1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

118 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Quyết Định Làm Thêm Của Sinh Viên Trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Tác giả Nguyễn Lê Hà Phương
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Ngọc Quý
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 2,26 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (13)
  • 2. Câu hỏi nghiên cứu (14)
  • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (15)
    • 3.1. Mục đích nghiên cứu (15)
    • 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (15)
  • 4. Đối tượng nghiên cứu (15)
  • 5. Đối tượng khảo sát (15)
  • 6. Phạm vi nghiên cứu (15)
  • 7. Phương pháp nghiên cứu (16)
  • 8. Kết cấu của đề tài (16)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN (18)
    • 1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu (18)
      • 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu trong nước (0)
      • 1.1.2. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài (0)
      • 2.1.1. Khái niệm về việc làm thêm (41)
      • 2.1.2. Khái niệm về quyết định (42)
      • 2.1.3. Các bước để tìm kiếm việc làm thêm (42)
      • 2.1.4. Vai trò của việc làm thêm đối với sinh viên (44)
      • 2.1.5. Khó khăn khi đi làm thêm của sinh viên (45)
      • 2.1.6 Khoảng trống nghiên cứu (46)
    • 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm (47)
      • 2.2.1. Gia đình (47)
      • 2.2.2. Thu nhập kì vọng (0)
      • 2.2.3. Kinh nghiệm và kỹ năng (50)
      • 2.2.4. Nơi cư trú (53)
      • 2.2.5. Thời gian (53)
    • 2.3. Đề xuất Mô hình nghiên cứu (55)
    • 2.3. Đề xuất mô hình nghiên cứu (57)
      • 2.3.1. Thiết kế quy trình nghiên cứu (57)
      • 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng (60)
    • 2.4. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu (69)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (73)
    • 3.1. Giới thiệu chung về Đại học quốc gia Hà Nội (73)
      • 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển (74)
      • 3.1.2. Sứ mệnh - Tầm nhìn 2030 (75)
      • 3.1.3. Các hoạt động đào tạo và nghiên cứu (76)
    • 3.2. Kết quả phân tích dữ liệu (78)
      • 3.2.1. Thu thập dữ liệu (0)
      • 3.2.2. Thống kê mô tả thông tin chung (78)
      • 3.2.3. Phân tích thống kê mô tả (80)
    • 3.3. Kết quả kiểm định thang đo (83)
      • 3.3.1. Hệ số tin cậy Cronbach Alpha (0)
      • 3.3.2. Kết quả phân tích yếu tố khám phá EFA (90)
    • 3.4. Kết quả phân tích tương quan hồi quy (97)
      • 3.4.1. Tương quan các biến trong mô hình (98)
      • 3.4.2. Phân tích anova (100)
      • 3.4.3. Mô hình hồi quy (100)
      • 3.4.4. Kiểm định giả thuyết mô hình nghiên cứu (101)
    • 4.2. Giải pháp và kiến nghị (104)
      • 4.2.1. Gia đình cần tạo điều kiện hỗ trợ tìm việc làm thêm và định hướng ngành nghề lâu dài cho sinh viên (105)
      • 4.2.2. Sinh viên cần xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp tương lai (105)
      • 4.2.3. Sinh viên cần nhận thức rõ năng lực bản thân, không ngừng cải thiện, nâng (0)
      • 4.2.4. Sinh viên cần tìm hiểu kĩ, thường xuyên cập nhật thông tin tuyển dụng chính xác về công việc làm thêm (0)
      • 4.2.5. Sinh viên cần sắp xếp thời gian biểu hợp lý đảm bảo cân bằng giữa thời (108)
  • KẾT LUẬN (110)
    • 1. Đóng góp của nghiên cứu (110)
    • 2. Hạn chế của nghiên cứu (110)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (111)

Nội dung

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về việc làm thêm của sinh viên. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định làm thêm của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội - Đề xuất các giải pháp nhằm giúp sinh viên có thể tìm kiếm công việc làm thêm phù hợp mà vẫn cân bằng được giữa thời gian làm việc và đi học.

Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi sau:

- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới quyết định làm thêm của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội?

- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội?

- Cần đưa ra giải pháp gì để tăng khả năng tìm việc làm thêm phù hợp của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội?

Đối tượng khảo sát

Sinh viên bậc đại học đang học tập tại các trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích so sánh và tổng hợp thông tin thứ cấp từ các tài liệu sẵn có trên hệ thống cơ sở dữ liệu để hình thành khung lý thuyết, mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu Mặc dù phương pháp nghiên cứu trọng tâm là định lượng để kiểm định giả thuyết, nhưng trước khi nghiên cứu định lượng chính thức tác giả tiến hành điều tra một mẫu nhỏ để kiểm tra chuẩn hóa thước đo và bảng hỏi

Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện qua điều tra khảo sát Điều tra định lượng chính thức được điều tra bằng bảng hỏi chi tiết trên mẫu là 367 sinh viên của Đại học Quốc gia Hà Nội, thu thập thông tin cần thiết cho nghiên cứu, các dữ liệu được dùng để đánh giá thước đo, kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

Số liệu được xử lý qua qua phần mềm SPSS để đánh giá giá trị và độ tin cậy của thước đo và sử dụng hồi quy đa biến tuyến tính để kiểm định mô hình và các giả thuyết.

Kết cấu của đề tài

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định đi làm thêm của sinh viên

1.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu nước ngoài

1.1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước

Chương 2: Cơ sở lý luận các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định đi làm thêm của sinh viên

Chương 3: Quy trình và Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương 5: Giải pháp và hàm ý quản trị

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN

Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Việc làm thêm đã và đang đóng một vai trò vô cùng quan trọng với phần lớn sinh viên tại các trường đại học hiện nay Việc đi làm thêm mang lại nhiều lợi ích to lớn về nhiều mặt cho các bạn sinh viên Việc làm thêm có thể giúp các bạn mang lại một khoản thu nhập để trang trải các chi phí sinh hoạt hàng ngày, chi phí cho học tập hoặc phụ giúp gia đình về mặt kinh tế Không chỉ vậy, việc làm thêm còn giúp các bạn sinh viên phát triển bản thân, nâng cao kỹ năng mềm, kinh nghiệm sống, tạo các mối quan hệ có thể sẽ giúp ích trong tương lai Trong quá trình làm thêm, các bạn có được trải nghiệm môi trường làm việc chuyên nghiệp

1.1.1 Tổng quan nghiên cứu trong nước

Theo tác giả Vương Quốc Duy và một nhóm đồng tác giả trong nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên trường đại học Cần Thơ (2015) Tác giả đã đặt ra vấn đề trong bài viết của mình, việc làm thêm luôn là vấn đề hàng đầu được hầu hết sinh viên cùng nhà trường và các doanh nghiệp quan tâm Tác giả nêu ra trong tổng số mẫu điều tra, có hơn một nửa số sinh viên của toàn trường trả lời rằng có đi làm thêm trong thời gian học tập ở trường Thông qua việc phân tích đặc biệt các số liệu được thu thập từ nguồn là Sở lao động Thương binh và Xã hội trong báo cáo tổng kết cấu trúc lao động hàng năm cùng với số liệu thu thập được bảng hỏi phỏng vấn theo từng Khoa, tác giả đã đưa ra kết luận về các yếu tố có tác động đến ý định đi làm thêm của sinh viên Kết quả điều tra cho thấy có 6 nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên trường Đại học Cần Thơ: Năm đang học, thu nhập, chi tiêu, thời gian rảnh, kinh nghiệm kỹ năng sống và kết quả học tập Các yếu tố khác như giới tính, nơi cư trú và khoa đang theo học không có ý nghĩa về mặt thống kê tức là không có tác động quá lớn đối với quyết định đi làm thêm của phần lớn sinh viên Đại học Cần Thơ Dựa trên cuộc khảo sát với 400 sinh viên của Trường Đại học Cần Thơ về vấn đề quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Cần Thơ, đã chỉ ra rằng:

"Việc bản thân quyết định tham gia một công việc làm thêm chịu ảnh hưởng của các tác nhân bao gồm: thu nhập của sinh viên, năm học của sinh viên, kinh nghiệm sống, kỹ năng mềm" Ngoài ra, nhóm tác giả cũng đưa ra những kiến nghị, giải pháp đối với sinh viên đang làm thêm, khoa, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp và những sinh viên có nhu cầu đi làm thêm

Bên cạnh đó, tác giả Nguyễn Xuân Long (2009) trong nghiên cứu nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học Ngoại ngữ- Đại học quốc gia Hà Nội: Thực trạng và giải pháp, tác giả nhận thấy được vấn đề việc làm thêm của sinh viên vẫn mang tính chất tự phát và chưa được tổ chức chặt chẽ Chính điều này đã có ảnh hưởng khá lớn đến kết quả học tập và thời gian tự học của đa phần sinh viên trường đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN Bằng việc phân tích kết quả điều tra trên 480 sinh viên Đại học Ngoại ngữ, đa số sinh viên của trường cho rằng làm thêm là một trong những hoạt động cần thiết và rất cần thiết để tích lũy kiến thức, kinh nghiệm sống cho bản thân Khảo sát chỉ ra rằng có 8 lý do chính thúc đẩy sinh viên đi làm thêm khi còn ngồi trên ghế nhà trường Trong đó, mong muốn được rèn luyện chuyên môn, nghiệp vụ và tăng thu nhập là những lý do được xếp ở vị trí hàng đầu Mặt khác, tác giả cũng tìm hiểu thêm về những công việc mà sinh viên yêu thích thông qua khảo sát 272 sinh viên cùng phỏng vấn sâu 18 sinh viên trường ĐHNN-ĐHQGHN Kết quả nghiên cứu, là một người sinh viên, luôn có mong muốn bản thân trưởng thành hơn khi bước ra xã hội Cách mà sinh viên luôn lựa chọn để bản thân "cứng cáp" hơn đó chính là việc đi làm thêm Tuy nhiên, việc đưa ra quyết định đi làm thêm cũng chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau Thông qua cuộc khảo sát trên 480 sinh viên Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội đã chỉ ra các tác nhân ảnh hưởng bao gồm: rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ (33,1%), thu nhập của sinh viên

(31,3%), tận dụng thời gian rảnh rỗi (12,1%), khẳng định năng lực bản thân mình (7,7%), mở rộng giao tiếp, tìm kiếm cơ hội việc làm khi ra trường (8,4%)

Với nghiên cứu về Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định làm thêm của sinh viên: Nghiên cứu trường hợp cụ thể với sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học trên địa bàn

Hà Nội của tác giả Võ Thị Thu Hà (2023) Nghiên cứu được thực hiện dựa trên 193 mẫu quan sát, kết quả cho thấy: Tính cách tác động ngược chiều đến làm thêm (tính cách tăng

→ làm thêm giảm), ngược lại: Kinh nghiệm - kỹ năng, Thái độ cá nhân, thu nhập, chuẩn chủ quan tác động cùng chiều đến làm thêm Chuẩn chủ quan tác động mạnh nhất đến việc làm thêm của sinh viên (0,406), sau đó đến kinh nghiệm (0,32) tiếp đến là thu nhập (0,161), cuối cùng là Thái độ cá nhân (0,136) Nghiên cứu góp phần đưa ra các giải pháp giúp các bạn sinh viên nhìn nhận vấn đề dễ hơn, nhà trường có những biện pháp giúp đỡ sinh viên trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm doanh nghiệp sẽ có những giải pháp thu hút sinh viên cộng tác Theo như kết quả điều tra khảo sát thu nhập đang là yếu tố tác động mạnh 03 đến ý định làm thêm của sinh viên trên địa bàn Hà Nội (với hệ số ảnh hưởng 0,0,143) Trong điều kiện các biến khác không thay đổi, khi thu nhập thay đổi 01 đơn vị thì ý định làm thêm của sinh viên tăng 0,143 đơn vị Do vậy chúng ta cần có biện pháp mạnh để làm tăng yếu tố thu nhập trong ý định làm thêm của sinh viên Vậy tác giả đưa ra hàm ý quản trị như sau: thường xuyên kiểm soát thu nhập và chi tiêu của bản thân; tạo thói quen cho bản thân luôn có 1 khoản chi phí dự trù ( nhờ vào việc đi làm thêm) dùng những lúc cần thiết; các cơ quan, doanh nghiệp tạo điều kiện việc làm cho những sinh viên chưa có kinh nghiệm với một khoản chi phí hợp lý

Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định làm thêm của sinh viên: Nghiên cứu trường hợp cụ thể với sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học trên địa bàn Hà Nội của tác giả Võ Thị Thu Hà (2023)

Tác giả Vũ Xuân Tường với bài nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên Trường Đại học Văn Lang với mục đích tìm hiểu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Văn Lang Phương pháp nghiên cứu chính là định lượng được tiến hành trong giai đoạn nghiên cứu chính thức Dùng Bảng câu hỏi khảo sát để tiếp cận và thu thập thông tin từ các đối tượng được khảo sát sau đó xử lý bằng SPSS Kết quả nghiên cứu đã phát hiện ra bốn yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên, đó là: kinh tế, thời gian,quan hệ kiến thức, mối quan hệ; Trong đó, yếu tố quan hệ kiến thức và kinh tế là hai yếu tố tác động mạnh nhất đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Kết quả nghiên cứu đã kiến nghị một số giải pháp quan trọng cho khoa và nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả khi sinh viên quyết định đi làm thêm

Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố: Mối quan hệ và kiến thức xã hội, Thời gian, Kiến thức, Mối quan hệ có ảnh hưởng (cùng chiều) mạnh đến quyết định đi làm Thêm của sinh viên Khoa Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại học Văn Lang Kết quả phân tích dữ liệu là căn cứ khoa học giúp cho khoa và nhà trường thực hiện những giải pháp nhằm hỗ trợ sinh viên, cụ thể như sau:

- Nhân tố có ảnh hưởng nhất đến vấn đề ra quyết định khi đi làm thêm của sinh viên là mối quan hệ và kiến thức xã hội Vì vậy, khoa và nhà trường cần chú ý đến yếu tố này khi thực hiện chính sách hỗ trợ sinh viên đi làm thêm nhưng cũng không bỏ quên những yếu tố khác Có như vậy mới tạo ra một tác động tổng hợp ảnh hưởng mạnh đến quyết định đi làm thêm của sinh viên

- Định hướng giúp sinh viên xây dựng và cải thiện mối quan hệtốt khi đi làm thêm

- Đẩy mạnh mối quan hệ chặt chẽ của nhà trường và doanh nghiệp tạo dựng nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm cho sinh viên

- Tổ chức nhiều chuyên đề tập huấn, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm về kiến thức thực tế và môi trường làm việc cho sinh viên xoay quanh vấn đề việc làm thêm

- Sắp xếp thời gian biểu một cách hiệu quả để hỗ trợ sinh viên linh hoạt về vấn đề thời gian khi đi làm thêm và không ảnh hưởng đến thời gian lên lớp

- Đối tượng có ảnh hưởng lớn đến quyết định đi làm thêm của sinh viên đa số là những sinh viên ngoài tỉnh, đặc biệt là những sinh viên năm 3 và năm cuối quyết định đi làm thêm Vì thế, khoa và nhà trường cần chú ý đến đối tượng này trong quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ sinh viên

Hình 1.2 : Mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên Trường Đại học Văn Lang của tác giả Vũ Xuân Tường (2022) Đề tài nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên kinh tế - Trường đại học An Giang” được chấp nhận vào ngày 11/04/2020 bởi thạc sĩ Nguyễn Thị Phượng giảng viên Khoa kinh tế - Trường Đại học An Giang Nghiên cứu định lượng điều tra trên 267 sinh viên trong đó có 112 sinh viên nam tương đương 41,95% và có 154 sinh viên nữ tương đương 58,05% bằng phương pháp phỏng vấn Để khám phá rõ các nhân tố nhóm tác giả đã sử dụng mô hình kinh tế lượng Probit để ước lượng sác xuất xảy ra của biến phụ thuộc là hàm số của biến độc lập Các biến độc lập được đưa vào mô hình gồm có giới tính, ngành học, năm đang học, nơi cư trú, thu nhập, chi tiêu, thời gian rảnh, kinh nghiệm - kỹ năng sống và kết quả học tập

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm

Gia đình là một khái niệm phức tạp, đã được nghiên cứu rộng rãi trong các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau Trong bài nghiên cứu về quyết định làm việc, gia đình được coi là một yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn và quyết định nghề nghiệp của cá nhân

Các giá trị và niềm tin của gia đình, chẳng hạn như tầm quan trọng của sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống hoặc ưu tiên gia đình hơn sự nghiệp, có thể định hình nguyện vọng và quyết định nghề nghiệp của cá nhân (Greenhaus & Powell, 2006) Đa số sinh viên đều nhận từ gia đình một khoản tiền chu cấp mỗi tháng để thanh toán chi phí học tập, sinh hoạt và các khoản khác Tùy thuộc vào số tiền chu cấp này sẽ ảnh hưởng tới quyết định đi làm thêm của sinh viên Nếu khoản tiền này là đủ cho tất cả các loại chi phí thì sinh viên có xu hướng không đi làm thêm hoặc chỉ đi làm thêm để lấy kinh nghiệm Ngược lại, nếu khoản tiền này là không đủ thì sinh viên sẽ buộc phải tìm kiếm việc làm để có thêm thu nhập bù vào khoản chi phí chưa thanh toán Bên cạnh đó, một số sinh viên có mong muốn độc lập tài chính với gia đình thì có một công việc làm thêm có thể giúp sinh viên đó không còn phụ thuộc vào chi phí được chu cấp từ gia đình

“Gia đình luôn có sức ảnh hưởng lớn đến suy nghĩ, hành vi của sinh viên.” Theo bài báo Gia đình có ảnh hưởng đến hành vi cá nhân của tác giả Thục Trân

Gia đình có ảnh hưởng lớn tới quyết định đi làm thêm của sinh viên Nhiều phụ huynh cho rằng nếu con cái họ đi làm thêm sẽ gây ảnh hưởng tới việc học hành, việc của sinh viên là chỉ nên tập trung vào việc học Với những gia đình có quan điểm như vậy, sinh viên sẽ có xu hướng ít hoặc lựa chọn không đi làm thêm Ngược lại một số gia đình sẽ ủng hộ hoặc không có ý kiến gì về việc đi làm thêm từ đó sẽ tạo những tác động tích cực tới quyết định đi làm của sinh viên

Gia đình là yếu tố quan trọng có sức ảnh hưởng lớn đến việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai Nhiều gia đình đã có định hướng cho nghề nghiệp tương lai của con em mình từ sớm Hơn nữa, với gia đình có nghề truyền thống sẽ tác động mạnh đến quyết định đi làm thêm và lựa chọn việc làm thêm của sinh viên liên quan đến ngành truyền thống của gia đình bởi đây là thời điểm làm nền tảng, tích lũy kinh nghiệm cần thiết cho công việc sau khi ra trường

Giả thuyết 1: Gia đình có tác động đến quyết định đi làm thêm của sinh viên đại học quốc gia Hà Nội

Theo Furr và Elling (2000), The Influence of Work on College Student Development tài chính là nguyên nhân chính khiến nhiều sinh viên buộc phải đi làm thêm Việc chi phí học tập và sinh hoạt ngày càng cao đã yêu cầu sinh viên cần có một công việc để có thu nhập chi trả cho các khoản phí phát sinh

