1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp trên địa bàn thành phố đà nẵng

129 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Tác giả Trần Thị Kỳ Duyên
Người hướng dẫn Tiến sĩ Đinh Thị Lệ Trâm
Trường học Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Kinh tế
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 6,63 MB

Nội dung

Nhận ra đƣợc vai trò của nguồn lực này trong công cuộc khởi nghiệp, các trƣờng học tại Việt Nam cũng đã bắt đầu phát triển đội ngũ giảng viên về lĩnh vực khởi nghiệp, tạo điều kiện bồi d

Trang 1

TRẦN THỊ KỲ DUYÊN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN SAU KHI TỐT NGHIỆP

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2022

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Trang 2

TRẦN THỊ KỲ DUYÊN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN SAU KHI TỐT NGHIỆP

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Mã số: 834 01 01

Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Đinh Thị Lệ Trâm

Đà Nẵng - Năm 2022

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Trang 3

được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Đinh Thị Lệ Trâm

Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực, tuân thủ theo

đúng quy định về sở hữu trí tuệ và liêm chính học thuật

Tác giả luận văn ký và ghi rõ họ tên

Trần Thị Kỳ Duyên

Trang 4

Lệ Trâm, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt thời gian em thực hiện nghiên cứu Và cũng là người đưa ra những ý tưởng, góp ý, kiểm tra sự phù hợp của luận văn

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng đã giảng dạy, và tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Những kiến thức mà chúng em nhận được sẽ là hành trang giúp chúng em vững bước trong tương lai

Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã luôn ở bên

để động viên và là nguồn cổ vũ lớn lao, là động lực giúp em hoàn thành luận văn này

Luận văn sẽ còn những hạn chế về năng lực và những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu Em xin lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của giáo viên phản biện để hoàn thiện, bổ sung kiến thức

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

a Mục tiêu chung 4

b Mục tiêu cụ thể 4

3 Câu hỏi nghiên cứu 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

a Đối tượng nghiên cứu 5

b Đối tượng khảo sát 5

c Phạm vi nội dung 6

d Phạm vi không gian 6

e Phạm vi thời gian 7

5 Phương pháp nghiên cứu 7

6 Ý nghĩa của nghiên cứu 8

7 Bố cục của nghiên cứu 8

CƠ SỞ LÝ THUYẾT 10

1.1 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN VỀ Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP 10

1.1.1 Khái niệm về khởi nghiệp 10

1.1.2 Khái niệm doanh nhân 10

1.1.3 Khái niệm tinh thần doanh nhân 11

1.1.4 Khái niệm về Ý định khởi nghiệp 12

1.2 TỔNG HỢP CÁC LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU NỀN TẢNG VỀ Ý ĐỊNH HÀNH VI, LÝ THUYẾT THỂ CHẾ, CÁC LÝ THUYẾT VỀ VĂN HÓA VÀ LÝ THUYẾT CÁC TÍNH CÁCH 13

1.2.1 Tổng hợp lý thuyết nghiên cứu nền tảng về ý định hành vi 13

1.2.2 Lý thuyết thể chế, các lý thuyết về văn hóa 15

1.2.3 Lý thuyết về các tính cách 16

Trang 6

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 24

2.1 THỰC TIỄN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 24

2.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 29

2.2.1 Giả thuyết nghiên cứu 29

2.2.2 Mô hình nghiên cứu 36

2.3 THIẾT KẾ THANG ĐO 37

2.3.1 Thang đo ý định khởi nghiệp 37

2.3.2 Thang đo chuẩn mực xã hội 38

2.3.3 Thang đo cảm nhận sự khát khao 38

2.3.4 Thang đo cảm nhận tính khả thi 38

2.3.5 Thang đo cảm nhận môi trường giáo dục 38

2.3.6 Thang đo điều kiện thị trường và tài chính 39

2.3.7 Thang đo tính cách cá nhân 39

2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40

2.4.1 Quy trình nghiên cứu 40

2.4.2 Phương pháp nghiên cứu 40

CHƯƠNG 3 50

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 50

3.1.PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ 50

3.1.1 Mô tả mẫu 50

3.1.2 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu 50

3.2 KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO 53

3.3 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA) 56

3.3.1 Các biến độc lập 57

3.3.2 Biến ý định khởi nghiệp 61

3.4 PHÂN TÍCH HỒI QUY 63

3.4.1 Phân tích ma trận tương quan 63

Trang 7

3.6.1 Kiểm định sự khác biệt theo giới tính 69

3.6.2 Kiểm định sự khác biệt trường theo học 70

CHƯƠNG 4 73

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73

4.1 KẾT QUẢ CHÍNH VÀ ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU 73

4.2 HÀM Ý KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 75

4.2.1 Về yếu tố tính cách cá nhân 75

4.2.2 Về yếu tố cảm nhận sự khát khao 75

4.2.3 Chuẩn mực xã hội 76

4.2.4 Đề xuất giải pháp 77

4.3 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 78

KẾT LUẬN 80

PHỤ LỤC I DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM 82

PHỤ LỤC II KẾT QUẢ THẢO LUẬN NHÓM 86

PHỤ LỤC III BẢN HỎI KHẢO SÁT 90

PHỤ LỤC IV KẾT QUẢ ĐỘ TIN CẬY SƠ BỘ 20 SINH VIÊN 94

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

Trang 9

ii

Số hiệu

1.1 Một số định nghĩa về ý định khởi nghiệp 12

1.2 Bảng tổng hợp một số nghiên cứu mối quan

hệ giữa giáo dục và ý định khởi nghiệp 18

1.3 Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến ý định

3.2 Mô tả thống kê các biến nghiên cứu 50

3.3 Kết quả kiểm định Cronbach's Alpha cho

3.4 Kiểm định KMO và Barlet's của các biến độc lập 57

3.5 Kết quả EFA của các biến độc lập 57 3.6 Kiểm định KMO và Bartlett's test 61 3.7 Kết quả EFA của ý định khởi nghiệp 61

3.8

Bảng tóm tắt các giả thuyết cho mô hình nghiên cứu sau khi nghiên cứu định tính và phân tính EFA

Trang 10

71

3.17 Kết quả kiểm định Tamhane‘s T2 71

4.1 Kết quả tổng hợp chỉ số Beta của các yếu

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay, khởi nghiệp là ―từ khóa‖ đang được các nhà nghiên cứu trên thế giới rất quan tâm Tinh thần khởi nghiệp và sự sáng tạo đổi mới là hai điều kiện tiên quyết tạo nên sự phát triển đột phá của các dự án và công ty khởi nghiệp, nhằm thúc đẩy sự hình thành doanh nghiệp, khuyến khích phát triển và tạo sự năng động cho nền kinh tế quốc gia

Cái nôi để tạo ra nhiều ý tưởng, ý định khởi nghiệp chính là nhà trường

- nơi đào tạo các bạn sinh viên đầy nhiệt huyết và hoài bão Trường đại học với vai trò tiên phong trong sứ mệnh tạo cho xã hội nguồn lực được trang bị

tư duy, kiến thức trong và ngoài chuyên môn, cùng các kết quả nghiên cứu khoa học mang tính ứng dụng cao Nhận ra được vai trò của nguồn lực này trong công cuộc khởi nghiệp, các trường học tại Việt Nam cũng đã bắt đầu phát triển đội ngũ giảng viên về lĩnh vực khởi nghiệp, tạo điều kiện bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn để trực tiếp giảng dạy về các chuyên đề khởi nghiệp, tinh thần doanh nghiệp, sáng tạo và đổi mới, hỗ trợ sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, tư vấn và hỗ trợ các bạn trẻ các cách thức để gia tăng hàm lượng khoa học công nghệ trong các dự án, ý tưởng của sinh viên

Chính phủ đã nhận ra tầm quan trọng của tinh thần kinh doanh đối với sinh viên Việt Nam và tin rằng nó sẽ giúp xây dựng một nền kinh tế vững mạnh ở Việt Nam Tháng 5/2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 844/QĐ-TTg lấy tên là Đề án ―Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025‖ Mục tiêu của đề án là tạo ra một môi trường thuận lợi và cung cấp các lợi ích để hỗ trợ sự hình thành và tăng trưởng của các doanh nghiệp phát triển nhanh bằng cách khai thác công nghệ,

Trang 12

tài sản, trí tuệ và các mô hình kinh doanh mới Đề án hy vọng sẽ hỗ trợ 2.000

dự án khởi nghiệp vào năm 2025, bao gồm 600 công ty khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và 100 công ty sẽ kêu gọi vốn đầu tư mạo hiểm Các dự án, công ty này cũng có thể hợp nhất hoặc mua lại từ các công ty khác miễn đảm bảo dự kiến sẽ huy động vốn khoảng 2 triệu đô la Bên cạnh đó, năm 2017, Đề án

―Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025‖ cũng được phê duyệt bởi Thủ thướng Chính phủ nhằm hỗ trợ các bạn sinh viên khởi nghiệp Đặc biệt tại Đà Nẵng, hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu của thành phố, cụ thể năm 2020, thành phố đã có ―Nghị quyết số 328/2020/NQ-HĐND về việc quy định nội dung và mức chi từ ngân sách nhà nước để thực hiện hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng‖, trong đó có quy định cụ thể và rõ ràng về tổ chức cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học cấp thành phố nhằm tìm kiếm các nghiên cứu, ý tưởng mang tính đột phá và ứng dụng cao Mới nhất là Kế hoạch số 216/KH-UBND ngày 21/12/2021 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc thực hiện Đề án ―Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đối mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2022-2025‖, có nội dung về hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp như cuộc thi tìm kiếm ý tưởng sinh viên khởi nghiệp, nghiên cứu khoa học của sinh viên, sự kiện khoa học,…

Sinh viên là nguồn lực có tiềm năng lớn góp phần vào sự thành công cho việc khởi nghiệp ở nước ta, việc xây dựng các giải pháp để hỗ trợ, khuyến khích ý định khởi nghiệp và ý thức sẽ là chủ doanh nghiệp trong tương lai của sinh viên là điều vô cùng cần thiết và khẩn trương nhằm giảm áp lực về các vấn đề kinh tế xã hội

Tuy nhiên, việc khuyến khích và thúc đẩy sinh viên hình thành ý định khởi nghiệp là một vấn đề không phải dễ dàng Hiện nay, tỷ lệ sinh viên khởi nghiệp còn rất ít, đơn cử như các đơn vị hỗ trợ ươm tạo doanh nghiệp, vườn

Trang 13

ươm doanh nghiệp, khi tuyển chọn các ý tưởng khởi nghiệp vẫn không đáp ứng đủ số lượng yêu cầu đặt ra, và đặc biệt tỉ lệ sinh viên đăng ký ý tưởng khởi nghiệp còn ít hơn so với các đối tượng khác.Theo một bản tin trên webite của trường Đại học Hoa Sen thì ― Có 66,6% sinh viên Việt Nam hiện chưa hề biết các hoạt động khởi nghiệp Số lượng sinh viên biết đến các chương trình khởi nghiệp chỉ đạt 33,4 và thực tế số lượng sinh viên hàng năm tham gia các chương trình khởi nghiệp do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI khởi xướng chỉ đạt 0.016 ‖ [3] Khởi nghiệp trong sinh viên không còn là chủ đề rất mới hiện nay, tuy nhiên đây vẫn là chủ đề khá quan trọng, các nghiên cứu trước đây về vấn đề này thường tập trung vào các phạm vi cụ thể như trường đại học, thành phố, và đối tượng thường là các bạn sinh viên năm cuối, sinh viên còn trên ghế nhà trường Tiếp tục kế thừa và trở thành mảnh ghép trong hệ sinh thái nghiên cứu này, tác giả chọn phạm vi nghiên cứu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và đối tượng là các bạn sinh viên vừa mới tốt nghiệp trong vòng 01 năm trở lại

Vậy, mong muốn có thể khơi dậy ý thức, tinh thần mong muốn được khởi sự kinh doanh của các đối tượng này và đưa ra được các hàm ý quản trị phù hợp, tác giả thực hiện nghiên cứu ở trên địa bàn thành phố Đà Nẵng để tìm ra được các yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp và mức độ ảnh hưởng ra sao, và có thể đóng góp được các hàm ý quản trị nhằm tạo động lực

để khơi dậy tinh thần mong muốn, đam mê khởi nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp đạt hiệu quả và chất lượng hơn, tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài:

―Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng‖

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 14

a Mục tiêu chung

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

b Mục tiêu cụ thể

Nghiên cứu tập trung vào các mục tiêu sau:

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng dựa trên tổng hợp cơ sở lý thuyết từ các nghiên cứu, tài liệu đã có

- Đề xuất mô hình và kiểm định mô hình các yếu tố đến ý định khởi nghiệp của sinh viên sau tốt nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến ý định khởi nghiệp của sinh viên

- Đề xuất một số hàm ý quản trị rút ra từ kết quả nghiên cứu nhằm tạo động lực khơi dậy tinh thần khởi nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp của các trường trên địa bàn thành phố

3 Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài tập trung trả lời các câu hỏi sau đây để đạt được mục tiêu đề ra:

- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp?

- Mối quan hệ của các nhân tố và ý định khởi nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp ra sao?

- Các hàm ý quản trị nào giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có động lực

để khởi nghiệp?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 15

a Đối tượng nghiên cứu

Yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp

- Giai đoạn này sinh viên đã có quỹ thời gian để thực hiện các nguyện vọng, tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp, và cụ thể là quyết định khởi nghiệp Sinh viên chưa tốt nghiệp hay sinh viên năm cuối thì cần rất nhiều thời gian để tập trung vào việc học để hoàn thành chương trình đào tạo của mình, cũng như tìm hiểu dần các cơ hội nghề nghiệp

- Với thời gian 01 năm trở lại sẽ là khoảng thời gian phù hợp không quá ngắn cho việc tích lũy kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng và cũng không quá dài khiến các bạn sinh viên giảm đi nhiệt huyết, và dần quên các kiến thức từ nhà trường Mốc thời gian cụ thể sẽ giúp tác giả tập trung thu hẹp và chọn đúng các đối tượng cần nghiên cứu Một số các nghiên cứu khác thường không vạch ra phạm vi đối tượng nghiên cứu cụ thể dẫn đến lan man, khó chú trọng vào một phạm vi đối tượng cụ thể, điển hình như một nghiên cứu của tác giả

Tú và Sơn năm 2015 về ý định khởi nghiệp với phạm vi đối tượng khá rộng là sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ [22]

Trang 16

c Phạm vi nội dung

Nghiên cứu này tập trung vào việc xác định yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

- Nghị quyết 43-NQ/TW năm 2019 của Bộ Chính trị đã đặt mục tiêu xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm về khởi nghiệp, sáng tạo, đổi mới, do đó các cấp chính quyền thành phố Đà Nẵng đang triển khai những kế hoạch cụ thể, mục tiêu đưa Đà Nẵng trở thành ―đất lành‖ cho các nhân tài khởi nghiệp thông qua các chương trình, cuộc thi hỗ trợ các bạn sinh viên khởi nghiệp, tuy nhiên tỉ lệ khởi nghiệp vẫn còn rất thấp Đây là cơ hội để các bạn sinh viên nhận được nhiều sự hỗ trợ, chính sách khởi nghiệp từ thành phố Đà Nẵng

- Tác giả hiện đang sinh sống và công tác tại thành phố Đà Nẵng, một phần thuận lợi cho việc triển khai nghiên cứu, thu thập tài liệu, dữ liệu Bên cạnh đó, tác giả mong muốn có thể đóng góp các hàm ý nhằm thúc đẩy sinh viên khởi nghiệp tại đây, giúp mạng lưới khởi nghiệp tại thành phố nhộn nhịp

và kéo theo nền kinh tế sẽ phát triển hơn nữa

Trang 17

e Phạm vi thời gian

Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 2/2022 đến tháng 7/2022 tại các trường đại học, cao đẳng tọa lạc thành phố Đà Nẵng, gồm các hoạt động như thu thập tài liệu tham khảo, thiết kế bảng câu hỏi điều tra, khảo sát, thu thập số liệu và thông tin từ sách, báo, internet, phỏng vấn chính thức đối tượng khảo sát, nhập và xử lý số liệu, phân tích dữ liệu, đánh giá lại nghiên cứu và đề xuất hàm ý quản trị

5 Phương ph p nghiên cứu

Đối với đề tài này, tác giả sử dụng chủ yếu hai phương pháp là Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng phương pháp khảo sát bảng câu hỏi)

Nghiên cứu định tính: Trên cơ sở phân tích, tổng hợp các tài liệu thứ cấp, cơ sở lý thuyết từ những nghiên cứu trước có liên quan, tác giả đề xuất xây dựng thang đo và mô hình nghiên cứu Nhằm hiệu chỉnh các nội dung thang đo hoàn thiện hơn, tác giả sẽ sử dụng phương pháp thảo luận nhóm

Nghiên cứu định lượng được sử dụng trong nghiên cứu này là sử dụng phương pháp khảo sát (thông qua bản câu hỏi) Bước tiếp theo sẽ nghiên cứu định lượng sơ bộ thông qua việc phát bản hỏi cho 20 đối tượng để kiểm tra tính rõ nghĩa của bản câu hỏi và kiểm tra độ tin cậy của mô hình và thang đo

từ các câu trả lời thu thập từ 20 mẫu trên Tác giả tiếp tục tiến hành tổng hợp các câu trả lời chính thức Với kích thước n=350 Dữ liệu chính thức sau khi lấy được từ mẫu sẽ được tác giả sẽ phân tích cụ thể như sau:

+ Kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng việc phân tích Cronbach‘s alpha Tiếp đó xem xét tính phù hợp thông qua phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Trang 18

+ Phân tích hồi quy: phân tích từng biến độc lập có mối ảnh hưởng như thế nào đến ý định khởi nghiệp (biến phụ thuộc)

+ Kiếm định sự khác biệt về ý định khởi nghiệp theo đặc điểm cá nhân của sinh viên

6 Ý nghĩa của nghiên cứu

- Hỗ trợ các nhà lãnh đạo, quản lý phát triển kinh tế tập trung vào đúng các khía cạnh, tác nhân nào ảnh hướng đến ý định khởi nghiệp, từ đó có các

cơ chế, đề án phù hợp để khuyến khích và tạo động lực cho các bạn sinh viên khởi nghiệp

- Các bộ phận chức năng liên quan sẽ nắm được tình hình của sinh viên trong việc phát sinh ý định bắt đầu kinh doanh, từ đó đưa ra các định hướng

và xây dựng tinh thần khởi nghiệp đến sinh viên ngay từ khi chưa tốt nghiệp, giúp các bạn trẻ có những định hướng khởi nghiệp sau khi tốt nghiệp đúng đắn

- Giúp cho bản thân sinh viên sau khi tốt nghiệp nhận ra tầm quan trọng

và đánh giá đúng tiềm năng của mình trong việc góp một phần nào đó cho sự nghiệp phát triển của đất nước

7 Bố cục của nghiên cứu

Nghiên cứu này gồm 4 chương Nội dung chính của từng chương như sau:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Cơ sở lý thuyết về ý định khởi nghiệp, các mô hình nghiên cứu trước trong lĩnh vực về dự định khởi nghiệp của sinh viên

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Trang 19

Hiện trạng vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Phân tích dữ liệu, tóm tắt kết quả nghiên cứu

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận chính của nghiên cứu, ý nghĩ của nghiên cứu, hạn chế và hướng đề tài tiếp theo

Trang 20

và tự làm chủ nhằm mục đích làm giàu, hoặc là việc bắt đầu tạo lập một công việc kinh doanh mới bằng đầu tư vốn kinh doanh, hay mở cửa hàng kinh doanh [57]

1.1.2 Khái niệm doanh nhân

Doanh nhân là cụm từ khá là phổ biến trong mạng lưới khởi nghiệp hiện nay, trong cuốn từ điển tiếng anh Collin, doanh nhân là người tạo ra doanh nghiệp bằng chính sức lực của bản thân và không có thêm nguồn hỗ trợ nào khác Mặt khác, David McClelland (1961) cho rằng doanh nhân là người nắm giữ phương thức sản xuất, bí mật kinh doanh và tạo ra sản phẩm để trao

Trang 21

đổi nhằm mang lại nguồn lợi kinh tế [57] Theo Heilbrunn (2010), doanh nhân được xem như là người khám phá ra những giá trị mới cho bản thân cũng như

xã hội [45] Doanh nhân phải nắm bắt những điều cơ bản và biến chúng thành những lợi thế kinh doanh theo như định nghĩa của Schumpeter (1934) [63]

Có quan điểm nhấn mạnh đến hoạt động quản trị của doanh nhân, như Cantillon (1775) doanh nhân là người đứng đầu doanh nghiệp và chấp nhận rủi ro trong kinh doanh Với cách nhìn này, doanh nhân được xem là nhà quản trị đứng ở vị trí cao nhất, có quyền hạn cao và phải chấp nhận rủi ro toàn bộ quyết định đó [33] Như vậy, người này sẽ tác động đến các vấn đề quan trọng của công ty và họ cũng chịu sự ảnh hưởng ngược lại

Vậy, doanh nhân là một cá thể trong nền kinh tế, là nhân tố góp phần phát triển nền kinh tế và mang lại cơ hội việc làm, thu nhập cho người lao động, gia tăng lợi ích cho đất nước

1.1.3 Khái niệm tinh thần doanh nhân

Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về tinh thần doanh nhân, trong

đó, có thể nhắc đến định nghĩa của Joseph Schumpeter (2007), rằng tinh thần doanh nhân là sự sẵn sàng và quyết tâm theo đuổi ý tưởng, sáng tạo và biến

nó thành hành động có tính chất sáng tạo [63] Mặt khác, theo Frank Knight

1921 , định nghĩa ―tinh thần doanh nhân là việc chấp nhận rủi ro và dám nghĩ dám làm, tinh thần của doanh nhân là việc hình thành và tạo lập một doanh nghiệp mới bằng những ý tưởng khác biệt, để tận dụng những cơ hội, lợi thế cạnh tranh trên thị trường và tạo ra giá trị‖ [37]

Theo Gartner (1988), quá trình xây dựng tinh thần doanh nhân là quá trình phát triển suy nghĩ, ý định của các cá nhân để họ hướng về mục tiêu trở thành doanh nhân trong tương lai Ở đây chủ thể không phải là con người mà là tinh

Trang 22

thần nhằm tạo ra các doanh nghiệp và cũng là yếu tố sáng tạo của tổ chức, doanh nghiệp [39]

1.1.4 Khái niệm về Ý định khởi nghiệp

―Ý định khởi nghiệp là một quá trình định hướng việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện một kế hoạch tạo lập doanh nghiệp‖ [37] và theo quan điểm của Shapero và Sokol (1982) thì ―những người có ý định khởi nghiệp kinh doanh là những cá nhân nhạy bén trong việc nắm bắt các cơ hội kinh doanh‖ [70]

Mặc khác, Kuckertz và Wagner đã từng nhận định rằng: ―Ý định khởi nghiệp là việc họ tìm ra cơ hội, tận dụng các nguồn lực nội tại và sự hỗ trợ của môi trường tạo ra doanh nghiệp của riêng mình‖ [52] Bên cạnh đó còn một số định nghĩa về ý định khởi nghiệp được tổng hợp dưới bảng như sau:

Bảng 1.1 Một số định nghĩa về ý định khởi nghiệp

Bird (1988) Ý định khởi nghiệp là một trạng thái của trí óc

nhấn mạnh đến sự quan tâm bản thân và kinh nghiệm để tạo ra doanh nghiệp mới [29]

Tubbs và Ekeberg (1991) Ý định khởi nghiệp là một đại diện các hành

động có kế hoạch để thực hiện một hành vi kinh doanh [74]

Shane và Venkataraman (2003) Ý định khởi nghiệp là quá trình nhạy bén, đánh

giá, và tận dụng cơ hội kinh doanh [68]

Reynolds và cộng sự (2005) Ý định khởi nghiệp là các gắn kết cá nhân của

các doanh nhân tiềm năng để bắt đầu khởi nghiệp [62]

Trang 23

1.2 TỔNG HỢP CÁC LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU NỀN TẢNG

VỀ Ý ĐỊNH HÀNH VI, LÝ THUYẾT THỂ CHẾ, CÁC LÝ THUYẾT

VỀ VĂN HÓA VÀ LÝ THUYẾT CÁC TÍNH CÁCH

1.2.1 Tổng hợp lý thuyết nghiên cứu nền tảng về ý định hành vi

Đối tượng nghiên cứu ở đây là ―ý định khởi nghiệp‖ của sinh viên sau tốt nghiệp, do đó tác giả tổng hợp các cơ sở lý thuyết cũng như các mô hình nghiên cứu trước đây liên quan về ý định hành vi Từ nền tảng lý thuyết về ý định hành vi, tác giả sẽ tìm được mối quan hệ, tương quan với ý định khởi nghiệp Trong đó có các lý thuyết điển hình như thuyết hành động hợp lý và Thuyết hành vi dự định

Trang 24

định khởi nghiệp của sinh viên cũng một phần được giải thích bởi thuyết hành động hợp lý

b Thuyết hành vi dự định –TPB

Lý thuyết hành động hợp lý (TRA; Ajzen&Fishbein, 1975) là cơ sở để phát triển thêm thuyết hành vi dự định TPB Ajzen, 1991 , ―giả định rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các xu hướng hành vi để thực hiện hành vi đó Các xu hướng hành vi được giả sử bao gồm các nhân tố động cơ mà ảnh hướng đến hành vi, và được định nghĩa như là mức độ nỗ lực

mà mọi người cố gắng để thực hiện hành vi đó‖ (Ajzen, 1991) [25]

Hình 1.1 Thuyết hành vi dự định TPB

Xu hướng hành vi gồm ba yếu tố:

- Yếu tố cho ta thấy được hai mặt cảm xúc trái ngược nhau của một cá thể (tích cực và tiêu cực) lên việc bắt đầu kinh doanh chính là thái độ đối với hành vi Tâm lý và tình huống là hai tác nhân ảnh hưởng đến ―thái độ của hành vi‖ Đơn cử như một trường hợp: cảm nhận tích cực sẽ thể hiện rõ rệt của bạn sinh viên với tinh thần kinh doanh nếu doanh nhân là anh em, người thân của họ

Trang 25

- Yếu tố thứ hai là Chuẩn chủ quan (Subjective Norm): là khi thực hiện một hành vi nào đó mà bản thân cá nhân cảm nhận được sự áp lực từ xã hội gây nên Ví dụ, trường hợp nếu phụ huynh không thích con cái họ khởi nghiệp thì sẽ tạo ra áp lực và khiến các bạn sinh viên cảm thấy dè chừng và cảm nhận không tốt đến việc khởi nghiệp

- Yếu tố tạo ra sự cảm nhận của bản thân cảm thấy chính bản thân có một khả năng để thực hiện động hay không chính là ―nhận thức về khả năng kiểm soát hành vi‖ (Perceived Behavior Control) Khả năng kiểm soát này chịu ảnh hưởng bởi yếu tố bên trong (sức mạnh tiềm ẩn của một cá nhân) và bên ngoài (sự hỗ trợ, môi trường bên ngoài)

1.2.2 Lý thuyết thể chế, các lý thuyết về văn hóa

North, (1990) đã đưa ra lý thuyết liên quan đến thể chế (institutional theory) dùng để làm rõ các mối quan hệ giữa khởi nghiệp và chương trình giáo dục và các mối quan hệ giữa các yếu tố thuộc nhóm môi trường khác Bản chất cấu trúc xã hội được hình thành dựa trên thể chế vận hành qua kỷ cương, pháp luật và nền kinh tế (Fligstein, 1997) [38] ―Lý thuyết thể chế lấy thể chế làm trọng tâm trong các phân tích về thiết kế và tổ chức DN‖ (Berthod, 2016) [28] Các tổ chức cũng có thể được gọi là thể chế thu nhỏ và không thiếu bất cứ thành phần gì của thể chế bình thường Vậy khái niệm thể chế là ―tập hợp những quy tắc chính thức và không chính thức hay những sự tín ngưỡng, tâm lý chung có tác động kìm hãm, định hướng hoặc chi phối sự tương tác của các chủ thể chính trị với nhau trong những lĩnh vực nhất định‖ (Berthod, 2016) [28] Các nền kinh tế phát triển, có các chính sách hỗ trợ từ nhà nước, có luật pháp rõ ràng và nghiêm minh thì sẽ tạo nên một môi trường tốt để hình thành các doanh nghiệp mới (Nguyen & cs, 2009) ―Lý thuyết các khuynh hướng văn hóa Hofstede, 1980 ‖, ―thuyết giá trị (Schwartz & cs,

Trang 26

2001) [65]‖ là những thuyết làm rõ mức độ ảnh hưởng ―văn hóa quốc gia‖ lên các yếu tố tác động đến việc dự định khởi sự kinh doanh Để cấu thành nên

―văn hóa‖ thì không thể thiếu giá trị của mỗi cá nhân, sự cảm nhận giá trị của bản thân sẽ có tác động đến dự định khởi nghiệp của chính cá thể đó theo Hofstede [47]

1.2.3 Lý thuyết về các tính cách

Espíritu-Olmos & Sastre-Castillo đã từng nghiên cứu rằng các tính cách

cá biệt sẽ tạo nên những dự định, ý định hành vi khác nhau trong lĩnh vực khởi nghiệp Theo Boissin & cs, 2009 và Wu & Wu, (2008), cũng đồng tình với quan điểm trên rằng ―thái độ đối với khởi nghiệp sẽ ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên‖ và đã được chứng minh qua bài nghiên cứu của các tác giả [30],[81]

Nhóm tính cách có niềm tin vào bảo thân, không ngại khó khăn và rủi

ro, phấn đấu và nỗ lực là những tính cách có mối quan hệ nhất định với dự định, ý định khởi nghiệp của sinh viên theo như nhà nghiên cứu Shane và cộng sự (2003) đã từng chứng minh [69] Nhắc về tính cách, Brandstätter (2011) chứng minh rằng cá nhân nào thể hiện được bản lĩnh chịu được áp lực lớn hay chủ động tìm kiếm học hỏi hay sự tiếp cận nhạy bén với xu thế đều là những cá nhân có thái độ tích cực với việc khởi sự kinh doanh hay làm chủ doanh nghiệp [31] Ghasemi và cộng sự 2011 cũng là một trong các tác giả

có quan điểm đồng tình rằng ―tính cách cá nhân có mối quan hệ thuận với ý định khởi nghiệp‖ [41] Ở Việt Nam, Phan Anh Tú và Nguyễn Thanh Sơn đã nghiên cứu, phân tích và đưa ra nhận định rằng các nhóm tính cách khác nhau thì có sự khác biệt với mong muốn khởi nghiệp hay nói một cách khác, tính cách sẽ ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên [23]

1.3 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP

Trang 27

Dưới đây là các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp được tiếp cận theo 03 hướng:

Lối tiếp cận thứ nhất: Y định khởi nghiệp của sinh viên và môi trường giáo dục có mối quan hệ gì?

Môi trường giáo dục có sự ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên bằng chứng là đã có rất nhiều nghiên cứu trước đây đã nghiên cứu về mối quan hệ này Như trong mô hình nghiên cứu của Luthje & Franke 2004

đã chứng minh được rằng ―cảm nhận môi trường giáo dục đại học sẽ tác động trực tiếp đến ý định khởi nghiệp của sinh viên‖[37]

Trong năm 2009, có hai nghiên cứu đã phân tích mối quan hệ giữa

―môi trường trường đại học‖ và ―ý định khởi nghiệp‖ đó chính là Schwarz &

cs và Turker & Selcuk, với quan điểm cho rằng môi trường giáo dục là nơi tạo động lực, truyền cảm hứng để các bạn sinh viên nảy sinh và tạo ra các ý tưởng khởi nghiệp [75] Bên cạnh đó, để hình thành ý tưởng, dự định khởi nghiệp, thì một yếu tố quan trọng trong môi trường giáo dục không thể thiếu đó chính

là kiến thức Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa hai nghiên cứu này là Schwarz &

cs 2009 chú trọng vào môi trường sáng tạo trong giảng dạy và học tập tạo nên động lực và cảm hứng cho sinh viên khởi nghiệp thì Turker & Selcuk (2009) lại tập trung vào các phòng, ban, đội, nhóm hỗ trợ cho sinh viên khởi nghiệp [75]

Đặc biệt hơn, các khóa học ngắn hạn, các chương trình đào tạo về khởi nghiệp có mối quan hệ mạnh mé đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, điều này đồng nghĩa với việc muốn thúc đẩy sinh viên nảy ra ý định khởi nghiệp thì việc tập trung cho các chương trình về khởi nghiệp này cũng quan trọng không kém (Aşkun & Yildirim 2011 ) Chất lượng của các ý định, sáng kiến khởi nghiệp của sinh viên có mối quan hệ mật thiết tới chương trình giáo dục về khởi nghiệp vì nó là nền tảng cơ bản để tạo nên những nền móng vững chắc giúp

Trang 28

các bạn sinh viên trau dồi và hội tụ đầy đủ kỹ năng cũng như kiến thức để khởi nghiệp Và hiển nhiên, nhiệm vụ cấp thiết chính là đầu tư vào lộ trình giáo dục, đào tạo của các trường học, lồng ghép các chương trình, kỹ năng kiến thức về khởi nghiệp và hỗ trợ dần các bạn sinh viên hòa nhập với thế giới khởi sự kinh doanh (Hong & cs, 2012) [46].

Tương tự tại nghiên cứu của Wongnaa và Seyram 2014 , cho tín hiệu tích cực khi thể hiện cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến dự định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên cũng bị tác động bởi môi trường giáo dục kinh doanh, tinh thần mong muốn khởi nghiệp của sinh viên [80]

Tại Việt Nam, theo Nguyễn Doãn Chí Luân (2012), ―có 04 yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên với mức độ giảm dần theo thứ tự: Cảm nhận sự khát khao, Điều kiện thị trường và tài chính, Cảm nhận tính khả thi, Môi trường giáo dục Đại học‖ thì yếu tố về môi trường giáo dục là một trong 04 yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên [9] Tương

tự, nhà nghiên cứu Ngô Thị Mỵ Châu, (2018) cho rằng yếu tố ―môi trường giáo dục‖ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến ―ý định khởi nghiệp của sinh viên‖

Bảng 1.2 Bảng tổng hợp một số nghiên cứu mối quan hệ giữa giáo dục và ý

312 sinh viên Munich của Đức) và 148 sinh viên của học viện MIT Hoa Kỳ

Có sự khác biệt trong ý định khởi nghiệp giữa hai nhóm đối tượng nghiên cứu:

―Nhóm sinh viên thuộc trường MIT của Hoa Kỳ có

ý định khởi nghiệp và tham vọng kinh doanh cao hơn nhóm thuộc trường Đại học nói tiếng Đức‖

Trang 29

Sự khác biệt là do giáo dục

về khởi nghiệp, về tinh thần mong muốn doanh nhân Brice, (2004) 351 sinh viên Quản trị kinh

doanh ở bậc Đại học, cao học, nghiên cứu sinh viên trường Veterinary Medicine

và Large đông nam Hoa Kỳ

Ý định khởi nghiệp tăng dần theo mức độ học vấn

Nguồn: Nguyễn Doãn Chí Luân, 2012

Hướng tiếp cận thứ hai: Chuẩn mực xã hội và ý định khởi nghiệp

Thái độ của xã hội có sự ảnh hưởng nhất định đến dự định, ý định khởi nghiệp của sinh viên Chính vì thế, Pruett & cs (2009) đã từng nhận định rằng những tác nhân như xu thế xã hội, định hướng gia đình, văn hóa quốc gia đều

có ảnh hưởng đến ― ý định khởi nghiệp‖ [61]

Cùng quan điểm đó, trong nghiên cứu Linán 2004 , tác giả cho thấy mức

độ quan tâm đế hành vi khởi nghiệp kinh doanh của xã hội có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp [54] và tại nghiên cứu của Wongnaa và Seyram 2014 , yếu tố ―hỗ trợ từ gia đình và bạn bè‖ có ảnh hưởng mạnh mẽ và mang tín hiệu tích cực lên ―ý định khởi nghiệp‖, hình thành ý định kinh doanh [80]

Sesen (2013) nghiên cứu các khía cạnh các yếu tố môi trường từ mô hình Schwarz và đã chứng minh được các yếu tố như mối quan hệ xã hội, môi trường giáo dục khởi nghiệp tại đại học đều có ảnh hưởng tích cực đến ―ý định khởi nghiệp‖ còn các khía cạnh như khả năng tiếp cận vốn hay độ nhạy bén về thông tin kinh doanh thì ngược lại [66]

Tại Việt Nam, Phạm Thành Công 2010 và Bùi Huỳnh Tuấn Duy

2011 đã chứng minh được ý định, dự định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên có mối quan hệ với định hướng xã hội [2]

Trang 30

Hướng tiếp cận thứ ba: ý định khởi nghiệp và bản thân của họ

Yếu tố không thể thiếu khi nhắc đến tác nhân ảnh hưởng ý định khởi nghiệp sinh viên chính là đặc điểm của bản thân cá nhân/ chủ thể khởi nghiệp

Về động cơ

Các nhóm yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp như

―nhu cầu thành đạt‖, ―khao khát được độc lập‖, ―đạt được mục tiêu‖ được nhắc đến trong nghiên cứu của Shane&cs 2003 [68] Từ quan điểm của Shane, Mat cùng cộng sự 2015 và Arasteh & cs (2012) đã xây dựng mô hình nghiên cứu và chứng minh được rằng yếu tố ―nhu cầu thành đạt‖ là tác nhân then chốt tạo nên các kỳ lân khởi nghiệp Nghiên cứu của Bùi Huỳnh Tấn Duy và cộng sự 2001 và nghiên cứu của Phạm Thành Công 2010 cũng đưa ra được quan điểm rằng ―nhu cầu thành đạt‖ và ý định khởi nghiệp của sinh viên có sự tác động qua lại một cách tích cực với nhau [2]

Về tính cách

Mô hình của Shane và cộng sự 2003 và mô hình Brandstätter 2011 cho rằng ý định làm chủ trong kinh doanh có sự ảnh hưởng mạnh mẽ lên một tập hợp các đặc điểm tính cách được đặc trưng bởi "dám đối phó", "tự tin","

tự chủ "," khoan dung độ lượng "," khát vọng "," chăm chỉ "," nhìn xa trông rộng " [68],[31]

Một nghiên cứu khác của Ghasemi và cộng sự 2011 cho thấy các yếu

tố tính cách có liên quan tích cực đến sự sáng tạo, và sự đổi mới cũng liên quan đến ý định kinh doanh [41] Tại Việt Nam, Nguyễn & Phan 2014 cũng

đã nghiên cứu và đưa kết quả tương tự đối với các nhà nghiên cứu trên thế giới, đó là tính cách có liên quan đến ý định kinh doanh [14]

Về th i độ

Trang 31

Mô hình Wu & Wu 2008 cho thấy ―thái độ đối với ý định khởi

nghiệp‖ và ―đánh giá kiểm soát chủ động đối với hành vi‖ đều tác động tích

cực đến ―ý định khởi nghiệp‖ của sinh viên, tuy nhiên mô hình nghiên cứu

này vẫn chưa đưa ra được nhận định cho rằng ―chuẩn chủ quan‖ là có sự

tương tác với yếu tố ý định sẽ thực hiện khởi nghiệp trong tương lai [81]

Tương tự tác giả Boissin và cộng sự (2009) khi tiến hành nghiên cứu ở hai

phạm vi là Mỹ và Pháp cũng chưa tìm ra được rằng chuẩn chủ quan có tác

động gì đên ý định khởi nghiệp không [30]

Tại một mô hình do Schwarz & cs (2009) thực hiện, ta đã ghi nhận

được cảm nhận đối với sự biến thiên, sự thay đổ so với giá trị vật chất và đặc

biệt là thái độ đối với ý định khởi nghiệp là có mối quan hệ tích cực với ý

định khởi nghiệp [65]

Khác với các nghiên cứu trước, tại nghiên cứu của Yurtkoru & cs

(2014) đã chứng minh được ―thái độ đối với khởi nghiệp‖ cùng với ―sự chủ

động kiểm soát‖ có mối quan hệ tích cực đến ―ý định khởi nghiệp‖.Tại đây,

chúng ta đã nhận ra được, một trong các yếu tố có sự tác động rõ rệt với ―ý

định khởi nghiệp là chuẩn chủ quan [84] Ngoài ra, Yurtkoru đã tiến hành

nghiên cứu, phân tích lại mối quan hệ giữa ―sự hỗ trợ của môi trường giáo

dục‖ và ―sự hỗ trợ của chính sách‖ tại quan điểm phân tích của Turker &

Selcuk, 2009 , đã nhận ra có sự tương tác tích cực lên ―thái độ đối với khởi

nghiệp‖ Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có sự khác biệt đáng kể giữa yếu

tố ―sự hỗ trợ của giáo dục‖ và ―chủ động kiểm soát hành vi‖ [75] Đặc biệt,

tác giả đã loại trừ giả thuyết ―các chính sách hỗ trợ‖ có mối quan hệ tích cực

đối với yếu tố ―thái độ đối với khởi nghiệp‖ và ―chủ động kiểm soát hành vi‖

Trang 32

Bảng 1.3 Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp

Trang 33

về hành vi có kế hoạch (TPB) của Ajzen (1991) và lý thuyết hành động hợp lý (TRA; Ajzen&Fishbein, 1975) Chính vì thế, phần lớn các nghiên cứu đều xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên bao gồm: 1 Thái độ đối với hành vi khởi nghiệp; (2) Chuẩn chủ quan: (3) Nhận thức tính khả thi

Tóm tắt chương 1:

Chương 1 nêu lên các khái niệm về ý định khởi nghiệp như: doanh nhân, tinh thần doanh nhân, ý định khởi nghiệp Bên cạnh đó tổng hợp các lý thuyết, nghiên cứu nền tảng đã có trước đây làm nền móng để có thể đưa ra một mô hình để nghiên cứu phù hợp

Trang 34

CHƯƠNG 2

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1 THỰC TIỄN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Khởi nghiệp là hoạt động đóng vai trò then chốt trọng nền kinh tế của đất nước: tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, thu hút đầu tư, tạo giá trị cho xã hội Mặc dù đã có nhiều khởi sắc hơn trong khoảng thời gian hiện tại, song hệ sinh thái và mạng lưới khởi nghiệp ở nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế Đặc biệt, chưa có được hệ sinh thái đầy đủ các thành tố khởi nghiệp hoàn chỉnh để tạo môi trường, nuôi dưỡng các thế hệ doanh nhân trong tương lai Việc hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp còn nhiều khó khăn về vốn, pháp lý, đăng ký sở hữu trí tuệ, tính đồng bộ, cơ chế chính sách Để xây dựng được một hệ sinh thái đầy đủ và lớn mạnh cần đầy đủ các thành tố, trong đó phải có trường đại học, các trung tâm, các doanh nghiệp, các học viện,… vững mạnh dẫn đầu về công nghệ để làm đầu đàn dẫn dắt cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, các quỹ đầu tư, các nhà hỗ trợ, và quan trọng nhất là các nhà cung cấp dịch vụ để hỗ trợ cho các dự án và doanh nhân ngay

từ đầu Đặc biệt là nguồn lực phục vụ cho công cuộc khởi nghiệp và ở đây chính là các bạn sinh viên đầy nhiệt huyết và đam mê Muốn đẩy mạnh những điều này, cần phải có những chính sách cụ thể, các thành tố vững mạnh thì lúc

đó mới hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Đà Nẵng Điều đặc biệt

là các ý tưởng này sẽ được hình thành từ các bạn sinh viên- những người còn ngồi trên ghế nhà trường- những con người đầy nhiệt huyết, đam mê, hoài bão, khát khao chinh phục bản thân- nắm bắt công nghệ, tiếp cận kịp thời đại 4.0 nhất Để phát huy tối đã từ nguồn lực này, không thể không nhắc đến trường học- nơi nuôi dưỡng và đào tạo hàng ngàn các ý tưởng khởi nghiệp trong tương lai Trường học có vai trò là ―dung môi‖ để các bạn sinh viên thực hiện các nghiên cứu khoa học các cấp, tìm hiểu và sử dụng khoa học và

Trang 35

công nghệ tiên tiến, tiếp thu các thành tựu khoa học có ý nghĩa, chuyển giao trao đổi với các nhà khoa học trên thế giới, nhìn nhận đúng vai trò của mình, trường học sẽ hỗ trợ tạo nên ―kho tàng‖ ý tưởng khởi nghiệp trong tương lai

Nhà nước ta cũng đã ban hành ra nhiều chính sách hỗ trợ sinh viên lập nghiệp như quyết định số 844/QĐ-TTg, ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án ―Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025‖ nhằm mục đích tạo điều kiện, môi trường phù hợp để thúc đẩy sự hình thành, sáng tạo và ý tưởng khởi nghiệ Truyền cảm hứng, tạo động lực và hỗ trợ các bạn sinh viên tự tin thực hiện các ý định, ý tưởng của mình Ngày 30/10/2017, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề

án ―Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025‖ tại Quyết định số

1665/QĐ-ttg nhằm đạt được các kết quả: Là một trong những minh chứng cho thấy nhà nước rất quan tâm đến việc khởi nghiệp trong sinh viên đến năm

2025 Tại quyết định này, nhà nước đưa ra mong muốn ―tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên đầy đủ; hỗ trợ cơ sở vật chất cho các trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong các đại học, học viện, trường cao đẳng và trường trung cấp; 100 các đại học, học viện, 70% các trường cao đẳng, trường trung cấp có ít nhất 5 ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên được hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp hoặc kết nối với các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư mạo hiểm‖

Cũng nhờ chính sách của Chính phủ, nhà nước mà làn sóng sinh viên khởi nghiệp được lan truyền rộng rãi trên phạm vi các trường đại học cả nước

và cả thành phố Đà Nẵng nói riêng Làn sóng này góp phần to lớn trong việc đưa nên kinh tế nước nhà hội nhập với nền kinh tế thế giới, xu thế công nghệ

số, hiện đại hóa, công nghệ hóa

Trang 36

Theo nguồn tin trên trang danang.gov: ―Hiện nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có khoảng 10 Câu lạc bộ khởi nghiệp và trung tâm khởi nghiệp

ở các trường đại học, cao đẳng và 2 Quỹ đầu tư khởi nghiệp Các đơn vị như Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng, Thành đoàn, Đại học Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu Đào tạo Việt Anh đã tổ chức nhiều cuộc thi về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo KNĐMST cho các đối tượng học sinh, sinh viên, đoàn viên, thanh niên, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, phụ nữ, cộng đồng lập trình viên và

hỗ trợ tổ chức 7 lớp tập huấn về KNĐMST Đồng thời, các đội thi của thành phố được hỗ trợ tham gia một số cuộc thi có uy tín về KNĐMST trong, ngoài nước và đạt được nhiều kết quả tích cực Thông qua đó, đã giúp cho doanh nghiệp nâng cao năng lực, kinh nghiệm, kết nối được với mạng lưới và mời gọi đầu tư cũng như thu hút cộng đồng khởi nghiệp trong và ngoài nước biết đến thành phố Đà Nẵng trong lĩnh vực KNĐMST‖ Đặc biệt, thành phố Đà Nẵng cũng đã tổ chức các cuộc thi thúc đẩy khởi nghiệp nhằm lan tỏa làn sóng đến các bạn trẻ trên các trường đại học và cao đẳng khắp cả nước Hội Sinh viên Đại học Đà Nẵng ĐHĐN đã tổ chức vòng Chung kết Cuộc thi ―Khởi nghiệp Công nghệ trong sinh viên lần I-2021‖ Innovative Technology Entrepreneurship the University of Danang-InTE 2021) Bên cạnh đó còn có một số cuộc thi, chương trình nổi bật như: Cuộc thi ―Ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Light up your creativity‖, chương trình Tọa đàm ―Người thường khởi nghiệp‖, chương trình ―100 hạt giống doanh nhân

Đà Nẵng‖

Tuy nhiên, việc khuyến khích, truyền cảm hứng sinh viên khởi nghiệp

là một vấn đề nhức nhối và kỳ khó khăn, vất vả bởi các hoạt động tư vấn, định hướng tương lai cho sinh viên tại các trường đại học còn chưa thực sự hiệu quả, các hoạt động chương trình phổ cập các nội dung liên quan đế khởi nghiệp còn hạn chế, các khóa đào tạo, giáo dục, tập huấn về khởi nghiệp còn

Trang 37

rất mới và chưa được đưa vào nhiều lộ trình đào tạo của trường, điều này khiến các bạn sinh viên còn mơ hồ về định nghĩa khởi nghiệp và cảm thấy sợ hãi khi bước vào con đường khởi nghiệp Các hoạt động, chương trình mang tên ―khởi nghiệp‖ còn khá mới và chưa quen thuộc với các bạn sinh viên, các trường đại học hiện cũng có các trung tâm hỗ trợ sinh viên, hỗ trợ doanh nghiệp, tuy nhiên các nội dung chính tại trung tâm vẫn chưa thực sự liên quan

và chú trọng đến hai từ ―khởi nghiệp‖ Hiện nay, chương trình ―Khởi nghiệp quốc gia‖ là một trong các chương trình khởi nghiệp rất hay được các đơn vị như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI , Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh truyền thông và thông tin đến các bạn sinh viên, tuy nhiên chỉ có một vài trường học hưởng ứng và có các bạn sinh viên tham dự, chứng tỏ các chương trình hoạt động chỉ là các giải pháp ―nổi‖, truyền thông đại trà và chưa thật sự hiệu quả Các trường học đã có bước đầu chuyển mình trong việc hỗ trợ sinh viên bắt đầu làm quen dần với khởi nghiệp như thành lập các đội nhóm, trung tâm sinh hoạt ―Vườn ươm doanh nhân‖ Tuy nhiên, hoạt động của tổ chức này thực sự chỉ đem lại cho các bạn sinh viên với cách nhìn lạc quan và bề nổi rằng đây là một hoạt động ngoại khóa tham gia để có giấy chứng nhận, đẹp cv, cộng điểm ngoại khóa, chưa thực sự hiệu quả và đánh đúng mục đích ý nghĩa, bởi một phần do các bạn sinh viên chưa hiểu hết như thế nào là khởi nghiệp, và bản thân có động lực mong muốn khởi nghiệp hay không Một lý do khác là do thiếu đội ngũ hỗ trợ

về khởi nghiệp hoặc các giảng viên đơn giản chỉ xuất phát từ các môn học thuần túy, vẫn chưa có nhiều thời gian để đào tạo chuyên sâu, tiếp cận về lĩnh vực này Đặc biệt, truyền thông là một trong những công cụ giúp các bạn sinh viên tiếp cận nhanh nhất với các thông tin về khởi nghiệp, hiện nay các kênh truyền thông còn khá hạn chế chưa được phổ biến rộng rãi Nhóm đối tượng

có khả năng về khởi nghiệp lại rơi vào các bạn sinh viên thuộc các khoa về

Trang 38

kinh doanh, công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, tham gia và quan tâm Một điểm khác là động lực, cảm hứng từ các cuộc thi vẫn chưa đủ để hấp dẫn, thú vị đối với các bạn sinh viên

Để có thể triển khai hiệu quả các giải pháp thúc đẩy sinh viên khởi nghiệp trên, cần phải nắm rõ được các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên và từ đó có thể đưa ra các giải pháp, chính sách một cách tối ưu nhất Việc nắm bắt các yếu tố ảnh hưởng này, sẽ giúp các nhà quản trị, các các cơ quan, sở ban ngành, các trường đại học tiếp tục nghiên cứu và đầu tư công sức để xây dựng các chính sách, cơ chế ưu đãi, các chương trình đào tạo,

hỗ trợ tạo điều kiện cho để phát triển các thành tố liên quan trong mạng lưới khởi nghiệp tại sinh viên, giúp các bạn vững tin hơn vào sức mạnh bản thân khi bước vào con đường tự làm chủ kinh doanh

Các trường đại học, cao đẳng tập trung nghiên cứu và phát triển các lộ trình giáo dục về khởi sự kinh doanh, lồng ghép các khóa đào tạo, các môn học về khởi nghiệp, để các bạn sinh viên hình dung được khởi nghiệp là gì, từ

đó mới có thể tạo động lực, cảm hứng để các bạn bước vào con đường khởi nghiệp Nhà trường có thể tăng cường hoạt động truyền thông đại chúng để xây dựng được mối quan hệ giữa nhà trường và các doanh nghệp, từ đó tạo môi trường thuận lợi cho các bạn trẻ được chứng kiến và quan sát sự thành công, thành quả của việc khởi nghiệp, giúp các bạn có thêm niềm tin vào khởi nghiệp trong tương lai Bên cạnh đó, đơn vị truyền thông, tổ chức, trung tâm

hỗ trợ sinh viên tiếp tục nghiên cứu các chính sách phù hợp để hỗ trợ các bạn sinh viên khởi nghiệp thành công và có tương lai hơn

Trang 39

2.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

2.2.1 Giả thuyết nghiên cứu

Nghiên cứu này sẽ được xây dựng dựa trên mô hình nghiên cứu của Linan (2004) Trong nghiên cứu của tác giả thì mô hình gồm 03 yếu tố (trên

cơ sở mô hình nghiên cứu Shapero&Sokok (1982)), và 03 yếu tố đó chính là

―Cảm nhận sự khát khao, Cảm nhận tính khả thi và Chuẩn mực xã hội‖ Tác giả nhận thấy mô hình của Linan có các nhân tố cơ bản mà hầu như các nghiên cứu khác về ―ý định khởi nghiệp‖ của sinh viên đều đề cập đến, trong

đó, chuẩn mực xã hội (cảm nhận xã hội) có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp, và sự ảnh hưởng này được tính toán dựa trên hành vi khởi nghiệp và mức độ quan tâm của xã hội Về khía cạnh cá nhân, thì ―cảm nhận tính khả thi

và cảm nhận sự khát khao‖ cũng có sự tương tác đáng kể đến ―ý định khởi nghiệp‖, bản thân cá nhân người khởi nghiệp (các bạn sinh viên sau tốt nghiệp) sẽ quyết định việc đưa ra dự định có khởi nghiệp hay không, cảm nhận chính bản thân họ về sự khả thi khi khởi nghiệp hay về sự khát khao mong muốn thể hiện bản thân, mong muốn làm chủ là các yếu tố cơ bản để khuyến khích các bạn sinh viên tạo nên các ý định trong đầu về tương lai khởi nghiệp sau này

Chính vì vậy, tác giả đã bổ sung thêm ba biến ―cảm nhận môi trường giáo dục đại học, điều kiện thị trường và tài chính, tính cách cá nhân‖ từ mô hình của Luthjs &Franke (2004) vào mô hình của Linan (2004) để làm tăng khả năng làm rõ ý định khởi nghiệp của sinh viên Dựa trên bảng 1.3 thì hầu như có rất ít mô hình nào kết hợp nhiều biến (6 biến như vừa kết hợp các biến của mô hình Linan (2004) và Luthjs &Franke (2004) Bên cạnh đó, căn

cứ trên tổng hợp của tác giả về ―03 hướng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp‖, thì ―môi trường giáo dục và tính cách cá nhân‖ là hai tác nhân quan trọng có tác động mạnh ―ý định khởi nghiệp của sinh viên‖

Trang 40

Đặc biệt, tại mô hình ―lý thuyết hành động hợp lý‖ và ―thuyết hành vi dự định‖, chuẩn mực xã hội (cảm nhận từ gia đình, bạn bè và người khác) và thái

độ cá nhân (tính cách, cảm nhận sự khát khao, tính khả thi) có tác động rõ rệt đến ý định, hành vi của một chủ thể Chính vì về thế tác giả đã thêm 03 biến của mô hình Luthjs &Franke (2004) vào mô hình nghiên cứu này

Cơ bản, các yếu tố bên ngoài: xã hội, tài chính, điều kiện thị trường, giáo dục…và các yếu tố bên trong như tính các, bản chất, mong muốn, cảm nhận của cá nhân sẽ có tác động đến ―ý định khởi nghiệp‖ Như vậy, mô hình

mà tác giả phân tích, tìm hiểu trong luận văn này sẽ bao gồm 6 yếu tố: ―Chuẩn mực xã hội, cảm nhận sự khát khao, cảm nhận tính khả thi, cảm nhận môi trường giáo dục đại học, điều kiện thị trường và tài chính, tính cách cá nhân‖

* Chuẩn mực xã hội (Social Norms)

Xã hội là yếu tố có vai trò khá lớn và có tác động đến ý định khởi nghiệp, nhắc đến xã hội sẽ có các yếu tố gắn liền như doanh nhân-vai trò và sức ảnh hưởng của họ, sự hỗ trợ của xã hội, sự hỗ trợ từ gia đình Vẫn có nhiều người quan niệm rằng ―khởi nghiệp là một sự lựa chọn nghề nghiệp‖ - một sự lựa chọn đúng đắn và sáng suốt Những người này có xu hướng tôn trọng và ngưỡng mộ khởi nghiệp, điển hình là các nhà khởi nghiệp thành công đều có địa vị cao và được tôn trọng trong xã hội Song, một số người khác lại nói rằng, khởi nghiệp là sự rủi ro, những ai không khôn ngoan mới dấn thân vào khởi nghiệp, không ai đảm bảo rằng khởi nghiệp sẽ thành công và quá nguy hiểm

Theo đó, Coleman 1998 đã từng nói rằng hành động của con người bị tác động bởi hoàn cảnh xã hội (chuẩn mực xã hội), hoàn cảnh cụ thể sẽ có hành động đối ứng của erieeng nó [35] Sự cảm nhận áp lực từ xã hội, sự quan tâm của xã hội về một vấn đề nào đó chính là chuẩn mực xã hội (Linan&ctg, 2005) [54] Một khái niệm khác của Krueger & Brazeal (1994), cảm nhận của

Ngày đăng: 26/03/2024, 15:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w