Mục đích của bài nghiên cứu là tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn ShopeeFood của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội. Đồng thời đề xuất một số giải pháp cho doanh nghiệp vận hành ShopeeFood nhằm thúc đẩy ý định sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn ShopeeFood của sinh viên.
Trang 1KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG ỨNG DỤNG ĐẶT ĐỒ
ĂN SHOPEEFOOD CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : PGS.TS NGUYỄN MẠNH TUÂN SINH VIÊN THỰC HIỆN : PHAN THỊ DIỆU HUYỀN
Hà Nội - Tháng 05 Năm 2023
Trang 2KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG ỨNG DỤNG ĐẶT ĐỒ
ĂN SHOPEEFOOD CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : PGS.TS NGUYỄN MẠNH TUÂN GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN :
SINH VIÊN THỰC HIỆN : PHAN THỊ DIỆU HUYỀN
Hà Nội - Tháng 05 Năm 2023
Trang 3sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn ShopeeFood của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội”
là công trình nghiên cứu độc lập Mọi dữ liệu được thu thập từ nguồn tài liệu thứ cấp
có liên quan đã được trích dẫn theo quy định Các số liệu sơ cấp và kết quả nghiên cứu trong nghiên cứu này hoàn toàn khách quan, trung thực và không có sự sao chép
từ các đề tài có trước
Sinh viên Huyền Phan Thị Diệu Huyền
Trang 4Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy cô của Viện Quản trị kinh doanh đã tạo điều kiện thuận lợi, nhiệt tình truyền đạt kiến thức và hỗ trợ em trong suốt 4 năm học tại trường
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Nguyễn Mạnh Tuân - giảng viên hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp đã tận tình hỗ trợ, góp ý cho em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thiện bài khóa luận này
Em cũng xin cảm ơn bạn bè và những người thân trong gia đình đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện, động viên để em có thể hoàn thành bài khóa luận này Đặc biệt, em xin được gửi lời cảm ơn đến các anh/chị đã tham gia thực hiện bài khảo sát để giúp em có thể thu thập được những số liệu khách quan phục vụ cho bài nghiên cứu
Do còn hạn chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm nên bài nghiên cứu không thể tránh khỏi những sai sót Em rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của các thầy cô để bài khóa luận tốt nghiệp có thể đầy đủ và hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên Huyền, Phan Thị Diệu Huyền
Trang 5DANH MỤC BẢNG ii
DANH MỤC HÌNH iv
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Câu hỏi nghiên cứu 4
5 Bố cục nghiên cứu 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Ý ĐỊNH SỬ DỤNG ỨNG DỤNG ĐẶT ĐỒ ĂN 5
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 5
1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài 5
1.1.2 Các nghiên cứu trong nước 12
1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu 16
1.2 Cơ sở lý luận về ý định sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn 16
1.2.1 Hành vi người tiêu dùng 16
1.2.2 Ứng dụng đặt đồ ăn 17
1.2.3 Ý định sử dụng 19
1.3 Các mô hình lý thuyết liên quan 19
1.3.1 Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) 19
1.3.2 Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior - TPB) 20
1.3.3 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM - Technology Acceptance Model) 21 1.4 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu 22
1.4.1 Cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu 22
1.4.2 Mô hình nghiên cứu 24
1.4.3 Các giả thuyết nghiên cứu 25
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
Trang 62.2.2 Thiết kế mẫu 37
2.2.3 Thiết kế bảng câu hỏi 37
2.3 Phương pháp nghiên cứu 38
2.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 38
2.3.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 38
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43
3.1 Giới thiệu bối cảnh nghiên cứu 43
3.2 Thống kê mẫu nghiên cứu 43
3.2.1 Thống kê mẫu theo giới tính 44
3.2.2 Thống kê mẫu theo năm học 44
3.2.3 Thống kê mẫu theo thu nhập 45
3.2.4 Thống kê mẫu theo thời gian sử dụng internet 46
3.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo 46
3.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA 47
3.4.1 Biến độc lập 48
3.4.2 Biến phụ thuộc 50
3.5 Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu 51
3.5.1 Phân tích tương quan Pearson 51
3.5.2 Phân tích hồi quy 53
3.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu 58
3.6.1 Nhận thức sự tin tưởng 58
3.6.2 Nhận thức tính dễ sử dụng 59
3.6.3 Nhận thức sự hữu ích 60
3.6.4 Chuẩn chủ quan 60
3.6.5 Mong đợi về giá 61
3.6.6 Nhận thức rủi ro 61
Trang 7ShopeeFood của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội 63
4.1.1 Nâng cao Nhận thức sự tin tưởng 63
4.1.2 Nâng cao Nhận thức tính dễ sử dụng 66
4.1.3 Nâng cao Nhận thức sự hữu ích 67
4.1.4 Nâng cao Chuẩn chủ quan 69
4.1.5 Nâng cao Mong đợi về giá 70
4.2 Các đóng góp của đề tài nghiên cứu 71
KẾT LUẬN 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1 TRA Theory of Reasoned Action Thuyết hành động hợp lý
2 TPB Theory of Planned Behavior Thuyết hành vi dự định
3 TAM Technology Acceptance Model Mô hình chấp nhận công nghệ
4 EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá
5 ANOVA Analysis of variance Phân tích phương sai
6 VIF Variance inflation factor Hệ số phóng đại phương sai
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.3 Các yếu tố được sử dụng trong bài nghiên cứu 23
Bảng 2.7 Thang đo Ý định sử dụng ứng dụng ShopeeFood 36
Bảng 3.4 Thống kê mẫu theo thời gian sử dụng Internet/ngày 46 Bảng 3.5 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo 46 Bảng 3.6 Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các biến độc lập 48 Bảng 3.7 Tổng phương sai trích của các biến độc lập 48
Trang 10Bảng 3.8 Ma trận xoay nhân tố 49 Bảng 3.9 Hệ số KMO và kiểm định Bartlett biến phụ thuộc 50 Bảng 3.10 Tổng phương sai trích của biến phụ thuộc 51
Bảng 3.12 Kết quả phân tích tương quan Pearson 52
Trang 11DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Mô hình Thuyết hành động hợp lý (TRA) 20 Hình 1.2 Mô hình Thuyết hành vi dự định (TPB) 21
Hình 3.1 Biểu đồ tần số của phần dư chuyển hóa 55
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế số, Internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của người dân Theo báo cáo của WeAreSocial, vào đầu năm 2023, Việt Nam có 161.6 triệu kết nối di động với tổng
số người dùng Internet là 77.93 triệu người, tăng 5.3 triệu người so với đầu năm 2022 Trung bình mỗi ngày, một người dành ra 6 giờ 23 phút để sử dụng internet gồm 3 giờ
32 phút sử dụng internet trên điện thoại di động và 2 giờ 51 phút trên máy tính và máy tính bảng Người dùng kết nối internet để phục vụ việc liên lạc với người thân, tìm kiếm thông tin, mua sắm và các hoạt động khác thông qua website và các ứng dụng di động Dữ liệu từ báo cáo cũng chỉ ra tính đến đầu năm 2023, có tổng 3.49 tỉ lượt tải ứng dụng di động tại Việt Nam, tăng 123 triệu lượt so với đầu năm 2022 Người dân đã chi ra ra 505.9 triệu USD để mua các ứng dụng và chi trả cho các giao dịch trong ứng dụng, tăng 21.7% so với năm 2022 [48] Những con số này cho thấy tiềm năng cho hoạt động thương mại điện tử nói chung và hoạt động thương mại di động nói riêng dành cho các doanh nghiệp kinh doanh là rất lớn
Kể từ khi đại dịch COVID-19 diễn ra, thói quen tiêu dùng của người dân có
sự thay đổi lớn, ngày càng nhiều người chuyển dịch sang sử dụng các nền tảng thương mại di động bao gồm các ứng dụng đặt đồ ăn trực tuyến Theo báo cáo của Grab tổng hợp từ dữ liệu công ty và kết quả khảo sát đối với hơn 60.000 người dùng dịch vụ giao đồ ăn và hàng hoá tại khu vực Đông Nam Á người dùng tại Đông Nam Á cho thấy sau đại dịch COVID 19, người tiêu dùng vẫn tiếp tục ưu thích sử dụng các dịch
vụ giao hàng, giao đồ ăn Số liệu chỉ ra có 70% người khảo sát cho rằng dịch vụ giao hàng là hoạt động thiết yếu trong cuộc sống hậu COVID-19, người tiêu dùng Đông Nam Á đang sử dụng ứng dụng giao hàng như một công cụ tìm kiếm món ăn [26] Điều này chỉ ra rằng các ứng dụng giao nhận đồ ăn đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của người tiêu dùng Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, cũng như cho thấy rằng thị trường giao nhận đồ ăn đang có sự cạnh tranh ngày một lớn hơn
Trang 13Theo báo cáo của Momentum Works, năm 2022 Việt Nam lọt Top 3 thị trường đóng góp nhiều nhất cho sự tăng trưởng của mảng giao nhận đồ ăn tại khu vực Đông Nam Á, ghi nhận lần đầu tiên lượng người tiêu dùng Việt Nam đặt đồ ăn qua các ứng dụng đặt đồ ăn tăng mạnh [35] Tính đến đầu năm 2023, Việt Nam có 13.77 triệu người sử dụng dịch vụ đặt đồ ăn thông qua nền tảng trực tuyến [48] Dự kiến quy mô của thị trường dịch vụ đặt đồ ăn trực tuyến Việt Nam đến năm 2025 sẽ đạt 2.7 tỉ USD (con số toàn cầu là 1.45 ngàn tỉ USD) [44] Về thị phần dịch vụ giao đồ ăn, năm 2022, GrabFood là dịch vụ giao đồ ăn hàng đầu tại Việt Nam, nắm giữ 45% thị phần trong mảng này ShopeeFood theo sát là nền tảng giao đồ ăn phổ biến thứ hai trong nước với 41% thị phần Tiếp sau đó là Baemin (12%) và đứng cuối là Gojek (2%) [35] Phần lớn thị phần mảng dịch vụ giao đồ ăn nằm trong tay GrabFood và ShopeeFood, tương tự như các năm trước đó Đối với ShopeeFood, tuy gia nhập vào mảng dịch vụ giao nhận thức ăn sớm hơn các đối thủ còn lại nhưng thị phần dành được lại xếp sau GrabFood trong nhiều năm Điều này một phần đến từ ưu thế của GrabFood thông qua việc tận dụng đội ngũ đối tác tài xế xe công nghệ GrabBike Trong bối các đối thủ hiện tại đang không ngừng phát triển và tiếp tục có những đối thủ mới gia nhập ShopeeFood cần có những động thái cụ thể để giữ vững vị thế và tăng trưởng thị phần ShopeeFood đã thực hiện điều này bằng việc thay đổi nhận diện thương hiệu
từ Now thành ShopeeFood để xây dựng một hệ sinh thái bền vững thông qua tích hợp với sàn thương mại điện tử Shopee và ví điện tử ShopeePay Hành động này góp phần mang lại nhiều lợi ích hơn cho người dùng, đối tác nhà hàng, quán ăn và tài xế đồng thời thu hút thêm được nhiều khách hàng từ các mảng khác như Shopee, ShopeePay,… Kết quả là ShopeeFood ghi nhận số lượng đơn đặt hàng tăng trưởng đáng kể trong năm 2022 so với một năm trước đó, lượng người dùng tích cực nhất trên nền tảng này thường ở độ tuổi từ 18 - 22 [35] Điều này cho thấy, để có thể có thể tiếp tục phát triển, ShopeeFood cần có bước đi thích hợp và chú trọng vào các đối tượng khách hàng, đặc biệt là khách hàng trẻ
Chính vì những lý do trên, giả lựa chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn ShopeeFood của sinh viên Đại học Quốc gia Hà
Trang 14Nội” nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn
ShopeeFood của sinh viên Cùng với đó, dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra các khuyến nghị để ShopeeFood có thể nâng cao chất lượng dịch vụ của ứng dụng,
từ đó có thể thu hút khách hàng sử dụng, đặc biệt là sinh viên
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của bài nghiên cứu là tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn ShopeeFood của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội Đồng thời đề xuất một số giải pháp cho doanh nghiệp vận hành ShopeeFood nhằm thúc đẩy
ý định sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn ShopeeFood của sinh viên
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về ý định sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn
Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn ShopeeFood của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội
Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy ý định sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn ShopeeFood của sinh viên cho doanh nghiệp vận hành ứng dụng ShopeeFood
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn ShopeeFood của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 03 năm 2023 đến tháng 05
năm 2023 Quá trình thu thập dữ liệu thứ cấp được thực hiện từ tháng 03 năm 2023 đến tháng 04 năm 2023 Quá trình thu thập dữ liệu sơ cấp được thực hiện từ tháng 04 năm 2023 đến tháng 05 năm 2023
Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại các trường, khoa trực
thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội
Trang 15Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn ShopeeFood của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội
4 Câu hỏi nghiên cứu
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn ShopeeFood của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội?
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng đặt
đồ ăn ShopeeFood của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội như thế nào?
Công ty quản lý và vận hành ứng dụng ShopeeFood cần làm gì để thúc đẩy ý định sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn ShopeeFood của sinh viên?
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Đề xuất giải pháp thúc đẩy ý định sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn ShopeeFood của sinh viên
Trang 16CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ Ý ĐỊNH SỬ DỤNG ỨNG DỤNG ĐẶT ĐỒ ĂN
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Tác giả thực hiện nghiên cứu nhằm khám phá về Đổi mới cá nhân, Sự tin tưởng, Nhận thức sự hữu ích, Nhận thức tính dễ sử dụng và ý định sử dụng các ứng dụng giao đồ ăn thông qua thử nghiệm mô hình chấp nhận công nghệ mở rộng Bằng cách sử dụng Google Forms, dữ liệu được thu thập trong khoảng thời gian hai tuần
từ những người Hàn Quốc đã có kinh nghiệm sử dụng các ứng dụng giao đồ ăn trên thiết bị di động Tổng cộng có 296 câu trả lời đã được sử dụng để kiểm tra các giả thuyết Kết quả cho thấy Đổi mới cá nhân có tác động tích cực đến Nhận thức tính dễ
sử dụng Niềm tin đã được xác định có ảnh hưởng tích cực đến Nhận thức sự hữu ích
và Nhận thức tính dễ sử dụng Các biến Nhận thức sự hữu ích và Nhận thức tính dễ
sử dụng có ảnh hưởng đáng kể đến ý định sử dụng các ứng dụng giao đồ ăn Nghiên cứu cung cấp ý nghĩa thực tế bằng cách gợi ý rằng tính dễ sử dụng với các ứng dụng giao đồ ăn đáng được xem xét thêm trong các nghiên cứu tiếp theo Nhận thức tính
dễ sử dụng đã được chứng minh là một yếu tố quan trọng trong việc gia tăng ý định
sử dụng các ứng dụng giao đồ ăn và có thể giúp tác động đến việc tạo ra các chiến lược để tăng cường sử dụng liên tục (An và cộng sự, 2023) [11]
Nghiên cứu nhằm xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng các ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến bằng điện thoại thông minh của khách hàng Các yếu tố được kiểm tra trong nghiên cứu dựa trên lý thuyết hợp nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) cụ thể là Kỳ vọng hiệu quả, Kỳ vọng nỗ lực, Ảnh hưởng xã hội, Chất lượng thông tin, Định hướng tiết kiệm giá và Định hướng tiết kiệm thời gian đối với ý định sử dụng các ứng dụng Ngoài ra, mô hình nghiên cứu này còn được mở rộng thêm một khía cạnh là thái độ đối với dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến, từ đó dẫn đến ý định sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến qua điện thoại thông minh Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng và 256 người đã tham gia vào khảo sát phục vụ nghiên cứu Các câu hỏi được phân phát bằng kỹ thuật lấy mẫu thuận tiện và dữ liệu
Trang 17được phân tích bằng cách sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất từng phần Kết quả cho thấy bốn yếu tố gồm: Ảnh hưởng xã hội, Chất lượng thông tin, Định hướng tiết kiệm giá và Định hướng tiết kiệm thời gian có mối quan hệ tích cực và ảnh hưởng đáng kể đến thái độ đối với dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến và ý định sử dụng ứng dụng Thái độ đối với dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến cũng có ảnh hưởng đáng kể đến ý định sử dụng Nghiên cứu cũng chỉ ra tuổi tác không có ý nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh mối quan hệ giữa thái độ và ý định sử dụng (Pitchay và cộng
sự, 2022) [42]
Nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu nhằm mục đích xác định ảnh hưởng của Nhận thức rủi ro và Nhận thức lợi ích đến việc lựa chọn và sử dụng các ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến của người tiêu dùng ở Ấn Độ Nghiên cứu cũng nhằm khám phá những lý do đằng sau hành vi lựa chọn ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến của người tiêu dùng và cách nó ảnh hưởng đến thái độ và ý định hành vi toàn diện của họ (truyền miệng và ý định sử dụng lại) Phản hồi từ 337 người dùng ứng dụng là các sinh viên đại học đã được sử dụng để phân tích nhân tố khám phá cho nhóm nhân tố rủi ro và nhóm nhân tố lợi ích Kết quả nghiên cứu cho thấy Nhận thức lợi ích và Thái độ có ảnh hưởng tích cực đến ý định hành vi sử dụng, Nhận thức rủi ro có ảnh hưởng tiêu cực đến ý định hành vi sử dụng Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra Nhận thức lợi ích có ảnh hưởng tích cực đến Thái độ và Nhận thức rủi ro có ảnh hưởng tiêu cực đến Thái độ (Gupta và Duggal, 2021) [27]
Mục đích của nghiên cứu là điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng các ứng dụng giao đồ ăn trong đại dịch COVID-19, nghiên cứu trường hợp ở Bangkok, Thái Lan Nghiên cứu sử dụng các kỹ thuật định lượng liên quan đến mô hình phương trình cấu trúc để đánh giá tác động của các biến ngoại sinh đến các biến nội sinh Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ những người đã cài đặt và sử dụng các ứng dụng giao đồ ăn Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng Kỳ vọng hiệu quả, Kỳ vọng nỗ lực, Ảnh hưởng xã hội, Tính kịp thời, Sự phù hợp của nhiệm vụ với công nghệ, Nhận thức
sự tin tưởng và Cảm nhận sự an toàn có ảnh hưởng đáng kể đến ý định sử dụng các ứng dụng giao đồ ăn trong đại dịch COVID-19 (Muangmee và cộng sự, 2021) [36]
Trang 18Nghiên cứu của tác giả tập trung vào tác động của mối quan hệ giữa các biến bao gồm Chất lượng web đối với Nhận thức sự hữu ích, Chất lượng web đối với Ý định hành vi và Nhận thức sự hữu ích đối với Ý định hành vi Đối tượng nghiên cứu
là những người dùng ShopeeFood tại Thành phố Samarinda Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng, dữ liệu được thu thập bằng phương pháp điều tra thông qua bảng câu hỏi và thu về 90 mẫu Kết quả nghiên cứu cho thấy Chất lượng web có tác động tích cực đến Nhận thức sự hữu ích, Chất lượng web có tác động tích cực đến Ý định hành vi và Nhận thức sự hữu ích có tác động tích cực đến Ý định hành vi Tác giả đưa ra đề xuất rằng ShopeeFood cần cải thiện hơn nữa chất lượng web để gia tăng
ý định hành vi quan tâm sử dụng ShopeeFood một cách bền vững (Pawesty và cộng
sự, 2022) [40]
Nhóm tác giả tiến hành điều tra chuyên sâu về độ tin cậy, tính thuận tiện, chất lượng và giá cả của ứng dụng GrabFood nhằm mục đích tìm hiểu ý định sử dụng ứng dụng này của người tiêu dùng Một cuộc khảo sát được thực hiện bằng cách gửi biểu mẫu tới 150 người để tìm hiểu về ý định sử dụng ứng dụng GrabFood của họ Kết quả nghiên cứu cho thấy Nhận thức sự tin tưởng và Mong đợi về giá có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng GrabFood của khách hàng trong đại dịch COVID-19, trong đó Mong đợi về giá có ảnh hưởng mạnh hơn đến ý định sử dụng Hơn nữa, phân tích dữ liệu chỉ ra rằng ý định sử dụng GrabFood của khách hàng trong đại dịch COVID-19 là rất cao Hầu hết khách hàng đều có thái độ tích cực với GrabFood và
họ có ý định sử dụng GrabFood trong tương lai Bên cạnh đó, họ cũng có xu hướng giới thiệu GrabFood cho người khác (Tan và cộng sự, 2022) [46]
Mục đích của nghiên cứu là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành
vi sử dụng ứng dụng giao đồ ăn Foodpanda của người tiêu dùng Dữ liệu sơ cấp và
dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua nhiều nguồn khác nhau Một khảo sát trực tuyến đã được tiến hành để thu thập thông tin từ 100 người trả lời Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố gồm Giá cả, Chất lượng thông tin và Nhận thức sự hữu ích
có ảnh hưởng đáng kể đến ý định hành vi sử dụng ứng dụng giao đồ ăn Foodpanda của người tiêu dùng(Aryani và cộng sự, 2022) [12]
Trang 19Nghiên cứu nhằm xem xét kỹ lưỡng các khía cạnh ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến trong thời kỳ bùng phát dịch COVID-19 tại khu vực Jabodetabek Tác giả đã áp dụng thuyết hành động hợp lý (TRA) kết hợp với các yếu tố Nhận thức sự tin tưởng, Cảm nhận về lợi thế tương đối, Nhận thức rủi ro và Thái độ đối với việc sử dụng để đưa ra những nhận định về các yếu tố ảnh hưởng đến
ý định của người tiêu dùng khi sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến Việc thu thập
dữ liệu được thực hiện bằng phương pháp lấy mẫu định lượng, phi xác suất, có chủ đích Công cụ nghiên cứu là bảng câu hỏi trực tuyến được phát cho tất cả những người
đã từng sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến ít nhất một lần, trong đợt bùng phát COVID-19 (tháng 02 đến tháng 05 năm 2020) Tổng số có 127 phiếu điều tra hợp lệ được sử dụng để phân tích số liệu Kết quả cho thấy Nhận thức sự tin tưởng, Cảm nhận về lợi thế tương đối và Nhận thức rủi ro có ảnh hưởng đến thái độ của người tiêu dùng đối với việc sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến Nhận thức sự tin tưởng
và Thái độ sử dụng ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến, Nhận thức rủi ro lại ảnh hưởng tiêu cực đến ý định sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến trong đợt bùng phát COVID-19 tại khu vực Jabodetabek (Kartono và Tjahjadi, 2021) [33]
Nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của Nhận thức tính dễ sử dụng, Nhận thức sự hữu ích và Nhận thức rủi ro đối với ý định hành vi sử dụng ứng dụng Go-Food trong Mr Bre's Geprek Chicken và các doanh nghiệp tương tự khác Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng Phương pháp lấy mẫu có mục đích đã được sử dụng và mẫu bao gồm 100 người trả lời Một bảng câu hỏi trực tuyến đã được dùng
để thu thập dữ liệu bằng Google Form Sau khi phân tích dữ liệu, kết quả nghiên cứu cho thấy Nhận thức sự hữu ích, Nhận thức rủi ro và Thái độ đối với ứng dụng có ảnh hưởng đến ý định sử dụng, nhận thức tính dễ sử dụng không có ảnh hưởng đến ý định
sử dụng (Bregashtian và Herdinata, 2021) [19]
Tác giả thực hiện nghiên cứu nhằm xem xét về dịch vụ giao đồ ăn từ góc nhìn của người dùng ứng dụng di động và lối sống của người tiêu dùng đang thay đổi như thế nào nhờ sự tiện lợi mà ứng dụng mang lại Thông qua một cuộc khảo sát trực
Trang 20tuyến nhắm vào các khách hàng sử dụng ứng dụng giao đồ ăn ở Hoa Kỳ, nghiên cứu của nhóm tác giả đã phân tích các động lực chính khiến họ sử dụng và đề xuất các dịch vụ dựa trên công nghệ này Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các biến trong mô hình TPB là Thái độ đối với hành vi và Chuẩn chủ quan có ảnh hưởng đến ý định sử dụng và ý định truyền miệng (WOM) của khách hàng Tính bảo mật ảnh hưởng đến
ý định truyền miệng, trong khi Khả năng tương thích với lối sống của khách hàng ảnh hưởng đến ý định sử dụng các ứng dụng giao đồ ăn Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng Nhận thức kiểm soát hành vi chỉ quan trọng đối với khách hàng lớn tuổi, những người cần nhận thức rằng họ cần kiểm soát ứng dụng trước khi họ giới thiệu ứng dụng cho những khách hàng khác (Belanche và cộng sự, 2020) [14]
Bảng 1.1 Tóm tắt các nghiên cứu nước ngoài
An và cộng
sự (2023)
Tìm hiểu ý định chấp nhận sử dụng các ứng dụng giao đồ ăn trên di động của người tiêu dùng thông qua mô hình chấp nhận công nghệ mở rộng
Nhận thức sự hữu ích và Nhận thức tính dễ sử dụng có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng các ứng dụng giao đồ ăn
Ảnh hưởng xã hội, Chất lượng thông tin, Định hướng tiết kiệm giá
và Định hướng tiết kiệm thời gian ảnh hưởng tích cực đến Thái độ và
ý định sử dụng ứng dụng
Thái độ đối với dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến có ảnh hưởng đến ý định
sử dụng
Trang 21Nhận thức lợi ích và Thái độ có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng Nhận thức rủi ro có ảnh hưởng tiêu cực đến ý định sử dụng
Nhận thức lợi ích có ảnh hưởng tích cực đến Thái độ và Nhận thức rủi
ro có ảnh hưởng tiêu cực đến Thái độ
Muangmee
và cộng sự
(2021)
Các yếu tố quyết định ý định hành vi sử dụng ứng dụng giao đồ ăn trong đại dịch COVID-19
Kỳ vọng hiệu quả, Kỳ vọng nỗ lực, Ảnh hưởng xã hội, Tính kịp thời,
Sự phù hợp của nhiệm vụ với công nghệ, Nhận thức sự tin tưởng và Cảm nhận sự an toàn ảnh hưởng đến ý định sử dụng các ứng dụng giao đồ ăn trong đại dịch COVID-19
Chất lượng web có tác động tích cực đến Nhận thức sự hữu ích Chất lượng web và Nhận thức sự hữu ích có tác động tích cực đáng
kể đến ý định sử dụng
Tan và cộng
sự (2022)
Ý định sử dụng GrabFood trong đại dịch COVID-19
Nhận thức sự tin tưởng và Mong đợi về giá ảnh hưởng tích cực đến
ý định sử dụng GrabFood của khách hàng trong đại dịch COVID-
19
Trang 22Aryani và
cộng sự
(2022)
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi sử dụng dịch vụ giao đồ ăn của người tiêu dùng: Nghiên cứu trường hợp của Foodpanda
Giá cả, Chất lượng thông tin và Nhận thức sự hữu ích có ảnh hưởng đến ý định hành vi sử dụng ứng dụng Foodpanda
Kartono và
Tjahjadi
(2021)
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ giao đồ
ăn trực tuyến của người tiêu dùng trong đợt bùng phát dịch COVID-19 tại khu vực Jabodetabek
Nhận thức sự tin tưởng và Thái độ
sử dụng ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến
Nhận thức rủi ro ảnh hưởng tiêu cực đến ý định sử dụng dịch vụ giao
Nhận thức sự hữu ích, Nhận thức rủi ro và Thái độ đối với ứng dụng
có ảnh hưởng đến ý định sử dụng Nhận thức tính dễ sử dụng không
Thái độ đối với hành vi, Chuẩn chủ quan, Khả năng tương thích với lối sống của khách hàng có ảnh hưởng đến ý định sử dụng
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Trang 231.1.2 Các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của nhóm tác giả nhằm khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
sử dụng của người tiêu dùng Việt Nam đối với các ứng dụng mua sắm di động Kết quả kiểm định cho thấy sự phù hợp của mô hình lý thuyết với dữ liệu thị trường cũng như việc chấp nhận một số các giả thuyết đề ra trong mô hình nghiên cứu Với mục đích kế thừa và phát triển các nghiên cứu đi trước ở cả trong nước và ngoài nước Nhóm nghiên cứu đã thu được một số kết quả khả quan, cụ thể là ý định sử dụng ứng dụng mua sắm của người tiêu dùng chịu tác động của năm nhân tố dựa trên việc áp dụng lý thuyết chấp nhận công nghệ Phân tích hồi quy bội với bộ dữ liệu thu thập từ
315 khách hàng, để kiểm tra 8 nhân tố trong mô hình đề xuất, nhóm tác giả thu được
5 nhân tố có tác động trực tiếp lên ý định sử dụng ứng dụng mua sắm di động: Tính linh hoạt, Thói quen, Tin tưởng, Động lực hưởng thụ và Rủi ro cảm nhận Ngoài việc tìm ra các yếu tố ảnh hưởng lên ý định sử dụng nhóm tác giả còn muốn thông qua nghiên cứu, trợ giúp các công ty hoạt động trên lĩnh vực thương mại điện tử có cái nhìn bao quát nhất về các khách hàng mua sắm qua ứng dụng di động, từ đó có những bước phát triển và hoàn thiện ứng dụng bán hàng di động của mình cũng như thực hiện thuận lợi các chiến lược phát triển trong tương lai (Nguyễn Thị Hồng Hạnh và cộng sự, 2020) [3]
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích xem xét các yếu tố tác động đến ý định sử dụng ứng dụng giao thức ăn của người tiêu dùng Dữ liệu phân tích dựa trên
326 bảng khảo sát hợp lệ được thu thập từ người tiêu dùng tại khu vực Thành phố Đà Nẵng Các phương pháp phân tích chính được sử dụng bao gồm: phân tích độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy đa biến Kết quả nghiên cứu cho thấy có năm yếu tố: Nhận thức tính dễ sử dụng, Mong đợi về giá, Nhận thức sự thuận tiện, Niềm tin và Chuẩn chủ quan thực sự có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đề xuất hàm ý quản trị nhằm giúp các doanh nghiệp về ứng dụng giao thức ăn có thể nâng cao chất lượng, đề ra hướng phát triển và mở rộng thị trường (Lê Nam Hải và Phan Thị Trúc Mai, 2021) [4]
Trang 24Nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu nhằm kiểm định một số nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn trực tuyến NOW FOOD tại Thái Nguyên Mô hình nghiên cứu được dựa trên lý thuyết hành vi dự định TPB và mô hình chấp nhận công nghệ TAM Số lượng phiếu khảo sát hợp lệ là 200 phiếu được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2020, khi làn sóng COVID 19 đang diễn
ra mạnh mẽ tại Việt Nam Kết quả chỉ ra rằng, có ba nhóm yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng NOW FOOD bao gồm: Sự hữu ích của ứng dụng NOW FOOD, Yếu tố xã hội, Yếu tố kiểm soát hành vi Tuy nhiên, Sự hấp dẫn của các dịch
vụ cá nhân không ảnh hưởng đến ý định sử dụng NOW FOOD của người tiêu dùng (Đàm Thị Phương Thảo và Lê Triệu Tuấn, 2021) [5]
Nghiên cứu được tiến hành với mục đích tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng Baemin để mua thức ăn của khách hàng Đối tượng khảo sát
là các khách hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh có ý định hoặc đang sử dụng ứng dụng Baemin để mua thức ăn Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan để hoàn thiện mô hình nghiên cứu
đề xuất, bổ sung thang đo và các biến quan sát Sau đó tiến hành nghiên cứu định lượng với 178 mẫu hợp lệ Kết quả cho thấy các yếu tố: Nhận thức về sự hữu ích, Nhận thức dễ sử dụng, Ảnh hưởng của xã hội, Cảm nhận độ tin cậy, Cảm nhận về giá
là những yếu tố tác động đến ý định sử dụng ứng dụng Baemin để mua thức ăn của khách hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh Qua đó nhóm tác giả đưa ra một số hàm ý quản trị để nâng cao ý định sử dụng ứng dụng Baemin của khách hàng (Nguyễn Thị Kiều Trang và cộng sự, 2021) [7]
Nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu nhằm kiểm định các nhân tố tác động tới hành vi sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến của giới trẻ tại Hà Nội trong bối cảnh dịch COVID-19 Dựa trên dữ liệu 270 phiếu khảo sát được thu thập từ các trường đại học khối ngành kinh tế và trường trung học phổ thông, kết quả thực nghiệm mô hình cấu trúc tuyến tính cho thấy có 6 nhân tố tác động tới ý định hành vi của người sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến Các nhân tố: Sự tiện lợi, Kiểm soát thông tin, Chăm sóc khách hàng ảnh hưởng tích cực tới sự hài lòng của khách hàng; các nhân
Trang 25tố: Tính hữu ích, Chất lượng đồ ăn, Sự hài lòng của khách hàng có vai trò thúc đẩy ý định sử dụng dịch vụ của người tiêu dùng Từ kết quả phân tích, nhóm tác giả đề xuất các khuyến nghị nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ đối với các bên cung cấp dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến, cung cấp thực phẩm (nhà hàng), và công ty giao hàng để tiếp cận tốt hơn khách hàng trẻ trong bối cảnh đại dịch (Phạm Đức Anh và cộng sự, 2021) [1]
Bắt nguồn từ khuôn khổ tích hợp mô hình chấp nhận công nghệ và mô hình niềm tin sức khỏe, nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu nhằm điều tra ảnh hưởng của các yếu tố Nhận thức sự hữu ích, Nhận thức tính dễ sử dụng, Nhận thức sự tin tưởng, Ảnh hưởng xã hội, Nhận thức về độ nhạy cảm và Nhận thức về tính nghiêm trọng đến ý định sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến của khách hàng Thông qua việc sử dụng 459 câu trả lời hợp lệ ở Việt Nam, các giả thuyết nghiên cứu đã được kiểm chứng thực nghiệm bằng cách sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng tất cả các yếu tố đều có ảnh hưởng tích cực đến ý định hành
vi sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến, trong khi Nhận thức tính dễ sử dụng được chỉ ra là ảnh hưởng đến Nhận thức sự hữu ích của người dùng Nghiên cứu này của tác giả đã bổ sung vào các tài liệu liên quan đến việc chấp nhận công nghệ trong thời
kỳ đại dịch nói chung và công nghệ giao đồ ăn trực tuyến nói riêng (Man và cộng sự, 2022) [38]
Bảng 1.2 Tóm tắt các nghiên cứu trong nước
5 nhân tố có tác động trực tiếp lên ý định
sử dụng ứng dụng mua sắm di động: Tính linh hoạt, Thói quen, Tin tưởng, Động lực hưởng thụ và Rủi ro cảm nhận
Trang 26Lê Nam Hải
ăn của người tiêu dùng tại Thành phố Đà Nẵng
Nhận thức tính dễ sử dụng, Mong đợi về giá, Nhận thức sự thuận tiện, Niềm tin
và Chuẩn chủ quan có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng
Có ba nhóm yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng NOW FOOD bao gồm: Sự hữu ích của ứng dụng NOW FOOD, Yếu tố xã hội, Yếu tố kiểm soát hành vi
Sự hấp dẫn của các dịch vụ cá nhân không ảnh hưởng đến ý định sử dụng NOW FOOD của người tiêu dùng Nguyễn Thị
Các yếu tố: Nhận thức về sự hữu ích, Nhận thức dễ sử dụng, Ảnh hưởng của
xã hội, Cảm nhận độ tin cậy, Cảm nhận
về giá là những yếu tố tác động đến ý định sử dụng ứng dụng Baemin để mua thức ăn của khách hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh
Phạm Đức
Anh và cộng
sự (2021)
Nghiên cứu ý định sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến của giới trẻ Hà Nội trong thời kỳ dịch COVID-19
Các nhân tố: Sự tiện lợi, Kiểm soát thông tin, Chăm sóc khách hàng ảnh hưởng tích cực tới sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến
Các nhân tố: Tính hữu ích, Chất lượng
đồ ăn và Sự hài lòng của khách hàng có
Trang 27vai trò thúc đẩy ý định sử dụng dịch vụ đặt đồ ăn trực tuyến của người tiêu dùng
Man và cộng
sự (2022)
Ý định hành vi sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến trong đại dịch COVID-19 ở Việt Nam:
Thử nghiệm khung tích hợp TAM và HBM
Nhận thức sự hữu ích, Nhận thức tính
dễ sử dụng, Nhận thức sự tin tưởng, Ảnh hưởng xã hội, Nhận thức về độ nhạy cảm và Nhận thức về tính nghiêm trọng ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến của khách hàng
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu
Qua việc tổng quan tình hình nghiên cứu cả trong và ngoài nước, nhìn chung các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra và phân tích nhiều yếu tố ảnh hưởng đến ý định
sử dụng đối với ứng dụng và dịch vụ đặt đồ ăn Tuy nhiên, tác giả nhận thấy phạm vi nghiên cứu của các bài nghiên cứu kể trên khá rộng, chưa đi sâu vào một đối tượng
cụ thể trong khi ý định sử dụng ứng dụng của từng nhóm đối tượng là khác nhau Đặc biệt, chủ yếu các nghiên cứu liên quan về ý định sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn được thực hiện trong thời gian bùng phát đại dịch COVID-19, do đó hành vi người tiêu dùng bị tác động đáng kể do dịch bệnh, trong khi chưa có nhiều bài thực hiện trong
bối cảnh sau đại dịch Vì vậy, tác giả đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Các yếu
tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn ShopeeFood của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội” để giải quyết khoảng trống nghiên cứu đã đề cập
1.2 Cơ sở lý luận về ý định sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn
1.2.1 Hành vi người tiêu dùng
Có nhiều quan niệm khác nhau về hành vi người tiêu dùng như sau:
Trang 28Theo Bennett (1988), hành vi người tiêu dùng là sự tương tác năng động của các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, hành vi và môi trường mà qua sự thay đổi đó con người thay đổi cuộc sống của họ [15]
Hành vi người tiêu dùng là toàn bộ hành động mà người tiêu dùng bộc lộ ra trong quá trình trao đổi sản phẩm, bao gồm: điều tra, mua sắm, sử dụng, đánh giá và
xử lý thải bỏ sản phẩm và dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của họ (Schiffman và Kanuk, 1997) [43] Trong khi đó, Blackwell và cộng sự (2001) cho rằng hành vi người tiêu dùng như một quá trình ra quyết định bao gồm nhiều giai đoạn có sự tương tác chặt chẽ với nhau Sự lựa chọn của người tiêu dùng sẽ phụ thuộc vào ý định và thái độ của họ Thêm vào đó, những người có mối quan hệ mật thiết với người tiêu dùng như thành viên gia đình, bạn bè, cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua [18]
Theo Kotler (2001), trong marketing, nhà tiếp thị nghiên cứu hành vi người tiêu dùng với mục đích nhận biết nhu cầu, sở thích, thói quen của họ, cụ thể là xem người tiêu dùng muốn mua gì, sao họ lại mua sản phẩm, dịch vụ đó, tại sao họ mua nhãn hiệu đó, họ mua như thế nào, mua ở đâu, khi nào mua và mức độ mua ra sao để xây dựng chiến lược marketing thúc đẩy người tiêu dùng mua sắm sản phẩm, dịch vụ của mình [41]
Tóm lại, hành vi người tiêu dùng là những suy nghĩ, cảm nhận và hành động diễn ra trong quá trình thông qua quyết định mua sắm hàng hóa hoặc dịch vụ của người tiêu dùng dưới sự tác động qua lại giữa các yếu tố kích thích của môi trường bên ngoài và quá trình tâm lý bên trong của họ
1.2.2 Ứng dụng đặt đồ ăn
- Ứng dụng
Ứng dụng là các chương trình phần mềm được phát triển cho người thực hiện các tác vụ cụ thể Ứng dụng có thể được cài đặt và chạy trên máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh hoặc các thiết bị điện tử khác Ứng dụng thường dùng để chỉ một ứng dụng di động hoặc một phần mềm được cài đặt và sử dụng trên máy tính Hầu hết các ứng dụng có một chức năng cụ thể và nhất định
Trang 29Theo Charland và Leroux (2011), các ứng dụng di động có thể là gốc, dựa trên web hoặc lai Ứng dụng gốc được tạo và biên dịch bằng các ngôn ngữ lập trình cụ thể
để chạy duy nhất trên một nền tảng di động Các ứng dụng web được xây dựng bằng các ngôn ngữ web và có thể được chạy bằng bất kỳ trình duyệt web nào Ứng dụng lai kết hợp giữa ứng dụng web và ứng dụng gốc [20]
- Ứng dụng đặt đồ ăn
Ứng dụng đặt đồ ăn là một công nghệ di động mới nổi cung cấp một nền tảng giữa các doanh nghiệp cung cấp thực phẩm và khách hàng thông qua dịch vụ phân phối tích hợp trực tuyến đến ngoại tuyến Quá trình giao hàng liên quan đến việc khách hàng đặt hàng trực tuyến thông qua trung gian trực tuyến của bên thứ ba và các doanh nghiệp cung cấp sẽ giao đồ ăn đến tận nơi cho khách hàng (Muangmee và cộng
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, ứng dụng ShopeeFood được đề cập đến là ứng dụng chạy trên các thiết bị điện thoại di động thông minh, cung cấp dịch
vụ đặt và giao đồ ăn Thông qua việc cài đặt ứng dụng, người dùng có thể truy cập ứng dụng để thực hiện một số thao tác nhất định như tìm kiếm, lựa chọn và đặt món
ăn Sau đó nhận món ăn tận nơi thông qua đội ngũ tài xế giao hàng
Trang 301.2.3 Ý định sử dụng
Ý định là một yếu tố dùng để đánh giá khả năng thực hiện hành vi trong tương lai [18] Theo Ajzen (1991), ý định là một yếu tố tạo động lực, nó thúc đẩy một cá nhân sẵn sàng thực hiện hành vi Ý định bao gồm các nhân tố động cơ ảnh hưởng đến hành vi của mỗi cá nhân và các nhân tố này cho thấy mức độ sẵn sàng hoặc nỗ lực
mà mỗi cá nhân sẽ bỏ ra để thực hiện hành vi Ý định tham gia vào một hành vi càng mạnh thì khả năng thực hiện hành vi đó càng cao [9]
Theo Elbeck (2008), ý định sử dụng hay ý định mua hàng là xác suất nằm trong tay những khách hàng có ý định mua hay sử dụng một sản phẩm cụ thể Khi ý định càng cao thì xác suất để quyết định mua hay sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ nào đó của khách hàng sẽ càng lớn [24] Trong khi đó, Latupeirissa và cộng sự (2020) cho rằng ý định sử dụng là khuynh hướng một cá nhân thể hiện, nó chỉ ra rằng liệu
họ sử dụng một công nghệ mới hay không Một người sẽ thể hiện hành vi nếu như họ
có ý định đó [34]
Như vậy, ý định sử dụng là xác suất chủ quan của một người cảm nhận về sản phẩm/dịch vụ để từ đó có thể đưa ra quyết định họ có thể hoặc không thực hiện một
số hành vi nhất định đối với sản phẩm/dịch vụ trong tương lai
Ý định sử dụng các ứng dụng di động là khả năng người dùng sử dụng thường xuyên và liên tục các ứng dụng trên thiết bị di động trong tương lai (Venkatesh và Davis, 2000) [47]
Theo đó, trong nghiên cứu này, ý định sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn ShopeeFood là khả năng người dùng sử dụng thường xuyên và liên tục ứng dụng trong tương lai với mục đích tìm kiếm thông tin và đặt đồ ăn
1.3 Các mô hình lý thuyết liên quan
1.3.1 Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA)
Thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action) được Ajzen và Fishbein xây dựng từ năm 1975 và là một trong những lý thuyết quan trọng nhất về nghiên cứu ý định hành vi Lý thuyết này chỉ ra rằng ý định hành vi là yếu tố quan trọng nhất để dự đoán hành vi tiêu dùng Do đó, thay vì tập trung nghiên cứu hành vi
Trang 31người tiêu dùng, thuyết hành động hợp lý lại tập trung nghiên cứu ý định hành vi Theo lý thuyết TRA, ý định hành vi chịu sự tác động của hai yếu tố là thái độ của cá nhân và chuẩn chủ quan - nhận thức của cá nhân về áp lực của các chuẩn mực của xã hội đến hành vi của họ Thái độ của cá nhân được đo lường bằng niềm tin của khách hàng đối với các thuộc tính của sản phẩm Trong khi đó, chuẩn mực chủ quan lại chịu
sự tác động của nhóm tham khảo (Fishbein và Ajzen, 1975) [25]
Hình 1.1 Mô hình Thuyết hành động hợp lý (TRA)
(Nguồn: Fishbein và Ajzen, 1975)
Thuyết hành động hợp lý TRA được cho là có liên quan đến những hành vi thuộc về lý trí, tức là các hành vi mà cá nhân có thể kiểm soát được Tuy nhiên, một
số tác giả lại quan tâm đến những tình huống mà ở đó các cá nhân không thể kiểm soát hoàn toàn hành vi của họ, đây là nguyên nhân chính khiến một số tác giả phê phán mô hình này (Hansen và cộng sự, 2004) [29]
1.3.2 Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior - TPB)
Thuyết hành vi dự định TPB (Theory of Planned Behavior) được Ajzen phát triển năm 1991 và là sự mở rộng của thuyết hành động hợp lý TRA nhằm khắc phục những hạn chế của mô hình ban đầu trong việc xử lý các hành vi mà con người không kiểm soát được hoàn toàn bằng ý chí Như trong lý thuyết ban đầu về hành động hợp
lý, một yếu tố trung tâm trong lý thuyết hành vi dự định là ý định của cá nhân để thực hiện một hành vi nhất định Ý định được giả định để nắm bắt các yếu tố thúc đẩy ảnh hưởng đến một hành vi, chúng là những dấu hiệu cho thấy mọi người sẵn sàng cố
Trang 32gắng đến mức nào, mức độ nỗ lực mà họ dự định thực hiện để thực hiện hành vi Theo nguyên tắc chung, ý định tham gia vào một hành vi càng mạnh thì khả năng thực hiện hành vi đó càng cao Tuy nhiên, cần phải rõ ràng rằng một ý định hành vi chỉ có thể tìm thấy biểu hiện trong hành vi nếu hành vi được đề cập nằm dưới sự kiểm soát của ý chí [9] Do đó, so với mô hình TRA, mô hình TPB sử dụng thêm yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi
Mô hình lý thuyết hành vi dự định (TPB) đã được áp dụng rộng rãi để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định và hành vi Theo mô hình TPB, ý định chịu ảnh hưởng bởi thái độ hướng đến hành vi, chuẩn chủ quan về hành vi và nhận thức kiểm soát hành vi [9]
Hình 1.2 Mô hình Thuyết hành vi dự định (TPB)
(Nguồn: Ajzen, 1991)
1.3.3 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM - Technology Acceptance Model)
Davis (1989) đã đưa ra mô hình TAM (Technology Acceptance Model) để giải thích các yếu tố ảnh hưởng sự chấp nhận công nghệ và hành vi người sử dụng công nghệ trên cơ sở của lý thuyết TRA [22] Mô hình này đã và đang được sử dụng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, đặc biệt là trong các lĩnh vực có liên quan đến công nghệ máy tính, với nhiều nghiên cứu hỗ trợ
Mô hình TAM khảo sát mối liên hệ và ảnh hưởng của các yếu tố nhận thức tính dễ sử dụng, nhận thức sự hữu ích đến thái độ, từ đó ảnh hưởng đến ý định và
Trang 33hành vi trong việc chấp nhận công nghệ thông tin của người sử dụng Ý định được xem là tiền đề trực tiếp dẫn đến hành vi sử dụng công nghệ trong mô hình TAM [22]
Trong mô hình TAM được Davis và cộng sự (1989) phát triển dựa trên mô hình gốc, các yếu tố nhận thức tính dễ sử dụng và nhận thức sự hữu ích được tìm thấy
có tác động trực tiếp đến ý định, bỏ qua yếu tố thái độ [23] Thái độ được đề xuất loại khỏi mô hình TAM vì nó không làm trung gian đầy đủ cho sự tác động của nhận thức hữu ích lên ý định sử dụng [47] Do đó, một số nghiên cứu sau này cũng không đưa yếu tố vào mô hình mà tập trung vào sự tác động trực tiếp của nhận thức sự hữu ích
và nhận thức tính dễ sử dụng lên ý định và hành vi thật sự
Hình 1.3 Mô hình Chấp nhận công nghệ (TAM)
(Nguồn: Davis và cộng sự, 1989)
1.4 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu
1.4.1 Cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả
sử dụng mô hình chấp nhận công nghệ TAM làm nền tảng cho bài nghiên cứu Mô hình TAM cung cấp lời giải thích rõ các yếu tố quyết định chấp nhận công nghệ nói chung, đồng thời lý giải hành vi của người dùng trên các ứng dụng công nghệ và kỹ thuật máy tính một cách vừa thực tế, vừa theo lý thuyết Kết hợp với đó, tác giả sử dụng yếu tố “Chuẩn chủ quan” của mô hình TPB nhằm xem xét ảnh hưởng của các
áp lực từ chuẩn mực của xã hội đến ý định sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn ShopeeFood của sinh viên
Trang 34Ngoài ra, trong mô hình nghiên cứu đề xuất, tác giả sử dụng thêm một số yếu
tố được kiểm chứng là có ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng/dịch vụ đặt đồ ăn trong các công trình nghiên cứu liên quan Do đó mô hình nghiên cứu đề xuất trong bài nghiên cứu này sẽ gồm 6 yếu tố được trình bày trong bảng 1.3
Bảng 1.3 Các yếu tố sử dụng trong bài nghiên cứu Yếu tố Mô hình Các bài nghiên cứu liên quan Nhận thức sự hữu ích
Đề cập đến mức độ mà một
người tin rằng sẽ nâng cao
kết quả thực hiện của họ khi
Chuẩn chủ quan
Nhận thức của cá nhân về các
áp lực của xã hội đối với việc
thực hiện hay không thực
hiện một hành vi [9]
TPB Belanche và cộng sự (2020), Lê Nam
Hải và Phan Thị Trúc Mai (2021)
Nhận thức rủi ro
Liên quan đến sự không chắc
chắn và những hậu quả liên
Gupta và Duggal (2021), Kartono và Tjahjadi (2021), Bregashtian và Herdinata (2021), Nguyễn Thị Hồng Hạnh và cộng sự (2020)
Trang 35giá trong mua sắm [30]
Tan và cộng sự (2022), Lê Nam Hải và Phan Thị Trúc Mai (2021)
Nhận thức sự tin tưởng
Mức độ đáng tin cậy của một
cá nhân đối với một thực thể
khác để thực hiện một hoạt
động có triển vọng mà không
yêu cầu sự đáp lại [46]
Muangmee và cộng sự (2021), Tan và cộng sự (2022), Kartono và Tjahjadi (2021), Nguyễn Thị Hồng Hạnh và cộng sự (2020), Nguyễn Thị Kiều Trang và cộng sự (2021), Man và cộng
sự (2022)
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
1.4.2 Mô hình nghiên cứu
Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và trích xuất kết quả từ các nghiên cứu liên
quan trước đây, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu cho đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn ShopeeFood của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội” được thể hiện qua hình 1.4
Trang 36Hình 1.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất
(Nguồn: Tác giả đề xuất)
1.4.3 Các giả thuyết nghiên cứu
- Nhận thức sự hữu ích
Nhận thức sự hữu ích là yếu tố trong mô hình TAM và được sử dụng trong các nghiên cứu về áp dụng công nghệ mới Nhận thức sự hữu ích đề cập đến mức độ mà một người tin rằng sẽ nâng cao kết quả thực hiện của họ khi sử dụng hệ thống đặc thù [22] Nhận thức sự hữu ích thể hiện qua việc một người tin rằng việc sử dụng một công nghệ hoặc đổi mới cụ thể sẽ cải thiện hiệu suất công việc của họ Nhận thức sự hữu ích có thể được giải thích là nhận thức hoặc đánh giá chủ quan của người dùng
về các khả năng nhận được khi sử dụng công nghệ [38] Nhận thức sự hữu ích có ảnh hưởng đáng kể đến ý định sử dụng công nghệ [22]
Các nghiên cứu của An và cộng sự (2023), Pawesty và cộng sự (2022), Bregashtian và Herdinata (2021), Đàm Thị Phương Thảo và Lê Triệu Tuấn (2021), Nguyễn Thị Kiều Trang và cộng sự (2021) đã chỉ ra “Nhận thức sự hữu ích” có tác động thuận chiều đến ý định sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn Khi khách hàng nhận thấy
Trang 37được sự hữu ích của các ứng dụng đặt đồ ăn trực tuyến thì sẽ là một trong những yếu
tố quyết định có sử dụng hay không Khách hàng chấp nhận sử dụng các sản phẩm dịch vụ thì điều đó có nghĩa là khách hàng đã nhận thấy được sự hữu ích mà sản phẩm mang lại [5] Trong nghiên cứu này, nhận thức sự hữu ích thể hiện ở việc sinh viên cảm thấy sử dụng ứng dụng ShopeeFood sẽ mang lại sự thuận tiện, hiệu quả cho họ trong việc đặt đồ ăn và tìm kiếm các thông tin liên quan Do đó, tác giả đưa ra giả thuyết H1:
Giả thuyết H 1 : Nhận thức sự hữu ích có tác động tích cực (+) đến ý định sử dụng
ứng dụng đặt đồ ăn ShopeeFood của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội
- Nhận thức tính dễ sử dụng
Nhận thức tính dễ sử dụng là yếu tố trong mô hình TAM và được sử dụng trong các nghiên cứu về áp dụng công nghệ mới Nhận thức tính dễ sử dụng là cấp độ
mà một người tin rằng sử dụng một ứng dụng đặc thù sẽ không cần nỗ lực [22] Theo
Li (2016), nhận thức dễ sử dụng có thể là một tiêu chuẩn mà ai đó tin tưởng và cảm thấy một công nghệ là dễ hiểu và dễ sử dụng, có thể mô tả sự đơn giản của công nghệ khi khách hàng mua hàng trực tuyến [38] Nhận thức dễ sử dụng là niềm tin của một người vào việc sử dụng một công nghệ là dễ sử dụng vì vậy, nếu ai đó tin rằng công nghệ dễ sử dụng thì họ sẽ sử dụng nó, nếu cảm thấy khó sử dụng sẽ không sử dụng Nhận thức dễ sử dụng có thể được đo bởi tính dễ học, dễ sử dụng và dễ vận hành Các ứng dụng được cho là là dễ sử dụng hơn các ứng dụng khác và các ứng dụng cung cấp khả năng vận hành dễ dàng sẽ có nhiều khả năng được người dùng chấp nhận hơn [22]
Trong bối cảnh sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn, nhận thức tính dễ sử dụng được định nghĩa là dự đoán của một người về những khó khăn về tinh thần và thể chất khi
sử dụng công nghệ hoặc khi thích nghi với công nghệ [11] Các nghiên cứu của An
và cộng sự (2023), Lê Nam Hải và Phan Thị Trúc Mai (2021), Nguyễn Thị Kiều Trang và cộng sự (2021) đã chỉ ra “Nhận thức tính dễ sử dụng” có tác động tích cực lên ý định sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn Trong nghiên cứu này, nhận thức tính dễ sử dụng sẽ thể hiện qua việc sinh viên cảm thấy dễ dàng làm quen và thành thạo trong
Trang 38việc thực hiện các thao tác tìm kiếm, đặt hàng và thanh toán trên ứng dụng ShopeeFood khi có nhu cầu Do đó, tác giả đưa ra giả thuyết H2:
Giả thuyết H 2 : Nhận thức tính dễ sử dụng có tác động tích cực (+) đến ý định sử
dụng ứng dụng đặt đồ ăn ShopeeFood của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội
- Chuẩn chủ quan
Chuẩn chủ quan là yếu tố được đề cập trong lý thuyết TPB Chuẩn chủ quan
có thể được mô tả là nhận thức của cá nhân về các áp lực của xã hội đối với việc thực hiện hay không thực hiện một hành vi Các áp lực xã hội này xuất phát từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, phương tiện truyền thông [9] Một số nghiên cứu trước đây đề xuất phân tách nhân tố Chuẩn chủ quan thành hai khía cạnh: ảnh hưởng giữa các cá nhân và ảnh hưởng từ bên ngoài Ảnh hưởng giữa các cá nhân đề cập đến những ảnh hưởng của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, trong khi ảnh hưởng từ bên ngoài đề cập đến những ảnh hưởng từ các phương tiện thông tin đại chúng, ý kiến chuyên gia đối với cá nhân để thực hiện một số hành vi nhất định (Bhattacherjee và cộng sự, 2003) [17]
Các nghiên cứu của Belanche và cộng sự (2020), Lê Nam Hải và Phan Thị Trúc Mai (2021) đã chỉ ra “Chuẩn chủ quan” có tác động tích cực lên ý định sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn Trong nghiên cứu này, tác giả xem xét chuẩn chủ quan thể hiện
ở tác động của những người có ảnh hưởng như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp của sinh viên và ảnh hưởng từ các phương tiện truyền thông đến ý định sử dụng ứng dụng đặt
đồ ăn ShopeeFood của họ Do đó, tác giả đưa ra giả thuyết H3:
Giả thuyết H 3 : Chuẩn chủ quan có tác động tích cực (+) đến ý định sử dụng ứng
dụng đặt đồ ăn ShopeeFood của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội
- Nhận thức rủi ro
Khái niệm nhận thức rủi ro trước tiên đã được giới thiệu bởi Bauer (1960) Nhận thức rủi ro liên quan đến sự không chắc chắn và những hậu quả liên quan đến hành động của người tiêu dùng (Bauer, 1960) [13] Nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm dịch vụ phản ánh sự lo lắng của người tiêu dùng về thông tin cá nhân khi
Trang 39sử dụng dịch vụ trực tuyến Các rủi ro khi sử dụng có thể bao gồm: Lộ thông tin cá nhân, mất tài khoản, sản phẩm được nhận không đúng hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe
và vệ sinh an toàn thực phẩm Nhận thức rủi ro có thể làm giảm kiểm soát hành vi của người tiêu dùng không chắc chắn và sẽ có tác động tiêu cực đến quyết định hành
vi của họ [4] Bhatnagar và cộng sự (2000) đề xuất ba loại rủi ro: rủi ro tài chính, rủi
ro sản phẩm và rủi ro thông tin (bảo mật và quyền riêng tư) trong bối cảnh mua sắm trên web [16] Nhiều phát hiện đã khẳng định rằng nhận thức rủi ro có tác động tiêu cực đến ý định sử dụng Rủi ro về quyền riêng tư và rủi ro bảo mật được phát hiện là các yếu tố hạn chế đáng kể đối với việc chấp nhận và sử dụng ứng dụng mua sắm trên thiết bị di động (Chopdar và cộng sự, 2018) [21] Trong khi đó, Cường Nguyễn và cộng sự (2021), chỉ ra rằng bối cảnh mua sắm đồ ăn, các rủi ro về chất lượng đồ ăn, rủi ro bảo mật thông tin cá nhân, rủi ro về thời gian và rủi ro về việc người bán gian lận có ảnh hưởng đến ý định mua đồ ăn của người tiêu dùng [37]
Các nghiên cứu của Gupta và Duggal (2021), Bregashtian và Herdinata (2021)
đã chỉ ra “Nhận thức rủi ro” có tác động tiêu cực đến ý định sử dụng ứng dụng đặt đồ
ăn Trong nghiên cứu này, nhận thức rủi ro thể hiện ở sự lo lắng của sinh viên đối với việc gặp rủi ro về bảo mật thông tin cá nhân, lừa đảo trực tuyến, tốn kém thời gian,
đồ ăn không đảm bảo chất lượng khi sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn ShopeeFood Do
đó, tác giả đưa ra giả thuyết H4:
Giả thuyết H 4 : Nhận thức rủi ro có tác động tiêu cực (-) đến ý định sử dụng ứng dụng
đặt đồ ăn ShopeeFood của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội
- Mong đợi về giá
Giá là một giá trị danh nghĩa được tính cho người tiêu dùng mà họ có thể có được quyền sở hữu hàng hóa và dịch vụ đã chọn sau khi thanh toán [46] Giá cả trực tuyến của sản phẩm so với giá ở các cửa hàng là yếu tố cần quan tâm của người tiêu dùng qua mạng Hasslinger và cộng sự (2007) đã đề cập đến việc người tiêu dùng tin rằng mua hàng qua mạng thì tiết kiệm được về giá và có thể dễ dàng so sánh về giá [30] Mong đợi về giá đề cập đến mức độ của một cá nhân tin rằng nếu sử dụng dịch
Trang 40vụ mua hàng qua mạng sẽ giúp họ có thể tiết kiệm tiền bạc và có thể so sánh về giá trong mua sắm [30]
Mong đợi về giá của khách hàng về ứng dụng giao thức ăn được thể hiện ở chỗ khách hàng tin rằng việc sử dụng ứng dụng sẽ giúp họ tiết kiệm được tiền sản phẩm và giao dịch hơn so với dùng trực tiếp, thông qua các chương trình khuyến mãi [4] Các nghiên cứu của Tan và cộng sự (2022), Lê Nam Hải và Phan Thị Trúc Mai (2021) đã chỉ ra “Mong đợi về giá” có tác động tích cực lên ý định sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn Trong nghiên cứu này, mong đợi về giá thể hiện qua mong đợi của sinh viên về việc sử dụng ứng dụng ShopeeFood để mua thức ăn sẽ giúp họ tiết kiệm được một khoản tiền so với mua thức ăn trực tiếp tại các quán ăn, cửa hàng thực phẩm Do
đó, tác giả đưa ra giả thuyết H5:
Giả thuyết H 5 : Mong đợi về giá có tác động tích cực (+) đến ý định sử dụng ứng
dụng đặt đồ ăn ShopeeFood của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội
- Nhận thức sự tin tưởng
Tin tưởng là cảm giác chắc chắn về một điều gì đó Tin tưởng của khách hàng
ở đây là cảm giác chắc chắn về những gì mà các công ty thương mại điện tử đã cam kết [3] Nhận thức sự tin tưởng xác định mức độ đáng tin cậy của một cá nhân đối với một thực thể khác để thực hiện một hoạt động có triển vọng mà không yêu cầu sự đáp lại [46] Sự tin tưởng có thể được sử dụng như một thước đo để xác định ý định hành
vi sử dụng công nghệ mới vì nó liên quan đến trạng thái niềm tin của các cá nhân đối với một công nghệ cụ thể [36] Thông tin chi tiết về giá sản phẩm và phí giao hàng
sẽ là một trong những yếu tố giúp người tiêu dùng tin tưởng và an tâm giao dịch hơn,
nó cũng giúp người tiêu dùng cảm nhận được sự tin cậy khi mua hàng trực tuyến [7]
Sự tin tưởng cũng có thể tạo ra cảm xúc tích cực từ một người nào đó đối với các dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến, nếu người tiêu dùng có độ tin cậy thấp đối với các dịch vụ này, người tiêu dùng sẽ có xu hướng hoài nghi và miễn cưỡng sử dụng (Hong
và cộng sự, 2021) [31] Khi khách hàng tin tưởng vào ứng dụng mua sắm thì họ sẽ có
ý định sử dụng nó [3] Các nghiên cứu của Muangmee và cộng sự (2021), Tan và cộng sự (2022), Kartono và Tjahjadi (2021), Nguyễn Thị Kiều Trang và cộng sự