Sinh viên đi làm thêm đều mong muốn có một thu nhập tương xứng với công sức và khả năng của mình Đây có thể là một trở ngại trong quá trình quyết định đi làm thêm của sinh viên do các công việc bán thời gian thường không tận dụng được hết kỹ năng riêng biệt của từng người và có mức lương thấp Một sinh viên có kỹ năng cao có thể sẽ quyết định không làm những công việc chỉ yêu cầu kỹ năng cơ bản mà sẽ cố gắng tìm các công việc chuyên môn hóa hơn và có tiền lương cao hơn Ngược lại, một sinh viên không có những kỹ năng đặc biệt vẫn có thể tìm kiếm các công việc làm thêm do yêu cầu công việc của loại hình lao động này là không cao

Tại một số thành phố như Hà Nội, sẽ có rất nhiều chi phí phát sinh trong quá trình học tập Một số chi phí có thể kể đến như chi phí cho mục đích cá nhân, chi phí ăn mặc, chi phí nhà ở, … Các sinh viên từ các địa phương khác lên Hà Nội để học thường có xu hướng đi làm thêm nhiều hơn so với sinh viên ở tại Hà Nội do có nhu cầu chi tiêu và nhiều khoản phải thanh toán hơn Việc làm bán thời giống như một giải pháp về mặt tài chính mà vẫn không ảnh hưởng quá nhiều tới việc học Nếu một sinh viên có nhiều khoản cần chi trả thì khả năng họ tìm kiếm việc làm cao hơn so với một sinh viên không có nhu cầu chi tiêu nhiều Đồng thời, chi phí sinh hoạt cũng là một yếu tố quyết định kỳ vọng về việc làm thêm của sinh viên Chi phí sinh hoạt càng lớn thì sinh viên càng kỳ vọng thu nhập cao từ việc làm, hoặc cố gắng làm nhiều hơn Một sinh viên cũng có thể quyết định làm việc khi mà thu nhập phù hợp với chi phí sống của mình mặc dù công việc đó dưới khả năng của bản thân

Giả thuyết 2: Thu nhập kỳ vọng có tác động thuận chiều đến ý định đi làm thêm của sinh viên đại học quốc gia Hà Nội

2.2.3 Kinh nghiệm và kỹ năng

Kinh nghiệm - kỹ năng: Kinh nghiệm - kỹ năng là những trải nghiệm, bản thân tích lũy từ nơi làm việc có thể mang lại “nhiều lợi ích, bao gồm phát triển các kỹ năng làm việc, xác nhận các kỹ năng và sở thích, kinh nghiệm cụ thể trong công việc ưa thích, có thể xác nhận hoặc ngăn cản việc đi vào nghề nghiệp đó và tiềm năng đạt được việc làm lâu dài tại cùng một nơi làm việc, hoặc thông qua các mối liên hệ được thực hiện tại nơi làm việc” (Smith và Green, 2005) Bằng chứng thực tế cho thấy sinh viên làm thêm với mục tiêu học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, cọ xát hơn với thực tế cuộc sống, v.v (McKechnie et al., 2010) Một số nghiên cứu Wang và Chen (2013) khẳng định yếu tố tác động đến quyết định làm thêm của sinh viên là tích lũy kinh nghiệm làm việc hoặc kỹ năng thực tế

“Kinh nghiệm hay trải nghiệm, là tri thức hay sự thông thạo về một sự kiện hay một chủ đề có được thông qua tham gia sự can dự hay tiếp xúc trực tiếp Trong triết học, những thuật ngữ như "tri thức thực chứng" hay "tri thức tiên nghiệm," được dùng để chỉ tri thức có được dựa trên kinh nghiệm.” Theo Cambridge dictionary

Kỹ năng là một khái niệm phức tạp và có tính trừu tượng cao Mỗi từ điển lại có một cách giải thích khác nhau tuy nhiên thì cốt lõi của tất cả các định nghĩa về kỹ năng đó là khả năng có thể làm tốt một việc gì đó trong một lĩnh vực (Attewell 1990) Một số kỹ năng chung trong lĩnh vực công việc bao gồm quản lý thời gian, lãnh đạo và tạo động lực cho nhân viên Tuy nhiên, các kỹ năng đặc thù của từng ngành công việc chỉ phù hợp với công việc đó và thường được đánh giá dựa trên các tình huống và môi trường công việc cụ thể

Như vậy, ta có thể thấy được lợi ích của kinh nghiệm và kỹ năng mang lại Kỹ năng và kinh nghiệm sống được tích lũy qua công việc làm thêm sẽ mở rộng được mối quan hệ và tạo cơ hội việc làm trong tương lai Cùng với đó, bạn sẽ tự tin hơn rất nhiều khi lựa chọn công việc, chứng tỏ năng lực của bản thân và quyết định gắn bó với công việc lâu dài Kỹ năng và kinh nghiệm thực tế là một trong những điều mà sinh viên muốn đạt được khi quyết định tìm việc làm thêm Hai kỹ năng chính mà sinh viên tích lũy được từ công việc làm thêm:

“Kỹ năng mềm là sự kết hợp giữa kỹ năng con người, kỹ năng xã hội, kỹ năng giao tiếp, đặc điểm tính cách, thái độ, thuộc tính nghề nghiệp và chỉ số thông minh cảm xúc (EQ) giữa những người khác để có thể định hướng môi trường xung quanh, làm việc tốt với mọi người và đạt được các mục đích của bản thân”- Theo Collins English Dictionary

Việc làm thêm bên cạnh đem lại tri thức và kĩ năng chuyên môn về công việc còn mang lại những kĩ năng xã hội khác như hiểu chính bản thân mình để giao tiếp hiệu quả và đồng cảm chính xác, xây dựng mối quan hệ từ niềm tin với đồng nghiệp và quản lý Việc làm thêm tạo cơ hội để ta được tương tác và giao tiếp nhiều hơn với người khác, luôn biết cách trau dồi và học hỏi để cải thiện bản thân Kỹ năng mềm ít được rèn luyện trên trường lớp, vì vậy, việc lựa chọn đi làm thêm chính là cơ hội để sinh viên va chạm với đời sống

Những lao động lành nghề là một yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết đối với công ty Trong thời đại hiện nay, khách hàng càng ngày càng cẩn trọng hơn trong chi tiêu; chính vì vậy những nhân viên của công ty cũng cần phải có khả năng để đáp ứng và đối diện với sự thay đổi đó (Kelley, 2019)

Đề xuất Mô hình nghiên cứu

Từ cơ sở lý luận về ý định tìm việc làm thêm của sinh viên, tác giả đã tổng hợp và đưa ra một số yếu tố để phù hợp với môi trường nghiên cứu Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động tới quyết định đi làm thêm của sinh viên như sau:

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất Trong đó:

Giả thuyết 1: Gia đình có tác động đến ý định đi làm thêm của sinh viên đại học quốc gia Hà Nội

Một số sinh viên đi làm thêm phần lớn phụ thuộc vào quyết định của gia đình Gia đình có khả năng sắp xếp và lựa chọn công việc làm thêm phù hợp cho sinh viên Chi tiêu của gia đình có tác động lớn đến ý định tìm việc làm bán thời gian của sinh viên

Nếu gia đình chuẩn bị đầy đủ chi tiêu, chi phí sinh hoạt học tập tham gia hoạt động ở thành phố thì sinh viên sẽ không có ý định đi làm thêm

Giả thuyết 2: Thu nhập kỳ vọng có tác động thuận chiều đến ý định đi làm thêm của sinh viên đại học quốc gia Hà Nội

Trong thời gian đi học, nhằm để gia tăng thu nhập bên cạnh việc tham gia các lớp học ở trường, sinh viên đã quyết định tham gia vào lực lượng lao động bán thời gian Thu nhập cao từ công việc làm thêm sẽ giúp sinh viên có khả năng chi trả cho những khoản chi tiêu khác khác bên cạnh học phí như phí hoạt động xã hội, quỹ câu lạc bộ, đi chơi cùng bạn bè… Thu nhập từ công việc làm thêm càng cao thì sinh viên càng mong muốn đi làm thêm

Giả thuyết 3: Kinh nghiệm và kỹ năng có tác động thuận chiều đến ý định đi làm thêm của sinh viên đại học quốc gia Hà Nội

Việc làm thêm giúp sinh viên có kinh nghiệm cọ sát thực tế, mở rộng mối quan hệ, chứng tỏ được năng lực và bản lĩnh của mình với cơ hội việc làm trong tương lai Việc học tập và áp dụng những kiến thức đã tiếp thu được và thực tế là chưa được nhiều, nên kinh nghiệm làm việc đối với một sinh viên khi tốt nghiệp ra trường là vô cùng quan trọng Bên cạnh kinh nghiệm làm việc, sinh viên còn học được những kỹ năng mềm thực sự đáng giá trong cuộc sống như kỹ năng giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp, kĩ năng ứng biến và thích nghi với sự thay đổi Vì vậy, việc làm thêm càng đem lại nhiều kĩ năng và kinh nghiệm sống cho sinh viên thì mong muốn tìm việc làm thêm của sinh viên càng cao

Giả thuyết 4: Nơi cư trú có tác động thuận chiều đến ý định đi làm thêm của sinh viên đại học quốc gia Hà Nội

Môi trường sống và làm việc tại thành phố vô cùng năng động với nhiều khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại lớn, hệ thống trạm xá, công ty và các văn phòng làm việc Chính vì vậy, nơi cư trú tại nơi có nhịp sống năng động và bận rộn cung cấp một lượng lớn việc làm thêm cho sinh viên Nơi cư trú càng sôi động, thuận tiện và ở vị trí trung tâm thành phố, sinh viên càng mong muốn đi làm thêm

Giả thuyết 5: Thời gian có tác động thuận chiều đến ý định đi làm thêm của sinh viên đại học quốc gia Hà Nội

Trong một kì học của sinh viên có những khoảng thời gian nhàn rỗi, đi làm thêm là cách thức để sinh viên tận dụng được thời gian rảnh và sử dụng thời gian một cách hợp lý Bên cạnh việc cân bằng giữa làm thêm và đi học trên trường, thời gian nhàn rỗi càng nhiều thì sinh viên càng có xu hướng quyết định đi làm thêm

Từ những giả thuyết trên, có thể thấy các yếu tố đều có những ảnh hưởng khác nhau tới quyết định đi làm thêm của sinh viên Tuy nhiên, theo đánh giá chung, yếu tố kinh nghiệm và kĩ năng có khả năng ảnh hưởng nhiều nhất tới quyết định đi làm thêm của sinh viên

Những giả thuyết mà nghiên cứu đề cập có thể giúp sinh viên đưa ra quyết định lựa chọn việc có hay không đi làm thêm khi còn đang tham gia học tập tại trường học.

Đề xuất mô hình nghiên cứu

Trên cơ sở các tài liệu trong nước, ngoài nước và cơ sở lý luận về việc làm thêm của sinh viên đã được trình bày cụ thể trong chương 1 Việc tiến hành lựa chọn phương pháp nghiên cứu, phương pháp và công cụ phân tích, xử lý số liệu về các nhân tố có ảnh hưởng đến ý định đi làm thêm của sinh viên sẽ được nghiên cứu trong chương 2

2.3.1 Thiết kế quy trình nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, tác giả đã tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu về các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định tìm việc làm thêm của sinh viên, kiểm định các giả thuyết và đo lường mối quan hệ giữa các nhân tố theo quy trình các bước sau: a Xác định mục tiêu nghiên cứu b Xây dựng mô hình nghiên cứu c Xây dựng bảng hỏi d Phỏng vấn thử và tham khảo ý kiến e Điều chỉnh bảng hỏi f Tiến hành điều tra g Phân tích và xử lý số liệu h Đề xuất giải pháp i Quy trình nghiên cứu

Bảng 2.2: Quy trình nghiên cứu đề xuất

Xác định mục tiêu nghiên cứu: Đề tài xác định mục tiêu nghiên cứu là chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tìm việc làm thêm của sinh viên bao gồm yếu tố về gia đình, nơi cư trú, kinh nghiệm và kĩ năng, thu nhập kì vọng và thời gian

Xây dựng mô hình nghiên cứu: Sau khi đã xác định đề tài và mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu với phương pháp nghiên cứu định lượng

Xây dựng bảng hỏi: Thiết kế các mẫu câu hỏi dựa trên 5 giả thuyết về các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định tìm việc làm thêm của sinh viên Sau đó, tham khảo ý kiến của giảng viên hướng dẫn và phỏng vấn thử các bạn sinh viên để điều chỉnh bảng hỏi

Tiến hành điều tra: Thực hiện khảo sát trên phương diện online thông qua mẫu bảng hỏi đã được xây dựng và điều chỉnh phù hợp

Phân tích và xử lý dữ liệu: Từ các thông tin thu thập được, sử dụng phần mềm

SPSS.25 hỗ trợ chạy mô hình, xử lý số liệu Từ đó, chọn ra mẫu phù hợp, phân tích để đưa ra kết luận Đề xuất giải pháp: Từ kết quả nghiên cứu thu được từ quá trình điều tra, nghiên cứu sẽ kiến nghị một số giải pháp nhằm giúp đỡ sinh viên tìm việc làm thêm phù hợp khi còn tham gia học tập tại trường đại học

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng:

Phương pháp nghiên cứu định lượng là việc thu thập, phân tích thông tin trên cơ sở các số liệu thu được thông qua việc khảo sát và thu thập thông tin Mục đích của việc nghiên cứu định lượng là đưa ra các kết luận thị trường thông qua việc sử dụng các phương pháp thống kê để xử lý dữ liệu và số liệu

Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua bảng hỏi chi tiết Nghiên cứu thực hiện khảo sát trên 367 người và lọc ra mẫu nghiên cứu là 228 người có ý định đi làm thêm

Dữ liệu thu thập bằng nghiên cứu định lượng này được sử dụng để đánh giá thước đo và kiểm định các giả thuyết Sau khi được kiểm định độ tin cậy Cronbach alpha thông qua phần mềm SPSS, dữ liệu sẽ được áp dụng vào mô hình hồi quy để kiểm định các giả thuyết để đánh giá mức độ ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội

Quy trình nghiên cứu theo phương pháp định lượng được thực hiện như sau:

Bước 1 Xây dựng bảng hỏi a Thiết kế bảng hỏi

Công cụ để đo lường được sử dụng trong nghiên cứu này là Thang đo Likert 5 cấp độ để đo lường các mức độ ảnh hưởng và sẽ được kiểm nghiệm mức độ tin cậy trong các bước tiếp theo

1= Hoàn toàn không ảnh hưởng

Nhóm câu hỏi 1 Về yếu tố gia đình

Với mục đích đánh giá được mức độ ảnh hưởng của gia đình đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đầu tiên, đánh giá được trợ cấp từ gia đình có đủ để chi tiêu, sinh hoạt học tập, gia đình có cấm cản việc làm thêm hay không Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng xem xét trường hợp gia đình có truyền thống ngành nghề lâu đời nhằm định hướng sinh viên đi theo nghề nghiệp của gia đình trong tương lai, qua đó ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên trong thời điểm hiện tại

Nhóm câu hỏi này chia làm 3 nhận định nhỏ, thể hiện mức độ trợ cấp của gia đình, quan điểm về việc đi làm thêm và khả năng sắp xếp công việc làm thêm cho sinh viên theo nghề truyền thống

Nhóm câu hỏi 2: Về yếu tố thu nhập kì vọng

Việc quyết định đi làm thêm không chỉ bị ảnh hưởng vào yếu tố gia đình mà còn phụ thuộc vào thu nhập nhập kì vọng Với nhiều sinh viên thì đây là nhu cầu tất yếu khi quyết định đi làm thêm với mục đích chi tiêu cho sinh hoạt, học tập, vui chơi Hai nhận định của nhóm câu hỏi này thể hiện mức độ ảnh hưởng của mức lương tương xứng với chi tiêu sinh hoạt và năng lực cá nhân

Nhóm câu hỏi 3: Về yếu tố kinh nghiệm và kỹ năng

Việc tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng, xây dựng các mối quan hệ trong thời gian đi làm thêm là yếu tố quan trọng và là mục đích của hầu hết sinh viên hiện nay Các tiêu chí đánh giá mức độ ảnh hưởng được đưa ra trong bảng hỏi như môi trường làm việc năng động, công việc làm thêm đánh giá năng lực của sinh viên hay việc tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm thêm giúp sinh viên nhận ra được đam mê của mình và có cơ hội phát triển bản thân, nghề nghiệp trong tương lai Qua đó, có thể xác định được yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới quyết định đi làm thêm của sinh viên

Nhóm câu hỏi 4: Về yếu tố nơi cư trú

Môi trường sống là yếu tố tác động đến suy nghĩ và quyết định của tất cả mọi người không ngoại trừ việc quyết định đi làm thêm Nếu như khu vực sinh sống của sinh viên năng động, có nhiều trung tâm thương mại, hàng quán, cửa tiệm và phương tiện công cộng thuận lợi sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên Từ đó, ảnh hưởng lớn đến ý định sinh viên đi làm thêm Đây là những biến quan sát mà tác giả đã đề xuất vào bảng hỏi

Nhóm câu hỏi 5: Về yếu tố thời gian

Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu

- Các mẫu được chọn cần điền đầy đủ thông tin

- Chỉ chấp nhận các mẫu là sinh viên trong Đại học quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN)

- Trả lời có tính minh bạch khách quan Thể hiện được suy nghĩ, quan điểm của người được điều tra phỏng vấn đối với các yếu tố

Tất cả những mẫu vi phạm các nguyên tắc trên sẽ bị loại

2.4.2 Phần mềm xử lý số liệu

Tác giả chủ yếu sử dụng thang đo Likert 5 trong bảng hỏi, tiến hành nghiên cứu, mã hóa, nhập số liệu bằng phần mềm SPSS.25 Các thước đo trong nghiên cứu này được kiểm định thông qua đánh giá độ tin cậy Cronbach alpha để tránh sai sót trong quá trình thu thập phiếu điều tra

Thông qua các số liệu thu thập được, tác giả nghiên cứu đã thực hiện thống kê mô tả và phân tích số liệu bằng các phương pháp khác nhau (Phương pháp phân tích nhân tố EFA; Phương pháp đánh giá độ tin bằng Cronbach Alpha; Phương pháp phân tích hồi quy đa biến) Đầu tiên đó là việc quan sát số liệu, đưa ra những nhận xét thực tiễn và cơ sở lý thuyết của bài nghiên cứu

- Thống kê mô tả: Mẫu nghiên cứu cuối cùng được được lựa chọn gồm 367 sinh viên trong Đại học quốc gia Hà Nội, sử dụng các lượng như phương sai, độ lệch chuẩn, kết hợp với các công cụ như bảng tần số, đồ thị được sử dụng để mô tả đặc điểm đối tượng phỏng vấn như giới tính, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc

- Đánh giá giá trị thang đo bằng phân tích EFA: Phân tích đồng thời EFA cho toàn bộ tiêu chí đo lường với phép quay góc Varimax với tiêu chí eigenvalue > 1.0 và chỉ số KMO > 0.5 để tìm ra các nhân tố đại diện cho các biến

- Đánh giá độ tin cậy của các thước đo bằng hệ số Cronbach Alpha:

Tác giả đã tiến hành đánh giá độ tin cậy của thước đo qua Cronbach Alpha cho từng nhóm biến quan sát thuộc các yếu tố khác nhau Đánh giá độ tin cậy để loại biến rác (là những biến chúng ta nghĩ rằng có thể đo lường được khái niệm nhưng thực chất nó không có quan hệ gì với các biến đo lường khác) Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), độ tin cậy Cronbach Alpha phải nằm trong khoảng từ 0.6 đến 1.0 để đảm bảo các biến trong cùng một yếu tố có tương quan về ý nghĩa Hệ số Cronbach Alpha càng lớn thì độ tin cậy càng cao Tuy nhiên nếu hệ số này quá lớn (>0.95) thì lại cho thấy nhiều biến trong thước đo không có gì khác biệt Hệ số Cronbach Alpha từ 0.7 đến 0.8 là thước đo có thể sử dụng được, thước đo có hệ số Cronbach Alpha từ 0.8 trở lên là thước đo lường tốt, các thước đo có hệ số Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên cũng có thể sử dụng trong bối cảnh nghiên cứu là mới hoặc mới với người được điều tra Trong nghiên cứu này, thước đo có Cronbach Alpha từ 0.6 được đánh giá và cân nhắc coi là tin cậy

Tác giả tiến hành kiểm tra “hệ số tương quan biến tổng” Trong mỗi thước đo, hệ số tương quan biến tổng thể hiện sự tương quan giữa một biến quan sát với tất cả các biến quan sát khác trong thước đo Hệ số này càng cao thì sự tương quan của biến với các biến khác càng cao, hệ số này cho biết biến quan sát nào cần giữ lại và biến quan sát nào cần bỏ Tác giả tiến hành loại khỏi thước đo các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 vì các biến quan sát này được coi là biến rác Những biến quan sát nào có chỉ số Cronbach Alpha nếu loại biến lớn hơn chỉ số Cronbach Alpha chung của thước đo thì có thể xem xét kiến nghị loại bỏ biến quan sát đó khỏi thước đo Thước đo chính thức được xây dựng và cấu trúc lại dựa trên những biến quan sát có đủ độ tin cậy

- Phân tích hồi quy đa biến:

Sau khi phân tích tương quan, tác giả tiến hành phân tích hồi quy đa biến theo phương pháp Enter với mức ý nghĩa 5% để kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu, cũng như xác định cường độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc Các biến kiểm soát được thêm vào mô hình Phương pháp hồi quy được sử dụng ở đây là phương pháp bình phương bé nhất thông thường OLS Hệ số xác định R2 điều chỉnh được dùng để xác định độ phù hợp của mô hình, kiểm định F dùng để khẳng định khả năng mở rộng mô hình này áp dụng cho tổng thể cũng như kiểm định t để bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0

Hồi quy đa biến được thực hiện để kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu, đồng thời xác định tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên

- Yi: Biến phụ thuộc quyết định đi làm thêm

- Xn: biến độc lập thứ n

- βk: hệ số hồi quy riêng phần

- ei: sai số của phương trình hồi quy.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Giới thiệu chung về Đại học quốc gia Hà Nội

Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN - tên giao dịch bằng tiếng Anh: Vietnam National University, Hanoi; viết tắt là VNU) là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; ngang tầm khu vực, dần đạt trình độ quốc tế; đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, phù hợp với xu hướng phát triển giáo dục đại học tiên tiến Đại học quốc gia Hà Nội tọa lạc tại 144 đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: 024 3754 7670

Email: media@vnu.edu.vn

Website: http://www.vnu.edu.vn/ Đại học quốc gia Hà Nội bao gồm 8 Trường đại học trực thuộc:

● Trường ĐH Khoa học tự nhiên

● Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn

● Khoa Quản trị và kinh doanh

● Khoa các khóa học liên ngành

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

- Tháng 5/1906: Đại học Đông Dương được thành lập đặt trụ sở tại số 19 phố

Lê Thánh Tông, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội

- Tháng 11/1945: Khai giảng khóa đầu tiên của trường Đại học Quốc gia Việt Nam

- Năm 1951: Trường Khoa học Cơ bản là tiền thân của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được thành lập

- Tháng 6/1956: Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm

Hà Nội được thành lập

- Năm 1967: Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội được thành lập trên cơ sở Khoa Ngoại ngữ của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

- Năm 1993-2000: ĐHQGHN được thành lập trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại 3 trường đại học lớn ở Hà Nội: Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I và Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, ĐHQGHN không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu là xây dựng trường trọng điểm của quốc gia, làm nòng cốt cho sự nghiệp giáo dục nguồn nhân lực chất lượng cao cho nước nhà Sinh viên trường ĐHQGHN được đào tạo bài bản, không chỉ tiếp thu kiến thức trong quá trình tham gia học tập, nghiên cứu khoa học tại trường mà còn tích lũy các kinh nghiệm, kĩ năng thực tế từ các hoạt động xã hội, công việc làm thêm Trường ĐHQGHN được biết đến là trường đại học hàng đầu của Việt Nam, với khung giáo dục đào tạo theo chuẩn quốc tế và định hướng đảm bảo đầu ra công việc cho sinh viên theo đúng ngành nghề Vì vậy, sinh viên của trường ĐHQGHN luôn xác định được mục tiêu nghề nghiệp tương lai rõ ràng, dễ dàng tìm kiếm công việc làm thêm phù hợp với năng lực của bản thân 3.1.2 Sứ mệnh - Tầm nhìn 2030 a Sứ mệnh Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao tri thức đa ngành, đa lĩnh vực; góp phần xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước; làm nòng cốt và đầu tàu trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam b Tầm nhìn 2030

Trở thành trường đại học hàng đầu Việt Nam với định hướng nghiên cứu, đa ngành, đa lĩnh vực có tính hội nhập cao, trong đó, một số trường đại học, viện nghiên cứu thành viên thuộc các lĩnh vực khoa học cơ bản, công nghệ cao và kinh tế - xã hội mũi nhọn đạt trình độ tiên tiến châu Á

3.1.3 Các hoạt động đào tạo và nghiên cứu

 Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) là trung tâm đại học với chất lượng cao và đa ngành, đa lĩnh vực ĐHQGHN kết hợp mật thiết giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học và ứng dụng, tập trung vào sự kết hợp giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội-nhân văn, giữa khoa học và công nghệ để đào tạo ra nhân lực chất lượng cao ĐHQGHN cũng thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu trọng điểm liên quan đến khoa học cơ bản, công nghệ cao và kinh tế xã hội mũi nhọn Bên cạnh đó, trường cung cấp các luận cứ và kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật tầm cỡ quốc gia và tiếp cận chuẩn quốc tế để đóng góp vào phát triển kinh tế-xã hội của đất nước

 ĐHQGHN là một trong những đơn vị hàng đầu về nghiên cứu khoa học công nghệ tại Việt Nam Quan điểm giảng dạy của trường là nhà khoa học, với sự tập trung vào nghiên cứu để nâng cao chất lượng giảng dạy Người thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ tại ĐHQGHN không chỉ gồm các nghiên cứu viên mà còn bao gồm các giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên đại học ĐHQGHN thường xuyên triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ tại 8 trường đại học thành viên, 5 viện nghiên cứu và các trung tâm Tất cả các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ tại ĐHQGHN đều được liên kết với mục tiêu đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo ra các sản phẩm KHCN đáp ứng nhu cầu thực tế và có tính ứng dụng cao trong xã hội

 ĐHQGHN có thế mạnh về nghiên cứu và được đánh giá cao về các kết quả nghiên cứu Nhiều nghiên cứu KHCN của ĐHQGHN đã được công nhận ở cả trong nước và quốc tế, với giá trị thực tiễn cao và đóng góp quan trọng cho sự phát triển khoa học cơ bản của thế giới Đồng thời, nghiên cứu KHXH&NV của ĐHQGHN cũng đạt được mục tiêu bảo đảm luận cứ khoa học cho việc xây dựng các chính sách, kế hoạch phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước ĐHQGHN cũng là đầu mối thông tin cho Hội đồng Lý luận Trung ương và đã triển khai nhiều chương trình, dự án, đề tài khoa học công nghệ quan trọng, đóng góp tích cực cho sự phát triển và bảo vệ Tổ quốc, như các công trình về lịch sử, địa lý, pháp lý của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hay về quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam bộ, biên giới Tây Nam

- Các lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ của ĐHQGHN rất rộng và đa dạng, từ những vấn đề của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn, luật, kinh tế đến những nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao Các lĩnh vực nghiên cứu mà ĐHQGHN có thế mạnh là:

- Khoa học cơ bản: Toán, Lý, Hóa, Sinh học, Các khoa học trái đất – môi trường

- Công nghệ tiên tiến: Công nghệ sinh học, Công nghệ và khoa học vật liệu, Công nghệ nano và khoa học sự sống, Công nghệ thông tin, Công nghệ điện tử viễn thông,…

- Khoa học xã hội và nhân văn: Lịch sử, Ngôn ngữ, Khu vực học, Ngoại ngữ, Tâm lý, Triết học, Văn học, Luật, Kinh tế…

- Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

- ĐHQGHN đã tận dụng hiệu quả thế mạnh và khả năng tích hợp tri thức đa ngành, đa lĩnh vực trong các nghiên cứu liên ngành, chẳng hạn như nghiên cứu y học để nâng cao sức khỏe và chữa bệnh, hoặc nghiên cứu xây dựng, phát triển, bảo tồn văn hóa và chứng minh giá trị toàn cầu của các di sản dân tộc như Khu động Phong Nha Kẻ Bàng, Khu Hoàng thành Thăng Long, Đô thị cổ Hội An và Cố đô Huế Những nghiên cứu này đã tạo tiền đề rất quan trọng và quyết định để UNESCO công nhận di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới ĐHQGHN cũng đã có những đóng góp quan trọng vào phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai và tiên phong trong nghiên cứu và xây dựng ngành biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

Kết quả phân tích dữ liệu

Tác giả đã tiến hành khảo sát các yếu tố có ảnh hưởng đến ý định làm thêm của sinh viên trường ĐHQGHN

Tổng số phiếu phát ra: 367 phiếu Tổng số phiếu thu về 340 phiếu

Tổng số phiếu hợp lệ là 340 phiếu gồm phiếu online và phiếu trực tiếp Có 27 phiếu không hợp lệ do không phù hợp với phạm vi nghiên cứu mà tác giả đặt ra

3.2.2 Thống kê mô tả thông tin chung

Thông tin chung của sinh viên được khảo sát thống kê trong bảng sau:

Bảng 3.1 Thông tin về đối tượng khảo sát

STT Thông tin mẫu Tần suất Phần trăm

1 Quyết định đi làm thêm

Sinh viên có Quyết định đi làm thêm

Sau khi kiểm tra tần số của các thông tin chung, tác giả nhận thấy số lượng mẫu

N = 340 và giá trị hợp lệ là 340 Các số liệu khảo sát mà tác giả thu thập được tương đối phù hợp và đầy đủ Cụ thể như sau:

Năm tư với 83 mẫu chiếm 36.4% và năm nhất với 38 mẫu chiếm 16.3% Nguyên nhân có sự chênh lệch lớn về số lượng sinh viên làm khảo sát năm tư so với năm nhất là do số lượng sinh viên cân nhắc về vấn đề đi làm thêm không nhiều

Cũng theo khảo sát, có 228 mẫu chiếm 67,1% sinh viên có Quyết định đi làm thêm và 112 mẫu chiếm 32.9% sinh viên không có Quyết định định đi làm thêm

3.2.3 Phân tích thống kê mô tả

Tác giả thực hiện phân tích dữ liệu thu thập được bằng cách sử dụng phương pháp thống kê mô tả của phần mềm SPSS.25 Tính giá trị trung bình của các yếu tố trong bảng khảo sát Sau đó so sánh với giá trị trung bình chung, và cuối cùng đưa ra được yếu tố có ảnh hưởng nhất đến quyết định đi làm thêm của sinh viên

Giá trị trung bình của các thang đo như sau:

Biến Cỡ mẫu Min Max Mean Std D

Gia đình Hoàn toàn không đồng ý (1)/ Hoàn toàn đồng ý (5)

Thu nhập Hoàn toàn không đồng ý (1)/ Hoàn toàn đồng ý (5)

Kỹ năng Hoàn toàn không đồng ý (1)/ Hoàn toàn đồng ý (5)

Thời gian Hoàn toàn không đồng ý (1)/ Hoàn toàn đồng ý (5)

Cư trú Hoàn toàn không đồng ý (1)/ Hoàn toàn đồng ý (5)

Kết quả kiểm định thang đo

Công cụ Cronbach Alpha được dùng để đánh giá độ tin cậy của từng yếu tố trong thang đo

3.3.1 Hệ số tin cậy Cronbach Alpha

Các yếu tố biến được nhóm với nhau theo mô hình đề xuất Độ tin cậy của nhóm biến được xác định bằng Cronbach Alpha, mức chấp nhận của Cronbach Alpha là 0.6 a Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach Alpha của nhóm yếu tố gia đình (GĐ)

Quyết định đi làm thêm Hoàn toàn không đồng ý (1)/ Hoàn toàn đồng ý (5)

Bảng 3.2 Kết quả kiểm định độ tin cậy nhóm yếu tố gia đình

Kiểm định độ tin cậy

Trung bình thang đo nếu biến bị loại

Phương sai thang đo nếu biến bị loại

Tương quan biến-Tổng hiệu chỉnh

Cronbach's Alpha nếu biến bị loại

Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (>=0.3) Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.811 > 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy b Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của nhóm yếu tố thu nhập (TN)

Bảng 3.3 Kết quả kiểm định của nhóm yếu tố thu nhập

Kiểm định độ tin cậy

Trung bình thang đo nếu biến bị loại

Phương sai thang đo nếu biến bị loại

Tương quan biến-Tổng hiệu chỉnh

Cronbach's Alpha nếu biến bị loại

Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp ( >= 0.3) Hệ số Cronbach Alpha = 0.798 > 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy c Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha của nhóm yếu tố kỹ năng, kinh nghiệm (KN)

Bảng 3.4 Kết quả kiểm định của nhóm yếu tố kỹ năng, kinh nghiệm Kiểm định độ tin cậy

Trung bình thang đo nếu biến bị loại

Phương sai thang đo nếu biến bị loại

Tương quan biến-Tổng hiệu chỉnh

Cronbach's Alpha nếu biến bị loại

Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (>= 0.3) Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.818 > 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy d Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của nhóm yếu tố nơi cư trú (CT)

Bảng 3.5 Kết quả kiểm định của nhóm yếu tố nơi cư trú

Kiểm định độ tin cậy

Trung bình thang đo nếu biến bị loại

Phương sai thang đo nếu biến bị loại

Tương quan biến-Tổng hiệu chỉnh

Cronbach's Alpha nếu biến bị loại

Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (>= 0.3) Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.787 > 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy e Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của nhóm yếu tố thời gian (TH)

Bảng 3.6 Kết quả kiểm định của nhóm yếu tố thời gian

Kiểm định độ tin cậy

Trung bình thang đo nếu biến bị loại

Phương sai thang đo nếu biến bị loại

Tương quan biến-Tổng hiệu chỉnh

Cronbach's Alpha nếu biến bị loại

Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (>= 0.3) Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.828 > 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy f Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của nhóm yếu tố Quyết định đi làm (QD)

Kiểm định độ tin cậy

Trung bình thang đo nếu biến bị loại

Phương sai thang đo nếu biến bị loại

Tương quan biến-Tổng hiệu chỉnh

Cronbach's Alpha nếu biến bị loại

Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (>= 0.3) Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.773 >= 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy g Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của mô hình

Như vậy, sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha, xem xét các biến đạt yêu cầu về độ tin cậy và loại bỏ các biến sai trước khi đưa vào phân tích yếu tố khám phá EFA Bảng thống kê kết quả tổng hợp lần kiểm định cuối cùng của từng nhóm biến như sau

Bảng 3.7 Bảng kết quả kiểm định tin cậy mô hình

Nhóm biến Độ tin cậy

Quyết định đi làm thêm 0.773 4

Các giá trị Cronbach’s Alpha cho thấy các biến được sử dụng cho việc kiểm định là đáng tin cậy Với mức độ tin cậy thấp nhất là 0.773 của nhóm biến Quyết định đi làm và mức độ tin cậy cao nhất là 0.818 của nhóm biến Thời gian

3.3.2 Kết quả phân tích yếu tố khám phá EFA

Tiến hành phân tích nhân tố EFA cho các nhân tố trong mô hình nghiên cứu để đánh giá giá trị thước đo a Phân tích EFA cho biến độc lập:

Các yếu tố nghiên cứu được đưa vào phân tích EFA để giảm bớt hay tóm tắt dữ liệu và độ tin cậy (sig) của các biến quan sát mối quan hệ giữa các biến lẫn nhau

Bảng 3.8 Kết quả KMO và Barlett’s Test cho biến độc lập

Sau khi phân tích yếu tố khám phá EFA của mô hình, bảng đầu tiên là KMO and Barlett’s Test 0.5 ≤ KMO = 0.858 ≤ 1, phân tích yếu tố được chấp nhận với tập dữ liệu nghiên cứu

Sig Barlett’s Test = 0.000 < 0.05, phân tích yếu tố là phù hợp

Bảng 3.9 Kết quả Ma trận xoay

Extraction Method: Principal Component Analysis

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization a Rotation converged in 6 iterations

Kết quả ma trận xoay cho thấy, 13 biến quan sát được gom thành 5 yếu tố, tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố Factor Loading lớn hơn 0.5

Hệ số Factor Loading lớn hơn 0.5 cho thấy 5 biến quan sát trên có ý nghĩa thống kê tốt b Phân tích EFA cho biến phụ thuộc

Toàn bộ các biến quan sát được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA để tóm tắt dữ liệu và độ tin cậy (sig) của các biến quan sát và mối quan hệ giữa các biến lẫn nhau

Bảng 3.10 Kết quả KMO và Barlett’s Test cho biến phụ thuộc

Giá trị Chi bình phương xấp xỉ 230.274 df 6

Sau khi phân tích nhân tố EFA của mô hình nghiên cứu, bảng KMO và Barlett’s Test 0.5≤KMO=0.500≤1, phân tích được chấp nhận với tệp dữ liệu nghiên cứu

Bảng 3.11 Kết quả Ma trận không xoay

Extraction Method: Principal Component Analysis a 1 components extracted

Kết quả ma trận xoay cho thấy, 4 biến quan sát được gom thành 1 nhân tố, tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố Factor Loading lớn hơn 0.5

Kết thúc quá trình phân tích, tác giả đã xác định lại các biến và xây dựng lại mô hình nghiên cứu như sau:

Bảng 3.12 Bảng phân loại biến quan sát

Biến Biến quan sát Kí hiệu

Quyết định đi làm thêm của sinh viên

Tôi có mong muốn đi làm thêm QĐ1

Tôi đang tìm kiếm một công việc làm thêm QĐ2

Tôi tìm việc làm thêm để chuẩn bị cho nghề nghiệp trong tương lai

Tôi chủ động tìm kiếm việc làm thêm QĐ4

Yếu tố về gia đình

Việc làm thêm giúp tôi chia sẻ gánh nặng kinh tế với gia đình

Gia đình khuyến khích tôi đi làm thêm GĐ2

Gia đình có định hướng sẵn về việc làm GĐ3

Gia đình tạo động lực cho tôi đi làm thêm GĐ4

Yếu tố về thu nhập kì vọng

Công việc làm thêm có mức lương tương xứng với trình độ, năng lực

Mức lương phù hợp với chi phí sinh hoạt TN2

Mức lương phù hợp với nguyện vọng của tôi TN 3

Mức lương từ việc làm thêm có thể giúp tôi chi trả các khoản chi phí một cách thuận tiện

Yếu tố về kinh nghiệm và kỹ năng

Công việc làm thêm giúp đánh giá đúng năng lực thực tế của tôi

Công việc làm thêm liên quan đến chuyên ngành tôi đang theo học

Tôi có thêm được nhiều kỹ năng cần thiết từ việc làm thêm cho phát triển sự nghiệp sau này

Công việc làm thêm trang bị cho tôi những kiến thức và kỹ năng không có trong trường học

Yếu tố về nơi cư trú

Việc làm thêm gần nơi cư trú của tôi CT1

Tôi không muốn phải di chuyển xa để đi làm thêm CT2

Tôi quan tâm đến khoảng cách giữa nơi làm và nơi cư trú CT3

Tôi mong muốn nơi cư trú có nhiều việc làm thêm phù hợp

Yếu tố về thời gian

Tôi dành thời gian rảnh để đi làm thêm TG1

Tôi có nhiều thời gian trống trong một kỳ học TG2

Tôi muốn thời gian trống của mình được sử dụng hiệu quả TG3

Tôi có thời gian rảnh để đi làm thêm TG4

Tổng số lượng biến quan sát độc lập: 25

Kết quả phân tích tương quan hồi quy

3.4.1 Tương quan các biến trong mô hình

Bảng 3.13 Kết quả sự tương quan các biến trong mô hình

QD TG CT GD TN KN

Hệ số tương quan Pearson 1 553 ** 394 ** 419 ** 539 ** 613 **

Hệ số tương quan Pearson 553 ** 1 230 ** 289 ** 327 ** 407 **

Hệ số tương quan Pearson 394 ** 230 ** 1 267 ** 389 ** 358 **

GD Hệ số tương quan Pearson 419 ** 289 ** 267 ** 1 333 ** 348 **

Hệ số tương quan Pearson 539 ** 327 ** 389 ** 333 ** 1 492 **

Hệ số tương quan Pearson 613 ** 407 ** 358 ** 348 ** 492 ** 1 Giá trị sig 000 000 000 000 000

** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed)

Sig tương quan Pearson các biến độc lập GD, KN, TN, TG, CT với biến phụ thuộc

YD nhỏ hơn 0.05 Như vậy, có mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập này với biến

Giữa yếu tố Kinh nghiệm và Quyết định đi làm có mối tương quan mạnh nhất với hệ số r là 0.613, giữa yếu tố Cư trú và Quyết định đi làm có mối tương quan yếu nhất với hệ số tương quan là 0.419

Bảng 3.14 Kết quả phân tích ANOVA

Các cặp biến độc lập đều có mức tương quan khá yếu với nhau, như vậy sẽ không có khả năng đa cộng tuyến xảy ra

Sig kiểm định F bằng 0.00 < 0.05 như vậy mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được

Bảng 3.15 Kết quả mô hình hồi quy

Sai số chuẩn của ước lượng

1 749a 560 551 41998 2.001 a Predictors: (Constant), TG, CT, GD, TN, KN b Dependent Variable: YD

Mô hình Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig

Tổng 89.086 227 a Dependent Variable: YD b Predictors: (Constant), TG, CT, GD, TN, KN

Giá trị R 2 hiệu chỉnh bằng 0.560 cho thấy biến độc lập đưa vào chạy hồi quy ảnh hưởng 56 % sự thay đổi của biến phụ thuộc, còn lại 44 % là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên

Hệ số Durbin – Watson =2.001, nằm trong khoảng 1.5 đến 2.5 nên không có hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất xảy ra

3.4.4 Kiểm định giả thuyết mô hình nghiên cứu Để kiểm định mối tương quan và kiểm định sự độc lập giữa các biến trong mô hình, phương pháp hồi quy được sử dụng

Nếu Tolerance (Độ chấp nhận) < 0.05 và VIF > 2 (hay Tolerance = 1/VIF) thì xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến Sự phù hợp của mô hình chỉ ra bởi giá trị thống kê F và mức ý nghĩa thống kê của nó Các hệ số Tolerance và VIF được báo cáo trong bảng dưới đây:

Bảng 3.16 Kết quả kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

Hệ số hồi quy chuẩn hóa t Sig

Thống kê đa cộng tuyến

B Sai số chuẩn Beta Toleran ce VIF

Sig kiểm định t hệ số hồi quy của các biến độc lập đều nhỏ hơn 0.05, do đó các biến độc lập này đều có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc, không biến nào bị loại khỏi mô hình

Hệ số phương sai đa tuyến của các biến độc lập đều nhỏ hơn 2 do vậy không xảy ra đa cộng tuyến xảy ra

Phương trình hồi quy rút ra như sau:

QD = 0.279*TG + 0.097*CT + 0.109*GD + 0.180*TN + 0.275*KN

Hệ số hồi quy của các biến TN, KN, CT, TG, GD đều lớn hơn 0 Như vậy, các biến đó đều có tác động thuận chiều tới biến phụ thuộc

Dựa vào độ lớn của hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta, thứ tự mức độ tác động từ mạnh nhất tới yếu nhất của các biến độc lập tới biến phụ thuộc YD như sau:

- Biến THỜI GIAN có tác động mạnh nhất tới ý định tìm việc làm thêm của sinh viên

- Biến KINH NGHIỆM, KĨ NĂNG có tác động mạnh thứ hai tới ý định tìm việc làm thêm của sinh viên

- Biến THU NHẬP kì vọng có tác động mạnh thứ ba tới ý định tìm việc làm thêm của sinh viên

- Biến GIA ĐÌNH có tác động mạnh thứ tư tới ý định tìm việc làm thêm của sinh viên

- Biến CƯ TRÚ có tác động yếu nhất tới ý định tìm việc làm thêm của sinh viên

Bảng 3.17: Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết Kết quả kiểm định

Giả thuyết 1: Gia đình có tác động thuận chiều đến ý định đi làm thêm của sinh viên đại học quốc gia Hà Nội Chấp nhận

Giả thuyết 2: Thu nhập kỳ vọng có tác động thuận chiều đến ý định đi làm thêm của sinh viên đại học quốc gia Hà

Giả thuyết 3: Kinh nghiệm và kỹ năng có tác động thuận chiều đến ý định đi làm thêm của sinh viên đại học quốc gia

Giả thuyết 4: Nơi cư trú có tác động thuận chiều đến ý định đi làm thêm của sinh viên đại học quốc gia Hà Nội Chấp nhận

Giả thuyết 5: Thời gian có tác động thuận chiều đến ý định đi làm thêm của sinh viên đại học quốc gia Hà Nội Chấp nhận

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 4.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu đề xuất 5 nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định tìm việc làm thêm của sinh viên Đó là các nhân tố: Gia đình, kinh nghiệm và kỹ năng, thu nhập kỳ vọng, thời gian và nơi cư trú với 20 biến quan sát

Qua quá trình phân tích quyết định tìm việc làm thêm sinh viên và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố trong phạm vi nghiên cứu là trường ĐHQGHN Tác giả nhận thấy phần lớn sinh viên của trường đều đã và đang tham gia công việc làm thêm, trở thành lực lượng lao động xã hội

Thông qua việc kiểm định các giả thuyết bằng phân tích sự tương quan các hàm hồi quy Tác giả đã đưa ra kết luận về các yếu tố có ảnh hưởng đến ý định tìm việc làm thêm của sinh viên trường ĐHQGHN, các biến kinh nghiệm và kỹ năng, thu nhập kì vọng, gia đình, thời gian và nơi cư trú là những nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất và có tác động thuận chiều đến ý định tìm việc Trong các yếu tố có ảnh hưởng đến ý định tìm việc làm thêm của sinh viên, kinh nghiệm và kỹ năng là nhân tố có mức độ tác động mạnh nhất Từ đó cho thấy, sinh viên có mong muốn đi làm thêm để có thể tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm và kĩ năng tạo cơ hội nghề nghiệp trong tương lai Nguyên nhân là do số tiết học thực hành không nhiều khi học tập tại trường đại học nên sinh viên mong muốn đi làm thêm để học hỏi và nâng cao kĩ năng thực tế

Ngoài ra, sau khi phân tích và đánh giá, các giả thuyết mà tác giả đưa ra trong mô hình nghiên cứu đều được chấp nhận.

Giải pháp và kiến nghị

Qua khảo sát và đánh giá của tác giả về các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội, tác giả xin đề xuất một số giải pháp sau:

4.2.1 Gia đình cần tạo điều kiện hỗ trợ tìm việc làm thêm và định hướng ngành nghề lâu dài cho sinh viên

Gia đình là yếu tố quan trọng tác động đến tâm lý và lối sống của các thành viên trong gia đình Gia đình chính là một trong những động lực vững chắc thúc đẩy sinh viên đưa ra quyết định đi làm thêm khi đang tham gia học tập tại trường Vì vậy, gia đình cần luôn tạo điều kiện, môi trường thuận lợi hỗ trợ sinh viên tìm được công việc làm thêm phù hợp với sở thích, năng lực Một số gia đình cần khắc phục tư tưởng cổ hủ cấm cản sinh viên đi làm thêm

Ngoài ra, tìm kiếm được công việc làm thêm phù hợp còn là bước đệm cho những thành công trong tương lai lâu dài Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc làm thêm đối với sinh viên trong thời đại ngày nay, gia đình cần luôn đồng hành và đưa ra những định hướng cần thiết về nghề nghiệp sau này của sinh viên trên cơ sở lựa chọn việc làm thêm

4.2.2 Sinh viên cần xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp tương lai

Việc xác định rõ mục tiêu, định hướng nghề nghiệp tương lai là điều cần thiết và quan trọng đối mọi học sinh, sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường Khi có một mục tiêu rõ ràng, sinh viên sẽ biết được mình nên làm gì, muốn gì và tập trung vào hoàn thành, ưu tiên các việc quan trọng, không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ, kỹ năng Trong quá trình xác định mục tiêu, mỗi sinh viên sẽ nhận thức rõ về đam mê, thế mạnh của mình trong từng lĩnh vực riêng,vì vậy sẽ chọn đi làm thêm những công việc có liên quan đến ngành nghề, sở thích của bản thân Làm việc với đúng mục tiêu, đúng đam mê sẽ giúp sinh viên nhiệt huyết cống hiến hết mình với công việc

Hơn nữa, mục tiêu nghề nghiệp cũng là vấn đề mà nhà tuyển dụng đặc biệt quan tâm khi sinh viên ứng tuyển vào một vị trí nào đó Đó là tiêu chí đánh giá của nhà tuyển dụng với ứng viên, thể hiện được cá tính của cá nhân, những tích lũy về kinh nghiệm của sinh viên trong thời gian đi làm thêm Mục tiêu nghề nghiệp cần được trình bày rõ ràng trong bản lý lịch (Curriculum Vitae) Điều này cũng giúp nhà tuyển dụng đánh giá liệu bạn có thực sự phù hợp với vị trí ứng tuyển không

Sinh viên cần nhận thức rõ về năng lực bản thân và đồng thời không ngừng cải thiện, nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm để có thể phát triển bản thân một cách tốt nhất Để đạt được mục tiêu này, sinh viên nên chủ động tham gia các hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học, đồng thời tìm kiếm kinh nghiệm làm việc thực tế thông qua việc tìm kiếm việc làm thêm hoặc thực tập Việc cải thiện kỹ năng và nâng cao kinh nghiệm sẽ giúp sinh viên cải thiện cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp, đồng thời giúp sinh viên trở thành những người có năng lực và giá trị cao trên thị trường lao động

4.2.3 Sinh viên cần nhận thức rõ năng lực bản thân, không ngừng cải thiện, nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm

Khi đang học tập tại giảng đường đại học, đa phần sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm thực chiến Nếu không có kinh nghiệm, kỹ năng thực tế, năng lực bản thân còn hạn chế thì để có một công việc tốt với một mức lương như mong muốn là điều không thể Chính vì thế, mỗi sinh viên cần nhận thức rõ bản thân mình là ai, năng lực trình độ của mình tới đâu để không ngừng cải thiện, trau dồi những kỹ năng mà mình còn thiếu sót Để tích lũy những kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết, mỗi sinh viên cần tích cực tham gia các hoạt động xã hội của Đoàn, Trường tổ chức hay tham gia vào lực lượng lao động đi làm thêm Khi tham gia các hoạt động đó, sinh viên sẽ được tiếp xúc với nhiều người, với nhiều tình huống khác nhau đòi hỏi phải khéo léo xử lý một cách khôn ngoan Đó là cơ hội để sinh viên có thể học hỏi kinh nghiệm về chuyên môn từ những người giỏi hơn Đây chính là bước đệm giúp sinh viên sẽ nhận thức rõ những gì mình đã học được khi đi làm thêm chính là những kỹ năng thiết thực mà có thể áp dụng vào đời sống, vào môi trường làm việc sau này

4.2.4 Sinh viên cần tìm hiểu kĩ, thường xuyên cập nhật thông tin tuyển dụng chính xác về công việc làm thêm

Những thông tin tuyển dụng thường xuyên được cập nhật một cách chi tiết tại bản mô tả công việc Trong bản mô tả đó, sẽ bao gồm thông tin chung về doanh nghiệp hay công ty, mô tả về công việc cần tuyển dụng, yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm của ứng viên, và chế độ đãi ngộ Đây là những thông tin mà sinh viên cần cập nhật thường xuyên để nắm rõ Việc tìm hiểu kỹ thông tin tuyển dụng của việc làm thêm hay việc làm trong tương lai là rất cần thiết Dựa vào đó, chúng ta sẽ biết được nhà tuyển dụng đang cần gì, công việc đó yêu cầu trình độ ra sao, mức lương, đãi ngộ như nào sau đó so sánh với mong muốn, nhu cầu của bản thân, xem xét công việc đó có phù hợp với sinh viên hay không

Giả sử với một công việc mà sinh viên yêu thích thì khi tìm hiểu kỹ thông tin tuyển dụng là một cách giúp sinh viên nhận ra được những thiếu sót để cải thiện Qua đó cũng tăng khả năng ứng tuyển thành công vào công việc, vị trí mong muốn

Ngoài ra, để đảm bảo cho việc làm thêm diễn ra suôn sẻ, sinh viên cần thường xuyên cập nhật thông tin về các cơ hội việc làm, yêu cầu công việc, mức lương và thời gian làm việc Việc cập nhật thông tin chính xác sẽ giúp sinh viên có được cái nhìn tổng quan về thị trường lao động và giúp họ chuẩn bị tốt hơn cho việc tìm kiếm việc làm thêm phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình

Hiện nay, tình trạng lừa đảo trong việc làm thêm đang diễn ra khá phổ biến và gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc cho sinh viên Một số trường hợp phổ biến gồm: những công ty không đầy đủ giấy tờ, chứng chỉ hoạt động; những công ty yêu cầu sinh viên nộp tiền đặt cọc trước khi được tuyển dụng; hoặc những công việc quảng cáo, bán hàng đa cấp

Do đó, việc cập nhật thông tin chính xác về việc làm thêm là rất cần thiết cho sinh viên Sinh viên nên tìm hiểu kỹ về công ty và đảm bảo rằng công ty đó hoạt động hợp pháp Đồng thời, nên tra cứu thông tin về những công ty đã từng lừa đảo để tránh trở thành trường hợp tương tự

Ngoài ra, sinh viên nên thận trọng với những công việc quảng cáo, bán hàng đa cấp Các công ty này thường yêu cầu sinh viên tự tìm kiếm khách hàng và chịu trách nhiệm về doanh số bán hàng, gây áp lực cho sinh viên và dễ dẫn đến việc lừa đảo

Tóm lại, để tránh rơi vào các trường hợp lừa đảo khi tìm việc làm thêm, sinh viên cần thường xuyên cập nhật thông tin chính xác về các công ty và đối tác tuyển dụng, tìm hiểu kỹ về công việc trước khi quyết định tham gia và không nên tin tưởng vào những lời quảng cáo vô căn cứ

4.2.5 Sinh viên cần sắp xếp thời gian biểu hợp lý đảm bảo cân bằng giữa thời gian đi làm thêm và học tập Đối với hầu hết sinh viên thì việc sắp xếp thời gian để đảm bảo cân bằng giữa đi làm thêm và học tập trên trường là điều rất quan trọng Vì vậy, việc lập kế hoạch cho các công việc trong tuần, tháng là vô cùng cần thiết

Ngày đăng: 25/10/2024, 00:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2  Bảng 2.1. Thang đo các yếu tố đánh giá mức độ ảnh hưởng - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
2 Bảng 2.1. Thang đo các yếu tố đánh giá mức độ ảnh hưởng (Trang 10)
1  Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
1 Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định (Trang 12)
Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định làm thêm  của sinh viên: Nghiên cứu trường hợp cụ thể với sinh viên các trường Cao đẳng, - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định làm thêm của sinh viên: Nghiên cứu trường hợp cụ thể với sinh viên các trường Cao đẳng, (Trang 21)
Hình 1.2 : Mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm  thêm của sinh viên Trường Đại học Văn Lang của tác giả Vũ Xuân Tường (2022) - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Hình 1.2 Mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên Trường Đại học Văn Lang của tác giả Vũ Xuân Tường (2022) (Trang 23)
Hình 1.3: Mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm  thêm của sinh viên kinh tế - Trường đại học An Giang của tác giả Nguyễn Thị - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Hình 1.3 Mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên kinh tế - Trường đại học An Giang của tác giả Nguyễn Thị (Trang 24)
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất  Trong đó: - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất Trong đó: (Trang 55)
Bảng 2.2: Quy trình nghiên cứu đề xuất - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Bảng 2.2 Quy trình nghiên cứu đề xuất (Trang 59)
Bảng 1: Thang đo các yếu tố đánh giá mức độ ảnh hưởng đến quyết định đi - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Bảng 1 Thang đo các yếu tố đánh giá mức độ ảnh hưởng đến quyết định đi (Trang 63)
Bảng 3.1. Thông tin về đối tượng khảo sát - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Bảng 3.1. Thông tin về đối tượng khảo sát (Trang 78)
Bảng 3.2. Kết quả kiểm định độ tin cậy nhóm yếu tố gia đình - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Bảng 3.2. Kết quả kiểm định độ tin cậy nhóm yếu tố gia đình (Trang 84)
Bảng 3.4. Kết quả kiểm định của nhóm yếu tố kỹ năng, kinh nghiệm  Kiểm định độ tin cậy - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Bảng 3.4. Kết quả kiểm định của nhóm yếu tố kỹ năng, kinh nghiệm Kiểm định độ tin cậy (Trang 85)
Bảng 3.5. Kết quả kiểm định của nhóm yếu tố nơi cư trú - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Bảng 3.5. Kết quả kiểm định của nhóm yếu tố nơi cư trú (Trang 86)
Bảng 3.6. Kết quả kiểm định của nhóm yếu tố thời gian - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Bảng 3.6. Kết quả kiểm định của nhóm yếu tố thời gian (Trang 87)
Bảng 3.7. Bảng kết quả kiểm định tin cậy mô hình - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Bảng 3.7. Bảng kết quả kiểm định tin cậy mô hình (Trang 89)
Bảng 3.8. Kết quả KMO và Barlett’s Test cho biến độc lập - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Bảng 3.8. Kết quả KMO và Barlett’s Test cho biến độc lập (Trang 90)
Bảng 3.9. Kết quả Ma trận xoay - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Bảng 3.9. Kết quả Ma trận xoay (Trang 91)
Bảng 3.11. Kết quả Ma trận không xoay - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Bảng 3.11. Kết quả Ma trận không xoay (Trang 93)
Bảng 3.10. Kết quả KMO và Barlett’s Test cho biến phụ thuộc - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Bảng 3.10. Kết quả KMO và Barlett’s Test cho biến phụ thuộc (Trang 93)
Bảng 3.12. Bảng phân loại biến quan sát - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Bảng 3.12. Bảng phân loại biến quan sát (Trang 95)
Bảng 3.13. Kết quả sự tương quan các biến trong mô hình - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Bảng 3.13. Kết quả sự tương quan các biến trong mô hình (Trang 98)
Bảng 3.14. Kết quả phân tích ANOVA - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Bảng 3.14. Kết quả phân tích ANOVA (Trang 99)
Bảng 3.15. Kết quả mô hình hồi quy - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Bảng 3.15. Kết quả mô hình hồi quy (Trang 100)
Hình  R  R bình - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
nh R R bình (Trang 100)
Bảng 3.16. Kết quả kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Bảng 3.16. Kết quả kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu (Trang 101)
Bảng 3.17: Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Bảng 3.17 Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu (Trang 103)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w