1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Video clip trong nội dung truyền thông trên báo Điện tử việt nam

278 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Video clip trong nội dung truyền thông trên báo điện tử Việt Nam
Tác giả Nguyễn Đình Hậu
Người hướng dẫn PGS.TS Đinh Văn Hường
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Báo chí học
Thể loại Luận án Tiến sĩ Báo chí học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 278
Dung lượng 4,6 MB

Nội dung

Video clip trong nội dung truyền thông trên báo Điện tử việt nam Video clip trong nội dung truyền thông trên báo Điện tử việt nam

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

Nguyễn Đình Hậu

VIDEO CLIP TRONG NỘI DUNG TRUYỀN THÔNG

TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC

Hà Nội – 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

Nguyễn Đình Hậu

VIDEO CLIP TRONG NỘI DUNG TRUYỀN THÔNG

TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VIỆT NAM

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và là kết quả lao động của chính tác giả luận án, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đinh Văn Hường

Các số liệu điều tra, khảo sát cũng như kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

Tác giả Nguyễn Đình Hậu

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, để hoàn thành luận án của mình, tôi xin trân trọng cảm ơn:

Hội đồng khoa học, Phòng đào tạo Sau đại học, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình hoàn thành luận án

Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đinh Văn Hường, người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện luận án này

Và xin cảm ơn các phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo chí, bạn bè, người thân, gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình tìm kiếm, khảo sát tài liệu và các điều kiện khác

Trong quá trình thực hiện luận án, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng luận án không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế Tôi rất mong tiếp tục nhận được sự chỉ dẫn của các thầy cô và góp ý của bạn bè, đồng nghiệp để luận án chất lượng hơn

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

Tác giả Nguyễn Đình Hậu

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 6

1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài 6

2 Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu 8

3 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu 8

4 Giả thuyết nghiên cứu và Khung phân tích 13

5 Phương pháp nghiên cứu 14

6 Đóng góp mới của luận án 17

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 17

8 Kết cấu của luận án 18

NỘI DUNG 19

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 19

1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 19

1.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 30

1.3 Nhận xét chung 44

Tiểu kết chương 1 45

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VIDEO CLIP TRONG NỘI DUNG TRUYỀN THÔNG TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ 46

2.1 Các khái niệm liên quan 46

2.2 Các lý thuyết tiếp cận 59

2.3 Các tiêu chí đánh giá video clip trong nội dung truyền thông trên báo điện tử 74 2.4 Mô hình sản xuất và phân phối video clip trong nội dung truyền thông trên báo điện tử 76

2.5 Vai trò video clip trong nội dung truyền thông trên báo điện tử 85

Tiểu kết chương 2 89

CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VIDEO CLIP TRONG NỘI DUNG TRUYỀN THÔNG TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ 90

3.1 Khái quát các báo điện tử được khảo sát 90

3.2 Sản xuất, phân phối video clip trong nội dung truyền thông trên báo điện tử 94

3.3 Nội dung, hình thức video clip trong nội dung truyền thông trên báo điện tử 110 3.4 Tác động của video clip trong nội dung truyền thông trên báo điện tử 135

Trang 6

3.5 Đánh giá về thực trạng video clip trong nội dung truyền thông trên các báo điện tử

khảo sát 143

Tiểu kết chương 3 149

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN VIDEO CLIP TRONG NỘI DUNG TRUYỀN THÔNG TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ 151

4.1 Một số vấn đề đặt ra về video clip trong nội dung truyền thông trên báo điện tử151 4.2 Đề xuất giải pháp chung cho sự phát triển video clip trong nội dung truyền thông trên báo điện tử 165

4.3 Kiến nghị cụ thể đối với các báo điện tử được khảo sát 178

Tiểu kết chương 4 184

KẾT LUẬN 185

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 189

TÀI LIỆU THAM KHẢO 190

Trang 7

DANH MỤC VIẾT TẮT

PhapluatPlus Báo điện tử Pháp luật Plus tại địa chỉ www.phapluaplus.vn

TTO Báo điện tử Tuổi trẻ tại địa chỉ www.tuoitre.vn

TTXVN Thông tấn xã Việt Nam

TVO Truyền hình Tuổi trẻ

VCCrop Công ty cổ phần VCCorp

VNE Báo điện tử VnExpress, tại địa chỉ www.vnexpres.net

Vnews Kênh truyền hình Thông tấn

Vietnam+ Báo điện tử của Thông tấn xã Việt Nam, tại địa chỉ

www.vietnamplus.vn VNN Báo điện tử VietNamNet, tại địa chỉ www.vietnamnet.vn

VOVnews Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam tại địa chỉ www.vov.vn

VTC Truyền hình kỹ thuật số VTC

VTV Truyền hình Việt Nam

Trang 8

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 1.1: Số mẫu độ tuổi và nghề nghiệp nhóm công chúng qua khảo sát 11

Bảng 1.2: Số mẫu thâm niên và nghề nghiệp nhóm phóng viên qua khảo sát 12

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ số liệu phương thức sản xuất video clip trên Tuổi trẻ 96

Biểu đồ 3.2: Số lượng video clip sử dụng trong các chuyên mục trên Tuổi Trẻ trong 1 năm 97

Biểu đồ 3.3: Lượt xem trung bình video clip trên chuyên trang của báo điện tử Tuổi trẻ 100

Biểu đồ 3.4: Biểu đồ thể hiện số video clip trung bình đăng một ngày của các trang báo điện tử 100

Bảng 3.1: Bảng số liệu về thời lượng video clip trên VnExpress với Tuổi trẻ 103

Biểu đồ 3.5: Tỉ lệ các dạng video clip trên VnExpress 104

Biểu đồ 3.6: Tỉ lệ phần trăm nguồn video clip trên toàn trang và chuyên trang 108

Biểu đồ 3.7: Cơ cấu dạng video clip trên báo điện tử Vietnam+ 109

Bảng 3.2: Tỉ trọng phương thức thể hiện nội dung video clip trên toàn trang 111

Bảng 3.3: Tỉ trọng phương thức thể hiện nội dung video clip trên chuyên trang về video clip 114

Biểu đồ 3.8: Tỉ trọng phong cách thể hiện video clip trong nội dung truyền thông trên báo điện tử VnExpress 120

Biểu đồ 3.9: Tỉ lệ trung bình số video clip được sử dụng trong một chuyên mục trong một ngày trên các báo điện tử 122

Biểu đồ 3.10: Ý kiến nhà báo về việc nhắc tới video clip và nghĩ đến việc tạo ra video clip trong quá trình tác nghiệp 123

Bảng 3.4: Số liệu tỉ trọng góc độ tiếp cận vấn đề của các sản phẩm video clip 124

Biểu đồ 3.11: Tỉ trọng chất lượng video clip ở dạng phối hợp 125

Biểu đồ 3.12: Tỉ trọng chất lượng biên tập video clip ở dạng độc lập trên bốn báo điện tử 126

Biểu đồ 3.13: Mức độ số lượng các tác phẩm xuất hiện về sự kiện “Cháy quán karaoke ở Trần Thái Tông” theo thời gian 133

Biểu đồ 3.14: Các video clip được sử dụng ở sự kiện "Cháy quán karaoke Trần Thái Tông" 133

Biểu đồ 3.15: Lượng like tác phẩm đầu tiên về sự kiện trên các trang báo 134

Biểu đồ 3.16: Sự quan tâm của công chúng đối với các hình thức truyền tải thông tin trên báo điện tử 136

Trang 9

Biểu đồ 3.17: Tỉ lệ cách thức công chúng tiếp nhận thông tin trên báo điện tử 136

Biểu đồ 3.18: Tỉ lệ công chúng đánh giá về tính khách quan, chân thực của video so với các ngôn ngữ khác trên báo điện tử 137

Biểu đồ 4.1: Kết quả trả lời về dự định đầu tư vào video clip 159

Biểu đồ 4.2: Thời gian người dùng xem video clip mỗi tuần (từ 2016-2018) 159

Biểu đồ 4.8: Báo cáo lượng người xem video trực tuyến khu vực Đông Nam Á 160

Biểu đồ 4.9: Các thiết bị được sử dụng để xem video trực tuyến tinh theo tỉ lệ người sử dụng Internet tại Việt Nam 161

Biểu đồ 4.10: Các mối đe dọa đối lớn nhất với thành công của báo chí trong tương lai 177

DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Mô hình khung phân tích của luận án 14

Hình 2.1 Mô hình tiếp xúc các PTTT của Ikuo Takeuchi 72

Hình 3.1: Giao diện trang chủ VnExpress 91

Hình 3.2: Giao diện trang chủ báo VietNamNet 92

Hình 3.3: Giao diện trang chủ Vietnam+ 93

Hình 3.4: Giao diện báo điện tử Tuổi trẻ 94

Hình 3.5: Mô hình sản xuất, phân phối video clip trên Tuổi Trẻ 98

Hình 3.6: Video clip có chèn lời bình là phụ đề của VnExpress 104

Hình 3.7: Video clip có chèn lời bình là phụ đề của trang báo điện tử VnExpress 127

Hình 3.8: Hình ảnh hiển thị phần dành riêng cho video clip trên báo điện tử Tuổi trẻ 128

Hình 3.9: Biểu tượng video của VnExpress được đặt ngay trang nhất 128

Hình 3.10: Biểu tượng khác nhau của trang báo điện tử VietNamNet 129

Hình 4.1: CNN và Huffington tăng lượng video clip đăng trên các mạng xã hội của mình 159

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài

Báo điện tử, một trong bốn loại hình báo chí tại Việt Nam, được biết đến là kết quả của sự tích hợp công nghệ, Internet và những ưu thế của các loại hình báo chí truyền thống Báo điện tử đã tạo ra những bước ngoặt làm thay đổi cách truyền và tiếp nhận thông tin của công chúng Với khả năng của mình, báo điện tử đã truyền tải các thông điệp văn bản, hình ảnh, âm thanh, video clip và các tính năng tương tác Báo điện tử không bị giới hạn bởi khuôn khổ, không bị phụ thuộc vào khoảng cách địa lý Các sản phẩm của báo điện tử từ khi thu nhận đến khi phát hành đều diễn ra rất nhanh chóng, với những thao tác hết sức đơn giản Với những ưu thế đó, báo điện tử đang trở thành kênh truyền thông được nhiều người lựa chọn Đặc biệt trong bối cảnh của kỷ nguyên số, báo điện tử đang có những điều kiện để bứt phá và tiếp tục phát triển mạnh

mẽ Từ hội tụ truyền thông, đa phương tiện đến đa nền tảng, từ công nghệ sản xuất, truyền phát thông tin nhỏ gọn đến sự tham gia của trí tuệ nhân tạo, từ sản phẩm báo chí mang tính độc quyền của các cơ quan báo chí đến sản phẩm đại chúng do người dùng tạo ra…Tất cả những biến đổi ấy đã làm cho môi trường báo chí truyền thông trở nên ngày càng sôi động, đòi hỏi các nghiên cứu về báo điện tử cần liên tục triển khai, cập nhật để đáp ứng nhu cầu phát triển

Sự thay đổi của công nghệ, của môi trường đã dẫn đến sự thay đổi thói quen trong tiếp nhận các sản phẩm thông tin của độc giả Công chúng ngày nay không dừng lại ở việc đọc các dòng thông tin hay nhìn những bức ảnh tĩnh trên màn hình hay thiết

bị di động Họ muốn tiếp nhận những sản phẩm truyền thông nói chung, sản phẩm trên báo điện tử nói riêng, thông qua trải nghiệm nghe và xem Do vậy, xu hướng sử dụng các sản phẩm video clip trong các sản phẩm truyền thông đã trở nên phổ biến và ngày càng phát triển mạnh mẽ Điều này đã tạo ra những sức ép lớn đến các nội dung truyền thông trên báo điện tử Nếu các báo điện tử không thay đổi, không gia tăng các sản phẩm video clip trong các sản phẩm truyền thông, các tòa soạn báo điện tự sẽ dần tự đánh mất những lợi thế của mình, mất dần đi những ưu thế về đa phương tiện, từ đó, dẫn tới nguy cơ giảm đi sức cạnh tranh đối với các phương tiện truyền thông khác Nhìn vào lịch sử, mắt của các loài động vật có xương sống tiến hóa cách đây khoảng 500 tỷ năm trước, là lâu hơn rất nhiều so với lịch sử 50 nghìn năm trước của lời nói Những bản vẽ hang động đầu tiên có niên đại khoảng 30 nghìn năm, là lâu hơn

