1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tốt nghiệp “công ty cổ phần kính đông dương

28 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Công tác tổ chức lao động linh hoạt và hợp lý, đảm bảo số lượng và chất lượng lao động phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ở hiện tại cũng như đảm bảo đáp ứng nhu cầu t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Trang 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐƠN VỊ THỰC TẬP1.1.Giới thiệu về công ty

1.1.1 Giới thiệu chung về công ty

- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN KÍNH ĐÔNG DƯƠNG - Tên quốc tế: INDOCHINA GLASS JOINT STOCK COMPANY - Tên viết tắt: I.G., JSC

- Địa chỉ trụ sở: số 16 + 18, tổ 24 ngách 260/20, đường Cầu Giấy, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

- Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần ngoài nhà nước - Giám đốc công ty: Nguyễn Chí Nguyên

Công ty Cổ phần Kính Đông Dương được thành lập ngày 24 tháng 06 năm 2004, hoạt động chính thức từ năm 2004 đến nay Sau hơn 20 năm đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã không ngừng phát triển, sản phẩm của công ty đã được cung cấp đến các đại lý khắp 3 miền của Việt Nam và xuất khẩu đến các thị trường Thái Lan, Malaysia, Campuchia Chất lượng sản phẩm của công ty được thị trường đánh giá cao Với đội ngũ nhân viên năng động, chuyên nghiệp, Công ty cam kết đem lại những sản phẩm chất lượng tốt nhất cho khách hàng Hiện nay Công ty cổ phần Kính Đông Dương đã khẳng định được vị trí và uy tín của mình trên thị trường các sản phẩm trong nước Với một hướng phát triển đúng đắn nên trong nhiều năm qua doanh thu không ngừng tăng cao và đời sống của cán bộ công nhân viên luôn được cải thiện - Đúc kim loại màu

- Sản xuất các cấu kiện kim loại - Rèn, dập, ép và cán kim loại

- Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại - Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại - Sản xuất linh kiện điện tử

3

Trang 4

- Sản xuất máy luyện kim - Sản xuất máy chuyên dụng khác - Sửa chữa các sản phẩm kim loại đúc sẵn - Sửa chữa máy móc, thiết bị

- Sửa chữa thiết bị điện

- Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp - Xây dựng nhà để ở

- Xây dựng nhà không để ở - Xây dựng công trình đường sắt - Xây dựng công trình đường bộ - Xây dựng công trình điện

- Xây dựng công trình cấp, thoát nước

- Xây dựng công trình viễn thông, thông tin liên lạc - Xây dựng công trình công ích khác

- Xây dựng công trình thủy - Xây dựng công trình khai khoáng - Xây dựng công trình chế biến, chế tạo - Bán buôn kim loại và quặng kim loại

- Buôn bán thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông 1.1.2.2Chức năng và nhiệm vụ của công ty

- Công ty Cổ phần Kính Đông Dương hướng tới sự phát triển bền vững cả hiện tại và tương lai, đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích của công ty, khách hàng, cổ đông, nguồn lao động và lợi chung của xã hội Đảm bảo cung cấp cho khách hàng những gì tốt nhất, tìm kiếm được những khách hàng mới

- Bảo toàn vốn và phát triển vốn được Nhà nước Giao, thực hiện các nhiệm vụ và nghĩa vụ đối với Nhà nước.

- Cơ cấu tổ chức của công ty khá chặt chẽ Công tác tổ chức lao động linh hoạt và hợp lý, đảm bảo số lượng và chất lượng lao động phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ở hiện tại cũng như đảm bảo đáp ứng nhu cầu tương lai của công ty:

+ Quá trình hoạch định phân tích công việc diễn ra bài bản, khoa học, chi tiết theo quy trình cụ thể.

+ Công ty đã đặc biệt chú trọng đến đào tạo nhân lực chất lượng để mang lại kết quả kinh doanh tốt

+ Chế độ đãi ngộ đảm bảo theo đúng quy định pháp luật Quan tâm đến đời sống tinh thần của nhân viên giúp tăng tinh thần đoàn kết

- Tổ chức mua bán, sản xuất, phân phối, xuất nhập khẩu các mặt hàng.Tổ chức mở rộng

sản xuất; không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh; chú

4

Trang 5

trọng đầu tư công nghệ, kỹ thuật cao để mở rộng quy mô sản xuất Đồng thời luôn nghiên cứu thị trường để đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

- Mở rộng liên kết với các đơn vị khác, tăng cường hợp tác, góp phần tích cực về việc tổ

chức và cải tạo nền sản xuất của xã hội Trên cơ sở sản xuất kinh doanh có hiệu quả, Công ty luôn làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước, với địa phương thông qua việc nộp đầy đủ các loại thuế và tuân thủ Luật pháp theo quy định.

- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm thép, vật liệu xây dựng, kính cường lực và một số linh kiện điện tử Tổ chức sản xuất - kinh doanh xuất nhập khẩu đúng ngành, nghề, đúng mục đích thành lập Công ty.

- Xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất và phát triển phù hợp với

mục tiêu của Công ty Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động theo qui định của luật pháp.

1.2.Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty

1.2.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất/kinh doanh

- Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là thực hiện theo mô hình sản xuất kinh doanh dịch vụ tổng hợp đầu tư có trọng điểm, đa dạng hóa các ngành nghề nhằm tạo hiệu quả tái đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty mà mục tiêu của Công ty là không ngừng phát triển các hoạt động kinh doanh thương mại, tổi đa hóa lợi nhuận, cải thiện điều kiện làm việc nâng cao thu nhập đời sống của người lao động, làm tròn nghĩa vụ đổi với Nhà nước Để đạt được mục tiêu đó Công ty không ngừng tìm kiếm mở rộng thị trường hoạt động và ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của mọi người.

Trong đó, sản phấm chính của công ty là: sản xuất thép và các sản phẩm từ kim loại: mua bán các loại sản phẩm thép, nhập xuất khẩu thép tấm, thép hình, thép xây dựng chế tạo cột thép mạ kếm, cột thép tự dứng và dây co, hệ thống mạ kếm nhúng nóng

- Ngoài ra công ty còn kinh doanh thương mại dịch vụ: + Sản xuất kinh doanh kính cường lực

+ Xây dựng công trình cầu đường, nhà ở + Buôn bán thiết bị linh kiện điện tử + Gia công cơ khí

Là một công ty hoạt động sản xuất kinh doanh kinh tế độc lập, với các quy trình công nghệ giản đơn Công ty đã mạnh dạn đầu tư kinh doanh trên cơ sở đa dạng hóa các ngành nghề, mặt hàng Do vậy đã mang lại cho công ty nhiều lợi nhuận.

1.2.2 Quy trình sản xuất/ kinh doanh

1.2.2.1 Quy trình sản xuất chung - Tiến hành hoạch định sản xuất: + Xác định đâu là nhu cầu sản xuất

5

Trang 6

Nhu cầu sản xuất được xác định dựa vào kế hoạch sản xuất do bộ phận sản xuất lập ra theo từng kỳ (có thể là năm/quý/tháng/tuần) hoặc theo kế hoạch kinh doanh của công ty hay đơn hàng khách đặt Đối với đơn hàng của khách, mặt hàng sẽ thay đổi thường xuyên dựa vào nhu cầu của khách hàng Chính vì vậy thường chúng sẽ không được lên kế hoạch sản xuất trước, chỉ có kế hoạch sau khi có đơn hàng.

Mục tiêu: kiểm tra lượng sản phẩm hiện tồn kho của từng công đoạn, tích lượng sản phẩm cần sản xuất trong từng công đoạn.

+ Xác định mức sản xuất hợp lý

Bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm khi đưa ra các sản phẩm mới cần phải thiết lập định mức sản xuất Gồm có: Định mức nguyên liệu, định mức phế liệu, định mức chi phí sản xuất

+ Tính toán nhu cầu nguyên liệu

Dựa vào 3 kết quả công việc dưới đây, tính được nhu cầu bán thành phẩm cho từng công đoạn cần sử dụng, tồn kho để từ đó tính được lượng bán thành phẩm cho từng công đoạn cần sản xuất trong doanh nghiệp

+ Tính lượng nguyên liệu cần dùng + So sánh tồn kho sẵn sàng

+ Tính ra lượng nguyên liệu còn thiếu cần bổ sung - Lập yêu cầu sản xuất cụ thể

Sau bước hoạch định khá nhiều công việc tính toán thì ta sẽ chia nhỏ những con số đó ra để lập yêu cầu sản xuất cho từng nhà máy, phân xưởng Yêu cầu sản xuất có thể là tự sản xuất hay yêu cầu gia công bên ngoài.

- Đặt lệnh sản xuất

Ở bước này, yêu cầu sản xuất sẽ được chia cho từng công đoạn/tổ/dây chuyền để thực hiện - Lên lịch sản xuất

+ Phân công máy nào, ca nào, ngày nào thực hiện lệnh sản xuất + Lập danh sách các công việc cần làm trong ngày, tuần, tháng + Đưa ra các mục tiêu tương ứng

+ Ưu tiên sắp xếp theo thứ tự các công việc + Linh hoạt trong việc thực hiện kế hoạch + Kiểm tra thực hiện các kế hoạch

- Thống kê

Công đoạn này cần phải thống kê chi tiết các nội dung sau: + Xuất nguyên liệu ra phân xưởng

+ Báo cáo sản xuất: sản phẩm, phế phẩm, phế liệu, nguyên liệu đã sử dụng + Nhập lại nguyên liệu thừa, chuyển cho lệnh sản xuất khác.

- Hoàn thành và đóng lệnh

6

Trang 7

Mỗi lệnh sản xuất sau khi hoàn thành (có thể là sản xuất xong hoặc ngừng giữa chừng) đều phải tiến hành tổng kết, kiểm tra và đóng để xác nhận hoàn thành.

1.2.2.2Quy trình sản xuất trong công ty cần có như sau:

+ Bộ phận quản lý: Thường là giám đốc sản xuất, trưởng phòng – phó phòng sản xuất Là bộ phận đầu não cho một quy trình với chức năng quan trọng.

Bộ phận này sẽ tham mưu cho ban lãnh đạo công ty trong việc hoạch định tổ chức sản xuất, bố trí nguồn lực để đảm kế hoạch hoàn thành mục tiêu.

+ Bộ phận sản xuất chính: Là bộ phận trực tiếp chế tạo sản phẩm chính, tại đây nguyên vật liệu sau khi chế biến sẽ trở thành sản phẩm chính của doanh nghiệp.

+ Bộ phận sản xuất phụ trợ: Hoạt động của bộ phận này có tác dụng trực tiếp cho sản xuất chính Đảm bảo cho sản xuất chính có thể tiến hành liên tục và đều đặn.

+ Bộ phận sản xuất phụ: Là bộ phận tận dụng phế liệu, phế phẩm của sản xuất chính để tạo ra những loại sản xuất phụ.

+ Bộ phận phục vụ sản xuất: Là bộ phận được tổ chức ra nhằm đảm bảo cho việc cung ứng, bảo quản, cấp phát, vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm và dụng cụ lao động 1.2.2.3Quy trình sản xuất thép tại công ty

+ Giai đoạn 1: Xử lý quặng

Đầu tiên là công đoạn xử lý quặng sắt và các thành phần kim loại khác để tạo nên tháp Quặng sắt gồm nhiều khoáng sản, quy trình xử lý sẽ loại bỏ các tạp chất để có được thành phần cần thiết Quặng được khai thác ở các mỏ, các khu vực đất tiềm năng lớn Khi đưa vào trong lò nung thì quặng sẽ được cho thêm với các phụ gia khác như than, đá vôi + Giai đoạn 2: Tạo dòng nóng chảy

Sau khi xử lý, quặng được đưa vào từ phần đỉnh của lò cao, thổi khí nóng từ dưới lên Nung chảy ở nhiệt độ cao 2000ºC, quặng sẽ biến đổi thành thép nóng chảy Trong giai đoạn này, lượng thép được xuất hiện dưới dạng thép đen

Bước tiếp theo là tinh lọc hình thành thép nóng chảy dạng nguyên chất Phương pháp luyện sơ cấp này sẽ không giống nhau đối với các phương pháp luyện trong lò cơ bản và lò hồ quang điện Khi nung liên tục nhiều giờ ở nhiệt độ cao, oxy thổi qua kim loại và giảm hàm lượng carbon xuống từ 0-1,5% Nguyên liệu sẽ được thành thép chất lượng cao

+ Giai đoạn 3: Chế tạo thép thứ cấp

Việc sản xuất thép thứ cấp sử dụng cả lò cơ bản và hồ quang điện nhằm điều chỉnh thành phần Chỉnh nhiệt độ và xem xét các yếu tố môi trường xung quanh cho phù hợp Quy trình gồm các công việc như khuấy, tiêm móc, khử khí, CAS-OB.

+ Giai đoạn 4: Đúc liên tục

Thép trong lò được nung nóng chảy vào trong khuôn đúc nguội, làm vỏ mỏng dần và cứng lại Các sợi vỏ được rút bằng cuộn và dụng cụ làm mát, tạo ra trạng thái rắn Sợi thép được

7

Trang 8

cắt ra các đoạn với độ dài mong muốn, tấm các sản phẩm phẳng, mở cho các phần dầm, phôi cho các sản phẩm dài.

+ Giai đoạn 5: Hình thành sơ cấp

Công đoạn tiếp theo là tạo hình dạng thép theo mục đích sử dụng Quá trình cán nóng sẽ bỏ đi khuyết điểm của sản phẩm, tạo bề mặt đạt chuẩn kỹ thuật Thành phẩm được cán nóng dạng phẳng, dài, tròn, ống liền, có vằn,…

+ Giai đoạn 6: Sản xuất chế tạo và hoàn thiện thép chất lượng

Sau cùng, nhân viên trong xưởng sẽ sử dụng kỹ thuật tạo hình thành phẩm hoàn thiện có

+ Xử lý bề mặt chống quá trình oxy hóa.

1.2.2.4Quy trình sản xuất kính cường lực của công ty - Bước 1: Chọn nguyên vật liệu kính

Kính cường lực được tạo ra bằng cách tôi những tấm kính thường (hay còn gọi là kính nổi) nên cần phải lựa chọn kính thường trước.

Dựa vào đơn đặt hàng của khách hàng, chúng ta cần chọn đúng chủng loại kính cần tôi Đầu tiên là phải lựa chọn màu kính đây là điều hết sức quan trọng Kính có màu trắng trong, xanh đen, xanh lá hay màu trà…Kính nổi không có nhiều màu sắc đa dạng như kính sơn

Sau khi chọn xong màu kính tiếp đến là xác định được độ dày của kính có thể là 6mm, 8mm, 10mm, 12mm, 19mm Độ dày kính nổi lớn nhất lá 19mm.

- Bước 2: Cắt kính

Từ tấm kính nổi nguyên khổ vừa lựa chọn được Người thợ đứng máy cắt sẽ đưa vào máy cắt chỉnh số đo chiều rộng, chiều dài đúng theo đơn đặt hàng của khách hàng.

Khổ kính nổi có khá nhiều kích thước dài rộng khác nhau vì vậy cần phải lựa chọn khổ kính nổi phù hợp nhất để phần đề C kính bỏ đi là thấp nhất.

Ngoài cắt bằng máy ra thì kính có thể cắt thủ công bằng dao chuyên dụng cắt kính Phần lớn các nhà máy lớn sử dụng máy cắt chuyên nghiệp.

- Bước 3: Khoan, khoét kính

Với những tấm kính có lỗ hay góc cần phải khoan khoét thì kính sau khi cắt sẽ được xe chuyên dụng đưa đến bộ phận khoan khoét góc.

8

Trang 9

Phần khoan lỗ, khoét góc hết sức quan trọng bởi vì kính sau khi tôi không thể sửa được nữa Chỉ cần 1 lỗ khoan hay 1 góc khoét mà không lắp được phụ kiện là toàn bộ tấm kính phải bỏ đi.

- Bước 4: Mài kính

Sau khi khoan, khoét kính xong thì kính sẽ được chuyển đến công đoạn mài.

Phần lớn kính cường lực sẽ được mài cạnh bo xung quanh Một số trường hợp như kính cường lực lắp vào khung cửa thì không cần mài cạnh.

Không chỉ mài cạnh mà một số lỗ khoan khoét lớn để trang trí cũng có thể được mài cạnh để tăng tính thẩm mỹ cho tấm kính.

- Bước 5: Rửa kính

Kính sau khi được mài và khoan khoét thì có rất nhiều bụi bẩn bán trên tấm kính Để kính được sạch thì cần phải sử dụng nước RO để rửa cho kính Kính được chạy trên dây chuyền máy móc hiện đại với nước RO giúp kính được sáng bóng hết mọi bụi bẩn Sau khi kính được rửa sạch thì sẽ được sấy khô nước trên bề mặt kính.

- Bước 6: Kiểm tra kính

Kính khi đã được sấy khô sẽ được đem ra kiểm tra Các bước làm ở trên đã được kiểm tra nghiêm ngặt nhưng kính sau khi rửa sạch sẽ dễ dàng kiểm tra hơn.

Đây là bước quyết định tấm kính có được đem vào sản xuất tôi nhiệt hay không Phần lớn là kiểm tra xem tấm kính qua các giai đoạn gia công trên có bị nứt và mẻ góc gì hay không Nếu kính không đạt tiêu chuẩn thì bỏ đi làm lại tấm kính khác, khi kính đạt tiêu chuẩn thì đưa kính vào tôi nhiệt.

- Bước 7: In logo nhãn mác

Trên mỗi tấm kính ở phần góc kính sẽ có logo tên thương hiệu của nhà máy Logo tên thương hiệu sẽ được sơn bằng sơn chịu nhiệt cao

- Bước 8: Kính đem vào tôi nhiệt

Đây là bước chuyển hóa từ kính thường sang kính cường lực.

Ban đầu kính sẽ được tôi bằng nhiệt nóng trước Kính có nhiều độ dày khác nhau Chính vì vậy mà nhiệt độ nóng cũng phải phụ thuộc theo độ dày của mỗi loại kính và thời gian để kính nóng với nhiệt độ đạt là bao nhiêu thời gian cũng phụ thuộc vào độ dày kính Kính có độ dày lớn thì nhiệt độ sẽ cao hơn và thời gian sẽ lâu hơn.

9

Trang 10

Khi kính để đủ thời gian nóng với nhiệt độ đạt chuẩn thì kính sẽ được chuyển sang máy làm nguội với nhiệt độ âm Không khí nóng gặp đột ngột khí lạnh giúp làm gia tăng bề mặt của tấm kính.

- Bước 9: Thành phẩm kính cường lực

Trong mỗi một mẻ kính đưa vào lò tôi đều có một 1 tấm để thử nghiệm sau khi tôi xong Kiểm tra ứng suất bề mặt không nhỏ hơn 69Mpa Kiểm tra độ bền và đập, số lượng mảnh vỡ đã được đảm bảo chất lượng hay chưa?

Khi sản phẩm kính tôi xong đã được kiểm tra tấm kính đem thử nghiệm đạt chuẩn thì kính cường lực sẽ được bàn giao cho đội vận chuyển để chuyển đến cho khách hàng.

Trên đây là quy trình sản xuất kính cường lực gồm 9 bước theo công nghệ hiện đại nhất hiện nay Sau khi xem quy trình sản xuất kính cường lực, chắc hẳn mọi người đã biết tại sao kính cường lực lại được nhiều người sử dụng rồi đúng không.

1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty 1.3.1 Cơ cấu tổ chức

*Sơ đồ 1.3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần Kính Đông Dương - Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty bao gồm: Hội đồng thành viên, giám đốc điều hành, phó giám đốc kinh doanh, phó giám đốc kỹ thuật và 4 phòng ban.

- Hội đồng thành viên gồm 5 người:

Ông Nguyễn Văn Tú – Cựu giám đốc điều hành công ty (35% cổ phần) Ông Nguyễn Chí Nguyên – Nguyên Giám đốc điều hành công ty (24,5% cổ phần) Bà Chu Thị Mỹ Lệ – Nguyên Phó Giám đốc kinh doanh (17,5% cổ phần) Ông Phan Văn Hà – Nguyên Phó Giám đốc kỹ thuật (13 % cổ phần)

+ Đưa ra các quyết định về chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm, những chiến lược giúp công ty tiếp cận những xu hướng mới nhất, giải pháp phát triển cho công ty.

+ Đưa ra các điều lệ sửa đổi, bổ sung cho công ty hay tổ chức cơ cấu lại công ty Thông qua các báo cáo tài chính hằng năm để đưa ra phương án sử dụng và phương án xử lí lãi lỗ của công ty

10

Trang 11

+ Quyết định mức lương, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty

- Giám đốc điều hành: Chức năng

+ Thực hiê Œn các nghị quyết của Hô Œi đồng thành viên và kế hoạch đầu tư của Công ty đã được Hô Œi đồng thành viên thông qua;

+ Đề ra chiến lược kinh doanh của công ty, phát triển hê Œ thống kinh doanh, phân phối + Đề xuất những biê Œn pháp nâng cao hoạt đô Œng và quản lý công ty.

+ Đưa ra quyết định về các tuyến sản phẩm mới và đa đạng hoá các sản phẩm hiê Œn hữu + Đưa ra quyết định các chiến lược, chiến dịch, chương trình phát triển thương hiê Œu của công ty

+ Quyết định các chương trình thu hút khách hàng

+ Chịu trách nhiê Œm về chỉ tiêu tài chính trước Hô Œi đồng thành viên + Phê duyê Œt các khoản chi phí trong phạm vi ngân sách đã được duyê Œt; + Thẩm định các dự án đầu tư

+ Duyê Œt kế hoạch thực hiê Œn dự án đầu tư

+ Duyê Œt các chính sách kinh doanh, phân phối, tiếp thị, nhân sự, mua hàng, tín dụng phù hợp với tình hình công ty

+ Tham khảo ý kiến của Hô Œi đồng thành viên để quyết định số lượng người lao đô Œng, mức lương, trợ cấp, lợi ích, viê Œc bổ nhiê Œm, miễn nhiê Œm và các điều khoản khác liên quan đến hợp đồng lao đô Œng

+ Phê duyê Œt cấu trúc tổ chức của công ty, khối, phạm vi trách nhiê Œm; + Duyê Œt cấu trúc lương, thang bảng lương, các yếu tố trả lương; + Duyê Œt quy chế tiền lương, tiền thưởng;

+ Duyê Œt kết quả đánh giá cán bô Œ và quyết định mức khen thưởng cán bô Œ + Duyê Œt các quy định, quy chế điều hành của toàn công ty;

+ Duyê Œt quy định khấu hao tài sản cố định

+ Thoả thuâ Œn và duyê Œt các mục tiêu cho các giám đốc chức năng; + Đánh giá hoạt đô Œng của các Khối và điều chỉnh những kế hoạch cần thiết; + Thực thi kế hoạch kinh doanh hàng năm do Hô Œi đồng thành viên thông qua; Nhiệm vụ

+ Lập kế hoạch và định hướng chiến lược phát triển chung cho toàn công ty + Thiết lập mục tiêu, hướng phát triển và chiến lược kinh doanh

+ Điều hành và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của công ty + Lập kế hoạch kinh doanh và marketing

+ Chịu trách nhiệm về lợi nhuận, mức độ phát triển và tăng trưởng của công ty + Đảm bảo đạt được các mục tiêu về tăng trưởng và phát triển.

11

Trang 12

+ Quản lý nhân viên trong công ty, đảm bảo hiệu suất làm việc luôn được tối ưu + Nhận diện những thách thức và cơ hội từ thị trường.

+ Đa dạng hóa các sản phẩm hiện tại và phát triển các sản phẩm mới cho doanh nghiệp + Đánh giá các rủi ro doanh nghiệp có thể gặp phải và đảm bảo những rủi ro ấy được giám

+ Trao đổi với Giám đốc, thảo luận về các lựa chọn để có quyết định chính sách phù hợp + Lập và triển khai các kế hoạch kinh doanh đến các đơn vị, cập nhật tình hình hàng hóa, giá cả trên thị trường, phân tích doanh số và khả năng tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ Bên cạnh đó giám sát theo dõi chặt chẽ những vấn đề liên quan đến công việc, hoàn thành theo yêu cầu khác của cấp trên.

+ Lập và duy trì các mối quan hệ khách hàng tiềm năng trong nước

+ Báo cáo hoạt động kinh doanh tới Giám đốc Phát triển và duy trì hệ thống kênh phân phối và thị trường thuộc khu vực quản lý

+ Thu thập, tổng hợp thông tin về đối thủ và sản phẩm cạnh tranh + Xây dựng kế hoạch kinh doanh định kỳ

Phó giám đốc kỹ thuật Chức năng

+ Điều hành các phòng để xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu cho từng bộ phận đảm bảo hoàn thành mục tiêu chung của Công ty.

+ Đảm bảo hệ thống quản trị được cập nhật và hoạt động hiệu quả.

+ Định hướng việc tổ chức xây dựng và phát triển các kênh bán hàng cho Công ty + Thiết lập và duy trì mối quan hệ đối nội, đối ngoại liên quan đến quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công tác kinh doanh + Đánh giá và theo dõi hiệu quả hoạt động của từng kênh bán hàng.

+ Xây dựng kế hoạch nhân sự, nguồn nhân sự dài và ngắn hạn; tham gia tuyển dụng nhân sự cho công ty.

+ Xây dựng cơ chế lương, khen thưởng phù hợp với chiến lược và mục tiêu mà Công ty đề ra.

+ Xây dựng ngân sách, định mức chi phí về dự án.

12

Trang 13

+ Định kỳ theo dõi kiểm soát và đánh giá, điều chỉnh ngân sách và định mức chi phí + Giám sát quản lý tài chính, chi tiêu trong công ty theo thẩm quyền được phép căn cứ vào Điều lệ

Nhiệm vụ.

+ Chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn, theo dõi các đơn vị trực thuộc về công tác nghiệp vụ theo chức năng được giao để tổng hợp báo cáo kết quả đã kiểm tra xử lý trình Giám đốc

+ Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu chất lượng sản phẩm + Tư vấn thiết kế, giám sát các công trình của Công ty.

+ Biên soạn tài liệu về công nghệ kỹ thuật để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên.

+ Triển khai những tiêu chuẩn, quy trình quản lý chất lượng.

+ Tổ chức thực hiện các phương án kỹ thuật và khai thác có hiệu quả thiết bị kỹ thuật được trang bị, đảm bảo cho việc sản xuất tại các đơn vị đạt chất lượng tốt, thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị đúng quy trình, quy phạm.

+ Chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật trong việc phối hợp với các phòng nghiệp vụ, đơn vị trực thuộc tổ chức sản xuất và phục vụ kinh doanh.

+ Quản lý thiết bị, theo dõi, trình duyệt phương án sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị theo định kỳ và khi bị hư hỏng.

+ Quản lý lưu trữ, bảo quản hồ sơ và cung cấp tư liệu để phục vụ cho các hoạt động chung của toàn công ty.

+ Chịu trách nhiệm quản lý và bảo vệ tài sản nhà nước được giao theo quy định của pháp luật và của đơn vị.

+ Định kỳ phối hợp với các phòng ban có liên quan để kiểm kê, kiểm tra kỹ thuật thiết bị đề xuất thanh lý tài sản cố định hư hỏng, không sử dụng đến hoặc không còn sử dụng được.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc công ty 1.3.2 Nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban

Phòng kinh doanh:

- Tham mưu, đưa ra ý kiến, đề xuất cho Ban Giám đốc của công ty về các vấn đề liên quan đến hoạt động phân phối sản phẩm, dịch vụ của công ty ra thị trường sao cho hiệu quả và nhanh chóng nhất.

- Hướng dẫn, chỉ đạo các hoạt động nghiên cứu và phát triển các loại sản phẩm, dịch vụ mới hoặc là nghiên cứu cải tiến các sản phẩm, dịch vụ đã có để đáp ứng nhu cầu của thị trường - Lập báo cáo theo đúng quy định của doanh nghiệp Báo cáo cần thể hiện tất cả các hoạt động kinh doanh của công ty cũng như thể hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao của phòng kinh doanh.

13

Trang 14

- Hỗ trợ cho Ban Giám đốc công ty toàn bộ các vấn đề liên quan đến việc thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của công ty như là thanh toán quốc tế, huy động vốn, cho vay, bảo lãnh, tư vấn tài chính, liên doanh, liên kết…

- Xây dựng các chiến lược về việc giới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng.

- Lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động kinh doanh cũng như tính toán và lập báo cáo về giá thành sản phẩm, dịch vụ, để có căn cứ ký hợp đồng với khách hàng.

- Cung cấp thông tin, tài liệu và đảm nhận việc biên phiên dịch các tài liệu cho Ban Giám đốc.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện và phân bổ một cách hợp lý thời gian sản xuất kinh doanh cho các phân xưởng sản xuất và cho toàn bộ doanh nghiệp.

- Thực hiện các lệnh sản xuất, để đảm bảo lượng sản phẩm cần thiết và có biện pháp gia tăng nguồn hàng để đáp ứng nhu cầu của thị trường

- Lập kế hoạch triển khai hoạt động phát triển thị trường và việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm

- Xây dựng và phát triển các mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng cũ và mở rộng mối quan hệ với khách hàng mới.

- Xây dựng các chính sách riêng theo từng nhóm khách hàng, trình Ban Giám đốc phê duyệt và thực hiện theo đúng chính sách đã được duyệt.

- Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bán hàng cụ thể theo từng giai đoạn, trình Ban Giám đốc phê duyệt và thực hiện việc bán các sản phẩm, dịch vụ theo đúng kế hoạch để đạt được mục tiêu đã đặt ra.

- Tìm kiếm, kết nối và phát triển mạng lưới khách hàng mục tiêu cho công ty Duy trì và chăm sóc các khách hàng hiện tại của công ty theo đúng chính sách đã đặt ra.

- Tiến hành thu thập và quản lý một cách khoa học, hiệu quả các thông tin và hồ sơ của khách hàng, đảm bảo tuân theo đúng quy định của công ty.

Phòng Tổ chức hành chính

- Tham gia góp ý xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực công tác thuộc chức năng tham mưu của phòng.

- Chủ trì xây dựng trình Giám đốc ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ.

- Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của cơ quan; công tác tiền lương, nâng bậc lương, chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp; giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, nghỉ hưu, thôi việc cho công chức, viên chức và người lao động - Thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi

dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức, viên chức và người lao động.

14

Ngày đăng: 05/04/2024, 14:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN