với các hình khối khác nhau và có vẻngoài sáng bóng

ĐÚC ĐỒNG

Trang 12

Nghề gốm là một trong những ngành nghề truyền thống, đã xuất hiện lâu đời

tại Việt Nam Các vật dụng bằng gốm cũng vì thế mà trở nên vô cùng quenthuộc, hiện diện nhiều trong đời sống Việt Nam Tuy nhiên, không phải ai cũnghiểu rõ về các đặc điểm của ngành nghề này Trong bài viết dưới đây, hãy

cùng Mua Bán tìm hiểu ngay một số đặc điểm của nghề làm gốm – một trong

những làng nghề nổi tiếng và thu hút nhiều du khách nhất hiện nay

2.3.2 Sử dụng sơ đồ tư duy.

Tony Buzan là “cha đẻ” của Sơ đồ tư duy Sơ đồ tư duy là một công cụ

năng động, hấp dẫn giúp con người suy nghĩ và lên kế hoạch nhanh chóng cũngnhư hiệu quả hơn Và từ khi được “sinh ra” đến nay, nó đã phát huy hiệu ứngmạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực của xã hội, trong đó có giáo dục…

Sơ đồ tư duy hay còn gọi Lược đồ tư duy, Bản đồ tư duy (Mind Map) là

phương pháp dạy học chú trọng đến cơ chế ghi nhớ, dạy cách học, cách tự họcnhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay mộtmạch kiến thức bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét,màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực

Đặc biệt, đây là một dạng sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽnhư bản đồ địa lí, học sinh có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi em có thể vẽmột kiểu khác nhau, dùng những màu sắc, hình ảnh, chữ viết và các cụm từ diễnđạt khác nhau

Tuy cùng một chủ đề nhưng mỗi em có thể “thể hiện” nó dưới dạng Sơ đồ tưduy theo cách riêng của mình Do đó, việc lập Sơ đồ tư duy phát huy tối đa khảnăng sáng tạo của mỗi người Giáo viên và học sinh sẽ sử dụng sơ đồ tư duytrong các hoạt động sau:

+ Sử dụng Sơ đồ tư duy trong kiểm tra bài cũ

+ Sử dụng Sơ đồ tư duy trong kiểm tra 15 phút, 1 tiết

+ Sử dụng Sơ đồ tư duy trong quá trình dạy bài mới

+ Sử dụng Sơ đồ tư duy trong việc hệ thống, củng cố kiến thức sau mỗi bài học,mỗi phần của bài học

LÀM GỐM

Trang 13

Với bài Nghệ thuật truyền thống của người Việt, giáo viên và học sinh có

thể sử dụng các sơ đồ sau:

Sơ đồ 1:

Ngày đăng: 16/06/2024, 06:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Ngọc Lâm , Sinh hoạt trò chơi khi dạy và học, Đại học Mở TPHCM (1996) Khác
2. Lê Nguyên Long, Thử đi tìm phương pháp dạy học hiệu quả, NXB Giáo dục(1999) Khác
3.Nguyễn Thị Bích Hồng, Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm TPHCM, Số 54, 2014 Khác
4. Phan Trọng Luận, Phương pháp dạy học, NXB Giáo dục, 2000 Khác
5. Sách giáo khoa Ngữ văn 10, NXB Giáo dục, 2022 Khác
6.Các bài viết trên các trang mạng Internet như: vanhay.vn, giaoducthoidai.vn, text.123doc.org, hoatieu.vn Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w