động trong lĩnh vực này, nhận thấy nhu cầu tiêu dùng trên thị trường ngày càng lớn,Guta Việt Nam đã hướng tới mở rộng công ty thành một chuỗi cửa hàng theo hìnhthức cung cấp dịch vụ đồ u
GIUI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH GUTA VIỆT NAM
GIUI THIỆU TỔNG QUAN công ty TNHH GUTA VIỆT NAM
Tên công ty : CÔNG TY TNHH GUTA Việt Nam
Tên quốc tế : GUTA VIET NAM COMPANY LIMITED
Tên viết tắt : GUTA VIET NAM CO.,LTD
Mã số thuế : 0310716058 Địa chỉ : 146 Nguyễn Văn Thủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Văn phòng : 41 Trần Cao Vân, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Người đại diện : NGUYỄN MINH THẾ
Quản lý : Chi cục thuế Quận 1
Loại hình doanh nghiệp : Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên ngoài Nhà Nước Tình trạng : Đang hoạt động ( đã được cấp GCN ĐKT)
Mô hình kinh doanh : GUcart, GUkiosk và Gustore
- Công ty TNHH cấp thay đổi lần thứ 7 vào ngày 28/05/2019 bởi Sở Kế Hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh.Guta Việt Nam được đăng ký thành lập lần đầu ngày 23/03/2011 với giấy phép đăng ký kinh doanh số 0310716058 và chính thức đi vào hoạt động vào 31/03/2011 Giấy phép đăng ký kinh doanh được đăng ký
- Ngay từ khi mới đi vào hoạt động, Công ty TNHH Guta Việt Nam bắt đầu với việc buôn bán nguyên vật liệu và máy móc dùng để pha chế cà phê Sau nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực này, nhận thấy nhu cầu tiêu dùng trên thị trường ngày càng lớn, Guta Việt Nam đã hướng tới mở rộng công ty thành một chuỗi cửa hàng theo hình thức cung cấp dịch vụ đồ uống tới khách hàng, chính thức gia nhập ngành dịch vụ F&B (Food and Beverage Service) đang ngày càng phát triển và có nhiều triển vọng trên thị trường.
Quá trình phát triển của công ty
- Guta Cafe thuộc sở hữu của Công ty TNHH Guta Việt Nam được thành lập vào năm
2011 tại Thành phố Hồ Chí Minh Kể từ khi thành lập , Guta phát triển 28 chuỗi cửa hàng, trong đó đa phần là Gu Booth và Guart Thương hiệu này hướng đến các khách hàng trong phân khúc bình dân nên ngày càng trở nên phổ biến với đông đảo người đam mê cà phê.
- Guta Cafe là một chuỗi hệ thống lớn các cửa hàng cafe độc đáo của đường phố Việt Nam thống trị Sài Gòn và trở thành một trong những chuỗi cà phê phổ biến nhất trong thành phố Trong hơn 7 năm xây dựng và phát triển, Guta Cafe không ngừng cải tiến để mỗi cửa hàng Guta Cafe trở thành nơi dừng chân lý tưởng, mang đến thức uống cafe đậm đà với phong cách phục vụ nhanh và tiện lợi Cửa hàng đầu tiên của GUTA khai trương vào ngày 13/10/2016, tính đến thời điểm hiện tại, chúng tôi có 100 điểm bán hàng, chủ yếu tập trung ở khu vực phía Đông TP.HCM Với mô hình “ cà phê vỉa hè “ – một nét đặc trưng văn hóa của người Việt ,GUTA Cafe ra đời với mong muốn lưu giữ nét văn hoá độc đáo ấy, gánh vác trên mình sứ mệnh mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời, lưu giữ nét đ攃⌀p truyền thống trong nhịp sống hiện đại.
CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 8
Guta Việt Nam hoạt động với nhiều đóng góp to lớn cho nền kinh tế Đầu tiên, Guta Việt Nam là nơi tạo công ăn việc làm cho hàng trăm nhân công trong thị trường lao động Đặc biệt, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên – những bộ phận cần tìm kiếm công việc part time, lịch làm việc linh hoạt phù hợp với thời gian học rãnh rỗi, tạo ra một lượng thu nhập cho bộ phận này Thứ hai, Guta tạo nên một thương hiệu đưa cà phê Việt ra thị trường, quảng bá và định vị thương hiệu cho cà phê Việt, góp một phần vào việc đưa cà phê Việt Nam trở thành một mặt hàng chủ lực, thúc đẩy phát triển nền kinh tế nông nghiệp nước nhà.
Ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống là một trong những ngành công nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Vì vậy, Guta Việt Nam có nhiệm vụ đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng với chất lượng tốt nhất Bên cạnh đó, Guta Việt Nam cũng luôn chủ động thực hiện các chương trình hành động vì cộng đồng, nhất là các chương trình phát triển bền vững Các hoạt động từ thiện luôn được đội ngũ nhân viên thực hiện tích cực và có hiệu quả Tất cả những điều đó hướng tới sự phát triển bền vững, hài hòa giữa lợi ích của nhà nước, quyền lợi của doanh nghiệp và quyền lợi của người tiêu dùng.
ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1.3.1 LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Công ty TNHH Guta Việt Nam là tổ chức kinh tế sản xuất kinh doanh dịch vụ, hàng hóa hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế tư nhân với ngành nghề chính là kinh doanh đồ uống.
Công ty TNHH Guta Việt Nam được thành lập với vốn điều lệ 25.000.000.000 (Hai mươi lăm tỷ đồng) với các phần vốn góp như sau:
STT Tên thành viên Phần vốn góp Tỷ lệ (%) Số CMND
Bảng 1.1: Các thành viên góp vốn và tỷ lệ các phần vốn góp trong công ty
Hiện nay, Công ty TNHH Guta Việt Nam hoạt động chủ yếu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, với chuỗi gần 100 cửa hàng phân bố đều ở các quận trung tâm thành phố với đội ngũ nhân viên hơn 500 người thuộc khối văn phòng và cửa hàng tạo nên một tập thể thống nhất trong hoạt động của Guta Việt Nam.
Trên thị trường đồ uống phong phú và đa dạng như hiện nay, Guta là một lựa chọn tối ưu cho phân khúc khách hàng có thu nhập trung bình, với giá dao động từ 15.000 đến 40.000 đồng trên một sản phẩm, là lựa chọn tối ưu cho những thực khách có nhu cầu thưởng thức cà phê nói riêng và các loại đồ uống nói chung với chất lượng cao mà giá cả ở mức hợp lý.
1.3.4 PHƯƠNG HƯUNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Trong những năm 2021-2023, công ty sẽ mở rộng thêm chuỗi cửa hàng, đặt mục tiêu mỗi tháng sẽ khai trương thêm 2-3 cửa hàng, phát triển Guta không chỉ trong địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh mà còn hướng tới các thành phố lớn như: Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Phước, Bình Dương, Long An, Nha Trang và hình thành một nhà máy sản xuất tại khu vực miền Nam Tương lai xa hơn nữa, Guta Việt Nam sẽ mở rộng chuỗi cửa hàng ra nước ngoài bắt đầu các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới kinh doanh và chất lượng sản phẩm, Guta Việt Nam còn hướng đến hai mục tiêu nhằm tạo nên sự thống nhất và phát triển trong hệ thống Mục tiêu đầu tiên, Guta luôn cố gắng để kiện toàn hệ thống, Guta đặt ra việc phát triển hơn về mặt quản trị, cũng như tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng hơn trong việc quản trị hệ thống Tiếp theo, Guta còn hướng vào cải thiện cà phát triển hoạt động marketing: chú trọng hơn vào việc truyền thông và quảng bá thương hiệu, đưa Guta Việt Nam trở thành một thương hiệu gần gũi hơn với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty được xây dựng một cách khoa học và hợp lý giữa các phòng ban Mỗi phòng ban có một nhiệm vụ cụ thể để phân công rõ ràng đến từng nhân viên, mang lại hiệu quả hoạt động tốt nhất cho công ty Bên cạnh đó, khối văn phòng được tổ chức theo hướng tập trung, các phòng ban dễ dàng liên kết và hỗ trợ nhau trong công việc, từ đó tạo ra một khối thông nhất vững mạnh Đứng đầu mỗi phòng ban là các trưởng bộ phận chịu trách nhiệm phân công và kiểm tra các thành viên trong phòng mình và chịu trách nhiệm báo cáo trước giam đốc công ty.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy hệ thống tại công ty TNHH Guta Việt Nam
1.4.2 CHỨC NĂNG – NHIỆM VỤ CỦA TỪNG BỘ PHẬN
Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty, có vị trí điều hành cao nhất, quản lý và giám sát tất cả hoạt động kinh doanh, con người cũng như các hoạt động hợp tác của công ty.
Xây dựng chiến lược phát triển dài hạn, trực tiếp chỉ đạo công tác tài vụ, quản lý nguồn vốn, đồng thời trực tiếp chỉ đạo công tác tổ chức cán bộ như đào tạo, tiếp nhận, bổ nhiệm hay chỉ đạo phương thức kinh doanh.
Bộ phận hệ thống: Đứng đầu bộ phận hệ thống là trưởng bộ phận, có nhiệm vụ theo dõi tổng quát tình hình hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống cửa hàng, phân công nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể cho các cấp dưới, cụ thể là: Quản lý khu vực – Trưởng cửa hàng – Trưởng ca – Nhân viên.
Bộ phận hệ thống có chức năng trợ giúp giám đốc phân tích và kiểm soát những phương án kinh doanh được đề ra, đưa ra những giải pháp giúp cải thiện chi phí, tăng doanh thu và thúc đẩy việc kinh doanh có hiệu quả.
Ngoài ra, trong bộ phận hệ thống còn có các bộ phận nhỏ hơn như kỹ thuật, IT (Công nghệ thông tin) đào tạo và giám sát Tất cả đều có chức năng và nhiệm vụ cụ thể Bộ phận Kỹ thuật và IT có chức năng chuẩn bị và sữa chữa hệ thống máy POS, camera cũng như internet ở từng cửa hàng, hỗ trợ nhân viên văn phòng khi có vấn đề phát sinh Bộ phận đào tạo có nhiệm vụ tiếp cận thị trường, tạo ra những sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu thị trường, hướng dẫn và đào tạo nhân viên tại cửa hàng thực hiện nhiệm vụ pha chế Bộ phận giám sát chịu trách nhiệm quan sát toàn hệ thống một cách tổng quát, phát hiện các vấn đề phát sinh và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.
Bộ phận này có trách nhiệm lên kế hoạch, xây dựng phương án kinh doanh hay các chương trình giảm giá, khuyến mãi của các cửa hàng, đảm bảo các phương án được thực hiện có hiệu quả Bên cạnh đó, bộ phận này còn thiết kế, tổ chức và thực hiện các chiến lược giá cả, sản phẩm, mạng lưới phân phối và xúc tiến bán hàng, khảo sát nhu cầu thị trường từ đó đưa ra những thông tin giúp giám đốc đề ra phương án kinh doanh phù hợp và định vị thương hiệu trên thị trường người tiêu dùng Một nhiệm vụ không kém phần quan trọng ở bộ phận marketing là hỗ trợ thiết kế logo, thiết kế khẩu hiệu, thiết kế bao bì, thiết kế website, profile, brochure, catalog, tờ rơi,
Bộ phận Hành chính Nhân sự:-
Bộ phận hành chính – nhân sự chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý nhân sự, tổ chức tuyển dụng, bố trí lao động đảm bảo nhân lực cho sản xuất, đào tạo nhân lực mới, soạn thảo và lưu trữ các loại giấy tờ, hồ sơ, hợp đồng của công ty và những thông tin liên quan đến công ty, tiếp nhận và theo dõi các công văn, chỉ thị và quyết định, Tổ chức triển khai, thực hiện nội quy lao động của Công ty, theo dõi quản lý lao động, đề xuất khen thưởng Thực hiện các quy định nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ đối với người lao động như lương, thưởng, trợ cấp, phúc lợi, Ngoài ra, bộ phận này còn có nhiệm vụ phối hợp với phòng Kế toán thực hiện về công tác thanh toán tiền lương, tiền thưởng và các chế độ, chính sách cho người lao động, và đóng bảo hiểm xã hội thành phố theo đúng quy định của nhà nước và công ty.
Bộ phận kế toán có nhiệm vụ ghi chép, theo dõi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tất cả các khâu công việc trong quá trình hoạt động một cách kịp thời, đầy đủ, đảm bảo theo đúng quy định của nhà nước và pháp luật về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán Phối hợp với các bộ phận khác tạo nên mạng lưới thông tin quản lý nhân sự, tài chính, năng động, hữu hiệu Xây dựng các quy định nội bộ về quản lý tài chính: quy trình thu, chi kinh doanh, quản lý tiền vốn, công nợ, các loại định mức,… áp dụng trong đơn vị và kiểm tra việc chấp hành các quy định nội bộ này Đông thời, cuối kì, bộ phận Kế toán có chức năng tiến hành lập báo cáo và tham mưu cho ban giám đốc trong việc phân tích các báo cáo để đưa ra các quyết định về tài chính.
TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
1.5.1 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Guta Việt Nam
Chức năng và nhiệm vụ
Kế toán trưởng: có nhiệm vụ tổ chức, kiểm tra công tác kế toán tại công ty Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về công việc thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình Tổ chức bộ máy kế toán trên cơ sở xác định đúng khối lượng của công tác kế toán để tiến hành phân công và kiểm soát hoạt động của các kế toán viên dưới quyền Yêu cầu các bộ phận liên quan trong đơn vị kế toán cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu liên quan đến công việc kế toán Báo cáo bằng văn bản cho người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán khi phát hiện các vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán trong đơn vị.
Kế toán thanh toán - Thủ quỹ: có nhiệm vụ quản lý các khoản thu: thực hiện nghiệp vụ thu tiền, theo dõi tiền gửi ngân hàng, theo dõi việc thanh toán qua thẻ của khách hàng Quản lý khoản chi: thực hiện các nghiệp vụ chi tiền , lập kế hoạch thanh toán với nhà cung cấp khi đến kỳ, theo dõi việc thanh toán các khoản chi nội bộ như lương, thanh toán các nghiệp vụ tạm ứng Là người kiểm soát về Tổng thu/ Tổng chi/ Số tồn Quỹ Tiến hành lập báo cáo Thu, Chi, Tồn quỹ theo yêu cầu quản lý của công ty
Kế toán chi phí: có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ các khoản chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của từng khoản chi phí Cung cấp số liệu cho việc kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí của doanh nghiệp Tập hợp chi phí theo tuần, theo tháng của từng của hàng và của toàn bộ hệ thống.
Kế toán doanh thu - thuế: có nhiệm vụ theo dõi, ghi nhận, đối chiếu doanh thu các cửa hàng theo ngày, theo đó, tập hợp doanh thu các cửa hàng và hệ thống theo tháng. Tập hợp, kiểm tra, đối chiếu hóa đơn GTGT với bảng kê thuế đầu vào, đầu ra của hệ thống, hàng quý lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT Đồng thời, cập nhật kịp thời thông tin về luật thuế, soạn thông báo các nghiệp vụ quy định của Luật thuế có liên quan để công ty thực hiện.
Kế toán công nợ - hàng tồn kho: có nhiệm vụ ghi nhận, theo dõi lượng nhâp, xuất kho, kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn nhập xuất kho Kiểm soát nhập, xuất, tồn kho, nhập báo cáo nhập xuất tồn theo kỳ Đối chiếu công nợ phát sinh với nhà cung cấp theo kỳ Theo dõi, ghi sổ công nợ, hàng tồn kho, thu hồi nợ.
1.5.2 CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY
Hiện nay, công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính Nguyên tắc hạch toán kế toán kép: một khi ghi nợ tài khoản này thì sẽ phải ghi có một tài khoản khác (tức không được ghi đơn một tài khoản) Tổng số tiền ghi bên nợ phải bằng tổng số tiền ghi bên có.
Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm:
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Bản thuyết minh báo cáo tài chính
1.5.3 CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY
Niên độ kế toán từ 01/01 đến 31/12 hàng năm.
Sau đây là các chính sách kế toán chủ yếu của công ty:
Tiền và các khoản tương đương tiền
Tiền mặt và các khoản tương đương tiền mặt bao gồm tiền mặt tại quỹ, các khoản tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn.Các nghiệp vụ phát sinh bằng đồng tiền khác ngoài đồng Việt Nam được chuyển đổi thành đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.Số dư các tài sản bằng tiền, tương đương tiền và công nợ có gốc là ngoại tệ ngày kết thúc niên độ kế toán được quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước công bố tại ngày kết thúc niên độ kế toán.Các khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại vào thời điểm cuối năm được ghi nhận vào chi phí tài chính hoặc doanh thu hoạt động tài chính trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc trừ đi dự phòng giảm giá hàng tồn kho… Giá của hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập dựa vào đánh giá của Giám đốc về giá bán ước tính của hàng tồn kho trừ đi các khoản chi phí ước tính để hình thành sản phẩm và chi phí bán hàng ước tính.
Tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định
Tài sản cố định được phản ánh theo nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế.
Nguyên giá tài sản cố định bao gồm giá mua và toàn bộ các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình do các nhà thầu xây dựng bao gồm giá trị công trình hoàn thành bàn giao, các chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ, nếu có.
Khấu hao tài sản cố định được tính theo phương pháp đường thẳng Thời gian sử dụng ước tính của các tài sản cho mục đính tính toán này như sau:
Nhà cửa, vật kiến trúc: 20 năm
Máy móc thiết bị: 10 năm
Thiết bị dụng cụ quản lý: 3 năm
Chi phí trả trước dài hạn:
Chi phí trả trước dài hạn bao gồm công cụ, dụng cụ đã xuất dùng nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều niên độ kế toán Các khoản chi phí này được tính và phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh từng kỳ hạch toán dựa vào phương pháp và tiêu thức phân bổ đã lựa chọn phù hợp với tính chất và mức độ của từng loại chi phí.
Doanh thu được ghi nhận khi kết quả giao dịch được xác định một cách đáng tin cậy và Công ty có khả năng thu được các lợi ích kinh tế từ giao dịch này Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi giao hàng và chuyển quyền sở hữu cho người mua.
Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi có bằng chứng về tỷ lệ dịch vụ cung cấp được hoàn thành tại ngày kết thúc niên độ kế toán.
Nghĩa vụ thuế như sau:
Thuế giá trị gia tăng (GTGT): Hàng hóa và sản phẩm do công ty sản xuất và cung cấp chịu thuế giá trị gia tăng theo mức thuế 10%.
TỔ CHỨC CÔNG TÁC PHÒNG NHÂN SỰ
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ tổ chức phòng nhân sự tại công ty TNHH Guta Việt Nam Chức năng và nhiệm vụ
Trưởng phòng: Hoạch định nguồn nhân lực nhằm phục vụ tốt cho sản xuất kinh doanh và chiến lược của công ty Tương tác, hỗ trợ các phòng, ban khác khi họ có yêu cầu hay khó khăn trong vấn đề nhân sự Tham mưu cho Ban giám đốc về việc xây dựng cơ cấu tổ chức, điều hành của công ty và xử lý các vấn đề thuộc lĩnh vực Tổ chức - Hành chính - Nhân sự.
Tuyển dụng - Đào tạo: Hoạch định những chính sách phù hợp thu hút người tài cho công ty đồng thời lập kế hoạch tuyển dụng lao động theo yêu cầu của các phòng ban trog công ty Xây dựng chính sách thăng tiến và luân chuyển nhân sự trong công ty Hỗ trợ bộ phận khác trong công việc quản lý nhân sự và hỗ trợ cho các bộ phận liên quan về công tác đào tạo để lựa chọn hướng phát triển đào tạo theo yêu cầu của công ty Phối hợp với các phòng ban tổ chức hướng dẫn các nhân viên mới hòa nhập với công việc Tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn cho nhân viên kỹ năng và kiến thức cần thiết phục vụ cho công ty.
Nhân sự chính sách - chế độ: Nghiên cứu, soạn thảo và trình duyệt các quy định áp dụng trong công ty, xây dựng cơ cấu tổ chức của công ty - các bộ phận và tổ chức thực hiện. Xây dựng hệ thống các quy chế, quy trình, quy định, chính sách nhân sự cho công ty và thực hiện các chế độ cho người lao động Xây dựng quy chế lương thưởng, các biện pháp khuyến khích - kích thích người lao động làm việc và giải quyết những thắc mắc của nhân viên trong hợp đồng lao động hay trong chính sách của công ty.
Nhân sự tiền lương: Hàng tháng dựa vào bảng chấm công của từng phòng ban, tiến hành lập bảng thanh toán tiền lương nhân viên để tính lương và các khoản trích theo lương cho người lao động Tiến hành cập nhật số lượng lao động để tạo tài khoản ngân hàng cho từng lao động.
QUY TRÌNH KẾ TOÁN CÔNG TY TNHH GUTA
KẾ TOÁN TIỀN MẶT
Kế toán tiền mặt là công việc theo dõi mọi hoạt động liên quan đến thu, chi tiền mặt tại quỹ, theo dõi tồn quỹ hàng ngày từ đó để có hướng chuẩn bị dòng tiền cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh nội bộ.
Lập các chứng từ thu, chi khi có phát sinh.
Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiền mặt: sử dụng một đơn vị tiền tệ để hạch toán là đồng Việt Nam
Nhận báo cáo quỹ kèm theo các chứng từ gốc từ thủ quỹ hàng ngày.
Kiểm tra đối chiếu số liệu trên chứng từ với số liệu trên sổ quỹ.
Định khoản và ghi vào sổ kế toán tổng hợp.
Lưu giữ chứng từ liên quan tiền mặt theo quy định và quy chế của Công ty.
Chứng từ sử dụng trong kế toán tiền mặt
Giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng
2.1.3 MÔ TẢ QUY TRÌNH KẾ TOÁN TIỀN MẶT:
Người đề nghị chi lập và đưa giấy đề nghị thanh toán cho Kế toán thanh toán – Thủ quỹ, sau đó Kế toán thanh toán- Thủ quỹ lập phiếu chi 3 liên Kế toán thanh toán – Thủ quỹ đưa phiếu chi cho Kế toán trưởng kiểm tra, đối chiếu, xét và ký duyệt Sau khi Kế toán trưởng ký xong sẽ được chuyển tới Giám đốc để Giám đốc xác nhận, xét duyệt và ký, đóng dấu Sau khi đầy đủ chữ ký Kế toán thanh toán – Thủ quỹ tiến hành chi tiền đồng thời ghi sổ quỹ và nhập số liệu vào sổ quỹ tiền mặt tất cả đều được lưu trữ Giao lại 1 liên cho người đề nghị chi giữ và để thuận tiện đối chiếu.