Trang 11

rất nhiều so với lịch sử của hệ thống chữ viết chỉ khoảng 5 nghìn năm (Grabe M E., Bucy E P., 2009) Trong thực tế, khi sinh ra, con người đã có sẵn đôi mắt để nhìn vào thế giới Đó được coi là một năng lực tự nhiên, sẵn có, khác với việc đọc và nói, phải trải qua các quá trình học tập Văn hóa Việt Nam, thuở xa xưa, tục ngữ cũng có câu

“Trăm nghe không bằng một thấy”, dăn dạy người Việt, sự thấy quan trọng hơn cả

trăm lần sự nghe Những dẫn cứ này giúp chúng ta dễ dàng thừa nhận, sự thấy có vai trò đặc biệt quan trọng và việc nghiên cứu về nó trong bối cảnh truyền thông của quá khứ, hiện tại và tương lai đều là cần thiết

Nhìn vào bối cảnh thực tế, tại Việt Nam, có nhiều cơ quan báo điện tử đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm đa dạng hóa các nội dung truyền thông thông qua video clip Tuy nhiên, khi triển khai, các tòa soạn báo điện tử Việt Nam phải đối diện với những vấn đề về tổ chức, sản xuất, phân phối; mô hình định hướng phát triển; sự phối hợp các yếu tố văn bản, hình ảnh, âm thanh; phương thức hoạt động tác nghiệp…Các vấn đề này làm nảy sinh các nội dung cần giải quyết như: Làm thế nào

để có thể vừa đảm bảo yếu tố tin bài lại vừa có thể sản xuất những sản phẩm video clip của riêng mình? Việc tổ chức sản xuất và phân phối video clip như thế nào để đạt được hiệu quả tối ưu? Những mô hình nào là phù hợp đối với đặc trưng của tòa soạn? Những yếu tố nào cần lưu ý khi xây dựng và phát triển video clip?

Qua khảo cứu, mặc dù thực tiễn đang phát sinh nhiều vấn đề như đã nói, nhưng

hệ thống cơ sở lý luận, nghiên cứu về video clip trong nội dung thông tin trên báo điện

tử lại chưa nhiều Có một số nghiên cứu nhìn video clip trong mối tương quan xu hướng phát triển của đa phương tiện, hội tụ truyền thông, chưa có những nghiên cứu độc lập, tách biệt, chuyên sâu vào chủ thể video clip trong các thông điệp truyền thông Trong khi, video clip trong nội dung truyền thông hiện nay lại đang là chủ thể

có vai trò quan trọng

Với những ưu thế về ngôn ngữ trong quá trình truyền thông, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trong kỷ nguyên số, sự biến đổi nhu cầu của công chúng cũng như những vấn đề đang gặp phải trong quá trình lý luận và thực tiễn hiện nay, đặt ra bài toán cần có những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề video clip trong nội dung

truyền thông trên báo điện tử Chính vì vậy, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Video clip

Trang 12

trong nội dung truyền thông trên báo điện tử Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án tập trung vào giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

- Xây dựng cơ sở lý luận về video clip trong nội dung truyền thông trên báo điện

tử

- Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá hiện trạng về sản xuất, phân phối, nội dung,

hình thức, tác động video clip trong nội dung truyền thông trên báo điện tử Việt Nam

- Thu thập những ý kiến của công chúng tiếp nhận, đội ngũ phóng viên, biên tập

viên, nhà quản lý báo điện tử để có thêm góc nhìn đánh giá thực trạng video clip trong nội dung truyền thông trên báo điện tử

- Nhận diện bối cảnh, thời cơ, thách thức, từ đó khuyến nghị giải pháp phát triển

video clip trên báo điện tử Việt Nam trong tương lai

3 Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án video clip trong nội dung truyền thông trên báo điện tử Việt Nam; công chúng sử dụng các sản phẩm video clip trong nội dung truyền thông trên báo điện tử; đội ngũ phóng viên, biên tập viên, nhà quản lý tại một

số cơ quan báo điện tử

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu nội dung, hình thức, quá trình sản xuất, phân phối các video clip

trong nội dung truyền tải thông tin trên 4 báo điện tử: báo điện tử Tuổi Trẻ (tại địa chỉ www.tuoitre.vn); báo điện tử VnExpress (tại địa chỉ www.vnexpress.net); báo điện tử VietNamNet (tại địa chỉ www.vietnamnet.vn) và báo điện tử Vietnam+ (tại địa chỉ

Trang 13

www.vietnamplus.vn) Thời gian triển khai nghiên cứu trong khoảng từ 2014 đến hết

2017 (có mở rộng cập nhật các số liệu đến nay)

Một số luận điểm về việc lựa chọn 4 báo điện tử trên là:

Thứ nhất, đảm bảo sự đa dạng về mẫu nghiên cứu: Bốn báo điện tử được lựa chọn

phần nào đảm bảo sự đa dạng về mẫu nghiên cứu, thể hiện ở các khía cạnh sau: Về nguồn gốc: Có hai báo điện tử xuất phát điểm trên nền tảng điện tử (báo điện tử

VnExpress và báo điện tử VietNamNet); một báo điện tử có xuất phát điểm từ một cơ quan báo in (báo điện tử Tuổi Trẻ) và một báo điện tử của một hãng thông tấn quốc gia (báo điện tử Vietnam+) Xuất phát điểm đa dạng và khác nhau này có thể tạo ra những

sự khác nhau trong quá trình xây dựng và phát triển, điều này có thể tạo ra sự đa dạng

trong mẫu nghiên cứu của công trình Về đơn vị chủ quản: Thể hiện sự phong phú, đa

dạng, nghĩa bao hàm rộng từ địa phương đến Bộ, Ngành và Trung ương Cụ thể: báo điện tử VnExpress thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ; báo điện tử VietNamNet thuộc

Bộ Thông tin và Truyền thông; báo điện tử Tuổi Trẻ thuộc Đoàn Thanh niên Cộng sản

Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh, báo điện tử Vietnam+ là cơ quan thuộc Chính phủ Sự phong phú này phần nào giúp nghiên cứu có những kết luận mang tính chất bao quát hơn

Thứ hai, sự đa dạng trong cách thức thể hiện và nội dung thể hiện: Ngoài những

điểm giống nhau như đều có chuyên mục độc lập về video clip, video clip đăng kèm các nội dung bài viết thì bốn báo này còn có sự đa dạng trong cách thể hiện Báo điện tử Vietnam+ thiên về hướng tách biệt các nội dung video clip vào chuyên mục video clip, đẩy mạnh social video; Báo điện tử VnExpress lại tích hợp đan xen phát triển mảng video clip ở tất cả các chuyên mục khác nhau, không phân biệt đó có phải là chuyên mục dành riêng cho video clip hay không; Báo điện tử VietNamNet có hướng đi khác, vẫn song hành việc phát triển video clip ở tất cả các chuyên mục của báo, nhưng đầu

tư phiên bản hiển thị video clip, giúp công chúng có thể đọc các nội dung mở rộng ngay khi xem; Báo điện tử Tuổi Trẻ có sự hỗ trợ mạnh mẽ của Truyền hình Tuổi Trẻ (TVO) phát trên nền tảng báo điện tử Tuổi Trẻ Dù có những định hướng phát triển riêng, nhưng tất cả bốn báo điện tử: báo điện tử VnExpress, báo điện tử VietNamNet, báo điện tử Tuổi Trẻ và báo điện tử Vietnam+ đều hướng đến cung cấp những thông

Trang 14

tin mang tính chất tổng hợp ở tất cả các khía cạnh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục điều này đảm bảo về sự đa dạng trong các nội dung thể hiện

Thứ ba, đảm bảo về số lượng và chất lượng mẫu cho nghiên cứu: Ở Việt Nam

thật khó để tiếp cận với những con số chính xác về lượng truy cập của cả bốn báo trên, nhưng có một điều đều dễ nhận thấy rằng, cả bốn báo điện tử trên đều là những báo điện tử có quy mô, tầm cỡ và mức độ uy tín hàng đầu ở Việt Nam: 1) Báo điện tử VnExpress và VietNamNet tại Việt Nam đều được đánh giá là những báo điện tử xếp hạng đầu về lượng truy cập cũng nhưng chất lượng thông tin Hàng ngày, cả hai báo điện tử đều sản xuất một lượng tin bài lớn, đáp ứng nhu cầu của công chúng cả nước 2) Báo điện tử Tuổi Trẻ, xuất phát điểm từ một tờ báo in Tuổi trẻ có bề dày truyền thống phát triển Đến nay, báo điện tử Tuổi Trẻ vẫn tiếp tục phát huy sức mạnh của tờ báo in, tiếp tục khẳng định vị thế ảnh hưởng thông tin của mình đối với lượng công

chúng trong và ngoài nước 3) Báo điện tử Vietnam+ với những ưu thế của một hãng

thông tấn Quốc gia, báo có đội ngũ phóng viên đông đảo, thường trú ở khắp các địa phương trong cả nước và nhiều nước trên thế giới Nguồn tin của báo được đánh giá là phong phú, chính xác, cạnh tranh cao Với những tiêu chí trên, cả bốn báo điện tử trên hoàn toàn có thể đảm bảo cả về mặt số lượng và chất lượng cho các mẫu nghiên cứu của đề tài

Thứ tư, tiên phong trong áp dụng các xu hướng phát triển của truyền thông hiện đại: Cả bốn báo điện tử đều được đánh giá là những đơn vị tiên phong trong việc áp

dụng những xu hướng phát triển truyền thông hiện đại Giao diện của các báo ngày càng được cải tiến, hướng đến yếu tố thân thiện và đa phương tiện với công chúng Bên cạnh việc đầu tư mạnh về video clip, các báo cũng hướng đến các giá trị khác của

đa phương tiện, đa nền tảng, tạo ra các gói tin tức truyền thông hiện đại

- Khảo sát công chúng là những người tiếp nhận các sản phẩm video clip trên báo điện tử Ý kiến của công chúng có vai trò rất quan trọng trong việc nhận định các kết quả mà video clip trong nội dung truyền thông trên báo điện tử đem lại Để có những

thông tin phản hồi về nhóm này, tác giả đã tiến hành một mẫu khảo sát với 1180 phiếu

Kết quả khảo sát cho thấy một số điểm nổi bật như sau: 1) Tỉ lệ giới tính trả lời mẫu, nam: 802 người chiếm 67.9%, nữ 378, chiếm 32.1% 2) Khả năng tiếp nhận báo chí (đọc/nghe/nhìn) của công chúng cơ bản là tốt vì tỉ lệ đại học và sau đại học chiếm chủ

Trang 15

yếu, lần lượt là 73.4% và 11.2% Nhóm công chúng này có tri thức, có nhu cầu tiếp nhận các sản phẩm thông tin từ báo điện tử nói chung và video clip trong nội dung truyền thông trên báo điện tử nói riêng 3) Có sự chênh lệch đáng kể về độ tuổi, độ tuổi

từ 18-35 chiếm phần lớn số công chúng khảo sát, với tỉ lệ là 88.2%, trong khi đó độ tuổi trên 36-60 và trên 60 có số lượng thấp với tỉ lệ là 3.2% Điều này phù hợp vì hầu hết những người tiếp nhận các sản phẩm báo điện tử, đặc biệt là video clip trong nội dung truyền thông trên báo điện tử thường ở độ tuổi thanh niên và trung niên Chi tiết

mô tả ở bảng 1.1

Bảng 1.1: Số mẫu độ tuổi và nghề nghiệp nhóm công chúng qua khảo sát

Gá trị Số

lượng

Phần trăm

Giá trị Số

lượng

Phần trăm

Giá trị Số

lượng

Phần trăm

Dưới

18

102 8.6 Từ

THPT trở xuống

- Khảo sát đội ngũ phóng viên, nhà báo tại các tòa soạn báo điện tử, những người

có liên quan mật thiết đối với hoạt động video clip trên báo điện tử Để có những

thông tin phản hồi từ nhóm này, tác giả đã tiến hành một mẫu khảo sát với 110 phiếu

Kết quả khảo sát cho thấy một số điểm nổi bật như sau: 1) Tỉ lệ thâm niên công tác dưới 3 năm chiếm 49.1%, từ 3 đến 7 năm chiếm 40%, nhóm trên 7 năm chỉ chiếm

Trang 16

10.9% Điều này phù hợp bởi phổ rộng được nhóm phóng viên từ ít kinh nghiệm đến nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực báo điện tử, từ đó đưa được những chỉ báo tin cậy về mức độ đánh giá 2) Vị trí công việc là phóng viên chủ yếu, tỉ lệ 67.3%, đại diện nhóm biên tập viên, thư ký tòa soạn và cán bộ quản lý cũng có, nhưng theo tỉ lệ thấp dần Sự chênh lệch này là hợp lý do nhóm phóng viên, biên tập viên là nhóm có mối liên hệ trực tiếp đối với việc tạo ra các sản phẩm video clip 3) Trình độ chuyên môn chủ yếu

là bậc đại học và sau đại học chuyên ngành chủ yếu là báo chí, lần lượt với tỉ lệ là 69.1% và 25.4% Nhóm đối tượng trình độ khác rất thấp, chỉ 5.5% Tỉ lệ vênh này cũng hợp với bối cảnh tổ chức, trình độ của các cơ quan báo điện tử tại Việt Nam Chi tiết được mô tả ở bảng 1.2

Bảng 1.2: Số mẫu thâm niên và nghề nghiệp nhóm phóng viên qua khảo sát

Gá trị Số

lượng

Phần trăm

Giá trị Số

lượng

Phần trăm

Giá trị Số

lượng

Phần trăm

Trang 17

4 Giả thuyết nghiên cứu và Khung phân tích

4.1 Giả thuyết nghiên cứu

- Những năm gần đây, các báo điện tử Việt Nam quan tâm, đầu tư và phát triển mạnh video clip trong quá trình truyền tải thông tin

- Video clip trên báo điện tử có đặc trưng, đặc điểm, phương thức sản xuất và chuyển tải thông tin riêng

- Các báo điện tử Việt Nam đã và đang xây dựng, hình thành các mô hình sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm video clip riêng

- Công chúng Việt Nam có nhu cầu và đánh giá cao hiệu quả khi sử dụng video clip trong quá trình thông tin trên báo điện tử

4.2 Khung phân tích

Những biến đổi của báo chí truyền thông trong kỷ nguyên số đã làm bức tranh báo điện tử Việt Nam hiện nay có nhiều thay đổi và video clip trong nội dung truyền thông trên báo điện tử là một trong những nội dung đó Thêm vào đó, trong thực tiễn, video clip trong nội dung truyền thông trên báo điện tử Việt Nam đang đặt ra nhiều vấn đề cần thiết phải được tìm hiểu, nghiên cứu Để giải quyết vấn đề đó, luận án xác định khung lý thuyết nghiên cứu gồm: 1) Hệ thống các khái niệm liên quan là báo điện

tử, nội dung truyền thông trên báo điện tử, video clip và video clip trong nội dung truyền thông trên báo điện tử; 2) Hệ thống cơ sở lý thuyết là cơ sở luận về hiệu ứng khung đa phức và lý thuyết sử dụng và hài lòng

Từ nền tảng lý luận trên, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp luận và phương pháp công cụ để nghiên cứu các sản phẩm video clip trong nội dung truyền thông trên báo điện tử Từ kết quả nghiên cứu, luận án chỉ rõ những vấn đề hiện trạng của video clip trong nội dung truyền thông trên báo điện tử,

từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng video clip trên báo điện tử trong tương lai

Trang 18

Hình 1.1: Mô hình khung phân tích của luận án

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

- Phương pháp luận chung: Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin (sử dụng phép duy vật biện chứng, phép duy vật lịch sử, quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lênin), tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng, Nhà nước Việt Nam về báo chí truyền thông, lý luận báo chí truyền thông

- Phương pháp luận chuyên ngành: Luận án sử dụng nền tảng lý luận báo chí truyền thông, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước Việt Nam về báo chí truyền thông; sử dụng lý thuyết hiệu ứng khung đa phức và lý thuyết sử dụng và hài lòng

CÁC LÝ THUYẾT TIẾP CẬN

Cơ sở luận về hiệu ứng khung đa phức

Mô hình sản xuất và phân phối

SẢN PHẨM VIDEO CLIP

NỘI DUNG HÌNH THỨC

SẢN XUẤT, PHÂN

PHỐI

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

Trang 19

5.2 Phương pháp công cụ

5.2.1 Phương pháp nghiên cứu định lượng

- Thống kê theo mẫu: thống kê số lượng các sản phẩm video clip trên các báo

điện tử Từ đó đưa ra những phân tích định lượng dựa trên những số liệu đã thống kê được Theo đó, tác giả tiến hành thống kê các nội dung liên quan đến video clip trên bốn báo điện tử: báo điện tử Tuổi Trẻ, báo điện tử VnExpress, báo điện tử VietNamNet và báo điện tử Vietnam+ Tổng số video clip khảo sát là khoảng 1600 Trong đó, mỗi báo điện tử tác giả khảo sát khoảng 400 video clip (khoảng 200 sản phẩm trên chuyên trang về video clip và khoảng 200 sản phẩm trên toàn trang) Thời gian khảo sát từ tháng 7/2017 trở về trước cho đến khi chạm đủ số video clip cần nghiên cứu Các nội dung thống kê là: số lượng, thời gian, tên video clip, link sản phẩm, lượng like & share, lượt bình luận, lượt xem, hình thức video clip, nguồn video clip và nội dung các video clip Để hỗ trợ cho quá trình khảo sát, tác giả cũng xây dựng bộ mã hóa chi tiết một số tiêu chí cho quá trình thống kê (Chi tiết luận giải bộ mã hóa xem thêm tại Phụ lục 1.1, tr2)

- Điều tra bảng hỏi: Tác giả sử dụng hai mẫu phiếu thăm dò Một mẫu thu thập ý

kiến công chúng và một mẫu thu thập ý kiến những nhà báo đang công tác tại các tòa soạn báo điện tử có liên quan đến video clip

- Mẫu phiếu thăm dò công chúng: Công chúng được xác định là những khách

hàng sử dụng các sản phẩm video clip trên báo điện tử, ý kiến của công chúng có vai trò rất quan trọng trong việc nhận định các kết quả mà video clip trên báo điện tử đem lại Áp dụng mô hình lý thuyết sử dụng và hài lòng của nhà nghiên cứu Ikuo Takeuchi (Nhật Bản, năm 1997), tác giả xây dựng mẫu phiếu thăm dò ý kiến công chúng theo ba nhóm tiêu chí: khai thác thông tin người trả lời; tiêu chí về ấn tượng; tiêu chí về mức

độ hài lòng Số lượng phiếu thu về có kết quả phục vụ nghiên cứu là 1180 phiếu (Chi tiết luận giải phiếu thăm dò công chúng xem thêm tại Phụ lục 4.1, tr51)

- Mẫu phiếu thăm dò nhà báo tại các tòa soạn báo điện tử: Nhà báo tại các tòa

soạn báo điện tử là những người có liên quan mật thiết đối với hoạt động video clip trên báo điện tử Để có những thông tin phản hồi từ nhóm này, tác giả đã xây dựng mẫu phiếu thăm dò với bốn nhóm tiêu chí chính: khai thác thông tin người trả lời; đánh giá video trong nội dung truyền thông trên báo điện tử; công tác định hướng, phát triển video clip; kỹ năng tác nghiệp Số phiếu thu về có giá trị phục vụ nghiên cứu là

110 phiếu (Chi tiết luận giải phiếu thăm dò xem thêm tại Phụ lục 3.1, tr37)

Trang 20

5.2.2 Phương pháp nghiên cứu định tính

- Phỏng vấn sâu: Đề có những hiểu biết sâu về vị trí, vai trò, thực trạng hoạt

động, giải pháp phát triển video clip ngoài thực tiễn hiện nay, tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu bán cấu trúc đối với những nhà báo đang hoạt động trong lĩnh vực video clip tại các tòa soạn báo điện tử Các cuộc phỏng vấn sâu đối với đội ngũ nhân

sự là lãnh đạo các tòa soạn báo điện tử VnExpress, VietNamNet, VOVnews, Vietnam+, PhapluatPlus, ZingNews, VCCrops, VTCnews Cơ cấu trả lời phỏng vấn sâu gồm có có 1 Tổng biên tập, 3 Trưởng ban và 3 Phó Trưởng ban (Chi tiết bộ câu hỏi phỏng vấn sâu xem thêm tại Phụ lục 5.1, tr65)

- Phương pháp phân tích dữ liệu định tính: tác giả xây dựng bộ mã hóa tập trung

vào việc phân tích nội dung các sản phẩm video clip trên các báo điện tử khảo sát Để đánh giá nội dung, tác giả tập trung vào hai mảng tiêu chí: một là, góc độ tiếp cận sự kiện, hai là phong cách thể hiện các sản phẩm video clip (Chi tiết luận giải bộ mã hóa

xem thêm tại phụ lục 2.1, tr31)

Đối với phong cách thể hiện video clip: bộ mã hóa định tính gồm 3 nhóm tiêu chí với 8 chỉ báo nhận diện, tập trung vào đánh giá phong cách cách thể hiện nội dung video clip trên báo điện tử Việt Nam là: Nhóm giao thoa (sản xuất theo dạng chương trình truyền hình; sản xuất theo phong cách thể loại tin truyền hình; sản xuất theo phong cách thể loại phóng sự truyền hình và sản xuất theo thể loại phỏng vấn truyền hình); Nhóm xây dựng phong cách ngôn ngữ riêng (thuần phản ánh, ghi nhận chi tiết

và nhân vật tự kể câu chuyện) và nhóm đồ họa

Đối với góc độ tiếp cận sự kiện: tác giả xây dựng bộ mã hóa định tính gồm 7 chỉ báo nhận diện là diễn biến của sự kiện, tình tiết của sự kiện, nhà quản lý, cơ quan chức năng, chuyên gia, đối tượng liên quan trực tiếp, đối tượng liên quan gián tiếp Việc mã hóa giúp tác giả nhận diện phần nào những góc độ tiếp cận sự kiện khi thể hiện tác phẩm thông qua video clip trên báo điện tử Việt Nam hiện nay

5.2.3 Một số phương pháp khác

- Phương pháp so sánh: Dựa trên các kết quả từ các phương pháp định lượng, định

tính ở trên, tác giả tiến hành so sánh số liệu giữa bốn tòa soạn được khảo sát, so sánh mở rộng với những số liệu công bố trên thế giới, từ đó có những góc nhìn đối chiếu, so sánh

và khái quát phù hợp

Trang 21

- Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp: Luận án còn tiến hành tra cứu, phân tích và

nghiên cứu các tài liệu liên quan đến nội dung và định hướng nghiên cứu của đề tài

6 Đóng góp mới của luận án

Đây là luận án nghiên cứu độc lập đối tượng video clip trong nội dung truyền thông trên báo điện tử Khảo sát bức tranh nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam cho thấy, các nghiên cứu hiện nay đa phần đặt video clip trong một tổng thể, khi đề cập đến đa phương tiện, hội tụ truyền thông hoặc các phương tiện truyền thông mới, chưa

có nghiên cứu nào đi sâu vào hệ thống đánh giá một cách độc lập Trong khi thực tiễn,

xu hướng video clip trên môi trường Internet phát triển mạnh, tác động trực tiếp đến quá trình truyền thông hiện đại Thêm vào đó, các tòa soạn báo điện tử tại Việt Nam cũng đang tìm kiếm, định hình những vấn đề về sản xuất, phân phối các sản phẩm video clip trong nội dung truyền thông Do vậy, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có những đóng góp nhất định về giá trị lý luận và thực tiễn về video clip trong nội dung truyền thông trên báo điện tử Việt Nam

Luận án áp dụng những phương pháp nghiên cứu hiện đại, qua đó, kết quả nghiên cứu sẽ đánh giá được một cách chi tiết về hiện trạng video clip trong nội dung truyền thông trên báo điện tử Việt Nam hiện nay, những vấn đề về sản xuất, phân phối, những phản hồi của công chúng, góc độ nhìn nhận của đội ngũ người làm báo Những kết quả nghiên cứu của luận án không chỉ góp phần đánh giá, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng video clip trong nội dung truyền thông trên báo điện tử nói riêng mà còn có thể gợi mở giải pháp cho việc xây dựng các mô hình, chiến lược phát triển về video clip cho các tòa soạn báo điện tử trong tương lai

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

7.1 Ý nghĩa lý luận của luận án

Thực tiễn những năm gần đây, môi trường báo chí, truyền thông đang có sự tăng trưởng mạnh các sản phẩm video clip, trong khi các nghiên cứu về nội dung này lại chưa nhiều Do vậy, kết quả nghiên cứu của của luận án sẽ góp phần bổ sung, làm

phong phú hơn nền tảng lý luận về video clip nói chung và video clip trên báo điện tử

ở Việt Nam riêng

Thêm vào đó, luận án là một công trình nghiên cứu, đánh giá độc lập đối tượng video clip trên báo điện tử tại Việt Nam Các công trình khoa học khác thường nghiên

Trang 22

cứu video clip trong mối quan hệ với các nền tảng khác của đa phương tiện, do vậy

không đánh giá hết vị trí, vai trò, định hướng và xu hướng phát triển của video clip nói

chung, ở các tòa soạn báo điện tử nói riêng Với việc sử dụng lý thuyết sử dụng và hài

lòng, nền tảng lý luận về hiệu ứng khung đa phức cùng với các phương pháp thống kê

mã hóa chọn mẫu, phân tích sự phản hồi của công chúng, của nhà báo, luận án sẽ cung

cấp những giá trị lý luận để có được một bức tranh toàn diện nhất về video clip trong

nội dung truyền thông trên báo điện tử Việt Nam hiện nay

7.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận án

Luận án cho thấy một bức tranh thực tiễn về video clip trong nội dung truyền

thông trên báo điện tử: Từ thực tiễn hoạt động của các tòa soạn báo đến sự phản hồi

của công chúng và đội ngũ nhà báo tại các tòa soạn báo điện tử Việt Nam hiện nay

Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo bổ ích cho các tòa soạn báo điện tử đang tìm

những hướng đi cho định hướng phát triển video clip nói riêng và đa phương tiện nói

chung trong bối cảnh hiện nay Là tài liệu tham khảo cho các giảng viên, học viên,

sinh viên trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy liên quan đến video clip và báo điện

tử Đây cũng là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm và cho chính

tác giả luận án

8 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, tổng quan nghiên cứu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, nội

dung của luận án được kết cấu gồm có 4 chương sau đây:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2: Một số vấn đề lý luận về video clip trong nội dung truyền thông trên

báo điện tử

Chương 3: Khảo sát, đánh giá thực trạng video clip trong nội dung truyền thông

trên báo điện tử

Chương 4: Một số vấn đề đặt ra và giải pháp, kiến nghị phát triển video clip

trong nội dung truyền thông trên báo điện tử

Nội dung của luận án sẽ được trình bày theo thứ tự các chương nói trên

Trang 23

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Những thành tựu của cách mạng khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ phát thanh, truyền hình và đặc biệt là Internet đã tạo ra sự bùng

nổ thông tin trên phạm vi toàn cầu Sự phát triển của báo chí trên cơ sở đó là tất yếu và

là một thực tế khách quan, làm thay đổi nhanh chóng cả về hình thức và nội dung của các loại hình báo chí truyền thống Các cơ quan báo chí muốn theo kịp trình độ phát triển chung của xã hội thì cần phải đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác sự đa dạng của thông tin, không thể bó hẹp thông tin trong phạm vi một quốc gia hay một khu vực cũng như không thể giới hạn trong một phương thức truyền thông cụ thể nào Đó là tiền đề cho sự ra đời của phương thức truyền thông đa phương tiện

1.1.1 Những nghiên cứu về đa phương tiện

Trên thế giới, truyền thông đa phương tiện ngày càng trở nên phổ biến khi các cơ quan báo chí hiện đại không chỉ xuất bản một sản phẩm báo giấy thông thường như trước kia mà chuyển mình sang việc tổ chức nhiều ấn phẩm song hành Các trang thông tin điện tử hàng đầu như New York Times, Washington Post, BBC News… đã hướng đến việc cung cấp cho công chúng những sản phẩm hấp dẫn từ những nền tảng phong phú của đa phương tiện Chính từ thực tế đó, nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới

đã có những công trình nghiên cứu về lĩnh vực này

1.1.1.1 Những nghiên cứu gắn đa phương tiện với truyền thông nói chung

Năm 1994, tác giả Tony Feldman đã đề cập đến thuật ngữ đa phương tiện trong

cuốn sách "Multimedia" Trong công trình này, Tony Feldman đã nghiên cứu đa

phương tiện trong mối tương quan với các lĩnh vực trong đời sống xã hội như kinh

doanh, giáo dục đào tạo, vui chơi giải trí Theo ông, "Đa phương tiện là sự gắn kết của

từ ngữ, âm thanh và hình ảnh dưới dạng điện tử- điều này sẽ làm thay đổi cuộc sống một cách sâu sắc hơn bất kỳ một cuộc cách mạng phương tiện truyền thông nào trước đó" Tuy nhiên, trong thời điểm nghiên cứu của ông, nhiều người vẫn chưa có những

nhận thức chính xác về đa phương tiện, cách thức để triển khai, vận hành, tổ chức

Trang 24

Với Tony Feldman, đa phương tiện có sự tác động đến hoạt động truyền thông

"Nó không chỉ tạo ra những cách thức mới lạ chưa từng có trong việc cung cấp thông tin, giải trí mà còn thay đổi các phương tiện truyền thống như báo in, truyền hình, âm nhạc, điện ảnh" Do đó, trong nghiên cứu này, ông đã đi sâu vào phân tích tác động

của nó đến các mảng giáo dục, đào tạo, kinh doanh, các ngành nghề liên quan đến giải trí Tony Feldman cũng có đề cập tác động này đến hoạt động xuất bản, bán sách báo

và hoạt động thư viện

Nhược điểm chính trong cuốn "Multimedia" của Tony Feldman chính là việc

chưa coi báo điện tử là một đối tượng chính trong quá nghiên cứu về đa phương tiện, nhưng những kết quả nghiên cứu này trở thành nguồn tài liệu ban đầu, quan trọng cho các nghiên cứu tiếp theo về đa phương tiện trong tương lai

Hướng nghiên cứu đa phương tiện gắn với công nghệ được nhiều nghiên cứu đề

cập, như cuốn "The way multimedia" của tác giả SHM Colin (1994) Cuốn sách đã giải

thích một cách tường tận về đa phương tiện là gì, làm thế nào để triển khai đa phương tiện, hệ thống trang thiết bị cần thiết cho một hệ thống đa phương tiện, những điều bạn

có thể làm và học hỏi với các phần mềm đa phương tiện

Cuốn "Multimedia Communications" của tác giả Fred Halsall (Nxb

Addison-Wesley, 2001) tập trung giải quyết các nội dung liên quan đến truyền thông đa phương tiện như ứng dụng, mạng, các giao thức kết nối và tiêu chuẩn… nhằm giúp người đọc hiểu hơn về kỹ thuật của truyền thông đa phương tiện Cuốn sách nghiên về mô tả hoạt động và các tính năng cũng như ứng dụng của truyền thông đa phương tiện

Một cuốn sách khác, "Digital Multimedia" của tác giả Nigel P.Chapman và

Jenny Chapman người Scotland (Nxb Wiley, 2004) Công trình nghiên cứu và phân tích các nguyên tắc cơ bản của từng loại phương tiện truyền thông hiện có như: văn bản, đồ họa, âm thanh, hình ảnh động và video theo hướng số hóa Cuốn sách cũng đề cập đến tính năng tương tác của đa phương tiện, đặc biệt là những ưu thế tương tác vượt trội ở trên web Những ưu thế này, nhanh chóng là nội dung được sử dụng mạnh

mẽ ở các trang báo điện tử hiện nay

Hai tác giả Ralf Steinmetz và Klara Nahrastedt trong cuốn "Multimedia Systems"

(Nxb Springer, 2004) lại cung cấp một góc nhìn cụ thể về hệ thống đa phương tiện và

Trang 25

các ứng dụng hệ thống này một cách thống nhất Đây cũng là một trong số các cuốn sách có đề cập đến vấn đề tích hợp đa phương tiện về các vấn đề kỹ thuật như: thiết

bị, hệ điều hành, mạng lưới an ninh… Các vấn đề thiên về nội dung và kỹ năng còn là điểm chưa được nhắc tới nhiều

Một cuốn sách thiên về việc hướng dẫn cách thực hành để đạt hiệu quả tối ưu về

đa phương tiện hiện nay là của tác giả Tay Vaughan, trong cuốn "Multimedia: Making

it word" (Nxb McGraw-Hill Education, 2006) Cuốn sách nghiên cứu về việc hướng

dẫn sử dụng văn bản, hình ảnh, âm thanh và video; thiết kế, tổ chức; các dự án đa phương tiện trên các phương tiện CD-ROM, DVD và các trang web chuyên nghiệp So với nền tảng công nghệ hiện tại, nhiều công nghệ trong thời điểm nghiên cứu của Tay Vaughan không còn phổ biển nữa, nhưng những nội dung về thiết kế các nội dung đa phương tiện, các gói dự án đa phương tiện cho các trang web vẫn là những nền tảng kiến thức tham khảo quan trọng cho quá trình nghiên cứu về lĩnh vực này

Cùng hướng trọng tâm nghiên cứu về công nghệ và kỹ thuật của đa phương tiện,

tác giả Ray Villalobos đào sâu nghiên cứu trong cuốn "Exploring Multimedia for Designers" (Nxb Thomson Delmar Learning, 2008) đã đề cập nhiều khái niệm trực

tiếp đến các công nghệ hiện thực hóa đa phương tiện hiện nay như: văn bản, đồ họa, hình ảnh, âm thanh, video và những cách chúng kết hợp với nhau để tạo ra một sản phẩm đa phương tiện Công trình phần nào giúp chúng ta hiểu được việc kết hợp về khía cạnh kỹ thuật của các tác phẩm đa phương tiện trên nền tảng Internet hiện nay Cuốn tài liệu dày trên 1000 trang do Bokor-Furht biên tập mang tên

"Encyclopedia of multimedia" (Nxb Springer xuất bản, 2008) ngoài việc đưa ra những

khái niệm của mình về truyền thông đa phương tiện còn đề cập đến xu hướng phát triển của lĩnh vực công nghệ đa phương tiện: hệ thống kê thuật, các ứng dụng trong tương lai, các nền tảng, công cụ web, việc tích hợp thêm các nền tảng của video và audio trong các sản phẩm truyền thông…

Trong cuốn "Multimedia Technologies" (Nxb Tata McGraw Hill Education

Private, 2010), của tác giả Ashok Banerji đã đề cập đến việc sử dụng video clip nói riêng và các hình thức khác như hình ảnh, đồ họa, âm thanh trong việc truyền tải các

Trang 26

nội dung thông điệp Nền tảng của sự đa dạng này đó chính là sự phát triển của khoa học và kỹ thuật

Trong nghiên cứu của mình, Ashok Banerji cho rằng thuật ngữ về đa phương tiện

là một thuật ngữ đa dạng về nghĩa Mọi người đều hiểu và biết về đa phương tiện nhưng khi phân tích và sử dụng, lại có những giá trị khác nhau ở mỗi cá nhân Với Ashok Banerji, đa phương tiện đa dạng về cách hiểu và cách hiểu nào cũng có điểm

đúng của nó: "Khi từ đa phương tiện là một từ loại trong tiếng anh, nó nhấn đến các yếu tố công nghệ của quá trình truyền thông tin Với nghĩa này, nó nhấn mạnh đến việc kết hợp các hình thức âm thanh, hình ảnh, văn bản, hình ảnh động và video Góc

độ khác, khi đa phương tiện nhìn ở góc độ là một tính từ, thì nó lại mổ tả đến việc sử dụng một cách đồng thời nhiều phương tiện cho một mục đích cụ thể" (Ashok Banerji, 2010) Mặc dù có những cách nhìn khác cuốn sách đã cung cấp những cơ sở lý luận và

những định nghĩa quan trọng về đa phương tiện, về hình ảnh, âm thanh, xu thế phát triển của công nghệ, ảnh hướng tới truyền thông Đây là cơ sở nghiên cứu quan trọng trong việc nghiên cứu video clip trên báo mạng, vì video clip trên báo điện tử là một phần trong xu thế đa phương tiện báo điện tử hiện nay Điều này thể hiện phong phú nội dung truyền thông thông qua những chiếc máy tính có kết nối Internet

1.1.1.2 Những nghiên cứu gắn đa phương tiện với hoạt động báo chí

Trong lịch sử hình thành và phát triển của mình, các loại hình báo chí truyền thống như báo in, phát thanh, truyền hình luôn có sự độc lập tương đối với nhau với những đặc thù và thế mạnh riêng Thế nhưng, sự bùng nổ của Internet đã tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội và ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của hệ thống báo chí thế giới nói chung Với đặc trưng tương tác của mình, Internet đã thu hẹp những giới hạn về không gian và thời gian trong việc tiếp cận thông tin trên quy mô toàn thế giới Sự ra đời của báo điện tử đã tạo ra sự đa dạng trong cách truyền tải thông tin đến với công chúng hiện nay Thêm vào đó, cùng với sự phát triển của hệ thống Internet, hàng loạt sản phẩm công nghệ truyền thông mới được phát triển như công nghệ di động với các phương thức truyền dữ liệu tốc độ cao, hay các thiết bị đầu cuối được phát triển theo xu hướng di động hoá, cá nhân hóa cao độ tạo nên một sức mạnh mới

mà các loại hình truyền thông truyền thống khó cạnh tranh nổi

Trang 27

Sự phát triển của công nghệ truyền thông cũng đã tạo cho báo chí một hướng đi mới: tích hợp các phương tiện truyền thông Tính chất đa phương tiện được biểu hiện

rõ ràng nhất qua sự tích hợp này Xu hướng phát triển này là phù hợp với nhu cầu thông tin của xã hội, do vậy đi theo sự phát triển này là sự lựa chọn đúng đắn của các nhà truyền thông Hay nói cách khác, truyền thông đa phương tiện là xu hướng phát triển mang tính khách quan đáp ứng nhu cầu thông tin của lớp công chúng mới Từ đó, nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này

Trong cuốn "What is multimedia journalism" (Nxb Journalism studies, Taylor

and Francis group, Netherland, 2004), tác giả Mark Dueze, giảng viên trường Đại học Amsterdam (Hà Lan) đã đưa ra những nền tảng lý thuyết về đa phương tiện, về hoạt động của phóng viên trong xu thế truyền thông đa phương tiện Xu hướng khi mà những bài báo mạng được tích hợp đa dạng các yếu tố của ngôn ngữ văn tự và phi văn

tự như văn bản, hình ảnh động, hình ảnh tĩnh, video và các chương trình tương tác sẽ yêu cầu những thay đổi đến từ nội dung, hình thức và quy trình thực hiện và sáng tạo

Đi sâu hơn vào những kỹ năng thực hiện các sản phẩm báo chí đa phương tiện,

tác giả Janet Kolodzy trong cuốn "Convergence journalism, writing and reporting across the new media" (Nxb N.Y, Peter Lang Publishing, 2005), đã đề cập nhiều đến

câu chuyện đi hay ở của những loại truyền thông cũ Thực tế nghiên cứu cho thấy, các phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay là sự tích hợp của các phương tiện truyền thông cũ với các phương tiện truyền thông mới theo những cách đa dạng và phức tạp hơn

Tuy nhiên, theo Janet Kolodzy, hội tụ truyền thông không phải là sự cộng lại một cách máy móc các loại hình báo chí trong một cơ quan, một bài viết mà là sự cấu trúc lại để trở thành một guồng máy sản xuất, chế biến, và phân phối thông tin một cách đa dạng, nhằm tạo ra nhiều món để đáp ứng nhu cầu của công chúng Do vậy, việc sử dụng video clip trên báo điện tử cũng sẽ có những hướng phát triển đa dạng, để đáp ứng nhu cầu hiện nay

Một thách thức mà Janet Kolodzy nhấn mạnh trong cuốn sách của mình đó là những áp lực cho tòa soạn, đội ngũ phóng viên khi phải sản xuất ra nhiều loại hình báo chí khác nhau, nghĩa là sự xuất hiện của những nhà báo đa di năng

Một trong các công trình gắn đa phương tiện với hoạt động tổ chức của các cơ

quan báo chí đó là cuốn "Tổ chức tòa soạn đa phương tiện" của tác giả Carmilla

Trang 28

Floyd, một nhà báo tự do của Thụy Điển (sách được Bộ Thông tin và Truyền thông dịch năm 2009) Cuốn sách đề cập đến việc mô tả dẫn chứng và phân tích mô hình truyền thông đa phương tiện của Svenska Dagbladet Một tòa soạn sản xuất báo in nhưng có cả báo điện tử

Báo điện tử của Svenska Dagbladet được cập nhật hàng trăm lần mỗi ngày và bảy ngày một tuần Tòa soạn Svenska Dagbladet đã thực hiện chính sách đưa tin lên mạng trước khi xuất bản trên báo in Do đó, mỗi phóng viên tại tòa soạn này đều phải hoàn thành một bài viết ngắn gọn để đẩy lên loại hình báo điện tử Không phân biệt ngày và đêm, tòa soạn Svenska Dagbladet phải liên tục cập nhật và bổ sung thông tin cho bài viết của mình Đây là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng trong việc xây dựng

mô hình tòa soạn đa phương tiện ở Việt Nam hiện nay

Tác giả Andy Bull trong cuốn sổ tay"Multimedia journalism, a practical guide"

cũng đã bổ sung những lý luận về xu thế báo chí đa phương tiện, tiếp cận đi sâu vào việc phân tích và áp dụng đa phương tiện trong xu hướng phát triển truyền thông hiện nay Theo Andy Bull việc áp dụng tính đa phương tiện trên các phương tiện báo điện

tử là rất quan trọng, việc gia tăng tính đa phương tiện trong một bài báo phản ánh đúng câu chuyện về báo chí đa phương tiện hiện nay Trong cuốn sách này, vấn đề sử dụng hình ảnh và âm thanh được lồng ghép chung và các loại hình báo đa phương tiện khác

Một tài liệu khác của Olesya Kravchuk (2012) trong cuốn sách “Change in journalistic practices in the age of networked technologies” đã tập trung phân tích

những thay đổi của báo chí trong thời đại công nghệ kết nối toàn cầu Cuốn sách đi tìm câu trả lời xã hội đương đại có cần các nhà báo? Và sự ảnh hưởng của các nhà báo đến

xã hội như thế nào? Các câu hỏi này đặt trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của đa phương tiện, và Internet Cuốn sách cũng đề cập đến dự án phát triển một trang web về phương tiện truyền thông mới hướng tới trang bị kỹ năng đa phương tiện cho các nhà báo hiện đại trong tương lai

Tác giả Ján Višňovský và Jana Radošinská (2017) trong chương sách của mình

“Online Journalism: Current trends and challenges” đã nhấn mạnh, trong vòng 25

năm, lĩnh vực báo chí đã trải qua nhiều thay đổi và chuyển đổi căn bản, dần dần thích ứng với các xu hướng toàn cầu đương đại trong việc sản xuất tin tức Chương sách đã đưa ra một số vấn đề lý luận về vấn đề báo chí trực tuyến, đồng thời thảo luận các hình thức sản xuất bảo chí cụ thể trên Internet và các yêu cầu chuyên môn đối với các nhà

Trang 29

báo chuyên làm tin tức trực tuyến, trong đó có tính đến các xu hướng phát triển hiện tại của các hình thức truyền thông kỹ thuật số

Như vậy, điểm qua một số công trình nghiên cứu trên thế giới, chúng ta dễ dàng nhận thấy đa phương tiện, truyền thông đa phương tiện, truyền thông đa phương tiện trên báo điện tử là một xu hướng phát triển tất yếu đang được quan tâm Một đặc điểm chung trong các nghiên cứu này đó là sự gắn kết của đa phương tiện đến khoa học, kỹ thuật và công nghệ Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng, sự phát triển của khoa học công nghệ chính là tiền đề mạnh mẽ để phát triển của đa phương tiện hiện nay Trong thực tiễn, điều này càng được minh chứng rõ nét khi sự phát triển của khoa học công nghệ cuối thế kỷ 20 đã làm nở rộ các tập đoàn truyền thông đa phương tiện Nó khiến cho sự tập trung sở hữu báo chí và thương mại hóa báo chí ngày càng nhanh và tràn ngập ở khắp các lục địa Những nghiên cứu này có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động báo chí của Việt Nam

1.1.2 Những nghiên cứu tiếp cận về video clip

Một từ khóa luôn được nhắc đến trong các nghiên cứu về đa phương tiện đó là video clip Đặc biệt hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đến hoạt động truyền thông, thuật ngữ này càng thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu

Một nghiên cứu tương đối đơn giản và dễ hiểu về các yếu tố của video có thể nói

đến đó là "Handbook of Imagine and Video processing" của tác giả Alan C.Bovik,

(2000) Cuốn sách trình bày tương đối toàn diện các yếu tố kỹ thuật, các thuật toán của việc sử dụng hình ảnh và video Cuốn sách cung cấp các thông tin và kỹ năng cần thiết

để có thể phát triển và ứng dụng các hình ảnh và video trong lĩnh vực kỹ thuật số, viễn thông, world wide web và cả đa phương tiện Đây là tài liệu cần thiết cho các khóa học

về xử lý, phân tích hình ảnh, video kỹ thuật số, truyền thông video, đa phương tiện và

xử lý hình ảnh và video

Đề cập thuật ngữ video trong bối cảnh đa phương tiện, nhóm tác giả Ling Guan

cùng cộng sự (2001) trong cuốn "Multimedia image and video processing" đã đề cập

đến các khía cạnh khác nhau của đa phương tiện: cái nhìn toàn cảnh về sự phát triển của hệ thống, xử lý và các ứng dụng của dữ liệu hình ảnh và video trong môi trường đa phương tiện Cuốn sách là kết quả của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới về những ưu

và khuyết điểm hiện tại của video và hình ảnh, những xu hướng phát triển mới video

Trang 30

và hình ảnh trong tương lai Cuốn sách cũng thừa nhận sự thay đổi nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và công nghệ, nên những giá trị thông tin của cuốn sách sẽ nhanh chóng bị lỗi thời Nội dung của cuốn sách cũng đề cập đến việc ứng dụng video và hình ảnh trong xu hướng đa phương tiện Những dữ liệu công bố của các nghiên cứu này sẽ góp phần nào đó vào cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu trong tương lai về lĩnh vực đang thay đổi từng ngày này

Tác giả Jerry Whitaker và Blair Benson trong cuốn sách mang tên "Standard handbook of video and television engineering" (Nxb McGraw Hill Professional, 2003)

cũng cung cấp những cẩm nang tiêu chuẩn của video và kỹ thuật truyền hình Đây là cuốn sách tham khảo dành cho các nhân viên kỹ thuật làm việc liên quan đến lĩnh vực phát thanh truyền hình nói chung và video nói riêng

Cuốn sách đề cập nhiều chương đến công nghệ video trên nền tảng Internet, truyền hình kỹ thuật số, các tiêu chuẩn phát sóng dữ liệu tại châu Âu và Mỹ Các khía cạnh từ thiết bị đầu vào đến các thiết bị đầu ra và giao thức tiếp nhận Do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, hiện nay, một số tiêu chuẩn kỹ thuật trong cuốn sách đã không còn phù hợp Thêm vào đó, thời điểm nghiên cứu, video trên nền tảng Internet còn đơn giản, chưa phong phú và phức tạp như hiện nay Tuy vậy, cuốn sách vẫn có giá trị tham khảo quan trọng, giúp tác giả có những đối chiếu về thay đổi video giai đoạn trước với hiện tại, từ đó đề xuất những biện pháp phát triển phù hợp với bối cảnh hiện nay

Một tài liệu quan trọng đề cập đến các tiêu chí đánh giá video trong bối cảnh kỹ

thuật số là cuốn "Digital video quality, vision models and metrics" của Stefan Winkler

(Nxb John Wiley & Son Ltd, 2005) Cuốn sách đề cập nhiều nội dung đến việc đánh giá chất lượng của video clip trong môi trường kỹ thuật số Sự phát triển của công nghệ, khoa học kỹ thuật tạo ra nhiều tiêu chuẩn video khác nhau, việc nhận diện, đánh giá và sử dụng một cách hợp lý có vai trò rất quan trọng Cuốn sách cũng cấp những khái niệm cơ bản về video trong nền tảng kỹ thuật số, về tiếp nhận thị giác của con người và chất lượng hình ảnh Đây là nền tảng cho quá trình đánh giá, sử dụng và ứng dụng trong việc nén, truyền tải và đánh dấu các video sau này

Một công trình thiên về việc hướng dẫn các kỹ năng để tạo ra các ấn phẩm video

và audio đó là cuốn "A practical guide to video and audio compression" của tác giả

Trang 31

Cliff Wootton (Nxb Elsevier, 2005) Cuốn tài liệu là cẩm nang đưa ra những hướng dẫn cho việc thực hành video và audio Một mảng nội dung đề cập quan trọng trong cuốn sách đó là những thông tin về codecs - những cách để chúng ta có thể thiết kế, làm việc và thực hiện quá trình nén video và audio để có được chất lượng tốt nhất và phù hợp nhất

Cuốn "A practical guide to video and audio compression" của tác giả Cliff

Wootton cũng đã đề cập đến nhiều nền tảng trong quá trình nén dữ liệu video và audio: trên môi trường Internet, phát sóng của các đài truyền hình, các thiết bị lưu trữ

CD, DVD, thiết bị di động Đây là nền tảng quan trọng trong việc sử dụng và quản lý hiệu quả nhất video và audio trong kỷ nguyên kỹ thuật số Chúng ta đều biết, quá trình làm việc với video và audio tạo ra những khó khăn, nhiều khi cả áp lực về vấn đề không gian lưu trữ dự liệu, tài chính cho hệ thống lưu trữ, nén và truyền tải Cuốn sách phần nào đưa ra những chỉ dẫn quan trọng về vấn đề này

Hai tác giả Ye Geoffrey Li và Gordon L.Stuber trong cuốn "Interactive video: Methods and Applications" (Nxb Springer, 2006) đã đề cập đến các phương pháp và

ứng dụng video tương tác, đây là tài liệu quan trọng trong việc khai thác và sử dụng video Mở đầu cuốn sách, nhóm tác giả tập trung giới thiệu cho người đọc thuật ngữ video tương tác, những luận giải, thuật toán và những yêu cầu về công nghệ; các phương pháp để tổng hợp âm thanh một cách tự động, hiệu quả Phần thứ hai cuốn sách là các thủ thuật để xử lý, phân tích và chỉnh sửa các dữ liệu video và audio Phần cuối cùng đó là các nội dung về việc chuyển đổi các dữ liệu các dữ liệu của video, các chiết xuất, liên kết những điểm nổi bật, những sự kiện với các đơn vị ngữ nghĩa cụ thể Phần cuối của cuốn sách dành cho công cụ tìm kiếm hình tương tác, phi tuyến tính duyệt nội dung và hệ thống định vị video nhanh chóng

Cuốn "Interactive video: Methods and Applications" của Ye Geoffrey Li và

Gordon L.Stuber đã đưa ra những gợi mở rất quan trọng trong việc đưa ra mô hình, hệ thống để quản lý, sắp xếp video theo các hệ thống khác nhau, có thể là hệ thống chuyên mục, sự kiện hay những điểm nổi bật Điều này sẽ góp phần khắc phục những điểm yếu về tính liên kết các tác phẩm và từ khóa của video so với các tác phẩm truyền thông bằng văn bản

Một cuốn tài liệu cung cấp những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu cho việc

tạo website chuyên môn, chất lượng tốt về video đó là cuốn "Professional web video:

Trang 32

plan, produce, distribute, promote and monetize quality video" của nhóm tác giả

Richard Harrington và Mark Weiser (Nxb Elsevier, Canada, 2010) Cuốn sách cung cấp những thông tin cần thiết với các minh hoạ phong phú và các lời khuyên đơn giản Cuốn sách đáp ứng đa dạng các yêu cầu của người sử dụng và sản xuất video nền tảng Internet

Tiến trình phát triển nội dung của cuốn sách bắt nguồn từ sự phát triển của web, chỉ ra sự phát triển của xu hướng video trên web và mở ra các cơ hội phát triển trong tương lai; sau đó đề cập đến các chỉ số sản xuất video trên web, cung cấp những khái quát về các quy định chuẩn sản xuất video trên web như xác định nhu cầu, ngân sách, bản đồ và khả năng sản xuất, vai trò của âm thanh, của ánh sáng, cách để thu âm tốt và

có ánh sáng tốt, các tính năng chính của thiết bị sản xuất video cho web

Phần xử lý hậu kỳ video cho web đề cập đến cách kể một câu chuyện, những bài học và những chỉ dẫn để làm cho câu chuyện thú vị, cách nén và các quy chuẩn để tạo

ra một dữ liệu video tốt

Một phần đề cập quan trọng trong cuốn sách đó là nội dung sản xuất và thúc đẩy các lợi nhuận cho video trên web, đưa ra những phương pháp phổ biến nhất để cung cấp video, các nền tảng cho video, các để các nhà sản xuất thu hút và giữ chân công chúng và cách tạo ra lợi nhuận để bù vào chi phí đầu tư cho video

Cuốn "Professional web video: plan, produce, distribute, promote and monetize quality video" của nhóm tác giả Richard Harrington, Mark Weiser là cuốn tài liệu tham

khảo quan trọng để đưa ra các phương án trong việc xây dựng và phát triển video một cách hiệu quả trên nền tảng Internet nói chung và báo điện tử nói riêng hiện nay

Sau nhiều năm nghiên cứu với hàng loạt các các cuộc tiếp xúc, trao đổi và hội thảo với các nhà nghiên cứu và hoạt động công nghệ khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Trung tâm nghiên cứu EngageMedia (Indonesia) một đơn vị chuyên sản xuất, phân phối các nội dung qua video với Trung tâm nghiên cứu văn hóa KUNCI đã soạn

thảo ra cuốn sách "Video chornic: Video activism and video video distribution in Indonesia" (2010) Cuốn sách đã đưa ra những minh chứng về xu hướng phát triển

mạnh mẽ video tại Indonesia

Trong vòng 10 năm trở lại đây, tại Indonesia đã chứng kiến sự phát triển một cách chóng mặt về các sản phẩm video về tất cả các đời sống trong xã hội Đặc biệt là

Trang 33

những video về các mảng hoạt động cộng đồng làm thay đổi nhận thức về các vấn đề của xã hội: môi trường, nhân quyền, đa văn hóa, đói nghèo… Sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật số đã thúc đẩy quá trình sản xuất các video một cách thuận lợi và dễ dàng trong công chúng

Nghiên cứu từ lịch sử phát triển (bắt đầu từ 1998 tại Indonesia), soi chiếu với hoạt động hiện tại, cuốn sách đã đặt ra nhiều câu hỏi về những thay đổi của xã hội đối với sự phát triển của video trong tương lai tại Indonesia Lập bản đồ hoạt động video tại Indonesia, các vị trí và chu trình vận động của video, các chiến lược hoạt động và các ẩn ý trong hoạt động thông qua hình ảnh…

Một tài liệu tham khảo quan trọng có thể đề cập đến là bài viết của tác giả

Ludmila Kruglova với tựa đề "Video content on portals of traditional mass media

in Russia" Bài viết đăng trong kỷ yếu "Digital frontiers: Traditional media

practices in the age of convergence" do Khoa báo chí Đại học Lomonosov Moscow, Russia xuất bản

Trong bài viết này, Ludmila Kruglova đã đưa ra một số nhận định về sự phát triển của video như một xu hướng phát triển tất yếu của truyền thông đại chúng Video ngày nay có sự vận động thay đổi mạnh mẽ, từ các website nghiệp dư, ngày nay các video đã dần được thay thế bằng các chương trình có sự đầu tư trên các ấn phẩm báo chí điện tử: các cuộc phỏng vấn chuyên gia, voxpop

Minh chứng cho luận điểm này, Ludmila Kruglova đã chỉ ra một số ví dụ điển hình tại Nga về việc triển khai áp dụng video trong mục kinh tế của tạp chí Afisha, cung cấp hàng loạt các video theo yêu cầu Đài phát thanh Ekho Moskvy cũng bắt đầu video radio Một ví dụ sinh động của sự hội tụ của các đài phát thanh, truyền hình với Internet; Hãng tin ở Nga RIA-Novosti cũng tiên phong trong việc tổ chức hội tụ Tất cả các tác phẩm của họ đều được bổ sung video hoặc audio

Ví dụ mà Ludmila Kruglova cho là điển hình nhất trong xu hướng bổ sung video hoặc audio là mạng xã hội Snob Các hình thức và công nghệ đã đưa nội dung và video

là nhân tố quyết định dữ liệu trên mạng này hơn tất cả các nội dung khác Ludmila

Kruglova đã chỉ ra rằng: "Những người có thói quen với TV: họ thích xem những tin tức hơn đọc về chúng như một nghiên cứu đã chứng minh thông tin hình ảnh dễ dàng

Trang 34

trong việc nhận thức" và "Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các nguồn lực video được phổ biến nhiều hơn so với nguồn chỉ chứa văn bản"

Đối chiếu nội dung của tài liệu này đối với hoạt động video trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, chúng ta cũng nhìn thấy nhiều tờ báo điện tử đang có những hướng đi mạnh mẽ trong việc đầu tư các nội dung video theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại: vừa phong phú vừa về chất lượng nội dung vừa đảm bảo tốt về chất lượng hình ảnh Nghiên cứu của Ludmila Kruglova đã đưa ra những chỉ dẫn quan trọng cho việc nghiên cứu video sau này của tác giả

Ngoài những nghiên cứu kể trên, còn nhiều nghiên cứu đề cập đến các mặt khác

của video như "Video traces for network performance evaluation: A comprehensive overview and guide on video traces and their utilization in networking research," của

Patrick Seeling, Frank H.P.Fitzek, Martin Reisslein Tác giả Dagstuhl Castle (Đức),

2010 với nghiên cứu về "Video processing and computational video: international seminar" Tác giả Sagarmay Deb, 2012 với cuốn sách "Video data management and information retrieval" Tác giả Lin Lin và cộng sự (2011) với “Reading While Watching Video: The Effect of Video Content on Reading Comprehension and Media Multitasking Ability” Donald L Diefenbach (2019) với công trình “Video Production Techniques: Theory and Practice From Concept to Screen”…

Như vậy, có thể nói, những nghiên cứu về video clip trong bối cảnh phát triển đa phương tiện trên thế giới cũng khá là phong phú Các nghiên cứu tập trung vào khía cạnh công nghệ, nền tảng, cách thức tổ chức, vận hành và phát triển lĩnh vực này nhằm hướng đến đạt được những hiệu quả trong quá trình truyền thông Đây là tiền đề cho quá trình học hỏi và tham khảo sau khi nghiên cứu về video clip trên báo điện tử của tác giả

1.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

1.2.1 Những nghiên cứu về đa phương tiện

Đa phương tiện là một thuật ngữ không còn quá xa lạ Trong khoảng một thập niên trở lại đây, đã có rất nhiều những nghiên cứu đề cập đến vấn đề này Nhiều công trình, giáo trình, sách tham khảo đã ra đời

1.2.1.1 Các nghiên cứu nhấn mạnh đến thuật ngữ đa phương tiện và xu hướng phát triển tất yếu đa phương tiện

Trang 35

Nhà nghiên cứu Vũ Quang Hào trong cuốn “Báo chí và đào tạo báo chí Thụy Điển” (Nxb Lý luận Chính trị phát hành, 2004) đã đi vào chi tiết mô hình đào tạo báo

chí ở một quốc gia phát triển ở Bắc Âu Sự đan xen cài giữa quan điểm, các thủ thuật làm báo được tác giả trình bày rất chân thực và ấn tượng Đặc biệt, yêu cầu và các kĩ năng làm báo hiện đại, gắn chặt với công nghệ và kĩ thuật như làm tin, phỏng vấn, viết

ký chân dung, ảnh báo chí, làm quảng cáo, làm báo mạng, làm layout… được tác giả

đi sâu phân tích và bước đầu có những kiến giải khá thú vị Mô hình đào tạo báo chí Thụy Điển là một mô hình hay cần tham khảo, bởi tính thực tế của nó Mô hình này cũng đã được một số toà soạn ở Việt Nam vận dụng thông qua các chương trình đào tạo triển khai tại toà soạn trong khuôn khổ các dự án của SIDA tại Việt Nam

Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước “Nghiên cứu phát triển ứng dụng công nghệ đa phương tiện” do tác giả Nguyễn Cát Hồ (Đề tài Nhà nước mã số KC-01-14, năm 2005) làm chủ nhiệm đề tài và chủ đề nhánh “Nghiên cứu đánh giá, so sánh các phần mềm Multimedia hiện có và lựa chọn công cụ thích hợp” do Nguyễn Đình Hóa chủ trì

năm 2005 đã giới thiệu tổng quan về truyền thông đa phương tiện và đi sâu nghiên cứu

về kỹ thuật đa phương tiện Hai đề tài này thiên hẳn về yếu tố kỹ thuật, công nghệ, nên mang giá trị tham khảo thêm

Cuốn "Giáo trình Multimedia" do tác giả Đỗ Trung Tuấn biên soạn năm 2007 dài

137 trang chủ yếu giới thiệu tổng quan về truyền thông đa phương tiện và kỹ thuật truyền thông đa phương tiện Giáo trình này chủ yếu dùng cho sinh viên về công nghệ thông tin

và cũng chưa đề cập sâu đến ứng dụng Multimedia trên truyền hình

Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Báo chí và Truyền thông đại chúng: đào tạo và bồi dưỡng trong thời kỳ hội nhập” do Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức tháng 6

năm 2008 đã tập hợp nhiều bài viết, nhiều góc nhìn đa chiều về đào tạo báo chí trong

xu thế phát triển mới Đây là những tư liệu tham khảo quý giá để đi sâu, nghiên cứu, đánh giá và đề xuất các giải pháp cho đào tạo báo chí nói chung và đào tạo nhà báo đa phương tiện nói riêng ở nước ta hiện nay

Chương V cuốn “Báo chí thế giới và xu hướng phát triển” của tác giả Đinh Thị

Thúy Hằng (Nxb Thông tấn Hà Nội, 2008) đã đề cập đến xu hướng hội tụ truyền thông như một sự phát triển tất yếu của môi trường truyền thông hiện đại Trong đó tác giả tiếp

Trang 36

cận xu hướng hội tụ truyền thông theo hướng công nghệ thông tin đã dẫn đến việc liên hợp các loại phương tiện báo chí khác nhau vào một phương thức hoạt động Sự hội tụ này đã mở ra một kỉ nguyên mới của đa truyền thông Hội tụ các loại hình báo chí: báo

in, truyền hình, phát thanh, phim ảnh được kết hợp cá dịch vụ tới người sử dụng Điều này tạo ra các ấn phẩm báo chí đa dạng và sinh động

Chương III cuốn “Báo chí truyền thông hiện đại” của tác giả Nguyễn Văn Dững

(Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011) đã đề cập đến tính đa phương tiện của báo chí hiện đại Cuốn sách chỉ ra rằng, tính tương tác và tính đa phương tiện là hai đặc điểm của báo chí hiện đại Nhờ sự phát triển của công nghệ truyền thông, sự thay đổi tư duy

và phong cách làm báo cùng với sự phát triển của nhu cầu giao tiếp trong tình hình và điều kiện mới, đã thúc đẩy nhiều thuật ngữ mới Như trong truyền hình và phát thanh

đã xuất hiện khái niệm chương trình tương tác, chương trình thực tế Theo nhận định của tác giả Nguyễn Văn Dững, xu hướng này sẽ ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu tiếp nhận và giao tiếp của công chúng

Trong chương II cuốn “Báo mạng điện tử - những vấn đề cơ bản” của tác giả

Nguyễn Thị Trường Giang (Nxb Chính trị - Hành chính, 2011) đã đưa ra định nghĩa về

đa phương tiện, các thành phần cấu thành đa phương tiện trên báo điện tử cũng như thực trạng ứng dụng tính đa phương tiện trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay Những kiến thức mà cuốn sách đem lại giúp cho người viết rất nhiều trong việc nắm một cách tổng quát nhất về truyền thông đa phương tiện để từ đó có cái nhìn cụ thể hơn cho đối tượng nghiên cứu của của tác giả là video clip trong nội dung truyền thông trên báo điện tử

Cuốn “Một số nội dung cơ bản về nghiệp vụ báo chí, xuất bản” (Nxb Thông tin và

Truyền thông, 2011) của nhóm tác giả Hà Huy Phượng, Đinh Ngọc Sơn, Vũ Thúy Bình,

Lê Thanh Xuân, Đỗ Phan Ái cũng đã đề cập đến xu hướng phát triển của các loại hình báo chí nước ta Trong đó, nhóm tác giả nhấn mạnh báo điện tử có khả năng tích hợp đa phương tiện Báo điện tử có thể kết hợp 3 loại hình phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay là báo viết, truyền hình và phát thanh Cùng một lúc, người đọc có thể tiếp nhận thông tin như chữ viết, âm thanh và hình ảnh (tĩnh và động) Theo nhóm tác giả, hội tụ công nghệ đang là một xu hướng phát triển tất yếu và ngày càng mạnh mẽ Đây cũng là điều độc đáo nhất của báo điện tử so với các loại hình báo chí khác Nguyên tắc viết cho

Trang 37

báo điện tử là hãy suy nghĩ cách tốt nhất để thể hiện câu chuyện, dùng âm thanh (audio), hình ảnh (video), đồ họa (graphics) hay chữ (text) hoặc là kết hợp tất cả các phương tiện này

Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Xuân Hương nghiên cứu về “Truyền thông đa phương tiện trên Internet – xu thế của truyền thông hiện đại” luận văn thạc sĩ Trường

đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN đã đưa ra những minh chứng cụ thể

về xu hướng phát triển tất yếu của truyền thông đa phương tiện Toàn cầu hóa truyền thông đại chúng bắt đầu từ giữa thế kỷ XX và ngày nay, nó giúp công chúng tiếp cận thông tin ngày càng thuận lợi Với mạng Internet, từ chỗ công chúng bị động khi tiếp nhận các thông tin đã chuyển sang quyền chủ động trong việc tiếp cận một thực đơn tin tức phù hợp với yêu cầu Việc kết nối Internet toàn cầu đã tạo tiền đề thuận lợi cho hệ thống báo chí thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng hình thành xu hướng phát triển mạnh mẽ, xu hướng truyền thông đa phương tiện

Đề tài đã nghiên cứu và biện luận những cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý cho sự phát triển hiện đại của hệ thống truyền thông đa phương tiện tại Việt Nam; Nghiên cứu

về công nghệ số hóa và các điều kiện kỹ thuật của truyền thông đa phương tiện trên mạng Internet; Cơ sở hình thành xu thế truyền thông đa phương tiện và công nghệ truyền thông đa phương tiện trên mạng Internet và đưa ra những giải pháp khả thi nhằm xây dựng một hệ thống truyền thông đa phương tiện chuẩn trên mạng Internet tại Việt nam

Tác giả Đinh Hồng Anh với đề tài “Báo chí đa phương tiện thời truyền thông hội

tụ ở Việt Nam hiện nay” (Học viện Báo chí và Tuyên Truyền, 2012) Nội dung đề tài

chủ yếu hệ thống lại nội dung, đặc điểm, yêu cầu lý thuyết báo chí đa phương tiện thời truyền thông hội tụ, đánh giá thực trạng các tác phẩm báo chí, tòa soạn, nhà báo đa phương tiện trên báo mạng điện tử và đưa ra được một số nguyên nhân và đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động báo chí đa phương tiện thời truyền thông hội tụ ở Việt Nam hiện nay

Đề tài “Nghiên cứu một số xu hướng phát triển của báo điện tử Việt Nam” của

tác giả Nguyễn Tiến Thành (2013) - Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQGHN, cũng tiếp tục đưa ra những đặc điểm và xu hướng phát triển của loại hình báo chí điện tử ở Việt Nam Từ những phân tích và nhận định, tác giả đã đưa ra những

Trang 38

dự báo về xu hướng vận động và phát triển của loại hình truyền thông này trong thời gian tới để góp thêm các luận cứ về sự vận động và phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng trong xu thế hiện nay Thông qua việc nhận diện thực trạng phát triển báo điện tử thời gian vừa qua, để chứng minh hiện nay đang xuất hiện những

xu hướng mới trong việc phát triển loại hình báo chí này ở Việt Nam

Nhà nghiên cứu Nguyễn Trường Giang trong bài viết “Xu hướng báo mạng điện

tử ở Việt Nam” đã đưa ra nhận định báo mạng điện tử là kết quả của sự kết hợp giữa

công nghệ, Internet và ưu thế của các loại hình báo chí truyền thống đã tạo ra bước ngoặt làm thay đổi cách truyền tin và tiếp nhận thông tin Báo điện tử có sự tổng hợp của công nghệ đa phương tiện, nghĩa là không chỉ có văn bản, hình ảnh mà cả âm thanh, video và các chương trình tương tác khác Báo điện tử chiếm ưu thế tuyệt đối trong việc thiết lập các diễn đàn, các cuộc giao lưu, bàn tròn, phỏng vấn trực tuyến… nhằm tăng mối quan hệ giữa tòa soạn với độc giả với nhau tạo cơ hội cho độc giả có thể giao lưu, trao đổi với các nhân vật mình quan tâm Hơn nữa, báo điện tử còn được xem như một thư viện đúng nghĩa, người đọc không chỉ xem được các tin, bài hiện tại

mà còn có thể đọc được những tin, bài trong quá khứ

Tác giả Nguyễn Bùi Khiêm với bài viết “Truyền thông đa phương tiện” đã có cái

nhìn tương đối tổng quát về truyền thông đa phương tiện trên thế giới, ở Việt Nam và

xu hướng phát triển chung của nó Tuy nhiên, các vấn đề cũng chỉ được đề cập một cách sơ nét trong khuôn khổ một bài viết chứ không phải một công trình nghiên cứu khoa học

Trong bài “Tính đa phương tiện trên báo mạng điện tử” của tác giả Trường

Giang – Anh Tú (Khoa Phát thanh Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) được đăng lại trên trang website daotao.vtv.vn cũng đã nói được các ứng dụng kĩ thuật mới trong một tác phẩm báo chí đa phương tiện từ việc tích hợp âm thanh, hình ảnh, video…

Như vậy, thuật ngữ đa phương tiện là từ khóa được nhiều nhà nghiên cứu tại Việt Nam đề cập Các góc độ tiếp cận nghiên cứu có thể khác nhau nhưng các quan điểm về

xu hướng áp dụng và phát triển trong tương lai tại Việt Nam lại có nhiều điểm giống

Đa số các nghiên cứu đều thống nhất và đưa ra quan điểm chung về sự phát triển của

đa phương tiện trong hoạt động truyền thông Việt Nam hiện nay

Trang 39

1.2.1.2 Các nghiên cứu về việc triển khai đa phương tiện tại các cơ quan truyền thông

Internet phát triển với sự ra đời của vô vàn các trang tin điện tử, các kênh truyền hình, phát thanh trực tuyến và các giao thức liên lạc và thoại được tích hợp làm thoả mãn tất cả các nhu cầu thông tin của công chúng, bao gồm cả nghe, nhìn, đọc, nói của công chúng Trong một xã hội hiện đại với sự bùng nổ thông tin, công chúng ngày càng có những nhu cầu cao hơn đối với nội dung cũng như chất lượng thông tin Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính tới ngày 30/11/2021, cả nước có 816 cơ quan báo chí (in và điện tử), 72 cơ quan có giấy phép hoạt động phát thanh truyền hình Trong đó, có 114 báo in thực hiện hai loại hình in và điện tử, 557 báo

và tạp chí in, 116 tạp chí thực hiện hai loại hình in và điện tử và 29 báo và tạp chí điện

tử Cơ quan có giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình có 2 đài phát thanh truyền hình quốc gia, 1 đài truyền hình kỹ thuật số, 64 đài địa phương và 5 đơn vị hoạt động truyền hình không có hạ tầng phát sóng truyền hình riêng Cả nước hiện tại có khoảng

40 nghìn người công tác tại cơ quan báo chí, trong đó có 17.161 người được cấp thẻ nhà báo Sự phát triển mạnh mẽ nói trên đã trở thành mảnh đất màu mỡ cho nhiều công trình nghiên cứu về việc áp dụng và triển khai đa phương tiện trên báo chí hiện nay

Trong bài viết “Đào tạo nhà báo đa phương tiện ở Việt Nam hiện nay” của tác

giả Đỗ Chí Nghĩa đăng trên tạp chí Người làm báo tháng 4/2014 đã trình bày một cách đầy đủ về xu hướng báo chí đa phương tiện trong nước và trên thế giới Bên cạnh đó, bài viết còn liệt kê những công trình nghiên cứu, các bài viết có liên quan đến đa phương tiện và nêu bật được xu hướng đa năng cần phải có của nhà báo Ngoài ra, bài viết còn chỉ ra việc cần thiết phải đào tạo các kỹ năng làm báo chuyên nghiệp cho nhà báo và sự cần thiết phải đáp ứng các yêu cầu đó để có thể đáp ứng được công việc trong thời báo chí hiện đại

Cuốn sách “Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại” của tác

giả Nguyễn Thành Lợi (2014), tái bản lần thứ nhất, nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông Cuốn sách đã giới thiệu với độc giả những nét khái quát nhất về những vấn đề khá mới mẻ đang được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới nhiều năm, nhiều thập kỷ qua như truyền thông xã hội, các lý thuyết truyền thông, hội tụ truyền thông, tòa soạn hội

tụ, đồng thời trình bày đặc điểm và những kỹ năng cần thiết đối với nhà báo đa năng

Trang 40

trong môi trường hội tụ truyền thông Tác giả đã giới thiệu những kỹ năng cơ bản trong viết báo đa phương tiện, thông qua cách viết ngắn gọn, dễ hiểu, với những ví dụ minh họa sinh động của các hãng truyền thông nổi tiếng trên thế giới, tác giả đã làm rõ cách thức xây dựng kế hoạch truyền thông cho một chủ đề cụ thể, phương thức sử dụng đa phương tiện, thông tin đồ họa cho báo chí hiện đại

Trong luận văn Thạc sĩ của Trần Thị Thúy Bình, bảo vệ tại hội đồng trường Đại

học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội năm 2005, với đề tài “Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trên báo trực tuyến của các cơ quan phát thanh, truyền hình”

cũng đề cập đến các khái niệm cũng như quá trình xuất hiện của truyền thông đa phương tiện trên báo trực tuyến của thế giới và Việt Nam Tác giả của luận văn này cũng đã khảo sát việc ứng dụng và truyền thông đa phương tiện trên báo trực tuyến của cơ quan phát thanh và truyền hình (VOVNEWS, HTV TT, HanoiTV TT), nhận xét những mặt mạnh và hạn chế trong việc ứng dụng truyền thông đa phương tiện trên báo trực tuyến cũng như cơ hội và thách thức đối với báo trực tuyến của cơ quan phát thanh, truyền hình Nhưng chưa đi sâu vào việc khảo sát thực tế việc ứng dụng truyền thông đa phương tiện ở một tờ báo điện tử cụ thể nào cả

Tác giả Nguyễn Thị Kim Dung (2009) với luận văn “Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiện tác phẩm báo chí”, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân

văn, ĐHQGHN Trong nghiên cứu này tác giả trình bày về nội hàm các khái niệm báo báo điện tử, truyền thông đa phương tiện Tìm hiểu quá trình xuất hiện của truyền thông đa phương tiện trên báo điện tử của thế giới và Việt Nam Khảo sát việc ứng dụng truyền thông đa phương tiện trên VietNamNet, Tuổi Trẻ Online và VnExpress Qua đó, nhận xét về thực tế ứng dụng truyền thông đa phương tiện của 3 báo điện tử

Đề xuất những giải pháp: Nâng cao nhận thức về hiệu quả của truyền thông đa phương tiện trên báo điện tử; Nâng cao cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin; Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ làm báo điện tử; Vấn đề đào tạo người làm báo chí nói chung và người làm báo điện tử nói riêng nhằm khai thác tốt hơn nữa thế mạnh của truyền thông đa phương tiện để nâng cao chất lượng cho trang báo điện tử

Luận văn Thạc sĩ của Phạm Thị Hồng nghiên cứu “Cách thức đưa tin đa phương tiện trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay” tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền

năm 2010 cũng đã bàn về báo mạng điện tử, đa phương tiện, chú trọng nhiều vào cách

Ngày đăng: 19/10/2024, 22:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Mô hình khung phân tích của luận án - Video clip trong nội dung truyền thông trên báo Điện tử việt nam
Hình 1.1 Mô hình khung phân tích của luận án (Trang 18)
Hình 2.1 Mô hình tiếp xúc các PTTT của Ikuo Takeuchi - Video clip trong nội dung truyền thông trên báo Điện tử việt nam
Hình 2.1 Mô hình tiếp xúc các PTTT của Ikuo Takeuchi (Trang 76)
Hình 3.1: Giao diện trang chủ VnExpress - Video clip trong nội dung truyền thông trên báo Điện tử việt nam
Hình 3.1 Giao diện trang chủ VnExpress (Trang 95)
Hình 3.2: Giao diện trang chủ báo VietNamNet - Video clip trong nội dung truyền thông trên báo Điện tử việt nam
Hình 3.2 Giao diện trang chủ báo VietNamNet (Trang 96)
Hình 3.3: Giao diện trang chủ Vietnam+ - Video clip trong nội dung truyền thông trên báo Điện tử việt nam
Hình 3.3 Giao diện trang chủ Vietnam+ (Trang 97)
Hình 3.4: Giao diện báo điện tử Tuổi trẻ - Video clip trong nội dung truyền thông trên báo Điện tử việt nam
Hình 3.4 Giao diện báo điện tử Tuổi trẻ (Trang 98)
Hình 3.5: Mô hình sản xuất, phân phối video clip trên Tuổi Trẻ - Video clip trong nội dung truyền thông trên báo Điện tử việt nam
Hình 3.5 Mô hình sản xuất, phân phối video clip trên Tuổi Trẻ (Trang 102)
Bảng 3.1:  Bảng số liệu về thời lượng video clip trên VnExpress với Tuổi trẻ  Quá trình phân phối không đều - Video clip trong nội dung truyền thông trên báo Điện tử việt nam
Bảng 3.1 Bảng số liệu về thời lượng video clip trên VnExpress với Tuổi trẻ Quá trình phân phối không đều (Trang 107)
Hình 3.6: Video clip có chèn lời bình là phụ đề của VnExpress - Video clip trong nội dung truyền thông trên báo Điện tử việt nam
Hình 3.6 Video clip có chèn lời bình là phụ đề của VnExpress (Trang 108)
Bảng 3.2: Tỉ trọng phương thức thể hiện nội dung video clip trên toàn trang - Video clip trong nội dung truyền thông trên báo Điện tử việt nam
Bảng 3.2 Tỉ trọng phương thức thể hiện nội dung video clip trên toàn trang (Trang 115)
Bảng 3.3: Tỉ trọng phương thức thể hiện nội dung video clip trên chuyên trang về - Video clip trong nội dung truyền thông trên báo Điện tử việt nam
Bảng 3.3 Tỉ trọng phương thức thể hiện nội dung video clip trên chuyên trang về (Trang 118)
Bảng 3.4: Số liệu tỉ trọng góc độ tiếp cận vấn đề của các sản phẩm video clip - Video clip trong nội dung truyền thông trên báo Điện tử việt nam
Bảng 3.4 Số liệu tỉ trọng góc độ tiếp cận vấn đề của các sản phẩm video clip (Trang 128)
Hình 3.7: Video clip có chèn lời bình là phụ đề của trang báo điện tử VnExpress - Video clip trong nội dung truyền thông trên báo Điện tử việt nam
Hình 3.7 Video clip có chèn lời bình là phụ đề của trang báo điện tử VnExpress (Trang 131)
Hình 3.8: Hình ảnh hiển thị phần dành riêng cho video clip trên báo điện tử Tuổi - Video clip trong nội dung truyền thông trên báo Điện tử việt nam
Hình 3.8 Hình ảnh hiển thị phần dành riêng cho video clip trên báo điện tử Tuổi (Trang 132)
Hình 3.9: Biểu tượng video của VnExpress được đặt ngay trang nhất - Video clip trong nội dung truyền thông trên báo Điện tử việt nam
Hình 3.9 Biểu tượng video của VnExpress được đặt ngay trang nhất (Trang 132)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN