1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo phân tích tài chính lớp fin 301 phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần bibica

35 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Cổ Phần Bibica
Tác giả Nguyễn Trần Thảo Nhi, Nguyễn Dương Hoàng Nghĩa, Nguyễn Thị Phương Thuỳ, Phạm Thị Bảo Uyên
Người hướng dẫn GVHD: Mai Xuân Bình
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Quản Trị Tài Chính
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 4,57 MB

Cấu trúc

  • I. Giới thiệu tổng quát về công ty (4)
    • 1. Giới thiệu chung (4)
    • 2. Các linh vực hoạt động mà công ty được cấp phép (5)
    • 3. Quá trình hình thành và phát triển của công ty (6)
    • 4. Các thành tích đạt được (11)
  • II. Phân tích và đánh giá tính hình hoạt động tài chính của công ty (13)
    • 1. Phân tích cấu trúc (22)
    • 2. Phân tích tỷ số (28)
  • III. Kết luận (34)

Nội dung

Quá trình hình thành và phát triển của công ty - Vào năm 1993, Công ty bắt đầu sản xuất bánh kẹo với ba dây chuyền sản xuất: dây chuyền kẹo được nhập khẩu từ Châu Âu, dây chuyền bánh Bis

Giới thiệu tổng quát về công ty

Giới thiệu chung

- Tên đầy đủ : Công ty Cổ phần Bibica ( CTCP Bibica)

- Tên tiếng anh : Bibica Corporation

- Trạng thái : Công ty đang hoạt động

Ngành : Sản xuất thực phẩm

 GPTL : 234/1998/ QĐ – TTg – Ngày cấp : 01/12/1998

- Địa chỉ : Số 443 – 445 Lý Thường Kiệt – P.8 – Quận Tân Bình – Tp Hồ Chí Minh

- Người công bố thông tin : Mr Phan Văn Thiện

 Email : bibica@hcm.vnn.vn

 Website : http://www.bibica.com.vn

- Nghành nghề kinh doanh chính :

+ Sản cuất , kinh doanh trong và ngoài nước : Bao gồm các linh vực về công nghiệp chế biến bánh-kẹo-mạch nha , bột dinh dưỡng , sữa và các sản phẩm từ sữa , bột giải khát và các loại thực phẩm chế biến khác

+ Xuất nhập khẩu : Nhập khẩu các nguyên vật liệu , thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty Xuất khẩu các sản phẩm như : bánh-kẹo-mạch nha , các loại sản phẩm và hàng hóa khác.

Các linh vực hoạt động mà công ty được cấp phép

Mã nghành Tên nghành , nghề kinh doanh

2599 Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu

2220 Sản xuất sản phẩm từ plastic

1010 Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt

1020 Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản

1030 Chế biến và bảo quản rau quả

1061 Xay xát và sản xuất bột thô

1062 Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột

1071 (Chính) Sản xuất các loại bánh từ bột

1073 Sản xuất ca cao, sôcôla và mứt kẹo

1079 Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu

1101 Chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh

1104 Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng

1702 Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa

5210 Kho bãi và lưu giữ hàng hóa

5229 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải

4610 Đại lý, môi giới, đấu giá

4933 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

6810 Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê

Quá trình hình thành và phát triển của công ty

- Vào năm 1993, Công ty bắt đầu sản xuất bánh kẹo với ba dây chuyền sản xuất: dây chuyền kẹo được nhập khẩu từ Châu Âu, dây chuyền bánh Biscuits theo công nghệ APV của Anh, dây chuyền mạch nha với thiết bị đồng bộ dùng công nghệ thủy phân bằng Enzyme và trao đổi ion lần đầu tiên có ở Việt Nam được nhập khẩu từ Đài Loan Sản phẩm bánh kẹo của Công ty nhanh chóng được phân phối đến tất cả các tỉnh thành trong cả nước và đã được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng.

- Năm 1996, Công ty tiếp tục đầu tư dây chuyền sản xuất bánh cookies với thiết bị và công nghệ của Hoa Kỳ để đa dạng hóa sản phẩm và kịp thời đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của sản phẩm bánh ngọt trong nước.

- Năm 1998, Công ty tiếp tục đầu tư thiết bị sản xuất kẹo dẻo được nhập khẩu từ Úc.

- Năm 1999, Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất thùng carton và khay nhựa để phục vụ sản xuất Đồng thời dây chuyền sản xuất kẹo mềm cũng được đầu tư mở rộng và nâng công suất lên đến 11 tấn/ngày.

- Năm 1999-2000: thành lập công ty:

- Ngày 16/01/1999, Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Biên Hòa với thương hiệu Bibica được thành lập từ việc cổ phần hóa ba phân xưởng: bánh, kẹo và mạch nha của Công ty Đường Biên Hoà Trụ sở của công ty đặt tại Khu công nghiệp Biên Hòa 1, Đồng Nai Ngành nghề chính của Công ty là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm: Bánh, kẹo, mạch nha.

+ Vốn điều lệ Công ty vào thời điểm ban đầu là 25 tỉ đồng.

+ Cũng trong năm 1999, Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất thùng carton và khay nhựa để phục vụ sản xuất, đồng thời dây chuyền sản xuất kẹo mềm cũng được đầu tư mở rộng và nâng công suất lên đến 11 tấn/ngày.

- Năm 2000-2005: tăng vốn điều lệ, thành lập thêm nhà máy thứ 2 tại Hà Nội +Bắt đầu từ năm 2000 Công ty phát triển hệ thống phân phối theo mô hình mới Các chi nhánh tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ lần lượt được thành lập để kịp thời đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của khách hàng trong cả nước.

+ Năm 2000 Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất bánh snack nguồn gốc Indonesia với công suất 2 tấn/ngày.

+ Tháng 2 năm 2000, Công ty vinh dự là đơn vị đầu tiên trong ngành hàng bánh kẹo Việt Nam được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001 của tổ chức BVQI Anh Quốc.

+ Tháng 3 năm 2001, Đại Hội Cổ Đông nhất trí tăng vốn điều lệ từ 25 tỉ đồng lên 35 tỷ đồng từ nguồn vốn tích lũy sau 2 năm hoạt động với pháp nhân Công Ty Cổ Phần.

+ Tháng 7 năm 2001, Công ty kêu gọi thêm vốn cổ đông, nâng vốn điều lệ lên 56 tỉ đồng.

+ Tháng 9 năm 2001, Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất bánh trung thu và cookies nhân công suất 2 tấn/ngày với tổng mức đầu tư 5 tỉ đồng.

+ Ngày 16/11/2001, Công ty được Ủy Ban Chứng Khoán Nhà nước cấp phép niêm yết trên thị trường chứng khoán và chính thức giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh từ đầu tháng 12/2001.

+ Cuối năm 2001, Công ty lắp đặt dây chuyền sản xuất bánh Bông Lan kem Hura cao cấp nguồn gốc Châu Âu, công suất 1,500 tấn/năm, với tổng mức đầu tư lên đến 19,7 tỷ đồng.

+ Tháng 4 năm 2002, Nhà máy Bánh Kẹo Biên Hoà II được khánh thành tại khu công nghiệp Sài Đồng B, Long Biên, Hà Nội.

+ Tháng 10 năm 2002, Công ty chính thức đưa vào vận hành dây chuyền chocolate với công nghệ hiện đại của Anh Quốc Sản phẩm Chocobella của Bibica nhanh chóng trở nên thân thiết với người tiêu dùng trong nước và được xuất khẩu sang các thị trường như: Nhật Bản, Bangladesh, Singapore…

+ Cuối năm 2002, Công ty triển khai thực hiện dự án mở rộng dây chuyền Snack nâng công suất lên 4 tấn/ngày.

+ Bước sang năm 2004, Công ty đã mạnh dạn đầu tư vào hệ thống quản trị tổng thể doanh nghiệp ERP Đồng thời, năm này cũng đã đánh dấu một bước phát triển mới cho hệ thống sản phẩm Công ty trong tương lai Công ty đã kí hợp đồng với Viện Dinh Dưỡng Việt Nam để phối hợp nghiên cứu sản xuất những sản phẩm dinh dưỡng, đáp ứng mong muốn sử dụng các sản phẩm tốt cho sức khoẻ của người tiêu dùng.

+ Vào năm đầu năm 2005, với sự tư vấn của Viện Dinh Dưỡng Việt Nam, Công ty cho ra đời dòng sản phẩm dinh dưỡng:

 Bánh dinh dưỡng Growsure cho trẻ em độ tuổi ăn dặm từ trên 6 tháng.

 Bánh dinh dưỡng Mumsure cho phụ nữ có thai và cho con bú

 Bánh Trung thu dinh dưỡng cho người ăn kiêng và bệnh tiểu đường

 Bánh bông lan kem Hura light, bột dinh dưỡng ngũ cốc Netsure light,

 Choco Bella Light, kẹo Yelo cho người ăn kiêng, bệnh tiểu đường.

Sản phẩm “light” là dòng sản phẩm rất đặc biệt Trước khi đi đến kết luận sản phẩm phù hợp với người ăn kiêng và người bệnh tiểu đường, Công ty đã có những công trình nghiên cứu rất công phu Các sản phẩm này được sự tư vấn và thử nghiệm lâm sàng bởi Viện Dinh Dưỡng Việt Nam Sự khác biệt trong các sản phẩm này là thành phần đường thường được thay thế bằng nguyên liệu đường đặc biệt Isomalt Ngoài ra, sản phẩm còn được bổ sung nhiều loại Vitamin, khoáng chất khác.

+ Giữa năm 2005, Công ty mở rộng đầu tư sang lĩnh vực đồ uống và cho ra đời sản phẩm bột ngũ cốc với thương hiệu Netsure và Netsure “light”, đồng thời đầu tư mới dây chuyền sản xuất bánh mì tươi tại Nhà máy Bánh Kẹo Biên Hoà II, Hà Nội.

Cũng trong năm 2005: hợp tác sản xuất với Công ty cổ phần công nghiệp thực phẩm Huế với 27% vốn cổ phần và phối hợp sản xuất nhóm sản phẩm Custard cake với thương hiệu Paloma.

- Năm 2006-2010: mở rộng lĩnh vực sản xuất, đầu tư nhà máy thứ 3

Các thành tích đạt được

- Doanh nhân tiêu biểu khối doanh nghiệp địa phương do VCCI tổ chức

- Doanh nghiệp Hồ Chí Minh tiêu biểu năm 2016 do HHDN HCM chứng nhận

- Giải thưởng chất lượng quốc gia 2016 do Bộ Khoa học Việt Nam tổ chức

- Thương hiệu uy tín lần thứ 12 năm 2016 do Tạp chí Thương hiệu Việt chứng nhận

- Thương hiệu uy tín chất lượng APEC năm 2016 do Tạp chí Đông Nam Á chứng nhận

- Chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao 20 năm liên tục do HHHVNCLC tổ chức

- Chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2016 do HHHVN-CLC tổ chức

- Chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2017 do HHHVN-CLC tổ chức

- Chứng nhận danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2018 do HHH-VNCLC tổ chức

- Chứng nhận danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2019 do HHHVNCLC tổ chức

- Giải thưởng chất lượng Quốc gia 2019 (NM Bibica Biên Hoà) do Bộ Khoa học Công nghệ tổ chức

- Sản phẩm dịch vụ TP HCM tiêu biểu năm 2019

- Đạt thành tích xuất sắc trong công tác tổ chức xây dựng và phát triển hộ lương thực thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh 2020

- Chứng nhận danh hiệu một trong những công ty tốt nhất để làm việc tại Châu Á năm 2020

- Chứng nhận danh hiệu Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh tiêu biểu 2020 do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chứng nhận

- Top 100 Giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2021

- Chứng nhận danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao 2021 do HHHVNCLC tổ chức

Phân tích và đánh giá tính hình hoạt động tài chính của công ty

Phân tích cấu trúc

SỐ TIỀN TT(%) SỐ TIỀN TT(%) SỐ TIỀN TL(%)

TỔNG TS 1,639,538 100.00% 1,850,378 100.00% 210,840 12.86% a Phân tích tình hình tài sản của công ty :

Bảng Phân tích tình hình tài sản năm 2021 – 2022

* Nhận xét : Qua bảng phân tích tài sản của công ty trong 2 năm 2021,2022 của doanh nghiệp biến đổi như sau: a)Phân tích biến động ( phân tích theo chiều ngang)

- Tổng tài sản của năm 2022 tăng so với năm 2021 cụ thể tăng 210,840 triệu đồng tương đương tăng 12,86% Nguyên nhân do sự biến động của tiền và các khoản tương đương tiền cùng với một số tài sản như:

- TSNH của doanh nghiệp năm 2022 cũng tăng so với năm 2021 cụ thể tăng 116,507 triệu đồng tương đương 20,15% Do:

+ Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2022 giảm so với năm 2021 cụ thể là 50,804 triệu đồng tương đương 25,05%

+ Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2022 giảm so với năm 2021: 24,665 triệu đồng tương đương 11,85%

+ Hàng tồn kho năm 2022 tăng so với năm 2021 là 26,921 triệu đồng tương đương 31.45% Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong Tổng tài sản ngắn hạn và có vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất của công ty.

-TSDN của doanh nghiệp 2022 tăng so với năm 2021 cụ thể là 94,332 triệu đồng tương đương 8.89%. b) Phân tích kết cấu ( theo chiều dọc)

-TSNH của năm 2021 chiếm tỷ trọng 35,27% , đến năm 2022 tỷ trọng tăng 2,28%

+Tỷ trọng Phải thu ngắn hạn năm 2021 chiếm 12,69% , năm 2022 chiếm 9,91% Tỷ trọng 2022 giảm 2,78% so với năm 2021.

+ Tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền năm 2021 chiếm 12,37%, năm 2022 chiếm 8,22% Tỷ trọng 2022 giảm 4,15% so với năm 2021.

+ Tỷ trọng hàng tồn kho năm 2021 là 5,22% , năm 2022 chiếm 6,08% Tỷ trọng năm 2022 tăng 0,86% so với 2021.

-Tỷ trọng TSDH năm 2022 giảm 2,28% so với năm 2021

21 b Phân tích tình hình nguồn vốn của công ty

Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) ST TL(%)

Bảng Phân tích tình hình nguồn vốn năm 2021 – 2022

Nhìn vào Tổng nguồn vốn ta thấy Nợ phải trả ở các năm chiếm tỷ trọng thấp hơn vốn chủ sở hữu Cụ thể năm 2021,2022 Nợ phải trả các năm chiếm 28.99% ; 40.14% so với Tổng nguồn vốn.

Trong Nợ phải trả ta thấy tỷ trọng Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao, Nợ dài hạn chiếm tỷ trọng thấp.Cụ thể năm 2021 Nợ ngắn hạn chiếm 27.92% ; Nợ dài hạn chiếm 1.07% Năm 2022

Nợ ngắn hạn chiếm 31.73% ; Nợ dài hạn chiếm 8.41%.

+ Phải trả người bán: Năm 2021 là 115,909 triệu đồng, còn năm 2022 là 143,495 triệu đồng, năm 2022 tăng thêm 27,586 đồng, tương ứng 23,80% so với năm 2021

+ Vay và nợ ngắn hạn của Công ty năm 2021 là 430,885 triệu đồng, còn năm 2022 là 520,240 triệu đồng, tăng 89355 triệu đồng tương ứng 20.74% so với năm 2021

+ Nợ dài hạn: năm 2021 là 16,535 triệu đồng, năm 2022 là 137,833 triệu đồng, tăng 121,298 triệu đồng, tương ứng 733.58%

+ Tỷ trọng vốn chủ sở hữu không thay đổi. c Phân tích báo cáo kết quả hoạt động của công ty

SỐ TIỀN TL(%) 1.DTBH&CCDV 1.102.529.287.749 1.618.776.483.962 516.247.196.213 46,82%

5.LÃI GỘP 321.167.969.567 476.671.473.224 155.503.503.657 48,42% 6.DOANH THU TÀI

CHÍNH -3.519.791.760 -11.449.273.329 -7.929.481.569 225,28% 8.CPBH -237.232.633.555 -324.109.907.761 -86.877.274.206 36,62% 9.CPQLDN -69.514.930.066 -102.159.327.763 -32.644.397.697 46,96% 10.LN KINH

13.LN KHÁC 5.980.204.851 159.578.884.439 153.598.679.588 2568,45% 14.LNTT 29.892.588.116 233.022.760.583 203.130.172.467 679,53% 15.THUẾ TNDN -7.492.305.494 -40.106.065.576 -32.613.760.082 435,30% 16.LNST 22.400.282.622 192.916.695.007 170.516.412.385 761,22%

Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Bibica

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty Bibica giai đoạn 2021-2022 có sự thay đổi đáng kể Cụ thể như sau:

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2021 đạt 1,102,529,287,749 đồng trong khi đó năm 2022 đạt tới 1,618,776,483,962 đồng Cùng với đó, các khoản giảm trừ doanh thu lại giảm xuống 46.16%

=> Điều này cho thấy giai đoạn 2021-2022 công ty đang phát triển và mở rộng quy mô, doanh thu năm 2022 tăng lên một lượng đáng kể so với năm 2021 Mặc dù giai đoạn 2021-2022 do ảnh hưởng từ đại dịch covid tác động và thiên tai lũ lụt làm biến động nền kinh tế nhưng doanh thu thuần của 2021 vẫn đạt 1,091,174,440,134 đồng và của năm 2022 cao hơn là

1,612,663,159,316 đồng Ta thấy năm 2022 cao hơn năm 2021, cụ thể là tăng 47.79% so với năm 2021.

- Lợi nhuận gộp giai đoạn 2021-2022 có chiều hướng đi lên , điều đó chứng tỏ khả năng kiểm soát chi phí của doanh nghiệp rất tốt Cụ thể năm 2021 đạt 321,167,969,567 đồng, đến năm

2022 tiếp tục tăng lên là 476,671,473,224 đồng, tăng 48.42% tương đương tăng

155,503,503,657 đồng Lợi nhuận gộp có chiều hướng tăng cao.

- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2022 tăng 49,531,492,879 đồng so với năm 2021

- Lợi nhuận khác năm 2021 công ty thu về được 5,980,204,851 đồng trong khi đó năm 2022 lại tăng lên một một lượng rất lớn là 159,578,884,439 đồng Điều này cho thấy công ty đang có nhiều nguồn thu không thuộc vào hoạt động kinh doanh chính Tuy không phải khoản thu chính nhưng khoản này cũng khiến doanh nghiệp thu được một khoản doanh thu đáng kể

- Lợi nhuận trước thuế năm 2021 đạt 29,892,588,116 đồng nhưng đến năm 2022 đạt tới 233,022,760,583 đồng, chênh lệch số tiền là 203,130,172,467 đồng tương đương 679.53%

- Lợi nhuận sau thuế năm 2021 là 22,400,282,622 đồng và năm 2022 là 192,916,695,007 đồng, chênh lệch số tiền là 170,516,412,385 đồng

=> Nhìn chung tình hình tài chính hai năm 2021-2022 có sự thay đổi rõ rệt và đáng kể, năm

2022 mặc dù chi phí bán hàng và quản lý tăng hơn so với năm 2021 nhưng bù lại doanh thu cũng tăng rất cao nên lợi nhuận tăng theo, và bên cạnh đó các chi phí khác của doanh nghiệp năm 2022 giảm 27,52% so với năm 2021 Và mặc dù qua 2 năm dịch bệnh nhưng doanh nghiệp vẫn kinh doanh rất tốt.

Phân tích tỷ số

a Phân tích khả năng thanh toán :

THÔNG SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN

1.Tiền và các khoản tương đương tiền

5.Khả năng thanh toán hiện thời 1,111 1,470 0,359 32,30%

6 Khả năng thanh toán nhanh 0,947 1,232 0,285 30,14%

7 khả năng thanh toán tức thì 0,390 0,322 -0,068 -17,47%

Bảng Thông số khả năng thanh toán năm 2021-2022

Dựa vào bảng Thống kê Thông số khả năng thanh toán của doanh nghiệp vào năm 2021 và năm 2022 , ta thấy tài sản ngắn hạn ở năm 2021 là 578.230.851.763 đồng và năm 2022 tài sản ngắn hạn của công ty tăng thêm 116.507.545.124 với tổng là 694.738.396.887 đồng tương đương với tỷ lệ 20,15% có thể thấy công ty đang dần đầu tư vào cổ phiếu và dần thu hồi các khoản đầu tư ngắn hạn trước đó

+ Nợ ngắn hạn của doanh nghiệp giảm với tỷ lệ là -9,18% Năm 2021 nợ ngắn hạn của công ty là 520.240.164.491 đồng , đến năm 2022 nợ ngắn hạn giảm xuống 472.466.240.448 đồng Nợ ngắn hạn giảm đồng nghĩa là công ty chưa trả đủ lương cuả nhân viên cũng như khoản nợ phải trả cho người bán

Cũng bởi vì tài sản ngắn hạn tăng nên khả năng thanh toán hiện thời của công ty vào năm

2021 so với năm 2022 đã tăng từ 1,111 lên 1,470 ; điều đó cho thầy rằng khả năng thanh toán của công ty đang có dấu hiệu ổn định và đang trong tình trạng tốt Và khả năng thanh toán

27 nhanh của công ty cũng tăng từ 0,947 (năm 2021) lên 1,232 (năm 2022) với tỷ lệ là 30,14% phản ánh lên mức độ đáp ứng thanh toán khoản nợ ngắn hạn bằng tiền và tương đương tiền của công ty đã tăng lên Tức là với lượng tiền và tương đương tiền hiện có , công ty có thể đảm bảo khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn Đối với năm 2021-2022 thì ta thấy khả năng thanh toán tức thì và khả năng thanh toán nhanh đều tăng , nhưng khả năng thanh toán tức thì vào năm 2022 so với năm 2021 đã giảm 17,47% Trong năm 2021 thì con số đó là 0,390 nhưng đến năm 2022 thì chỉ còn 0,322 phản ảnh việc công ty đang gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ ngắn hạn b Phân tích đòn bẫy tài chính :

BẢNG THÔNG SỐ ĐÒN BẪY

1.Tỷ số nợ trên tổng tài sản 0,401 0,263 -0.138 `-34,42%

2.Thông số nợ dài hạn 0,140 0,011 -0,130 -92,38%

3 Thông số nợ trên vốn chủ 0,671 0,357 -0,0313 -46,72%

4.Thông số khả năng trả lãi vay -8,056 -35,822 -27,766 344,67%

Bảng Thông số đòn bẫy tài chính năm 2021-2022

Nhìn chung, các thông số đòn bẩy của doanh nghiệp trong năm 2022 đã có sự cải thiện đáng kể so với năm 2021 Cụ thể, nợ trên tài sản giảm 34,42%, nợ dài hạn giảm 92,38%, nợ trên vốn chủ sở hữu giảm 46,72% Điều này cho thấy doanh nghiệp đã giảm bớt gánh nặng nợ nần và đang hoạt động một cách an toàn hơn Cụ thể như sau :

+ Tỷ lệ nợ trên tài sản năm 2022 là 0,263, giảm so với 0,401 năm 2021 Điều này cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng vốn vay hiệu quả hơn, tức là doanh nghiệp đang tạo ra nhiều doanh thu hơn từ vốn vay của mình.

+ Tỷ lệ nợ dài hạn năm 2022 là 0,011, giảm so với 0,140 năm 2021 Điều này cho thấy doanh nghiệp đang giảm bớt gánh nặng nợ dài hạn, tức là doanh nghiệp đang giảm bớt các khoản nợ có lãi suất cao và thời hạn trả nợ dài.

+ Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu năm 2022 là 0,357, giảm so với 0,671 năm 2021 Điều này cho thấy doanh nghiệp đang giảm bớt sự phụ thuộc vào vốn vay, tức là doanh nghiệp đang sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu hơn để tài trợ cho hoạt động của mình.

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu

Tỷ suất sinh lợi trên VCSH (ROE) 0.02 0.14

Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) 0.01 0.10 + Tỷ lệ khả năng trả lãi vay năm 2022 là -35,822, tăng so với -8,056 năm 2021 Điều này cho thấy khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp đang giảm sút, tức là doanh nghiệp đang có thể trả ít lãi vay hơn so với doanh thu Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đây là một chỉ số chỉ mang tính tương đối và cần được xem xét cùng với các chỉ số khác để có đánh giá chính xác hơn.

Nhìn chung, các thông số đòn bẩy của doanh nghiệp trong năm 2022 đã có sự cải thiện đáng kể so với năm 2021 Điều này cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động một cách an toàn hơn và đang giảm bớt gánh nặng nợ nần Tuy nhiên, doanh nghiệp cần tiếp tục nỗ lực để cải thiện khả năng trả lãi vay, đặc biệt là trong bối cảnh lãi suất đang tăng cao. c Phân tích khả năng sinh lời :

Bảng hệ số khả năng sinh lợi năm 2021 – 2022

- Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS) tăng dần: Năm 2021 cứ 1 đồng doanh thu thuần thì tạo ra 0,02 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2022 cứ 1 đồng doanh thu thuần thì tạo ra 0,12 đồng lợi nhuận sau thuế Điều này chứng tỏ tình hình kinh doanh củ Công ty là khả quan.

- Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty qua 2 năm 2021-2022 cũng khá khả quan Cùng 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì lợi nhuận sau thuế thu về năm 2021 là 0,02 đồng, năm 2022 là 0,14 đồng Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty rất tốt.

- Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA): từ năm 2021-2022 có sự tăng dần Điều này chứng tỏ việc sử dụng tài sản ngày càng có hiệu quả của Công ty. d Phân tích tỷ số biến động :

Chênh lệch 2022/2021 Giá trị Tỷ lệ(%)

Kỳ thu tiền bình quân 68,66 40,95 -27,71 -40,36%

Vòng quay khoản phải thu 5,24 8,79 3,55 67,66%

Kỳ trả tiền bình quân 67,09 51,34 -15,75 -23,48%

Vòng quay khoản phải trả 5,37 7,01 1,65 30,68%

Thời gian giải toả tồn kho 40,02 35,66 -4,36 -10,90%

Vòng quay hàng tồn kho 9,00 10,10 1,10 12,23%

Vòng quay vốn luân chuyển ròng 18,82 7,77 -11,05 -58,73% Bảng Thông số hoạt động năm 2021 – 2022

+ Năm 2022, kỳ trả tiền bình quân giảm 15,75 triệu đồng so với năm 2021 (tương đương 23,48%) Vòng quay khoản phải trả năm 2022 tăng 1,65 triệu đồng so với năm 2021 (tương đương 30,68%)

+ Thời gian giải tỏa tồn kho năm 2022 giảm 4,36 triệu đồng so với 2021 (tương đương 10,90%).

+ Vòng quay hàng tồn kho năm 2022 là 10,10 triệu đồng tăng 1,10 triệu đồng so với năm 2021 (tương đương 12,23%)

+ Năm 2022, vòng quay tài sản là 0,87 triệu đồng tăng 0,12 triệu đồng so với năm 2021 (tương đương 30.95%)

+ Năm 2022 vòng quay TSCĐ là 2,45 triệu đồng tăng 0,66 triệu đồng so với năm 2021 (tương đương 36,47%)

+ Vòng quay vốn luân chuyển ròng năm 2022 là 7,77 triệu đồng giảm 11,05 triệu đồng so với năm 2021 (tương đương 58,73%) Và vốn luân chuyển ròng năm 2022 tăng 149,692 triệu đồng so với năm 2021.

Ngày đăng: 25/04/2024, 18:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC THỰC HIỆN - báo cáo phân tích tài chính lớp fin 301 phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần bibica
BẢNG ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC THỰC HIỆN (Trang 3)
Bảng cân đối kế toán năm 2021 11 - báo cáo phân tích tài chính lớp fin 301 phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần bibica
Bảng c ân đối kế toán năm 2021 11 (Trang 13)
Bảng cân đối kế toán năm 2022 - báo cáo phân tích tài chính lớp fin 301 phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần bibica
Bảng c ân đối kế toán năm 2022 (Trang 18)
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2022  19 - báo cáo phân tích tài chính lớp fin 301 phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần bibica
Bảng k ết quả hoạt động kinh doanh năm 2022 19 (Trang 21)
BẢNG THễNG SỐ ĐềN BẪY Chỉ tiêu - báo cáo phân tích tài chính lớp fin 301 phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần bibica
h ỉ tiêu (Trang 30)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w