1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty samsung display việt nam

41 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Tác giả Hà Văn Qùy
Người hướng dẫn TS. Ninh Văn Nam
Trường học Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Điện, Điện Tử
Thể loại báo cáo thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Hầu hết công việc đều được áp dụng tự động hoá xí nghiệp để cải tiến và nó đã giúp con người tiết kiệm được sức lao động và có thể thay thế được nhiều công nhân và thuận tiện hơn cho ngư

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA ĐIỆN -

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: TS Ninh Văn Nam Sinh viên: Hà Văn Qùy

Mã sinh viên: 2017604225

L ớp: Điện 6 Khóa: K12

Hà Nội - Năm 2022

Trang 2

L ỜI MỞ ĐẦU

Trong thời kì công nghiệp hoá ngày càng phát triển của đất nước

ta Và nhu cầu của con người ngày càng được cải thiện và nâng cao.khi

đó việc áp dụng nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá vào sản xuất, trao đổi thông tin,giải trí là một điều rất cần thiết và là cả một vấn đề để chúng ta quan tâm Thời đại kỹ thuật số đã mang lại sự thay đổi và cả

cơ hội mang tính cách mạng cho kinh doanh toàn cầu, các công ty chuyên về sản xuất thiết bị truyền thông đã đáp lại bằng những công nghệ tiên tiến, các sản phẩm cạnh tranh, và sự đổi mới không ngừng

Trong đợt thực tập này, sinh viên chúng em đã tiếp xúc được

phần nào với các công nghệ tiên tiến , các thiết bị máy móc có tính năng cao Hầu hết công việc đều được áp dụng tự động hoá xí nghiệp

để cải tiến và nó đã giúp con người tiết kiệm được sức lao động và có

thể thay thế được nhiều công nhân và thuận tiện hơn cho người sử

dụng, nâng cao cả về chất lượng và sản lượng cho sản phẩm đầu ra từ

đó thấy được rằng, ngoài việc học lý thuyết trên lớp thì việc được thực

tập để được tiếp cận với các thiết bị máy móc chuyên ngành rất quan

trọng khi nó giúp cho sinh viên chúng em có thể nhận biết một cách

trực quan và thực tế hơn rất nhiều

Thời gian thực tập tuy ngắn nhưng thực sự chúng em đã học được những kinh nghiệm rất quý báu cả về kiến thức chuyên ngành, tinh thần đoàn kết, làm việc theo nhóm và kỹ năng giao tiếp để làm hành trang cho công việc sau này

Xin gửi lời cảm ơn trân thành nhất tới cán bộ lãnh đạo , quản lý của công ty SamSung Display Việt Nam đã tạo điều kiện tốt nhất cho

chúng em được trải nghiệm, làm việc trong môi trường công nghiệp, được thực hành những kĩ năng của nghành điện, tiếp cận tới những

Trang 3

công nghệ hiện đại Em rất vinh dự nếu sau khi ra trường được làm việc

tại công ty, em sẽ cố gắng hết sức để được gặp các anh chị trong cương

Trang 4

C ỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

I Thông tin doanh nghiệp:

Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Samsung display

Địa chỉ: Khu công nghiệp Yên Phong, xã Yên Trung, huyện Yên Phong, tỉnh

B ắc Ninh

II Thông tin sinh viên:

H ọ và tên sinh viên: Hà Văn Quỳ Mã số SV: 2017604225 L ớp: Điện 6 Chuyên ngành: Công Nghệ Kỹ Thuật Điện, Điện Tử Trường: Đại học Công Nghiệp Hà Nội Th ời gian thực tập: từ ngày 10/01/2022 đến ngày 19/03/2022 III Nh ận xét, đánh giá: 1 Ch ấp hành nội quy, quy định của cơ quan: ……… ………

……… ………

……… ………

2 Ý thức học tập: ……… ………

……… ………

……… ………

3 Giao tiếp tại đơn vị: ……… ………

……… ………

……… ………

4 Điểm đánh giá (theo thang điểm 10): ……… ………

Ngày … tháng… năm…

Đại diện cơ quan

Trang 5

B Ộ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀNỘI C ỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

I THÔNG TIN CHUNG

Giáo viên đánh giá:

Họ và tên sinh viên: Hà Văn Quỳ

- Mô tả đầy đủ các biện pháp đảm bảo vệ sinh/an toàn lao động được quy định bởi đơn vị thực tập 0.5

1

- Th ực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo vệ

- Mô tả đầy đủ và chính xác các thông tin liên

- N ếu thiếu nội dung chính nào thì trừ điểm nội dung

đó (các nội dung có giá trị điểm như nhau)

1

6 L4.1 - Đảm bảo tiến độ thực hiện công việc 0,5

1

- Đảm bảo nề nếp, kỷ luật lao động 0,5

7 L4.2 - Kết quả thực hiện công việc được điểm 9 trở lên (đánh

giá bởi đơn vị thực tập) thì đạt điểm tối đa 2

Trang 6

- K ết quả thực hiện công việc từ 8 đến 9 điểm (đánh giá

b ởi đơn vị thực tập) thì mức 1 điểm

- Kết quả thực hiện công việc từ 6 đến 7 điểm (đánh giá

b ởi đơn vị thực tập) thì mức 0.5 điểm

- Kết quả thực hiện công việc dưới 6 điểm (đánh giá bởi đơn vị thực tập) thì được 0.5 điểm

- Đưa ra được từ 2 giải pháp, khuyến nghị phù hợp trở lên để cải tiến hoạt động quản lý/sản xuất/dịch vụ của đơn vị thực tập thì đạt điểm tối đa

- Đưa ra được 1 giải pháp, khuyến nghị phù hợp trở lên

để cải tiến hoạt động quản lý/sản xuất/dịch vụ của đơn

v ị thực tập thì được 1 điểm

- Không đưa ra được giải pháp, khuyến nghị phù hợp nào để cải tiến hoạt động quản lý/sản xuất/dịch vụ của đơn vị thực tập thì được 0 điểm

Trang 7

M ỤC LỤC

L ỜI MỞ ĐẦU 1

NH ẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA DOANH NGHIỆP 3

PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 8

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY SAMSUNG 8

1.1 Giới thiệu công ty 8

1.1.1 Giới thiệu chung 8

1.1.2 Cơ cấu tổ chức 10

1.1.3 Tình hình phát triển 10

1.1.4 Các sản phẩm kinh doanh 11

1.1.5 Kết luận 11

1.2 Các quy định nội bộ 12

1.2.1 Quy định thực tập 12

1.2.2 Quy định lao động an toàn của công ty 12

1.2.3 PRO-3M, 3Đ-5S trong xưởng sản xuất 12

CHƯƠNG 2 QUÁ TRÌNH THỰC TẬP VÀ LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY 14

2.1 L ịch thực tập tại công ty: 14

2.2 N ội dung công việc được phân công 14

2.3 T ổng quan về việc cấp nguyên liệu cho các bộ phận 14

2.3.1 Các bộ phận có trong công đoạn lắp ráp 15

2.3.2 Dòng chảy nguyên vật liệu 16

2.3.3 Tổng quan về phòng PPMM 16

Trang 8

2.3.4 Quá trình nhận hàng : GR 18

2.3.5 Quá trình xuất hàng : GI 19

2.3.6 Check thẻ kho 26

2.4 T ổng quan các công đoạn lắp ráp và hoàn thiện 28

2.4.1 Các bước lắp ráp và hoàn thiện 28

2.5 C ấu tạo cơ bản 1 chiếc điện thoại di động 35

CHƯƠNG 3 TỔNG KẾT QUÁ TRÌNH THỰC TẬP 37

3.1 K ết luận 37

3.2 Khuy ến Nghị 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO 40

Trang 9

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY SAMSUNG

1.1 Giới thiệu công ty

1.1.1 Giới thiệu chung

Tên công ty: Công ty TNHH Samsung Display Việt Nam

Số lượng nhân viên: 45 000 nhân viên (2018)

Trang 10

SDV là công ty thuộc tập đoàn Samsung nên luôn luôn làm việc

hướng tới 5 giá trị cốt lõi của Samsung, đó là:

- People: Công ty là môi trường cho con người phát triển

- Excellence: Vị trí số 1 trong mọi lĩnh vực

- Change:Thực hiện sự thay đổi cải cách thần tốc

- Integrity: Tìm kiếm chính đạo trong tất cả mọi việc

- Co-prosperity: Mang lại trái tim chung sống cộng đồng

Trang 11

Đến năm 2017, SDV tiếp tục nâng vốn đầu tư thêm 2,5 tỷ USD (xây

dựng nhà máy V3)

