Phân tích các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về tinh thần khởi nghiệp đặc biệt là về tinh thần khởi nghiệp của sinh viên. Từ đó xây dựng cơ sở lý luận cho bài nghiên cứu. • Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học Kinh tế ĐHQGHN • Đo lường mức độ tác động của từng yếu tố đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học Kinh tế ĐHQGHN • Đề xuất ra một số giải pháp nhằm nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học Kinh tế ĐHQGHN
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐHQGHN
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THS TRẦN THỊ THU HẢI
GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN:
SINH VIÊN THỰC HIỆN: CHU THỊ TIỂU HẠNH
Hà Nội – Tháng 05 Năm 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân em và được sự hướng dẫn khoa học của ThS Trần Thị Thu Hải Các nội dung nghiên cứu trong đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học Kinh tế ĐHQGHN” của
em là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được cá nhân thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ nguồn gốc Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung bài tiểu luận của mình
Hà Nội, 2023
Tác giả Hạnh Chu Thị Tiểu Hạnh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp là giai đoạn quan trọng nhất trong quãng đời mỗi sinh viên Khóa luận tốt nghiệp là tiền đề nhằm trang bị cho em những kỹ năng nghiên cứu, những kiến thức quý báu trước khi lập nghiệp.Trước hết, em xin chân thành cảm ơn chân thành tới trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN Đặc biệt là các Thầy, Cô trong Viện Quản trị kinh doanh đã tận tình chỉ dạy và trang bị cho em những kiến thức cần thiết trong suốt thời gian ngồi trên ghế giảng đường, làm nền tảng cho em có thể hoàn thành được bài luận văn này
Em xin trân trọng cảm ơn cô Trần Thị Thu Hải đã tận tình giúp đỡ, định hướng cách
tư duy và cách làm việc khoa học Đó là những góp ý hết sức quý báu không chỉ trong quá trình thực hiện khóa luận này mà còn là hành trang tiếp bước cho em trong quá trình
học tập và lập nghiệp sau này
Do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài khóa luận tốt nghiệp khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong thầy, cô xem xét và góp ý để bài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ xi
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1 Mục tiêu chung 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
3 Câu hỏi nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
4.2 Phạm vi nghiên cứu 4
5 Kết cấu của đề tài 4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP 5
1.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 5
1.1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 5
1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 11
1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu 16
1.2 Cơ sở lý luận về ý định khởi nghiệp 17
1.2.1 Khái niệm về khởi nghiệp 17
1.2.2 Ý định khởi nghiệp 18
1.2.3 Ý định khởi nghiệp của sinh viên 19
Trang 61.2.4 Nền tảng lý thuyết và các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
20
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1 Quy trình nghiên cứu 31
2.2 Phương pháp nghiên cứu 33
2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu 34
2.3.1 Xây dựng thang đo nghiên cứu 34
2.3.2 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 39
2.3.3 Phương pháp chọn mẫu, mô tả không gian mẫu và kích thước mẫu 41
2.4 Phương pháp phân tích dữ liệu 42
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 47
3.1 Tổng quan về đại học Kinh tế ĐHQGHN và tình hình khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam 47
3.1.1 Tổng quan về đại học Kinh tế ĐHQGHN 47
3.1.2 Tình hình khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam 49
3.2 Kết quả thống kê mô tả 50
3.2.1 Thống kê mô tả mẫu 50
3.2.2 Thống kê mô tả thang đo 52
3.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha 58
3.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA 66
3.4.1 Phân tích nhân tố thang đo các biến độc lập 66
3.4.2 Phân tích nhân tố thang đo biến phụ thuộc 69
3.5 Phân tích hồi tương quan và hồi quy 71
3.5.1 Phân tích tương quan 71
3.5.2 Phân tích hồi quy 73
3.6 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 77
3.7 Kiểm định sự khác biệt 80
Trang 74.1 Kết luận 88
4.2 Kiến nghị và đề xuất 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
Trang 8DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
1 ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội
4 SEE Lý thuyết về sự kiện khởi nghiệp
Trang 9DANH MỤC BẢNG
2 Bảng 2.2 Thang đo thái độ đối với khởi nghiệp 40
6 Bảng 2.6 Thang đo nhận thức về tính khả thi 43
8 Bảng 2.8 Thang đo ý định khởi nghiệp của sinh viên 44
9 Bảng 3.1 Kiểm định độ tin cậy đối với yếu tố kỳ vọng của bản
10 Bảng 3.2 Kiểm định độ tin cậy đối với yếu tố thái độ đối với
11 Bảng 3.3 Kiểm định độ tin cậy đối với yếu tố vốn tài chính 64
12 Bảng 3.4 Kiểm định độ tin cậy đối với yếu tố đặc điểm tính
13 Bảng 3.5 Kiểm định độ tin cậy đối với yếu tố vốn tri thức 66
14 Bảng 3.6 Kiểm định độ tin cậy đối với yếu tố nhận thức về
15 Bảng 3.7 Kiểm định độ tin cậy đối với yếu tố chuẩn chủ quan 68
16 Bảng 3.8 Kiểm định độ tin cậy đối với yếu tố ý định khởi
17 Bảng 3.9 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett các biến độc lập 71
18 Bảng 3.10 Kết quả phân tích nhân tố khám phá 72
19 Bảng 3.11 Các biến độc lập của mô hình hồi quy 76
Trang 1020 Bảng 3.12 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett biến phụ thuộc 77
21 Bảng 3.13 Kết quả phân tích nhân tố - thang đo ý định khởi
23 Bảng 3.15 Mức độ giải thích của mô hình 81
24 Bảng 3.16 Mức độ phù hợp của mô hình: Phân tích phương sai
25 Bảng 3.17 Các số thống kê từng biến trong mô hình 82
26 Bảng 3.18 Kết luận các giả thuyết nghiên cứu 88
27 Bảng 3.19 Kết quả kiểm định sự khác biệt theo giới tính về ý
28 Bảng 3.20 Kết quả kiểm định sự đồng nhất của phương sai về ý
định khởi nghiệp giữa các chuyên ngành học 91
29 Bảng 3.21 Kết quả phân tích ANOVA sự khác biệt về ý định
khởi nghiệp giữa các chuyên ngành học 92
30 Bảng 3.22 Kết quả kiểm định sự đồng nhất của phương sai về ý
định khởi nghiệp theo số năm học 93
31 Bảng 3.23 Kết quả phân tích ANOVA sự khác biệt về ý định
Trang 11DANH MỤC HÌNH
1 Hình 1.1 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên đại học Bách khoa Kumasi 6
2 Hình 1.2
Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên công nghệ kỹ thuật thuộc đại học Kuala Lumpur
8
3 Hình 1.3 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên đại học Kuala Lumpur 9
4 Hình 1.4 Mô hình về ý định khởi nghiệp của đại học công lập
5 Hình 1.5 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên đại học ở Brazil và Bồ Đào Nha 11
6 Hình 1.6 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên Rumani tại đại học Oradea 12
7 Hình 1.7
Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học Bách khoa ĐHQG thành phố Hồ Chính Minh
14
8 Hình 1.8
Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh của trường đại học Cần Thơ
15
9 Hình 1.9
Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh viên ngành QTKD đang học tại các trường trên địa bàn Hà Nội
16
Trang 1210 Hình 1.10
Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh Thái Nguyên
17
11 Hình 1.11
Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing
18
13 Hình 1.13 Thuyết sự kiện khởi nghiệp - SEE 25
15 Hình 2.2
Mô hình đề xuất nghiên cứu và các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học Kinh tế ĐHQGHN
47
Trang 13DANH MỤC BIỂU ĐỒ
2 Biểu đồ 3.2 Thống kê khoa sinh viên theo học 54
4 Biểu đồ 3.4 Thống kê mô tả biến đặc điểm tính cách 55
5 Biểu đồ 3.5 Thống kê mô tả biến thái độ với khởi nghiệp 56
6 Biểu đồ 3.6 Thống kê mô tả biến vốn tài chính 57
7 Biểu đồ 3.7 Thống kê mô tả biến đặc điểm tính cách 58
8 Biểu đồ 3.8 Thống kê mô tả biến vốn tri thức 58
9 Biểu đồ 3.9 Thống kê mô tả biến nhận thức về tính khả thi 59
10 Biểu đồ 3.10 Thống kê mô tả biến chuẩn chủ quan 60
11 Biểu đồ 3.11 Thống kê mô tả biến ý định khởi nghiệp của sinh
16 Biểu đồ 3.16 Biểu đồ phân tích sự khác biệt về ý định khởi
nghiệp giữa các chuyên ngành học 92
17 Biểu đồ 3.17 Biểu đồ phân tích sự khác biệt về ý định khởi
Trang 141 Tính cấp thiết của đề tài
Những năm vừa qua, Việt Nam đã và đang ngày càng phát triển và hội nhập với quốc
tế Đảng và Nhà nước không ngừng kêu gọi tất cả các tầng lớp nhân dân tham gia vào công cuộc bảo vệ, xây dựng và đổi mới đất nước, nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu – nước mạnh” và giới trẻ là những người được kỳ vọng nhiều nhất Một trong những hướng
đi mà thanh thiếu niên ngày nay lựa chọn để thể hiện tài năng, bản lĩnh và khát khao làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội chính là khởi nghiệp kinh doanh
Khởi nghiệp được xem là một trong những định hướng chiến lược của nhiều quốc gia Nhiều chương trình, cuộc thi về khởi nghiệp của các cơ quan, doanh nghiệp đã được thực hiện nhằm khích lệ tinh thần khởi nghiệp của sinh viên và tinh thần thành lập doanh nghiệp của thanh niên Sự phát triển của cả phong trào khởi nghiệp đã giúp sinh viên có thể tự tạo việc làm cho những người khác, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp và khoảng cách giàu nghèo
Theo VnEconomy (2022), trong hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam, có khoảng 3.800 startup đang hoạt động Việt Nam có 3 startup đạt đến trạng thái kỳ lân là VNG, VNLife và MoMo Trong khi đó doanh nghiệp nghiệp khởi nghiệp công nghệ có trạng thái tiệm cận “kỳ lân” bao gồm Tiki, Giao hàng Tiết kiệm, Trusting Social, Kyber Network, KiotViet, Amanotes và Giao hàng nhanh Theo báo cáo của BambuUp (2022),
hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam bước vào thời kỳ vàng và thật sự bùng nổ từ cuối 2019- đầu 2020 trở lại đây khi liên tiếp nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý từ các nhà đầu tư, quỹ đầu tư mạo hiểm trong và ngoài nước, bằng chứng rõ ràng nhất thể hiện qua tổng số lượng thương vụ đầu tư năm 2021 đạt 165 thương vụ, tăng 57% so với 2020 cũng như ghi nhận con số kỷ lục của đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam với tổng số vốn đầu
tư đạt 1,4 tỷ USD, gấp 3 lần so với năm trước đó
Trang 15Tuy nhiên, trên thực tế, để có thể khởi nghiệp thành công ở Việt Nam là điều không
hề dễ dàng Với hệ sinh thái khởi nghiệp còn non trẻ, các nhà khởi nghiệp phải đối mặt với vô vàn khó khăn và rủi ro của dự án, đặc biệt là đối với sinh viên
Hiện nay, khác với các thành phố lớn trên thế giới, phần lớn sinh viên Hà Nội ra trường đều có xu hướng đi đăng ký tuyển dụng ở các doanh nghiệp đang hoạt động, rất
ít người muốn khởi sự và tạo lập doanh nghiệp Là một trong những trường đại học hàng đầu của thành phố Hà Nội, sinh viên đại học Kinh tế đại học Quốc Gia Hà Nội cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó Do vậy, để nâng cao tinh thần khởi nghiệp của sinh viên đại học Kinh tế ĐHQGHN khi còn đang học ở giảng đường đại học thì cần xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
Xuất phát từ những lý do trên, với mong muốn đóng góp cho sự phát triển của khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam nói chung và khởi nghiệp của sinh viên trường đại học Kinh tế ĐHQGHN nói riêng, tác giả đã chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học Kinh tế ĐHQGHN”
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học Kinh tế ĐHQGHN và đề xuất ra một số giải pháp nhằm nâng cao
ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học Kinh tế ĐHQGHN
2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung trên, đề tài nghiên cứu này được thực hiện nhằm giải quyết những mục tiêu cụ thể sau:
Trang 16• Phân tích các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về tinh thần khởi nghiệp đặc biệt là về tinh thần khởi nghiệp của sinh viên Từ đó xây dựng cơ sở lý luận cho bài nghiên cứu
• Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học Kinh
3 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu này, nghiên cứu cần trả lời các câu hỏi:
• Các yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học Kinh tế ĐHQGHN?
• Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học Kinh tế ĐHQGHN?
• Những giải pháp nào nhằm nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học Kinh tế ĐHQGHN?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài nghiên cứu là ý định khởi nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học Kinh tế ĐHQGHN
Trang 174.2 Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại trường đại học Kinh tế ĐHQGHN với các mẫu khảo sát đến từ 6 khoa, viện
Về mặt thời gian: Nghiên cứu được bắt đầu từ tháng 3 năm 2023 đến đầu tháng 5 năm
2023
5 Kết cấu của đề tài
Chương 1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu và cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp Nêu ra các khái niệm, các lý thuyết có liên quan đến bài nghiên
cứu Đồng thời, nêu ra các kết quả thực nghiệm của những nghiên cứu có trong và ngoài nước, liên quan đến vấn đề khởi nghiệp của sinh viên, từ đó rút ra nhận xét, so sánh, đề xuất mô hình và giả thuyết cho đề tài nghiên cứu
Chương 2 Phương pháp nghiên cứu Trình bày phương pháp luận bao gồm các bước
quy trình nghiên cứu, phương pháp thu thập dữ liệu
Chương 3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận Trình bày về phân tích dữ liệu và kết quả
phân tích dữ liệu, thảo luận kết quả nghiên cứu
Chương 4 Kết luận và đề xuất giải pháp Tóm tắt kết quả nghiên cứu, đóng góp của
đề tài, ý nghĩa thực tiễn của đề tài và đề xuất một số giải pháp áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo
Trang 18CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP
1.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Nghiên cứu của Wongnaa và cộng sự (2014) đã xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định khởi nghiệp sau khi ra trường của sinh viên đại học Bách khoa Kumasi Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố tính cách, trợ giúp từ các thành viên gia đình và bạn
bè, nghề nghiệp của cha mẹ, giáo dục khởi nghiệp, giới tính và khả năng tài chính có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học Bách khoa Kumasi
Hình 1.1 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đại
học Bách khoa Kumasi
(Nguồn: Wongnaa và cộng sự, 2014)
Theo nghiên cứu, sinh viên hướng ngoại, có cảm xúc ổn định thì khả năng khởi nghiệp
sẽ cao hơn những người khác Bên cạnh đó, sự trợ giúp từ các thành viên trong gia đình
Trang 19viên Những sinh viên xuất thân từ gia đình có nghề nghiệp liên quan đến kinh doanh có khả năng khởi nghiệp cao hơn những sinh viên có xuất thân từ công việc làm công ăn lương Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các sinh viên nam có ý định khởi nghiệp cao hơn các sinh viên nữ Ngoài ra, những sinh viên có nguồn lực tài chính cao hơn sẽ có xu hướng trở nên nhiệt tình, tham vọng và có mong muốn khởi nghiệp hơn so với những sinh viên có nguồn lực còn hạn chế Nghiên cứu cũng nêu rõ, việc thiếu giáo dục khởi nghiệp sẽ dẫn đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Bách khoa Kumasi đang ở mức độ thấp
Dựa trên các mô hình trước đây của Shapero và Ajzen (1982), nghiên cứu của Mat
và cộng sự (2015) nhấn mạnh đến tiềm năng của việc tự kinh doanh Tác giả đã nghiên
cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên công nghệ kỹ thuật thuộc đại học Kuala Lumpur Kết quả cho thấy có 4 yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên: Nhận thức kiểm soát hành vi, nhu cầu thành đạt, chuẩn chủ quan, hỗ trợ khởi nghiệp
Hình 1.2 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
công nghệ kỹ thuật thuộc đại học Kuala Lumpur
Trang 20(Nguồn: Mat và cộng sự, 2015)
Nghiên cứu tiến hành khảo sát 554 sinh viên ngành kỹ thuật tại trường đại học và đưa
ra kết luận rằng sinh viên có thái độ tích cực và coi việc khởi nghiệp như là một sự lựa chọn nghề nghiệp và ủng hộ việc làm chủ thay vì làm công ăn lương
Với việc xác định rằng khuyến khích ý định khởi nghiệp của sinh viên là một yếu tố
vô cùng quan trọng giúp nền kinh tế quốc gia phát triển, Haris và cộng sự (2016) đã
nghiên cứu về ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học Kuala Lumpur Nghiên cứu tiến hành khảo sát 81 sinh viên và kết quả cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên: Yếu tố tài chính, cơ hội nghề nghiệp, nhận thức về tính khả thi, yếu tố gia đình và bạn bè, môi trường giáo dục
Hình 1.3 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đại
học Kuala Lumpur
(Nguồn: Haris và cộng sự, 2016)
Trang 21Nghiên cứu cho thấy, sinh viên có mối bận tâm đến vấn đề tài chính trong quá trình khảo sát Ngoài ra, mối quan tâm lớn thứ hai là cơ hội nghề nghiệp Bên cạnh đó, theo tác giả, môi trường giáo dục khởi nghiệp có tác động tích cực đối với sinh viên Trong quá trình học tập, việc tiếp xúc với các khóa học khởi nghiệp góp phần nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viên
Nghiên cứu của Naimatullah và Bahadur (2017) đã nghiên cứu về ý định khởi
nghiệp của đại học công lập Pakistan Bài nghiên cứu dựa trên khung lý thuyết hành vi
dự định của Ajzen (1991) – TPB Theo tác giả, ý định khởi nghiệp sẽ dựa trên ba yếu tố: Thái độ đối với hành vi, chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi cảm nhận
Hình 1.4 Mô hình về ý định khởi nghiệp của đại học công lập Pakistan
(Nguồn: Naimatullah và Bahadur, 2017)
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả, thái độ đối với hành vi và chuẩn chủ quan có tác động tích đến ý định khởi nghiệp Ngoài ra, có mối liên hệ tiêu cực giữa kiểm soát hành
vi cảm nhận và ý định khởi nghiệp Điều này cho thấy, sinh viên Pakistan sẵn sàng khởi
Trang 22nghiệp sau khi hoàn thành bằng cấp nhưng họ vẫn cần sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè, giáo viên và chuyên ra để đưa ra lựa chọn về nghề nghiệp
Trên cơ sở khung lý thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991), nghiên cứu của Rui
và cộng sự (2019) đã phát triển thành mô hình ý định khởi nghiệp của sinh viên Tác giả
nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học ở Brazil và Bồ Đào Nha Bài nghiên cứu dựa trên các yếu tố: Đặc điểm tính cách, đào tạo
và giáo dục, sự công nhận của xã hội, năng lực bản thân và thái độ
Hình 1.5 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đại
học ở Brazil và Bồ Đào Nha
(Nguồn: Rui và cộng sự, 2019)
Kết quả nghiên cứu cho thấy các đặc điểm tính cách, năng lực và thái độ khởi nghiệp
là những yếu tố tác động mạnh mẽ đến ý định khởi nghiệp Đào tạo và giáo dục về khởi nghiệp cũng có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp nhưng ở mức thấp hơn Sinh viên nam
Trang 23đình liên quan đến việc kinh doanh sẽ ý định khởi nghiệp cao hơn Bài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự công nhận của xã hội và quốc gia, xuất sứ có ảnh hưởng không đáng kể đến ý định khởi nghiệp
Nghiên cứu của Elena và cộng sự (2022) đã thông qua nghiên cứu được thực hiện
bằng cách sử dụng mẫu của 313 sinh viên Rumani tại đại học Oradea để đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trong bối cảnh đại dịch Covid-
19 Phân tích của tác giả dựa theo khuôn khổ TPB của Ajzen và dữ liệu theo chiều dọc được thu thập theo hai lần năm 2020 và 2021 Tác giả đã đưa ra bảy yếu tố tác động bao gồm: Thái độ đối với khởi nghiệp, Kiểm soát hành vi cảm nhận, chuẩn chủ quan, năng lực bản thân, vốn kiến thức, cảm hứng và nguồn lực
Hình 1.6 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
Rumani tại đại học Oradea
(Nguồn: Elena và cộng sự, 2022)
Kết quả bài nghiên cứu cho thấy ý định khởi nghiệp của sinh viên sau khi đăng ký tham gia các khóa học khởi nghiệp đã được nâng lên trong thời kỳ đại dịch Covid 19
Trang 24Có sự khác biệt về ý định khởi nghiệp giữa hai giới tính Và tác giả cũng nhận định rằng, khung lý thuyết TPB hoàn toàn có hiệu quả trong việc đánh giá ý định khởi nghiệp của sinh viên
1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Bùi Huỳnh Tuấn Duy và cộng sự (2011) đã nghiên cứu ý định khởi
nghiệp của sinh viên thông qua đối tượng khảo sát là sinh viên trường đại học Bách khoa ĐHQG thành phố Hồ Chính Minh Các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp được tác giả xem xét thông qua áp dụng mô hình Entrepreneur Scan của Driessen và Zwart (1999)
và các công trình nghiên cứu về khởi nghiệp khác có liên quan Kết quả nghiên cứu cho thấy ý định khởi nghiệp của sinh viên được giải thích bởi 7 yếu tố: Nhu cầu tự chủ, định hướng xã hội, sự tự tin, khả năng am hiểu thị trường, khả năng sáng tạo, khả năng thích ứng và nhu cầu thành đạt
Hình 1.7 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
Trang 25(Nguồn: Bùi Huỳnh Tuấn Duy và cộng sự, 2011)
Nghiên cứu của Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015) dựa trên mô hình
TPB của Ajzen (1991) Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh của trường đại học Cần Thơ Dựa trên lý thuyết TPB của Ajzen, nghiên cứu đã đưa ra kết quả bao gồm 5 nhóm nhân tố ảnh hưởng: Thái độ và tự hiệu quả, giáo dục và thời cơ khởi nghiệp, nguồn vốn, quy chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi
Hình 1.8 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh của trường đại học Cần Thơ
(Nguồn: Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên, 2015)
Nghiên cứu cho thấy ý định khởi nghiệp của sinh viên xếp theo thứ tự ảnh hưởng từ lớn đến thấp hơn bao gồm: (1) Thái độ và tự hiệu quả, (2) giáo dục và thời cơ khởi nghiêph, (3) nguồn vốn, (4) quy chuẩn chủ quan và (5) nhận thức kiểm soát hành vi Bên cạnh đó tác giả còn tìm thấy bằng chứng cho thấy ảnh hưởng điều tiết của biên giới tính
Trang 26trong mối quan hệ giữa nguồn vốn và ý định khởi nghiệp Cụ thể, ảnh hưởng của nguồn vốn đến ý định khởi nghiệp của sinh viên nữ cao hơn sinh viên nam
Bài nghiên cứu của Nguyễn Phương Mai và cộng sự (2018) mang mục đích khám
phá và xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh viên ngành QTKD đang học tại các trường trên địa bàn Hà Nội Thuyết TPB là căn cứ hành thành mô hình nghiên cứu Tác giả đã đã xây dựng mô hình nghiên cứu giữa 6 biến đối với biến ý định khởi nghiệp: Sự hỗ trợ từ chương trình đào tạo, ảnh hưởng của gia đình bạn bè, kiến thức và kinh nghiệm, thái độ cá nhân, tính cách cá nhân, nhận thức kiểm soát hành vi
Hình 1.9 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh viên
ngành QTKD đang học tại các trường trên địa bàn Hà Nội
(Nguồn: Nguyễn Phương Mai và cộng sự, 2018)
Nghiên cứu có một số phát hiện, thái độ cá nhân là yếu tố tác động mạnh nhất đến ý
Trang 27chương trình đào tạo có ảnh hưởng mạnh và tích cực đến các sinh viên nữ ngành QTKD trong việc gia tăng ý định khởi nghiệp của họ Ảnh hưởng từ gia đình, bạn bè có tác động tích cực ở mức thấp đến ý định khởi nghiệp của sinh viên nữ Nhận thức kiểm soát hành
vi có tác động ngược chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên nữ ngành QTKD Kiến thức và kinh nghiệm của sinh viên nữ là yếu tố ảnh hưởng ngược chiều đến ý định khởi nghiệp
Nghiên cứu của TS Vũ Quỳnh Nam (2019) đã nghiên cứu “các nhân tố ảnh hưởng
đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh Thái Nguyên” Nghiên cứu được thực hiện tại trường đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên thông qua kết quả khảo sát 250 sinh viên trường Mô hình nghiên cứu lựa chọn 6 nhân tố ảnh hưởng: Kỳ vọng của bản thân, thái độ đối với khởi nghiệp, năng lực bản thân cảm nhận, chuẩn mực niềm tin, vốn tri thức, vốn tài chính
Hình 1.10 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
trường đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh Thái Nguyên
(Nguồn: TS Vũ Quỳnh Nam, 2019)
Trang 28Theo mức độ tác động giữa các yếu tố sẽ lần lượt là: Vốn tri thức, chuẩn mực niềm tin, vốn tài chính, năng lực bản thân cảm nhận, kỳ vọng bản thân, thái độ đối với khởi nghiệp Trong đó, yếu tố vốn tri thức có tác động mạnh nhất đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên
Nghiên cứu của Huỳnh Nhựt Nghĩa và cộng sự (2021) được tiến hành dựa trên khảo
sát sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing Qua phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy, tác giả đã đưa ra 6 nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Cụ thể: Nhận thức, thái độ, tính cách, động lực, năng lực, môi trường giáo dục, gia đình và bạn bè, hệ sinh thái khởi nghiệp
Hình 1.11 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
trường Đại học Tài chính – Marketing
(Nguồn: Huỳnh Nhựt Nghĩa và cộng sự, 2021)
Trang 29Thông qua khảo sát 1071 sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing, kết quả cho thấy sáu nhân tố tác động theo mức độ từ cao đến thấp sẽ là: hỗ trợ từ gia đình và bạn bè, năng lực của sinh viên, hệ sinh thái khởi nghiệp, động lực, nhận thức và nhân tố ảnh hưởng thấp nhất là thái độ đến ý định khởi nghiệp
1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu
Từ việc tổng quan tình hình nghiên cứu về ý định khởi nghiệp của sinh viên ở trong
và ngoài nước, tác giả rút ra một số vấn đề sau:
Các nghiên cứu trên đa số sử dụng thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991) và thuyết
sự kiện khởi nghiệp kinh doanh của Shapero và Sokol (1982) làm ký thuyết nền khi nghiên cứu về ý định khởi nghiệp của sinh viên Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, nhìn chung chia làm hai nhóm yếu tố: Nhóm yếu tố ảnh hưởng từ bên trong và nhóm yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài Nhóm yếu tố ảnh hưởng từ bên trong bao gồm thái độ đối với khởi nghiệp, nhận thức tính khả thi và đặc điểm tính cách cá nhân Nhóm yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài sẽ bao gồm hỗ trợ khởi nghiệp, môi trường giáo dục, gia đình và bạn bè, tiệm cận tài chính
Hầu hết các nghiên cứu ở Việt Nam được tiến hành trên đối tượng sinh viên và tập trung nhiều ở phía Nam Có ít nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại đại học Kinh tế ĐHQGHN Vậy nên, nghiên cứu này sẽ cung cấp những căn cứ về mặt khoa học và thực tiễn cho việc để xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học Kinh tế ĐHQGHN
Trang 301.2 Cơ sở lý luận về ý định khởi nghiệp
1.2.1 Khái niệm về khởi nghiệp
Khởi nghiệp là một thuật ngữ chung, bao hàm nhiều vấn đề được nhìn nhận dưới nhiều khía cạnh khác nhau Có rất nhiều khái niệm được các nhà nghiên cứu đưa ra Một
số nghiên cứu cho rằng, khởi nghiệp là lập nghiệp, là bắt đầu một sự nghiệp Theo Beukes (2009) và Herr (2004), thuật ngữ “sự nghiệp” có thể được định nghĩa là chuỗi tương tác của cá nhân với xã hội, giáo dục và tổ chức trong suốt tuổi thọ của họ Nó phụ thuộc phần lớn vào thái độ, kỹ năng và trách nhiệm của cá nhân cho sự tiến triển nghề nghiệp của riêng họ Bên cạnh đó, một số nhà nghiên cứu lại cho rằng, khởi nghiệp là khởi sự một doanh nghiệp hay khởi sự kinh doanh Quan điểm này được các nhà nghiên cứu cả trong và ngoài nước quan tâm như: Nguyễn Đỗ (2006), Đinh Việt Hòa (2014), Amran
và cộng sự (2013), Galloway và Brown (2002)…
Quan điểm khác lại cho rằng khởi nghiệp là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo khi tạo lập doanh nghiệp Theo Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, định nghĩa doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là “loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ,
mô hình kinh doanh mới” Theo Nguyên Hạnh (2016), các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là một cộng đồng đặc biệt vì tính chất tạo ra những sản phẩm mới, phân khúc khách hàng mới bằng những công nghệ mới và ý tưởng mới, chưa từng có, cách tiếp cận thị trường mới Hoạt động của loại doanh nghiệp này thường liên quan đến công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và qua mạng internet Một số tác giả nước ngoài như Sreve Blank (2010), Mason và Brown (2014) thì cho rằng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là doanh nghiệp hoặc tổ chức tạm thời, được thiết kế để tìm ra một mô hình hoạt động có thể lặp lại hoặc mở rộng nhanh chóng
Trang 31Tại Việt Nam, dựa theo Quyết định 1665/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, Quyết định 1230/QĐ-BGDĐT của
Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 30/03/2018 về kế hoạch triển khai Đề án trên và Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành năm 2017 Khởi nghiệp được hiểu là việc một cá nhân đứng ra thành lập doanh nghiệp mới dựa trên áp dụng hoặc sáng tạo khoa học công nghệ để mang lại sự đổi mới sáng tạo
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng các nghiên cứu đều thống nhất một số điểm chính về khởi nghiệp Cụ thể: khám phá, phát triển ý tưởng, nắm bắt và khai thác những cơ hội, chấp nhận rủi ro, đổi mới sáng tạo để tạo ra giá trị mới Khởi nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế như: tạo việc làm cho người lao động và tăng chất lượng cuộc sống, tạo nên tính đa dạng thị trường, tăng tốc độ áp dụng công nghệ mới trong sản xuất, sử dụng vốn tri thức và năng lực của con người
1.2.2 Ý định khởi nghiệp
Theo Conner và Armitage (1998), ý định được xem là động lực của một người để nỗ lực hành động theo một kế hoạch có ý thức hoặc một quyết định Ý định khởi nghiệp thường được định nghĩa là “mong muốn của một người trong việc tạo ra một công việc khởi nghiệp riêng” (Crant, 1996) hay “để bắt đầu một doanh nghiệp” (Krueger và cộng
sự, 2000).Cũng giống như khởi nghiệp, có nhiều định nghĩa khác nhau về ý định khởi nghiệp
Krueger (2003) định nghĩa ý định khởi nghiệp là sự cam kết thành lập và làm chủ một doanh nghiệp mới Thompson (2009) định nghĩa ý định khởi nghiệp là sự khẳng định của một cá nhân về sự định làm chủ một doanh nghiệp mới và xây dựng kế hoạch thực hiện hành động này tại một thời điểm nhất định trong tương lai Theo nghiên cứu của Popescu và cộng sự (2016), Nguyễn Thị Quý (2020), ý định khởi nghiệp của một cá nhân
có thể định nghĩa là ước mơ thành lập một doanh nghiệp mới trong tương lai Theo
Trang 32Souitaris và cộng sự (2007), ý định khởi nghiệp có thể được định nghĩa là sự liên quan
ý định của một cá nhân để bắt đầu một doanh nghiệp Hay theo Kuckertz và Wagner (2010) thì cho rằng ý định khởi nghiệp của một cá nhân bắt nguồn từ việc họ nhận ra cơ hội, tận dụng các nguồn lực có sẵn và sự hỗ trợ của môi trường để tạo lập doanh nghiệp của riêng mình
Nhìn chung, ý định khởi nghiệp là nói đến sự định hướng, nhận thức cơ hội, lập kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch, khai thác thực hiện kế hoạch, khai thác và tận dụng các nguồn lực Một ý định khởi nghiệp mạnh mẽ sẽ là tiền đề để dẫn tới những nỗ lực để bắt đầu khởi sự công việc kinh doanh Hành động khởi nghiệp sẽ diễn ra nếu cá nhân có thái độ tích cực, có suy nghĩ, ý định về hành động đó
1.2.3 Ý định khởi nghiệp của sinh viên
Trong các nghiên cứu về ý định khởi nghiệp của sinh viên, Schwarz và cộng sự (2009)
đã cho rằng, ý định khởi nghiệp của sinh viên xuất phát từ các ý tưởng của sinh viên và được định hướng đúng đắn từ chương trình giáo dục và những người đào tạo Theo Ngô Thị Mỵ Châu và cộng sự (2018) cho rằng ý định khởi nghiệp của sinh viên có khả năng
dự báo tương đối chuẩn xác các hành vi khởi nghiệp kinh doanh trong tương lai Nghiên cứu của Lương Minh Ngọc (2019) lại cho rằng ý định khởi nghiệp của sinh viên là sự không ngừng chủ động tìm kiêm , nhận dạn, tận dụng và khai thác tốt các cơ hội để bắt đầu tạo lập một doanh nghiệp, thường bắt nguồn từ việc họ nhận ra cơ hội, tận dụng các nguồn lực có sẵn và sự hỗ trợ của môi trường để tạo lập doanh nghiệp của riêng mình ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường
Trong bài nghiên cứu này, tác giả định nghĩa ý định khởi nghiệp của sinh viên là những ý tưởng và dự định của sinh viên trong việc tạo lập một doanh nghiệp cho mình trong tương lai
Trang 331.2.4 Nền tảng lý thuyết và các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
1.2.4.1 Các lý thuyết nghiên cứu
• Thuyết hành vi dự định (TPB)
Thuyết hành vi dự định (TPB) (Ajzen,1991) được phát triển từ lý thuyết hành động hợp lý (TRA) của Ajzen và Fishbein (1975), giả định rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các xu hướng hành vi để thực hiện hành vi đó Theo Ajzen (1991), các xu hướng hành vi được giả sử bao gồm các nhân tố động cơ mà ảnh hưởng đến hành
vi và được định nghĩa như là mức độ nỗ lực mà mọi người cố gắng để thực hiện hành vi
Trang 34- Thái độ của cá nhân đối với hành vi (Attitude Toward Behavior) : Thể hiện
mức độ đánh giá cảm giác tiêu cực hay tích cực của các nhân tố về vấn đề khởi nghiệp Cảm giác này bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm lý và các tình huống đang hiện hữu Ví dụ, một sinh viên có thể có thái độ tích cực đối với việc khởi nghiệp
vì ba mẹ của sinh viên đó là người làm về kinh doanh
- Chuẩn chủ quan (Subjective Norm) : Còn được hiểu là ý kiến của mọi người
xung quanh Chuẩn chủ quan đo lường các áp lực của xã hội mà một cá nhân tự cảm nhận được tác động đến quyết định thực hiện hành vi hay không Ví dụ, cha
mẹ có thể là nhân tố tạo ra áp lực, gây khó khăn cho con cái trong ý định khởi nghiệp của con họ
- Nhận thức về khả năng kiểm soát hành vi (Perceived Behavior Control): Phản
ánh cảm nhận của cá nhân về độ khó dễ trong việc thực hiện hành vi Yếu tố kiểm soát hành vi được nhìn nhận bao gồm hai thành phần: yếu tố bên trong, đề cập đến sự tự tin của cá nhân để thực hiện hành vi và yếu tố bên ngoài, đề cập đến nguồn lực như tài chính, thời gian, môi trường… Ajzen (1991) đề nghị rằng nhân
tố kiểm soát hành vi tác động trực tiếp đến xu hướng thực hiện hành vi và nếu đương sự chính xác trong cảm nhận về mức độ kiểm soát của mình thì kiểm soát hành vi còn dự báo cả hành vi
Suy rộng từ lý thuyết này có thể nhận thấy rằng, để hình thành ý định khởi nghiệp kinh doanh, các sinh viên đều đã phải trải qua một quá trình phân tích, đánh giá cẩn thận,
kỹ lưỡng các khía cạnh có liên quan đến ý định đó
• Lý thuyết về sự kiện khởi nghiệp (SEE)
Trang 35Hình 1.13 Thuyết sự kiện khởi nghiệp - SEE
(Nguồn: Shapero và Sokol,1982)
Mô hình sự kiện khởi nghiệp của Shapero và Sokol (1982) là một mô hình khá cổ điển Tuy nhiên, mô hình này lại được trích dẫn và áp dụng khá nhiều trong các nghiên cứu về khởi nghiệp bởi tính hữu dụng của nó Lý thuyết này chỉ ra rằng các yếu tố hoàn cảnh cá nhân và thái độ của cá nhân đó đối với việc khởi nghiệp, thể hiện bằng hai khía cạnh là cảm nhận của cá nhân về tính khả thi và cảm nhận của cá nhân về mong muốn khởi nghiệp, sẽ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn để thành lập một doanh nghiệp của
họ
Theo mô hình, đa số cá nhân thường có xu hướng không muốn thay đổi trạng thái hiện tại cho đến khi phải đứng trước những lựa chọn khác nhau Shapero cho rằng phần lớn các sự kiện khởi nghiệp của các cá nhân khởi nguồn từ các yếu tố hoàn cảnh và có thể được chia thành ba nhóm: những thay đổi tiêu cực hay còn gọi là các yếu tố đẩy như
Trang 36bị đuổi việc, bất mãn công việc hiện tại, nhập cư ly hôn… những thay đổi tích cực hay còn gọi là yếu tố kéo như có được nguồn hỗ trợ tài chính, tìm được đối tác chiến lược…
và cuối cùng là các yếu tố trung gian như tốt nghiệp ra trường…
Tuy nhiên, quá trình nảy sinh ý định khởi nghiệp khi xuất hiện các yếu tố hoàn cảnh đến lúc thật sự thành lập doanh nghiệp có sự tham gia của hai nhóm yếu tố trung gian là mong muốn và khả thi Cả hai yếu tố này đều tùy thuộc vào nhận thức được hình thành
từ môi trường văn hóa, xã hội, kinh tế của mỗi cá nhân Nói cách khác, mỗi cá nhân phải cảm nhận hành vi khởi nghiệp là mong muốn và khả thi thì quyết định khởi nghiệp mới chính thức được hình thành Yếu tố cảm nhận về mong muốn khởi nghiệp thể hiện suy nghĩ của cá nhân về tính hấp dẫn của việc khởi sự kinh doanh, đồng thời hình thành hệ giá trị của cá nhân đó Hệ thống giá trị của mỗi cá nhân được hình thành từ những giá trị chung của văn hóa cộng đồng, từ ảnh hưởng của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… Theo Shapero và Sokol (1982), để một cá nhân cảm nhận khát khao và mong muốn khởi nghiệp, xã hội phải cho doanh nhân một vị trí và hình ảnh tương xứng, đồng thời các giá trị như sáng tạo, tự chủ, dám mạo hiểm, có trách nhiệm và chấp nhận rủi ro cần được để cao Yếu tố cảm nhận về mong muốn khởi nghiệp của Shapero khá tương đồng với yếu
tố thái độ và chuẩn chủ quan của Ajzen (1991)
Tuy nhiên, yếu tố hoàn cảnh và mong muốn vẫn chưa đủ thuyết phục để thiết lập ý định khởi nghiệp của một cá nhân Vì vậy, cần thêm điều kiện thứ ba là nhìn nhận hành
vi khởi nghiệp là khả thi Theo Shapero và Sokol (1982), các nguồn lực, sự hỗ trợ từ bên ngoài như về tài chính, phương tiện, thông tin, chính sách ưu đãi của chính phủ và địa phương, kinh nghiệm của những người đi trước, tư tưởng về vấn đề lập nghiệp của bố
mẹ, kỹ năng cá nhân… góp phần làm tăng cảm nhận về tính khả thi của cá nhân Yếu tố này gần giống với yếu tố nhận thức kiểm về kiểm soát hành vi của thuyết TPB
Trang 37Khái niệm “cảm nhận về mong muốn khởi nghiệp” và “cảm nhận tính khả thi” có sự tương tác với nhau Nếu nhận thức rằng việc khởi nghiệp là không khả thi thì cá nhân có thể không cảm thấy mong muốn khởi nghiệp Xuất phát từ hai lĩnh vực khác nhau của hai mô hình nghiên cứu thuyết hành vi dự kiến của Ajzen (thuộc lĩnh vực tâm lý học) và thuyết sự kiện khởi nghiệp của Shapero và Sokol (thuộc lĩnh vực khởi nghiệp) đã cung cấp những khái niệm tương đồng và một cơ sở lý luận đủ để nghiên cứu về ý định khởi nghiệp
Tóm lại, các mô hình lý thuyết về dự định khởi nghiệp đã được các nhà nghiên cứu phát triển, kiểm định thực tế và trở thành phương pháp tiếp cận được chấp nhận khá phổ biến và có mức độ tin cậy cao Các nghiên cứu đã được ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về hành vi khởi nghiệp Tuy có các quan điểm khác nhau nhưng các mô hình đều cho phép kết hợp phân tích ba yếu tố quan trọng trong khởi nghiệp: cá nhân, môi trường và nguồn lực để giải thích các nguyên nhân dẫn đến ý định khởi nghiệp Do vậy, tác giả lựa chọn hai mô hình lý thuyết trên làm cơ sở lý luận cho bài nghiên cứu của mình
1.2.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
Các nghiên cứu về khởi nghiệp đã cho thấy ý định khởi nghiệp được xuất phát từ nền tảng của quá trình hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, không phải mọi ý định đều sẽ chuyển thành hành động Ở mỗi một môi trường, hoàn cảnh và thời gian khác nhau, hành
vi và ý định khởi nghiệp cũng sẽ khác nhau Một số nghiên cứu đã cho thấy, phần lớn con người có dự định theo đuổi sự nghiệp kinh doanh của mình từ khi còn trẻ (Ambad
và Damit, 2016) Trong giai đoạn này, những ý tưởng phát sinh và ý định khởi nghiệp của sinh viên mới bắt đầu được hình thành Dựa trên những yếu tố đó, tác giả lựa chon
7 yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
Trang 38• Kỳ vọng bản thân
Theo Krueger và cộng sự (2000) thì kỳ vọng bản thân là những mong muốn, những
hy vọng của cá nhân về khả năng họ có thể thực hiện một hành động nào đó, kỳ vọng càng cao thì ý định khởi nghiệp càng lớn Theo lý thuyết sự kiện khởi nghiệp (EEM) được đề xuất bởi Sokol (1982) thì khởi nghiệp sẽ xuất hiện khi một cá nhân phát hiện ra một cơ hội khởi nghiệp và kỳ vọng vào nó Wenjun Wang và cộng sự (2011) cho rằng,
kỳ vọng của sinh viên về khởi nghiệp là sự khao khát đạt được những mục tiêu mong muốn Dinis và cộng sự (2013) cho rằng, kỳ vọng về sự thành đạt khi còn ngồi trên ghế nhà trường có ảnh hưởng lớn đến việc khởi nghiệp của sinh viên
Do đó, kỳ vọng của bản thân về sự thành đạt thôi thúc con người thực hiện hành vi,
kỳ vọng của sinh viên về việc khởi nghiệp có liên quan đến mức độ tự tin trong việc triển khai các dự án kinh doanh, thành lập doanh nghiệp hay ứng phó với những khó khăn trong quá trình khởi nghiệp, gây dựng sự nghiệp của riêng mình
• Thái độ đối với khởi nghiệp
Theo Ajzen (1991), thái độ đối với hành vi khởi nghiệp thể hiện sự đánh giá tích cực hay tiêu cực, ủng hộ hay phản đối của một cá nhân về hành vi dự định thực hiện Khi sinh viên có thái độ hứng thú với việc khởi nghiệp kinh doanh, nhận thấy lợi ích và khi
có cơ hội và nguồn lực sẽ tiến hành khởi nghiệp Theo Carayannis, Evans và Hanson (2003), thái độ đối với hành vi kinh doanh được đo lường ở hai khía cạnh: lợi thế cá nhân khi là doanh nhân, có lợi cho xã hội khi là doanh nhân Trong khi đó, hầu hết các nghiên cứu đánh giá thái độ ở khía cạnh cá nhân người có ý định kinh doanh Chẳng hạn, nghiên cứu của Linan và Chen (2006) về ý định kinh doanh dựa trên giáo dục tinh thần kinh doanh đo lường thái độ đối với hành vi bằng 4 biến: (1) là một doanh nhân sẽ hơn công dân phổ thông, (2) là một doanh nhân sẽ hơn là một nhân viên, (3) lựa chọn được nghề nghiệp yêu thích, (4) có được sự hài lòng ngay sau khi tốt nghiệp Còn theo Nguyễn Thu
Trang 39khởi sự kinh doanh Thái độ tích cực và niềm đam mê kinh doanh sẽ tác động thuận chiều với ý định khởi nghiệp
Mô hình Boissin và cộng sự (2009) cho thấy thái độ đối với khởi nghiệp và đánh giá hiệu quả bản thân đều có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Schwarz
và cộng sự (2009) tách các phần của thái độ thành các phần như thái độ đối với sự thay đổi, thái độ đối với tiền, thái độ đối với sự cạnh tranh và thái độ đối với khởi nghiệp đều
có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp Thái độ đối với khởi nghiệp đã được chững minh có tác động đến ý định khởi nghiệp, đặc biệt là đối với sinh viên (Nguyễn Quốc Cường, 2021) Nghiên cứu của Nguyễn Đức Phong và cộng sự (2020) đã nhấn mạnh rằng thái độ đối với tinh thần khởi nghiệp và tính cách chủ động ảnh hưởng đến việc khởi nghiệp Theo Nguyễn Văn Định và Cao Thị Sen (2021), thái độ của sinh viên đối với khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp có quan hệ cùng chiều
Dựa trên những nghiên cứu trên, tác giả cho rằng thái độ với hành vi kinh doanh của sinh viên đại học Kinh tế ĐHQGHN cần được đo lường ở phương diện cá nhân người
có ý định kinh doanh trên cơ sở kế thừa thang đo của Linan (2004), Karali (2013), Phan Anh Tú và Trần Quốc Huy (2017), Phan Quan Việt và Trác Anh Hào (2020)…
• Yếu tố vốn tài chính
Theo Mazzarol, Volery, Doss, và Thein (1999), nguồn vốn là một khía cạnh hay một đặc điểm kinh tế Trong nghiên cứu ở đây, nguồn vốn được hiểu là tiền được sử dụng cho hoạt động khởi nghiệp Nguồn vốn có thể đến từ sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè, từ
sự vay mượn, từ sự tiết kiệm của cá nhân hoặc các nguồn hỗ trợ khác Khi bắt đầu khởi nghiệp, các sinh viên thường phải đối mặt với vấn đề huy động nguồn vốn để đầu tư cho
ý tưởng của mình Nếu tiệm cận nguồn tài chính một cách dễ dàng sẽ làm tăng cơ hội khởi nghiệp của sinh viên và ngược lại Theo Đông Nghi và Thiện Minh (2018), nhân tố được cho là quan trọng trong việc hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh để cá nhân triển
Trang 40khai hoạt động kinh doanh vào trong thực tiễn đó là nguồn vốn Quá trình để tiếp cận được với ưu đãi tài chính vẫn là một hành trình vô cùng gian nan đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp
Các nghiên cứu của Fatoki và cộng sự (2010, Perera và cộng sự (2011) thì vốn không hẳn là yếu tố quyết định đến việc một cá nhân có khởi nghiệp hay không nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình biến từ ý định đến hành vi khởi nghiệp Theo kết quả nghiên cứu của Luthje và Franke (2004), Haris và cộng sự (2016), Nguyễn Doãn Chí Luân (2012) đã chỉ ra rằng yếu tố tài chính có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Thái độ khởi nghiệp của cá nhân nào đó sẽ tốt hơn khi họ có nguồn vốn tốt và ngược lại, tuy nhiên không chỉ căn cứ vào nguồn vốn nhàn rỗi mà ngay cả những nguồn vốn mà họ
có thể huy động được (Mamun và cộng sự, 2017)
• Đặc điểm tính cách
Đặc điểm tính cách là đề cập đến những đặc điểm cá nhân nói lên tính cách của doanh nhân Yếu tố này đã được chứng minh là dự đoán cho ý định khởi nghiệp kinh doanh (Shaver và Scott, 1991) Khác với Shaver và Scott (1991), Luthje và Franke (2004), cho rằng đặc điểm tính cách ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp theo ba khía cạnh: Nhu cầu thành đạt, quỹ tích kiểm soát nội bộ và chấp nhận rủi ro Trong đó, nhu cầu thành đạt phản án sự mong muốn thành đạt của cá nhân có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp Kết quả nghiên cứu của Tong và cộng sự (2011), nhu cầu thành đạt là yếu tố tính cách dự báo mạnh nhất về ý định khởi nghiệp Quỹ tích của kiểm soát nội bộ thể hiện mức độ tự tin và quyền lực của cá nhân trong việc kiểm soát các hành vi kinh doanh và kết quả của hành vi đó Khan và cộng sự (2011), cho thấy khi quỹ tích nội bộ được kiểm soát cao, các sinh viên sẽ có thái độ chống lại rủi ro và có khả năng cao để trở thành một doanh nhân Chấp nhận rủi ro là thể hiện sự sẵn sàng đối mặt, chấp nhận những rủi ro gây ra trong quá trình thực hiện hành vi kinh doanh của người khởi nghiệp