1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MARKETING GIÁC QUAN CHO ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ CẦN THƠ

139 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Marketing giác quan cho điểm đến du lịch: Nghiên cứu trường hợp Thành phố Cần Thơ
Tác giả Nguyễn Thị Hiền Lương
Người hướng dẫn TS. Vũ Thị Minh Hiền
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 139
Dung lượng 5,58 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (13)
  • 2. Câu hỏi nghiên cứu (14)
  • 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu (15)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (16)
  • 5. Ý nghĩa đề tài (16)
  • 6. Kết cấu khóa luận (16)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ (17)
    • 1.1. Tổng quan nghiên cứu về Marketing giác quan (17)
      • 1.1.1. Nghiên cứu trong nước (17)
      • 1.1.2. Nghiên cứu ngoài nước (18)
    • 1.2. Cơ sở lý luận về Marketing Giác quan (21)
      • 1.2.1. Khái niệm Marketing giác quan (21)
      • 1.2.2. Đặc trưng của Marketing giác quan (23)
      • 1.2.3. Các yếu tố trong Marketing giác quan (27)
    • 1.3. Du lịch và điểm đến du lịch (35)
      • 1.3.1. Khái niệm về du lịch và điểm đến du lịch (35)
      • 1.3.2. Một số loại hình du lịch (38)
      • 1.3.3. Sản phẩm du lịch (39)
      • 1.3.4. Những vấn đề về điểm đến du lịch (40)
    • 1.4. Kinh nghiệm và bài học marketing giác quan cho điểm đến du lịch: 30 1. Kinh nghiệm (42)
      • 1.4.2. Bài học (44)
  • CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (48)
    • 2.1. Quy trình nghiên cứu (48)
    • 2.2. Thiết kế nghiên cứu (50)
      • 2.2.1. Thiết kế bảng hỏi (50)
      • 2.2.2. Thang đo nghiên cứu (51)
      • 2.2.3. Thiết kế mẫu hỏi (56)
    • 2.3. Phương pháp nghiên cứu (56)
      • 2.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu (56)
      • 2.3.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu (57)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG MARKETING GIÁC QUAN CHO ĐIỂM ĐẾN (59)
    • 3.1. Tổng quan về du lịch Cần Thơ (59)
      • 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, văn hóa, kinh tế - xã hội tại Cần Thơ (59)
      • 3.1.2. Điều kiện phát triển du lịch thành phố Cần Thơ (67)
      • 3.1.3. Tình hình hoạt động du lịch thành phố Cần Thơ (74)
    • 3.2. Thực trạng áp dụng Marketing giác quan cho điểm đến du lịch của thành phố Cần Thơ (75)
      • 3.2.1. Hoạt động tác động lên Thị giác (80)
        • 3.2.1.1. Những hoạt động tác động lên Thị giác hiện nay ở Cần Thơ (80)
        • 3.2.1.2. Kết quả khảo sát về yếu tố THỊ GIÁC khi du lịch Cần Thơ (83)
      • 3.2.2. Hoạt động tác động lên khứu giác (88)
        • 3.2.2.1. Những hoạt động tác động lên KHỨU GIÁC hiện nay ở Cần Thơ . 76 3.2.2.2. Kết quả khảo sát về yếu tố KHỨU GIÁC khi du lịch Cần Thơ (88)
      • 3.2.3. Hoạt động tác động lên Thính giác (94)
        • 3.2.3.1. Những hoạt động tác động lên THÍNH GIÁC hiện nay ở Cần Thơ 82 3.2.3.2. Kết quả khảo sát về yếu tố THÍNH GIÁC khi du lịch Cần Thơ (94)
      • 3.2.4. Hoạt động tác động đến vị giác (101)
        • 3.2.4.1. Những hoạt động tác động lên VỊ GIÁC hiện nay ở Cần Thơ (101)
        • 3.2.4.2. Kết quả khảo sát về yếu tố VỊ GIÁC khi du lịch Cần Thơ (103)
      • 3.2.5. Hoạt động tác động đến xúc giác (107)
        • 3.2.5.1. Những hoạt động tác động lên XÚC GIÁC hiện nay ở Cần Thơ (107)
        • 3.2.5.2. Kết quả khảo sát về yếu tố XÚC GIÁC khi du lịch Cần Thơ (109)
    • 3.3. Đánh giá chung về hoạt động Marketing giác quan cho điểm đến du lịch Thành phố Cần Thơ (112)
      • 3.3.1. Kết quả đạt được (112)
      • 3.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân (114)
        • 3.3.2.1. Tồn tại về yếu tố THỊ GIÁC và nguyên nhân (114)
        • 3.3.2.2. Tồn tại về yếu tố KHỨU GIÁC và nguyên nhân (116)
        • 3.3.2.3. Tồn tại về yếu tố THÍNH GIÁC và nguyên nhân (117)
        • 3.3.2.4. Tồn tại về yếu tố VỊ GIÁC và nguyên nhân (117)
        • 3.3.2.5. Tồn tại về yếu tố XÚC GIÁC và nguyên nhân (118)
  • CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH MARKETING GIÁC QUAN CHO ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ CẦN THƠ (120)
    • 4.1. Định hướng phát triển của Thành phố Cần Thơ (120)
      • 4.1.1. Quan điểm và mục tiêu chung (120)
      • 4.1.2. Quan điểm phát triển ngành du lịch (122)
    • 4.2. Giải pháp đẩy mạnh Marketing giác quan đến điểm đến du lịch: nghiên cứu trường hợp thành phố Cần Thơ (124)
      • 4.2.1. Giải pháp nâng cao yếu tố THỊ GIÁC (124)
      • 4.2.2. Giải pháp nâng cao yếu tố THÍNH GIÁC (125)
      • 4.2.3. Giải pháp nâng cao yếu tố KHỨU GIÁC (125)
      • 4.2.4. Giải pháp nâng cao yếu tố VỊ GIÁC (126)
      • 4.2.5. Giải pháp nâng cao yếu tố XÚC GIÁC (128)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 118 (130)
  • PHỤ LỤC ....................................................................................................... 122 (134)

Nội dung

Nhiệm vụ chính của nghiên cứu này là tìm hiểu và đánh giá tác động của các yếu tố giác quan đến trải nghiệm du lịch của khách hàng tại thành phố Cần Thơ. Cụ thể, nhiệm vụ của nghiên cứu này bao gồm: Tìm hiểu sự ảnh hưởng của các yếu tố giác quan (thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, và khứu giác) đến trải nghiệm du lịch của khách hàng. Đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố giác quan đối với khách hàng khi đến các điểm đến du lịch khác nhau. Phân tích và đánh giá hiệu quả của các chiến lược và phương pháp marketing giác quan đã được áp dụng tại các điểm đến du lịch của thành phố Cần Thơ. Đề xuất các giải pháp và chiến lược marketing giác quan cho các điểm đến du lịch tại Cần Thơ.

Tính cấp thiết của đề tài

Du lịch Việt Nam những năm gần đây đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng Du lịch đang ngày càng nhận được sự quan tâm của toàn xã hội Chất lượng và tính cạnh tranh của du lịch cũng là những vấn đề nhận được nhiều sự chú ý và thảo luận rộng rãi Dù vậy, hơn

2 năm qua, du lịch Việt Nam là một ngành chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 Năm 2020, lượng khách quốc tế giảm tới 80%, tổng thu từ khách du lịch giảm đến 59% so với cùng kỳ Năm 2021, lượng khách quốc tế giảm gần 96%, nguồn doanh thu đến từ du lịch giảm sâu Từ tháng 3/2022, Việt Nam đã mở lại hoàn toàn các hoạt động du lịch, đón khách quốc tế sớm hơn so với nhiều quốc gia khác trong khu vực Nhờ vậy, thị trường du lịch đã dần khôi phục trở lại, nhất là du lịch nội địa phục hồi mạnh mẽ Tuy nhiên, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong năm 2022 chưa được như kỳ vọng, mới đạt khoảng 42% so với kế hoạch đề ra

Việt Nam có khá nhiều loại hình du lịch có thể kể đến như: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch khám phá và loại hình du lịch được đề cập đến trong bài là du lịch điểm đến cụ thể là Cần Thơ Marketing là một lĩnh vực quan trọng trong quản trị kinh doanh và marketing giác quan trong những năm gần đây cũng là một vấn đề mới và thu hút nhiều độc giả cả trong và ngoài nước Trong vài thập kỷ gần đây, nhiều nghiên cứu đã cố gắng xác định mối quan hệ giữa marketing giác quan của con người với ý định quay trở lại của khách du lịch Các nghiên cứu liên kết các giác quan như một khía cạnh quan trọng của hình ảnh điểm đến, ảnh hưởng đến cảm xúc và trải nghiệm của khách du lịch Vì vậy, các nước phát triển đã phát triển mô hình marketing giác quan trong ngành du lịch, mô hình này tập trung vào việc thu hút cảm xúc thông qua các hình ảnh cảm tính và nhận thức Ngày nay, nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu và nghiên cứu ảnh hưởng của marketing giác quan đến hành vi du lịch Năm 2012, Agapito và cộng sự thừa nhận việc lĩnh vực học thuật đang thiếu các nghiên cứu điều tra ảnh hưởng của năm giác quan đối với trải nghiệm của khách du lịch Cho đến nay đã có một vài nghiên cứu đã điều tra hiện tượng này

Ngoài ra, ngành du lịch Cần Thơ Chưa phát huy, khai thác hết lợi thế, tiềm năng du lịch của thành phố trực thuộc Trung ương,thiếu những khu vui chơi giải trí tầm cỡ, hiện đại, những công trình tạo điểm nhấn nhằm thu hút khách du lịch Sản phẩm du lịch của thành phố còn thiếu tính độc đáo, hấp dẫn, phân bố không đồng đều, chưa phong phú.Di ̣ch vu ̣ du lịch chưa đa da ̣ng, phong phú, một số tuyến, điểm du lịch mới hình thành nhưng chưa bổ sung dịch vụ thu hút du khách Kết quả khảo sát thực tế đánh giá về loại hình sản phẩm du lịch cho thấy, các hoạt động vui chơi giải trí, du lịch làng nghề còn hạn chế, tỷ lệ đánh giá tốt chỉ đạt 20,6% và 25,2% tương ứng

Từ các luận điểm trên, với mong muốn áp dụng marketing giác quan nhằm phát triển điểm đến du lịch, đặc biệt là thành phố Cần Thơ, tác giả đã thực hiện đề tài “Marketing giác quan cho điểm đến du lịch: Nghiên cứu trường hợp thành phố Cần Thơ ”.

Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu hướng tới trả lời 2 câu hỏi nghiên cứu sau:

Câu hỏi 1: Marketing giác quan là gì? Có những nội dung nào? Có ý nghĩa thế nào với điểm đến du lịch?

Câu hỏi 2: Hoạt động marketing giác quan cho điểm đến du lịch thành phố

Cần Thơ trong những năm qua diễn ra như thế nào?

Câu hỏi 3: Giải pháp nào cần thiết nhằm phối hợp với marketing giác quan đẩy mạnh phát triển ngành du lịch thành phố Cần Thơ?

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu nhằm đưa ra những đề xuất,giải pháp phát triển du lịch thành phố Cần Thơ dựa trên các hoạt động marketing giác quan thông qua việc nghiên cứu mối quan hệ cũng như các hoạt động những năm qua của các yếu tố trong marketing giác quan bao gồm: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác

Nhiệm vụ chính của nghiên cứu này là tìm hiểu và đánh giá tác động của các yếu tố giác quan đến trải nghiệm du lịch của khách hàng tại thành phố Cần Thơ Cụ thể, nhiệm vụ của nghiên cứu này bao gồm:

Tìm hiểu sự ảnh hưởng của các yếu tố giác quan (thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, và khứu giác) đến trải nghiệm du lịch của khách hàng Đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố giác quan đối với khách hàng khi đến các điểm đến du lịch khác nhau

Phân tích và đánh giá hiệu quả của các chiến lược và phương pháp marketing giác quan đã được áp dụng tại các điểm đến du lịch của thành phố Cần Thơ Đề xuất các giải pháp và chiến lược marketing giác quan cho các điểm đến du lịch tại Cần Thơ.

Ý nghĩa đề tài

Về lý luận: Hệ thống được những lý thuyết cơ bản của hoạt động Marketing giác quan và có ý nghĩa quan trọng về mặt lý thuyết cho các điểm đến du lịch ở Việt Nam

Về thực tiễn: Phân tích và đánh giá được các hoạt động Marketing giác quan cho điểm đến du lịch từ đó đề xuất các giải pháp,kiến nghị đẩy mạnh Marketing giác quan nhằm phát triển ngành du lịch cho thành phố Cần Thơ

Kết cấu khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài khóa luận gồm có 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về Marketing giác quan Chương 2: Quy trình và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng Marketing giác quan cho điểm đến du lịch: Nghiên cứu trường hợp thành phố Cần Thơ

Chương 4:Giải pháp đẩy mạnh Marketing giác quan nhằm phát triển ngành du lịch cho thành phố Cần Thơ

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ

Tổng quan nghiên cứu về Marketing giác quan

Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Quân, Nguyễn Thuỳ Linh, Trần Lê Thu Thảo, Hoàng Thị Hồng Thơm và Nguyễn Thị Thu An năm 2022 về “Tác động của ngũ quan lên chất lượng cảm nhận của khách hàng ngành F&B” đã nghiên cứu ảnh hưởng của ngũ quan lên chất lượng cảm nhận của khách hàng khi trải nghiệm trực tiếp dịch vụ tại các cửa hàng F&B, đóng góp vào lý thuyết về hành vi khách hàng và chất lượng cảm nhận Dữ liệu được thu trên 446 mẫu ngẫu nhiên từ hơn 30 cửa hàng F&B tại Việt Nam, từ đó,nhóm tác giả thực hiện thống kê, xử lý bằng phần mềm SPSS, phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA và mô hình hồi quy tuyến tính Kết quả kiểm định cho thấy cả năm yếu tố thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác đều tác động lên chất lượng cảm nhận của khách hàng Bên cạnh đó, hai yếu tố nhân khẩu học là tuổi tác và giới tính cũng góp phần tạo nên sự khác biệt trong chất lượng dịch vụ cảm nhận khi khách hàng trải nghiệm tại các cửa hàng F&B

Trong nghiên cứu “ Marketing giác quan và hành vi du khách: Nghiên cứu tình huống du lịch Hà Nội” năm 2022 của Nguyễn Thu Hà và Phan Chí Anh đã tập trung phân tích ảnh hưởng của marketing giác quan đến hành vi quay trở lại của du khách tại các khu/điểm du lịch ở Hà Nội Thông qua dữ liệu thu thập từ

410 du khách đã trải nghiệm du lịch tại Hà Nội, kết quả phân tích cho thấy các hoạt động marketing qua các giác quan như thị giác, vị giác và xúc giác có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng và thúc đẩy ý định quay trở lại của du khách Từ đó, nhóm tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm cải thiện sự hài lòng của du khách, thúc đẩy ý định quay trở lại của du khách trong thời gian tới

Nghiên cứu của Hà Nam Khánh Giao và Nguyễn Thị Kim Ngân năm 2018 về “Tác động của hình ảnh điểm đến tới ý định quay lại của khách du lịch nội địa tại Bà Rịa – Vũng Tàu” đã kiểm định mức độ tác động của các yếu tố hình ảnh điểm đến tới ý định quay trở lại của khách du lịch nội địa tại Bà Rịa – Vũng Tàu, bằng việc khảo sát 398 du khách Phương pháp phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích EFA cùng với phân tích hồi quy bội được sử dụng với phương tiện SPSS Kết quả nghiên cứu cho thấy có 7 nhân tố thuộc về hình ảnh điểm đến là Môi trường;

Cơ sở hạ tầng; Khả năng tiếp cận; Hoạt động vui chơi giải trí; Hợp túi tiền; Bầu không khí du lịch và Ẩm thực có tác động tích cực lần lượt đến Ý định quay lại của khách du lịch nội địa tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Các nghiên cứu trong nước về marketing giác quan đều nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, hình ảnh điểm đến và chất lượng người tiêu dùng, từ đó rút ra các giải pháp để nâng cao hoạt động marketing giác quan cho một điểm đến du lịch hoặc một doanh nghiệp nào đó Tuy nhiên các nghiên cứu trên đều sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và chưa có nghiên cứu nào sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính

Dora Agapito và cộng sự (2012 ) về “ Sensory marketing and tourist experiences marketing sensorial e a experiência turística” nhằm mục đích trình bày các nội dung chính của các tài liệu về cách tiếp cận marketing giác quan đối với trải nghiệm của khách du lịch, và để thảo luận về một số kết quả sơ bộ của một nghiên cứu thực nghiệm về vai trò của các giác quan con người trong trải nghiệm du lịch ở các vùng nông thôn Phân tích dữ liệu từ một bảng câu hỏi được trình bày cho khách du lịch hỗ trợ bản chất đa giác quan của trải nghiệm du lịch và tầm quan trọng của năm giác quan đến cường độ của kinh nghiệm

Trong nghiên cứu “Effects of sensory marketing on customer satisfaction and revisit intention in the hotel industry: the moderating roles of customers’ prior experience and gender”của Woo-Hyuk Kim và cộng sự (2020) đã nghiên cứu mối quan hệ của hoạt động sensory marketing của khách sạn với sự hài lòng của khách hàng và ý định ghé thăm lại dựa trên những tác động của trải nghiệm và giới tính trước đây của khách hàng Dữ liệu được thu thập từ 286 khảo sát khách hàng tại các khách sạn ở Hàn Quốc Kết quả cho thấy rằng có một mối quan hệ tích cực về marketing giác quan của khách sạn với sự hài lòng của khách hàng và sự hài lòng của khách hàng ảnh hưởng đáng kể đến ý định quay lại Ngoài ra, các thử nghiệm tiếp theo về tính bất biến của chỉ số cho thấy sự khác biệt trong vai trò của giới tính và trải nghiệm của khách hàng

Một nghiên cứu khác về marketing giác quan năm 2021 “Sensory marketing

- a review and research agenda” của Rachna Bhatia , Ruchi Garg , Ritu Chhikara

, Aakanksha Kataria và Vishal Talwar trình bày một phân tích có hệ thống và phê bình về ba thập kỷ nghiên cứu marketing giác quan bằng cách sử dụng phân tích thư mục Nghiên cứu này xem xét 172 bài báo có liên quan được xuất bản từ năm 1979-2020 để trình bày chi tiết về lĩnh vực này Tác giả trình bày phân tích đồng trích dẫn của các tạp chí, phân tích từ khóa đồng xuất hiện và phân tích mạng của các quốc gia Phân tích mạng chia các nghiên cứu thành năm cụm thư mục - phương thức chéo và hành vi của người tiêu dùng, marketing đa giác quan và hành vi người tiêu dùng, xúc giác và tín hiệu thị giác, khứu giác và hành vi người tiêu dùng, marketing giác quan và cảm xúc Ngoài ra, sự tích hợp của các cụm đề xuất một khung khái niệm

Aradhna Krishna (2011) về “An integrative review of sensory marketing:

Engaging the senses to affect perception, judgment and behavior” trình bày tổng quan nghiên cứu về nhận thức cảm tính Đồng thời chỉ ra những lĩnh vực mà nghiên cứu đã được thực hiện ít, để mỗi bài báo bổ sung có cơ hội tạo ra sự khác biệt lớn hơn và khơi mào cho các nghiên cứu sâu hơn Từ đánh giá, có thể thấy rõ ràng rằng vẫn còn rất nhiều nhu cầu nghiên cứu trong lĩnh vực sensory marketing

Những nghiên cứu trên đa phần đều tập trung nghiên cứu sâu về marketing giác quan hoặc về marketing giác quan cho nhà hàng khách sạn, từ đó rút ra những bài học, sự liên kết giữa marketing giác quan đến với hành vi người tiêu dùng, sự hài lòng và ý định quay trở lại của người tiêu dùng Tuy nhiên, những nghiên cứu trên còn có hạn chế về tài liệu để nghiên cứu khi mà marketing giác quan chưa được phổ biến nhiều, điều đó khiến các nghiên cứu trên gặp khó khăn khi tìm tài liệu để phân tích và đưa ra các kết quả nghiên cứu một cách chính xác nhất

Sau quá trình tìm hiểu và tổng quan các tài liệu trong nước lẫn ngoài nước về marketing giác quan cho điểm đến du lịch Tác giả nhận thấy một số hạn chế trong các nghiên cứu về chủ đề này:

Tuy đã có tương đối các nghiên cứu quốc tế về chủ đề marketing giác quan nhưng các nghiên cứu đó chủ yếu tập trung nghiên cứu về các nhà hàng, khách sạn, thương hiệu nhằm giữ chân khách hàng, tăng độ nhận diện thương hiệu Nghiên cứu về vấn đề Marketing giác quan cho điểm đến du lịch thực sự chưa có nhiều Đồng thời tại Việt Nam, nghiên cứu về marketing giác quan còn khá ít, trong khi trải nghiệm giác quan của khách hàng đối với các sản phẩm và dịch vụ là rất cần thiết cho việc giữ chân khách hàng Bên cạnh đó, du lịch hiện nay đang còn nhiều vấn đề chưa thực sự được giải quyết và việc áp dụng marketing giác quan nhằm giúp phát triển du lịch hiệu quả hơn cũng là một vấn đề cần được xem xét

Từ những nghiên cứu trong và ngoài nước ở trên đã giúp tác giả hiểu được rằng, để thu hút sự chú ý của khách hàng, cần phải tạo ra các trải nghiệm giác quan đặc biệt và độc đáo, nhằm kích thích tất cả các giác quan của họ, bao gồm cả thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác và khứu giác Ngoài ra, các nghiên cứu về marketing giác quan còn cho thấy rằng việc tạo ra trải nghiệm giác quan tốt không chỉ giúp thu hút khách hàng đến thăm điểm đến du lịch, mà còn giúp nâng cao trải nghiệm của họ khi đến đó Điều này có thể dẫn đến sự hài lòng của khách hàng, tăng tỷ lệ trở lại của họ và giúp quảng bá thương hiệu và địa điểm du lịch một cách hiệu quả hơn

Với những khoảng trống đã nêu trên, tác giả đã tiến hành nghiên cứu

“Marketing giác quan cho điểm đến du lịch: Nghiên cứu trường hợp thành phố

Cần Thơ” Marketing giác quan được đề cập đến bao gồm: thính giác, vị giác, khứu giác, thị giác và xúc giác trên nền tảng giúp cho du lịch điểm đến Cần Thơ được biết đến nhiều hơn và ý định quay trở lại của du khách Từ đó nghiên cứu muốn khẳng định vai trò của marketing giác quan đối với trải nghiệm của du khách, giúp ngành du lịch tỉnh Cần Thơ có những chiến lược phù hợp trong du lịch.

Cơ sở lý luận về Marketing Giác quan

1.2.1 Khái niệm Marketing giác quan

Sensory marketing (hay còn gọi là Marketing giác quan) là một ngành mới trong marketing, một cách tiếp cận sáng tạo dựa trên 5 giác quan của con người

Theo Hiệp hội Marketing Mỹ (AMA):

“Marketing giác quan là những nghiệp vụ marketing nhằm mục đích thuyết phục khách hàng bằng cách tác động đến các giác quan và gây ảnh hưởng tới cảm giác và hành vi của họ.”

Theo định nghĩa của AMA có thể thấy, nhiệm vụ của Marketing giác quan không nằm ngoài nhiệm vụ của marketing nói chung đó là thuyết phục khách hàng bằng cách tạo ra các giá trị cho họ Trong Marketing giác quan, công cụ được sử dụng để tạo ra giá trị cho khách hàng chính là năm giác quan của con người Thông qua các giác quan, con người có thể nhận thức được kích thích từ bên ngoài cơ thể Việc kích thích các giác quan cũng chính là tạo ra giá trị về trải nghiệm cảm xúc cho khách hàng

Rieunier (2002) đã đưa ra một khái niệm về Marketing giác quan trong đó nêu rõ hơn về cách thức mà khách hàng tiếp nhận các kích thích giác quan chính là thông qua sản phẩm hoặc môi trường xung quanh địa điểm bán sản phẩm, dịch vụ:

“Marketing giác quan là việc các nhà sản xuất hoặc bán lẻ phối hợp tất cả các hoạt động liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm tạo ra một môi trường đa giác quan, thông qua chính sản phẩm đó hoặc thông qua môi trường xung quanh tại điểm bán hàng.”

Khi các chủ thể kinh doanh thực hiện một hoặc một chuỗi các hoạt động liên quan đến sản phẩm, hoặc môi trường của địa điểm cung cấp sản phẩm, dịch vụ sẽ tạo ra một môi trường đa giác quan kích thích khách hàng khi họ tham gia vào trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ Liên quan đến môi trường của địa điểm cung cấp sản phẩm, dịch vụ, Kotler (1973) đã đưa ra khái niệm về bầu không khí tại các điểm cung cấp sản phẩm, dịch vụ như sau:

“Bầu không khí là những hoạt động thiết kế môi trường tiêu dùng nhằm tạo ra những ảnh hưởng mang tính cảm xúc lên con người làm tăng khả năng mua hàng của họ.”

Qua khái niệm về “bầu không khí” của Kotler cùng 2 khái niệm về Marketing giác quan có thể rút ra bản chất của Marketing giác quan là việc áp dụng các công cụ đặc biệt tác động lên giác quan của người tiêu dùng thông qua bản thân sản phẩm hoặc môi trường không gian, nhằm tạo ra những ảnh hưởng mang tính cảm xúc, từ đó nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân đối với các mặt hàng và các thương hiệu Marketing giác quan đặt bộ não con người cùng với các giác quan linh hoạt, làm trung tâm của hoạt động marketing Trong bộ não của một người, một thương hiệu được ghi nhận và một hình ảnh được tạo ra dưới góc độ quan niệm và trí tưởng tượng tinh thần Hình ảnh này là kết quả của những trải nghiệm mà một người có được về một thương hiệu Mỗi cá nhân có một kinh nghiệm chủ quan gọi là “logic kinh nghiệm” Logic này là cá nhân và cá nhân Đó là kết quả của cách các giác quan của con người cảm nhận và diễn giải một trải nghiệm, đơn lẻ hoặc cùng nhau

1.2.2 Đặc trưng của Marketing giác quan:

Marketing đang bước vào giai đoạn mà các khái niệm, các ý tưởng đã được công nhận trước kia cần được xem xét lại Thị trường đại chúng truyền thống (traditional mass market) đang dần dần mất đi và thay vào đó là các phân khúc thị trường, tại đó sự cá biệt hóa là chìa khóa thành công đối với các công ty Hơn bao giờ hết, ngày càng nhiều câu hỏi đặt ra xoay quanh mô hình mass marketing truyền thống (traditional mass marketing), một thời đã từng thống trị nền marketing, rằng liệu đó có còn là hướng đi mang lại lợi nhuận và thành công nhằm tiếp cận khách hàng hay không

Nếu các công ty chỉ dựa vào các lợi thế về chi phí Marketing đại chúng mang lại, đặc biệt thông qua quảng cáo, thì giờ đây điều đó là chưa đủ để có thể truyền tải thông điệp tới mọi khách hàng Từ hai thập kỷ trước, tác dụng của quảng cáo truyền hình không còn được đánh giá cao tại các nước châu Âu Các kênh truyền thông mới ra đời đã khắc họa sự phân khúc của thị trường Ví dụ như, vài năm gần đây McDonald’s tại Mỹ đã giảm tỷ lệ ngân sách marketing dành cho quảng cáo truyền hình từ 2/3 xuống còn 1/3 McDonald’s đã chuyển hướng sang tài trợ cho các sự kiện bóng đá Mỹ, đặt quảng cáo trên các tạp chí tại các tiệm cắt tóc và trên các trang web như Yahoo, iVillage Inc

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng việc các công ty xây dựng mối quan hệ khách hàng thông qua hai công cụ CRM và CSM chủ yếu mang tính kĩ thuật hơn là tìm hiểu, tiếp xúc trực tiếp khách hàng Chính vì vậy mà đôi khi các công ty chưa thực sự hiểu về phân khúc thị trường của mình và các mối quan hệ với khách hàng cũng chưa bền vững Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng để vượt qua các thách thức marketing trong tương lai, các công ty cần có một cái nhìn mới hơn về marketing Và họ cho rằng marketing giác quan chính là con đường đầy triển vọng cho hoạt động marketing trong thời gian tới Không giống như Marketing đại chúng và Marketing mối quan hệ, cốt lõi của Marketing giác quan là xuất phát từ bộ não của con người

Thông qua phân tích dựa trên sự so sánh Marketing giác quan với Marketing đại chúng và Marketing mối quan hệ, có thể thấy Marketing giác quan có 3 đặc trưng nổi bật: (1) Tập trung vào năm giác quan con người; (2) Tạo những trải nghiệm về cảm xúc cho khách hàng; (3) Xây dựng hình ảnh thương hiệu bền vững thông qua 5 giác quan:

Tập trung vào năm giác quan con người: Điểm đặc trưng nổi bật phân biệt Marketing giác quan với Marketing đại chúng và Marketing mối quan hệ là nó phát triển dựa trên năm giác quan con người Cốt lõi của Marketing giác quan nằm ở bộ não con người, bao gồm bán cầu não trái và bán cầu não phải, nơi mà tất cả những phản ứng tâm lý và các quy trình xử lý thuộc trí óc diễn ra sau khi một cá nhân tiếp nhận các trải nghiệm giác quan

Tạo những trải nghiệm về cảm xúc cho khách hàng: Marketing giác quan đòi hỏi các công ty phải tiếp cận năm giác quan ở mức độ sâu hơn so với sự tiếp cận của Marketing đại chúng và Marketing mối quan hệ Do đó, Marketing giác quan chính là cách mà một công ty chăm sóc khách hàng của mình, tức là làm thế nào để thỏa mãn nhu cầu của một cá nhân cả về vật chất lẫn tinh thần hay cảm xúc, cho họ có cảm giác được thể hiện cá tính bản thân khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ, theo cách vừa cá biệt hóa vừa có sự tác động qua lại giữa công ty và cá nhân đó Điều này được thực hiện thông qua đối thoại trực tiếp, các hoạt động tương tác, giao tiếp từ nhiều phía và công nghệ số Điều này hoàn toàn khác với mục tiêu giành lấy khách hàng trong Marketing đại chúng hay giữ chân khách hàng trong Marketing mối quan hệ

Xây dựng hình ảnh thương hiệu bền vững thông qua 5 giác quan: Việc chăm sóc khách hàng cần dựa trên sự suy luận logic cũng như là dựa trên những cảm xúc và những giá trị nhằm tạo sự nhận biết cho thương hiệu và xây dựng một hình ảnh bền vững cho thương hiệu Hình ảnh này chính là kết quả của những trải nghiệm giác quan về thương hiệu mà một cá nhân có được Do đó, năm giác quan con người, điều mà cả Marketing đại chúng và Marketing mối quan hệ đều không coi trọng, chính là trung tâm của Marketing giác quan

Việc xây dựng hình ảnh thương hiệu trong Marketing giác quan không chỉ đơn thuần là tạo ra những sản phẩm, những dịch vụ hỗ trợ tốt, những chiến dịch xúc tiến liên tục như trong Marketing đại chúng hay Marketing mối quan hệ, nó đòi hỏi các công ty cần tìm được mối liên hệ giữa thương hiệu của công ty với tính cách, với phong cách sống của khách hàng Nếu như trong Marketing đại chúng, các công ty coi mọi khách hàng là như nhau, là đồng nhất thì trong Marketing giác quan các công ty cần phải hiểu và chăm sóc khách hàng theo cách cá biệt hóa từng cá nhân, tức là làm thế nào để mỗi khách hàng đều cảm thấy cá tính của mình được thỏa mãn khi tham gia trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của công ty Điều này là cần thiết khi mà ngày nay các khách hàng không chỉ đơn thuần đánh giá chức năng hay công dụng của sản phẩm mà họ muốn nhìn sản phẩm như một trải nghiệm thực sự Mỗi cá nhân có một trải nghiệm chủ quan riêng mà người ta gọi là “suy luận dựa trên trải nghiệm” Trải nghiệm này được hình thành thông qua những thông tin mà năm giác quan tiếp nhận, từ đó hình ảnh thương hiệu sẽ dần dần hình thành trong tâm trí của mỗi cá nhân Vấn đề quan trọng nhất là làm thế nào các công ty và các khách hàng đều tạo ra và lĩnh hội được những trải nghiệm giác quan này, biến chúng thành điểm chung giữa công ty và khách hàng, như minh họa ở hình 1.1 dưới đây

Hình 1.1 - Mô hình Marketing giác quan

Du lịch và điểm đến du lịch

1.3.1 Khái niệm về du lịch và điểm đến du lịch

Khái niệm về du lịch:

Du lịch gắn liền với nghỉ ngơi, giải trí, tuy nhiên do hoàn cảnh, thời gian và khu vực khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau nên khái niệm du lịch cũng không giống nhau

Theo Tổ chức du lịch Thế Giới IUOTO thì khái niệm du lịch được định nghĩa như sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc vận hành và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ở ngoài nước họ với mục đích hòa bình, nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”

Theo quan niệm của Guer Freuler: Du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này là một hiện tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức khỏe và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên Kaspar cho rằng du lịch không chỉ là hiện tượng di chuyển của dân cư mà phải là tất cả những gì có liên quan đến sự di chuyển đó Chúng ta cũng thấy ý tưởng này trong quan điểm của Hienziker và Kraff: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở, làm việc thường xuyên của họ

Còn theo điều 04 của Luật du lịch Việt Nam 2005, thuật ngữ “du lịch” được hiểu: “ Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” Du lịch được xem là một hoạt động đặc thù mang đặc điểm của cả ngành kinh tế - văn hóa – xã hội Bên cạnh đó, nó còn gắn liền với cả trách nhiệm xã hội, các phương diện đạo đức và còn là một căn cứ để khai thác văn hóa địa phương vô cùng hiệu quả

Khái niệm về điểm đến du lịch:

Theo Tổ chứ c Du li ̣ch Thế giới của Liên hợp quốc (United Nations World Tourism Organization - UNWTO), du li ̣ch bao gồ m tất cả mo ̣i hoa ̣t động của những người du hành ta ̣m trú với mu ̣c đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mu ̣c đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tu ̣c nhưng không quá 1 năm, ở bên ngoài môi trường số ng đi ̣nh cư; nhưng loa ̣i trừ các du hành mà có mu ̣c đích chính là kiế m tiền Theo Leiper (1989), Parroco, A.M và cộng sự (2012), du li ̣ch là việc di chuyển của một người từ một điểm khởi hành tới một điểm đến

Hầ u hết các nghiên cứ u về du li ̣ch đều tập trung phân tích hai đầu của chuyến đi: nơi khách hàng khởi hành và nơi đến, do đó, khái niệm du li ̣ch phu ̣ thuộc rất nhiều vào cách đi ̣nh nghĩa điểm khởi hành và điểm đến Điểm đến (Destination) là một khái niệm không thể tách rời trong khái niệm du lịch và Điểm đến du lịch (Tourism destination) là một trong những khái niệm rất rộng và đa dạng Theo cách tiếp cận truyền thống, điểm đến du lịch là nơi được xác định trên phương diện địa lý hay phạm vi không gian lãnh thổ Theo cách hiểu này, điểm đến du lịch là một vị trí địa lý mà du khách thực hiện hành trình đến đó, nhằm thỏa mãn nhu cầu theo động cơ, mục đích của chuyến đi Điểm đến du lịch được xem là một vùng địa lý được xác định bởi du khách, nơi có các cơ sở vật chất kỹ thuật và các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của họ

Theo Giuseppe Marzano (2007), “Điểm đến du lịch là một thành phố, thị xã, khu vực khác của nền kinh tế trong số đó phụ thuộc đến mức độ tích lũy đáng kể từ các khoản thu từ du lịch; nó có thể chứa một hoặc nhiều điểm tham quan du lịch hấp dẫn”

“Điểm đến du lịch là một địa điểm mà chúng ta có thể cảm nhận được đường biên giới về địa lý, đường biên giới về chính trị hay đường biên giới về kinh tế, có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút và đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch” – Theo Nguyễn Văn Mạnh

Bên cạnh đó, cũng có khá nhiều học giả cho rằng, khách du lịch nhìn nhận điểm đến du lịch không phải chỉ đơn thuần là một vị trí địa lý mà như là một khái niệm tổng thể bao gồm cả các nhà cung cấp và kinh doanh dịch vụ tại điểm đến

Trên quan điểm của người cung cấp dịch vụ du lịch, điểm đến du lịch được hình thành bởi nhiều sản phẩm thành phần, được cung cấp bởi nhiều nhà cung cấp Trên quan điểm của các bên liên quan, điểm đến du lịch là “một hệ thống xã hội mở của nhiều bên liên quan phụ thuộc lẫn nhau”

Trên phương diện kinh doanh du lịch, một số nhà nghiên cứu có cách nhìn nhận điểm đến du lịch như một sản phẩm hay một thương hiệu mang tính tổng hợp Điểm đến du lịch được xem như một thương hiệu cần được quản lý và phát triển Thực tế cũng cho thấy, các điểm đến là sự pha trộn của các sản phẩm du lịch, mang lại trải nghiệm tích hợp cho người tiêu dùng và nhờ đó cho phép họ có thể so sánh điểm đến này với những điểm đến khác

1.3.2 Một số loại hình du lịch

Các loại hình du lịch sinh thái bao gồm: leo núi, chèo thuyền, tham quan vườn quốc gia, khu di tích, tham quan biển hồ, Du lịch sinh thái là du lịch gắn liền với tự nhiên và văn hoá bản địa, hướng tới giữ gìn văn hoá, bảo vệ môi trường và lan toả văn hoá sống của các người dân vùng miền

Du lịch sinh thái ngày càng được chú trọng không chỉ ở Việt Nam mà cả các quốc gia khác bởi tính bền vững và ít có sự tác động tiêu cực đến môi trường

- yếu tố mà các hình thức du lịch khác khó làm được

Du lịch văn hoá là loại hình du lịch đưa du khách đến tham quan di tích, địa điểm văn hoá của một quốc gia hay vùng miền cụ thể

Du lịch văn hóa hay được kết hợp với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, nhằm tạo ra nhiều hoạt động hấp dẫn thu hút khách đến tham quan và cũng giúp cho loại hình du lịch văn hoá đỡ trở nên nhàm chán

Kinh nghiệm và bài học marketing giác quan cho điểm đến du lịch: 30 1 Kinh nghiệm

1.4.1 Kinh nghiệm: Điểm đến du lịch Nha Trang:

Marketing giác quan là một loại hình marketing tập trung vào việc thu hút năm giác quan của người tiêu dùng - thị giác, âm thanh, vị giác, xúc giác và khứu giác - để tạo ra một kết nối cảm xúc và đáng nhớ với thương hiệu hoặc sản phẩm Trong bối cảnh du lịch, marketing giác quan có thể được sử dụng để tạo ra trải nghiệm độc đáo và hấp dẫn cho khách du lịch bằng cách làm nổi bật các khía cạnh cảm quan của điểm đến

Nha Trang là một thành phố ven biển nằm ở tỉnh Khánh Hòa của Việt Nam Nơi đây được biết đến với những bãi biển đẹp, làn nước trong xanh và hệ sinh vật biển đa dạng Để tạo ra trải nghiệm marketing giác quan cho khách du lịch đến thăm Nha Trang, có thể làm nổi bật các yếu tố giác quan sau:

Thị giác: Phong cảnh ngoạn mục của các bãi biển, rạn san hô và đảo của Nha Trang có thể được giới thiệu thông qua hình ảnh và video sống động

Thính giác: âm thanh của sóng vỗ vào bờ và tiếng gọi của đàn hải âu có thể được sử dụng để tạo bầu không khí thư giãn và yên bình

Vị giác: Nha Trang nổi tiếng với hải sản, đặc biệt là các món tôm hùm, cua và tôm Những điều này có thể được làm nổi bật thông qua các chuyến tham quan và nếm thử ẩm thực

Xúc giác: Cảm giác của cát mềm trên bãi biển và làn nước mát lạnh trên da có thể được làm nổi bật thông qua các hoạt động dưới nước khác nhau như bơi lội, lặn với ống thở và lặn biển

Khứu giác: Mùi hương của không khí biển mặn và mùi thơm của hải sản mới nấu chín có thể được làm nổi bật thông qua việc sử dụng nến thơm, máy khuếch tán và máy làm mát không khí

Bằng cách kết hợp các yếu tố giác quan này vào trải nghiệm du lịch, du khách đến Nha Trang có thể tạo ra những kỷ niệm lâu dài và kết nối cảm xúc với điểm đến Điểm đến du lịch Quảng Ninh:

Quảng Ninh là một tỉnh ở miền Bắc Việt Nam được biết đến với vẻ đẹp tự nhiên, cảnh quan tuyệt đẹp và Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận Để quảng bá điểm đến, marketing giác quan có thể là một công cụ hữu ích để tạo ra trải nghiệm độc đáo và hấp dẫn cho khách du lịch

Thị giác: Đến với Quảng Ninh, du khách có thể nhìn thấy phong cảnh ngoạn mục thông qua các hình ảnh và video chất lượng cao giới thiệu vẻ đẹp tự nhiên của Quảng Ninh Đặc biệt là vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh, không chỉ phơi bày ở dáng núi, sắc nước mây trời mà còn ẩn chứa trong lòng các đảo đá, với một hệ thống hang động phong phú tập trung ở vùng trung tâm Những phong cảnh này khiến cho du khách yêu thích vẻ đẹp và yên bình của Vịnh Hạ Long

Khứu giác: Tận dụng các hương liệu của Quảng Ninh như mùi gió biển, hải sản tươi sống, hương hoa thơm để tạo cảm giác đắm chìm cho du khách Điều này có thể được thực hiện thông qua các kỹ thuật tiếp thị mùi hương, chẳng hạn như máy khuếch tán hoặc máy tạo mùi thơm được đặt ở những vị trí quan trọng

Vị giác: Quảng bá ẩm thực địa phương và đặc sản của Quảng Ninh như các món hải sản, bún, thịt nướng Khuyến khích du khách thử món ăn địa phương bằng cách tổ chức các buổi nếm thử hoặc lớp học nấu ăn

Thính giác: Sử dụng âm nhạc và âm thanh xung quanh để tạo cảm giác về địa điểm và nâng cao trải nghiệm giác quan Ví dụ, chơi nhạc truyền thống hoặc sóng biển có thể đưa du khách đến với khung cảnh thiên nhiên của Quảng Ninh

Xúc giác: Du khách tương tác với môi trường tự nhiên của Quảng Ninh bằng cách cung cấp các trải nghiệm xúc giác, chẳng hạn như đi bộ đường dài có hướng dẫn viên, chèo thuyền kayak hoặc các hoạt động trên bãi biển Ngoài ra, du khách còn có thể trải nghiệm các hoạt động trên du thuyền ở Vịnh Hạ Long

Bằng cách thu hút các giác quan của du khách, Quảng Ninh có thể tạo ra một trải nghiệm đáng nhớ và đắm chìm, khuyến khích các lượt ghé thăm lặp lại và truyền miệng tích cực

1.4.2 Bài học: Điểm đến du lịch Nha Trang:

QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Đề tài đã thực hiện quy trình nghiên cứu bao gồm các bước sau:

Hình 2.1 – Quy trình nghiên cứu

( Tác giả tự tổng hợp)

Bước 1: Xác định mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi điều tra

Tại bước này tác giả xác định vấn đề nghiên cứu của đề tài là thực trạng marketing giác quan cho điểm đến du lịch Cần Thơ đồng thời xác định được mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, thời gian nghiên cứu trong 5 năm từ năm 2018-

Bước 2: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận

Khi đã nhận rõ được vấn đề, mục đích và câu hỏi nghiên cứu, tác giả xác định được nội dung để tìm kiếm các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, tổng quan các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước để xác định những vấn đề mang tính mới mà luận văn cần giải quyết Tiếp theo hệ thống hoá cơ sở lý luận về marketing giác quan về điểm đến du lịch

Bước 3: Thu thập thông tin

Qua nghiên cứu cơ sở lý thuyết về marketing giác quan, tác giả phân tích thực trạng hoạt động marketing giác quan cho điểm đến du lịch ở Cần Thơ Tác giả sử dụng cả hai nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp Đối với nguồn thông tin thứ cấp, tác giả thu thập qua các báo cáo lượng du khách đến du lịch ở Cần Thơ theo giai đoạn năm 2018-2022, báo cáo tổng doanh thu của ngành du lịch Cần Thơ theo từng năm, Thu thập dữ liệu sơ cấp, tác giả sử dụng bảng câu hỏi để khảo sát về thực trạng marketing giác quan tại điểm đến du lịch Cần Thơ và ý định quay lại của du khách

Bước 4: Tổng hợp, phân tích dữ liệu thu thập

Từ các thông tin thu thập được, tác giả sử dụng các công cụ thống kê, so sánh tổng hợp và giá trị trung bình cộng Mean để xử lý và phân tích dữ liệu

Bước 5: Viết báo cáo nghiên cứu

Dựa trên thực trạng từ các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được qua các phương pháp phân tích, tác giả đưa ra những nhận định đánh giá chung về thực trạng hoạt động marketing giác quan đối với điểm đến du lịch Cần Thơ, những thành công, những hạn chế và tồn tại, xác định nguyên nhân của những hạn chế

Từ những nhận định đó làm cơ sở đề xuất giải pháp.

Thiết kế nghiên cứu

Sau khi tổng quan các tài liệu trong và ngoài nước về yếu tố marketing giác quan đối với du lịch điểm đến tại Cần Thơ, nghiên cứu đã chỉ ra 5 giả thuyết chính và 2 giả thuyết nhân khẩu học Để kiểm tra giả thuyết trên bảng hỏi đã được xây dựng nhằm thu thập thông tin và kiểm định dữ liệu Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert trong phiếu điều tra, bởi đó là thang đo được sử dụng phổ biến (Losby và Wetmore, 2012) Để xây dựng bảng hỏi, tác giả đã tiến hành qua các bước:

(1) Tham khảo tài liệu có sử dụng bảng hỏi có nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu, sau đó xây dựng bảng hỏi

(2) Xin ý kiến của giảng viên hướng dẫn

(3) Chỉnh sửa và hoàn thiện bảng hỏi

(4) Phát phiếu khảo sát online

Tác giả đã tham khảo cách xem xét và tổng hợp các tài liệu liên quan về marketing giác quan để đảm bảo có sự thống nhất cao giữa thực tế và lý thuyết đưa vào áp dụng Bên cạnh đó, tác giả cũng có những điều chỉnh về văn phong, hình thức, nội dung để phù hợp với nội dung của bài nghiên cứu

Bảng hỏi bao gồm 3 phần:

Lời ngỏ là một phần đặc biệt quan trọng trong bảng hỏi Lời ngỏ gồm hai nội dung:

Nội dung thứ nhất, tác giả sẽ giới thiệu về thông tin của mình, tên đề tài thực hiện và mục đích của bài nghiên cứu, vai trò của người tham gia khảo sát

Nội dung thứ hai là lời cam kết của nhóm nghiên cứu về bảo mật thông tin của người tham gia khảo sát Đây là phần giúp người đọc có niềm tin về bảng khảo sát, từ đó có thể tham gia vào khảo sát một cách hiệu quả nhất

Phần 2: Nội dung khảo sát

Gồm 5 nhóm câu hỏi đại diện cho 5 yếu tố của marketing giác quan liên quan đến cảm giác của du khách đối với du lịch Cần Thơ

Các mục hỏi được đánh giá trên thang Likert năm điểm (1: “Hoàn toàn không đồng ý”, 2: “Không đồng ý”, 3: “Bình thường”, 4: “Đồng ý”, 5: “Hoàn toàn đồng ý”) để đo lường các yếu tố Các nhóm câu hỏi đều được đưa vào để sử dụng cho phân tích định tính trong bài nghiên cứu

Lời cảm ơn là phần kết của bảng hỏi, gửi lời cảm ơn của tác giả đến với người tham gia khảo sát đã dành thời gian để tham gia khảo sát

Khung phân tích nghiên cứu đề xuất bao gồm 2 khái niệm: marketing giác quan và ý định quay trở lại của khách du lịch Cụ thể:

Yếu tố thị giác trong marketing giác quan được đo lường với thang đo gồm

6 biến quan sát như bảng 2.1

Bảng 2.1: Thang đo thị giác trong marketing giác quan

Kí hiệu Biến quan sát Nguồn tham khảo

SIGHT1 Khu du lịch, các địa điểm vui chơi thăm thú sạch sẽ, thoáng mát

SIGHT2 Các địa điểm nghỉ ngơi tại Cần Thơ tiện nghi, sạch sẽ

Hanaysha, 2016; Ha- Won Jang và Soo- Bum Lee, 2019; Yongping Zhong và Hee Cheol Moon,

SIGHT3 Cần Thơ có nhiều cảnh quan thiên nhiên và địa điểm dừng chân hấp dẫn

SIGHT4 Kiến trúc của các địa điểm tham quan ở

Cần Thơ độc đáo và mang bản sắc riêng

SIGHT5 Các nhà hàng,địa điểm ăn uống tại Cần Thơ sử dụng vật liệu, đồ dùng tự nhiên, thân thiện với môi trường và trang trí các món ăn đẹp mắt

SIGHT6 Cần Thơ có các di tích, sản vật văn hóa thu hút, hấp dẫn khách du lịch

Yếu tố khứu giác trong marketing giác quan được đo lường với thang đo gồm 4 biến quan sát như bảng 2.2

Bảng 2.2: Thang đo khứu giác trong marketing giác quan

Kí hiệu Biến quan sát Nguồn tham khảo

SMELL1 Mùi hương thiên nhiên du lịch tại Cần

Thơ phù hợp với bầu không khí đặc trưng tại đó

Yongping Zhong và Hee Cheol Moon, năm 2020; Woo- Hyuk Kim, Sang- Ho

SMELL2 Cần Thơ có bầu không khí trong lành, mát mẻ

SMELL3 Các dịch vụ công cộng ( nhà vệ sinh,

…) có mùi hương dễ chịu

Ha-Won Jang và Soo-Bum Lee, 2019; Yongping Zhong và Hee Cheol Moon, 2020

SMELL4 Mùi đồ ăn, đồ uống trong các nhà hàng, cafe, … tại Cần Thơ hấp dẫn và dễ chịu

Yếu tố thính giác trong marketing giác quan được đo lường với thang đo gồm 5 biến quan sát như bảng 2.3

Bảng 2.3: Thang đo thính giác trong marketing giác quan

Kí hiệu Biến quan sát Nguồn tham khảo

SOUND1 Âm thanh thiên nhiên xung quanh Cần Thơ

(tiếng chim hót, tiếng nước cháy, ) khiến tôi thấy thoải mái và dễ chịu

Yongping Zhong và Hee Cheol Moon, 2020; Woo-Hyuk Kim, Sang- Ho Lee

SOUND2 Khách du lịch tham quan cùng thời điểm không gây ồn ào, khó chịu SOUND3 Cần Thơ có âm nhạc mang bản sắc vùng miền đặc trưng khiến tôi thấy hay và thích thú

SOUND4 Vào thời điểm nghỉ ngơi, khi đi du lịch tại Cần

Thơ, tôi cảm thấy yên tĩnh và không bị làm phiền bởi các âm thanh xung quanh

SOUND5 Âm nhạc phù hợp với bầu không khí tại Cần

Yếu tố vị giác trong marketing giác quan được đo lường với thang đo gồm

5 biến quan sát như bảng 2.4

Bảng 2.4: Thang đo vị giác trong marketing giác quan

Kí hiệu Biến quan sát Nguồn tham khảo

TASTE1 Ẩm thực Cần Thơ ngon và hợp khẩu vị Hanaysha, 2016; Ha-

Bum Lee, 2019; Mannan, và cộng sự, 2019; Amer Rajput và Raja Zohaib Gahfoor,

TASTE2 Ẩm thực Cần Thơ là đặc sản không nơi nào có và khiến tôi muốn thưởng thức thêm nhiều lần nữa

TASTE3 Ẩm thực Cần Thơ phong phú và đa dạng

TASTE4 Ẩm thực tại Cần Thơ kích thích tôi đi du lịch Cần Thơ ngay khi không có kế hoạch

TASTE5 Ẩm thực Cần Thơ có vị đặc trưng khác biệt với các địa phương khác

Yếu tố xúc giác trong marketing giác quan được đo lường với thang đo gồm

4 biến quan sát như bảng 2.5

Bảng 2.5: Thang đo xúc giác trong marketing giác quan

Kí hiệu Biến quan sát Nguồn tham khảo

TOUCH1 Người dân Cần Thơ mang lại cảm giác thoải mái (thân thiện, hiếu khách, )

Ha-Won Jang và Soo-Bum Lee

(2019), Amer Rajput và Raja Zohaib Gahfoor (2020)

TOUCH2 Thiết kế của các nhà hàng, khách sạn, quán cafe rất ấm áp và vui tươi

TOUCH3 Chất liệu sản vật địa phương tại Cần Thơ tốt

(đồ lưu niệm, đồ thủ công mỹ nghệ, )

TOUCH4 Tôi hào hứng trải nghiệm các địa danh, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử tại Cần Thơ

Cuối cùng là yếu tố ý định quay lại của du khách đối với du lịch tại Cần Thơ được đo lường với thang đo gồm 3 biến quan sát như bảng 2.6

Bảng 2.6: Thang đo ý định quay trở lại của du khách đối với du lịch Cần Thơ

Kí hiệu Biến quan sát Nguồn tham khảo

BEI1 Tôi sẽ tiếp tục quay lại để khám phá Cần Thơ Woo-Hyuk Kim ,

Sang-Ho Lee & BEI2 Tôi sẽ quay lại Cần Thơ mặc dù chi phí tăng

BEI3 Tôi sẽ gợi ý cho bạn bè và người tới du lịch Cần

2.2.3 Thiết kế mẫu hỏi Đề tài nghiên cứu áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng kết hợp theo các tiêu chí chọn mẫu bao gồm: giới tính, độ tuổi, thu nhập, tình trạng hôn nhân và số lần đi du lịch trung bình trong một năm chi tiêu để thu nhập thông tin của đối tượng Tác giả chọn 200 mẫu điều tra để đảm bảo tính đại diện của mẫu Đối tượng tham gia khảo sát bao gồm cả những du khách chưa từng du lịch và đã từng du lịch tại Cần Thơ Tác giả thiết kế bảng câu hỏi trực tuyến trên Google docs, gửi đường link khảo sát qua email và mời khảo sát trực tuyến qua các trang mạng xã hội Sau khi đã tổng hợp đầy đủ câu trả lời, Tác giả sẽ tiến hành thống kê, phân tích dữ liệu dựa trên những thông tin thu được từ cuộc khảo sát.

Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu:

Nguồn dữ liệu được thu thập để phục vụ cho quá trình nghiên cứu luận văn được tác giả lấy từ bên trong tổ chức như: Các báo cáo, thống kê liên quan đến lĩnh vực du lịch tại Cần Thơ được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng của các cơ quan thống kê hay các tổ chức có uy tín cao từ năm 2018- 2020; Tham khảo tài liệu, sách báo, tạp chí, giáo trình học tập liên quan đến hoạt động Marketing giác quan…

Ngoài ra, tác giả thu thập thông tin thứ cấp thông qua việc xây dựng bảng hỏi trên trang web https://doc.google.com đối với những đối tượng chưa từng hoặc đã từng trải nghiệm du lịch Cần Thơ Nội dung phiếu khảo sát bao gồm: Thông tin cá nhân của người làm khảo sát, các câu hỏi liên quan đến mối quan hệ của marketing giác quan và ý định quay lại của du khách đối với du lịch tỉnh Cần Thơ

2.3.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu:

Sau khi đã tổng hợp các dữ liệu thứ cấp thu thập được từ các báo cáo, tạp chí, internet và thu nhận tất cả các dữ liệu thu thập được từ bảng khảo sát, tác giả tiến hành xem xét và loại bỏ các phiếu không đạt yêu cầu, giữ lại các phiếu được điền đầy đủ

Tiếp đó xử lý và phân tích dữ liệu thông qua phương pháp định tính

Dựa trên cơ sở lý luận về Marketing giác quan và nghiên cứu các tài liệu thứ cấp, tác giả tiến hành khảo sát qua google form 200 du khách để thu thập và bổ sung thông tin về địa điểm du lịch Cần Thơ

Phiếu điều tra sau khi được tập hợp đủ số lượng sẽ tiến hành nhập số liệu và xử lý theo cách sau:

Kết quả tương đối: Kết quả tiêu chí (tỷ lệ %) = Số lần đánh giá tiêu chí đó

Kết quả tuyệt đối: Điểm tuyệt đối (Điểm TB) = Số lần đánh giá * điểm đánh giá/ số lần đánh giá

Thang điểm được xét ở đây là thang điểm 5 1: Rất không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Bình thường; 4: Đồng ý; 5: Rất đồng ý

Tác giả sử dụng phương pháp tính giá trị trung bình cộng Mean với thang đo Likert 5 để khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với điểm đến du lịch Cần Thơ

Công thức tính giá trị khoảng cách trung bình của mỗi biến theo công thức: Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (5-1)/5 = 0.8 Ý nghĩa các mức như sau:

Chương 2 trình bày quy trình các bước tiến hành nghiên cứu, cách thiết kế bảng hỏi, xây dựng thang đo nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Với bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng 6 thang đo bao gồm thang đo thị giác, thang đo khứu giác, thang đo vị giác, thang đo thính giác, thang đo xúc giác và thang đo ý định quay trở lại Với mỗi thang đo, tác giả đã xây dựng các biến quan sát phù hợp với đề tài nghiên cứu Về phương pháp nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính.

THỰC TRẠNG MARKETING GIÁC QUAN CHO ĐIỂM ĐẾN

Tổng quan về du lịch Cần Thơ

3.1.1 Điều kiện tự nhiên, văn hóa, kinh tế - xã hội tại Cần Thơ Điều kiện tự nhiên:

Cần Thơ là thành phố lớn, hiện đại và phát triển nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời là đô thị loại 1, thành phố trực thuộc Trung ương, nằm bên hữu ngạn của sông Hậu, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long Năm 1739, vùng đất Cần Thơ được khai phá và chính thức có mặt trên dư đồ Việt Nam với tên gọi là Trấn Giang Cùng phát triển với những thăng trầm của lịch sử dân tộc Việt Nam, vùng đất Trấn Giang đã trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành chính Thời Nhà Nguyễn Cần Thơ là đất cũ của tỉnh An Giang Sau năm 1975, tỉnh Phong Dinh, tỉnh Ba Xuyên và tỉnh Chương Thiện hợp nhất để thành lập tỉnh Hậu Giang, trong đó thành phố Cần Thơ là tỉnh lỵ Đến cuối năm 1991, tỉnh Hậu Giang lại chia thành hai tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng Thành phố Cần Thơ là tỉnh lỵ của tỉnh Cần Thơ Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội Việt Nam thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11, tỉnh Cần Thơ được chia thành thành phố Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang

Cần Thơ là thủ phủ và là đô thị hạt nhân của miền Tây Nam Bộ từ thời Pháp thuộc, nay tiếp tục là trung tâm kinh tế của vùng đồng bằng Sông Cửu Long Ngoài đặc trưng về địa lý, là đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong khu vực, thành phố Cần Thơ còn được biết đến như một đô thị miền sông nước Thành phố có hệ thống sông ngòi chằng chịt, vườn cây ăn trái bạt ngàn, đồng ruộng mênh mông, nổi tiếng với Bến Ninh Kiều, Chợ nổi Cái Răng một nét sinh hoạt đặc trưng văn hoá Nam Bộ Theo quy hoạch đến năm 2025, thành phố Cần Thơ sẽ trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại - dịch vụ, giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, y tế và văn hoá của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, đồng thời là đô thị cửa ngõ của vùng hạ lưu sông Mê Kông, là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế, có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh

Thành phố Cần Thơ nằm ở vùng hạ lưu của Sông Mê Kông và ở vị trí trung tâm đồng bằng châu thổ Sông Cửu Long, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 169 km, cách thành phố Cà Mau hơn 150km, cách thành phố Rạch Giá, Kiên Giang gần 120 km, cách biển khoảng hơn 80 km theo đường Nam sông Hậu (quốc lộ 91C)

Cần Thơ có tọa độ địa lý 105 0 13’38" - 105 0 50’35" kinh độ Đông và

9 0 55’08" - 10 0 19’38" vĩ độ Bắc, trải dài trên 60km dọc bờ Tây sông Hậu Phía bắc giáp tỉnh An Giang, phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long, phía tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía nam giáp tỉnh Hậu Giang Diện tích nội thành là 53 km² Cần Thơ là thành phố lớn thứ tư của cả nước, cũng là thành phố hiện đại và lớn nhất của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông

Hình 3.1 - Bản đồ thành phố Cần Thơ

(Nguồn: dautudat.vn) Địa hình của thành phố Cần Thơ nhìn chung tương đối bằng phẳng, phù hợp cho sản xuất nông, ngư nghiệp, với độ cao trung bình khoảng 1 – 2 mét dốc từ đất giồng ven sông Hậu và sông Cần Thơ thấp dần về phía nội đồng tức là từ phía đông bắc sang phía tây nam Do chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lợi thế về nền nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong năm

Thành phố Cần Thơ có sông Hậu chảy qua với tổng chiều dài là 65km, trong đó đoạn qua Cần Thơ có chiều rộng khoảng 1,6 km Tổng lượng phù sa của sông Hậu là 35 triệu m3/năm Bên cạnh đó, thành phố Cần Thơ còn có hệ thống kênh rạch dày đặc, với hơn 158 sông, rạch lớn nhỏ là phụ lưu của 2 sông lớn là Sông Hậu và sông Cần Thơ đi qua thành phố nối thành mạng đường thủy

Thành phố Cần Thơ là địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng thứ sáu cả nước, thứ hai trong năm thành phố trực thuộc Trung ương Thu nhập bình quân đầu người đạt 86 triệu đồng, vượt 11% chỉ tiêu Nghị quyết, tăng 17,2% so với năm 2021

Các ngành, lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế đều phục hồi, có bước phát triển mạnh Hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch tăng mạnh, tăng trưởng cao so với cùng kỳ Sản xuất công nghiệp phục hồi tốt, các biện pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh được triển khai tích cực, phát huy hiệu quả.Tổng vốn đầu tư trên địa bàn vượt 5,54% kế hoạch, tăng 38,47% so với năm 2021 Lĩnh vực nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng và phát triển toàn diện; diện tích, sản lượng thu hoạch lúa, cây ăn trái, thủy hải sản, gia súc, gia cầm đều đạt và vượt kế hoạch đề ra Lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng, đạt nhiều kết quả tích cực Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện và nâng lên Quốc phòng - an ninh được tăng cường; trật tự an toàn xã hội được giữ vững Công tác đối ngoại tiếp tục đẩy mạnh, đi vào chiều sâu

Năm 2022, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng cũng có những điều kiện thuận lợi nhất định, Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Cần Thơ đã phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần đổi mới, sáng tạo, qua đó tình hình kinh tế - xã hội phục hồi rất tích cực và khá toàn diện, đạt nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực Cụ thể, tổng số 17/17 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt theo kế hoạch, trong đó, 10 chỉ tiêu vượt và 07 chỉ tiêu đạt Đặc biệt, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 12,64% so năm 2021 Đây là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay và Thành phố Cần Thơ là địa phương có tốc độ tăng GRDP đứng hạng thứ 6 so với cả nước, xếp thứ 2 trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và 5 thành phố trực thuộc Trung ương Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp - thủy sản tăng 2,49%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 18,18%; khu vực dịch vụ tăng 13,19% Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chất lượng tăng trưởng Khu vực nông, lâm nghiệp - thủy sản, chiếm 9,65%; khu vực công nghiệp - xây dựng, chiếm 31,03%; khu vực dịch vụ, chiếm 52,47% Tổng thu ngân sách đạt 11.420 tỷ đồng, vượt 2,73% dự toán Bộ Tài chính giao và Hội đồng nhân dân Thành phố giao, tăng 11,01% so năm 2021

Nhìn chung, hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển toàn diện, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, chính sách an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống nhân dân được nâng cao Quốc phòng và an ninh được giữ vững, ổn định Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện nghiêm túc, thường xuyên

- Văn hóa, xã hội, du lịch

Thành phố Cần Thơ là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc khác nhau Người Khmer ở thành phố Cần Thơ không nhiều, chủ yếu tập trung chung quanh chùa hoặc sống rải rác xen kẽ với người Việt ở các quận Ninh Kiều, Ô Môn, Thốt Nốt Người Hoa ở thành phố Cần Thơ thường sống tập trung ở quận Ninh Kiều và huyện Phong Điền, người Hoa gốc Quảng Đông làm nghề mua bán, người Hoa gốc Hẹ làm nghề thuốc Bắc và người Hoa gốc Hải Nam làm nghề may mặc

Mặc dù Cần Thơ được khám phá khá muộn Tuy nhiên, văn hoá Cần Thơ vừa mang những nét chung của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời cũng mang nét đẹp văn hóa của vùng đất Tây Đô Đặc trưng văn hoá Tây Đô được thể hiện qua nhiều phương diện ẩm thực, lối sống, tín ngưỡng, văn nghệ Ẩm thực là một trong những yếu tố góp phần đem lại sự đa dạng, phong phú và nổi bật cho văn hóa Cần Thơ Những món ăn với hương vị thơm ngon, được chế biến rất cầu kỳ bởi người đầu bếp giàu kinh nghiệm đã hấp dẫn biết bao thực khách khi có dịp ghé thăm Cần Thơ Là thủ phủ miệt vườn sông nước Cửu Long và cũng là trung tâm kinh tế văn hóa của cả khu vực, nên Cần Thơ là nơi tập trung của rất nhiều người dân lân cận đến để học tập, sinh sống và làm ăn Những người dân xa xứ luôn muốn mang theo những món ăn đặc trưng của vùng đất quê hương để quên đi nỗi nhớ xa quê Và cũng chính lý do đó đã tạo nên sự đa dạng cho ẩm thực Cần Thơ Những món ăn của vùng đất Tây Đô được kết tinh từ các món ăn đặc sản của nhiều địa phương trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Hình 3.2 - Hình ảnh về ẩm thực Cần Thơ

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Hò Cần Thơ là một trong những làn điệu dân ca độc đáo với các loại là hò huê tình, hò cấy và hò mái dài, xuất phát từ những câu hò của khách thương hồ lúc rảnh rỗi cắm sào để tìm bạn hò và đợi con nước để rời sang bến khác Ngoài ra, ở Cần Thơ còn có nét đặc sắc văn hoá Chợ nổi Những chợ nổi với phương thức bán hàng độc đáo và mới lạ đã tạo nên nét đặc biệt và ấn tượng cho văn hóa Cần Thơ Chợ nổi là một trong những loại hình chợ quen thuộc ở các tỉnh miền Tây của Việt Nam Một trong những chợ nổi độc đáo và nổi bật nhất ở Cần Thơ đó chính là chợ Cái Răng Đây chắc chắn là cái tên đầu tiên trong hành trình khám phá vùng đất Tây Đô của nhiều bạn trẻ

Hình 3.3 - Hình ảnh về điệu hò Cần Thơ

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Cần Thơ cũng là quê hương của nhiều người nổi tiếng như Châu Văn Liêm, Út Trà Ôn, Về mặt tín ngưỡng, văn hoá, việc thờ cúng, sinh hoạt lễ hội của các ngôi đình ở Cần Thơ không khác mấy so với các ngôi đình ở Nam Bộ, Một số ngôi đình nổi tiếng ở Cần Thơ như đình Bình Thủy, thờ các nhân vật nổi tiếng như Đinh Công Chánh, Trần Hưng Đạo, Bùi Hữu Nghĩa

Là một thủ phủ miệt vườn sông nước Cửu Long, Cần Thơ là nơi tập trung của nhiều vườn trái cây xanh mát, tươi tốt, trĩu quả quanh năm Hiện nay du lịch miệt vườn được xem là một nét đặc trưng của văn hóa Cần Thơ và thu hút được nhiều du khách đến thăm quan Cái vườn trái cây ở Cần Thơ vô cùng rộng lớn như nổi tiếng với nhiều loại trái cây, đặc sản và hoạt động đậm chất Nam Bộ nhất là vườn trái cây thuộc huyện Phong Điền.Những vườn trái cây thuộc huyện này có hình thức phục vụ du khách như vườn trái cây Mỹ Khánh, vườn Hạ Châu, vườn du lịch Vàm Xáng, vườn trái cây 9 Hồng Khi đến với những vườn trái cây này, du khách sẽ được tận mắt nhìn thấy nhiều loại trái cây được trồng xen kẽ nhau như mận, mít, xoài, chôm chôm, sầu riêng, ổi, nhãn, măng cụt, cam, quýt, bưởi và được hòa mình vào không gian xanh mát, thư thái và gần gũi

Hình 3.4 - Hình ảnh về vườn trái cây Mỹ Khánh

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Thực trạng áp dụng Marketing giác quan cho điểm đến du lịch của thành phố Cần Thơ

Để phân tích thực trạng, tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp đã được thu thập và phân tích dựa trên các yếu tố của marketing giác quan, đồng thời sử dụng phương pháp điều tra xã hội học với mẫu phiếu n = 200

Thông tin về mẫu khảo sát như sau

Hình 3.9 - Khảo sát về giới tính du khách Cần Thơ

( Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Theo khảo sát, trong tổng số 200 du khách thì tỷ lệ du khách nữ đến Cần

Thơ chiếm đến 52,5% trong khi tỷ lệ du khách nam chiếm 47,5% Tỷ lệ du khách nam, nữ chỉ xấp xỉ nhau và không bên nào có tỷ lệ nhiều hơn hẳn so với bên còn lại; điều này khá dễ hiểu khi nhu cầu đi du lịch của mỗi người đều như nhau

Về độ tuổi, thu nhập và tình trạng hôn nhân

Hình 3.10 - Khảo sát về độ tuổi của du khách đến Cần Thơ

( Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Cần Thơ nổi tiếng với vẻ đẹp sông nước hiền hòa thu hút khá nhiều du khách ở độ tuổi trưởng thành khi độ tuổi từ 25 - 35 tuổi chiếm 38% cộng với 30,5% độ tuổi từ 35 - 50 tuổi trong tổng số 200 du khách tham gia khảo sát, độ tuổi dưới 25 tuổi cũng chiếm khá cao ( 22% ) và xếp cuối cùng là độ tuổi trên 50 tuổi với tỷ lệ

Hình 3.11 - Khảo sát về thu nhập của du khách đến với Cần Thơ

( Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Từ khảo sát về thu nhập du khách đến Cần Thơ, có thể thấy được phần lớn du khách có thu nhập từ 10 triệu đồng đến 25 triệu đồng ( 31% ) và du khách có thu nhập dưới 10 triệu đồng ( 30% ) chiếm tỷ lệ khá nhiều Tuy chiếm tỷ lệ ít hơn nhưng hai mức thu nhập từ 26 đến 40 triệu đồng ( 24% ) và mức thu nhập trên 40 triệu đồng ( 15% ) cũng là những con số đáng kể

Hình 3.12 - Khảo sát về tình trạng hôn nhân của du khách

( Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Trong 200 mẫu khảo sát, tỷ lệ du khách đã kết hôn chiếm 59,5%, còn lại số người còn độc thân chiếm 40,5%, điều này cho thấy đa phần du khách đến Cần

Thơ có thể đi du lịch cùng gia đình

Về khu vực sinh sống

Hình 3.13 - Khảo sát về khu vực sinh sống của du khách

( Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Du khách đến với Cần Thơ tập trung khá nhiều ở khu vực miền bắc ( 38,6

%) và miền nam ( 35,1%) Có thể do sự tiếp cận của khảo sát còn hạn chế nên số lượng du khách của Cần Thơ ở miền Trung chiếm tỷ lệ ít hơn hai miền còn lại ( chiếm 26,3 % )

Về số lần đi du lịch

Hình 3.14 - Khảo sát về tần suất đi du lịch một năm của du khách

( Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Về số lần trung bình đi du lịch một năm, đa số du khách đều đi từ 3 - 4 lần/ năm ( chiếm 43% ); bên cạnh đó, có 32% số người đi du lịch từ 0 - 2 lần trong một năm và số người đi du lịch từ 4 lần trở lên chiếm 25%

Về việc đã từng du lịch Cần Thơ

Hình 3.15 - Khảo sát về việc du khách đã từng đến Cần Thơ

( Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Qua 200 mẫu khảo sát cho thấy số lượng du khách đã từng du lịch Cần Thơ chiếm đến 85%, có 15% du khách chưa từng trải nghiệm du lịch Cần Thơ Điều này cho thấy, các điểm đến du lịch ở Cần Thơ thu hút khá nhiều du khách tuy nhiên vẫn còn số ít người chưa từng đến Cần Thơ du lịch

3.2.1 Hoạt động tác động lên Thị giác

3.2.1.1 Những hoạt động tác động lên Thị giác hiện nay ở Cần Thơ

Cần Thơ là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng ở Việt Nam với nhiều danh thắng, di sản văn hóa và đặc sản ẩm thực đặc trưng của vùng sông nước miền Tây

Trang web Cổng thông tin du lịch Cần Thơ thiết kế đẹp mắt với màu xanh lá cây là tông màu chính, đầu trang web sẽ là hình ảnh các con kênh, dòng sông và vùng đồng cỏ xanh mượt của Cần Thơ có thể được trưng bày để thu hút sự chú ý của du khách Tiếp đến là hình ảnh về các hoạt động văn hóa truyền thống, như lễ hội bánh dân gian Nam Bộ, ca múa nhạc và các lễ hội địa phương, cũng như hình ảnh các món ăn đặc sản của Cần Thơ có thể được sử dụng để thể hiện sự phong phú và đặc biệt của văn hóa, ẩm thực địa phương Ngoài ra, trên trang web còn có mục khám phá để du khách có thể biết được mình nên ăn gì, mua gì, đi đâu, ở đâu Cuối cùng, trang web để những hình ảnh về sự kiện sắp diễn ra ở thành phố Cần Thơ

Hình 3.16 - Hình ảnh về trang web Cổng thông tin du lịch Cần Thơ

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Cần Thơ có nhiều di sản văn hóa quan trọng như chợ Cái Răng, Bảo tàng Cần Thơ, và hệ thống kênh rạch Các hoạt động bảo tồn và phục hồi di sản này không chỉ giữ gìn và tái tạo những giá trị lịch sử và văn hóa mà còn tạo ra một bối cảnh hấp dẫn cho du khách Du lịch Cần Thơ cũng đang hỗ trợ cộng đồng địa phương trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa, cũng như đảm bảo các lợi ích của người dân địa phương từ hoạt động du lịch Các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, văn hóa truyền thống và phong tục tập quán đặc trưng của miền Tây đang được bảo tồn và phát triển để tạo ra một nét đặc trưng riêng cho du lịch Cần Thơ

Cần Thơ là nơi tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch quan trọng mang tầm khu vực và quốc tế, thu hút nhiều địa phương, khách du lịch trong cũng như ngoài nước như: Hội chợ du lịch quốc tế VITM Cần Thơ; Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ; Giải bóng chuyền bãi biển châu Á; Ngày hội Văn hóa Việt - Pháp Địa phương còn được biết đến với nhiều khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, resort cao cấp gồm Resort Azerai, Resort Cồn Khương, Cần Thơ Eco Resort Hệ thống các nhà hàng có hội trường sức chứa hơn 1.000 khách như CB Diamond Palace và đa dạng các loại hình thương mại dịch vụ - vui chơi giải trí Tất cả nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trú, nghỉ dưỡng cho đông đảo du khách

Hình 3.17 - Diamond Palace có hội trường lớn với sức chứa đến hơn 1.000 khách

Nhìn chung, các hình ảnh ở Cần Thơ đều thu hút khách du lịch đến tham quan Trang web du lịch Cần Thơ giúp cho du khách hiểu rõ hơn về Cần Thơ và giúp du khách biết được Cần Thơ có những địa điểm nổi tiếng nào, những quán ăn đặc trưng của Cần Thơ Hình ảnh ở Cần Thơ mang một nét đặc trưng riêng, kết hợp giữa vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa miền Tây Các hình ảnh thường thể hiện cảnh quan của sông nước miền Tây với các thuyền buôn, những cánh đồng lúa, sen hoặc những ngôi đền cổ kính Cần Thơ còn có nhiều hình ảnh khác như chợ nổi sầm uất, những bức tường graffiti đầy màu sắc, các hoạt động thể thao trên sông như cầu thủ trượt ván hoặc thuyền kayak, hay những món ăn đặc trưng miền Tây như lẩu cá linh, bánh xèo, bánh tằm, Tổng thể, các hình ảnh ở Cần Thơ có thể thể hiện được sự đa dạng và phong phú của văn hóa, thiên nhiên và con người miền Tây, đem lại cho du khách những trải nghiệm đặc biệt khi đặt chân đến đây

3.2.1.2 Kết quả khảo sát về yếu tố THỊ GIÁC khi du lịch Cần Thơ

Có thể nói thị giác là giác quan quan trọng hàng đầu trong năm giác quan của con người Thị giác là giác quan nhạy cảm, dễ bị kích thích bởi môi trường và nó cũng là kênh thông tin quan trọng, đem lại cho con người cảm nhận bao quát nhất về thế giới xung quanh Hình ảnh với các màu sắc, trạng thái, kiểu dáng và cường độ ánh sáng khác nhau tạo ra sự khác biệt giữa các vật mà ta nhìn thấy Những hình ảnh mà mắt người thu được sẽ phản ánh thế giới xung quanh rõ ràng hơn giúp con người nhận thức được cuộc sống, sự vật, hiện tượng một cách đầy đủ và rõ nét Từ đó tác động lên hành vi của con người trong cuộc sống hàng ngày

Bảng 3.2 - Kết quả khảo sát 170 du khách về trải nghiệm các yếu tố THỊ GIÁC khi du lịch Cần Thơ

STT Các tiêu chí đánh giá

1 Khu du lịch, các địa điểm vui chơi,thăm thú tại Cần Thơ sạch sẽ, thoáng mát

2 Các địa điểm nghỉ ngơi tại Cần Thơ tiện nghi, sạch sẽ

3 Cần Thơ có nhiều cảnh quan thiên nhiên và địa điểm dừng chân hấp dẫn

4 Kiến trúc của các địa điểm tham quan ở Cần Thơ độc đáo

6 14 23 46 81 4,071 và mang bản sắc riêng

5 Các nhà hàng,địa điểm ăn uống tại

Cần Thơ sử dụng vật liệu, đồ dùng tự nhiên, thân thiện với môi trường và trang trí các món ăn đẹp mắt

6 Cần Thơ có các di tích, sản vật văn hóa thu hút, hấp dẫn khách du lịch

(Nguồn:theo điều tra, tính toán của tác giả)

Hình 3.18 - Khảo sát du khách về trải nghiệm các yếu tố THỊ GIÁC khi du lịch Cần Thơ

( Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Với nội dung “Khu du lịch, các địa điểm vui chơi, thăm thú tại Cần Thơ sạch sẽ, thoáng mát” có 6 phiếu rất không đồng ý, 6 phiếu không đồng ý, 26 phiếu bình thường, 45 phiếu đồng ý và 87 phiếu rất đồng ý Điểm trung bình chiếm 4.182 cho thấy nhìn chung các địa điểm vui chơi, thăm thú tại Cần Thơ khá sạch sẽ và thoáng mát Với điểm số này du khách rất hài lòng với độ sạch sẽ của các điểm đến du lịch ở Cần Thơ Tuy nhiên, khi đến mùa du lịch cao điểm, sự sạch sẽ và và thoáng mát của Cần Thơ cũng có thể bị ảnh hưởng khi mà quá đông du khách đến tham quan và rác thải không thể xử lý kịp thời

Đánh giá chung về hoạt động Marketing giác quan cho điểm đến du lịch Thành phố Cần Thơ

3.3.1 Kết quả đạt được Đầu tiên về yếu tố khứu giác, yếu tố này đề cập đến: mùi hương thiên nhiên tại Cần Thơ, bầu không khí tại đây, mùi hương các dịch vụ công cộng và mùi đồ ăn đồ uống tại nơi đây và tác giả đã nhận thấy rằng yếu tố khứu giác trên gây ấn tượng cho du khách, tuy nhiên nó không tạo nên thương hiệu du lịch của Cần Thơ Hay có thể cho rằng mùi hương của Cần Thơ không đặc trưng, khác biệt để khiến du khách liên tưởng mỗi khi nhắc đến Cần Thơ

Tiếp theo, yếu tố thính giác được đề cập đến bao gồm: âm thanh thiên nhiên tại Cần Thơ (tiếng suối chảy, tiếng chim hót, ), sự ồn ào hay yên tĩnh, âm nhạc bản sắc địa phương Các yếu tố này rất được yêu thích, đặc biệt là về âm nhạc của Cần Thơ Điều này có thể lý giải bởi Cần Thơ thể hiện được âm nhạc bản sắc riêng biệt gây ấn tượng mạnh đối với du khách

Yếu tố xúc giác trong marketing giác quan có ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh Cần Thơ khi mà người dân ở đây luôn thân thiện, ngoài ra thiết kế nhà hàng, quán cà phê và các dịch vụ tiện lợi khách cũng là yếu tố quan trong, hay như các sản phẩm lưu niệm độc lạ của Cần Thơ cũng tạo liên tưởng hình ảnh Cần Thơ trong tâm trí của du khách Xét đến mối quan hệ trực tiếp của marketing giác quan đến ý định quay trở lại Cần Thơ của du khách có thể thấy kết quả đưa ra là cả 5 yếu tố của marketing giác quan đều không tác động nhiều đến ý định quay lại Cần Thơ của du khách

Hình 3.32 - Khảo sát du khách về ý định quay trở lại Cần Thơ

( Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) Điều này có thể giải thích bởi các yếu tố marketing giác quan là cảm giác ban đầu của du khách khi đến với Cần Thơ họ thông qua các giác quan có cảm nhận ban đầu tuy nhiên cảm nhận ban đầu này có thể để lại ấn tượng với du khách nhưng không thôi thúc họ quay trở lại Cần Thơ Bởi du lịch được cho rằng là quá trình khám phá những địa điểm mới và để du khách quay lại một địa điểm du lịch cần xây dựng hình ảnh thương hiệu tốt tạo ra sự hài lòng của du khách, qua đó mới kích thích mong muốn quay trở lại của du khách

Yếu tố thị giác trong marketing giác quan có ảnh hưởng tích cực đến với hình ảnh Cần Thơ điều này chứng tỏ các du khách bị thu hút nhiều bởi cảnh quan của du lịch Cần Thơ Kết quả này là trùng khớp với thực tế của du lịch thành phố Cần Thơ, bởi nơi đây có rất nhiều cảnh đẹp, sông nước hữu tình thu hút khách du lịch hàng năm có thể kể đến như: chợ nổi Cái Răng, vườn du lịch Mỹ Khánh Tuy nhiên yếu tố này lại không tác động được đến ý định quay lại của du khách, điều này có thể giải thích bởi du lịch là đến trải nghiệm nhiều nơi và nơi nào cũng có cảnh đẹp vậy nên cảnh đẹp không chỉ có ở Cần Thơ và đó không phải là yếu tố cốt lõi thu hút du khách quay lại với Cần Thơ

Yếu tố vị giác trong marketing giác quan xuất hiện duy nhất trong mối quan hệ trực tiếp với hình ảnh Cần Thơ có thể nhận định ẩm thực Cần Thơ tạo nên thương hiệu riêng biệt của Cần Thơ Điều này chứng tỏ ẩm thực Cần Thơ đóng vai trò quan trọng trong trong việc tạo dựng sự hài lòng từ đó kích thích du khách quay lại Điều này là đúng so với thực tế vì ẩm thực Cần Thơ đặc biệt đa dạng và phong phú

Một kết quả đáng chú ý khác của nghiên cứu này chính là tác động điều tiết của độ tuổi và thu nhập trung bình tháng đến mối quan hệ giữa marketing thị giác và marketing xúc giác tới ý định quay trở lại của du khách Nói cách khác, khi độ tuổi và thu nhập trung bình tháng của du khách tăng lên thì ảnh hưởng của marketing thị giác và marketing xúc giác sẽ giảm xuống Kết quả này được lý giải bởi tâm lý con người khi họ càng nhiều tuổi, họ càng có xu hướng trở về tham quan những địa điểm ý nghĩa và nhiều di tích lịch sử như Cần Thơ Bên cạnh đó, khi thu nhập tăng cao, sự sẵn sàng tham quan lại một điểm đến cũng tăng Những lý giải này cho thấy, những đối tượng du khách này không bị ảnh hưởng nhiều bởi hoạt động marketing giác quan và marketing thị giác, vì thế, quyết định quay trở lại một điểm đến du lịch của họ cũng nhanh hơn Bên cạnh đó, ngoài marketing giác quan, họ bị tác động bởi nhiều yếu tố khác khi xem xét có nên ghé thăm một địa điểm du lịch nào đó thêm lần nữa, các yếu tố đó có thể là sự an toàn, sự thuận tiện…

3.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân

3.3.2.1 Tồn tại về yếu tố THỊ GIÁC và nguyên nhân

Cần Thơ gặp phải một số hạn chế về yếu tố thị giác, khiến trải nghiệm trực quan của du khách bị giới hạn Một trong những hạn chế đó là sự ô nhiễm môi trường đô thị Với sự phát triển nhanh chóng của thành phố, khối lượng phương tiện giao thông và xây dựng tăng lên, dẫn đến sự tăng cường của khói bụi, ô nhiễm không khí và khói xe Môi trường ô nhiễm này có thể làm mất đi sự rõ ràng và tươi sáng của cảnh quan đô thị, ảnh hưởng đến trải nghiệm thị giác của du khách Ô nhiễm ánh sáng và không gian hạn chế này có thể làm mất đi sự tương tác trực tiếp của con người với môi trường xung quanh, và hạn chế khả năng quan sát và thưởng ngoạn các cảnh quan đẹp

Một nguyên nhân khác gây hạn chế về yếu tố thị giác là ô nhiễm môi trường nước Cần Thơ nằm ở ven sông Mekong, và ô nhiễm môi trường nước từ hoạt động con người có thể gây ra sự đục nước và mất đi sự trong suốt của môi trường nước Các hoạt động như xả thải công nghiệp, chăn nuôi và xử lý chất thải có thể gây ô nhiễm và làm giảm khả năng thưởng ngoạn các khung cảnh nước tuyệt đẹp và động vật thủy sinh

Thêm vào đó, tiến độ xây dựng và mở rộng đô thị cũng tạo ra sự mất cân đối trong cảnh quan và kiến trúc Cần Thơ đang trải qua quá trình đô thị hóa nhanh chóng, và điều này có thể dẫn đến sự thiếu thẩm mỹ và mất cân đối trong kiến trúc và cảnh quan Sự hỗn loạn và không đồng nhất trong kiến trúc và cấu trúc đô thị có thể gây rối cho mắt và ảnh hưởng đến trải nghiệm thị giác của du khách

Ngoài ra, thời tiết cũng có thể gây hạn chế về yếu tố thị giác tại Cần Thơ Trong mùa mưa hay những ngày nhiều mây, ánh sáng mặt trời có thể bị che phủ, làm giảm khả năng thưởng ngoạn các cảnh quan và màu sắc Các điều kiện thời tiết khắc nghiệt như sương mù hay mưa lớn cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng quan sát và tận hưởng các khung cảnh tại Cần Thơ

3.3.2.2 Tồn tại về yếu tố KHỨU GIÁC và nguyên nhân

Cần Thơ là một thành phố đầy đặn, nhộn nhịp với nhiều điểm đến và trải nghiệm thú vị cho du khách Tuy nhiên, yếu tố khứu giác ở Cần Thơ lại có một số điểm hạn chế

Với sự phát triển đô thị nhanh chóng, thành phố đối mặt với vấn đề ô nhiễm không khí từ các phương tiện giao thông, nhà máy và công nghiệp Mùi khói xe, khí thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng không khí và làm mất đi những mùi hương tự nhiên của thành phố Một số khu vực tại thành phố này có thể sẽ gây khó chịu cho mũi của du khách, đặc biệt là khu vực bến Ninh Kiều nơi có nhiều tàu thuyền và hoạt động buôn bán trên sông Không khí ở đây có thể khá ồn ào và ô nhiễm, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng

Hạn chế khác là sự tập trung của các khu vực đô thị Các khu vực như chợ, nhà hàng và quán ăn tập trung tạo ra những mùi hương từ hoạt động nấu nướng và chế biến thực phẩm Mặc dù có những mùi hương hấp dẫn từ ẩm thực địa phương, nhưng cũng có thể có những mùi khó chịu hoặc lẫn lộn do sự tập trung và sự phức tạp của môi trường đô thị

Thay đổi môi trường cũng góp phần vào hạn chế về yếu tố khứu giác Việc mở rộng đô thị và xây dựng hạ tầng có thể làm thay đổi môi trường tự nhiên và mất đi những mùi hương đặc trưng Các khu vực trước đây màu mỡ và mùi thơm từ cây cỏ và đất đai có thể bị thay thế bằng công trình xây dựng, làm mất đi một phần không gian mùi hương tự nhiên của thành phố

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH MARKETING GIÁC QUAN CHO ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Định hướng phát triển của Thành phố Cần Thơ

4.1.1 Quan điểm và mục tiêu chung

Cần Thơ là một trong những thành phố lớn ở miền Tây Nam Bộ của Việt Nam, đang phát triển nhanh chóng và có vị trí quan trọng trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Tuy nhiên nhiều tiềm năng của Cần Thơ vẫn chưa được phát huy tối đa, một phần cơ bản do hệ thống hạ tầng chính của vùng chưa hoàn thiện, chiến lược phát triển của Cần Thơ chưa đồng bộ

Với 9 nhóm nhiệm vụ chính, 27 khâu đột phá lớn ở cả 3 lĩnh vực kinh tế - xã hội – môi trường, Dự thảo Quy hoạch TP.Cần Thơ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 định hướng đưa Cần Thơ trở thành trung tâm động lực của vùng đất “chín rồng” với 2 trung tâm kinh tế và 3 vùng phát triển…Cần Thơ tập trung vào 9 nhóm nhiệm vụ chính, 27 khâu đột phá lớn ở cả 3 lĩnh vực kinh tế - xã hội – môi trường, đồng bộ cả phần chương trình phát triển và không gian phát triển

Hình 4.1:Hình ảnh quy hoạch phân vùng TP.Cần Thơ thời kỳ 2021-

Về kinh tế, Cần Thơ định hướng trở thành trung tâm động lực của Đồng bằng sông Cửu Long, là một phần không thể thiếu cho sự phát triển của vùng Thành phố Cần Thơ sẽ đảm nhiệm vai trò động lực cho sự phát triển của vùng, hợp tác và liên kết vùng, cầu nối giữa vùng với quốc gia, quốc tế để phát triển toàn diện để trở thành trung tâm công nghiệp cao, đô thị hạt nhân của Đồng bằng sông Cửu Long với kết cấu hạ tầng hiện đại, thông minh

Về sinh thái môi trường, trở thành đô thị sinh thái sông nước, phát triển theo hướng bảo đảm bền vững gắn với bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu Biến thách thức thành cơ hội, thích ứng với biến đổi khí hậu bằng cách phân bổ, khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn các di tích lịch sử – văn hóa, di sản văn hóa, cảnh quan tự nhiên đặc trưng

Về văn hóa xã hội, phát triển bảo đảm tính cân bằng trong việc phát triển văn hóa xã hội song song với phát triển kinh tế, Cần Thơ cũng chú trọng mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và an sinh xã hội của người dân Xem con người là trung tâm của sự phát triển thông qua việc cải thiện mức sống, cải thiện chỉ số phát triển con người, cải thiện năng suất lao động, rút ngắn khoảng cách giàu – nghèo, khoảng cách thành thị và nông thôn, cải thiện tiếp cận dịch vụ tiện ích và phúc lợi xã hội

4.1.2 Quan điểm phát triển ngành du lịch

Xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trở thành thành phố văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, xứng đáng là thành phố cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mê Công là chủ trương xuyên suốt được lãnh đạo thành phố xác định Để hiện thực hóa chủ trương đó, thành phố chú tro ̣ng phát triển du li ̣ch là ngành kinh tế mũi nho ̣n

Năm 2023, ngành Du lịch thành phố đặt mục tiêu đón 5,2 triệu lượt khách, trong đó khách lưu trú đạt khoảng 2,7 triệu lượt Tổng doanh thu từ du lịch đạt 4.580 tỉ đồng Đồng thời, ngành Du lịch đề ra nhiều nhiệm vụ tập trung Đầu tiên là đa dạng hóa sản phẩm du lịch đặc trưng dựa trên khai thác các tiềm năng, thế mạnh của du lịch sinh thái sông nước, du lịch MICE và các loại hình du lịch ưu thế khác (du lịch gắn với di tích lịch sử - văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm…) và các loại hình vui chơi giải trí hiện đại, cao cấp Tập trung xây dựng, đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế ban đêm, góp phần đa dạng hóa dịch vụ, sản phẩm du lịch, thu hút khách du lịch chi tiêu và kéo dài thời gian lưu trú Đổi mới, đa dạng hóa và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, hướng đến các thị trường trọng điểm phù hợp; đồng thời với đổi mới và đa dạng hóa các hình thức đào tạo du lịch Nghiên cứu, xây dựng các đề án, dự án mời gọi đầu tư phát triển du lịch, cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, ưu tiên mời gọi đầu tư các dự án phát triển du lịch đường sông: cảng du lịch, bến tàu du lịch, du thuyền… quy mô, hiện đại

Hình 4.2 - Phát triển du lịch đường sông và hệ thống các du thuyền là định hướng phát triển du lịch của Cần Thơ trong thời gian tới

Những nhiệm vụ trên được đặt ra nhằm giải quyết những vấn đề xuất phát thực tế thời gian qua cho thấy du lịch Cần Thơ có phát triển nhưng vẫn chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, hạn chế Sản phẩm du lịch có đổi mới, nâng chất nhưng chưa thực sự hấp dẫn và chưa tạo được sự khác biệt, khả năng cạnh tranh chưa cao, nhất là sản phẩm, dịch vụ về du lịch nông nghiệp, du lịch đường sông Nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập quốc tế Hạ tầng phục vụ cho du lịch vẫn còn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách.

Giải pháp đẩy mạnh Marketing giác quan đến điểm đến du lịch: nghiên cứu trường hợp thành phố Cần Thơ

4.2.1 Giải pháp nâng cao yếu tố THỊ GIÁC Để nâng cao các yếu tố thị giác trong marketing giác quan tại Cần Thơ, trước hết, quản lý ánh sáng đô thị là một yếu tố quan trọng Cần Thơ nên thiết lập các quy định và hướng dẫn về việc sử dụng đèn chiếu sáng hiệu quả và hạn chế ánh sáng phân tán không cần thiết Điều này sẽ giúp giảm ô nhiễm ánh sáng và tạo ra môi trường tối tốt hơn cho quan sát và tận hưởng cảnh quan

Bảo vệ môi trường nước là một giải pháp quan trọng khác Cần Thơ cần tăng cường kiểm soát và quản lý chặt chẽ việc xả thải công nghiệp, chăn nuôi và chất thải hộ gia đình vào nguồn nước Đồng thời, cần đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải hiệu quả và khuyến khích sử dụng các phương pháp xử lý môi trường tự nhiên như hệ thống ao hồ sinh thái Nhờ đó, chất lượng nước sẽ được cải thiện, giúp tạo ra môi trường nước trong suốt và tươi đẹp hơn, từ đó tăng cường trải nghiệm hình ảnh cho cư dân và du khách

Ngoài ra, tạo điều kiện thuận lợi để tận hưởng thời tiết và khung cảnh cũng là một giải pháp quan trọng Cần Thơ có thể đầu tư vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng và tiện ích phù hợp như những khu vực bảo vệ khỏi mưa, các điểm quan sát và phương tiện di chuyển thuận tiện Điều này sẽ giúp cư dân và du khách có thể tận hưởng cảnh quan và môi trường tự nhiên dù trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt

4.2.2 Giải pháp nâng cao yếu tố THÍNH GIÁC Đầu tiên, cần thiết lập các chính sách và quy định nghiêm ngặt về tiếng ồn và ô nhiễm môi trường nước Việc thực thi các quy định này sẽ đảm bảo rằng các hoạt động đô thị và công nghiệp không gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường âm thanh

Tiếp theo, đầu tư vào công nghệ và hạ tầng cần thiết để giảm tiếng ồn Cần Thơ có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật như sử dụng vật liệu cách âm trong xây dựng, cải thiện hệ thống giao thông để giảm tiếng ồn từ xe cộ và xây dựng các khu vực xanh yên tĩnh Đồng thời, cần tăng cường quản lý ô nhiễm môi trường nước thông qua việc xử lý nước thải hiệu quả và kiểm soát xả thải công nghiệp Điều này giúp cải thiện chất lượng âm thanh trong môi trường nước và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của đời sống thủy sinh

Quy hoạch đô thị thông minh là một giải pháp khác để tăng cường yếu tố thính giác Cần Thơ có thể tạo ra các khu vực yên tĩnh và không gian mở trong đô thị để người dân và du khách có thể tận hưởng âm thanh tự nhiên Đồng thời, cần xác định và bảo vệ các vùng tiếp xúc với âm thanh tự nhiên như vùng đồng cỏ, vùng đồng lúa và vùng đất ngập nước

Cuối cùng, việc tăng cường giáo dục và nhận thức là một yếu tố quan trọng trong việc khắc phục hạn chế về thính giác Cần Thơ có thể tổ chức các chương trình giáo dục và thông tin công chúng để tăng cường nhận thức về ý thức bảo vệ môi trường âm thanh và những tác động của tiếng ồn

4.2.3 Giải pháp nâng cao yếu tố KHỨU GIÁC Để cải thiện yếu tố khứu giác tại Cần Thơ, một trong những giải pháp quan trọng là quản lý và giảm ô nhiễm môi trường Cần thành lập các chính sách và quy định nghiêm ngặt về khí thải xe cộ, đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn môi trường và thúc đẩy sử dụng phương tiện giao thông sạch và hiệu quả Đồng thời, cần đẩy mạnh sự phát triển của nguồn năng lượng tái tạo và sử dụng công nghệ xanh để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và không khí

Ngoài ra, quy hoạch đô thị thông minh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết hạn chế này Cần Thơ cần xem xét và thiết kế các khu vực đô thị thông minh, tạo ra không gian xanh và công viên, và bảo tồn các khu vực cây xanh Việc tạo ra một môi trường sống thoáng đãng và xanh mát không chỉ giúp giảm ô nhiễm mà còn tạo ra không gian mùi hương tự nhiên và dễ chịu cho người dân và du khách

Bảo tồn môi trường tự nhiên cũng là một giải pháp quan trọng Cần Thơ cần bảo vệ và duy trì hệ sinh thái tự nhiên của mình, đặc biệt là các khu vực nông nghiệp và ven sông Quản lý chặt chẽ hoạt động nông nghiệp, sử dụng phương pháp canh tác hữu cơ và bảo vệ các khu vực đất phù sa là những biện pháp quan trọng để bảo vệ môi trường và duy trì các mùi hương tự nhiên của Cần Thơ

Hơn nữa, cần xây dựng các khu vực kinh doanh và ẩm thực một cách hợp lý Điều này đảm bảo rằng các quán ăn và chợ nổi được phân bố một cách hợp lý trong các khu vực rộng hơn và thoáng đãng Bằng cách tạo ra các khu vực kinh doanh và ẩm thực có quy mô phù hợp, người dân và du khách có thể tận hưởng những mùi hương hấp dẫn của ẩm thực địa phương mà không bị áp lực từ sự tập trung quá nhiều

4.2.4 Giải pháp nâng cao yếu tố VỊ GIÁC

Tại Cần Thơ, để nâng cao yếu tố vị giác trong marketing giác quan, có thể áp dụng một số giải pháp sau đây Đầu tiên, cần tăng cường giám sát và đảm bảo chất lượng thực phẩm Quy trình sản xuất và cung cấp thực phẩm cần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo an toàn và chất lượng Cần Thơ có thể áp dụng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, kiểm tra định kỳ và đào tạo nhân viên về quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm

Thứ hai, khuyến khích đa dạng món ăn Cần Thơ nên khuyến khích các nhà hàng và quán ăn đa dạng hóa thực đơn bằng cách tạo ra các món ăn độc đáo và phục vụ các loại món ăn từ các vùng miền khác nhau Điều này sẽ mang lại trải nghiệm vị giác phong phú và hấp dẫn cho du khách

Thứ ba, nâng cao vệ sinh và kháng khuẩn Cần Thơ cần tăng cường giám sát vệ sinh và kháng khuẩn trong các nhà hàng và quán ăn Việc tuân thủ các quy định về vệ sinh thực phẩm, đảm bảo làm sạch và khử trùng thiết bị và không gian làm việc sẽ đảm bảo an toàn thực phẩm và tránh nguy cơ gây hại cho sức khỏe của du khách

Thứ tư, khuyến khích sử dụng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ Cần Thơ có thể khuyến khích việc sử dụng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, trong đó không sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu hóa học Điều này giúp bảo đảm rằng các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng tốt và tự nhiên, giữ được hương vị và chất dinh dưỡng của thực phẩm

Ngày đăng: 09/10/2024, 21:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 - Mô hình Marketing giác quan - MARKETING GIÁC QUAN CHO ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Hình 1.1 Mô hình Marketing giác quan (Trang 27)
Hình 1.2 – Hình ảnh minh hoạ về yếu tố Khứu giác - MARKETING GIÁC QUAN CHO ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Hình 1.2 – Hình ảnh minh hoạ về yếu tố Khứu giác (Trang 28)
Hình 1.3 – Hình ảnh minh hoạ về yếu tố Thính giác - MARKETING GIÁC QUAN CHO ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Hình 1.3 – Hình ảnh minh hoạ về yếu tố Thính giác (Trang 29)
Hình 1.4 – Hình ảnh minh hoạ về yếu tố Thị giác - MARKETING GIÁC QUAN CHO ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Hình 1.4 – Hình ảnh minh hoạ về yếu tố Thị giác (Trang 30)
Hình 1.5 – Hình ảnh minh hoạ về yếu tố Vị giác - MARKETING GIÁC QUAN CHO ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Hình 1.5 – Hình ảnh minh hoạ về yếu tố Vị giác (Trang 31)
Hình 1.6 – Hình ảnh minh hoạ về yếu tố Xúc giác - MARKETING GIÁC QUAN CHO ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Hình 1.6 – Hình ảnh minh hoạ về yếu tố Xúc giác (Trang 33)
Hình 2.1 – Quy trình nghiên cứu - MARKETING GIÁC QUAN CHO ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Hình 2.1 – Quy trình nghiên cứu (Trang 48)
Bảng 2.2: Thang đo khứu giác trong marketing giác quan - MARKETING GIÁC QUAN CHO ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Bảng 2.2 Thang đo khứu giác trong marketing giác quan (Trang 52)
Bảng 2.4: Thang đo vị giác trong marketing giác quan - MARKETING GIÁC QUAN CHO ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Bảng 2.4 Thang đo vị giác trong marketing giác quan (Trang 54)
Bảng 2.6: Thang đo ý định quay trở lại của du khách đối với du lịch Cần Thơ - MARKETING GIÁC QUAN CHO ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Bảng 2.6 Thang đo ý định quay trở lại của du khách đối với du lịch Cần Thơ (Trang 55)
Hình 3.1 - Bản đồ thành phố Cần Thơ - MARKETING GIÁC QUAN CHO ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Hình 3.1 Bản đồ thành phố Cần Thơ (Trang 61)
Hình 3.2 - Hình ảnh về ẩm thực Cần Thơ - MARKETING GIÁC QUAN CHO ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Hình 3.2 Hình ảnh về ẩm thực Cần Thơ (Trang 64)
Hình 3.3 - Hình ảnh về điệu hò Cần Thơ - MARKETING GIÁC QUAN CHO ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Hình 3.3 Hình ảnh về điệu hò Cần Thơ (Trang 65)
Hình 3.5 - Hình ảnh về làng bánh tráng Thuận Hưng - MARKETING GIÁC QUAN CHO ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Hình 3.5 Hình ảnh về làng bánh tráng Thuận Hưng (Trang 71)
Hình 3.7 - Hình ảnh về bến Ninh Kiều - MARKETING GIÁC QUAN CHO ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Hình 3.7 Hình ảnh về bến Ninh Kiều (Trang 73)
Hình 3.8 - Hình ảnh về chợ nổi Cái Răng - MARKETING GIÁC QUAN CHO ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Hình 3.8 Hình ảnh về chợ nổi Cái Răng (Trang 74)
Hình 3.18 - Khảo sát du khách về trải nghiệm các yếu tố THỊ GIÁC khi du  lịch Cần Thơ - MARKETING GIÁC QUAN CHO ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Hình 3.18 Khảo sát du khách về trải nghiệm các yếu tố THỊ GIÁC khi du lịch Cần Thơ (Trang 86)
Hình 3.19 - Hình ảnh sông nước ở Cần Thơ - MARKETING GIÁC QUAN CHO ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Hình 3.19 Hình ảnh sông nước ở Cần Thơ (Trang 89)
Hình 3.20 - Hình ảnh về món bánh xèo Cần Thơ - MARKETING GIÁC QUAN CHO ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Hình 3.20 Hình ảnh về món bánh xèo Cần Thơ (Trang 90)
Hình 3.21 - Khảo sát du khách về trải nghiệm các yếu tố KHỨU GIÁC khi - MARKETING GIÁC QUAN CHO ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Hình 3.21 Khảo sát du khách về trải nghiệm các yếu tố KHỨU GIÁC khi (Trang 92)
Hình 3.22 - Hình ảnh về thành phố Cần Thơ - MARKETING GIÁC QUAN CHO ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Hình 3.22 Hình ảnh về thành phố Cần Thơ (Trang 95)
Hình 3.23 - Hình ảnh về Chợ nổi Cái Bè - MARKETING GIÁC QUAN CHO ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Hình 3.23 Hình ảnh về Chợ nổi Cái Bè (Trang 96)
Hình 3.24 - Hình ảnh về phố cổ chụp ảnh check in ở Cần Thơ - MARKETING GIÁC QUAN CHO ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Hình 3.24 Hình ảnh về phố cổ chụp ảnh check in ở Cần Thơ (Trang 97)
Hình 3.26 - Hình ảnh đồ ăn đường phố Cần Thơ - MARKETING GIÁC QUAN CHO ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Hình 3.26 Hình ảnh đồ ăn đường phố Cần Thơ (Trang 102)
Hình 3.27 - Hình ảnh cá lóc nướng trui - MARKETING GIÁC QUAN CHO ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Hình 3.27 Hình ảnh cá lóc nướng trui (Trang 103)
Hình 3.28 - Khảo sát du khách về trải nghiệm các yếu tố VỊ GIÁC khi du lịch  Cần Thơ - MARKETING GIÁC QUAN CHO ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Hình 3.28 Khảo sát du khách về trải nghiệm các yếu tố VỊ GIÁC khi du lịch Cần Thơ (Trang 105)
Hình 3.29 - Hình ảnh về chèo thuyền ở sông Hậu - MARKETING GIÁC QUAN CHO ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Hình 3.29 Hình ảnh về chèo thuyền ở sông Hậu (Trang 108)
Hình 3.31 - Khảo sát du khách về trải nghiệm các yếu tố XÚC GIÁC khi du  lịch Cần Thơ - MARKETING GIÁC QUAN CHO ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Hình 3.31 Khảo sát du khách về trải nghiệm các yếu tố XÚC GIÁC khi du lịch Cần Thơ (Trang 110)
Hình 3.32 - Khảo sát du khách về ý định quay trở lại Cần Thơ - MARKETING GIÁC QUAN CHO ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Hình 3.32 Khảo sát du khách về ý định quay trở lại Cần Thơ (Trang 113)
Hình 4.1:Hình ảnh quy hoạch phân vùng TP.Cần Thơ thời kỳ 2021- - MARKETING GIÁC QUAN CHO ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Hình 4.1 Hình ảnh quy hoạch phân vùng TP.Cần Thơ thời kỳ 2021- (Trang 121)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w