BANG PHAN CONG CONG VIEC Cong viéc Tén thanh vién Các yếu tô giao thoa văn hóa tác động đến hành vi người tiêu dùng Huỳnh Tấn Đạt, Trần Tiến Đạt Chiến lược vận dụng văn hóa, áp dụng vả
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
QUAN AN HAN QUOC
Giáo viên phụ trách : Ngô Vũ Quỳnh Thị
Lớp học phần : 2031101068301
Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 3
Tên các thành viên nhóm : Nguyễn Thành Đạt (1921002544)
Nguyễn Tân Đạt (2021008248) Nguyễn Xuân Đạt (2021008249) Trần Tiến Đạt (2021008250) Huynh Tan Dat (2021003953)
Ngày 22 tháng 08 năm 2021
Trang 2
MỤC LỤC
1.1 Lý do chọn đề tải: na 1 1.2 Mục tiêu nghiÊn CỨU: .- 2 2 20 122011201123 1121115111211 1511 11111111 112111 key 1 1.3 Déi tong nghién COU: ec c ccc cccsecsessessessesetssessesecsecsessesevsevsessessesevsevseeseees l 1.4 Phương pháp nghiên CỨU: .- 2 2.10201120112101 121 1111111111111 811 1111 key 2 1.5 Bố cục nội dung chính đề tài: Sa TT ng 2
"000 co in 2 2.1 Ảnh hưởng của giao thoa văn hóa đến hành vi người tiêu dùng: 2
PÀ NÀ/ 0s ịc:aiđaađađdđđađađadđaaiiiiăảŸÝ 2 2.1.2 Văn hóa tiêu dùng là Ø]? c1 11111111121 11141111111 11111 01111111 20111 He 3
2.1.3 Những đặc trưng của văn hóa: - L 22 22011201 12111211 1111111115111 nk re 4 2.1.4 Thế nảo là giao thoa văn hóa? .-s- 5s c1 1E E1121111111211211211 21121121 xe 7 2.1.4.1 Khái niệm giao thoa văn hóa 2 2 22012222211 121 115111511151 xe 7
2.1.4.2 Một số ví dụ về giao thoa văn hóa ở Việt Nam csccscrzrrcrre §
2.1.5 Những yếu tô ảnh hưởng của sự giao thoa văn hóa đến hành vi người tiêu dùng trong ngành âm thực tại Việt Nam -2 SH Hn 212121112151 81512121211 11 see 10 2.1.5.1 Giới thiệu sự giao thoa văn hóa ầm thực tại Việt Nam - 10 2.1.5.2 Ảnh hưởng của các giá trị văn hóa s- 5s tt EE221111121121 xe 12 2.1.5.3 Ảnh hưởng của các chuẩn mực văn hóa 22 SE SE 11 1555551555252555 13 2.1.5.4 Ảnh hưởng của các phong tục tập quán . - 5c sEcE2E2Ectxcrxg 15 2.1.5.5 Anh hung cla cdc bidu HONG lec eeesesseeseeseseesessseseesessesseeees 15 2.1.5.6 Anh huéng dén tir ng6n ng th cccccccceeseeseseesecssesecsessesseseesessecsesseees 17 2.1.5.7 Làm thế nào để nhận biết và đo lường sự giao thoa văn hóa 18 2.2 Ứng dụng giao thoa văn hóa vào marketing — kinh doanh món Hàn Quốc L8
Trang 32.2.1 Tổng quan thị trường ầm thực tại Việt Nam 2.52 SE E121 1 cEcscrrey 19 2.2.2 Quá trình giao thoa văn hóa Việt - Hàn và vị thế trong ngành âm thực: 19 2.2.3 Giới thiệu sản phẩm kinh doanh — các món ăn Hàn Quốc .-.- 23 2.2.4 Chiến lược marketing có lợi cho hoạt động kinh doanh dựa trên sự g1ao thoa van h6a oo 23 2.2.4.1 Muc tidy chién WWOC? cccccccccccscscsssssssssesesesesessesscscscecsvevsvsseseseseesetevevevsees 23 2.2.4.2 Chién bre cy thes ccecccseesesssneesessseeecsseeeeseneeessnnsecsnseseesenneees 23 2.3 Đo lường hiệu quả chiến lược và tông kẾt 5 ST 1111111211211 xe 30 2.3.1 Ðo lường hiệu quả chiến lược -s-s s 1212121111111 15218121212 ree 30
2.3.2 Tông KẾT: 5s c1 1121121111111 1121121121111 1 1211112121101 12121 31
Trang 4BANG PHAN CONG CONG VIEC
Cong viéc Tén thanh vién
Các yếu tô giao thoa văn hóa tác động đến
hành vi người tiêu dùng Huỳnh Tấn Đạt, Trần Tiến Đạt
Chiến lược vận dụng văn hóa, áp dụng vảo
marketing mix Tất cả thành viên trong nhóm
Trang 6
1 PHAN MO DAU
1.1 Lý đo chọn đề tài:
Với sự bùng nỗ của công nghệ 4.0 thì toàn cầu hóa đã làm cho việc kết nối giữa mọi người dù là khoảng cách địa lý lớn đến đâu trên toàn thế giới không còn là vấn để lớn nữa Bạn có thể bay thắng từ Việt Nam đến Hàn Quốc chỉ mắt 3 giờ 40
phút ở chặng bay Hà Nội — Busan, 5 tiếng 40 phút đối với Nhật Bản, 15 giờ 55 phút
khi bay qua Mỹ và có thể đi vòng quanh thế giới, tìm hiểu mọi thứ trên thể giới chi với một chiếc điện thoại thông minh có mạng Ngoài ra, chúng ta còn sông trong một nên kinh tế không biên giới Các công ty đã quốc gia trên mọi lĩnh vực (dịch vụ, hàng tiêu dùng nhanh, thực phẩm, thức uống, .) mỗi ngày một nhiều Sự nhập cư, xuất
cư, du lịch ngắn và dài hạn thự tế đang diễn ra một cách sôi động Tất cả những điều nay đã tạo điều kiện cho việc giao thoa văn hóa trở nên đễ dàng hơn bao giờ hết Không quá khó đề nhìn thấy ở Việt Nam ta cảng ngày càng có nhiều hơn những nền văn hóa của các nước trên thế giới đang du nhập vào Việc giao thoa văn hóa giúp cho mỗi nền văn hóa tiếp nhận những “luồng gió” văn hóa mới, tiến bộ để làm phong phú, sâu sắc hơn giá trị văn hóa của mình, đồng thời mở ra cơ hội quảng bá hình ảnh
và những giá trị văn hóa của mình ra bên ngoài Do vậy, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài liên quan đến giao thoa văn hóa này
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiểu về một số nền văn hóa đang giao thoa với nền văn hóa của nước ta
và những tác động, ảnh hưởng của sự giao thoa văn hóa đó đến hành vi người tiêu dùng ở Việt Nam Từ đó đề ra chiến lược marketing hiệu quả nhằm khai thác tối đa
cơ hội và vượt qua thách thức mà giao thoa văn hóa mang đến
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Những định nghĩa cơ bản về văn hóa, các yếu tô của văn hóa tác động đến hành vi con người trong bối cảnh sự giao thoa đang và sẽ tiếp tục diễn ra Phương pháp và cách ứng dụng hiệu quả các kết quả của bài tiểu luận vào chiến lược marketing cụ thể Trong đó người Việt Nam nói chung và thế hệ Gen Z„ cuối gen Y
Trang 7nói riêng Ngoài ra còn có những người đang nước ngoải đang sông tại Việt Nam và các công ty đang kinh doanh ở Việt Nam
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập — kiểm chứng thông tin, phương pháp phân loại và hệ thống kiến thức, phương pháp phân tích và tông hợp kinh nghiệm, phương pháp phân tích và tông hợp lý thuyết, phương pháp lịch sử, phương pháp giả thuyết (giả sử) 1.5 Bồ cục nội dung chính đề tài:
Nội dung chính của đề tài, chúng em chia làm ba phần Phần đầu tiên (Ảnh hưởng của giao thoa văn hóa đến hành vi người tiêu dùng) chúng em sẽ phân tích, tìm hiểu và làm rõ các khái niệm cơ bản về văn hóa, văn hóa tiêu dùng, giao thoa văn hóa Chỉ ra các yếu tô thuộc văn hóa sẽ tác động đến hành vi của người tiêu dùng (đặc biệt trong ngành âm thực, để chúng em tạo cơ sở phân tích chiến lược cho phần hai) đồng thời cũng là xác định các hành vi tiêu dùng của bản thân nói riêng và người Việt nói chung bị ảnh hưởng bởi sự giao thoa văn hóa đó thông qua những ví dụ cụ thé Phan thứ hai (Giao thoa văn hóa ứng dụng vào marketing) chúng em tập trung vào việc tìm cách ứng dụng các phân tích ở phần một vào thực tiễn Bằng phương pháp giả thuyết, chúng em xem bản thân đang kinh doanh mặt hàng thức ăn Hàn Dựa vào thông tin nghiên cứu thị trường phía trên (các yếu tô giao thoa văn hóa đang tác động vào ngành 4m thực Việt Nam) và chỉ tiết hơn là giao thoa văn hóa Việt - Hàn
để đưa ra chiến lược marketing có lợi cho doanh nghiệp của mình
Đến phần cuối cùng (Phương thức đo lường hiệu quả chiến lược), chúng em sẽ nêu ra những ưu điểm và nhược điểm của chiến lược Vì đối với một chiến lược không thể nào có sự hoàn hảo tuyệt đối (sẽ có sự đánh đôi giữa mục tiêu này để đạt được một mục tiêu khác) Đồng thời nhóm em nêu ra những phương pháp, cách thực
dự trủ cho việc đo lường hiệu quả của chiến lược, xem chiến lược có đạt được những mục tiêu ban đầu đề ra sau khi thực hiện hay không
2 NỘIDUNG CHÍNH
2.1 Ảnh hưởng của giao thoa văn hóa đến hành vi người tiêu dùng:
2.1.1 Văn hóa là gì?
Trang 8Văn hóa là những giá trị do một nhóm cộng đồng người dân sáng tạo ra với mục đích ban đầu là nhằm phục vụ cho những nhu cầu cũng như lợi ích của chính mình Văn hóa bao gồm một tổng thể phức tạp bao từ kiến thức, nghệ thuật tín ngưỡng, luật pháp, đạo đức, phong tục và bất kỳ khả năng và thói quen nào khác mà con người có được khi là thành viên của xã hội Văn hoá liên quan đến thói quen, truyền thống và niềm tin của một xã hội Con người tiếp thu văn hóa thông qua quá trình học tập của quá trình văn hóa và xã hội hóa, điều này được thê hiện qua sự đa dạng của các nền văn hóa giữa các xã hội
Đầu tiên, văn hóa là một quan niệm toàn diện Nó bao gồm hầu hết mọi thứ ảnh hưởng đến quá trình suy nghĩ và hành vi của một cá nhân Thứ hai, văn hóa có được không chỉ bao gồm các phản ứng kế thừa và các khuynh hướng Tuy nhiên, vì phân lớn hành vi của con người được học thay vì bấm sinh, văn hóa ảnh hưởng đến một loạt các hành vi đó Thứ ba, sự phức tạp của các xã hội hiện đại là do văn hóa hiểm khi cung cấp các đoạn thị trường chỉ tiết cho hành vi phù hợp Thay vào đó, trong các xã hội công nghiệp, văn hóa cung cấp các ràng buộc trong đó của hầu hết các cá nhân về suy nghĩ và hành động của họ Cuối cùng, bản chất của ảnh hưởng văn hóa phức tạp mà chúng ta hiếm khi dé dàng nhận thức được chúng Văn hóa được coi
là một khái niệm trung tâm trong nhân học, bao gồm phạm vi các hiện tượng được truyền tải thông qua học tập xã hội trong xã hội loài người
2.1.2 Văn hóa tiêu dùng là gì?
Theo Slater va Miler (2007) van hóa tiêu dùng là những giá trị văn hóa và tập quán cơ bản của xã hội, những quan điểm, những mong muốn và những đặc điểm mà được nhận biết hoặc được xem là có xu hướng liên quan tới tiêu dùng Văn hóa người tiêu dùng (consumer culture) tập trung vào việc khách hàng chỉ tiêu tiền bạc cho của cải vật chất đề đạt được lối sống trong nền kinh tế thị trường (Arnould & Thompson, 2015) Văn hoá tiêu dùng không chỉ đơn giản là quá trình những sản phẩm thương mại được "tiêu thụ" bởi người tiêu dùng mà còn thể hiện mối quan hệ giữa văn hóa voi hanh vi tiêu dùng với tư cách là một hình thức đặc biệt Ở Việt Nam, văn hóa tiêu dùng là khái niệm còn khá mới mẻ và hầu như chưa có định nghĩa khái quát, mà mới chỉ dừng lại ở mức độ tiếp cận các khía cạnh của thành tố văn hóa tiêu dùng Có
Trang 9nhiều ý kiến cho rằng văn hóa tiêu dùng chính là tập quán, thói quen tiêu dùng Tập quán tiêu dùng biểu hiện ý nghĩa văn hóa của sự tiêu dùng: đúng - sai, tốt - xấu, nên chăng tủy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể Tập quán tiêu dùng của xã hội và cá nhân trở thành văn hóa khi nó phù hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội của một nhóm (cộng đồng) trong một không gian, thời gian cụ thể Nét văn hóa này mang cả một chiều sâu triết lý, ý thức tiêu đùng bắt nguồn từ truyền thống mấy nghìn năm của dân tộc Văn hóa tiêu dùng là một bộ phận quan trọng của nền văn hóa dân tộc, thê hiện các giá trị văn hóa của con người Việt Nam trong tiêu dùng cá nhân và trong tiêu dùng sản xuất 2.1.3 Những đặc trưng của văn hóa:
Để hiểu rõ văn hóa cần hiểu rõ những đặc trưng của văn hóa Văn hóa có những đặc trưng cơ bản như sự năng động, được lưu truyền và học hỏi, có tỉnh thích nghi, vừa có điểm tương đông vừa có điểm khác biệt giữa các quốc ø1a
e Văn hóa được học hỏi và lưu truyền Văn hóa ở mỗi con người không tự nhiên mà có, mà được tích lũy dần trong quá trình học hỏi từ gia đình, trường lớp, xã hội, từ môi trường mà họ sinh sống Từ khi mới sinh ra, con người đầu tiên sẽ tiếp xúc với gia đình và được gia đình day, được học, được nhận thức những niềm tin, giá trị, phong tục tập quán cua gia đình đó Sau này khi lớn lên, bắt đầu bước chân vào các ngôi trường Con người tiếp tục hình thành và hoản thiện những điều đó từ thầy cô, bạn bè và các nhóm tham khảo Trường là nơi sẽ truyền dạy những nét đẹp của văn hóa quê hương, bản sắc dân tộc, truyền thống của quốc gia Và trong quá trình đó, văn hóa tiêu dùng cũng được tiếp thu một cách vô thức Và khi ra ngoài xã hội làm việc, sẽ có văn hóa công ty, văn hóa của những nhóm người, văn hóa tầng lớp khác nhau Tất cả đều được con người hình thành qua quá trình học hỏi và nhận thức
Hơn thế nữa, trong thời đại công nghệ số, văn hóa còn được truyền đạt từ nước này sang nước khác bằng những phương tiện truyền thông, các trang mạng xã hội, các làn sóng, phong trào, xu hướng mới Nền văn minh của con người ngày càng tiên tiễn, giúp cho việc học hỏi trở nên đễ hơn bao giờ hết Có thê kế đến những ví dụ như làn sóng Hallyu, làn sóng khởi nghiệp, văn hóa dùng thức ăn nhanh, các ngày lễ, ngày hội, cách ăn mặc Tắt cả đều có thê học hỏi và bị ảnh hưởng
4
Trang 10e© Văn hóa luôn chuyên đôi đề đáp ứng nhu cầu Tuy từng giá trị, chuân mực văn hóa khác nhau, trong những hoàn cảnh khác nhau chúng sẽ có độ co giãn khác nhau Có những văn hóa sẽ bị thay thế bởi một văn hóa khác theo thời gian, có những văn hóa sẽ nội tại chúng tự thay đôi để thích nghĩ, nhưng cũng có những văn hóa bền bỉ với thời gian và khó thay đôi
Đối với đặc điểm văn hóa luôn chuyển đôi là đang đề cập đến sự thay thế của văn hóa Khi một chuẩn mực, giá trị không còn phù hợp nghĩa là không thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của các thành viên trong xã hội nữa thì nó sẽ bị thay thế (giáo trình
hành vị người tiêu dùng, Đại học Tải chính — Marketing) Một ví dụ cụ thể chính là
số lượng thành viên trong gia đình Nếu trước đây người Việt có văn hóa sẽ sinh từ 5-
7 người con, phục vụ cho việc làm nông thì ngày nay con số chỉ dựng lại ở l hoặc 2 Điều này xuất phát từ phát triển xã hội, nâng cao nhận thức của con người Sự thay đối đó mang đến rất nhiều tác động trong hành vi của người tiêu dùng Đặc biệt là trong ngành giáo dục, thời trang vả ăn uống
® Văn hóa có tính thích nghỉ Đây là yếu tố đặc trưng thể hiện độ co giãn nội tại của văn hóa Mỗi văn hóa
sẽ có sự tự chuyên đổi để thích nghỉ với thời đại, nêu không thích nghi chúng sẽ bị thay thế như đặc trưng phí trên Sự thay đổi này có thê nhanh hoặc chậm tùy theo hoàn cảnh, trình độ khoa học, công nghệ của mỗi nước Như vào những năm đầu giữa thế kỷ 20, Việt Nam vẫn chưa thật sự phát triển như bây giờ, thì sự thay đối của văn hóa diễn ra rất chậm Hầu như là không có sự thay đối Nhưng đến những năm đầu thế ký 21, nước chúng ta đã thật sự lay duoc da phat triển, kinh tế đi lên, khoa học công nghệ ngày cảng tiên tiến, đời sống con người ngày một nâng cao Tất cả trở thành những yếu tố tác động đòi hỏi sự thay đối để thích nghi của văn hóa Nếu như khi xưa, công việc nhà quá nhiều, những gia đình có điều kiện sẽ nghĩ ngay đến việc mướn một người phụ việc Nhưng trong thời đại hôm nay, điều mà người ta nghĩ đến
đó là một chiếc máy làm việc tự động (một cơn robot lau nhà, một chiếc máy giặt, một chiếc máy rửa chén) Một ví dụ khác, là kiểu gia đình Văn hóa xã hội xưa thì phân lớn là gia đình đa thế hệ, nhưng ngày nay giới trẻ chuộng gia đình cốt lõi (cha,
mẹ vả các con) hơn
Trang 11Sự thích nghi này cũng diễn ra đối với những văn hóa du nhập Các văn hóa nước ngoài tác động vào người bản địa, tất yêu sẽ có sự thay đối để thích nghi Điều này được giải thích rằng người bản địa có môi trường sống, nhận thức, kỹ năng, thế giới quan khác với quốc gia mẹ của nền văn hóa du nhập đó Từ đó tạo nên sự thay đối, chúng ta có thể thấy điều đó rõ nhất ở tiếng Anh Một thứ tiếng được dùng ở nhiều nơi nhất trên thế giới Nhưng không phải ở đâu nó cũng đều giống nhau Người Nhật sẽ có cách phát âm khác và cách sử dụng khác vì sự ảnh hưởng trở lại của tiếng
mẹ đẻ (Nhật) Và điều đó cũng như thế ở Singapore, Ân Độ, Việt Nam, Trung Quốc,
se Văn hóa khó thay đổi
Bên cạnh những văn hóa có đặc trưng thích nghi, đặc trưng chuyên đối để đáp ứng thì vẫn có những văn hóa rất khó thay đôi Vì những văn hóa này phù hợp với thời đại, dù xã hội thay đổi, công nghệ phát triển, nhận thức nâng cao thì giá trị của những văn hóa đó vẫn giữ nguyên tính phù hợp của mình Các văn hóa này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và dần tồn tại như những thói quen, tập quán khiên con người khó có thể nhận biết được Có thể kê đến như văn hóa dùng đũa khi
ăn của người Việt và một vài quốc gia khác thuộc Đông Nam Á Văn hóa này tuy đã xuất hiện rất lâu, chịu sự tác động của nhiều nền văn hóa phương Tây thì việc dùng đũa vẫn tồn tại và không suy giảm Nếu bạn là một khách du lịch đến Việt Nam, thì đừng bất ngờ khi người Việt dùng đũa để ăn bò bít tếch thay vi dao, nia
Điều này không có nghĩa là những văn hóa khó thay đôi vẫn sẽ giữ nguyên khi
du nhập sang một quốc gia khác Điều này được giải thích tương tự như đặc trưng thay đổi thích nghi Xét lại ví dụ món bò bít tết của người phương Tây Nếu như ở quốc gia của họ, văn hóa của họ sẽ ăn món này bằng dao và nĩa và nó đã tồn tại từ rất lâu Nhưng khi món ăn này sang Việt Nam thì chúng không còn như thế nữa Khẩu vị món bò có thể được làm theo công thức chuẩn Tây, nhưng để tạo sự thuận tiện thì người Việt vẫn có thể dùng đũa để ăn chúng Vì đối với người Việt dùng đũa dễ hơn dùng dao va nia
© Dac trung twong đồng và khác nhau trong văn hóa
Trang 12Các dân tộc trên thế giới dù thuộc nền văn hóa nào đều sẽ có những nét riêng
và những nét chung với nhau Điều này xuất phát từ những nhu cầu cơ bản của con người, dù ở đâu hay sống trong hoàn cảnh nảo thì vẫn tồn tại những nhu cầu đó Giáo dục, luật pháp, tôn giáo, lễ nghi, đạo đức, thú vui, giải trí, âm nhạc, thể thao là những điểm chung đó Nhưng bên trong mỗi điểm chung chính là những điểm riêng, thể hiện bản sắc đặc trưng mỗi vùng
Xét trên một cách vĩ môn, tại phần lớn các nước trên thế giới đề có văn hóa sử dụng mạng xã hội Song hàng với hiện thực đời thường, thì mỗi cá nhân đều có cho mình một phiên bản khác trên mạng xã hội Đó là điểm giống nhau về văn hóa điển hình trong thời đại hiện nay Còn những điểm khác nhau, theo Yang Liu (2007, triển lãm tại bộ ngoại giao Đức) có so sánh sự khác nhau giữa phương đông và phương tây Một số nét như người phương tây thì không quá coi trọng tuôi tác và truyền thông nhưng người phương đông rất coi trọng; người phương tây đề cao cá nhân còn phương đông đề cao lợi ích tập thể; hay ở phương đông thì có ít nghi thức còn phương đông thì rất nhiều
Chính điều này đã tạo nên sự đa dạng văn hóa ở mỗi quốc gia, nhưng đồng thời cũng tạo nên cơ sở cho sự giao thoa văn hóa Khi thể giới ngày càng “phẳng” thì việc văn hóa một nước ở bên kia địa cầu xuất hiện ở đầu bên đây địa cầu và việc rất binh thường Văn hóa đã đa dạng nhưng nay lại càng đa dạng hơn nhờ giao thoa văn hóa
2.1.4 Thế nào là giao thoa văn hóa?
2.1.4.1 Khái niệm giao thoa văn hóa
Dù không có định nghĩa cụ thể thé nao là “giao thoa văn hóa” nhưng chúng ta
có thê đi tìm một số kiến thức liên quan để rút ra kết luận
Năng lực giao thoa văn hóa là khả năng phát triển những loại kiến thức (knowledge), kỹ năng (skill) và thái độ (attitude) đặc thù để giao tiếp và hành động phủ hợp và hiệu quả trong các tương tác liên văn hóa
Các “tương tác liên văn hóa” có thể được hiểu là tương tác giữa hai người đến
từ hai nên văn hóa khác nhau Nên văn hóa, theo mình, có thê được hiểu ở 04 cap dé:
Trang 13(1) nền văn hóa của các quốc gia, (2) các tiêu văn hóa trong một nền văn hóa (VD: tiêu văn hóa miền Nam, Trung, Bắc), (3) các nhóm cộng đồng khác nhau trong một tiêu văn hóa, (4) các thành viên trong cùng một nhóm cộng đồng Dựa vào các cấp độ trên, đù có vẻ nghịch lý, tương tác giữa hai người trong cùng một gia đình thuần Việt cũng cũng có thể được xem là một tương tác giao thoa văn hóa Vậy khi nhìn theo góc độ này, có thé thay việc bồi đắp năng lực giao thoa văn hóa mang lại lợi ích ngay
từ khi ta còn ở trong cộng đồng bản xứ của chính mình