Lưu đồ 2.1 Quy trình chi tiền mặt
MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN PHÁT SINH
Ghi tăng tiền trong các trường hợp:
Thu tiền từ các khoản nợ của khách hàng
Ghi giảm tiền trong các trường hợp
Thanh toán lương nhân viên
Trả nợ nhà cung cấp
Nghiệp vụ 1: Ngày 8/9/2022, Công ty thanh toán cước đường bộ xe theo HĐ 27862082
Chứng từ kế toán sử dụng:
- Phiếu chi: PC00002 ( tham chiếu phụ lục)
- Chứng từ kế toán: PC00002 ( tham chiếu phụ lục)
Sổ sách kế toán sử dụng:
-Sổ nhật ký chung ( tham chiếu phụ lục)
- Sổ cái TK 111 ( tham chiếu phụ lục)
- Sổ cái TK 641 ( tham chiếu phụ lục)
Nghiệp vụ 2: Ngày 8/9/2022, Công ty thanh toán tiền dịch vụ xăng dầu HĐ 1958387
Chứng từ kế toán sử dụng:
- Phiếu chi: PC00001 ( tham chiếu phụ lục)
- Chứng từ kế toán: PC00001 ( tham chiếu phụ lục)
Sổ sách kế toán sử dụng:
-Sổ nhật ký chung ( tham chiếu phụ lục)
- Sổ cái TK 111 ( tham chiếu phụ lục)
- Sổ cái TK 641 ( tham chiếu phụ lục)
KẾ TOÁN MUA HÀNG
Kế toán mua hàng là người chịu trách nhiệm trong giai đoạn đầu tiên của quá trình lưu chuyển hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại, là quá trình chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa từ người bán sang doanh nghiệp và đồng thời chuyển quyền sở hữu về tiền tệ từ doanh nghiệp sang người bán.
Theo dõi, ghi chép và phản ánh kịp thời, chính xác những chỉ tiêu mua hàng về số lượng, chủng loại, quy cách và thời điểm ghi nhận mua hàng
Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc mua hàng để thực hiện tốt kế hoạch mua hàng theo từng nguồn hàng, từng nhà cung cấp, từng đơn đặt hàng với người bán và tình hình thanh toán với nhà cung cấp.
Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho lãnh đạo doanh nghiệp để mức dự trữ có thể được dự trù và xác định một cách hợp lý nhất.
- Hóa đơn giá trị gia tăng
- Tài khoản cấp 1: 156- Hàng hoá
- Tài khoản cấp 2: 1561- Gía mua hàng hoá
2.2.3 QUY TRÌNH MUA HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY GUTA
Lưu đồ 2.3: sơ đồ quy trình mua hàng tại công ty
Mô tả quy trình dựa trên lưu đồ:
Lập “Yêu cầu mua hàng”
- Các phòng ban khi có nhu cầu mua hàng hóa, dụng cụ, tài sản, nguyên vật liệu… sẽ làm yêu cầu gửi cho phòng mua hàng để tiến hành mua hàng đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, các phiếu yêu cầu này do trưởng phòng hay người có trách nhiệm đã duyệt.
- Khi có “Yêu cầu mua hàng”, phòng mua hàng tiến hành phân công cho nhân viên mua hàng, tìm kiếm nhà cung cấp, báo giá các mặt hàng.
Lập “Đề nghị báo giá”
- Từ “Yêu cầu mua hàng”, Phòng mua hàng tiến hành lập “Đề nghị báo giá” gửi các nhà cung cấp truyền thống hoặc các nhà cung cấp mới, đã tìm kiếm được theo các điều kiện các phòng ban đã yêu cầu.
Theo dõi “Báo giá của NCC”
- Nhận các báo giá từ các nhà cung cấp
- Đánh giá nhà cung cấp có khả năng đáp ứng tốt nhất các tiêu chí và điều kiện đã xây dựng
- Lựa chọn nhà cung cấp cuối cùng
- Căn cứ vào báo giá và yêu cầu được phê duyệt, Phòng Mua hàng tiến hành lập và theo dõi “Hợp đồng / Đơn đặt hàng mua” Tùy theo đặc thù của doanh nghiệp, tính chất mua bán mà lập Đơn hàng hay Hợp đồng mua hay là chứng từ xác nhận.
Phê duyệt Báo giá của Nhà cung cấp
- Các báo giá của NCC sẽ được BLĐ xét duyệt dựa trên các thông tin sau: + So sánh báo giá và các điều kiện mua hàng cùng một mặt hàng của các nhà cung cấp khác nhau
+ So sánh báo giá mới với báo giá cũ cho cùng một mặt hàng của các nhà cung cấp khác nhau
Lập “Hợp đồng/ Đơn hàng mua”
- Khi chọn được nhà cung cấp sẽ tiến hành lập hợp đồng, trên hợp đồng ghi nhận thông tin của báo giá, điều khoản thanh toán, lịch giao hàng Gửi đơn đặt hàng hoặc hợp đồng cho nhà cung cấp và thực hiện ký kết đơn hàng hoặc hợp đồng giữa hai bên.
- Trường hợp việc ký hợp đồng có nhiều lần thực hiện, thì sẽ lập đơn hàng cho từng lần thực hiện Thông tin trên đơn hàng cũng tương tự các điều khoản trên hợp đồng
- Chuyển “Hợp đồng/ Đơn hàng mua” cho các bộ phận liên quan theo dõi: Kế toán căn cứ thanh toán, theo dõi công nợ, Bộ phận kho theo dõi quá trình nhập hàng về kho.
Lập “Đề nghị nhập hàng” và “Đề nghị kiểm hàng”
- Để chuẩn bị cho khâu nhập hàng theo lịch, phòng mua hàng lập “Đề nghị nhập hàng” và “Đề nghị kiểm hàng” gửi các phòng ban liên quan theo dõi thực hiện.
- Khi hàng được vận chuyển đến kho, các thông tin trên Hợp đồng/ Đơn hàng mua (số lượng, thông số kỹ thuật, quy cách…) sẽ làm căn cứ để bộ phận Kho kiểm tra Các mặt hàng không đạt đúng tiêu chuẩn sẽ phản hồi cho Phòng mua hàng và Phòng mua hàng tiếp nhận và thực hiện các bước trả lại NCC Các mặt hàng đạt tiêu chuẩn sẽ được tiến hành nhập kho.
- Khi hàng nhập kho, bộ phận kho sẽ nhập số lượng, còn phòng mua hàng sẽ bổ sung thông tin về giá
- Căn cứ vào điều khoản trên hợp đồng và các giấy tờ biên bản liên quan, phòng mua hàng sẽ lập bộ hồ sơ thanh toán
- Phòng Kế toán tiếp nhận và kiểm tra lại, nếu hợp lệ thì tiến hành thanh toán cho Nhà cung cấp nếu không phản hồi lại phòng Mua hàng bổ sung/ chỉnh sửa.
*CÁC NGHIỆP VỤ PHÁT SINH:
Nghiệp vụ 1: ngày 11/7/2022 mua hàng của CÔNG TY TNHH CÁNH ĐỒNG VÀNG Siro Đào MAMA ROSA 700ml 120 chai đơn giá 45.000 và SIRO VẢI- MAMA ROSA 700 ML 120 chai 45.000
Nghiệp vụ 2: Ngày 17/07/2022 mua hàng của CÔNG TY CỔ PHẦN LOTHAMILK SCU thanh trùng Lothamilk CĐ chai 880ml số lượng 6 đơn giá 35.925,92
Nghiệp vụ 3: Ngày 18/7/2022 mua dịch vụ của CÔNG TY TNHH HẢI
THÀNH – LOTTE tiền điện tháng 7 giá thành 3.112,00 số lượng 1.041,00
Nghiệp vụ : Ngày 18/7/2022 mua tủ mát SANAKY 1 Cái của CÔNG TY
TNHH ĐIỆN MÁY NỘI THẤT tiền điện tháng 7 giá thành 3.112,00 số lượng 1.041,00
Nghiệp vụ 5: Ngày 20/09/2022, công ty mua hàng của CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ PINOCCHIO 120 chai sinh tố đào, 120 chia sinh tố việt quất, 120 chai sinh tố vải, 360 hộp vải hộp đóng lon, thuế VAT 8% theo HĐ 313
Chứng từ kế toán sử dụng:
- Phiếu nhập kho: NK00002 ( tham chiếu phụ lục)
- HĐ GTGT số 313( tham chiếu phụ lục)
- Chứng từ kế toán: NK00002 ( tham chiếu phụ lục)
Sổ sách kế toán sử dụng:
-Sổ nhật ký chung ( tham chiếu phụ lục)
- Sổ cái TK 152 ( tham chiếu phụ lục)
- Sổ cái TK 133 ( tham chiếu phụ lục)
- Sổ cái TK 331 ( tham chiếu phụ lục)
Nghiệp vụ 6: Ngày 22/09/2022, công ty mua hàng của CÔNG TY CỔ PHẦN
ONEFOOD VIỆT NAM 60 túi trà xanh lài 500g, thuế VAT 8% theo HĐ 6162
Chứng từ kế toán sử dụng:
- Phiếu nhập kho: NK00001 ( tham chiếu phụ lục)
- HĐ GTGT số 6162( tham chiếu phụ lục)
- Chứng từ kế toán: NK00001 ( tham chiếu phụ lục)
Sổ sách kế toán sử dụng:
-Sổ nhật ký chung ( tham chiếu phụ lục)
- Sổ cái TK 156 ( tham chiếu phụ lục)
- Sổ cái TK 133 ( tham chiếu phụ lục)
- Sổ cái TK 331 ( tham chiếu phụ lục)
Nghiệp vụ 7: Ngày 23/09/2022, công ty mua hàng của CÔNG TY TNHH SẢN
XUẤT THƯƠNG MẠI PHÚC ĐẠI LỘC 400kg Đường RS An Khê, thuế VAT 5% theo HĐ 1669.
KẾ TOÁN BÁN HÀNG
Kế toán bán hàng là công việc quản lý và ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến bán hàng và tiền – hàng trong khâu bán hàng, bao gồm:
+ Xuất hóa đơn cho khách hàng
+ Căn cứ các chứng từ liên quan đến hoạt động bán hàng để ghi vào sổ sách kế toán như sổ chi tiết doanh thu, chi phí…, đồng thời lập các báo cáo bán hàng và những báo cáo liên quan khác theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
- Hóa đơn giá trị gia tăng
- Tài khoản cấp 1: 156- Hàng hoá
- Tài khoản cấp 2: 1561- Giá mua hàng hoá o Kế toán bán hàng theo phương thức giao hàng tại kho:
(1) Xác định giá vốn của số thành phẩm, hàng hóa xuất bán đã tiêu thụ:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 155, 1561: Trị giá thành phẩm, hàng hóa xuất bán
(2) Ghi nhận doanh thu bán hàng:
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 511: DT bán hàng là giá chưa có thuế GTGT
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp đầu ra o Kế toán bán hàng theo phương thức chuyển hàng:
(1) Xuất hàng gửi bán theo hợp đồng:
Nợ TK 157: Hàng gửi đi bán
Có TK 155, 1561: Trị giá thành phẩm, hàng hóa xuất bán
(2) Bên mua chấp nhận thanh toán:
– Phản ánh giá vốn hàng gửi bán:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 157: Hàng gửi đi bán
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 511: DT bán hàng là giá chưa có thuế GTGT
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp đầu ra o Kế toán bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp:
(1) Xác định giá xuất kho của số thành phẩm, hàng hóa đã tiêu thụ:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 155, 1561: Trị giá thành phẩm, hàng hóa xuất bán
(2) Phản ánh tình hình bán hàng
– Phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán trả tiền ngay:
Nợ TK 111, 112: Số tiền trả lần đầu
Nợ TK 131: Số tiền phải thu về bán hàng trả góp, trả chậm
Có TK 511: Giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT
Có TK 3387: Phần lãi trả góp, trả chậm
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
– Khi thu được tiền bán hàng (gốc + lãi) hoặc thực thu tiền bán hàng lần tiếp theo:
Nợ TK 111, 112: Số tiền gốc + lãi thu theo định kỳ
Có TK 131: Phải thu của khách hàng
– Kết chuyển lãi bán hàng trả chậm trong kỳ tương ứng với kỳ người mua thanh toán:
Nợ TK 3387: Số lãi trả chậm phân bổ trong kỳ
Có TK 515: DT hoạt động tài chính o Kế toán các khoản làm giảm doanh thu bán hàng:
(1) Khi phát sinh chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán:
Nợ TK 521 (5211, 5213): Giá chưa thuế GTGT
Nợ TK 3331: Ghi giảm thuế GTGT
Có TK 111, 112, 131…: Giá thanh toán
– Cuối kỳ kết chuyển giảm doanh thu
Nợ TK 511: DT bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 5211, 5213: Các khoản giảm trừ DT
Lưu ý: Kế toán chiết khấu thanh toán khi bán hàng:
– Trường hợp chưa thanh toán tiền mua hàng, khi bên mua thanh toán tiền trước hạn và được hưởng chiết khấu thanh toán:
Nợ TK 111, 112: Số tiền còn thu được
Nợ TK 635: Số chiết khấu khách hàng được hưởng
Có TK 131: Số nợ phải thu khách hàng
– Trường hợp khách hàng đã trả tiền rồi sau đó mới được hưởng chiết khấu :
Nợ TK 635: Số chiết khấu khách hàng được hưởng
Có TK 111, 112: Số chiết khấu khách hàng được hưởng
(2) Kế toán hàng bán bị trả lại:
– Trường hợp hàng bị trả lại chưa xác định là tiêu thụ:
Nợ TK 155, 156: Thành phẩm, hàng hóa bị trả lại
Có TK 157: Hàng mua đang đi đường
– Trường hợp hàng bị trả lại đã xác định là tiêu thụ:
+ Khi nhận lại thành phẩm, hàng hóa nhập kho DN:
Nợ TK 155, 156: Thành phẩm, hàng hóa bị trả lại
Có TK 632: Giá vốn hàng bán
+ Phản ánh doanh thu của số hàng bán bị trả lại:
Nợ TK 521 (5212): Hàng bán bị trả lại (giá bán chưa thuế GTGT)
Nợ TK 3331: Ghi giảm thuế GTGT của hàng bị trả lại
Có TK 111, 112, 131…: Giá thanh toán
+ Các chi phí phát sinh có liên quan đến hàng bán bị trả lại được hạch toán vào chi phí bán hàng, ghi:
Nợ TK 641: Chi phí bán hàng
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 131: Giá thanh toán
– Cuối kỳ kết chuyển giảm doanh thu
Nợ TK 511: DT bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 5212: Các khoản giảm trừ doanh thu o Kế toán bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng
(1) Kế toán ở đơn vị giao hàng đại lý:
– Khi xuất kho sản phẩm, hàng hoá giao cho các đại lý phải lập Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý Căn cứ vào đó kế toán ghi:
Nợ TK 157: Hàng gửi bán
– Khi hàng hoá giao cho đại lý đã bán được, căn cứ vào Bảng kê hoá đơn bán ra của hàng hoá đã bán do các bên nhận đại lý hưởng hoa hồng lập gửi về kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán chưa có thuế GTGT:
Nợ các TK 111, 112, 131, … (tổng giá thanh toán)
Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp (33311). Đồng thời phản ánh giá vốn của hàng bán ra:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 157: Hàng gửi đi bán.
