1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thảo luận học phần thương mại điện tử tìm hiểu về công nghệ ar và cho ví dụ minh họa

32 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Công nghệ tiên tiến này tập trung vào việc kết hợp giữa thế giới thật với thông tin kỹ thuật số, mang lại trải nghiệm thú vị mà không phải tách người dùng ra một không gian riêng như thự

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA MARKETING

-BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN

HỌC PHẦN: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Trang 2

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ AR 2

1.1 Định nghĩa về công nghệ thực tế ảo tăng cường AR 2

1.2 Quá trình phát triển của thực tế ảo tăng cường AR 2

1.3 Đặc điểm của công nghệ AR 3

1.4 Nguyên lí hoạt động của công nghệ AR 4

1.5 Phân loại công nghệ AR 5

1.6 Sự khác nhau giữa công nghệ AR và công nghệ VR 8

PHẦN 2: ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ AR TRONG ĐỜI SỐNG 10 2.1 Ứng dụng 10

2.2 Snapchat – nền tảng tiên phong ứng dụng công nghệ AR16 PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG NGHỆ AR 19

3.1 Lợi ích của công nghệ AR trong các lĩnh vực 19

3.2 Hạn chế của công nghệ AR 19

3.3 Tiềm năng của công nghệ AR trong tương lai 20

3.4 Các giải pháp giúp công nghệ AR trở nên phổ biến hơn 20

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, những công nghệ hiện đại trong lĩnh vực máy tính không ngừng phát triển và gia tăng Không những trong khoa học mà trong đời sống hằng ngày, chúng ta cũng có thể thấy được sự tiến bộ trong lĩnh vực máy tính Để tiến bộ hơn nữa con người đã không ngừng nghiên cứu và phát minh ra những công nghệ mới, phục vụ cho đời sống Trong đó, các công nghệ về hình ảnh và đồ họa máy tính là một trong những công nghệ hiện đại nhất hiện nay Trước đây để biết thông tin về một quyển sách, một địa danh, một chiếc điện thoại hay một chiếc laptop, người ta phải liên hệ với nhà sản xuất hoặc tìm kiếm thông tin trên internet, báo chí, thì bây giờ các thông tin đó sẽ hiển thị ngay trước mắt người xem mà không cần phải tìm kiếm Hay trong lĩnh vực y tế, trước đây, để thực hiện một ca phẫu thuật, các bác sĩ phải tính toán các đường mổ thật kỹ lưỡng trước khi thực hiện thì ngày nay các hình ảnh bên trong có thể được hiển thị ngay trên cơ thể bệnh nhân Đó chỉ là một trong những ứng dụng hết sức giá trị của công nghệ AR.

Nếu là một người thích tìm hiểu về công nghệ, có thể mọi người đã nghe qua thuật ngữ “AR” hay “thực tế tăng cường” (Augmented Reality) Công nghệ tiên tiến này tập trung vào việc kết hợp giữa thế giới thật với thông tin kỹ thuật số, mang lại trải nghiệm thú vị mà không phải tách người dùng ra một không gian riêng như thực tế ảo (VR).

Hiện tại, AR đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sống Để mọi người hiểu rõ hơn về loại công nghệ này, bài thảo luận này của Nhóm 5 sẽ trình bày những cái nhìn tổng quan hơn về công nghệ AR và ứng dụng của công nghệ trong đời sống tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.

Trang 5

NỘI DUNGPHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ AR

1.1 Định nghĩa về công nghệ thực tế ảo tăng cường AR

Công nghệ thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality – AR) là một xu hướng công nghệ mới được phát triển trên nền tảng công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality) Đây chính là công nghệ dùng để mô phỏng 1 vật thể ảo, làm chúng xuất hiện và con người có thể tương tác với vật thể đó trong môi trường thế giới thật

Thực tế tăng cường AR tập trung vào việc kết hợp giữa thế giới thật với thông tin ảo Nó có thể hỗ trợ tương tác với nội dung ảo ngay trong đời thật Những sự vật, hiện tượng được mô phỏng theo dạng 3D xuất hiện trong môi trường thật, không gian thật qua các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, Ngoài ra, thực tế ảo tăng cường còn hỗ trợ thêm âm thanh, đồ họa, video, nhằm mang đến cảm giác chân thật và sinh động cho người dùng.

Hiện nay, công nghệ này đã trở nên cực kỳ phổ biến vì chúng có mặt trên tất cả các thiết bị điện tử, đặc biệt là smartphone – “vật bất ly thân” của con người‡thời đại 4.0.

Trang 6

1.2 Quá trình phát triển của thực tế ảo tăng cường AR

Thực tế tăng cường đã được thử nghiệm thành công lần đầu tiên bởi nhà nhiếp ảnh làm phim tên là Morton Heilig vào năm 1957 Ông đã sáng chế ra the Sensorama có thể cho phép người dùng trải nghiệm hình ảnh, âm thanh, rung động và mùi hương Năm 1968, Ivan Sutherland – nhà khoa học máy tính người Mỹ và tiên phong Internet thời kì đầu, đã sáng tạo ra màn hình hiển thị có thể đeo vào đầu như là cánh cửa để vào thể giới ảo Thực tế ảo tăng cường được định nghĩa bởi Jaron Lainer vào năm 1989 và Thomas P.Caudell – một nhà nghiên cứu của Boeing định nghĩa “Augmented Reality” (Thực tế ảo tăng cường) vào năm 1990.

Hệ thống AR hoạt động hoàn chỉnh đầu tiên được phát triển bởi Louis Rosenberg của phòng nghiên cứu của USAF Armstrong năm 1992 Nó được gọi là Virtual Fixtures và là một hệ thống robot tinh xảo đáng kinh ngạc được thiết kế để bù đắp cho việc thiếu sức mạnh xử lí đồ hoạ 3D tốc độ cao vào những năm đầu thập niên 90 Nó cho phép việc phủ một lớp thông tin lên môi trường làm việc để tăng năng suất làm việc.‡

Khi sự phát triển của thực tế ảo tăng cường được quan tâm, nó đã nhanh chóng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, hậu cần, chơi game, sản xuất, ngành nghề bán lẻ,

Thực tế ảo tăng cường ngày càng phát triển

Trang 7

Nhiều tổ chức đã tiến hành các thí nghiệm sử dụng công nghệ thực tế tăng cường Các báo cáo cũng đã chỉ ra rằng tỷ lệ chính xác đã tăng 90% sau đó giảm 30% thời gian tiêu thụ bằng cách xây dựng một dự án AR cơ bản Dự án sau đó được tiếp tục quản lý và hiệu quả sau đó được tăng cường DHL khiến nó đạt 25% và đang được tiếp tục phát triển trên diện rộng hơn.

1.3 Đặc điểm của công nghệ AR

- Tự hoạt động một mình mà không cần thêm thiết bị hỗ trợ nào khác cả.

- AR‡có thể hoạt động cùng thiết bị hỗ trợ khác và người dùng vẫn tương tác được với thế giới thật.

- Mọi thao tác sử dụng đều sẽ được thực hiện thông qua các thiết bị di động.

- AR có không gian sử dụng rất linh hoạt và khi thực hiện nó cũng không cần quá nhiều khoảng trống.

- AR chủ yếu sử dụng phần mềm để xử lý các thuật toán mà không đòi hỏi phần cứng chuyên dụng.

1.4 Nguyên lí hoạt động của công nghệ AR

Nguyên lý hoạt động của AR tương đối đơn giản, giúp tái hiện các đồ vật 3D ngay trong môi trường mà bạn đang ở AR tái hiện các đồ vật này bằng cách tổng hợp dữ liệu, âm thanh, hình ảnh đã được mã hoá thông qua các phần mềm chuyên dụng Sau đó hiển thị chúng trên màn hình các thiết bị điện tử, mang đến cảm nhận chân thực, thú vị cho người dùng

Trang 8

AR sẽ tiến hành phân tách hình ảnh có từ môi trường thực đã thu được qua ống kính

Tuy nhiên, không phải bất kỳ smartphone hay thiết bị điện tử nào cũng có thể sử dụng được thực tế ảo tăng cường Để sử dụng được công nghệ này, thiết bị cần được trang bị hệ thống nhận biết vật thể, bao gồm mô tả vật thể là gì, hình dạng của vật thể, vị trí của vật thể trong không gian 3 chiều Sau đó sử dụng các thuật toán và công nghệ khác đi kèm để tái lập hình ảnh của vật thể vào không gian thực Ví dụ, bạn tạo ra một chiếc ghế ảo, thiết bị của bạn cần tính toán sao cho đặt chiếc ghế đó vào không gian thật (nhà ở, văn phòng) sao cho chuẩn xác nhất theo kích thước thực tế Công nghệ AR thực hiện qua 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Xác định được điểm dẫn Sau đó là dấu chuẩn và luồng quang.

- Giai đoạn 2: Sau khi đã xác định được các dữ liệu trên, người ta tiến hành tái tạo lại hệ tọa độ không gian của môi trường thực Cuối cùng là đặt hình ảnh vào trong không gian đó.

1.5 Phân loại công nghệ AR

Trong thực tế, công nghệ thực tế tăng cường‡AR được ứng dụng dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng của người dùng Có thể là một hiệu ứng trên mạng xã hội hoặc cũng có thể là một trò chơi tương tác đơn giản, đây là một số loại AR thường gặp:

Trang 9

AR Face Filter: Là những đồ họa được thiết kế và thêm vào

khuôn mặt của người dùng thông qua camera của thiết bị di động Công nghệ AR sẽ nhận diện điểm mặt và các chuyển động cơ bản của mặt, mắt, chân mày, miệng (gật đầu, chớp mắt, há miệng, ) Qua đó, các tính năng như son môi, thử nón, mắt kính hay những trò chơi tương tác, sẽ được AR ứng dụng và lập trình để người dùng sử dụng thông qua điều khiển bằng khuôn mặt Những hiệu ứng này thường được thấy và sử dụng trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram VÍ dụ như:‡AR Face Filter Tết 2021 từ Merries,‡AR Face Filter - Stitch Hat,

AR nhận diện điểm mặt

AR Image Target: Là hình thức nhận diện một hình ảnh cố

định đã được lập trình từ trước và phân tích điểm ảnh, từ đó hiển thị nội dung ảo trên ảnh bằng công nghệ AR Nói một cách khác, người dùng sẽ sử dụng camera của điện thoại để quét hình ảnh, nội dung ảo sẽ hiển thị trên song song với nền ảnh thật Thường được ứng dụng trong bao bì, poster sản phẩm, để nội dung truyền tải trở nên sống động hơn, hấp dẫn hơn và có khả năng tương tác với khách hàng nhiều hơn Ví dụ như:‡AR Image Target - Comfort,

Trang 10

Vuforia - AR nhận diện một hình ảnh cố định đã được lập trình từ trước và

phân tích điểm ảnh

AR Event: Được hiển thị trên các màn hình lớn tại sự kiện, nơi công cộng để tương tác với người dùng xung quanh Công nghệ AR sẽ nhận diện đối tượng qua biểu cảm khuôn mặt và chuyển động của cơ thể Qua đó, nội dung ảo sẽ xuất hiện và cho phép người dùng tương tác như thật Hình thức AR Event này thường được sử dụng trong các chiến dịch quảng cáo lớn hoặc là trong những sự kiện như một backdrop, banner sinh động Ví dụ như sự kiện Lazada Year End Party 2020

AR Product Viewer: Là hình thức tái hiện hình ảnh của một sản phẩm dưới định dạng 3D và cho phép hiển thị trong môi trường thực tế thông qua camera của thiết bị di động Qua đó người dùng có thể đặt chúng ở bất kỳ mặt phẳng nào và tương tác 360 độ để trải nghiệm sản phẩm Thường được ứng dụng trong lĩnh vực bán lẻ để khách hàng có thể cái nhìn tổng quan trước khi đưa ra quyết định mua hàng.

Trang 11

AR Product Viewer - Amazon AR View

AR Space: Tái tạo không gian xung quanh của người dùng

bằng những yếu tố đồ họa bắt mắt Công nghệ AR sẽ cho hiển thị song song nội dung ảo và thực để người dùng có thể trải nghiệm chúng Hình thức này thường được ứng dụng vào trò chơi tương tác hoặc cũng có thể kết hợp với AR Filter để người dùng sáng tạo hình ảnh mới mẻ hơn và độc đáo hơn.

AR Space - The Sims Freeplay

Trang 12

AR Geo Location: Bằng cách liên kết với tính năng định vị,

công nghệ AR có thể đính kèm những nội dung ảo vào các địa điểm đặc biệt được đánh dấu và cho phép hiển thị nội dung đó trên bản đồ Ý nghĩa và những thông tin cơ bản về tên đường, di tích, hay những chiến tích lịch sử sẽ được thể hiện rõ ràng Điều này không chỉ giúp ích cho ngành du lịch mà còn hỗ trợ khách du lịch nơi đất khách rất nhiều Ngoài ra, hình thức này cũng được ứng dụng vào các trò chơi thực tế ảo như Pokemon Go,‡Hado The Hunter, ‡

AR Geo Location - Pokemon Go

1.6 Sự khác nhau giữa công nghệ AR và công nghệ VR

Một điều quan trọng mà bạn cần lưu ý, đó là AR và VR không giống nhau Nếu nói VR là một thế giới ảo hoàn toàn thì AR chính là thế giới kết hợp giữa thực và ảo.

Trang 13

VR (Virtual Reality) được định nghĩa là thực tế ảo Nói một cách đơn giản thì công nghệ VR sẽ mang bạn đến một thế giới hoàn toàn không có thật, với toàn bộ những thành phần ảo hoá được tạo dựng nên từ các ứng dụng hay thiết bị phần cứng Mặc dù là thế giới hoàn toàn ảo nhưng VR sẽ luôn luôn đem lại cho bạn cảm giác rất chân thật và có thể đánh lừa não bộ của bạn.

Sau khi tìm hiểu về công nghệ VR và công nghệ AR là gì, chúng ta sẽ so sánh sự khác nhau giữa 2 công nghệ đó nhé.

- Công nghệ VR là thế giới ảo 100% nên khó áp dụng vào thực tế, nó chỉ phù hợp áp dụng cho các mảng trải nghiệm, giải trí,…

Mức độ phổ biến

Tính đến thời điểm hiện tại, công nghệ AR đang phổ biến hơn so với công nghệ VR, nhất là sau đợt bùng nổ Pokemon Go Công nghệ AR chỉ cần sử dụng 1 chiếc smart phone, và AR có thể được

Trang 14

ứng dụng vào nhiều lĩnh vực thực tế hơn như mua hàng, dạy học, trong khi VR lại thiên về giải trí và trải nghiệm cá nhân.

PHẦN 2: ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ AR TRONG ĐỜI SỐNG 2.1 Ứng dụng

Thực tế ảo tăng cường AR chỉ thật sự bùng nổ vào năm 2016 khi trò chơi Pokemon Go ra mắt người dùng, nhưng trên thực tế, công nghệ này xuất hiện từ rất lâu Giờ đây, công nghệ hiện đại này đã dần góp mặt trong đời sống thường nhật, bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận với thực tế ảo tăng cường chỉ bằng một chiếc smartphone nhỏ gọn và được dùng dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng của người dùng

Hiện nay, thực tế ảo tăng cường được ứng dụng phổ biến trong 5 hoạt động sau: giáo dục và đào tạo, giải trí, bán hàng, y tế, tiếp thị và truyền thông.

Giáo dục và đào tạo

Tại các quốc gia tiên tiến, thực tế ảo tăng cường đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong giảng dạy Công nghệ có khả năng tái hiện chân thật những mô hình liên quan đến: các bộ phận con người, máy móc, chi tiết cơ khí, tế bào thực vật,…, hay bất kỳ thứ gì vào không gian thực tế Người dùng chỉ cần sử dụng các thiết bị hiện đại như: kính thông minh ứng dụng AR, tai nghe AR, màn hình lớn,…, để tiếp cận với mô hình đó So với phương pháp đào tạo truyền thống, công nghệ thực tế ảo tăng cường giúp quá trình giảng dạy, học tập trở nên toàn diện và cuốn hút hơn.

Ứng dụng SkyView cho phép sinh viên khám phá vũ trụ bằng cách sử dụng lớp phủ AR của bầu trời đêm Với SkyView, bất kỳ ai cũng có thể hướng thiết bị di động của mình lên trên để xác định các ngôi sao, chòm sao, hành tinh và thậm chí cả vệ tinh.

Trang 15

Giải trí

Có thể nói đây chính là ứng dụng phổ biến và rộng rãi nhất của công nghệ thực tế ảo tăng cường Ví dụ điển hình nhất cho ứng dụng này là trò chơi “quốc dân” Pokemon Go ra mắt vào năm 2016.

Trò chơi cho phép người dùng xác định vị trí và bắt các nhân vật Pokemon xuất hiện trong thế giới thực Bạn có thể bắt gặp những nhân vật này ở bất kỳ nơi đâu như: trên vỉa hè, bầu trời, đài phun nước thậm chí là trong phòng ngủ của mình.

Trang 16

Theo PhoneArena, ước tính kết thúc năm 2016, doanh thu của Pokemon Go đã lên đến 950 triệu USD, chỉ vài tháng kể từ khi chính thức được ra mắt vào ngày 5.7.2016 Pokemon Go cũng đứng đầu bảng xếp hạng trò chơi được tải nhiều nhất trên hai kho ứng dụng App Store và Google Play, dù tựa game này bị cấm ở Trung Quốc và phát hành muộn ở Ấn Độ Nhưng có lẽ thành tựu lớn nhất của Pokemon Go là việc đạt doanh thu 800 triệu USD chỉ trong 110 ngày, nhanh hơn bất kỳ game nào khác trên thị trường

Bán hàng

Trang web Thương mại Điện tử thông thường không thể cung cấp cho người mua hàng các tương tác xúc giác với sản phẩm, phương pháp tiếp cận được cá thể hóa ở cấp độ cao và "giao hàng" sản phẩm trước khi mua Đây là lúc AR xuất hiện khi công nghệ này có thể giúp các cửa hàng bán lẻ trực tuyến mang đến cho người tiêu dùng trải nghiệm mua sắm sâu hơn, thực tế hơn và nhập vai hơn Công nghệ AR giúp các cửa hàng thương mại điện tử mang lại cho người mua những cảm xúc sống động, đáng nhớ và vui vẻ, phong phú hơn những cảm xúc mà chúng ta trải nghiệm tại một cửa hàng ngoại tuyến Thông qua các ứng dụng AR, người mua hàng có thể quét hàng tồn kho trực tuyến và nhận các đề xuất cho các sản phẩm khác nhau, trực quan hóa diện mạo của các sản phẩm thông qua hình ảnh ảo của sản phẩm ở dạng 3D giúp người dùng khi mua hàng có được cảm giác hài lòng và tin cậy với môi trường xung quanh họ Điều này cũng giúp các thương hiệu tiếp thị dễ dàng hơn vì họ có thể mang lại trải nghiệm mua sắm thân thiện cho khách hàng của mình

Ngoài ra, công nghệ AR cho phép bạn xem cách sản phẩm thực tế sẽ nhìn vào vị trí của bạn ngay cả trước khi bạn mua Chẳng hạn, ứng dụng IKEA Place cho phép khách hàng đặt đồ nội thất trong môi trường thực tế Chức năng này cho phép khách hàng hiểu xem đồ nội thất có phù hợp cho trang trí nhà của bạn hay không Việc thiết kế sẽ giảm bớt, và người dùng tự chọn mẫu và thử trước Như vậy các chi phí sẽ giảm, thời gian lắp đặt nhanh hơn, vừa ý khách hàng hơn Nhờ có ứng dụng này của AR, IKEA đã có 8.5 triệu lượt download cho ứng dụng thử sản phẩm ảo tại nhà thật của họ.

Ngày đăng: 13/04/2024, 22:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w