Trong va chạm văn hóa có 3 khuynh hướng: tiếp nhận, bài xích hoặc tự biến mất Ví như tục nhuộm răng đen tự nhiên biến mất vì khái niệm về cái đẹp đã bị thay đối Hay có mấy ai giờ đi ăn trầu? Khi văn hóa không hòa hợp với cuộc sống thì tự nhiên nó biến mất, còn tôn trọng nó thì trong lịch sử nhớ chép lại Câu hỏi rằng hòa tan tốt hay xấu thì rất nhiều vấn đề phải đặt ra Không thê nói đó là xấu, rất khó nói Nhưng nếu hòa tan văn hóa đề tạo ra một cái mới cing dang khuyén khich, vi nhu nhạc Rap, ngày xưa là nhạc đường phố, nay lại rat nhiều người biết Nhạc Rap có tiết tấu đơn giản, nhảy múa, thay lời qua lại
Từ những ý trên thì nhóm em xin đưa ra một khái niệm cơ bản dựa trên ý kiến
cá nhân rằng: “Giao thoa văn hóa là sự kết hợp giữa hai hoặc có thê là nhiều nền văn hóa khác với nhau để tạo ra một nền văn hóa mới có xu hướng phủ hợp với thời đại mới hơn”
2.1.4.2 Một số ví dụ về giao thoa văn hóa ở Việt Nam e© Văn hóa các ngày lễ
Văn hóa ngày Valentine bắt nguồn từ châu âu du nhập vào Việt Nam Văn hóa tỉnh yêu ở Việt Nam trong những năm 90 giao thoa với văn hóa tỉnh yêu châu âu thông qua ngày lễ này Ngoài ra, còn chịu tác động từ những bộ phim tình cảm Hàn Quốc, Trung Quốc Sự giao thoa đa dạng, từ nhiều quốc gia này đã tạo nên cách yêu của giới trẻ hiện đại ngày nay Và nó đồng thời tác động vào xu hướng mua hàng của những cặp yêu nhau Vào ngày Valentine này, các cặp đôi sẽ đi hẹn hò, mua đồ cặp,
những món quả nhỏ, không cần quá lớn nhưng phải chỉnh chu và tính tế dé bay to
tình yêu cho nhau
Trang 14Các văn hóa truyền thống: Bị ảnh hưởng văn hóa người Hoa về tiêu dùng trong những lễ hội Châu Á lớn nhất là Tết người ta quan niệm mua đồ mới trong dịp tết, chọn màu sắc may mắn như đỏ vàng, lì xì may mắn, mua dụng cụ trang trí nhà do quan niệm năm mới không dọn dẹp tác động Các ngày hội khác như Giáng Sinh, Black Friday, Ngày hội shoppee cũng được du nhập về nước ngoài Vào những ngày này mọi người hầu như sẽ mua một số lượng lớn mặt hàng có ý nghĩa liên quan đến những ngày này
e Văn hóa thức ăn nhanh:
Kết quả khảo sát mới nhất của Hãng nghiên cứu thị trường Decision La cho thấy, bình quân giới trẻ Việt Nam bỏ ra 13.000 tỷ đồng chỉ cho ăn vặt mỗi tháng Còn theo thông kê của Euromonitor, đến cuối 2016, Việt Nam có khoảng 149.000 điểm bán dạng ki-ốt trên đường phó, tính cả ki-ốt trên xe lưu động và ki-ốt cô định tại mặt
tiền nhà với doanh thu 46.900 tỷ đồng mỗi năm Có thê nói đây là một thị trường
rộng lớn đề các ông lớn thực phẩm có thể khai thác được
Từ đó là sự xuất hiện của fast food của những công ty nước ngoài như MecDonald's, KEC, Jollibee cạnh tranh trực tiếp với thức ăn đường phố ở Việt Nam Càng ngày cảng có nhiều người thích đến với fast food vi chất lượng, cach bay trí không gian, cảm giác sạch sẽ, chuyên nghiệp và có thể để có một trải nghiệm mới
lạ Một bộ phận giới trẻ rất ham mê những món ăn fast food, hoặc nhiều cha mẹ thường chiều chuộng con mình bằng cách mua hoặc đưa con đến những cửa hàng fast food, điều này sẽ dần dần hình thành thói quen và thị hiếu ăn uống của trẻ em Nhưng fast food khá đắt ở Việt Nam Có chăng chỉ có một bộ phận giới trẻ và những gia đình có tiền mới có điều kiện ăn uống thường xuyên loại thức ăn này Bộ phận còn lại chỉ có thê thỉnh thoảng, một vải lần ghẻ thăm hoặc thậm chí chua bao gio
Nếu nói rằng giới trẻ ngày nay quay lưng lại với những món ăn truyền thống của mình, điều này không chính xác Cũng đã rất nhiều bạn trẻ thuộc làu làu những dia chỉ về những nơi buôn bán những món ăn truyền thống, cho dù nó ở một con hẻm nhỏ trong lòng một đô thị lớn” Bằng chứng là các trang web giới thiệu địa điểm ăn uống có uy tín như foody.com, điadiemanuong.com vẫn liên tục đăng bài về nhiều quán ăn Việt Nam bình dân và nhận được sự hưởng ứng rất mạnh mẽ
Trang 15Mặc dù fast food ngày càng thu về nhiều lợi nhuận nhưng không vì thế mà street food Viét Nam mat han hy vọng Các thương hiệu âm thực Việt đang dần có chỗ đứng trong thị trường Bánh mì Việt Nam đã được xếp vào đanh sách những món
ăn đường phố ngon nhất trên thế giới Nên chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào chất lượng mà street food mang lai
e Văn hóa ăn mặc, cư xử:
Cũng có tâm lý sính ngoại, thông qua những bộ phim bài hát nước ngoài cũng
bị ảnh hưởng những van héa hand sign, hiphop, gang, rock bởi những cách cư xử
và ăn mặc như mua áo quần phong cách vậy và cư sử với bạn bè như nào mới là hiphop Văn hóa công sở, streetwear đa số đều bắt nguồn ở nước ngoài (Nhật,
Mỹ )
HipHop nói chung và nhạc rap nói riêng thì có bắt nguồn từ những khu ghetto của Hoa Ky Sự giao thoa văn hoá âm nhạc giữa Việt Nam và Mỹ vào những năm
1997-2002 Hiphop và rap đã xuất hiện và phát triển ở Việt Nam cho đến ngày nay
Do có sự xuất hiện này cũng đã ảnh hưởng đến bản thân mình cũng như thế hệ Gen Z khác có xu hướng hành vi tiêu dùng sản phẩm thời trang, may mặc mang chất Hiphop những phong cách ngầu, đậm chất đường phố Những món đỏ, liên quan đến hip hop luôn được những thế hệ Gen Z của Việt Nam săn đón vì cá tính, độ độc đáo nó dem
10
Trang 16Để thấy rõ được sự giao thoa, cũng như sự ảnh hưởng đó trước hết phải tìm hiểu sơ nét về văn hóa âm thực đặc trưng của Việt Nam và đâu là câc nước có nền văn hóa âm thực du nhập vào quốc gia chúng ta Đầu tiên chính là đôi nét về âm thực Việt Nam, âm thực Việt Nam mang tính cộng đồng Trong những bữa cơm gia đình
từ xưa đến nay, người Việt luôn dùng chung một mâm cơm, chung một dĩa thức ăn, chung một bát canh (chỉ trừ cơm là dùng chén riêng) Đấy chính là nét riêng đầu tiên
mà ở các nước phương Tây hầu như không có Bên cạnh, người Việt Nam có thói quen kết hợp nhiều hương vị khác nhau trong khi chế biến như chua, cay, mặn, ngọt,
Ở miền Nam thì việc nêm nêm đó đòi hỏi phải thật đậm đà (khác với khu vực
miền Bắc hoặc Trung sẽ nhạt hơn) Còn có âm thực đường phố Việt Nam nỗi danh khắp bốn phương, xuất hiện trên các báo tạp chí lớn về âm thực nối tiếng trên thế giới, làm nên những món ăn ngon, lên hương đủ sắc làm nao lòng biết bao thực khách Âm thực đường phố Việt mang tính đa dạng và phong phú Với địa lý trải dai theo ba miền Bắc, Trung, Nam, mỗi vùng miền lại có một món ăn đặc sắc riêng Tổng hòa từ màu sắc cho đến hương vị, ẩm thực đường phố Việt mang đến cho thực
khách nhiều những trải nghiệm vô cùng phong phú
Đến với danh sách các nước có nền âm thực đang giao thoa với âm thực của chúng ta, con số này có thể rất nhiều Nhưng trong tâm sẽ có các nước cùng khu vực châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và các nước ngoài khu vực như Mỹ và Pháp Sự giao thoa với Mỹ và Pháp xuất hiện trước hết là qua những năm tháng chiến tranh Khi Mỹ và Pháp đóng chiếm tại nước ta, chúng đã đồng thời cấy vào trong dân tộc ta nền văn hóa của chúng bằng những chính sách như “ngu dân”,
“đồng hóa người Việt” Từ đó tạo nên tiền đề cho sự giao thoa văn hóa trong ầm thực sau này Còn những nước khác, sự du nhập và giao thoa chính thức diễn ra và bùng
nỗ mạnh mẽ nhất là khi đất nước ta thực hiện mở cửa hội nhập vào năm 1975 Chúng
ta bắt đầu hợp tác làm ăn, giao thương với nhiều nước trên bạn bè và nhiều thành phố trên cơ sở là vùng kinh tế trọng điểm đã nhanh chóng trở thành địa điểm mà nhiều tập đoàn đa quốc gia hướng đến (Đà Nẵng, Quy Nhơn, Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, .) Và chính từ đó, sự giao thoa văn hóa bắt đầu, tác động và gây ảnh hưởng lên đời số người dân ở đây nói riêng và ngành âm thực nói chung Chúng mang lại cả tích cực lần tiêu cực Tiêu cực là sự đe dọa hao mòn bản sắc dân tộc, hiện tượng lai căng Tích
11
Trang 17cực là tạo nên sự đa dạng và phong phú cho Việt Nam Và sự tác động đó diễn ra thông qua các yếu tố giá trị văn hóa, chuẩn mực văn hóa, phong tục tập quán, các biểu tượng và ngôn ngữ
2.1.5.2 Ảnh hưởng của các giá trị văn hóa Theo Kluckhohn (1951; 1959) “Giá trị văn hóa là một ý niệm tường minh hay hàm ân về những điều mong muốn có tác động đến sự lựa chọn phương tiện hay mục đích hành động từ những cách thức sẵn có, đặc trưng của một cá nhân hay một nhóm người” Bên cạnh Rokeach và Zyskind (1986) định nghĩa giá trị văn hóa là “các tiêu chuẩn dẫn dắt hành động đã được thấm nhuần và là một niềm tín lâu bền rằng một phương thức cư xử hay tình trạng tồn tại cuỗi cùng nào đó được xã hội hay cá nhân
ưa thích hơn các phương thức cư xử hay tình trạng tồn tại khác” Tuy những định nghĩa là khác nhau, nhưng chúng đều tập trung vào việc nhấn mạnh vào văn hóa sẽ tác động đến hành vi Và theo giáo trình Hành vi người tiêu dùng, trường Đại học Tài
chính —- Marketing, nhà xuất bản Thanh niên, tràn 67 thì khi tìm hiểu về giá trị văn
hóa chúng ta cần xem xét 3 vẫn đề: (1) Mỗi dân tộc có một hệ thông các giá trị văn hóa riêng làm cho các dân tộc có sự khác biệt về văn hóa, (2) giá trị văn hóa khác nhau giữa các dân tộc tạo hành vi tiêu dùng khác nhau, (3) các giá trị văn hóa có thể thay đôi (tuy rất kho) Từ đó ta thấy được giá trị văn hóa là cốt lõi của mỗi nền văn hóa, chúng quyết định hành vi của những cá nhân trong văn hóa đó Khi sự du nhập hay giao thoa diễn ra trong một thời gian đủ dài và hội đủ các yếu tô tác động thì những người bản địa sẽ có sự thay đối trong hệ giá trị văn hóa của họ, kéo theo hành
vi tiêu dùng cũng thay đối theo
Xét một cách vĩ mô, chính là xem xét giá trị văn hóa trên phương diện xã hội Một giá trị văn hóa tác động rộng lớn trong xã hội, có thê kể đến như yêu nước, để cao gia đình, dé cao su công nhận xã hội Ta lay vi du vé mot su giao thoa gia tri van hóa xã hội đã, đó chính là giá trị nhanh gọn, tiết kiệm thời gian của người Mỹ và giá trị tình thân gia đình của Việt Nam Khi kinh tế ngày càng phát triển, công dân các
thành phố mỗi ngày phải làm việc nhiều hơn, hiện đại hơn Họ đã tiếp thu giá trị đòi
hỏi mọi thứ phải thật đơn giản và nhanh gọn Đó là ly do cho sự ra đời của các món
ăn nhanh, điều kiện để các nhãn hiệu như KEC, Mcdonald bước vào thị trường
12
Trang 18Những với sự tôn tại trước đó của giá trị gia đình, người dân thành phố vẫn bước vào KFC nhưng họ ưa chuộng hơn các chỉ nhánh có không gian để gia đình cùng nhau ngôi ăn Khi phân tích, ta sẽ thấy được việc lựa chọn những quán như vậy vừa đáp ứng việc trân trọng dành thời gian cho gia đình (đi ăn cùng gia đình) nhưng cũng đồng thời đáp ứng được giá trị nhanh gọn khi những chiếc cánh gà không tốn nhiều thời gian để mang ra hay để ăn chúng Điều này khác với những quán cơm gia đình, những quán lâu Các quán này đòi hỏi thời gian chờ đợi đầu bếp lên món nhiều hơn, thời gian ngồi ăn cũng nhiều hơn
Xét theo vi mô là xem các giá trị văn hóa theo khía cạnh cá nhân Trên nền tảng giá trị văn hóa xã hội của địa phương và của các nước du nhập vào, mỗi cá nhân
sẽ có sự ưu tiên va lựa chọn các giá trị khác nhau cho minh Từ đó dẫn đến những hành vi giữa mỗi cá nhân trở nên khác nhau Giả sử một bạn trẻ sống theo lỗi sống
hiện đại, sính ngoại, rất thích trải nghiệm, vì thế giá trị ưu tiên nhất của bạn là đối
mới, tôn trọng, an toàn Còn những giá trị như gia đình, tỉnh yêu sẽ đứng sau Nên khi lựa chọn quán ăn, bạn sẽ lựa chọn những quán Nhật (vi tôn trọng và an toàn là văn hóa trong mọi công việc của người Nhật, chứ không chỉ riêng âm thực) những sẽ có phải có trang trí âm cúng, phủ hợp đề gia đình trao dôi tình cảm
Ở mỗi cá nhân, sẽ chịu rất nhiều tác động tử nhiều giá trị của các nền văn hóa khác nhau bên cạnh sự tác động của những giá trị văn hóa Việt Nam từ xưa Tạo nên những hành vi tiêu dùng đa dạng, phong phú Các cá nhân khác nhau sẽ có hành vị khác nhau, lựa chọn khác nhau
2.1.5.3 Ảnh hưởng của các chuẩn mực văn hóa Chuẩn mực văn hóa chính là sự biểu ra cụ thể ra bên ngoải của giá trị văn hóa dưới hình thức là các quy tắc cho phép hoặc không cho phép một cá nhân thực hiện hành vi nào đó trong những hoàn cảnh cụ thể Trong đó đạo đức chính là những chuẩn mực văn hóa quan trọng, quyết định đến nhân cách còn người, còn chuẩn mực
ít quan trọng hơn lả truyền thông tập tục Mục đích của chuẩn mực có thể hiểu là chúng sẽ giúp định hướng hành vi của con người, thể hiện mong muốn hay không mong muốn của họ Khi cá nhân tuân thủ các chuẩn mực sẽ được thưởng (về mặt tính thần hoặc thể chất) và ngược lại sẽ chịu những hình phạt của xã hội
13