Mục tiêu bao trùm của đề tài là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kinh tế tại Hà Nội. Từ đó, tác giả đưa ra giải pháp giúp nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viên.
Tính cấp thiết của đề tài
Khởi nghiệp luôn có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển kinh tế của một quốc gia bởi doanh nghiệp là một trong những thành phần kinh tế chủ lực đóng góp to lớn vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và tạo công ăn việc làm (Nguyễn Hải Quang & Cao Nguyễn Trung Cường, 2017) Do đó, sự phát triển về cả số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển một nền kinh tế Theo Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam
(2022), tính đến hết năm 2021, cả nước có 857.551 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 5,7% so với cùng thời điểm năm 2020, tăng 16,7% so với bình quân giai đoạn 2017 - 2020
Trước làn sóng khởi nghiệp diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và ban hành các văn bản liên quan, nhằm hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp như: Ngày 18/5/2016, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến 2025” (Quyết định số 844/QĐ-TTg) Đây là văn bản chính sách đầu tiên, bao quát và là nền tảng về chính sách hỗ trợ đối với hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam (Tạp chí Tài chính, 2020) Đặc biệt, để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của sinh viên, Chính phủ cũng phê duyệt Đề án
“Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” theo Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 Trên cơ sở đó, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có thành phố Hà Nội cũng đã ban hành các quyết định, kế hoạch, chương trình về khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo, để định hướng, đề ra mục tiêu và giải pháp cơ bản về hỗ trợ, thúc đẩy phát triển hoạt động khởi nghiệp
Bên cạnh đó, hiện nay đã có nhiều trường đại học đã đưa giáo dục khởi nghiệp vào chương trình đào tạo, thậm chí xây dựng thành một ngành, chuyên ngành đào tạo Tuy nhiên, tại Hà Nội - một trung tâm kinh tế lớn, tập trung rất nhiều các trường đại học, cao đẳng nhưng tỷ lệ sinh viên sau tốt nghiệp khởi nghiệp còn rất thấp, ngay cả sinh viên khối ngành kinh tế
Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả đã chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kinh tế tại Hà Nội” nhằm xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kinh tế thuộc địa bàn Hà Nội Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viên tại Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Mục tiêu bao trùm của đề tài là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kinh tế tại Hà Nội Từ đó, tác giả đưa ra giải pháp giúp nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viên.
Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu và phân tích những lý luận cơ bản về khởi nghiệp, ý định khởi nghiệp và các mô hình nghiên cứu có liên quan
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kinh tế tại Hà Nội và phát triển thang đo những yếu tố này
Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
Đề xuất một số giải pháp rút ra từ kết quả nghiên cứu giúp nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viên
Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung trả lời các câu hỏi sau:
Đâu là cơ sở lý luận để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kinh tế tại Hà Nội?
Những nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kinh tế tại Hà Nội?
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kinh tế tại Hà Nội như thế nào?
Giải pháp nào giúp nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viên?
Kết cấu của đề tài: gồm 4 chương
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về ý định khởi nghiệp
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 4: Giải pháp nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viên
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP
Tổng quan tình hình nghiên cứu