– Phản ánh số tiền hoa hồng phải trả cho đơn vị nhận bán hàng đại lý hưởng hoa hồng:
Nợ TK 641: Chi phí bán hàng (hoa hồng đại lý chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
(2) Kế toán ở đơn vị nhận đại lý, bán đúng giá hưởng hoa hồng:
– Khi hàng hóa nhận bán đại lý đã bán được, kế toán phản ánh số tiền bán hàng đại lý phải trả cho bên giao hàng:
Có TK 331: Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán).
– Định kỳ, khi xác định doanh thu hoa hồng bán hàng đại lý được hưởng:
Nợ TK 331: Phải trả cho người bán
Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
– Khi trả tiền bán hàng đại lý cho bên giao hàng:
Nợ TK 331: Phải trả cho người bán
2.4.3 MÔ TẢ QUY TRÌNH BÁN HÀNG
Lưu đồ 2.4 : Sơ đồ quy trình bán hàng tại công ty
Bước 1: Kế toán bán hàng tiếp nhận đơn đặt hàng của khách hàng từ nhân viên bán hàng.
Bước 2: Trên cơ sở đơn đặt hàng, kế toán bán hàng kiểm tra lượng tồn kho của hàng hóa tại doanh nghiệp.
+ Nếu số lượng hàng tồn kho không đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng, kế toán bán hàng phải thông báo lại cho bộ phận bán hàng để nhân viên bán hàng (hoặc phòng kinh doanh) tư vấn lại cho khách hàng hoặc hủy đơn hàng.
+ Nếu số lượng hàng tồn kho đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng, kế toán bán hàng sẽ báo giá sản phẩm cho khách hàng
Bước 3: Nếu khách hàng đồng ý, kế toán bán hàng sẽ xử lý đơn đặt hàng và lập đơn đặt hàng tiếp tục nộp cho Kế toán trưởng chờ ký và xét duyệt đơn hàng.
Bước 4: Khi đơn đặt hàng đã được ký và xét duyệt thì Kế toán bán hàng tiến hành xử lý hoá đơn, yêu cầu lập phiếu xuất kho và chuyển cho thủ kho để làm căn cứ cho thủ kho xuất hàng Đồng thời, kế toán bán hàng lập hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho và biên bản giao nhận hàng hóa gửi cho nhân viên bán hàng (hoặc phòng kinh doanh) để giao cho khách hàng. Bước 5: Kế toán bán hàng hạch toán nghiệp vụ bán hàng phát sinh vào sổ tổng hợp và sổ chi tiết có liên quan đến nghiệp vụ bán hàng này vào máy và lưu trữ.
2.4.4 MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN PHÁT SINH:
Nghiệp vụ 1: Ngày 07/07/2022, công ty bán trà đen 5 hộp ,vải lon 12 lon , ly nắp nhựa
1000 cái cho HỘ KINH DOANH DƯƠNG MINH CHÂU theo hđ 454, chưa thanh toán.
Chứng từ kế toán sử dụng:
- Phiếu xuất kho: XK00001 ( tham chiếu phụ lục)
- HĐ GTGT số 839( tham chiếu phụ lục)
- Chứng từ kế toán: BH00001 ( tham chiếu phụ lục)
Sổ sách kế toán sử dụng:
-Sổ nhật ký chung ( tham chiếu phụ lục)
- Sổ cái TK 131 ( tham chiếu phụ lục)
- Sổ cái TK 156 ( tham chiếu phụ lục)
Nghiệp vụ 2: Ngày 19/07/2022, công ty bán 1 máy pha cà phê tự động , 1 máy pha cà phê viên nén cho HỘ KINH DOANH CÀ PHÊ MANG ĐI theo hđ 528, chưa thanh toán.
Chứng từ kế toán sử dụng:
- Phiếu xuất kho: XK00001 ( tham chiếu phụ lục)
- HĐ GTGT số 839( tham chiếu phụ lục)
- Chứng từ kế toán: BH00001 ( tham chiếu phụ lục)
Sổ sách kế toán sử dụng:
-Sổ nhật ký chung ( tham chiếu phụ lục)
- Sổ cái TK 131 ( tham chiếu phụ lục)
- Sổ cái TK 156 ( tham chiếu phụ lục)
Nghiệp vụ 3: Ngày 26/7/2022, công ty bán sữa đặc 25 hộp , vải lon 20 lon ,24 siro Đào , giấy in 30 cuộn ,bộ ly nắp nhựa size s 1000 cái, muỗng nhựa đen 48 gói cho HỘ KINH DOANH DƯƠNG MINH CHÂU theo hđ 456, chưa thanh toán.
Chứng từ kế toán sử dụng:
- Phiếu xuất kho: XK00001 ( tham chiếu phụ lục)
- HĐ GTGT số 839( tham chiếu phụ lục)
- Chứng từ kế toán: BH00001 ( tham chiếu phụ lục)
Sổ sách kế toán sử dụng:
-Sổ nhật ký chung ( tham chiếu phụ lục)
- Sổ cái TK 131 ( tham chiếu phụ lục)
- Sổ cái TK 156 ( tham chiếu phụ lục)
Nghiệp vụ 4: Ngày 09/09/2022, công ty bán 350 bộ ly và nắp nhựa, 180 hộp sữa đặc cho HỘ KINH DOANH DƯƠNG MINH CHÂU theo hđ 839, chưa thanh toán.