Hiện tại tổng vốn đầu tư của SDV tại Bắc Ninh lên tới 6.5 tỷ USD (công

suất 160 triệu sản phẩm/năm) trở thành một trong những dự án FDI lớn tại Việt Nam và lớn nhất tại Bắc Ninh tính đến thời điểm hiện tại Với năng lực của mình chỉ trong thời gian gần 4 năm SDV đã tiến hành giải ngân gần hết số vốn

khổng lồ này (6,4/5,6 tỷ USD), sớm hơn so với cam kết hơn 1 năm Hiện cả 3 nhà máy đã hoàn thiện đi vào hoạt động

Trang 12

1.1.4 Các sản phẩm kinh doanh

SDV chuyên sản xuất các sản phẩm công nghệ cao là sản phẩm màn hình

dẻo đầu tiên trên thế giới như màn hình điện thoại Oled, Flecxible, màn hình tivi (UHD, UHD/QUHD), đồng hồ, máy tính bảng … SDV hiện là nhà cung

cấp màn hình AMOLED chủ yếu cho iPhone X thế hệ mới của Apple, Oppo

Trong tương lai, SDV đang hướng tới các ý tưởng về màn hình QLED thân thiện với môi trường, cũng như ý tưởng màn hình cảm ứng tương tác khắp

mọi nơi

1.1.5 Kết luận

Là công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất màn hình LCD & AMOLED cho sản phẩm điện tử, SDV đang thực hiện các hoạt động nghiên

cứu và phát triển liên quan đến sản xuất các loại màn hình và cung cấp các dịch

vụ lắp ráp, gia công, tiếp thị, với môi trường làm việc trẻ trung, năng động và chuyên nghiệp, tại đây nhân viên có nhiều cơ hội thăng tiến, nâng cao năng lực làm chủ công nghệ vững vàng đi lên trong thời đại 4.0

Trang 13

1.2 Các quy định nội bộ

1.2.1 Quy định thực tập

- Sinh viên tham gia thực tập tốt nghiệp tại SDV phải tuân thủ nghiêm túc theo quy định của công ty SDV

- Làm theo sự hướng dẫn của GVHD

- Thường xuyên cập nhật thông tin tình hình thực tập cho GVHD

1.2.2 Quy định lao động an toàn của công ty

Khi làm việc tại SDV, công nhân phải tuân thủ mọi quy định về an toàn trong công ty như sau:

- Không được phép hút thuốc trong công ty

- Không mang các vật dụng bất kì vào trong xưởng sản xuất khi chưa được

kiểm tra

- Không sử dụng điện thoại khi di chuyển

- Không chạy nhảy, trêu đùa trong xưởng sản xuất

- Trang bị đồ bảo hộ (mũ bảo hộ, giày mũi cứng, khẩu trang, găng tay cao su) khi vận chuyển hàng hóa, trang thiết bị

- Không ăn uống trong xưởng sản xuất

- Không ngủ trong công ty

- Tuân thủ hướng dẫn của quản lý khi có sự cố xảy ra

Trong công ty có một bộ phân có trách nhiệm kiểm tra, nhắc nhở các công nhân viên không đáp ứng được yêu cầu an toàn trong quá trình làm việc

1.2.3 PRO-3M, 3Đ-5S trong xưởng sản xuất

PRO-3M

Được viết tắt của: My Machine, My Area, My Job PRO-3M là một hoạt động cải tiến tập trung vào sản xuất và thiết bị được phát triển phù hợp với nhà

Trang 14

máy của SamSung trên nền tảng của hoạt động trong quá khứ Với mục đích nâng cao năng suất làm việc, chất lượng sản phẩm

3Đ-5S

Thực hiện đúng 3Đ-5S là một việc rất quan trọng trong việc sản xuất của

bất kỳ một doanh nghiệp nào Khi thực hiện tốt 3Đ-5S thì doanh thu của công

ty của công ty sẽ tăng lên rất nhiều 3Đ là viết tắt của các từ:

- Sắp Xếp : Sau khi đã thao tác loại bỏ các vật dụng không cần thiết thì công việc tiếp theo là tổ chức lại các vật dụng còn lại một cách hiệu quả theo tiêu chí : dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ trả

- Sạch Sẽ: Thường xuyên vệ sinh, giữ gìn nơi làm việc sạch sẽ thông qua

việc tổ chức vệ sinh tổng thể và vệ sinh hàng ngày máy móc vật dụng, khu làm việc, giảm rủi ro tai nạn, nâng cao tính chính xác của máy móc thiết bị

- Săn Sóc: Kiểm tra duy trì 3S ở trên Bằng việc phát triển 4S, hoạt động 3S được cải tiến dần dựa theo tiêu chuẩn đặt ra, tiến tới hoạt động 5S trong doanh nghiệp

- Sẵn Sàng : Rèn luyện tạo thói quen, nề nếp, tác phong cho mọi công việc

Do sản xuất các sản phẩm màn hình yêu cầu chất lượng cao nên vấn đề 3Đ-5S luôn được chú trọng kiểm tra Nếu màn hình chỉ bị một bụi bẩn kích cỡ

rất nhỏ sẽ bị loại gây thất thoát cho công ty

Trang 15

CHƯƠNG 2 QUÁ TRÌNH THỰC TẬP VÀ LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY 2.1 Lịch thực tập tại công ty:

Từ ngày 10/01/2022 – 19/03/2022

- 7h50 : Giờ vào xưởng sản xuất

- 8h00: Bắt đầu giờ làm việc hành chính

2.2 Nội dung công việc được phân công

Sau khi vào thực tập sản xuất tại công ty , chúng em đã được tìm hiểu

và cũng đã biết được những công đoạn sản xuất một chiếc điện thoại di động

của công ty Samsung từ công đoạn lắp ráp, kiểm tra… đến đóng gói thành phẩm

một chiếc điện thoại di động May mắn hơn những bạn sinh viên khác là em không chỉ được phân công đi làm một việc cố định, vì vậy cơ hội khám phá và tìm hiểu về các quy trình sản xuất cũng nhiều hơn

Dưới đây là các quy trình từ cung cấp nguyên liệu cho bộ phận MAIN đến công đoạn lắp ráp hoàn thiện một chiếc điện thoại Samsung và đưa tới tay người tiêu dùng, mỗi quy trình đều được tự động hóa và được điều khiển bởi các công nhân viên trong công ty:

- Tổng quan về việc cấp nguyên liệu cho các bộ phận

- Tổng quan về phòng PPMM

- Tổng quan các công đoạn lắp ráp và hoàn thiện

2.3 Tổng quan về việc cấp nguyên liệu cho các bộ phận

Trên đây là quá trình tổng quan để sản xuất ra một chiếc điện thoại, từ các nguyên vật liệu thô ban đầu phải trải qua các công đoạn lắp ráp như sau:

Trang 16

2.3.1 Các bộ phận có trong công đoạn lắp ráp

B ộ phận SMD:

Đây là dòng chảy vật liệu của công đoạn SMD, tại SMD do vật liệu là các IC, bảng mạch , đặc thù của nguyên liệu cấp cho SMD được đóng gói thành packsize chia làm các cuộn to, cuộn nhỏ mỗi cuộn lại có một size khác nhau và cũng theo các vendor khác nhau mà có các size khác nhau

SMD là công đoạn lắp ráp thành các bảng mạch đã gắn IC, điện trở… nó

là công đoạn đầu tiên của dây chuyền lắp ráp điện thoại do SMD là công đoạn đầu tiên trong quá trình sản xuất điện thoại nên việc cấp hàng cho SMD phải

thực hiện trước so với thời gian làm việc của Main, hiện nay việc cấp hàng cho SMD là trước 2 ngày so với giờ làm việc của Main như vậy SMD mới có thể cung cấp hàng cho Main để làm theo đúng kế hoạch Việc cấp nguyên vật liệu cho SMD thường phải cấp thừa hàng so với lượng yêu cầu, một phần do Packsize một phần cũng là do các thiết bị máy móc trên SMD Hiện nay việc

cấp hàng cho SMD là MM xuất hàng theo list xuất mà SMD gửi xuống

B ộ phận PBA :

Một phần nguyên vật liệu bán thành phẩm sau khi được sản xuất ở công đoạn SMD thì được chuyển sang PBA để gắn thêm các linh kiện khác mà máy không hàn được như loa, mic, LCD… cũng tương tự như SMD nguyên vật liệu

cấp cho PBA cũng phải được cấp theo trước D+2 ngày

Bộ phận MAIN:

Main là công đoạn cuối cùng để hoàn thiện ra một chiếc điện thoại, tại đây sẽ lắp ráp các phần cuối cùng của chiếc điện thoại và kiểm tra chức năng

của nó Đặc biệt khi SEV đã có nhà máy sản xuất được vỏ điện thoại, khi đó

việc cấp hàng cho Main sẽ có thể tự cung cấp, nhưng hiện nay thì vỏ điện thoại

vẫn được mua từ các vendor nên khi đó sẽ có các nguyên liệu bán thành phẩm

của Injection cũng sẽ cung cấp cho Main và cùng với nó là các nguyên liệu hàng Roh của kho H00, H01 cũng cung cấp cho Main

Trang 17

2.3.2 Dòng chảy nguyên vật liệu

Dựa vào sơ đồ trên ta có thể tóm tắt quá trình di chuyển của hàng hóa như sau:

Hàng hóa được GR nhập vào kho RC1D và RC1E là hàng ROH Sau đó

tiến hành xuất hàng theo Moment type 311 chuyển hàng hóa đến kho đệm của SMD Hàng từ kho đệm của SMD chuyển vào dây chuyền sản xuất (SMD WIP) Sau khi qua dây chuyền sản xuất hàng ROH chuyển thành hàng Halb Khi đó hàng hóa được chuyển vào kho Halb của SMD tên là HC1D và HC1E

Hàng từ kho HC1D, HC1E cùng với hàng cấp cho PBA từ kho RC1D, RC1E chuyển vào kho đệm của PBA là kho RB2D, RB2 Khi đó hàng Halb

của SMD lại trở thành hàng Roh của PBA Hàng từ kho của PBA chuyển vào dây chuyền sản xuất và trở thành hàng Halb và được chuyển vào kho Halb của PBA là kho HC3D, HC3E

Hàng từ kho HC1D, HC1E được chuyển sang kho Sub là kho RC4D và RC4E sau đó được tiến hành xuất theo Moment Type 311 chuyển đến kho đệm

của Sub là kho RB3D, RB3E Hàng từ kho đệm của Sub cùng với một số hàng được cấp từ kho RC1 D, RC1E được chuyển vào dây chuyền sản xuất trở thành hàng Halb của Sub và được chuyển vào kho HC4D, HC4E

Cuối cùng hàng hóa từ các kho halb của PBA và Sub cùng với hàng hóa được cấp trực tiếp từ kho RC1D, RC1E vào kho đệm của Main sẽ được đưa ra line sản xuất tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh

Một số Moment type:

101: Nhập hàng: hàng từ các vendor được nhập vào kho RC của MM

311: Xuất hàng từ kho RC sang các kho Bufer của sản xuất, hàng này phải là hàng tốt và QC pass

261: Chuyển hàng từ kho buffer sang line sản xuất

2.3.3 Tổng quan về phòng PPMM

PPMM bao gồm các bộ phận : PP, MM và Shipment

Trang 18

MM là kho chứa nguyên vật liệu để sản xuất điện thoại, cấp hàng cho

sản xuất theo kế hoạch do phòng PP lập ra Tất cả các công việc cũng như các nguyên vật liệu đều được làm việc trên hệ thống SAP, trong thời gian được training tại MM tôi nhận thấy điều quan trọng khi làm việc tại kho MM là phải

quản lý các nguyên vật liệu sao cho số lượng trên thực tế phải đúng với số lượng trên hệ thống để căn cứ vào số liệu đó mà các phòng ban liên quan căn

cứ dữ liệu trên hệ thống để lập kế hoạch sản xuất, purchase đặt mua hàng hóa

để phục vụ sản xuất

Nguyên liệu tại kho được chia thành 2 loại :

- Roh: là các nguyên liệu thô

- Halb : là các nguyên liệu bán thành phẩm

Các nguyên vật liệu được nhập từ các vendor khác nhau bao gồm các hàng trong nước và hàng nước ngoài

SEV là một công ty sản xuất điện thoại di động lớn mà đa phần các linh

kiện đều được mua từ các vendor, hiện nay SEV đã có nhà máy injection đã có

thể sản xuất ra vỏ điện thoại một phần để cung cấp cho chính SEV và có thể bán cho các công ty khác Do vậy công việc quản lý các nguyên vật liệu là rất quan trọng nên khi vào MM làm việc tôi đã được training rất cẩn thận về các công việc cần làm Như việc xuất , nhập hàng hóa cũng như bảo quản các nguyên vật liệu

Để việc quản lý và cấp hàng được thuận tiện MM cũng chia thành các kho như ngoài xưởng sản xuất như SMD, PBA, SUB, Main, Injection, RMA (

chứa các hàng thiếu, hàng lỗi) Tiếp đó mỗi kho lại được chia thành các MRPC

để quản lý chi tiết các nguyên liệu của mỗi kho đó

Quy định tên gọi các kho trên hệ thống SAP :

- RC1 D/E là kho ∑

- RC4 D/E là kho Sub

- RC2 D/E là kho H00

Trang 19

- RC3 D/E là kho chứa nguyên vật liệu cho injection

- RB* D/E là kho của Buffer ( * từ 1 ÷ 7 )

Ngoài ra còn có hàng D/O hay còn gọi là hàng JIT khi chuyển trên hệ

thống nó sẽ được mặc định chuyển thẳng vào kho RB4 D/E đối với MRPC là RF1, còn đối với MRPC là RD1 sẽ chuyển vào RC1 D/E khi GI sẽ chuyển sang kho RB4 D/E hoặc RB3 D/E

2.3.4 Quá trình nhận hàng : GR

Quy trình GR gồm 3 bước:

Bước 1: Nhận hàng ( Bước này làm với CJ )

Khi các em đi check hàng sẽ nhận được một checklist từ nhóm GR gửi

Những cái phải kiểm tra là:

- Nhận hàng theo số house bill

- Đếm đủ số kiện theo từng Bill

Bước 2: Kiểm tra (Check) hàng ( Bước này làm chính của chúng ta với nhau)

Sau khi đã kiểm tra đúng số Bill và đủ số kiện theo từng Bill, sau đó kiểm tra như sau

- Check hàng theo list check hàng của từng house bill

- Check dủ mã, đủ số lượng

- Xắp xếp cùng mã vào cùng một pallet

- Dán nhãn FIFO lên góc bên phải thùng

- Dán lable (gồm 4 thông tin: Mã, MRPC, Số lượng, Ngày)

- Kéo hàng vào khu vực inspection (hoặc kéo lên kho sub)

Bước 3: Nhập hàng vào racking

Nhóm GR phải gọi cho IQC sang kiểm tra hàng hóa trong khu vực

Chờ QC Pass, Nếu IQC đã passed, Ops phải nhập hàng lên rack T Việc này tuân theo nguyên tắc 6 đúng :

- Đúng Mã

- Đúng số lượng

Trang 20

Xuất hàng là quá trình chuyển hàng hóa từ kho nguyên liệu đến những

vị trí khác nhau cho các mục đích khác nhau như : xuất hàng cho các kho buffer

của sản xuất, xuất hàng trực tiếp cho line sản xuất hoặc xuất hàng bán theo yêu

cầu của bên phòng Purchasing…

Quy trình xuất hàng:

- Quét P/O và in Pick list :

Bộ phận lập kế hoạch sẽ lập kế hoạch sản xuất và tạo ra các số P/O trên

hệ thống SAP, toàn bộ quy trình quản lí kho nói chung và quy trình xuất hàng nói riêng đều được thực hiện trên hệ thống Các Staff quản lí các MRP Controller có nhiệm vụ hàng ngày là quét P/O và in ra Pick list sau đó đưa Pick list cho Ops để Ops dựa vào đó xuất hàng

Ví dụ: Nhóm cấp linh kiện cho main 2 lần 1 ca

- Lần 1:quét P/O tới 14h của ngày D+1 giao vào 3h sáng

- Lần 2:quét P/O từ 14h đến 20h của ngày D+1 và hàng được ca ngày giao vào 9h sáng của ngày hôm sau

Việc quét P/O và in Pick list được thực hiện như sau:

Bước 1: Sử dụng T-code ZRMMG 33000 rối ấn Enter ta được màn hình hiển

ị như sau:

Ngày đăng: 21/03/2024, 17:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w