Báo cáo thực tập doanh nghiệp công ty tnhh canon việt nam

32 0 0
Báo cáo thực tập doanh nghiệp  công ty tnhh canon việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Canon được tổ chức theo hình thức công ty mẹ - các công ty con, trong đó các công ty con của Canon đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm của doanh nghiệp

Trang 1

KHOA ĐIỆN

BÁO CÁO THỰC TẬP DOANH NGHIỆP

Hà nội - 2024

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Trịnh Trọng Chưởng Sinh viên thực hiện : Thân Đức Anh

Mã sinh viên : 2020605098

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian 8 tuần thực tập tại Công ty TNHH Canon Việt Nam em đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm thực tế mà khi ngồi trên ghế nhà trường em chưa được biết Để có kiến thức và kết quả thực tế ngày hôm nay, em xin

chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Trịnh Trọng Chưởng và các thầy cô giáo

trong khoa Điện, trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội đã giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức cơ bản, đồng thời tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực tập Bên cạnh đó, em xin chân thành cảm ơn đến ban lãnh đạo, các cán bộ công nhân viên trong công ty đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong quá trình thực tập

Trong thời gian thực tập tại công ty em học được rất nhiều kiến thức thực tế Như cách tổ chức làm việc của phòng ban, tác phong làm việc của nhân viên trong công ty, dây chuyền sản xuất Đây là những kiến thức vô cùng bổ ích cho công việc trong tương lai của em

Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, có thể em còn một số thiếu sót Em mong các thầy cô chỉ bảo thêm giúp em hoàn thành và đạt kết quả tốt

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 5

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ VÀ VỊ TRÍ THỰC TẬP 8

1.1 Thông tin về đơn vị thực tập 8

1.1.1 Giới thiệu chung 8

1.1.2 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 9

1.1.3 Các khách hàng và đối tác của doanh nghiệp 10

1.1.4 Tầm nhìn và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp 11

1.1.5 Công ty TNHH điện tử Canon tại Việt Nam 11

1.2 Thông tin về vị trí thực tập của sinh viên 14

1.2.1 Giới thiệu chung về vị trí thực tập 14

1.2.2 Đặc điểm, yêu cầu đối với vị trí thực tập 15

1.2.3 Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ liên quan 16

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TẬP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 18

2.1 Nội quy và quy định đảm bảo an toàn điện, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp khi thực hiện công việc 18

2.1.1 Nội quy và quy định đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông 18

2.1.2 Nội quy và quy định đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp 18

2.2 Tiến độ/kế hoạch thực tập 22

Trang 6

2.3 Phương pháp tổ chức làm việc tại doanh nghiệp 22

2.3.1 Quy trình lập kế hoạch tổ chức sản xuất và quản lý sản xuất tại doanh nghiệp 22

2.3.2 Quy trình huấn luyện, vận hành các thiết bị điều khiển tự động 23

2.3.3 Xây dựng quy trình bảo trì, bảo dưỡng thiết bị tự động 23

2.3.4 Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm trong doanh nghiệp nơi thực tập 23

