1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập nhóm phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần vàng bạc Đá quý phú nhuận pnj

13 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Tập Nhóm Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận PNJ
Tác giả Trần Ngọc Giàu, Nguyễn Ngọc Phương Trinh, Trần Nguyễn Lê Quỳnh, Trương Thị Ngọc Thảo
Người hướng dẫn Phạm Phát Tiến
Trường học Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại bài tập
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 238,3 KB

Nội dung

- Ngày 2 tháng 1 năm 2004, PNJ chính thức cổ phần hóa, chuyển đổi từ doanh nghiệp kinh tế của Đảng cộng sản Việt Nam thành Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận.. - Ngày 28 tháng 4 n

Trang 1

ĐẠI HỌC CẦN THƠ Trường Kinh Tế



BÀI TẬP NHÓM PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG

TY CỔ PHẦN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ PHÚ NHUẬN

PNJ

Giáo viên giảng dạy: Phạm Phát Tiến Danh sách nhóm

Trang 2

I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÁ QUÝ PHÚ NHUẬN (PNJ)

1 Giới thiệu về Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận

- Tên doanh nghiệp:

Tên Tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ PHÚ NHUẬN

Tên giao dịch bằng tiếng anh: Phu Nhuan Jewelry Joint Stock Company, tên viết tắt: (PNJ, JSC)

- Trụ sở chính: 170E Phan Đăng Lưu, Phường 3, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

- Điện thoại: (84-28) 3995 1703

- Fax: (84-28) 3995 1702

- Email: pnj@pnj.com.vn

- Website: www.pnj.com.vn

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0300521758

- Mã số thuế: 0300521758

- Người đại diện theo pháp luật: Bà Cao Thị Ngọc Dung – Chủ tịch HĐQT PNJ

2 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển.

- Ngày 28 tháng 4 năm 1988, Cửa hàng Kinh doanh Vàng bạc Phú Nhuận trực thuộc Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận ra đời với 20 nhân viên Sau đó cửa hàng này đổi tên thành Công ty Vàng Bạc Mỹ Nghệ Kiều Hối Phú Nhuận

- Năm 1992, công ty đổi tên thành Công ty Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận

- Năm 1994, công ty thành lập chi nhánh ở Hà Nội

- Năm 1998, chi nhánh PNJ ở Đà Nẵng khai trương

- Năm 1999, khai trương chi nhánh Cần Thơ

- Năm 2001, nhãn hiệu PNJSilver ra đời, năm 2005 tái tung hình ảnh mới

- Ngày 2 tháng 1 năm 2004, PNJ chính thức cổ phần hóa, chuyển đổi từ doanh nghiệp kinh tế của Đảng cộng sản Việt Nam thành Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận PNJ đạt danh hiệu Top 500 Doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu Châu Á – Thái Bình Dương, đón nhận Huân chương Lao động Hạng nhất

- Năm 2005, nhãn hiệu trang sức cao cấp CAO Fine Jewellery ra đời

- Năm 2008, PNJ là nhà tài trợ trang sức và vương miện cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ, tổ chức tại Việt Nam Năm 2008 – 20 năm thành lập, PNJ công bố thay đổi logo mới PNJ

Trang 3

trở thành một trong 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam theo công bố của UNDP và vinh dự đón Huân chương Độc lập Hạng ba

- Tháng 3 năm 2009, cổ phiếu PNJ chính thức niêm yết tại sàn giao dịch HOSE, vốn điều

lệ tăng lên 400 tỷ đồng

- Năm 2010, PNJ được Plimsoll xếp thứ 16 trong top 500 công ty nữ trang lớn nhất thế giới

- Ngày 18 tháng 10 năm 2012, PNJ khánh thành Xí nghiệp nữ trang PNJ với tổng vốn đầu tư 120 tỷ đồng, công suất sản xuất đạt trên 4 triệu sản phẩm/năm

- Năm 2013 – 25 năm thành lập, nhãn hàng PNJSilver tái định vị Nhãn hàng trang sức vàng PNJ công bố thông điệp mới “Tôn vinh giá trị đích thực”

- Tháng 11 năm 2013, PNJ tăng vốn điều lệ lên 755.97 tỷ đồng

- Ngày 10 tháng 7 năm 2015, PNJ tăng vốn điều lệ lên 982.745.770.000 đồng

- Năm 2016, PNJ ra mắt BST Tôi yêu Việt nam mang đậm tinh thần dân tộc tại Vietnam Fashion Week 2017 - PNJ vinh dự đồng hành cùng tuần lễ cấp cao APEC 2017, quảng bá hình ảnh Việt Nam qua bộ huy hiệu APEC VIETNAM 2017; PNJ đoạt giải