Ý định khởi nghiệp có vai trò quan trọng tới cả hành trình khởi nghiệp của các cá nhân và gián tiếp thúc đẩy hoạt động sáng tạo, tính năng động của nền kinh tế và giải quyết vấn đề việc làm (Delmar & cộng sự, 2003) Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với sinh viên bởi họ là nhóm tinh hoa, có tri thức và được đào tạo bài bản (Wilbard, 2009) Như vậy, việc thúc đẩy YĐKN có ý nghĩa quan trọng với cả cá nhân sinh viên và xã hội Do đó, chủ đề về YĐKN của sinh viên đã và đang được rất nhiều học giả quan tâm Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu trong nước và quốc tế được thực hiện để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến YĐKN của sinh viên
1.1.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hiệp & cộng sự (2019) về các yếu tố ảnh hưởng đến YĐKN kinh doanh của sinh viên khối ngành kinh tế thuộc 10 trường Đại học tại TP.HCM có tỷ lệ sinh viên khởi nghiệp cao sau khi tốt nghiệp Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến YĐKN kinh doanh của sinh viên khối ngành kinh tế các trường Đại học tại TP.HCM (được sắp xếp theo trình tự mức độ quan trọng từ cao xuống thấp) bao gồm: Giáo dục kinh doanh; Chuẩn chủ quan; Môi trường khởi nghiệp; Đặc điểm tính cách và Nhận thức tính khả thi
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Định & cộng sự (2022) cũng chỉ ra 5 nhân tố ảnh hưởng đến YĐKN của sinh viên Trường đại học Nam Cần Thơ đó là đặc điểm tính cách; thái độ đối với hành vi khởi nghiệp; môi trường giáo dục; nhận thức kiểm soát hành vi và nguồn vốn Tuy nhiên, thứ tự mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó lại được đánh giá khác so với nghiên cứu trên Cụ thể, nhân tố
“Đặc điểm tính cách” có tác động lớn nhất tới “YĐKN của sinh viên”, tiếp đến là Thái độ đối với hành vi khởi nghiệp; Môi trường giáo dục; Nhận thức kiểm soát hành vi và Nguồn vốn Bên cạnh đó, kết quả cũng đã chỉ ra Chuẩn chủ quan không có tác động đến YĐKN của sinh viên Đồng quan điểm, nghiên cứu của Võ Văn Hiền & Lê Hoàng Vân Trang
(2020) cũng đã luận ra nhân tố “Đặc điểm tính cách” có ảnh hưởng lớn nhất đến YĐKN của sinh viên Nghiên cứu dựa trên lý thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991) kết hợp với các nghiên cứu liên quan để xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất gồm bảy nhân tố tác động đến YĐKN (Thái độ đối với hành vi, Quy chuẩn chủ quan, Nhận thức kiểm soát hành vi, Giáo dục khởi nghiệp, Kinh nghiệm, Đặc điểm tính cách, Nguồn vốn) Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng năm nhân tố ảnh hưởng đến YĐKN của sinh viên, sắp xếp theo mức độ ảnh hưởng giảm dần là: (1) Đặc điểm tính cách, (2) Giáo dục khởi nghiệp, (3) Kinh nghiệm, (4) Nhận thức kiểm soát hành vi và (5) Quy chuẩn chủ quan
Trương Hoàng Diệp Hương & cộng sự (2022) thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến YĐKN thông qua 206 sinh viên khối ngành kinh tế thuộc các trường đại học tại Thành phố Hà Nội Nhóm tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu bao gồm 4 nhân tố: Thái độ khởi nghiệp, Chuẩn chủ quan, Nhận thức kiểm soát hành vi, Giáo dục khởi nghiệp Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhân tố “nhận thức kiểm soát hành vi” không tác động tới
“YĐKN của sinh viên” khối ngành kinh tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội Theo đó, chỉ có 3 nhân tố ảnh hưởng đến YĐKN của sinh viên khối ngành kinh tế, bao gồm: Thái độ khởi nghiệp, Chuẩn chủ quan và Giáo dục khởi nghiệp Trong đó, nhân tố Thái độ khởi nghiệp có tác động lớn nhất, tiếp đó là Chuẩn chủ quan và cuối cùng là Giáo dục khởi nghiệp
Nghiên cứu “Ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing (UFM)” của Huỳnh Nhựt Nghĩa & cộng sự (2021) cho thấy có 6 nhân tố ảnh hưởng đến YĐKN của sinh viên, cụ thể như sau: Nhân tố “Hỗ trợ từ gia đình và bạn bè” có mức ảnh hưởng cao nhất đến YĐKN của sinh viên trường UFM với 38,1% Kế đến là nhân tố “Năng lực của sinh viên” với 36,2% và nhân tố “Hệ sinh thái khởi nghiệp” với 35% Nhân tố “Động lực” chiếm 32,9%, nhân tố “Nhận thức” chiếm 31,8% mức độ ảnh hưởng đến YĐKN của sinh viên Nhân tố ảnh hưởng thấp nhất là “Thái độ” với 16%
Không chỉ riêng sinh viên khối ngành kinh tế, các sinh viên ngành kỹ thuật cũng quan tâm đến việc khởi nghiệp Bùi Huy Hải Bích & Phạm Tiến Minh (2021) đã khám phá các động lực và rào cản cảm nhận liên quan đến khởi nghiệp và đánh giá ảnh hưởng của chúng đến YĐKN của sinh viên ngành kỹ thuật trường Đại học Bách khoa, ĐHQGHCM Kết quả cho thấy sự sáng tạo, sự độc lập, và động lực kinh tế có tác động tích cực đến YĐKN, và động lực quan trọng nhất cho YĐKN của sinh viên kỹ thuật là sự sáng tạo Ngược lại, thiếu kiến thức là rào cản duy nhất (thuộc rào cản bên trong) gây cản trở đến YĐKN của sinh viên Những kết quả này ngụ ý rằng YĐKN của sinh viên bị tác động mạnh bởi các yếu tố bên trong (cho cả động lực và rào cản) hơn là các yếu tố bên ngoài Xét tương quan về mức độ tác động của động lực và rào cản đến YĐKN, kết quả cho thấy tác động của động lực nhìn chung là mạnh hơn so với tác động của rào cản
