1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chủ Đề phân tích chiến lược quản trị nguồn nhân lực của tập Đoàn sunhouse

19 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Chiến Lược Quản Trị Nguồn Nhân Lực Của Tập Đoàn Sunhouse
Tác giả LÊ NHẬT VY
Người hướng dẫn GV. Lê Hồng Lam
Trường học Trường Đại Học Nha Trang
Chuyên ngành Quản Trị Học
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023 – 2024
Thành phố Nha Trang
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 212 KB

Nội dung

Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của Công ty, giám sát việc tuân thủ chấp hành chế độ hạch toán, kế toán, quy trình, quy chế nội bộ của Công ty, thẩm định Báo cáo t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

MÔN: QUẢN TRỊ HỌC

CHỦ ĐỀ:

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TẬP

ĐOÀN SUNHOUSE

GV Lê Hồng Lam

Họ và tên: LÊ NHẬT VY Lớp: 64.MARKT-3

HỌC KỲ II 2023 – 2024

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Lê Hồng Lam đã tận tình hướng dẫn chúng em trong suốt học phần môn Quản trị học Xin cảm ơn thầy đã dành thời gian đọc bài tiểu luận này và cho em những nhận xét quý báu.

Do giới hạn kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn nhiều thiếu sót và hạn chế, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của thầy để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn thầy!

Trang 3

I GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN SUNHOUSE

I.1 Lịch sử hình thành:

Công ty Cổ phần Tập đoàn Sunhouse tiền thân là Công ty TNHH Phú Thắng được thành lập ngày 22/5/2000 Năm 2004, Sunhouse liên doanh với Công ty TNHH Sunhouse Hàn Quốc, thành lập Công ty TNHH Sunhouse Việt Nam và xây dựng nhà máy liên doanh sản suất đồ gia dụng, dây chuyền ứng dụng công nghệ Anodized lạnh tiên tiến từ Hàn Quốc tại khu vực

Trang 4

ASEAN Năm 2010, Sunhouse chính thức được lấy tên là Công ty Cổ phần Tập đoàn Sunhouse, đầu tư vào nhiều lĩnh vực đa dạng (hàng gia dụng, điện gia dụng, thiết bị nhà bếp, thiết bị điện công nghiệp, máy lọc nước, thiết bị chiếu sáng…) Sau 20 năm hình thành và phát triển, Tập đoàn Sunhouse đã gia nhập nhóm doanh nghiệp nghìn tỷ với doanh thu tăng trưởng bình đều đặn bình quân 25-30%

- Năm 2000: Công ty Cổ phần Tập đoàn Sunhouse tiền thân là Công ty TNHH Phú Thắng được thành lập ngày 22/05/2000

- Năm 2004: Sunhouse liên doanh với Công ty TNHH Sunhouse Hàn Quốc, thành lập công

ty TNHH Sunhouse tại Việt Nam

- Năm 2005: Sunhouse lắp đặt dây chuyền ứng dụng công nghệ Anodized lạnh tiên tiến từ Hàn Quốc

- Từ 2005 - 2010: Chính thức được lấy tên là Công ty Cổ phần Tập đoàn SUNHOUSE, đầu

tư vào nhiều lĩnh vực đa dạng (hàng gia dụng, điện gia dụng, thiết bị nhà bếp, thiết bị điện công nghiệp, máy lọc nước, thiết bị chiếu sáng…)

- Từ 2014 – đến nay: Sunhouse mở rộng kinh doan thêm lĩnh vực Điện dân dụng

I.2 Tầm nhìn, sức mệnh, giá trị cốt lõi

 Tầm nhìn: Trở thành thương hiệu uy tín hàng đầu Đông Nam Á trong lĩnh vực đồ gia dụng, luôn luôn đề cao an toàn sức khỏe cho người sử dụng và hướng tới đáp ứng nhu cầu của đại đa số người tiêu dùng trong khu vực Hướng tới là một thương hiệu toàn cầu

 Sứ mệnh: Không ngừng nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến giúp đại đa số người tiêu dùng có cơ hội sử dụng những sản phẩm cao cấp với giá thành hợp lý

 Giá trị cốt lõi:

Trang 5

- Sáng tạo: Sunhouse không ngừng theo đuổi những sáng kiến mới và thử thách bản thân để tạo ra cơ hội mới

- Thấu hiểu: Thấu hiểu và quan tâm đến nhu cầu và kỳ vọng của các bạn đồng nghiệp, khách hàng, đại lý và cổ đông

- Chuẩn mực: Truyền lòng tin tới mọi người bằng những lời nói chân thật, thể hiện lời nói đi đôi với hành động và chịu trách nhiệm cho những việc mình làm

I.3 Nhân sự tại Sunhouse

1- Cơ cấu tổ chức của Sunhouse

I.4 Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, bộ phận và mối quan hệ giữa các

phòng ban, bộ phận trong Công ty.

- Đại hội đồng cổ đông:

Trang 6

Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định ĐHĐCĐ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và tài chính cho năm tiếp theo, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát của Công ty

- Hội đồng quản trị:

Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị giữ vai trò định hướng chiến lược kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm, chỉ đạo và giám sát hoạt động của Công ty thông qua Ban điều hành Công ty Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 5 năm

và thành viên Hội đồng quản trị có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế Số lượng thành viên Hội đồng quản trị hiện nay là 5 người

- Ban kiểm soát:

Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, nhiệm kỳ 5 năm và thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế Ban kiểm soát chịu sự quản lý trực tiếp của Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của Công ty, giám sát việc tuân thủ chấp hành chế độ hạch toán, kế toán, quy trình, quy chế nội bộ của Công ty, thẩm định Báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của Báo cáo tài chính của Công ty - Ban Giám đốc: Trong Ban kiểm soát phải có ít nhất một thành viên là người có chuyên môn về tài chính, kế toán Thành viên này không phải là nhân viên trong bộ phận kế toán, tài chính của Công ty và không phải là thành viên hay nhân

Trang 7

viên của Công ty kiểm toán độc lập đang thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty Số lượng thành viên Ban kiểm soát hiện nay là 3 người

- Ban Giám đốc:

Ban Giám đốc của Công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty theo những chiến lược và kế hoạch đã được hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua Ban Giám đốc gồm có 02 thành viên, trong đó có 01 Giám đốc và 01 Phó Giám đốc

- Phòng HC nhân sự:

Phòng có nhiệm vụ quản lý lưu trữ hồ sơ, công văn giấy tờ, sử dụng con dấu Là bộ phận chức năng tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực tổ chức nhân sự, sắp xếp bố trí lao động toàn bộ cơ cấu tổ chức của Công ty

- Phòng xuất nhập khẩu và quan hệ Quốc tế:

 Thực hiện các hoạt động giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hàng và nhà cung cấp

 Hoàn tất các thủ tục và chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa như: Hợp đồng mua bán, bộ chứng từ vận chuyển, bộ chứng từ xuất nhập khẩu, các thủ tục thanh toán, các thủ tục giao nhận hàng hóa

 Kết hợp cùng với kế toán, thực hiện các hoạt động mở L/C, làm các bảo lãnh ngân hàng

 Tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu, hồ sơ hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu với số lượng thực tế tại cửa khẩu trong quá trình làm hồ sơ thông quan hàng hóa

 Quản lý, theo dõi các đơn hàng, hợp đồng Phối hợp với các bộ phận có liên quan để đảm bảo đúng tiến độ giao hàng cũng như nhận hàng

Trang 8

 Thực hiện việc tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiến lược công ty đã đề ra

- Phòng hành chính kế toán:

Có chức năng giúp việc cho Ban giám đốc và Hội đồng quản trị Chi nhánh trong lĩnh vực tài chính – kế toán, tín dụng và hạch toán kinh doanh và kiểm soát bằng tiền và các hoạt động kinh

tế trong Chi nhánh theo các quy định về quản lý kinh tế nhà nước và của Chi nhánh

- Phòng kinh tế kế hoạch:

Là bộ phận quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, với nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất hàng năm đưa ra các chỉ tiêu kế hoạch đề xuất các ý kiến điều chỉnh sản xuất kinh doanh

- Phòng bán hàng và phát triển thị trường:

Thực hiện xây dựng chiến lược, kế hoạch ngân sách hàng năm, kế hoạch công việc của Phòng từng tháng để trình Tổng giám đốc phê duyệt Tổ chức bộ máy nhân sự, phân công công việc trong Phòng để hoàn thành ngân sách năm, kế hoach công việc của phòng/ban đã được phê duyệt từng thời kỳ Thực hiện các báo cáo nội bộ theo Quy định của Công ty và các báo cáo khác theo yêu cầu của Ban điều hành Xây dựng các quy trình, quy định nghiệp vụ thuộc lĩnh vực của Phòng; đánh giá hiệu quả các quy trình, quy định này trong thực tế để liên tục cải tiến, giúp nâng cao hoạt động của Công ty

- Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm (KSC):

Hỗ trợ Ban giám đốc xây dựng, quản lý và phát triển hệ thống quản lý chất lượng

 Xây dựng, quản lý và phát triển các quy trình chất lượng trong toàn nhà máy

Trang 9

 Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo cho nhân viên các phòng ban về hệ thống quản

lý chất lượng

 Tổ chức đánh giá nội bộ nhằm củng cố lại thiếu sót trong việc quản lý tại phòng ban Hướng các hoạt động tuân theo mọi tiêu chuẩn an toàn

 Luôn liên lạc, trao đổi với công ty mẹ và cập nhật các tiêu chuẩn an toàn cho sản phẩm

 Phối hợp với các phòng ban khác nhằm đảm bảo việc tuân thủ nọi dung các tiêu chuẩn trong quá trình sản xuất một cách triệt để Tiến hành đánh giá sản xuất thử nghiệm chuẩn

bị cho sản phẩm mới

 Tiếp nhận công nghệ sản phẩm mới thông qua quy trình đào tạo nghiệm ngặt ở nước ngoài cũng như trong nước

 Lên kế hoạch đánh giá cho sản phẩm mới Cùng các phòng ban và Công ty mẹ giải quyết triệt để các vấn đề trong sản xuất thử nghiệp trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt

- Phòng kỹ thuật:

Là các phòng chuyên môn thuần tuý về kỹ thuật sản xuất khai thác đất, mỗi phòng với chức năng riêng biệt cụ thể của mình tổ chức thực hiện các nghiệp vụ kỹ thuật theo yêu cầu sản xuất tại phân xưởng với sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc phụ trách kỹ thuật

II TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP TẬP ĐOÀN SUNHOUSE

Trang 10

II.1 Tình hình nhân lực và chức năng, nhiệm vụ của phòng Hành chính nhân sự của

công ty Cổ Phần Tập Đoàn Sunhouse

 Chức năng của bộ phận tổ chức quản trị nhân lực bao gồm:

Cán bộ cấp cao về nhân sự của công ty cũng giống như các trưởng bộ phận khác, ngoài việc làm đầy đủ chức năng nhiệm vụ hoạch định- tổ chức- điều hành- và kiểm soát trong phạm vi quyền hạn của mình còn phải làm tròn nhiệm vụ chức năng chuyên môn của mình là phục

vụ các bộ phận khác một cách có hiệu quả liên quan đến các lĩnh vực nêu trên

- Nghiên cứu tài nguyên nhân sự: Phòng Hành chính nhân sự có trách nhiệm ghi chép,

thu thập và phân tích các thông tin về những thay đổi về hành vi, thái độ của người lao động (NLĐ) Nghiên cứu những yếu tố làm giảm năng suất lao động, những nguyên nhân gây nên sự vắng mặt của nhân viên, biểu hiện không thỏa mãn, bất hợp tác Các chuyên viên sẽ tiếp xúc trực tiếp với NLĐ, tìm hiểu về những vấn đề mà NLĐ đang gặp phải Những yếu tố liên quan đến khoa học hành vi

- Hoạch định tài nguyên nhân sự: Dựa theo kế hoạch chiến lược của toàn công ty, cán bộ

nhân sự cấp cao sẽ hoạch định chiến lược nhân sự cho doanh nghiệp, đồng thời cố vấn cho các bộ phận hoạch định tài nguyên nhân sự cho bộ phận đó Các nhà quản trị nhân

sự cũng phải hoạch định nhân sự cho bộ phận mình

- Tuyển dụng: Phòng Hành chính nhân sự dựa trên bảng mô tả chi tiết công việc để xác

định tiêu chuẩn của nhân viên sẽ được tuyển Trước khi tuyển mộ, nhà quản trị nhân lực xác định nguồn nhân lực bên trong công ty có thể đáp ứng được nhu cầu này không, bởi việc tuyển mộ bên ngoài rất tốn kém chi phí

- Đào tạo và phát triển: Phòng Hành chính nhân sự có vai trò giúp cho các giám sát viên

trở thành người đào tạo tốt hơn, tiến hành các khóa đào tạo độc lập Đào tạo các kỹ sư

Trang 11

cấp cao, phòng quản trị nhân lực sẽ hướng vào giảng dạy các lĩnh vực khoa học ứng dụng nhiều hơn là khoa học cơ bản

- Quản trị tiền lương: Quản trị tiền lương đòi hỏi sự nỗ lực kết hợp của phòng quản trị

nhân lực và những người quản lý tác nghiệp Văn phòng quản trị lương bổng đặt dưới quyền quản trị của cán bộ nhân sự cấp cao sẽ chịu trách nhiệm về xây dựng và bảo toàn cấu trúc tiền lương, đồng thời hàng ngày bổ sung các thủ tục liên quan đến vấn đề lương bổng

- Quan hệ với người lao động: Phòng Hành chính nhân sự có vai trò tích cực trong việc

đàm phán và quản trị hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể Trước khi đàm phán, phòng Hành chính nhân sự có trách nhiệm thu thập các thông tin cần thiết và giúp chuẩn

bị vị trí thỏa thuận cho doanh nghiệp Sau khi hợp đồng hay thỏa ước lao động được đàm phán, phòng Hành chính nhân sự sẽ chỉ thị cho các chuyên viên về việc quản trị thỏa ước, tránh những bất bình, xung đột xảy ra Một trách nhiệm chính của phòng Hành chính nhân sự là đảm bảo tránh cho công ty những mưu đồ lao động không hợp lý Ngoài ra, phòng Hành chính nhân sự còn có nhiệm vụ xây dựng nội quy lao động và thủ tục giải quyết các bất bình có hiệu quả để bảo vệ NLĐ

- Dịch vụ và phúc lợi: Phòng quản trị nhân lực có trách nhiệm làm cho công tác thù lao

lao động mang tính cạnh tranh với các tổ chức khác, hợp lý theo nghĩa công bằng nội bộ, hợp pháp và các tác dụng tạo động lực Ngoài những khoản phúc lợi bằng vật chất, phong quản trị nhân lực cần phải chú ý đến các khoản phúc lợi phi vật chất, bởi vì khi NLĐ đã ổn định về vật chất khi họ còn có nhu cầu xã hội, nhu cầu được kính trọng và nhu cầu tự thể hiện bản thân

Trang 12

- Y tế và an toàn: Trách nhiệm của phòng quản trị nhân lực là đào tạo và thanh tra về an

toàn, sửa chữa các điều kiện không an toàn, xây dựng các chương trình sức khỏe, thương xuyên báo cáo về tai nạn và thương tật Mọi vấn đề xảy ra phòng nhân lực phải có trách nhiệm lưu trữ

 Nhiệm vụ của bộ phận Hành chính nhân sự của công ty

- Hoàn thiện tổ chức nhân lực theo chỉ đạo từ cấp trên

- Tham mưu, tư vấn cho Ban giám đốc về tình hình nhân sự của các phòng ban

- Tổ chức các hoạt động truyền thông nội bộ, tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, trả công

- Giải quyết các công việc phát sinh đột xuất theo ủy nhiệm của Giám đốc

- Tổ chức các chương trình lễ tết, hội họp

II.2 Bộ máy tổ chức phòng Hành chính nhân sự.

Trang 13

- Trưởng phòng Hành chính nhân sự là Bà Nguyễn Thị Xuân, tốt nghiệp Đại học chuyên ngành quản trị nhân lực, có kinh nghiệm 10 năm chịu trách nhiệm chính trong việc ra quyết định, ký duyệt các văn bản có liên quan tới nguồn nhân lực trong công ty Thiết lập các chiến lược phát triển nhân lưc trong hiện tại và tương lai

- Chuyên viên tuyển dụng Chị Phạm Thanh Hoa, tốt nghiệp Đại học chuyên ngành quản trị nhân lực, có kinh nghiệm 3 năm chịu trách nhiệm tiến hành các công việc sau: Thông báo tuyển dụng, xây dựng quy trình tuyển dụng, lọc hồ sơ ứng viên, phỏng vấn và tổ chức thi tuyển cho các ứng viên, input thông tin ứng viên vào phần mềm Fast

- Chuyên viên đào tạo và phát triển nhân lực gồm Anh Nguyễn Văn Nam tốt nghiệp Đại học chuyên ngành quản trị nhân lực, có kinh nghiệm 3 năm và Chị Phan Hồng Trâm tốt nghiệp Đại học chuyên ngành quản trị nhân lực, có kinh nghiệm 6 năm thực hiện các công việc: Xác định nhu cầu đào tạo tại các bộ phận, phòng ban trong công ty sau đó trình lên trưởng phòng nhân sự xin ý kiến phê duyệt; Xây dựng các chương trình đào tạo cho NLĐ, đánh giá sau đào tạo…

- Chuyên viên tiền lương Chị Hoàng Thị Gấm tốt nghiệp Đại học chuyên ngành quản trị nhân lực, có kinh nghiệm 5 năm : Lập phiếu lương, báo cáo lương, hoàn thiện bảng chấm công, báo cáo chấm công, đăng ký thang bảng lương, quản lý thời gian làm thêm giờ của NLĐ, trả lời thắc mắc về lương, thưởng, phụ cấp, bảo hiểm cho NLĐ

II.3 Ảnh hưởng các nhân tố môi trường quản trị nhân lực tới hoạt động quản trị

nhân lực của công ty Cổ Phần Tập Đoàn Sunhouse.

II.3.1 Các nhân tố bên ngoài:

Trang 14

 Bối cảnh nền kinh tế

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2014 tăng 5,18% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó quý I tăng 5,09%; quý II tăng 5,25% Trong mức tăng 5,18% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,96%, đóng góp 0,55 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,33%, đóng góp 2,06 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,01%, đóng góp 2,57 điểm phần trăm Như vậy, tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm 2014 cao hơn cùng kỳ năm 2013 (tăng 4,9%), là một kết quả đáng ghi nhận, đánh dấu sự hồi phục của nền kinh tế trong bối cảnh còn gặp nhiều khó khăn

- Cùng với sự ổn định và phát triển của nền kinh tế công ty chú trọng vào việc mở rộng quy mô kinh doanh Chính vì vậy nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao cũng được công ty đặc biệt chú trọng Ngân sách dành cho tuyển dụng, đào tạo nhân lực cũng được quan tâm

 Các chính sách, pháp luật của nhà nước

- Các chính sách pháp luật của nhà nước như luật lao động, chính sách tiền tệ… ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động quản trị nhân lực của công ty Năm 2012 với hệ quả của các biện pháp giảm tổng cầu đã tác động kìm hãm sức mua của thị trường và tốc độ tăng trưởng kinh tế Số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động, phá sản, giải thế… điều đó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của công ty Cổ Phần Tập Đoàn Sunhouse Sự điều chỉnh trong bộ luật lao động năm 2012 về mức lương tối thiểu cũng ảnh hưởng tới chính sách lương, thưởng của công ty

- Với những thay đổi đó công ty Cổ Phần Tập Đoàn Sunhouse đã xây dựng cho mình một đội ngũ lao động có trình độ cao, mặt khác cắt giảm chi phí các hoạt động để tối thiểu

Ngày đăng: 24/10/2024, 17:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w