1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích và so sánh về quyền của người tiêu dùng trong luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 so với quyền của người tiêu dùng trong luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010

17 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

DAI HOC QUOC GIA THANH PHO HO CHI MINH TRUONG DAI HOC KINH TE - LUAT

-Ÿ[ -

TIỂU LUẬN CUỎI KÌ HỌC KỲ 2/2023-2024 PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGƯỜI TIỂU DUNG

DE TAI:

PHAN TICH VA SO SANH VE QUYEN CUA NGUOI TIEU DUNG TRONG LUAT BAO VE QUYEN LOI NGUOI TIEU DUNG 2023 SO VOI QUYEN CUA NGUOI TIEU DUNG TRONG LUAT BAO VE QUYEN LOI NGUOI

Trang 2

MUC LUC

I KHAI QUAT CHUNG VA QUAI TRO QUAN TRONG VE QUYEN CUA

II PHAN TICH, SO SANH VE QUYEN CUA NGUOI TIEU DUNG TRONG LUAT BAO VE QUYEN LOI NGUOI TIEU DUNG 2023 SO VOI QUYEN CUA NGUOI TIEU DUNG TRONG LUAT BAO VE QUYEN LOI NGUOI

2.1 Phân tích điểm mới về quyền của người tiêu dùng trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 - 5 - ST H1 1 212221 4 2.2 So sánh điểm mới về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng (rong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 với quy định tương ứng trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 52 SE E222 22a 7 2.3 Ví dụ từ bản án số 19/2019/DS-PT cho thấy sự cần thiết của việc sửa đổi, bố sung về quyền của người tiêu dùng tại Điều 8 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 bằng Điều 4 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Trang 3

L KHÁI QUÁT CHUNG VÀ QUAI TRÒ QUAN TRONG VE QUYEN CUA NGƯỜI TIÊU DÙNG

Trong cuộc sông xã hội hiện đại, nơi mà thương mại đan xen vào đời sống thường ngày, vấn dé về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng mang một vai trò quan trọng Với sự phát triên của nền công nghiệp, các sản phâm, hàng hoá và dịch vụ càng ngày được mở rộng thì việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng là điều cần thiết để đảm bảo tính công bằng trong lĩnh vực thương mại Không còn bị hạn chế trong các cửa hàng truyền thống, thị trường ngày nay đã vượt qua rào cản địa lý, chúng đã xuất hiện trên các nền tảng thương mại điện tử Điều này mặc dù mang lại vô số tiện lợi nhưng cũng tạo ra không ít khó khăn và thách thức mới trong việc bảo quyền lợi của người tiêu dùng

Sự đa dạng của các sản phẩm trực tuyến trên các trang thương mại điện tử gây ra sự

khó khăn trong việc phân biệt chất lượng thực sự so với những cách tiếp thị không trung thực của các cá nhân hoặc tô chức bán hàng Trong bỗi cảnh này, nhu cầu về các biện

pháp bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết Vi thé, việc thiết lập một khung pháp lý đề bảo vệ các quyền lợi của người tiêu dùng cũng như khiến

các tô chức hoặc cá nhân kinh doanh hàng hoá dịch vụ của mình là điều vô cùng cần

thiết Hiểu được điều đó, pháp luật Việt Nam đã quy định về quyền của người tiêu dùng

tại Điều 8 của Luật bảo vệ quyền lợi người dùng 2010, trong đó người tiêu dùng có các quyên lợi cơ bản như:

“1 Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyên, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tô chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cáp

2 Được cung cấp thông tin chính xác, đây đủ về tô chức, cá nhân kinh doanh hang

hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn sốc, xuất xứ hàng hóa; được

cưng cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cân thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng

3 Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tô chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo

nhu câu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tô chức, cá nhân kinh doanh hàng

hóa, dịch vụ

4 Góp ý kiến với tô chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tô chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa,

dịch vụ

5 Tham gia xây dựng và thực thì chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiéu dung.

Trang 4

6 Yéu cau bôi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tô chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết

7 Khiếu nại, tô cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tô chức xã hội khởi kiện đề bảo vệ quyên

lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan

8 Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dân kiến thức vỆ tiếu dung hang hoa, dich vu”

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một vẫn đề quan trọng mang tầm vĩ mô và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đây phát triển nền kinh tế, xây dựng một thị trường lành mạnh, văn minh Việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không chỉ mang lại nhiều

loi ich cho ban than ho ma còn đối với doanh nghiệp và xã hội

Đôi với người tiêu dùng:

Người tiêu dùng được hưởng các quyền cơ bản như quyền được cung cấp thông tin

chính xác, đầy đủ về về tô chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ: nội dung giao

dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ,

tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.!

Việc bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng như mở ra một cánh cửa đến với các hàng hoá và dịch vụ chất lượng cao và an toàn Khi được pháp luật bảo vệ và trao quyền để đưa ra những lựa chọn sáng suốt về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua và sử dụng, họ có thê dễ dàng tiếp cận chúng nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu, nâng cao trải nghiệm tiêu dùng và góp phần nâng tầm chất lượng cuộc sông

Đối với doanh nghiệp:

Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp Doanh nghiệp nào đặt lợi ích của người tiêu dùng lên hàng đầu,

bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ một cách hiệu quả sẽ tạo dựng được uy tín, thu hút khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường

Để tạo dựng hình ảnh thương hiệu uy tín, khi doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, họ thể hiện sự tôn trọng và cam kết mang đến cho khách hàng những sản phâm, dịch vụ chất lượng tốt nhất Điều này giúp doanh nghiệp xây dựng được hình ảnh

! Điều 8.2 Luật bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng 2023

Trang 5

uy tin, dang tin cậy trong mắt người tiêu dùng Khách hàng sẽ tin tưởng và lựa chọn sản phâm, dịch vụ của doanh nghiệp có uy tín cao hơn so với những doanh nghiệp ít quan tâm đến quyền lợi của họ Uy tín thương hiệu là một tài sản vô giá đối với doanh nghiệp,

giúp họ thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng và tăng doanh thu

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giúp doanh nghiệp tăng cường lòng tin va sự trung thành của khách hàng Khi người tiêu dùng tin tưởng vào sản phẩm, dịch vụ và dịch vụ chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp, họ sẽ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, trở thành khách hàng trung thành và sẵn sàng giới thiệu doanh nghiệp cho bạn bè và người thân

Điều này giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, lợi nhuận và mở rộng thị trường Hơn nữa,

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín thương hiệu,

khẳng định vị thế trên thị trường và thu hút khách hàng tiềm năng Doanh nghiệp tuân thủ

luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ giảm thiêu rủi ro pháp lý, tránh các vụ kiện tụng tốn kém và ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp Bên cạnh đó, bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng còn thê hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, góp phần xây dựng thị

trường lành mạnh, văn minh Khi người tiêu dùng được bảo vệ, họ sẽ có niềm tin vào thị

trường và sẵn sang chi tiêu nhiều hơn, thúc đây sự phát triển chung của nền kinh tế

Đôi với xã hội:

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã

hội trên nhiều khía cạnh Thứ nhất, bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng thúc day phat triển

kinh tế Khi người tiêu dùng tin tưởng vào chất lượng sản phẩm, dịch vụ và được bảo vệ

quyền lợi một cách hiệu quả, họ sẽ mạnh dạn chi tiêu, thúc đây sản xuất, kinh doanh, tạo

ra động lực cho sự phát triển chung của nền kinh tế Thứ hai, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giúp giảm thiêu tranh chấp, mâu thuẫn Việc vi phạm quyền lợi người tiêu dùng thường dẫn đến các tranh chấp, mâu thuẫn giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp, gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội Do đó, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng góp phần đảm bảo

môi trường kinh doanh lành mạnh, văn minh, thúc đây sự phát triển ôn định của xã hội

Thứ ba, bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng góp phần nâng cao văn hóa tiêu dùng Khi được báo vệ quyên lợi, người tiêu dùng sẽ nâng cao y thức tiêu dùng thông minh, sáng suốt, lựa chọn sản phẩm, dịch vụ chất lượng, có nguồn gốc rõ rang, góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng được

coi là một trong những ưu tiên hàng đầu Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã và

đang được nâng cấp và hoàn thiện liên tục, nhằm đảm bảo rằng mọi cá nhân và tổ chức đều tuân thủ và thực hiện các nguyên tắc công bằng, minh bạch và trách nhiệm Việc bảo

vệ quyền lợi người tiêu dùng không chỉ đảm bảo sự tin cậy và an tâm cho người tiêu

3

Trang 6

dùng khi sử dụng sản phâm và dịch vụ, mà còn góp phần vào sự phát triển ôn định của thị

trường và hệ thông kinh tế Sự chấp hành và thực thi hiệu quả các quy định về quyền lợi

người tiêu dùng là cơ sở để tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh và cạnh tranh

Do đó, việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không chỉ là trách nhiệm pháp lý mà còn là nhiệm vụ xã hội của mọi cá nhân và tô chức

II PHAN TICH, SO SANH VE QUYEN CUA NGUOL TIEU DUNG TRONG LUAT BAO VE QUYEN LOI NGUOI TIEU DUNG 2023 SO VOI QUYEN CUA NGUOI TIEU DUNG TRONG LUAT BAO VE QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG 2010

2.1 Phân tích điểm mới về quyền của người tiêu dùng trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, hoạt động thương mại ngày càng phát triển đa dạng, phức tạp, việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cảng trở

nên cần thiết hơn bao giờ hết Nhằm đáp ứng yêu cầu đó, Quốc hội đã ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 (số 19/2023/QH15), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2024 sắp tới So với Luật Bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng 2010, Luật 2023 đã có

nhiều đôi mới, bố sung quan trọng, đặc biệt là điều khoản về quyền của người tiêu dùng, thê hiện sự quan tâm sâu sắc của Nhà nước đổi với việc bảo đảm quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng

Khác với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, Luật 2023 đã bồ sung thêm

một số quyền mới cho người tiêu dùng, cụ thê tại Điều 4 Luật Báo vệ quyền lợi người tiêu dùng như sau:

Thứ nhất, luật bổ sung thêm quyền được tạo điều kiện lựa chọn môi trường tiêu dùng

lành mạnh và bền vững Đây là quyền mang tính đột phá, thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với sức khỏe và môi trường sống của người tiêu dùng Theo đó, người tiêu dùng có quyên lựa chọn sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường, góp phần bảo vệ môi trường sông chung

Thứ hai, quyền được bảo vệ khi sử dụng dịch vụ công theo quy định, quyền này đảm bảo quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng khi sử dụng các dịch vụ công như: dịch vụ y tế, giáo dục, hành chính công Người tiêu dùng được sử dụng dịch vụ công một cách thuận tiện, nhanh chóng, chất lượng và được bảo vệ khỏi các hành vi vi phạm pháp luật

trong lĩnh vực dịch vụ công

Cuối cùng, Luật bảo vệ người tiêu dùng 2023 bồ sung thêm vào Điều 4 khoản II đó

là người tiêu dùng còn có những quyền khác theo quy định pháp luật Đây là một nội

Trang 7

dung mang tính bao quát và linh hoạt vì điều này vừa cho phép bỗ sung các quyền mới cho người tiêu dùng trong tương lai khi có quy định pháp luật mới được ban hành vừa phù hợp với sự phát triển của xã hội và thị trường, đáp ứng nhu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày càng đa dạng Việc quy định "Quyền khác theo quy định pháp luật" là một giải pháp hiệu quá để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong bối cảnh pháp luật

liên tục thay đôi và phát trién

Những điểm mới này dự kiến sẽ tác động tích cực đến người tiêu dùng qua các khía cạnh như nâng cao nhận thức và kiến thức tiêu dùng cho người tiêu dùng, thúc đây tiêu dùng bền vững và bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi sử dụng dịch vụ công và mở rộng quyền lợi của người tiêu dùng lần lượt qua các khoản 8, khoản 9, khoản L0, khoản LI trong Luật bảo vệ người tiêu dùng 2023

Về nâng cao nhận thức và kiến thức tiêu dùng cho người tiêu dùng, điểm 8 trong Luật Bảo vệ Quyên lợi Người tiêu dùng 2023 quy định về "Quyền được tư vấn, hỗ trợ, hướng

dẫn về kiến thức và kỹ năng tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ", điều này mang lại

nhiều lợi ích thiết thực, bao gồm:

- _ Trang bị kiến thức và kỹ năng tiêu dùng cần thiết cho người tiêu dùng: Nhờ được

tư vấn, hỗ trợ và hướng dẫn, người tiêu dùng sẽ có đủ kiến thức đề lựa chọn sản

phâm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của bản thân Họ cũng

biết cách nhận diện và tránh xa những sản pham, dich vu gia mao, kém chat luong,

bao vé quyén lợi của mình một cách hiệu qua

- _ Giảm thiêu tình trạng mua sắm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng: Khi

người tiêu dùng được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng tiêu dùng, họ sẽ cần trọng hơn trong việc lựa chọn sản pham, dịch vụ, từ đó hạn chế tối đa việc mua

phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng Điều này góp phần bảo vệ sức

khỏe người tiêu dùng và thúc đây thị trường lành mạnh, minh bạch

- _ Nâng cao văn hóa tiêu dùng trong cộng đồng: Khi người tiêu dùng có ý thức lựa chọn sản phâm, dịch vụ một cách thông minh và sáng suốt, văn hóa tiêu dùng trong cộng đồng sẽ được nâng cao Người tiêu dùng sẽ trở nên có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình và xã hội, góp phần xây dựng một môi trường tiêu dùng

lành mạnh và bền vững

Đề thúc đây tiêu dùng bền vững và bảo vệ môi trường, khoản 9 trong Luật Bảo vệ Quyên lợi Người tiêu dùng 2023 quy định về "Quyền được tạo điều kiện lựa chọn môi trường tiêu dùng lành mạnh và bền vững", đây là một bước tiến quan trọng nhằm thúc đây tiêu dùng bền vững và bảo vệ môi trường tại Việt Nam Quy định này mang lại nhiều tác động tích cực đến người tiêu dùng như:

Trang 8

- _ Khuyến khích người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn sản phẩm, dịch vụ thân thiện với

môi trường, tiết kiệm năng lượng: Nhờ được cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về tác động môi trường của sản phâm, dịch vụ, người tiêu dùng sẽ có xu hướng lựa chọn những sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường hơn, gop phan giảm thiểu rác thải, ô nhiễm môi trường và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên

- _ Góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu: Việc tiêu dùng bền

vững sẽ giúp giảm thiêu lượng khí thải nhà kính, bảo vệ nguồn nước, đất đai và đa

dạng sinh học, góp phần ứng phó hiệu quả với biến đôi khí hậu - một trong những

vấn đề môi trường cấp bách nhất hiện nay

- _ Nâng cao ý thức trách nhiệm của người tiêu dùng đối với cộng đồng: Khi lựa chọn tiêu dùng bền vững, người tiêu dùng thê hiện ý thức trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng và thế hệ tương lai Điều này góp phần xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại và có trách nhiệm với môi trường

Nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi sử dụng dịch vụ công, góp phần xây dựng một nên hành chính nhà nước phục vụ người dân và nâng cao niềm tin của người dân vào hệ thống chính trị, Khoản 10 trong Luật Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng 2023 quy

định về "Quyền được bảo vệ khi sử dụng dịch vụ công” nhằm bảo vệ quyền lợi của người

dân khi tiếp cận và sử dụng các dịch vụ công

- _ Đảm bảo quyền lợi của người dân khi tiếp cận và sử dụng các dịch vụ công: Người dân có quyền được cung cấp dịch vụ công một cách nhanh chóng, thuận tiện, chính xác, hiệu quả và chất lượng cao Họ cũng có quyền được thông tin đầy đủ, chính xác về các thủ tục hành chính, quy trình cung cấp dịch vụ công, đồng thời

được giải đáp thắc mắc, khiếu nại một cách kịp thời và hiệu quả

- _ Nâng cao chất lượng dịch vụ công: Khi quyền lợi của người dân được bảo vệ, các

cơ quan hành chính nhà nước sẽ có trách nhiệm nâng cao chất lượng dịch vụ công,

cải thiện thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin đề đơn giản hóa các thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc tiếp cận và sử dụng dịch

vụ công

- _ Góp phân xây dựng chính quyền phục vụ người dân: Việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi sử dụng dịch vụ công góp phần xây dựng chính quyền phục vụ người dân, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường niềm tin của người

dân vào hệ thống chính trị

Khoản II trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 là một quy định quan trọng nhằm mở rộng quyền lợi của người tiêu dùng, góp phần bảo vệ quyền lợi của họ

Trang 9

một cách toàn diện và hiệu quả hơn, đồng thời thúc đây sự phát triển của thị trường và xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh qua các khía cạnh sau:

- _ Đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng một cách toàn diện và hiệu quả hơn: Ngoài những quyền lợi được quy định cụ thể trong luật, người tiêu dùng còn có những quyền lợi khác được quy định trong các văn bản pháp luật khác có liên quan Điều này giúp đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng được bảo vệ một cách

toàn diện và hiệu quả hơn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

- _ Phù hợp với sự phát triển của xã hội và xu hướng tiêu dùng hiện đại: Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng cũng ngày càng cao Quy định về "Quyền khác theo quy định của pháp luật" cho phép bồ sung, điều chính các quyền lợi của người tiêu dùng phù hợp với sự phát triển của xã hội và xu hướng tiêu dùng hiện đại, đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng

- _ Góp phần xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh: Khi quyền lợi

của người tiêu dùng được bảo vệ day đủ, họ sẽ có niềm tin hơn vào thị trường, từ

đó thúc đây giao dịch thương mại và góp phần xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh

Nhìn chung, các điểm mới về quyền của người tiêu dùng trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 là sự cải thiện quan trọng trong việc bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng tại Việt Nam Những thay đôi này hứa hẹn sẽ tạo ra môi trường tiêu dùng lành mạnh, minh bạch hơn, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Để luật phát huy hiệu quả tôi đa, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người tiêu dùng trong việc thực thi và tuyên truyền, giáo dục nâng

cao nhận thức về luật

2.2 So sánh điểm mới về quyền của người tiêu dùng trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 với quyền của người tiêu trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010

Luật Báo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng là một văn bản pháp luật nhằm bảo vệ quyền

lợi hợp pháp của người tiêu dùng trong hoạt động giao dịch, sử dụng sản phâm, hàng hóa, dịch vụ Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã trải qua nhiều lần sửa đối, bỗ sung dé phù hợp với thực tiễn xã hội, trong đó có sự thay đối đáng kê giữa Điều 4 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 và Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010

Diém giống nhau:

Trang 10

Cả hai điều luật đều quy định một số quyền cơ bản của người tiêu dùng, như: - Người tiêu dùng được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền lợi hợp

pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ: quyền được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về sản phâm, hàng hóa, dịch vụ, nội dung giao dịch, nguồn gốc, xuất xứ, ; quyền lựa chọn sản phâm, hàng hóa, dịch vu, t6 chức, cá nhân kinh doanh theo nhu câu điều kiện của bản thân; quyền góp ý với tô chức, cá nhân kinh doanh về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; quyền

khiêu nại, tô cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tô chức xã hội khởi kiện đề bảo vệ quyên

lợi của mình; quyên tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

trung vào quyền lợi khi

tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ

Quyền được đảm

bảo an toàn

Mở rộng phạm vi bảo vệ an toàn cho

người tiêu dùng, bao gồm cả "danh dự, nhân phẩm, uy tín" bên cạnh "tính mạng, sức khỏe, tài sản”

Chí quy định bao dam an

toàn cho "tính mạng, sức

khỏe, tài sản”

Quyền được cung

Yêu cầu thông tin được cung cấp phải Chí yêu cầu thông tin

Ngày đăng: 26/08/2024, 13:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w