Doanh nghiệp cần phân tích sự ưachuộng đối với từng loại, từng dòng sản phẩm của khách hàng để có chiến lược kinhdoanh, sản xuất phù hợp, từ đó, tạo ra cơ hội tăng doanh thu và tăng khả
TỔNG QUAN
Bối cảnh thị trường
Theo thống kê từ Metric, một nền tảng chuyên về phân tích dữ liệu thương mại điện tử, trong khoảng thời gian một năm từ ngày 1 tháng 9 năm 2022 đến ngày 31 tháng 8 năm 2023, tổng doanh thu của ngành thời trang trên các nền tảng thương mại điện tử đạt khoảng 38.500 tỷ VND, với hơn 365 triệu sản phẩm được giao thành công, tăng 174% so với doanh thu của cùng kỳ năm 2022 nhờ vào TikTok Shop mới ra mắt Việc bổ sung các nền tảng thương mại điện tử mới cũng đã tạo ra sự thúc đẩy tăng trưởng và cạnh tranh tích cực trong ngành.
Cụ thể, trong khoảng thời gian một tháng từ ngày 10 tháng 8 năm 2023 đến ngày
10 tháng 9 năm 2023, tổng doanh thu trên Shopee đạt khoảng 14.000 tỷ VND, trong đó ngành hàng làm đẹp dẫn đầu với khoảng 2.400 tỷ VND, tiếp theo là ngành hàng gia dụng và đời sống với khoảng 1.800 tỷ VND, và thời trang nữ đứng thứ ba với khoảng 1.500 tỷ VND Thời trang nam xếp gần cuối bảng với doanh thu ước tính khoảng 500 tỷ VND.
Hình 1: Thống kê của Metric từ 1-9-2022 đến 31-8-2023 về doanh số ngành hàng thời trang trên sàn TMĐT Ảnh: Metric cung cấp
Vì vậy, Cho thấy thị trường thời trang trên các nền tảng thương mại điện tử rất phát triển với doanh thu lớn và lượng khách hàng cũng lớn.
Bối cảnh thị trường thời trang có thể thay đổi theo thời gian, nhưng dưới đây là một số thông tin tổng quan về thị trường thời trang.
Cơ hội mở ra thị trường: Đại dịch Covid-19 đã làm mền kinh tế Việt Nam bị tổn thất lớn nhưng cũng đã mở ra cơ hội mới cho phương thức bán hàng mới là kinh doanh trực tuyến Đã 3 năm trải qua từ khi đại dịch kết thúc thì kinh doanh trực tuyến đã phát triển một cách vượt bậc là cơ hội của những người trẻ có thể dễ dàng bắt đầu kinh doanh.
Thói quen người dùng: Thói quen người dùng đã được hình thành nên việc những chiến lược kinh doanh, sản phẩm và thương hiệu có thể tiếp cận đên người dùng một cách dễ dàng.
- Cạnh tranh gay gắt: Thị trường thời trang luôn có sự cạnh tranh gay gắt Khách hàng thường đánh giá sản phẩm dựa trên chất lượng, giá cả, và trải nghiệm mua sắm. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục cải tiến để cạnh tranh và duy trì sự hấp dẫn.
- Công nghệ và giao hàng: Sự phát triển của công nghệ đã thay đổi cách mà người tiêu dùng đặt hàng và nhận hàng Nên đòi hỏi những người bán hàng phải luôn cập nhật những công nghệ mới Những chính sách về giao nhận hàng đã có nhiều thay đổi đòi hỏi nguồn lực của người bán phải phù hợp với lượng khách hàng.
- Kiểm soát chất lượng và chăm sóc khách hàng: khách hàng ngày càng khó tính trong việc lựa chọn và quyết định mua sản phẩm, vấn đề về giá cả không còn hoàn toàn quyết định về việc mua sản phẩm mà là chất lượng của sản phẩm và các dịch vụ đi kèm Nên vấn đề về kiểm soát chất lượng phải được đặt lên hàng đầu phải luôn đảm bảo hàng đến tay khách hàng là tốt nhất Bên cạnh đó, chăm sóc khách hàng cũng phải thực hiện một cách tốt nhất.
Nhu cầu về thời trang phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giới tính, độ tuổi, sở thích, công việc,…Vì vậy, Nhóm chọn sản phẩm là áo thun để phù hợp với mọi độ tuổi, mọi giới tính.
Mục tiêu dự án
-Specific (cụ thể): Mục tiêu của dự án kinh doanh sản phẩm áo thun của chúng tôi là cung cấp sản phẩm chất lượng, phù hợp với mọi lứa tuổi và đa dạng Bên cạnh đó, còn tăng doanh số bán hàng, xây dựng thương hiệu cá nhân, tạo dấu ấn đối với khách hàng bằng các sản phẩm mang dấu ấn riêng của thương hiệu Tăng sự nhận thức về sản phẩm mang dấu ấn riêng của thương hiệu trên các sàn thương điện tử hiện nay.
-Measurable (đo lường): tăng 20% doanh thu,
-Achievable (đạt được): Với nguồn sản phẩm chất lượng, cùng các chiến lược kinh doanh cụ thể được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên trẻ trung nhiệt huyết thì chúng tôi sẽ có thể tăng doanh thu.
-Relevant (liên quan): Dự án đạt hiệu quả tốt đem về doanh thu, nâng cao sự nhận diện của sản phẩm và đội ngũ nhân viên có tiến bộ.
-Time bound (giới hạn thời gian): trong vòng 10 tháng kể từ ngày khởi đầu dự án
Khách hàng mục tiêu
Với độ tuổi từ 10-16: Đặc điểm: Đây là nhóm tuổi đang là học sinh, có nhu cầu cao về các sản phẩm mang tính thời trang, phong cách và dễ thể hiện cá tính Ở độ tuổi này, họ thường chịu ảnh hưởng từ bạn bè và xu hướng thời trang trên mạng xã hội.
Sở thích và nhu cầu: Họ ưa chuộng những mẫu áo thun có thiết kế sôi động, màu sắc tươi sáng, in hình các nhân vật hoạt hình, ca sĩ, hay các biểu tượng nổi tiếng.
Hành vi mua sắm: Thường kết hợp việc mua sắm cùng bố mẹ hoặc tự chọn các mẫu áo thun qua các chuyến đi mua sắm gia đình.
Với độ tuổi từ 17-24: Đặc điểm: Đây là lứa tuổi sử dụng mạng xã hội nhiều và thành thạo việc mua hàng online trên mạng xã hội và sàn thương mại điện tử Họ có sự tự do hơn về tài chính và dễ ra quyết định mua hàng hơn những lứa tuổi khác.
Sở thích và nhu cầu: Thích các mẫu áo thun theo trend, phong cách cá tính, unisex Họ cũng quan tâm đến các giá trị như môi trường, công bằng xã hội, và các thương hiệu có cam kết trách nhiệm xã hội.
Hành vi mua sắm: Mua sắm trực tuyến là phổ biến nhất trong nhóm này, họ dễ bị thu hút bởi các quảng cáo trên mạng xã hội và các review từ influencer.
Với độ tuổi từ 25-40: Đặc điểm: Nhóm tuổi này có ít nhu cầu về các mẫu áo thun thời trang cho bản thân đặc biệt là những mẫu áo in chữ in hình Tuy nhiên, họ lại thường xuyên mua sắm cho con cái của họ hoặc mua làm quà tặng cho người thân.
Sở thích và nhu cầu: Họ ưu tiên những sản phẩm có chất lượng tốt, thiết kế đơn giản,nhưng bền bỉ Với con cái, họ tìm kiếm các sản phẩm an toàn, có màu sắc và thiết kế phù hợp với trẻ nhỏ.
Hành vi mua sắm: Nhóm tuổi này thường mua sắm tại các cửa hàng thời trang lớn, siêu thị, hoặc qua các trang web uy tín.
Học sinh sinh viên: Đặc điểm: Đây là nhóm lớn tiềm năng; họ có nhu cầu cao về các sản phẩm thể hiện cá tính, phong cách riêng.
Sở thích và nhu cầu: Thích các mẫu áo thun có họa tiết sôi động, slogan, hoặc hình ảnh của các thần tượng, ca sĩ.
Hành vi mua sắm: Thường mua sắm tại các cửa hàng thời trang trẻ trung, các hội chợ sinh viên, hoặc các trang thương mại điện tử.
Gia đình: Đặc điểm: Gia đình có thể mua áo thun cho các thành viên hoặc mua làm quà tặng cho người thân trong các dịp đặc biệt.
Sở thích và nhu cầu: Họ cần các sản phẩm đa dạng về kích thước, phù hợp với nhiều độ tuổi khác nhau trong gia đình Thiết kế nên nhã nhặn, chất liệu bền bỉ.
Hành vi mua sắm: Thường mua sắm tại các trung tâm thương mại, siêu thị lớn nơi có nhiều lựa chọn hoặc thông qua các kênh online có uy tín.
Người làm việc văn phòng: Đặc điểm: Những người làm việc trong môi trường văn phòng thường tìm kiếm các sản phẩm vừa thoải mái để mặc hàng ngày, vừa lịch sự cho các môi trường làm việc không đòi hỏi quá cao về trang phục.
Sở thích và nhu cầu: Họ ưa chuộng mẫu áo thun có thiết kế lịch lãm, màu sắc trung tính, không quá cầu kỳ, dễ kết hợp với các trang phục khác như blazer hoặc quần jeans.
Hành vi mua sắm: Họ thường mua sắm trực tuyến vì sự tiện lợi hoặc tận dụng các dịp sale tại các cửa hàng thời trang lớn.
Phân tích 4Vs
Việc áp dụng phân tích 4Vs (Volume, Variety, Variation và Visibility) vào kinh doanh sản phẩm áo thun giúp doanh nghiệp hiểu rõ ảnh hưởng của các yếu tố quan trọng trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đầu tiên, về khối lượng (Volume), số lượng áo thun sản xuất và bán ra cần được doanh nghiệp đánh giá hàng tháng, hàng quý, hàng năm Việc thống kê, đánh giá này sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu lãng phí và quản lý hàng tồn kho hiệu quả, từ đó giảm chi phí và tăng năng suất.
Về đa dạng (Variety), áo thun nên có nhiều chất liệu, màu sắc, kiểu dáng, hình in khác nhau để phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng Doanh nghiệp cần phân tích sự ưa chuộng đối với từng loại, từng dòng sản phẩm của khách hàng để có chiến lược kinh doanh, sản xuất phù hợp, từ đó, tạo ra cơ hội tăng doanh thu và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Về biến động (Variation), nhu cầu về áo thun có thể thay đổi theo mùa, xu hướng thời trang, và các sự kiện đặc biệt như lễ hội hoặc các chiến dịch quảng cáo Doanh nghiệp cần nhanh chóng nắm bắt biến động để dự báo và kịp thời điều chỉnh sản xuất, giúp đáp ứng nhu cầu thị trường, giảm rủi ro và các chi phí phát sinh do sự thay đổi không mong muốn.
Cuối cùng, về tầm nhìn (Visibility), trong chuỗi cung ứng, doanh nghiệp cần giám sát chặt chẽ, minh bạch từ nguyên liệu đến việc sản xuất và phân phối Áp dụng công nghệ hiện đại như: IoT và blockchain vào nghiên cứu thị trường và phân tích dữ liệu, từ đó, có được tầm nhìn rõ ràng hơn về thị hiếu và phản hồi của khách hàng thông qua khảo sát khách hàng, dữ liệu bán hàng, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử Như vậy, doanh nghiệp sẽ đưa ra các chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả.
Phân tích 4Vs giúp doanh nghiệp nắm bắt các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và tiêu thụ, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững trên thị trường.
THIẾT KẾ QUY TRÌNH KINH DOANH
Quy trình nhập hàng
Quy trình nhập hàng có thể chia thành 9 giai đoạn Bắt đầu từ phân tích dữ liệu bán hàng, dự báo nhu cầu, lập kế hoạch nhập hàng, chọn nhà cung cấp, lập đơn đặt hàng, báo kho, tiếp nhận hàng hóa, kiểm tra chất lượng sản phẩm, lưu trữ thông tin hàng hóa.
Phân tích dữ liệu bán hàng:
Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để phân tích dữ liệu bán hàng của áo thun trong các giai đoạn trước: theo mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, size, theo khu vực, theo kênh bán hàng Xác định những mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, size nào bán chạy nhất, ít bán nhất, xu hướng thay đổi theo mùa, theo khu vực,
Dựa trên dữ liệu bán hàng được phân tích, dự báo nhu cầu áo thun trong tương lai cho từng mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, size.
Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu như: xu hướng thời trang, chiến lược marketing, chương trình khuyến mãi, sự kiện đặc biệt,
Sử dụng các mô hình dự báo nhu cầu phù hợp như: mô hình trung bình di động, mô hình làm mịn hàm mũ, mô hình phân tích chuỗi thời gian,
Lập kế hoạch nhập hàng:
Lập kế hoạch nhập hàng chi tiết, bao gồm số lượng, mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, size, thời gian nhập hàng cho từng mặt hàng.
Xác định số lượng tối ưu cho từng mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, size dựa trên dự báo nhu cầu và khả năng tài chính của doanh nghiệp.
Lựa chọn nhà cung cấp phù hợp cho từng mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, size áo thun.
Tìm kiếm nhà cung cấp uy tín, có năng lực sản xuất và cung cấp áo thun chất lượng cao, giá cả cạnh tranh, dịch vụ tốt. Đánh giá năng lực của nhà cung cấp thông qua các tiêu chí như: kinh nghiệm sản xuất áo thun, năng lực tài chính, uy tín thương hiệu, khả năng đáp ứng đơn hàng đúng số lượng, mẫu mã, chất lượng và thời gian,
So sánh giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ của các nhà cung cấp khác nhau trước khi đưa ra quyết định.
Sử dụng mẫu đơn đặt hàng áo thun chuẩn của doanh nghiệp, bao gồm đầy đủ thông tin:
Tên và địa chỉ của doanh nghiệp và nhà cung cấp.
Danh sách áo thun cần đặt hàng, bao gồm mã sản phẩm, tên sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, size, số lượng, giá bán,
Điều khoản thanh toán, thời gian giao hàng, địa điểm giao hàng,
Các yêu cầu đặc biệt khác (nếu có) như: chất liệu vải, kiểu may, tem nhãn, bao bì Gửi đơn đặt hàng cho nhà cung cấp qua email hoặc cổng giao tiếp trực tuyến và lưu lại bản sao để đối chiếu.
Thông báo cho bộ phận kho về số lượng, mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, size áo thun sắp nhập.
Yêu cầu bộ phận kho chuẩn bị khu vực lưu trữ phù hợp, đảm bảo điều kiện bảo quản cho từng loại áo thun (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng ).
Cung cấp cho bộ phận kho thông tin về dự kiến thời gian giao hàng để họ có thể sắp xếp nhân lực và phương tiện tiếp nhận hàng hóa.
Kiểm tra tem nhãn, bao bì sản phẩm trước khi nhận hàng.
Ghi nhận số lượng, mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, size áo thun thực tế nhận được vào biên bản giao nhận.
So sánh số lượng, mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, size áo thun thực tế với số lượng ghi trong đơn đặt hàng và phiếu vận chuyển.
Kiểm tra chất lượng sản phẩm:
Lấy mẫu áo thun ngẫu nhiên theo quy định (tỷ lệ mẫu kiểm tra theo quy định của doanh nghiệp hoặc theo tiêu chuẩn quốc gia) để kiểm tra chất lượng theo các tiêu chí: Chất liệu vải: kiểm tra độ co giãn, độ bền màu, độ thấm hút mồ hôi Kiểu may: kiểm tra đường may.
Lưu trữ thông tin hàng hóa
Lưu trữ thông tin hàng hóa lên hệ thống, bao gồm: mã sản phẩm, tên sản phẩm, số lượng hàng hóa, giá bán, giá khuyến mãi (nếu có),
Quy trình tuyển nhân viên
Quy trình tuyển dụng nhân viên bao gồm 5 giai đoạn chính: Lên kế hoạch và chuẩn bị, đăng tuyển và thu hút ứng viên, sơ tuyển và đánh giá hồ sơ ứng viên, phỏng vấn ứng viên, xét tuyển và tuyển dụng
2.2.1 Giai đoạn 1: Lên kế hoạch và chuẩn bị
Phân tích nhu cầu tuyển dụng:
Xác định vị trí cần tuyển dụng, số lượng cần tuyển, thời gian tuyển dụng.
Phân tích công việc: xác định nhiệm vụ, trách nhiệm, yêu cầu về kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ học vấn của vị trí tuyển dụng.
Xác định ngân sách cho hoạt động tuyển dụng.
Lập kế hoạch tuyển dụng:
Xác định các kênh tuyển dụng phù hợp (website tuyển dụng, mạng xã hội, trường đại học, giới thiệu ).
Lập kế hoạch quảng cáo tuyển dụng: nội dung quảng cáo, hình thức quảng cáo, ngân sách quảng cáo,
Chuẩn bị các hồ sơ tuyển dụng: mô tả công việc, bảng câu hỏi phỏng vấn, bài test,
2.2.2 Giai đoạn 2: Đăng tuyển và thu hút ứng viên
Đăng tin tuyển dụng: Đăng tin tuyển dụng trên các kênh đã lựa chọn, đảm bảo nội dung tin tuyển dụng đầy đủ thông tin, chính xác và thu hút ứng viên (Facebook, Linkedin, Website tuyển dụng )
Sử dụng hình ảnh và video chất lượng cao để thu hút sự chú ý của ứng viên.
Chia sẻ tin tuyển dụng trên mạng xã hội và các kênh truyền thông khác.
Tiếp nhận hồ sơ ứng viên:
Hướng dẫn ứng viên cách nộp hồ sơ (qua email, website )
Lưu trữ hồ sơ ứng viên một cách an toàn và bảo mật.
2.2.3 Giai đoạn 3: Sơ tuyển và đánh giá hồ sơ ứng viên
Loại bỏ những hồ sơ không đáp ứng các yêu cầu cơ bản của vị trí tuyển dụng (học vấn, kinh nghiệm ).
Phân loại hồ sơ theo các tiêu chí đã xác định. Đánh giá chi tiết từng hồ sơ ứng viên dựa trên các tiêu chí như: kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, trình độ học vấn, thành tích,
Sử dụng các công cụ hỗ trợ đánh giá hồ sơ (nếu có).
2.2.4 Giai đoạn 4: Phỏng vấn ứng viên
Lựa chọn ứng viên phỏng vấn:
Lựa chọn những ứng viên có hồ sơ phù hợp nhất với vị trí tuyển dụng.
Gửi email hoặc gọi điện thoại để mời phỏng vấn ứng viên.
Phỏng vấn trực tiếp hoặc trực tuyến (video call).
Sử dụng các câu hỏi phỏng vấn phù hợp để đánh giá năng lực và phẩm chất của ứng viên.
Đánh giá kết quả phỏng vấn:
Ban tuyển dụng sẽ đánh giá kết quả phỏng vấn dựa trên các tiêu chí đã xác định.
Xếp hạng các ứng viên và lựa chọn những ứng viên phù hợp nhất để bước vào vòng tiếp theo.
2.2.5 Giai đoạn 5: Xét tuyển và tuyển dụng
Kiểm tra tra cứu thông tin ứng viên và đề xuất tuyển dụng:
Xác minh thông tin của ứng viên như: học vấn, kinh nghiệm làm việc, chứng chỉ,
Tham khảo ý kiến của những người đã từng làm việc với ứng viên (nếu có).
Ban tuyển dụng sẽ đề xuất tuyển dụng những ứng viên phù hợp nhất với vị trí tuyển dụng. Lãnh đạo doanh nghiệp sẽ xem xét đề xuất và đưa ra quyết định cuối cùng.
Gửi thông báo kết quả tuyển dụng:
Gửi email hoặc gọi điện thoại để thông báo kết quả tuyển dụng
Quy trình giao hàng
Hình 2: Sơ đồ quy trình giao hàng
Dựa vào thông tin các đơn hàng mà khách hàng đặt qua hệ thống website như: số lượng, giá cả, mẫu mã Từ đó hệ thống bán hàng hặc nhân viên bán hàng sẽ tiếp nhận đơn hàng và xác nhận với khách hàng về hóa đơn thanh toán và thời gian giao hàng.
Hệ thống quản lý kho tiếp nhận đơn hàng và kiểm tra về số hàng, mẫu mã đơn hàng Sau đó sẽ giao cho bộ phận đóng gói, liên hệ với đơn vị vận chuyển Đồng thời cập nhật tình hình đơn hàng trên website.
3 Giao hàng cho đơn vị vận chuyển
Sau khi đóng gói xong đơn hàng, nhân viên sẽ giao đơn hàng cho bên vận chuyển mà phù hợp với địa chỉ mà khách hàng cung cấp Đồng thời cung cấp địa chỉ giao hàng, thông tin khách hàng, chi phí giao hàng.Sau đó cập nhật đơn hàng đã được giao đến đơn vị vận chuyển.
4 Giao hàng Đơn vị vận chuyển chuyển đơn hàng đến khách hàng, khách hàng kiểm tra và xác nhận đã nhận hàng và thanh toán Sau đó đơn vị vận chuyển sẽ gọi và xác nhận khách hành đã nhận hàng Đồng thời trên hệ thống nhận viên sẽ để đơn hàng đã giao thành công.
5 Xử lý sau khi giao hàng
Hệ thống sẽ tiếp nhận các phản hồi của khách hàng như việc đổi trả hoặc các khiếu nại về sản phẩm và dịch vụ Nhân viên sẽ tiếp nhận thông tin từ khách hàng và cải thiện để quy trình giao hàng được hoàn thiện hơn.
6 Ghi nhận lại thông tin khách hàng
Sau khi đơn hàng đã giao thành công, hệ thống sẽ tiến hành lưu lại các thông tin khách hàng để làm cơ sở cho các hoạt động liên quan cần đến số liệu.
Quy trình quản lý hàng tồn kho
Hình 3: Sơ đồ quy trình quản lý hàng tồn kho
Phân tích dữ liệu bán hàng đã được ghi nhận lại và xu hướng thị trường để dự đoán nhu cầu tương lai Đồng thời sử dụng các công cụ và phần mềm dự báo để xác định số lượng hàng hóa cần nhập kho.
2 Đặt hàng và mua sắm
Lựa chọn nhà cung cấp chất lượng và uy tín sau đó tiến hàng đặt hàng.Sau khi nhận hàng cần kiểm tra số lượng và chất lượng hàng hóa khi nhận từ nhà cung cấp.Đồng thời cần cập nhật hệ thống quản lý tồn kho để ghi nhận hàng hóa đã nhập kho.
3 Lưu trữ và bảo quản
Sau đó tiến hành sắp xếp và lưu trữ hàng hóa vào kho để dễ tìm kiếm và truy xuất Để ở nơi đã bảo an toàn tránh hàng hóa bị hỏng.
4 Kiểm kê hàng tồn kho
Tiếp hàng kiểm kê định kỳ theo tháng hoặc kiểm kê đột xuất để xác nhận số lượng hàng hóa thực tế so với hệ thống.
5 Quản lý số liệu tồn kho
Sử dụng phần mềm quản lý tồn kho để theo dõi số lượng, vị trí và trạng thái của hàng hóa. Cập nhật liên tục các thay đổi về số lượng hàng hóa trong kho.
6 Xử lý hàng tồn kho lỗi, hỏng
Phân loại và xử lý hàng hóa bị lỗi, hỏng hoặc mẫu mã hết được ưu chuộng Thực hiện các biện pháp giảm giá, khuyến mãi với giá rẻ để xử lý hết hàng tồn kho
Xử lý các yêu cầu xuất kho từ các bộ phận bán hàng theo các đơn đặt hàng của khách hàng Đảm bảo quy trình xuất kho nhanh chóng, chính xác và cập nhật hệ thống tồn kho ngay sau khi xuất hàng.
8 Đánh giá và cải tiến Đánh giá hiệu quả của quy trình quản lý hàng tồn kho thông qua các chỉ số như tỷ lệ lỗi,chi phí lưu trữ, tỷ lệ hàng tồn kho lỗi thời.
PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ DỊCH VỤ VÀ SẢN PHẨM
Đề xuất giá trị
Phân tích Giá trị Sản phẩm (Value Analysis - VA) là quá trình đánh giá các yếu tố giá trị mà sản phẩm áo thun mang lại cho khách hàng.
- Chất lượng sản phẩm: Sử dụng nguyên liệu cao cấp, uy tín, đảm bảo chất lượng thiết kế áo thun đẹp mắt, hợp thời trang phù hợp với sở thích và nhu cầu của khách hàng.
- Giá trị dịch vụ: Cung cấp dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp, tận tâm, chu đáo, giải đáp thắc mắc của khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm, nhanh chóng và xử lý khiếu nại hiệu quả Cung cấp các chương trình khuyến mãi và tri ân khách hàng.
- Giá cả hợp lý: xác định giá bán phù hợp với giá trị sản phẩm, nhu cầu chi trả của khách hàng về tình hình cạnh tranh của thị trường Cung cấp các chương trình khuyến mãi, giảm giá hấp dẫn để thu hút khách hàng
- Tính đa dạng: Cung cấp nhiều kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc, kích cỡ áo thun khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng Thường xuyên cập nhật những mẫu mã mới độc đóa theo xu hướng hot để đáp ứng thu hút nhu cầu của khách hàng.
- Tính sáng tạo: Cập nhật xu hướng thời trang hiện đại và mới nhất, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, độc đáo và sáng tạo ngày càng đa dạng hóa để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khách hàng khác nhau.
- Phát triển bền vững: Sử dụng nguyên liệu cao cấp phù hợp thân thiện với môi trường, áp dụng quy trình sản xuất bền vững và tham gia hoạt động bảo vệ môi trường
Giải quyết dự án tiến hàng qua 5 giai đoạn phân tích thiết kế lại sản phẩm: làm quen, suy đoán, đánh giá, đề xuất và triển khai.
Nắm vững thông tin về thị trường áo thun và xu hướng tiêu dùng
Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu: Đối với nhóm khách hàng mục tiêu, tùy theo mọi lứa tuổi tạo ra những sản phẩm chất lượng, thoải mái, lịch sự, dễ phối đồ và mang tính cá nhân cao, cho phép họ thể hiện cá tính riêng của mình một cách tự do và sáng tạo.
Phân tích đối thủ cạnh tranh: Thị trường áo thun là một thị trường cạnh tranh cao , do đó bạn cần có chiến lược kinh doanh hiệu quả để thành công Áo thun là một thương hiệu thời trang nổi tiếng với phong cách hiện đại đơn giản, dễ phối đồ và cá tính Họ tập trung vào thiết kế và sản xuất các sản phẩm thời trang đa dạng. Ưu điểm: Áo thun được đánh giá cao với chất liệu vải cotton mềm mại và thoáng khí Sản phẩm có độ bền cao giữ được hình dáng và màu sắc sau nhiều lần giặc. Áo thun có nhiều kiểu dáng khác nhau, từ cổ tròn đơn giản đến cổ tim, cổ V hoặc kiểu thể thao, đáp ứng nhiều sở thích và phong cách của khách hàng.
Nhược điểm: Không có các size đặc biệt, áo thun chỉ cung cấp các size chuẩn thông thường.
- Phát triển sản phẩm: sử dụng chất liệu cao cấp, bền đẹp và thỏa mái khi mặc. Thiết kế các mẫu áo thun độc đáo và sáng tạo, phù hợp với sở thích của khách hàng mục tiêu.
Cung cấp dịch vụ khách hàng tốt: Cần tập trung vào việc cung cấp sản phẩm chất lượng cao và dịch vụ khách hàng tốt để thu hút và giữ chân khách hàng Nên thường xuyên cập nhật xu hướng thời trang và đổi mới sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Làm quen với đối tượng khách hàng tiềm năng, nhà phân phối và nhà sản xuất sản phẩm áo thun.
Tiến hành phân tích sản phẩm áo thun hiện có trên thị trường, đồng thời đánh giá yếu tố thành công và thất bại của chúng
Cơ hội thành công phát triển doanh nghiệp áo thun nữ:
Sự đa dạng hóa sản phẩm: Sự đa dạng trong thiết kế áo thun sẽ ngày càng độc đáo đa dạng và phong phú với nhiều kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng và giá cả sản phẩm để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng Từ những chiếc áo được thiết kế in hình đẹp mắt, thị trường này đang ngày càng đa dạng hóa để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khách hàng khác nhau.
Nhu cầu áo thun sẽ tiếp tục tăng cao: Áo thun là một trang phục thiết yếu và phù hợp với mọi lứa tuổi, do đó nhu cầu về áo thun dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong tương lai Khách hàng sẽ có nhu cầu được sở hữu những chiếc áo thun được thiết kế riêng theo sở thích và cá tính của họ.
Tạo ra các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng:
Các chương trình khuyến mãi và giảm giá đặc biệt trong thời kỳ giảm giá như các ngày lễ,các ngày đại sale sản phẩm lớn có ảnh hưởng lớn đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng Những ưu đãi này không chỉ kích thích nhu cầu mua sắm mà còn tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp áo thun nữ để tăng doanh số bán hàng và xây dựng lòng trung thành từ phía khách hàng.
Tạo ra chiến lược tiếp thị hiệu quả trên các nền tảng trực tuyến:
Sự hiện diện trực tuyến không chỉ giới hạn trong việc bán hàng mà còn đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược tiếp thị mạnh mẽ trên các nền tảng truyền thông xã hội, website, và các kênh trực tuyến khác Việc tạo ra nội dung hấp dẫn, quảng bá thương hiệu và tương tác tích cực với khách hàng có thể tạo ra những cơ hội lớn cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Thách thức của thị trường sản phẩm áo thun:
Cạnh tranh gay gắt: Doanh nghiệp cần phải có chiến lược kinh doanh hiệu quả để cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường Cạnh tranh về giá cả, chất lượng sản phẩm, mẫu mã, dịch vụ khách hàng Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải không ngừng cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ và chiến lược tiếp thị.
Quản lý quy trình thiết kế
Quy trình thiết kế sản phẩm áo thun bao gồm nhiều bước để có thể tạo ra một chiếc áo thun hoàn chỉnh đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng.
Quy trình kinh doanh áo thun:
Việc nghiên cứu thị trường giúp hiểu rõ hơn về khách hàng, từ đó nắm bắt được xu hướng hiện tại từ đó có thể tạo ra các sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu khách hàng.
Sử dụng những nghiên cứu từ thị trường để lên ý tưởng thiết kế cho sản phẩm áo thun. Ngoài việc nắm bắt xu hướng và sở thích của khách hàng thì cốt lõi là đặc trưng của doanh nghiệp tạo ra được những sự khác biệt so với các sản phẩm khác ngoài thị trường.
Dựa trên quy trình kĩ thuật của doanh nghiệp để có thể xác định quy trình sản xuất, công nghệ sản xuất,
Với ý tưởng và quy trình sản xuất của doanh nghiệp để thiết kế ra các sản phẩm áo thun.
Có thể lựa chọn kiểu dáng, họa tiết, màu sắc, chất liệu phù hợp với đối tượng khách hàng và phong cách thiết kế của doanh nghiệp.
Kiểm tra và cải tiến: Cần thường xuyên kiểm tra sản phẩm để đảm bảo chất lượng đầu ra cho sản phẩm Từ đó tìm ra những khuyết điểm để kịp thời điều chỉnh sản phẩm.
Bán hàng và Tiếp thị: Sử dụng các hoạt động quảng bá bạn thông qua các kênh online và offline như mạng xã hội, website, email marketing, quảng cáo, tham gia hội chợ để tiếp thị và mở rộng quảng bá sản phẩm áo thun của mình.
Công cụ thiết kế: Triển khai chức năng chất lượng (QFD)
3.4.1 Vai trò của QFD đối với sản phẩm áo thun
QFD giúp doanh nghiệp thu thập thông tin về nhu cầu và mong muốn của khách hàng một cách hiệu quả.
Thu thập và phân tích yêu cầu của khách hàng: khách hàng thường chú trọng đến các yếu tố như chất liệu, kiểu dáng, họa tiết, màu sắc Doanh nghiệp chú trọng đến việc phát triển một sản phẩm có kiểu dáng, chất liệu phù hợp.
Thiết lập mục tiêu chất lượng: Các yếu tố thiết kế quan trọng của sản phẩm là chất liệu và kiểu dáng Tạo ra một sản phẩm phù hợp với nhiều khách hàng, đa dạng và thuận tiện trong lựa chọn sản phẩm.
Thiết kế sản phẩm: chú trọng đến xu hướng của thị trường, nhanh chóng cập nhật và thay đổi cho phù hợp, nhưng vẫn phải giữ được điểm riêng biệt cho thiết kế của doanh nghiệp Phải trung hòa cả hai yếu tố để vừa không quá khác biệt mà vẫn mang giữa được sự riêng biệt.
Tối ưu hóa quá trình sản xuất : Tối ưu hóa quá trình sản xuất xuất như thời gian sản xuất, số lượng sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đảm bảo sự liên kết giữa các phần tử trong mô hình QFD : xác định các mối liên giữa các yếu tố khác nhau trong quy trình sản xuất, từ các tiêu chí của khách hàng đến kỹ thuật và quy trình sản xuất của doanh nghiệp.
Tùy chỉnh hàng loạt của sản phẩm đồ áo thun phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau, có thể kể đến là các yếu tố bên trong và bên ngoài:
- Quy trình sản xuất: Với quy trình sản xuất của sản phẩm áo thun quyết định công nghệ và cách thức sản xuất Nguyên liệu, quy trình sản xuất, ý tưởng thiết kế có ảnh hưởng nhiều đến thành quả của sản phẩm, đồng thời cũng nâng cao tính đột phá của sản phẩm so với các sản phẩm khác trên thị trường.
- Ý tưởng thiết kế: ý tưởng thiết kế khác biệt sẽ tạo ra nhiều điểm nhấn, giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận diện thương hiệu trên thị trường.
- Nhu cầu thị trường: Xu hướng thời trang luôn thay đổi vậy nên cần phải liên tục cập nhật để bổ sung cho sản phẩm, nhưng song vẫn phải giữ được cốt lõi của sản phẩm.
- Cạnh tranh: Cần xem xét nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến sản phẩm nhau như giá cả, chất lượng, sự đột phá và sự khác biệt để tăng cường tính cạnh tranh.
Giá Trị Dịch Vụ
Khi kinh doanh sản phẩm áo thun, giá trị dịch vụ có thể bao gồm nhiều khía cạnh để tạo sự khác biệt và thu hút khách hàng Cung cấp giá trị dịch vụ cao sẽ giúp xây dựng tốt mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
- Cung cấp Chất lượng sản phẩm tốt : Với chất liệu vải tốt, bền và thoải mái sẽ tạo niềm tin và lòng trung thành của khách hàng.
- Đầu tư việc Thiết kế áo độc đáo: Với mẫu thiết kế sáng tạo, thời trang và phong cách riêng biệt để thu hút khách hàng Cho phép khách hàng tùy chỉnh áo thun theo sở thích cá nhân, từ màu sắc, họa tiết, đến việc in ấn chữ hoặc hình ảnh riêng.
- Giá cả hợp lý: đưa ra giá cả cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận và chất lượng sản phẩm.
- Chính sách đổi trả linh hoạt cho sản phẩm: Cung cấp chính sách đổi trả dễ dàng và nhanh chóng để tạo sự yên tâm cho khách hàng khi mua sắm.
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng: Hỗ trợ tư vấn nhiệt tình, giải đáp thắc mắc và xử lý khiếu nại nhanh chóng khi khách hàng mua sản phẩm để tạo ấn tượng tốt.
- Giao hàng nhanh chóng: Đảm bảo thời gian giao hàng đúng hẹn và cung cấp dịch vụ giao hàng miễn phí hoặc phí thấp nhất có thể.
Tính Mô Dun Dịch Vụ
Điểm mạnh Áo thun là sản phẩm được nhiều người yêu thích ,tiện lợi và sử dụng được hàng ngày, phù hợp với nhiều lứa tuổi và với mọi giới tính.
Thiết kế đa dạng, sáng tạo: Có thể tạo ra nhiều mẫu mã, kiểu dáng và tùy chỉnh theo xu hướng thế hệ trẻ, mọi ý thích cá nhân của khách hàng.
Dịch vụ khách hàng tốt: Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, chính sách đổi trả linh hoạt, tương tác dễ dàng qua mạng xã hội.
Dễ mở rộng thị trường: Tiếp cận dễ dàng các kênh bán hàng truyền thống và trực tuyến, có tiềm năng xuất khẩu áo thun ra nước ngoài Dễ dàng bán qua các kênh thương mại điện tử và mạng xã hội, chi phí quảng cáo thấp. Điểm yếu
Chi phí quảng bá và marketing cao: Chi phí cho các chiến dịch quảng bá và tiếp thị trực tuyến có thể biến động cao Khi kinh doanh còn cần phải đầu tư nhiều vào quảng cáo để nổi bật thương hiệu riêng của mình giữa hàng loạt thương hiệu khác.
Xu hướng thời trang liên tục thay đổi: Thời trang áo thun thay đổi liên tục và rất nhanh chóng, kinh doanh áo thun cần phải liên tục cập nhật thiết kế, mẫu mã xu hướng mới nhất để theo kịp sở thích, nhu cầu của mọi người.
Gặp khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu: Xây dựng và duy trì một thương hiệu mạnh trong thị trường đông đúc có thể khó khăn Cần đầu tư vào nhận diện thương hiệu và chiến lược marketing để tạo sự khác biệt.
Thay đổi trong sở thích của người tiêu dùng: Thời trang áo thun thay đổi liên tục và rất nhanh chóng, khi nắm bắt được triển vọng phát triển và xu hướng của người tiêu dùng khi sử dụng áo thun ,việc kinh doanh áo thun sẽ thuận lợi hơn.
Thị trường mua sắm trực tuyến ngày càng phát triển: Thị trường mua sắm ngày càng mở rộng và hỗ trợ khách hàng mua sản phẩm nhanh chóng và dễ dàng.
Khó khăn trong quản lý chất lượng: Đảm bảo chất lượng đồng đều trên từng sản phẩm có thể là một thách thức Phải kiểm soát chất lượng sản phẩm từ nguyên liệu đến quy trình sản xuất.
Vấn đề về vận chuyển và kho bãi: Quản lý kho hàng và vận chuyển hiệu quả là một thách thức, đặc biệt với các đơn hàng lớn hoặc quốc tế Chi phí vận chuyển và quản lý kho có thể tăng lên nếu không được tối ưu hóa.
Chất liệu vải: 95% cotton, 5% spandex. Độ bền: Cao. Độ co giãn, thoải mái: Rất tốt
Thân thiện với mọi loại da
Sự độc đáo: Thiết kế độc quyền.
Phong cách hợp thời trang: Phong cách trẻ trung, năng động.
Tính tùy chỉnh: Khách hàng có thể yêu cầu thay đổi kiểu dáng, in hình ảnh cá nhân.
Tư vấn: Hỗ trợ tư vấn nhiệt tình.
Chính sách đổi trả: Linh hoạt, trong vòng 30 ngày.
Hỗ trợ sau bán hàng: Đáp ứng nhanh chóng.
Tốc độ giao hàng: 2-3 ngày.
Thời gian giao hàng trung bình: 2.5 ngày.
Phí giao hàng: Miễn phí cho đơn hàng trên 500,000 VND.
Cải Thiện Dịch Vụ Đào tạo nhân viên: Tăng cường kỹ năng tư vấn và hỗ trợ khách hàng.
Nâng cấp hệ thống quản lý: Sử dụng phần mềm quản lý kho và giao hàng hiệu quả. Phát triển sản phẩm mới: Cập nhật thường xuyên các mẫu áo thun mới.
Tối ưu quy trình giao hàng: Hợp tác với các đối tác giao hàng uy tín và nhanh chóng. Phân Tích Tài Chính
Nguyên vật liệu: 70,000 VND/áo.
Chi phí vận hành: 10,000 VND/áo.
CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG KINH DOANH
Phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM)
Sử dụng HubSpot để cung cấp các công cụ quản lý khách hàng, marketing, và dịch vụ khách hàng Đặc biệt nó còn giúp tăng lượng truy cập, chuyển đổi khách hàng tiềm năng va tạo khách hàng thân thiết.
Phần mềm kế toán và tài chính
Sử dụng QuickBooks là Phần mềm kế toán được nhóm sử dụng vì nó phù hợp với dự án nhỏ, hỗ trợ quản lý thu chi, lập hóa đơn, và theo dõi tài chính.
Phần mềm quản lý chuỗi cung ứng
Sử dụng hệ thống quản lý chuỗi cung ứng toàn diện từ SAP, giúp tối ưu hóa hoạt động logistics, mua sắm và sản xuất Cũng như nâng cao quy trình chuỗi cung ứng để dự án được thuận lợi và đạt kết quả cao hơn dự kiến.
Phần mềm quản lý nhân sự (HRM)
Sử dụng BambooHR là phần mềm HRM hữu ích dành cho các công ty nhỏ, giúp quản lý thông tin nhân viên, chấm công BambooHR là phần mềm không thể thiếu giúp doanh nghiệp và nhân viên được nâng cao thêm hiệu suất cũng như hiệu quả trong việc chấm công hoặc quản lý nhân viên.
KIỂM SOÁT NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP
Dự báo nhu cầu thị trường trong 3 tháng tiếp theo
Dự báo nhu cầu thị trường cho áo thun trong 3 tháng tới phụ thuộc vào xu hướng thời trang, thời tiết, các chiến dịch marketing, và tình hình kinh tế.
Trong ba tháng tới, dự báo thời gian mà nhu cầu về áo thun thường tăng cao do thời tiết nóng bức và áo thun là trang phục thoáng mát, thoải mái Nếu áo thun có thiết kế hợp thời trang, dự báo áo thun sẽ phù hợp với xu hướng hiện tại, sẽ có khả năng thu hút nhiều khách hàng hơn, nên cập nhật những xu hướng mới nhất để điều chỉnh thiết kế áo thun của mình.
Dự báo thêm khi có các chương trình khuyến mãi, quảng cáo hiệu quả sẽ tác động lớn đến nhu cầu Cần kế hoạch marketing tốt, như giảm giá, khuyến mãi mùa hè, hoặc quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội, dự báo có thể sẽ kích thích nhu cầu mua sắm Nền kinh tế sắp tới dự báo cũng sẽ ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng Nếu dự báo tình hình kinh tế ổn định hoặc khả quan, người tiêu dùng sẽ sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho nhu cầu về việc mua sắm quần áo.
Quản lý tồn kho
5.2.1 Cơ cấu chi phí tàn trữ (lưu kho) hàng dự trữ
Chi phí lưu kho trực tiếp:
Tiền thuê kho bãi: Chi phí thuê kho hàng hoặc chi phí xây dựng và duy trì kho bãi.
Chi phí nhân viên kho: Lương cho nhân viên quản lý kho, nhân viên kiểm kê, bảo vệ và các công việc liên quan khác.
Chi phí tiện ích: Chi phí điện, nước, điều hòa không khí, và các tiện ích khác trong kho.
Chi phí quản lý hàng tồn kho:
Chi phí phần mềm và công nghệ: Chi phí đầu tư vào phần mềm quản lý kho và các công nghệ khác để quản lý hàng tồn kho hiệu quả.
Chi phí kiểm kê: Chi phí cho các hoạt động kiểm kê định kỳ, gồm công cụ và thiết bị kiểm kê.
Chi phí bảo quản và hư hỏng:
Chi phí bảo quản: Chi phí để bảo quản hàng hóa trong điều kiện tốt nhất, bao gồm chi phí đóng gói, bảo quản đặc biệt.
Chi phí hư hỏng và mất mát: có thể phát sinh do hàng hóa bị hư hỏng, hỏng hóc hoặc mất mát trong quá trình lưu kho.
Báo cáo quản trị tồn kho
5.3.1 Xác định số lượng tồn kho để đáp ứng các mục tiêu tồn kho Để xác định số lượng tồn kho tối ưu nhằm đáp ứng các mục tiêu tồn kho, nên xác định nhu cầu khách hàng sử dụng áo thun hằng ngày, ước lượng được khoảng thời gian mà khách hàng nhận được sản phẩm sau khi đặt hàng, xác định mức độ phục vụ mà muốn đạt được khi kinh doanh áo thun Tính được lượng hàng đi và lượng hàng còn lại tồn trong kho để đưa ra các giải pháp kịp thời để nhập về nguồn hàng, tránh bị dồn đơn ,làm tồn kho sản phẩm của mình hoặc thiếu hụt k đủ đáp ứng áo thun cho khách hàng khi nhu cầu thị trường tăng cao. Để đảm bảo rằng bạn luôn có đủ hàng tồn kho để đáp ứng nhu cầu khách hàng với mức độ phục vụ, nên duy trì mức tồn kho an toàn cho áo thun Khi số lượng tồn kho giảm xuống nên tích trữ hàng mới kịp thời trong kho
5.3.2 Thiết lập hệ thống tồn kho
Thiết lập một hệ thống quản lý tồn kho hiệu quả là bước quan trọng để đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời giảm thiểu chi phí lưu kho. Đầu tiên phải xác định mục tiêu quản lý hàng tồn kho
- Mục tiêu chính: Đảm bảo rằng luôn có đủ hàng tồn kho để đáp ứng nhu cầu khách hàng mà không gây lãng phí hoặc tốn kém quá nhiều chi phí lưu kho.
- Mục tiêu phụ: Giảm thiểu chi phí lưu kho, tối ưu hóa quy trình nhập xuất hàng, và tăng cường khả năng dự đoán nhu cầu.
Tiếp theo, lựa chọn phương pháp, phần mềm quản lý hàng tồn kho:
- Chọn phương pháp phù hợp, phần mềm có khả năng theo dõi lượng hàng tồn kho, phù hợp quy trình đặt hàng tự động, tạo báo cáo, và tích hợp với các hệ thống khác như phần mềm bán hàng và kế toán.
- Sử dụng phần mềm quản lý tồn kho để tự động hóa và tối ưu hóa quy trình quản lý: ã Theo dừi tồn kho theo thời gian thực. ã Tự động cảnh bỏo khi tồn kho thấp. ã Dự bỏo nhu cầu dựa trờn dữ liệu lịch sử.
Cuối cùng, Đánh giá và điều chỉnh: Thường xuyên đánh giá hiệu quả của hệ thống tồn kho và điều chỉnh các tham số nếu cần thiết để phù hợp với thay đổi trong nhu cầu thị trường hoặc điều kiện kinh doanh.
5.3.3 Lập kế hoạch kiểm tra tồn kho
Xác định nên kiểm kho định kỳ ít nhất 1 tháng/lần, có thể thực hiện vào đầu tháng, cuối tháng hoặc bất kỳ thời điểm nào sau khi có biến động lớn về lượng hàng hóa (như sau khi các chương trình khuyến mãi, hoặc các sản phẩm mới ra) Có thể kiểm kho đột xuất nếu nghi ngờ có sự gian lận hoặc thiếu hàng hóa
Đối chiếu số lượng tồn kho số lượng áo thun với số lượng hàng đã nhập ban đầu được lưu trữ trong hệ thống quản lý Kiểm tra từng mặt hàng áo thun trong kho (màu sắc, kích thước, số lượng, mã sản phẩm hư hỏng hoặc bị lỗi ).
5.3.4 Tạo báo cáo tồn kho
Tạo báo cáo tồn kho của số lượng hàng hóa thường xuyên, ví dụ hàng tuần, hàng tháng hoặc theo quý Báo cáo này cung cấp số liệu về tình hình tồn kho áo thun của doanh nghiệp giúp theo dõi số lượng, kích thước, màu sắc và mẫu mã của áo thun còn tồn kho. Theo dõi hạn sử dụng của nguyên liệu và sản phẩm trong tồn kho để tránh việc sử dụng sản phẩm hỏng.
5.3.5 Danh sách nguyên vật liệu
Tên nguyên vật liệu Đơn vị tính Số lượng cần thiết Nhà cung cấp Giá cả
Vải cotton Mét 1500 Công ty A 12.000 VNĐ/mét
Chỉ cotton Cuộn 100 Công ty B 5.000 VNĐ/cuộn
Cúc nhựa Hộp 150 Công ty C 3.000 VNĐ/hộp
Nhãn mác Cái 1000 Công ty Y 1.000 VNĐ/cái
Bao bì Túi 1000 Công ty Z 3.000 VNĐ/túi
5.3.6 Danh sách sản phẩm và số lượng tồn kho
Loại áo thun Kích thước Màu sắc
Số lượng Giá trị Áo thun nam M Trắng 50 2.500.000 Áo thun nam L Đen 30 1.500.000 Áo thun nữ S Đỏ 100 5.000.000
5.3.7 Đánh giá hiệu suất tồn kho
Nắm bắt tình hình hàng hóa trong kho, tránh tình trạng hụt vốn hoặc thiếu hụt hàng hóa Phân tích tình hình tồn kho theo từng loại áo thun về mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, mẫu nào bán chạy nhất, ít bán nhất, xu hướng thay đổi theo mùa, theo xu hướng hiện nay Xác định được nguyên nhân tồn kho cao hoặc thấp Từ đó đưa ra các biện pháp hiệu quả quản lý tồn kho
5.3.8 Đề xuất các biện pháp cải tiến
Dựa vào những thông tin từ báo cáo tồn kho, đề xuất các biện pháp cải tiến, chẳng hạn như tối ưu hóa tồn kho, tăng cường kiểm soát tồn kho, hoặc cải thiện quy trình nhập xuất tồn kho.
Lập kế hoạch cho việc nhập hàng hóa:
1 Xác định nhu cầu sản xuất: ã Dự bỏo nhu cầu bỏn hàng trong tương lai dựa trờn dữ liệu bỏn hàng lịch sử, xu hướng thị trường, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. ã Phõn chia nhu cầu bỏn hàng thành cỏc đơn hàng sản xuất cụ thể, bao gồm số lượng áo thun cần sản xuất cho từng mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, size.
2 Xác định nhu cầu nguyên vật liệu: ã Lập danh sỏch cỏc nguyờn vật liệu cần thiết để sản xuất ỏo thun, bao gồm vải, chỉ, cúc, nhãn mác, bao bì, đóng gói. ã Xỏc định định mức tiờu hao nguyờn vật liệu cho từng sản phẩm dựa trờn dữ liệu tiêu hao lịch sử và quy trình sản xuất. ã Tớnh toỏn nhu cầu nguyờn vật liệu cho từng đơn hàng sản xuất dựa trờn định mức tiêu hao và số lượng sản phẩm cần sản xuất.
3 Kiểm tra hàng tồn kho: ã Xỏc định số lượng nguyờn vật liệu hiện cú trong kho. ã So sỏnh số lượng nguyờn vật liệu hiện cú với nhu cầu nguyờn vật liệu cho từng đơn hàng sản xuất.
4 Lập kế hoạch nhập hàng: ã Xỏc định số lượng nguyờn vật liệu cần nhập thờm cho từng đơn hàng sản xuất. ã Lựa chọn nhà cung cấp uy tớn, cú khả năng cung cấp nguyờn vật liệu chất lượng cao với giá cả cạnh tranh. ã Đặt hàng nguyờn vật liệu và theo dừi tiến độ giao hàng.
HOẠT ĐỘNG TINH GỌN
Tư duy tinh gọn
Tinh gọn là việc loại bỏ lãng phí hay có thể nói, tinh gọn là loại bỏ bất cứ thứ gì ngoài số lượng tối thiểu về thiết bị, vật liệu, bộ phận, không gian và thời gian của công nhân, những thứ hoàn toàn cần thiết để tăng thêm giá trị cho sản phẩm.
Sử dụng các phương pháp tư duy tinh gọn vào dự án kinh doanh áo thun:
Cải thiện độ tin cậy của thiết bị: Xác định và phân tích các vấn đề thường gặp với các thiết bị sản xuất áo thun như: máy may, máy in hình ảnh, máy cắt vải Hệ thống máy tính, hệ thống vận hành, quản lý và bán hàng Lên lịch trình kiểm tra, bảo trì thường xuyên để ngăn ngừa hỏng đột ngột đảm bảo rằng các thiết bị duy trì hiệu suất tốt nhất Lên kế hoạch tổ chức các buổi hướng dẫn, đào tạo nhân viên thường xuyên về cách sử dụng và bảo dưỡng thiết bị đúng cách.
Chất lượng tại nguồn: Chọn lọc nhà cung cấp, kiểm tra tất cả nguyên liệu đầu vào như: vải, chỉ, mực in, hộp đóng gói đạt chuẩn chất lượng trước khi đưa vào sản xuất Trong quá trình sản xuất, thường xuyên kiểm tra từng khâu sản xuất: độ chính xác của các mũi may, độ bền và sắc nét của hình in, độ chuẩn của kích thước áo Đào tạo nhân viên về tầm quan trọng của chất lượng và cách nhận diện lỗi ngay từ ban đầu để tránh lãng phí và tránh sản phẩm lỗi đến tay khách hàng.
Hoạt động dòng chảy liên tục: Thiết kế quy trình sản xuất sao cho tối ưu nhất để quy trình sản xuất không bị gián đoạn Sản xuất theo quy tắc JIT (Just - In - Time) để chỉ sản xuất khi có đơn hàng hoặc khi cần thiết, giảm thiểu tồn kho và các chi phí liên quan Đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng của tất cả các bộ phận trong tổ chức.
Xây dựng hệ thống kéo: Chỉ sản xuất khi có đơn hàng hoặc yêu cầu cụ thể từ khách hàng, tránh sản xuất dư thừa và lãng phí Sử dụng hệ thống Kanban để quản lý luồng công việc và nguyên liệu, các thẻ Kanban sẽ giúp theo dõi mức tồn kho, kích hoạt sản xuất, kích hoạt đặt nguyên vật liệu để sản xuất khi cần thiết Xây dựng hệ thống tự động trong kinh doanh và chăm sóc khách hàng.
Cải thiện liên tục: Thực hiện hoạt động Kaizen (cải tiến nhỏ, liên tục) để liên tục nâng cao quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm, giảm các chi phí Thành lập nhóm cải tiến bao gồm nhân viên từ các bộ phận khác nhau để đưa ra ý tưởng và giải pháp, áp dụng công nghệ tiên tiến để cải thiện quy trình Đặt ra KPI để theo dõi tiến độ cải tiến và đưa ra các hoạt động điều chỉnh kịp thời.
Việc áp dụng các phương pháp tư duy tinh gọn vào kinh doanh áo thun không chỉ giúp cải thiện hiệu suất sản xuất, giảm chi phí mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sự hài lòng của khách hàng.
Quản lý nguồn cung JIT
Triết lý cốt lõi của JIT liên quan đến cung cấp nguồn lực cho mỗi giai đoạn của quá trình vận hành khi và chỉ khi cần thiết Việc sử dụng nguồn lực tại bất kỳ giai đoạn nào tạo ra nhu cầu (một tín hiệu) cho chứng từ giai đoạn trước đó JIT bao gồm quản lý hàng tồn kho nội bộ (bên trong) và quản lý việc giao hàng của nhà cung cấp (bên ngoài.
6.2.1 Đối với JIT nội bộ
Cải thiện chất lượng nguồn lực và giảm số lượng lỗi: Thường xuyên tổ chức đào tạo nhân viên, thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng cho từng giai đoạn sản xuất để giảm thiểu sai sót và lỗi sản phẩm Đầu tư, áp dụng thiết bị và công nghệ hiện đại để đảm bảo quy trình sản xuất diễn ra mượt mà, chính xác.
Giảm thời gian thiết lập để giảm chi phí và thay đổi thường xuyên hơn: Áp dụng phương pháp SMED giúp giảm thời gian thiết lập máy móc xuống dưới 10 phút, tăng hiệu quả sản xuất Liên tục phân tích các quy trình thiết lập, tối ưu hoá chúng, xây dựng các nhóm đa chức năng để tăng tính linh hoạt trong sản xuất.
Giảm kích thước lô khi sản xuất hoặc lắp ráp sản phẩm và giảm WIP: Thực hiện sản xuất dựa trên đơn hàng thực tế, chia lô sản xuất thành các đợt nhỏ hơn để giảm lượng WIP và tăng khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường nhanh chóng.
Xác định vị trí tồn kho tài nguyên tại các khu vực có thể xác định được và đặt ra mục tiêu giảm thiểu: Sử dụng các thẻ Kanban để quản lý tồn kho và xác định vị trí tài nguyên , đặt các nguyên vật liệu và tài nguyên gần khu vực sản xuất để giảm thời gian vận chuyển và tăng hiệu quả sản xuất Đặt mục tiêu tồn kho tối đa và tối thiểu cụ thể.
Việc triển khai JIT giúp cải thiện chất lượng nguồn lực và giảm số lượng lỗi, tăng hiệu quả sản xuất và giảm chi phí tổng thể.
6.2.2 JIT với việc giao hàng của nhà cung cấp
Mua từ ít cửa hàng hơn bằng cách giảm số lượng nhà cung cấp: tập trung vào việc hợp tác với một số ít nhà cung cấp nhưng đảm bảo họ có chất lượng cao, uy tín và khả năng đáp ứng nhu cầu Thiết lập hợp đồng dài hạn với nhà cung cấp được chọn để đảm bảo sự ổn định và giảm thiểu rủi ro liên quan.
Giảm số lượng hàng hoá ở mỗi lần đặt hàng: Thực hiện đặt hàng dựa trên nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, áp dụng các công cụ và phần mềm quản lý tồn kho để theo dõi lượng hàng hoá cần thiết và tối ưu hoá lượng đặt hàng, giảm chi phí lưu kho.
Tăng tần suất giao hàng để bù đắp cho việc giảm số lượng hàng hoá mỗi lần giao hàng:
Thiết lập lịch trình giao hàng thường xuyên hơn với nhà cung cấp để đảm bảo luôn có đủ hàng hoá cần thiết, hợp tác với các dịch vụ giao hàng chuyên nghiệp đảm bảo tốc độ và chất lượng giao hàng.
Thiết lập mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp và làm việc với họ vì mục đích cải tiến liên tục: Hợp tác chặt chẽ với nhà cung cấp để cùng nhau giải quyết các vấn đề phát sinh, chia sẻ thông tin về nhu cầu và kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp với nhà cung cấp để chuẩn bị và đáp ứng tốt hơn Thiết lập môi trường làm việc tôn trọng, trung thực, minh bạch để xây dựng lòng tin, sự hợp tác lâu dài
Việc áp dụng JIT vào quy trình giao hàng của nhà cung cấp giúp tối ưu hoá chi phí, hiệu quả trong vận hàng và tạo mối quan hệ đối tác bền vững và cùng nhau phát triển.
Chuỗi giá trị
Là tập hợp các hoạt động làm gia tăng giá trị cho sản phẩm Với sản phẩm áo thun, chuỗi giá trị có thể được áp dụng như sau:
Thiết kế sản phẩm: Nghiên cứu xu hướng thời trang và thị hiếu của khách hàng để thiết kế những kiểu áo thun hấp dẫn, độc đáo và phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng.
Thiết kế giao diện website: Xây dựng một trang web thân thiện với người dùng, dễ dàng tìm kiếm sản phẩm, bao gồm hình ảnh rõ ràng, thông tin chi tiết và lựa chọn kích thước.
Lựa chọn nguyên liệu: Chọn vải chất lượng cao, thoáng mát, bền đẹp và thân thiện với môi trường Đảm bảo nguồn cung ứng nguyên liệu ổn định và đáng tin cậy.
Quy trình sản xuất: Đảm bảo quy trình cắt may, in ấn hoặc thêu logo hoa văn đạt tiêu chuẩn cao, tăng độ bền và độ thẩm mỹ của áo thun.
Lựa chọn kênh phân phối: Tìm kiếm và hợp tác với các đại lý, cửa hàng bán lẻ, các trang thương mại điện tử uy tín để sản phẩm dễ dàng tiếp cận khách hàng.
Thiết kế không gian cửa hàng: Nếu có cửa hàng vật lý, thiết kế không gian bài trí sản phẩm sao cho đẹp mắt và tiện lợi cho việc thử và mua hàng.
Quảng cáo: Sử dụng các kênh quảng cáo truyền thống và hiện đại như TV, radio, mạng xã hội, và email marketing để tiếp cận nhiều khách hàng.
Khuyến mãi: Tổ chức các chương trình khuyến mãi, giảm giá, hoặc các sự kiện đặc biệt như tặng quà khi mua hàng để thúc đẩy doanh số. Định giá: Xác định mức giá cạnh tranh và hợp lý dựa trên chi phí sản xuất, giá trị sản phẩm và mức định giá của đối thủ cạnh tranh.
Chăm sóc khách hàng: Đảm bảo dịch vụ hậu mãi tốt, bao gồm chính sách đổi trả hàng linh hoạt, dịch vụ hỗ trợ và tư vấn khách hàng chuyên nghiệp.
Khảo sát hài lòng khách hàng: Tiến hành khảo sát ý kiến khách hàng để cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ, từ đó tạo ra mối quan hệ bền vững với khách hàng.
Chuỗi giá trị trong ngành sản xuất áo thun có thể được cải tiến và tối ưu hóa liên tục để cung cấp giá trị cao nhất cho khách hàng và đạt được sự cạnh tranh trên thị trường Điều này có thể bao gồm việc ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất, cải thiện khâu vận chuyển và phân phối, và liên tục cập nhật các xu hướng thời trang mới nhất để đáp ứng nhu cầu không ngừng thay đổi của khách hàng
Quản trị rủi ro
6.4.1 Rủi ro về tài chính
Khi kinh doanh áo thun, các rủi ro về tài chính cũng tương tự như kinh doanh ở các ngành khác, đặc biệt khi người kinh doanh là sinh viên có nguồn vốn hạn chế, không ổn định. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng duy trì hoạt động doanh nghiệp, mua nguyên liệu, sản xuất, và tiếp thị sản phẩm.
Tìm nguồn tài trợ: Có thể tìm kiếm nguồn vốn từ các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp, vay vốn ngân hàng, hoặc tìm đối tác đầu tư.
Quản lý tài chính hiệu quả: Tiết kiệm chi phí bằng cách cắt giảm những chi phí không cần thiết và tối ưu hóa các quá trình sản xuất và vận hành.
Lập kế hoạch tài chính chi tiết: Thiết lập kế hoạch tài chính rõ ràng và dự báo các chi phí và thu nhập để đảm bảo ổn định tài chính.
6.4.2 Rủi ro về chất lượng sản phẩm
Việc sản xuất áo thun không đạt yêu cầu về chất lượng (ví dụ: vải kém chất lượng hoặc kỹ thuật in ấn không tốt) sẽ làm giảm uy tín của thương hiệu và có thể dẫn đến khiếu nại từ khách hàng.
Chọn nguyên liệu uy tín: Chọn nguồn cung cấp vải từ các nhà cung cấp uy tín, có chứng nhận chất lượng.
Kiểm soát chất lượng: Thiết lập quy trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt ở tất cả các khâu sản xuất, từ nguyên liệu đến thành phẩm cuối cùng.
6.4.3 Rủi ro về biến động thị trường
Thị trường thời trang thay đổi liên tục, xu hướng có thể thay đổi nhanh chóng dẫn đến nguy cơ hàng tồn kho, dịch chuyển thị trường mục tiêu hoặc thay đổi nhu cầu của khách hàng.
Nghiên cứu thị trường: Thường xuyên nghiên cứu thị trường và nhu cầu của khách hàng để cập nhật kịp thời các xu hướng mới.
Linh hoạt trong sản xuất: Thiết kế các bộ sưu tập nhỏ để thử nghiệm trước khi sản xuất hàng loạt để giảm rủi ro hàng tồn kho không bán được.
6.4.4 Rủi ro về chi phí marketing
Chi phí quảng cáo trên các nền tảng truyền thông xã hội, công cụ tìm kiếm, và thị trường thương mại điện tử có thể rất cao, đặc biệt khi doanh nghiệp cần tăng khả năng nhận diện thương hiệu nhanh chóng.
Tối ưu hóa quảng cáo: Sử dụng các chiến dịch quảng cáo tối ưu hóa trên các nền tảng khác nhau để đảm bảo hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất.
Sử dụng kênh marketing miễn phí: Tận dụng mạng xã hội, marketing nội dung (content marketing), và các chiến dịch viral để tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả mà không tốn quá nhiều chi phí.
Chương trình liên kết (affiliate): Tạo chương trình liên kết để khách hàng hiện tại giới thiệu sản phẩm đến khách hàng mới, giảm chi phí quảng cáo.
6.4.5 Rủi ro về cung ứng hàng hóa
Sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng, như thiếu hụt nguyên liệu hoặc vấn đề vận chuyển, có thể ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và phân phối áo thun đúng hạn.
Đa dạng hóa nguồn cung: Hợp tác với nhiều nhà cung cấp để giảm thiểu rủi ro từ một nguồn duy nhất.
Quản lý tồn kho hiệu quả: Thiết lập hệ thống quản lý tồn kho và cung ứng hiệu quả để đảm bảo luôn có đủ nguyên liệu cần thiết cho sản xuất.
Kế hoạch dự phòng: Lập kế hoạch dự phòng (contingency planning) để đối phó với các tình huống bất ngờ trong chuỗi cung ứng.
QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI CHUỖI CUNG ỨNG BỀN VỮNG
Quy trình quản lý mạng lưới chuỗi cung ứng bền vững được áp dụng vào dự án
7.1.1 Dự báo nhu cầu thị trường:
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, kéo theo sự gia tăng thu nhập khả dụng của người dân Điều này dẫn đến nhu cầu chi tiêu cho các mặt hàng thời trang, đặc biệt là áo thun, ngày càng cao Theo dự báo từ Metric.vn, thị trường áo thun Việt Nam sẽ đạt giá trị 1,1 tỷ USD vào năm 2025, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 7,5% trong giai đoạn từ 2020 đến 2025.
Sự gia tăng dân số trẻ, đặc biệt là Gen Z và Millennials, những thế hệ ưa chuộng phong cách thời trang năng động, thoải mái, cũng là một yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ cho thị trường áo thun Phân khúc áo thun basic chiếm thị phần lớn (60%) với ưu điểm tiện dụng, dễ phối đồ và giá thành hợp lý Áo thun thời trang thu hút giới trẻ bởi thiết kế độc đáo, họa tiết bắt mắt và cập nhật xu hướng liên tục Bên cạnh đó, áo thun thể thao và áo thun in theo yêu cầu cũng là những phân khúc tiềm năng với nhu cầu ngày càng cao.
Thị trường áo thun Việt Nam đang ở giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ, hứa hẹn bùng nổ trong tương lai Doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội và triển khai chiến lược hiệu quả sẽ gặt hái thành công vang dội trong thị trường đầy tiềm năng này.
Tìm các nhà cung cấp đáng tin cậy trong lĩnh vực thời trang Các nhà cung cấp thời trang áo thun có thể tìm kiếm thông qua:
- Các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, …
- Các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, …
Theo thống kê, xu hướng tiêu dùng của giới trẻ có xu hướng chuyển qua hình thức mua sắm trực tuyến nhiều hơn, ở độ tuổi từ 15 – 19 chiếm 52%, từ 20 – 24 tuổi chiếm 70% Các trang web thương mại điện tử nổi tiếng có thể kể đến như: Shopee, Tiki, Lazada,
Phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng, các sản phẩm sẽ được đăng lên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội… Và bán trực tiếp đến khách hàng, người tiêu dùng.
Mối quan hệ người mua- nhà cung cấp
Trong ngành bán hàng, mối quan hệ giữa người mua và nhà cung cấp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quy trình bán hàng hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của khách hàng Để tối ưu hóa mối quan hệ này, có thể áp dụng ma trận Kraljic - một công cụ quản lý quan hệ người mua và nhà cung cấp, để phân loại các yếu tố trong quy trình bán hàng đồ ăn vặt theo 4 loại: quy trình, đòn bẩy, nút thắt cổ chai, quan trọng/chiến lược vào quy trình bán hàng trên sàn thương mại điện tử.
- Người mua trên sàn TMĐT, MXH có thể là cá nhân, doanh nghiệp
- Người mua tìm kiếm nhà cung cấp đáng tin cậy để đảm bảo sản phẩm, chất lượng và giao hàng đúng hẹn cho khách
- Nhà cung cấp là nhà sản xuất, phân phối hoặc các cửa hàng bán áo thun trực tuyến.
- Nhà cung cấp là các xưởng in hình
Tìm kiếm đối tác đáng tin cậy: Người mua cần tìm kiếm nhà cung cấp đáng tin cậy, đảm bảo cung cấp sản phẩm chất lượng, đúng thời hạn và với giá cả hợp lý.
Giao tiếp thông tin: Người mua cần truyền tải thông tin chi tiết về yêu cầu sản phẩm, số lượng, chất lượng và các yêu cầu khác đến nhà cung cấp để đảm bảo sự hiểu biết chính xác giữa hai bên.
- Loại thứ nhất là áo thun trơn 1 màu với chất liệu là cotton phù hợp với mọi lứa tuổi và mọi giới tính với giá thành sản xuất tương đối rẻ
- Loại thứ hai là các áo thun có hoạ tiết và hình in riêng biệt của thương hiệu với chất liệu là cotton phù hợp với giới trẻ và thể hiện được cá tính của bản thân Áp dụng ma trận Kraljic vào quy trình phân loại sản phẩm
(Sản phẩm trở ngại/ Nút thắt cổ chai)
- Các sản phẩm áo thun có hình in và hoạ tiết của thương hiệu
Strategic Items (Sản phẩm chiến lược)
(Sản phẩm không quan trọng/ Quy trình)
Leverage Items (Sản phẩm đòn bẩy)
- Các sản phẩm áo thun trơn phù hợp cho mọi lứa tuổi và mọi giới tính,…
Hình 4: Áp dụng ma trận Kraljic vào quy trình bán đồ ăn vặt trên sàn TMĐT
Sản phẩm áo thun trơn là sản phẩm đòn bẩy Vì việc cung cấp các mặt hàng trong danh mục này có ảnh hưởng nhiều hơn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Tuy không quá rủi ro trong cung ứng nhưng chúng mang đến một hiệu quả cao Vì vậy việc dành thời gian tập trung vào những sản phẩm này là điều cần thiết.
Hơn thế, vì doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh nên chọn một sản phẩm với nhiều nhà cung cấp cạnh tranh trên thị trường thì chúng ta sẽ chọn được nhà cung cấp giá thành rẻ hơn phù hợp với tài chính của doanh nghiệp.
Mặc dù các sản phẩm áo thun có hình in và hoạ tiết cảu thương hiệu, có thể không có tác động lớn đến hiệu suất tổng thể nhưng chúng mang hình ảnh của thương hiệu tiếp cận với các khách hàng thông qua các khách hàng khác
Các sản phẩm này còn tồn tại những vấn đề tiềm ẩn liên quan đến tính liên tục của cung cấp Vì liên quan đến tính cá nhân hoá của thương hiệu nên sẽ có ít nhà cung cấp hơn, ảnh hưởng tới tính liên tục của nguồn cung hàng hoá Tốt nhất là đảm bảo tính liên tục của việc cung cấp bằng cách xây dựng mối quan hệ lâu dài và ổn định với nhà cung cấp hoặc đa dạng hoá nhà cung cấp để giải quyết vấn đề này trong tương lai.
Chiến lược tiếp thị để thu hút khách hàng đến với sản phẩm áo thun
- Tiếp cận khách hàng bằng cách quảng bá bằng các KOL, KOC,… để các khách hàng biết đến thương hiệu bằng một cách nhanh nhất Đưa ra các chương trình giảm giá lớn giúp khách hàng đưa ra quyết định mua hàng nhanh hơn.
- Bên cạnh cũng thực hiện quảng bà qua các mạng xã hội như facebook, tiktok,….Nhưng tập trung vào tiktok vì chúng ta là doanh nghiệp mới.
Mạng lưới cung ứng bền vững và điểm mấu chốt ba
7.3.1 Mạng lưới cung ứng bền vững
Chọn lựa và quản lí nhà cung cấp: chủ động lựa chọn các nhà cung cấp sản phẩm áo thun và xưởng in có uy tín trên thị trường qua các đánh giá trên các nền tảng mua bán hoặc ý kiến của các nhà bán lẻ khác Đảm bảo việc cung ứng hàng hóa có chất lượng với chi phí phù hợp trong phạm vi chi phí đã hoạch định Đưa ra các yêu cầu ràng buộc về chất lượng sản phẩm, cơ sở vật chất sản xuất và điều kiện làm việc của người lao động
Hoạt động bán lẻ: cam kết chất lượng sản phẩm đúng với mô tả khi giao đến cho khách hàng, khách hàng có thể kiểm tra sản phẩm trước khi nhận.
Quản lý hàng tồn: luôn cập nhật tình trạng tồn kho của các mặt hàng để đảm bảo rằng không có sản phẩm quá hạn nào đến tay người tiêu dùng và cũng không để tình trạng không có hàng để giao cho khách, sử dụng các hệ thống quản lý để tối ưu chi phí vận hành
Giao hàng và hoàn hàng: có thể sử dụng các kênh vận chuyển của các sàn thương mại điện tử để thuận tiện trong việc giao hàng và hoàn hàng đến các khách hàng Ngoài ra, còn giảm thiểu chi phí so với tự giao hàng.
- Con người: Tạo một môi trường doanh nghiệp công bằng, vui vẻ và sáng tạo Giúp cho nhân viên có thể thỏa sức sáng tạo và thể hiện ngoài mình Ngoài ra, còn đưa ra những đãi ngộ phù hợp với nhân viên như lương thưởng, bảo hiểm xã hội,….
- Môi trường: có thể đóng gói bằng hộp giấy hay bao giấy thay cho các túi nilong để giảm tác động đến môi trường Tạo các chương trình thu lại áo thun cũ của thương hiệu để tái chế giảm áp lực đến môi trường
- Lợi nhuận: Cân bằng các chi phí , hiệu suất tài chính và đặc điểm kinh tế để có thể đảm bảo vẫn đạt mức lợi nhuận mong muốn Từ đó, Doanh nghiệp có thể phát triển.
QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
Khung phân tích chiến lược hoạt động Hill
Mục tiêu Chiến lược tiếp thị
Làm thế nào để giành được đơn hàng trên thị trường
Tạo ra các mẫu áo thun độc đáo, thu hút khách hàng.
Tăng doanh số bán hàng áo thun lên 20% trong vòng 6 tháng kể từ ngày khởi động dự án.
Tận dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok để quảng cáo sản phẩm, chia sẻ hình ảnh, bài viết thu hút.
Hợp tác với các KOLs trong lĩnh vực thời trang để quảng bá sản phẩm. Ưu đãi về giá:
Voucher giảm giá cho khách hàng lần đầu mua hàng Áp dụng mã giảm giá, miễn phí vận chuyển cho đơn hàng đạt giá trị nhất định.
Cung cấp mức giá cạnh tranh, phù hợp với túi tiền của khách hàng.
Chất lượng sản phẩm: Sử dụng chất liệu vải cao cấp, in ấn sắc nét, bền màu.
Tạo sự khác biệt: Thiết kế những mẫu áo thun độc đáo, không đụng hàng với các thương hiệu khác trên thị trường Cập nhật xu hướng thời trang mới nhất để thu hút khách hàng trẻ.
Cung cấp dịch vụ in ấn theo
Thiết lập phương thức thích hợp nhất để sản xuất áo thun
Lựa chọn quy trình phù hợp với chiến lược của doanh nghiệp, các quy trình tổng thể, đầu vào, đầu ra, chuyển đổi,…
Xưởng sản xuất hiện đại, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Phối hợp với đơn vị vận chuyển để giao hàng đúng thời gian
Sử dụng các công cụ analystic, gosell để quản lý đơn đặt hàng, phân tích đối tượng, thông tin khách hàng, quản lý cửa hàng trực tuyến yêu cầu của khách hàng, đáp ứng nhu cầu cá nhân của khách hàng.
Dịch vụ khách hàng tốt:
Dịch vụ tư vấn khách hàng nhiệt tình, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng Cho phép khách hàng đổi trả sản phẩm nếu không hài lòng Giao hàng nhanh chóng.
Bảng 1: Khung phân tích chiến lược hoạt động Hill
Khung mô hình kinh doanh Canvas
- Kênh bán hàng trực tuyến: Shopee,
- Nhà cung cấp nguyên liệu:
Cung cấp áo thun chất lượng với giá cả hợp lí.
- Nhập sản phẩm và thiết lập giá cả
- Thiết kế và sản xuất áo thun
- Tạo nội dung quảng cáo trên TikTokShop, các sàn thương mại điện tử.
- Quản lý đơn hàng: Tiếp nhận, xử lý đơn hàng. Đề xuất giá trị
- Mẫu mã đa dạng Giá cả hợp lý
- Sản phẩm chất lượng cao.
- Tiện lợi và dễ dàng đặt hàng trực tuyến.
- Luôn lắng nghe ý kiến của khách
Mối quan hệ khách hàng
-Tương tác hỗ trợ trực truyến trên các kênh mạng xã hội, website.
- Phản hồi và giải quyết khiếu nại từ khách hàng.
- Chính sách đổi trả linh hoạt để đảm bảo quyền lợi của khách
- Nhóm khách hàng trẻ tuổi: yêu thích thời trang, năng động, có nhu cầu cao về các sản phẩm áo thun độc đáo, thường xuyên cập nhật xu hướng mới.
- Nhân viên văn phòng: Lựa
- Đơn vị vận chuyển hàng hóa
Hợp tác với nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển để giao hàng cho khách hàng.
- Báo cáo và đánh giá dự án hàng để cải thiện sản phẩm ngày càng phát triển. hàng, tạo dựng niềm tin.
- Tặng nhiều ưu đãi cho khách hàng thân thiết. chọn những sản phẩm áo thun đơn giản lịch sự, phù hợp với môi trường công sở.
- Học sinh sinh viên: Nhóm khách hàng có nhu cầu về các sản phẩm áo thun giá cả phải chăng, phù hợp với túi tiền.
- Khách hàng du lịch: sản phẩm áo thun in hình địa danh, phong cảnh để lưu niệm hoặc làm quà tặng.
- Đội ngũ nhân viên sáng tạo, năng động, có chuyên môn về thiết kế, sản xuất, marketing và chăm sóc khách hàng.
- Vốn đầu tư để trang bị máy móc, nguyên vật liệu, thuê mặt bằng, chi phí marketing
Website, các gian hàng thương mại điện tử.
- Bán các sản phẩm qua Website của cửa hàng, các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada,
- Sử dụng dịch vụ giao hàng của bên thứ ba để giao hàng nếu cần
- Chi phí nhập sản phẩm
- Chi phí quảng cáo trên mạng xã hội
- Chi phí giao hàng và vận chuyển.
- Chi phí thuê nhân viên đóng gói, quản lý
- Chi phí thuê kho, thiết kế bao bì
- Doanh thu bán áo thun.
- Phí giao hàng ngoài (nếu có).
- Doanh thu từ quảng cáo
- Doanh thu từ dịch vụ in ấn
Bảng 2: Khung mô hình kinh doanh Canvas
Đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua biên giới hiệu quả
8.3.1 Giai đoạn giới thiệu (Introduction) Đây là giai đoạn đầu tiên trong vòng đời của sản phẩm, với giai đoạn giới thiệu mục tiêu của giai đoạn này là có được sự nhận diện của khách hàng trên thị trường Kết hợp song song giữa việc xây dựng hình ảnh thương hiệu và lòng tin của khách hàng Vì vậy chi tiết chiến lược của giai đoạn này bao gồm:
- Tạo ra được bộ nhận diện cho thương hiệu như: logo, slogan, chia sẻ câu chuyện về thương hiệu, tạo được sự riêng biệt cho thương hiệu
- Sử dụng các phương thức truyền thông trên các trang mạng xã hội Facebook Ads, Tiktok Ads, có thể kết hợp cùng các KOL, KOC để thông qua đó tiếp cận gần hơn đến các khách hàng.
- Tạo ra các chương trình ưu đãi, khuyến mãi với phương thức như giảm giá 10-15%, tặng phiếu quà tặng vào lần mua sau để thu hút khách hàng để họ tiếp cận và trải nghiệm sản phẩm gần hơn.
Với giai đoạn đầu chưa có được lợi nhuận mà ngược lại còn phải chịu lỗ vì doanh số bán hàng chưa thể bù được chi phí ban đầu.
8.3.2 Giai đoạn phát triển (Growth)
Tiếp đến với giai đoạn phát triển, cần mở rộng thị trường, nâng cao thị phần và sức ảnh hưởng Nâng cao được doanh số bán hàng cũng là một mục tiêu chính của giai đoạn này.
- Nghiên cứu và cho ra mắt thêm để đa dạng hóa sản phẩm về kiểu dáng, mẫu mã, chất liệu và giá cả sản phẩm tùy theo mong muốn của khách hàng.
- Cần đẩy mạnh các dịch vụ khách hàng để gia tăng sự hài lòng Chăm sóc khách hàng sau mua là yếu tố quan trọng quyết định khách hàng có giữ chân được khách hàng hay không.
- Ở giai đoạn phát triển, thương hiệu đã có 1 lượng khách hàng nhất định, có thể sử dụng chính những lượt bán và feedback của khách hàng, cũng như chia sẻ trải nghiệm người dùng như 1 cách quảng bá sản phẩm giúp nâng cao sự tin tưởng.
Giai đoạn này doanh nghiệp bắt đầu có được lợi nhuận từ sản phẩm thông qua số lượng nhất định sản phẩm bán được Doanh nghiệp cũng bắt đầu có được sự nhận diện từ khách hàng.
8.3.3 Giai đoạn trưởng thành (Maturity)
Với giai đoạn trưởng thành doanh nghiệp đã có được sự ổn định tuy vậy vẫn nên có những sự đổi mới để duy trì số lượng khách hàng, duy trì lợi nhuận ổn định chuẩn bị đến giai đoạn suy thoái.
- Tối ưu hóa quy trình sản xuất cũng như quy trình vận chuyển Qua đó giảm bớt được chi phí đầu tư từ đó giữ sản phẩm ở một mức giá ổn định.
- Cần có những phương án thay đổi, hoặc làm khác biệt cho thương hiệu: thay đổi bộ nhận diện thương hiệu, kết hợp cùng các nhãn hàng khác tạo ra nhiều sự đổi mới tránh tạo sự nhàm chán. Đây được coi là giai đoạn sản phẩm ổn định nhất Doanh nghiệp nhận lại được doanh thu lớn từ sản phẩm song cũng là giai đoạn gặp nhiều sự cạnh tranh vậy nên cần có những giải pháp thích hợp.
8.3.4 Giai đoạn Suy sụp (Decline) Đây là giai đoạn cuối của sản phẩm được đánh dấu bởi sự sụt giảm doanh thu và lợi nhuận vậy nên cần có những chiến lược và điều chỉnh nhanh chóng.
-Xem xét giảm thiểu các chi phí nhất có thể, để tránh lãng phí vào những hoạt động không cần thiết, mà vẫn bảo toàn chất lượng sản phẩm.
-Thu hẹp phạm vi sản phẩm, chỉ tập trung vào một vài sản phẩm áo thun chủ lực.
- Doanh nghiệp có thể cân nhắc cần tìm kiếm thêm các thị trường mới có tiềm năng phát triển hơn.
Giai đoạn suy thoái là giai đoạn gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp cần có những chiến lược sáng tạo và linh hoạt để ứng phó với giai đoạn này Cần cân nhắc kỹ lưỡng các giải pháp khác nhau và lựa chọn giải pháp phù hợp nhất với điều kiện thực tế của doanh nghiệp Nếu có được chiến lược và cách vận hành phù hợp vòng đời của sản phẩm sẽ được bắt đầu lại.