1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH – TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

122 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Khởi Nghiệp Của Sinh Viên Viện Quản Trị Kinh Doanh – Trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Tác giả Đỗ Hồng Diễm
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Đức Xuân
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 2 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (15)
  • 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (16)
    • 2.1. Mục đích nghiên cứu (16)
    • 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (16)
  • 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu (17)
    • 3.1. Đối tượng nghiên cứu (17)
    • 3.2. Phạm vi nghiên cứu (17)
  • 4. Câu hỏi nghiên cứu (17)
  • 5. Đóng góp của đề tài (18)
  • 6. Kết cấu bài nghiên cứu (18)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP (19)
    • 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về ý định khởi nghiệp (19)
      • 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu trên thế giới (19)
      • 1.1.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước (20)
      • 1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu (24)
    • 1.2. Cơ sở lý luận của khởi nghiệp và ý định khởi nghiêp (25)
      • 1.2.1. Khái niệm và vai trò của khởi nghiệp (25)
        • 1.2.1.1. Khái niệm khởi nghiệp (25)
        • 1.2.1.2. Vai trò của khởi nghiệp đối với nền tăng trưởng kinh tế (27)
      • 1.2.2. Khái niệm ý định khởi nghiệp (29)
      • 1.2.3. Các mô hình lý thuyết về ý định khởi nghiệp kinh doanh (30)
        • 1.2.3.1. Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) (30)
        • 1.2.3.2. Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior - TPB) (32)
    • 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp (34)
      • 1.3.1. Thái độ đối với hành vi (Attitude towards the behavior – TD) (34)
      • 1.3.2. Quy chuẩn chủ quan ( Subjective norms - CQ) (35)
      • 1.3.3. Nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived Behavior Control - NTKS) (36)
      • 1.3.4. Đặc điểm tính cách (Perspnality traits – TC) (37)
      • 1.3.5. Nguồn vốn (Capitap – NV) (39)
      • 1.3.6. Giáo dục khởi nghiệp (Entrepreneurship Education – GD) (41)
      • 1.3.7. Kinh nghiệm (Experience – KN) (42)
    • 1.4. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu (44)
      • 1.4.1. Mô hình nghiên cứu (44)
      • 1.4.2. Giả thuyết nghiên cứu (44)
  • CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (47)
    • 2.1. Quy trình nghiên cứu (47)
      • 2.2.1. Nghiên cứu định tính và định lượng (47)
        • 2.2.1.1. Nghiên cứu định lượng (47)
        • 2.2.1.2. Nghiên cứu định tính (48)
      • 2.2.2. Mẫu khảo sát (48)
      • 2.2.3. Cách thu thập dữ liệu (49)
        • 2.2.3.1. Xây dựng phiếu điều tra bảng hỏi (49)
        • 2.2.2.2. Thu thập số liệu (49)
    • 2.3. Thiết kế thang đo nghiên cứu (50)
      • 2.3.1. Thang đo (50)
      • 2.3.2. Thiết kế thang đo nghiên cứu (50)
    • 2.4. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu (57)
      • 2.4.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo (57)
      • 2.4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA (58)
      • 2.4.3. Phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính (58)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (62)
    • 3.1. Tổng quan về Viện Quản trị Kinh doanh - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (62)
      • 3.1.1. Giới thiệu Trường Đại học Kinh tế (62)
      • 3.1.2. Giới thiệu Viện Quản trị Kinh doanh (SBA) (62)
    • 3.2. Thống kê mô tả mẫu khảo sát (63)
      • 3.2.1. Thống kê mô tả về thông tin cá nhân (63)
      • 3.2.2. Thống kê mô tả về thông tin khởi nghiệp (64)
    • 3.3. Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha (67)
    • 3.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA (70)
    • 3.5. Phân tích tương quan giữa các biến (74)
    • 3.6. Phân tích hồi quy (75)
    • 3.7. Thảo luận kết quả nghiên cứu (78)
  • CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SINH VIÊN VIỆN QUẢN TRỊ KINH (85)
    • 4.1. Nâng cao quy chuẩn chủ quan đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên (85)
    • 4.2. Yếu tố Nguồn vốn (85)
    • 4.3. Nâng cao việc giáo dục khởi nghiệp (86)
    • 4.4. Yếu tố Đặc điểm tính cách (87)
    • 4.5. Nâng cao thái độ tích cực đối với hành vi khởi nghiệp (88)
    • 4.6. Đối với sinh viên (88)
    • 4.7. Các đóng góp của đề tài nghiên cứu (89)
      • 4.7.1. Đóng góp về thực tiễn (89)
      • 4.7.2. Đóng góp về lý luận (89)
    • 4.8. Những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo (89)
  • KẾT LUẬN (47)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (94)

Nội dung

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại Viện Quản trị Kinh doanh - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Qua đó nhằm xác định được mức độ mong muốn khởi nghiệp của sinh viên của Viện Quản trị Kinh doanh - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tính cấp thiết của đề tài

Khởi nghiệp luôn có mối quan hệ chặt chẽ với phát triển kinh tế của một quốc gia Bởi vì doanh nghiệp là một trong những thành phần kinh tế chủ lực đóng góp to lớn vào tăng trưởng kinh tế, giảm đói nghèo và tạo ra công ăn việc làm (Davidsson,1995)[39] Tại Việt Nam, nhận thức được tầm quan trọng của khởi nghiệp đối với sự phát triển kinh tế, những năm trở lại đây Chính phủ đã xây dựng các phương án, kế hoạch để nâng cao ý định khởi nghiệp nhằm thúc đẩy khả năng hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp Vấn đề khởi nghiệp kinh doanh được thực hiện trên tất cả lĩnh vực và mọi đối tượng nói chung và trong sinh viên đang học tại các trường đại học nói riêng Hiện tượng sinh viên ra trường thất nghiệp trong vòng một năm đầu tiên hoặc làm trái ngành, trái nghề đang trở nên phổ biến (Tổ chức Lao động quốc tế, 2017)[16] Do đó, trong bối cảnh việc làm là khan hiếm so với số lượng sinh viên tốt nghiệp thì giải pháp cấp thiết hiện nay để giảm lượng sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp đó là khơi dậy tinh thần khởi nghiệp kinh doanh

Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của sinh viên Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” theo Quyết định số 1665/QĐ- TTg ngày 30/10/2017[22] Với mục tiêu thúc đẩy tinh thần học tập rèn luyện, tinh thần đổi mới sáng tạo của tất cả các bạn học sinh, sinh viên trong toàn quốc, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" năm 2021 (SV - STARTUP - 2021) Có thể nói, sinh viên với sự trẻ trung, năng động và nguồn ý tưởng khởi nghiệp đa dạng sẽ là những nhà khởi nghiệp tiềm năng sau này

Xét riêng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, khởi động từ tháng 7/2022, Business Challenges (hay còn gọi là Thách thức Kinh doanh) do Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội sáng tạo và cùng Viện FNF tổ chức đã tạo dựng được tiếng vang và tầm ảnh hưởng trong cộng đồng sinh viên kinh tế nói riêng và các bạn trẻ yêu khởi nghiệp ở Việt Nam cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau nói chung Cuộc thi hướng tới mục tiêu xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp và mang đến một sân chơi bổ ích về kinh doanh khởi nghiệp cho giới trẻ Đây cũng là chuỗi hoạt động trọng tâm của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, gắn liền học tập với trải nghiệm thực tiễn, tạo được mạng lưới doanh nghiệp hỗ trợ và cùng gánh vác trách nhiệm xã hội trong việc định hướng, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp bền vững cho sinh viên Tuy nhiên trong thực tế, các ý tưởng kinh doanh của sinh viên chỉ dừng lại ở mức ý tưởng Hầu hết sinh viên chưa mạnh dạn thực hiện khởi nghiệp sau khi ra trường, kể cả sinh viên thuộc nhóm ngành kinh tế

Ngoài ra, tùy theo đặc điểm của từng trường đại học cũng như hoàn cảnh từng địa phương mà các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên cũng sẽ được tiếp cận theo những khía cạnh khác nhau Với những lý do trên, việc triển khai thực hiện đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Viện Quản trị Kinh doanh - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội” là cần thiết Kết quả nghiên cứu sẽ mang đến cho lãnh đạo nhà trường cái nhìn toàn diện về những yếu tố nào thật sự ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.

Câu hỏi nghiên cứu

Các câu hỏi nghiên cứu đặt ra trong bài nghiên cứu bao gồm:

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Viện Quản trị Kinh doanh - Trường Đại học Kinh tế - Trường Đại học Quốc gia Hà

Những yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Viện Quản trị Kinh doanh - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội có tác động thế nào đến ý định khởi nghiệp của sinh viên?

Làm thế nào để thúc đẩy sinh viên Viện Quản trị Kinh doanh - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội khởi nghiệp?

Đóng góp của đề tài

Thứ nhất: Đề tài tìm ra và xác định được những yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Viện Quản trị Kinh doanh – Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

Thứ hai: Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn dữ liệu cho các nghiên cứu về sau

Thứ ba: Đề tài đưa ra một số giải pháp để thúc đẩy và khuyến khích sinh viên khởi nghiệp.

Kết cấu bài nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu, bố cục bài nghiên cứu gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về ý định khởi nghiệp của sinh viên

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu về các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Viện Quản trị Kinh doanh – Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

Chương 4: Một số giải pháp đề xuất để thúc đẩy ý định khởi nghiệp của sinh viên Viện Quản trị Kinh doanh – Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP

Tổng quan tình hình nghiên cứu về ý định khởi nghiệp

1.1.1 Tổng quan nghiên cứu trên thế giới

Trên thế giới có rất nhiều học giả và nhà nghiên cứu tìm hiểu và có nhiều cách tiếp cận khác nhau về ý định khởi nghiệp Tất cả những nghiên cứu đó đóng góp cả về lý thuyết và thực tiễn cho các đề tài liên quan đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Tác giả xin được chỉ ra một số nghiên cứu tiêu biểu như sau:

Nghiên cứu của Ambat và Damit (2016) với đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Malaysia” nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học Nghiên cứu này sử dụng lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB) Các biến độc lập của nghiên cứu này bao gồm: (1) Nhận thức về hỗ trợ giáo dục, (2) Nhận thức hỗ trợ quan hệ, (3)

Hỗ trợ cấu trúc nhận thức, (4) Thái độ cá nhân, và (5) Nhận thức kiểm soát hành vi Nghiên cứu được thực hiện thông qua khảo sát 351 sinh viên đại học Kết quả cho thấy thái độ cá nhân, nhận thức kiểm soát hành vi và nhận thức hỗ trợ quan hệ là những yếu tố dự đoán ý định khởi nghiệp của sinh viên ảnh hưởng theo mức độ giảm dần[29]

Nghiên cứu của Yushun Su và các cộng sự (2021) đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học ở Trung

Quốc: Tích hợp sự hỗ trợ của trường đại học được nhận thức và lý thuyết về hành vi có kế hoạch” Nghiên cứu nghiên cứu này đã áp dụng quan điểm TPB kết hợp với hỗ trợ nhận thức của trường đại học (PUS) để mở rộng khuôn khổ TPB và giải thích tác động của sự hỗ trợ đó đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên Các yếu tố được đưa vào nghiên cứu bao gồm: (1) Thái độ kinh doanh, (2) Tiêu chuẩn chủ quan, (3) Nhận thức kiểm soát hành vi, (4) Hỗ trợ đại học nhận thức, (5) Nhận thức về sự hỗ trợ của trường đại học ảnh hưởng tích cực đến kiểm soát hành vi và nhận thức về sự hỗ trợ của trường đại học ảnh hưởng tích cực đến thái độ Dựa trên kết quả nghiên cứu, các tác giả đã chỉ ra rằng 4 yếu tố: (1) Thái độ kinh doanh,

(2) Tiêu chuẩn chủ quan, (3) Nhận thức kiểm soát hành vi, (4) Hỗ trợ đại học nhận thức và (5) Nhận thức về sự hỗ trợ của trường đại học ảnh hưởng tích cực đến thái độ cùng có tác động tới ý định khởi nghiệp của sinh viên Trung Quốc[57]

Nghiên cứu của Mesay Sata (2013) “ Ý định khởi nghiệp trong đại học sinh viên kinh doanh” nhằm đánh giá ý định khởi nghiệp trong tương lai của sinh viên tại ba trường đại học được lựa chọn Ý định khởi nghiệp được đo lường thông qua ba khía cạnh của tinh thần kinh doanh, tức là nền tảng kinh doanh gia đình, nhận thức được mong muốn và nhận thức được năng lực bản thân Mẫu bao gồm 405 sinh viên sắp tốt nghiệp, trong đó 135 sinh viên từ Đại học Hawassa và 135 sinh viên từ Đại học Dilla và 135 sinh viên còn lại từ Đại học Arbaminch được thu thập thông qua bảng câu hỏi Kết quả chỉ ra rằng có mối quan hệ tích cực giữa các khía cạnh của tinh thần kinh doanh và ý định hướng tới tinh thần kinh doanh của sinh viên đại học Hơn nữa, hai khía cạnh của tinh thần kinh doanh, tức là nền tảng kinh doanh gia đình và nhận thức về năng lực bản thân giải thích sự khác biệt về ý định bắt đầu một dự án kinh doanh mới của sinh viên[55]

Nghiên cứu của Sabah (2016) “Ý định kinh doanh: Lý thuyết về kế hoạch

Hành vi và Hiệu ứng Điều độ của Khởi nghiệp” Kinh nghiệm được thực hiện thông qua khảo sát 528 sinh viên năm ba và năm tư ngành Quản trị kinh doanh

(232 nam và 296 nữ) đến từ ba thành phố của Thổ Nhĩ Kỳ: Istanbul, Ankara và İzmir Lý thuyết hành vi dự định (Ajzen, 1991) được sử dụng để xây dựng mô hình nghiên cứu Kết quả nghiên cứu thể hiện các yếu tố trong mô hình đều có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, gồm thái độ đối với hành vi, nhận thức kiểm soát hành vi và quy chuẩn chủ quan[57]

1.1.2 Tổng quan nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của Võ Văn Hiền và Lê Hoàng Vân Trang (2020) với đề tài “

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Tiền Giang” nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Tiền Giang Nghiên cứu dựa trên lý thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991) kết hợp với các nghiên cứu liên quan để xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất gồm bảy nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp là : (1) đặc điểm tính cách, (2) giáo dục khởi nghiệp, (3) kinh nghiệm, (4) nhận thức kiểm soát hành vi, (5) quy chuẩn chủ quan, (6) nguồn vốn và (7) thái độ đối với hành vi Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có năm nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, sắp xếp theo mức độ ảnh hưởng giảm dần là:

(1) đặc điểm tính cách, (2) giáo dục khởi nghiệp, (3) kinh nghiệm, (4) nhận thức kiểm soát hành vi và (5) quy chuẩn chủ quan Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số hàm ý quản trị liên quan đến 5 nhân tố ảnh hưởng cũng được đưa ra nhằm nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viên nhà trường, đồng thời đề xuất hướng nghiên cứu cho tương lai Hạn chế của nghiên cứu là chỉ tập trung khảo sát sinh viên năm cuối mà bỏ qua sinh viên các năm khác nên mức độ đánh giá sẽ bớt đi sự khách quan[11] Đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp: trường hợp sinh viên khoa kinh tế và quản trị kinh doanh trường đại học Cần Thơ” của tác giả Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015) được thực hiện với mục đích xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp (KSDN) của sinh viên Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ Nghiên cứu dựa trên hành vi dự định của Ajzen (1991) kết hợp với các nghiên cứu liên quan để xây dựng mô hình nghiên cứu có 6 nhân tố: (1) Thái độ, (2) Quy chuẩn chủ quan, (3) Nhân thức kiểm soát hành vi, (4) Giáo dục và thời cơ khởi nghiệp, (5) Nguồn vốn, (6) Nhu cầu thành đạt Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 233 sinh viên kinh tế (năm nhất và năm hai) thông qua phương pháp chọn mẫu thuận tiện Thực hiện một nghiên cứu khám phá chúng tôi tìm thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên bao giảm dần từ cao xuống thấp gồm: (1) Thái độ và tự hiệu quả, (2) Giáo dục và thời cơ khởi nghiệp, (3) Nguồn vốn, (4) Quy chuẩn chủ quan và (5) Nhận thức kiểm soát hành vi Một vài hạn chế xuất hiện trong kết quả nghiên cứu là do hạn chế về thời gian và kinh phí nên nghiên cứu này chỉ tiến hành với cỡ mẫu thực tế là 233, các nghiên cứu trong tương lai có thể tăng số quan sát mẫu dựa vào tỷ lệ sinh viên các ngành kinh tế cũng như sinh viên năm 3 và năm 4 để có sự so sánh sự khác biệt với ý định khởi nghiệp của sinh viên năm 1 và năm 2 Thứ hai, trong số các nhân tố có ảnh hưởng đến ý định KSDN của sinh viên như đã được đề cập trong mô hình còn nhiều nhân tố khác chẳng hạn như các nhân tố thuộc về tính cách cá nhân có ảnh hưởng đến ý định KSDN mà đề tài chưa tập trung làm rõ[12]

Nghiên cứu của Phan Anh Tú và Trần Quốc Huy (2017) “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên trường đại học kỹ thuật công nghệ Cần Thơ” nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của 166 sinh viên trường Đại học Kỹ thuật-Công nghệ Cần Thơ Mở rộng lý thuyết hành vi kế hoạch (TPB) của Ajzen (1991) kết hợp với đặc điểm nhân khẩu học, tính cách, và giáo dục khởi nghiệp kinh doanh, kết quả nghiên cứu nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) cho thấy có 7 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến hành vi khởi nghiệp của sinh viên bao gồm (1) Đặc điểm tính cách; (2) Thái độ cá nhân;

(3) Nhận thức và thái độ; (4) Giáo dục khởi nghiệp; (5) Nhận thức điều khiển hành vi; (6) Quy chuẩn và thái độ; (7) Quy chuẩn chủ quan Kết quả nghiên cứu một mặt cung cấp thêm dữ liệu thực chứng mặt khác là đưa ra khuyến nghị cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu và các chuyên gia giáo dục Nghiên cứu này cũng có những hạn chế nhất định Do thời gian thực hiện nghiên cứu tương đối ngắn nên số lượng cỡ mẫu nghiên cứu chưa thực sự lớn, do vậy tính đại diện cho tổng thể còn hạn chế[19]

Nghiên cứu của Cao Thị Sen và cộng sự (2021) nhằm xác định “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường đại học Nam Cần Thơ.” Phương pháp thực hiện đề tài là định tính để xác định mô hình nghiên cứu và định lượng để xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định khởi nghiệp Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát trực tiếp bằng bảng câu hỏi với 310 sinh viên năm ba và năm tư của Khoa Kinh tế và Khoa Kiến trúc - Xây dựng và Môi trường Kết quả nghiên cứu mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) cho thấy có 05 nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên theo mức độ giảm dần là: (1) Đặc điểm tính cách; (2) Thái độ đối với hành vi khởi nghiệp; (3) Môi trường giáo dục; (4) Nhận thức kiểm soát hành vi và (5) Nguồn vốn Bên cạnh đó, kết quả cũng đã chỉ ra chuẩn chủ quan không có tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Hạn chế của bài nghiên cứu là chỉ khảo sát hai khoa của trường nên nghiên cứu sau này cần tăng số cỡ mẫu, khảo sát ở khoa khác hoặc nên tập trung khảo sát sinh viên một khoa[8]

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy An và các cộng sự (2022)“ Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Kiên Giang”được tiến hành với mục đích tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến Ý Định Khởi Nghiệp (YĐKN) của sinh viên tại trường Đại Học Kiên Giang (ĐHKG) Nghiên cứu dựa trên hành vi kế hoạch của Ajzen (1991) và các nghiên cứu liên quan để đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 7 nhân tố có tác động cùng chiều với ý định khởi nghiệp: Biến độc lập là: (1) Đặc điểm tính cách, (2) Thái độ đối với hành vi, (3) Nhận thức kiểm soát hành vi, (4) Ý kiến của người xung quanh, (5) Địa vị xã hội, biến trung gian là : Niềm đam mê tiếp cận và sử dụng mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để đo lường những yếu tố tác động đến YĐKN của sinh viên với biến trung gian là Niềm đam mê Qua kết quả của mô hình SEM cho thấy có 03 yếu tố ảnh hưởng đến Niềm đam mê đó là: Thái độ và tính cách, Ý kiến của người xung quanh và Môi trường khởi nghiệp Niềm đam mê cũng ảnh hưởng khá lớn đến biến phụ thuộc với mức độ tác động là 48.1% Hàm ý chính sách được đề xuất là

Cơ sở lý luận của khởi nghiệp và ý định khởi nghiêp

1.2.1 Khái niệm và vai trò của khởi nghiệp

Hiện nay tồn tại rất nhiều định nghĩa về khởi nghiệp

Khởi nghiệp hay khởi sự kinh doanh trong tiếng Anh là “Starting a business” Vì vậy hai từ có ý nghĩa, đặc điểm và vai trò mang nét tương đồng giống nhau

Theo Hisrich & Peters (2002), thuật ngữ “Khởi nghiệp” là một quá trình tạo nên một thứ mới, có giá trị bằng việc cống hiến thời gian và các nỗ lực cần thiết, gánh chịu các rủi ro đi kèm về tài chính, tinh thần, xã hội và kết quả là nhận những phần thưởng về tiền bạc, sự thỏa nguyện cá nhân và độc lập[9]

Theo Lương Thị Thu Hà (2020), từ trước tới nay có 2 cách tiếp cận khởi nghiệp:

Từ góc độ lựa chọn nghề nghiệp, khởi nghiệp (hay khởi sự kinh doanh) là tự tạo việc làm theo nghĩa trái với đi làm thuê, là tự làm chủ – tự mở doanh nghiệp

Từ góc độ tạo dựng doanh nghiệp mới, khởi nghiệp (hay khởi sự kinh doanh) là việc bắt đầu tạo lập một công việc kinh doanh mới bằng đầu tư vốn kinh doanh, hay mở cửa hàng kinh doanh Giữa khởi nghiệp góc độ tự tạo việc làm và theo góc độ tạo lập doanh nghiệp mới có sự khác biệt đôi chút Tự tạo việc làm nhấn mạnh tới khía cạnh làm chủ chính mình, không đi làm thuê cho ai cả trong khi khởi nghiệp theo góc độ thứ hai còn bao gồm cả những người thành lập doanh nghiệp mới để tận dụng cơ hội thị trường nhưng lại không quản lý mà thuê người khác quản lý nên anh ta vẫn có thể đi làm thuê cho doanh nghiệp khác[8]

Theo Đặng Thành Đạt (2021), tại Việt Nam sử dụng thuật ngữ “khởi nghiệp” tương đồng với khái niệm khởi sự kinh doanh Khởi nghiệp được hiểu là cá nhân có ý tưởng kinh doanh, muốn tự làm chủ và không phải đi làm thuê cho doanh nghiệp hay công ty nào đó; khi mình bắt đầu kinh doanh thì có thể gọi là khởi nghiệp Cá nhân sẽ là nhà sáng lập (Founder), người trực tiếp quản lý điều hành của doanh nghiệp hoặc cũng có thể là nhà quản lý doanh nghiệp với tư cách là đồng sáng lập (Co-Founder)[6]

Khởi nghiệp thường được hiểu là sự thành lập doanh nghiệp mới bởi một cá nhân Quá trình này khai sinh các doanh nghiệp vừa và nhỏ - động lực quan trọng trong sự phát triển của mọi nền kinh tế thị trường

Theo Koe và các cộng sự (2012), khởi nghiệp là bắt đầu thực hiện một công việc kinh doanh mới hay thành lập một doanh nghiệp mới, các ý tưởng kinh doanh mang tính sáng tạo,có thể nhận diện và tận dụng được các cơ hội để đạt được sự thỏa mãn trong việc kinh doanh Theo đó, một cá nhân hướng đến hình thành một hoạt động kinh doanh mới hoặc có ý định thành lập một doanh nghiệp mới được xem là có ý định khởi nghiệp[46]

Ries (2011) định nghĩa về khởi nghiệp là một tổ chức con người được thiết kế để tạo ra những dịch vụ mới trong các điều kiện cực kỳ không chắc chắn[2]

Theo định nghĩa của Baldridge và Curry (2021) thì các công ty khởi nghiệp là các công ty được thành lập để phát triển một sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo, đưa ra thị trường, làm cho nó trở nên hấp dẫn và không thể thay thế đối với khách hàng Bắt nguồn từ sự đổi mới, một công ty khởi nghiệp nhằm mục đích khắc phục những thiếu sót của các sản phẩm hiện có hoặc tạo ra các loại hàng hóa và dịch vụ hoàn toàn mới, phá vỡ cách suy nghĩ và cách kinh doanh cố hữu của toàn bộ ngành[34]

Khởi nghiệp là một thuật ngữ xuất hiện khá lâu trên thế giới Theo các nhà nghiên cứu, những doanh nhân có tinh thần khởi nghiệp thật sự phải là những con người mà bản thân họ có hoài bão vượt lên số phận, chấp nhận rủi ro với tinh thần đổi mới sáng tạo; đồng thời dũng cảm gánh chịu những tai họa nghiêm trọng về vật chất và tinh thần khi làm ăn thua ( Nguyễn Phương Mai và cộng sự, 2018)[14]

Tóm lại, trong nghiên cứu này, “Khởi nghiệp” được hiểu theo nghĩa lựa chọn nghề nghiệp, là tự làm chủ, tận dụng cơ hội thị trường tạo dựng một công việc kinh doanh mới của riêng mình

1.2.1.2 Vai trò của khởi nghiệp đối với nền tăng trưởng kinh tế

Tầm quan trọng của Khởi nghiệp kinh doanh trong tăng trưởng kinh tế và thay đổi công nghệ được tranh cãi qua nhiều thế kỷ trên các diễn đàn học thuật Sau chiến tranh thế giới thứ 2, các học giả cho rằng phát triển các doanh nghiệp quy mô lớn mới có lợi cho nền kinh tế quốc dân Lý do là các doanh nghiệp lớn có lợi thế hơn so với doanh nghiệp nhỏ vì các doanh nghiệp lớn mới có được tính kinh tế do quy mô, có năng lực cạnh tranh quốc tế và khả năng tồn tại trong cạnh tranh tốt hơn, các doanh nghiệp nhỏ mới thành lập không có được khả năng đó nên vai trò bị lu mờ

(1) Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu chứng minh rằng các doanh nghiệp nhỏ đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế và hoạt động Khởi sự kinh doanh trong nền kinh tế tạo động lực cho phát triển kinh tế xã hội của nhiều nền kinh tế trên thế giới Khởi nghiệp kinh doanh được coi như là biến thứ tư trong “lý thuyết mới về phát triển” được gọi là biến “vốn khởi sự – entrepreneurship capital” bên cạnh 3 biến truyền thống là vốn vật chất, nhân lực và tri thức Vốn Khởi nghiệp kinh doanh là khả năng của một nền kinh tế trong tạo ra các hoạt động Khởi nghiệp kinh doanh bao gồm nhiều nhân tố từ luật pháp, thể chế tới xã hội Vốn Khởi nghiệp kinh doanh gia tăng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Theo Carree và Thurik (2003), hoạt động Khởi nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế tạo động lực cho phát triển kinh tế xã hội, những nơi có tỷ lệ thành lập doanh nghiệp cao thường có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao” Khởi nghiệp kinh doanh góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững trên 3 phương diện: tăng cường đổi mới và chuyển giao tri thức, tăng cạnh tranh và tăng cường mức độ đa dạng hóa trong ngành và trong doanh nghiệp

(2) Khởi nghiệp kinh doanh thúc đẩy quá trình truyền bá, khai thác, phát triển các tri thức mới đặc biệt ở loại hình Khởi nghiệp kinh doanh tận dụng cơ hội Nghiên cứu của Audretsch (2004) khẳng định rằng: tri thức mới có mối quan hệ dương với phát triển kinh tế vùng và tri thức mới có tác động gián tiếp tới phát triển kinh tế vùng thông qua các hoạt động tạo lập doanh nghiệp mới Thành lập doanh nghiệp mới là cơ sở cho gia tăng việc khai thác, vận dụng các tri thức mới một cách hiệu quả hơn Lý thuyết về truyền bá tri thức qua Khởi nghiệp kinh doanh cũng cho rằng, tri thức mới là kết quả của các hoạt động đầu tư đổi mới của một tổ chức, doanh nghiệp đang hoạt động

(3) Việc gia nhập mới của các doanh nghiệp trong ngành làm gia tăng sự cạnh tranh Cạnh tranh gia tăng sẽ đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn do các doanh nghiệp mới chịu sức ép phải tạo ra các ý tưởng, sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu riêng biệt của một nhóm khách hàng hoặc thị trường ngách Các thị trường mới mang tính chuyên biệt được hình thành lại tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp mới gia nhập Do vậy có tác động cải thiện sự phát triển của vùng và thúc đẩy tự do thương mại

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp

Trong phạm vi nghiên cứu này, TPB là căn cứ để hình thành nên khung nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu TPB (Ajzen, 1991), được phát triển từ lý thuyết hành động hợp lý (Fishbein và Ajzen, 1975), giả định rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các xu hướng hành vi để thực hiện hành vi đó Cũng theo nghiên cứu của Ajzen, xu hướng hành vi là một hàm của ba yếu tố là thái độ đối với hành vi; quy chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi 1.3.1 Thái độ đối với hành vi (Attitude towards the behavior – TD)

Ajzen (1991) định nghĩa thái độ đối với hành vi là nhận thức về nhu cầu cá nhân đối với việc thực hiện hành vi Đây cũng là mức độ mà cá nhân đánh giá hành vi được thực hiện có lợi hay không có lợi Trong nghiên cứu này, hành vi được đề cập là hành vi khởi nghiệp[27]

Fishbein và Ajzen (1975) đã định nghĩa thái độ là sự đánh giá tích cực hoặc tiêu cực của một người về một hành vi cụ thể[28]

Hoyer và cộng sự (2012) cũng coi thái độ là sự đánh giá tích cực hoặc tiêu cực về một đối tượng, hành động, vấn đề hoặc con người[20]

Autio và các cộng sự (2001) khi nghiên cứu về ý định khởi nghiệp của sinh viên tại một số trường đại học ở các nước Bắc Âu và Mỹ đã kết luận rằng thái độ đối với hành vi là yếu tố có tầm ảnh hưởng tích cực quan trọng thứ hai đối với ý định khởi nghiệp[32]

Tương tự, nghiên cứu của Lüthje và Franke (2003) cũng cho rằng thái độ đối với hành vi có ảnh hưởng tích cực và mạnh mẽ lên ý định khởi nghiệp của sinh viên[11]

Cũn kết quả nghiờn cứu của Liủỏn và Chen (2009) tại Tõy Ban Nha và Đài Loan thể hiện sự tác động của thái độ đối với hành vi lên ý định khởi nghiệp là một sự tác động cùng chiều, trong đó, thái độ của sinh viên tại Tây Ban Nha có mức độ ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định khởi nghiệp[11]

Không những thế, Pedrini và cộng sự (2017) cho thấy ý định khởi nghiệp cũng chịu tác động rất đáng kể từ thái độ khởi nghiệp của các cá nhân, là nền tảng trong việc gia tăng ý định khởi nghiệp của các cá nhân[4]

Tóm lại, trong nghiên cứu này “Thái độ đối với hành vi khởi nghiệp” được hiểu là đối với hành vi khởi nghiệp cá nhân bạn sinh viên đánh giá có lợi hay không có lợi

1.3.2 Quy chuẩn chủ quan ( Subjective norms - CQ)

Hiện nay tồn tại rất nhiều định nghĩa về Quy chuẩn chủ quan

Quy chuẩn chủ quan được định nghĩa là các áp lực xã hội đến từ gia đình, bạn bè, người thân hay những người quan trọng đối với cá nhân, áp lực này có thể là sự kỳ vọng, ủng hộ hoặc không ủng hộ thực hiện hành vi khởi nghiệp, từ đó dẫn đến việc cá nhân sẽ quyết định thực hiện hoặc không thực hiện hành vi sau này (Ajzen, 1991)[27]

Ajzen và Fishbein (1975) tuyên bố rằng, chuẩn chủ quan là áp lực xã hội khuyến khích một người tham gia vào một hành vi cụ thể[28]

Chuẩn chủ quan là thước đo áp lực của nhóm xã hội mà cá nhân đó phải tính đến trước khi đưa ra quyết định hành vi (Venkatesh & Davis, 2000)[20]

Bird (1988) kết luận một cá nhân sẽ lựa chọn thực hiện hành vi theo cách mà họ cảm nhận rằng những người khác trong xã hội mong chờ họ[35]

Chuẩn chủ quan là “nhận thức của con người về áp lực xã hội trong việc thực hiện hay không thực hiện một hành vi” Khi một con người thực hiện một hành vi cụ thể, họ sẽ nhận thức sự khen chê, phán xét của xã hội hay người thân đối với hành vi đó Chính những áp lực này tác động ngăn trở hay thúc đẩy bản thân họ thực hiện hành vi (Ngô Thị Quỳnh Thi và các cộng sự, 2022)[20]

Nghiên cứu của Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2020) hay nghiên cứu của Võ Văn Hiền, LươngThị Thu Thảo (2021) và Lê Hoàng Vân Trang (2021) đều thể hiện sự tác động tích cực của quy chuẩn chủ quan đến ý định khởi nghiệp, mặc dù mức độ ảnh hưởng không mạnh mẽ nhất

Trong phạm vi của nghiên cứu này, “Quy chuẩn chủ quan” được hiểu là ảnh hưởng của gia đình, thầy cô giáo, bạn bè và mọi người xung quanh Đặc biệt

Việt Nam là một quốc gia châu Á mà người dân được biết đến là có tâm lý đám đông cao Các ý kiến của những người xung quanh có ảnh hưởng nhất định đến ý định hành động của các cá nhân Với ảnh hưởng của truyền thống Nho giáo như tại Việt Nam và với đặc điểm về văn hóa tổ chức, văn hóa gia đình, các cá nhân thường xem xét ý kiến của người xung quanh trước khi hành động (Châu Thị Ngọc Thùy, 2020)[24]

1.3.3 Nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived Behavior Control - NTKS)

Theo Ajzen (1991), nhận thức kiểm soát hành vi được định nghĩa là quan niệm của cá nhân về sự dễ dàng hoặc khó khăn trong việc thực hiện hành vi, có liên quan đến những kinh nghiệm trong quá khứ cũng như dự đoán những trở ngại trong tương lai[27]

Trong một bài phân tích tổng hợp của 185 nghiên cứu thực nghiệm,

Armitage và Conner (2001) đã kết luận, nhận thức kiểm soát hành vi trong lý thuyết hành vi dự định rất có hiệu quả đối với việc thúc đẩy cả về ý định lẫn hành vi khởi nghiệp của cá nhân[31]

Averill (1973) đã định nghĩa nhận thức kiểm soát hành vi là phản ứng của cá nhân đối với một sự kiện hoặc yếu tố đe dọa việc thực hiện thành công hành động dự định[33]

Fishbein và Ajzen (1975) cho rằng, nhận thức kiểm soát hành vi là khó khăn do cá nhân nhận thức được trong khi thực hiện một hành vi cụ thể[28]

Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu:

Hình 1.3 Mô hình nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại Viện Quản trị Kinh doanh – Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội”

(Nguồn: Tác giả đề xuất, 2023)

Giả thuyết H1: Thái độ đối với hành vi có tác động cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên

Giả thuyết H2: Quy chuẩn chủ quan có tác động cùng chiều đến định khởi nghiệp của sinh viên

Giả thuyết H3: Nhận thức kiểm soát hành vi có tác động cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên

Giả thuyết H4: Giáo dục khởi nghiệp có tác động cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên

Giả thuyết H5: Đặc điểm tính cách có tác động cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên

Giả thuyết H6: Nguồn vốn có tác động cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên

Giả thuyết H7: Kinh nghiệm có tác động cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên

Trong chương 1, tác giả đã trình bày tình hình nghiên cứu về ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên và cơ sở lý luận về khởi nghiệp kinh doanh và ý định khởi nghiệp kinh doanh

Từ đó giúp nắm bắt được nền tảng nghiên cứu và có những phân tích mới từ những bài viết trên Qua việc tham khảo các tài liệu có liên quan, tác giả đã đưa ra một số khái niệm cơ bản về ý định khởi nghiệp, Bên cạnh đó, tác giả đã phân tích các mô hình nghiên cứu về ý định khởi nghiệp, từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu về ý định khởi nghiệp kinh doanh gồm 7 yếu tố: (1)Thái độ đối với hành vi, (2)Quy chuẩn chủ quan, (3)Nhận thức kiểm soát hành vi, (4)Đặc điểm tính cách, (5)Nguồn vốn, (6)Giáo dục khởi nghiệp và (7)Kinh nghiệm làm cơ sở để triển khai các bước tiếp theo của bài nghiên cứu.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Dưới đây là mô hình nghiên cứu đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại Viện Quản trị Kinh doanh – Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội”

Hình 2.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả đề xuất, 2023)

2.2.1 Nghiên cứu định tính và định lượng

Phương pháp định lượng tiến hành đo lường sự tác động của các yếu tố thu được sau nghiên cứu định tính ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Viện Quản trị Kinh doanh – Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Nghiên cứu thực hiện thống kê mô tả, sự dụng công cụ Cronback’s Anpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy tuyến tính, đồng thời đối chiếu với các nghiên cứu trước để bàn luận về kết quả khảo sát và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy việc khởi nghiệp của sinh viên Viện Quản trị kinh doanh – Trường Đại

Thu thập và xử lý dữ liệu

Tham khảo ý kiến giáo viên hướng dẫn

Kết luận và các giải pháp Kết quả nghiên cứu

Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu bài đi trước Đề xuất mô hình nghiên cứu

Xác định vấn đề nghiên cứu

Xây dựng thang đo chính thức học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

2.2.1.2 Nghiên cứu định tính Đầu tiên, tác giả tổng quan các nghiên cứu liên quan đến khởi nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đã được thực hiện trên thế giới và Việt Nam, sau đó đánh giá và chỉ ra khoảng trống của các nghiên cứu này Kết quả thu được của phương pháp định tính sẽ giúp xác định các biến độc lập của mô hình, từ đó xem xét sự phù hợp và thực hiện những điều chỉnh cần thiết

Thứ hai, tác giả khảo sát thử 10 sinh viên Viện Quản trị Kinh doanh – Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội để xem xét điều chỉnh bộ câu hỏi Kết quả thu về là có sự điều chỉnh câu hỏi khảo sát “Thu nhập hàng tháng của bạn là bao nhiêu?” Phần lớn các bạn hiểu nhầm thu nhập là tiền đi làm, vì vậy nhiều bạn có trả lời là “Không có” Tác giả đã thay đổi thông tin của câu hỏi này là thu nhập bao gồm hỗ trợ tài chính của gia đình

2.2.2 Mẫu khảo sát Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện Lý do tác giả lựa chọn phương pháp chọn mẫu này vì phương pháp này ít gây ra những tốn kém về thời gian, chi phí để thu thập thông tin

Mẫu được chọn chính là sinh viên học tại Viện Quản trị Kinh doanh – Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Độ tin cậy của thông tin phụ thuộc vào kích thước mẫu được chọn Mẫu càng lớn thì độ chính xác của kết quả nghiên cứu càng cao, tuy nhiên khi tăng kích thước mẫu thì lại đòi hỏi về thời gian, nguồn lực, chi phí lớn và ngược lại Đối với đề tài nghiên cứu này, do giới hạn về thời gian, tài chính cũng như nguồn lực nên kích thước mẫu sẽ được xác định ở mức lớn hơn mức tối thiểu cần thiết và vẫn đáp ứng được các yêu cầu của bài nghiên cứu

Có nhiều quan điểm khác nhau về việc lựa chọn kích thước mẫu bao nhiêu là đủ lớn để đảm bảo độ tin cậy khi xử lý: Theo Hair và cộng sự (2014), kích thước mẫu tối thiểu để sử dụng EFA là 50, tốt hơn là từ 100 trở lên Tỷ lệ quan sát trên một biến phân tích là 5:1 hoặc 10:1 Đề tài nghiên cứu này có 42 biến quan sát, như vậy theo tiêu chí này kích thước mẫu tối thiểu cần là: 210 mẫu Đối với kích thước mẫu tối thiểu cho phân tích hồi quy, Green (1991) đưa ra hai trường hợp: Trường hợp 1 - Nếu mục đích của phép hồi quy chỉ đánh giá mức độ phù hợp tổng quát của mô hình như R 2 , kiểm định F,…thì cỡ mẫu tối thiểu là 50+8*m (m là số lượng biến độc lập) Trường hợp 2- Nếu mục đích muốn đánh giá các yếu tố của từng biến độc lập như kiểm định t, hệ số hồi quy,…thì cỡ mẫu tối thiểu nên là 104+m (m là số lượng biến độc lập) Dựa vào mục đích của bài nghiên cứu, kích thước mẫu tối thiểu dựa theo tiêu chí này là: 104 + 426 (mẫu)

Tổng hợp những điều kiện trên, đề tài nghiên cứu sẽ chọn kích thước mẫu tối thiểu là N>= Max (146;210)= 210

Do vậy, kích thước mẫu khảo sát dự kiến tác giả mong muốn là 241 người 2.2.3 Cách thu thập dữ liệu

2.2.3.1 Xây dựng phiếu điều tra bảng hỏi

Tác giả xây dựng Phiếu khảo sát với nội dung gồm 02 phần như sau:

Phần 1: Thông tin chung liên quan đến các yếu tố về năm học, giới tính, kết quả học tập, kinh nghiệm kinh doanh

Phần 2: Thông tin liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên bao gồm 42 câu hỏi tương ứng với 42 biến quan sát

Tác giả tiến hành điều tra, khảo sát để lấy số liệu như sau:

Về số lượng, thành phần khảo sát: Chọn mẫu thuận tiện đối với sinh viên từ năm nhất đến năm cuối của Viện Quản trị Kinh doanh – Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

Thời gian tiến hành: từ ngày 5 tháng 4 năm 2023 đến ngày 10 tháng 4 năm

Cách thức tiến hành: Gửi Phiếu điều tra khảo sát qua Google form.

Thiết kế thang đo nghiên cứu

Các biến quan sát sử dụng cho các khái niệm này sẽ được đo bằng thang đo Likert với 5 mức độ: (1) Hoàn toàn không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Bình thường; (4) Đồng ý; (5) Hoàn toàn đồng ý

2.3.2 Thiết kế thang đo nghiên cứu

2.3.2.1 Thang đo Thái độ với hành vi khởi nghiệp (Attitude towards the behavior

Thái độ với hành vi khởi nghiệp được định nghĩa là đối với các sinh viên hành vi khởi nghiệp có lợi hay không có lợi Dựa vào phân tích các biến quan sát đo lường khái niệm “ Thái độ với hành vi khởi nghiệp” trong nghiên cứu của Võ Văn Hiền và Lê Hoàng Vân Trang (2021) “ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Đại học Tiền Giang”, tác giả đưa ra các biến quan sát bao gồm: (1) Việc trở thành chủ doanh nghiệp đối với tôi có lợi hơn bất lợi; (2) Chủ doanh nghiệp là một nghề rất hấp dẫn đối với tôi; (3) Tôi rất hài lòng khi làm chủ doanh nghiệp; (4) Trong số các lựa chọn công việc khác nhau tôi thích kinh doanh

Bảng 2.1 Bảng thang đo Thái độ với hành vi khởi nghiệp (TD)

TD1 Việc trở thành chủ doanh nghiệp đối với tôi có lợi hơn bất lợi

TD2 Chủ doanh nghiệp là một nghề rất hấp dẫn với tôi

TD3 Tôi rất hài lòng khi làm chủ doanh nghiệp

TD4 Trong số các lựa chọn công việc khác nhau tôi thích kinh doanh

2.3.2.2 Thang đo Quy chuẩn chủ quan (Perspnality traits - CQ)

Quy chuẩn chủ quan thể hiện mức độ mà người sử dụng nhận thức rằng những người xung quanh tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Viện Quản trị Kinh doanh - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng các thang đo trong nghiên cứu của Võ Văn Hiền và Lê Hoàng Vân Trang (2021) “ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Đại học Tiền Giang”, tác giả đưa ra các biến quan sát tham bao gồm: (1)Gia đình luôn ủng hộ công việc của tôi; (2)Bạn bè luôn ủng hộ công việc của tôi; (3) Những người quan trọng khác đối với tôi luôn ủng hộ công việc; (4) Tôi biết nhiều doanh nhân thành công; (5) Tôi rất ngưỡng mộ những doanh nhân thành công; (6) Tôi thường nghiên cứu những doanh nhân thành công

Bảng 2.2 Bảng thang đo Quy chuẩn chủ quan (CQ)

CQ1 Gia đình luôn ủng hộ công việc của tôi

CQ2 Bạn bè luôn ủng hộ công việc của tôi

CQ3 Những người quan trọng khác đối với tôi luôn ủng hộ công việc

CQ4 Tôi biết nhiều doanh nhân thành công

CQ5 Tôi rất ngưỡng mộ những doanh nhân thành công

CQ6 Tôi thường nghiên cứu những doanh nhân thành công

2.3.2.3 Thang đo Nhận thức và kiểm soát hành vi (Perceived Behavior Control -

Nhận thức và kiểm soát hành vi đề cập quan niệm của cá nhân về sự dễ dàng hoặc khó khăn trong việc thực hiện hành vi, có liên quan đến những kinh nghiệm trong quá khứ cũng như dự đoán những trở ngại trong tương lai Dựa theo nghiên cứu của Võ Văn Hiền và Lê Hoàng Vân Trang (2021) “ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Đại học Tiền Giang” và đề xuất của tác giả sử dụng các biến quan sát đo lường khái niệm “Nhận thức và kiểm soát hành vi” bao gồm: (1)Tôi nhận thấy thật dễ dàng để bắt đầu kinh doanh;

(2)Tôi biết cụ thể những việc cần làm để tiến hành kinh doanh; (3)Tôi biết cách để phát triển một dự án kinh doanh; (4) Tôi có thể kiểm soát được quá trình hoạt động của một doanh nghiệp mới; (5) Nếu tôi cố gắng tôi sẽ thành công trong việc kinh doanh

Bảng 2.3 Bảng thang đo Nhận thức và kiểm soát hành vi (KS)

KS1 Tôi nhận thấy thật dễ dàng để bắt đầu kinh doanh

KS2 Tôi biết cụ thể những việc cần làm để tiến hành kinh doanh KS3 Tôi biết cách để phát triển một dự án kinh doanh

KS4 Tôi có thể kiểm soát được quá trình hoạt động của một doanh nghiệp mới

KS5 Nếu tôi cố gắng tôi sẽ thành công trong việc kinh doanh 2.3.2.4 Thang đo Đặc điểm tính cách (Perspnality traits - TC) Đặc điểm tính cách đề cập đến sự khác biệt của hành vi trong những tình huống tương tự nhau Dựa theo nghiên cứu của Võ Văn Hiền và Lê Hoàng Vân

Trang (2021) “ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Đại học Tiền Giang”, tác giả đưa ra các biến quan sát đo lường khái niệm “Đặc điểm tính cách” bao gồm: (1)Tôi là người dám đối mặt với trở ngại;

(2)Tôi là người dám vượt qua mọi trở ngại; (3)Tôi là người rất giỏi trong việc xác định cơ hội; (4)Tôi là người thích được thử thách với những nhiệm vụ khó khăn; (5) Tôi là người dám chấp nhận rủi ro; (6) Tôi là người có tính sáng tạo; (7)

Tôi là người thích tự lập

Bảng 2.4 Bảng thang đo Đặc điểm tính cách (TC)

TC1 Tôi là người dám đối mặt với trở ngại

TC2 Tôi là người dám vượt qua mọi trở ngại

TC3 Tôi là người rất giỏi trong việc xác định các cơ hội

TC4 Tôi là người thích được thử thách với những nhiệm vụ khó khăn

TC5 Tôi là người dám chấp nhận rủi ro

TC6 Tôi là người có tính sáng tạo

TC7 Tôi là người thích tự lập

2.3.2.5 Thang đo Nguồn vốn (Capital – NV)

Các nguồn vốn được hiểu là tiền được sử dụng cho hoạt động khởi nghiệp

Nguồn vốn có thể đến từ sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè, từ sự vay mượn, từ sự tiết kiệm của cá nhân hoặc các nguồn hỗ trợ khác Thông qua phân tích nghiên cứu của Võ Văn Hiền và Lê Hoàng Vân Trang (2021) “ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Đại học Tiền Giang”, tác giả đưa ra các biến quan sát sau để đo lường “Nguồn vốn” khi khởi nghiệp của sinh viên Viện Quản trị Kinh doanh - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội:

(1) Tôi có thể vay, mượn tiền từ gia đình và bạn bè; (2) Tôi có thể vay từ các tổ chức tài chính (như ngân hàng, quỹ tín dụng); (3) Tôi có thể tích lũy vốn từ việc làm thêm hoặc tiết kiệm; (4) Địa phương của tôi có các chính sách hỗ trợ cho thanh niên; (5) Tôi dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn

Bảng 2.5 Bảng thang đo Nguồn vốn (NV)

NV1 Tôi có thể vay, mượn tiền từ gia đình và bạn bè

NV2 Tôi có thể vay từ các tổ chức tài chính (như ngân hàng, quỹ tín dụng)

NV3 Tôi có thể tích lũy vốn từ việc làm thêm hoặc tiết kiệm NV4 Địa phương của tôi có các chính sách hỗ trợ cho thanh niên NV5 Tôi dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn

2.3.2.6 Thang đo Giáo dục khởi nghiệp (Entrepreneurship Education - GD)

Giáo dục khởi nghiệp được hiểu là giáo dục, bồi dưỡng nâng cao năng lực, kĩ năng, kiến thức liên quan đến khởi nghiệp Thông qua phân tích nghiên cứu của

Võ Văn Hiền và Lê Hoàng Vân Trang (2021), tác giả đưa ra các biến quan sát sau để đo lường “Giáo dục khởi nghiệp”: (1) Tại trường đại học, tôi được cung cấp những kiến thức cần thiết về kinh doanh; (2) Tại trường đại học, tôi được cung cấp những kỹ năng cần thiết về kinh doanh; (3) Tại trường đại học, tôi được cung cấp những kỹ năng cần thiết về kinh doanh; (4) Tại trường đại học tôi được khuyến khích phát triển những ý tưởng kinh doanh sáng tạo; (5) Môn “Khởi sự kinh doanh” được đưa vào chương trình đào tạo của trường; (6) Tôi thường tự học để có kiến thức kinh doanh

Bảng 2.6 Bảng thang đo Giáo dục khởi nghiệp (GD)

GD1 Tại trường đại học, tôi được cung cấp những kiến thức cần thiết về kinh doanh

GD2 Tại trường đại học, tôi được cung cấp những kỹ năng cần thiết về kinh doanh

GD3 Tại trường đại học, tôi có cơ hội đi quan sát cách hoạt động của doanh nghiệp

GD4 Tại trường đại học tôi được khuyến khích phát triển những ý tưởng kinh doanh sáng tạo

GD5 Môn “Khởi sự kinh doanh” được đưa vào chương trình đào tạo của trường

GD6 Tôi thường tự học để có kiến thức kinh doanh

2.3.2.7 Thang đo Kinh nghiệm (Experience - KN)

Kinh nghiệm là những trải nghiệm trong việc làm của sinh viên trong kinh doanh Thông qua nghiên cứu của Võ Văn Hiền và Lê Hoàng Vân Trang (2021)

“ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học Tiền Giang”, tác giả đề xuất các biến quan sát sau để đo lường “Kinh nghiệm”:

(1) Tôi đã từng làm công việc liên quan đến kinh doanh; (2) Tôi đã từng tham gia công tác quản lý (cán bộ lớp, cá bộ Đoàn); (3) Tôi đã từng là thành viên của câu lạc bộ kinh doanh của trong hoặc ngoài nhà trường; (4) Tôi đã từng tham gia các hoạt động ngoại khóa của doanh nghiệp; (5) Tôi đã từng tham gia các buổi hội thảo về kinh doanh

Bảng 2.7 Bảng thang đo Kinh nghiệm (KN)

KN1 Tôi đã từng làm công việc liên quan đến kinh doanh

KN2 Tôi đã từng tham gia công tác quản lý ( cán bộ lớp, cá bộ Đoàn )

KN3 Tôi đã từng là thành viên của câu lạc bộ kinh doanh của trong hoặc ngoài nhà trường

KN4 Tôi đã từng tham gia các hoạt động ngoại khóa của doanh nghiệp

KN5 Tôi đã từng tham gia các buổi hội thảo về kinh doanh

Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

2.4.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên trong đoạn [0;1] Về lý thuyết, hệ số này càng cao thì độ tin cậy càng cao Tuy nhiên khi hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn (khoảng từ 0.95 trở lên) cho thấy có nhiều biến trong thang đo không có sự khác biệt, hay còn gọi là trùng lặp thang đo (Nguyễn Đình Thọ, 2012)[21]

Theo Hoàng Trọng, Chu Mộng Ngọc (2008): Thang đo lường sử dụng tốt biến thiên trong khoảng [0.7;0.8] Nếu thang đo có Cronbach’s alpha ≥0.6 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt tin cậy[25]

Ngoài ra, các biến đo lường dùng để đo lường một khái niệm nghiên cứu thì chúng phải có tương quan chặt chẽ với nhau, do đó cần xem xét đến hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item- Total Correlation) ≥ 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu (Nunnally, J., 1978)

Do đó, để thang đo đạt được độ tin cậy, yêu cầu về hệ số Cronbach’s alpha trong bài nghiên cứu này phải đáp ứng đồng thời:

✔ Cronbach’s alpha ≥ 0.6: Thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy

✔ Hệ số tương quan biến tổng (hiệu chỉnh) ≥ 0.3

2.4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi loại các biến không đảm bảo độ tin cậy, các biến giữ lại sẽ được xem xét tính phù hợp thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA Phân tích nhân tố khám phá EFA dùng để đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo

Khi thang đo đạt độ tin cậy, các biến quan sát sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA thỏa mãn các yêu cầu sau:

✔ Hệ số KMO (Kaiser- Meyer- Olkin) ≥ 0.5 với mức ý nghĩa của kiểm định

✔ Hệ số tải nhân tố (Factor loading) ≥ 0.5

✔ Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50% và hệ số

✔ Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố phải lớn hơn 0.3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố

2.4.3 Phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính

Phân tích tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính nhằm kiểm định mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc của mô hình nghiên cứu

Phân tích tương quan: Trước khi tiến hành thực hiện phân tích hồi quy nên xem xét mối tương quan tuyến tính giữa tất cả các biến Nếu thang đo đạt yêu cầu sẽ được sử dụng trong phân tích tương quan Pearson Phân tích tương quan Pearson - kiểm định 2 chiều được thực hiện giữa biến độc lập và biến phụ thuộc nhằm khẳng định mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập

Từ đó nhằm phát hiện những mối tương quan chặt chẽ giữa chúng hay giữa các biến độc lập với nhau mà mối tương quan chặt chẽ này có thể gây ra hiện tượng đa cộng biến Giá trị tuyệt đối của Pearson càng gần 1 thì hai biến này có mối tương quan tuyến tính càng chặt chẽ (Hoàng Trọng và Chu Mộng Ngọc, 2008)[24]

Sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để phân tích mối liên hệ hay phụ thuộc của biến Y (biến phụ thuộc) vào một hay nhiều biến khác Xi (biến độc lập)

Mô hình hồi quy k biến như sau: Yi = β0 + β1X1 + β2X2 +…+ βiXi +…+ ui Trong đó:

● Yi: là giá trị ước lượng cho giá trị của biến Y tại quan sát thứ i

● Xi: là giá trị của biến X tại quan sát thứ i

● βi (i≥1): Hệ số góc Để kiểm định ý nghĩa thống kê giả thiết: H0: β1 = β2= …= βk = 0

H1: Tất cả các hệ số góc không đồng thời bằng 0

Nếu F > Fa (k-1; n-k) ta sẽ bác bỏ H0 và chấp nhận H1 và ngược lại Trong đó Fa (k-1; n-k) là giá trị tới hạn của F tại mức ý nghĩa a và (k-1)của bậc tự do tử số và (n-k) bậc tự do mẫu số

Trong phân tích hồi quy tuyến tính, để kết quả quan sát được trong mẫu suy rộng cho tổng thể có ý nghĩa thì cần xem xét một số tiêu chuẩn cần thiết bao gồm:

✔ Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy bằng mức ý nghĩa (Sig) Nếu mức ý nghĩa < 0.05 nghĩa là kiểm định hồi quy là phù hợp Ngoài ra, đề tài cũng xem xét hệ số xác định hiệu chỉnh (R 2 hiệu chỉnh) Đây là hệ số đo lường tỷ lệ phần trăm biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi biến độc lập có tính đến cỡ mẫu và số biến độc lập trong mô hình hồi quy bội R 2 hiệu chỉnh càng gần 1 thì mô hình xây dựng càng phù hợp, R 2 hiệu chỉnh càng gần 0 thì mô hình càng kém phù hợp với tập dữ liệu mẫu

✔ Độ lớn của phần dư (sai số) cần được chuẩn hóa, các phần dư chuẩn hóa có trung bình bằng 0 và độ lệch chuẩn bằng 1

✔ Tính độc lập của phần dư (không có tương quan giữa các phần dư): đại lượng thống kê Durbin- Watson (d) được dùng để kiểm định tương quan của các phần dư kề nhau (tương quan chuỗi bậc nhất) Đại lượng d gần bằng 2 thì các phần dư không có tương quan với nhau

✔ Hiện tượng đa cộng tuyến: Để xem xét các biến độc lập có tương quan hoàn toàn với nhau không thông qua hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) Thông thường, nếu VIF của một biến độc lập nào đó lớn hơn 10 thì biến này hầu như không có giá trị giải thích biến thiên của biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy bội (Nguyễn Đình Thọ, 2012)[21]

Trong chương 2, tác giả đã trình bày về quy trình, phương pháp nghiên cứu và xây dựng thang đo chính thức được sử dụng để thu thập và phân tích thông tin bằng phát Phiếu điều tra khảo sát qua Google form, đã thu thập được số lượng mẫu là 241 quan sát

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tổng quan về Viện Quản trị Kinh doanh - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

3.1.1 Giới thiệu Trường Đại học Kinh tế

Trường Đại học Kinh tế ( tên giao dịch tiếng Anh: University of Economics and Business Vietnam National University, Hanoi) được thành lập theo Quyết định số 290/QĐ-TTg ngày 6/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ Trường đã trải qua nhiều giai đoạn chuyển đổi lịch sử và có khởi nguyên từ Khoa Kinh tế Chính trị thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội từ năm 1974

Trường Đại học Kinh tế tự hào khi là đơn vị đóng góp chính, chủ lực, tiên phong, dẫn đầu khẳng định vị thế của ĐHQGHN trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh Theo Tạp chí Giáo dục Việt Nam (2022), Theo đó, Đại học Quốc gia Hà Nội là đại học công lập đầu tiên của Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng THE lĩnh vực Kinh doanh và Kinh tế (Business and Economics) Đây cũng là lĩnh vực do Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) quản lý và đào tạo

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội gồm 6 đơn vị đào tạo: Khoa Kinh tế Chính trị, Viện Quản trị Kinh doanh, Khoa Tài chính Ngân hàng, Khoa Kế toán – Ngân hàng, Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế

3.1.2 Giới thiệu Viện Quản trị Kinh doanh (SBA)

Là 1 thành viên trong Trường Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, với triết lý giáo dục góp phần “xây dựng một nước Việt Nam có thể bước lên đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu” thông qua cung cấp nguồn nhân lực doanh nhân và lãnh đạo có tư duy hiện đại và hành động hiệu quả, Viện Quản trị Kinh doanh (SBA) xác định sứ mệnh đem đến cho người học một môi trường học tập đa dạng, thực tiễn; tiếp cận và trang bị kiến thức, kinh nghiệm, bí quyết thành công trong lĩnh vực kinh doanh

Ngoài nhiệm vụ chính là đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp cho xã hội,

SBA còn cung cấp dịch vụ tư vấn chất lượng cao cũng như chuyển giao các tư tưởng mới về quản trị doanh nghiệp Đồng thời đẩy mạnh nhiều hướng nghiên cứu, trong đó hướng chính là các mô hình phát triển kinh doanh bền vững của doanh nghiệp tại Việt Nam.

Thống kê mô tả mẫu khảo sát

3.2.1 Thống kê mô tả về thông tin cá nhân

Khảo sát thu về 241 mẫu, tuy nhiên sau khi loại đi 6 mẫu khảo sát lỗi do đối tượng để trống một số ô nào đó, thu về 235 mẫu đạt yêu cầu thì tiến hành đóng link khảo sát Dưới đây là bảng thống kê mô tả thông tin cá nhân của 235 sinh viên được đưa vào nghiên cứu:

Bảng 3.1: Thống kê mô tả mẫu khảo sát

Nội dung Chi tiết Tần số Tần suất

Nội dung Chi tiết Tần số Tần suất

(Nguồn: Xử lý số liệu từ phần mềm SPSS)

Kết quả phân tích thống kê mô tả cho thấy các đặc điểm sau của mẫu nghiên cứu:

Về năm học của sinh viên: Trong 235 mẫu khảo sát thu về thì đa phần là nhóm sinh viên năm 3 có 67 người chiếm 28,5%, tiếp theo đó là nhóm sinh viên năm 2 và năm 4 đều chiếm tỉ lệ 26,4% trên tổng mẫu khảo sát Cuối cùng là nhóm sinh viên năm nhất chiếm 18,7%

Về giới tính: Tỷ lệ giới tính trong mẫu nghiên cứu khá chênh lệch với tỷ lệ sinh viên nữ là 52,8% chiếm hơn nửa tổng số mẫu khảo sát, tỷ lệ sinh viên nam là 45,1% và tỷ lệ giới tính không muốn nêu cụ thể chiếm 2,1%

Về thu nhập: Trong số mẫu nghiên cứu thu thập được, phần lớn nhóm sinh viên có thu nhập từ 5 - dưới 10 triệu là nhóm sinh viên phổ biến (28,5%), sau đó tới nhóm sinh viên có thu nhập trên 10 triệu chiếm (26,4%); tiếp đó là nhóm sinh viên có thu nhập từ 3 – dưới 5 triệu chiếm 26,4% và thu nhập dưới 3 triệu chiếm 18,7%

Về kết quả học tập: Trong 235 mẫu khảo sát thì kết quả học tập chiếm đa số là nhóm sinh viên xếp loại khá chiếm 53,6%; tiếp theo đó là nhóm sinh viên xếp loại giỏi chiếm 41,7%; sinh viên xuất sắc có 10 người chiếm 4,3% và chỉ có

1 sinh viên xếp loại khá chiếm 0,4%

3.2.2 Thống kê mô tả về thông tin khởi nghiệp

Biểu đồ 3.1: Đã từng hợp tác buôn bán

Từ biểu đồ trên cho thấy, Trong 235 mẫu khảo sát thu về thì số lượng các bạn sinh viên đã hợp tác buôn bán với người khác chiếm 47% và số lượng các bạn sinh viên chưa hợp tác buôn bán là 57% Số lượng các bạn đã hợp tác buôn bán ít hơn các bạn chưa hợp tác buôn bán nhưng cũng không chênh nhau nhiều

Biểu đồ 3.2: Đã từng tự buôn bán

Từ biểu đồ trên cho thấy, số lượng các bạn sinh viên đã từng tự buôn bán chỉ chiếm 29%, chỉ bằng tầm 1/3 số lượng các bạn sinh viên chưa từng hợp tác buôn bán là 71% Như vậy, có thể nhìn nhận được có rất nhiều bạn chưa bao giờ

Bạn có hợp tác buôn bán với người khác chưa?

Bạn tự buôn bán bao giờ chưa?

Chưa Có tự mình kinh doanh mà chỉ đi học, đi làm thêm ở công ty khác

Biểu đồ 3.3: Đã từng đi làm thêm

Từ biểu đồ trên cho thấy, số lượng các bạn đi làm thêm chiếm tậm 74% nhiều gần gấp 3 lần số lượng các bạn chưa từng đi làm thêm Như vậy, ngay từ khi còn đang đi học đã có rất nhiều bạn tự trau dồi tiền bạc, kinh nghiệm cho bản thân

Bạn có đi làm thêm chưa?

Bạn có được học môn Khởi sự kinh doanh/môn liên quan đến kinh doanh không?

Biểu đồ 3.4: Đã từng học Khởi sự kinh doanh

Từ biểu đồ trên cho thấy, số lượng các bạn đã từng học Khởi sự kinh doanh hay những môn liên quan đến kinh doanh không nhiều, chỉ chiếm 35% tổng số sinh viên

Biểu đồ 3.5: Số sinh viên có ý định khởi nghiệp

Hầu hết các bạn sinh viên đều có ý định khởi nghiệp Số lượng các bạn có ý định khởi nghiệp chiếm 81%, trong khi đó số lượng các bạn không có ý định chỉ chiếm 19% Như vậy, các bạn sinh viên Viện Quản trị Kinh doanh – Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội tinh thần khởi nghiệp rất cao.

Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha

Các yếu tố ảnh hưởng đến Ý định khởi nghiệp của sinh viên Viện Quản trị Kinh doanh – Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội bao gồm 8 thang đo:

- Kiểm soát hành vi (KS)

- Quy chuẩn chủ quan (CQ)

- Đặc điểm tính cách (TC)

Bạn có ý định khởi nghiệp không?

- Giáo dục khởi nghiệp (GD)

Bảng 3.2: Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS )

Ta thấy các thang đo đều có độ tin cậy Cronbach’s Alpha có giá trị lớn hơn 0,6 và nhỏ hơn 0,9 Các biến trong thành phần đều đảm bảo hệ số tương quan biến tổng > 0.3; các biến tiêu chí có hệ số Cronbach’s Alpha nhỏ hơn hệ số Alpha của biến tổng Vì vậy, các thang đo trong bài nghiên cứu đều có ý nghĩa thống kê và đạt hệ số tin cậy cần thiết Ta có thể kết luận, các thang đo này đều đạt được kết quả khá tốt về mức độ chặt chẽ, đáp ứng tốt yêu cầu đã đề ra.

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Nhằm phân loại các chỉ tiêu cũng như để phác thảo mô hình nghiên cứu nên nhóm tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA cho 38 biến quan sát này

Do đó, thực hiện phân tích nhân tố EFA với phương pháp rút trích nhân tố (Principal axis factoring) và phép quay nhân tố (Promax)

Trước hết, với kiểm định KMO và Bartlett, điều kiện cần và đủ để phân tích nhân tố khám phá là giá trị KMO ≥ 0.5 và kiểm định Bartlett với sig ≤ 0.05

Thứ hai, với bảng Pattern Matrix (ma trận xoay), phân tích nhân tố là thích hợp nếu tổng phương sai trích lớn hơn 50%

Bảng 3.3: Ma trận xoay nhân tố - Kết quả EFA thang đo biến độc lập

Tổng phương sai giải thích 61,407

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS)

Kết quả kiểm định cho ra trị số KMO = 0,855 > 0.5 và kết quả kiểm định Bartlett’s là 4321,489 với mức ý nghĩa Sig = 0.000 < 0.05 (Bác bỏ giả thuyết H0: các biến quan sát không có tương quan với nhau trong tổng thể) Như vậy, giả thuyết về mô hình nhân tố là không phù hợp sẽ bị bác bỏ Điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp Từ đó ta có thể kết luận rằng các dữ liệu khảo sát được đảm bảo các điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA và có thể sử dụng kết quả đó

Kết quả phân tích nhân tố cũng cho thấy tổng phương sai trích là 61,407 %

> 50%, nghĩa là 7 nhân tố rút ra giải thích được 61,407 % sự biến thiên của dữ liệu Do đó, phương sai trích đạt yêu cầu

Ta thấy tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải trọng > 0.5 Do đó, kết quả đã bảo đảm độ phân biệt giữa các nhân tố Nhìn chung, các nhân tố có đủ điều kiện để thực hiện các phân tích tiếp theo Từ kết quả EFA trên cho thấy bộ thang đo này bao gồm 7 yếu tố với 38 biến quan sát được giữ nguyên so với mô hình ban đầu

Bảng 3.4: Ma trận xoay nhân tố - Kết quả EFA biến phụ thuộc

Tổng phương sai giải thích 72,441

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS)

Kết quả kiểm định EFA biến phụ thuộc cho ra trị số KMO = 0,835 > 0.5 và kết quả kiểm định Bartlett’s là 452,139 với mức ý nghĩa Sig = 0.000 < 0.05 Kết quả phân tích nhân tố cũng cho thấy tổng phương sai trích là 72,441 % > 50%, nghĩa là biến phụ thuộc giải thích được 72,441 % sự biến thiên của dữ liệu Do đó, phương sai trích đạt yêu cầu

Ta thấy tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải trọng > 0.5 Do đó, kết quả đã bảo đảm độ phân biệt giữa các nhân tố Nhìn chung, các nhân tố có đủ điều kiện để thực hiện các phân tích tiếp theo Từ kết quả EFA trên cho thấy bộ thang đo biến phụ thuộc bao gồm 1 yếu tố với 4 biến quan sát được giữ nguyên so với mô hình ban đầu.

Phân tích tương quan giữa các biến

Trước khi tiến hành hồi quy giữa các biến trong mô hình nghiên cứu, phân tích tương quan giữa các biến được thực hiện để kiểm tra liên hệ giữa các biến độc lập thông qua hệ số tương quan Pearson (ký hiệu là r)

Sau khi tiến hành phân tích tương quan, ta có ma trận tương quan giữa các biến thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.5: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến

TD TC CQ KS NV GD KN

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS)

Qua bảng số liệu trên, ta thấy biến ý định khởi nghiệp với các biến độc lập có sự tương quan với nhau và thể hiện cụ thể qua hệ số tương quan như sau: Thái độ (0,478); Đặc điểm tính cách (0,467); Chuẩn mực chủ quan (0,608); Nhận thức kiểm soát hành vi (-0,198); Nguồn vốn (0,572); Giáo dục khởi nghiệp (0,525) và Kinh nghiệm (-0,154) Ta thấy trong 7 biến độc lập thì có 5 biến tương quan dương với ý định khởi nghiệp của sinh viên, duy chỉ 2 biến tương quan ngược chiều đó là KS và KN

Dựa vào kết quả phân tích tương quan, ta thấy được sự tương quan thuận giữa biến phụ thuộc YD và các biến độc lập vì hệ số tương quan sau khi chạy mô hình đều khá cao (R → +1), trong đó tương quan mạnh nhất với biến YD là biến

CQ (r = 0,608) và tương quan yếu nhất và ngược chiều với biến YD là biến KN (r = -0,154)

Bên cạnh đó, có 5 hệ số tương quan đều mang dấu dương, nghĩa là chỉ có

5 biến có mối quan hệ thuận chiều, theo đúng cơ sở lý thuyết còn lại thì 2 biến không theo cơ sở lý thuyết là KS và KN Ngoài ra, tất cả các biến độc lập tương quan với ý định khởi nghiệp đều ở mức ý nghĩa Sig < 0.05 Mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc đều có ý nghĩa và không có dấu hiệu bất thường Ngoài ra, độ lớn của các hệ số tương quan đảm bảo không có hiện tượng đa cộng tuyến Như vậy, mẫu nghiên cứu là phù hợp để thực hiện kiểm định mối quan hệ giữa các biến.

Phân tích hồi quy

Để kiểm định các giả thuyết về tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Viện quản trị kinh doanh – Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, ta thực hiện đưa 7 biến độc lập là 7 nhân tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên vào mô hình hồi quy với 1 biến phụ thuộc là “Ý định khởi nghiệp” (YD)

Hàm hồi quy được biểu diễn như sau:

YD = β0 + β1.TD+ β2.TC+ β3.CQ+ β4.KS+ β5.NV + β6.GD + β7.KN

Sau khi tiến hành phân tích hồi quy bằng công cụ SPSS, ta có kết quả như sau:

Bảng 3.6: Hệ số xác định độ phù hợp của mô hình hồi quy

Std Error of the Estimate

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS)

Kết quả phân tích hồi quy thu được hệ số xác định R 2 = 0,566 cho thấy mức độ phù hợp của mô hình đạt 56,6% Tức là các biến độc lập sẽ giải thích được đến 56,6% cho ý định khởi nghiệp của sinh viên Viện quản trị kinh doanh – Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

Bảng 3.7: Kết quả phân tích hồi quy bằng ANOVA

Mô hình Tổng bình phương df

Sai số toàn phương trung bình

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS)

Ta thấy Sig = 0,000 < 0.05 điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp Giá trị F thống kê hoàn toàn lớn hơn F0,05(7;227) cho thấy mô hình hồi quy đủ phù hợp để tiến hành phân tích hồi quy

Bảng 3.8: Kết quả phân tích hồi quy

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số chuẩn hóa Beta t Sig Collinearity Statistics

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số chuẩn hóa Beta t Sig Collinearity Statistics

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS)

Tất cả các biến độc lập đều đảm bảo Sig < 0.05 nên các biến đều được chấp nhận Giá trị Sig của hằng số > 0,805 nên ta không đưa hằng số vào mô hình, vì nó không có ý nghĩa thống kê Kết quả nhận được cho thấy hệ số xác định R 2 0.566 và R 2 hiệu chỉnh = 0.552 và mức ý nghĩa Sig rất nhỏ 0.000 chứng minh mức độ phù hợp của mô hình khá cao Hệ số Beta (chuẩn hóa) của các yếu tố tác động đến hành vi khách hàng được thể hiện trong bảng Các chỉ số VIF < 10 đảm bảo không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy

Như vậy, phương trình hồi quy giữa các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Viện quản trị kinh doanh – Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội được thiết lập như sau:

YD = 0,143.TD + 0,174.TC + 0,333.CQ – 0,102.KS + 0,201.NV + 0,195.GD – 0,12.KN Ý nghĩa:

- Khi TD thay đổi 1 đơn vị thì YD thay đổi cùng chiều trung bình 0.143 đơn vị

- Khi TC thay đổi 1 đơn vị thì YD thay đổi cùng chiều trung bình 0.174 đơn vị

- Khi CQ thay đổi 1 đơn vị thì YD thay đổi cùng chiều trung bình 0.333 đơn vị

- Khi KS thay đổi 1 đơn vị thì YD thay đổi ngược chiều trung bình 0.102 đơn vị

- Khi NV thay đổi 1 đơn vị thì YD thay đổi cùng chiều trung bình 0.201 đơn vị

- Khi GD thay đổi 1 đơn vị thì YD thay đổi cùng chiều trung bình 0.195 đơn vị

- Khi KN thay đổi 1 đơn vị thì YD thay đổi ngược chiều trung bình 0.12 đơn vị

Kết quả cho thấy trong 7 yếu tố được đề xuất có tác động thuận chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Viện Quản trị Kinh doanh – Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, thì có có 5 yếu tố có tác động dương đến ý định khởi nghiệp, có tác động từ mạnh đến nhẹ đó là: Quy chuẩn chủ quan (β = 0,333); Nguồn vốn (β = 0,201); Giáo dục khởi nghiệp (β = 0,195); Đặc điểm tính cách (β

= 0,174) và Thái độ (β = 0,143) Các hệ số đều có hệ số βeta > 0 nên có tác động dương Còn lại, 2 biến Nhận thức kiểm soát hành vi và Kinh nghiệm có hệ số βeta< 0 nên có tác động ngược chiều lên ý định khởi nghiệp

Ngoài ra, kết quả trên cũng cho thấy mối quan hệ tuyến tính của 5 yếu tố:

CQ, NV, GD, TC, TD có ý nghĩa thống kê (Sig

Ngày đăng: 25/10/2024, 00:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1  Mô hình Thuyết hành động hợp lý  18 - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH – TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Hình 1.1 Mô hình Thuyết hành động hợp lý 18 (Trang 9)
Bảng 3.6  Hệ số xác định độ phù hợp của mô hình hồi quy  61  Bảng 3.7  Kết quả phân tích hồi quy bằng ANOVA  62  Bảng 3.8  Bảng 3.8: Kết quả phân tích hồi quy  62 - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH – TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Bảng 3.6 Hệ số xác định độ phù hợp của mô hình hồi quy 61 Bảng 3.7 Kết quả phân tích hồi quy bằng ANOVA 62 Bảng 3.8 Bảng 3.8: Kết quả phân tích hồi quy 62 (Trang 11)
Hình 1.1. Mô hình Thuyết hành động hợp lý - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH – TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Hình 1.1. Mô hình Thuyết hành động hợp lý (Trang 32)
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH – TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu (Trang 47)
Bảng 2.3. Bảng thang đo Nhận thức và kiểm soát hành vi (KS) - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH – TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Bảng 2.3. Bảng thang đo Nhận thức và kiểm soát hành vi (KS) (Trang 52)
Bảng 2.4. Bảng thang đo Đặc điểm tính cách (TC) - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH – TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Bảng 2.4. Bảng thang đo Đặc điểm tính cách (TC) (Trang 53)
Bảng 2.6. Bảng thang đo Giáo dục khởi nghiệp (GD) - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH – TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Bảng 2.6. Bảng thang đo Giáo dục khởi nghiệp (GD) (Trang 55)
Bảng 2.7. Bảng thang đo Kinh nghiệm (KN) - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH – TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Bảng 2.7. Bảng thang đo Kinh nghiệm (KN) (Trang 56)
Bảng 2.8. Bảng thang đo Ý định khởi nghiệp của sinh viên (YD) - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH – TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Bảng 2.8. Bảng thang đo Ý định khởi nghiệp của sinh viên (YD) (Trang 57)
Bảng 3.1: Thống kê mô tả mẫu khảo sát - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH – TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Bảng 3.1 Thống kê mô tả mẫu khảo sát (Trang 63)
Bảng 3.2:  Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH – TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Bảng 3.2 Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha (Trang 68)
Bảng 3.3: Ma trận xoay nhân tố - Kết quả EFA thang đo biến độc lập - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH – TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Bảng 3.3 Ma trận xoay nhân tố - Kết quả EFA thang đo biến độc lập (Trang 71)
Bảng 3.4: Ma trận xoay nhân tố - Kết quả EFA biến phụ thuộc - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH – TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Bảng 3.4 Ma trận xoay nhân tố - Kết quả EFA biến phụ thuộc (Trang 73)
Bảng 3.8: Kết quả phân tích hồi quy - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH – TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Bảng 3.8 Kết quả phân tích hồi quy (Trang 76)
Bảng 3.7: Kết quả phân tích hồi quy bằng ANOVA - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH – TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Bảng 3.7 Kết quả phân tích hồi quy bằng ANOVA (Trang 76)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w