1.1.2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu quốc tế
Không chỉ ở Việt Nam, chủ đề về YĐKN của sinh viên cũng được rất nhiều các học giả quốc tế quan tâm Điển hình là nghiên cứu của Xianyue Liu & cộng sự (2019) về sự ảnh hưởng của giáo dục kinh doanh và năng lực bản thân đến YĐKN của sinh viên đại học Từ quan điểm của lý thuyết hành vi có kế hoạch, nghiên cứu phân tích tác động của việc giáo dục kinh doanh của sinh viên đại học và sự tự tin vào năng lực bản thân đối với ý định kinh doanh của họ Kết quả cho thấy cả hai nhân tố trên đều có tác động tích cực đến YĐKN kinh doanh
Muhammad Farrukh Shahzad & cộng sự (2021) nghiên cứu để xác định tác động của động lực bản thân (self-motivation), sự hỗ trợ của gia đình (family support), ảnh hưởng của bạn bè (peer influence) và sự hỗ trợ của thể chế (institutional support) đối với ý định kinh doanh thông qua các kỹ năng kinh doanh (entrepreneurial skills), xu hướng chấp nhận rủi ro (propensity to take risks) và tính đổi mới(innovativeness) Dữ liệu được thu thập từ 416 sinh viên kinh doanh từ sáu trường đại học khu vực công và tư nhân ở Pakistan Kết quả cho thấy động lực bản thân, sự hỗ trợ của gia đình, ảnh hưởng của bạn bè và sự hỗ trợ của thể chế ảnh hưởng tích cực đến YĐKN
Nghiên cứu của Wang Jiatong & cộng sự (2021) về ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố giáo dục khởi nghiệp, tư duy khởi nghiệp và tính sáng tạo đến YĐKN với vai trò gián tiếp của yếu tố năng lực bản thân Thông qua dữ liệu khảo sát từ 365 sinh viên đại học của tỉnh Jiangsu và Zhejiang của Trung Quốc, nghiên cứu chỉ ra rằng giáo dục khởi nghiệp, tư duy khởi nghiệp và tính sáng tạo có ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến YĐKN Hơn nữa, kết quả cho thấy rằng yếu tố năng lực bản thân làm trung gian một phần trong mối quan hệ giữa giáo dục khởi nghiệp, tư duy khởi nghiệp và tính sáng tạo trong YĐKN
Ririn Alfianti & cộng sự (2021) đã thực hiện các nghiên cứu liên quan YĐKN của sinh viên tại Indonesia Bằng cách sử dụng dữ liệu sơ cấp thu được từ doanh nghiệp startup của các sinh viên là thành viên của cộng đồng doanh nhân HIPMI PT (Hiệp hội Doanh nhân trẻ Indonesia – Các trường đại học) ở Semarang thông qua bảng câu hỏi Tổng cộng đã có 168 người tham gia khảo sát Thông qua kỹ thuật thống kê suy luận Warp-PLS SEM, kết quả cho thấy hỗ trợ của trường đại học có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh ảnh hưởng của kiến thức kinh doanh đối với ý định kinh doanh Nó có ý nghĩa thiết thực đối với việc ưu tiên các chính sách về vấn đề học tập và sinh viên của trường đại học nhằm tập trung vào tất cả các hình thức hoạt động hoặc chương trình khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp của sinh viên dưới hình thức cộng đồng, cũng như sự cần thiết nghiêm túc trong việc hỗ trợ các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp sinh viên
Nghiên cứu của Ingrid Wakkee & cộng sự (2020) điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến YĐKN của sinh viên đại học, đó là: Định hướng kinh doanh cá nhân, Năng lực bản thân, Hỗ trợ giáo dục được nhận thức, Hỗ trợ quan hệ được nhận thức, Hỗ trợ cấu trúc được nhận thức, Chia sẻ kiến thức và Giới tính được đánh giá bằng SEM Kết quả của một cuộc khảo sát với 268 sinh viên cho thấy sự tự tin vào năng lực bản thân là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến YĐKN của sinh viên
Nghiên cứu Richmell Baaba Amanamah & cộng sự (2018) đã khám phá các quan điểm về rào cản của sinh viên đối với YĐKN kinh doanh của họ Nhóm tác giả đã phân tích dựa trên dữ liệu thu thập từ 731 sinh viên của một trường đại học công lập ở Ghana về nhận thức của với bốn loại rào cản đối với YĐKN (Kinh tế, Pháp lý, Văn hóa xã hội và Cá nhân) Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cả bốn loại đều góp phần cản trở ý định kinh doanh của sinh viên Các yếu tố kinh tế là rào cản được xếp hạng cao nhất đối với ý định kinh doanh (β
Cơ sở lý luận về ý định khởi nghiệp
1.2.1 Các khái niệm cơ bản
1.2.1.1 Khái niệm về khởi nghiệp kinh doanh
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về khởi nghiệp
Trần Ánh Phương & Lê Ba Phong (2019) quan niệm khởi nghiệp là một cá nhân hay một tổ chức con người đang trong quá trình bắt đầu kinh doanh, hay còn gọi là giai đoạn đầu lập nghiệp Khởi nghiệp không phải là quyết định tại một thời điểm mà là kết quả của một quá trình, là việc cá nhân có khả năng sắp xếp các nguồn lực để nắm bắt được cơ hội, trên tinh thần đổi mới, sáng tạo nhằm tạo việc làm, thu nhập và các giá trị cho riêng mình, đồng thời, tạo ra giá trị có lợi cho nhóm khởi nghiệp, người lao động, cộng đồng và nhà nước, hay là việc mở một doanh nghiệp mới (Đỗ Thị Hoa Liên, 2022)
Theo Lê Thị Minh Hằng & Nguyễn Sơn Tùng (2019) tìm hiểu thì khởi nghiệp còn được miêu tả là năng lực và sự sẵn sàng để phát triển, tổ chức và quản lý một doanh nghiệp mà trong đó doanh nhân (entrepreneur) chấp nhận bất kỳ rủi ro nào để tìm kiếm lợi nhuận (Albadri & Nasereddin, 2019)
Hoàng Kim Toản & cộng sự (2021) định nghĩa khởi nghiệp là một quá trình bắt đầu từ việc nhận biết cơ hội, từ đó phát triển ý tưởng để theo đuổi cơ hội qua việc thành lập công ty mới Vì vậy, khởi nghiệp là sự chấp nhận rủi ro để tự làm chủ, tạo lập một doanh nghiệp mới và thuê người khác làm việc cho mình
Như vậy, khởi nghiệp có thể hiểu là một cá nhân hoặc tổ chức nắm bắt cơ hội, tận dụng những nguồn lực sẵn có để bắt đầu lập nghiệp dựa trên những ý tưởng sáng tạo và năng lực, tạo ra những giá trị cho bản thân và cộng đồng xã hội
1.2.1.2 Khái niệm về ý định khởi nghiệp
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau của các tác giả về YĐKN kinh doanh, tuy nhiên chúng đều thống nhất về mặt nội hàm (Hoàng Kim Toản & cộng sự,
2021) YĐKN là một trạng thái tinh thần (Karimi & cộng sự, 2016; Passaro & cộng sự, 2018) khiến một cá nhân lựa chọn tự kinh doanh thay vì làm việc cho người khác (Wakkee & cộng sự, 2020)
YĐKN là trạng thái mà một cá nhân hướng đến tạo dựng một doanh nghiệp kinh doanh mới cho riêng mình; họ chưa kinh doanh nhưng có niềm tin là sẽ tạo ra một doanh nghiệp thành công của riêng mình (Trương Đức Thao & Nguyễn Trung Thuỳ Linh, 2019)
Theo Nguyễn Văn Định & cộng sự (2022), YĐKN kinh doanh của sinh viên là tiền đề, là sự sẵn sàng thực hiện hành vi kinh doanh có chủ ý của sinh viên với mong muốn tạo ra sản phẩm, dịch vụ có giá trị nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội
Từ những quan niệm trên, tác giả cho rằng YĐKN là trạng thái tinh thần của cá nhân, sẵn sàng lên kế hoạch thực hiện hành vi tạo lập doanh nghiệp của riêng họ
1.2.2 Vai trò của Khởi nghiệp đối với sự phát triển kinh tế
Theo Carree & Thurik (2003), hoạt động khởi nghiệp trong nền kinh tế tạo động lực cho phát triển kinh tế xã hội, những nơi có tỷ lệ thành lập doanh nghiệp cao thường có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao KN góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững trên ba phương diện: tăng cường đổi mới và chuyển giao trí thức, tăng cạnh tranh và tăng cường mức độ đa dạng hóa trong ngành và trong doanh nghiệp.
Thứ nhất, KN thúc đẩy quá trình truyền bá, khai thác, phát triển các trí thức mới đặc biệt ở loại hình Khởi sự kinh doanh (KSKD) tận dụng cơ hội Nghiên cứu của Audretsch (2004) khẳng định rằng tri thức mới có mối quan hệ cùng chiều với phát triển kinh tế vùng và tri thức mới có tác động gián tiếp tới phát triển kinh tế vùng thông qua các hoạt động tạo lập doanh nghiệp mới Thành lập doanh nghiệp mới là cơ sở cho gia tăng việc khai thác, vận dụng các tri thức mới một cách hiệu quả hơn Tri thức mới ra đời sẽ tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp mới gia nhập vào thị trường để khai thác các vùng thị trường mới hình thành mà cầu chưa được đáp ứng hoặc đáp ứng chưa tốt Các doanh nghiệp mới thành lập có thể gia tăng việc khai thác, vận dụng các tri thức mới một cách hiệu quả hơn khi các công ty hiện tại có khả năng sáng tạo ra trí thức nhưng không khai thác hiệu quả trí thức đó Sự gia tăng sự chia sẻ và trao đổi trí thức giữa các doanh nghiệp và các ngành kinh doanh lại là cơ sở cho các hoạt động đổi mới và phát triển công nghệ, đó chính là nhân tố hỗ trợ cho phát triển kinh tế.
Thứ hai, việc gia nhập mới của các doanh nghiệp trong ngành làm gia tăng sự cạnh tranh Cạnh tranh gia tăng sẽ đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn do các doanh nghiệp mới chịu sức ép phải tạo ra các ý tưởng, sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu riêng biệt của một nhóm khách hàng hoặc thị trường ngách Các thị trường mới mang tính chuyên biệt được hình thành lại tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp mới gia nhập Do vậy có tác động cải thiện sự phát triển của vùng và thúc đẩy tự do thương mại (Nguyễn Thu Thuỷ, 2016).
Thứ ba, KN tạo ra doanh nghiệp mới có tác động tích cực tới năng suất (Nguyễn Thuỳ Dung, 2018) Những ngành nào có nhiều doanh nghiệp mới gia nhập thường có sự tăng lên trong năng suất lao động và đổi mới trong dài hạn, đặc biệt đúng trong ngành dịch vụ Doanh nghiệp mới gia nhập không nhất thiết là doanh nghiệp dẫn đầu hoạt động đổi mới và có năng suất lao động cao hơn, mà việc gia nhập của các doanh nghiệp mới là có tác động tới kết quả hoạt động của ngành nói chung Tăng số lượng doanh nghiệp mới thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường và tính chất đào thải của cạnh tranh sẽ làm gia tăng năng suất, hiệu quả của chính các doanh nghiệp trong nỗ lực cải thiện vị thế thị trường - thúc đẩy đổi mới - đặc biệt là tạo ra những thị trường mới với đa dạng hóa hàng hóa và dịch vụ.
Thứ tư, thành lập nhiều doanh nghiệp mới tạo ra nhiều việc làm (Dhaliwa, 2016) Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tạo ra hàng triệu việc làm trên thế giới Ở Việt Nam, vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng được xã hội công nhận bằng việc đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của đất nước (Trần Hồng Hạnh, 2019) Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), khu vực DNNVV hiện chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, đóng góp tới 45% vào GDP, 31% vào tổng số thu ngân sách và thu hút hơn 5 triệu lao động Đặc biệt, ở các nước đang phát triển KN góp phần tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giảm nghèo đói Doanh nghiệp nhỏ là xương sống của khu vực kinh tế tư nhân, tạo ra nhiều việc làm và đóng góp thuế cho chính phủ, cải thiện cơ sở hạ tầng Đó là lý do hiện nay chính phủ các nước đều chú trọng tới đào tạo định hướng tinh thần doanh nhân và tăng cường hỗ trợ hoạt động KSKD
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến Ý định khởi nghiệp
Các nhân tố ảnh hưởng đến YĐKN của sinh viên:
Chương trình đào tạo, hay khóa học ngắn hạn về khởi nghiệp đã được công nhận là một yếu tố quyết định cho YĐKN (Nguyễn Phương Mai & cộng sự, 2018) Theo Nguyễn Văn Định & cộng sự (2022) tìm hiểu, giáo dục sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng và thái độ để theo đuổi sự nghiệp kinh doanh (Ooi, Selvarajah, & Meyer, 2011) Ambad & Damit (2016) định nghĩa giáo dục kinh doanh là những nội dung giáo dục liên quan đến chương trình, các bài giảng ngoại khóa, hoặc các khóa học cung cấp cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng và thái độ để theo đuổi sự nghiệp kinh doanh.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp nghiên cứu định lượng để làm rõ sự tác động của các nhân tố (Giáo dục khởi nghiệp, Nguồn vốn, Thái độ với khởi nghiệp, Nhận thức kiểm soát hành vi, Rào cản khởi nghiệp) tới ý định khởi nghiệp của sinh viên Nghiên cứu định lượng là loại hình nghiên cứu mà ta muốn lượng hóa sự biến thiên của đối tượng nghiên cứu và công cụ thống kê, mô hình hóa được sử dụng cho việc lượng hóa các thông tin của nghiên cứu định lượng (Nguyễn Huy Hoàng & cộng sự, 2020) Mục đích của bước nghiên cứu này là đo lường mức độ tác động của 5 nhân tố đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua kỹ thuật phát bảng câu hỏi đến sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội, với số mẫu điều tra là 223 Thông qua phần mềm SPSS 22.0, số liệu mẫu điều tra này được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu trong mô hình.
Quy trình nghiên cứu
Nhằm nghiên cứu đúng hướng và hoàn thành kế hoạch đã đề ra, tạo nền tảng của toàn bộ nghiên cứu sẽ được thực hiện, giúp tác giả thực hiện một cách dễ dàng trong một định hướng có hệ thống, để làm sáng tỏ thêm vấn đề cần nghiên cứu, đề tài được áp dụng phương pháp nghiên cứu trải qua các bước như sau:
Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả nghiên cứu và đề xuất)
Dữ liệu thứ cấp (qua các bài báo, tạp chí, luận văn về yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên)
Dữ liệu sơ cấp (thông qua cuộc khảo sát, phỏng vấn, điều tra các sinh viên khối ngành kinh tế của các trường đại học…)
Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu
Nghiên cứu định lượng Đánh giá độ tin cậy
Phân tích nhân tố khám phá - EFA
Loại bỏ các biến hệ số tương quan với biến tổng nhỏ (nhỏ hơn 0.3) Kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha
Loại các biến có trọng số EFA nhỏ
Kểm tra yếu tố trích được Điều chỉnh mô hình và giả thuyết nghiên cứu Đề xuất giải pháp nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kinh tế tại Hà Nội
Kiểm tra độ phù hợp của mô hình Kiểm tra các giả thuyết
Phân tích hồi quy bội Để hoàn thiện mục tiêu của đề tài nghiên cứu, bước đầu tiên cần làm là nghiên cứu các tài liệu trong nước và quốc tế của các học giả trước đây để đưa ra cái nhìn tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp Qua đó rút ra điểm giống và khác biệt giữa các nghiên cứu đồng thời chỉ ra được khoảng trống nghiên cứu của đề tài Từ cơ sở lý luận, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu thể hiện mối quan hệ giữa các nhân tố với nhau, sau đó thu thập dữ liệu và dùng phần mềm SPSS để kiểm định xem các giả thiết nghiên cứu này đạt hay không đạt
Dữ liệu nghiên cứu cần được thu thập bao gồm các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp Các dữ liệu thứ cấp được tìm kiếm qua các bài báo, tạp chí, luận văn về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Tác giả thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua cuộc khảo sát, phỏng vấn điều tra các sinh viên thuộc các trường đại học ở Hà Nội bằng bảng câu hỏi khảo sát
Nghiên cứu áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, kết quả khảo sát sẽ được làm sạch và đưa vào xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0 Tác giả sử dụng phương pháp đánh giá độ tin cậy để loại bỏ các biến hệ số tương quan với biến tổng nhỏ (nhỏ hơn 0.3) Theo Nunnally (1978), một thang đo tốt nên có độ tin cậy Cronbach’s Alpha từ 0.7 trở lên Hair và cộng sự (2009) cũng cho rằng, một thang đo đảm bảo tính đơn hướng và đạt độ tin cậy nên đạt ngưỡng Cronbach’s Alpha từ 0.7 trở lên, tuy nhiên, với tính chất là một nghiên cứu khám phá sơ bộ, ngưỡng Cronbach’s Alpha là 0.6 có thể chấp nhận được Tác giả tiến hành kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha, từ đó làm cơ sở đưa các biến quan sát thỏa mãn điều kiện vào phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi loại bỏ các biến có trọng số EFA nhỏ và kiểm tra yếu tố trích được, tác giả điều chỉnh mô hình và giả thuyết nghiên cứu, rồi phân tích hồi quy để kiểm tra độ phù hợp của mô hình và kiểm tra các giả thuyết Cuối cùng là kết luận và đề xuất các giải pháp nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viên.
Mô hình nghiên cứu đề xuất
Qua cơ sở lý luận đã nêu ở Chương 1, mô hình nghiên cứu được tác giả đề xuất bao gồm 5 biến độc lập: (1) Giáo dục khởi nghiệp, (2) Nguồn vốn, (3) Thái độ với khởi nghiệp, (4) Nhận thức kiểm soát hành vi, (5) Rào cản khởi nghiệp và 1 biến phụ thuộc là Ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kinh tế tại Hà Nội được trình bày cụ thể trong hình 2.3
Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Dựa vào mô hình nghiên cứu đề xuất, tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu được trình bày trong bảng 2.1 dưới đây:
Thái độ với khởi nghiệp Ý định khởi nghiệp
Nhận thức kiểm soát hành vi Rào cản khởi nghiệp
Bảng 2.1 Các giả thuyết nghiên cứu
Giáo dục khởi nghiệp có tác động cùng chiều với Ý định khởi nghiệp của sinh viên
Nguồn vốn có tác động cùng chiều với Ý định khởi nghiệp của sinh viên
Thái độ với khởi nghiệp có tác động cùng chiều với Ý định khởi nghiệp của sinh viên
Nhận thức kiểm soát hành vi có tác động cùng chiều với Ý định khởi nghiệp của sinh viên
Rào cản khởi nghiệp có tác động ngược chiều với Ý định khởi nghiệp của sinh viên
(Nguồn: Tác giả đề xuất)
Thu thập dữ liệu
Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp dựa trên các lý thuyết và các thang đo có sẵn trên thế giới Các thang đo này được kiểm định trên nhiều đối tượng và nhiều quốc gia khác nhau Và ở nghiên cứu này, tác giả đã ứng dụng cho môi trường Việt Nam với đối tượng là các sinh viên khối ngành kinh tế tại Hà Nội Các thang đo được tác giả điều chỉnh, bổ sung và trình bày cụ thể trong các bảng dưới đây
Thang đo “Giáo dục khởi nghiệp”
Thang đo này dựa vào thang đo của Koe (2016), Haris & cộng sự (2016), Gaddam (2008) gồm 05 biến quan sát được mã hoá từ GD1 đến GD5
Bảng 2.2 Thang đo Giáo dục khởi nghiệp
STT Giáo dục khởi nghiệp Nguồn
Chương trình học của nhà trường đã cung cấp cho bạn đầy đủ những kiến thức cần thiết cho việc khởi nghiệp
Nhà trường thường tổ chức những hoạt động định hướng về khởi nghiệp cho sinh viên (các hội thảo khởi nghiệp, cuộc thi khởi nghiệp)
GD3 Các môn học và môi trường học tập giúp tôi phát triển ý tưởng kinh doanh
GD4 Nhà trường luôn tạo điều kiện để tôi làm việc theo nhóm
Tôi được thảo luận về các ý tưởng khởi nghiệp trong quá trình học tập tại trường
Thang đo “Nguồn vốn” dựa trên thang đo của Lương Ngọc Minh
(2019), Võ Văn Hiền & Lê Hoàng Vân Trang (2020) gồm 04 biến quan sát được mã hoá từ NV1 đến NV4
Bảng 2.3 Thang đo Nguồn vốn
Tôi có thể huy động vốn từ gia đình, người thân và bạn bè để kinh doanh
NV2 Tôi có thể tích lũy vốn từ việc làm thêm hoặc tiết kiệm
Lương Ngọc Minh (2019), Võ Văn Hiền & Lê Hoàng Vân
Tôi có thể huy động vốn từ những nguồn vốn khác (ngân hàng, quỹ tín dụng,…)
NV4 Địa phương của tôi có các chính sách hỗ trợ vốn cho sinh viên
Thang đo “Thái độ với khởi nghiệp”
Thang đo “Thái độ với khởi nghiệp” dựa trên thang đo của Trương Hoàng Diệp Hương & cộng sự (2022), E Serra Yurtkoru & cộng sự (2014) gồm
05 biến quan sát được mã hoá từ TD1 đến TD5
Bảng 2.4 Thang đo Thái độ với khởi nghiệp
STT Thái độ với khởi nghiệp Nguồn
TD1 Tôi cảm thấy hứng thú với việc khởi nghiệp
Trương Hoàng Diệp Hương & cộng sự (2022), E Serra Yurtkoru & cộng sự (2014)
TD2 Trong các lựa chọn khác nhau, khởi nghiệp là lựa chọn ưu tiên của tôi
TD3 Nếu có cơ hội và nguồn lực, tôi sẽ khởi nghiệp
TD4 Trở thành một doanh nhân sẽ đem lại cho tôi nhiều lợi ích hơn là bất lợi
TD5 Tôi sẽ rất hài lòng khi trở thành một doanh nhân
Thang đo “Nhận thức kiểm soát hành vi”
Thang đo “Nhận thức kiểm soát hành vi” dựa trên thang đo của Lê Thị Trang Đài & Nguyễn Thị Phương Anh (2016), Nguyễn Phương Mai & cộng sự
(2018), Võ Văn Hiền & Lê Hoàng Vân Trang gồm 05 biến quan sát được mã hoá từ NT1 đến NT5
Bảng 2.5 Thang đo Nhận thức kiểm soát hành vi
STT Nhận thức kiểm soát hành vi Nguồn
NT1 Tôi có thể kiểm soát quá trình bắt đầu một công ty mới
Lê Thị Trang Đài & Nguyễn Thị Phương Anh (2016), Nguyễn Phương Mai & cộng sự (2018),
Võ Văn Hiền & Lê Hoàng Vân
NT2 Tôi biết cụ thể những việc cần làm để tiến hành kinh doanh
NT3 Tôi biết cách để phát triển một công ty
Bắt đầu khởi nghiệp và duy trì hoạt động kinh doanh có lẽ sẽ dễ dàng đối với tôi
NT5 Nếu cố gắng, tôi sẽ thành công trong việc kinh doanh
Thang đo “Rào cản khởi nghiệp”
Thang đo “Rào cản khởi nghiệp” dựa trên thang đo của Bùi Huy Hải Bích & Phạm Tiến Minh (2021) gồm 05 biến quan sát được mã hoá từ RC1 đến RC5
Bảng 2.6 Thang đo Rào cản khởi nghiệp
STT Rào cản khởi nghiệp Nguồn
RC1 Các doanh nghiệp mới khó tiếp cận thâm nhập thị trường
Bùi Huy Hải Bích & Phạm Tiến
RC2 Kinh doanh khiến tôi bị căng thẳng, áp lực
RC3 Tôi nhận thấy mình còn thiếu kỹ năng quản lý kinh doanh
RC4 Tôi nhận thấy mình còn thiếu kiến thức về kinh doanh
RC5 Tôi sợ thất bại trong kinh doanh
Thang đo “Ý định khởi nghiệp”
Thang đo “Ý định khởi nghiệp” dựa trên thang đo của Wang Jiatong & cộng sự (2021), Hoàng Thị Thương (2014) gồm 03 biến quan sát được mã hoá từ YD1 đến YD3
Bảng 2.7 Thang đo Ý định khởi nghiệp
STT Ý định khởi nghiệp Nguồn
YD1 Tôi nhất định sẽ khởi nghiệp trong tương lai gần
Wang Jiatong & cộng sự (2021), Hoàng Thị Thương (2014)
YD2 Tôi sẵn sàng làm mọi thứ để trở thành một doanh nhân
YD3 Mục tiêu nghề nghiệp của tôi là trở thành doanh nhân
Bài nghiên cứu này sử dụng bộ tiêu chí đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến YĐKN được đề xuất gồm 24 biến quan sát được thừa kế, tổng hợp và hiệu chỉnh từ nhiều tác giả, bao gồm Giáo dục khởi nghiệp (5 câu hỏi), Nguồn vốn
(4 câu hỏi), Thái độ với khởi nghiệp (5 câu hỏi), Nhận thức kiểm soát hành vi
(5 câu hỏi), Rào cản khởi nghiệp (5 câu hỏi) và thang đo biến phụ thuộc Ý định khởi nghiệp (3 câu hỏi)
Tác giả đã xây dựng bảng hỏi nhằm thu thập dữ liệu phục vụ cho bài nghiên cứu bằng cách sử dụng thang đo Likert trong phiếu điều tra, bởi đó là thang đo được sử dụng phổ biến (Losby và Wetmore, 2012) Thang đo Likert
5 mức độ được sử dụng để đánh giá với 1 là “hoàn toàn không đồng ý” cho đến
5 là “hoàn toàn đồng ý” Ngoài ra, tác giả còn bổ sung thêm các câu hỏi về thông tin cá nhân phục vụ mục đích thống kê (giới tính, bậc học, trường đào tạo)
Phương pháp thu thập dữ liệu
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu thuận tiện, phi xác suất vì những khó khăn trong quá trình tiếp cận các đối tượng nghiên cứu, cũng như phù hợp với mục đích và điều kiện của người làm nghiên cứu Đây là cách chọn mẫu không theo quy luật ngẫu nhiên, người nghiên cứu có thể thực hiện theo sự thuận tiện, chọn những phần tử mà có thể tiếp cận được (Nguyễn Hải Quang & Cao Nguyễn Trung Cường, 2017)
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), trong phân tích nhân tố thì số biến quan sát (cỡ mẫu) ít nhất phải bằng 4 hoặc 5 lần số biến Trong mô hình nghiên cứu này, có 5 biến độc lập, trong đó có 24 biến quan sát và 1 biến phụ thuộc có 3 biến quan sát nên tổng số biến quan sát là 27 biến, số mẫu tối thiểu phải có là 27 x 5 = 135 mẫu Để đảm bảo độ tin cậy của quá trình nghiên cứu, tác giả phải chọn số lượng mẫu tối thiểu là 135 mẫu Tác giả đã tiến hành phát ra 223 phiếu khảo sát trực tiếp đồng thời tiến hành bảng khảo sát online.
Phân tích dữ liệu
Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được làm sạch và xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0 Trong quá trình phân tích định lượng, tác giả lập bảng tần số thống kê mô tả mẫu, sử dụng phương pháp đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định hồi quy
Lập bảng tần số thống kê mô tả
Dựa trên kết quả đã thu thập, tác giả phân tích cơ cấu về giới tính, bậc học, trường đào tạo của sinh viên Sau đó, đưa ra đánh giá trung bình các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kinh tế
Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng cách sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, để loại các biến không phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả trước khi phân tích nhân tố EFA Từ đó giúp loại đi những biến quan sát, những thang đo không đạt Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,8 đến gần 1 thì thang đo lường tốt, từ 0,7 đến 0,8 là có thể sử dụng được Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên cũng có thể cân nhắc sử dụng trong bối cảnh nghiên cứu mới (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)
Phân tích nhân tố khám phá EFA
Tác giả tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA cho toàn bộ các biến quan sát với phép quay góc Varimax, eigenvalue > 1 để tìm ra các nhân tố đại diện cho các biến Varimax cho phép xoay nguyên góc các nhân tố để tối thiểu hoá số lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố, vì vậy sẽ tăng cường khả năng giải thích các nhân tố (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) Theo Hair và cộng sự (2010), các tiêu chuẩn khi phân tích EFA:
Chỉ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin measure of sampling adequacy): có giá trị trong khoảng từ 0,5 đến 1 thì phù hợp để phân tích nhân tố khám phá Với kiểm định Bartlett’s, nếu giả thuyết H0 không được bác bỏ thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp (H0: các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể) Nếu kiểm định Bartlett’s có ý nghĩa (sig.