Giới thiệu chung: Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH Tên tiếng Anh: BINH MINH PLASTICS JOINT STOCK COMPANY Tên giao dịch: BM PLASCO Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Tổng quan về công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh
Giới thiệu chung
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH
Tên tiếng Anh: BINH MINH PLASTICS JOINT STOCK COMPANY
Tên giao dịch: BM PLASCO
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0301464823
Địa chỉ trụ sở chính: 240 Hậu Giang, phường 9, quận 6, TP, HCM
Website: www,binhminhplastic.com.vn
Tiền thân là doanh nghiệp Nhà Nước, được thành lập từ năm 1977, cổ phần hóa năm
2004, Công Ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh hiện là một doanh nghiệp nhựa hàng đầu và có uy tín trong ngành công nghiệp nhựa vật liệu xây dựng Việt Nam, Nhựa Bình Minh chuyên sản xuất và cung ứng các loại ống, phụ tùng nối ống nhựa đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế gồm: ống và phụ tùng uPVC, HDPE gân thành đôi, ống gân PE, HDPE, PP-R.
Lịch sử hình thành và phát triển
1977: Nhà Máy Công Tư Hợp Doanh Nhựa Bình Minh được thành lập ngày
16/11/1977 theo mô hình công tư hợp doanh trên cơ sở sáp nhập Công ty Ống Nhựa Hóa Học Việt Nam (KEPIVI) và Công ty Nhựa Kiều Tinh Tại thời điểm này, nhà máy trực thuộc Tổng Công ty Công nghệ phẩm – Bộ Công nghiệp nhẹ chuyên sản xuất các loại sản phẩm nhựa dân dụng và một số sản phẩm ống kèm phụ kiện ống nhựa.
1986: Nhựa Bình Minh được Quỹ nhi đồng Unicef của Liên Hiệp Quốc Tổ chọn làm đối tác chính thức sản xuất và cung cấp ống nhựa uPVC phục vụ chương trình nước sạch nông thôn của Unicef tại Việt Nam Thời điểm này mở ra cho Nhựa Bình Minh một nhận thức chiến lược về chuyển đổi cơ cấu sản phẩm của Nhựa Bình Minh sang sản xuất các sản phẩm nhựa công nghiệp và kỹ thuật, chủ yếu là ống nhựa và phụ kiện ống nhựa.
1990: Chính thức đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu và logo
Nhựa Bình Minh tại Việt Nam Hệ thống phân phối sản phẩm của Nhựa Bình Minh bắt đầu được hình thành.
1994: Đổi tên thành CÔNG TY NHỰA BÌNH MINH, là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ Doanh nghiệp đầu tiên trong cả nước ứng dụng công nghệ tiên tiến Dry Blend để sản xuất ống nhựa uPVC đến đường kính 400mm trực tiếp từ nguyên liệu bột compound.
1999: Khánh thành Nhà máy 2 - diện tích 20,000 m2 tại Bình Dương với trang thiết bị hiện đại của các nước Châu Âu - đánh dấu một bước phát triển về quy mô và năng lực sản xuất của Công ty.
2000: Được cấp chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001.
2002: Lần đầu tiên đưa ra thị trường sản phẩm ống HDPE trơn và ống PE gân thành đôi, Hoàn tất đầu tư kho bãi mở, rộng diện tích Nhà máy 2 lên 30,000m2.
2004: Sau cổ phần hóa, công ty chính thức hoạt động dưới tên gọi CÔNG TY CỔ
PHẦN NHỰA BÌNH MINH từ ngày 02/01/2004 Đây là cột mốc cực kỳ quan trọng đánh dấu sự thay đổi cơ bản về cơ chế hoạt động của công ty, tạo tiền đề cho các phát triển vượt bậc về sau Công ty đầu tư thiết bị và mở rộng diện tích Nhà máy 2 lên 50,000m2
2006: Cổ phiếu của Công ty chính thức được giao dịch trên sàn HOSE với mã chứng khoán BMP.
2007: Ngày 21/12/2007: Ngày 21/12/2007: Khánh thành Công ty TNHH MTV Nhựa
Bình Minh miền Bắc tại Hưng Yên, thương hiệu Nhựa Bình Minh chính thức tham gia chinh phục thị trường phía Bắc.
2008: Công ty mua và nắm giữ 29% cổ phần của Công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng với mục đích phát triển mạnh thương hiệu Nhựa Bình Minh tại miền Trung và Cao Nguyên.
2009: Sản phẩm ống PP-R chịu nhiệt được chính thức đưa ra thị trường Sản xuất ống uPVC đường kính đến 630mm Là Doanh nghiệp đầu tiên sản xuất thành công ống HDPE có đường kính 1,200mm lớn nhất Việt Nam tại NBM, Là Doanh nghiệp đầu tiên sản xuất thành công ống HDPE có đường kính 1,200mm lớn nhất Việt Nam tại NBM.
2010: Ký hợp đồng thuê hơn 155,000 m2 đất tại Khu Công Nghiệp Vĩnh Lộc 2 – Bến
Lức - tỉnh Long An cho dự án xây dựng Nhà máy Bình Minh Long An.
2012: Áp dụng Hệ thống Quản lý môi trường ISO 14001 Triển khai dự án công nghệ thông tin “Hoạch định tổng thể nguồn lực doanh nghiệp (ERP) – Oracle E-Business Suite”
2013: Chứng nhận hợp quy cho các sản phẩm theo quy chuẩn của Bộ Xây dựng Tăng vốn điều lệ lên 454,784,800,000 đồng.
2014: Khởi công xây dựng Nhà máy mới tại Long An Áp dụng chính thức (Go-live) hệ thống ERP tại Công ty.
2015: Ngày 18/11/2015 Khánh thành Nhà máy Bình Minh Long An Triển khai thành công 05 phân hệ ERP tại Công ty, các Chi nhánh và Công ty con.
2016: Khởi công xây dựng giai đoạn II Nhà máy Bình Minh Long An.
2017: Được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất (lần thứ 2) Hoàn thành qui hoạch tổng thể tổ hợp Nhựa Bình Minh Long An và khánh thành Nhà máy Nhựa Bình Minh Long An giai đoạn 2 trên tổng diện tích 150,000 m2 Áp dụng hệ thống công nghệ thông tin quản trị tổng thể nguồn lực doanh nghiệp ERP – Oracle Business Suite. Hoàn thành chuyển đổi hệ phụ gia mới thân thiện môi trường, Ra mắt dòng sản phẩm mới phụ tùng PP-R.
2018: Trở thành Công ty thành viên thuộc Tập đoàn SCG Thailand - một tập đoàn công nghiệp hàng đầu Đông Nam Á Tiếp cận một tập đoàn lớn với nhiều kinh nghiệm và công nghệ quản trị hiện đại Nhựa Bình Minh có điều kiện rất thuận lợi để trao đổi, hợp tác, nâng cao năng lực và hiệu quả trong quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh tại Việt Nam Đạt Giải thưởng Chất lượng Châu Á Thái Bình Dương.
2019: Tiến hành triển khai tái cấu trúc tổ chức Công ty và tái cấu trúc hệ thống phân phối theo hướng năng động và phù hợp hơn trong môi trường cạnh tranh Được vinh doanh là doanh nghiệp có môi trường Làm Việc Tốt Nhất Châu Á 2019” do tạp chí HR Asia công bố.
2020: Danh hiệu “Doanh nghiệp tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh 2020”, Giải thưởng “Thương hiệu vàng Thành phố Hồ Chí Minh 2020”, Chứng nhận “Sản phẩm công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh 2020” do Thành phố Hồ Chí Minh trao tặng Triển khai mô hình Quản lý Chuỗi Cung ứng (SCM) để tối ưu hóa nguồn lực khai thác nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh.
Ngành nghề kinh doanh
Sản xuất các sản phẩm dân dụng và công nghiệp từ chất dẻo và cao su Sản xuất máy móc, thiết bị, vật tư, thiết bị vệ sinh cho ngành xây dựng, trang trí nội thất.
Kinh doanh máy móc, thiết bị, vật tư, thiết bị vệ sinh cho ngành xây dựng và trang trí nội thất.
Kinh doanh các sản phẩm dân dụng và công nghiệp từ chất dẻo và cao su Kinh doanh khuôn mẫu ngành nhựa, ngành đúc Kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên liệu, hóa chất, vật tư, máy móc thiết bị ngành nhựa, cơ khí, xây dựng, cấp thoát nước, thiết bị thí nghiệm.
Tư vấn các công trình cấp thoát nước, sân bãi, kho tàng.
Thi công các công trình cấp thoát nước, sân bãi, kho tàng.
Thiết kế, chế tạo khuôm mẫu ngành nhựa, ngành đúc.
Vị thế và đối thủ cạnh tranh
Nhựa Bình Minh có địa bàn sản xuất kinh doanh nội địa trên cả nước Nhựa BìnhMinh chiếm khoảng 43% thị phần ống nhựa và phụ tùng tại khu vực miền Nam, khoảng
5% thị phần ống nhựa và phụ tùng tại khu vực miền Bắc và chiếm khoảng 28% thị phần ống nhựa trong cả nước
Công ty Cổ phần BMP hiện được đánh giá là một trong những doanh nghiệp hàng đầu, có uy tín cao trong ngành nhựa Việt Nam, BMP đã khẳng định vị thế của mình với các danh hiệu danh giá như: o Danh hiệu “50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2020” cũng như danh hiệu “50 Thương hiệu Việt Nam dẫn đầu 2020” của Forbes Việt Nam o Danh hiệu “50 Công ty hoạt động tốt nhất Việt Nam” -Tạp chí Nhịp cầu Đầu tư. o Top 50 công ty niêm yết tốt nhất 2022. Đối thủ cạnh tranh với CTCP Nhựa BMP là các công ty kinh doanh công nghiệp và vật liệu xây dựng, Các đối thủ của công ty này là:
CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (NTP)
CTCP Tập đoàn Nhựa Đông Á (DAG)
CTCP An Tiến Industries (HII)
Công Ty CTCP Nhựa An Phát Xanh (AAA)
CTCP Tập đoàn An Phát Holdings (APH)
Báo cáo tài chính
Bảng cân đối kế toán
Bảng 1 Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Bảng 3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Phân tích báo cáo tài chính của công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh
Các tỷ số cấu trúc tài chính
2.1 Hệ số nợ tổng quát: ĐVT:Triệu đồng
Hệ số nợ tổng quát 0.127 0.134 0.182 0.192 0.139
Nhận xét: Hệ số nợ tổng quát của công ty có xu hướng tăng ở giai đoạn 2018 -2021, lại giảm vào năm 2021-2022, Hệ số nợ tổng quát vẫn tương đối ổn định khi duy trì ở mức xấp xỉ 0,15, điều này thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp vẫn ở trong mức chấp nhận được và an toàn, Điều này cho thấy gần 15% tổng tài sản của công ty được tài trợ bằng các khoản nợ Như vậy công ty đã sử dụng hợp lý các khoản nợ.
Hệ số nợ tổng quát
Nhận xét: trong giai đoạn 2018-2022 thì hệ số nợ tổng quả đều thấp hơn so với NTP Hệ số của NTP vào năm 2018 cho thấy tổng số nợ của công ty đã vượt qua tổng tài sản Hệ số này được BMP duy trì khá ổn định ở mức 0.15.
2.2 Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu: ĐVT:Triệu đồng
Hệ số nợ trên VCSH
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Nhận xét: Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu ở các năm từ 2018- 2022 đều nhỏ hơn 1, điều này cho thấy tài sản của doanh nghiệp có được chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu, Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu tăng đều trong giai đoạn 2018- 2021 và giảm từ 2021- 2022, Bên cạnh đó, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu qua các năm từ 2018- 2022 chiếm rất nhỏ so với vốn chủ sở hữu, điều này cho thấy rằng công ty ít gặp khó khăn trong vấn đề tài chính.
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Nhận xét: ta có thể thấy rõ sự chênh lệch khá lớn giữa 2 công ty Tuy nhiên cảBMP và NTP đều duy trì hệ số ở mức 1, điều này có nghĩa là tài khoản hiện có của doanh nghiệp do nguồn vốn chủ sở hữu tài trợ và mức độ độc lập Về mặt tài chính của doanh nghiệp là cao vì hầu hết tài sản của doanh nghiệp được đầu tư bằng các khoản vốn chủ sở 2.4 Hệ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu hữu. ĐVT:Triệu đồng
Hệ số nợ dài hạn trên VCSH 0 0.0093 0.0095 0.0095 0.008
Hệ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu
Nhận xét: Từ năm 2018 đến 2021 hệ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng do nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu đều tăng.Từ năm 2018 đến 2019 hệ số này tăng từ
0 lên tới 0.009 cho thấy nợ dài hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nợ của công ty. gánh nặng nợ vay dài hạn của công ty nhỏ và rủi ro về mặt tài chính của công ty là thấp. Điều này cho thấy công ty sử dụng đòn bẩy tài chính hợp lý và an toàn Trong tổng nợ. chủ yếu công ty vay các khoản vay ngắn hạn
Hệ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu
Nhận xét: Hệ số này của 2 công ty đều thấp, BMP thấp hơn NTP điều này cho thấy công ty đang có khả năng tài chính tốt và khả năng trả nợ tốt hơn Hệ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu bằng 0 thể hiện rằng công ty không có nợ dài hạn nào được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu Điều này có thể cho thấy công ty đang sử dụng các nguồn tài chính khác như vay nợ ngắn hạn hoặc vốn vay dài hạn từ các ngân hàng hoặc các nhà đầu tư khác Tuy nhiên, việc không có nợ dài hạn được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu cũng có thể cho thấy rằng công ty đang sử dụng vốn chủ sở hữu một cách hiệu quả và có khả năng tạo ra lợi nhuận đủ để trả lại vốn cho các cổ đông.
3 Tỷ số sinh lời ĐVT: Triệu đồng
LNST thu nhập doanh nghiệp 427,610 422,766 522,586 214,377 694,268
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Nhận xét: Nhìn chung từ 2018 đến 2020, tỷ số sinh lời tăng cho thấy công ty hoạt động kinh doanh hiệu quả ROA, ROE, ROS > 0 chứng tỏ công ty hoạt động có hiệu quả và kinh doanh có lãi Tuy nhiên, vào năm 2021 ta thấy ROS giảm cho thấy khả năng sinh lời của doanh thu giảm, ROA cũng giảm cho thấy việc sử dụng tài sản để thu lợi nhuận của công ty kém hiệu quả hơn, ROE cũng giảm chứng tỏ công ty đã sử dụng vốn kém hiệu quả hơn Nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến các chỉ số này là lợi sau thế giảm mạnh, có thể lý giải cho sự sụt giảm lợi nhuận như sau:
Giá nguyên liệu đầu vào tăng: Năm 2021, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao Điều này làm tăng chi phí sản xuất của công ty nhựa Bình Minh, ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty
Cạnh tranh khốc liệt: Trong ngành sản xuất nhựa, cạnh tranh giữa các công ty rất khốc liệt Công ty nhựa Bình Minh không có chiến lược kinh doanh hiệu quả so với các đối thủ, dẫn đến lợi nhuận giảm.
Giai đoạn 2021-2022, cả ba chỉ số trên có xu hướng tăng vượt trội cho thấy sự phục hồi nhanh chóng sau tình hình dịch bệnh khó khăn Điều này cho thấy công ty đang có hiệu quả hoạt động tốt hơn và có khả năng tạo ra lợi nhuận cao hơn.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) (%)
Nhận xét: Tỷ suất sinh lợi nhuận trên doanh thu của cả 2 công ty đều không ổn định Năm 2018,2019, 2020 và 2022 thì BMP cao hơn, năm 2021 thì NTP cao hơn ROS của công ty nào cao hơn cho thấy công ty đó có khả năng sinh lời tốt hơn so với các công ty kia.
Tỷ suất lợi nhuận của tài sản (ROA) (%)
Nhận xét: Tỷ suất lợi nhuận của tài sản của BMP trong giai đoạn 2018- 2022 năm đều cao hơn NTP Chỉ có duy nhất năm 2021, ROA của BMP thấp hơn so với đối thủ của mình Nhưng chỉ sau một năm, chỉ số này của BMP tăng lên vượt trội gấp 2.4 lần so với NTP.
Tỷ suất lợi nhuận của vốn chủ sở hữu (ROE) (%)
Nhóm tỷ số sử dụng các nguồn lực kinh doanh (khả năng hoạt động)
4.1 Số vòng quay vốn lưu động Đơn vị: Vòng
Tài sản ngắn hạn đầu kỳ 1,766,147 1,806,688 1,501,805 2,128,869 2,008,034
Nợ phải trả ngắn hạn đầu kỳ
Tài sản ngắn hạn cuối kỳ 1,806,688 1,501,805 2,128,869 2,008,034 2,215,147
Nợ phải trả ngắn hạn cuối kỳ
VLĐ bình quân trong kỳ 1,420,122 1,296,204 1,372,703 1,543,240 1,648,507
Nhận xét: Nhìn chung, số vòng quay vốn lưu động trong giai đoạn từ 2018-2022 số vòng quay vốn lưu động tăng cho thấy doanh nghiệp sử dụng tốt nguồn vốn lưu động Năm
2020 đến năm 2021, số vòng quay giảm cho thấy việc sử dụng nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp kèm hiệu quả đi Ta có thể thấy được, vào năm 2021 doanh thu thuần giảm giảm nhẹ so với năm 2020 trong khi đó vốn lưu động bình quần lại tăng mạnh , điều này khiên cho chỉ số này giảm đi Nguyên nhân chính ở đây là vào năm 2021, giá trị hàng tồn kho tăng mạnh khiến cho cho vòng quay vốn lưu động chậm lại Hàng tồn kho quá lớn sẽ làm đình trệ và đóng băng dòng tiền chuyển đổi thu về, ảnh hưởng rất lớn đến những kế hoạch của doanh nghiệp Nhưng đến giai đoạn 2021-2022 sự tăng trưởng nhanh chóng số vòng quay vốn lưu động, thậm chí còn cao hơn trước dịch cho thấy khả năng phục hồi sau covid là rất hiệu quả.
Số vòng quay vốn lưu động
Nhận xét: Số vòng quay vốn lưu động của BMP cao hơn rất nhiều so với NTP, có thể cho thấy rằng BMP có khả năng quay vòng vốn lưu động nhanh hơn và hiệu quả hơn trong việc sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu và lợi nhuận
4.2 Số vòng quay khoản phải thu
Trong đó: Các khoản phải thu bình quân= (Các khoản phải thu đầu kỳ + các khoản phải thu cuối kỳ )/2 Doanh thu bán chịu = doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ Đơn vị: Vòng
Khoản phải thu đầu kỳ 460,388 599,424 357,163 322,587 369,689
Khoản phải thu cuối kỳ 599,424 357,163 322,587 369,689 278,727
Khoản phải thu bình quân 529,906 478,294 339,875 346,138 324,208
Số vòng quay khoản phải thu 7.3969 9.0684 13.7864 13.1530 17.9155
Số vòng quay khoản phải thu
Số vòng quay khoản phải thu
Nhận xét: Từ năm 2018 – 2022, số vòng quay khoản phải thu có xu hướng tăng mạnh từ năm 2018 – 2020 nhưng giảm nhẹ ở năm 2021 và lại tiếp tục tăng mạnh từ 2021-
2022 Qua đó, có thể thấy doanh nghiệp có khả năng thu hồi hiệu quả khoản phải thu và nợ từ khách hàng, đồng thời còn thể hiện doanh nghiệp đang hoạt động chủ yếu dựa vào tiền mặt.
Số vòng quay khoản phải thu
Nhận xét: Số vòng quay khoản phải thu giai đoạn 2018-2022 của BMP cao gấp vài lần so với NTP Hệ số vòng quay khoản phải thu càng cao chứng tỏ chứng tỏ doanh khả năng thu hồi các khoản phải thu và các khoản nợ của doanh nghiệp hiệu quả Hệ số vòng quay khoản phải thu cao cũng có thể đưa ra đánh giá ban đầu về hoạt động của doanh nghiệp này chủ yếu dựa trên tiền mặt
4.3 Số vòng quay hàng tồn kho
Số hàng tồn kho bình quân = (số hàng tồn kho đầu kỳ + số hàng tồn kho cuối kỳ)/2 Đơn vị: Vòng
Số HTK bình quân trong kỳ
Nhận xét: Từ bảng số liệu, có thể thấy số vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp có xu tăng, có sự biến động nhưng không nhiều trong giai đoạn từ năm 2018-2022 Từ năm 2020-2022, số vòng quay giảm nhẹ nhưng không đáng kể Năm 2018-2020, số vòng quay tăng từ 6.402 lên 8.088 Từ 2020- 2022 lại tiếp tục giảm nhẹ Điều này cho thấy, trong giai đoạn 2018-2020 doanh nghiệp đang kiểm soát tốt hàng tồn kho và ít hàng tồn kho bị ứ đọng Năm 2020-2022 do dịch bệnh nên số hàng tồn kho có tồn động nhưng cũng không quá nhiều.
Số vòng quay hàng tồn kho
Nhận xét: trong giai đoạn 2028-2022, số vòng quay hàng tồn kho của BMP đều cao hơn NTP, tuy tăng giảm qua tăng năm nhưng kha ổn định Vòng quay hàng tồn kho cao cho thấy công ty bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp Điều này cho thấy công ty sẽ có ít rủi ro hơn khi phản ánh trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm.
4.4 Hiệu suất sử dụng TSCĐ Đơn vị: %
Giá trị TSCĐ đầu kỳ 934,706 857,157 640,140 497,828 381,994
Giá trị TSCĐ cuối kỳ 857,157 640,140 497,828 381,994 367,746
Giá trị TSCĐ bình quân 895,931,5 748,648,5 568,984 439,911 374,870
Hiệu suất sử dụng TSCĐ 4.37 5.79 8.24 10.35 15.49
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Nhận xét: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng nhanh trong giai đoạn 2018-2022 Điều này chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng và khai thác tài sản hiệu quả và năng lực quản lý doanh nghiệp cao Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp luôn trên mức100%, chứng tỏ doanh nghiệp đang sử dụng tài sản cố định của mình có hiệu quả.Nguyên nhân có thể là công ty đã dần dần mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp về cả chất lượng và giá trị đảm bảo đạt các mục tiêu từ lớn đến nhỏ mà doanh nghiệp đề ra.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Nhận xét: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của BMP so với NTP thì cao hơn rất nhiều Điều đó có thể cho thấy rằng công ty đang sử dụng tài sản cố định của mình một cách hiệu quả hơn.
4.5 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Doanh thu thuần trong kỳ
Tổng giá trị tài sản đầu kỳ
Tổng giá trị tài sản cuối kỳ
Tổng tài sản bình quân 2,824,223 2,831,052,5 2,936,326,5 2,930,383 2,941,406
Hiệu suất sử dụng tổng
Hiệu suất sử dụng tổng TS
Hiệu suất sử dụng tổng TS
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Nhận xét: so với BMP thì hiệu suất sử dụng tổng tài sản của NTP thấp hơn BMP đang sử dụng tài sản của mình một cách hiệu quả hơn để tạo ra doanh thu và lợi nhuận Điều này có thể đưa đến các lợi ích như tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận
Nhận xét: Nhìn chung, hiệu suất sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp tăng từ năm
2018- 2022 và chỉ giảm nhẹ ở năm 2021 Điều này cho thấy rằng việc sử dụng tài sản công ty vào các hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả Chỉ duy nhất năm 2021 là kém hiệu quả hơn do ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng đã được phục hồi nhanh chóng ở năm 2022.
Tỷ số đo lường giá trị thị trường
5.1 Thu nhập thuần tính cho một cổ phần
Nhận xét: Tổng quan, từ 2018 đến 2020, chỉ số EPS của công ty luôn lớn hơn 5000
(VNĐ) đã chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty tốt Tuy nhiên, đến năm 2021 thì chỉ số EPS giảm mạnh, còn lại nhỏ hơn 5000 (VNĐ) cho thấy các hoạt động kinh doanh của công ty không ổn định trong giai đoạn này, ngành Bất động sản, xây dựng chịu tác động mạnh của Covid-19, kèm theo giá nguyên vật liệu tăng cao, tất cả hoạt động bị ngưng trệ dẫn tới nguồn cầu giảm mạnh Chính vì vậy mà doanh thu và lợi nhuận của công ty cũng giảm theo Với số cổ phiếu không đổi nên EPS có chiều hướng đi xuống. Nhưng đến năm 2022, công ty đã cho thấy được sự khôi phục vô cùng mạnh mẽ khi EPS tăng mạnh từ dưới 3000 lên đến hơn 8000, chứng tỏ được những chiến lược hậu sau dịch bệnh mà công ty đã đề ra là vô cùng hiệu quả.
Thu nhập thuần tính cho một cổ phần
Nhận xét: nhìn chung thì thu nhập thuần tính cho một cổ phần của BMP cao hơn hẳn NTP chỉ trừ năm 2021, một năm có sự biến động lớn của BMP Tuy vậy, năm
2022 thì thu nhập thuần tính cho một cổ phần của BMP là cao nhất trong những năm qua ở cả hai công ty, điều này cho thấy công ty đã có kết quả tốt hơn và có khả năng tăng giá trị cổ phiếu trong tương lai.
5.2 Tỷ số giá thu nhập
Giá mỗi cổ phiếu (VND) 52,600 45,200 62,600 59,900 60,000
Nhận xét: Giai đoạn 2018 - 2022, tỷ số P/E của công ty nhìn chung giảm mạnh, chỉ tăng mạnh ở giai đoạn 2020-2021 và giảm sâu ở giai đoạn 2021-2022 Nguyên nhân dẫn đến P/E tăng mạnh vào 2021 là do dòng tiền nhàn rỗi của nhà đầu tư vào giai đoạn này rất lớn, giá cổ phiếu tăng mạnh khiến cho chỉ số này tăng cao Tuy nhiên ở năm 2022 thì tỷ số P/E giảm mạnh, do tác động của yếu tố thị trường, thị trường chứng khoán chung giảm thì P/E của nhiều công ty sẽ giảm theo và nhựa BMP cũng bị ảnh hưởng như vậy.
Tỷ số giá thu nhập (P/E)
Nhận xét: Đây là tỷ số có thể được sử dụng để so sánh giá trị của một công ty với công ty khác cùng ngành Theo như trên cả 2 công ty đều có sự tăng giảm không ổn định qua từng năm Ở năm 2022 thì P/E của NTP cao hơn BMP, điều này cho thấy rằng thị trường của NTP đang được đánh giá cao tiềm năng tăng trưởng
5.3 Tỷ số giá thị trường / giá trị sổ sách (M/B)
M/B = Giá trị thị trường / Giá trị sổ sách
Nhận xét: Tỷ lệ M/B được dùng để so sánh giá cổ phiếu với giá trị ghi sổ của nó – M/B của Công ty từ năm 2018 – 2019 giảm 0.25, năm 2019 – 2021 tăng 0.64, năm 2021 –
2022 giảm 0.27 M/B có sự biến đổi như vậy là do sự thay đổi của giá trị thị trường và giá trị sổ sách tăng giảm không ổn định qua các năm.
Tỷ số giá thị trường / giá trị sổ sách
Nhận xét: nhìn chung tỷ số giá thị trường / giá trị sổ sách ở giai đoạn 2018-2022 của BMP cao hơn so với NTP Điều đó có thể cho thấy rằng thị trường đang đánh giá cao tiềm năng tăng trưởng của BMP hoặc có thể cho thấy rằng công ty đó có nhiều tài sản không tài trợ trong giá cổ phiếu của nó.