1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Khác biệt văn hóa ảnh hưởng đến con người đặc điểm tính cách xấu ảnh hưởng đến hành vi ứng xử

11 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khác biệt văn hóa ảnh hưởng đến con người & đặc điểm tính cách xấu ảnh hưởng đến hành vi ứng xử
Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Phương
Người hướng dẫn Lê Phước Luông
Trường học Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại Báo cáo cuối kỳ
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP HCM
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 488,37 KB

Nội dung

Vị trí tuyển dụng thương hiệu Innisfree - tập đoàn Amorepacific:...PHẦN 2: VĂN HÓA HÀN QUỐC VÀ VIỆT NAM...2.1 Văn hóa Hàn Quốc và Việt Nam theo mô hình Hofstede:...2.3 Cần làm gì để hoà

Trang 1

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO CUỐI KỲ HÀNH VI TỔ CHỨC

KHÁC BIỆT VĂN HÓA ẢNH HƯỞNG ĐẾN CON NGƯỜI & ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH XẤU ẢNH HƯỞNG

ĐẾN HÀNH VI ỨNG XỬ

Giảng viên hướng dẫn: Lê Phước

Luông

Nhóm: 02

Nhóm sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Mỹ Phương – 720H1658

Trang 2

TP HCM, THÁNG 06 NĂM 2022

Trang 3

MỤC LỤC

Contents

LỜI CẢM ƠN

1.1 Hàn Quốc

1.1.1 Giới thiệu về Hàn Quốc

1.1.2 Văn hóa của Hàn Quốc

1.2 Thương hiệu Innisfree thuộc tập đoàn Amorepacific

1.2.1 Tập đoàn Amorepacific

1.2.2 Thương hiệu Innisfree

1.2.3 Sứ mệnh, tầm nhìn

1.2.4 Văn hóa và môi trường

1.3 Vị trí tuyển dụng thương hiệu Innisfree - tập đoàn Amorepacific:

PHẦN 2: VĂN HÓA HÀN QUỐC VÀ VIỆT NAM

2.1 Văn hóa Hàn Quốc và Việt Nam theo mô hình Hofstede:

2.3 Cần làm gì để hoà nhập vào môi trường của họ?

2.4 Những đặc điểm tính cách nào cần có để thành công trong môi trường này? Vì sao?

Trang 4

CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ TUYỂN DỤNG TẠI DOANH NGHIỆP INNISFREE HÀN QUỐC

1.1 Hàn Quốc:

1.1.1 Giới thiệu về Hàn Quốc:

Hàn Quốc (Đại Hàn Dân Quốc) thuộc khu vực Đông Á Là một quốc gia công nghiệp phát triển và có nền kinh tế hỗn hợp phát triển cao lớn thứ 4 Châu Á và thứ

10 thế giới Đây là quốc gia nổi tiếng bởi tốc độ phát triển kinh tế thần kỳ từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành nước phát triển có thu nhập cao chỉ qua vài thế hệ Hàn Quốc còn được biết đến với là cường quốc mỹ phẩm Hiện nằm trong top 10 thị trường làm đẹp lớn nhất thế giới Các tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực này là AmorePacific và LG Household & Health Care (KIM PHƯỢNG, 2019)

1.1.2 Văn hóa của Hàn Quốc:

Trong văn hóa chào hỏi của Hàn Quốc, nụ cười và động tác gập lưng là điều không thể thiếu Ngày nay do ảnh hưởng văn hóa phương Tây và sự phát triển xã hội mà cử chỉ này có thể là một cái cúi đầu nhẹ Nhưng khi cần sự trang trọng, họ vẫn bày tỏ sự kính trọng của mình với người cao tuổi, người có chức vụ cao thì động tác gập lưng vẫn còn xuất hiện Sống tình cảm, rộng lượng, nhân đạo là những tính cách đặc trưng của người Hàn Quốc Họ coi trọng cái “duyên” và dùng chữ

“tình” để giải quyết công việc Trong công việc yếu tố quan trọng đối với người Hàn là đúng giờ, siêng năng, trung thực Vì họ luôn ưu tiên hàng đầu cho công việc nói không với sự lười biếng Ấn tượng lần đầu tiên gặp là quy chuẩn, cơ sở đánh giá của người Hàn Quốc Bởi vì ấn tượng đầu tiên rất quan trọng nên họ rất chú trọng

vẻ bề ngoài của mình Thêm vào đó, người Hàn Quốc có niềm tự hào dân tộc mãnh liệt, điều này thể hiện qua việc họ ưu chuộng sử dụng các thương hiệu nội địa (Nhân Văn, n.d.) (Visa Nước Ngoài, 2020).

1.2 Thương hiệu Innisfree thuộc tập đoàn Amorepacific:

1.2.1 Tập đoàn Amorepacific:

Amorepacific – tập đoàn mỹ phẩm và làm đẹp hàng đầu của Hàn Quốc, được sáng lập bởi Suh Seong-Hwan năm 1945 Trụ sở chính ở 100 Cheonggyecheonno, Jung-gu, Seoul Các sản phẩm chính của tập đoàn chuyên về sản phẩm chăm sóc cá nhân, mỹ phẩm, nước hóa Tập đoàn sở hữu hơn 30 thương hiệu phủ sóng rộng khắp trên toàn thế giới – điều mà hiếm có tập đoàn nào làm được Các sản phẩm của tập đoàn trải dài từ thương hiệu cao cấp đến bình dân Mỗi thương hiệu đều sở hữu công thức sáng chế riêng biệt, hướng đến nhu cầu chăm sóc da cho các đối tượng khách hàng khác nhau ( Nguyễn Thanh Thảo, 2019)

1.2.2 Thương hiệu Innisfree:

Thương hiệu innisfree là một thành viên của AMOREPACIFIC Nguồn gốc tên thương hiệu “Innisfree” bắt nguồn từ bài thơ cùng tên của William Butler Yeats với

ý nghĩa là "hòn đảo cho làn da sự nghỉ ngơi" Thương hiệu được xây dựng theo chủ

đề "Natural Benefits from JEJU island" Khái niệm này thể hiện thiên nhiên tươi đẹp, phong phú của đảo Jeju đồng thời theo đuổi vẻ đẹp lành mạnh cho khách hàng Đảo JEJU - một vùng đất nơi thiên nhiên hoang sơ còn sót lại, đảo JEJU sản sinh ra bốn nguồn năng lượng khác nhau đó là "không khí trong lành", "ánh mặt trời dịu

Trang 5

êm", "đất đai màu mỡ" và "dòng nước trong lành" Câu chuyện thương hiệu được thiết kế gần gũi, thân thiên với môi trường nhắm tới thế hệ Millennials (sinh từ năm

1980 đến 2000) (Innisfree, n.d.)

1.2.3 Sứ mệnh, tầm nhìn:

1.2.3.1 Sứ mệnh:

Innisfree tự hào đại diện cho tinh thần và sứ mệnh của đại gia đình Amorepacific Hài hòa với giá trị thiên nhiên và con người phương Đông, chúng tôi với tư duy sáng tạo, sẵn sàng giới thiệu định nghĩa mới về vẻ đẹp đến khách hàng toàn cầu Trân trọng đa dạng văn hóa và những cống hiến bền bỉ, chúng tôi cởi mở và hỗ trợ lẫn nhau để biến ước mơ thành sự thật: Tìm thấy vẻ đẹp khỏe mạnh, hài hòa giữa giá trị bên trong và bên ngoài Cả thế giới sẽ nhớ đến chúng tôi như Asian Beauty Creators (Nghệ nhân kiến tạo vẻ đẹp châu Á)

1.2.3.2 Tầm nhìn:

Thương hiệu theo đuổi giá trị làm đẹp có ý thức: Chúng tôi đang hành động mỗi ngày Không chỉ nỗ lực vì làn da của bạn, chúng tôi còn đang hành động nhằm đem lại giá trị làm đẹp bền vững cho môi trường

1.2.4 Văn hóa và môi trường:

 Cởi mở: Chúng tôi luôn hy vọng được làm việc với tư duy cởi mở, tôn trọng người khác như tôn trọng chính mình

 Chính trực: Chúng tôi chăm sóc khách hàng hết lòng như chăm sóc cho gia đình và chính mình

 Đổi mới: Chúng tôi không ngừng cải tiến và đổi mới

 Thấu hiểu: Chúng tôi rất vui khi được lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu của khách hàng

 Thử thách: Chúng tôi sẵn sàng chấp nhận thử thách

1.3 Vị trí tuyển dụng thương hiệu Innisfree - tập đoàn Amorepacific:

CHƯƠNG 2: VĂN HÓA HÀN QUỐC VÀ VIỆT NAM

2.1 Văn hóa Hàn Quốc và Việt Nam theo mô hình Hofstede:

Trang 6

Yếu tố Hàn Quốc Việt Nam

Khoảng cách quyền

lực

Khoảng cách quyền lực cao (chỉ số: 60)

Khoảng cách quyền lực cao (70) Chủ nghĩa cá nhân và

Chủ nghĩa tập thể (18)Chủ nghĩa tập thể (20)Chủ nghĩa tập thể Tránh sự không chắc

chắn chắn cao (80)Tránh sự không chắc chắn thấp (30)Tránh sự không chắc Nam tính so với Nữ

tính Nữ tính (39) Nữ tính (40) Định hướng dài hạn

so với Ngắn hạn (100)Định hướng dài hạn (57)Định hướng dài hạn

Tự thoả mãn và Tự

kiềm chế Tự thoả mãn (29) Tự thoả mãn (35)

(Nguồn: Hofstede Insight)

Bảng 2.1 Bảng so sánh các chỉ số Hofstede giữa Hàn Quốc và Việt Nam

 Khoảng cách quyền lực: Do ảnh hưởng từ giá trị văn hóa xưa, truyền thống

lễ nghĩa và trật tự trên dưới mà cả Việt Nam và hàn quốc đều thuộc nhóm quốc gia

có khoảng cách quyền lực cao Người hàn quốc theo chủ nghĩa gia tộc, các doanh nghiệp ở hàn quốc theo lối người đứng đầu nắm quyền lực và những người ở dưới tuân thủ tuyệt đối Nguyên tắc này có những điểm có lợi nhưng cũng không tránh khỏi những bất lợi Doanh nghiệp theo lối này sẽ có tính trật tự, kỷ luật cao trong tổ chức nhưng sẽ dễ xảy ra việc người đứng đầu có các quyết định độc đoán còn nhân viên thì chỉ biết làm theo chỉ đạo, nhu nhược hoàn toàn khác so với Việt Nam, dù

có khoảng cách quyền lực lớn nhưng người Việt Nam theo chủ nghĩa dân chủ Theo bảng 2.1 cả hai đều có khoảng cách quyền lực cao nhưng các chỉ số trên không phải đánh giá bởi thái độ, cách ứng xử giữa người có quyền lục và người ít quyền lực

Mà phải đánh giá đến co hội, khả năng thăng tiến trên nấc thang quyền lực Ở hàn quốc dù quyền lực được phân chia rõ rang nhưng họ đề cao sụ chăm chỉ, cố gắng và đánh giá con người qua kết quả, thành tựu Nhân viên cấp dưới có thể vươn lên nhờ năng lực của bản thân, trong khi ở Việt Nam thăng tiến trong công việc còn phụ thuộc vào tuổi tác

 Chủ nghĩa cá nhân và Chủ nghĩa tập thể: Chủ nghĩa tập thể đều được cả hai quốc gia hướng tới Văn hoá Hàn Quốc đặc trưng là chủ nghĩa gia tộc, đa số các tập đoàn lớn gia đình thống trị, được điều hành bởi nội bộ gia đình, quyền lực cha truyền con nối Người Hàn Quốc có tính tập thể cao, họ sẽ dành toàn bộ sức lực khả năng để làm việc cho một mục đích chung của tổ chức Tính cách này có thể thấy rõ trong hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Khi các tập đoàn hay doanh nghiệp lớn uy tín đầu tư vào dự án nào, thì sẽ kéo theo các công ty khác, họ cũng có xu hướng đầu tư theo nhóm để cùng có lợi Mặt tích cực của việc này là có lợi cho nền kinh tế chung, sự phát triển chung vì cùng nhau phát triển, đi lên thúc đẩy kinh tế Nhưng vẫn có rủi ro cao khi việc đầu tư xảy ra vấn đề, họ sẽ bị tổn thất trên diện rộng Thêm vào đó sẽ tạo ra hiện phân chia ra sự “chia bè kết phái” làm mất đi sự

Trang 7

sáng tạo, tính cạnh tranh trong nền kinh tế Việt Nam, với 20 điểm, điều này thể hiện cam kết lâu dài chặt chẽ của các thành viên trong tổ chức Lòng trung thành, sự

tự hào của đoàn kết dân tộc là điều có thể thấy rõ ỏ văn hóa ở Việt Nam Mặc dù tính tập thể cao nhưng sự chủ động vì mục đích chung không cao ở người Việt Nam

 Tránh sự không chắc chắn: Xây dựng sự tin cậy với người han quốc được đánh giá là khó bởi lẽ họ sẽ có sụ tin tưởng về các mối quan hệ của mình, không thích làm việc cùng người lạ Trong công việc, khi thiếu sự tin tưởng người Hàn Quốc khó có thể đưa ra quyết định chính xác Ví dụ như khi kí kết hợp đồng, họ cần phải thông qua nhiều quyết định, tìm người trung gian tiếp cận quan chức có quyền lực, để đảm bảo việc ký kết dẫn đến quyết định đúng đắn, các kế hoạch dự trù rủi ro cũng được thực hiện bài bản và linh hoạt Người Việt Nam thì hoàn toàn ngược lại,

họ duy trì một thái độ cởi mở, thoải mái với các mối quan hệ xung quanh và coi trọng thực tế hơn Đối với họ, đổi mới không phải là nguy cơ Ví dụ như các Starup

ở Việt Nam chấp nhận rủi ro, thất bại để đạt được thành công Hay các cuộc cải cách, cải tiến để bát kịp với sự phát triển của thế giới

 Nam tính so với Nữ tính: Vị thế của người phụ nữ trong xã hội đã có sự thay đổi to lớn so với trước đây ở Hàn Quốc và Việt Nam Việc đó thể hiện qua việc phụ

nữ thời nay tham gia vào các tất cả các hoạt động và thể hiện toàn bộ tài năng của mình mà không bị ngăn cản bất kì sự hạn chế nào, ví dụ như việc bà Park Geun Hye trở thành nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc, đồng thời cũng là vị nữ Tổng thống dân cử đầu tiên ở châu Á Hàn Quốc là một đất nước phát triển bình đẳng, hướng đến những giá trị nhân văn chung của xã hội Cũng tương tự như tại Hàn Quốc, Việt Nam cũng xây dựng được một xã hội bình đẳng giới tính, phụ nữ ngày càng nắm nhiều vai trò, và giá trị quan trọng trong xã hội Mọi người đề cao

sự bình đẳng, đoàn kết, chất lượng cuộc sống làm việc của mình Như là các ưu đãivề ngày nghỉ, thời gian làm việc linh hoạt là vấn đề họ quan tâm đến Người Việt Nam cũng hướng đến một xã hội đề cao nỗ lực vì sự đồng thuận, và giải quyết bằng thoả hiệp Người quản lý không phải là người ra quyết định mà là người hỗ trợ cho các thành viên khác, các quyết định được thông qua nhiều người

 Định hướng dài hạn so với Ngắn hạn: Hàn Quốc là một quốc gia có mức độ coi trọng định hướng dài hạn rất cao Người Hàn Quốc luôn tin tưởng vào những nỗ lực bỏ ra đều có ý nghĩa ở một tương lai xa và luôn nổ lực hết mình vì mục đích chung Điều này được thể hiện rõ qua cơn sốt “chứng khoán” ở thị trường Hàn Quốc ngay giữa thời điểm dịch Covid-19 còn chưa có dấu hiệu rút lui, người Hàn Quốc vẫn đổ xô đầu tư vào chứng khoán dài hạn, với hy vọng lạc quan về lợi nhuận trong tương lai Do ảnh huorng từ quá trình chiến tranh liên tục ở quá khứ và có lối sống thực tế, họ có xu hướng đặt mục tiêu gần trước mắt phụ thuộc vào hoàn cảnh, bối cảnh, thòi gian hiện tại Việt Nam phát triển khi bắt đầu chú trọng vào dài hạn,

đề cao cải thiện, xây dựng cho mục tiêu xa hơn ở tương lai Và họ cũng cho thấy khả năng thay đổi để thích ứng với các điều kiện mới, xu hướng tiết kiệm, chi tiêu cẩn thận và tính kiên nhẫn để đạt được kết quả

 Tự thoả mãn và Tự kiềm chế: Người Hàn Quốc rất coi trọng việc giữ thể diện, và kiềm chế cảm xúc của bản thân để hoà nhã trước mặt người khác Đặc biệt,

Trang 8

với tốc độ phát triển không ngừng của đất nước họ dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá nhân, tổ chức trong xã hội, cùng với nguyên nhân khoảng cách quyền lực lớn, mà người Hàn Quốc không dễ dàng thoả mãn bản thân của chính họ, mà họ

bị chi phối nhiều bởi nhiều chuẩn mực, nguyên tắc, và địa vị mà xã hội đặt ra, họ phải luôn không ngừng cố gắng cải thiện và phát triển bản thân Việt Nam có mức

độ tự kiềm chế thấp hơn Hàn Quốc do xã hội và văn hoá doanh nghiệp tại Việt Nam khá hoà đồng, và thoải mái hơn Song, họ có xu hướng hoài nghi, bi quan do phải chịu những áp lực và hành động bị hạn chế đến từ chuẩn mực xã hội, các mối quan

hệ, và đặc biệt đến từ gia đình Họ không chú trọng nhiều vào thời gian giải trí, và kiểm soát việc thỏa mãn mong muốn của mình

2.3 Cần làm gì để hoà nhập vào môi trường của họ?

So sánh giữa hai nền văn hóa Hàn Quốc và Việt Nam, kết quả cho thấy vẫn có nhiều điểm tương đồng giữa hai quốc gia do đó sẽ dễ cảm thông, không bị quá sốc văn hóa Tuy nhiên, vẫn còn tồn đọng những điểm khác biệt mà nếu muốn hòa nhập vào môi trường làm việc ở xử sở kim chi phải lưu ý:

1 Hàn Quốc là một quốc gia nhiều lễ nghi, điều cấm kị chính và họ rất quan trọng văn hóa giao tiếp vì thế cần nghiên cứu, tìm hiểu kỹ các nét đặc trưng văn hóa của quốc gia này để trách mắc phải những lỗi về thái độ, cách cư xử Ví dụ như nguyên tắc “người trên kẻ dưới” hay kị sử dụng tay trái trong giao tiếp, …

2 Trong công việc người Hàn Quốc vô cùng nghiêm túc và chăm chỉ, đôi khi

sẽ là áp lực nếu bản thân có tư tưởng làm việc thoải mái ở Việt Nam thì việc thay đổi mindset, trau dồi học hỏi, rèn luyện kỹ năng cho bản thân là điều cần thiết để có thể bắt kịp tiến độ làm việc

3 Người hàn quốc chỉ quan tâm đến kết quả dù cho công việc đã được phân chia cho từng người Nhưng nếu một người trong nhóm bị thụt lùi thì kết quả cả nhóm sẽ bị ảnh hưởng Chính vì thế làm việc theo nhóm là điều vô cùng quan trọng Với tinh thần trách nhiệm cao, người trong một nhóm sẽ giúp đỡ để cùng giải quyết công việc nhanh chóng và hiệu quả

4 Đối với người Hàn, họ không có khái niệm hết giờ làm việc là đi về Họ ngầm hiểu rằng còn chưa xong việc là chưa được về, nên việc nhân viên ở Hàn Quốc tan làm trễ hơn hay ngủ qua đêm tại chỗ là một chuyện hết sức bình thường

5 Tuổi tác và cấp bậc sẽ có tiếng nói trong công việc: Khác với Việt Nam nếu người giỏi, làm tốt công việc thì lời nói sẽ có trọng lượng và nhận được sự tôn trọng thì ngược lại ở Hàn Quốc tuổi tác hay cấp bậc càng cao mới càng có tiếng nói hơn trong công việc

2.4 Những đặc điểm tính cách nào cần có để thành công trong môi trường này? Vì sao?

Để thành công trong môi trường làm việc tại Hàn Quốc cần có những tích cách sau:

Trang 9

1 Kỷ luật: là một quốc gia vô vàn những nguyên tắc thì sự kỷ luật là một điều kiện tiên quyết khi làm việc ở đây Ví dụ như luôn đúng giờ, tuân thủ đúng các quy định công ty…

2 Chăm chỉ: người han quốc rất coi trọng sự chăm chỉ, chịu khó và ghét sự lười nhác Điều này được thấy rõ qua việc họ cho chuyện làm thêm giờ là điều hiển nhiên

3 Thái độ, cư xử đúng mực: người hàn quốc rất coi trọng các mối quan hệ của mình Chính vì thế cần có các thái độ, cách cư xử phù hợp giữa các mối quan hệ khác nhau sao cho đúng

4 Tinh thần làm việc nhóm trách nhiệm: với môi trường làm việc ít các hoạt động cá nhân, chú trọng vào làm việc nhóm thì tính cách này là một điều vô cùng quan trọng

CHƯƠNG 3: BA ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH XẤU:

Nghiên cứu này tập trung vào các đặc điểm tính cách của nhân viên và người giám sát Dark Triad và nhận thức của người giám sát về hành vi sáng tạo của nhân viên Kết quả hỗ trợ và

mở rộng các nghiên cứu trước đây theo nhiều cách Thứ nhất, chúng tôi tìm thấy mối quan

hệ tích cực giữa lòng tự ái của nhân viên và xếp hạng giám sát viên của (tất cả các cấp độ phụ của) hành vi sáng tạo của nhân viên Phát hiện này phù hợp với mối quan hệ được báo cáo trước đây giữa lòng tự ái và xếp hạng về việc tạo ra ý tưởng và thúc đẩy ý tưởng, và giữa lòng tự ái và việc áp dụng thực tế các công nghệ tiên tiến (Furnham et al., 2013; Gerstner et al., 2013; Goncalo et al., 2010) Thứ hai, trái ngược với kết quả cho sự tự ái của nhân viên, chúng tôi thấy rằng chủ nghĩa Machiavellian của nhân viên có liên quan tiêu cực

và bệnh tâm thần của nhân viên không liên quan đến xếp hạng giám sát viên về hành vi sáng tạo của nhân viên Những phát hiện này rất thú vị, bởi vì chúng chứng minh tầm quan trọng của việc phân biệt giữa các đặc điểm tính cách của Bộ ba bóng tối (Paulhus & Williams, 2002) Một yếu tố có thể giải thích những phát hiện khác biệt này là

machiavellians và kẻ thái nhân cách, mạnh mẽ hơn những người tự ái, thiếu xu hướng cộng đồng và định hướng giữa các cá nhân (Rauthmann & Kolar, 2013a), và tạo ra nhiều nhận thức tiêu cực hơn ở những người khác (Rauthmann & Kolar, 2013b) Họ đạt điểm đặc biệt cao về sự nhấn chìm xã hội, một xu hướng tự phục vụ để hưởng lợi từ người khác (cho dù

là đối tác thân mật hay người lạ) trong khi cấm quyền truy cập lẫn nhau vào các nguồn lực

có lợi cho bên kia (Burris, Rempel, Munteanu, & Therrien, 2013) Có lẽ đối với người Machiavellians cụ thể, sự tập trung vào nhu cầu tư lợi và thiếu sẵn sàng đóng góp cho phúc lợi của người khác hạn chế những đóng góp sáng tạo của họ (xem, Bechtoldt, Choi, & Nijstad, 2012) Nghiên cứu trong tương lai có thể tập trung vào việc liệu sự khác biệt về động lực, giá trị hoặc xu hướng xã hội có giải thích các tác động khác nhau của ba đặc điểm tính cách Bộ ba đen tối đối với xếp hạng hành vi của người giám sát hay không Thứ ba, chúng tôi thấy rằng lòng tự ái của nhân viên thúc đẩy nhận thức tích cực về mức độ mà nhân viên đó tham gia vào các hành vi sáng tạo (đặc biệt là thúc đẩy ý tưởng) chỉ khi người giám sát không phải là người tự ái Trong khi Goncalo và cộng sự (2010) lý luận rằng một cuộc cạnh tranh nhẹ giữa các thành viên nhóm tự ái có thể làm tăng hiệu suất sáng tạo, kết quả của chúng tôi cho thấy sự cạnh tranh giữa những người tự ái có thể có rủi ro khi có một yếu tố phân cấp liên quan Có thể cho rằng, hai người tự ái không phải lúc nào cũng tốt hơn

Trang 10

một; ít nhất là không phải khi đánh giá hành vi sáng tạo có liên quan và khi người đánh giá

có vai trò giám sát Lý do ban đầu của chúng tôi về lý do tại sao các giám sát viên tự ái sẽ không bị ảnh hưởng tích cực bởi lòng tự ái của nhân viên, là sự cạnh tranh cho sự chú ý và khen ngợi của người khác có thể làm giảm xu hướng đánh giá nhân viên tự ái một cách tích cực Một lời giải thích tiềm năng khác là những người giám sát tự ái ít bị ảo tưởng về sự sáng tạo được tạo ra bởi các nhân viên tự ái Nói cách khác, những người giám sát tự ái có thể giỏi hơn trong việc nhận ra một nhân viên tự ái về những gì anh ta hoặc cô ta là, và nhận ra rằng ý tưởng của nhân viên này không nhất thiết phải thực sự sáng tạo Tuy nhiên, thực tế là sự tương tác chỉ có ý nghĩa đối với việc quảng bá ý tưởng (giai đoạn 'công khai' nhất) cho thấy rằng nó thực sự là về sự cạnh tranh cho sự chú ý và ngưỡng mộ của người khác Tuy nhiên, nghiên cứu trong tương lai là cần thiết để làm sáng tỏ hơn về vấn đề này Thứ tư, trong khi các cấp độ phụ của hành vi làm việc sáng tạo thường được nhóm lại với nhau thành một cấu trúc tổng thể, kết quả của chúng tôi cho thấy điều quan trọng là phải phân tích các phân cấp này một cách riêng biệt Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng thường

có sự mất kết nối giữa việc tạo ra ý tưởng và thúc đẩy, lựa chọn hoặc thực hiện ý tưởng, và những điều này có thể không được dự đoán bởi các biến tương tự (ví dụ: Rietzschel, 2011; Tây, 2002) Kết quả của chúng tôi bổ sung cho công việc này và nhấn mạnh khái niệm rằng một phân tích hạt mịn hơn về các hành vi đổi mới có thể có nhiều thông tin 4.1 Điểm mạnh và hạn chế Bên cạnh những đóng góp lý thuyết mà nghiên cứu của chúng tôi mang lại, một thế mạnh là bộ dữ liệu đa nguồn với hơn 300 cặp nhân viên và giám sát viên Một hạn chế tiềm năng là việc chúng tôi sử dụng thang đo Dirty Dozen của Jonason và Webster (2010) Chúng tôi đã sử dụng quy mô ngắn này vì hầu hết những người tham gia điền vào bảng câu hỏi tại nơi làm việc, điều này đặt ra những hạn chế về thời gian liên quan đến sự tham gia của họ Tuy nhiên, biện pháp này đôi khi bị chỉ trích, đặc biệt là khi đo lường bệnh tâm thần có liên quan (Miller et al., 2012) Thật vậy, trong mẫu của chúng tôi, quy mô thái nhân cách cũng có độ tin cậy tương đối thấp Như vậy, mô hình phát hiện tại nên được nhân rộng với các thang đo Dark Triad khác (như NPI, MACH-IV, SRP) Hơn nữa, thực tế

là hầu hết mọi người điền vào bảng câu hỏi tại nơi làm việc có thể đã ảnh hưởng đến điểm

số của họ, mặc dù chúng tôi đã hứa bảo mật và ẩn danh Một hạn chế cuối cùng là nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện ở Hà Lan: một quốc gia có nền văn hóa khá cá nhân (giống như hầu hết các nước phương Tây khác) Trong các nền văn hóa như vậy, các mục tiêu cá nhân được đặt lên trên các mục tiêu tập thể và xã hội được coi là tồn tại để phục vụ nhu cầu của các cá nhân (Triandis, 1995) Có ý kiến cho rằng các xã hội cá nhân có nhiều khả năng gây ra lòng tự ái ở các cá nhân (Twenge & Campbell, 2009) Hơn nữa, các xã hội

cá nhân được coi là đánh giá cao hơn về tính độc đáo, điều này có thể khuyến khích mọi người (đặc biệt là những người tự ái) thúc đẩy những ý tưởng mới (Goncalo & Staw, 2006) Nghiên cứu trong tương lai có thể tập trung vào việc liệu và làm thế nào văn hóa có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các đặc điểm tính cách của Dark Triad và nhận thức về hành

vi sáng tạo

5 Kết luận

Nói chung, nghiên cứu này cho thấy rằng khi nói đến việc được coi là sáng tạo, nhân viên không phải lúc nào cũng được hưởng lợi từ việc có một mặt tối Chỉ có lòng tự ái của nhân viên được tìm thấy có liên quan tích cực đến xếp hạng giám sát viên về hành vi sáng tạo

Ngày đăng: 14/04/2024, 23:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w