1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận đề tài những khác biệt trong văn hóa ảnh hưởng đến quátrình giao tiếp trong kinh doanh

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Thậm chí điều này có thể gặp được ởchính bồi bàn, người khuân vác hay ông chủ khách sạn.Khi công bố kế hoạch về một quỹ đặc biệt dành riêng cho du lịch, Chính phủ kêu gọingười Pháp hãy t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - -

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM

HỌC PHẦN: GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH

Đề tài: NHỮNG KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁTRÌNH GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH

Trần Thị Bảo NgọcLê Thị Hiếu GiangTrịnh Thị GiangLê Phương UyênNguyễn Thị Mỹ LệLee Se Hui

Trang 2

MỤC LỤC

2 Quan niệm thời gian trong ngành nghề và xã hội 7

2 Trang phục kiêng kỵ và trang phục của người doanh nhân 8

1 Tình hình chính trị ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh 12

b Chính trị tác động đến hoạt động kinh doanh 13

3 Chính trị trong các tình huống xã hội hoặc kinh doanh 14

Trang 3

c Fête de l’Assomption de la Vierge Marie: Lễ Đức Mẹ Lên Trời 18

4 Mối quan hệ và sự ra quyết định trong kinh doanh 19

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Pháp là một quốc gia nằm tại Tây Âu Tại một số nơi trên lãnh thổ của mình, Pháp cóchung biên giới trên bộ cùng Brazil, Suriname và Sint Maarten (Hà Lan) Pháp cònđược nối với Anh Quốc qua Đường hầm Eo biển Manche, chạy dưới eo biển Manche.Đất nước Pháp được mệnh danh là cái nôi văn hóa Châu Âu với các công trình vănhóa đồ sộ nổi tiếng trên toàn thế giới Thế nên, trong cuộc sống hàng ngày, ngườiPháp luôn được đánh giá là lịch sự, trang trọng cả về văn hóa ăn mặc, trang trí và điđứng, giao tiếp Họ cũng luôn tôn trọng giờ giấc, tôn trọng sự tự do cá nhân và họluôn tôn trọng lẫn nhau Và điều đặc biệt hơn, người Pháp luôn tự hào với những gì họcó, nhất là văn hóa hay những nghề thủ công mà tổ tiên họ truyền lại.

Từ đó, họ luôn có ý thức lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa ấy.Pháp là trungvăn chính trị, văn hóa và nghệ thuật có tầm ảnh hưởng bậc nhất châu Âu Sở hữu vẻđẹp tráng lệ, hào nhoáng với những công trình kiến trúc đồ sộ, phong cảnh thiên nhiênthơ mộng, Pháp thu hút đông đảo khách du lịch từ khắp mọi nơi đổ về mỗi năm.

Too long to read onyour phone? Save

to read later onyour computer

Save to a Studylist

Trang 5

I PHONG TỤC XÃ HỘI1 Lời chào, làm quen

Pháp thường xuyên nằm trong top đầu danh sách các quốc gia mà người dân có tháiđộ cáu kỉnh, thô lỗ với du khách Khách du lịch thường nhận được những cái nhúnvai, sự thờ ơ khi hỏi được, yêu cầu giúp đỡ Thậm chí điều này có thể gặp được ởchính bồi bàn, người khuân vác hay ông chủ khách sạn.

Khi công bố kế hoạch về một quỹ đặc biệt dành riêng cho du lịch, Chính phủ kêu gọingười Pháp hãy trở nên thân thiện hơn với du khách quốc tế.

Để chào hỏi đối phương bạn có các sự lựa chọn sau: hôn má, bắt tay hoặc nói“Bonjour”

Trước khi vào phòng cần phải gõ cửa

Người trong phòng sẽ đứng dậy khi có người bên ngoài vàoGiới thiệu bản thân

Sau lời chào, bạn hãy cho người kia biết bạn là ai Một trong những cụm từ giới thiệuthông dụng nhất là "Je m’appelle,"dịch ra là “Tên tôi là.” Hoàn tất câu giới thiệu bằngtên của bạn

Nói "Je suis" để tự giới thiệu "Je suis" dịch ra là “Tôi là” Trong câu đầy đủ, bạn sẽnói "Je suis" sau đó là tên của bạn Cả "Je m’appelle" và "Je suis" đều có thể dùngthay thế cho nhau trong hầu hết các tình huống - bạn có thể chọn theo ý thíchNói "Moi c’est" để tự giới thiệu theo cách thân mật "Moi c’est" nghĩa là “À tôi là,”hoặc “Tiện thể, tôi là” trong tiếng Pháp Nói cụm từ này nếu bạn đang nói chuyện với

Trang 6

người kia và nhận ra là mình chưa giới thiệu tên Giọng điệu của cụm từ này nghe rấtthân mật, do đó tốt nhất là bạn chỉ nên dùng trong các cuộc trò chuyện vui vẻ giữanhững người đồng trang lứa

Nói "Je me présente" trong ngữ cảnh trang trọng Dùng cụm từ này khi bạn cần phảilịch sự hơn Cụm từ này dịch ra là “Cho phép tôi được tự giới thiệu” và là câu giớithiệu phù hợp trong các buổi thuyết trình, phỏng vấn xin việc và trong môi trường làmviệc Tiếp theo cụm từ này là "Je m’appelle" và tên của bạn

2 Văn hóa tặng quà và không từ chối lời mời

Thường khi người Pháp mời bạn đến nhà ăn bạn có thể đến cùng với 1 chai rượu vangcùng hoa, hoặc 1 món quả nhỏ, và ngược lại khi người pháp mang rượu đến tặng bạnthường thì bạn sẽ sử dụng luôn chai rượu đó Người Pháp sẽ đánh giá cao việc làm đócủa bạn.

Khi được mời đi ăn, tuyệt đối không được phép từ chối Nếu thật sự không có thờigian thì có thể thỏa thuận ăn nhẹ với nhau Ở Pháp, bữa ăn vẫn là nơi và dịp đàmphán, thương thảo hợp đồng thuận tiện và được ưa chuộng.

3 Các cử chỉ đặc biệt

Người Pháp rất thẳng thắn nêu ra quan điểm của mình Họ thường trả lời rất dứtkhoát: đúng hay sai, đồng ý hay không đồng ý Chứ không gật gù nửa vời Họ cũngkhông ngại bộc lộ cảm xúc bất đồng, giận, hoặc không đồng ý.

Trang 7

4 Những cử chỉ bất lịch sự

Không nên bỏ tay vào túi trong khi giao tiếp

Không búng ngón tay, vì coi là không phép lịch sự, thậm chí là xúc phạm

Không nên nói chuyện quá to khi thảo luận, họ không thích ồn ào và luôn giữ phéplịch sự không làm ảnh hưởng đến người khác

5 Những lưu ý về đề tài nói chuyện- Những đề tài có thể thảo luận:

Người Pháp rất thích thảo luận về văn hoá, nghệ thuật, lịch sử, cuộc sống xã hội Nếubạn chuẩn bị một chút ít kiến thức tìm hiểu về một vài nội dung này, đối tác của bạn sẽrất thích thú trong cuộc thảo luận, tranh luận.

Họ rất thích được khen ngợi, bạn có thể cho lời khen ngợi dựa trên văn hoá và đấtnước, con người Pháp;

- Những đề tài không nên thảo luận:

Không nên nói quá nhiều về cuộc sống cá nhân của bạn, hãy tách biệt cuộc sống nghềnghiệp và cuộc sống cá nhân của bạn

Trang 8

Không nên phô trương, gây ấn tượng với đối tác bằng sự giàu có của bạn.

Không nên nói chuyện quá to khi thảo luận, họ không thích ồn ào và luôn giữ phéplịch sự không làm ảnh hưởng đến người khác

II QUAN NIỆM VỀ THỜI GIAN1 Giờ giấc làm việc

Về giờ giấc làm việc, người Pháp rất coi trọng việc tôn trọng lịch trình Để duy trì sựcân bằng tốt giữa công việc và cuộc sống cá nhân, 35 giờ mỗi tuần là cơ sở làm việchàng tuần ở nhiều công ty (tức là từ 9:00 sáng đến 5:00 chiều) Ngoài ra, họ có mộtnhịp điệu công việc cụ thể, thời gian nghỉ trưa có thể được kéo dài đến hai giờ.Người Pháp rất quen với việc làm thêm giờ (thường không được trả lương) và các nhàquản lý sẽ đánh giá cao việc họ sẵn sàng ở lại văn phòng vào đêm muộn nếu cần thiết(điều này tượng trưng cho cam kết làm việc của họ)

Đặc biệt, khi diễn ra các buổi hẹn thì phải hẹn lịch trước với đối phương và cố gắngluôn luôn đến đúng giờ.

Trang 9

2 Quan niệm thời gian trong ngành nghề và xã hội

Trong lĩnh vực kinh doanh, thời gian các doanh nhân tạo cuộc hẹn tiến hành đàm phánlà vào lúc 11h00 sáng hoặc 15h30 chiều.

Trong các cuộc hẹn liên quan tới công việc, y tế, học hành những người đến muộn sẽbị coi là làm phí phạm thời gian của người khác Quy tắc này cũng được áp dụng, gầnnhư chặt chẽ đến từng giây, với các phương tiện công cộng như tàu tốc hành.Tuy nhiên, ở Pháp, với các cuộc hẹn cá nhân, đến nhà bạn bè, thì đến muộn khôngphải là bất lịch sự: như khi đến muộn 15 phút, lại là lịch sự.

III TRANG PHỤC VÀ ẨM THỰC1 Trang phục truyền thống và màu sắc

Trang phục truyền thống của người Pháp: Nông dân Pháplàm quần áo của họ từ vải, len, vải bằng sợi bông Trongnhững năm kết thúc Cách mạng Pháp, các phiên bản lễ hộicủa trang phục dân tộc bắt đầu xuất hiện.

Tất cả phụ nữ và nam giới đều giống nhau Đó là một chiếcguốc gỗ Cần lưu ý rằng cho đến ngày nay, guốc gỗ đượcmang ở các vùng nông thôn của Pháp để làm việc.

Ở mỗi tỉnh, một số bộ trang phục dân tộc có sự khác nhau vềcách thêu, hình dáng của chiếc khăn đội đầu hoặc màu sắc của tạp dề.

Hiện nay, giống như Việt Nam, khi có những dịp lễ đặc biệt (như là kết hôn, tanglễ, ) người Pháp sẽ mặc những trang phục đặc biệt phù hợp với lễ đó.

Màu sắc biểu tượng sự tang tóc: màu đen, màu xám.

Màu sắc biểu tượng sự xui xẻo: màu xanh lá cây (vì màu xanh lá tượng trưng cho màucủa người hầu, người diễn hài).

Màu sắc biểu tượng cho tình yêu: màu đỏ (cả thế giới đều công nhận).Màu sắc thể hiện sự công chính, đạo đức: màu xanh da trời.

Trang 10

2 Trang phục kiêng kỵ và trang phục của người doanh nhâna Trang phục kiêng kỵ

Không đeo vòng cổ và khuyên tai cùng lúc – người Pháp cho rằng, cách sử dụng phụkiện này tạo nên sự rối mắt và kém sang trọng Đặc biệt, phụ nữ nước này không đeonhiều hơn 3 đồ trang sức trên cơ thể, kể cả những bữa tiệc với váy đầm sang trọng.Người Pháp không thích bít tất màu da chân hoặc quá mỏng vì quan niệm chúngkhông thời trang và lịch sự.

Đàn ông Pháp có nguyên tắc mặc áo thun là không bao giờ sơ vin chúng trong quầnjeans.

Phụ nữ Pháp luôn tự tin về đường cong của mình và coi đó là đặc ân của tạo hóa.Chính vì vậy, họ không thích diện những trang phục quá rộng như quần alibaba, áothun oversize hay váy đầm dáng suông.

Người Pháp có quan niệm thứ 6 là một ngày không may mắn Do đó, dù họ sắm bộcánh mới vào tối thứ 5, và rất hào hứng để diện thử thì cũng sẽ dành tới ngày thứ 5mới lên đồ Người Pháp cho rằng, trang phục là một món quà tốt đẹp và sẽ khôngkhoe chúng vào những ngày không vui vẻ.

Pháp là một đất nước rất quan trọng về cách ăn mặc lịch sự và đặc biệt phải chú ý tạimột số địa điểm Theo đó, người Pháp sẽ không mang dép lê ngoài họ đi biển Khôngnhững thế, những nhà hàng cao cấp kiêng kỵ nhận những khách hàng không mặctrang phục lịch sự và gọn gàng Các bảo tàng và nhà thờ Công giáo cấm mặc áo khôngcó tay và mang dép vào.

Trang 11

b.Trang phục cho doanh nhân- Namdoanhnhân

Người Pháp có tính khá bảo thủ nên khi làm mãng kinh doanh thì nên mặc nhữngtrang phục gọn gàng và lịch sự Đặc biệt đối với nam doanh nhân, khi có cuộc họp đầutiên với đối tác thì nên mặc suit màu tối để thể hiện sự trang trọng của mình Dù dresscode là thoải mái, trong mãng kinh doanh phải mang cà vạt và áo khoác ngoài (jacket,blazer).

- Nữdoanhnhân

Nữ doanh nhân cũng như nam doanh nhân, phải mặc đồ gọn gàng, thể hiện sự tôntrọng đối với đối phương Khi có cuộc họp thì nên mặc suit hoặc đầm không hở hangvà tươm tất Tuy nhiên, nước Pháp tôn trọng ý kiến, sở thích của mỗi cá nhân Dođó, những nữ doanh nhân có thể thể hiện tính cách của mình thông qua scarf có màusáng tươi đẹp hoặc ghim cài áo độc đáo.

c Mùi hương và nước hoa

Người Châu Âu nói chung và người Pháp nói riêng, đều rất nhạy cảm về mùi hương.Do đó, khi nghe mùi toát ra từ cơ thể hôi, người Pháp sẽ cảm thấy khó chịu và chánhxa đi Sự nhạy cảm về mùi hương này cũng là một lý do rất lớn ảnh hưởng đến việcphát triển về mảng nước hoa của Pháp.

Vì thế phòng vệ sinh công cộng Pháp hay có một bình nước hoa và que diêm Sau khiđi vệ sinh, bật lửa que diêm và để cây diêm cháy tới khi không cầm que diêm đượcnữa Những khí toát ra từ que diêm cháy sẽ làm biến mất đi mùi hôi và giữ lâu dài mùinước hoa xịt Qua ví dụ trên, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy được tầm quan trọngcủa mùi hương đối với người Pháp.

Trang 12

3 Ẩm thực và phong cách ăn uống

Cũng như phần đông các nước trên thế giới, người Pháp cũng có đầy đủ 3 bữa trongngày đó là bữa sáng, trưa và tối.

Bữa sáng: Đây là bữa quan trọng nhất trong ngày bởi người Pháp cho rằng bữa sánggiúp họ có một nguồn năng lượng để sẵn sàng cho mọi hoạt động và làm việc trongmột ngày.

Bữa trưa: Do tính chất công việc của những người đi làm hoặc đi học nên người dânchọn cách ở tiệm gần nơi làm việc hoặc sinh viên thì ăn tại trường Bao gồm 3 món:entrée (khai vị), plat (món chính) và dessert (món tráng miệng).

Bữa tối: Người Pháp ăn tối khá muộn so với các nước khác, đây cũng là một sự thậtkhá thú vị khi vào mùa hè mặt trời sẽ lặn muộn hơn bình thường Đối với người Pháp,bữa ăn chính là bữa trưa nên vào buổi tối, lượng thức ăn cũng được giảm bớt.

- Phong cách ăn uống của người Pháp:

Trong bữa ăn thân mật giữa bạn bè trong gia đình người Pháp, bàn ăn của họ luônluôn được trải khăn bàn Khi họ xếp ly, dĩa, dao, nĩa trên bàn, mỗi người ngồi chiếmkhoảng 60 cm Trên bàn để lọ muối, tiêu, nhỏ, và bình nước, nhưng không bao giờ đểchai dầu, dấm và tăm xỉa răng.

Trang 13

Người Pháp trong lúc ăn rất kỵ nhai có tiếng kêu, và họ rất ý tứ không bẻ bánh mìchấm trực tiếp vào “sốt” bằng tay, mà chỉ dùng bằng nĩa mới đúng cách ăn Trong bànăn, hai bàn tay họ đặt kế bên đĩa, ngồi thẳng lưng, họ không dựa hai cùi chỏ trên bàn,cũng không khoanh tay để trên bàn Khăn lau miệng đặt trên đầu gối chỉ mở phân nửa.Không bao giờ quấn khăn vào cổ.

Trước khi họ uống nước, bạn để ý họ chùi môi một cách tế nhị cũng như sau vàimiếng ăn, điều cấm kỵ của họ là chùi miệng bằng lưng bàn tay Lúc cầm dao, nĩa,muỗng, cầm giữa cán và không bao giờ cầm thẳng đứng đầu nhọn chĩa lên trời ( cầmngang) Cầm dao luôn luôn bằng tay mặt, và nĩa cầm tay trái Không bao giờ lấy daoghim thịt đưa trực tiếp lên miệng Cầm ly, hoặc cầm đĩa, họ cũng tránh ngón tay út đểvểnh lên trời.

Khi ăn xong, tất cả dao, nĩa, muỗng gom lại để song song trong đĩa, mũi nhọn chĩaxuống phía thấp của đĩa, lưỡi dao để vào trong phía mình, không bao giờ để dao nĩachéo nhau Khăn nhỏ dùng lau miệng, ăn xong để bên phải, không nên thắt nút cũngkhông nên xếp lại Điều cấm kỵ của dân Pháp là sau khi ăn xong, xỉa răng và ợ trướcmặt người khác.

4 Bữa tiệc của người Pháp

Người Pháp có những quy chuẩn rất nghiêm ngặt về cấu trúc thực đơn, đặc biệt trongcác bữa yến tiệc Tuy khẩu phần không nhiều, nhưng việc kết hợp đa dạng các mónvới nhau trong cùng một bữa ăn đem lại trải nghiệm thưởng thức ẩm thực tinh tế chongười dùng với phương châm: không quá nhiều để giữ nguyên vị ngon, và vẫn đảmbảo no vừa đủ.

Thực đơn cho bàn tiệc “sang chảnh” ở nước Pháp thường đi theo thứ tự sau:- Amuse-bouche: "món ăn cho vui miệng", đĩa khai tiệc này bao gồm cácmón ăn gọn nhẹ, khẩu phần khá ít, thường được bày sẵn ở bàn tiệc và miễnphí.

- Hors d'oeuvres: Thường được hiểu là món khai vị, gồm những món khô dễdàng ăn bằng tay, vừa duy trì sự ổn định của vị giác vừa đưa về cảm giácthanh nhã để chuẩn bị đón nhận thật trọn vẹn món chính tiếp theo.- Món mở đầu (first course): Cơ bản vẫn khá nhẹ nhàng, không dùng đếncác phương thức nấu nướng sử dụng dầu mỡ quá nhiều, nhưng nó là sựnâng tầm về độ đa dạng và phức tạp của nguyên liệu so với những đĩa khaivị ở trên.

Trang 14

- Món chính (main course): Món chính chỉ xuất hiện sau khi thực khách đãđược “chuẩn bị” sẵn sàng qua các bước khai vị Chúng ta thường thấy trongmain course những nguyên liệu thơm ngon, đắt đỏ và giàu đạm như thịt bòhảo hạng, thịt cừu, tôm hùm, cá hồi… Các loại thịt sẽ được chế biến theonguyên tắc bảo đảm hương vị tươi mới và tự nhiên, kết hợp cùng sốt để giatăng hương vị, cuối cùng là ăn kèm với một ít tinh bột như khoai tây nghiềnvà chất xơ với chút salad.

- Salad và pho mát: Dù đã xuất hiện trên đĩa ăn chính, nhưng để cân bằnglượng rau xanh cho thực đơn, một đĩa salad xanh mát là bước đi phù hợpnối tiếp món chính Bàn tiệc nước Pháp còn có sự xuất hiện của các loạipho mát cắt lát nhỏ, phục vụ xen kẽ bữa ăn.

- Món tráng miệng: Sau khi hương vị của đồ mặn thịnh soạn đã được trunghòa bởi chất xơ và pho mát, món tráng miệng mới được đem ra phục vụ.Bên cạnh món chính, tráng miệng có thể coi là ngôi sao tiếp theo của bữatiệc Từ lâu người Pháp đã nổi danh với nghệ thuật chế biến đồ ngọt củamình, do đó món tráng miệng trên bàn ăn Pháp lại càng được mong chờkhông kém.

- Rượu: Rượu trên bàn tiệc Pháp không chỉ đơn giản là việc mở một chaivang lâu đời tiếng tăm và uống bằng hết, nó cũng không nằm ngoài đặctrưng kết cấu của thực đơn.

Trang 15

Pháp là thành viên của Liên minh Châu Âu (EU) và phải tuân thủ chính sách thươngmại tương tự như các nước thành viên khác với mức thuế chung Ngoài ra, Pháp vàcác quốc gia thành viên khác của EU có một số hiệp định thương mại khu vực và songphương Pháp cũng là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Pháp cónền kinh tế tương đối cởi mở tuy nhiên vẫn tồn tại những rào cản thương mại.

b Chính trị tác động đến hoạt động kinh doanh

Gần đây, cải tổ về lương hưu trí cho người lao động gây nhiều tranh cãi và người dânPháp tại nhiều nơi đã đình công, biểu tình phản đối Pháp hiện nay đang gặp khủnghoảng chính trị và xã hội.

Ngày đăng: 28/05/2024, 16:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN