Mục tiêu của đề tài là khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động cố vấn học tập ở Đại học Quốc gia Hà Nội, trong đó đi sâu vào nghiên cứu tại Đại học Công nghệ; đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động cố vấn học tập nhằm nâng cao hiệu quả của tư vấn học tập cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trang 1DAI HOC QUOC GIA HA NOI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
QUAN LY HOAT DONG CO VAN HOC TAP CHO SINH VIEN DAI HOC QUOC GIA HA NOI:
NGHIEN CUU TRUONG HOP
TAI TRUONG DAI HOC CONG NGHE
LUAN VAN THAC SY QUAN LY GIAO DUC
HA NOI - 2019
Trang 2PAI HOC QUOC GIA HA NOI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
QUAN LY HOAT DONG CO VAN HOC TAP
CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NOI:
NGHIEN CUU TRUONG HOP
TAI TRUONG DAI HOC CONG NGHE
LUAN VAN THAC SY QUAN LY GIAO DUC
Chuyén nganh: Quan ly giao duc
Mã số: 8140114
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Tuyết
HA NOI - 2019
Trang 3LOI CAM ON
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ, tận tình giảng dạy và
tạo điều kiện thuận lợi của Ban Giám hiệu, Lãnh đạo các phòng, ban, Ban Chủ nhiệm khoa Quản lý Giáo dục, các giảng viên Trường Đại học Giáo dục,
Đại học Quốc gia Hà Nội trong suốt thời gian tôi học tập, nghiên cứu tại
Trường
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu cùng các phòng, ban,
khoa, bộ môn và các giảng viên, cố vấn học tập của Trường Đại học Công
nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Trong quá trình làm luận văn, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
được sự ủng hộ, giúp đỡ rất nhiệt tình của bạn bẻ và những người thân trong
gia đình Tôi luôn ghi nhớ với tất cả sự trân quý về những tình cảm và sự giúp
đỡ tốt đẹp đó
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS Nguyễn Thị Tuyết, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, sửa chữa và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Mặc dù vậy, tuy đã có nhiều cô găng trong quá trình học tập và nghiên cứu, nhưng luận văn của tôi vẫn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và
các bạn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 27 tháng 6 năm 2019
Học viên
Lê Huy
Trang 4MUC LUC
LO1 CAM ON ooo eee eee ese ceeesecsseesecseesseeseeesecsecesesseeeseeseeesecseeesesseseaesseessesseesaeeseeenenes IB)i)001)19ãv14057.):1 PP đ
Danh mục các biểu đồ 2 - St St E93 EE+E+EEEEEEEEEEEEEEESEEEEEEEESEEEESEEEEEEEErkrrrrees
Danh mục các sơ đồ . -c- St +EEEESESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEEEETErErrkrkrkee
069610015 1
CHUONG 1: CO SO LY LUAN VE QUAN LY HOAT DONG CO VAN HOC TAP TRƯỜNG DALI HOC oo ceccccccsscsssesssessesssesssssesssessesssessessseesesssees 7
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề - 2c 5+ +xz2E+zxezxerxerxerrerei 7
1.1.1 Ở nước ngoài -¿- 2-5 E3 ExE11011211 1111111111111 7
1.1.2 Ở trong nƯỚC .-¿- 56c 2E12E1971E7171211211211211211 11111 xe 9
1.2 Một số khái niệm cơ bản 2-2 se ‡EE‡EEEeEEEEEEEEEErkerkerkerree 13
1.2.1 Khái niệm quản Ìý - - - + 1311 E*vSkEvrersrrsreerreerre 13
1.2.2 Khái niệm cố vấn học tẬp -2-©22+52+E++EE+ExerEerErrerrerrxee l6
1.2.3 Khái niệm quản lý hoạt động cô vẫn học (ẬP ccàeieeiire 17
1.3 Hoạt động cố vấn học tập trong trường đại học . - 18
1.3.1 VỊ trí, vai trò, mục tiêu của hoạt động cô vấn học tập trong trường
1.3.2 Vai trò và quyền hạn của cố van hoc tập trong đào tạo theo học
1 To 20
1.3.3 Nội dung của hoạt động cố vấn học tập trong trường đại học 23
1.3.4 Yêu cầu cơ bản để hoạt động cô vẫn học tập đạt hiệu quả 27
1.4 Nội dung quản lý hoạt động cố vẫn học tập trong trường đại học 29
1.4.1 Lập kế hoạch hoạt động cố vấn học tập - ¿2-5 s52 29 1.4.2 Tổ chức thực hiện hoạt động cố vấn học tập . - 31
1.4.3 Chỉ đạo thực hiện hoạt động cố vấn học (ẬP ii 32 1.4.4 Kiểm tra, đánh giá hoạt động cố vấn học (Ập ii 32
Trang 51.4.5 Xây dựng các chính sách hỗ trợ hoạt động cé van hoc tập 33
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động cố vấn học tập
08)1)//11ã:/18// 000078 ^ 33
1.5.1 Yếu tố chủ quan . ¿- 2 2 £+E+SE+EE+EE+E£EEEEEEEEEEEEEEEEerkerkrrrree 33
1.5.2 Yếu tố khách quan - -¿- 2 s+ck+k+EE+EEtEEEEE2EEEEEEEEerkrrkerreee 35 Tiểu kết chương 1 2-2 s E©E£SE£2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEE1111 11T re 39
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CÓ VẤN HỌC
TAP O DAI HOC QUỐC GIA HÀ NỘI: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆC - 2-52 S2 2E 2EErErrree 40 2.1 Khái quát về Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Công nghệ
2.1.1 Khái quát quá trình phát triển của Đại học Quốc gia Hà Nội 40
2.1.2 Sơ lược quá trình phát triển của Trường Đại học Công nghệ, Đại
học Quốc gia Hà NỘI G Qn HnnnHh nh Hư, Al
2.1.3 Cơ cấu tô chức Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà
0 : -1aạaA 44
2.1.4 Hoạt động đào tạo theo học chế tín chỉ ở Trường Đại học Công
nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nộii 2 + +©E+E2E+E£EEeEESEEEEEEEerkerkrrrres 46
2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng . -5-©5c 55c ScccccEcrererkerkrrreee 49
2.2.1 Mục đích khảo sátt - - 6 6S StSx SH HH nưệt 49
2.2.2 Nội dung khảo Sắt - - G11 vn ng ng ng rưy 49
2.2.3 Đối tượng khảo sát 2-2 52+2s EEEESEEEEE E211 re 50
2.2.4 Phương pháp khảo Sát .- - c1 ng re, 50
2.3 Thực trạng đội ngũ cố vấn học tập tại Trường Đại học Công nghệ,
Đại học Quốc gia Hà Nội .- 2-52 s2 te tk E122 50
2.3.1 Số lượng :- 2 22k ExEE121121111111211211 1111111111111 c0 51
2.3.2 Cơ cấu giới, độ tudi và thâm niên công tác . - 51
Trang 62.3.3 Thuc trang vé chat lượng đội ngũ cô vấn học tập tại Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà NỘI - SG S nS series 54
2.4 Thực trạng quản lý hoạt động cố vấn học tập tại Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội - 222 22S2EzcEerxerxerxee 57
2.4.1 Thực trạng lập kế hoạch hoạt động cố vấn học tập 57
2.4.2 Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động cố vấn học tập 59
2.4.3 Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động cố vấn học tập 64
2.4.4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động cô vấn học tập 66
2.4.5 Thực trạng thực hiện xây dựng chế độ chính sách đối với hoạt động cố vấn học 2 67
2.5 Nan xét CHUNG 71
2.5.1 Những mặt mạnh trong quản lý hoạt động cô vấn học tập tại Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội - 71
2.5.2 Những mặt yếu trong quản lý hoạt động có vẫn học tập tại Trường
Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội - 2-2-5 55>sz25e2 73
2.6 Nguyên nhân của thực frạng - - S- 1kg rệt 74
Tiểu kết chương 2 - 2-2 sSE‡EEEE2E12E1211211717111121121111 11111 cxe 76
CHUONG 3: BIEN PHAP QUAN LY HOAT DONG CO VAN HOC TAP O DAI HOC QUOC GIA HA NOI: NGHIEN CUU TRUONG HOP TRƯỜNG ĐẠI HOC CONG NGHE.Q o.ccccccsscsssesssessesssessesssesssessessseeseesseess 71
3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp - 2 2 2 s+cx+zxerxerxeee 77
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa . -2- 2 2 s+zs+zxscse¿ 71 3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống .- 2-2-2 +52 71 3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 2-2-5 s+csccse¿ 78 3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi - 2-2 2 s25s+cxszxecse2 78
3.2 Biện pháp quản lý hoạt động cố vấn học tập tại Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội 2 2©52czccxcrxerxersee 79
Trang 73.2.1 Tổ chức nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động cô
van hoc 0 — 79
3.2.2 Quy hoạch, tuyển chọn, phân công có vấn học tập . 81
3.2.3 Tổ chức bồi dưỡng phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
cho đội ngũ cô vấn học 122 1a 83
3.2.4 Quản lý các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động cô vấn học tập 85
3.2.5 Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá thực hiện nhiệm vụ của cố
vấn học 1 86
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp - 2522522 z+Eererxerxerreee 88 3.4 Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp 89
3.4.1 Về tính cấp thiẾt -5¿ 5c 5222222221221 211211211221 2211121 rxe 89 3.4.2 Về tính kha thi c.cccccccccssessesssessessessessessssssessessecsessessesssssussseeseeseeses 91
Tiéu két Chuo 1g 3 c.ccscccccecscssesssssessessesscsecsecsscssessessessecsecsessecssessesseeseeaes 93
KET LUAN VA KHUYEN NGHI wo ececcecccccscsscsscssessessessessssesstssessessestesee 94
1 Kết luận - ¿2-2221 21221 E1E71711211211211211 1111111111111 1111 1k cre 94
1.1 Về kết quả lý luận . - 2 2 s+EE+EE+EEeEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkrrreee 94 1.2 Về kết quả thực tiễn -¿- 2-52 5ESESEEEE22 2212212212121 rEcre, 94
2 Khuyến nghị 2 s22 EEEE1E717121121121121111 1111.11.21 c1ecrye 96
2.1 Đối với Đại học Quốc gia Hà Nội ¿5-55 52522Scxerxerzez 96 2.2 Đối với Trường Đại học Công nghệ - 2-2 2 2+s+cx£sz£z 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 2: 5£ ©2E£SE£+EE£EESEEEEEEEErEkrrkrrrkrree 97
PHU LUC wooccececccsssssssesssssssssssssssssssssveessessssssveeesessssseveessssssssnsesssesssnuevessesen 101
Trang 8DANH MUC CAC BANG
Bang 2.1 Thuc trang lap ké hoach hoat động cố vấn học tập 58
Bang 2.2 Thuc trang tổ chức thực hiện hoạt động cô vấn học tập 60
Bảng 2.3 Đánh giá cua cô vấn học tập về việc thực hiện hoạt động 61
Bảng 2.4 Nhìn nhận của sinh viên về hoạt động cố vấn học tập 63
Bang 2.5 Đánh giá của cố vấn học tập đối với chỉ đạo thực hiện hoạt động cố van hoc CAP 65
Bang 2.6 Kho khan cua cô vấn học tập trong hoạt động tư vấn học tập 69
Bang 3.1 Tinh cấp thiết của các biện pháp . -2- 2 5 scs+zxecxeee 89
Bảng 3.2 Tính khả thi của các biện pháp .- 555 33s ‡++*++e++eexses 91
Trang 9DANH MUC CAC BIEU DO
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu theo giới của đội ngũ cô vấn học tập . - 52
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu theo độ tuôi của đội ngũ cô vấn học tập 53
Biéu dé 2.3 Co cau theo trinh d6 chuyên môn của đội ngũ cô vẫn học tập 54
Biểu đồ 2.4 Đối tượng sinh viên tìm đến khi cần trợ giúp - 56
Biểu đồ 2.5 Đánh giá về số lượng sinh vién/cé van hoc tập phải đảm nhiệm57
Biểu đồ 2.6 Đánh giá của có vấn học tập về đãi ngộ đối với bản thân 68
Biểu đồ 2.7 Thay đổi về chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cố
van hoc 101 —- 70
Biểu đồ 3.1 Ý kiến về tính cấp thiết của các biện pháp . - 90 Biểu đồ 3.2 Ý kiến về tính khả thi của các biện pháp -: 92
Trang 10DANH MUC CAC SO DO
Sơ đồ 2.1 Cơ cầu tô chức của Trường Đại học Công nghệ
Trang 11MO DAU
1 Ly do chon dé tai Giáo dục đại hoc dang trong quá trình đổi mới toàn diện, bên cạnh những đổi mới về nội dung học tập là các hình thức đào tạo
Mô hình đào tạo theo học chế tín chỉ được áp dụng lần đầu tiên vào năm
1872 tại Trường Đại học Harvard, Hoa Kỳ Từ đó đến nay, mô hình này phát triển rộng khắp trên thế giới Tại Châu Á, học chế tín chỉ cũng đã và đang được áp dụng Nhiều mô hình thành công cho các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và các nước đang phát triển như Indonesia, Thái Lan, Malaysia
Với quan điểm đôi mới giáo dục, trong giai đoạn vừa qua ở Việt Nam đã
quan tâm và đưa chủ trương triển khai áp dụng học chế tín chỉ trong hệ thống
các trường đại học, cao đăng vào Luật Giáo dục: “Về chương trình giáo dục:
đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học có thể được tiến hành theo hình thức tích lũy tín chỉ hay theo niên chế” (Luật Giáo dục sửa đổi năm
2005) Trong báo cáo tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XI ngày 15/11/2004, Chính phủ chủ trương: “Phân đấu đến năm 2010, hầu hết các trường đại học,
cao đăng đều áp dụng hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ” Nghị quyết của
Chính phủ số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 về đổi mới cơ bản và toàn
diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 cũng có nêu: “Xây dựng
và thực hiện lộ trình chuyền sang ché d6 dao tao theo hé thống tín chỉ, tạo
điều kiện thuận lợi để người học tích luỹ kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyền tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong nước và nước ngoài”
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước như đã đề cập ở trên, Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã có Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT, ngày
15/8/2007 ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đăng hệ chính quy theo
hệ thong tin chi.
Trang 12Đại học Quốc gia Hà Nội bắt đầu từng bước triển khai và áp dụng hệ
thống đào tạo tín chỉ từ năm 2005 trong toàn bộ các đơn vi thành viên, trong
đó có Trường Đại học Công nghệ Bản chất của đào tạo theo học chế tín chỉ là
sự tích lũy kiến thức của sinh viên được quy định trong các chương trình đào
tạo Việc áp dụng phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ là cần thiết và phù
hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đất nước trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đặc biệt là hội nhập quốc tế
Với việc chuyên từ đào tạo theo niên chế sang đảo tạo theo học chế tín
chỉ ở bậc đào tạo đại học thì khái niệm “Cố vấn học tập” đã xuất hiện và luôn
gắn với phương thức đào tạo mới này Nếu muốn đảo tạo theo tín chỉ hiệu quả
thì cần thực hiện tốt chương trình đào tạo, trong đó cần coi hoạt động tư vấn cho sinh viên của cô vấn học tập là một mắt xích quan trọng
Trước hết, cố vấn học tập có vai trò đặc biệt quan trọng trong đảo tạo
theo học chế tín chỉ và ảnh hưởng đến sự thành công trong học tập, rèn luyện
của sinh viên Phần lớn các trường đại học và một số trường cao đăng hiện nay đã có những văn bản quy định ghi rõ nhiệm vụ, vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của cố vấn học tập Tuy nhiên, kết quả thực hiện theo các văn bản cũng
như nhiệm vụ và vai trò của cố vấn học tập ở mỗi trường lại rất khác nhau
Vai trò và hiệu quả thực sự của đội ngũ này chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến công tác quản lý, phân công từ cấp quản lý đối với cố
vấn học tập Làm như thế nào đề đạt hiệu quả khi tư vấn cho sinh viên để các
em có thê đạt kết quả cao trong học tập cũng như góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo của mỗi nhà trường? đó là câu hỏi cần được tìm hiểu và trả lời
Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác cố vấn học tập trong
đảm bảo chất lượng đảo tạo theo học chế tín chỉ, cũng như với vai trò là một
cán bộ quản lý đào tạo, được phân công theo dõi học tập của sinh viên, vì thế việc tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động của cô vấn học tập ở Đại học Quốc
gia Hà Nội trong đó tập trung nghiên cứu trường hợp tại Trường Đại học
Trang 13Cong nghé để trả lời câu hỏi làm thế nào để hoạt động cố vấn học tập thực sự
phát huy được vai trò tư vấn học tập có ý nghĩa quan trọng đối với tôi Thông
qua việc phát hiện thực trạng về quản lý hoạt động cố vẫn học tập từ đó sẽ đề
xuất được một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả tư vấn cho sinh viên để người học có được kết quả học tập tốt nhất, đồng thời góp phần hỗ trợ trong công tác chuyên môn trong thời gian tới
Từ những lý do trên đây, chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: Quản lý hoạt động cô vấn học tập cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp tại Trường Đại học Công nghệ” làm luận văn tốt nghiệp
2 Mục đích nghiên cứu
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động cố vấn học tập ở Đại
học Quốc gia Hà Nội, trong đó đi sâu vào nghiên cứu tại Trường Đại học
Công nghệ
- Đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động cố vẫn học tập nhằm nâng
cao hiệu quả của tư van học tập cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động có vấn học tập dé nâng cao hiệu quả tư vấn học tập cho sinh
viên
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động cô vấn học tập dé nang cao hiéu qua tu van hoc tap cho sinh viên của Dai hoc Quốc gia Hà Nội
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động cố vấn học tập cho
sinh viên tại các trường đại học
4.2 Khảo sát đánh giá thực trạng quản lý hoạt động cố vấn học tập cho sinh viên ở Đại học Quốc gia Hà Nội: nghiên cứu trường hợp Trường Đại học
Trang 14Cong nghé
4.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động có vấn học tập nhằm
nâng cao chất lượng tư vấn cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội
5 Câu hỏi nghiên cứu
5.1 Thực trạng quản lý hoạt động cô vấn học tập cho sinh viên ở Đại
học Quốc gia Hà Nội hiện nay như thé nao?
5.2 Có những biện pháp quản lý nào có thể nâng cao chất lượng hoạt
động cô vẫn học tập cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay?
6 Giả thuyết nghiên cứu
Hoạt động cố vấn học tập cho sinh viên của Đại học Quốc gia Hà Nội
chưa thực sự mang lại hiệu qua va vẫn còn một số bất cập như: Việc sắp xếp
vị trí làm việc cho đội ngũ có vấn học tập chưa hợp lý; Chế độ đãi ngộ chưa hợp lý và điều kiện làm việc chưa phù hợp đang là rào cản trong hiệu quả làm
việc của cố vấn học tập
Nếu xây dung day đủ cơ sở lý luận, đánh giá đúng thực trạng quản lý
hoạt động có vấn học tập cho sinh viên ở Đại học Quốc gia Hà Nội đề từ đó
đề xuất được một số biện pháp quản lý phù hợp thì sẽ góp phần nâng cao hiệu
quả của chất lượng tư vấn học tập cho sinh viên ở Đại học Quốc gia Hà Nội
trong thời gian tỚI
Đề tài thực hiện nghiên cứu trường hợp điển hình và cụ thể là nghiên cứu
hoạt động cô vấn học tập cho sinh viên ở Trường Đại học Công nghệ thuộc
Đại học Quốc gia Hà Nội
8 Phương pháp nghiên cứu
Trang 15Dé tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
8.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết 8.1.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết: Hệ thông hoá các cơ
sở lý luận có liên quan đến hoạt động cé van hoc tap
8.1.2 Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết: phân tích tông
hợp hệ thống hóa theo mục đích nghiên cứu của đề tài
8.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 8.2.1 Phương pháp điểu tra bằng bảng hỏi: Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu chính là nghiên cứu định lượng Tiến
hành xây dựng bảng hỏi nhăm thu thập thông tin cần thiết phục vụ cho việc
phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động cô vấn học tập ở
Đại học Quốc gia Hà Nội
Bảng hỏi được thiết kế hướng tới hai đối tượng khách thể là cán bộ và sinh viên Bảng hỏi gồm 2 nội dung chính: một là đánh giá thực trạng hoạt
động của cô vấn học tập tại trường Đại học Công nghệ, hai là, các biện pháp
hỗ trợ hoạt động của cô vẫn học tập
8.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp này nhằm thu thập và
làm rõ thêm những thông tin về một số vấn đề nghiên cứu cốt lõi của dé tai
8.3 Nhóm phương pháp bổ trợ Phương pháp thống kê toán học (phần mềm SPSS) được sử dụng để xử
lý kết quả điều tra nhăm phân tích thực trạng và định lượng kết quả vấn đề
Trang 16Dai hoc Quốc gia Hà Nội
- Đề xuất được một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt
động cô vấn học tập góp phần nâng cao hiệu quả của chất lượng tư vấn học
tập cho sinh viên ở Đại học Quốc gia Hà Nội
10 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động cô vấn học tập trường đại
học
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động cô vấn học tập ở Đại học Quốc
gia Hà Nội: nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Công nghệ
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động có vấn học tập ở Đại học Quốc gia Hà Nội: nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Công nghệ
Trang 17CHUONG 1: CO SO LY LUAN VE QUAN LY HOAT DONG CO VAN
HOC TAP TRUONG DAI HOC
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1 nước ngoài
Carl Jung (1960) và các tac gia nhu Myers-Briggs (Myers & McCauley,
1985), Kold (1984), Evans, Forney va Guido-DiBrito (1998) trén co so cac
nghiên cứu của mình đã đưa ra lý luận về phong cách học tập của các cá nhân tương ứng với các kiểu loại nhân cách, kiểu thần kinh của người học là:
Hướng nội - Hướng ngoại; Hệ thống các giác quan: Cảm nhận - Trực giác, Tư
duy, cảm giác, và Đánh giá - Nhận thức
Theo Kold (1984) hoạt động của con người có thê gom về năm tuýp phong cách: đó là người áp dụng; người phản ánh; người phân tích, người lý luận và người thực tế Trên cơ sở tuýp người này, các cô vấn học tập có thê có cách tạo ra tác động hợp lý cho đối tượng sinh viên trong hoạt động học tập
Các nghiên cứu thực tiễn về hoạt động cô vấn học tập được các tác giả
trên thế giới bàn đến và tập trung chủ yếu ở quá trình phát triển các phương
thức dạy - học ở bậc đại học
Theo các tác giả Gallagher & Demo (1983), Rudolph (1990), Terry L
Kuhn (1996) và Brian Gillispie (2001) ngay từ thế kỷ thứ 17, các trường cao
đăng, đại học tại Mỹ đã quan tâm tới việc đào tạo cử nhân có tri thức và lịch lãm, băng cách làm mẫu cho sinh viên về mặt đạo đức và trí tuệ thông qua
cách cư xử của tất cả giáo viên trong trường Hoạt động cô vấn học tập có thê
được phân định thành 3 giai đoạn phát triển như sau [25, tr.21], [26, tr.32]:
Theo Morison (1946), Rudolph (1962), Frost (2000), giai đoạn thứ nhất: hoạt động cô vấn học tập hình thành nhưng chưa được định nghĩa Tại trường đại học Harvard, các giáo viên và sinh viên cùng sống trong một tòa nhà, họ cùng ăn uống, thư giãn, giải trí, cầu nguyện và tuân theo những kỷ luật chung
[7, tr.23-32]
Trang 18Giai đoạn thứ hai: Theo Frost (2000), từ năm 1870 đến 1970 là giai
đoạn “cố van hoc tập trở thành một hoạt động được định nghĩa nhưng chưa
được kiểm tra” Rudolph (1962) cho biết, khi việc học tập của sinh viên được
thiết kế theo chương trình (năm 1877) thì các em cần có một người theo dõi
sát sao để hướng dẫn cụ thể Gordon (1992), Brian Gillispie (2009), Strange
(1994) và Strommer (1999) cho rằng, giai đoạn này là thời kỳ hoạt động của
thành một công việc hời hợt”, các kỹ năng tư van trong luot tu van dang tro
thành “những buổi trò chuyện bâng quơ, van tat” Các cố vấn học tập bị phân tâm giữa những việc giảng dạy với các áp lực khác [7, tr.23-32]
Giai đoạn thứ ba: Nghiên cứu của Frost (2000) xác định giai đoạn thứ 3
là từ năm 1970 đến nay Ở giai đoạn này hoạt động “cố vấn học tập đã trở
thành một hoạt động được định nghĩa và kiểm tra” Và bắt đầu từ đây hình
thức đảo tạo theo tín chỉ được gọi tên, và chức danh có vấn học tập cũng chỉ
bắt đầu xuất hiện khi có hình thức đảo tạo theo tín chỉ Theo Gordon (1992)
các trường đại học trong thập kỷ 60 và 70 của thế kỷ XX đã trở thành nơi
cung cấp dịch vụ đào tạo cho người học Sinh viên tìm gặp cố vấn học tập dé
tìm hiểu thông tin về ngành nghề, trách nhiệm của trường, sự công băng giữa
cac sinh vién (Komives, SR, Woodard Jr, D B, 1996), kién nghi về các dịch
vụ, chất lượng đảo tạo và khám phá về năng khiếu của bản thân (Zunker,
2002) [7, tr.23-32]
Nhiều nghiên cứu của các tác giả hướng tới các nội dung liên quan tới vai trò của tư vấn học tập Najilah Ali chú ý tới trách nhiệm thực tế của người làm công tác tư vân cho sinh viên trong một ngành học cụ thê Các tác giả
Trang 19Rivka Lazovsky va Aviva Shimoni Lazovsky (2007) voi viéc tién hanh
nghiên cứu trên hai nhóm có vấn giàu kinh nghiệm và nhóm cô vấn học tập
đối với sự nhận thức về vai trò công tác tư vẫn và thực hiện vai trò này trên
thực tế Họ đề cao vai trò có vẫn chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm [27, tr.85]
Cách thức tư vấn cho hoạt động của cố vấn học tập cũng khá đa dạng, bên cạnh hình thức tư vấn trực tiếp, thì hình thức tư vấn online đang ngày càng trở nên phố biến Có thể kể tới nghiên cứu của các tác giả Lairio, Marjatta, Nissila, Pia (2002) khi bàn về công tác tư vấn trong trường học ở Phần Lan Với việc thiết lập 27 mạng lưới tư vấn trong và ngoài nhà trường,
hoạt động tư vấn đã có được hiệu quả hơn Đồng thời tác giả cũng khăng định công việc của nhân viên tư vấn trong trường hoc đã mở rộng và trở nên đa
dạng hơn Bài viết này còn phân tích sự thay đôi về nhiệm vụ và các vấn đề
cốt lõi của tư vấn cũng như những thách thức mới mà công tác tư vấn ở Phần
Lan đang phải đối mặt [28, tr.159-172]
trường học Cụm từ Cố vấn trường học lúc đầu “sánh đôi” với Giáo viên chủ
nhiệm Sau này, cụm từ cô vấn học tập mới được sử dụng thay thế duy nhất
trong hoạt động tư vấn học tập cho sinh viên, được quy định trong các Quy
chế liên quan tới hoạt động đào tạo tại các trường
Trong khi khảo sát 379 sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh, Nguyễn Hoàng Thiện đã phát hiện về tự học ngoài giờ lên lớp
thì trong những nguyên nhân làm ảnh đến việc tự học của sinh viên, yếu tô liên quan đến việc hướng dẫn của giảng viên cùng những vấn đề khác có liên
quan đên người dạy chiêm một tỷ lệ khá cao đó là: vai trò của giáo viên trong
Trang 20viéc khuyén khích và hướng dẫn tự học, yêu cầu của giảng viên trong tự học,
cách kiểm tra, đánh giá của giảng viên và phương pháp giảng dạy của giảng viên Có nghĩa là bên cạnh phương pháp giảng dạy thì việc đánh giá sinh viên
cũng quan trọng khi muốn thúc đây hoạt động tự học của các em Tác giả
cũng cho răng, không nên “chỉ công nhận những cố gắng, thành tích của người học qua bài thi giữa kỳ và cuối kỳ mà cần đánh giá họ trong cả quá trình với nhiều hoạt động khác nhau” Điều này sẽ giúp người học chủ động tìm tòi, đào sâu thêm những kiến thức mà thầy cô truyền đạt và không ngừng
cô găng [16]
Trong một nghiên cứu khác của tác giả Thiều Thị Hường, vai trò của cố
vấn học tập đã được nhắc tới như một yếu tố quyết định đối với hiệu quả học
tập của sinh viên nói chung và đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất Cụ thể, các
sinh viên đều đánh giá vai trò của cố vẫn học tập là rất quan trọng và quan
trong (51.5% va 48.5%) Nhu vay, 100% sinh viên đều đã nhận thức được tầm quan trọng của các cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chi Ty
lệ cũng khá cao đến từ những đánh giá của bản thân những người cố vấn học
tập 76.2% cố vấn học tập cho rằng, họ có vai trò “Quan trọng” và 23.8% cố van hoc tap khang định, họ có vai trò “Rất quan trọng” trong việc nâng cao kết quả học tập cho sinh viên [10]
Các cô vẫn học tập đã làm gì giúp sinh viên rèn luyện và học tập? Nhiều
biện pháp đã được có van hoc tập sử dụng: từ “Tổ chức các buổôi giao lưu, gặp mặt đề trao đổi kinh nghiệm học tập giữa các lớp trong khoa”, có vấn học tập cũng “thường xuyên gặp gỡ, trao đôi với các giảng viên bộ môn” hay “Quan tâm, giúp đỡ sinh viên yếu, kém” Tuy vậy, tần suất sử dụng các biện pháp này còn chưa thường xuyên Nghiên cứu cũng chỉ ra biện pháp được xem là quan trọng và có vai trò quyết định đối với việc nâng cao kết quả học tập của
sinh viên là “Giúp sinh viên lựa chọn phương pháp và cách thức học tập phù
hợp” nhưng lại chưa được cố vấn học tap coi trong [10]
10
Trang 21Hoạt động học tập và rèn luyện trong trường học là mỗi quan hệ chặt chẽ
ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữa sinh viên và cô vấn học tập Vì vậy, bên cạnh việc đánh giá hoạt động của cố van học tap, y kiến của sinh viên cũng cần
được xem xét nghiêm túc Khi tìm hiểu thái độ của sinh viên đối với các hoạt
động cố vấn học tập đã tổ chức, có 59.5% sinh viên họ tích cực, nhiệt tình
tham gia; tinh thần hợp tác, đoàn kết của sinh viên được nâng cao và sinh viên
có động cơ, thái độ học tập tích cực (51.5%) Song vẫn còn 11% sinh viên thừa nhận “Đa số sinh viên không hứng thú với các hoạt động do có vấn học
tập tô chức” và 10% sinh viên khăng định, kết quả học tập của họ chưa được
nâng cao Phần lớn (76.2%) cô vấn học tập thừa nhận, chưa đạt kết quả như
mong muốn 81% cố vấn học tập cho rằng, sinh viên tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động do cố vấn học tập tô chức, đã xây dựng được phong trào thi
đua học tập trong lớp và kết quả học tập của sinh viên được nâng cao 20% cô
vấn học tập thừa nhận, kết quả học tập của sinh viên lớp mình phụ trách
không được như mong muốn [10] Mối quan hệ giữa cố vấn học tập và sinh viên không chỉ đơn thuần là mối quan hệ giữa thầy - trò mà còn là mối quan
hệ người - người theo như mong đợi của sinh viên Vậy nên khi xuất hiện
thực tế 45% sinh viên không hài lòng và hoàn toàn không hài lòng và 35.4%
sinh viên cảm thấy không hài lòng về lời khuyên của đội ngũ tư vẫn mà trong
một nghiên cứu thu được thì đương nhiên chất lượng của hoạt động nảy cũng
khó hiệu quả được Trên thực tế nếu đội ngũ tư vấn nhận thức rõ trách nhiệm
và ý thức được vai trò của mình thì họ thực hiện công việc tư vấn mới có chất
lượng [14]
Tác giả Lê Thị Thanh Thảo đã tiến hành khảo sát 362 sinh viên và 117 giảng viên, chuyên viên đang đảm nhiệm công tác tư vấn học tập tại trường;
phỏng vấn sâu 12 người trực tiếp đảm nhiệm công tác tư vấn ở các khoa,
phòng, ban và các đại diện lãnh đạo khoa, phòng ban, tại Trường Đại học
Tiền Giang Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy, hơn 30% đội ngũ tư vẫn
11
Trang 22hoàn toàn hài lòng và hài lòng về hoạt động tư vấn học tập Một giảng viên
đảm nhiệm công tác tư vấn học tập cho biết: “Người đảm nhiệm tư vấn học tập phải thực hiện quá nhiều việc, mất nhiều thời gian nhưng chế độ thù lao không tương xứng, đa phần những người đảm nhiệm công tác tư vấn cho sinh
viên là do bị phân công chứ thực lòng họ không muốn đảm nhiệm công việc
phận khác trong hệ thống giáo dục đại học cũng đang trở thành rào cản cho
việc nâng cao hiệu quả cho cố vấn học tập Nghiên cứu của tác giả Lê Thị
Thanh Thảo thì 50.4% ít hài lòng và 15.4 % không hài lòng về nguồn thông
tin cung cấp từ các khoa, phòng ban [14]
Có van hoc tập tác động tới sinh viên nên họ chính là đối tượng có ảnh
hưởng lớn tới chất lượng làm việc của đội ngũ này Kết quả khảo sát của Lê
Thị Thanh Thảo cho thấy các em khá chủ động tìm đến đội ngũ tư vấn học tập
trong những trường hợp cần thiết Đa số các em đều mong muốn nhận được
sự giúp đỡ của những người làm công tác tư vấn không chỉ học tập mà còn
trong lĩnh vực đời sống tình cảm, trong cuộc sống riêng tư Tuy nhiên, những con số sau đây phản ánh một thực tế đáng buồn là 2.5 % sinh viên rất hài lòng
và hải lòng về hoạt động tư vấn học tập, có 53% sinh viên tạm hài lòng về
hoạt động tư vấn học tập, trong khi đó có trên 45% sinh viên không hài lòng
và hoàn toàn không hài lòng về hoạt động này Khi trả lời câu hỏi về mức độ đáp ứng nhu cầu tư vấn học tập thì có đến 79.6% sinh viên cho rằng hoạt động tư vấn học tập tại trường chỉ đáp ứng một phần mong của họ, đáng quan tâm hơn nữa là có hơn 18% cho biết hoạt động tư vấn học tập không đáp ứng
12
Trang 23và hoàn toàn không đáp ứng mong đợi của sinh viên Lý do làm xuất hiện tình
trạng trên là do hoạt động tư vấn học tập tại trường tô chức chưa tạo điều kiện
thuận tiện cho họ (43.4%) và thời gian tổ chức tư vấn học tập chưa phù hợp
(47.8%) Cả hai nội dung gây cản trở cho hoạt động của cô vấn học tập mà
sinh viên đưa ra hoàn toàn có thể cải thiện được trong sự chủ động của đội
ngũ nhà tư vấn [14]
Một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập
là là việc đặt ra và kiên trì mục tiêu tư vấn, có 47% những người làm công tác
tu van cho rang hoạt động tư vấn ở trường đạt mục tiêu, 49.6% cho rằng chỉ
đạt một phần mục tiêu [14]
Tóm lại, các nghiên cứu không chỉ đề cập tới hoạt động có vấn học tập
mà còn đánh giá cả vai trò của các chủ thể trong hoạt động này Nhấn mạnh tới vai trò quan trọng của cô vấn học tập, các tác giả cũng đề cập tới các lĩnh
vực làm việc, mục tiêu hành động của họ
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Khái niệm quản ly
Quản lý là gì? Trước khi định nghĩa quản lý hoạt động có vấn học tập là
gì thì cần xác định khái niệm quản lý Có nhiều tác giả khác nhau đưa ra khái
niệm quản lý
Từ điển Tiếng Việt có định nghĩa quản lý là “tổ chức và điều khiển các
hoạt động theo những yêu cầu nhất định”, nhấn mạnh tới hình thức của hoạt
động quản lý [23, tr 953]
Tác giả Nguyễn Minh Đạo nhấn mạnh tới yếu tố con người trong hoạt động quản lý, ông cho răng “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể (đối
tượng quản lý) về mặt chính trỊ, văn hóa, xã hội, kinh té bang mot hé thong
các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và biện pháp cụ
13
Trang 24thể nhăm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng” [9,
tr.15]
Quản lý là có mục đích Quản lý là một quá trình tác động có định hướng, có tổ chức nhằm đạt mục tiêu đặt ra Quản lý là tác động của chủ thể
quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng hiệu quả nhất các tiềm năng cũng
như cơ hội
Lịch sử phát triển xã hội bắt đầu từ lúc con người hợp sức với nhau đề tự
vệ hay kiếm sống thì đã xuất hiện những hoạt động mang tính đặc thù có tô
chức, phối hợp, điều khiển nhằm thực hiện mục tiêu chung đã định Dạng lao
động đặc thù đó được gọi là quản lý
Ngày nay thuật ngữ quản lý trở lên phổ biến và có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý:
Có thể hiểu quản lý là hoạt động được thực hiện nhằm bảo đảm sự hoàn
thành công việc qua những nỗ lực của người khác
Quản lý là sự phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những người cộng
sự khác trong cùng một tô chức
Theo Mary Parker Follett cho rằng: “Quản lý là nghệ thuật đạt được mục
đích thông qua nỗ lực của người khác” [9, tr.15]
Koonts và O“Donnell nhấn mạnh vai trò của quản lý “Có lẽ không có lĩnh vực hoạt động nào của con người quan trọng hơn là công việc quản lý,
bởi vì mọi nhà quản lý ở mọi cấp độ và trong mọi cơ sở đều có một nhiệm vụ
cơ bản là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc
với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã
dinh” [9, tr.15]
James Stoner va Stephen Robbins coi “Quan lý là tién trinh hoach dinh,
tổ chức, lãnh đạo và kiêm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ
chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác nhau của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra” [9, tr.15]
14
Trang 25Hiện nay, quản lý được định nghĩa là quá trình đạt tới mục tiêu của tổ
chức bằng cách vận dụng các chức năng: Kế hoạch - Tổ chức - Chỉ đạo -
Kiểm tra Mặc dù có rất nhiều khái niệm khác nhau về quản lý nhưng mọi
khái niệm đều bao hàm các thành tố của quản lý đó là: chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, mục tiêu quản lý, công cụ quản lý và phương pháp quản lý Các thành tô này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời
Theo quan điểm hệ thống và quản lý theo mục tiêu thì bản chất của quản
ly có thê đề cập ở nhiều khía cạch khác nhau:
- Quản lý là những tác động có phương hướng và mục đích rõ ràng của
chu thé quan ly
- Quan lý là hoạt động trí tuệ mang tinh sang tao cao
- Quản lý là quá trình thực hiện đồng thời, hàng loạt các chức năng liên
kết hữu cơ với nhau
Như vậy, có thê nói bản chất của hoạt động quản lý chính là sự tác động
có mục đích đến tập thể người nhăm thực hiện mục tiêu quản lý Trong giáo dục và đảo tạo đó là tác động của nhà quản lý giáo dục đến tập thể giáo viên,
học sinh và các lực lượng giáo dục khác trong xã hội nhằm thực hiện các hệ
thống mục tiêu quản lý giáo dục
Các chức năng của quản lý: Trong hoạt động quản lý luôn luôn tổn tại 4
chức năng cơ bản đó là: chức năng kế hoạch, chức năng tô chức, chức năng
chỉ đạo và chức năng kiểm tra Bốn chức năng này có mối liên hệ với nhau, cùng với các yếu tố khác là thông tin và quyết định quản lý đã tạo nên một
chu trình quản lý hoàn chỉnh Các chức năng quản lý này có mối quan hệ mật thiết với nhau, vì vậy đòi hỏi người quản lý luôn phải biết năm bắt thông tin
và tiễn hành việc quản lý theo bốn chức năng thì mới dẫn dắt tổ chức đến mục
tiêu cần đạt được
Quản lý nhà trường: Là việc thực hiện đường lối giáo dục của Đảng
trong phạm vi trách nhiệm của mình đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý
15
Trang 26giao duc dé tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đảo tạo đối với ngành giáo
dục, đối với thế hệ trẻ và đối với từng học sinh [11, tr.23) Nội dung quản lý nhà trường bao gồm:
- Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị nhà trường nhăm vào mục đích phục
vụ tốt cho việc giảng dạy, học tập và giáo dục học viên, phát huy tốt năng lực của chúng cho dạy học vả giáo dục
- Quản lý nguồn lực tài chính hiện có của nhà trường để xây dựng cơ sở
vật chất trang thiết bị đề tiền hành các hoạt động dạy học và giáo dục
- Tổ chức đội ngũ giáo viên, cán bộ nhân viên và tập thể học viên thực hiện tốt các nhiệm vụ trong chương trình công tác của nhà trường
- Quản lý các hoạt động chuyên môn: quản lý chương trình, quản lý chất
lượng theo chương trình giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của trường
- Quản lý việc học tập của người học theo quy chế của Bộ Giáo dục và
Đào tạo
1.2.2 Khái niệm cỗ vẫn học tập
Có thê nói, ở các nghiên cứu và tài liệu hầu hết chỉ đưa ra khái niệm về
chức danh cố vấn học tập mà không đề cập đến hoạt động và nội dung của
hoạt động cô vấn học tập Vì vậy, có thể nói ở đây cố vấn học tập được hiểu
là Có vấn học tập ở trường đại học là hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên với
mục tiêu giúp sinh viên phát huy toi da kha năng học tập, rèn luyện, nghiên
cứu để từ đó có thể tốt nghiệp và từn được việc làm phù hợp, bên cạnh việc
hoàn thành mục tiêu đào tạo của nhà trường Thực tiễn đào tạo theo hệ thống
tín chỉ cho thấy tùy theo quy định của từng cơ sở giáo dục đại học, cố vẫn học tập có thể có những chức năng khác nhau Ở đây, chúng tôi bàn về chức năng
tu van hoc tap cua cô vấn học tập
Mô hình đào tạo theo tín chỉ được áp dụng lần đầu tiên vào năm 1872 tại Trường Đại học Harvard, Hoa Kỳ Vì vậy, các nghiên cứu về các hoạt động
16
Trang 27liên quan tới cách giáo dục này cũng được thực hiện pho bién tai quéc gia
nay Cu thé:
Hoạt động chủ đạo của cô vấn học tập là làm việc với con người, cụ thể
là làm việc với sinh viên, nên việc ứng dụng một sỐ lý thuyết phát triển con
người làm cơ sở cho hoạt động nảy trở thành những nghiên cứu quan trọng của hoạt động này Trong một bài viết John H Borgard, William James, Hemwall va Trachte, Creamer và Hagen đăng trên tạp chí hiệp hội có vẫn học tập quốc gia Mỹ (NACADA), các tác giả bàn về nền tảng lý luận của hoạt
động cô vấn học tập được tiến hành một cách bài bản Đó là, cần có hoạt động
tư vấn, cần dựa vào các quan điểm lý thuyết cụ thê Từ đó, Hiệp hội cố vấn học tập Quốc gia của Mỹ đã sử dụng một số lý thuyết phát triển con người
làm cơ sở cho hoạt động của cô vấn học tập
Trên cơ sở lý thuyết hình thành bản sắc cá nhân trong tâm lý xã hội của Erikson, trên cơ sở 8 giai đoạn phát triển của con người, ông đã mô tả 8 giai đoạn khủng hoảng tương ứng trong quá trình học tập của sinh viên Vì vậy,
theo ông đề có thể tư vấn cụ thể và có hiệu quả cho các em thì cô vấn học tập
cần năm được các quá trình này
1.2.3 Khái niệm quản lý hoạt động cô vấn học tập
Là một hoạt động quản lý trong trường đại học Nó gồm các nội dung
như: Lập kế hoạch, tô chức, lãnh đạo, kiểm tra nhằm đạt mục tiêu cuối cùng
là các nguyên tắc đề thực thi các chức năng tư vấn học tập cho sinh viên
Các nguyên tắc quản lý hoạt động có vấn học tập bao gồm:
Quản lý hoạt động cố vấn học tập là quản lý con người nên nhà quản lý
cần năm bắt được năng lực, nhu cầu, trình độ của đội ngũ có vấn học tập dé
có thể có những hỗ trợ kịp thời và hợp lý nhất
- Nguyên tắc của lập kế hoạch xác định trên phương diện chủ thê quản
lý, xác định băng việc sử dụng công cụ khoa học trong nghiệp vụ này Vì vậy, chủ thê quản lý cũng phải được tổ chức một cách khoa học
17
Trang 28- Nguyên tắc để ra quyết định, chủ thê quản lý phải đánh giá cơ hội có
thể khai thác Bên cạnh đó, việc sử dụng các công cụ lập kế hoạch đòi hỏi tổ
chức phải thiết lập được hệ thống truyền tin hiệu quả
1.3 Hoạt động có vấn học tập trong trường đại học 1.3.1 Vị trí, vai trò, mục tiêu của hoạt động cô vấn học tập trong trường đại học
Có thể khẳng định rằng, các cố vấn học tập vẫn có thể đóng vai trò không thể thiếu trong việc thúc đây sự thành công của sinh viên, qua việc giúp đỡ họ bằng cách khuyến khích họ tham gia vào các loại hoạt động thích
hợp, trong hoặc ngoài lớp học
Hoạt động cô vấn học tập được xem như là tiến trình “trợ giúp sinh viên
nhận ra những lợi ích cao nhất của giáo dục đối với họ bằng cách giúp họ hiểu bản thân họ hơn và biết sử dụng những nguồn tài nguyên của trường dé dap ứng những nhu cầu giáo dục riêng biệt và khát vọng học tập của họ” [24] Sindabi cũng nhắn mạnh răng: tư vấn học tập hoặc cố vấn trong các trường
học và cao đăng được nhìn nhận như một vai trò riêng biệt trong các hướng
dẫn và chương trình tư vấn Điều này có nghĩa là cô vấn học tập giúp thiết lập
các mục tiêu học tập cho người học Vì vậy, cố vấn học tập rất quan trọng đối
với sự phát triển giáo dục và nghề nghiệp của người học Đồng thời ông cũng
liệt kê ra một số những nhiệm vụ mà cô vấn học tập phải thực hiện [27, tr
85]
Theo tác giả Joe Cuseo thì cố vẫn học tập là người giúp sinh viên tự ý thức về những mối quan tâm đặc thù của bản thân, đó là tài năng, là giá trị, là
ưu tiên Cố vấn học tập giúp các em có thể thấy được sự liên kết giữa kinh
nghiệm học tập hiện tại và kế hoạch cuộc sống tương lai của họ Đồng thời,
cô vấn học tập còn giúp sinh viên khám phá ra tiềm năng và đam mê của
minh [7, tr.23-32]
18
Trang 29Theo Love, Schreiner va Anderson thì nhiệm vụ của cố vẫn học tập là hỗ
trợ sinh viên trong việc đưa ra những quyết định học thuật, khám phá phong
cách học tập, thực hiện những mục tiêu được thiết lập và kỹ năng giải quyết
van dé cũng như tiếp cận được những dịch vụ hỗ trợ cần thiết được cung cấp
bởi nhà trường [7, tr.23-32]
Các có vấn học tập đặc biệt quan trọng trong việc giúp sinh viên xây dựng chương trình học tập phù hợp với mục đích học tập và nghề nghiệp của
họ và trong việc đưa ra các vấn đề liên quan đến sự chặt chẽ, cũng trật tự của
chương trình giáo dục Những vấn đề đó là thiết yếu cần cân nhắc, để có thêm
sinh viên tham gia các thiết chế phức tạp trên con đường lấy băng đại học [31]
Tư vấn học tập là một thành phần quan trọng của trải nghiệm đại học
King khẳng định, “tư vẫn học tập là dịch vụ có cầu trúc duy nhất trên các
trường đại học đảm bảo sự tương tác của sinh viên với các đại diện liên quan
của tổ chức” Tư vấn học tập có “khả năng trở thành một yếu tố tích hợp chính mang lại cho sinh viên, giảng viên, nhân viên sinh viên, các môn học và chương trình học cùng nhau thành một nên giáo dục thực sự có ý nghĩa”
King cũng mô tả tư vấn học tập là “trung tâm của bánh xe”, trong đó sinh viên
có thể được giới thiệu đến nhiều khu vực dịch vụ sinh viên khác bao gồm hỗ
trợ tài chính, dịch vụ nghề nghiệp, tư vấn và các dịch vụ hỗ trợ học tập bổ
sung Hơn nữa, Astin lưu ý rằng tư vấn học tập là một đóng góp lớn cho sự tham gia của học sinh trong khuôn viên trường [3 l |
Những nghiên cứu từ 20 năm qua đã xác định các phương pháp tiếp cận
tư vấn học thuật (Crookston), các điều kiện của quá trình tư vấn phát triển (Ender, Winston, Miller) và các kết nối quan trọng giữa tư vấn và duy trì học
tập (Beal & Noel, Carstensen & Silberhorn, Glennen & Bexley) Tuy nhiên,
nhiều câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ khi bàn về các phương tiện hiệu quả nhất đề tổ
chức và cung cấp các dịch vụ cô vấn học tập [31]
19
Trang 301.3.2 Vai trò va quyền hạn của cô vấn học tập trong đào tạo theo học
chế tín chỉ
Đào tạo theo học chế tín chỉ là hình thức đào tạo tiên tiễn nhất trên thế giới, không giới hạn thời gian học tập, sinh viên phải tích lũy khối lượng kiến
thức định sẵn, khi nào tích lũy xong thì ra trường nên cho phép người học chủ
động hơn, vẫn đánh giá kết quả giám sát thực tế và trình độ người học hơn,
học chế tín chỉ trong dạy và học theo lối kinh viện Vai trò của người thầy trong đào tạo theo học chế tín chỉ sẽ nặng nề hơn vừa giảng dạy vừa cô vấn
cho quá trình học tập
Theo quan điểm của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hạnh và cộng sự thì những
yêu cầu “cần” và “đủ” đối với các cố vấn học tập như sau:
Thứ nhất, có vấn học tập phải là người nắm rõ nhất bản chất của quá
trình dạy học và quy trình đào tao cua đơn vị công tác, từ số lượng, nội dung
các môn học trong mỗi kì, việc đăng ký các môn học ra sao cho đến số lượng
tín chỉ người học phải tích lũy được, nội dung và hình thức thực hành, thực
vào đúng lớp mình có thê học và cần phải học
Thứ ba, có vẫn học tập phải thực sự là những người có đạo đức, tâm huyết VỚI nghề Có như vậy thì họ mới có đủ sự kiên trì, nhẫn nại để theo sát
tâm tư, nguyện vọng của từng sinh viên, cùng với các em tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình học tập và nghiên cứu
Thứ tư, cô vấn học tập phải được trau dồi kỹ năng ngoại ngữ, vi tính và
kĩ năng giao tiếp, làm việc với sinh viên Không chỉ cần có Tâm, bản thân các
cô vấn học tập cũng phải thực sự là những người bạn thực sự với chính người
20
Trang 31hoc Ho phai năm được tâm - sinh lý của các em, có phương pháp và nghệ
thuật giao tiếp cởi mở, thân thiện Có thế, họ mới thực sự “hòa” nhập vào thế
giới sinh viên, giúp sinh viên tin tưởng và từ đó có thê sẻ chia mọi khó khăn,
giải đáp những thắc mắc (thậm chí là những trăn trở rất khó nói) mà các em gặp phải trong quá trình học tập và nghiên cứu
Thứ năm, để cố vấn học tập phát huy tốt nhất vai trò của mình, bên cạnh
chú trọng chất lượng đội ngũ này, chúng ta cần phải đảm bảo đủ về mặt số
lượng đề có thể phục vụ tốt nhu cầu của tất cả sinh viên, khắc phục tình trạng
chỉ tập trung chú ý vào hai loại đối tượng sinh viên như nhiều trường hiện
nay: sinh viên học tập xuất sắc cần bồi dưỡng tài năng và sinh viên gặp nhiều
kho khan [8]
Có vấn học tập có quyền hạn trong một số các công tác sau:
- Đề nghị hội đồng khen thưởng, kỷ luật của trường biểu dương khen thưởng những cá nhân, tập thê sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập, kiến nghị xử lý kỷ luật sinh viên theo quy chế sinh viên
- Tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cố vấn học tập Được cung cấp đầy đủ các tài liệu, phương tiện cho việc tư vấn, hướng dẫn và quản lý sinh viên cho cô vấn học tập
- Yêu cầu các phòng quản lý sinh viên trong trường cung cấp thông tin
về kết quả học tập của sinh viên do mình được phân công phụ trách, cung cấp thông tin cá nhân của sinh viên trong trường hợp cần thiết để phục vụ công
tác quản lý sinh viên
- Chủ động, sáng tạo trong công tác tư vấn, hướng dẫn và quản lý sinh
viên nhằm tạo điều kiện giúp đỡ sinh viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình
Quy định cụ thể về chức danh, thành phan, nhiệm vu của cố vấn học tập
ở các trường đại học phong phú, đa dạng với nhiều chức danh và nhiệm vụ
khác nhau
21
Trang 32- Cố vấn học tập (academic adviser): thường tư vấn cho sinh viên về chọn khóa học, ngành học phù hợp với năng lực và sở thích, tư vấn và xét duyệt kế hoạch học tập của sinh viên, tư vấn cho sinh viên khi bắt đầu nhập
học, chuẩn bị vào giai đoạn chuyên ngành hay khi sắp kết thúc chương trình
học, học sau đại học
- Người tư vẫn hướng nghiệp (career adviser): giúp sinh viên tìm hiểu cơ hội nghề nghiệp và việc học tập tiếp theo, hướng chuyên ngành hẹp sau đại học, yêu cầu của thị trường lao động đối với ngành nghề
- Cô vấn hoạt động ngoại khóa (extracurricular adviser): thường tư vấn
cho nhóm sinh viên, đặc biệt cho các tân sinh viên thông qua các buổi giới
thiệu hướng dẫn cho tân sinh viên vảo tuần đầu tiên khi sinh viên nhập học
- Cô vấn có kinh nghiệm (Mentor): một người có nhiều kinh nghiệm hơn
tư vấn, giúp đỡ cho người ít kinh nghiệm hơn nhăm nâng đỡ về mặt tâm lý, giúp đỡ trực tiếp dé phát triển chuyên môn, nghề nghiệp và đóng vai làm mẫu
- Trợ giảng (Tutor/Teaching assistant): Học viên cao học hay nghiên cứu sinh, những người đang làm phụ tá hay hỗ trợ các giáo sư trong nghiên cứu
khoa học
- Người đôn đốc học tập (Promotor): có nhiệm vụ theo dõi quá trình học
tập của sinh viên, đôn đốc sinh viên đây nhanh tiến độ học tập theo kế hoạch
định ra và tư vấn giúp họ tháo gỡ một số vướng mắc có thể gặp trong quá
trình học tập
- Trợ lý giáo vụ, trợ lý khoa/bộ môn (Academic assistant, faculty assistant): có nhiều kinh nghiệm về cách thức tổ chức lớp học, hình thức học
tập và kiểm tra đánh giá ở đại học, danh mục các môn học, các thông tin
chung cho sinh viên, biết cách phối hợp tốt với các phòng ban của trường,
thường có thê tiếp sinh viên vào bất kỳ lúc nào trong giờ hành chính
- Giáo viên chủ nhiệm lớp/nhóm (Dozent-in-charge hay teacher-in- charge): được phân công theo dõi hoạt động học tập của nhóm sinh viên và
22
Trang 33gặp gỡ định kỳ nhóm sinh viên này, tư vấn cho họ về việc học chuyên môn cũng như học ngoại ngữ, các vấn đề có liên quan đến học tập
Ở Việt Nam, hoạt động cô vấn học tập hiện nay đang thực hiện chủ yếu
dưới chức danh tư vấn học tập cho sinh viên Thường là do các giảng viên
thực hiện, họ tư vấn cho sinh viên về chọn khóa học, ngảnh học phù hợp với
năng lực và sở thích, tư vấn và xét duyệt kế hoạch học tập của sinh viên, tư
vấn cho sinh viên khi bắt đầu nhập học, chuẩn bị vào giai đoạn chuyên ngành hay khi sắp kết thúc chương trình học, học sau đại học và cũng đôn đốc
sinh viên học tập
Cé van hoc tập là đại diện cho lãnh đạo trường, khoa và bộ môn trong
việc hướng dẫn, tư vấn cho sinh viên các vấn đề liên quan đến công tác quản
lý, chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học và nhu cầu xã hội Họ định
hướng, tư vấn, giám sát hoạt động trong quá trình học tập của sinh viên đồng thời là một chuyên gia hướng nghiệp cho sinh viên cũng như đồng hành cùng sinh viên trong việc tìm ra biện pháp khắc phục các khó khăn xuất hiện khi mới từ gia đình vào môi trường xã hội và trường đại học
1.3.3 Nội dung của hoạt động cỗ vẫn học tập trong trường đại học
Theo tác giả Trần Thị Minh Đức, cố vẫn học tập bao gồm các hoạt động
sau:
- Tu van, dinh hướng quá trình học tập cua sinh viên;
- Giám sát quá trình học tập và lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên;
- Tham mưu cho lãnh đạo nhà trường, khoa về các vẫn đề liên quan đến công tác quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học và đào tạo theo nhu cầu xã hội
[7]
Theo quan niệm của đảo tao theo hoc chế tín chỉ, để hoạt động cô van
học tập trên diễn ra cần phải thực hiện một số công việc như sau:
1 Hướng dẫn sinh viên thực hiện các quy chế, quy định và học chế tin
chỉ vê quyên và nghĩa vụ của sinh viên
23
Trang 342 Tu van cho sinh vién phương pháp học ở bậc đại học, phương pháp tự
học và kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, tài
6 Thảo luận và trợ giảng sinh viên trong việc lựa chọn nơi thực tập, lựa
chọn đề tài khóa luận, tiểu luận, đề tải nghiên cứu khoa học phù hợp với năng
lực, nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của sinh viên
7 Lưu ý sinh viên sự cố gắng học tập khi thấy kết quả học tập của họ giám sát
8 Tra lời các câu hỏi của sinh viên liên quan đến việc học tập trong phạm vi thâm quyền của mình
9 Không chỉ dẫn, giải đáp các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức
của môn học hoặc can thiệp vào nội dung chuyên môn của giảng viên
10 Trung thực, công bằng khi thực hiện hoạt động tư vấn, trợ giảng và hướng dẫn sinh viên
11 Tham gia các hoạt động tập huấn về công tác cố van hoc tập theo yêu
cầu của trường
12 Cố vấn học tập phải nam vững mục tiêu Chương trình đào tạo, các
hình thức đảo tạo, quy chế đào tạo, các quy trình liên quan đến công tác đào tạo và quản lý sinh viên
24
Trang 3513 Hướng dẫn, khuyến khích, tạo điều kiện cho sinh viên tham gia hoạt
động học thuật, tư vấn tâm lý, động viên sinh viên tham gia các hoạt động văn
thê mỹ lành mạnh, bồ ích
14 Hướng dẫn công tác đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên, nắm tình hình chung của lớp, chương trình sinh hoạt lớp định kì và báo cáo tình hình cho trưởng khoa
Dựa trên kinh nghiệm trong quá trình quản lý đào tạo và các chức năng
và nhiệm vụ của cố vẫn học tập nói trên, một số các bước của hoạt động cô vấn học tập được hiểu là:
- Bước đầu tiếp xúc và làm quen với số sinh viên được giao phụ trách cố
van hoc tap; tổ chức, giới thiệu và thống nhất phương pháp làm việc giữa cô
vấn học tập và sinh viên
Đây là bước đầu tiên của hoạt động có vấn học tập, nhưng là tiền đề cho
hoạt động cố vấn học tập đạt hiệu quả về sau Ở nội dung này, cố vấn học tập thường tô chức thực hiện một số các công việc như: Tổ chức gặp mặt dé lam
quen với sinh viên, giới thiệu các thông tin về bản thân và tìm hiểu những
thông tin cơ bản về sinh viên (số lượng, ngành học, lực học ở bậc phổ thông,
giới tính, thành phần, địa lý, hoàn cảnh đặc biệt nếu có ); Thống nhất các
hình thức, thời gian, địa điểm liên hệ, nội dung mà sinh viên có thê nhận được
từ việc tư vấn, hỗ trợ của cố vấn học tập, đồng thời cũng giúp cố vấn học tập
nhận được các thông tin phản hồi của từng cá nhân sinh viên liên quan tới
toàn bộ các hoạt động trong quá trình học tập và rèn luyện tại nhà trường;
Giới thiệu khái quát và hướng dẫn sinh viên tìm hiểu về tô chức nhà trường (khoa đào tạo, các phòng ban liên quan), chương trình đào tạo của nganh học,
kế hoạch đào tạo tổng thê của khóa học; các quy chế, quy định liên quan đến
đào tạo, nghiên cứu khoa học, rèn luyện, khen thưởng và kỷ luật
- Thông qua hoạt động cố vấn, giúp sinh viên tìm hiểu và năm vững
chương trình đào tạo và kế hoạch đào tạo, đặc biệt là về mục tiêu, nội dung
25
Trang 36chương trình đào tạo (số tín chỉ phải tích lũy, khung chương trình đào tạo); chuẩn đầu ra của chương trình (kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, vị trí có thê
đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp); kế hoạch tổ chức đào tạo toàn khóa; những
điểm đặc thù cần lưu ý nếu có (chương trình chất lượng cao, tài năng, quốc tế ) Từ đó, giúp sinh viên chủ động trong việc xây dựng kế hoạch học tập trong toàn khoá học và từng học kỳ cho phù hợp với năng lực, mong muốn và
sở trường của cá nhân sinh viên Hướng dẫn sinh viên đăng ký học ở từng học
kỳ để hoàn thành kế hoạch học tập đã xây dựng
- Hướng dẫn, tư vấn cho sinh viên trong các vấn đề liên quan đến thủ tục
hành chính, chế độ chính sách, học bồng, quy định, quy chế, Hỗ trợ sinh
viên giải quyết những khó khăn trong quá trình học tập và rèn luyện, về phương pháp học tập và nghiên cứu; Hướng dẫn sinh viên tham gia các hoạt
động học thuật, hội thảo chuyên đề, nghiên cứu khoa học
- Tham gia trực tiếp vào công tác đánh giá kết quả rèn luyện, khen thưởng, kỷ luật của sinh viên, có thể tư vấn cho sinh viên trong trường hợp
cần thiết
- Tư vấn và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên ngay từ khi nhập học
và trong suốt quá trình học tập tại trường đại học để giúp sinh viên lựa chọn được chuyên ngành phù hợp với năng lực, sở trường và nhu cầu của bản thân
mỗi sinh viên
- Đóng góp ý kiến đề xuất với nhà trường trong các vấn đề tổ chức, quản
lý đào tạo và quản lý sinh viên; Thực hiện các chế độ báo cáo có liên quan
đến sinh viên và công tác cô vẫn học tập
Có thể khăng định, hoạt động có vấn học tập là bộ phận không thể tách rời của học chế tín chỉ Là nhân tô cầu nối giữa nhà trường và người học và từ
người học với thị trường lao động việc làm Hoạt động cô vấn học tập là việc
tư vấn về học tập và rèn luyện của người học, luôn đồng hành trong suốt quá
trình học tập trong trường đại học của người học đó
26
Trang 37Ở Việt Nam, đào tạo theo học chế tín chỉ được áp dụng thí điểm ở một
số trường đại học vào những năm đầu của thế kỷ 21, đến nay sau gần 20 năm
hình thức đảo tạo này đã áp dụng ở hầu hết các trường đại học trên cả nước
Cùng với quá trình phát triển của mô hình học chế tín chỉ thì vai trò của hoạt
động cố vấn học tập cũng được quan tâm nhiều hơn Việc quản lý hoạt động
cô vấn học tập từ đó cũng cần một cơ sở pháp lý mới, hoàn thiện hơn
Ở Trường Đại học Công nghệ, nhiều văn bản quyết định đã được ban
hành nhăm thê chế hóa hoạt động của cô vấn học tập trong trường, tạo cơ Sở
pháp lý cho việc quản lý hoạt động cô van học tập tại trường Cụ thê như:
Nhà trường đã ban hành Quyết định số 589/QĐÐ-TCHC ngày 09/08/2012
của Hiệu trưởng về Quy định chế độ làm việc của giảng viên Trường Đại học Công nghệ, trong đó có các quy định về nhiệm vụ có vấn học tập Căn cứ vào
Quy định này, Nhà trường đã ban hành hướng dẫn số 257/HD-ĐT ngày
19/07/2013 về việc thực hiện nhiệm vụ cố vấn học tập tại Trường Đại học
Công nghệ Đồng thời hàng năm, vào đầu mỗi một học kỳ Nhà trường ban hành các Quyết định giao nhiệm vụ cô vấn học tập cho sinh viên của từng lớp, từng khóa, từng khoa đảo tạo tới từng cán bộ, giảng viên của trường
1.3.4 Yêu cầu cơ bản để hoạt động cỗ vấn học tập đạt hiệu quả
Hoạt động cô vấn học tập cần phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản phù
hợp với hình thức đào tạo đề có thể hỗ trợ người học một cách hiệu quả nhất
Đặc trưng nổi bật của học chế tín chỉ chính là mục tiêu đào tạo của nó hướng
vào sinh viên, xem người học là trung tâm trong cả quá trình dạy - học Theo
đó, người học chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức và quản lý thời gian
(chủ động lựa chọn môn học, lựa chọn giáo viên, lựa chọn giờ học ), đồng
thời phát huy được khả năng tự học, tự nghiên cứu của bản thân người học Vì
vậy, nội dung cơ bản để hoạt động cô vấn học tập đạt hiệu quả có thể được
tổng hợp lại như sau:
27
Trang 38- Hoạt động cô vấn học tập phải được sự quan tâm của các cấp quản lý từ
việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện và kiểm tra Đây là nội
dung quan trọng để hoạt động cô vấn học tập được thực hiện một cách thống
nhất, có tô chức, chuyên nghiệp và đạt chất lượng, hiệu quả cao Đề thực hiện
điều này, nhà trường phải xác định được mô hình cố vấn học tập; Xây dựng,
đào tạo và bôi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác cố vấn học tập; Xác định rõ
nội dung cố vấn, chức năng, nhiệm vụ của cố vấn học tập và chế độ đãi ngộ;
Tổ chức triển khai thực hiện hoạt động cô vấn học tap với cơ chế phối hợp cụ
thể, rõ ràng; Kiểm tra, đánh giá hoạt động cố vấn học tập để có sự điều chỉnh
cho phù hợp
- Hoạt động có vấn học tập phải tạo được cho sinh viên sự chủ động và
tự do lựa chọn quyết định vấn đề của bản thân Vì cố vấn học tập chỉ là người
tư vấn, định hướng, hỗ trợ, giúp đỡ khi sinh viên gặp khó khăn, mâu thuẫn
hoặc có vấn đề thắc mắc cần giải đáp, nên sinh viên cần tăng cường tính chủ động trong quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện Cố vấn học tập chỉ đưa
ra các lời khuyên đề giúp sinh viên có quyết định đúng đắn, phủ hợp
- Thông tin cố vấn học tập cung cấp và tư vấn cho sinh viên cần phải kịp
thời, đầy đủ và chính xác Đây là nội dung quan trọng hàng đầu của hoạt động
cố vấn, đòi hỏi vị trí có vấn học tập phải có đầy đủ thông tin và hiểu được bản chất của mọi vấn đề liên quan đến nội dung của hoạt động cô vấn học tập
Điều này cũng đòi hỏi phải có sự phối hợp tốt giữa các khoa và các phòng, ban, bộ phận trong toàn trường để có vấn học tập nhận được những thông
tin một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời Bên cạnh đó, sinh viên phải
được tư vấn ngay và bắt kỳ khi nào có nhu cầu, tức là có hình thức tư vấn phủ
hợp, hiệu quả
- Hoạt động có vấn học tập phải phù hợp với mọi đối tượng sinh viên
Đề làm được điều nảy, có vấn học tập phải năm bắt được khả năng, nhu cầu,
và hoàn cảnh của sinh viên để đưa ra lời khuyên cho từng trường hợp cụ thể
28
Trang 39Bên cạnh đó, hoạt động có vấn học tập cần phải mang lại sự tin tưởng, thoải
mái cho sinh viên và họ luôn cảm thấy sẵn sàng chủ động tìm gặp cô vấn học tập khi cần thiết và hài lòng sau khi nhận được tư vấn Để làm được điều này, ngoài việc phải tâm huyết với nhiệm vụ của bản thân thì cố vấn học tập còn cần phải có các kỹ năng để làm việc với như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng cung cấp thông tin, kỹ năng trò chuyện, kỹ năng xác định vẫn đề, kỹ năng xây dựng
mục tiêu
- Hoạt động cô vấn học tập cần được gan liền với hoạt động của các tổ
chức đoàn thể và xã hội trong nhà trường Cần nâng cao vai trò của các tổ
chức như Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và các tô chức xã hội khác của nhà
trường trong việc tư vấn, định hướng, hỗ trợ cho sinh viên ở mảng học tập,
nghiên cứu, rèn luyện và định hướng nghề nghiệp
1.4 Nội dung quản lý hoạt động có vấn học tập trong trường đại học 1.4.1 Lập kế hoạch hoạt động cô vấn học tập
Lập kế hoạch là quá trình xây dựng các mục tiêu và xác định các nguồn
lực, quyết định cách tốt nhất đề thực hiện các mục tiêu đã đề ra Đây là chức
năng đầu tiên của quản lý Bởi lẽ, kế hoạch gắn liền với việc lựa chọn và tiến
hành các chương trình hoạt động trong tương lai của tổ chức
Kế hoạch hóa cũng là việc lựa chọn phương pháp tiếp cận hợp lý các
mục tiêu định trước Kế hoạch bao gồm việc lựa chọn một đường lối cho các
hoạt động mà một tô chức ở đó mọi bộ phận của nó sẽ thực hiện theo Kế
hoạch có nghĩa là xác định trước phải làm gì, làm như thế nào, vào khi nào và
ai sẽ làm Việc lập kế hoạch là bắc một nhịp cầu từ trạng thái hiện tại tới chỗ
mà chúng ta muốn có trong tương lai
Ở đây, việc xây dựng kế hoạch hoạt động cố vẫn học tập là bước đầu tiên
để hoạt động cố vấn học tập được diễn ra Để có thê lập kế hoạch hoạt động
cố vấn học tập việc xác định mục tiêu, yêu cầu công việc rất quan trọng Nó
giúp cho việc định hướng các hoạt động cố vấn học tập trong từng kỳ học,
29
Trang 40từng năm học Khi xác định được yêu cầu, mục tiêu thì hoạt động cô vấn học
tập sẽ luôn hướng trọng tâm các công việc thực hiện trong nhiệm vụ tư vấn học tập cho sinh viên vào mục tiêu và đánh giá hiệu quả cuối cùng cao nhất
Từ việc xác định mục tiêu, nội dung hoạt động có vấn học tập cần tiễn
hành ở đâu, khi nào và bao gồm những aI Trong đó, hoạt động cố vấn học tập
thường diễn ra giữa cố vấn học tập và sinh viên tại một văn phòng, lớp học hoặc một phòng làm việc nào đó có sự thống nhất giữa hai bên về thời gian
tiến hành Đề kế hoạch hoạt động được các cô vấn học tập và sinh viên biết
đến rong rai, viéc tô chức biên soạn các tài liệu, câm nang hướng dẫn liên
quan đến hoạt động cố vấn học tập cần được nhà trường thực hiện tốt Đối với các có vấn học tập, điều quan trọng là phải có đữ liệu, thông tin để xây dựng
kế hoạch tư vấn học tập cho sinh viên được cụ thé
Có thể nói, việc lập kế hoạch hoạt động cố vấn học tập giúp việc quản lý
hoạt động này được thống nhất về thời gian thực hiện các hoạt động Có kế
hoạch cụ thể, giúp việc kiểm tra, giám sát cố vấn học tập nhằm nâng cao chất lượng trong công tác quản lý, hỗ trợ và tư vấn cho sinh viên trong quá trình
đào tạo theo học chế tín chỉ; Tạo điều kiện cho sinh viên thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, nội quy, quy chế của Bộ Giáo dục và
Đào tạo và của Nhà trường
Ở góc độ tổng thể, việc xây dựng kế hoạch hoạt động cô vấn học tập có
ý nghĩa quan trọng Trên thực tế, không có kế hoạch nào hoàn toàn đúng, hoặc không khả thi nhưng không hoạch định gì thì cũng không được Kế hoạch là tiêu chuẩn, là thước đo của việc quản lý kết quả hoạt động cố vấn
học tập đạt được so với những mục tiêu đã dé ra
Khi lập kế hoạch hoạt động thì tư duy quản lý sẽ có hệ thống hơn để có
thể dự liệu được các tình hudng có thể xảy ra trong quá trình tư vấn cho sinh
viên Việc phối hợp được mọi nguồn lực của từng cô vấn học tập, các phòng
ban, đơn vị trong nhà trường để tạo nên một sức mạnh tổng hợp, có thê giữ
30