Tuy không trực tiếp mô tả các hành vi tổ chức, xúi giục, giúp sức việc thực hiện của từng tội danh cụ thể, nhưng luật hình sự đã miêu tả các dấu hiệu chung của những hành vi này.. Thứ ha
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
- -BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: LUẬT HÌNH SỰ 1
ĐỀ BÀI:
“Trình bày hiểu biết của sinh viên về chế định đồng phạm,
phân tích và cho ví dụ minh hoạ”
Hà Nội, tháng 7 năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT 1
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 2
I Khái niệm 2
II Các loại người đồng phạm 4
III Các hình thức đồng phạm 7
IV Vấn đề TNHS trong đồng phạm 8
KẾT LUẬN 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 3DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
BLHS Bộ luật hình sự
TNHS Trách nhiệm hình sự
CTTP Cấu thành tội phạm
TAND Tòa án nhân dân
THPT Trung học phổ thông
GD&ĐT Giáo dục & Đào tạo
THCS Trung học cơ sở
Trang 4MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm ở nước ta đang diễn biến ngày càng phức tạp Số vụ án nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng có nhiều người tham gia đang có chiều hướng gia tăng Theo thống kê của TAND Thành phố Hà Nội, phạm tội bằng hình thức đồng phạm chiếm tỉ lệ đáng kể trong cơ cấu tội phạm: 15,42% trên tổng số vụ án và 28,11% bị cáo trên tổng số bị cáo do TAND hai cấp thành phố Hà Nội thụ lý, giải quyết1 Do có nhiều người cùng cố
ý thực hiện hành vi phạm tội, tội phạm do đồng phạm gây ra thường có tính nguy hiểm cho xã hội nhiều hơn tội phạm đơn lẻ Bởi vậy, chúng ta cần phải có
sự nghiên cứu, tìm hiểu kỹ càng về hình thức phạm tội này nhằm đáp ứng những yêu cầu về xét xử và phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm Bài tiểu luận sau đây sẽ phân tích về chế định đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam, bao gồm khái niệm, các loại người đồng phạm, các hình thức đồng phạm và TNHS trong đồng phạm thông qua các ví dụ minh họa Mọi chủ thể trong các ví dụ được nêu trong bài đều đủ năng lực TNHS căn cứ theo điều 12 và điều 21 BLHS 2015
NỘI DUNG
I Khái niệm
Tội phạm có thể chỉ do một người thực hiện, nhưng cũng có thể do nhiều người cùng gây ra Trường hợp có nhiều người cố ý cùng thực hiện tội phạm được gọi là đồng phạm Trong luật hình sự, đồng phạm được coi là hình thức phạm tội đặc biệt do có sự phối hợp, tương tác lẫn nhau để cùng hướng đến một mục đích phạm tội, cũng như gây ra hậu quả lớn hơn cho xã hội so với phạm tội đơn lẻ Tuy không trực tiếp mô tả các hành vi tổ chức, xúi giục, giúp sức việc thực hiện của từng tội danh cụ thể, nhưng luật hình sự đã miêu tả các dấu hiệu chung của những hành vi này Cơ sở và phạm vi TNHS trong đồng phạm cũng
có những điểm khác so với trường hợp phạm tội riêng lẻ nên có những điều luật riêng quy định bổ sung về TNHS của đồng phạm và quy định những nguyên tắc
xử lý có tính chất riêng cho trường hợp này Khoản 1 điều 17 BLHS 2015 quy
1 Phí Thành Chung, “Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm theo luật hình sự Việt Nam”, Luận án Tiến
sĩ Luật học, Khoa Luật – ĐH Quốc gia Hà Nội, 2016.
Trang 5định: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một
tội phạm” Theo đó, đồng phạm đòi hỏi phải có những dấu hiệu sau:
1 Dấu hiệu khách quan
Thứ nhất, cần phải có ít nhất hai người và đều phải đủ điều kiện chủ thể
của tội phạm Đó là điều kiện có năng lực TNHS (có năng lực nhận thức, điều khiển hành vi và đủ tuổi chịu TNHS) Riêng dấu hiệu chủ thể đặc biệt chỉ đòi hỏi ở người thực hành
Thứ hai, cùng thực hiện tội phạm nghĩa là người đồng phạm phải tham gia
vào tội phạm với 1 trong 4 hành vi: thực hiện tội phạm, tổ chức thực hiện tội phạm, xúi giục người khác thực hiện tội phạm, giúp sức người khác thực hiện tội phạm Bằng những hành vi trên, tất cả những người đồng phạm đều có hành
vi nguy hiểm cho xã hội Những hành vi đó được thực hiện trong mối liên hệ thống nhất với nhau; hành vi của mỗi người là một phần của hành vi phạm tội chung Có thể tất cả những người đồng phạm đều trực tiếp thực hiện tội phạm và tổng hợp các hành vi của họ tạo thành hành vi phạm tội có đủ dấu hiệu của CTTP, nhưng cũng có thể chỉ có một hoặc một số người trực tiếp thực hiện tội phạm, những người khác chỉ “góp phần” vào việc thực hiện tội phạm Hậu quả thiệt hại của tội phạm là kết quả chung do hoạt động của tất cả những người tham gia đưa lại Giữa hành vi của mỗi người và hậu quả thiệt hại của tội phạm đều có quan hệ nhân quả Hành vi của người thực hành là nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hậu quả thiệt hại, còn hành vi của những người khác (tổ chức, xúi giục, giúp sức) phải thông qua hành vi của người thực hành để gây ra hậu quả đó
2 Dấu hiệu chủ quan
a Dấu hiệu lỗi
Đồng phạm đòi hỏi những người cùng thực hiện tội phạm đều có lỗi cố ý Mỗi người đồng phạm không chỉ cố ý với hành vi của mình mà còn biết và mong muốn sự cố ý tham gia của những người đồng phạm khác, cụ thể:
Về lý trí, mỗi người đều biết hành vi của mình có tính gây thiệt hại cho xã
hội và đều biết người khác cũng có hành vi như vậy cùng với mình Nếu chỉ biết mình có hành vi phạm tội mà không biết người khác cũng vậy thì chưa thỏa mãn
dấu hiệu lỗi cố ý trong đồng phạm, suy ra là không có đồng phạm Về ý chí,
những người đồng phạm đều mong muốn có hoạt động chung và đều mong
Trang 6muốn hoặc có ý thức để cho hậu quả thiệt hại xảy ra Những trường hợp không mong muốn có sự liên kết hành vi để cùng gây thiệt hại là trường hợp phạm tội
riêng lẻ Ví dụ: Vào 2h00’ sáng ngày 19/7/2022, A đột nhập vào một ngôi nhà
bằng cách leo qua cổng, di chuyển lên tầng 3 của ngôi nhà, phá két sắt và lấy đi
50 triệu đồng 8h00’ sáng cùng ngày, gia chủ trình báo với cơ quan công an về việc bị mất trộm 50 triệu đồng cùng 3 cây vàng A bị bắt vào buổi chiều cùng ngày khi đang tẩu thoát cùng 50 triệu đồng Còn lại 3 cây vàng, sau khi trích xuất camera, cơ quan điều tra phát hiện còn đối tượng B cũng đột nhập vào ngôi nhà này lúc 2h16’ sáng cùng ngày qua cửa sổ tầng 2 – thời điểm A đang thực hiện hành vi trộm cắp tài sản, di chuyển vào phòng ngủ của gia chủ, lục ngăn kéo và lấy đi 3 cây vàng nhân lúc gia chủ đang ngủ say Trong vụ án này, A chỉ biết mình có hành vi trộm cắp mà không biết – cũng như không mong muốn B cùng thực hiện với mình Do vậy, A và B không phải đồng phạm
b Dấu hiệu mục đích phạm tội
Trong những CTTP mà mục đích phạm tội là dấu hiệu của CTTP thì đồng
phạm đòi hỏi thêm dấu hiệu cùng mục đích phạm tội Được coi là cùng mục đích
khi những người tham gia đều có chung mục đích được phản ánh trong CTTP; nếu không có chung mục đích thì biết rõ và tiếp nhận mục đích của đồng phạm khác Ví dụ: A là người lái tàu biển nhận chở B, C, D vượt biên ra nước ngoài Trong quá trình giao hẹn với nhau từ trước, dù biết 3 người này có mục đích ra nước ngoài để chống chính quyền nhân dân nhưng vì lợi nhuận cao nên A vẫn bất chấp chở cả 3 qua vùng biển nước ngoài nhằm thực hiện mục đích trên Ở trường hợp này, A không có cùng mục đích phạm tội với B, C, D nhưng A biết
rõ và tiếp nhận nó, nên A được coi là đồng phạm với 3 người này về tội trốn đi nước ngoài với mục đích chống chính quyền nhân dân (Điều 121 BLHS 2015)
II Các loại người đồng phạm
Căn cứ vào tính chất sự tham gia của mỗi người vào việc thực hiện tội
phạm, Khoản 3 Điều 17 BLHS 2015 đã chia 4 loại người đồng phạm – người
thực hành, người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức.
1 Người thực hành
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm Trực tiếp thực hiện tội phạm nghĩa là người phạm tội trực tiếp có những hành vi gây nguy hiểm
cho xã hội thuộc mặt khách quan của CTTP Thực tiễn cho thấy, người thực
Trang 7hành đóng vai trò trung tâm trong quá trình thực hiện tội phạm, bởi họ chính là người đã trực tiếp thực hiện hành vi gây thiệt hại đó Người thực hành được thể hiện dưới 2 dạng: Người trực tiếp thực hiện tội phạm hoặc Người sử dụng người khác (không đủ điều kiện về chủ thể của tội phạm) như là công cụ để thực hiện tội phạm
2 Người tổ chức
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm Trong đó:
Người chủ mưu là người đề xướng chủ trương, phương hướng hoạt động của nhóm đồng phạm Chủ mưu có thể trực tiếp điều khiển hoạt động của
tổ chức nhưng cũng có thể không
Người cầm đầu là người thành lập nhóm đồng phạm hoặc tham gia vào việc soạn thảo kế hoạch, phân công, giao trách nhiệm cho đồng bọn cũng như đôn đốc, điều khiển hoạt động của nhóm đồng phạm
Người chỉ huy là người điều khiển trực tiếp của nhóm đồng phạm
có vũ trang hoặc bán vũ trang
Với vai trò như vậy, người tổ chức luôn được coi là người có hành vi nguy hiểm nhất trong vụ đồng phạm Do vậy, theo nguyên tắc xử lý được quy định tại điều 3 BLHS, người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy được coi là loại đối tượng cần phải nghiêm trị
3 Người xúi giục
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm Theo đó, hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội
phạm chỉ được coi là người đồng phạm trong vụ án có tổ chức, khi hành vi xúi giục có liên quan trực tiếp và mật thiết đến toàn bộ hoạt động phạm tội của những người đồng phạm khác
Giữa hành vi của người xúi giục và hành vi của người bị xúi giục có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Dưới góc độ triết học, hành vi xúi giục của người xúi giục là “nguyên nhân”, còn hành vi của người bị xúi giục là “kết quả” Trước khi
bị xúi giục, một người nào đó chưa có ý định phạm tội, vì có người khác xúi
Trang 8giục nên mới nảy sinh ý định phạm tội và tiếp đến là thực hiện hành vi phạm tội Thủ đoạn xúi giục có thể là kích động, lôi kéo, lừa gạt, cưỡng ép,
Tuy nhiên, cần lưu ý, “hành vi xúi giục phải cụ thể, tức là người xúi giục phải nhằm vào tội phạm cụ thể và người phạm tội cụ thể, nếu chỉ có lời nói có tính chất thông báo hoặc gợi ý chung chung thì không phải là người xúi giục và không phải chịu TNHS về hành vi phạm tội của người thực hiện tội phạm”
4 Người giúp sức
Người giúp sức là người tạo nên những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
Trong một vụ án có đồng phạm, vai trò của người giúp sức cũng thể hiện mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, nếu không có người giúp sức thì người thực hiện tội phạm sẽ gặp khó khăn Giúp sức có thể bằng các hình thức khác nhau như: chỉ dẫn, động viên, khuyến khích, cung cấp phương tiện, công
cụ phạm tội, chỉ đường đi, nước bước, khắc phục trở ngại gây ra cho việc thực hiện tội phạm, xóa dấu vết,
Hành vi tạo những điều kiện về tinh thần thường được biểu hiện như hứa hẹn sẽ che giấu hoặc hứa ban phát cho người phạm tội một lợi ích tinh thần nào
đó, còn hành vi tạo điều kiện vật chất cho việc thực hiện tội phạm là hành vi cung cấp các phương tiện để thực hiện tội phạm Tuy nhiên, cần lưu ý rằng: dù
có tạo điều kiện tinh thần hay vật chất cho việc thực hiện tội phạm thì hành vi đó cũng chỉ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc thực hiện tội phạm chứ người giúp sức không trực tiếp thực hiện nó như người thực hành Người giúp sức khác người xúi giục ở chỗ hành vi giúp sức của họ không có tính chất thúc đẩy người khác phạm tội, bởi họ chỉ “giúp” người khác đã có ý định phạm tội có thêm điều kiện thuận lợi hoặc yên tâm hơn để thực hiện tội phạm
Ví dụ: Tại bản án số 517/2020/HS-PT ngày 22/10/2020 của TAND Cấp cao tại Hà Nội xét xử các bị cáo Nguyễn Quang V - Nguyên Trưởng phòng Khảo thí Sở GD&ĐT tỉnh H; Đỗ Mạnh T - Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT huyện LT, tỉnh H; Nguyễn Khắc T - Công chức Phòng Khảo thí Sở GD&ĐT tỉnh H và nhiều đồng phạm khác về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ”, “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” theo các điều 354; 356; 364 BLHS 2015 Do nội dung của vụ án khá dài và nhiều tình
Trang 9tiết, nên bài tiểu luận sẽ chỉ nêu một số tình tiết tiêu biểu nhằm minh họa cho chế định đồng phạm theo yêu cầu của đề bài
Trước kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2018, Nguyễn Quang V được giao nhiệm vụ Ủy viên ban chỉ đạo kỳ thi, Trưởng ban thư ký hội đồng thi V đã đã bàn bạc, chỉ đạo Đỗ Mạnh T can thiệp, nâng điểm bài thi trắc nghiệm cho một số thí sinh Mạnh T đồng ý và đã nói với Nguyễn Khắc T biết việc này Hai bị cáo này đều nằm trong tổ chấm thi trắc nghiệm do V làm tổ trưởng Các bị cáo V và Mạnh T thống nhất sửa trực tiếp bài thi của thí sinh trước khi quét file ảnh gửi về
Bộ GD&ĐT V có trách nhiệm chuẩn bị chìa khóa phòng chứa, chấm bài thi trắc nghiệm, bố trí niêm phong cửa phòng chấm thi để bóc được dễ dàng, khó bị phát hiện để Mạnh T trực tiếp sửa bài thi các thí sinh theo danh sách "đặt hàng"
Vào các buổi tối từ 30/6 đến 3/7/2018, Mạnh T cùng Khắc T bóc niêm phong, sử dụng chìa khóa do V cung cấp mở khóa vào phòng để thực hiện việc nâng điểm bài thi cho thí sinh Các bị cáo đã tẩy xóa đáp án sai và điền đáp án đúng theo công bố của Bộ GD&ĐT Thậm chí với những bài thi đã sửa mà chưa đạt yêu cầu, các bị cáo còn tiếp tục sửa, dùng máy tính quét lại bài thi, ghi đè lên file ảnh đã quét, đổi ngày, giờ trên hệ thống máy tính và gửi kết quả chấm thi về
Bộ GD&ĐT Kết quả giám định của Viện Khoa học hình sự Bộ Công an kết luận:
Có 145 bài thi của 58 thí sinh được bị cáo can thiệp tẩy xóa, chỉnh sửa đáp án, nâng điểm mỗi môn từ 0,2 lên 9,25 Các thí sinh này đã sử dụng kết quả thi để xét tốt nghiệp THPT, xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng
Trong vụ án nêu trên, các bị cáo Đỗ Mạnh T, Nguyễn Khắc T trực tiếp có hành vi sửa điểm các bài thi nên họ là những người thực hành Nguyễn Quang V, với vai trò Uỷ viên Ban chỉ đạo kì thi, đã bàn bạc, chỉ đạo, thuyết phục Đỗ Mạnh T tham gia thực hiện tội phạm, cũng như dàn xếp, tạo mọi điều kiện thuận lợi để 2 bị cáo Khắc T và Mạnh T thực hiện việc sửa điểm bài thi trắc nghiệm: cung cấp chìa khóa phòng chứa bài thi, bố trí phòng ở của cán bộ chấm thi trắc nghiệm bên cạnh phòng cất giữ bài thi, v.v Bởi vậy, trong vụ án này, V vừa là người tổ chức, vừa
là người xúi giục và người giúp sức
III Các hình thức đồng phạm
Căn cứ theo dấu hiệu chủ quan, có thể phân loại đồng phạm thành 2 hình thức là đồng phạm không có thông mưu trước và đồng phạm có thông mưu trước Trong đó, đồng phạm không có thông mưu trước là hình thức đồng phạm không
Trang 10có sự thỏa thuận, bàn bạc trước với nhau về tội phạm cùng thực hiện, chẳng hạn: A
là bảo vệ của xí nghiệp X, khi trực ca đêm, A nhìn thấy B có hành vi trộm cắp tài sản của xí nghiệp nhưng A không có hành vi ngăn chặn, tố giác mà để mặc cho hậu quả xảy ra Đồng phạm có thông mưu trước là hình thức đồng phạm có sự thỏa thuận, bàn bạc trước với nhau, chẳng hạn ở tình huống trên, B thỏa thuận với
A về việc cùng trộm cắp tài sản của xí nghiệp X Do có mối quan hệ phạm tội chặt chẽ hơn, khả năng gây thiệt hại lớn hơn nên hình thức này nhìn chung nguy hiểm hơn so với đồng phạm không có thông mưu trước
Căn cứ theo dấu hiệu khách quan, đồng phạm được chia thành 2 hình thức: đồng phạm giản đơn và đồng phạm phức tạp Đồng phạm giản đơn là hình thức đồng phạm trong đó những người cùng tham gia vào vụ phạm tội đều giữ vai trò là người thực hành Chẳng hạn, 3 thanh niên A, B, C do thiếu tiền nên rủ nhau đột nhập vào một căn biệt thự để thực hiện hành vi trộm cắp tài sản Cả 3 đối tượng chia nhau lục soát từng tầng, từng phòng để lấy tài sản rồi trốn thoát Đồng phạm phức tạp là hình thức đồng phạm trong đó những người đồng phạm giữ các vai trò khác nhau Cũng trong tình huống trên, nếu A chỉ huy, lên kế hoạch, yêu cầu B dùng xe máy chở C đến căn biệt thự trên để C đột nhập vào trộm cắp tài sản thì trường hợp này thuộc hình thức đồng phạm phức tạp bởi có 3 loại người đồng phạm: người tổ chức – A; người giúp sức – B, người thực hiện – C
Trong BLHS Việt Nam, căn cứ vào đặc điểm chung về mặt khác quan và
chủ quan, đồng phạm được phân loại thành 2 hình thức: đồng phạm thông thường
và phạm tội có tổ chức Phạm tội có tổ chức, được quy định tại khoản 2 điều 17 BLHS 2015, là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm Với các đặc điểm: hình thành với phương hướng hoạt động có tính lâu dài, bền vững, tồn tại quan hệ chỉ huy – phục tùng, sử dụng hình thức đồng phạm là công cụ sức mạnh trong hoạt động phạm tội, luôn có sự chuẩn
bị cẩn thận, đầy đủ cho việc thực hiện và che giấu tội phạm, 2 phạm tội có tổ chức có nhiều khả năng phạm tội nhiều lần, liên tục, gây ra hậu quả từ nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội nên được coi là tình tiết tăng nặng TNHS Vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sửa điểm thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia 2018 ở tỉnh H là một ví dụ cho hình thức đồng phạm này
2 Xem Nghị quyết số 02-HĐTP/NQ ngày 16/11/1988 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn bổ sung Nghị quyết 02-HĐTP-TANDTC/NQ ngày 5/1/1986 khi giải thích về khoản 3 điều 20 BLHS 1985
về phạm tội có tổ chức.