1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập tốt nghiệp đơn vị thực tập công ty cp thuơng mại kỹ thuật đông nam á aseatec

56 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Tác giả Ngô Viết Cảnh
Người hướng dẫn TS. Đoàn Thị Hương Giang
Trường học Trường Đại học Điện Lực
Chuyên ngành Khoa Điều Khiển và Tự Động Hóa
Thể loại Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 6,04 MB

Nội dung

Giới thiệu về công ty ASEATECCông ty Cổ phần Thương Mại Kỹ thuật Đông Nam Á- ASEATEC được thành lập năm1996 với đội ngũ nhân viên có trình độ cao, bộ máy tổ chức năng động và chuyên nghi

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC KHOA ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐƠN VỊ THỰC TẬP: CÔNG TY CP THUƠNG MẠI KỸ THUẬT ĐÔNG NAM Á (ASEATEC)

Giảng viên hướng dẫn : TS Đoàn Thị Hương Giang

Sinh viên thực hiện: Ngô Viết Cảnh 19810000203

Lớp: D14 THDK&TDH

Hà Nội, tháng 6 năm 2023

Trang 3

Nhiệt điện vũng ánh 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trang 4

Ngày này, nền kinh tế nước nhà đang đi lên cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của cácngành kỹ thuật-công nghiệp Với sự phát triển mạnh mẽ đó đã có nhiều công nghệ kỹthuật mới ra đời, đòi hỏi các sinh viên ngành kỹ thuật phải có sự sáng tạo, tích cực nghiêncứu để đưa đất nước theo kịp với nền công nghiệp hiện đại của các nước trên thế giới.Thách thức đó cũng là cơ hội để các sinh viên ngành kỹ thuật chúng em có cơ hội để họchỏi phát triển Sau một thời gian học tập tại trường Đại Học Bách Điện Lực, hè vừa qua

em được cô Ts.Đoàn Thị Hương Giang giới thiệu thực tập tại Công ty CP Thương mại Kỹ

thuật Đông Nam Á (ASEATEC JSC)! thực tập Tại đây các anh, chị kỹ sư đã tận tình giúp

đỡ, chỉ bảo em về các máy móc thiết bị tại công ty, và các kinh nghiệm thực tế của cácanh

Trong thời gian hơn một tháng thực tập tại công ty, dù không phải dài nhưng chúng

em đã tiếp thu được khá nhiều kiến thức quý báu mà em nghĩ chỉ có khi đi làm và

thực tập thực thế như vậy mới có được

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Nguyễn Mạnh Tiến, anh Lê Văn Hiến PTGĐcông ty, anh Phan Đình Thắng – phụ trách kỹ thuật tại xưởng, cùng toàn thể anh, chị ởcông ty đã giúp đỡ chúng em trong thời gian thực tập vừa qua! Em xin chân thành cảmơn!

Hà Nội, ngày 22 tháng 9 năm 2023

Trang 5

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT ĐÔNG

NAM Á (ASEATEC) 1.1 Giới thiệu về công ty ASEATEC

Công ty Cổ phần Thương Mại Kỹ thuật Đông Nam Á- ASEATEC được thành lập năm

1996 với đội ngũ nhân viên có trình độ cao, bộ máy tổ chức năng động và chuyên nghiệp,nguồn tài chính lành mạnh luôn được khách hàng và các đối tác trong và ngoài nước tintưởng đánh giá cao

Với hơn 26 năm hoạt động và phát triển, Công ty là một trong những công ty đầu tiêntiên phong trong việc ứng dụng các giải pháp tổng thể, tích hợp hệ thống điện và tự độnghóa với công nghệ mới nhất ASEATEC đã xây dựng hoàn thiện hệ thống kinh doanh trên

và cung cấp dịch vụ kỹ thuật cao ở thị trường trong và ngoài nước

- Địa chỉ: Số 115, Ngõ 25 Phố Vũ Ngọc Phan, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

- Loại hình công ty: Công ty cổ phần

- Số nhân viên: 50 người (1 giáo sư, 2 tiến sỹ, 3 thạc sỹ, còn lại là cử nhân kinh tế, kỹ

sư đại học và cao đẳng kỹ thuật)

1.2 Mô hình tổ chức công ty

Trang 6

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức công ty

Trang 7

1.3 Hoạt động của công ty trong lĩnh vực tự động hóa:

1.3.1 Chức năng và lĩnh vực hoạt động:

- Sản xuất lắp ráp sản phẩm điện tử

- Dịch cụ khoa học kỹ thuật điện, điện tử, điện lạnh, chuyển giao công nghệ

- Buôn bán vật tư, tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng

- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa

- Đào tạo công nghệ đo lường, điều khiển tự động hoá

- Lắp đặt, cải tạo, thiết kế thiết bị điện, điện tử cho các dây chuyền công nghiệp

- Tư vấn, chế tạo, mua bán, lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành, bảo trì thang máy,thang cuốn, cầu trục và các loại thiết bị nâng hạ

- Tư vấn, chế tạo, mua bán, lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành, bảo trì thiết bị vàchuyển giao công nghệ trong lĩnh vực môi trường

- Mua bán thiết bị điện, điện cao thế, trung thế, hạ thế

1.3.2 Sản phẩm của công ty:

Hình 1 1 Thiết bị tự động hóa

Trang 8

Hình 1 2 Thiết bị đo

Hình 1 3 Thiết bị điện hạ thế

Trang 9

Hình 1 4 Thiết bị điện truyền động (biến tần, động cơ)

Trang 10

CHUƠNG II: TÌM HIỂU CHUNG VỀ BIẾN TẦN VÀ NGHIÊN CỨU BIẾN TẦN

SIEMENS- G120 2.1 Tổng quan về biến tần simens

- Biến tần là thiết bị biến đổi dòng điện xoay chiều ở tần số này thành dòng điện xoay chiều ởtần số khác có thể điều chỉnh được Biến tần được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng côngnghiệp để điều khiển tốc độ động cơ, đảo chiều quay, giảm dòng khởi động, giảm độ rung vàtiết kiệm năng lượng

- Phân loại biến tần: Biến tần có nhiều loại, nếu chia theo nguồn điện đầu vào ta có 2 loại cơbản là: Biến tần cho động cơ 1 pha và biến tần cho động cơ 3 pha Trong đó, biến tần cho động

cơ 3 pha được sử dụng rộng rãi hơn

2.1.2 Tại sao cần dùng biến tần?

Bắt nguồn từ nhu cầu điều khiển tốc độ quay của động cơ 3 pha không đồng bộ, người ta đãphân tích từ công thức tính số vòng qua của động cơ:

Trang 11

Trong đó:

N là tốc độ động cơ (đơn vị: RPM - revolutions per minute).

S là hệ số trượt của động cơ:

o Ns là tốc độ quay đồng bộ của động cơ (đơn vị: RPM).

o N là tốc độ thực tế của động cơ (đơn vị: RPM).

f là tần số đầu ra của biến tần (đơn vị: Hz - hertz).

p là số cặp cực của động cơ.

Từ công thức trên chúng ta thấy để thay đổi được tốc độ động cơ có 3 phương pháp:

1 Thay đổi số cực động cơ P

2 Thay đổi hệ số trượt s

3 Thay đổi tần số f của điện áp đầu vàoTrong đó 2 phương pháp đầu khó thực hiện và không mang lại hiệu quả cao Phương pháp thayđổi tốc độ động cơ bằng cách thay đổi tần số là phương pháp hiệu quả nhất

2.1.3 Cấu tạo của biến tần:

Cấu tạo bên trong một biến tần gồm 3 khối cơ bản:

1 Khối chỉnh lưu: Bao gồm 6 diot chỉnh lưu 3 pha (chỉnh lưu tự động)

2 Khối lọc: Gồm cuộn dây (L) và tụ điện (C)

3 Khối nghịch lưu: 6 con IGBT và 6 Diot mắt song song với IGBT

Hình 2.1 Cấu tạo của biến tần

Trang 12

Hình ảnh 2.2: Sơ đồ mạch điện của biến tần.

B1: Điện áp khi đi vào biến tần có dạng đồ thị hàm Sim

B2: Sau khi đi qua khối chỉnh lưu đồ thị sẽ chuyển sang dạng hình gợn sóng

B3: Điện áp tiếp tục đi qua bộ lọc L hoặc C sẽ được chuyển thành dạng phẳng hoàn toàn (ĐiệnDCchuẩn)

B4: Khi đi qua khối nghịch lưu sẽ sử dụng phương pháp PWM (Băm xung hay băm áp), băm

áp với tần số cao (Tần số càng cao thì điện áp đầu ra càng “mịn” sẽ gần giống với điện áp đầuvào)

Hình 2.3: Biến đổi điện áp/tần số qua biến tần

Hình 2.4: Điện áp đầu ra sau khi qua biến tần

2.1.4 Các dòng biến tần Siemens và cách chọn mã thiết bị :

Các dòng biến tần :

Trang 13

- Biến tần Siemens Sinamics V20: là dòng biến tần phổ thông của Siemens với những ưu

điểm đa năng, nhỏ gọn , lắp đặt đơn giản, dễ sử dụng và tiết kiệm chi phí, độ tin cậy cao

và dễ dàng sử dụng

Dải công suất:

1P 200V: 0.12 – 3kW3P 380V: 0.37- 30kW

Hình 2.5: Biến tần V20

- Biến tần Siemens Sinamics G120: có thiết kế dạng modul gồm 2 phần là modul điều khiển

(Control Unit – CU) và modul công suất (Power module – PM), kích thước nhỏ gọn, dải côngsuất mở rộng

Dải công suất:

-/11P/3P 200…240V: 0.55 – 4kW-/13P 200…240V: 5.5- 55kW-/13P 380…480V: 5.5- 250kW-/13P 380…480V: 7.5- 90kW-/13P 500…690V: 11- 250kW

Hình 2.6: Biến tần G120

- Biến tần Siemens Sinamics G120C: thiết kế hoàn toàn mới dạng compat Sản phẩm có lối

thiết kế nhỏ gọn để phù hợp lắp đặt trên máy hoặc trong tủ điện, vận hành dễ dàng

Dải công suất:

-/13P 380…480V: 0.55 -132kW

Hình 2.7: Biến tần G120C

Trang 14

-Biến tần Siemens Sinamics G130: thiết kế theo dạng khung, dễ dàng tùy chọn thay đổi công

suất giúp khách hàng có thể linh hoạt điều chỉnh theo các yêu cầu ứng dụng khác nhau Giaothức truyền thông được chuẩn hóa với các đầu vào và ra tương tự

Dải công suất:

-/13P 380…480: 110-560kW-/13P 500…600: 110-560kW-/13P 660…690: 75-800kW

Hình 2.8: Biến tần G130

-Biến tần Siemens Sinamics G150: là bộ điều khiển với đa dạng chức năng phù hợp cho các

ứng dụng công suất lớn và không yêu cầu trả năng lượng thừa về lại lưới điện Với thiết kếdạng cabinet units, dễ dàng điều chỉnh cấu hình của biến tần

Dải công suất:

-/13P 380…480: 110 – 900kW -/13P 500…600: 110 – 1000kW -/13P 660…690: 75 – 2700kW

Hình 2.9: Biến tần G150

Cách chọn mã thiết bị :

- Bước 1: Chọn Mô-đun công suất ( Power Module – PM)

Mô-đun công suất (Power Module – PM) được chọn dựa trên công suất của động cơ, điện

áp và tải có yêu cầu hãm hay không

Dòng biến tần Siemens G120 có 3 dạng Mô-đun công suất như sau:

- Mô-đun công suất PM230 – IP55 / IP20

Được thiết kế chuyên dụng cho bơm, quạt và máy nén khí với đặc tính tải là mô-men tỷ lệbình phương với tốc độ PM230 không kết nối với điện trở hãm

- Mô-đun công suất PM240 / PM240-2 – IP20

Đáp ứng mọi ứng dụng, được tích hợp sẵn mô-đun hãm nên có thể kết hợp với điện trởhãm

- Mô-đun công suất PM250 – IP20

Trang 15

Tương tự như mô-đun công suất PM240 nhưng có khả năng phát trả năng lượng về lưới Vìvậy, không cần dùng điện trở hãm.

Bước 2: Chọn Mô-đun điều khiển (Control Unit – CU)

Việc lựa chọn mô-đun điều khiển – Control Unit (CU) dựa trên yêu cầu về số lượng ngõvào ra (Input/ Output), các yêu cầu điều khiển riêng biệt cho từng loại tải , yêu cầu vềtruyền thông và các tính năng an toàn

Biến tần G120 có 2 loại mô-đun điều khiển:

- Mô-đun điều khiển CU230P-2

Được thiết kế riêng cho tải bơm, quạt và máy nén khí

- Mô-đun điều khiển CU240B-2 / CU240E-2

Cho tất cả các ứng dụng phổ biến như: băng tải, máy trộn, máy khuấy, máy đùn,…

Hình 2 1 Cấu tạo biến tần SINAMICS G120

Trang 16

Thiết kế của SINAMICS G120 gồm 3 phần:

- Power Module (Mô đun nguồn).

- Control Unit (Bộ điều khiển).

- Operator Panel (Bảng điều khiển)

2.2.2 Bộ điều khiển (Control Unit):

Hình 2 2 Bộ điều khiển SINAMICS G120

CU (Control Unit): Khối CU điều khiển và giám sát module nguồn.

Có nhiều thiết kế khác nhau cho các Bộ điều khiển Chúng khác nhau chủ yếu về thiết bị đầu cuối cũng như các giao diện bus trường khác nhau.

Ở đây chứa các chân kết nối vào ra các chân điều khiển hoạt động của biến tần.

Hình 2 3 Ví dụ về CU240E-2

Trang 17

Ví dụ về CU240E-2:

1 Nhãn sản phẩm.

2 Công tắc DIP cho đầu vào tương tự và địa chỉ fieldbus.

3 Kết nối panel điều khiển (BOP-2 hoặc IOP) RS232.

4 Đèn LED trạng thái.

5 Thiết bị ngoại vi cho đầu vào ra số và tương tự.

6 Kết nối USB (kết nối PC).

7 Kết nối với mô-đun nguồn.

8 Kẹp chặt.

2.6.2 Bộ điều khiển CU230P-2:

CU230P-2 là bộ điều khiển được thiết kế dành riêng cho bộ chuyển đổi máy bơm, quạt và máy nén.

Các chức năng công nghệ (lựa chọn): Các khối chức năng miễn phí (FFD), bộ điều khiển 4 x PID, kết nối tầng, chế độ ngủ đông, chế độ dịch vụ thiết yếu, điều khiển đa vùng.

Đầu vào ra

Intergrated safety technology

Fail-safe digital inputs digital outputs

Control Unit (Article No)

CU230P-2

HVAC

USSModbus RTUBACnetMS/TPFLN P1

6SL3243-CU230P-2

0BB30-1PA3

6SL3243-EtherNet/IPODVAAC driveSINAMICSprofile

_

Bảng 2 1 Dữ liệu Bộ điều khiển CU230P-2

Trang 19

Hình 2 4 Sơ đồ đấu nối CU230P-2

2.6.5.Module nguồn (Power Module):

Hình 2 5 Module nguồn SINAMICS G120

Power Module nguồn cung cấp điện áp cho động cơ.

Module này có nhiều kích cỡ dải công suất từ 0.37kW đến 250kW.

Ở đây tập trung cách mạch chỉnh lưu mạch lọc DC và mạch nghịch lưu điều chế điệp áp xoay chiều ba pha bằng phương pháp điều chế độ rộng xung PWM.

Hình 2 6 Hình ảnh đầu nối khối Power

1 Nhãn sản phẩm

Trang 20

2 Đầu nối nguồn

3 Đầu nối / Điện trở phanh

4 Đầu nối động cơ

0.37~200kW (HO)0.55~250kW (LO)

5.5~75kW (HO)7.5~90kW (LO)

Dòng định mức 0.9~135A(HO)

1.3~166A(LO) 2.3~442A(HO/LO)

13.2~135A(HO)1.7~166A(LO)Khả năng quá tải LO: 150% trong 3s

HO: 200% trong 3s

110% trong 57s150% trong 57s Chu kì trong 300s

bị kẹt trục, động cơ

Chạm đất, ngắn

bị quá nhiệt, liên

Mạch, động cơđộng tham số

Bảng 2 2 Thông số các loại Module nguồn

2.6.5 Bảng điều khiển (Operator Panel):

Trang 21

Hình 2 7 Bảng điều khiển SINAMIC G120

Operator Panel (Bảng điều khiển): IOP được sử dụng để thiết lập các tham số, vận hành và hiển thị Hiện nay

trên thị trường có hai loại là:

- The Basic Operator Panel (BOP-2): Bảng điều khiển cơ bản.

- The Intelligent Operator Panel (IOP): Bảng điều khiển thông minh.

Hình 2 8 Bảng điều khiển cơ bản BOP-2

Trang 22

Hình 2 9 Bảng điều khiển thông minh (IOP)

- Giải thích dưới dạng LED 7 đoạn

- Hiển thị giá trị trạng thái đồ họa trực quan

- Giải thích dưới dạng ngôn ngữ thông thường không cần tài liệu, tiện lợi tại công trường

Trang 23

• Che chắn mọi bộ phận mang điện.

Các bước lắp đặt:

Bước 1: Gắn module nguồn vào tủ.

Tuân thủ khoảng cách lỗ khoan trên dưới trái phải.

Hình 2 10 Ví dụ vị trí lỗ khoan 240E-2

Bước 2: Kết nối Mô-đun nguồn với động cơ.

Hình 2 11 Kết nối Module nguồn với động cơ

Trang 24

1 Đấu dây cho Mô-đun nguồn: -Kết nối các pha và dây dẫn đất với các đầu nối U2, V2, W2 và PE.

2 Đấu dây động cơ:

- Tháo ray cầu khỏi khối kết nối và nới lỏng các vít.

- Đặt các thanh ray cầu vào khối đầu cuối và vặn chúng vào vị trí.

- Kết nối kết nối PE trước.

- Đấu các pha phù hợp với sự phân công pha trong các kết nối.

* Cáp từ biến tần đến động cơ cần được bảo vệ và có chiều dài tối đa 25m.

3 Đấu dây nguồn điện (kiểm tra, chạy thử).

Bước 3: Gắn CU.

Hình 2 12 Hình ảnh kết nối CU với các thiết bị ngoại vi

Trang 25

Bước 4: Gắn bảng điều khiển.

Hình 2 13 Gắn bảng điều khiển

1 Đặt cạnh dưới của IOP/BOP-2 vào hốc dưới của vỏ Thiết bị Điều khiển

2 Đẩy IOP / BOP-2 về phía Thiết bị Điều khiển cho đến khi khớp chốt nhả vào đúng vị trí.

* Tùy chọn gắn bảng điều khiển ngoài mặt tủ điện:

Trang 26

Hình 2 14 Gắn bảng điều khiển ngoài mặt tủ điện:

2.1 Cấu hình thiết bị:

Tham số được tạo thành từ "p" hoặc "r", theo sau là số tham số:

 r Thông số hiển thị (chỉ đọc)

 p Các thông số có thể điều chỉnh (đọc và ghi

Các dải số thể hiện cho tất cả các tham số có sẵn cho SINAMICS Drive Family 0000~61001 Các thông số chính để vận hành biến tần cơ bản:

2010 2099 Truyền thông (Fieldbus)

Bảng 2 4 Thông số chính để vận hành biến tần cơ bản

Trang 27

2.6.2 Cài đặt biến tần:

Hình 2 15 Màn hình hiển thị bảng điều khiển:

1 GIÁM SÁT: Trạng thái thực tế của hệ thống được hiển thị.

2 ĐIỀU KHIỂN: Có thể kích hoạt chế độ Setpoint, Jog và Reverse.

3 CHẨN ĐOÁN: Lỗi và cảnh báo có thể được xác nhận, lịch sử và trạng thái được hiển thị

4 THAM SỐ: Các giá trị tham số có thể được xem và thay đổi

5 THIẾT LẬP: Cài đặt cơ bản.

6 EXTRAS: Các chức năng bổ sung như lưu và sao chép dữ liệu vào ra từ BOP-2.

a) Cài đặt biến tần từ bàn phím:

Hình 2 16 Bảng điều khiển BOP-2

1 Phím ESC - Trở lại màn hình trước.

2 Phím lên - Thay đổi lựa chọn

3 Phím xuống - Thay đổi lựa chọn

4 Phím OK - Xác nhận lựa chọn

5 Phím TẮT - Dừng động cơ bằng tay chế độ

6 Phím HAND/AUTO - Chuyển đổi nguồn lệnh giữa HAND và Chế độ TỰ ĐỘNG

7 Phím ON/RUN - Khởi động động cơ trong chế độ thủ công.

Trang 28

* Mô hình hoạt động:

• Nhấn ESC để vào lựa chọn menu.

• Sử dụng các nút LÊN và XUỐNG để di chuyển thanh menu đến PARAMS và nhấn OK.

• Nhấn OK để chọn Mức tiêu chuẩn.

Hình 2 17 Thao tác chọn Mức tiêu chuẩn

• Nhấn LÊN để truy cập thông số tiếp theo.

• Trong trường hợp này, P3 xuất hiện (P có nghĩa là bạn có thể thay đổi giá trị của tham số này).

• Giá trị bắt đầu nhấp nháy.

• Điều chỉnh giá trị bằng cách nhấn LÊN và XUỐNG.

Trang 29

• Ở chế độ TAY, các nút BẬT và TẮT được bật.

• Ở chế độ TỰ ĐỘNG, các nút BẬT và TẮT bị tắt.

• Nếu chế độ HAND đang hoạt động, nhấn nút HAND / AUTO sẽ chuyển bộ chuyển đổi sang chế độ AUTO.

• Nếu chế độ TỰ ĐỘNG đang hoạt động, nhấn nút HAND / AUTO sẽ chuyển bộ chuyển đổi sang chế độ TAY.

• Có thể thay đổi chế độ TAY sang chế độ TỰ ĐỘNG trong khi động cơ vẫn đang chạy.

Hình 2 20 Ý nghĩa các biểu tượng hiện thị trên bảng điều khiển

2.6.5 Cài đặt nhanh cho biến tần:

- Bộ biến tần tương thích với động cơ nhờ sử dụng chức năng cài đặt thông số nhanh, và cácthông số kĩ thuật quan trọng sẽ được cài đặt Cài đặt nhanh không cần được thực hiện nếuthông số định mức của động cơ ghi trong bộ biến tần FU (ví dụ động cơ tiêu chuẩn 1LA 4 cựccủa Siemens) thích hợp với thông số định mức ghi trên nhãn của động cơ đang nối vào biến tần

- Dưới đây là các bước cài đặt nhanh với thông số là biến tần G120 và động cơ ở nơi thực tậpcông ty ASEATEC

P0003=3 Mức truy nhập của người dùng*

-1 Mức cơ bản: Cho phép truy nhập tới những thông số thường dùngnhất

-2 Mở rộng: Ví dụ truy nhập đến các các chức năng I/O

-3 Chuyên gia (chỉ dành cho chuyên gia)

Ngày đăng: 07/06/2024, 06:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w