1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TỈNH BẮC NINH

135 5 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại tỉnh Bắc Ninh
Tác giả Ngô Cảnh Hoàng Giang
Người hướng dẫn ThS. Phạm Nhật Linh
Trường học Đại học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 3,47 MB

Nội dung

Xác định vấn đề nghiên cứu và sự cần thiết của nghiên cứu Trong bối cảnh quy định về sản phẩm xanh quá ít, cộng với mối lo ngại về thực phẩm nhiễm độc, ô nhiễm môi trường cùng với mối q

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TỈNH BẮC

NINH

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS Phạm Nhật Linh

SINH VIÊN THỰC HIỆN: Ngô Cảnh Hoàng Giang

MÃ SINH VIÊN: 19051456

HÀ NỘI, 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TỈNH BẮC NINH

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THS PHẠM NHẬT LINH GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN:

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGÔ CẢNH HOÀNG GIANG LỚP: QH – 2019E QTKD CLC 1

HỆ: CHÍNH QUY

Hà Nội, Năm 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại tỉnh Bắc Ninh” do em nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề, vận dụng kiến thức

đã học và trao đổi với giảng viên hướng dẫn, bạn bè

Những số liệu, tài liệu được sử dụng trong luận văn có chỉ rõ nguồn trích dẫn trong danh mục tài liệu tham khảo và kết quả khảo sát điều tra của cá nhân

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng, các số liệu và kết quả trong bài luận này là trung thực

Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2023

Người thực hiện

Giang Ngô Cảnh Hoàng Giang

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Kinh

tế - ĐHQGHN, đặc biệt là Viện Quản trị Kinh Doanh đã cho em cơ hội thực hiện bài nghiên cứu này

Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến ThS Phạm Nhật Linh, người

đã hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình thực hiện bài khóa luận

Em cũng xin cảm ơn các anh/chị/cô/chú đã thực hiện bài khảo sát, thông qua cho em được sử dụng thông tin để thực hiện nghiên cứu đề tài của mình

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới những người thân và bạn bè đã ủng

hộ, giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu để em đạt thành quả như ngày hôm nay

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT 1

DANH MỤC BẢNG 2

DANH MỤC HÌNH 3

DANH MỤC BIỂU ĐỒ 4

MỞ ĐẦU 5

1 Tính cấp thiết của đề tài 5

1.1 Bối cảnh quốc tế 5

1.2 Bối cảnh trong nước 6

1.3 Xác định vấn đề nghiên cứu và sự cần thiết của nghiên cứu 8

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 9

2.1 Mục tiêu chung 9

2.2 Mục tiêu cụ thể 9

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10

4 Câu hỏi nghiên cứu 10

5 Phương pháp nghiên cứu 10

6 Đóng góp của đề tài 12

6.1 Về mặt khoa học 12

6.2 Về mặt thực tiễn 12

6.3 Tính mới của đề tài 12

7 Kết cấu của đề tài 13

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 15

1.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu nước ngoài 15

1.2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu trong nước 18

1.3 Khoảng trống nghiên cứu 19

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN 21

2.1 Các khái niệm 21

2.1.1 Sản phẩm xanh 21

2.1.1.1 Khái niệm và ý nghĩa của sản phẩm xanh 21

2.1.1.2 Lợi ích của sản phẩm xanh: 24

2.1.2 Tiêu dùng xanh 24

Trang 6

2.1.2.1 Khái niệm tiêu dùng xanh 24

2.1.2.2 Lợi ích của tiêu dùng xanh 26

2.1.2.3 Tiêu dùng xanh tại Việt Nam 27

2.1.3 Hành vi tiêu dùng 29

2.1.4 Hành vi tiêu dùng xanh 30

2.2 Một số mô hình lý thuyết 31

2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất 33

2.3.1 Ý thức về môi trường 33

2.3.2 Niềm tin sản phẩm xanh 35

2.3.3 Sự sẵn có 35

2.3.4 Nhận thức kiểm soát hành vi 36

2.3.5 Chuẩn mực chủ quan 37

2.3.6 Giá cả 38

CHƯƠNG III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 41

3.2 Quy trình và phương pháp nghiên cứu 43

3.2.1 Quy trình nghiên cứu 43

3.2.2 Phương pháp nghiên cứu 45

3.2.3 Thang đo nghiên cứu 46

3.3 Thu thập dữ liệu 49

3.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 50

3.4.1 Xử lý số liệu 50

3.4.2 Phân tích số liệu 51

3.4.2.1 Phương pháp thống kê mô tả 51

3.4.2.2 Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha 51

3.4.2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) 51

3.4.2.4 Phân tích hệ số tương quan Pearson-r (Pearson Correlation Coefficient) 52

3.4.2.5 Phân tích hồi quy đa biến 52

3.4.2.6 Kiểm định Independent-Samples T-Test 53

3.4.2.7 Phân tích phương sai (ANOVA) 54

Trang 7

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 57

4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu 57

4.1.1 Giới tính người tiêu dùng 57

4.1.2 Độ tuổi 57

4.1.3 Trình độ học vấn 58

4.1.4 Thu nhập bình quân 59

4.2 Phân tích độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha 60

4.2.1 Kiểm định độ tin cậy cho biến độc lập “Giá cả” 61

4.2.2 Kiểm định độ tin cậy cho biến độc lập “Chuẩn mực chủ quan” 62

4.2.3 Kiểm định độ tin cậy cho biến độc lập “Niềm tin sản phẩm xanh” 62

4.2.4 Kiểm định độ tin cậy cho biến độc lập “Ý thức về môi trường” 63 4.2.5 Kiểm định độ tin cậy cho biến độc lập “Nhận thức kiểm soát hành vi” 64

4.2.6 Kiểm định độ tin cậy cho biến độc lập “Sự sẵn có” 65

4.2.7 Kiểm định độ tin cậy cho biến phụ thuộc “Hành vi tiêu dùng xanh” 66

4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) 67

4.3.1 Phân tích nhân tố với các biến độc lập 67

4.3.2 Phân tích nhân tố với biến phụ thuộc 73

4.4 Kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phân tích hồi quy 74

4.4.1 Phân tích hệ số tương quan Pearson Correlation 74

4.4.2 Phân tích hồi quy, kiểm định mô hình và kiểm định lý thuyết 78

4.5 Kiểm định sự khác biệt về hành vi tiêu dùng xanh theo đặc điểm nhân khẩu học 87

4.5.1 Kiểm định sự khác biệt theo “giới tính” 87

4.5.2 Kiểm định sự khác biệt theo “độ tuổi” 89

4.5.3 Kiểm định sự khác biệt theo “thu nhập bình quân” 89

4.5.4 Kiểm định sự khác biệt theo “trình độ học vấn” 90

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92

5.1 Kiến nghị và Đề xuất 92

5.1.1 Đề xuất giải pháp góp phần thúc đẩy hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng sản phẩm xanh tại tỉnh Bắc Ninh trong tương lai 92

Trang 8

5.1.2 Kiến nghị đối với nhà giáo dục trong các công tác đào tạo và

tuyên truyền về sản phẩm “xanh” 96

5.1.3 Kiến nghị đối với cơ quan quản lý và chính phủ 99

5.2 Hạn chế của đề tài 100

5.3 Kết luận 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ 108

PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CRONBACH’S ALPHA 109

PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA 113

PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN VÀ HỒI QUY TUYẾN TÍNH BỘI 121

PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ANOVA 125

Trang 9

DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tên đầy đủ tiếng việt

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đô thị tại một số địa phương năm

2019 6

Bảng 4 1: Tổng hợp độ tin cậy của các thang đo 60

Bảng 4 2: Kết quả độ tin cậy cho biến độc lập “Giá cả” 61

Bảng 4 3: Kết quả độ tin cậy biến độc lập “Chuẩn mực chủ quan” 62

Bảng 4 4: Kết quả độ tin cậy cho biến độc lập “Niềm tin sản phẩm xanh” 63

Bảng 4 5: Kết quả độ tin cậy của biến độc lập “Ý thức về môi trường” 64

Bảng 4 6: Kết quả độ tin cậy cho biến độc lập “Nhận thức kiểm soát hành vi” 64 Bảng 4 7: Kết quả độ tin cậy cho biến độc lập “Sự sẵn có” 65

Bảng 4 8: Kết quả độ tin cậy cho biến độc lập “Hành vi tiêu dùng xanh” 66

Bảng 4 9: Ma trận nhân tố xoay cho biến độc lập lần 1 67

Bảng 4 10: Kiểm định KMO và kiểm định Bartlett cho biến độc lập lần 3 70

Bảng 4 11: Ma trận nhân tố xoay cho biến độc lập lần 3 70

Bảng 4 12: Kiểm định KMO và kiểm định Bartlett’s biến phụ thuộc 73

Bảng 4 13: Ma trận nhân tố xoay cho biến phụ thuộc 74

Bảng 4 14: Ma trận hệ số tương quan giữa các nhân tố (Pearson) 75

Bảng 4 15: Đánh giá độ phù hợp của mô hình 78

Bảng 4 16: Bảng kết quả phân tích ANOVA 79

Bảng 4 17: Kết quả hồi quy (sử dụng phương pháp Enter) 82

Bảng 4 18: Mức độ Hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tỉnh Bắc Ninh theo từng yếu tố (N = 268) 84

Bảng 4 19: Kiểm định T-Test theo giới tính 87

Bảng 4 20: Kiểm định Welch theo độ tuổi 89

Bảng 4 21: Bảng ANOVA theo thu nhập bình quân 89

Bảng 4 22: Bảng ANOVA theo trình độ học vấn 90

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 1: Mô hình nghiên cứu của Chris Shiel và các cộng sự 17

Hình 2 1: Tiến trình thực hiện hành vi tiêu dùng xanh 30

Hình 2 2: Mô hình nghiên cứu lý thuyết về hành vi hoạch định (TPB) 32

Hình 2 3: Mô hình nguyên cứu lý thuyết hành động hợp lý TRA 33

Hình 2 4: Mô hình nghiên cứu đề xuất 39

Hình 3 1: Danh sách các đơn vị trực thuộc tỉnh Bắc Ninh 41

Hình 3 2: Quy trình nghiên cứu 44

Trang 12

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Diễn biến giá trị thông số TSP trong không khí tại một số làng nghề

giai đoạn 2016 - 2019 8

Biểu đồ 4 1: Giới tính người tiêu dùng 57

Biểu đồ 4 2: Độ tuổi của người tiêu dùng 58

Biểu đồ 4 3: Trình độ học vấn của người tiêu dùng 59

Biểu đồ 4 4: Thu nhập bình quân hàng tháng của người tiêu dùng tại tỉnh Bắc Ninh 60

Trang 13

và 9,6 tỷ vào năm 2050 Hiện tại, theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc vào tháng

7 vào năm 2023, con số 8 tỷ đã bị vượt qua và dự báo sẽ đạt mức cao nhất khoảng 10,4 tỷ người vào những năm 2080 Các tác động tiêu cực của việc tăng dân số hiện nay được biểu hiện trên nhiều khía cạnh một trong những tác động của việc tăng dân số đó là nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển cho các ngành công nghiệp, tạo ra nhiều hàng hóa để phục vụ nhu cầu sống của con người ngày nay Cũng theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc về “Biến đổi khí hậu 2023”, báo cáo nhắc lại rằng con người chịu trách nghiệm cho toàn bộ quá trình nóng lên toàn cầu trong

200 năm qua, dẫn đến mức độ tăng nhiệt độ hiện tại là 1,1°C so với mức trước tiền công nghiệp dẫn đến các hiện tượng thời tiết nguy hiểm và xảy ra thường xuyên hơn Không thể phủ nhận chúng ta đang đánh dấu thời đại bằng chủ nghĩa tiêu dùng, hàng hoá phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng đáp ứng đủ mọi loại nhu cầu được làm ra bởi các tài nguyên thiên nhiên mà không suy nghĩ cho tương lai Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tiêu dùng bền vững?

Theo báo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Uỷ ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED nói rõ: phát triển bền vững là “sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng xấu đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau” Như vậy, phát triển bền vững phải có

sự phát triển đồng đều và hài hoà giữa: hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường, an sinh xã hội Làm thế nào để “tiêu ít hơn và dùng được nhiều hơn” đó mới là câu trả lời cho “tiêu dùng bền vững”

Ngày nay, môi trường sống là một trong những chủ đề được quan tâm hàng đầu Đây là những điều quan ngại không chỉ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái

tự nhiên mà nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của con người Nhận thức được thực trạng của môi trường sống, một xu hướng tiêu dùng đã được ra đời đó là xu hướng tiêu dùng sản phẩm xanh Đây được coi là xu hướng tiêu dùng của cả thế giới hiện đại ngày nay Trong những năm gần đây, Các chính phủ và các tổ chức quốc tế liên tục đưa ra những chính sách và chương trình nhằm nỗ lực chuyển đổi

Trang 14

các hình thức sản xuất, tiêu dùng sản phẩm làm giảm tác động đến môi trường thông qua các việc như: thúc đẩy việc sử dụng các năng lượng tuần hoàn vô hạn thay cho các năng lượng hóa thạch sẵn có, khuyến cáo giảm thiểu sử dụng vật dụng có chất liệu không thể tái chế, Nhưng với quy trình hiện tại, chúng ta phải thừa nhận rằng cả quy trình và các sản phẩm cần thay đổi để có thể duy trì mức tiêu dùng theo hướng thân thiện và bền vững Cho đến hiện tại, các chuyên gia khẳng định tiêu dùng xanh là một trong những biện pháp “giải cứu trái đất” trước tình hình xấu đi của môi trường sống

1.2 Bối cảnh trong nước

Theo báo cáo Hiện trạng Môi trường Quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 chỉ ra cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, Việt nam đã đạt mức tăng trưởng kinh tế cao của thế giới, nền kinh tế nước ta đạt mức tăng trưởng bình quân 6,8%/năm…Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao như vậy đồng nghĩa với áp lực lên môi trường sống do các loại chất thải phát sinh từ hoạt đồng kinh tế, công nghiệp hoá, đô thị hóa, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức cho công tác bảo vệ môi trường hiện nay và cả giai đoạn sắp tới Theo số liệu thống kê thì tại Bắc Ninh, Lượng chất thải rắn công nghiệp phát năm 2020 là 865 tấn/ngày, tăng trung bình mỗi năm khoảng 10% Trong thời gian qua, nhiều cố gắng trong việc quản lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm môi trường đã được triển khai tại các cấp, các ngành, giải pháp đã được xây dựng với nhiều đề xuất, tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại bất cập

Bảng 1: Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đô thị tại một số địa phương

năm 2019

(Nguồn: Báo cáo Hiện trạng Môi trường Quốc gia giai đoạn 2016 - 2020)

Trang 15

Ô nhiễm gia tăng đồng nghĩa với các chi phí xử lý ô nhiễm cũng gia tăng, các chi phí này sẽ được tính như thiệt hại đối với nền kinh tế Chính phủ cần khuyến khích các chương trình tái chế nhằm mục đích khuyến khích, thúc đẩy người tiêu dùng tái chế rác thải và làm quen với các sản phẩm tái chế Cũng trên quan điểm đó PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn đã trình bày: “Chính tiêu dùng xanh là động lực để các doanh nghiệp dần chuyển đổi hoạt động sản xuất của ình xanh hơn và đây chính là nền tảng để tạo dựng nền kinh tế xanh” Tuy nhiên, các doanh nghiệp chỉ có thể làm giảm các tác động đến môi trường liên quan đến sản xuất chứ không thể giải quyết các vấn đề liên quan đến sự lựa chọn, hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng Do vậy việc tác động đến hành vi người tiêu dùng mới là giải pháp bền vững trong việc phát triển hệ thống sản xuất - tiêu thụ

Có một thực tế là xu hướng tiêu dùng bền vững trong đó có tiêu dùng

“xanh” ở Việt Nam vẫn khá chậm so với thế giới Tiêu dùng xanh khá phổ biến ở các nước phát triển trên thế giới và cũng đã có một số bước tiến ban đầu ở các nước đang phát triển Việt Nam là một nước đang phát triển với nhiều cụm khu công nghiệp trên toàn nước, tăng trưởng về mặt kinh tế nhưng lại sụt giảm về tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường trầm trọng tại một số nơi đặc biệt là cạnh các khu công nghiệp và các làng nghề Nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, tiêu dùng xanh hiện được đánh giá khá phổ biến tại Việt Nam Mục tiêu

và sự quyết tâm khẳng định rõ ràng trong Chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn

2021 - 2030 và tầm nhìn 2050 của Việt Nam với các mục tiêu: Giảm tỷ lệ các chất thải rắn sinh hoạt đô thị theo các quy chuẩn, tỷ lệ xe buýt năng lượng sạch tại các

đô thị đặc biệt đạt ít nhất 15%, Với những chính sách này thì việc triển khai và thực hiện chính sách tiêu dùng xanh tại Việt Nam là một trong những nhu cầu thiết yếu hiện nay nhất là đối những tỉnh có nhiều khu công nghiệp đặc biệt là tỉnh Bắc Ninh Là Một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng dẫn đầu cả nước từ những năm trước 2023

Bắc Ninh với các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện ích cộng với dân số đông, bao gồm nhiều tầng lớp dân cư có thu nhập vừa và cao quan tâm đến sức khoẻ sẽ là một trong những yếu tố thúc đẩy thị trường sản phẩm xanh phát triển Bắc Ninh hiện tại đang có 6 làng nghề được xếp vào nhóm làng nghề ô nhiễm trầm trọng với những điểm nóng như ô nhiễm môi trường nước đoạn sông Ngũ Huyện Ngũ Khê, làng nghề Văn Môn - làng nghề tái chế nhôm lớn nhất Việt Nam,

Trang 16

Biểu đồ 1: Diễn biến giá trị thông số TSP trong không khí tại một số làng

nghề giai đoạn 2016 - 2019

(Nguồn: Báo cáo Hiện trạng Môi trường Quốc gia giai đoạn 2016 - 2020)

Đây là thực trạng đáng quan ngại về ô nhiễm môi trường tại Bắc Ninh Vấn

đề này không những đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng sống lân cận tại các vùng ô nhiễm trầm trọng Giờ đây, người tiêu dùng tại Bắc Ninh

đã có những suy nghĩ thận trọng khi chọn mua các thực phẩm hay hàng hoá tiêu dùng Chính vì vậy, việc thúc đẩy, khuyến khích người tiêu dùng tại Bắc Ninh nhận thức đúng và đủ về tiêu dùng và sản phẩm xanh là điều hết sức cần thiết

1.3 Xác định vấn đề nghiên cứu và sự cần thiết của nghiên cứu

Trong bối cảnh quy định về sản phẩm xanh quá ít, cộng với mối lo ngại về thực phẩm nhiễm độc, ô nhiễm môi trường cùng với mối quan tâm đến sức khoẻ, hành vi của người tiêu dùng xanh họ càng thay đổi, người tiêu dùng sẽ thận trọng hơn khi mua thực phẩm trên đường phố nhất là các thực phẩm ăn nhanh thay vào

đó sẽ là những siêu thị hay thực phẩm đã được kiểm định chất lượng Tuy nhiên mức độ sẵn sàng trả tiền cho sản phẩm xanh là như thế nào? Đặc biệt là trong thời

kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2023 đang diễn ra hiện nay, người tiêu dùng ngày càng thắt chặt chi tiêu; người tiêu dùng có thực sự quan tâm đến sản phẩm xanh hay chỉ chạy theo đám đông Đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước

về hành vi tiêu dùng xanh từ góc độ quốc gia, ngành kinh tế, và các doanh nghiệp Tuy nhiên các công trình nghiên cứu đó hầu như đề cập đến tiêu dùng xanh tại góc độ vĩ mô hoặc góc độ quản lý chính sách nhà nước đây là một khoảng trống cho nghiên cứu về tiêu dùng xanh tại Việt Nam.Và cho đến nay, chưa có nghiên

Trang 17

cứu nào đánh giá cụ thể tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm xanh tại tỉnh Bắc Ninh và cũng chưa có nghiên cứu nào về hành vi tiêu dùng xanh tại tỉnh Bắc Ninh Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài Xuất phát từ những lý do

trên thì việc nghiên cứu đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại tỉnh Bắc Ninh” có ý nghĩa cả về phương diện lý

- Hỗ trợ các nhà sản xuất, nhà kinh doanh hiểu được các yếu tố tác động đến

ý định mua và hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh, đề xuất các giải pháp cho sản phẩm xanh dựa trên các kết quả nghiên cứu và phân tích nhằm thu hút những người tiêu dùng tiềm năng, mở rộng phát triển hơn nữa thị trường sản phẩm xanh tại tỉnh Bắc Ninh

Trang 18

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại tỉnh Bắc Ninh

- Khách thể nghiên cứu: Người tiêu dùng tại tỉnh Bắc Ninh

- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu được giới hạn tại tỉnh Bắc Ninh, bài nghiên cứu khảo sát ý kiến của người tiêu dùng từ 18 tuổi trở lên đang sinh sống, làm việc tại tỉnh Bắc Ninh, không bao gồm các tỉnh thành khác Với đặc trưng, phân loại của sản phẩm xanh thì khách hàng của sản phẩm xanh có thể là người tiêu dùng cá nhân, hoặc là các tổ chức, doanh nghiệp

Đề tài chỉ tập trung vào phạm vi nghiên cứu người tiêu dùng cá nhân đang sinh sống, học tập, làm việc tỉnh Bắc Ninh

- Thời gian: Dữ liệu dùng để thực hiện luận văn được tổng hợp trong khoảng

thời gian chủ yếu từ năm 2010 đến năm 2023, trong đó bao gồm dữ liệu đã

có sẵn từ các báo cáo của Tổng cục thống kê, các bài nghiên cứu đi trước, Mạng lưới mua sắm xanh quốc tế, báo cáo của tổ chức Liên hiệp quốc Dữ liệu sơ cấp thu được thông qua các bảng khảo sát người tiêu dùng cá nhân

tại tỉnh Bắc Ninh cụ thể từ tháng 10/2022 tới tháng 5/2023

4 Câu hỏi nghiên cứu

Với mục tiêu và đối tượng nghiên cứu, bài luận sẽ trả lời 3 câu hỏi nghiên cứu như sau:

● Những yếu tố nào tác động đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại tỉnh Bắc Ninh?

● Trong các yếu tố tác động đó, yếu tố nào có mức ảnh hưởng mạnh

và yếu tố nào có mức ảnh hưởng yếu?

● Giải pháp nhằm nâng cao ý thức về tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại bắc ninh là gì?

5 Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu sẽ thu thập thông tin từ hai nguồn: Sơ cấp và thứ cấp

- Thông tin thứ cấp: Được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau như tham khảo một số nghiên cứu của tác giả tiêu biểu như: Dehghanan và Bakhshanded

Trang 19

bài nghiên cứu về hành vi tiêu dùng xanh của các tác giả đi trước để từ đó xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng

- Thông tin sơ cấp: Được thu thập thông qua bảng khảo sát người tiêu dùng

cá nhân tại tỉnh Bắc Ninh Dữ liệu này được dùng cho nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu được thông qua 2 bước:

Bước 1: Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính sơ bộ được thực hiện bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp và phương pháp thảo luận nhóm theo dàn bài được chuẩn bị sẵn với 14 người tiêu dùng đang làm việc và học tập tại tỉnh Bắc Ninh trong nhiều lĩnh vực về sản xuất, thương mại dịch vụ nhằm xây dựng và điều chỉnh thang đo cho phù hợp với bối cảnh thị trường tại tỉnh Bắc Ninh Thang đo của bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết về thang đo gốc Chúng được sử dụng trong trường hợp này để điều chỉnh, đánh giá và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm phát biểu trong giả thuyết của mô hình Mục đích của nghiên cứu định tính là hoàn thiện mô hình và biến quan sát để đưa ra bảng câu hỏi hoàn chỉnh cho nghiên cứu định lượng

Bước 2: Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng được thực hiện dựa trên bảng câu hỏi khảo sát đã gửi đến các đối tượng người tiêu dùng cá nhân tại tỉnh Bắc Ninh được chọn lấy

268 mẫu bằng cách khảo sát trực tiếp thông qua hình thức điền bảng hỏi

Dữ liệu thu thập được sẽ dùng để xử lý, phân tích, tổng hợp thông qua phần mềm SPSS 23.0 với các kỹ thuật sau:

- Phân tích Cronbach’s Alpha: Phương pháp này cho phép loại bỏ các biến

không phù hợp, hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và sử dụng

hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để kiểm định mức độ chặt chẽ mà của các thang đo

- Phân tích nhân tố khám phá EFA: Là kỹ thuật được sử dụng nhằm thu nhỏ

và tóm tắt các dữ liệu Phương pháp này rất có ích trong việc xác định các tập hợp biến cần thiết và được sử dụng để tìm mối liên hệ giữa các biến với nhau

Trang 20

- Phân tích hồi quy bội: Kỹ thuật này dùng để xác định các yếu tố ảnh hưởng

đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại tỉnh Bắc Ninh từ đó kiểm tra mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập

6 Đóng góp của đề tài

6.1 Về mặt khoa học

Thông qua bài nghiên cứu để tìm ra các biện pháp nhằm thúc đẩy và lan tỏa hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh trong cộng đồng người tiêu dùng

Tìm hiểu và đề xuất một số giải pháp khắc phục những bất lợi mà các yếu

tố xung quanh tác động đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng trên đại bàn Bắc Ninh nói riêng và người tiêu dùng nói chung

Đề tài là một tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định, các Bộ, Ban, Ngành liên quan và các bạn học viên khi nghiên cứu tiếp theo

Từ kết quả của bài nghiên cứu cũng sẽ giúp các doanh nghiệp có thể triển khai các chiến lược Marketing xanh - Marketing thân thiện với môi trường, đồng thời đưa ra các sản phẩm phù hợp và thỏa mãn các yêu cầu về sản phẩm, giá cả, chất lượng cho người tiêu dùng xanh

Ngoài ra, những kinh nghiệm rút ra từ sau nghiên cứu còn làm cơ sở để những nghiên cứu đi sau thêm hoàn thiện hơn

6.3 Tính mới của đề tài

Hiện tại, chủ đề nghiên cứu về môi trường và các tác động tiêu cực hoạt động của con người về môi trường không còn mới nữa, mà là hiện tượng tàn phá

Trang 21

ta Ngoài ra, nghiên cứu về hành vi tiêu dùng đối với một sản cũng không phải là một đề tài mới, tuy nhiên từ nền tảng của người tiêu dùng tại tỉnh Bắc Ninh ngày càng quan tâm đến các sản phẩm xanh trong khi nguồn cung vẫn còn hạn chế, Trong những đề tài nghiên cứu về hành vi tiêu dùng tại tỉnh Bắc Ninh vẫn chưa

có nghiên cứu nào rõ ràng về thái độ và hành vi của người tiêu dùng đến với các sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm tiết kiệm, sản phẩm xanh, mà chưa nghiên cứu đến các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua, hành vi tiêu dùng xanh hoặc chỉ tập trung ở một vài khía cạnh như ý thức môi trường, thái độ người

tiêu dùng đến môi trường, Dựa trên cơ sở đó, đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại tỉnh Bắc Ninh”

Tính mới trong nghiên cứu này đó là tác giả đi sâu và nghiên cứu các yếu

tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh Dựa vào kết quả tổng hợp với mô hình, ý định mua sản phẩm xanh sẽ được đánh giá bởi ảnh hưởng từ 6 yếu tố, bao gồm Ý thức về môi trường , Niềm tin sản phẩm xanh, Giá cả, Sự sẵn có, Nhận thức kiểm soát hành vi và Chuẩn mực chủ quan Đây là một công trình nghiên cứu nhằm mục đích xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại tỉnh Bắc Ninh, nền tảng để đề xuất các giải pháp, kiến nghị phù hợp nhằm tăng cường và mở rộng thị trường sản phẩm xanh tại

thành phố Bắc Ninh

7 Kết cấu của đề tài

Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Chương này giới thiệu về các khái niệm, lý thuyết, tổng quan các nghiên cứu đi trước liên quan đến đề tài; Lựa chọn mô hình nghiên cứu và xây dựng giả

thuyết nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận

Chương này giới thiệu về các khái niệm, lý thuyết, tổng quan các nghiên cứu đi trước liên quan đến đề tài; Lựa chọn mô hình nghiên cứu và xây dựng giả thuyết nghiên cứu

Chương 3: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Trong chương này tác giả sẽ trình bày về địa bàn nghiên cứu và trình bày chi tiết về phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu định tính, hiệu chỉnh

Trang 22

thang đo, cách chọn mẫu và hoàn thiện bảng câu hỏi để phục vụ cho nghiên cứu định lượng

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương này đi sâu nghiên cứu đồng thời trình bày kết quả kiểm định độ tin cậy, đánh giá thang đo bằng cách phân tích các nhân tố EFA, phân tích hồi quy

và đưa ra kết luận cụ thể liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại tỉnh Bắc Ninh

Chương 5: Đề xuất giải pháp, kiến nghị

Chương này tác giả sẽ tổng quát những gì đã đạt được, những thiếu sót và hạn chế của đề tài Sau đó, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị, hàm ý quản trị góp phần nâng cao ý thức tiêu dùng xanh của người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Cuối cùng là:

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 23

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

Tác giả tổng hợp các tài liệu nghiên cứu liên quan đến chủ đề nghiên cứu thông qua phương pháp tổng hợp với các từ khóa chính: Hành vi người tiêu dùng xanh, tiêu dùng xanh, hành vi người tiêu dùng, ô nhiễm môi trường tại Bắc Ninh,

Để phục vụ cho tổng hợp và chọn lọc tài liệu tác giả sẽ phân nhóm và tổng hợp các bài nghiên cứu khoa học được xuất bản trên các tạp chí quốc tế thuộc bảng xếp hạng ABS và các tạp chí kinh tế được xuất bản trong nước

1.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu nước ngoài

Theo Shruti P Maheshwari (2014) với nghiên cứu: “Sự nhận biết của marketing xanh ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của khách hàng: đặc biệt tham khảo từ Madhya Pradesh, Ấn Độ” Bài nghiên cứu này tập trung vào

nghiên cứu sự thành công của các nhà tiếp thị khi mang lại nhận thức về thương hiệu xanh trong tâm trí người tiêu dùng tại Ấn Độ - một đất nước đang phát triển với mức độ rất cao thì tiêu dùng xanh đã và đang trở thành xu hướng tất yếu Theo tác giả, xem xét các hành vi của người tiêu dùng ảnh hưởng đến truyền thông tiếp thị để xác định cách người tiêu dùng bị thuyết phục để lựa chọn các sản phẩm xanh hơn Bài nghiên cứu đã xác định rằng người tiêu dùng thời gian đó chưa tiếp xúc đủ với truyền thông về các vấn đề về môi trường hay các nhận thức đúng về tiêu dùng xanh trong cộng đồng Thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi dựa trên các cuộc khảo sát môi trường HEP-NEP của Dunlap và Van Liere và cuộc khảo sát hành vi môi trường của Roper Starch Dựa đó đưa ra nhận định đúng về Ấn

Độ trong thời gian này và tương lai còn rất nhiều sản phẩm xanh mà thị trường

Ấn Độ chưa khai thác hết và nên thúc đẩy đẩy mạnh nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm xanh

Hai tác giả người Ấn Độ Yatish Joshi và Zillur Radman (2015) đã cho ra

nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh với hướng nghiên cứu đến tương lai” đã đánh giá xác định các động cơ rào cản phổ biến

khác nhau ảnh hưởng đến việc ra quyết định mua hàng đối với các sản phẩm xanh

và đã đưa ra giải thích cho sự không nhất quán được báo cáo trong hành vi mua hàng xanh Tất cả các yếu tố này được chia thành những yếu tố từ con người ra quyết định và các yếu tố được coi là tự nhiên Trong đó các yếu tố cá nhân con người gồm các biến liên quan đến một người ra quyết định cá nhân Các biến này thường là kết quả kinh nghiệm sống cá nhân như: thái độ, giá trị, tính cách, )

Trang 24

Ảnh hưởng đến ra quyết định của một cá nhân với các biến sau: H1: Cảm xúc; H2: Thói quen; H3: Hiệu quả cảm nhận của người tiêu dùng; H4: Nhận thức về hành vi của người tiêu dùng; H5: Các giá trị chuẩn mực của người tiêu dùng; H6:

Sự tin cậy của của người tiêu dùng; H7: Kiến thức của người tiêu dùng; H8: Các nguyên nhân khác Các yếu tố hoàn cảnh đại diện cho các tình huống ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng Những lực lượng này có thể ảnh hưởng đến quyết định mua của cá nhân như: Giá; Tính sẵn có của sản phẩm; Chuẩn chủ quan/Chuẩn

xã hội và các nhóm tham chiếu; Thuộc tính và chất lượng của sản phẩm Bài nghiên cứu của Yatish Yoshi và Zillur Rahman (2015) là một trong những nghiên cứu lần đầu tiên xem xét sự không nhất quán giữa thái độ và hành vi tiêu dùng xanh của khách hàng Qua sàng lọc và tiến hành nghiên cứu thông qua các biến trong, bài nghiên cứu đã chỉ ra người tiêu dùng sẵn sàng mua các sản phẩm xanh mặc dù điều này sẽ không thông qua hình thức là mua hàng trên thực tế, tác giả cho rằng các công ty cung cấp sản phẩm xanh không nên coi sản phẩm của họ chỉ mang lại một đặc tính là độc đáo để định vị giá “quá cao” mà nên dựa vào tính thực tế về giá trị của sản phẩm mang lại

“Generativity, sustainable development and green consumer behaviour”

được thực hiện trên Vương Quốc Anh và Bồ Đào Nha cho thấy mối tương quan tích cực giữa sự phát triển bền vững với hành vi tiêu dùng xanh của tác giả Chris Shiel và các cộng sự (2019), hơn thế nữa bài nghiên cứu còn phản ánh về mối quan hệ giữa tính Sự quan tâm về tương lai với hành vi tiêu dùng xanh cũng như các dữ liệu được thu thập dựa trên độ tuổi, giới tính, nơi sinh sống, từ đó so sánh được sự khác biệt giữa người tiêu dùng từ Vương Quốc Anh và Bồ Đào Nha

Generativity

Prosocial Attitude

Buying behavior

Green Consumption Values Gender

Country

Children

Age

Trang 25

Hình 1 1: Mô hình nghiên cứu của Chris Shiel và các cộng sự

Bài nghiên cứu này có mục đích muốn đóng góp cho lý thuyết bằng cách

mở rộng trên một khái niệm về mối quan tâm cho tương lai là trung tâm của định nghĩa về sự phát triển bền vững bằng các bác bỏ các giả thuyết khác và đưa ra một khái niệm mới nghiên cứu đã cho rằng một số người tiêu dùng (hướng đến tương lai) sẽ tạo thành một phân khúc ưa chuộng hàng hoá xanh hơn các sản phẩm khác, cho phép thị trường có cơ hội tiếp thị và truyền thông mạnh mẽ về tiêu dùng xanh, các nhà truyền thông có thể gây ảnh hưởng đến hành vi theo các khía cạnh

về cảm xúc hướng tới tương lai Hơn nữa, nếu muốn có một sự phát triển bền vững thì điều quan trọng không phải là làm thế nào để thu hút khách hàng mà tạo được cho xã hội những giá trị thực sự Bài nghiên cứu đã dựa trên các biến tương quan: Mối quan tâm về tương lai; Các giá trị của tiêu dùng xanh; Hành vi mua hàng của các cá nhân; Thái độ xã hội của các cá nhân hay kiểm chứng sự khác biệt giữa giới tính, độ tuổi, các cá nhân đến từ các nước khác nhau

Grace K Dagher và Omar Itani (2014) (Lebanese American University

Business School, Lebanon) đã nghiên cứu về "Các yếu tố ảnh hưởng đến hành

vi mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng" Nghiên cứu chỉ ra các yếu tố ảnh

hưởng đến hành vi mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng Li-băng Kết quả nghiên cứu cho thấy “nhận thức về các vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”,

“trách nhiệm đối với môi trường” và “chuẩn mực chủ quan của bản thân về hành

vi mua sản phẩm “xanh” là những yếu tố có tác động tích cực đến hành vi mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng bản địa Cụ thể, các phát hiện cho thấy rằng việc nâng cao nhận thức và trách nhiệm với môi trường, đồng thời có tác động thuận lợi đến các tiêu chí chủ quan trong hành vi mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng, dẫn đến việc nhận biết, quảng bá và phổ biến rộng rãi hành vi này trong cộng đồng Ngoài ra, trong nghiên cứu này, việc một người mua và sử dụng sản phẩm xanh cũng ảnh hưởng đến hình ảnh của người đó trong mắt những người xung quanh

Agnieszka Chodakowska (2019) (Đại học West Georgia, Hoa Kỳ) đã

nghiên cứu "Cách những người có ảnh hưởng bền vững thúc đẩy việc áp dụng lối sống xanh trên mạng xã hội" bằng cách phân tích dữ liệu từ 8000 bài đăng và

hàng nghìn bình luận trên nền tảng mạng xã hội Facebook Những phát hiện này phản ánh lối sống bền vững được lan truyền như thế nào thông qua các nền tảng trực tuyến và mức độ truyền cảm hứng về lối sống xanh ở những người có ảnh

Trang 26

hưởng trên mạng xã hội còn thấp Bằng cách chia sẻ những hình ảnh về cuộc sống hàng ngày liên quan đến lối sống xanh với tần suất đều đặn và thường xuyên, những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội giải quyết những nghi ngờ về lối sống xanh cho những người theo dõi trực tuyến của họ Nhờ truyền cảm hứng, người tiêu dùng có được thông tin về sống xanh thông qua các nền tảng mạng xã hội, đây là cách tiếp nhận thông tin hoàn toàn tự nhiên, không quá nghiêm túc, gò

bó hay gượng ép Qua đây có thể thấy, việc những người ảnh hưởng lan tỏa lối sống xanh thông qua các nền tảng trực tuyến rất hiệu quả trong việc lan tỏa và nâng cao nhận thức về lối sống này trong cộng đồng

1.2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu trong nước

Với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế trong những năm gần đây, một

số vấn đề về môi trường nổi lên như sự nóng lên toàn cầu, hiệu ứng nhà kính, tình trạng xâm lấn của nước biển… thường xuyên được các chính phủ, các tổ chức và người tiêu dùng nhắc đến như là một vấn đề đáng quan tâm trong mọi khía cạnh cuộc sống

Ao Thu Hoài và cộng sự (2021) đã lấy bài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của thế hệ Z tại Việt Nam” đăng trên tạp chí

“Khoa học và Công nghệ Việt Nam” đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng Được thực hiện vào năm 3 địa điểm với tổng cộng có 338 mẫu khảo sát được lấy tại Hà Nội, Đà Nẵng và Tp Hồ Chí Minh Kết quả cho thấy 5 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của thế hệ Z, bao gồm: H1: Nhận thức về môi trường, H2: Tính năng sản phẩm xanh, H3: Giá sản phẩm xanh, H4: Tính sẵn

có của sản phẩm và H5: Ảnh hưởng xã hội Trên cơ sở đó, một số hàm ý quản trị được đề xuất để các nhà quản lý hoạch định chính sách, chiến lược kinh doanh phù hợp, giúp thúc đẩy hành vi tiêu dùng xanh của thế hệ người tiêu dùng GenZ

Hà Nam Khánh Giao, Đinh Thị Kiều Nhung nghiên cứu “Một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh tại thành phố Hồ Chí Minh” được đăng

trên tạp chí khoa học Đại học Đồng Tháp năm 2018 đã thông qua phỏng vấn 297 khách hàng, kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính (phỏng vấn chuyên gia)

và nghiên cứu định lượng (phân tích hồi quy tuyến tính bội) Kết quả cho thấy có

3 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh tại thành phố Hồ Chí Minh đó là: (1) hoạt động chiêu thị xanh, (2) nguồn thông tin, (3) giá sản phẩm xanh và được sắp xếp theo thứ tự tầm quan trọng giảm dần Nghiên cứu này cũng đề xuất một

Trang 27

số hàm ý quản trị cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước nhằm tăng cường hành vi tiêu dùng xanh

Vũ Thị Bích Liên (2013) đã xác định “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh” cụ thể

các yếu tố trong mô hình hành vi hoạch định là thái độ hướng tới hành vi mua sản phẩm xanh, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi và yếu tố bổ sung là hiệu quả hành vi nhận thức và mối quan tâm đến môi trường, đồng thời kiểm định

sự khác nhau về ý định mua sản phẩm xanh ở các nhóm giới tính, tuổi, thu nhập

và trình độ học vấn Bài nghiên cứu có cỡ mẫu n = 278 và thông qua phương pháp phân tích tương quan, hồi quy tuyến tính, T-Test, ANOVA

Hoàng Trọng Hùng và cộng sự (2018) xác định “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng thành phố Huế” Mục đích

của nghiên cứu này là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại Thành phố Huế Mô hình của nghiên cứu này dựa trên mô hình mở rộng của Thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior - TPB) Qua khảo sát trực tiếp 200 người tiêu dùng và sử dụng mô hình phương trình cấu trúc (SEM), kết quả cho thấy có 2 yếu tố chính ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng tiêu dùng xanh và tác động gián tiếp đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Thành phố Huế là thái độ đối với tiêu dùng xanh và Mức độ quan tâm đến tiêu dùng xanh môi trường Từ đó, tiêu dùng xanh ngày càng phổ biến tại TP Huế, cần nâng cao thái độ, nhận thức của người tiêu dùng về các vấn đề môi trường nhằm nâng cao mức độ sẵn sàng tiêu dùng, thúc đẩy hành vi mua hàng xanh của người tiêu dùng Tiêu thụ tại TP Huế

Phan Thị Tình (2021) đã tiến hành khảo sát 269 người dân tại thành phố Cam Ranh - tỉnh Khánh Hòa bằng phương pháp định tính và định lượng Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố như niềm tin vào sản phẩm xanh, giá trị cảm nhận của việc tiêu dùng sản phẩm xanh, thái độ đối với môi trường, định vị sản phẩm, kiểm soát hành vi nhận thức và tiêu chuẩn chủ quan của người tiêu dùng ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng tiêu dùng sản phẩm xanh của mọi người Trong

đó, niềm tin vào sản phẩm xanh, ít nhất là nhận thức về kiểm soát hành vi, có tác động lớn nhất đến mức độ sẵn sàng tiêu dùng sản phẩm xanh

1.3 Khoảng trống nghiên cứu

Trong quá trình tìm hiểu và khảo sát các bài nghiên cứu có cùng đề tài về

Trang 28

“Hành vi tiêu dùng xanh” chúng tôi nhận thấy các chủ đề về hành vi tiêu dùng xanh hiện tại đang được nhận khá nhiều sự chú ý từ các tác giả trong và ngoài nước Tuy nhiên mức độ quan tâm và số lượng bài nghiên cứu có sự chênh lệch khá là lớn giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.Ngày nay, người tiêu dùng đã có thể nhận biết được hành vi tiêu dùng của họ sẽ ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên do vậy các đề tài nghiên cứu về hành vi tiêu dùng xanh hiện nay đang được đa số người tiêu dùng chú ý Tổng quan từ các bài nghiên cứu trên thế giới cho thấy các bài nghiên cứu về đề tài “Hành vi tiêu dùng xanh” trên thế giới hết sức phong phú về nội dung cũng như cách tiếp cận về nhiều khía cạnh tâm lý của người tiêu dùng Hầu hết các bài nghiên cứu đều nêu rõ được các cơ sở lý thuyết cho những tác động đến hành vi tiêu dùng xanh hay mối tương quan giữa các yếu tố tác động tới hành vi tiêu dùng xanh Một số nghiên cứu cũng đã đưa ra những lý thuyết, giải pháp hay khuyến nghị cụ thể cho từng đối tượng

Tuy nhiên, tại Việt Nam số lượng các bài nghiên cứu còn khá hạn chế về

số lượng cũng như chất lượng, cụ thể các mức độ nghiên cứu độc lập các vùng như các tỉnh với nhau còn mới mẻ, chưa được khai thác Ngoài ra một số các bài luận, báo cáo, nghiên cứu mới chỉ ra các số liệu và kết quả dừng lại ở mức thống

kê, liệt kê lý thuyết, áp dụng nhưng chưa đưa ra giải pháp thực tế Còn nhiều bài nghiên cứu chưa đi sâu về các hoạt động, biện pháp hỗ trợ để hiểu rõ hơn về hành

vi khách hàng khi tiêu dùng sản phẩm xanh

Nhận thấy bên cạnh đó, Bắc Ninh - một trong các tỉnh công nghiệp trọng điểm lớn nhất nước ta với mức độ ô nhiễm môi trường tại huyện, khu công nghiệp đang ở mức cao cũng chưa có nghiên cứu về “Hành vi tiêu dùng xanh” nhằm mục đích nghiên cứu các đánh giá và đưa ra các biện pháp thực hiện mục đích ngăn chặn, giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đã được nhận định

thông qua một số bài nghiên cứu như “Nghiên cứu ảnh hưởng của nước thải từ Cụm công nghiệp Phong Khê tới chất lượng nước sông Ngũ Huyện Khê, Thành phố Bắc Ninh” của tác giả Chu Thị Hoan vào năm 2023, “Đô thị hoá, Công nghiệp hoá và Sự biến đổi không gian: Nghiên cứu trường hợp làng Đồng

Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh” của tác giả Chu Thu Hường năm 2017 Từ đây tác giả

dựa vào nền tảng nghiên cứu trước để đi sâu phân tích và tìm hiểu về chủ đề này

với đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại tỉnh Bắc Ninh”

Trang 29

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN

Chương 2 nhằm mục đích giới thiệu cơ sở lý luận cho nghiên cứu Chương này sẽ tập trung trình bày lý thuyết về sản phẩm xanh, tiêu dùng xanh, các nghiên cứu liên quan đến hành vi tiêu dùng như lý thuyết hành vi hoạch định, Dựa trên các lý thuyết có liên quan, các giả thuyết và mô hình nghiên cứu sẽ được xây dựng, thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến ý định mua, hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh Nội dung chương này gồm 3 phần chính, (1) cơ sở lý luận, (2) các mô hình lý thuyết, (3) mô hình nghiên cứu đề xuất

2.1 Các khái niệm

2.1.1 Sản phẩm xanh

2.1.1.1 Khái niệm và ý nghĩa của sản phẩm xanh

Các thuật ngữ về “sản phẩm xanh” bắt đầu xuất hiện từ những năm 1980 với những nội dung đơn giản của việc phát triển song song giữa phát triển nhân loại cùng với phát triển của môi trường sinh thái sau đó các khái niệm dần phổ biến rộng rãi vào những năm 1987 nhờ Báo Cáo Brundtland của Uỷ ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Uỷ ban Brundtland)

Terra Choice (2010) định nghĩa “sản phẩm xanh” là sản phẩm cung cấp một lợi ích cho môi trường Trong nghiên cứu của mình, Elkington & Makower (1988)

và Wasik (1996) cho rằng, một sản phẩm có chất liệu hoặc bao bì ít tác động tới môi trường cũng có thể được xem là một sản phẩm xanh Mở rộng hơn khái niệm

đó, Shamdasani & cộng sự (1993) định nghĩa sản phẩm xanh là sản phẩm không gây ô nhiễm cho trái đất hoặc tổn hại tài nguyên thiên nhiên và có thể tái chế, bảo tồn

Sản phẩm xanh hay còn được gọi là sản phẩm thân thiện với môi trường đã

và đang ngày càng được quan tâm và phát triển phổ biến trong những năm gần đây Mối quan tâm này được thể hiện trên nhiều phương diện như: sự gia tăng trong nhu cầu tiêu dùng sản phẩm xanh (Chen, 2006), sự gia tăng nguồn cung cấp sản phẩm xanh của các công ty (Chung và Wee, 2008), các khóa học tiếp thị xanh được phát triển mở rộng ở các trường đại học và sự gia tăng các nghiên cứu liên quan đến sản phẩm xanh (Hartman và Ibanez, 2006; Nyborg, Howarth và Brekke, 2006) Tuy nhiên, cho đến nay vẫn có nhiều tranh luận xoay quanh khái niệm sản phẩm xanh trong nghiên cứu hàn lâm và nghiên cứu ứng dụng Trong bài nghiên

Trang 30

cứu này, tác giả trình bày tóm tắt các định nghĩa về sản phẩm xanh hay sản phẩm thân thiện với môi trường từ các nghiên cứu đi trước

Ban đầu, thân thiện môi trường, thân thiên thiên nhiên hay thân thiện sinh thái là những thuật ngữ dùng để chỉ các sản phẩm cố gắng tối thiểu hóa các tác động tiêu cực, các ảnh hưởng có hại cho môi trường Thuật ngữ sản phẩm thân thiện môi trường lần đầu tiên được định nghĩa ở cấp độ quốc tế thông qua Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNCTAD) đưa ra vào năm 1995, theo đó “sản phẩm thân thiện môi trường là sản phẩm ít gây hại cho môi trường hơn ở một số giai đoạn trong vòng đời sản phẩm hơn các sản phẩm truyền thống, hoặc các sản phẩm có những đóng góp trong việc bảo tồn môi trường”

“Sản phẩm thân thiện với môi trường” là nhóm sản phẩm mà trong quá trình sản xuất hay tiêu thụ và thải bỏ không mang lại những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường hoặc nếu có thì ít tiêu cực hơn so với các sản phẩm tương tự cùng loại trên thị trường Xét trên một góc độ nào đó, đôi khi các sản phẩm thân thiện với môi trường còn có những tác động tích cực đối với môi trường Chẳng hạn như các nông sản hữu cơ giúp cho quá trình khôi phục lại cân bằng sinh thái, hoặc cũng có thể giúp đảm bảo khả năng tái tạo độ mùn của đất khi phân hủy Sản phẩm xanh là những sản phẩm thân thiện với môi trường hơn khi so sánh với các sản phẩm tương tự cùng loại cùng loại, có nghĩa là trong một số giai đoạn chu kỳ cuộc sống của sản phẩm xanh thì nó có ít ảnh hưởng bất lợi tới môi trường Đó là một sản phẩm mà trong quá trình sản xuất có sử dụng các thành phần nguyên liệu không có chất độc hại trong một quy trình sản xuất thân thiện với môi trường và được chứng nhận bởi một tổ chức được công nhận (Gurau, C và Ranchhod, 2005)

Cho đến hiện tại thì vẫn chưa có bất kỳ sản phẩm nào được coi là thân thiện với môi trường một cách tuyệt đối mà nó chỉ mang tính chất tương đối Theo Ottman (1998) - một người nổi tiếng trong lĩnh vực tiếp thị xanh đã có định nghĩa

về sản phẩm xanh như sau: “Sản phẩm xanh thường bền, không độc hại, được làm bằng vật liệu tái chế, hoặc đóng gói với hình thức tối thiểu Tất nhiên, không có sản phẩm xanh hoàn toàn, vì chúng đều sử dụng hết năng lượng và các nguồn tài nguyên và tạo ra các sản phẩm và khí thải trong quá trình sản xuất, vận chuyển đến kho và cửa hàng, sử dụng và xử lý cuối cùng Vì vậy, khái niệm sản phẩm xanh là tương đối, mô tả sản phẩm có ít tác động đến môi trường hơn so với những sản phẩm thay thế của sản phẩm xanh” Sản phẩm được coi là hoàn toàn thân thiện

Trang 31

thiện với môi trường từ giai đoạn sản xuất, cho tới giai đoạn đưa vào tiêu dùng,

sử dụng và cuối cùng là giai đoạn thải bỏ Ngoài ra, các tiêu chuẩn về đánh giá tính thân thiện của sản phẩm còn khác nhau qua từng thời kỳ, vùng lãnh thổ, từng khu vực trên thế giới, do đó khái niệm “sản phẩm thân thiện với môi trường chỉ mang tính chất tương đối

Theo Vazifehdoust và Cộng sự cho rằng sản phẩm xanh là sản phẩm thân thiện với môi trường Các sản phẩm này không gây ô nhiễm cho môi trường thiên nhiên, đồng thời có thể là sản phẩm tái chế và bảo tồn Hay sản phẩm xanh là các sản phẩm có thể được kết hợp việc tái chế và không gây ô nhiễm môi trường, giảm thiểu tối đa lượng bao bì nhựa hoặc sử dụng các vật liệu ít độc hại hơn để giảm tác động lên tự nhiên môi trường (Yadav & Pathak 2017),

Tại Việt Nam, khái niệm sản phẩm xanh hay sản phẩm thân thiện với môi trường cũng có nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau Căn cứ vào khoản 1 Điều

145 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau: “Sản phẩm, dịch vụ

thân thiện môi trường là sản phẩm, dịch vụ được tạo ra từ các nguyên liệu, vật liệu, công nghệ sản xuất và quản lý thân thiện môi trường, giảm tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình sử dụng, thải bỏ, bảo đảm an toàn cho môi trường, sức khỏe con người và được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận hoặc công nhận”

Hiểu một cách đơn giản, thân thiện với môi trường chính là không gây hại cho môi trường Sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường có nghĩa là mọi thứ từ sản xuất đến đóng gói đều phải đảm bảo an toàn đến môi trường và không gây ra các ảnh hưởng xấu Sản phẩm thân thiện với môi trường còn được gọi là các sản phẩm xanh, sản phẩm sinh thái Ngày nay, sản phẩm thân thiện với môi trường ngày càng được sử dụng phổ biến tại các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phát triển Dưới góc độ xã hội và môi trường, một sản phẩm được xem là sản phẩm thân thiện với môi trường nếu đáp ứng 1 trong 4 tiêu chí:

● Sản phẩm được tạo ra từ các vật liệu thân thiện với môi trường;

● Sản phẩm đem đến những giải pháp an toàn đối với môi trường và sức khỏe con người, thay cho các sản phẩm độc hại truyền thống;

● Sản phẩm giảm tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng (ít chất thải, sử dụng năng lượng tái sinh, ít chi phí bảo trì);

● Sản phẩm tạo ra một môi trường thân thiện và an toàn đối với sức khỏe con người

Trang 32

Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường 2014 (Nghị định số 19/2015/NĐ-CP) có đưa ra định nghĩa sản phẩm thân thiện với môi trường tại Điều 3, khoản 9 Theo

đó, “sản phẩm thân thiện với môi trường là sản phẩm đáp ứng các tiêu chí nhãn

sinh thái và được chứng nhận nhãn sinh thái”

2.1.1.2 Lợi ích của sản phẩm xanh:

● Tạo ra nhiều việc làm hơn: Theo một nghiên cứu của IRENA (Cơ quan năng lượng tái tạo quốc tế), ngành năng lượng tái tạo đã tạo ra gần 5 nghìn

cơ hội việc làm mới trong năm 2017, tăng 5,3% so với năm 2016 Người ta

dự đoán rằng nếu nhu cầu về các sản phẩm xanh tăng tiếp tục phát triển, con số này sẽ tăng lên 16 triệu vào năm 2030 Do đó, với sự phát triển của các sản phẩm xanh, không chỉ môi trường mà các điều kiện kinh tế cũng được cải thiện

● Ngăn chặn việc sử dụng quá mức tài nguyên: Các sản phẩm xanh làm giảm nguy cơ sử dụng quá mức các nguồn tài nguyên và nhiên liệu hóa thạch, đồng thời khuyến khích tạo ra năng lượng sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên

● Bảo vệ môi trường: Các sản phẩm xanh được làm từ vật liệu hữu cơ và có thể phân hủy sinh học, đồng thời được thiết kế để sử dụng ít nhất các nguồn tài nguyên không thể tái tạo và hóa chất độc hại để sản xuất năng lượng Điều này làm giảm việc tạo ra các khí nhà kính như CFC, Ozone, mêtan, v.v và do đó ngăn ngừa ô nhiễm và suy thoái khí hậu

2.1.2 Tiêu dùng xanh

2.1.2.1 Khái niệm tiêu dùng xanh

Thuật ngữ “tiêu dùng xanh” xuất hiện tại Châu Âu và Hoa Kỳ từ những

1960 Tổ chức Quốc tế của Hiệp hội người tiêu dùng (International Organization

of Consumer Unions – IOCU) đã đề xuất khái niệm về tiêu dùng xanh lần đầu tiên năm 1963 Tuy nhiên, cho đến nay thì thuật ngữ này vẫn được sử dụng với nhiều tên gọi và các cách tiếp cận khác nhau

Trang 33

Khái niệm tiêu dùng sản phẩm xanh được cho là xuất hiện từ đầu những năm 1970 (Peattie, 2010) Tuy nhiên cho đến hiện tại tiêu dùng sản phẩm xanh vẫn còn là điều mới mẻ đối với nhiều người Tiêu dùng sản phẩm xanh thể hiện trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ môi trường xung quanh thông qua việc lựa chọn những sản phẩm không gây hại đến môi trường hay đơn giản là việc tiêu dùng đủ không thừa thãi với các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt Sirira cũng đưa ra định nghĩa khá đầy đủ về tiêu dùng xanh - đây là một quá trình thông qua những hành vi xã hội như: mua các sản phẩm sinh học, tái chế, tái sử dụng, hạn chế dùng thừa và sử dụng hệ thống giao thông thân thiện

Nhắc đến tiêu dùng xanh là nói đến một chuỗi các hành vi được nhìn nhận dưới quan điểm phát triển bền vững Đó bao gồm các hành vi như: tiêu dùng thực phẩm sinh thái; tái chế, tái sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường; cắt giảm lượng khí CO2, tiết kiệm năng lượng; tác động đến cộng đồng để thực hiện một nối sống xanh Điều này đồng nghĩa với việc tiêu dùng của chúng ta không chỉ là để thỏa mãn nhu cầu hiện tại mà còn phải đảm bảo cho nhu cầu của thế hệ con cháu của chúng ta (Wang, 2017)

Tiêu dùng xanh là một phần cấu tạo nên tiêu dùng bền vững và chủ yếu nhấn mạnh đến yếu tố môi trường Tiêu dùng xanh là sự thể hiện trách nhiệm của bản thân với môi trường thông qua hành vi sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, mua các loại thực phẩm sinh học, tái chế hay tái sử dụng, hạn chế dùng thừa và sử dụng hệ thống giao thông thân thiện, tiêu dùng và xử lý rác thải phù hợp (Chan, 2001)

Jonge và cộng sự (2018) cho rằng tiêu dùng xanh thường được dẫn chiếu tới tiêu dùng 5R: Giảm thiểu (Reduction), Đánh giá lại (Evaluate), Tái sử dụng (Reuse), Tái chế (Recycle) và Cứu hộ (Rescue)

Ở Việt Nam khái niệm tiêu dùng xanh vẫn còn khá mới Vũ Anh Tuấn

(2012) cho rằng: “Tiêu dùng xanh (hay còn gọi là tiêu dùng sinh thái) – là chỉ việc

mua sắm các sản phẩm và dịch vụ thân thiện môi trường Đó là việc cân nhắc, xem xét các vấn đề môi trường cũng như cân nhắc, xem xét những tiêu chí về giá

cả và hiệu quả sử dụng khi quyết định mua sắm, sao cho giảm thiểu được nhiều nhất tác động tới sức khỏe và môi trường”

Trang 34

Trên Tạp chí khoa học Xu hướng tiêu dùng xanh trên thế giới và hàm ý đối

với Việt Nam Hoàng Thị Bảo Thoa (2015) cho rằng: “Tiêu dùng xanh được định

nghĩa là việc mua, sử dụng và tuyên truyền các sản phẩm thân thiện với môi trường mà không gây nguy cơ cho sức khỏe con người và không đe dọa các chức năng hay sự đa dạng của các hệ sinh thái tự nhiên Tiêu dùng xanh xuất phát từ mong muốn bảo vệ các nguồn tài nguyên cho các thế hệ tương lai và nâng cao chất lượng sống của con người”

Tiêu dùng xanh là chọn mua và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường nhằm mục đích bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên cũng như sức khoẻ của con người Đây được xem như bước triển khai quan trọng trong các khái niệm tiêu dùng bền vững Tiêu dùng xanh xuất phát từ mong muốn bảo vệ và duy trì nguồn tài nguyên cho những thế hệ tương lai, đồng thời nâng cao chất lượng sống của con người Xu hướng tiêu dùng xanh được ưu tiên lựa chọn như một tiêu chuẩn cho các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao

2.1.2.2 Lợi ích của tiêu dùng xanh

Lợi ích của tiêu dùng xanh tác động trực tiếp đến cả doanh nghiệp lẫn sức khỏe của người dùng Cụ thể:

● Đây là thời cơ đối với doanh nghiệp Bởi trong hoạt động sản xuất, nếu đạt được các tiêu chí sản xuất tiết kiệm, xử lý rác thải phát sinh đạt tiêu chuẩn, các doanh nghiệp sẽ rất dễ dàng thâm nhập vào các thị trường “khó tính” ở Châu Âu như Mỹ, Không chỉ vậy, đây là cơ hội để hưởng thuế suất ưu đãi nếu xuất khẩu các mặt hàng “xanh” vào những thị trường này

● Hiện nay, người tiêu dùng đã sẵn lòng chi trả một khoản cao hơn cho những sản phẩm, thực phẩm được gắn nhãn mác tiêu chuẩn sản xuất bền vững Điều này góp phần thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp

● Chưa kể, với nỗ lực giảm thiểu tối đa sử dụng túi nilon, rác thải nhựa, những doanh nghiệp này đã góp phần thu hút sự quan tâm và tin dùng từ đông đảo người tiêu dùng Việt

● Về khía cạnh bảo vệ sức khoẻ của người tiêu dùng, việc giảm thải rác thải nhựa hay túi nilon nhằm nâng cao độ an toàn và sức khỏe cho người tiêu dùng Bên cạnh đó, tiêu dùng xanh giảm thiểu sử dụng năng lượng và tài

Trang 35

nguyên thiên nhiên, từ đó thúc đẩy thói quen sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường

● Mua sắm “xanh” còn thúc đẩy quá trình tái chế chất thải, từ chu trình thu gom, phân loại, tái chế Việc làm này phần nào giúp người tiêu dùng tiết kiệm kinh phí, góp phần bảo vệ môi trường sống của nhân loại

2.1.2.3 Tiêu dùng xanh tại Việt Nam

Tiêu dùng xanh đã khá phổ biến ở các nước phát triển và có những bước tiến ban đầu ở các nước đang phát triển khi thu nhập cá nhân và ý thức tiêu dùng ngày càng tăng lên Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến môi trường, coi trọng hơn hành vi mua thân thiện với môi trường Các chuyên gia môi trường xem tiêu dùng xanh như một biện pháp “giải cứu trái đất” trước những biến đổi xấu của môi trường sống trên toàn cầu Do đó, xu hướng sản xuất và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường dự báo sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới

Việt Nam đang triển khai một số hoạt động liên quan đến sản xuất và tiêu dùng bền vững, trong đó tiêu dùng xanh cũng bắt đầu được quan tâm nhiều hơn Nhiều văn bản liên quan đã được ký kết như: Tuyên ngôn quốc tế và Kế hoạch hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững (1999), các văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; Tuyên ngôn quốc tế về sản xuất sạch hơn (1999), Các chương trình liên quan đến sản phẩm xanh như: Chương trình cấp Nhãn sinh thái (Bộ Tài nguyên và Môi trường; Nhãn tiết kiệm năng lượng (Bộ Công thương); Nhãn sinh thái cho ngành du lịch cũng được triển khai

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020

đã khẳng định yêu cầu cấp thiết của việc chuyển đổi phương thức tiêu dùng theo hướng bền vững nhằm bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu với nội dung: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm

vụ, mục tiêu bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế - xã hội; Chú trọng phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường; Thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; Từng bước phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch

Chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2011 - 2020 cũng nêu rõ: để thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững, cần đẩy mạnh áp dụng rộng rãi sản xuất sạch hơn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên vật liệu, năng lượng, nước, đồng thời giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô

Trang 36

nhiễm, bảo vệ chất lượng môi trường, sức khỏe con người, bảo đảm phát triển bền vững

Quyết định số 1393 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Chiến lược Tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn 2050” chỉ ra hai nhiệm vụ liên quan đến tiêu dùng xanh là xanh hóa sản xuất và xanh hóa tiêu dùng Chiến lược Tăng trưởng xanh là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng các chính sách liên quan đến tiêu dùng xanh ở Việt Nam trong giai đoạn tới Như vậy, chuyển đổi mô hình tiêu dùng theo hướng xanh và bền vững đã trở thành đường lối, quan điểm, chính sách xuyên suốt của Đảng và Nhà nước và là một nội dung căn bản của mục tiêu phát triển ở Việt Nam hiện nay

Xu hướng tiêu dùng xanh cũng kéo theo sự nở rộ của các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch như Sói Biển, Bác Tôm, Homefood, Hano Farm,… nhằm đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm sạch, rõ nguồn gốc của người tiêu dùng Nhiều cửa hàng trà sữa, cà phê chuyển sang kinh doanh theo xu hướng xanh bằng cách sử dụng ống hút tre hoặc inox thay cho ống hút nhựa; hạn chế sử dụng các loại nước đóng chai có bao bì khó phân hủy; chỉ sử dụng túi giấy thay vì sử dụng túi nilon… Nhiều siêu thị lớn trên cả nước như Co.opmart, Lotte mart thời gian qua cũng chung tay, nỗ lực giảm thiểu việc sử dụng túi nilon, rác thải nhựa bằng cách sử dụng lá chuối gói rau củ, thực phẩm thay túi nilon; sử dụng, phân phối các sản phẩm bao bì thân thiện môi trường…

Qua đó thấy rằng, các hoạt động tuyên truyền, thúc đẩy tiêu dùng xanh của chúng ta thời gian qua đã góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc sử dụng các sản phẩm sinh thái, túi nilon sinh thái, 3R Tuy nhiên, theo đánh giá, đây mới chỉ là những hoạt động đơn lẻ, chưa kết nối với nhau, phạm vi tác động hẹp,

vì vậy, chưa có tính phổ biến và tính bền vững

Trong khi đó, hiện nay tại Việt Nam cũng chưa có những quy định riêng biệt về mua sắm xanh hay tiêu dùng xanh Nhiều nội dung liên quan đến mua sắm xanh, mua sắm bền vững, thân thiện với môi trường, sản xuất sạch hơn mặc dù đã được lồng ghép, quy định trong nhiều văn bản pháp quy, tuy nhiên, các nội dung này mới chỉ dừng lại ở mức hỗ trợ sản xuất các sản phẩm dịch vụ thân thiện với môi trường, chưa có công cụ điều chỉnh đủ mạnh để điều chỉnh hành vi tiêu dùng các sản phẩm chưa “xanh”, chưa thân thiện với môi trường

Trang 37

2.1.3 Hành vi tiêu dùng

Theo Blackwell và Mansard: “Hành vi tiêu dùng là hành động và quá trình quyết định của những người mua hàng hóa và dịch vụ để tiêu dùng cá nhân.” Như vậy có thể thấy rằng hành vi tiêu dùng chính là cách họ cư xử trong khi quyết định mua một sản phẩm nào đó để thỏa mãn nhu cầu của mình

Theo trường phái kinh tế, người tiêu dùng tối đa hóa giá trị sử dụng của họ bằng các quyết định dựa trên lý trí, họ trải qua quá trình nhận thức để xác định các thuộc tính của sản phẩm đồng thời thu thập thông tin để qua đó đánh giá nhằm đưa ra sự lựa chọn tối ưu (Bettman, 1979) Tuy nhiên quan điểm này lại chưa xem xét đến yếu tố đóng vai trò quan trọng khi tiêu dùng một số sản phẩm đặc biệt là trong thời đại ngày nay khi mà thu nhập của một số bộ phận dân cư tăng lên đáng

kể như lợi ích mang tính cảm xúc, họ tiêu dùng không chỉ đơn thuần vì giá trị sử dụng mà còn vì thương hiệu, đẳng cấp, giá trị cho bản thân, …Nhưng trường phái cảm xúc lại cho rằng hành vi tiêu dùng cơ bản là do yếu tố cảm xúc quyết định dựa trên những chuẩn mực mang tính chủ quan

Hành vi tiêu dùng là quyết định của cá nhân, nhóm và tổ chức liên quan đến việc lựa chọn, mua sắm, sử dụng và thải hồi hàng hóa, dịch vụ, ý tưởng hoặc kinh nghiệm để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ Theo nghĩa hẹp, hành vi người tiêu dùng là những suy nghĩ, cảm nhận và những hành động mà khách hàng thực hiện trong quá trình tiêu dùng Những yếu tố như: ý kiến từ những người tiêu dùng khác, quảng cáo, thông tin về giá cả, bao bì, bề ngoài sản phẩm…đều có thể tác động đến cảm nhận, suy nghĩ và hành vi mua sắm của khách hàng Theo Kotler

& Levy, hành vi người tiêu dùng là những hành vi cụ thể của một cá nhân khi thực hiện các quyết định mua sắm, sử dụng và vứt bỏ sản phẩm hay dịch vụ

Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ lại cho rằng hành vi tiêu dùng chính là sự tác động qua lại giữa các yếu tố kích thích của môi trường với nhận thức và hành vi của con người để qua đó thay đổi cuộc sống của mình Nói một cách khác, hành

vi tiêu dùng bao gồm những suy nghĩ và cảm nhận của con người cùng với những hành động mà họ thực hiện trong quá trình tiêu dùng

Theo Hoàng Thị Bảo Thoa (2015) định nghĩa hành vi tiêu dùng là hành động nhằm thỏa mãn những tâm tư nguyện vọng, trí tưởng tượng, các nhu cầu về vật chất hay tình cảm của một cá nhân, tổ chức nào đó qua việc mua sắm và sử dụng chúng Nói một cách khác thì hành vi tiêu dùng là quyết định của người tiêu

Trang 38

dùng liên quan đến việc sử dụng các nguồn lực như: tài chính, thời gian, công sức, những kinh nghiệm khi tham gia trao đổi nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của các cá nhân

Hành vi tiêu dùng là hành động, quyết định và tư duy của khách hàng khi tìm kiếm, lựa chọn, hoặc sử dụng dịch vụ Nói theo cách khác, hành vi tiêu dùng

là quá trình khách hàng đưa ra quyết định mua hoặc không mua, chọn sản phẩm hay thương hiệu nào phù hợp, tìm kiếm thông tin về sản phẩm, so sánh giá cả và chất lượng, đánh giá sự hài lòng sau khi mua hàng và quyết định có tiêu thụ tiếp hay không

2.1.4 Hành vi tiêu dùng xanh

Hành vi tiêu dùng xanh gồm có các hoạt động thể chất và tâm lý của người tiêu dùng thông qua quan sát, suy nghĩ, xem xét, cân nhắc, đánh giá một cách kỹ lưỡng, đồng thời quan tâm nhiều hơn tới thông tin của sản phẩm, tới nhà cung cấp sản phẩm, đặc biệt là giá trị sử dụng của chúng cùng với những tác động của chúng tới môi trường Người tiêu dùng thường có xu hướng hình thành hành vi tiêu dùng xanh khi có những điều kiện có lợi cho họ và môi trường theo nguyên tắc là giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng Hành vi tiêu dùng xanh có thể được định nghĩa là tất

cả các hoạt động diễn ra trong quá trình mua sắm, sử dụng các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường của người tiêu dùng Tiến trình hành vi tiêu dùng xanh gồm một chuỗi các hành vi liên quan đến việc lựa chọn, đưa ra quyết định mua sắm, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường cùng với các hành vi thân thiện với môi trường trong quá trình sử dụng chẳng hạn như: sử dụng tiết kiệm, tái chế, tái sử dụng mọi sản phẩm trong trường hợp có thể, dễ phân hủy, sử dụng sản phẩm xanh ít gây độc hại cho môi trường và biết phân loại rác thải đúng cách Hành vi tiêu dùng xanh là hành vi tiêu dùng có trách nhiệm với môi trường và toàn xã hội

Hình 2 1: Tiến trình thực hiện hành vi tiêu dùng xanh

Hành vi tiêu dùng xanh là những hành động mua hàng, sử dụng, thải loại,

Hành vi mua sắm xanh

Hành vi sử dụng xanh

Trang 39

môi trường bằng cách giảm thiểu tối đa tác động lên môi trường; đồng thời vẫn đáp ứng các nhu cầu và mong muốn cá nhân, đảm bảo chất lượng cuộc sống trong hoạt động sống - ăn uống - làm việc hàng ngày (Getgreen, 2012) Hành vi tiêu dùng xanh là là một hành vi bảo vệ môi trường, mua những sản phẩm tốt cho môi

trường (Kim & Choi, 2005, Lee, 2009)

Theo GS.TS Nguyễn Hữu Thụ: “Hành vi tiêu dùng xanh là các hành động

tìm kiếm, mua và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của cá nhân, nhóm với mục đích giảm thiểu các chất thải gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn cho sức khỏe cộng động được thể hiện qua nhận thức, thái độ và hành động của họ” trong nghiên cứu “Hành vi tiêu dùng xanh của người Hà Nội”

“Hành vi tiêu dùng xanh là sự tiêu thụ các sản phẩm tốt và có ích hay mang

lại lợi ích cho môi trường; là một hoạt động của cá nhân hay tổ chức trong việc

sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên; nói một cách khác thì hành vi tiêu dùng xanh đề cập đến việc mua, tiêu thụ những sản phẩm ít có tác động hay ảnh hưởng đến môi trường xung quanh” đây là lập luận được đưa ra bởi Mostafa M.M năm

2017 Các sản phẩm có thể bảo quản được, mang lại lợi ích cho môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho mục tiêu dài hạn về bảo vệ môi trường Hành vi tiêu dùng xanh xuất phát từ hành vi của con người sử dụng hàng hoá gây ít tổn hại đến môi trường tự nhiên và quyết định mua các sản phẩm thân thiện với môi trường tự nhiên và sản phẩm tái chế Theo Kim và Choi, hành vi tiêu dùng xanh còn đóng góp vào phúc lợi của cộng đồng nơi mà họ sinh sống đồng thời có thể khuyến khích mọi người hành động thân thiện hơn với môi trường

Nhiều nhà nghiên cứu sử dụng mô hình Lý thuyết về hành vi hoạch định Ajzen (TPB - Theory of Planned Behaviour) để nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng, bao gồm cả việc tiêu thụ các sản phẩm xanh Trong mô hình này, ngoài thái độ là nhân tố tác động đến ý định hành vi của cá nhân, còn có hai nhân tố

Trang 40

khác là chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi (1) Các chuẩn mực chủ quan là sự thôi thúc làm những gì người có ảnh hưởng muốn làm Theo Oliver và Bearden (1985), tiêu chuẩn chủ quan có thể được định nghĩa là sự nhận thức mang tính chủ quan của một cá nhân rằng những người quan trọng đối với họ mong muốn họ hành động hoặc không hành động theo một cách nào đó, hay một cách diễn dải khác thì tiêu chuẩn chủ quan là áp lực từ phía người thân hoặc xã hội đối với ý định thực hiện hành vi của họ được Lee và các cộng sự (2014) đề cập trong bài nghiên cứu của họ (2) Nhận thức kiểm soát hành vi đề cập đến khả năng của một cá nhân trong việc thực hiện một hành vi nhất định, phản ánh mức độ khó khăn khi thực hiện hành vi và việc thực hiện hành vi đó có bị kiểm soát hay hạn chế hay không Cũng theo Lee và các cộng sự thì nhận thức kiểm soát hành vi: là

sự nhận thức có thể dễ dàng hoặc khó khăn khi thực hiện một hành vi nào đó thông qua xem xét các nguồn lực và cơ hội của họ Theo lý thuyết về hành vi có

kế hoạch, thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi ảnh hưởng trực tiếp đến ý định, từ đó ảnh hưởng đến hành vi Nhận thức kiểm soát hành vi

có thể vừa là yếu tố ảnh hưởng đến ý định vừa là hành vi tiêu dùng thực tế Thái

độ tiêu dùng: là sự đánh giá thích hay không thích với một hành vi cụ thể và ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi hoặc niềm tin của người tiêu dùng, họ có thái độ càng yêu thích thì càng có ý định để thực hiện hành vi (Lee và cộng sự,2014)

Hình 2 2: Mô hình nghiên cứu lý thuyết về hành vi hoạch định (TPB)

(Nguồn: Ajzen và Fishbein, 1975)

Mô hình lý thuyết về hành động hợp lý (TRA) là một mô hình dự báo ý định hành vi xem ý định là sự tiếp nối giữa thái độ và hành vi Ý định hành vi của một người chịu ảnh hưởng của hai yếu tố: thái độ (attitude) và tiêu chuẩn chủ quan (subjective norm) Thái độ của một người đối với hành vi là cách họ cảm nhận về việc làm một việc gì đó Thái độ được đo lường bằng nhận thức về các thuộc tính sản phẩm, nó biểu hiện yếu tố cá nhân thể hiện niềm tin tích cực hay tiêu cực của

Thái độ

Nhận thức kiểm soát

Chuẩn mực chủ quan

Hành vi thực tế

Ý định hành vi

Ngày đăng: 09/10/2024, 21:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ái Vân, 2013. Phát triển kinh tế xanh phải bắt đầu từ tiêu dùng xanh. Hồ Chí Minh: Báo Sài Gòn Giải Phóng số ra ngày 27/05/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển kinh tế xanh phải bắt đầu từ tiêu dùng xanh
2. Bộ tài nguyên và môi trường, 2012. Báo cáo môi trường quốc gia: chất thải rắn. Hà Nội, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ tài nguyên và môi trường, 2012. "Báo cáo môi trường quốc gia: chất thải rắn
3. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh. Hồ Chí Minh: NXB Lao động và xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
Nhà XB: NXB Lao động và xã hội
4. Phạm Thị Kim Chi, 2012. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua rau an toàn của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh: Luận văn tốt 5. Bộ tài nguyên và môi trường, 2021. Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016 - 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua rau an toàn của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh
6. Huỳnh Thị Thuỳ Linh, 2013, Marketing xanh và các tác động của nó đến hành vi tiêu dùng: nghiên cứu trên sản phẩm túi thân thiện môi trường tại tỉnh Long An, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh tế TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing xanh và các tác động của nó đến hành vi tiêu dùng: nghiên cứu trên sản phẩm túi thân thiện môi trường tại tỉnh Long An
7. Hoàng Thị Bảo Thoa, 2015. Xu hướng tiêu dùng xanh trên thế giới và Việt Nam. Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội: Kinh tế và Kinh doanh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xu hướng tiêu dùng xanh trên thế giới và Việt Nam
8. Nguyễn Đình Thọ, 2012. Phương pháp Nghiên cứu khoa học trong kinh doanh: Thiết kế và thực hiện. Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp Nghiên cứu khoa học trong kinh doanh: "Thiết kế và thực hiện
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội. Hà Nội
10. Hồ Huy Tựu, Nguyễn Văn Ngọc và Đỗ Phương Linh, 2018. Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người dân Cam Ranh. Tạp chí phát triển khoa học công nghệ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người dân Cam Ranh
11. Hoàng Trọng Hùng, Huỳnh Thị Thu Quyên và Huỳnh Thị Nhi, 2018. Các yếu tố tác động đến ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại thành phố Huế. Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố tác động đến ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại thành phố Huế
12. Vũ Thị Xen, 2009. Sản phẩm thân thiện với môi trường – xu thế tất yếu trong tiêu dùng hiện đại và hướng đi mới cho các doanh nghiệp Việt Nam . Luận văn tốt nghiệp. Trường Đại học Ngoại Thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sản phẩm thân thiện với môi trường – xu thế tất yếu trong tiêu dùng hiện đại và hướng đi mới cho các doanh nghiệp Việt Nam
1. Ajzen, I. , 1991. The theory of planned behavior. Organizational Behaviour and Human Decision Processes, 50, 179-211 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Organizational Behaviour and Human Decision Processes
2. Ajzen, I., & Fishbein, M., 1975. Attitude-behaviour relations: A theoretical analysis and review of empirical research. Psychological Bulletin, 84, 888-918 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Psychological Bulletin
3. Bagozzi, R. P., Wong, N., Abe, S. & Bergami, M., 2000. Cultural and situational contingencies and the theory of reasoned action: Application to fast food restaurant consumption. Journal of Consumer Psychology, p.97–106 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Consumer Psychology
4. Chan, R. Y. K., & Lau, L. B. Y., 2000. Antecedents of green purchase: A survey in China. Journal of Consumer Marketing, 17(4), 338-357 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Consumer Marketing
6. Chen, Y-S., Lai, S-B., C-T. Wen, 2006. The Influence of Green Innovation Performance on Corporate Advantage in Taiwan. Journal of Business Ethics, Vol.67, 331-339 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Business Ethics
7. Cook, A. J., Kerr, G. N. & Moore, K., 2002. Attitudes and Intentions towards Purchasing Genetically Modified Food. Journal of Economic Psychology , p. 557–572 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Attitudes and Intentions towards Purchasing Genetically Modified Food. Journal of Economic Psychology
9. Diekmann, A., & Preisendửrfer, P. , 2003. Green and greenback: The behavioral effects of environmental attitudes in low-cost and high-cost situations.Rationality and Society, Vol. 15, 441-472 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rationality and Society
11. Fotopoulos, C. and Krystallis, A., 2002b. Purchasing motives and profile of the Greek organic consumer: A countrywide survey. British Food Journal, Vol.104, p. 232-260 Sách, tạp chí
Tiêu đề: British Food Journal
14. Lingyun Chen, 2013. A Study of Green Purchase Intention Comparing with Collectivistic (Chinese) and Individualistic (American) Consumers in Shanghai, China. Information Management and Business Review, Vol. 5, No. 7, pp. 342- 346 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Information Management and Business Review
17. Oliver, R.L., and Bearden, W.O. (1985). Crossover effects in the theory of reasoned action: A moderating influence attempt. Journal of consumer research, p. 324-340 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of consumer research
Tác giả: Oliver, R.L., and Bearden, W.O
Năm: 1985

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2. 4: Mô hình nghiên cứu đề xuất - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU
DÙNG XANH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TỈNH BẮC
NINH
Hình 2. 4: Mô hình nghiên cứu đề xuất (Trang 47)
Hình 3. 1: Danh sách các đơn vị trực thuộc tỉnh Bắc Ninh - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU
DÙNG XANH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TỈNH BẮC
NINH
Hình 3. 1: Danh sách các đơn vị trực thuộc tỉnh Bắc Ninh (Trang 49)
Hình 3. 2: Quy trình nghiên cứu - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU
DÙNG XANH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TỈNH BẮC
NINH
Hình 3. 2: Quy trình nghiên cứu (Trang 52)
Bảng 4. 1: Tổng hợp độ tin cậy của các thang đo - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU
DÙNG XANH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TỈNH BẮC
NINH
Bảng 4. 1: Tổng hợp độ tin cậy của các thang đo (Trang 68)
Bảng 4. 2: Kết quả độ tin cậy cho biến độc lập “Giá cả” - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU
DÙNG XANH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TỈNH BẮC
NINH
Bảng 4. 2: Kết quả độ tin cậy cho biến độc lập “Giá cả” (Trang 69)
Bảng 4. 3: Kết quả độ tin cậy biến độc lập “Chuẩn mực chủ quan” - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU
DÙNG XANH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TỈNH BẮC
NINH
Bảng 4. 3: Kết quả độ tin cậy biến độc lập “Chuẩn mực chủ quan” (Trang 70)
Bảng 4. 5: Kết quả độ tin cậy của biến độc lập “Ý thức về môi trường” - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU
DÙNG XANH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TỈNH BẮC
NINH
Bảng 4. 5: Kết quả độ tin cậy của biến độc lập “Ý thức về môi trường” (Trang 72)
Bảng 4. 7: Kết quả độ tin cậy cho biến độc lập “Sự sẵn có” - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU
DÙNG XANH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TỈNH BẮC
NINH
Bảng 4. 7: Kết quả độ tin cậy cho biến độc lập “Sự sẵn có” (Trang 73)
Bảng 4. 8: Kết quả độ tin cậy cho biến độc lập “Hành vi tiêu dùng xanh” - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU
DÙNG XANH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TỈNH BẮC
NINH
Bảng 4. 8: Kết quả độ tin cậy cho biến độc lập “Hành vi tiêu dùng xanh” (Trang 74)
Bảng 4. 10: Kiểm định KMO và kiểm định Bartlett cho biến độc lập lần 3 - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU
DÙNG XANH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TỈNH BẮC
NINH
Bảng 4. 10: Kiểm định KMO và kiểm định Bartlett cho biến độc lập lần 3 (Trang 78)
Bảng 4. 12: Kiểm định KMO và kiểm định Bartlett’s biến phụ thuộc - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU
DÙNG XANH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TỈNH BẮC
NINH
Bảng 4. 12: Kiểm định KMO và kiểm định Bartlett’s biến phụ thuộc (Trang 81)
Bảng 4. 14: Ma trận hệ số tương quan giữa các nhân tố (Pearson) - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU
DÙNG XANH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TỈNH BẮC
NINH
Bảng 4. 14: Ma trận hệ số tương quan giữa các nhân tố (Pearson) (Trang 83)
Bảng 4. 17: Kết quả hồi quy (sử dụng phương pháp Enter) - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU
DÙNG XANH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TỈNH BẮC
NINH
Bảng 4. 17: Kết quả hồi quy (sử dụng phương pháp Enter) (Trang 90)
Bảng 4. 18: Mức độ Hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tỉnh Bắc - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU
DÙNG XANH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TỈNH BẮC
NINH
Bảng 4. 18: Mức độ Hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tỉnh Bắc (Trang 92)
Bảng 4. 22: Bảng ANOVA theo trình độ học vấn - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU
DÙNG XANH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TỈNH BẮC
NINH
Bảng 4. 22: Bảng ANOVA theo trình độ học vấn (Trang 98)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w