2.4 Công nghệ sản xuất, ứng dụng các thiết bị điều khiển tự động hóa vào thực tế sản xuất tại doanh nghiệp 24

2.5 Kết quả thực hiện công việc được giao trong quá trình thực tập 25

CHƯƠNG 3: TỔNG KẾT QUÁ TRÌNH THỰC TẬP 26

3.1 Các kiến thức, kỹ năng học hỏi được 26

3.2 Những bài học kinh nghiệm được rút ra 26

3.3 Ảnh hưởng của mức độ tự động hóa đến sản xuất của doanh nghiệp 27

3.4 Sự cần thiết đăng ký sở hữu trí tuệ các sản phẩm của doanh nghiệp nơi thực tập 28

3.5 Các đề xuất và khuyến nghị để cải tiến hoạt động quản lý/sản xuất/dịch vụ của doanh nghiệp 29

3.6 Các đề xuất với Khoa Điện để nâng cao chất lượng dạy-học của học phần Thực tập doanh nghiệp (EE6061) 29

KẾT LUẬN 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

Trang 7

Hình 1.5: Bản đồ vị trí Nhà máy Tiên Sơn 13

Hình 2.1: Hình ảnh tiêu chuẩn quy định đồng phục tại Canon ……… 19

Trang 8

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ VÀ VỊ TRÍ THỰC TẬP

1.1 Thông tin về đơn vị thực tập 1.1.1 Giới thiệu chung

Canon Inc là một tập đoàn đa quốc gia của Nhật Bản, một công ty trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm về hình ảnh và quang học, bao gồm máy Camera, máy photocopy và máy in Trụ sở chính của tập đoàn đặt ở Ōta, Tokyo Trụ sở ở Bắc Mỹ nằm ở Lake Success, New York, Hoa Kỳ

Công ty tiền nhiệm của Canon được thành lập năm 1925 bởi Goro Yoshida và người anh vợ Saburo Uchida Nó được tài trợ bởi Takeshi Mitarai, một người bạn thân của Uchida

• Số nhân viên: 127.338 toàn thế giới (cập nhật 30 tháng 6 năm 2007) • Thành viên chủ chốt:

Fujio Mitarai (Chủ tịch HĐQT & CEO) Tsuneji Uchida (Chủ tịch & COO)

Hình 1.1: Văn phòng của Canon tại thung lũng Silicon, Mỹ

Hình 1.2: Mitarai Fujio

Trang 9

1.1.2 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

Canon có cơ cấu tổ chức bao gồm các bộ phận cơ bản như sau:

• Bộ phận kỹ thuật: chịu trách nhiệm thiết kế và phát triển sản phẩm cho khách hàng

• Bộ phận sản xuất: đảm nhận quy trình sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm

• Bộ phận tài chính: quản lý tài chính và kế toán cho doanh nghiệp • Bộ phận kinh doanh: đại diện cho doanh nghiệp trong các hoạt

động kinh doanh và tiếp xúc với khách hàng

• Bộ phận quản lý nhân sự: đảm bảo các vấn đề liên quan đến nhân sự, bao gồm tuyển dụng, đào tạo và phúc lợi

• Bộ phận quản lý chuỗi cung ứng: quản lý mối quan hệ với các nhà cung cấp, đảm bảo nguồn cung ứng nguyên liệu và linh kiện đầy đủ để sản xuất sản phẩm

• Bộ phận nghiên cứu và phát triển: thực hiện nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới và công nghệ mới

Ngoài các bộ phận chức năng trên, Canon còn có một số cấp bậc và vị trí quản lý khác như Chủ tịch, CEO, Giám đốc điều hành, Giám đốc chi nhánh và Trưởng phòng

Canon được tổ chức theo hình thức công ty mẹ - các công ty con, trong đó các công ty con của Canon đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm của doanh nghiệp

Tổ chức cơ cấu của Canon đã được xây dựng để đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng loạt với chất lượng cao và thời gian giao hàng nhanh chóng Bằng cách tổ chức và quản lý các bộ phận chức năng khác nhau, Canon đảm bảo sự liên kết và tương tác giữa các hoạt động trong doanh nghiệp để đạt được hiệu quả sản xuất và cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng

Trang 10

1.1.3 Các khách hàng và đối tác của doanh nghiệp

Đội ngũ nhân viên và chuyên gia của Canon rất đông đảo và đa dạng, với các vị trí quản lý và chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực của công ty Canon cũng có danh sách khách hàng và đối tác rất đa dạng trong đa ngành nghề:

• Ngành Kế Toán: Giải pháp quản lý tài liệu của Canon Therefore đã đơn giản hóa phần lớn quy trình công việc, cho phép đào tạo nhân viên mới một cách đơn giản hơn nhiều

• Ngành Hàng Không: Indonesia AirAsia (IAA) hợp tác với Samafitro, nhà phân phối được ủy quyền đáng tin cậy của Canon tại Indonesia

• Ngành Giáo Dục: Hỗ trợ mục đích giảng dạy, tăng tính tương tác giữa giáo viên và học sinh

• Ngành Điện tử: Giải pháp quản lý in ấn uniFLOW Online Express giúp tăng hiệu suất một cách rõ rệt (Hợp tác giữa Canon và LG Electronics (Thailand) Co., Ltd.)

• Ngành Kỹ Thuật: Dễ dàng ảo hóa, lưu trữ và truy xuất thông tin một cách an toàn (Hợp tác giữa Canon và PTS-Trụ sở tại Singapore)

• Ngành Thực Phẩm: Khi tài liệu đã được quét, chúng sẽ được số hóa gần như ngay lập tức, cho phép lưu trữ các tệp một cách gọn gàng (Hợp tác giữa Canon và Ferrero)

• Ngành bảo Hiểm : Hợp tác của Canon và Sompo Insurance Singapore

Canon tích cực trong công cuộc nghiên cứu đưa ra những giải pháp tối ưu cho các vấn đề của người sử dụng, mang lại sự tin tưởng và thuận tiện cho người sử dụng Tập thể cán bộ, công nhân viên luôn đề cao chất lượng sản phẩm và sự hài lòng của khách hàng

Trang 11

1.1.4 Tầm nhìn và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Với triết lý kinh doanh kyosei của Tập đoàn, Canon luôn mong muốn

được cống hiến phần công sức của mình cho xã hội Canon đã có những đóng góp tích cực trên nhiều lĩnh vực như giáo dục, văn hoá và xã hội tại Việt Nam

Năm 1988, một năm sau lễ kỷ niệm chặng đường 50 năm phát triển của mình, Canon tuyên bố bắt đầu bước vào một giai đoạn phát triển mới với cuộc cách mạng mang tên “Kyosei” Đây là giai đoạn được xem là bước ngoặt lịch sử của Canon trong chiến lược phát triển toàn cầu Nguyên gốc của

từ kyosei trong tiếng Nhật là “cùng nhau sống và làm việc vì những điều tốt

đẹp chung” Trong phạm vi hẹp, đó là sự thống nhất giữa tập thể công nhân và lãnh đạo công ty để đạt được mục tiêu đề ra, nhờ đó, mọi người đều được hưởng lợi ích từ thành quả lao động do chính mình tạo nên một cách công

bằng Với một ý nghĩa rộng hơn, tại Canon kyosei còn thể hiện tinh thần “Tất

cả mọi người, bất kể chủng tộc, tôn giáo hay văn hóa, sống và làm việc hòa hợp cùng nhau để hướng tới tương lai.” Trên thực tế, thế giới của chúng ta đang mất cân đối trong nhiều lĩnh vực như thương mại, thu nhập và môi trường Giải quyết sự mất cân đối này là một nhiệm vụ liên tục mà Canon

đang nỗ lực thực hiện bằng cách tích cực theo đuổi triết lý kyosei Là một

công ty toàn cầu, chúng tôi nuôi dưỡng những mối quan hệ tốt không chỉ với khách hàng mà còn với các cộng đồng tại nơi mà chúng tôi hoạt động và cả môi trường tự nhiên

Giá trị cốt lõi của Canon bao gồm sự tận tâm, sáng tạo, chất lượng, đáng tin cậy và phục vụ chuyên nghiệp Công ty cam kết cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, thời gian giao hàng nhanh chóng và dịch vụ hậu mãi tốt nhất

1.1.5 Công ty TNHH điện tử Canon tại Việt Nam

Công ty TNHH Canon Việt Nam – thành viên trong Tập đoàn Canon, là một công ty chế xuất 100% vốn đầu tư của Nhật Bản Canon Việt Nam

Trang 12

chuyên sản xuất máy in, máy scan và các linh kiện liên quan Toàn bộ sản phẩm được xuất khẩu sang các thị trường châu Á, châu Âu, Mỹ và một số thị trường khác Cùng với Canon Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan và Philippines, Canon Việt Nam là một mắt xích quan trọng trong hệ thống sản xuất của tập đoàn tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu

• Thành lập: 11/4/2001

Bắt đầu đi vào hoạt động tháng 5/2002

• Trụ sở chính: Lô A1 - KCN Thăng Long - Đông Anh - TP Hà Nội • Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp Chế xuất 100% VDTNN Vốn đầu tư: 306.700.000 USD

Địa chỉ: Lô A1, KCN Thăng Long, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Hình 1.3: Bản đồ vị trí Nhà máy Thăng Long + Nhà máy Hưng Yên

Diện tích mặt bằng: 100.000m2 Diện tích nhà xưởng: 56.000m2

Trang 13

Địa chỉ: Đường 206, Khu B, KCN Phố Nối A, Xã Lạc Hồng, H Văn Lâm, Hưng Yên

Địa chỉ: Số 12, đường TS 10, KCN Tiên Sơn

Hình 1.5: Bản đồ vị trí Nhà máy Tiên Sơn

Trang 14

1.2 Thông tin về vị trí thực tập của sinh viên 1.2.1 Giới thiệu chung về vị trí thực tập

- Vị trí thực tập:

+ Công nhân sản xuất tại phòng lắp ráp ASSY + Tên công đoạn : KITTING

+ Đời máy: G32

+ Địa điểm : Công ty TNHH điện tử Canon Thăng Long - Các bước thực hiện trong công đoạn kitting đời máy G32

+ Thao tác 01: đặt DF COVER UNIT vào tray

Yêu cầu : Df COVER UNIT phải được đặt vào đúng vị trí + Thao tác 02: Đặt DF FEED PR STAY vào tray Yêu cầu : DF FEED PR STAY phải được đặt vào đúng vị trí

+ Thao tác 03: Đặt SPONGE SHEET vào tray

Yêu cầu: Mặt có băng dính của SPONGE SHEET hướng lên trên SPONGE SHEET phải được đặt vào đúng vị trí

+ Thao tác 04: Đặt DF FEED GUIDE vào tray Yêu cầu: Mặt lõm hướng lên trên

DF FEED GUIDE phải được đặt vào đúng vị trí trên tray + Thao tác 05: Đặt SENSOR HOLDER UNIT vào tray

Yêu cầu: SENSOR HOLDER UNIT phải được đặt vào đúng vị trí trên tray như hình b

+ Thao tác 06: Đặt DF SUB TRAY vào tray Yêu Cầu: Mặt nhẵn DFSUB TRAY hướng sang phải DF SUB TRAY được đặt vào đúng vị trí

+ Thao tác 07: Đặt DF SLIDER R vào tray Yêu cầu: DF SLIDER R phải đặt được vào đúng vị trí

+ Thao tác 08: Đặt DF SLIDER F vào tray

Yêu cầu: DF SLIDER R phải đặt được vào đúng vị trí + Thao tác 09: Đặt GLASS FRAME vào tray

Trang 15

Yêu cầu: Phần khuyết GLASS FRAME hướng sang trái Vấu hướng lên trên và phải được đặt đúng vị trí

+ Thao tác 10: Đặt SCANNER BASE vào tray

Yêu cầu: Mặt đáy hướng lên trên phần khuyết hướng sang trái SCANER BASE phải được đặt vào đúng vị trí

+ Thao tác 11: Đặt DF EJECT TRAY vào tray Yêu cầu : Mặt nhẵn DF EJECT TRAY hướng sang phải DF EJECT TRAY phải được đặt đúng vị trí

+ Thao tác 12: Đặt DF REAR COVER vào tray Yêu cầu: DF REAR COVER phải được đặt vào đúng vị trí

+ Thao tác 13: Đặt DF MAIN FRAME vào tray Yêu cầu: DF MAIN FRAME phải được đặt vào đúng vị trí

+ Thao tác 14: Đặt DF UPPER GUIDE vào tray Yêu cầu: Mặt nhẵn hướng sang phải

DF UPPER GUIDE phải được đặt vào đúng vị trí

+ Thao tác 15: Kéo tray đẩy vào line cho công nhân tiến hành lắp ráp

1.2.2 Đặc điểm, yêu cầu đối với vị trí thực tập

Một công nhân lắp ráp tại Canon trong nhà xưởng cần có những đặc điểm và kỹ năng sau:

• Kiến thức chuyên môn:

Cần có kiến thức về điện, điện tử, và các loại thiết bị đo đạc, kiểm tra linh kiện điện tử

Cần nhận biết và phân biệt được linh kiện/Cụm NG và OK Biết được cách xử lý đối với các linh kiện NG

Đảm bảo đạt thao tác tay, mắt về tốc độ và độ chính xác Nhận biết và hiểu rõ về các lỗi và đối sách trong công đoạn • Kỹ năng sử dụng thiết bị trong nhà xưởng:

Trang 16

Công nhân lắp ráp tại xưởng cần thành thạo về việc sử dụng máy đo tĩnh điện, đầu giờ làm và sau khi ăn trưa cần đo kiểm tra tĩnh điện để đảm bảo an toàn cho việc sản xuất

• Kỹ năng giao tiếp:

Công nhân lắp ráp cần phải có khả năng giao tiếp tốt với các nhân viên khác trong nhà máy để trao đổi thông tin về sản phẩm, thiết bị và các vấn đề kỹ thuật khác

• Sự chính xác và tỉ mỉ:

Công nhân lắp ráp cần phải làm việc với những chi tiết nhỏ và có tính chính xác cao Ngoài ra, công nhân lắp ráp cần phải đảm bảo rằng dữ liệu đo được là chính xác và không bị sai sót

• Kỹ năng quản lý thời gian:

Công nhân lắp ráp cần phải có khả năng quản lý thời gian hiệu quả để đảm bảo sản xuất được tiến hành đúng theo quy định và đảm bảo chất lượng

• Tinh thần trách nhiệm:

Công nhân lắp ráp cần có tinh thần trách nhiệm cao với công việc của mình, đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất và đảm bảo sản phẩm đạt được chất lượng tốt nhất

1.2.3 Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ liên quan

Trong nhà xưởng, CELL 03 được chia thành nhiều bộ phận nhỏ hơn nhằm mục đích chia nhỏ khối lượng công việc, mỗi bộ phận nhỏ sẽ đảm nhiệm công việc chuyên biệt của mình tốt hơn Các bộ phận nhỏ của CELL 03 có thể kể đến như:

• G/Leader: có nhiệm vụ quản lý chuyền, đảm bảo tốc độ và chất lượng của sản phẩm, xử lý lỗi và đưa chính sách phù hợp, hỗ trợ công nhân lắp ráp

• Supporter/Công nhân đa năng: phụ trách hỗ trợ các công đoạn gặp vấn đề về tốc độ, xử lý hàng ùn, hàng lỗi

Trang 17

• QA giám sát: phụ trách giám sát các công đoạn trong chuyền, tìm ra những lỗi (thiếu thao tác, quên thao tác,….) nhằm đảm bảo các công đoạn được thực hiện đúng với tiêu chuẩn được đào tạo, kịp thời đưa ra phương hướng giải quyết

• QA CHECK: Phụ trách kiểm tra sản phẩm sau khi qua các thao tác của các công đoạn, đảm bảo đầu ra của sản phẩm đạt chất lượng, báo lỗi và ghi lỗi để hoàn thiện từng công đoạn cụ thể • Vendor : có nhiệm vụ cung cấp linh kiện cho các công đoạn để

thực hiện các công đoạn

• Technicians: quản lý, kiểm kê số lượng cũng như tình trạng các đồ dùng trong xưởng để có thể kịp thời thay thế nếu xảy ra hỏng hóc

• AUDIT: phụ trách việc rà soát sự bất cập của các công đoạn, báo cáo và tìm hướng xử lý

• Công nhân lắp ráp: tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, có nhiệm vụ và trách nhiệm hoàn thành tốt công đoạn của mình, không để lỗi xảy ra và đảm bảo chất lượng của sản phẩm

Vì mỗi bộ phận nhỏ của CELL có nhiệm vụ đảm bảo chất lượng và quy định yêu cầu của cả một chuyền sản xuất nên tất cả luôn phải tham gia cùng bàn bạc khi có một sự việc nào đó diễn ra trên chuyền Bất cứ thay đổi nào cũng phải được đại diện của mỗi bộ phận chứng kiến và xác nhận để đảm bảo được chất lượng cuối cùng của sản phẩm là tốt nhất

Ngày đăng: 01/04/2024, 14:32

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan