1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn sunhouse quốc oai hà nội

61 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN SUNHOUSE, Q

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Tên đề tài:

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

TẬP ĐOÀN SUNHOUSE, QUỐC OAI, HÀ NỘI

Hà Nội, 2024

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập, rèn luyện tại trường Đại học Lâm nghiệp, đến nay khoá học 2020 – 2024 đang bước sang giai đoạn kết thúc Được sự nhất trí của nhà trường, khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh, em đã thực hiện bài khoá luận

tốt nghiệp với đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Sunhouse, Quốc Oai, Hà Nội”

Trong quá trình thực hiện và hoàn thành bài khoá luận, em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của nhà trường, khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh, các cán bộ công nhân viên trong Công ty cổ phần tập đoàn Sunhouse, Quốc Oai, Hà Nội, gia đình, bạn bè Và đặc biệt em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Diệu Linh đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bài khoá luận tốt nghiệp này

Mặc dù đã cố gắng học hỏi, đi sâu tìm hiểu nhưng do bản thân còn nhiều hạn chế, thiếu kinh nghiệm thực tiễn và thời gian có hạn nên bài khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, em rất mong được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầu cô giáo và các bạn để bài khoá luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn

Em xin trân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2024

Sinh viên thực hiện

Linh Trần Diệu Linh

Trang 3

1.Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

2.1 Mục tiêu tổng quát: 1

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Nội dung nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

6 Kết cấu của khóa luận 3

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 4

1.1 Hiệu quả sản xuất kinh doanh và sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 4

1.1.1 Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh 4

1.1.2 Phân loại hiệu quả kinh doanh 5

1.2 Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh 7

1.2.1 Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp 7

1.2.2 Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 8

1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh 9

1.3.1 Nhóm các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp 10

1.3.2 Nhóm các chỉ tiêu hiệu quả bộ phận 11

CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN SUNHOUSE, QUỐC OAI, HÀ NỘI 13

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần tập đoàn Sunhouse, Quốc Oai, Hà Nội 13

2.1.1 Thông tin chung về công ty 13

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 13

2.1.3 Đặc điểm sản phẩm thị trường 14

2.2 Đặc điểm cơ bản của công ty 15

2.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý 15

Trang 4

2.2.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất 18

2.2.3 Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty 19

2.2.4 Đặc điểm về vốn của công ty 22

2.2.5 Đặc điểm về lao động của công ty cổ phần tập đoàn Sunhouse 24

CHƯƠNG III 27

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN SUNHOUSE 27

3.1 Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2020-2022 27

3.2 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Sunhouse trong 3 năm 2020-2022 30

3.2.1 Hiệu quả kinh doanh tổng hợp Công ty Cổ phần Sunhouse trong 3 năm 2022 30

2020-3.2.2 Hiệu quả kinh doanh bộ phận Công ty CP Sunhouse, Quốc Oai, Hà Nội năm 2020 – 2022 33

3.2.2.1.Hiệu quả sử dụng vốn dài hạn Công ty CP Sunhouse, Quốc Oai, Hà Nội năm 2020 – 2022 33

3.3.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn Công ty CP Sunhouse, Quốc Oai, Hà Nội năm 2020 – 2022 36

3.3.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định Công ty CP Sunhouse, Quốc Oai, Hà Nội năm 2020 – 2022 39

3.3.2.4 Phân tích hiệu quả sử dụng lao động Công ty CP Sunhouse, Quốc Oai, Hà Nội năm 2020 – 2022 42

3.3 Những thành công và hạn chế của công ty trong thời gian qua 45

3.4.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty 47

3.4.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong công ty Công ty Cổ phần Sunhouse, Quốc Oai, Hà Nội 47

3.4.2 Tiết kiệm chi phí trong quá trình kinh doanh 48

3.4.3 Tăng cường hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn 49

3.4.4 Tăng cường hoạt động marketing 51

KẾT LUẬN 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ĐVT Đơn vị tính GTCL Giá trị còn lại

KCS Kiểm tra chất lượng

NNH Nợ ngắn hạn SXKD Sản xuất kinh doanh TSCĐ Tài sản cố định

VDH Vốn dài hạn VKD Vốn kinh doanh VLĐ Vốn lưu động VNH Vốn ngắn hạn

θBQ Tốc độ phát triển bình quân θLH Tốc độ phát triển liên hoàn

Trang 6

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty……… 16

Bảng 2.1: Đặc điểm tài sản của Công ty 31/12/2022 19

Bảng 2.2 Tình trạng nguồn vốn của công ty CP tập đoàn Sunhouse 22

Bảng 2.3 Cơ cấu lao động của Công ty qua 3 năm 2020 – 2022 24

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh Công ty CP tập đoàn Sunhouse giai đoạn 2020 – 2022 28

Bảng 3.2 Các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty CP Sunhouse, Quốc Oai, Hà Nội năm 2020 – 2022 31

Bảng 3.3 Hiệu quả sử dụng vốn dài hạn Công ty CP Sunhouse, Quốc Oai, Hà Nội qua 3 năm 2020 – 2022 34

Bảng 3.4 Hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn qua 3 năm 2020 – 2022 37

Bảng 3.5 Hiệu quả sử dụng tài sản cố định qua 3 năm 2020 – 2022 40

Bảng 3.6 Hiệu quả sử dụng lao động Công ty CP Sunhouse, Quốc Oai, Hà Nội qua 3 năm 2020 – 2022 43

Trang 7

ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay nền kinh tế nước ta đang phát triển, ngày càng mở rộng với khu vực và quốc tế tạo ra tiền đề cho các doanh nghiệp Việt Nam hội nhập kinh tế với quốc tế Bên cạnh những cơ hội đó doanh nghiệp cũng không gặp ít những khó khăn và thách thức Để tồn tại và phát triển trên thị trường cạnh tranh đầy gay gắt này đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty Hiệu quả kinh doanh càng cao sẽ giúp các doanh nghiệp đứng vững trên thị trường, đủ sức cạnh tranh với những doanh nghiệp khác, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ cao vào hoạt động kinh doanh có điều kiện để mở rộng hoạt động kinh doanh, cải thiện được đời sống cho cán bộ, lao động trong công ty Do đó nâng cao hiệu quả kinh doanh là vấn đề cần thiết của bất cứ doanh nghiệp nào cũng quan tâm trong giai đoạn hiện nay

Công ty Cổ phần tập đoàn Sunhouse là một doanh nghiệp hoạt động dựa trên các lĩnh vực chính truyền tải, phân phối đồ dùng và thiết bị gia dụng cho gia đình Công ty đã có những bước chuyển đổi không ngừng, luôn tìm những biện pháp để nâng cao hiệu quả trên từng sản phẩm đến các khách hàng Công ty đã đạt được những thành công nhất định, tuy nhiên vẫn còn những thách thức khó khăn trong việc tối thiểu hóa chi phí làm ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty Đặc biệt, chính sách quản lý và biện pháp của công ty đặt ra chưa thực sự hiệu quả, chưa phát huy hết được tiềm năng của mình Vì vậy việc nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần tập đoàn Sunhouse là một vấn đề hết sức cấp thiết Do đó em đã lựa chọn đề tài:

“Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần tập đoàn Sunhouse, Quốc Oai, Hà Nội”

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quát:

Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần tập đoàn Sunhouse, Quốc Oai, Hà Nội Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao

Trang 8

hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của

công ty cổ phần tập đoàn Sunhouse, Quốc Oai, Hà Nội

Phạm vi nghiên cứu:

 Không gian: Công ty cổ phần tập đoàn Sunhouse, Quốc Oai, Hà Nội Địa chỉ: Đại lộ Thăng Long KCN, Ngọc Liệp, Quốc Oai, Hà Nội  Thời gian: Thời gian thu thập trong phạm vi 3 năm 2020 – 2022

4 Nội dung nghiên cứu

Cơ sở lí luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp

 Đặc điểm cơ bản của công ty cổ phần tập đoàn Sunhouse, Quốc Oai,

Hà Nội

 Thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần

tập đoàn Sunhouse, Quốc Oai, Hà Nội

 Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Sunhouse, Quốc Oai, Hà Nội

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập số liệu: Để thu thập thông tin phục vụ cho báo cáo tài liệu được thu thập qua qua phỏng vấn , điều tra từ các cán bộ nhân viên trong công ty Các số liệu được thu thập từ các báo cáo thống kê qua các năm của

Trang 9

công ty Báo cáo tài chính hàng năm của cơ sở Các tài liệu liên quan đến quá trình hình thành và phát triển của công ty Kế thừa các số liệu , dữ liệu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ sổ kế toán của công ty, báo cáo tài chính của công ty, từ đó tổng hợp lại , phân tích làm báo cáo

- Phương pháp xử lý số liêu: Toàn bộ số liệu điều tra được xử lí bằng chương trình Microsoft excel

- Phương pháp phân tích số liệu: + Phương pháp thông kê mô tả: sử dụng các chỉ tiêu như số tương đối số tuyệt đối, số bình quân và dãy sô biến động theo thời gian Sử dụng phuơng pháp thống kê mô tả để nêu lên mức độ của hiện tượng, phân tích biến động của các hiên tượng và môi quan hệ giữa các hiện tượng với nhau Phương pháp này được sử dụng để mô tả tình hình hoạt động kinh doanh của cty

+ Phương pháp thống kê so sánh : Dùng phương pháp này để so sánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản, nguồn vốn, lao đông

+ Kỹ thuât so sánh:

- So sánh số tuyệt đối: Biết được sự tăng giảm về giá trị - So sánh số tương đối: Ðể biêt phần trǎm tǎng, giảm - So sánh sô bình quân: Tǎng, giảm giữa các nǎm

6 Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 3 chương như sau: Chương I: Cơ sở lí luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp

Chương II: Đặc điểm cơ bản của công ty cổ phần tập đoàn Sunhouse, Quốc Oai, Hà Nội

Chương III: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuât kinh doanh tại công ty cổ phần tập đoàn Sunhouse, Quốc Oai, Hà Nội

Trang 10

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH

DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Hiệu quả sản xuất kinh doanh và sự cần thiết của việc nâng cao hiệu

quả sản xuất kinh doanh 1.1.1 Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh

Kinh doanh là việc thực hiện một số hoặc thực hiện tất cả các công đoạn của quá trình từ đầu tiên sản xuất đến tiêu thụ hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời Khi đề cập đến hiệu quả kinh doanh các nhà kinh tế dựa vào từng góc độ xem xét để đưa ra các định nghĩa khác nhau Mặc dù còn nhiều quan điểm khác nhau song có thể khẳng định trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay mọi doanh nghiệp kinh doanh đều quan tâm nhất chính là vấn đề hiệu quả sản xuất Sản xuất kinh doanh có hiệu quả giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển Hiểu theo mục đích cuối cùng thì hiệu quả kinh doanh đồng nghĩa với phạm trù lợi nhuận, là hiệu số với kết quả thu về với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó

“Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất, nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh”

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cao hay thấp phụ thuộc vào trình độ tổ chức sản xuất và quản lý của mỗi doanh nghiệp Để đạt được mục tiêu này doanh nghiệp phải xác định chiến lược kinh doanh trong mọi giai đoạn phát triển phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh; phải phân bổ và quản trị có hiệu quả các nguồn lực và luôn kiểm tra quá trình đang diễn ra là có hiệu quả hay không Muốn kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh phải đánh giá được hiệu quả kinh doanh ở phạm vi doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận của nó Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh quan hệ với tất cả các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh như: Lao động, vốn, máy móc, nguyên vật liệu… nên doanh nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi việc sử dùng

Trang 11

các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả Đối vớ các doanh nghiệp để đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh cần phải chú trọng đến điều kiện nội tại, phát huy năng lực hiệu quả các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý nhằm đạt được các kết quả tối đa và chi phí tối thiểu

Công thức xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh: - Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh bằng chỉ tiêu tuyệt đối: E = K – C

Trong đó: E: Hiệu quả sản xuất kinh doanh K: Kết quả đầu ra

C: Kết quả đầu vào - Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh bằng chỉ tiêu tương đối:

E = K

C Công thức này thể hiện hiệu quả của việc bỏ ra một đồng vốn để thu được kết quả cao hơn, tức là có một sự xuất hiện của giá trị gia tăng với điều kiện E lớn hơn 1, E càng lớn chứng tỏ quá trình đạt hiệu quả càng cao

1.1.2 Phân loại hiệu quả kinh doanh

Trong công tác quản lý, phạm trù hiệu quả kinh doanh được biểu hiện dưới các dạng khác nhau Mỗi dạng có những đặc trưng và ý nghĩa cụ thể có hiệu quả theo hướng nào đó Việc phân chia hiệu quả kinh doanh theo các tiêu thức khác nhau có tác dụng thiết thực cho công tác quản lý kinh doanh Nó là cơ sở để xác định các chỉ tiêu và định mức hiệu quả kinh doanh để từ đó có biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Tuỳ theo cách tiếp cận có thể nghiên cứu hiệu quả sản xuất kinh doanh theo các cách phân loại khác nhau

 Hiệu quả tổng hợp: là hiệu quả chung phản ánh kết quả thực hiện mọi mục tiêu mà chủ thể đặt ra trong một giai đoạn nhất định Hiệu quả tổng hợp gồm:

+ Hiệu quả về mặt kinh tế: Phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu kinh tế ở thời kỳ nào đó Nếu đứng trên phạm vi từng yếu tố

Trang 12

riêng lẻ thì chúng ta có phạm trù kinh tế, và xem xét vấn đề hiệu quả trong phạm vi các doanh nghiệp thì hiệu quả kinh tế chính là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Hiệu quả có thể hiểu là hệ số giữa kết quả thu về với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó, và nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực tham gia vào quá trình kinh doanh

Chính vì thế hiệu quả kinh tế phản ánh đồng thời các mặt của quá trình sản xuất kinh doanh như: kết quả kinh doanh, trình độ sản xuất, tổ chức sản xuất và quản lý, trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào đồng thời nó yêu cầu doanh nghiệp phải phát triển theo chiều sâu Sự phát triển tất yếu đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh, đây là mục tiêu cơ bản của mỗi doanh nghiệp

+ Hiệu quả xã hội: Phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất nhằm đạt được những mục tiêu xã hội nhất định Nếu đứng trên phạm vi toàn xã hội và nền kinh tế quốc dân thì hiệu quả xã hội là chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh đối với việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu chung của toàn bộ nền kinh tế - xã hội Bởi vậy hai loại hiệu quả này đều có vị trí quan trọng trong việc phát triển của nền kinh tế - xã hội ở các mặt: trình độ tổ chức sản xuất, trình độ quản lý, trình độ lao động, mức sống bình quân

 Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối Là hai hình thức biểu hiện mối quan hệ giữa kết quả và chi phí Trong đó hiệu quả tuyệt đối được đo bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí Hiệu quả tương đối được đo bằng tỷ số giữa kết quả và chi phí

Người ta xác định hiệu quả tuyệt đối khi phải bỏ chi phí ra để thực hiện một phương án, một quyết định nào đó Để biết rõ chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu lợi ích cụ thể và mục tiêu cụ thể là gì, từ đó quyết định bỏ tiền ra thực hiện phương án hay có quyết định kinh doanh phương án đó hay không Vì vậy trong công tác quản lý kinh doanh, bất cứ việc gì đòi hỏi chi phí, dù một phương án lớn hay phương án nhỏ đều cần phải tính hiệu quả tuyệt đối

 Hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài

Trang 13

Căn cứ vào lợi ích nhận được trong các khoảng thời gian dài hay ngắn mà người ta đưa ra xem xét đánh giá hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài Hiệu quả trước mắt là hiệu quả được xem xét trong giai đoạn ngắn, lợi ích trước mắt mang tính tạm thời Hiệu quả lâu dài là hiệu quả mang tính chiến lược lâu dài Doanh nghiệp cần phải xem xét thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho nó mang lại lợi ích trước mắt cũng như lâu dài cho doanh nghiệp Phải kết hợp hài hoà lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, không được chỉ vì lợi ích trước mắt mà làm thiệt hại đến lợi ích lâu dài của doanh nghiệp

1.2 Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh

1.2.1 Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp

1.2.1.1 Lực lượng lao động

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, lực lượng lao động có tác động trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh như trình độ lao động phù hợp với công nghệ máy móc thiết bị của doanh nghiệp thì sẽ góp phần vận hành có hiệu quả máy móc thiết bị đó Cơ cấu lao động phù hợp sẽ góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn lao động đồng thời góp phần tạo lập, điều chỉnh mối quan hệ tỷ lệ giữa các yếu tố trong quá trình kinh doanh

Ngày nay, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tri thức Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế tri thức là hàm lượng khoa học công nghệ kết tinh trong sản phẩm (dịch vụ) rất cao Đòi hỏi lực lượng lao động phải là lực lượng có trình độ khoa học kỹ thuật cao, điều này khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của lực lượng lao động đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.1.2 Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất

Cơ sở vật chất tác động mạnh mẽ đến năng suất và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp Nó đem lại sức mạnh kinh doanh cho doanh nghiệp trên cơ sở sức sinh lời của tài sản và góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 14

Kỹ thuật và công nghệ sẽ tác động tới tiết kiệm chi phí vật chất trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó chúng ta sẽ có các giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp

1.2.1.3 Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin

Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn thành công trong quá trình sản xuất kinh doanh thì cũng cần phải có thông tin chính xác về thị trường, về công nghệ, kỹ thuật, về khách hàng, đối thủ cạnh tranh, về các chính sách của nhà nước những thông tin kịp thời chính xác sẽ giúp doanh nghiệp xác định được phương hướng kinh doanh và hoạch định các chương trình sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn, đồng thời xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn Từ đó doanh nghiệp xác định phương án sản xuất tối ưu nhằm đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao

1.2.1.4 Nhân tố về quản trị

Trong kinh doanh nhân tố quản trị có vai trò vô cùng quan trọng Quản trị doanh nghiệp có vai trò xác định cho doanh nghiệp có một hướng đi đúng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xác định chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp

Quản trị doanh nghiệp thể hiện sự kết hợp giữa kiến thức khoa học với nghệ thuật kinh doanh của các nhà quản trị doanh nghiệp Đặc biệt là cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp bằng phẩm chất và tài năng của mình đã có vai trò quan trọng và ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Do đó, nhân tố quản trị doanh nghiệp có tác động mạnh mẽ nhất đến hiệu quả sản xuất kinh doanh Vì vậy, doanh nghiệp cần phải chú ý phát triển nhân tố quản trị nhằm đạt hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình

1.2.2 Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

1.2.2.1 Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: luật, các văn bản dưới luật, các quy trình kỹ thuật sản xuất, tất cả các quy phạm pháp luật về sản xuất kinh doanh đều tác động trực tiếp tới kết

Trang 15

quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh Môi trường pháp lý lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đồng thời sẽ điều chỉnh các hoạt động kinh tế vĩ mô của toàn xã hội

1.2.2.2 Môi trường kinh tế

Các nhân tố kinh tế bên ngoài có tác động rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như các chính sách đầu tư, chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, các yếu tố về lạm phát, giá cả thị trường Tất cả các nhân tố đỏ đều tác động trực tiếp tới cung cầu hàng hoá của doanh nghiệp và từ đó tác động mạnh mẽ đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp

1.2.2.3 Các yếu tố thuộc về cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ

Cơ sở hạ tầng như đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước cũng như sự phát triển của giáo dục và đào tạo đều là những nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Một doanh nghiệp nếu nằm ở vị trí thuận lợi cho hoạt động giao thông, gần nguồn nguyên liệu, gần thị trường tiêu thụ thì sẽ giảm được lượng lớn chi phí vận chuyển, chi phí tiêu thụ sản phẩm và đạt hiệu quả cao trong kinh doanh

Tình hình ứng dụng khoa học công nghệ cũng tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm và chi phí sản xuất của mỗi doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp nào có máy móc, có trình độ khoa học công nghệ cao chất lượng sản phẩm sẽ được nâng cao, chi phí giảm xuống và năng suất làm việc của người lao động sẽ nâng cao làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó cũng không ngừng tăng lên

1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh

Có rất nhiều các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thông thường người ta sử dụng hai nhóm chỉ tiêu chính để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh

Trang 16

1.3.1 Nhóm các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp

 Tỷ suất doanh thu trên một động chi phí: Tỷ suất doanh thu / chi phí = Tổng doanh thu trong kỳ

Tổng chi phí trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết hàm lượng doanh thu đạt được trên một đồng chi phí Chỉ tiêu này càng cao cho thấy doanh nghiệp đó phát triển và hoạt động có hiệu quả Thông thường với các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì chỉ tiêu này lớn lơn 1

 Tỷ suất doanh thu trên một đồng vốn sản xuất: Tỷ suất doanh thu trên

vốn kinh doanh =

Tổng doanh thu trong kỳ Tổng vốn kinh doanh Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu Chỉ tiêu này đánh giá xem vốn của doanh nghiệp có được sử dụng hiệu quả hay không

 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Tỷ suất lợi nhuận / doanh thu = Tổng lợi nhuận trong kỳ

Tổng doanh thu trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết hàm lượng lợi nhuận trong một đồng doanh thu hay trong mỗi đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận Thông thường trong các doanh nghiệp chỉ tiêu này thường nhỏ hơn 1

 Tỷ suất doanh lợi: Tỷ suất LN / VKD = Tổng lợi nhuận trong kỳ

Tổng vốn sản xuất bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng vốn sản xuất bình quân bỏ ra trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận

 Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí Tỷ suất lợi nhuận / Chi phí = Tổng lợi nhuận trong kỳ

Tổng chi phí trong kỳ

Trang 17

Là chỉ tiêu phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận với chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định Chỉ tiêu này cho biết khi bỏ ra một đồng chi phí thi doanh nghiệp thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận

1.3.2 Nhóm các chỉ tiêu hiệu quả bộ phận

1.3.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn dài hạn

Vốn dài hạn = Tài sản dài hạn Vốn dài hạn bình quân = Vốn dài hạn đầu kỳ + vốn dài hạn cuối kỳ

2

- Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn dài hạn:

Hiệu suất sử dụng vốn dài hạn = Tổng doanh thu thuần trong kỳ

Vốn dài hạn bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn cố định bình quân trong kỳ thì làm ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần

- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn dài hạn Sức sinh lời của vốn dài hạn = Tổng lợi nhuận trong kỳ

Vốn dài hạn bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn dài hạn bình quân trong kỳ mà doanh nghiệp bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận

 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn Vốn ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn

Vốn ngắn hạn bình quân = Vốn ngắn hạn đầu kỳ + vốn ngắn hạn cuối kỳ

2 - Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn:

Hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn =

Tổng doanh thu thuần trong kỳ Tổng vốn ngắn hạn bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn ngắn hạn bình quân thì làm ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong một thời gian nhất định

- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn

Trang 18

Sức sinh lời của vốn ngắn hạn =

Tổng lợi nhuận trong kỳ Tổng vốn ngắn hạn bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động bình quân tạo ra được bao nhiều lợi nhuận

1.3.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Tài sản cố định BQ = (TSCĐ kỳ đầu + TSCĐ kỳ cuối)

2  Chỉ tiêu sức sản xuất của Tài sản cố định:

Sức sản xuất của TSCĐ = Tổng doanh thu trong kỳ

Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh cử một đồng TSCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ

 Chỉ tiêu sức sinh lời của TSCĐ Sức sinh lời của TSCĐ = Tổng lợi nhuận trong kỳ

Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng TSCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ

1.3.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

 Chỉ tiêu năng suất lao động: Năng suất lao động = Doanh thu trong kỳ

Tổng số lao động trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một lao động tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu

 Chỉ tiêu mức sinh lời của lao động: Sức sinh lời của lao động = Tổng lợi nhuận trong kỳ

Tổng số lao động trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một lao động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ

Trang 19

CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN

SUNHOUSE, QUỐC OAI, HÀ NỘI 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần tập đoàn Sunhouse, Quốc Oai, Hà Nội

2.1.1 Thông tin chung về công ty

Tên gọi bằng Tiếng Việt: Công ty cổ phần tập đoàn Sunhouse Mã số thuế: 0101976905

Địa chỉ: Cụm công nghiệp, xã Ngọc Liệp - Huyện Quốc Oai – Hà Nội Email: info@sunhouse.com.vn

Website: http://sunhouse.com.vnNăm thành lập: 22/05/2000 Lĩnh vực hoạt động: sản xuất kinh doanh đồ gia dụng, điện gia dụng, bếp gas, cáp điện và thiết bị điện

Vốn điều lệ: 1.500.000.000.000

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Từ một công ty với quy mô nhỏ tại thời điểm khởi đầu, đến nay Sunhouse đã trở thành một tập đoàn có doanh thu hàng nghìn tỷ một năm Để đạt được những thành tựu như hiện nay, doanh nghiệp đã trải qua không ít những thăng trầm trong quá trình phát triển

Năm 2000: Công ty TNHH Phú Thắng được thành lập, đây chính là tiền thân của Công ty cổ phần tập đoàn SUNHOUSE

Năm 2004: SUNHOUSE liên doanh với Công ty TNHH SUNHOUSE Hàn Quốc, thành lập Công ty TNHH SUNHOUSE Việt Nam

Năm 2005: Doanh nghiệp tiến hành lắp đặt dây chuyền ứng dụng công nghệ Anodized lạnh tiên tiến từ Hàn Quốc

Năm 2010: Chính thức lấy tên Công ty cổ phần Tập đoàn SUNHOUSE, đầu tư vào nhiều lĩnh vực đa dạng như: điện dân dụng, thiết bị nhà bếp, thiết bị điện công nghiệp, máy lọc nước, thiết bị chiếu sáng…

Trang 20

Năm 2014: SUNHOUSE tiến hành mở rộng kinh doanh thêm lĩnh vực điện dân dụng

Năm 2020: đặt ra mục tiêu trở thành tập đoàn trên 5.000 tỷ vào năm 2020, mở rộng thị trường, phục vụ 350 triệu dân

2.1.3 Đặc điểm sản phẩm thị trường

Sunhouse là thương hiệu sản xuất nhiều mặt hàng khác nhau như gia dụng điện, điện tử điện lạnh, thiết bị nhà bếp, đồ dùng nhà bếp, với chất lượng vượt trội, đạt tiêu chuẩn Và dòng sản phẩm làm nên tên tuổi của Sunhouse tại thị trường Việt Nam chính là những thiết bị gia dụng thiết yếu cho nhà bếp Các thiết bị gia dụng của Sunhouse sở hữu thiết kế tinh tế, sang trọng, làm sáng bừng cả không gian nhà bếp

- Đồ gia dụng: các mặt hàng gia dụng là những sản phẩm đã làm nên thương hiệu Sunhouse, đặc biệt là các bộ nồi inox Nồi Sunhouse được sản xuất theo công nghệ Anodized lạnh, mang lại độ bền cao, khả năng chịu nhiệt, chịu tác động lực tốt và đặc biệt là không phản ứng với các chất hóa học, nhờ đó không làm biến đổi mùi vị thức ăn cũng như sinh ra các chất có hại cho người dùng

- Điện gia dụng: Thiết bị điện gia dụng Sunhouse được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, công nghệ tiên tiến, đảm bảo nghiêm ngặt về chất lượng đầu ra với mẫu mã hiện đại, đa dạng Sản phẩm điện gia dụng Sunhouse đem lại giải pháp cho cuộc sống tiện nghi, hiện đại với thiết kế sang trọng, tính năng thông minh, dễ dàng sử dụng, tiết kiệm năng lượng… Các mặt hàng điện gia dụng cho Sunhouse sản xuất có thể kể đến như: Nồi cơm điện Sunhouse, nồi chiên không dầu Sunhouse, nồi áp suất điện Sunhouse, bếp hồng ngoại, bếp điện từ đơn Sunhouse, bếp nướng, ấm/ bình đun siêu tốc Sunhouse, máy xay sinh tố Sunhouse, lò vi sóng,…

- Thiết bị nhà bếp: Thiết bị nhà bếp được sản xuất bằng công nghệ hiện đại với độ bền, độ an toàn cao theo tiêu chuẩn quản lý nghiêm ngặt của các chuyên gia Hàn Quốc Nhờ thế, thiết bị nhà bếp mang thương hiệu Sunhouse có thể đáp

Trang 21

ứng mọi yêu cầu khó tính của người tiêu dùng Thiết bị nhà bếp Sunhouse bao gồm: Máy hút mùi Sunhouse, bếp từ đôi, bếp điện từ hồng ngoại, bếp hồng ngoại đôi, bếp gas âm/dương Sunhouse

- Đồ dùng nhà bếp: Sunhouse đem đến cho người tiêu dùng hộp bảo quản thực phẩm cao cấp BioZone với tiêu chí an toàn cho sức khỏe luôn được đặt lên hàng đầu Hộp bảo quản thực phẩm Sunhouse được làm từ nhựa nguyên sinh, vừa an toàn cho sức khỏe, vừa thân thiện với môi trường mà giá thành lại cực kỳ phải chăng Bạn không cần phải lo lắng về chất lượng hộp bảo quản thực phẩm đến từ Sunhouse vì từng sản phẩm đến tay bạn đều được kiểm soát chất lượng chặt chẽ bởi chuyên gia Hàn Quốc

- Điện tử điện lạnh: Thiết bị điện tử điện lạnh thuộc Sunhouse được người dùng ưa chuộng nhờ sự tiện dụng, sở hữu nhiều chức năng thông minh, có thể cảm ứng và hẹn giờ, là trợ thủ đắc lực cho các công việc nội trợ Danh mục sản phẩm thuộc ngành hàng Điện tử điện lạnh của SUNHOUSE vô cùng phong phú và đa dạng, có thể kể đến như: máy lạnh, quạt điều hòa Sunhouse, máy lọc không khí, tủ đông, máy lọc nước Sunhouse,…

2.2 Đặc điểm cơ bản của công ty

2.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác quản lý, vì vậy doanh nghiệp lựa chọn sử dụng cách thức tổ chức quản lý theo cơ cấu quản lý chức năng Đây là kiểu tổ chức bộ máy quản lý mà các bộ phận quản lý chỉ nhận mệnh lệnh từ cấp trên, các bộ phận cấp dưới nhận lệnh từ các phòng ban khác nhau Cho nên nhiệm vụ được phân định rõ ràng phân theo nguyên tắc chuyên môn hóa nghành nghề phát huy được sức mạnh và khả năng của đội ngũ cán bộ theo từng chức năng, giảm chi phí và rút ngắn thời gian đào tạo, tạo ra các biện pháp kiểm tra chặt chẽ của cấp cao nhất

 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Trang 22

Sơ đồ 1: sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty

(Nguồn: phòng hành chính- nhân sự công ty )

Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định ĐHĐCĐ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và tài chính cho năm tiếp theo, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát của Công ty

Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị giữ vai trò định hướng chiến lược kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm, chỉ đạo và giám sát hoạt động của Công ty thông qua Ban điều hành Công ty

Hội đồng quản trị

Ban giám đốc

Phòng hành chínhnhân sự

Phòng vật

Phòng tài chính

kế toán

Phòng kỹ thuật

Phòng kế hoạch

Phòng KCS

Phòng quản lý sản

xuất Ban kiểm soát

Đại hội đồng cổ đông

Trang 23

Ban kiểm soát: Kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và các bộ phận khác của công ty, đảm bảo công ty hoạt động theo quy định của pháp luật và theo mục tiêu đã đề ra Kiểm tra, giám sát và đánh giá tài chính của công ty, đảm bảo thông tin tài chính được công bố đúng, trung thực và minh bạch Đề xuất các biện pháp cải thiện hoạt động và quản trị của công ty, đảm bảo công ty hoạt động hiệu quả và bền vững Thực hiện các biện pháp để bảo vệ quyền lợi của cổ đông và các bên liên quan khác, đảm bảo công ty tuân thủ các quy định pháp lý và đạo đức kinh doanh Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao bởi cổ đông hoặc theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty

Ban giám đốc: Lãnh đạo và quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty, đảm bảo công ty hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu kinh doanh Phê duyệt các chiến lược, kế hoạch và chính sách hoạt động của công ty, đảm bảo công ty phát triển bền vững và tăng trưởng Quản lý tài chính và nguồn lực của công ty, đảm bảo công ty hoạt động trong giới hạn ngân sách và đạt được lợi nhuận mong muốn Bổ nhiệm, sa thải và quản lý các cấp quản lý trong công ty, đảm bảo công ty có đội ngũ lãnh đạo có năng lực và đạo đức Đại diện cho công ty trong các vấn đề liên quan đến quyền lợi và lợi ích của công ty, đảm bảo công ty hoạt động hợp pháp và minh bạch Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao bởi Hội đồng quản trị hoặc theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty

Phòng hành chính – nhân sự: Quản lý về vấn đề nhân sự của công ty, giúp cho giám đốc về công tác quản lý công nhân viên trong công ty, tuyển dụng lao độngthực hiện tốt công tác bảo hiểm xã hội, y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp đối với công nhân như nghỉ ốm đau, thai sản Quản lý hồ sơ của toàn bộ công nhân viên trong công ty

Phòng vật tư: Chịu trách nhiệm về mua vật tư sau khi có kế hoạch của phòng kế hoạch và được giám đốc ký duyệt về giáđồng thời sản phẩm làm ra sẽ được tiêu thụ qua phòng vật tư

Trang 24

Phòng Tài chính – kế toán : Tham mưu cho giám đốc về cách sử dụng nguồn vốn, khai thác vốn sao cho hiệu quả nhất Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toánthanh toán lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty

Phòng kỹ thuật: Có trách nhiệm đưa ra các thông số thật chính xác, các mẫu mã sản phẩm phải đạt được yêu cầu về mẫu mã tính thẩm mỹ, đôn đốc kiểm tra chất lượng kỹ thuật của từng sản phẩm, thường xuyên tổng hợp và đưa các phát minh sáng kiến vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo các sản phẩm làm ra đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật một cách chính xác

Phòng kế hoạch: Lên kế hoạch sản xuất, lên kế hoạch vật tư, lên kế hoạch cho các đơn đặt hàng

Phòng KCS: Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào sản phẩm có đạt được yêu cầu về các thông số kỹ thuật Đảm bảo các sản phẩm làm ra đáp ứng được tối đa tính thẩm mỹ của khách hàng

Phòng quản lý sản xuất: Chịu trách nhiệm quản lý sản xuất là các quản đốc, quản đốc đôn đốc về mặt số lượng, tiến độ sản xuất và quản lý công nhân

2.2.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất

Nghiên cứu và phát triển sản phẩm: Công ty Sunhouse tiến hành nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới dựa trên nhu cầu thị trường và công nghệ tiên tiến

Thiết kế sản phẩm: Sau khi có ý tưởng sản phẩm, công ty Sunhouse tiến hành thiết kế sản phẩm theo yêu cầu về chất lượng, tính năng và thiết kế esthetics

Chọn nguyên liệu: Công ty chọn lựa nguyên liệu chất lượng cao và đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và môi trường

Quy trình sản xuất: Công ty Sunhouse áp dụng các quy trình sản xuất hiện đại và tự động hóa để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm Các quy trình bao gồm cắt, hàn, đúc, gia công cơ khí, lắp ráp, kiểm tra chất lượng

Kiểm tra chất lượng: Sau khi sản phẩm được sản xuất, công ty Sunhouse tiến hành kiểm tra chất lượng để đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn

Trang 25

Đóng gói và bảo quản: Công ty Sunhouse đóng gói sản phẩm một cách cẩn thận và bảo quản sản phẩm để đảm bảo sản phẩm không bị hỏng trong quá trình vận chuyển và lưu trữ

Phân phối sản phẩm: Công ty Sunhouse tiến hành phân phối sản phẩm đến các cửa hàng, đại lý và khách hàng thông qua hệ thống phân phối rộng khắp

2.2.3 Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty

Cơ sở vật chất luôn là yếu tố quan trọng hình thành nên hiệu quả sản xuất kinh doanh Một Công ty có đủ điều kiện sản xuất kinh doanh hay không chỉ có đầu tư vốn kinh doanh, nguyên liệu sản xuất mà không thể thiếu quan tâm đến trang thiết bị, cơ sở vật chất Để thự hiện được mục tiêu lâu dài Công ty đã không ngừng đầu tư, thay đổi mới trang thiết bị đảm bảo tốt cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty được đánh giá qua bảng sau :

Bảng 2.1: Đặc điểm tài sản của Công ty 31/12/2022

(%) TÀI SẢN HỮU HÌNH

1 Nhà cửa vật kiến trúc 263.232.966.175 81,30 207.124.799.316 78,69 2 Máy móc, thiết bị 7.475.604.616 2,31 4.701.865.874 62,70

3 Phương tiện vận tải truyền

dẫn 43.302.447.312 13,37 14.843.269.880 34,28 4 Thiết bị dụng cụ quản lý 9.779.017.123 3,02 2.856.949.205 29,22

TÀI SẢN VÔ HÌNH

1 Quyền sử dụng đất 27.453.801.993 74,07 25.665.518.552 93,49 2 Chương trình phần mềm 9.612.608.689 25,93 3.020.963.204 31,43

(nguồn số liệu: Phòng tài chính – kế toán)

Trang 26

Qua bảng 2.1 ta thấy tài sản hữu hình của Công ty có nguyên giá là 323.790.035.226 đồng và giá trị còn lại là 229.526.884.275 đồng Trong đó đầu tư cho Nhà cửa vật kiến trúc chiếm tỷ trọng là 81,30% chiếm tỷ trọng lớn nhất Máy móc thiết bị chiếm 2,31%, phương tiện vận tải truyền dẫn chiếm 13,37%, thiết bị dụng cụ quản lý chiếm 3,02%, Công ty luôn chú trọng đầu tư nhà cửa vật kiến trúc vì đặc thù của công ty cần cơ sở sản xuất và kho cất trữ thành phẩm nên không gian rộng thoáng mát sẽ đảm bảo tốt cho chất lượng sản phẩm

Qua bảng trên ta cũng thấy giá trị còn lại của cở sở vật chất kỹ thuật của công ty khấu hao không đáng kể, trong đó giá trị còn lại trên nguyên giá của nhà cửa vật kiến trúc là 78,69%, máy móc thiết bị là 62,70%, phương tiện vận tải truyền dẫn là 34,28% và thiết bị dụng cụ quản lý là 29,22%

Qua bảng 2.1 ta thấy tài sản cố định vô hình của Công ty có nguyên giá là 37.066.410.682 đồng và giá trị còn lại là 28.686.481.756 đồng Trong đó việc sử dụng quyền sử dụng đất chiếm tỷ trọng là 74,07% chiếm tỷ trọng lớn nhất Chương trình phần mềm chiếm 25,94%

Trong đó tài sản cố định của công ty là 258.213.366.031 đồng Trong đó, tài sản hữu hình 229.526.884.275 đồng và tài sản vô hình của công ty là 28.686.481.756 đồng

Tài sản nhà cửa vật chất kiến trúc của công ty Sunhouse bao gồm các cơ sở sản xuất, văn phòng làm việc, cửa hàng bán lẻ và kho bãi Đây là những tài sản cố định có giá trị lớn và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Việc quản lý và bảo dưỡng tài sản này đảm bảo chúng luôn hoạt động hiệu quả, an toàn và đáp ứng đủ nhu cầu của công ty

Phương tiện vận tải và truyền dẫn của công ty Sunhouse bao gồm các xe ô tô, xe máy, xe tải, máy móc sản xuất và hệ thống truyền dẫn khác Những phương tiện này đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu và nhân công giữa các cơ sở sản xuất, kho bãi và đối tác kinh doanh Việc bảo dưỡng, sửa chữa và nâng cấp phương tiện này giúp công ty duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục và hiệu quả Giúp công ty hoạt động

Trang 27

một cách linh hoạt và đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu sản xuất và kinh doanh Ổn định và phát triển, cho thấy sự ổn định và sự phát triển của công ty trong thời gian qua công ty đã quản lý và sử dụng tài sản hữu hình một cách hiệu quả để tối ưu hóa hiệu suất sản xuất và tăng cường lợi nhuận Việc sở hữu tài sản hữu hình đa dạng và ổn định giúp công ty Sunhouse xây dựng một cơ sở vững chắc cho sự phát triển bền vững trong tương lai Cơ sở vật chất công ty luôn đặt lên hàng đầu để hiệu quả sản xuất kinh doanh diễn ra một cách liên tục và mang lại chất lượng sản phẩm tốt nhất

Bên cạnh đó công ty còn phải đầu tư vào tài sản vô hình như quyền sử dụng đất và chương trình phần mềm Quyền sử dụng đất là một tài sản vô hình quan trọng đối với công ty Sunhouse, đặc biệt nếu đất đó được sử dụng cho mục đích sản xuất, kinh doanh hoặc xây dựng nhà xưởng Việc sở hữu quyền sử dụng đất giúp công ty đảm bảo nguồn cung đất ổn định và có chỗ đứng vững chắc trong thị trường bất động sản Quyền sử dụng đất cũng có thể tạo ra giá trị tài sản tăng giá theo thời gian và cung cấp một cơ sở vững chắc cho hoạt động kinh doanh của công ty Chương trình phần mềm giúp công ty Sunhouse tăng cường năng suất, quản lý dữ liệu và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh Việc sở hữu chương trình phần mềm giúp công ty cải thiện hiệu suất làm việc, giảm chi phí và cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng

Trang 28

2.2.4 Đặc điểm về vốn của công ty

Bảng 2.2 Tình trạng nguồn vốn của công ty CP tập đoàn Sunhouse

ĐVT: đồng

Tốc độ phát triển θLH (%)

θBQ (%) 2021/2020 2022/2021

Trang 29

Qua bảng cơ cấu nguồn vốn của công ty (bảng 2.2) ta nhận thấy rằng Vốn chủ sở hữu của công ty tăng từ 1.014.976.640.312 đồng năm 2020 lên 1.289.729.108.930 đồng năm 2021, tức tăng 274.752.468.618 đồng, tương đương 127,07% Sang năm 2022, vốn chủ sở hữu tăng lên 1.450.279.058.759 đồng, vượt hơn năm 2021 là 112,45%

Năm 2020 so với năm 2021, vốn vay tăng 108.076.542.171 đồng, tương đương 120,66% và năm 2022 vốn vay giảm 10.116.994.435 đồng, tương đương 98,40% so với năm 2021

Tổng nguồn vốn năm 2020 là 1.538.084.099.858 đồng đến năm 2021 tổng nguồn vốn là 1.920.913.200.647 đồng, tăng 302.829.100.789 đồng tức tăng 124,89% so với năm 2020 Năm 2022 tổng nguồn vốn của công ty tăng 149.432.955.394 đồng tức tăng 107,83% so với năm 2021

Trang 30

2.2.5 Đặc điểm về lao động của công ty cổ phần tập đoàn Sunhouse

Bảng 2.3 Cơ cấu lao động của Công ty qua 3 năm 2020 – 2022

θBQ (%) Số lượng trọng Tỷ

(%)

Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng

(%)

1 Lao động trực tiếp 743 66,64 692 65,34 93,14 898 69,88 129,77 109,94 2 Lao động gián tiếp 372 33,36 367 34,66 98,66 387 30,12 105,45 102,00

1 Nam 648 58,12 613 57,88 94,60 750 58,37 122,35 107,58 2 Nữ 467 41,88 446 42,12 95,50 535 41,63 119,96 107,03

1 Đại học và trên đại

học 438 39,28 435 41,08 99,32 489 38,05 112,41 105,66 2 Cao đẳng 267 23,95 258 24,36 96,63 318 24,75 123,26 109,13 3 Trung cấp 358 32,11 318 30,03 88,83 417 32,45 131,13 107,93 4 Trung học phổ thông 52 4,66 48 4,53 92,31 61 4,75 127,08 108,31

IV Lao động theo độ

1 Dưới 30 690 61,88 682 64,40 98,84 789 61,40 115,69 106,93 2 Từ 30 - 40 298 26,73 276 26,06 92,62 343 26,69 124,28 107,28 3 Từ 40 - 50 122 10,94 96 9,07 78,69 148 11,52 154,17 110,14 4 Trên 50 tuổi 5 0,45 5 0,47 100 5 0,39 100 100

(nguồn: phòng hành chính)

Ngày đăng: 21/08/2024, 16:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w