Chứng từ kế toán sử dụng:
- Phiếu xuất kho: XK00001 ( tham chiếu phụ lục)
- HĐ GTGT số 839( tham chiếu phụ lục)
- Chứng từ kế toán: BH00001 ( tham chiếu phụ lục)
Sổ sách kế toán sử dụng:
-Sổ nhật ký chung ( tham chiếu phụ lục)
- Sổ cái TK 131 ( tham chiếu phụ lục)
- Sổ cái TK 156 ( tham chiếu phụ lục)
Nghiệp vụ 5: Ngày 13/09/2022, công ty bán 10 Peach Tea cho TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KINH TẾ - TÀI CHÍNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH theo HĐ 865, chưa thanh toán
Chứng từ kế toán sử dụng:
- Phiếu xuất kho: XK00003 ( tham chiếu phụ lục)
- HĐ GTGT số 865 ( tham chiếu phụ lục)
- Chứng từ kế toán: BH00003 ( tham chiếu phụ lục)
Sổ sách kế toán sử dụng:
-Sổ nhật ký chung ( tham chiếu phụ lục)
- Sổ cái TK 131 ( tham chiếu phụ lục)
- Sổ cái TK 156 ( tham chiếu phụ lục)
Nghiệp vụ 6: Ngày 23/09/2022, công ty xuất kho thành phẩm bán hàng 5 ly Passion
Soda, 5 ly Soda Chanh Tuyết, 4 ly Plus C cho CÔNG TY CỔ PHẦN THANH TOÁN NEO theo HĐ 927, chưa thanh toán
Chứng từ kế toán sử dụng:
- Phiếu xuất kho: XK00004 ( tham chiếu phụ lục)
- HĐGTGT số 927 ( tham chiếu phụ lục)
- Chứng từ kế toán: BH00004 ( tham chiếu phụ lục)
Sổ sách kế toán sử dụng:
- Sổ nhật ký chung ( tham chiếu phụ lục)
- Sổ cái TK 131( tham chiếu phụ lục)
- Sổ cái TK 155( tham chiếu phụ lục)
Nghiệp vụ 7: Ngày 26/09/2022, công ty xuất kho thành phẩm bán 5 ly cà phê đen đá và
5 ly cà phê sửa đá cho CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN THỰC PHẨM AN GIANG theo HĐ 940, chưa nhận được tiền
Chứng từ kế toán sử dụng:
- Phiếu xuất kho: XK00002 ( tham chiếu phụ lục)
- HĐ GTGT 940 ( tham chiếu phụ lục)
- Chứng từ kế toán: BH00002 ( tham chiếu phụ lục)
Sổ sách kế toán sử dụng:
- Sổ nhật ký chung ( tham chiếu phụ lục)
- Sổ cái TK 131 ( tham chiếu phụ lục)
- Sổ cái TK 155 ( tham chiếu phụ lục)
KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
Kế toán tiền lương là người đảm nhận việc liên quan đến vấn đề về lương trong doanh nghiệp như: hạch toán tiền lương, thưởng và những phúc lợi cho nhân viên Kế toán tiền lương cần dựa vào các yếu tố như bảng chấm công, hợp đồng khoán từ bảng theo dõi công tác, số giờ tăng ca…
Hàng tháng dựa vào bảng chấm công của từng phòng ban, tiến hành lập bảng thanh toán tiền lương nhân viên để tính lương và các khoản trích theo lương cho người lao động Tiến hành cập nhật số lượng lao động để tạo tài khoản ngân hàng cho từng lao động.
Chứng từ kế toán sử dụng:
Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành
Bảng thanh toán tiền lương , Bảng thanh toán tiền thưởng
Sổ sách kế toán sử dụng:
Tài khoản kế toán sử dụng:
Kế toán tiền lương sử dụng TK 334, TK 338 cấp để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
Tài khoản 334 - Phải trả công nhân viên
Tài khoản 334 phải hạch toán chi tiết theo 2 nội dung: Thanh toán lương và thanh toán các khoản khác.
Tài khoản 334 - Phải trả người lao động có 2 tài khoản cấp 2.
﹣Tài khoản 3341 - Phải trả công nhân viên
Tài khoản 3348 - Phải trả người lao động khác
Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác
TK 338 - Phải trả, phải nộp khác có 8 tài khoản cấp 2, trong đó có các tài khoản liên quan đến các khoản trích theo lương như sau:
Tài khoản 3382 - Kinh phí công đoàn: Phản ánh tình hình trích và thanh toán kinh phí công đoàn ở đơn vị.
Tài khoản 3383 - Bảo hiểm xã hội: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm xã hội của đơn vị.
Tài khoản 3384 - Bảo hiểm y tế: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm y tế theo quy định.
Tài khoản 3386 – Bảo hiểm thất nghiệp: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
Hiện tại công ty TNHH MTV Nguyên Bình sử dụng hình thức trả lương theo tháng cho các nhân viên làm cố định theo tháng dựa trên cơ sỡ hợp đồng lao động
Hàng tháng kế toán căn cứ vào bảng chấm công để tính tiền lương, tiền thưởng và các khoản phụ cấp (phụ cấp xăng, điện thoại,…) Ngoài ra còn căn cứ vào giấy xin nghĩ phép để thực hiện tính lương.
Lương = x số ngày đi làm thực tế
Tổng lương = lương + phụ cấp – (các khoản tạm ứng, nghỉ phép, các khoản trích theo lương)
Các khoảng trích theo lương mà nhân viên phải đóng bao gồm: BHXH (8%), BHTN (1%), BHYT (1.5%) Doanh nghiệp đóng BHXH (17.5%), BHYT (3%), BHTN (0%), KPCD (2%).
Các khoản bảo hiểm trích theo lương
Trích vào chi phí của doanh nghiệp
Trích vào lương của người lao động
2.5.3 QUY TRÌNH LƯƠNG CỦA CÔNG TY GUTA
Quy trình chấm công: Hàng ngày, người lao động quét thẻ vào và ra công ty Tổ trưởng các bộ phận ghi nhận giờ lao động, ăn trưa, tăng ca của nhân viên vào bảng chấm công, đồng thời theo dõi những thông tin bất thường trong phòng của mình như nhân viên nghỉ trong ngày, nhân viên về sớm, nhân viên về muộn.Sau đó cuối ngày, tổ trưởng gửi bảng chấm công có xác nhận cho phòng nhân sự nhập liệu và sáng ngày hôm sau nhận lại để theo dõi Cuối tháng, nhân viên nhân sự tiền lương có trách nhiệm tổng hợp thời gian lao động của tất cả nhân viên trên bảng chấm công (số công, thời gian làm thêm, nhân viên chuyên cần…) Sau khi tổng hợp, đối chiếu với dữ liệu từ máy quét thẻ, bảng chấm công được in ra giao cho trưởng bộ phận xác nhận.
Lưu đồ 2.5:Sơ đồ chấm công
Quy trình tính lương: Sau khi nhận được bảng chấm công đã được xác nhận từ trưởng: các bộ phận, nhân viên nhân sự tiền lương căn cứ trên bảng chấm công, danh sách thay đổi bậc
Lập b ng ả ch mấ công
Nhập dữ ệu vàoli excel và t ng h pổ ợ
Bảng ch m ấ công đã phê duyệt lương nhân viên của các phòng, danh sách cán bộ nhân viên nghỉ chế độ trong tháng, danh sách nhân viên nghỉ việc để tính lương, tính bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thuế thu nhập cá nhân Việc tính lương được thực hiện trên phần mềm excel Sau đó in ra phiếu lương phát cho toàn thể nhân viên để ký xác nhận, khiếu nại nếu có sai sót trước khi lập bảng thanh toán lương Bảng thanh toán lương được lập thành 2 liên gửi cho Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt Sau đó một liên được gửi cho kế toán trưởng, liên còn lại gửi cho kế toán thanh toán.
Lưu đồ 2.6: Sơ đồ tính tiền lương
Quy trình thanh toán tiền lương: Sau khi nhận được bảng thanh toán lương từ phòng nhân sự tiền lương Kế toán thanh toán lập Ủy nhiệm chi (2 liên) để đề nghị thanh toán lương kèm với Bảng thanh toán lương đã được ký duyệt trước đó Bộ chứng từ được đưa cho Ban giám đốc ký duyệt Sau đó kế toán thanh toán gửi bộ chứng từ qua ngân hàng để tiến hành thanh toán Sau khi thanh toán, Ngân hàng gửi Giấy báo nợ tới kế toán thanh toán.
Lưu đồ 2.7 :Sơ đồ thanh toán lương
2.5.4 MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN PHÁT SINH
Nghiệp vụ 1: Căn cứ chứng từ kế toán NVK00001 Ngày 30/09/2022 hạch toán lương tháng 9 cho nhân viên.
BHXH công ty đóng: Nợ TK 6421: 9.800.000 đồng
Có tk 3383: 9.800.000 đồng BHYT công ty đóng: Nợ TK 6421: 1.680.000 đồng
Có tk 3384: 1.680.000 đồng BHXH nhân viên đóng: Nợ TK 3383: 4.480.000 đồng
Có tk 3341: 4.480.000 đồng BHYT nhân viên đóng: Nợ TK 3384: 840.000 đồng
Có tk 3341: 840.000 đồng BHTN nhân viên đóng: Nợ TK 3386: 560.000 đồng
Có tk 3341: 560.000 đồng Lươn văn phòng tháng 9: Nợ TK 6421: 56.000.000 đồng
Chứng từ kế toán NVK00001 (tham chiếu phụ lục))
Bảng thanh toán tiền lương tháng 9 ( tham chiếu phụ lục)
Sổ nhật ký chung (Phụ lục)
Sổ cái tk 338 (Phụ lục)
Sổ cái tk 3341 ( Phụ lục)
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG VIỆC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH GUTA VIỆT NAM
3.1 NHẬN XÉT CÁC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ
Quy trình: Quy trình kế toán tiền mặt của Công ty được tổ chức tương đối hoàn chỉnh, các phần hành kế toán đều thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, công ty đã tổ chức và xây dựng được một bộ máy kế toán có cơ cấu hợp lý.
Chứng từ sử dụng: Các chứng từ phiếu thu, phiếu chi, hóa đơn GTGT được doanh nghiệp sử dụng đúng với mẫu của Bộ tài chính ban hành, các chứng từ lập theo đúng thời điểm thực chi, thực thu, ghi đúng số tiền đã phát sinh.
Tài khoản sử dụng: Công ty sử dụng tài khoản tiền mặt cấp 1, cấp 2 và các tài khoản khác theo Thông tư 200 của Bộ Tài Chính Công ty hạch toán đúng, phù hợp với yêu cầu kinh tế và pháp lý của các nghiệp vụ phát sinh.
Hạch toán nghiệp vụ phát sinh: Các nghiệp vụ phát sinh kế toán luôn ghi nhận đầy đủ, kịp thời.
Sổ kế toán: Kế toán kết hợp với việc ghi chép chi tiết Sổ cái tiền mặt để thuận tiện cho việc kiểm tra đối chiếu với Sổ quỹ tiền mặt.
Căn cứ vào điều 12 của thông tư 200/2014/TT-BTC:
Quy trình còn ph c t p qua nhiềều giai đo n dềễ gây sai sót Ch có m t kềế toán trongứ ạ ạ ỉ ộ công ty đ m nhi m cùng lúc nhiềều nhi m v v a kềế toán thanh toán v a làm th quyễ, điềềuả ệ ệ ụ ừ ừ ủ này dâễn đềến các ch ng t s sách liền quan không đứ ừ ổ ượ c đôếi chiềếu ki m soát ch t chẽễ dềễ gâyể ặ nhâềm lâễn, thiềếu chính xác sẽễ dềễ phát sinh các bút toán s a ch a s sách, làm cho b s kềếử ữ ổ ộ ổ toán tr nền côềng kềềnh, khó thẽoở dõi.
Thanh toán tiềền l ương cho nhân viền bằềng tiềền m t.ặ
Ch ng t s d ng: phiềếu thu, phiềếu chi ch a đâềy đ ch ký c a các b ph n liềnứ ừ ử ụ ư ủ ữ ủ ộ ậ quan.
Nên có các kế toán riêng cho từng mảng kế toán thanh toán và thủ quỹ để giảm thiểu rủi ro gian lận trong công tác kế toán.
Công ty nên trả lương cho công nhân qua thẻ ATM: Xu thế chung hiện nay là đẩy mạnh thanh toán lương không dùng tiền mặt, công ty nên thanh toán qua hệ thống ngân hàng. Bởi hiện nay hệ thống Ngân hàng rất phát triển trên toàn quốc và quốc tế, không chỉ các Ngân hàng Nhà nước mà hệ thống các Ngân hàng tư nhân cũng ngày càng nhiều với nhiều dịch vụ và tiện ích Với công nghệ hiện đại tiên tiến, việc chuyển tiền giữa các Ngân hàng diễn ra nhanh chóng và thuận lợi Hơn nữa thanh toán qua ngân hàng đảm bảo an toàn cho quỹ tiền mặt, an toàn cho đồng tiền trong quá trình vận chuyển, hạn chế tiêu cực xảy ra trong quá trình thanh toán, giảm tải được công việc thu chi tiền mặt cho kế toán.
Quy trình: Trình tự luận chuyển chứng từ kế toán của công ty đúng theo thông tư 200/2014/TT-BTC
Chứng từ sử dụng: Việc ghi nhận chứng từ, lưu trữ chứng từ, chứng từ có đầy đủ chữ ký và ghi nhận đúng theo quy định theo thông tư 200/2014/TT-BTC Điều 119
Sổ sách sử dụng: sổ sách liên quan tới nghiệp vụ mua tại công ty được ghi nhận đầy đủ kịp thời theo thông tư 200/2014/TT-BTC Điều 122, kế toán Công nợ- Kho mở sổ, ghi sổ kế toán và chữ ký đúng theo quy định Điều 124 thông tư 200/2014/TT-BTC
Tài khoản sử dụng: hạch toán mua được ghi nhận đúng tài khoản theo quy định điều 29 thông tư 200/2014/TT-BTC
Hạch toán nghiệp vụ: các bút toán phát sinh được ghi nhận đúng với tài khoản, giá hàng hoá được tính đúng theo phương pháp kế toán
Quy trình: Quy trình c a mua hàng còn ph c t p dâễn đềến thiềếu sót m t vài chôễ trong ch ngủ ứ ạ ộ ứ t , không ghi chép k p th i Các ch ng t không đ ch ký c a các b ph n liền quan.ừ ị ờ ứ ừ ủ ứ ủ ộ ậ
B ph n kềế toán không nằếm rõ m t sôế m t hàng vì hâều nh ít khi quan sát b ph n kho, dâễnộ ậ ộ ặ ư ộ ậ đềến còn m t sôế sai sót khi ghi chép, h ch toán tôến nhiềều th i gian đ ki m tra và s a ch a.ộ ạ ờ ể ể ử ữ
Các ch ng t , s sách liền quan đềến b ph n mua hàng câền ki m tra và ghi chép k p th i, xácứ ừ ổ ộ ậ ể ị ờ nh n đày đ các ch ký các bền liền quan đ tránh sai sót hay h u qu vềề sau.ậ ủ ữ ể ậ ả
B ph n kềế toán nền độ ậ ược quan sát, t o điềều ki n xuôếng các kho đ xẽm các m t hàng,ạ ệ ể ặ thành ph m c a công ty.ẩ ủ
- Các chứng từ đều được sử dụng đúng mẫu của bộ tài chính ban hành,những thông tin kinh tế về nội dung của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi đầy đủ,chính xác vào chứng từ Các chứng từ đều được kiểm tra ,giám sát chặt chẽ,hoàn chỉnh và xử lý kịp thời.
- Công ty có kế hoạch lưu chuyển chứng từ tương đối tốt,các chứng từ dược phân loại,hệ thống hóa theo các nghiệp vụ,trình tự thời gian trước khi đi vào lưu trữ.
- Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho là hợp lý,vì công ty kinh doanh nhiều chủng loại hàng háo khác nhau,các nghiệp vụ kinh tế liên quan nhiều đến hàng hóa,do đó không thể định kỳ mới kiểm tra hạch toán được.
- Công ty đã sử dụng hình thức ghi sổ là “Chứng từ ghi sổ “ Tuy nhiên hình thức này cũng được kế toán công ty thay đổi,cải tiến cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty.