1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHQGHN

84 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Quyết Định Làm Thêm Của Sinh Viên Trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Tác giả Nguyễn Vi Anh, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Thúy Hằng
Người hướng dẫn Ths. Trần Thị Thu Hải
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Công trình NCKH
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 138,97 KB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (10)
  • 2. Câu hỏi nghiên cứu (11)
  • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (11)
    • 3.1 Mục đích nghiên cứu (11)
    • 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu (11)
  • 4. Đối tượng nghiên cứu (0)
  • 5. Đối tượng khảo sát (0)
  • 6. Phạm vi nghiên cứu (12)
  • 7. Phương pháp nghiên cứu (12)
  • 8. Kết cấu của đề tài (12)
  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN (18)
    • 1.1. Tổng quan nghiên cứu (0)
      • 1.1.1. Tài liệu trong nước (18)
      • 1.1.2. Tài liệu nước ngoài (21)
    • 1.2. Cơ sở lý luận (13)
      • 1.2.1 Các khái niệm (23)
      • 1.2.2 Các bước để tìm kiếm việc làm thêm (25)
      • 1.2.3. Vai trò của việc làm thêm đối với sinh viên (26)
      • 1.2.4. Khó khăn khi đi làm thêm của sinh viên (28)
      • 1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm (0)
      • 1.2.6 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu dự kiến (0)
  • CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (13)
    • 2.1. Thiết kế quy trình nghiên cứu (38)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng (40)
    • 2.3. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu (48)
      • 2.3.1. Cách thức loại mẫu (48)
      • 2.3.2. Phần mềm xử lý số liệu (48)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (51)
    • 3.1. Khái quát chung về Đại học quốc gia Hà Nội ( ĐHQGHN) (51)
      • 3.1.1. Giới thiệu chung về Đại học quốc gia Hà Nội (51)
      • 3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển (0)
      • 3.1.3. Sứ mệnh - Tầm nhìn 2030 (53)
      • 3.1.4. Các hoạt động đào tạo và nghiên cứu (53)
    • 3.2. Kết quả phân tích dữ liệu (56)
      • 3.2.3 Kết quả phân tích tương quan hồi quy (0)
      • 3.2.4 Kiểm định giả thuyết mô hình nghiên cứu (0)
  • CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP (77)
    • 4.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu (77)
    • 4.2 Giải pháp và kiến nghị (78)
      • 4.2.1 Gia đình cần tạo điều kiện hỗ trợ tìm việc làm thêm và định hướng ngành nghề lâu dài cho sinh viên (0)
      • 4.2.2 Sinh viên cần xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp tương lai (0)
      • 4.2.3 Sinh viên cần nhận thức rõ năng lực bản thân, không ngừng cải thiện, nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm (0)
      • 4.2.4 Sinh viên cần tìm hiểu kĩ, thường xuyên cập nhật thông tin tuyển dụng chính xác về công việc làm thêm (79)
      • 4.2.5 Sinh viên cần sắp xếp thời gian biểu hợp lý đảm bảo cân bằng giữa thời (0)
  • KẾT LUẬN (81)
    • 1. Đóng góp của nghiên cứu (81)
    • 2. Hạn chế của nghiên cứu (81)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (83)

Nội dung

Việc làm thêm đã và đang là một đề tài nóng nhận được sự quan tâm rất lớn từ giới trẻ, đặc biệt là những sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Ngày nay, sinh viên có xu hướng lựa chọn đi làm thêm, thậm chí với nhiều người, đây còn là một phần không thể thiếu trong quãng đời sinh viên. Một công việc bán thời gian mang ý nghĩa rất lớn về mặt tài chính khi nó giúp cho sinh viên vốn phụ thuộc rất nhiều vào khoản tiền chu cấp của gia đình có thể có một khoản thu nhập cá nhân nhất định để chi trả cho các loại chi phí khác bên cạnh việc học. Không những vậy, một công việc bán thời gian là cơ hội tuyệt vời để sinh viên tiếp xúc với môi trường làm việc, bước đầu cảm nhận sự khác biệt của cuộc sống sau đại học và những khác biệt của thực tế công việc với môi trường sư phạm. Ngoài ra, sinh viên còn có thể tích lũy được các kỹ năng, kinh nghiệm sống khi va vấp với đời sống xã hội, nắm bắt những cơ hội và xây dựng những mối quan hệ cho sự nghiệp sau này.

Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi sau:

- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới quyết định đi làm thêm của sinh viên trường Đại học quốc gia Hà Nội và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố?

- Có những giải pháp gì để có thể giúp đỡ sinh viên trong quá trình tìm việc làm thêm?

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích so sánh và tổng hợp thông tin thứ cấp từ các tài liệu sẵn có trên hệ thống cơ sở dữ liệu để hình thành khung lý thuyết, mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu Mặc dù phương pháp nghiên cứu trọng tâm là định lượng để kiểm định giả thuyết, nhưng trước khi nghiên cứu định lượng chính thức nhóm tiến hành điều tra một mẫu nhỏ để kiểm tra chuẩn hóa thước đo và bảng hỏi.

Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện qua điều tra khảo sát Điều tra định lượng chính thức được điều tra bằng bảng hỏi chi tiết trên mẫu là 350 sinh viên của ĐHQGHN, thu thập thông tin cần thiết cho nghiên cứu, các dữ liệu được dùng để đánh giá thước đo, kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.

Nhóm nghiên cứu xử lý số liệu qua phần mềm SPSS để đánh giá giá trị và độ tin cậy của thước đo và sử dụng hồi quy đa biến tuyến tính để kiểm định mô hình và các giả thuyết.

Kết cấu của đề tài

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận

1.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.1 Tổng quan tài liệu trong nước

1.1.2 Tổng quan tài liệu nước ngoài

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

2.1 Phương pháp nghiên cứu: Định lượng

2.2 Quy trình nghiên cứu: (theo phương pháp định lượng)

- Lí thuyết/giả thuyết nghiên cứu:

Giả thuyết H1: Định hướng từ gia đình có tác động thuận chiều đến ý định đi làm thêm của sinh viên đại học quốc gia Hà Nội

Giả thuyết H2: Thu nhập kỳ vọng có tác động thuận chiều đến ý định đi làm thêm của sinh viên đại học quốc gia Hà Nội

Giả thuyết H3: Kinh nghiệm và kĩ năng có tác động thuận chiều đến ý định đi làm thêm của sinh viên đại học quốc gia Hà Nội

Giả thuyết H4: Nơi cư trú có tác động thuận chiều đến ý định đi làm thêm của sinh viên đại học quốc gia Hà Nội

Giả thuyết H5: Thời gian có tác động thuận chiều đến ý định đi làm thêm của sinh viên đại học quốc gia Hà Nội

- Xây dựng mô hình nghiên cứu:

Trên cơ sở các nghiên cứu trước, một thang đo sơ bộ gồm 4 nhân tố được xây dựng để đo lường các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu:

+ Định hướng từ gia đình, gồm 3 biến quan sát: Gia đình có thể sắp xếp việc làm cho bạn và Gia đình chưa chuẩn bị đầy đủ chi tiêu, chi phí sinh hoạt học tập tham gia hoạt động cho bạn ở thành phố.

+ Thu nhập kỳ vọng, gồm 2 biến quan sát: Mức lương làm thêm bạn chọn tương xứng với trình độ của bạn và Mức thu nhập làm thêm tương đối so với chi phí sinh hoạt nếu sinh viên đến Hà Nội học từ một địa phương khác

+ Kinh nghiệm và kĩ năng: gồm 3 biến quan sát: môi trường làm việc partime năng động, dân chủ, khoa học và có trang bị kỹ thuật đầy đủ; công việc làm thêm đánh giá đúng năng lực của bản thân sinh viên; Có nhiều cơ hội việc làm và cải thiện được những kĩ năng cần thiết cho phát triển sự nghiệp sau này

+ Nơi cư trú gồm 2 biến quan sát: Hà Nội nhiều khu vui chơi giải trí hoặc trung tâm thương mại;Hà Nội có hệ thống trạm xá, bệnh viện và trường học đầy đủ

+ Thời gian gồm biến quan sát: Thời gian nhàn rỗi trong một kì học của sinh viên

- Ước lượng mô hình và kiểm định thang đo

- Kiểm định mô hình và phân tích các nhân tố

Bao gồm các nội dung:

 Điều tra khảo sát : Dùng bộ câu hỏi điều tra thăm dò khảo sát online về các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định đi làm thêm sau đó sử dụng công thức hồi quy tuyến tính bội để chỉ ra mức ảnh hưởng.

Sử dụng thang đo likert 5:

Phần câu hỏi dự kiến:

- Lời giới thiệu: mục đích nghiên cứu, việc bảo mật, địa chỉ liên hệ

- Các câu hỏi liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm Đo lường bằng thang đo likert 5

+ Trợ cấp của gia đình cho chi phí sinh hoạt, học tập, tham gia hoạt động + Mức lương tương xứng với trình độ,năng lực

+ Môi trường làm việc part time năng động phù hợp với kĩ năng, năng lực làm việc

+ Nơi ở/trọ có nhiều khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại

+ Thời gian rảnh (không phải lên lớp) trong kỳ học

 Chọn mẫu và quy mô mẫu:

- Chọn mẫu xác suất: chọn mẫu theo cụm: chia ra sinh viên trường ĐH kinh tế, trường ĐH ngoại ngữ,….

- Quy mô mẫu: 300 quan sát trở lên

Sử dụng phần mềm SPSS hỗ trợ để phân tích những số liệu thu thập được qua bộ câu hỏi khảo sát

 Tổng quan về Trường và ảnh hưởng của Trường tới đề tài nghiên cứu

 Thực trạng việc đi làm thêm của sinh viên

 Ảnh hưởng của yếu tố môi trường tới quyết định đi làm thêm

 Lý do nào khiến sinh viên cần đi làm thêm nhất? lý do nào khiến sinh viên quyết định nghỉ làm?

 ( Phân tích các thực trạng rút ra từ kết quả nghiên cứu)

Chương 4: Giải pháp và kiến nghị

 Giải pháp đối với những khó khăn của sinh viên khi đi làm, không đi làm.

 Nhà trường có thể làm gì để giúp sinh viên.

 Bản thân sinh viên cần có quyết định như nào với việc đi làm thêm.

 Đề xuất, suy nghĩ của nhóm với vấn đề này.

Tóm tắt kết quả đã đạt được, so sánh với mục đích và câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN

Cơ sở lý luận

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế quy trình nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, nhóm đã tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu về các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định tìm việc làm thêm của sinh viên, kiểm định các giả thuyết và đo lường mối quan hệ giữa các nhân tố theo quy trình các bước sau: a Xác định mục tiêu nghiên cứu b Xây dựng mô hình nghiên cứu c Xây dựng bảng hỏi d Phỏng vấn thử và tham khảo ý kiến e Điều chỉnh bảng hỏi f Tiến hành điều tra g Phân tích và xử lý số liệu h Đề xuất giải pháp

Xây dựng mô hình nghiên cứu

Phân tích và xử lí dữ liệu Đề xuất giải pháp

Xác định mục tiêu nghiên cứu

Phỏng vấn thử và tham khảo ý kiến Điều chỉnh bảng hỏi

Hình 2: Thiết kế quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tham khảo và tổng hợp

Xác định mục tiêu nghiên cứu: Đề tài của nhóm xác định mục tiêu nghiên cứu là chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tìm việc làm thêm của sinh viên bao gồm yếu tố về gia đình, nơi cư trú, kinh nghiệm và kĩ năng, thu nhập kì vọng và thời gian.

Xây dựng mô hình nghiên cứu: Sau khi đã xác định đề tài và mục tiêu nghiên cứu, nhóm đã xây dựng mô hình nghiên cứu với phương pháp nghiên cứu định lượng.

Xây dựng bảng hỏi: Thiết kế các mẫu câu hỏi dựa trên 5 giả thuyết về các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định tìm việc làm thêm của sinh viên Sau đó, nhóm đã tham khảo ý kiến của giảng viên hướng dẫn và phỏng vấn thử các bạn sinh viên để điều chỉnh bảng hỏi.

Tiến hành điều tra: Nhóm thực hiện khảo sát trên phương diện online thông qua mẫu bảng hỏi đã được xây dựng và điều chỉnh phù hợp.

Phân tích và xử lý dữ liệu: Từ các thông tin thu thập được, nhóm sử dụng phần mềm SPSS.25 hỗ trợ chạy mô hình, xử lý số liệu Từ đó, chọn ra mẫu phù hợp, phân tích để đưa ra kết luận. Đề xuất giải pháp: Từ kết quả nghiên cứu thu được từ quá trình điều tra, nhóm nghiên cứu sẽ kiến nghị một số giải pháp nhằm giúp đỡ sinh viên tìm việc làm thêm phù hợp khi còn tham gia học tập tại trường đại học.

Phương pháp nghiên cứu định lượng

Phương pháp nghiên cứu định lượng là việc thu thập, phân tích thông tin trên cơ sở các số liệu thu được từ thị trường Mục đích của việc nghiên cứu định lượng là đưa ra các kết luận thị trường thông qua việc sử dụng các phương pháp thống kê để xử lý dữ liệu và số liệu.

Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua bảng hỏi chi tiết Mẫu được nghiên cứu có kích thước n = 350 và được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện từ sinh viên của toàn trường Đại học Quốc gia Hà Nội.

Dữ liệu thu thập bằng nghiên cứu định lượng này được sử dụng để đánh giá thước đo và kiểm định các giả thuyết Sau khi được kiểm định độ tin cậy Cronbach alpha thông qua phần mềm SPSS, dữ liệu sẽ được áp dụng vào mô hình hồi quy để kiểm định các giả thuyết để đánh giá mức độ ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên ĐHQGHN.

Quy trình nghiên cứu theo phương pháp định lượng được thực hiện như sau:

Bước 1 Xây dựng bảng hỏi a.Thiết kế bảng hỏi

Công cụ để đo lường trong nghiên cứu này là Thang đo Likert 5 điểm để đo lường các mức độ ảnh hưởng và sẽ được kiểm nghiệm mức độ tin cậy trong các bước tiếp theo

1= Hoàn toàn không ảnh hưởng 2= Không ảnh hưởng

Nhóm câu hỏi 1 Về yếu tố gia đình

Với mục đích đánh giá được mức độ ảnh hưởng của gia đình đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đầu tiên, đánh giá được trợ cấp từ gia đình có đủ để chi tiêu, sinh hoạt học tập, gia đình có cấm cản việc làm thêm hay không Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng xem xét trường hợp gia đình có truyền thống ngành nghề lâu đời nhằm định hướng sinh viên đi theo nghề nghiệp của gia đình trong tương lai, qua đó ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên trong thời điểm hiện tại.

Nhóm câu hỏi này chia làm 3 nhận định nhỏ, thể hiện mức độ trợ cấp của gia đình, quan điểm về việc đi làm thêm và khả năng sắp xếp công việc làm thêm cho sinh viên theo nghề truyền thống.

Nhóm câu hỏi 2: Về yếu tố thu nhập kì vọng

Việc quyết định đi làm thêm không chỉ bị ảnh hưởng vào yếu tố gia đình mà còn phụ thuộc vào thu nhập nhập kì vọng Với nhiều sinh viên thì đây là nhu cầu tất yếu khi quyết định đi làm thêm với mục đích chi tiêu cho sinh hoạt, học tập, vui chơi Hai nhận định của nhóm câu hỏi này thể hiện mức độ ảnh hưởng của mức lương tương xứng với chi tiêu sinh hoạt và năng lực cá nhân.

Nhóm câu hỏi 3: Về yếu tố kinh nghiệm và kỹ năng

Việc tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng, xây dựng các mối quan hệ trong thời gian đi làm thêm là yếu tố quan trọng và là mục đích của hầu hết sinh viên hiện nay Các tiêu chí đánh giá mức độ ảnh hưởng được đưa ra trong bảng hỏi như môi trường làm việc năng động, công việc làm thêm đánh giá năng lực của sinh viên hay việc tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm thêm giúp sinh viên nhận ra được đam mê của mình và có cơ hội phát triển bản thân, nghề nghiệp trong tương lai Qua đó, nhóm nghiên cứu có thể xác định được yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới quyết định đi làm thêm của sinh viên.

Nhóm câu hỏi 4: Về yếu tố nơi cư trú

Môi trường sống là yếu tố tác động đến suy nghĩ và quyết định của tất cả mọi người không ngoại trừ việc quyết định đi làm thêm Nếu như khu vực sinh sống của sinh viên năng động, có nhiều trung tâm thương mại, phương tiện công cộng thuận lợi sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên Từ đó, ảnh hưởng lớn đến ý định sinh viên đi làm thêm Đây là những biến quan sát mà nhóm đã đề xuất vào bảng hỏi.

Nhóm câu hỏi 5: Về yếu tố thời gian

Thời gian là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến ý định đi làm thêm của sinh viên Trước khi tìm việc làm thêm, sinh viên cần cân nhắc về quỹ thời gian nhàn rỗi, khả năng cân bằng giữa việc học và đi làm của bản thân Không chỉ tối ưu hóa được việc học tập trên trường đại học mà sinh viên còn phải có đủ thời gian để đảm bảo số giờ đi làm thêm theo quy định của công việc Đây là những khía cạnh mà nhóm nghiên cứu quan tâm và đưa vào khảo sát.

- Xây dựng bảng thước đo sơ bộ về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên ĐHQGHN

Bảng 1: Thang đo các yếu tố đánh giá mức độ ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên ĐHQGHN

STT Thang đo Kí hiệu

Ý định đi làm thêm của sinh viên YD

1 Đã, đang hoặc có mong muốn đi làm thêm trong tương lai

2 Quan điểm cá nhân về việc sinh viên đi làm thêm

Yếu tố về gia đình GĐ

1 Trợ cấp của gia đình cho chi phí sinh hoạt, học tập, tham gia hoạt động

2 Quan điểm của gia đình về việc làm thêm (cấm cản, khuyến khích)

3 Gia đình có định hướng sẵn về việc làm (ví dụ: làm nghề truyền thống của gia đình, làm trong công ty gia đình, )

Yếu tố về thu nhập kì vọng TN

1 Mức lương tương xứng với trình độ,năng lực TN1

2 Mức lương tương xứng với chi phí sinh hoạt

(đặc biệt nếu là sinh viên đến Hà Nội từ một địa phương khác)

Yếu tố về kinh nghiệm và kỹ năng KN

1 Môi trường làm việc part time năng động phù hợp với kĩ năng, năng lực làm việc

2 Công việc làm thêm giúp đánh giá đúng năng lực thực tế của bản thân

3 Có thêm được nhiều kỹ năng cần thiết từ việc làm thêm cho phát triển sự nghiệp của bạn sau này và mở rộng cơ hội việc làm trong tương lai

Yếu tố về nơi cư trú CT

1 Nơi ở/trọ có nhiều khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại CT1

2 Nơi ở/trọ có hệ thống trạm xá, bệnh viện và trường học

3 Nơi ở/ trọ có phương tiện công cộng thuận tiện CT3

Yếu tố về thời gian TG

1 Thời gian rảnh (không phải lên lớp) trong kỳ học

2 Khả năng cân bằng giữa thời gian học tập và đi làm thêm TG2 b Xây dựng mẫu bảng hỏi

Sau khi chọn và xây dựng thước đo được sử dụng và đo lường các biến,dựa trên các giả thuyết, nhóm nghiên cứu đề xuất các nhóm câu hỏi, xây dựng phiếu điều tra.

Lời giới thiệu trong phần mở đầu của mẫu bảng hỏi là cách thức để nhóm nghiên cứu tiếp cận với người trả lời Nhận thức rõ tầm quan trọng của lời giới thiệu đối với nội dung của phiếu điều tra Nhóm đã trình bày rõ ràng lời giới thiệu nhằm giúp người trả lời nắm bắt được thông tin về mục đích của bài nghiên cứu, ý nghĩa của thông tin được cung cấp Ngôn ngữ trong lời giới thiệu đơn giản, dễ hiểu, giúp người trả lời cảm thấy thoải mái, không bị gò bó đem lại hiệu quả cao cho bài nghiên cứu Thêm nữa, nhóm đã đưa ra cam kết sẽ bảo mật tuyệt đối với thông tin mà người trả lời cung cấp trong phiếu điều tra.

- Sắp xếp trật tự câu hỏi:

Các câu hỏi cần được sắp xếp theo trật tự hợp lí và được chia thành các mục nhỏ. Trong bảng hỏi của nhóm nghiên cứu đảm bảo hai nội dung chính:

● Phần 1: Thông tin chung: Phần này để xác định những câu hỏi liên quan đến người trả lời như đặc điểm, độ tuổi, ngành học để đảm bảo đối tượng điều tra đúng yêu cầu.

Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu

- Các mẫu được chọn cần điền đầy đủ thông tin

- Chỉ chấp nhận các mẫu là sinh viên trong khối trường Đại học quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN)

- Trả lời có tính minh bạch khách quan Thể hiện được suy nghĩ, quan điểm của người được điều tra phỏng vấn đối với các yếu tố

Tất cả những mẫu vi phạm các nguyên tắc trên sẽ bị loại

2.3.2 Phần mềm xử lý số liệu

Nhóm nghiên cứu chủ yếu sử dụng thang đo Likert 5 trong bảng hỏi, tiến hành nghiên cứu, mã hóa, nhập số liệu bằng phần mềm SPSS.25 Các thước đo trong nghiên cứu này được kiểm định thông qua đánh giá độ tin cậy Cronbach alpha để tránh sai sót trong quá trình thu thập phiếu điều tra.

Thông qua các số liệu thu thập được, nhóm nghiên cứu đã thực hiện thống kê mô tả và phân tích số liệu bằng các phương pháp khác nhau (Phương pháp phân tích nhân tốEFA; Phương pháp đánh giá độ tin bằng Cronbach Alpha; Phương pháp phân tích hồi quy đa biến) Đầu tiên đó là việc quan sát số liệu, đưa ra những nhận xét thực tiễn và cơ sở lý thuyết của bài nghiên cứu.

- Thống kê mô tả: Mẫu nghiên cứu cuối cùng được được lựa chọn gồm 300 sinh viên trong khối Đại học quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), sử dụng các lượng như phương sai, độ lệch chuẩn, kết hợp với các công cụ như bảng tần số, đồ thị được sử dụng để mô tả đặc điểm đối tượng phỏng vấn như giới tính, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc.

- Đánh giá giá trị thang đo bằng phân tích EFA: Phân tích đồng thời EFA cho toàn bộ tiêu chí đo lường với phép quay góc Varimax với tiêu chí eigenvalue > 1.0 và chỉ số KMO > 0.5 để tìm ra các nhân tố đại diện cho các biến.

- Đánh giá độ tin cậy của các thước đo bằng hệ số Cronbach Alpha:

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành đánh giá độ tin cậy của thước đo qua Cronbach Alpha cho từng nhóm biến quan sát thuộc các yếu tố khác nhau. Đánh giá độ tin cậy để loại biến rác( là những biến chúng ta nghĩ rằng có thể đo lường được khái niệm nhưng thực chất nó không có quan hệ gì với các biến đo lường khác) Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), độ tin cậy Cronbach Alpha phải nằm trong khoảng từ 0.6 đến 1.0 để đảm bảo các biến trong cùng một yếu tố có tương quan về ý nghĩa Hệ số Cronbach Alpha càng lớn thì độ tin cậy càng cao Tuy nhiên nếu hệ số này quá lớn (>0.95) thì lại cho thấy nhiều biến trong thước đo không có gì khác biệt Hệ số Cronbach Alpha từ 0.7 đến 0.8 là thước đo có thể sử dụng được, thước đo có hệ số Cronbach Alpha từ 0.8 trở lên là thước đo lường tốt, các thước đo có hệ số Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên cũng có thể sử dụng trong bối cảnh nghiên cứu là mới hoặc mới với người được điều tra Trong nghiên cứu này, thước đo có Cronbach Alpha từ 0.6 được đánh giá và cân nhắc coi là tin cậy.

Nhóm nghiên cứu tiến hành kiểm tra “hệ số tương quan biến tổng” Trong mỗi thước đo, hệ số tương quan biến tổng thể hiện sự tương quan giữa một biến quan sát với tất cả các biến quan sát khác trong thước đo Hệ số này càng cao thì sự tương quan của biến với các biến khác càng cao, hệ số này cho biết biến quan sát nào cần giữ lại và biến quan sát nào cần bỏ Nhóm nghiên cứu tiến hành loại khỏi thước đo các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 vì các biến quan sát này được coi là biến rác Những biến quan sát nào có chỉ số Cronbach Alpha nếu loại biến lớn hơn chỉ số Cronbach Alpha chung của thước đo thì có thể xem xét kiến nghị loại bỏ biến quan sát đó khỏi thước đo Thước đo chính thức được xây dựng và cấu trúc lại dựa trên những biến quan sát có đủ độ tin cậy.

- Phân tích hồi quy đa biến:

Sau khi phân tích tương quan, nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích hồi quy đa biến theo phương pháp Enter với mức ý nghĩa 5% để kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu, cũng như xác định cường độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc Các biến kiểm soát được thêm vào mô hình. Phương pháp hồi quy được sử dụng ở đây là phương pháp bình phương bé nhất thông thường OLS Hệ số xác định R2 điều chỉnh được dùng để xác định độ phù hợp của mô hình, kiểm định F dùng để khẳng định khả năng mở rộng mô hình này áp dụng cho tổng thể cũng như kiểm định t để bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0.

Hồi quy đa biến được thực hiện để kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu, đồng thời xác định tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên.

- Yi: Biến phụ thuộc quyết định đi làm thêm

- Xn: biến độc lập thứ n

- βo + β1 X1 + β2k: hệ số hồi quy riêng phần

- ei: sai số của phương trình hồi quy.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Khái quát chung về Đại học quốc gia Hà Nội ( ĐHQGHN)

3.1.1 Giới thiệu chung về Đại học quốc gia Hà Nội Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN - tên giao dịch bằng tiếng Anh: Vietnam National University, Hanoi; viết tắt là VNU) là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; ngang tầm khu vực, dần đạt trình độ quốc tế; đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, phù hợp với xu hướng phát triển giáo dục đại học tiên tiến. Đại học quốc gia Hà Nội tọa lạc tại 144 đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: 024 3754 7670

Email: media@vnu.edu.vn

Website: http://www.vnu.edu.vn/ Đại học quốc gia Hà Nội bao gồm 8 Trường đại học trực thuộc:

● Trường ĐH Khoa học tự nhiên

● Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn

● Khoa Quản trị và kinh doanh

● Khoa các khóa học liên ngành

3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

- Tháng 5/1906: Đại học Đông Dương được thành lập đặt trụ sở tại số 19 phố

Lê Thánh Tông, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội

- Tháng 11/1945: Khai giảng khóa đầu tiên của trường Đại học Quốc gia Việt Nam

- Năm 1951: Trường Khoa học Cơ bản là tiền thân của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được thành lập

- Tháng 6/1956: Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội được thành lập.

- Năm 1967: Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội được thành lập trên cơ sở Khoa Ngoại ngữ của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

- Năm 1993-2000: ĐHQGHN được thành lập trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại 3 trường đại học lớn ở Hà Nội: Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I và Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, ĐHQGHN không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu là xây dựng trường trọng điểm của quốc gia, làm nòng cốt cho sự nghiệp giáo dục nguồn nhân lực chất lượng cao cho nước nhà Sinh viên trường ĐHQGHN được đào tạo bài bản, không chỉ tiếp thu kiến thức trong quá trình tham gia học tập, nghiên cứu khoa học tại trường mà còn tích lũy các kinh nghiệm, kĩ năng thực tế từ các hoạt động xã hội, công việc làm thêm Trường ĐHQGHN được biết đến là trường đại học hàng đầu của Việt Nam, với khung giáo dục đào tạo theo chuẩn quốc tế và định hướng đảm bảo đầu ra công việc cho sinh viên theo đúng ngành nghề Vì vậy, sinh viên của trường ĐHQGHN luôn xác định được mục tiêu nghề nghiệp tương lai rõ ràng, dễ dàng tìm kiếm công việc làm thêm phù hợp với năng lực của bản thân.

3.1.3 Sứ mệnh - Tầm nhìn 2030 a Sứ mệnh Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao tri thức đa ngành, đa lĩnh vực; góp phần xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước; làm nòng cốt và đầu tàu trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. b Tầm nhìn 2030

Trở thành trường đại học hàng đầu Việt Nam với định hướng nghiên cứu, đa ngành, đa lĩnh vực có tính hội nhập cao, trong đó, một số trường đại học, viện nghiên cứu thành viên thuộc các lĩnh vực khoa học cơ bản, công nghệ cao và kinh tế - xã hội mũi nhọn đạt trình độ tiên tiến châu Á.

3.1.4 Các hoạt động đào tạo và nghiên cứu

 Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) là trung tâm đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng, giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội - nhân văn, giữa khoa học và công nghệ để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài và thực hiện một số nhiệm vụ nghiên cứu trọng điểm về khoa học cơ bản, công nghệ cao và kinh tế xã hội mũi nhọn; cung cấp các luận cứ, kết quả nghiên cứu KHCN tầm cỡ quốc gia và tiếp cận chuẩn quốc tế cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

 ĐHQGHN là đơn vị hàng đầu về nghiên cứu khoa học công nghệ ở Việt Nam Với quan điểm giảng viên là nhà khoa học, đào tạo dựa vào nghiên cứu và nghiên cứu phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo, nguồn nhân lực thực hiện các hoạt động nghiên cứu KHCN ở ĐHQGHN không chỉ có nghiên cứu viên mà bao gồm các giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên đại học Nghiên cứu khoa học công nghệ thường xuyên được triển khai ở 8 trường đại học thành viên, 5 viện nghiên cứu và các trung tâm Các hoạt động KHCN của ĐHQGHN được gắn kết với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tạo ra các sản phẩm KHCN đỉnh cao, có tính ứng dụng cao, đáp ứng nhu cầu cao của xã hội.

 Các kết quả nghiên cứu của ĐHQGHN luôn được xã hội đánh giá cao. Nhiều sản phẩm KHCN đã tiếp cận trình độ khu vực và quốc tế, có giá trị thực tiễn cao vừa có đóng góp quan trọng cho phát triển khoa học cơ bản của thế giới vừa được triển khai ứng dụng ở trong nước Đặc biệt, nhiều công trình nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực KHXH&NV đã thực hiện tốt Nghị quyết của Hội nghị BCH Trung ương lần thứ tư khóa VIII, “bảo đảm luận cứ khoa học cho việc xây dựng các định hướng chiến lược, chính sách, chủ trương, kế hoạch, quy hoạch phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước” Ngoài ra ĐHQGHN còn thực hiện nhiệm vụ làm đầu mối thông tin cho Hội đồng Lý luận Trung ương ĐHQGHN đã triển khai nhiều chương trình, dự án, đề tài KHCN quan trọng, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc như các công trình về “Luận cứ khoa học lịch sử, địa lý và pháp lý của nước CHXHCN Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, “Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam bộ, biên giới Tây Nam”

 Các lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ của ĐHQGHN rất rộng và đa dạng, từ những vấn đề của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn, luật, kinh tế đến những nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao Các lĩnh vực nghiên cứu mà ĐHQGHN có thế mạnh là:

 Khoa học cơ bản: Toán, Lý, Hóa, Sinh học, Các khoa học trái đất – môi trường.

 Công nghệ tiên tiến: Công nghệ sinh học, Công nghệ và khoa học vật liệu, Công nghệ nano và khoa học sự sống, Công nghệ thông tin, Công nghệ điện tử viễn thông,…

 Khoa học xã hội và nhân văn: Lịch sử, Ngôn ngữ, Khu vực học, Ngoại ngữ, Tâm lý, Triết học, Văn học, Luật, Kinh tế…

 Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

 Thế mạnh và khả năng tích hợp tri thức đa ngành, đa lĩnh vực của ĐHQGHN đã được phát huy hiệu quả trong các nghiên cứu liên ngành như: Nghiên cứu y dược học phục vụ nâng cao sức khỏe, chữa bệnh; nghiên cứu xây dựng, phát triển, bảo tồn văn hóa và chứng minh giá trị toàn cầu các di sản của dân tộc như Khu động Phong Nha Kẻ Bàng, Khu Hoàng thành Thăng Long, Đô thị cổ Hội An và Cố đô Huế, tạo tiền đề rất quan trọng, quyết định để UNESCO công nhận di sản thiên nhiên và di sản văn hóa thế giới ĐHQGHN cũng đã có những đóng góp quan trọng vào phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai, tiên phong nghiên cứu và xây dựng ngành biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

Nguồn: Tổng hợp tại website: http://vnu.edu.vn/

Kết quả phân tích dữ liệu

Nhóm đã tiến hành khảo sát các yếu tố có ảnh hưởng đến ý định làm thêm của sinh viên trường ĐHQGHN.

Tổng số phiếu phát ra: 362 phiếu Tổng số phiếu thu về 360 phiếu

Tổng số phiếu hợp lệ là 354 phiếu gồm phiếu online và phiếu trực tiếp Có 6 phiếu không hợp lệ do không phù hợp với phạm vi nghiên cứu mà nhóm đặt ra. b Thống kê mô tả thông tin chung

Thông tin chung của sinh viên được khảo sát thống kê trong bảng sau:

Bảng 3.1 Thông tin về đối tượng khảo sát

STT Thông tin mẫu Tần suất Phần trăm

1 Trường Đại học Đại học Kinh tế 104 29.4 Đại học Ngoại ngữ 37 10.4 Đại học Khoa học tự nhiên

55 15.5 Đại học Xã hội và nhân văn

29 8.2 Đại học Giáo dục 36 10.2 Đại học Công nghệ 62 17.5

Sau khi kiểm tra tần số của các thông tin chung, nhóm nghiên cứu nhận thấy số lượng mẫu N = 354 và giá trị hợp lệ là 354 Các số liệu khảo sát mà nhóm thu thập được tương đối phù hợp và đầy đủ Cụ thể như sau:

Tổng số mẫu khảo sát là 354, thu về 354 mẫu Trong đó có 104 mẫu chiếm 29.4% là sinh viên Đại học Kinh tế tham gia thực hiện khảo sát Số sinh viên tham gia khảo sát tập trung nhiều ở trường ĐHKT, nguyên nhân là do nhóm nghiên cứu đang học tập tại đây, dễ dàng tiếp cận với các đối tượng nghiên cứu để thực hiện khảo sát.

Năm tư với 104 mẫu chiếm 29.4% và năm nhất với 75 mẫu chiếm 22.3%. Nguyên nhân có sự chênh lệch lớn về số lượng sinh viên làm khảo sát năm tư so với năm nhất là do số lượng sinh viên cân nhắc về vấn đề đi làm thêm không nhiều.

Cũng theo khảo sát, có 243 mẫu chiếm 67,1% sinh viên có ý định đi làm thêm và 111 mẫu chiếm 32.9% sinh viên không có ý định đi làm thêm. c Thống kê mô tả từng thang đo cụ thể

Nhóm nghiên cứu thực hiện phân tích dữ liệu thu thập được bằng cách sử dụng phương pháp thống kê mô tả của phần mềm SPSS.25 Tính giá trị trung bình của các yếu tố trong bảng khảo sát Sau đó so sánh với giá trị trung bình chung, và cuối cùng đưa ra được yếu tố có ảnh hưởng nhất đến quyết định đi làm thêm của sinh viên.

Giá trị trung bình của các thang đo như sau:

● Yếu tố về gia đình

Bảng 3.2 Giá trị trung bình của các yếu tố trong thang đo Gia đình

Trung bình 2.85 2.73 2.55 Độ lệch chuẩn 1.196 1.086 1.138

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tính toán

Giá trị trung bình của thang đo GĐ là: Mean (GĐ) = 2.71

Từ kết quả thu được cho thấy, các thang đo có giá trị trung bình nhỏ hơn giá trị trung bình của GĐ 2.71 là GĐ3: Gia đình có định hướng sẵn về việc làm

Bảng 3.3 Giá trị trung bình của các yếu tố trong thang đo Thu nhập

Trung bình 3.16 3.15 Độ lệch chuẩn 1.135 1.141

Giá trị trung bình của thang đo TN là: Mean (TN) = 3.155

Từ kết quả thu được cho thấy, không có thang đo nào có giá trị trung bình nhỏ hơn giá trị trung bình của TN là 3.155

● Về kỹ năng, kinh nghiệm

Bảng 3.4 Giá trị trung bình của các yếu tố trong thang đo Kỹ năng, kinh nghiệm

Trung bình 3.22 3.13 3.36 Độ lệch chuẩn 1.132 1.070 1.182

Giá trị trung bình của thang đo KN là: Mean (KN) = 3.236

Từ kết quả thu được cho thấy, các thang đo có giá trị trung bình nhỏ hơn giá trị trung bình của KN 3.236 là: KN1: Công việc làm thêm giúp đánh giá đúng năng lực thực tế của bản thân, KN2: Có thêm được nhiều kỹ năng cần thiết từ việc làm thêm cho phát triển sự nghiệp của bạn sau này và mở rộng cơ hội việc làm trong tương lai

Bảng 3.5 Giá trị trung bình của các yếu tố trong thang đo Nơi cư trú

Trung bình 2.89 2.86 2.86 Độ lệch chuẩn 1.130 1.138 1.163

Giá trị trung bình của thang đo CT là: Mean (CT) = 2.87

Từ kết quả thu được cho thấy, các thang đo có giá trị trung bình nhỏ hơn giá trị trung bình của CT 2.87 là CT2: Nơi ở/trọ có hệ thống trạm xá, bệnh viện và trường học, CT3: Nơi ở/ trọ có phương tiện công cộng thuận tiện

Bảng 3.6 Giá trị trung bình của các yếu tố trong thang đo Thời gian

Trung bình 3.29 3.27 Độ lệch chuẩn 1.157 1.166

Giá trị trung bình của thang đo TG là: Mean (TG) = 3.28

Từ kết quả thu được cho thấy, các thang đo có giá trị trung bình nhỏ hơn giá trị trung bình của TG 3.28 là: TG2: Khả năng cân bằng giữa thời gian học tập và đi làm thêm

3.2.2 Kết quả kiểm định và đánh giá thang đo

Công cụ Cronbach Alpha được dùng để đánh giá độ tin cậy của từng yếu tố trong thang đo.

3.2.2.1 Hệ số tin cậy Cronbach Alpha

Các yếu tố- biến được nhóm với nhau theo mô hình đề xuất Độ tin cậy của nhóm biến được xác định bằng Cronbach Alpha, mức chấp nhận của Cronbach Alpha là 0.6 a Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach Alpha của nhóm yếu tố gia đình (GĐ)

Bảng 3.7 Kết quả kiểm định độ tin cậy nhóm yếu tố gia đình

Kiểm định độ tin cậy

Trung bình thang đo nếu biến bị loại

Phương sai thang đo nếu biến bị loại

Tương quan biến-Tổng hiệu chỉnh

Cronbach's Alpha nếu biến bị loại

Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (>=0.3) Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.738 >= 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy. b Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của nhóm yếu tố thu nhập (TN)

Bảng 3.8 Kết quả kiểm định của nhóm yếu tố thu nhập

Kiểm định độ tin cậy

Trung bình thang đo nếu biến bị loại

Phương sai thang đo nếu biến bị loại

Cronbach's Alpha nếu biến bị loại

Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp ( >= 0.3) Hệ số Cronbach Alpha = 0.797 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy. c Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha của nhóm yếu tố kỹ năng, kinh nghiệm (KN)

Bảng 3.9 Kết quả kiểm định của nhóm yếu tố kỹ năng, kinh nghiệm

Kiểm định độ tin cậy

Trung bình thang đo nếu biến bị loại

Phương sai thang đo nếu biến bị loại

Tương quan biến- Tổng hiệu chỉnh

Cronbach's Alpha nếu biến bị loại

Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (>= 0.3) Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.876 >= 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy. d Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của nhóm yếu tố nơi cư trú (CT)

Bảng 3.10 Kết quả kiểm định của nhóm yếu tố nơi cư trú

Kiểm định độ tin cậy

Trung bình thang đo nếu biến bị loại

Phương sai thang đo nếu biến bị loại

Tương quan biến- Tổng hiệu chỉnh

Cronbach's Alpha nếu biến bị loại

Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (>= 0.3) Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.824 >= 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy. e Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của nhóm yếu tố thời gian (TH)

Bảng 3.11 Kết quả kiểm định của nhóm yếu tố thời gian

Kiểm định độ tin cậy

Trung bình thang đo nếu biến bị loại

Phương sai thang đo nếu biến bị loại

Tương quan biến-Tổng hiệu chỉnh

Cronbach's Alpha nếu biến bị loại

THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu đề xuất 5 nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định tìm việc làm thêm của sinh viên Đó là các nhân tố: Gia đình, kinh nghiệm và kỹ năng, thu nhập kỳ vọng, thời gian và nơi cư trú với 13 biến quan sát.

Qua quá trình phân tích quyết định tìm việc làm thêm sinh viên và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố trong phạm vi nghiên cứu là trường ĐHQGHN Nhóm nghiên cứu nhận thấy phần lớn sinh viên của trường đều đã và đang tham gia công việc làm thêm, trở thành lực lượng lao động xã hội.

Thông qua việc kiểm định các giả thuyết bằng phân tích sự tương quan các hàm hồi quy Nhóm nghiên cứu đã đưa ra kết luận về các yếu tố có ảnh hưởng đến ý định tìm việc làm thêm của sinh viên trường ĐHQGHN, trong đó các biến kinh nghiệm và kỹ năng, thu nhập kì vọng, thời gian và nơi cư trú là những nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất và có tác động thuận chiều đến ý định tìm việc Trong các yếu tố có ảnh hưởng đến ý định tìm việc làm thêm của sinh viên, kinh nghiệm và kỹ năng là nhân tố có mức độ tác động mạnh nhất Từ đó cho thấy, sinh viên có mong muốn đi làm thêm để có thể tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm và kĩ năng tạo cơ hội nghề nghiệp trong tương lai Nguyên nhân là do số tiết học thực hành không nhiều khi học tập tại trường đại học nên sinh viên mong muốn đi làm thêm để học hỏi và nâng cao kĩ năng thực tế. Bên cạnh đó, yếu tố về gia đình có tác động ngược chiều đến ý định tìm việc làm thêm của sinh viên Bởi lẽ chi tiêu của gia đình có ảnh hưởng lớn đến ý định tìm việc partime của sinh viên Nếu gia đình chuẩn bị đầy đủ chi tiêu, chi phí sinh hoạt học tập cho sinh viên tại thành phố thì sinh viên càng không có ý định đi làm thêm.

Ngoài ra, sau khi phân tích và đánh giá, các giả thuyết mà nhóm nghiên cứu đưa ra trong mô hình nghiên cứu đều được chấp nhận.

Giải pháp và kiến nghị

Qua khảo sát và đánh giá của nhóm về các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định đi làm thêm của sinh viên trường ĐHQG Hà Nội, nhóm nghiên cứu xin đề xuất một số giải pháp sau:

4.2.1 Gia đình cần tạo điều kiện hỗ trợ tìm việc làm thêm và định hướng ngành nghề lâu dài cho sinh viên.

Gia đình là yếu tố quan trọng tác động đến tâm lý và lối sống của các thành viên trong gia đình Gia đình chính là một trong những động lực vững chắc thúc đẩy sinh viên đưa ra quyết định đi làm thêm khi đang tham gia học tập tại trường Vì vậy, gia đình cần luôn tạo điều kiện, môi trường thuận lợi hỗ trợ sinh viên tìm được công việc làm thêm phù hợp với sở thích, năng lực Một số gia đình cần khắc phục tư tưởng cổ hủ cấm cản sinh viên đi làm thêm.

Ngoài ra, tìm kiếm được công việc làm thêm phù hợp còn là bước đệm cho những thành công trong tương lai lâu dài Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc làm thêm đối với sinh viên trong thời đại ngày nay, gia đình cần luôn đồng hành và đưa ra những định hướng cần thiết về nghề nghiệp sau này của sinh viên trên cơ sở lựa chọn việc làm thêm.

4.2.2 Sinh viên cần xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp tương lai

Việc xác định rõ mục tiêu, định hướng nghề nghiệp tương lai là điều cần thiết và quan trọng đối mọi học sinh, sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường Khi có một mục tiêu rõ ràng, sinh viên sẽ biết được mình nên làm gì, muốn gì và tập trung vào hoàn thành, ưu tiên các việc quan trọng, không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ, kỹ năng Trong quá trình xác định mục tiêu,mỗi sinh viên sẽ nhận thức rõ về đam mê, thế mạnh của mình trong từng lĩnh vực riêng,vì vậy sẽ chọn đi làm thêm những công việc có liên quan đến ngành nghề, sở thích của bản thân Làm việc với đúng mục tiêu, đúng đam mê sẽ giúp sinh viên nhiệt huyết cống hiến hết mình với công việc.

Hơn nữa, mục tiêu nghề nghiệp cũng là vấn đề mà nhà tuyển dụng đặc biệt quan tâm khi sinh viên ứng tuyển vào một vị trí nào đó Đó là tiêu chí đánh giá của nhà tuyển dụng với ứng viên, thể hiện được cá tính của cá nhân, những tích lũy về kinh nghiệm của sinh viên trong thời gian đi làm thêm Mục tiêu nghề nghiệp cần được trình bày rõ ràng trong bản lý lịch (Curriculum Vitae) Điều này cũng giúp nhà tuyển dụng đánh giá liệu bạn có thực sự phù hợp với vị trí ứng tuyển không.

4.2.3 Sinh viên cần nhận thức rõ năng lực bản thân, không ngừng cải thiện, nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm

Khi đang học tập tại giảng đường đại học, đa phần sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm thực chiến Nếu không có kinh nghiệm, kỹ năng thực tế, năng lực bản thân còn hạn chế thì để có một công việc tốt với một mức lương như mong muốn là điều không thể Chính vì thế, mỗi sinh viên cần nhận thức rõ bản thân mình là ai, năng lực trình độ của mình tới đâu để không ngừng cải thiện, trau dồi những kỹ năng mà mình còn thiếu sót. Để tích lũy những kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết, mỗi sinh viên cần tích cực tham gia các hoạt động xã hội của Đoàn, Trường tổ chức hay tham gia vào lực lượng lao động đi làm thêm Khi tham gia các hoạt động đó, sinh viên sẽ được tiếp xúc với nhiều người, với nhiều tình huống khác nhau đòi hỏi phải khéo léo xử lý một cách khôn ngoan Đó là cơ hội để sinh viên có thể học hỏi kinh nghiệm về chuyên môn từ những người giỏi hơn Đây chính là bước đệm giúp sinh viên sẽ nhận thức rõ những gì mình đã học được khi đi làm thêm chính là những kỹ năng thiết thực mà có thể áp dụng vào đời sống, vào môi trường làm việc sau này.

4.2.4 Sinh viên cần tìm hiểu kĩ, thường xuyên cập nhật thông tin tuyển dụng chính xác về công việc làm thêm.

Những thông tin tuyển dụng thường xuyên được cập nhật một cách chi tiết tại bản mô tả công việc Trong bản mô tả đó, sẽ bao gồm thông tin chung về doanh nghiệp hay công ty, mô tả về công việc cần tuyển dụng, yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm của ứng viên, và chế độ đãi ngộ Đây là những thông tin mà sinh viên cần cập nhật thường xuyên để nắm rõ Việc tìm hiểu kỹ thông tin tuyển dụng của việc làm thêm hay việc làm trong tương lai là rất cần thiết Dựa vào đó, chúng ta sẽ biết được nhà tuyển dụng đang cần gì, công việc đó yêu cầu trình độ ra sao, mức lương, đãi ngộ như nào sau đó so sánh với mong muốn, nhu cầu của bản thân, xem xét công việc đó có phù hợp với sinh viên hay không.

Giả sử với một công việc mà sinh viên yêu thích thì khi tìm hiểu kỹ thông tin tuyển dụng là một cách giúp sinh viên nhận ra được những thiếu sót để cải thiện Qua đó cũng tăng khả năng ứng tuyển thành công vào công việc, vị trí mong muốn.

4.2.5 Sinh viên cần sắp xếp thời gian biểu hợp lý đảm bảo cân bằng giữa thời gian đi làm thêm và học tập. Đối với hầu hết sinh viên thì việc sắp xếp thời gian để đảm bảo cân bằng giữa đi làm thêm và học tập trên trường là điều rất quan trọng Vì vậy, việc lập kế hoạch cho các công việc trong tuần, tháng là vô cùng cần thiết.

Sắp xếp thời gian biểu hợp lý sẽ giúp sinh viên có cái nhìn tổng quát về những việc mình cần phải làm để phân bổ thời gian giữa lịch học tập và lịch làm thêm Bên cạnh đó, cũng giúp sinh viên tận dụng và tối ưu thời gian cho những mảng công việc khác nhau.

Trong môi trường làm việc tại các doanh nghiệp sau này, nếu không thể sắp xếp thời gian phù hợp, mỗi sinh viên sẽ gây ra những hệ lụy đối với hiệu quả của công việc Ngoài ra, sắp xếp thời gian biểu không hợp lí còn gây ra sự mất cân bằng trong công việc và cuộc sống Vì vậy, kỹ năng lên kế hoạch cho từng mốc thời gian trong ngày, tuần chính là hành trang mà mỗi sinh viên phải trang bị cho mình trước khi tham gia vào hoạt động thực tiễn, nơi luôn đòi hỏi những nguyên tắc, kỉ luật và tính chính xác về thời gian.

Ngày đăng: 12/06/2023, 21:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w