CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ UBND XÃ PHÙ LỖ1.1 Giới thiệu khái quát tình hình của xã Phù Lỗ 1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý: Phù Lỗ nằm ở phía Nam huyện Sóc Sơn ngoại t
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
: QH- 2021- X- ĐNA
HÀ NỘI 2024
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Kính thưa thầy cô và ban lãnh đạo UBND xã Phù Lỗ,
Thực tập cuối kỳ là một phần quan trọng trong chương trình đào tạo của mỗi sinh viên,giúp chúng em có cơ hội áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn và tiếp cận vớimôi trường làm việc chuyên nghiệp Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướngdẫn tận tình của cô Hồ Thị Thành- giảng viên hướng dẫn, cùng toàn thể cô chú và anhchị làm việc tại UBND xã Phù Lỗ trong suốt thời gian thực tập vừa qua
Em cảm thấy rất may mắn khi có cơ hội thực tập tại UBND xã Phù Lỗ, nơi đã tạo điềukiện thuận lợi để em có thể học hỏi, trải nghiệm và phát triển các kỹ năng cần thiết chocông việc trong tương lai Trong thời gian thực tập tại Ban Thông tin Xã hội, em đãđược tiếp xúc với nhiều công việc thực tế, từ công tác hành chính, quản lý thông tinđến việc tổ chức các hoạt động xã hội Những trải nghiệm này không chỉ giúp em nângcao hiểu biết về công việc mà còn giúp em hoàn thiện bản thân, chuẩn bị tốt hơn chocông việc sau này
Báo cáo thực tập này là kết quả của quá trình học hỏi và làm việc tại UBND xã Phù
Lỗ Em hy vọng rằng qua báo cáo này, quý thầy cô cũng như ban lãnh đạo sẽ hiểu rõhơn về những gì em đã học được và những đóng góp của em trong suốt thời gian thựctập
Trang 3Bên cạnh đó, em cũng muốn gửi lời cảm ơn tới những anh chị đồng nghiệp trong cácphòng ban khác cũng đã giúp đỡ, hỗ trợ em trong quá trình thực tập cũng như trongquá trình em hoàn thiện bài báo cáo thực tập
Em xin chân thành cảm ơn!
2
Trang 4MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
LỜI CẢM ƠN 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ UBND XÃ PHÙ LỖ 4
1.1 Giới thiệu khái quát tình hình của xã Phù Lỗ 4
1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 4
1.1.2 Qúa trình hình thành và phát triển làng xã 5
1.1.3 Hệ thống chính trị 6
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của UBND xã Phù Lỗ 7
1.2.1 Chức Năng 7
1.2.2 Nhiệm Vụ 7
1.3 Cơ cấu tổ chức của UBND xã Phù Lỗ 8
1.3.1 Giới thiệu về cơ cấu tổ chức 8
1.3.2 Sơ đồ tổ chức 9
1.3.3 Nguyên tắc làm việc của UBND xã 9
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CÔNG VIỆC TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP 10
2.1 Nhiệm vụ được giao trong quá trình thực tập 10
2.2 Những kết quả đạt được sau quá trình thực tập 16
2.2.1 Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm 16
2.2.2 Kỹ năng xử lý tình huống 17
2.2.3 Kỹ năng lập kế hoạch và quản lý thời gian 17
2.3 Đánh giá chung về công việc sau quá trình thực tập 18
2.3.1 Về phía UBND xã Phù Lỗ 18
2.3.2 Về phía người dân 19
CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM RÚT RA SAU QUÁ TRÌNH THỰC TẬP 19
3.1 Về kiến thức 19
3.2 Về kỹ năng 19
3.3 Về thái độ làm việc 20
KẾT LUẬN 21
Trang 5CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ UBND XÃ PHÙ LỖ1.1 Giới thiệu khái quát tình hình của xã Phù Lỗ
1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Phù Lỗ nằm ở phía Nam huyện Sóc Sơn ngoại thành Hà Nội cách trung
tâm thị trấn Sóc Sơn hơn 6 km về phía Nam, cách Trung tâm Thủ đô Hà Nội gần 20
km về phía Bắc; phía Bắc giáp 2 xã Mai Đình, Đông Xuân; phía Đông giáp xã ĐôngXuân, xã Xuân Nộn; phía Tây giáp xã Phú Minh; phía Nam giáp 2 xã Nguyên Khê vàXuân Nội, ngăn cách bằng dòng sông Nguyệt Đức (sông Cà Lồ), ranh giới tự nhiêngiữa hai huyện Đông Anh và Sóc Sơn (các xã: Mai Đình, Đông Xuân, Phú Minh thuộchuyện Sóc Sơn; các xã: Nguyên Khê và Xuân Nộn thuộc huyện Đông Anh- Hà Nội).Ngoài tuyến đường sắt Hà nội- Thái Nguyên đoạn chạy qua địa bàn xã bài 2 km, Phù
Lỗ còn là giao điểm của nhiều trục đường giao thông quan trọng: quốc lộ 2 từ Phù Lỗ
đi Tuyên Quang- Hà Giang, đi Tây Bắc; quốc lộ 3 từ Hà Nội qua Phù Lỗ đi TháiNguyên; quốc lộ 18 đi các tỉnh phía Đông, đường 16 liên tỉnh từ Phù Lỗ đi Bắc Ninh;Phù Lỗ nằm cách sân bay quốc tế Nội Bài 3 km, cùng hệ thống giao thông đường thủytrên sông Nguyệt Đức từ thượng nguồn qua Phù Lỗ hòa với sông Như Nguyệt (sôngCầu) xuôi về Lục Đầu và hệ thống đường giao thông liên thôn, liên xã được nângcấp, rải nhựa và bê tông hóa
Với vị trí địa lý và hệ thống giao thông quan trọng, Phù Lỗ có tầm quan trọng chiếnlược trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc; ngày nay, Phù Lỗ có nhiều điều kiệnthuận lợi trong đi lại, giao thương, trao đổi hàng hóa, phát triển kinh tế- xã hội với cáchuyện, các tỉnh trên cả nước
Điều kiện tự nhiên: Phù Lỗ có diện tích đất tự nhiên là 603,01 ha trong đó đất nông
nghiệp là 355,22 ha đất phi nông nghiệp là 146,04 ha và đất chưa sử dụng
Nguồn cung cấp nước chính cho nông nghiệp của Phù Lỗ hiện nay là sông Cà Lồ Đây
là một chi lưu của sông Cầu và từng là một phân lưu của sông Hồng Nó vốn tách rakhỏi Sông Hồng ở xã Trung Hà huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) và hợp lưu với sông Cầutại ngã ba Xà (xã Tam Giang huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh) Đoạn đầu nguồn củasông Cà Lồ (chỗ phân lưu khỏi sông Hồng) đã bị chặn lại vào đầu thế kỷ XX, nên đầunguồn hiện nay là từ huyện Mê Linh và nguồn nước của sông chủ yếu là từ các dòngsuối của dãy núi Tam Đảo đổ về Sông Cà Lồ tạo thành ranh giới tự nhiên ở phía Nam
4
Trang 6giữa xã Phù Lỗ với xã Nguyên Khê và xã Xuân Nội (huyện Đông Anh), là nguồn cungcấp nước quan trọng của các xã này Ngoài ra Phù Lỗ có nguồn nước ngầm khá phongphú.
Lượng mưa hằng năm tương đối lớn, thường dao động trên dưới 1.800 mm Độ ẩmkhông khí tương đối cao 84% và ít thay đổi theo các tháng trong năm, thường daođộng trong khoảng 80- 87%
Với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng khá thuận lợi, Phù Lỗ có thế mạnh về phát triểnnông nghiệp toàn diện với hệ thống cây trồng vật nuôi phong phú đa dạng: trồng lúanước, rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc gia cầm
1.1.2 Qúa trình hình thành và phát triển làng xã
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, vùng Đất Phù Lỗ có 5 làng (mỗi làng tươngđương với xã): Phù Lỗ Đoài, Phù Lỗ Đông, Đông Tảo, Xuân Kỳ, Mai Nội và ba xómcông giáo ven sông là Bến Bẽ, Bến Cạn, Bến Cốc
Năm 1945, địa bàn Phù Lỗ có khoảng 2.000 nhân khẩu, sinh sống trên diện tích 1.500mẫu Bắc Bộ Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ nước Việt Nam Dânchủ cộng hòa vẫn giữ nguyên đơn vị hành chính tỉnh, châu (huyện), xã như cũ nhưngbãi bỏ cấp tổng Tháng 04/1946 xã Phù Lỗ chính thức được thành lập gồm 4 thôn: Phù
Lỗ Đoài, Phù Lỗ Đông, Liêm Lý và Bắc Giã
Tháng 6/1948 xã Phù Lỗ và xã Quyết Thắng (Đông Xuân ngày nay) sáp nhập lại thànhmột xã lớn lấy tên xã Phù Lỗ thuộc huyện Kim Anh, tỉnh Vĩnh Phúc với 6 thôn: Phù
Lỗ Đông, Phù Lỗ Đoài, Liên Lý, Bắc Giã, Đông Tảo, Xuân Kỳ và xóm Bến Bẽ
Ngày 12/02/1950 Thủ tướng Chính phủ ban hành nghị định số 03/NĐ-TTg hợp nhấthai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên thành tỉnh Vĩnh Phúc Xã Phù Lỗ thuộc huyện KimAnh, tỉnh Vĩnh Phúc
Tháng 5/1955, xã Phù Lỗ tách ra thành hai xã: Phù Lỗ và Đông Xuân Xã Phù Lỗ gồm
4 thôn: Phù Lỗ Đông, Phù Lỗ Đoài, Liên Lý, Bắc Giã và xóm Bến Bẽ với 622 hộ2.939 nhân khẩu Diện tích tự nhiên là 1.778 mẫu Bắc Bộ
Tháng 6/1961, một phần thôn Phù Lỗ Đoài gồm các xóm: Tiên, Nguyễn, Núi (phíanam sông Cà Lồ) nhập vào xã Nguyên Khê; xóm Bến Bẽ nhập vào xã Xuân Nộn
Trang 7(huyện Đông Anh) Xã Phù Lỗ còn lại 4 thôn: Phù Lỗ Đông, Phù Lỗ Đoài, Liên Lý vàBắc Giã.
Ngày 26/01/1968 Ủy ban Thường vụ quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa banhành nghị quyết số 504- NQ/TVQH tiến hành hợp nhất hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúcthành tỉnh Vĩnh Phú Xã Phù Lỗ giai đoạn này thuộc huyện Kim Anh, tỉnh Vĩnh Phú.Ngày 05/07/1977 huyện Sóc Sơn được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai huyện ĐaPhúc và huyện Kim Anh, xã Phù Lỗ trở thành một đơn vị hành chính thuộc huyện SócSơn, tỉnh Vĩnh Phú từ ngày mùng 01/04/1979, xã Phù Lỗ thuộc huyện Sóc Sơn, thànhphố Hà Nội
Năm 1986, xã lập thêm khu dân cư ven đường quốc lộ 2 Năm 1991, khu dân cư venđường quốc lộ 3 cũng được thành lập Tính đến nay xã Phù Lỗ có hai thôn: Bắc Giã,Liên Lý và 12 khu dân cư: đường 2, đường 3, phố Chợ, Tây Đoài, Đông Đoài, xómLàng, xóm Cầu, xóm Đồng, xóm Sau, xóm Trong- Ngoài, Tân Do- xóm Chòm, xómĐông; Xã có 5.661 hộ với 18.256 nhân khẩu
Từ khi thành lập cho đến nay, Phù Lỗ trải qua nhiều lần thay đổi về địa giới hànhchính để phù hợp với từng giai đoạn lịch sử, tận dụng và phát huy được sức mạnh tổngthể trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng quê hương, đất nước
1.1.3 Hệ thống chính trị
Hệ thống chính trị của xã
Hệ thống chính trị của xã Phù Lỗ bao gồm các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận
Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ:
- Đảng ủy Xã: Lãnh đạo toàn diện các mặt công tác, định hướng và chỉ đạo hoạtđộng của HĐND, UBND và các tổ chức đoàn thể
- Hội đồng Nhân dân (HĐND): Quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân dânbầu ra, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế, xã hội, an ninh
và quốc phòng
- Ủy ban Nhân dân (UBND): Cơ quan hành chính nhà nước, thực hiện các nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, trật tự và quản lý nhà nước
- Mặt trận Tổ quốc và Các Tổ chức Chính trị - Xã hội: Gồm Mặt trận Tổ quốc,Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và
6
Trang 8các tổ chức xã hội khác, tập hợp và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân,bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhân dân.
Tình hình an ninh trật tự tại địa bàn
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Huyện ủy, HĐND,UBND huyện, Đảng ủy xã, sự giám sát tích cực của HĐND xã, sự chỉ đạo, điều hànhcủa của UBND xã, cùng với sự nỗ lực của các ban ngành, đoàn thể và sự đồng thuânủng hộ của nhân dân trong xã, không chỉ giúp tình hình kinh tế, văn hóa- xã hội đạtđược kết quả tốt mà an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của xã luôn ổn định
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của UBND xã Phù Lỗ
1.2.1 Chức Năng: UBND xã Phù Lỗ là cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương,
chịu trách nhiệm quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh
tế - xã hội, đảm bảo an ninh, trật tự và nâng cao đời sống nhân dân UBND xã hoạtđộng theo nguyên tắc tập trung dân chủ, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy xã và sự giámsát của Hội đồng Nhân dân xã
1.2.2 Nhiệm Vụ
UBND xã Phù Lỗ có các nhiệm vụ quan trọng sau:
- Quản lý và Phát triển Kinh tế - Xã hội: Xây dựng và triển khai các kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh, thực hiện cácchính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn
- Quản lý Đất đai, Tài nguyên và Môi trường: Thực hiện công tác quản lý, sửdụng và bảo vệ đất đai, tài nguyên thiên nhiên, tuyên truyền bảo vệ môi trường
và phòng chống biến đổi khí hậu
- Quản lý và Tổ chức Thực hiện các Chính sách An sinh Xã hội: Tổ chức thựchiện các chính sách bảo trợ xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, giảm nghèo
và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân
- Quản lý Giáo dục, Văn hóa, Thể thao và Y tế: Nâng cao chất lượng giáo dục, tổchức các hoạt động văn hóa, thể thao và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho ngườidân
- Quản lý An ninh, Quốc phòng và Trật tự An toàn Xã hội: Đảm bảo an ninh, trật
tự, an toàn xã hội
Trang 91.3 Cơ cấu tổ chức của UBND xã Phù Lỗ
1.3.1 Giới thiệu về cơ cấu tổ chức
Ủy ban nhân xã Phù Lỗ bao gồm các cơ quan quản lý hành chính và các đơn vị trựcthuộc Cơ cấu tổ chức của UBND xã Phù Lỗ bao gồm:
- Chủ tịch UBNX xã: ông Phùng Đức Trọng
- Phó Chủ tịch UBND xã: ông Nguyễn Trọng Mạnh
- Ủy viên UBND xã: gồm các trưởng ban, ngành, đoàn thể trong xã
- Các ban chuyên môn: Ban Tài chính- Kế toán, Ban Văn hóa- Xã hội, Ban Nôngnghiệp, Ban Thông tin xã hội
- Các tổ chức chính trị- xã hội: Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên,Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân
1.3.2 Sơ đồ tổ chức
8 Chủ tịch UBND xã
Trang 101.3.3 Nguyên tắc làm việc của UBND xã
- Ủy ban nhân dân xã Phù Lỗ làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vaitrò tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân và tinh thần chủ động sáng tạo Mỗi thành viên
Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm cá nhân về lĩnh vực được phân công
- Giải quyết các công việc của công dân và tổ chức theo đúng Pháp luật, đúng thẩmquyền và phạm vi trách nhiệm; bảo đảm công khai, minh bạch, kịp thời và hiệu quả;theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định và Chương trình, kế hoạch công tác của
Ủy ban nhân dân xã
- Cán bộ, công chức cấp xã phải sâu sát cơ sở, lắng nghe mọi ý kiến đóng góp củanhân dân, có ý thức học tập để nâng cao trình độ, từng bước đưa hoạt động của UBND
xã ngày càng chính quy, hiện đại vì mục tiêu xây dựng chính quyền trong sạch, vữngmạnh, nâng cao đời sống nhân dân
Phó chủ tịch UBND xã
Ban Tài chính- Kế toán Ban Văn hóa- Xã hội Ban Nông nghiệp Ban Thông tin xã hội
Hội Nông dân Mặt trận Tổ quốc Hội Phụ nữ Đoàn Thanh niên Hội Cựu chiến binh
Trang 11CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CÔNG VIỆC TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP2.1 Nhiệm vụ được giao trong quá trình thực tập
Tuần 3
Từ 01/07- 05/07
Bắt đầu học việc và làm việc tại ban Thông tin xã hội bao gồm:
Được hướng dẫn quy trình làm việc, quản lý hồ sơ, tài liệucũng như hệ thống lưu trữ; Hỗ trợ xử lý và lưu trữ thông tin,tài liệu trên máy tính
Được hướng dẫn công việc hành chính đơn giản như: in ấntài liệu; Được hướng dẫn biên soạn và thực hành các vănbản truyền tải thông tin về các hoạt động của xã
Được học sử dụng phần mềm và hệ thống liên quan đếnquản lý thông tin và dữ liệu trên máy tính
Tham gia và tổ chức hoạt động hè thanh thiếu niên trên địabàn xã Phù Lỗ Tôi đã cùng các các chi đoàn trên địa bàn xãPhù Lỗ phát huy sức trẻ, sáng tạo của mình; tổ chức nhiềuhoạt động thiết thực như: tổ chức giải bóng đá thanh thiếunhi, tổ chức các chương trình giao lưu, tặng quà, tổ chức cáctrò chơi dân gian, múa hát tập thể,… đem lại những ngày hè
bổ ích cho các bạn nhỏ trên địa bàn xã Phù Lỗ
10
Trang 12Tổ chức chương trình giao lưu cho TTN xã Phù Lỗ
Tuần 4
Từ 08/07- 12/07
Được hướng dẫn và thực hành về chuyên môn như viết báo cáo, lập kế hoạch
và tổ chức các hoạt động cũng như tham gia vào hoạt động truyền thông với các ban ngành khác trong công tác “Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu”:
Cùng UB MTTQ xã vận động mọi người thực hiện tốt công tác “Xây dựng đời sống văn hóa mới, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh” và duy trì, triển khai tốt kế hoạch “Giữ gìn thôn khu sáng- xanh- sạch- đẹp- an toàn”
Cùng đoàn Thanh niên xã tuyên truyền cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh” và thực hiện các phong trào
“Thanh niên tình nguyện”, “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc”, “Tuổi trẻ sáng tạo” Tuyên truyền, vận động đoàn viên, thanh niên các làng, các xóm tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, tổ chức thường xuyên các đợt ra quân vệ sinh môi trường vào thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần và phải chụp ảnh báo cáo lên đoàn Thanh niên xã sau khi hoàn thành nhiệm vụ Duy trì hiệu quả việc tuyên truyền trên mạng
xã hội Facebook của Đoàn xã về các việc làm tốt, các tấm gương đẹp Bên cạnh đó cũng tuyên truyền, giáo dục các đoàn viên- thanh niên toàn xã giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống, lịch sử của địa phương và vận động mọi người thực hiện nếp sống văn minh tai các điểm di tích lịch sử hoặc đền chùa tại địa phương
Trang 13Đoàn Thanh Niên xóm Làng- Phù Lỗ ra quân vệ sinh môi trường
Tuần 5
Từ 15/07- 19/07
Thực hiện các công việc phòng ban giao:
Nhập các thông tin của xã lên hệ thống của xã
Photo giấy tờ và tài liệu cần thiết cho các anh chị trongphòng ban
Sắp xếp lại các hồ sơ và giấy tờ với sự hướng dẫn củatrưởng ban Thông tin- xã hội
Tuần 6
Từ 22/07- 26/07
Tiếp tục công việc được giao tại phòng ban bao gồm nhiệm vụchính sau đây:
Nội dung 1: Tiếp nhận thông tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
qua đời, phòng ban nhận được thông báo cũng như các văn bản chỉđạo từ cấp trên của UBND huyện Sóc Sơn Sau khi tiếp nhận cácthông báo và văn bản được phòng ban giao nhiệm vụ chuyển cácthông báo đó đến các làng, các xóm thuộc xã Phù Lỗ:
Liên quan đến việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng qua đời,mỗi ban ngành cử một đại diện xuống quê Bác- Đông Hộiphúng viếng
Bên cạnh đó, tôi cũng soạn thông báo kêu gọi các đơn vịtrong xã Phù Lỗ cử các đoàn viên thanh niên tham gia tìnhnguyện hỗ trợ và làm các nhiệm vụ trong Lễ tang của Bác
12