“ASIA’S BEST REPORT ON THE SDGS”, Doanh nghiệp xuất sắc ASEAN (Outstanding Enterprise of the Year – ASEAN) và Top 3 Nhà bán lẻ Châu Á do JNA bình chọn

- Ngày 2 tháng 2 năm 2018, PNJ tăng vốn điều lệ lên 1.081.020.340.000 đồng

- Ngày 28 tháng 4 năm 2018, HĐQT PNJ thành lập hai công ty con TNHH MTV Chế tác

và Kinh doanh Trang sức PNJ, vốn điều lệ 100 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV Kỷ nguyên Khách hàng (Customer Era Limited Company - CECL), vốn điều lệ 20 tỷ đồng

- Năm 2018, PNJ đánh dấu mốc son 30 năm với fashion show trang sức lớn nhất Việt Nam, lập bộ huy chương Niềm tin vàng tặng đội tuyển U23 Việt Nam, lọt Top 50 Công

ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam, nhận giải thưởng JNA lần thứ 4, 3 lần liên tiếp lọt Top 10 trong 100 Doanh nghiệp phát triển bền vững, trở thành doanh nghiệp vốn hóa tỷ đô

- Ngày 12 tháng năm 2019, PNJ Khai trương cửa hàng Flagship đầu tiên tên là PNJ Next (Jewelry & Beyond), tầng trệt kinh doanh Kim cương, vàng bạc và đá quý, tầng 1 là PNJ Watch chuyên kinh doanh đồng hồ chính hãng

Trang 4

- Ngày 9 tháng 9 năm 2019, PNJ Khai trương cửa hàng PNJ ART đầu tiên, cung cấp giải pháp Quà tặng Doanh nghiệp và sản phẩm Mỹ nghệ kim hoàn tại 141B Phan Đăng Lưu, Phú Nhuận, TP.HCM

2 Ngành nghề kinh doanh

Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận là công ty cổ phần Việt Nam Công ty này chuyên sản xuất kinh doanh trang sức bằng vàng, bạc, đá quý, quà tặng doanh nghiệp, phụ kiện thời trang, quà lưu niệm, đồng hồ, mua bán vàng miếng, cung cấp dịch vụ kiểm định kim cương, đá quý, kim loại quý, và kinh doanh bất động sản

3 Triết lý kinh doanh

- Tầm nhìn trở thành công ty chế tác và bán lẻ trang sức tôn vinh vẻ đẹp hàng đầu châu

Á, vươn tầm Thế giới

- Slogan: NIỀM TIN VÀ PHONG CÁCH

- Sứ mệnh PNJ không ngừng sáng tạp để mang lại những sản phẩm tinh tế với giá trị thật

để tôn vinh vẻ đẹp cho con người và cuộc sống

- Giá trị cốt lõi Chính trực – Kiên định bám Mục tiêu – Quan tâm cùng Phát triển – Tiên phong tạo sự Khác biệt – Tận tâm vì Khách hàng

- Triết lý phát triển bền vững Đặt lợi ích khách hàng và lợi ích xã hội vào lợi ích của doanh nghiệp

4 Ban lãnh đạo

- Chủ tịch Hội đồng quản trị Cao Thị Ngọc Dung

- Tổng giám đốc: Cao Thị Ngọc Dung

- Phó Tổng giám đốc thường trực: Nguyễn Thị Cúc

- Phó Tổng giám đốc phụ trách về mặt sản xuất – kỹ thuật: Nguyễn Vũ Phan

- Phó Tổng giám đốc phụ trách về kinh doanh: Lê Hữu Hạnh

- Phó Tổng giám đốc phụ trách về marketing – xuất khẩu: Phạm Thị Mỹ Hạnh

- Kế toán trưởng: Đặng Thị Lài

5 Vị thế công ty

- PNJ hiện quản lý và vận hành Xí nghiệp nữ trang PNJ với tổng vốn đầu tư là 120 tỷ đồng và công suất sản xuất đặt trên 4 triệu sản phẩm/năm

- Tính đến cuối năm 2019, PNJ đã phát triển hệ thống phân phối với 346 cửa hàng cửa hàng bán lẻ, kênh thương mại điện tử và gián tiếp thông qua hơn 3.000 khách hàng sỉ trên toàn quốc Sản phẩm của PNJ đã được xuất khẩu tới 13 quốc gia và vùng lãnh thổ

Trang 5

- PNJ được Plimsoll World, một tổ chức hàng đầu thế giới chuyên cung cấp báo cáo về các ngành công nghiệp, xếp hạng PNJ ở vị trí 16 trong 500 công ty sản xuất và kinh doanh trang sức lớn nhất thế giới

II PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ PHÚ NHUẬN (PNJ) GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2021 – 2023

1 Thông qua Bảng cân đối kế toán

1.1 Tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn của công ty luôn chiếm tỷ trọng trên 86% tổng tài sản Cụ thể năm 2022 tăng 28,7% so với năm 2021, năm 2023 tăng 8,2% so với 2022 Trong đó, tiền các năm 2021, 2022, 2023 lần lượt chiếm tỷ trọng là 3,35%, 6,59%, 6,21% tổng tài sản

- Chỉ tiêu đầu tư tài chính ngắn hạn năm 2022 chiếm 1,5%, năm 223 chiếm 5,62%, tăng 4,12% do đây là khoản đầu tư tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng với mức lãi suất từ 3,4% - 7,1%

- Chỉ tiêu các khoản phải thu ngắn hạn dao động trong khoảng từ 1% đến 2,5%

- Chỉ tiêu hàng tồn kho chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong tổng tài sản, cụ thể vào năm 2021 chiếm 82,44%, 2022 chiếm 78,77%, 2023 chiếm 75,83% Do công ty trong lĩnh vực trang sức và kim hoàn, nên giá trị hàng tồn kho cao và tránh biến động giá của thị trường Chỉ tiêu này giảm dần trong khoảng 5% qua các năm, điều này cho thấy doanh nghiệp đang quản lý hàng tồn kho ngày càng hiệu quả

- Chỉ tiêu tài sản ngắn hạn khác bao gồm Chi phí trả trước, Thuế và giá trị gia tăng, Thuế

và khoản phải thu nhà nước chỉ chiếm chưa đến 1% Tài sản dài hạn chiếm trong khoảng

từ 10% đến 12,5%, trong đó tài sản cố định luôn chiếm trên 6%

Trang 6

Kết luận: Công ty có cơ cấu tài sản chủ yếu là tài sản ngắn hạn, chiếm trên 86% tổng

tài sản, với xu hướng tăng trưởng qua các năm Tiền mặt và đầu tư tài chính ngắn hạn tăng đáng kể, cho thấy công ty chú trọng vào việc quản lý vốn lưu động và tối ưu hóa lãi suất qua các khoản tiền gửi có kỳ hạn Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất do đặc thù ngành trang sức và kim hoàn, nhưng đang giảm dần, thể hiện sự cải thiện trong quản lý hàng tồn kho Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ và ổn định, trong đó tài sản cố định luôn chiếm trên 6%

1.2 Cơ cấu nguồn vốn

- Chỉ tiêu nợ phải trả chiếm tỷ trọng các năm 2021, 2022, 2023 lần lượt là 43,38%, 36,69%, 32,03% trên tổng nguồn vốn Trong đó, gần như toàn bộ là nợ ngắn hạn, 2021 chiếm 42,97%, 2022 chiếm 36,61%, 2023 chiếm 31,97% Nợ dài hạn chiếm rất thấp (dưới 1%) Tổng nợ của PNJ chủ yếu tập trung vào các khoản vay nợ ngắn hạn nguyên nhân do công ty phục vụ cho nhu cầu hàng tồn kho, phục vụ cho mục tiêu tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh

- Vốn chủ sỡ hữu chiếm tỷ trọng trên 56% tổng nguồn vốn của công ty và tăng qua các năm (năm 2022 tăng 6,69% so với năm 2021, năm 2023 tăng 4,66% so với năm 2022) vốn chủ sỡ hữu tăng nguyên nhân là do vốn phát hành cổ phiếu mới và lợi nhuận thuần từ

cổ phiếu trong năm

Xét về tổng thể, hầu hết các chỉ tiêu tài chính thể hiện trên bảng cân đối kế toán của công ty PNJ trong giai đoạn từ 2021-2023 chiếm tỷ trọng tương đối ổn định và tăng qua các năm

Trang 7

1.3 Vốn chủ sở hữu của các công ty trong ngành

Cơ cấu vốn chủ sở hữu trong ngành

PNJ 6,012,633,980,253 8,444,094,654,850 9,806,180,663,976 DOJI 5,332,817,300,672 6,361,493,792,098 6,745,081,979,436 SJC 1,529,942,234,486 1,578,406,977,431 1,544,621,318,935 PNJ đứng đầu về tăng trưởng vốn chủ sở hữu:

- Tốc độ tăng trưởng vượt trội: trong giai đoạn từ 2021 đến 2022, vốn chủ sở hữu PNJ tăng lên hơn 2 nghìn tỷ và tăng liên tục tới năm 2023 Điều này cho thấy khả năng huy động vốn và lợi nhuận của PNJ cực kì ấn tượng so với doanh nghiệp cùng ngành Chỉ trong 3 năm PNJ đã tăng hơn 3 nghìn tỷ Gấp 1,5 so với DOJI và gấp 3 lần SJC

- Vị thế dẫn đầu: Với quy mô vốn chủ sở hữu lớn nhất và tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, PNJ đang khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành vàng bạc đá quý tại Việt Nam SJC và DOJI đều là thương hiệu uy tín và có thị phần lớn trên thị trường Tuy nhiên, so với PNJ, tốc độ tăng trưởng của hai doanh nghiệp này chậm hơn rất nhiều Điều này có thể do nhiều yếu tố như chiến lược kinh doanh, khả năng thích ứng với thị trường và hiệu quả hoạt động

1.4 Khả năng thanh toán

- CR2023=2.81, tăng 12.81% so với năm 2022 và tăng 27.4% so với năm 2021 Điều này đồng nghĩa trong năm 2023 với 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo bằng 2.81 đồng tài sản ngắn hạn Cho biết được rằng trong giai đoạn từ năm 2021-2023 khả năng thanh toán

nợ của công ty ngày càng cao, tất cả các khoản nợ ngắn hạn của PNJ đến hạn thanh toán ngay lập tức, công ty vẫn có đủ khả năng chi trả mà không cần sử dụng đến tài sản dài hạn

- QR2023=0.44, tăng 31.81% so với năm 2022 và tăng 72.73% so với năm 2021 Trong giai đoạn từ năm 2021-2023 tỷ số thanh toán nhanh đã tăng một cách đáng kể chạm mốc gần 80% Điều này có nghĩa là trong giai đoạn này, khả năng thanh toán các khoản nợ ngay lập tức mà không cần phải bán hàng tồn kho của PNJ có có chiều hướng tích cực

Trang 8

hơn nhiều Tuy nhiên con số này vào năm 2023 vẫn dưới 1, đồng nghĩa với việc khả năng doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thanh toán tức thời các khoản nợ ngắn hạn,

có thể phải bán hàng tồn kho hoặc vay thêm để trả nợ

Kết luận: Qua CR và QR có thể thấy khả năng thanh khoản của công ty ngày càng tốt,

tuy nhiên việc CR gấp 6.39 lần QR đã phản ánh vấn đề tài sản ngắn hạn của công ty còn phụ thuộc quá nhiều vào hàng tồn kho Vì đây là doanh nghiệp kinh doanh về trang sức

mà trang sức thường có giá trị cao và không dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt nhanh chóng Điều này đã một phần làm giảm khả năng thanh khoản của doanh nghiệp Công ty

sẽ cần phải xem xét đến khả năng, có thể sẽ phải bán hàng tồn kho để có dòng tiền để trả cho các khoản nợ đến hạn

1.4.1 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu:

- Năm 2023 D/E là 0.47, giảm 18.97% so với năm 2022 và 38.96% so với năm 2021 D/E của công ty nhỏ hơn 1 và có chiều hướng giảm dần qua các năm chứng tỏ nợ ít hơn vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp có cấu trúc vốn lành mạnh và ít rủi ro hơn Mặc dù D/E không cao cho thấy doanh nghiệp đang ít sử dụng đòn bẩy tài chính, rủi ro thấp nhưng khả năng tăng trưởng cũng chậm hơn Tuy nhiên đây có thể được coi là một dấu hiệu tốt bởi cho thấy doanh nghiệp ít phụ thuộc vào nợ vay, rủi ro tài chính thấp hơn và có khả năng tự chủ tài chính cao hơn

1.4.2 Tỷ suất tự tài trợ:

- Năm 2023 con số này là 0.68, tăng 7.35% so với năm 2022 và tăng 16.18% so với năm

2021 Tỷ suất tự tài trợ ngày càng tăng, khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp cũng

Trang 9

ngày càng lớn Điều này có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít phụ thuộc vào nguồn vốn vay, giảm rủi ro tài chính và tăng tính ổn định Bên cạnh đó doanh nghiệp có tỷ suất tự tài trợ cao còn có thể dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn vay hơn, vì các nhà đầu tư đánh giá cao khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp

2 Thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Tình hình kết quả kinh doanh của công ty PNJ qua 3 năm có sự biến động Năm 2022 tình hình kết quả kinh doanh khả quan hơn so với năm 2021, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty tăng hơn 781 tỷ đồng tương ứng với tăng 76% Đến năm 2023, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty tăng nhẹ hơn 160 tỷ đồng tương ứng tăng 8,86% so với năm 2022 Cụ thể như sau:

Doanh thu thuần 19,547,058,364,834 33,876,454,559,153 33,136,929,196,42

9

Giá vốn hàng bán 15,948,760,134,458 27,949,348,024,381 27,078,338,249,23

5 Lợi nhuận gộp 3,598,298,230,376 5,972,106,534,772 6,058,590,947,194 Bảng: Cơ cấu chỉ tiêu DTT,GVHB và LNG

2021 2022 2023 0

10,000,000,000,000 20,000,000,000,000 30,000,000,000,000 40,000,000,000,000

Biểu đồ biểu hiện xu hướng quy mô của công ty PNJ

Doanh thu thuần Giá vốn hàng bán và cung cấp dịch vụ Lợi nhuận gộp

- Qua biểu đồ, ta có thể thấy doanh thu thuần của năm 2022 tăng mạnh hơn 14 nghìn tỷ đồng, tương ứng với tăng 73,3% so với năm 2021.Tuy nhiên, ta có thể thấy được rằng doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2023 lại thấp hơn so với năm trước, cụ thể là giảm hơn 729 tỷ đồng, tương ứng với 2,13% so với năm 2022 Doanh thu trang sức bán lẻ trong năm 2023 giảm 7,8% so với cùng kỳ năm 2022 Mức giảm doanh thu trang sức bán lẻ của PNJ thấp hơn nhiều so với mức giảm chung của thị trường Doanh thu trang sức bán sỉ trong năm 2023 giảm 30,5% so với cùng kỳ năm 2022, đây là mức giảm đáng kể nhất trong 5 năm qua Doanh thu vàng 24K trong năm 2023 tăng 20,9% so với cùng kỳ năm 2022 Có thể thấy năm 2023, sức mua hàng của khách hàng giảm đi hơn trước Nguyên nhân dẫn đến điều này là do trong bối cảnh thị trường trang sức truyền thống bị ảnh hưởng lớn bởi nền kinh tế và sức mua suy giảm, đặc biệt là nhóm

Trang 10

hàng không thiết yếu, nhiều cửa hàng vàng truyền thống loay hoay để tìm cách duy trì hoạt động

- Giá vốn hàng bán của năm 2022 tăng mạnh lên đến 12 nghìn tỷ, tương đương tăng 75.24% so với năm 2021 tuy nhiên lợi nhuận gộp ở đây lại tăng 65.97% Thông thường lợi nhuận gộp được tính bằng cách lấy doanh thu trừ cho giá vốn hàng bán vì vậy khi giá vốn hàng bán tăng thường sẽ kéo theo lợi nhuận gộp giảm, nhưng ở đây lợi nhuận lại tăng điều này có thể được lý giải là do PNJ đã là thành công trong việc thúc đẩy tăng mạnh doanh thu bù đắp vào việc giá vốn hàng bán tăng Cho đến năm 2023, giá vốn hàng bán giảm nhẹ khoảng 3.12% so với năm 2022 làm cho lợi nhuận gộp của Công ty tăng 1.45% so sánh với năm trước, đạt 6.059 tỷ đồng Sự gia tăng này nhờ vào các hoạt động tối ưu hóa trong quá trình sản xuất và tiêu thụ cũng giúp PNJ tối ưu hóa giá thành sản xuất Công ty đã tìm những cách thức để tối ưu lượng tồn kho trong các công đoạn sản xuất, tối ưu thời gian lao động bằng những công nghệ hiện đại Ngoài ra, Công ty cũng tăng tốc độ trong quá trình tung sản phẩm ra thị trường và ứng dụng nền tảng phân tích

dữ liệu vào chuỗi cung ứng sản xuất tăng vòng quay hàng tồn kho

* Lợi nhuận sau thuế:

Lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2021 đạt 1,279 tỷ đồng, năm 2022 tăng 1,033 tỷ đồng, tương ứng với 80,76% đây là một con số đáng kinh ngạc cho thấy được tình hình kinh doanh của công ty có hiệu quả Trong điều kiện toàn bộ thị trường khó khăn và bản thân ngành trang sức cũng không thoát khỏi kịch bản kinh doanh bất lợi năm 2023, lợi nhuận sau thuế tiếp tục tăng trưởng 8,9% so với mức kỷ lục năm

2022, đạt 1.971 tỷ đồng, hoàn thành 102% kế hoạch năm Đây là mức tăng trưởng đáng kể ghi nhận cho sự đồng lòng “xuyên khó” của toàn bộ Ban lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên PNJ.

3 Thông qua khả năng sinh lời

Ngày đăng: 27/10/2024, 17:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w