Trang 1 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH NGUYỄN THỊ LINH CHIBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ ĐẦU TƯ Tên Đơn Vị Thực Tập: Công ty cổ phần dược
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM THIÊN VÂN
Tổng quan về CTCP Dược phẩm Thiên Vân
1.1.1 Khái quát chung v ề công ty
Tên Tiếng Việt: Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Vân
Tên quốc tế: Thien Van Pharmaceutical Joint Stock Company
Tên viết tắt: Thien Van Pharm., Jsc
Trụ sở chính: Số 6, Lô 10, Khu đô thị mới Trung Yên, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Điện thoại: 02437833965
Quản lý bởi: Chi cục Thuế Quận Cầu Giấy
Loại hình công ty: Công ty Cổ phần ngoài Nhà nước
1.1.2 L ị ch s ử hình thành và phát tri ể n c ủ a doanh nghi ệ p
Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Vân Địa chỉ trụ sở chính tại Số 6, Lô 10A, Khu đô thị mới Trung Yên, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Thành phố
Hà Nội, Việt Nam Được thành lập theo sốĐKKD 0107115719 ngày 17/11/2015, do Chi cục thuế quận Cầu Giấy ký duyệt
Công ty được thành lập vào năm 2015 Ban đầu là cửa hàng chuyên cung cấp và sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy, hóa dược và bán lẻ một số sản phẩm chuyên dụng khác Đến nay đã trở thành một công ty có tiếng về sản xuất dược phẩm, sản xuất và bán buôn hóa chất công nghiệp Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm
Công ty tái cấu trúc thương hiệu theo hướng đầu tư công nghệ hiện đại, phát triển các sản phẩm chuyên doanh đạt chuẩn quốc tế Với mục tiêu mang thương hiệu
Việt để tạo dựng niềm tin với tất cả Khách hàng, khẳng định niềm tin vào thuốc Việt trong cộng đồng
Sau hơn 2 năm xây dựng, nhà máy sản xuất thuốc của Công ty đã chính thức vận hành và nhanh chóng đạt chứng nhận GMP –WHO vào năm 2018.
Tập trung nghiên cứu và phát triển sản phẩm được kỳ vọng là chìa khóa giúp công ty tăng tốc trong thập kỉ tới và có những đóng góp ấn tượng cho nền Y tế nước nhà Đề cao chủtrương lớn “Người Việt dùng thuốc Việt”
Công ty được vinh dự nhận giải thưởng “Top Thương Hiệu Mạnh Uy Tín Hàng Đầu Việt Nam Dược Phẩm Và Trang Thiết Bị Y Tế”
Với định hướng lấy lợi ích cộng đồng làm nền tảng, Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Vân đã cung cấp những sản phẩm sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế cho các cơ sở y tế của nhiều địa phương trên cả nước Để phục vụ chiến lược phát triển dài hạn, Thiên Vân liên kết với các nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực nghiên cứu dược phẩm, đầu tư công nghệ cả chiều rộng và chiều sâu, tạo ra những sản phẩm chất lượng, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Năm 2022 - 2023 : tiếp tục thực hiện các mục tiêu đãđề ra
Trong những năm qua công ty đã hoàn thiện cơ chế quản lý, quy chế trả lương, thưởng, các chế độ bảo hiểm, đồng thời tạo điều kiện tốt nhất về việc làm, tiếp cận và thực hiện tốt và đầy đủ các chính sách của nhà nước đối với người lao động Đến nay, công ty đã tạo thêm nhiều việc làm có mức thu nhập ổn định và đặc biệt luôn quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty
Những thành công của công ty trên chặng đường đã qua có sự đóng góp tích cực không hề nhỏ của mỗi cán bộ công nhân viên, không quản ngại thời gian, công sức và trí tuệ, nghĩa vụ trách nhiệm để tạo dựng nên thương hiệu Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Vân.
Chức năng, nhiệm vụ chính
Công ty tập trung cung cấp và phát triển kinh doanh thuốc, dụng cụ y tế, nước hoa, hàng mỹphẩm,…nhằmđạtđượcmục tiêu thu tốiđa các khoản lợinhuận,tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động và giữ vững vị thế công ty trên thị trường
- Sản xuất và kinh doanh thuốc - dược phẩm
- Kinh doanh thực phẩm chức năng
- Bán buôn máy móc, thiết bị, dụng cụ y tế
- Bán buôn nước hoa, hàng mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh
- Bán lẻ dụng cụ y tế, mỹ phẩm, vật phẩm vệ sinh ở cửa hàng chuyên doanh
Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chếphẩm vệ sinh N
2100 Sảnxuất thuốc, hoá dược và dược liệu N
Sảnxuất thiếtbị,dụngcụ y tế, nha khoa, chỉnh hình và phục hồi chứcnăng
4610 Đại lý, môi giới, đấu giá N
Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
Chi tiết: Bán buôn dược phẩm, dụng cụ y tế, mỹ phẩm Xuất nhập khẩu các mặt hàng: thuốc thành phẩm Mua bán dược liệu Bán buôn vắcxin, sinh phẩm y tế Xuất nhậpkhẩudược liệu
4659 Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác N
4669 Bán buôn chuyên doanh khác chưađược phân vào đâu N
4722 Bán lẻthực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh N
Bán lẻthuốc,dụng cụ y tế,mỹphẩm và vậtphẩmvệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh
5210 Kho bãi và lưugiữ hàng hóa N
Hoạtđộng dịchvụ hỗtrợ kinh doanh khác còn lạichưa được phân vào đâu
Chi tiết: Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh N
B ả ng 1.1: B ảng các lĩnh vự c kinh doanh c ủ a Công ty Các sản phẩm chính:
- Dược phẩm các dạng: viên, bột, cốm, capsule, dung dịch uống, tiêm, truyền,…
- Sản phẩm capsule (viên nang trứng rỗng) các loại
- Dụng cụ y tế, ống bơm tiêm, dây truyền dịch, truyền máu và các loại bông băng
- Thực phẩm dinh dưỡng các dạng
Chiến lược, sứ mệnh và tầm nhìn, định hướng phát triển trong tương lai của CTCP Dược phẩm Thiên Vân
của CTCP Dược phẩm Thiên Vân
1.3.1 Chi ến lượ c, s ứ m ệ nh và t ầ m nhìn c ủ a Công ty
Dược phẩm Thiên Vân luôn nỗ lực phấn đấu xây dựng một niềm tin bền vững trong khách hàng, trong các đối tác, trong cộng đồng, trong ban lãnh đạo và trong từng nhân viên nhằm mang lại cho họ những giá trị cao nhất bằng cách:
- Đẩy mạnh sản xuất, đảm bảo cơ cấu, chủng loại, sốlượng và chất lượng, tăng cường công tác quản lý
- Tiết kiệm giảm chi phí lưu thông để có giá bán hợp lý, ổn định
- Thực hiện tốt công tác bảo đảm cung ứng thuốc cho phòng chống dịch bệnh, thiên tai bão lụt, hoàn thành nhiệm vụ của Bộ Y tế giao trong việc thực hiện nhiệm vụ “Dự trữ thuốc quốc gia”, dự trữ thuốc phòng chống bão lụt, chống dịch và “Dự trữ lưu thông thuốc”.
- Xây dựng thương hiệu, phát triển kênh phân phối và kinh doanh
Hướng tới thành lập Tập đoàn Đầu tư - Kinh doanh Dược phẩm Việt Nam Phát triển ngành công nghiệp Dược Việt Nam thành ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nâng cao năng lực sản xuất thuốc trong nước và kiện toàn hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam để chủ động cung ứng thường xuyên, kịp thời và đủ thuốc có chất lượng, giá cả hợp lý, sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả phục vụ sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới
- Vì con người, hướng tới con người
- Sẻ chia giá trị - phát triển bền vững
1.3.2 Định hướ ng phát tri ể n c ủa công ty trong tương lai Định hướng: Phát triển bền vững cả về quy mô và chiều sâu các sản phẩm, dịch vụ chủ lực hiện có, tăng doanh thu và hiệu quả, phấn đấu đưa Công ty trong giai đoạn từ 2023 - 2030 trở thành doanh nghiệp mạnh trong ngành Dược
- Về phát triển công nghiệp Dược Việt Nam:
Xây dựng và phát triển hệ thống các nhà máy sản xuất thuốc trong nước Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học bao gồm: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu triển khai và sản xuất thử nghiệm các nguyên liệu làm thuốc phục vụ phát triển công nghiệp hóa dược và đáp ứng nhu cầu nguyên liệu sản xuất thuốc trong nước;
Xây dựng và phát triển các nhà máy hoá dược nhằm sản xuất và cung cấp nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp bào chế thuốc
Phát huy tiềm năng, thế mạnh vềdược liệu và thuốc y học cổ truyền, đẩy mạnh công tác quy hoạch, nuôi trồng và chế biến dược liệu
- Về xây dựng mô hình hệ thống cung ứng thuốc
Xây dựng và phát triển hệ thống lưu thông phân phối và cung ứng thuốc từ trung ương đến địa phương nhằm chủđộng điều tiết ổn định thịtrường thuốc, phục vụ tốt công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo đảm mọi người dân có nhu cầu đều có thể tiếp cận được với nguồn thuốc có chất lượng và giá cả hợp lý
- Chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực:
Bước vào thế kỷ 21, để thoả mãn các yêu cầu của nền kinh tế tri thức, chất lượng của nguồn nhân lực được công ty đặc biệt quan tâm, nhất là đối với doanh nghiệp Dược phẩm Theo đó, Công ty sẽ thường xuyên tổ chức đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động, các trình dược viên với những chuyên môn nâng cao khác nhau theo tùy lĩnh vực
CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM THIÊN VÂN
Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận
i Đạ i h ội đồ ng c ổ đông
Là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty
Trực tiếp tham gia định hướng phát triển cho công ty
Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán, quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần
Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị
Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi sốlượng cổ phần được quyền chào bán quy định tại Điều lệ công ty
B ả ng 2.1 : Sơ đồ kh ố i v ề cơ cấ u b ộ máy t ổ ch ứ c qu ả n lý c ủ a Công ty
Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, gây thiệt hại cho công ty và cổđông công ty.
Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty
Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty ii H ội đồ ng qu ả n tr ị
Quyết định giá chào bán cổ phần, quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán trong từng loại, quyết địn huy động thêm vốn theo nhiều hình thức khác nhau Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty, quyết địn giải pháp phát triển thịtrường, tiếp thị và công nghệ…
Quyết định phương án đầu tư và dựán đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của pháp luật
Giám sát, chỉ đạo, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác trong mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty
Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng Cổ đông – Ban kiểm soát iii Ban ki ể m soát
Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty
Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty, các công việc quản lý, điều hành hoạt động của công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổđông hoặc theo yêu cầu của cổđông hoặc nhóm cổ đông
Khi có yêu cầu của cổđông hoặc nhóm cổđông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏhơn quy định tại Điều lệ công ty, Ban kiểm soát thực hiện kiểm tra trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban kiểm soát phải báo cáo giải trình về những vấn đềđược yêu cầu kiểm tra đến Hội đồng quản trị và cổđông hoặc nhóm cổđông có yêu cầu iv B ộ ph ậ n kinh doanh
Tham mưu, tổng hợp giúp Tổng Giám đốc thực hiện chức năng quản lý Công ty trong lĩnh vực kinh doanh và trực tiếp làm các thủ tục giao dịch, bán hàng, cung cấp sản phẩm, dịch vụ của Công ty tới mọi đối tác khách hàng, thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của Công ty, nghiên cứu, thu thập thông tin để phát triển sản phẩm mới
Chăm sóc, xây dựng các mối quan hệ, củng cố và tạo niềm tin đối với khách hàng
Chủ động nghiên cứu phát triển thị trường, sản phẩm và đề xuất các chính sách thu hút khách hàng, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Và cung cấp các thông tin và dữ liệu liên quan đến hoạt động bán hàng khi có yêu cầu
Xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm, thị trường, khách hàng và chương trình marketing cụ thể cho từng sản phẩm, hướng dẫn, đào tạo nhân viên trình dược và trong màng lưới phân phối
Tổng hợp, phân tích và xử lý các dữ liệu liên quan đến bán hàng nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, thoả mãn khách hàng
Xây dựng kế hoạch nghiên cứu các sản phẩm mới thông qua việc thu thập các thông tin thị trường, dự đoán nhu cầu sử dụng của sản phẩm trong những năm sau v B ộ ph ậ n Tài chính – K ế toán
Tham mưu, giúp việc cho Tổng Giám đốc trong quản lý tài chính; trực tiếp tổ chức và thực hiện các nghiệp vụ hạch toán kế toán và công tác thống kê của Công ty
Tổ chức, kiểm tra và giám sát công tác ghi chép ban đầu; lập, trình ký, lưu trữ và bảo mật chứng từ kế toán, sổ kế toán, các báo cáo tài chính, báo cáo kế toán theo quy định của Pháp luật trong toàn Công ty;
Quản lý, theo dõi và lập kế hoạch thanh toán các khoản nợ phải thu, phải trả của Công ty;
Nộp các khoản tiền vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, làm việc trực tiếp với cơ quan thuế khi có kiểm tra, thanh tra thuế theo quy định của pháp luật;
Lập các báo cáo kế toán quản trị theo quy định của Tổng Giám đốc công ty;Kiểm tra, thanh toán, quyết toán kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý của các đơn vị trực thuộc;
Xây dựng kế hoạch tài chính dài hạn, trung hạn và hàng năm trình phê duyệt và tổ chức chỉđạo thực hiện;
Lập và trình Tổng Giám đốc các phương án huy động vốn phục vụđầu tư, kinh doanh bao gồm: Vay các ngân hàng, tổ chức tín dụng; vay các đối tượng khác; phát hành trái phiếu Công ty và hoàn thiện các thủ tục thực hiện phương án được duyệt theo quy định của pháp luật;
Quản lý, đánh giá việc bảo toàn và hiệu quả sử dụng các nguồn vốn của Công ty;
Thẩm định về hiệu quả kinh tế, việc chấp hành các quy định về quản lý tài chính và nguyên tắc thanh toán trong các hợp đồng kinh tế; Đề xuất, tham mưu cho Chủ tịch Công ty, Tổng Giám đốc và thực hiện các giải pháp quản lý, theo dõi các loại tài sản và nguồn vốn của Công ty;
Bộ phận, đơn vị đảm nhận các hoạt động đầu tư
Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Vân chủ yếu là đầu tư phát triển Công ty đã sử dụng các nguồn tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lao động và trí tuệ của con người để xây dựng, nâng cao chất lượng sản phẩm, sửa và đổi mới các máy móc thiết bị, áp dụng những thành tựu khoa học để nâng cao chất lượng, duy trì tăng cường mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh Công ty đã và đang tiến hành thực hiện kế hoạch xây dựng mở rộng nhà xưởng, cấu trúc cơ sở hạ tầng, lắp đặt máy móc, thiết bị thực hiện các chi phí gắn liền với hoạt động trong chu kì của các cơ sở vật chất kỹ thuật được tạo ra
Bên cạnh đó, công ty cũng đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực ngày càng phong phú, tay nghề được lên cao và thường xuyên mở các lớp dạy bồi dưỡng cho nguồn nhân lực, mở các hội thảo cho nguồn nhân lực tham gia, giúp nguồn nhân lực ngày càng có tay nghề Điều này cũng chính là giúp công ty tạo ra các sản phẩm có chất lượng hơn, kinh tế phát triển hơn Ngoài ra công ty còn có một số hoạt động khác như đầu tư nhằm ứng dụng công nghệ tiên tiến và trang thiết bị hiện đại nhằm cải tiến hoàn thiện sản phẩm với chất lượng tốt nhất đưa công ty trở thành công ty có tiếng trong nền thịtrường ngày nay
Dưới đây là bộ phận chịu trách nhiệm kế hoạch hoạt động đầu tư tại công ty:
Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
Phối hợp cùng các phòng ban trong công ty thực hiện nghiên cứu thịtrường, khai thác, tìm kiếm khách hàng, kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh của công ty
Xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch thu hàng tháng, quý, năm Và kế hoạch vốn triển khai các hoạt động kinh doanh của công ty
Thực hiện quản lý thống kê, theo dõi tiến độ, kết quả các hoạt động kinh tế liên quan đến sản xuất kinh doanh của công ty
Bộ phận Hoạch định –Đầu tư
Xây dựng các mục tiêu, chiến lược phát triển hệ thống kinh doanh toàn công ty
Tìm kiếm, khai thác cơ hội đểđầu tư vào các lĩnh vực trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
Lập thiết kế, dự toán và tổ chức thực hiện các hạng mục sửa chữa cơ bản trong doanh nghiệp
Quản lý mặt bằng quy hoạch tổng thể doanh nghiệp theo quy hoạch đã được cấp từ doanh nghiệp
Lập báo cáo, theo dõi và thực hiện các thủ tục quyết toán các hạng mục, dự án hoàn thành trong lĩnh vực cơ bản Các dự án về bản quyền điều chế thuốc, phương thức điều chế cho đến khi sản phẩm được kiểm nghiệm
Bộ phận hoạch định và đầu tư
B ả ng 2.2 : Sơ đồ b ộ ph ậ n ch ị u trách nhi ệ m k ế ho ạ ch ho ạt động đầu tư tạ i Công ty
Theo dõi và báo cáo các thủ tục: Tạm ứng, thanh toán, quyết toán theo các đầu việc của từng dự án xây dựng cơ bản từ khi chuẩn bịđầu tư, thực hiện đầu tư và đến khi kết thúc đầu tư đưa dự án vào sử dụng.
Cơ cấu nhân lực của CTCP Dược phẩm Thiên Vân
Công ty thành lập vào năm 2015 Lúc đầu công ty có quy mô công ty chưa tới 100 công nhân viên nhưng qua sự phát triển trong nhiều năm, cơ cấu số lượng nhân viên tăng cao qua các năm bao gồm về cả trình độ lao động và giới tính Cơ cấu lao động của công ty trong giai đoạn 2021 - 2023 được thể hiện cụ thể qua bảng sau:
B ả ng 2.3: B ảng cơ cấ u nhân l ự c c ủa CTCP Dượ c ph ẩ m Thiên Vân
Số lượng (người) Tỷ lệ
Cơ cấu theo giới tính
Cơ cấu theo trình độ
Cơ cấu theo độ tuổi
Thông qua bảng thống kê trên có thể thấy: sốlượng nhân viên có sựgia tăng qua các năm do chính sách mở rộng quy mô, lĩnh vực hoạt động của công ty giai đoạn 2021 – 2023 Những nhân viên được bổ sung đều có trình độ học vấn và tay nghề lâu năm Đặc biệt những nhân viên có trình độ cao được bổ sung là cho các vị trí cao của công ty Điều này là sự cần thiết giúp cho công ty có một nền tảng tốt, phòng kinh doanh có mạnh, bộ phận kỹ thuật có tốt mới giúp cho công ty trở nên vững chắc và hoạt động có kế hoạch tốt hơn
Xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý nghĩa là thay đổi tỷ trọng các bộ phận cấu thành nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu chiến lược phát triển đã đềra Đểxác định cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý phải căn cứ vào thực trạng nhân lực của từng ngành, từng lĩnh vực, từng mức trình độ
Năm 2021, tổng số nhân viên là 147 nhân viên, năm 2022 là 174 và sang năm 2023 tổng số nhân viên tăng lên 192 Năm 2022 đã tăng 27 nhân viên, tương ứng 18,37% so với năm 2021 và tăng 18 nhân viên tương ứng 10,34% so với năm
2023 Năm 2022, công ty tuyển thêm sốlượng lớn công nhân viên do năm 2021 tình hình dịch bệnh gia tăng, giãn các một số nơi, nhân viên khó khăn tỏng việc đi lại nên đã xin nghỉ việc Nên trong giai đoạn năm 2022, tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát nên công ty đã bổ sung thêm số lượng nhân viên để quản lý và điều hàng các hoạt động của doanh nghiệp Đến năm 2023, sốlượng nhân viên tiếp tục tăng –tăng
18 nhân sự tương ứng 10,34% so với năm 2023, điều này thể hiện công ty đã có xu hướng mở rộng quy mô dẫn đến các chỉtiêu tăng Cụ thể:
Xét theo gi ớ i tính c ủ a công nhân viên
Giai đoạn 2021 – 2023, cơ cấu nhân viên tăng dẫn đến sựtăng nhân viên cả về các giới tính nam, nữ Tỷ trọng tăng/giảm cơ cấu giới tính của nhân viên không phụ thuộc nhiều vào đặc điểm ngành, nhưng theo xu hướng, số đông các trình dược viên, nhân viên sản xuất là nhân viên nữ, một phần nhỏ là nam Ởngành dược thì vì hầu hết trình dược viên là nữ, bởi vậy nên trọng số nhân viên nữ cao hơn trọng số nhân viên nam
Xét theo trình độ c ủ a công nhân viên
Giai đoạn 2021 – 2023, sự phân cấp các trình độ từcao đến thấp, từcao đẳng đến thạc sĩ, cơ cấu các năm đều tăng Đồng thời, dễ thấy nhân viên có trình độ Đại học của công ty là cao nhất và chiếm tỷ trọng lớn chỉ tiêu
Xét theo độ tu ổ i c ủ a công nhân viên Độ tuổi của công nhân viên được phân bổtrong các độ tuổi từ dưới 25 tuổi đến trên 45 tuổi Độ tuổi dưới 25 tuổi đều chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 3 năm do đều là trình dược viên Sau đó phân bổđồng đều ở các độ tuổi từ 25 đến 34 và từ 35 đến 44 tuổi Cuối cùng là độ tuổi trên 45 tuổi thì hầu hết là các ban lãnh đạo của công ty
Ba mặt sốlượng, chất lượng, cơ cấu trong phát triển nguồn nhân lực liên tục biến đổi và có mối quan hệ chặt chẽnhưng không phải lúc nào cũng vận động theo một hướng mà nhiều lúc tác động ngược chiều, cản trở lẫn nhau Chẳng hạn, chất lượng chỉđược nâng cao khi có quy mô hợp lý, khi quy mô tăng nhanh rất khó nâng cao chất lượng.
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM THIÊN VÂN
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
3.1.1 Đánh giá qua t ốc độ tăng trưở ng c ủ a doanh thu và l ợ i nhu ậ n
B ả ng 3.1: B ả ng t ốc độ tăng trưở ng doanh thu và l ợ i nhu ậ n c ủ a công ty Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Chênh lệch 2022 so với 2021 Chênh lệch 2023 so với 2022
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 133.289.268.789 150.574.932.052 147.729.985.368 17.285.663.263 12,97% -2.844.946.684 -1,89% Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 45.231.033.589 51.221.136.010 46.555.061.240 5.990.102.421 13,24% -4.666.074.770 -9,11% Lợi nhuận thuần từ HĐKD 19.296.421.264 25.614.320.437 23.639.440.844 6.317.899.173 32,74% -1.974.879.593 -7,71% Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 19.380.796.459 25.714.917.027 23.752.579.204 6.334.120.568 32,68% -1.962.337.823 -7,63% Lợi nhuận sau Thuế TNDN 16.852.763.893 20.541.412.864 19.102.063.360 3.688.648.971 21,89% -1.439.349.504 -7,01%
(Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế toán)
Qua bảng phân tích tốc độ tăng trưởng của doanh thu và lợi nhuận trong 3 năm, ta thấy các chỉ sốđều tăng giảm theo từng năm Năm 2021 doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là 133.289.268.789 đồng, năm 2022 là 150.574.932.052 đồng, năm 2023 là 147.729.985.368 đồng Năm 2022 doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty là 150.574.932.052 đồng, tăng 17.285.663.263 đồng so với năm 2021 tương ứng tăng 12,97% Sang năm 2023, doanh thu thuần về hàng bán và cung cấp dịch vụ lại giảm đi 2.844.946.684 đồng, tương ứng giảm 2,89% so với năm 2022 Thời điểm 2021 – 2022 là giai đoạn của dịch covid 19, mà lĩnh vực của Công ty chuyên về Dược phẩm nên sẽ bán được nhiều hàng hơn, bởi vậy doanh thu đã tăng mạnh trong giai đoạn này Hơn nữa, năm
2021 công ty có thực hiện giảm giá hàng bán và một số hàng bán bị trả lại nhiều, dẫn đến doanh thu ít hơn năm 2022 Sang năm 2023, tình hình covid đã cải thiện, doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều sự cạnh tranh về ngành nên doanh thu bị giảm đi một phần
Do có sự tăng giảm về doanh thu thuần trong các năm nên lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng biến động Năm 2021, lợi nhuận gộp của công ty là 45.231.033.589 đồng chiếm 33,93% doanh thu, năm 2022 lợi nhuận gộp tăng lên
51.221.136.010 đồng chiếm 38,43% doanh thu Sang năm 2023, lợi nhuận gộp giảm xuống còn 46.555.061.240 đồng chiếm 34,93% doanh thu Sở dĩ có sự biến động này là do sựtăng lên của giá vốn bán hàng từ năm 2021 đến năm 2023 nhưng doanh thu thuần lại tăng giảm qua từng năm Giá vốn hàng bán tăng là do sự tăng lên của các chi phí như nguyên vật liệu, nhân công,….
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là khoản thu nhập thu được từ hoạt động kinh doanh chính của một doanh nghiệp trừ đi các chi phí liên quan đến hoạt động đó như chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận từ HĐKD của công ty năm 2021 là 19.296.421.264 đồng, năm 2022 là 25.614.320.437 đồng, năm 2023 là 23.639.440.844 đồng Năm 2022 lợi nhuận từHDKD đã tăng 6.317.899.173 đồng so với 2021 tương ứng tăng 32,74% và sang năm 2023 giảm xuống 1.974.879.593 đồng tương ứng giảm 7,71% Năm 2021 doanh nghiệp đầu tư khá nhiều vào các chi phí tài chính, dẫn dến lợi nhuận từHĐKD thấp và sang năm 2022 -2023 chi phí này đã bình ổn trở lại nên phần lợi nhuận này tăng lên
Lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2021 là 19.380.796.459 đồng, năm
2022 là 25.714.917.027 đồng và năm 2023 là 23.752.579.204 đồng Năm 2022 lợi nhuận trước thuế đã tăng vọt 6.334.120.568 đồng tương ứng 32,68% so với năm
2021 và đến năm 2023 thì giảm xuống 1.962.337.823 đồng tương ứng giảm 7,63% so với năm 2022 Do năm 2021, tình hình covid khiến công ty gặp khó khăn về mặt tài chính đẫn dến việc thanh lý tài sản nhiều hơnvà sang năm 2022- 2023, dịch bệnh đã được cải thiện nên khoản lợi nhuận khác từ mục này đã giảm đi đáng kể Và khi lợi nhuận trước thuế nhân với thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ là lợi nhuận sau thuế như bảng trên
3.1.2 Đánh giá dự a trên các ch ỉ tiêu tài chính cơ bả n
B ả ng 3.2: B ả ng m ộ t s ố ch ỉ tiêu tài chính cơ bả n c ủ a Công ty
1 Chỉ tiêu về Khả năng thanh toán
Hệ số thanh toán tổng quát 3,95 4,7 5,03
Hệ số thanh toán ngắn hạn 1,8 2,35 2,57
Hệ số thanh toán nhanh 0,75 1,25 1,54
2 Chỉ tiêu về Cơ cấu vốn
Hệ số Nợ/Tổng tài sản 0,25 0,21 0,20
3 Chỉ tiêu về Năng lực hoạt động
Vòng quay hàng tồn kho 2,31 2,54 2,48
Vòng quay tổng tài sản 0,89 0,96 0,94
4 Chỉ tiêu về Khả năng sinh lời
Hệ số LNST/DTT (ROS) 12,64% 13,64% 12,93%
Hệ số LNST/VCSH (ROE) 14,46% 16,49% 15,24%
Hệ số LNST/TTS (ROA) 10,80% 12,98% 12,21%
(Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế toán)
1) Ch ỉ s ố v ề kh ả năng thanh toán
Khả năng thanh toán phản ánh năng lực đáp ứng các khoản nợ phải trả của Doanh nghiệp Khả năng thanh toán được đo bằng lượng giá trị tài sản hiện có của
DN so với tổng số nợmà DN đang gánh chịu Khảnăng thanh toán của doanh nghiệp còn thể hiện qua khảnăng thanh khoản của tài sản đểứng phó với các khoản nợ ngắn hạn
• Hệ số khảnăng thanh toán tổng quát
Hệ số khảnăng thanh toán tổng quát = Tổng số tài sản/Tổng số Nợ phải trả
Hệ số thanh toán tổng quát của Công ty qua các năm đều lớn hơn 1; chứng tỏ với tổng tài sản hiện có, Công ty luôn đảm bảo khảnăng thanh toán toàn bộ các khoản nợ và không chịu nhiều sức ép từ phí chủ nợ Toàn bộ các khoản nợđều được đảm bảo bằng tài sản trang trải được các khoản nợ phải trả Cụ thể, năm 2021 hệ số thanh toán tổng quát là 3,65 lần, năm 2022 là 4,75 lần, năm 2023 là 5,03 lần Hệ sốtăng đều qua các năm trong giai đoạn 2020 – 2022, đây cũng là một nhân tố hấp dẫn các tổ chức tín dụng cho vay dài hạn
• Hệ số thanh toán ngắn hạn
Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn
Từ bảng phân tích khả năng thanh toán, ta thấy được: cả 3 năm đều có hệ số thanh toán ngắn hạn lớn hơn 1: Năm 2021 là 1,8 lần; Năm 2022 là 2,35 lần; Năm
2023 là 2,57 lần Trị sốnày qua các năm đều lớn hơn 1, khẳng định Công ty có đủ khả năng thanh toán nợđến hạn, tình hình tài chính được đánh giá là bình thường và khả quan, khảnăng thanh toán của doanh nghiệp tốt
• Hệ số thanh toán nhanh
Hệ số này cho biết khả năng lưu chuyển các nguồn tiền nhanh để trả nợ khi không có thu nhập từ nguồn bán hàng Ở Việt Nam, hệ số này từ 0,5 đến 1 là bình thường Nếu nhỏ hơn 0,5 là biểu hiện khả năng thanh toán gặp khó khăn Được xác định theo công thức:
Hnhanh = (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn Qua bảng số liệu ta thấy hệ số khả năng thanh toán nhanh của cả 3 năm đều đạt
• Hệ số nợ/Tổng tài sản
Hệ số nợ trên tổng tài sản (TD/TA) dưới 1 có nghĩa là phần lớn tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu
Hệ số nợ/ Tổng tài sản năm 2021 là 0,25; năm 2022 là 0,21; năm 2023 là 0,20 Hệ số giảm qua các năm, điều này cho thấy doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao Bên cạnh đó, DN chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động bằng hình thức đi vay
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là một chỉ số tài chính đo lường năng lực sử dụng và quản lý nợ của doanh nghiệp Được xác định bằng công thức:
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Nợ phải trả/ Vốn chủ sở hữu
Khái quát về lĩnh vực đầu tư và hoạt động đầu tư
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
M ộ t s ố lĩnh vự c, ho ạt động đầu tư tiêu biể u c ủ a Công ty, bao gồm: Đầu tư xây dựng cơ bản: nhà cửa, công trình kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị và dụng cụ quản lý Đầu tư hàng tồn trữ: nguyên vật liệu, bán thành phẩm, chi tiết, phụ tùng, sản phẩm hoàn thành được tồn trữ trong doanh nghiệp Đầu tư phát triển nguồn nhân lực: sự tăng lên của sốlượng nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực Đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ: hiện đại hóa trang công nghệ và trang thiết bị, cải tiến đổi mới sản phẩm đểtăng hiệu quả,… Đầu tư hoạt động Marketing: đầu tư hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu
Bảng 3.3: Bảng hoạt động đầu tư phát triển của CTCP Dược phẩm Thiên Vân
Chỉ tiêu 2021 2022 2023 Chênh lệch 2022 so với 2021 Chênh lệch 2023 so với 2022
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Đầu tư xây dựng cơ bản 34.373.581.709 29.663.977.328 25.562.457.930 - 4.709.604.381 -13,70% - 4.101.519.398 -13,83% Đầu tư hàng tồn kho 41.233.351.801 36.759.300.067 38.365.687.956 - 4.474.051.734 -10,85% 1.606.387.889 4,37% Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 13.139.560.877 18.916.326.254 19.805.896.728 5.776.765.377 43,96% 889.570.474 4,70% Đầu tư vào KH - CN 8.257.924.232 10.925.069.996 9.346.742.456 2.667.145.764 32,30% -1.578.327.540 -14,45% Đầu tư cho hoạt động
Tổng vốn đầu tưphát triển 100.739.142.261 101.821.187.210 96.996.463.615 1.082.044.949 1,07% - 4.824.723.595 -4,74%
3.2.1 Đầu tư xây dựng cơ b ả n
Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản là không thể thiếu để Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Vân có thể tiến hành hoạt động của mình một cách thuận lợi, bao gồm: đầu tư vào TSCĐ phục vụ sản xuất và phân phối, đầu tư vào trang thiết bị làm việc Tài sản phục vụ sản xuất và phân phối của công ty chính là những nhà cửa vật kiến trúc, văn phòng, nhà kho, thiết bị phục vụ sản xuất,…
Vốn đầu tư phân bổ đầu tư cho xây dựng cơ bản của công ty trong giai đoạn
2021 – 2023 giảm dần qua các nămdo công ty đã áp dựng các chiến lượctối ưu hóa và tăng hiệu quả về sử dụng vốn mà không cần phải đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng. Thay vì chi trả nhiều cho việc xây dựng mới, công ty chủ yếu tập trung vào tối ưu hóa và nâng cấp cơ sở hiện có Bên cạnh đó, đang trong thời kì nên kinh tế gặp nhiều khó khăn nên công ty đã giảm đầu tư xây dựng cơ bản để giữ lại vốn và giảm áp lực tài chính Cụ thể:
Năm 2021, công ty đầu tư vào xây dựng cơ bản với số vốn đầu tư là 34.373.581.709 đồng chiếm 34,12% tổng vốn đầu tư cho các cơ sở hạ tầng cơ bản gồm: Hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống khử khuẩn, vệ sinh, các thiết bị phòng cháy chữa cháy,…
Năm 2022, công ty đầu tư 29.663.977.328 VNĐchiếm khoảng 29,13% tổng vốn đầu tư nhằm nâng cấp cải tạo các thiết bị trong bộ phận máy sản xuất và bảo dưỡng lại Bên cạnh đó mua mới một số thiết bị máy vi tính, máy photo coppy,… để thay thế các thiết bị cũ đã thanh lý trước đó.
Năm 2023, công ty sử dụng 25.562.457.930 VNĐ chiếm khoảng 26,35% tổng vốn đầu tư để bảo dưỡng các thiết bị và sửa chữa văn phòng khác.
Dễ dàng nhận thấy rẳng, hạng mục đầu tư xây dựng của công ty giảm dần qua các năm Năm 2022 là 29.663.977.328 VNĐ; giảm 13,70% so với năm 2021 và 13,83% so với 2023 Đa phần doanh nghiệp sản xuất thương mại giai đoạn đầu tập trung nhiều cho tài sản dài hạn như mua máy móc, thiết bị, kho bãi, nhà xưởng để sản xuất Và một phần để đầu tư cho tài sản ngắn hạn và khi đã ổn định thì VCSH sẽ tập trung nhiều cho TSNH để bổ sung vốn lưu động.
3.2.2 Đầu tư hàng tồ n kho
Tình dịch covid 19 đang diễn biến khá phức tạp, thịtrường nhiều biến động dẫn đến sự đình trệ của dòng chảy thương mại, sản xuất và các quy định hạn chế đi lại cũng làm cho các nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu trở lên khó khăn hơn Điều này đã thúc đẩy doanh nghiệp bổ sung thêm nguồn hàng tồn trữ nhằm tránh tình trạng bị gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh do thiếu nguyên vật và tránh việc tăng đơn giá của nguồn hàng làm tăng nhiều chi phí khác –đây là một tấm đệm cho tình huống kinh doanh xấu Do vậy, sang năm 2022 (giai đoạn 2021 – 2023), tình hình dịch Covid 19 cơ bản đã được khống chế, đây cũng là một điểm sáng tích cực trong bức tranh y tế Việt Nam năm 2022.
Năm 2021, hàng tồn trữ của công ty là 41.233.351.801 VNĐ chiếm 40,93% tổng vốn đầu tư Năm 2022, hàng tồn trữ của công ty là 36.759.300.067 VNĐ chiếm 36,1% tổng vốn đầu tư Và sang năm 2023, hàng tồn trữ tăng nhẹ đến 38.365.687.956 VNĐchiếm 39,55% tổng vốn đầu tư Thấy rằng năm 2022 hàng tồn trữ của công ty đã giảm hơn so với năm 2021, giảm 4.474.051.734 VNĐ tương ứng 10,85% Tuy nhiên sang năm 2023, tỷ trọng hàng tồn trữ lại tăng lên 4,37% so với năm 2021 tương ứng với 1.606.387.889 VNĐ Nguyên nhân của sự biến động này là do năm
2021 – đỉnh cao của dịch Covid 19 và cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraina làm cho chi phí vì thế mà tăng theo Năm 2022, thị trường đang dần phục hồi, các chi phí giá, vận chuyển,… cơ bản đã ổn định làm cho chi phí tồn kho giảm xuống trong năm nay
3.2.3 Đầu tư phát triể n ngu ồ n nhân l ự c Đầu tư phát triển nguồn nhân lực ở CTCP Dược phẩm Thiên vân bao gồm rất nhiều hoạt động để có thểđem lại các lợi ích cho công ty cũng như cho bản thân nhân viên của công ty, bao gồm các chương trình, khóa học để nâng cao kiến thức và nghiệp vụ hay một số thời điểm sẽ cho nhân viên khám bệnh định kỳ
Hình thức đào tạo của Công ty rất đa dạng như đào tạo nội bộ, đào tạo tại các trường đại học trong nước như Đại học Dược Hà Nội, ….và đào tạo tại nước ngoài Năm 2021, công ty tiến hành đào tạo tại từng chi nhánh riêng biệt Đến năm
2023 và 2022, ty chỉ tổ chức một lần đào tạo nhưng đó là đào tạo tập trung cả công ty, chính vì vậy mà chi phí bỏra cũng tương đối lớn
Vốn đầu tư cho công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có xu hướng tăng dần từ năm 2021 đến 2023 Năm 2021 vốn đầu tư của công ty là 13.139.560.877 VNĐ chiếm 13,04% tổng vốn đầu tư Năm 2022, công ty sử dụng 18.916.326.254 VNĐ để đầu tư phát triển nguồn nhân lực chiếm 18,58% tổng vốn đầu tư Sang năm 2023, vốn đầu tư tăng nhẹ lên 19.805.896.728 VNĐ ứng với 20,01% tổng vốn đầu tư Nhận thấy rằng vốn đầu tư năm 2022 tăng mạnh 5.776.765.377 VNĐ so với năm 2021, ứng với 43,96% Và so với năm 2023 thì tăng nhẹ 889.570.474 VNĐ tương ứng 4,7% Sở dĩ có sự chênh lệch này phần lớn là do sựtăng lên của sốlượng nguồn nhân lực của công ty
Hơn thế nữa, trong công tác tuyển dụng của Công ty đã được chú trọng ngay từ đầu nên chất lượng lao động được tuyển dụng cũng được nâng cao và tuyển dụng đúng với trình độnăng lực của họ Đây là bộ phận nòng cốt của công ty đểđưa công ty sánh vai với các doanh nghiệp khác, giữ vững vị thế trên nền kinh tế thịtrường và có thể đưa công ty đạt mức xa hơn dự định Hoạt động phát triển nguồn nhân lực chủ yếu của công ty: tổ chức đào tạo hàng năm toàn bộ nhân sự trong công ty, đào tạo cho nhân sự mới, đào tạo kiến thức chuyên ngành riêng từng phòng ban,…
Chính sách với người lao động:
- Công ty tổ chức làm việc 8h/ngày và 48h/tuần, nghỉtrưa 1h, đối với các trường hợp người lao động làm việc bình thường
- Đối với công nhân trực tiếp sản xuất tại nhà máy tổ chức chếđộ ngày làm việc
Đặc điểm về môi trường đầu tư
Môi trường đầu tư là tổng hòa các yếu tốvà điều kiện bên trong và bên ngoài Ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến kết quả và quyết định đầu tư Nếu môi trường đầu tư tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư và thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh hiệu quả
3.3.1 Môi trường vĩ mô i Môi trường kinh tế
Các nhân tố kinh tế có vai trò quan trọng hàng đầu và ảnh hưởng có tính chất quyết định đến hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp Các nhân tố kinh tếảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường là trạng thái phát triển của nền kinh tế: tăng trưởng, ổn định hay suy thoái Nền kinh tế quốc dân tăng trưởng với tốc độ cao sẽ tác động đến các doanh nghiệp theo 2 hướng: Thứ nhất, do tăng trưởng làm cho thu nhập của các tầng lớp dân cư dẫn đến khả năng thanh toán cho nhu cầu của họ Điều này dẫn tới đa dạng hóa các loại nhu cầu và xu hướng phổ biến là tăng cầu Thứhai, do tăng trưởng kinh tế làm cho khả năng tăng sản lượng và mặt hàng của nhiều doanh nghiệp đã làm tăng hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp này Từ đó làm tăng khảnăng tích lũy vốn nhiều hơn, tăng vềđầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh làm cho môi trường kinh doanh hấp dẫn hơn Nền kinh tế quốc dân ổn định các hoạt động kinh doanh cũng giữở mức ổn định Khi nền kinh tế quốcdân suy thoái nó sẽ tác động theo hướng tiêu cực đối với các doanh nghiệp
Tỷ lệ lạm phát, mức độ thất nghiệp cũng tác động đến cả mặt sản xuất và tiêu dùng Khi tỷ lệ lạm phát cao nó sẽtác động xấu đến tiêu dùng, số cầu giảm, làm cho lượng hàng tiêu thụ giảm, không khuyến khích sản xuất và đầu tư giảm Điều này thể hiện ở việc tác động đến huy động và sử dụng vốn kinh doanh, chi tiêu, tiết kiệm của dân cư, cầu của người tiêu dùng từ đó ảnh hưởng đến doanh nghiệp Công Ty Cổ Phần Dược phẩm Thiên Vân đang hoạt động trong một nền kinh tế phát triển và tương đối ổn định so với khu vực ii Môi trường chính trị
Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh hay không hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố luật pháp và quản lý nhà nước về kinh tế Việc ban hành hệ thống luật pháp có chất lượng và đưa vào đời sống là điều kiện đầu tiên đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, tạo điều kiện cho mọi doanh nghiệp có cơ hội cạnh tranh lành mạnh; thiết lập mối quan hệ đúng đắn, bình đẳng giữa người sản xuất và người tiêu dùng; buộc mọi doanh nghiệp phải làm ăn chân chính, có trách nhiệm đối với xã hội vàngười tiêu dùng
Chính trị là nhân tố tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp Chất lượng hoạt động của các cơ quan pháp lý, trình độ và thái độ làm việc của các cán bộ công quyền tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Hiện nay, các chính sách của Việt Nam cũng có nhiều điểm ưu đãi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ như Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Vân, chính phủ đã đưa ra các chính sách để khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để cho công ty có cơ hội mở rộng phát triển vàhòa nhập vào nền kinh tế trong nước tốt hơn.
Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh đã làm cho các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế làm tốt công tác dự báo để điều tiết đúng đắn các hoạt động đầu tư tránh để tình trạng cung vượt quá cầu, hạn chế việc phát triển độc quyền, tạo ra môi trường bình đẳng giữa các doanh nghiệp
Các chính sách đầu tư, chính sách phát triển kinh tế, chính sách cơ cấu… sẽ tạo ra sự ưu tiên hay kìm hãm sự phát triển của từng ngành, từng vùng kinh tế cụ thể, do đó tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thuộc các ngành, vùng kinh tế nhất định iii Môi trường công nghệ - kỹ thuật
Trong thời buổi công nghiệp hóa – hiện đại hóa, công nghệ đóng vai trò ngàycàng quan trọng
Sự phát triển của công nghệ hiện nay gắn chặt với sự phát triển của công nghệ thông tin Việc ứng dụng công nghệthông tin vào lĩnh vực quản lý sẽ góp phần nâng cao khả năng tiếp cận và cập nhật thông tin, đặc biệt là những thông tin về thị trường Sử dụng tốt các dịch vụ thương mại điện tử sẽ giúp cho các doanh nghiệp tìm kiếm được lượng lớn khách hàng tiềm năng trên Internet mà không phải tốn nhiều chi phí Đối với một công ty kinh doanh sản xuất thương mại như Dược phẩm Thiên Vân thì đâychính là điều kiện rất tốt cho sự phát triển của công ty iv Môi trường tự nhiên
Văn hóa xã hội và dân sốcũng tạo điều kiện thuận lợi giúp công ty phát triển tốt hơn Hiện tại, công ty đang có trụ sở hoạt động tại Hà Nội, là một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước, tập trung đông dân số, và có rất nhiều doanh nghiệp, nơi đây tập hợp đủ những điều kiện giúp cho công ty phát triển một cách bềnvững và mạnh mẽ Hiện nay các tập đoàn, các công ty đều cần nhu cầu giao nhận vẩn tải quốc tế Điều này giúp cho Dược phẩm Thiên Vân ngày càng phát triển hơn Thêm vào đó, Hà Nội còn có rất nhiều trường Đại Học, Cao Đẳng, hằng năm số sinh viên có chuyên môn tốt ra trường là rất nhiều, tạo điều kiện để công ty có thể tìm kiếm được thêm nhiều nhân tài cho công ty v Môi trường văn hóa – xã hội
Các yếu tốảnh hưởng đến marketing dược từ môi trường văn hóa bao gồm: Phong tục tập quán, lối sống, các chuẩn mực giá trị, hành vi, được công nhận bởi các thành viên trong xã hội Các đặc điểm này tác động không nhỏđến những hành vi, quyết định và phản ứng của người tiêu dùng Vì vậy, việc nghiên cứu về văn hóa xã hội giúp doanh nghiệp có thế thiết kế những thông điệp và chiến lược marketing phù hợp, tránh làm trái thuần phong mỹ tục, gây phản cảm cho khách hàng
3.3.2 Môi trườ ng vi mô i) Khách hàng
Là những khách hàng và tổ chức sử dụng hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp Những khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến, cũng như lý do, nhu cầu đằng sau việc mua sản phẩm của khách hàng, sẽ ảnh hưởng lớn đến cách tạo các chiến lược marketing Khách hàng có thể là B2C, B2B, quốc tế, địa phương, v.v Ngoài ra, nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi theo thời gian Do đó cần phải nghiên cứu từng loại khách hàng trong từng giai đoạn để thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng
Các loại khách hàng có thể kể đến:
▪ Các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp phi lợi nhuận
▪ Khách hàng quốc tế ii) Các nhà cung cấp
Là các tổ chức hoặc cá nhân cung cấp cho doanh nghiệp bạn các nguồn vật tư cần thiết để sản xuất hoặc các thành phẩm đểđưa vào quá trình tiêu thụ
Các yếu tốđể đánh giá nhà cung cấp:
▪ Khả năng vềđảm bảo chất lượng và sốlượng
▪ Uy tín về thời gian giao hàng, kiểm kê sốlượng
▪ Giá cả và sự bình ổn về giá iii) Trung gian Marketing
Các trung gian marketing có trách nhiệm giúp doanh nghiệp truyền thông, bán và phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng
▪ Tổ chức cung cấp dịch vụlưu thông sản phẩm
▪ Tổ chức cung cấp dịch vụ Marketing
▪ Tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính - tín dụng iv) Đối thủ cạnh tranh
Mỗi doanh nghiệp tùy hoàn cảnh có những hình thức đối thủ cạnh tranh khác nhau Là những đối thủ càng bán một loại sản phẩm hoặc một sản phẩm thay thế sản phẩm của doanh nghiệp…
Về cơ bản có 4 loại đối thủ cạnh tranh:
▪ Đối thủ cạnh tranh về ước muốn (Desire competitors)
▪ Đối thủ cạnh tranh về loại sản phẩm (Generic competitors)
▪ Đối thủ cạnh tranh về hình thái sản phẩm (product form competitors)
▪ Đối thủ cạnh tranh về nhãn hiệu/ thương hiệu sản phẩm (Brand competitors)