1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khai thác và phát huy giá trị văn hoá truyền thống trong xã hội Đương Đại (nghiên cứu trường hợp vở diễn tinh hoa bắc bộ)

124 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khai thác và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong xã hội Đương Đại
Tác giả Chu Thị Phương Thanh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Ngọc Minh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Lịch sử Văn hóa Việt Nam
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 2,4 MB

Nội dung

Hình Ảnh kẻ xâm lược, Đô hộ trong văn học việt nam thế kỷ xv xix qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu Hình Ảnh kẻ xâm lược, Đô hộ trong văn học việt nam thế kỷ xv xix qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CHU THỊ PHƯƠNG THANH

KHAI THÁC VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP VỞ DIỄN TINH HOA BẮC BỘ)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM

Hà Nội – 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CHU THỊ PHƯƠNG THANH

KHAI THÁC VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP VỞ DIỄN TINH HOA BẮC BỘ)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM

MÃ SỐ: 8229040.01

Người hướng dẫn: TS Nguyễn Ngọc Minh

Hà Nội - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi dưới sựhướng dẫn của TS Nguyễn Ngọc Minh Tên đề tài luận văn không trùng với bất cứnghiên cứu nào đã được công bố Các tài liệu, số liệu, trích dẫn trong luận văn làtrung thực, khách quan, rõ ràng về xuất xứ Những vấn đề được trình bày trong luậnvăn, các số liệu, kết quả, các dẫn chứng là do tôi tự sưu tầm, tìm hiểu, tham khảo và

kế thừa của những nhà nghiên cứu trước Tôi xin chịu mọi trách nhiệm nếu có bất

cứ dấu hiệu gian lận hay đạo văn Tôi xin chân thành cảm ơn

Hà Nội, ngày tháng năm 2024

Tác giả

Chu Thị Phương Thanh

Trang 4

Tôi xin cảm ơn tới cán bộ huyện Quốc Oai, cán bộ xã Sài Sơn, cán bộ, nhânviên Công ty Tuần Châu Hà Nội cũng như những người dân xã Sài Sơn đã tạo điềukiện ,giúp đỡ tôi trong quá trình tôi tìm tài liệu cũng như phỏng vấn tại địa phương.

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ Tủ sách Nishimura Masanari, TrườngĐHKHXH&NV, ĐHQGHN ,cán bộ Thư viện Đại học Quốc gia, cán bộ Viện Hànlâm Khoa học Xã hội đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi tiếp cận tư liệu khoa học

Tôi xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Thị Hoài Phương, TS Nguyễn VănAnh, ThS Hoàng Văn Diệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình tìm đọc tư liệu cũng nhưtrong suốt quá trình làm việc

Xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn động viên, hỗ trợ tôitrong suốt thời gian nghiên cứu Sự động viên, quan tâm, chia sẻ ,giúp đỡ ấy lànguồn động lực to lớn để tôi phấn đấu hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Mặc dù đã nhận được nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình, bản thân tôi cũng có nhiều

nỗ lực, cố gắng trong quá trình làm việc, nghiên cứu nhưng luận văn này không thểtránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Tôi rất mong nhận được những lời góp ý từthầy cô, các nhà nghiên cứu và bạn bè

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2024

Tác giả

Chu Thị Phương Thanh

Trang 6

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

MỤC LỤC 1

MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

5 Phương pháp nghiên cứu 10

6 Đóng góp của luận văn 12

7 Bố cục của luận văn 13

NỘI DUNG 15

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 15

1.1 Một số vấn đề lý luận 15

1.1.1 Lý thuyết Sáng tạo truyền thống 15

1.1.2 Một số khái niệm khác 16

1.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 17

1.2.1 Khu vực Sài Sơn, Quốc Oai 17

1.2.2 Khu di tích chùa Thầy 30

1.2.3 Khu vực Công ty Tuần Châu 34

CHƯƠNG 2 SỰ HÌNH THÀNH, NỘI DUNG VÀ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN CỦA VỞ TINH HOA BẮC BỘ 39

2.1 Quá trình hình thành vở diễn Tinh hoa Bắc Bộ 39

2.1.1 Những cảm hứng, ý tưởng ban đầu của vở diễn 39

2.1.2 Thời kỳ thành hình và phát triển 40

2.1.3 Các thành tựu mà vở diễn đạt được 42

2.2 Nội dung của vở diễn Tinh hoa Bắc Bộ 44

Trang 7

2.2.1 Phần mở đầu: Thi ca 45

2.2.2 Phần thứ hai: Cõi Phật 51

2.2.3 Phân cảnh thứ ba: Hoài cổ 53

2.2.4 Phần thứ tư: Nhạc họa 56

2.2.5 Phần thứ năm: An vui 58

2.2.6 Phần cuối cùng: Ngày hội 59

2.3 Hoạt động quản lý và biểu diễn vở Tinh hoa Bắc Bộ 60

2.3.1 Đội ngũ diễn viên 60

2.3.2 Đội ngũ kỹ thuật 65

2.3.3 Ban Quản lý vở diễn Tinh hoa Bắc Bộ 70

2.3.4 Ban truyền thông 71

CHƯƠNG 3 KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG QUA VỞ TINH HOA BẮC BỘ, MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP 74

3.1 Các giá trị văn hóa truyền thống của vùng Bắc Bộ được chọn lọc và khai thác hiệu quả trong vở diễn thực cảnh Tinh hoa Bắc Bộ 74

3.1.1 Không gian văn hóa làng Việt cổ truyền 75

3.1.2 Đời sống tôn giáo, tín ngưỡng đa dạng 77

3.1.3 Nghệ thuật văn hóa dân gian đặc sắc 82

3.1.4 Truyền thống hiếu học, yêu nước và tự hào dân tộc 84

3.2 Các vấn đề của vở Tinh hoa Bắc Bộ hiện nay và một số giải pháp khai thác, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống hiện nay 86

3.2.1 Các vấn đề của vở Tinh hoa Bắc Bộ 86

3.2.2 Một số giải pháp khai thác, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống hiện nay 93

KẾT LUẬN 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

PHỤ LỤC 104

Phụ lục 1: Danh sách những người phỏng vấn 104

Phụ lục 2: Danh sách câu hỏi phỏng vấn 111

Phụ lục 3: Một số hình ảnh về vở diễn thực cảnh Tinh Hoa Bắc Bộ 114

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Vùng châu thổ sông Hồng hay còn gọi là Đồng bằng Bắc bộ là cái nôi đã sảnsinh và dung dưỡng nên nền văn hóa, văn minh Việt Nam Nơi đây còn lưu giữ lạiđược nhiều giá trị truyền thống, đậm đà bản sắc văn hóa Việt Văn hóa vùng châuthổ Bắc Bộ phong phú và đa dạng Mỗi một địa phương lại mang những nét văn hóakhác biệt, tất cả tạo thành một bức tranh văn hóa nhiều màu sắc

Văn hóa có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của con người và xã hội.Văn hóa giúp định hình và củng cố bản sắc dân tộc, là động lực cho sự phát triển, lànền tảng của sự sáng tạo, đổi mới Các giá trị văn hóa khuyến khích sự sáng tạotrong nghệ thuật, khoa học, công nghệ, góp phần thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ xãhội Văn hóa còn là nguồn lực quan trọng mang tới sự phát triển về kinh tế Cácnguồn lực văn hóa như: Di sản văn hóa, nghệ thuật hay phong tục tập quán, lễ hộitruyền thống … thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp, của du khách trong vàngoài nước, từ đó tạo nên nguồn lợi kinh tế to lớn cho các địa phương Đặt trong bốicảnh đương đại với quá trình hiện đại hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, các giátrị văn hóa truyền thống đứng trước nhiều thách thức và không ít những cơ hội Vănhóa truyền thống đang không ngừng vận động, chuyển mình mạnh mẽ để thích ứngvới thời cuộc Có những giá trị truyền thống đang dần bị mai một hoặc đã hoàn toànbiến mất trong đời sống văn hóa Việt Nam hiện nay Bên cạnh đó, có không ít giátrị văn hóa truyền thống đã được bảo tồn và thực sự trở thành một nguồn lực tiềmtàng, để rồi được phát huy một cách hiệu quả, mang lại những kết quả tích cực.Điều này chứng tỏ, văn hóa “truyền thống” hoàn toàn có thể thích nghi và “sống”trong đời sống hiện đại, tuy nhiên với những biểu hiện, hình hài mới mẻ hơn

Vở diễn thực cảnh Tinh Hoa Bắc Bộ chính là một cách thức vận dụng và phát

huy giá trị văn hóa truyền thống rất điển hình như vậy… Đây là vở diễn nghệ thuậtđược diễn dàn dựng, trình diễn trên không gian văn hóa xứ Đoài (xã Sài Sơn, huyệnQuốc Oai, Hà Nội), vùng đất này có bề dày lịch sử - văn hóa lâu đời với những giá

Trang 9

trị văn hóa vật thể, phi vật thể đặc sắc Đặc biệt, không gian chùa Thầy linh thiêngvới truyền thuyết về Thiền sư Từ Đạo Hạnh là một dấu ấn văn hóa dân gian rất nổibật Trên nền tảng lịch sử - văn hóa ấy, Công ty Cổ phần Tuần Châu Hà Nội - đã

dàn dựng, công diễn vở thực cảnh Tinh Hoa Bắc Bộ với hạt nhân chính, là nguồn

cảm hứng từ câu chuyện về vị thiền sư Từ Đạo Hạnh khi Ngài tu hành tại ChùaThầy đồng thời đan xen vào đó những yếu tố văn hóa đặc sắc của mảnh đất Bắc Bộ

Trải qua hơn 10 năm nỗ lực, cải tiến, dàn dựng, thực hiện, vở diễn Tinh hoa Bắc

Bộ được công diễn lần đầu tiên vào ngày 28/10/2017, trước đông đảo khán giả trong

và ngoài nước Kể từ đó, vở diễn Tinh hoa Bắc Bộ đã trở thành một dấu ấn văn hóa nghệ thuật đặc sắc của thành phố Hà Nội, vở diễn từng được CNN bình chọn là

“nhất định phải xem” khi đến Hà Nội1vào năm 2018

Vở diễn Tinh hoa Bắc Bộ đã thể hiện các giá trị văn hóa truyền thống của người

dân đồng bằng Bắc Bộ một cách rất gần gũi, giản dị Các yếu tố dân gian truyềnthống được trình diễn theo một phong cách hiện đại, sáng tạo, mang đến cho ngườixem trải nghiệm đặc biệt, đáng nhớ về vùng châu thổ sông Hồng – trung tâm vănhóa của miền Bắc Việt Nam Buổi biểu diễn đã thể hiện được những yếu tố văn hóađặc trưng nhất của vùng đồng bằng Bắc Bộ Từ hình ảnh người nông dân chăm chỉcày cấy trên ruộng đồng, hình ảnh ngày mùa bội thu, hình ảnh ngày hội làng đôngvui rộn rã tiếng cười cho đến những dấu ấn của văn hóa Nho giáo, tín ngưỡng thờMẫu, nghệ thuật trình diễn dân gian, trên hết đó là dấu ấn của văn hóa Phật giáo gắnliền với thiền sư từ Đạo Hạnh Vì vậy, mà có rất nhiều du khách trong và ngoài

nước đã tìm đến với Tinh hoa Bắc Bộ - để thưởng thức, cảm nhận, hiểu thêm về

vùng đất, con người Bắc Bộ

Đây chính là những lý do để tôi lựa chọn vấn đề: “Khai thác và phát huy giá trịlịch sử văn hóa truyền thống trong bối cảnh đương đại (Nghiên cứu trường hợp vởdiễn Tinh hoa Bắc Bộ, Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu và viết luận văn thạc sĩ lịch

sử, chuyên ngành Lịch sử văn hóa Việt Nam

Trang 10

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Hiện nay, vấn đề bảo vệ, khai thác văn hóa truyền thống đang được nhà nướchết sức quan tâm Đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề bảo vệ, khai thác văn hóatruyền thống, đặc biệt là cách làm sao để giữ gìn và phát huy các văn hóa truyềnthống đó trong bối cảnh đương đại Bảo vệ, phát huy văn hóa truyền thống đòi hỏi

sự tận tâm, hợp tác của cộng đồng, tổ chức, chính phủ để đảm bảo rằng các văn hóa,

di sản văn hóa quý báu được bảo tồn, truyền lại cho các thế hệ sau Để khai thác vàphát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời thúc đẩy du lịch địa phương,nhiều tỉnh, thành phố đã tạo điều kiện cho các công ty, cá nhân tạo dựng các chươngtrình biểu diễn nhằm thu hút khách du lịch, đồng thời quảng bá hình ảnh địa phươngtới du khách Tận dụng cơ hội này, nhiều công ty, cá nhân đã cho ra mắt các chươngtrình biểu diễn nhằm thu hút khách du lịch Đặc biệt, phải kể đến các vở diễn thựccảnh được đầu tư công phu, bài bản nhằm quảng bá hình ảnh địa phương, đồng thờicũng thu hút một lượng khách du lịch không hề nhỏ

Show thực cảnh là một loại hình nghệ thuật biểu diễn kết hợp giữa cảnh quan tựnhiên, các yếu tố văn hóa, lịch sử của địa phương để tạo nên một trải nghiệm độcđáo cho khán giả Trên thế giới, loại hình này đã được triển khai thành công ở nhiều

nơi, tiêu biểu như show “Ấn tượng Lệ Giang; Ấn tượng chị Ba Lưu” tại Trung

Quốc do đạo diễn Trương Nghệ Mưu dàn dựng Ở Việt Nam, các show thực cảnh

như “Ký ức Hội An” ; “Tinh hoa Bắc Bộ” và “Tinh hoa Việt Nam” đã tạo ra những

dấu ấn riêng, thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách

Chùa Thầy, không chỉ một di tích lịch sử, văn hóa linh thiêng, quan trọng củaViệt Nam Mà còn là một điểm du lịch nổi tiếng với kiến trúc cổ kính, cảnh quanthiên nhiên tuyệt đẹp Các nghiên cứu về chùa Thầy, Sài Sơn đã nhấn mạnh tầmquan trọng của việc bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa, lịch sử của địa phươngnày

Show diễn thực cảnh “Tinh hoa Bắc Bộ” không chỉ giúp quảng bá hình ảnh địa

phương mà còn góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của vùngđất Sài Sơn Show diễn không chỉ là một sản phẩm du lịch độc đáo mà còn là một

Trang 11

phương tiện giáo dục, giúp du khách, người dân địa phương hiểu biết sâu sắc hơn vềvăn hóa, lịch sử của chùa Thầy, Sài Sơn.

Các nghiên cứu về các vở diễn thực cảnh vẫn chưa có nhiều, do thực tế là loạihình vở diễn thực cảnh vẫn còn mới mẻ Một số nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến

tác giả Nguyễn Liên Hương đã có bài nghiên cứu “Đôi điều cảm nhận về sân khấu thực cảnh Tinh hoa Bắc Bộ” đăng trong tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, năm 2018, số

406 Bài báo nói về bối cảnh ra đời của vở diễn cũng như những nét độc đáo của vởdiễn, tuy nhiên bài viết chưa đào sâu về các chi tiết, chất liệu văn hóa cấu thành nên

vở diễn Ngoài ra, tác giả Nguyễn Khánh Ngọc, Phạm Thị Thanh Hà có bài báo cáo

khoa học ở Hội thảo khoa học mang tên Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam qua con đường du lịch năm 2018 được tổ chức tại Hà Nội, bài báo cáo khoa học có tựa đề “Sân khấu thực cảnh với việc xây dựng sản phẩm du lịch” Bài

báo cáo đề cập tới 2 vở diễn thực cảnh ở Việt Nam là Tinh hoa Bắc Bộ và Ký ứcHội An trong việc xây dựng các sản phẩm du lịch thu hút du khách

Những năm gần đây, các nghiên cứu về văn hóa truyền thống; khai thác, pháthuy các giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh đương đại đang được nhiều nhànghiên cứu chú ý, tìm hiểu Tác giả Nguyễn Thị Hồng Tâm có luận án với đề tài

“Biến đổi văn hóa truyền thống của người Thái ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình trong phát triển du lịch” vào năm 2017 Luận án không chỉ nêu ra những biến đổi

trong văn hóa truyền thống của người Thái ở Mai Châu, Hòa Bình mà còn nêu ranhững cách thức, phương pháp nhằm phát triển, bảo tồn văn hóa truyền thống, du

lịch nơi đây Tác giả Đỗ Thị Kim Hiên có bài viết “Phong cách và xu hướng sử dụng hoa văn truyền thống trong thiết kế áo dài” , bài viết được đăng trên tạp chí Tạp chí Khoa học -Trường Đại học Mở Hà Nội, số 99 tháng 1 năm 2023 Bài báo

không những miêu tả hình ảnh chiếc áo dài trong văn hóa truyền thống của ngườiViệt mà còn là cách những nhà thiết kế thổi hồn, thay đổi hình ảnh chiếc áo dài chophù hợp với bối cảnh đương đại của xã hội cũng như nhu cầu của người mặc Tác

giả Nguyễn Thị Hồng Lan trên báo Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (Tháng 8/ 2022), có bài viết “Khai thác giá trị văn hóa truyền thống trong phát triển thương

Trang 12

hiệu gốm sứ mỹ nghệ: nhìn từ thực tiễn Chu Đậu” Bài viết không những nêu được

những biện pháp khai thác các giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình xây dựng,phát triển thương hiệu gốm sứ Chu Đậu, mà còn nêu ra một số giải pháp nhằm pháttriển thương hiệu gốm sứ Chu Đậu Hapro trong những năm tới

Khai thác, phát triển giá trị văn hóa truyền thống là một chủ đề nghiên cứu quantrọng, đặc biệt trong bối cảnh hiện đại hóa, toàn cầu hóa Việc bảo tồn, phát huy cácgiá trị văn hóa truyền thống không chỉ giúp duy trì bản sắc dân tộc mà còn tạo nềntảng cho sự phát triển bền vững của xã hội Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việckết hợp các yếu tố văn hóa truyền thống vào các sản phẩm du lịch, đặc biệt là cácshow thực cảnh, không chỉ giúp bảo tồn mà còn làm giàu thêm giá trị văn hóa, đồngthời tạo ra những sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh cao Tác giả Nguyễn Đức

Thắng có bài luận văn “Khai thác loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong phát triển du lịch Hà Nội.”, nghiên cứu về khía cạnh văn hóa phi vật thể của du lịch

Hà Nội nói chung, trong đó tập trung khai thác khía cạnh các loại hình nghệ thuậtbiểu diễn truyền thống tại Hà Nội nói riêng để qua đó, đánh giá thực trạng, đề ra cácgiải pháp phát phát triển hợp lý, hiệu quả nhằm khai thác triệt để khía cạnh ấy trongviệc quảng bá, khuếch trương cho loại hình du lịch văn hóa ở Hà Nội 2 Tác giả

Phan Thị Diễm Hương, có bài viết “Sáng tạo truyền thống: Bối cảnh và ý nghĩa mới của lễ tế Nam Giao được phục dựng trong Festival Huế”, trên Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Xã hội và Nhân văn Bài viết nhấn mạnh rằng “Nghi lễ tế

Nam Giao được phục dựng trong Festival Huế Được mô tả trên đã đóng góp vàoviệc xây dựng bản sắc quốc gia (construction of national identity) bằng việc vẽ mộtbức tranh của sự chia sẻ, tiếp nối trong những thực hành nghi lễ nhằm tạo nênnhững giá trị nhận biết chung cho cộng đồng đương đại.”3

Vì vậy, đa phần các nghiên cứu về các vở diễn thực cảnh hiện nay đang dừnglại ở việc khai thác, sử dụng sân khấu thực cảnh trong vấn đề khai thác du lịch, việctìm hiểu các chất liệu văn hóa truyền thống được sử dụng như thế nào trong các vởdiễn thực cảnh thì gần như chưa được nghiên cứu Họ mới chỉ dừng lại ở việc miêu

2 [38]

Trang 13

tả đơn giản cá vở diễn thực cảnh như vai trò, nhiệm vụ, vị trí của các vở diễn thựccảnh trong việc phát triển du lịch Vì vậy, vẫn còn nhiều vấn đề để tôi có thể nghiêncứu.

Vở diễn Tinh hoa Bắc Bộ một vở diễn thực cảnh mới lạ, kết hợp văn hóa truyềnthống với công nghệ hiện đại, thu hút sự quan tâm của nhiều du khách trong vàngoài nước Vở diễn không chỉ là sản phẩm nghệ thuật mà còn là công cụ quảng bá

du lịch văn hóa, đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương Hiện tại, có rất ítnghiên cứu về vở diễn, vở diễn là một vấn đề nghiên cứu còn khá mới mẻ, điều nàycho phép luận văn có thể triển khai nghiên cứu, để thu được nhận thức mới

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu chính của luận văn là làm rõ các chất liệu văn hóa được

sử dụng trong vở diễn Tinh hoa Bắc Bộ; cách các chất liệu văn hóa được sử dụngtrong vở diễn và nêu được một số giải pháp khai thác, phát huy các giá trị văn hóatrong bối cảnh đương đại

Chất liệu văn hóa trong luận văn đề cập đến các yếu tố văn hóa được chọn lọc

để đưa vào vở diễn “Tinh hoa Bắc Bộ” Mục tiêu là thu thập, tổng hợp, làm rõ cácchất liệu văn hóa truyền thống và đương đại trong vở diễn Đồng thời, xác định cácchất liệu được sử dụng, nguồn gốc của chúng, cách chúng được áp dụng trong cácphân cảnh cụ thể Các nguồn thông tin có thể đến từ tài liệu, sách, bài viết, hoặc từcác hình ảnh, video liên quan đến vở diễn Phân tích, xác định, liệt kê các chất liệuvăn hóa truyền thống được tích hợp trong vở diễn, bao gồm các yếu tố như múa rốinước, âm nhạc dân gian, trang phục truyền thống, nghệ thuật diễn xuất, các câuchuyện dân gian và tín ngưỡng văn hóa Bắc Bộ Tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa củanhững chất liệu văn hóa này trong bối cảnh văn hóa Bắc Bộ, đồng thời đánh giácách chúng được chọn lựa, tái hiện trong vở diễn Đồng thời, phân tích cách cácchất liệu văn hóa được sử dụng trong vở diễn: Nghiên cứu cách thức mà các chấtliệu văn hóa được ứng dụng trong vở diễn, bao gồm cách chúng được trình bày, kếthợp, biến tấu để phù hợp với không gian biểu diễn hiện đại và thị hiếu của khán giả

Trang 14

đương đại Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các chất liệu này trong việc tái hiện

và truyền tải những giá trị văn hóa, lịch sử, tâm linh của vùng Bắc Bộ

Vở diễn “Tinh hoa Bắc Bộ” có tác động lớn đến việc giữ gìn và phát huy vănhóa truyền thống, đồng thời tạo ra ảnh hưởng tích cực đến địa phương, xã hội Vởdiễn này có vai trò như một cầu nối văn hóa, giúp truyền bá giá trị văn hóa của vùngđồng bằng Bắc Bộ thông qua nghệ thuật biểu diễn Nó tôn vinh, duy trì, giới thiệunhững giá trị văn hóa độc đáo của vùng này, đồng thời thu hút sự quan tâm củakhán giả từ nhiều nhóm tuổi, nguồn gốc văn hóa khác nhau, tạo cơ hội cho sự giaolưu, hòa nhập văn hóa giữa các cộng đồng

Thông qua vở diễn, khán giả có thể nhận được những thông điệp về lịch sử,truyền thống, các sự kiện quan trọng của vùng đồng bằng Bắc Bộ, từ đó tăng cườngnhận thức về di sản văn hóa, lịch sử của vùng đất Với giá trị nghệ thuật, văn hóariêng biệt, vở diễn thu hút sự quan tâm của du khách, thúc đẩy du lịch văn hóa, gópphần vào phát triển kinh tế, văn hóa của địa phương Vở diễn không chỉ nâng caonhận thức, sự quan tâm của công chúng đối với văn hóa Bắc Bộ mà còn mang lạinhiều lợi ích kinh tế, xã hội cho cộng đồng địa phương Đưa ra các giải pháp nhằmbảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa được thể hiện qua vở diễn trong bối cảnh

xã hội hiện đại Tìm ra các phương thức kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống, cácyếu tố hiện đại để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật vừa giữ gìn bản sắc văn hóa,vừa thu hút được sự quan tâm của thế hệ trẻ, cộng đồng quốc tế

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Vở diễn Tinh hoa Bắc Bộ và các chấtliệu văn hóa truyền thống được sử dụng trong vở diễn Đồng thời, nghiên cứu cáchcác chất liệu văn hóa truyền thống được sử dụng trong vở diễn Luận văn tập trungnghiên cứu, tìm hiểu các yếu tố văn hóa dân gian được sử dụng trong vở diễn (âmnhạc, nghệ thuật trình diễn, trang phục, tôn giáo, tín ngưỡng, đạo cụ, công nghệ ánhsáng,… ) Kết hợp giữa yếu tố dân gian và đương đại trong những phân cảnh của vở

Trang 15

diễn Đánh giá về sự sáng tạo và tính độc đáo của vở diễn Ngoài ra, còn phải kểđến sức hấp dẫn của Tinh Hoa Bắc Bộ đối với du khách trong nước và quốc tế.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Không gian nghiên cứu chính của luận văn là sân khấu của vởdiễn Tinh hoa Bắc Bộ, được xây dựng trên mảnh đất Sài Sơn – Quốc Oai Bên cạnh

đó, đề tài mở rộng không gian nghiên cứu sang khu vực lân cận liên quan như: Toàn

bộ khu vui chơi Baara Land, khu vực chùa Thầy

Về thời gian: Ý tưởng đầu tiên về show thực cảnh đầu tiên (2007-2008) của ôngĐào Hồng Tuyển cho đến buổi công diễn đầu tiên vào năm 2017 đến hết năm 2023

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như phương pháp điền dã,điều tra xã hội học, phương pháp lịch sử (thu thập, đọc, tổng hợp tài liệu, đặt đốitượng nghiên cứu trong một quá trình lịch sử) và phương pháp so sánh

Phương pháp điền dã, điều tra xã hội: Trong quá trình thực hiện luận văn, tácgiả đã sử dụng một số phương pháp điều tra xã hội học như: điền dã thu thập tư liệu,phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn … Tác giả đã tiếp cận và thực hiệnphỏng vấn sâu với một số đối tượng như các nghệ nhân tham gia vở diễn thực cảnh,ban quản lý, các khán giả đến với vở diễn …

Tác giả sử dụng bảng hỏi cho khách hàng cũng như người dân địa phương,đồng thời đi thực địa trong khoảng thời gian từ tháng 3 năm 2023 đến tháng 12 năm

2023 Đồng thời, tác giả quan sát, tìm hiểu các di tích lịch sử ở xã Sài Sơn: ChùaThầy, Quán Tam Xã, đình Thuỵ Khuê,… để thấy được không gian văn hóa xã SàiSơn đã ảnh hưởng như thế nào tới vở diễn Tinh hoa Bắc Bộ và quan sát các thứchoạt động, tổ chức của vở diễn Tinh hoa Bắc Bộ

Trong quá trình khảo sát, học viên đã đi khảo sát nhiều lần, di chuyển liên tụctới địa điểm khảo sát trong thời gian dài từ 10/11/2022 đến 9/12/2023, trong đó giaiđoạn từ 21/7/2023 đến 24/8/2023 là giai đoạn chính Buổi khảo sát đầu tiên diễn ravào ngày 10/11/2022, học viên đến gặp cô Lê Thị Chiêu - Chánh văn phòng củaCông ty Tuần Châu Hà Nội, với sự nhiệt tình, hiểu biết cô đã giới thiệu cho học

Trang 16

viên ông Đỗ Xuân Thanh - người quản lý khu sân khấu thực cảnh và các diễn viêntrong vở diễn để làm việc Sau khi làm việc với ông Đỗ Xuân Thanh, được sự giớithiệu của ông, học viên tiến hành phỏng vấn với các diễn viên nông dân và các diễnviên chuyên nghiệp, các nhân viên hậu cần, nhân viên điều khiển máy móc …Ngoài ra, học viên còn được ông cho phép đi thăm quan có sở vật chất, các trangthiết bị công nghệ … sử dụng trong vở diễn Trong giai đoạn phỏng vấn chính họcviên có đến gặp chính quyền địa phương xã Sài Sơn - nơi học viên nghiên cứu,được phỏng vấn ông Nguyễn Văn Nghĩa - Phó Chủ tịch xã Sài Sơn, ông Lê ĐìnhDương - cán bộ văn hóa xã Sài Sơn và nhiều người dân trong xã.

Phương pháp so sánh: Tác giả phân tích, phê phán các nguồn thư tịch, cácnguồn cảm hứng trong vở diễn hỗ trợ luận giải làm sáng tỏ các vấn đề của vở diễn.Thu thập các nguồn tư liệu lịch sử liên quan đến thời đại và vùng miền mà vở diễn

mô tả (tài liệu viết, hình ảnh, báo cáo, tư liệu âm thanh, video, ) Đồng thời, tác giảđối chiếu những gì được thể hiện trong vở diễn với những thông tin đã thu thập từcác nguồn lịch sử, qua đó, xác định những điểm tương đồng, khác biệt, giúp giảithích tại sao tác giả đã sử dụng các yếu tố lịch sử như vậy Ngoài ra, tác giả còn tìmhiểu kỹ về thời đại, văn hóa, xã hội, chính trị, các yếu tố khác đang diễn ra trongthời gian, vị trí mà vở diễn mô tả Điều này giúp sáng tỏ, có cái nhìn rõ ràng hơn vềngữ cảnh lịch sử tổ chức, diễn ra vốn dựa trên những sự kiện thực tế Nguồn tư liệucủa luận văn bao gồm: Các tư liệu thành văn, chủ yếu là các cuốn sách địa chí, lịch

sử địa phương của xã Sài Sơn cũng như các câu chuyện, truyền thuyết xung quanhThiền sư Từ Đạo Hạnh và chùa Thầy Đặc biệt, luận văn sử dụng nhiều các tư liệukhảo sát thực địa, các nguồn tư liệu nội bộ do Công ty Cổ phần Tuần Châu và quản

lý của khu biểu diễn Tinh hoa Bắc Bộ cung cấp

Phương pháp lịch sử: Nghiên cứu vở diễn "Tinh hoa Bắc Bộ" bằng phươngpháp lịch sử là một cách tiếp cận để hiểu rõ hơn về các chất liệu văn hóa, nghệ thuật,lịch sử được sử dụng trong vở diễn, cũng như bối cảnh phát triển, ý nghĩa của nó.Phương pháp này giúp ta khám phá, phân tích vở diễn từ góc độ lịch sử, từ đó đưa

ra những nhận định sâu sắc về giá trị văn hóa, xã hội của tác phẩm Nghiên cứu

Trang 17

nguồn gốc của các yếu tố văn hóa Bắc Bộ được tái hiện trong vở diễn, như các lễhội, phong tục, nghi lễ tôn giáo, nghề truyền thống, nghệ thuật múa rối nước Việctìm hiểu nguồn gốc, quá trình phát triển của những yếu tố này sẽ giúp xác định tínhxác thực, độ chính xác của việc tái hiện trong vở diễn Sử dụng phương pháp lịch sửnhằm phân tích bối cảnh xã hội, văn hóa khi vở diễn "Tinh hoa Bắc Bộ" được sángtạo Đặc biệt, nghiên cứu về tình hình văn hóa, nghệ thuật Việt Nam trong nhữngnăm gần đây, khi có sự quan tâm, phục hồi những giá trị truyền thống, góp phần vào

sự ra đời của vở diễn

Sử dụng phương pháp lịch sử để phân tích cách vở diễn "Tinh hoa Bắc Bộ" táihiện lại các sự kiện lịch sử, các nhân vật quan trọng, các câu chuyện dân gian Đồngthời, nghiên cứu cách mà vở diễn góp phần vào việc bảo tồn, phát huy các giá trịvăn hóa, lịch sử Bắc Bộ, đồng thời tạo ra một cầu nối giữa quá khứ, hiện tại, giữatruyền thống, hiện đại Điều này bao gồm việc đánh giá tác động của vở diễn đếnnhận thức, hiểu biết của người xem về lịch sử, văn hóa Bắc Bộ Phương pháp lịch

sử giúp cung cấp một cái nhìn toàn diện, sâu sắc về vở diễn "Tinh hoa Bắc Bộ",không chỉ trong việc tái hiện lại các yếu tố văn hóa, lịch sử, mà còn trong việc đánhgiá tác động của nó đối với xã hội, văn hóa đương đại Nghiên cứu bằng phươngpháp này giúp xác định vở diễn như một cầu nối quan trọng giữa quá khứ, hiện tại,góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh hiện đại

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn tập trung làm rõ vấn đề khai thác các chất liệu lịch sử - văn hóa truyềnthống trong một vở diễn nghệ thuật văn hóa đương đại qua trường hợp vở diễn Tinhhoa Bắc Bộ Một mặt, luận văn góp phần làm rõ các giá trị lịch sử văn hóa của vởdiễn Tinh hoa Bắc Bộ - thông qua việc nghiên cứu, xác định các yếu tố văn hóa nhưtrang phục, đạo cụ, âm nhạc, vũ đạo, ngôn ngữ, truyền thống, lễ hội … cũng nhưtìm hiểu cách thức ngôn ngữ, cách diễn đạt, các tình huống trong vở diễn đã phảnánh, thể hiện các giá trị truyền thống, tín ngưỡng văn hóa như thế nào Mặt khác,luận văn tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa của các chất liệu văn hóa được sử dụng

Trang 18

Điều này bao gồm việc xác định liệu chúng có phản ánh truyền thống, tín ngưỡng,hoặc những yếu tố văn hóa khác.

Vở diễn “Tinh hoa Bắc Bộ” sử dụng các tình tiết, nhân vật để kể lại lịch sử, các

sự kiện quan trọng của vùng châu thổ Bắc Bộ Sự hiện diện của các nhân vật lịch sử,văn hóa đặc biệt trong vở diễn không chỉ tái hiện hình ảnh mà còn tôn vinh đónggóp của họ, giúp khán giả hiểu rõ hơn về văn hóa Bắc Bộ Điều này thúc đẩy sựgiao lưu, tăng cường nhận thức về sự đa dạng văn hóa của vùng đất này

Luận văn tìm hiểu, xác định các chất liệu lịch sử, văn hóa dân gian đã được khaithác, ứng dụng trong vở diễn, cũng như cách mà Công ty Tuần Châu Hà Nội đã tạodựng, giới thiệu vở diễn đến công chúng “Tinh hoa Bắc Bộ” là cầu nối quảng bávăn hóa Việt Nam, đặc biệt là văn hóa Bắc Bộ, từ trong nước ra quốc tế Vở diễnthể hiện những đặc trưng văn hóa Bắc Bộ, từ trang phục, âm nhạc đến truyền thống,

lễ hội, giúp khán giả hiểu rõ hơn về sự đa dạng, phong phú của văn hóa Việt Nam

Vở diễn thu hút sự quan tâm của cả người dân trong nước, du khách quốc tế, tạo

cơ hội cho sự giao lưu, học hỏi về văn hóa Việt Nam, đặc biệt là văn hóa Bắc Bộ,tạo ra hình ảnh tích cực về văn hóa Việt Nam trong cộng đồng quốc tế

Luận văn nghiên cứu tác động của vở diễn như một loại hình công nghiệp vănhóa đối với đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương Với giá trị văn hóatruyền thống, ấn tượng đối với du khách, vở diễn có thể trở thành điểm đến hấp dẫncho du khách quốc tế, thúc đẩy ngành du lịch văn hóa của khu vực

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn gồm 3chương:

Chương 1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và sự hình thành vở diễn “Tinh hoaBắc Bộ”

Lý thuyết sáng tạo truyền thống và lý thuyết các bên liên quan sẽ được áp dụng

để phân tích sự hình thành và phát triển của vở diễn “Tinh hoa Bắc Bộ” Tổng quan

về xã Sài Sơn, khu du lịch sinh thái Tuần Châu - Hà Nội sẽ cung cấp cái nhìn tổng

Trang 19

quan về địa bàn nghiên cứu Quá trình hình thành vở diễn “Tinh hoa Bắc Bộ” sẽđược trình bày chi tiết, bao gồm sự khởi đầu từ ý tưởng đến hiện thực hóa.

Chương 2 Nội dung và hoạt động biểu diễn vở Tinh hoa Bắc Bộ

Nội dung của vở diễn “Tinh hoa Bắc Bộ” sẽ được phân tích thông qua 6 phân

cảnh chính: Thi ca, Cõi phật, Hoài cổ, Nhạc họa, An vui, và Ngày hội Các hoạt

động quản lý và biểu diễn vở diễn sẽ bao gồm sự tham gia của đội ngũ diễn viên,Ban Quản lý, Ban truyền thông, đội ngũ tư vấn và đạo diễn Những yếu tố này sẽđược nghiên cứu kỹ lưỡng để hiểu rõ cơ cấu tổ chức và vận hành của vở diễn

Chương 3 Khai thác các giá trị văn hóa truyền thống qua vở Tinh hoa Bắc Bộ,những vấn đề đặt ra và một số giải pháp

Các giá trị văn hóa truyền thống trong vở diễn “Tinh hoa Bắc Bộ” sẽ được khaithác, với trọng tâm là không gian văn hóa làng Việt Bắc Bộ Các vấn đề hiện naycủa vở diễn sẽ được phân tích, cùng với đó là một số giải pháp để khai thác và pháthuy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống hiện nay Những giải pháp nàynhằm mục tiêu duy trì, nâng cao chất lượng vở diễn, đồng thời tăng cường sự nhậnthức và quan tâm của cộng đồng đối với văn hóa truyền thống

Trang 20

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1 Một số vấn đề lý luận

1.1.1 Lý thuyết Sáng tạo truyền thống

Lý thuyết Sáng tạo truyền thống (The Invention of Tradition), được nhà sử họcngười Anh Eric Hobsbawm đề xuất vào năm 1983 Lý thuyết Sáng tạo truyền thốnghay còn gọi là Truyền thống tân tạo nhấn mạnh rằng các truyền thống không phảilúc nào cũng là những hình thức văn hóa bền vững có nguồn gốc từ xa xưa Thayvào đó, nó chỉ ra rằng xã hội và chính trị có thể tạo ra các yếu tố truyền thống mớihoặc biến đổi các yếu tố truyền thống đã tồn tại để phục vụ cho một mục đích cụ thểnào đó, chẳng hạn như tạo cảm giác đoàn kết quốc gia, hình thành nhận thức tôngiáo, tạo định kiến văn hóa, v.v Ứng dụng lý thuyết sáng tạo truyền thống trongnghiên cứu văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu và phân tích các yếu tốvăn hóa, xã hội đã được tạo ra, tái tạo, duy trì trong quá khứ, hiện tại Về cơ bản, lýthuyết Sáng tạo truyền thống là một khái niệm mô tả việc tạo ra hoặc tái tạo các yếu

tố truyền thống mà người ta có xu hướng xem như đã tồn tại từ lâu, mang tính ổnđịnh, tuy nhiên thực tế chúng được tạo ra hoặc thay đổi trong thời gian gần đây.Trong nghiên cứu của mình Eric Hobsbawm và Terence Ranger đã nghiên cứu,giới thiệu một số trường hợp cụ thể về việc phát minh, hình thành các truyền thống

xã hội, văn hóa trong lịch sử, chẳng hạn như: Các truyền thống quốc gia như: việcxây dựng các ngày lễ quốc gia, quốc kỳ, quốc ca, hoặc các kỷ lục quốc gia để tạonên một cảm giác đoàn kết dân tộc, lòng tự hào quốc gia; Các truyền thống tôn giáo,bao gồm việc tạo ra các lễ hội, nghi lễ, các biểu tượng tôn giáo để duy trì, phát triểnđạo đức và giáo lý; Các truyền thống văn hóa như việc tạo ra hoặc làm mới cáctruyền thống dân ca, nghệ thuật truyền thống, phong tục tập quán, nghi lễ hôn nhân,

lễ hội văn hóa ; Các truyền thống quân sự: bao gồm việc xây dựng các biểu tượngquân sự, lễ hội quân sự, các lễ kỷ niệm chiến thắng

Trang 21

Với việc ứng dụng lý thuyết sáng tạo truyền thống, luận văn đã xác định nguồngốc, tìm hiểu quá trình cũng như cách thức những giá trị văn hóa dân gian của Tinhhoa Bắc Bộ như các phong tục tập quán, lễ hội, nghệ thuật, truyền thống dân gian,các biểu tượng văn hóa đã được kiến tạo hoặc tác động để duy trì, biểu hiện văn hóacủa một cộng đồng, địa phương như thế nào Đông thời, lý thuyết này là cơ sở đểtác giả tìm hiểu sự thay đổi, tương tác giữa các thành tố văn hóa - cũng như tìm hiểutác động của các yếu tố văn hóa đến đời sống văn hóa - xã hội.

1.1.2 Một số khái niệm khác

Khái niệm văn hóa theo UNESCO: Văn hóa là tổng thể sống động các hoạtđộng, sáng tạo trong quá khứ và hiện tại Qua nhiều thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấyhình thành nên một hệ thống giá trị, truyền thống và thị hiếu, những yếu tố này xácđịnh đặc tính riêng của mỗi dân tộc

Khái niệm văn hóa theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Vì lẽ sinh tồn cũng như mụcđích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết,đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinhhoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo

và phát minh đó tức là văn hóa

Có thể hiểu, văn hóa là tập hợp các giá trị, thực tiễn, niềm tin, phong tục, tậpquán, của một nhóm người hoặc một xã hội cụ thể Nó bao gồm các hoạt động,kiến thức, nghệ thuật, hệ thống giá trị, quy tắc ứng xử được thừa kế và chia sẻ thôngqua các thế hệ

Văn hóa truyền thống là tổng thể các giá trị, chuẩn mực, tín ngưỡng, phong tục,tập quán, nghệ thuật, lối sống đã được hình thành, phát triển và truyền từ thế hệ nàysang thế hệ khác trong một cộng đồng hoặc xã hội Đây là những yếu tố cấu thànhnên bản sắc văn hóa của một dân tộc, chúng thường phản ánh những kinh nghiệm,tri thức, cũng như triết lý sống của tổ tiên

Văn hóa truyền thống không chỉ bao gồm các hoạt động như lễ hội, phong tụccưới hỏi, tang lễ, mà còn cả ngôn ngữ, âm nhạc, ẩm thực, trang phục, các hình thức

Trang 22

nghệ thuật như múa, hát, thơ ca Những giá trị này thường được bảo tồn qua thờigian thông qua các thế hệ gia đình, cộng đồng, chúng có thể thay đổi hoặc bị maimột dần theo sự phát triển của xã hội.

1.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

1.2.1 Khu vực Sài Sơn, Quốc Oai

1.2.1.1 Xã Sài Sơn

Xã Sài Sơn nằm ở phía Bắc huyện Quốc Oai cách thị trấn Quốc Oai khoảng5km về phía Nam cách trung tâm Hà Nội 25km về phía Đông Xã nằm giáp đại lộThăng Long - một trong những cửa ngõ của thủ đô Hà Nội Xã Sài Sơn phía Đônggiáp xã Phượng Cách, phía Tây giáp xã Hữu Bằng huyện Thạch Thất, phía Namgiáp thị trấn Quốc Oai, phía Bắc giáp với xã Liên Hiệp huyện Phúc Thọ

Xã Sài Sơn là mảnh đất được thiên nhiên ưu đãi: có địa hình bằng phẳng thuậnlợi cho nông nghiệp, có nhiều thắng cảnh đẹp thuận lợi cho di chuyển, du lịch XãSài Sơn hiện có 6 thôn: Đa Phúc, Thuỵ Khuê, Khánh Tân, Sài Khê, Phúc Đức vàNăm Trại Trước kia xã Sài Sơn chỉ có 5 thôn, sau này khi có chính sách giãn dâncũng như để giữ đất người dân có các thôn Đa Phúc, Thuỵ Khuê, Khánh Tân, SàiKhê, Phúc Đức đã lập thôn Năm Trại ở phía Đông Nam của xã Thôn Năm Trại có

cả người dân của cả 5 thôn cũ nên được lấy tên là Năm Trại

Xã Sài Sơn có tổng diện tích tự nhiên vào khoảng 1007,1ha Xã có địa hìnhbằng phẳng, có dãy núi Phượng Hoàng với đỉnh chính là núi Sài Sơn hay còn gọi lànúi Thầy - điều này cũng phản ánh đặc điểm địa lý của nhiều vùng nông thôn Bắc

Bộ, nơi có sự kết hợp giữa đồng bằng với những dãy núi thấp Xã Sài Sơn đượcchia thành 2 khu vực chính mà ranh giới ngăn cách là những con đê: Khu vực bêntrong đê thì gọi là “làng/ thôn” Khu vực phía ngoài đê cạnh sông Đáy gọi là “trại”

Xã có sông Đáy chảy qua cung cấp nước tưới cho hơn 200 ha lúa, hoa màu ở khuvực bãi Đặc biệt, xã có núi Sài Sơn, tên thường gọi là núi Thầy – nơi chùa Thầyđược đặt dưới chân núi, là danh lam thắng cảnh nổi tiếng Hiện nay, Sài Sơn có

Trang 23

khoảng 5000 hộ dân4, dân số vào khoảng gần 21.300 người, thu nhập bình quân đầungười đạt khoảng 64,7 triệu đồng/ người/ năm5.

Xã Sài Sơn có hệ thống giao thông tương đối thuận tiện cho việc di chuyển củangười dân và hàng hóa trên địa bàn xã cũng như tới các xã, huyện, tỉnh, thành phốkhác Toàn bộ đường giao thông chính trong xã đều đã được bê tông hóa Đườngtỉnh lộ 421B, tỉnh lộ 421 và tỉnh lộ 422 là những tuyến đường chính trong xã SàiSơn Trong đó, tuyến đường 421B là tuyến đường trọng điểm, là tuyến đường kéodài và cắt qua các di tích, cơ quan hành chính của xã Sài Sơn Đồng thời, đườngtỉnh lộ 421B còn nối liền với Đại lộ Thăng Long Ngoài ra, xã còn có tuyến đườngtỉnh lộ 420 chạy qua, đây là con đường chạy ra đường Hồ Tây Ba Vì trước khi giaovới đường cao tốc Đại lộ Thăng Long và đường Láng Hoà Lạc, rất thuận tiện choviệc thông thương đi lại của nhân dân, cũng như thuận lợi về thị trường cung cấpnguyên liệu đầu vào, tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện giao lưu, học hỏi kinh nghiệmvới các địa phương khác trong cả nước, đặc biệt là với thủ đô Hà Nội – trước đây làkinh thành Thăng Long với hàng ngàn năm lịch sử

Xã Sài Sơn, nổi tiếng với chùa Thầy – một trong những ngôi chùa cổ và có giátrị lịch sử, văn hóa lớn của Việt Nam Ngoài ra, ở xã còn có các di tích khác như:Đình Thụy Khuê, Chùa Long Đẩu, Quán Tam Xã … Chùa Thầy không chỉ là mộtđịa điểm du lịch nổi tiếng mà còn là nơi gìn giữ nhiều giá trị văn hóa, lịch sử quantrọng của dân tộc Việt Nam Ngôi chùa là biểu tượng cho sự kết hợp hài hòa giữatín ngưỡng Phật giáo, văn hóa dân gian Việt Nam, đồng thời là minh chứng cho sựphát triển của kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc qua các thời kỳ lịch sử Vì vậy, chùaThầy, các di tích trong xã là luôn được các nhà nghiên cứu chú trọng tìm hiểu vànghiên cứu Đặc biệt là về các vấn đề văn hóa truyền thống của nước ta như: Thiền

sư Từ Đạo Hạnh, Phật giáo thời Lý - Trần, kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc … Tuynhiên, những nghiên cứu về các di tích văn hóa ở xã trong bối cảnh hiện đại không

có nhiều

4 Phỏng vấn Phó chủ tịch xã Sài Sơn - Ông Nguyễn Văn Nghĩa, ngày 07/08/2023.

Trang 24

Năm 2020, ngành công nghiệp và dịch vụ - thương mại chiếm tỷ trọng lớn trong

cơ cấu kinh tế xã Sài Sơn, với công nghiệp chiếm 42%, Dịch vụ - Thương mạichiếm 40%, Nông nghiệp chiếm 18% Đến năm 2022 cơ cấu kinh tế xã Sài Sơn đã

có sự dịch chuyển thành Công nghiệp chiếm 45%, Dịch vụ - thương mại 40%,Nông nghiệp 15% Đây là một sự gia tăng cho thấy sự phát triển trong lĩnh vựccông nghiệp Năm 2020, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 55,6 triệu đồng /người/ năm, tổng thu nhập năm 2030 của xã đạt 1.168,5 tỷ đồng Đến năm 2022,thu nhập bình quân đầu người đạt 64,7 triệu đồng/ người/ năm, tổng thu nhập năm

2022 đạt 1.370,5 tỷ đồng Do sự phát triển trong các ngành công nghiệp và dịch vụ,cùng với việc đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên thu nhập bình quân đầu ngườicủa xã tăng 16,37% cho thấy mức sống của người dân xã Sài Sơn đã được cải thiện

rõ rệt Tổng Thu nhập của xã tăng 17,28% cũng là một chỉ số tích cực, phản ánh sựphát triển kinh tế tổng thể của xã Đây là kết quả của việc gia tăng sản xuất côngnghiệp, dịch vụ, hiệu quả trong nông nghiệp dù tỷ trọng nông nghiệp giảm Sự tăngtrưởng về thu nhập bình quân đầu người, tổng thu nhập của xã Sài Sơn từ năm 2020đến năm 2022 cho thấy sự phát triển bền vững, khả năng quản lý hiệu quả cácnguồn lực kinh tế của địa phương

Những năm gần đây đời sống nhân dân ngày càng nâng cao vì vậy các loại hìnhdịch vụ cũng tăng theo Các cửa hàng dịch vụ dần xuất hiện, phát triển trên địa bàn

xã Sài Sơn, các xã lân cận ngày càng nhiều Ở xã Sài Sơn, các cửa hàng dịch vụđược tập trung chủ yếu ở trục đường chính của xã, còn ở các xã lân cận thì các cửahàng dịch vụ tập trung chủ yếu ở gần các trường học, các khu du lịch

● Lịch sử - văn hóa

Nơi đây, vốn từ xa xưa đã có con người đến hội tụ đề làm ăn sinh sống, nên mớitạo dựng được phong cảnh làng xã trù phú như ngày nay Dưới thời thực dân phongkiến, mỗi thôn là một bộ máy hành chính cấp xã thuộc tồng Lật Sài, phủ Quốc Oai,tỉnh Sơn Tây cũ, xã Sài Sơn ra đời trong thời kỳ kháng chiến « kiến quốc » của cảdân tộc Ngày 6-1-1946, xã, được thành lập với 4 thôn: Đa Phúc, Thụy Khuê, Sài

Trang 25

Khê và Khánh Tân Tháng 8-1948, thôn Phúc Đức được sáp nhập thêm, từ đó địagiới của xã vẫn ổn định với một diện tích khoảng hơn 1000 ha.

Trước đây Sài Sơn gồm có 5 thôn: Đa Phúc, Thụy Khuê, Sài Khê, Khánh Tân

và Phúc Đức nằm bên hữu ngạn sông Đáy Mỗi thôn còn có một số trại vùng bãiven sông như: Minh Đức, Chí Thiện, Phú Trang, Cát Lễ, Bồ Đề Phúc Đức có CátGiữa, Cát Nồi, Cây Đa, Chân Sông, Trại Đường Thụy Khuê có Trại Thụy Sài Khê

có Trại Sài, Thọ Lão

Sài Sơn có một bề dày lịch sử - văn hóa lâu đời Trên địa bàn xã hiện nay cómột hệ thống di sản phong phú Xã có một di tích quốc gia đặc biệt: Di tích lịch sử,kiến trúc nghệ thuật Chùa Thầy, khu vực núi đá Sài Sơn, Hoàng Xá, Phượng Cách(huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội) và một bảo vật quốc gia: Bộ tượng Di Đà TamTôn nhiện thờ trong Ngoài ra phải kể đến một số di tích cấp thành phố như di tíchQuán Tam Xã, Đình Thuỵ Khuê,… Hiện tại xã có khoảng 10 ngôi chùa lớn nhỏ, 6ngôi đình, 2 quán và rất nhiều di tích khác như: Miếu, đền, nhà thờ Công giáo, nhàthờ Cao Đài, nhà thờ họ,…

Sài Sơn cũng là một vùng đất giàu truyền thống cách mạng Xã Sài Sơn là nơiươm mầm cho một trong những hạt giống cách mạng đầu tiên của Việt Nam Năm

1930, tại Sài Sơn chi bộ đảng đầu tiên của tỉnh Sơn Tây cũ được thành lập Nhândân xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai vốn có truyền thống yêu nước, cách mạng Từnhững năm 30, Sài Sơn đã trở thành cái nôi của phong trào cách mạng tỉnh Sơn Tây.Năm 1941, nơi đây đã vinh dự treo lá cờ Đảng trên núi Thầy, khẳng định vai trò của

xã Sài Sơn trong việc xây dựng, phát huy truyền thống cách mạng Đặc biệt, xã SàiSơn đã vinh dự 3 lần được đón Bác Hồ về đây làm việc Lần đầu tiên Bác về SàiSơn là vào ngày 10/11/1946 Tại chùa Thầy, Bác đã căn dặn cán bộ, động viên nhândân Sài Sơn tích cực kháng chiến và bảo vệ tốt di tích của quê hương Ngày3/2/1947, trên đường di chuyển từ Hà Nội lên chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ đã dừngchân nghỉ tại trong khu chùa Một Mái Từ đó cho đến đầu tháng 3/1947, khu chùaMột Mái đã trở thành sở chỉ huy, nơi Bác chỉ đạo cuộc kháng chiến Các đồng chíTrường Chinh, Võ Nguyên Giáp thường đến chùa Một Mái báo cáo tình hình và

Trang 26

xin chỉ thị từ Bác Những ngày ở, làm việc tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùngTrung Ương Đảng đề ra nhiều chủ trương, biện pháp nhằm đẩy mạnh công cuộckháng chiến chống Pháp, bảo vệ đất nước Ngày 2/3/1947, Bác rời Sài Sơn lên ViệtBắc lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi hoàn toàn Mườinăm sau, ngày 19/5/1957, Bác đã cùng đồng chí Nguyễn Lương Bằng trở lại thămnhà tổ và khu chùa Một Mái.

1.2.1.2 Hệ thống di sản vật thể ở xã Sài Sơn

Xã Sài Sơn có một hệ thống những di tích lịch sử văn hóa dày đặc, trải dài trênđịa bàn xã Trong số đó có nhiều di tích được công nhận là di tích cấp thành phố,cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt Những di tích này là một phần không thểthiếu của di sản văn hóa và lịch sử địa phương Đóng vai trò quan trọng trong việcgiữ gìn, truyền đạt những giá trị văn hóa, lịch sử cho thế hệ tiếp theo

Theo truyền thuyết, Ngài là người làm quan dưới thời nhà Ngô, từng phò tá 3đời vua Ngô từ khoảng từ năm 938 đến 945 Cuộc đời của Tướng quân, Sứ quân ĐỗCảnh Thạc được ghi dấu trên ba phương diện: Cùng với Ngô Quyền đánh giặc NamHán do Hoằng Tháo chỉ huy trên sông Bạch Đằng cuối năm 938; Làm quan dướithời nhà Ngô, góp phần xây dựng, củng cố chính quyền quân chủ độc lập, tự chủcòn non trẻ khi vừa bước ra khỏi thời kỳ gần 1000 năm Bắc thuộc Năm 944, saukhi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào tình cảnh hỗn loạn Dưới sự giúp đỡ củatướng quân Đỗ Cảnh Thạc và Dương Cát Lợi, Ngô Xương Văn lên ngôi, tiếp tụctrọng dụng ông Đến năm 965, trong một lần ra quân Vua Ngô Xương Văn không

Trang 27

may tử trận Lúc này, trong nước nổi lên các vùng cát cứ, gọi là loạn 12 sứ quân.Các sứ quân không ngừng chiến tranh nhằm mở rộng lãnh thổ, quyền lực Trong bốicảnh đất nước rơi vào tình trạng vô chủ, tướng quân Đỗ Cảnh Thạc có thế lực quân

sự mạnh đã chiếm cứ vùng Đỗ Động Giang Ông cho người đắp thành Quèn, đònBảo Đà để cát cứ, ông trở thành một sứ quân rất mạnh, xưng là Đỗ Cảnh Công.Đồng thời, ông cho thiết lập chính quyền, duy trì trật tự tại Đỗ Động Giang để giúpnhân dân có thể sống yên bình trong vùng đất ông chiếm đóng Đây là lý do vì saoông vẫn được nhân dân trong vùng chiếm đóng lập đền thờ

Ngày 8/1/968, trong một cuộc vây bắt từ Đinh Bộ Lĩnh ngài bị thương nặng vàchạy về xã Sài Sơn và mất tại đây Ở nơi ngài mất, người dân lập mộ và đền thờ đểtưởng nhớ công ơn của ngài Thần phả Đỗ Tướng Công và lưu truyền trong dângian thì đền thờ tại xã Sài Sơn được lập ngay trên mộ phần của Tướng quân ĐỗCảnh Thạc Hiện nay, ở quán Tam Xã ngôi mộ của ngài vẫn được thờ phụng ở hậucung và chỉ mở ra vào ngày giỗ Ngài Ngài không chỉ được thờ ở quán Tam Xã màcòn được người dân 3 thôn Đa Phúc, Sài Khê và Thuỵ Khuê thờ vọng ở đình của bathôn Trong suốt chiều dài lịch sử, di tích quán Tam Xã đã được sắc phong 17 lần,nhưng hiện tại chỉ còn lưu giữ được 11 đạo sắc phong, 6 đạo sắc phong còn lại đã bịbiến mất do chiến tranh, thời gian Ngày 8/1 hàng năm, người dân ba thôn tổ chức

lễ tế nài Lễ vật không thể thiếu bánh giầy 150 cái, chuối 150 quả cùng với đó làhoa quả, các loại bánh kẹo khác Cứ 5 năm một lần, thì người dân 3 thôn sẽ tổ chứcrước kiệu, tượng ngài từ đình của 3 thôn lên quán Năm 2008, Quán Tam Xã là ditích đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận là Di tích cấp Thành phố

● Chùa Cao

Đính Sơn Tự (nghĩa là chùa gắn với núi) vốn là Hiển Thụy Am, dân gian gọi làchùa Cao Chùa được xây dựng trên núi Thầy, kết hợp với núi tạo thành một quầnthể danh lam thắng cảnh đẹp Khu chùa có đền thờ Vua cha Mẫu mẹ, tiếp đến làTam Bảo với bức tượng Phật Di Lặc bằng vàng bên ngoài trông rất đẹp Đính Sơn

Tự có một khu vực tên là Vườn Đào là nơi nhiều tao nhân mặc khách đến đàm đạo,ngâm thơ Đây cũng là nơi chu thần Cao Bá Quát dẫn học trò đến để giảng bài, dịch

Trang 28

thơ Hiện Vườn Đào có một bức tượng Quan Âm to và đẹp, nơi nhiều người đến lễcầu an Đính Sơn Tự còn có hang Thánh Hóa là nơi hóa kỵ của thiền sư Từ ĐạoHạnh – vị thiền sư đức độ trụ trì chùa Thầy thửa ban đầu Về hang Thánh Hóa, mờiquý du khách tìm đọc tại bài Hang Thánh Hóa – dấu ấn người xưa.

● Hang Cắc Cớ

Bên phải của chùa Đính Sơn Tự (chùa Cao) có lối nhỏ dẫn vào hang Cắc Cớ –nơi thiền Sư Từ Đạo Hạnh trút xác để chuyển sang kiếp khác, tương truyền Ngài đãđầu thai thành vua Lý Thần Tông sau này Thân xác Thiền sư Từ Đạo Hạnh ngàynay còn thấy tung tích trong đá chùa Thiên Phúc, núi Phật Tích, xã Sài Sơn, huyệnQuốc Oai Tương truyền, Thiền sư Từ Đạo Hạnh đi chơi, thường thấy trong độngPhật Tích (nay là hang Thánh Hóa) có vết chân in trên đá, lấy chân ướm thử thì thấyvừa khớp Người đời truyền rằng xác ông tan ra chính ở chỗ ấy Trong hang còn cómột điểm lõm lại gọi là Thanh điểm đầu, tương truyền là nơi Đạo Hạnh khi hóa, vếtđầu lõm lại mà thành

Hang Cắc Cớ, tên gốc là Thần Quang, có nghĩa là ánh sáng của các vị thần Tuynhiên, cái tên Cắc Cớ nổi tiếng hơn, do thi sĩ Hồ Xuân Hương đặt với ý nghĩa độngnhiều ngõ ngách, tạo cơ hội để con người khám phá Hang là một hang động rộnglớn, huyền bí, đầy bí ẩn, được cho là có tới 9 tầng, tượng trưng cho 9 tầng địa ngục.Hang cũng gắn liền với sự tích về tướng Lữ Gia, người chọn hang làm nơi trú ẩncho quân sĩ chống quân Nam Hán thế kỷ X Trong một trận đánh, địch phát hiện, bịđịch bịt lối vào duy nhất của hang, khiến Lữ Gia và hơn 3000 quân sĩ hy sinh dothiếu lương thực Hiện nay, cuối tầng 1 của hang có một bể xương người Trước bể

có câu đối ghi: “Lữ Gia chống Hán lưu sử sách/Bể rộng ngàn xương mãi mãi ghi.”Đường xuống hang rất hiểm trở, trước kia nam thanh nữ tú thường xuống hanggiúp nhau và tạo nên nhiều mối tình Ngày nay, đoạn đường xuống hang đã có lancan chắc chắn Trong hang còn có hai hố lớn không đáy gọi là Giếng Tiên và ThungLũng Tình Yêu Khi soi đèn lên trên, du khách sẽ thấy vết đỏ như máu chạy dài,được gọi là dòng máu oan hồn của nghĩa quân Lữ Gia Hang còn có Tượng Cậu,

Trang 29

một bức tượng đá linh thiêng, nơi kết tóc se duyên cho nhiều cặp đôi Người ta tinrằng nếu xoa tay vào tim tượng sẽ tìm được người yêu, hoặc tình duyên bền lâu.Gần cuối hang là Ngã ba đường, nơi có ánh sáng tự nhiên chiếu xuống, tạo nênmột vùng sáng duy nhất trong động Ngã ba này dẫn đến ba con đường: đường Trầngian, đường xuống Âm phủ, và đường xuống bể xương - nơi lưu giữ hàng nghìn bộxương của nghĩa quân Gần bể xương là bàn thờ Lữ tướng quân, nơi du khách cóthể cầu nguyện và được ban phước Hang Cắc Cớ là một địa điểm huyền bí, linhthiêng, gắn liền với nhiều câu chuyện lịch sử, truyền thuyết, thu hút đông đảo dukhách đến tham quan, khám phá, cầu nguyện.

● Chùa Một Mái

Tọa lạc tại chân núi phía sau của ngọn núi Thầy, Bối Am tự hay còn gọi là chùaMột Mái nằm trông một không gian linh thiêng và huyền bí Chùa có một nét kiếntrúc độc đáo đúng như tên gọi của nó, chỉ có 1 mái chùa tựa lưng vào vách đá núi.Chùa Một Mái cũng là nơi bác Hồ và trung ương Đảng hoạt động trong khoảng thờigian đầu năm 1947 Rất nhiều quyết sách quan trọng của Đảng, của Chính phủ đượcbàn luận và đưa ra tại nơi này Để kỷ niệm, nhân dân đã xây dựng tại đây một ngôinhà kỷ niệm ghi lại quãng thời gian hoạt động của Bác tại chùa – một điểm đến hấpdẫn cho du khách khám phá Sau chùa Bối Am có một con đường nhỏ dẫn đến mộtcái hang lớn được mang tên là hang Bác Hồ, trên hang có một bảng lớn – nơi ghi lạicác thông tin để trao đổi, thảo luận hay thông báo một điều gì đó quan trọng

● Nhà lưu niệm Bác Hồ

Từ năm 1984, chính quyền và nhân dân xã Sài Sơn đã đầu tư, tu bổ khu nhà Tổcủa chùa Một Mái, nơi đây trở thành Nhà lưu niệm Bác Hồ Là nơi để người dântrong xã tưởng nhớ về Bác, đồng thời phục vụ nhu cầu thăm quan của khách thậpphương Hiện nay, trong nhà lưu niệm hiện còn lưu giữ những hiện vật, hình ảnh, tưliệu có giá trị về Bác như 1 chiếc bàn gỗ, 1 chiếc máy chữ cũ và 1 chiếc đèn dầu hỏa

để Bác làm việc, 1 chiếc giường gỗ kê sát tường - nơi Bác nằm, tấm áo của Bác,hình ảnh Bác về thăm chùa Một Mái năm 1959 cùng một số bút tích của Người.Trong ngôi nhà gỗ mộc mạc, những bức ảnh đen trắng về Bác, về các chiến sĩ cách

Trang 30

mạng kiên trung cùng một số bút tích của Bác trong thời gian Người ở và làm việctại đây… được treo ngay ngắn Tất cả đều nhuốm màu thời gian nhưng vẫn đượcchăm chút cẩn thận hàng ngày Đặc biệt, trong gian buồng nhỏ bên trái cửa ra vào,vẫn còn nguyên chiếc bàn gỗ làm việc cũ kỹ với máy đánh chữ bên ngọn đèn dầu.Trên chiếc bàn làm việc này, Bác đã viết và tự tay đánh máy nhiều tài liệu quantrọng, ký duyệt nhiều sắc lệnh của Chính phủ Phía sau bàn làm việc là chiếc giườnggiản dị, đơn sơ Bác nghỉ ngơi trong suốt thời gian ở lại Sài Sơn.

● Cây Trôi cổ thụ

Nằm cách khu di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy vài trăm mét, cây trôi cổ thụgần 1000 năm tuổi được nhiều người trong vùng biết đến và đang trở thành mộtđiểm đến mới thu hút du khách thập phương mỗi khi có dịp về quê hương Sài Sơn,

về làng Thầy để tham quan, lễ bái, cầu vọng

Cây được trồng vào thế kỷ thứ XIII, có tuổi đời khoảng 800 năm, được HộiBảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam trao bằng công nhận là cây di sản ViệtNam Cây có chiều cao 20m, chu vi thân 4,6m, đường kính thân 1,66m, cành lá xumxuê, tán cây rộng, lá xanh mát quanh năm Vào ngày 25/02/2016, Cây Trôi cổ thụđược vinh danh cây di sản Đối với người dân làng Thụy Khuê, Sài Sơn, cây cónhiều ý nghĩa lớn trong văn hóa và đời sống Về mặt tâm linh, cụ Trôi (theo cáchgọi của người dân nơi đây) gắn liền với cây lúa nước và cây ngô đồng mà lần đầutiên được đem về làng Thầy để trồng, cây cũng gắn với việc thành lập làng Thầy –làng Thụy Khuê bây giờ Cây là vị thần nông chiếu lộc cho dân làng Cứ vào nhữngngày quan trọng như mùng một, rằm, ngày xuống đồng, ngày gặt hái, dân làng lạiđến thắp hương cầu cụ Trôi ban phước cho dân làng, lúa tốt bội thu, con ngườiquanh năm lo ấm Người dân trong làng nói với nhau rằng: “Nhờ cụ Trôi mà ruộnglúa xanh tốt, không sâu bệnh, cây cho nhiều thóc, nhiều gạo” Về đời sống, cây trôi

là nơi nghỉ ngơi cho người dân mỗi khi đi làm đồng trời nắng, cây tỏa bóng mát chechở dân làng Người gặp nhau trò chuyện vui vẻ, quên đi cái mệt nhọc của côngviệc những ngày mùa Cây cũng là nơi trẻ con, người lớn, người già đến chơi, hóng

Trang 31

mát mỗi độ hè về Cứ thế, cây trôi cổ thụ là nơi tụ họp, gắn kết những người dân nơiđây.

1.2.1.3 Hệ thống di phi vật thể ở xã Sài Sơn

● Lễ hội chùa Thầy

Lễ hội truyền thống chùa Thầy được tổ chức tại chùa Thầy từ ngày mùng 5 đến

8 tháng 3 âm lịch (chính hội ngày 7-3) hằng năm, gồm những nghi lễ độc đáo, như:Tắm tượng (mộc dục), lễ nghinh bài vị Đức thánh Từ Đạo Hạnh từ chùa Thượngxuống chùa Trung, lễ cúng yên vị, lễ tế, lễ rước… Trong những ngày lễ hội, ngườidân địa phương và du khách còn được xem biểu diễn múa rối nước và nhiều tròchơi dân gian độc đáo, sôi động

Hội chùa Thầy bắt đầu từ ngày mùng 5 với lễ tắm nhục thân của thiền sư TừĐạo Hạnh diễn ra vào 2 giờ chiều Đây là một nghi lễ đặc biệt quan trọng, chỉ cónhững người quan trọng, các bô lão trong vùng mới được tham gia Lễ mộc dục haycòn gọi là lễ tắm tượng, hằng năm vào sáng mùng 5 tháng ba, người dân cùng vớingười trong chùa chuẩn bị nước thơm và khăn mới để tiến hành nghi lễ Nước tắmtượng là nước mưa được nấu cùng 5 loại lá thơm Tham gia lễ tắm tượng với sư trụtrì trong chùa là 12 vị bô lão trong làng Để được chọn tham gia vào nghi lễ này thìcác bô lão phải là người có đạo đức tốt, được tính nhiệm và được người dân tronglàng kính trọng, gia đình hạnh phúc, tuy lớn tuổi nhưng đầu óc phải minh mẫn Tại

lễ, người dân mở khám thờ nơi chứa tượng nhục thân của Ngài, tắm rửa thay y phụccho tượng, lễ bái cẩn thận trước khi đóng khám lại Khám được đóng như thế chođến lễ hội năm sau mới được mở trở lại Buổi lễ được diễn ra trong không khí trangnghiêm chỉnh tề dưới sự chứng kiến của khách thập phương và dân làng

Tiếp theo của phần lễ là lễ rước bài vị Đức Thánh Từ Đạo từ tòa điện Thánhxuống tòa chùa Trung để đức Thánh có thể chứng kiến những nghi lễ diễn ra trong

ba ngày hội Nghi lễ bắt đầu bằng bài đọc kinh trong làng hương khói nghi ngút.Sau khi đọc bài kinh xin phép thì nhà sư và các bô lão tiến hành tắm tượng thành.Tượng được tiến hành rau rửa cẩn thận, kỹ lưỡng bằng nước thơm và thay áo mới.Mọi hoạt động điều được diễn ra trong sự trang nghiêm và kính cẩn, bài vị của

Trang 32

thánh được khiên cẩn thận, dọc lối đi xuống là hàng bô lão đeo tràng hạt, cầmphướn, bài bị được rước yên vị ở tòa chùa Trung.

Sau đó là lễ rước Thánh linh thiêng, trang trọng và uy nghi với đoàn rước đôngđảo gồm chức sắc bô lão, tăng đoàn, nam nữ trong vùng rước Thánh từ Thiên Phúc

Tự đến đền Quán Thánh (các Thiên Phúc Tự 1,5 km) để đến ngày mùng 7 – ngàyhóa kỵ của Thánh – thì rước Thánh về, được gọi là đại tế Ngày này 4 thông tronglàng ra yết kiến chùa Thầy, đi đầu đám rước là các vải cầm phướn, cụ công đi hộ lễ

và sau cùng là cờ ngũ phương, chấp kích, chiêng, trống Kiệu của 4 thôn sẽ tụ họpđông đủ trước sân chùa để làm lễ cúng bắt đầu từ chùa Thầy ra gò Thiêng Các thôntrong xã phải chuẩn bị kiệu và các lễ vật để rước thánh Lễ vật sẽ bao gồm hoa quả,bánh kẹo nhưng đặc biệt không thể thiếu bánh giầy và chuối Những người muốntham gia vào việc tế lễ của thôn đều phải đăng ký từ đầu năm Sau đó sẽ chọn rangười phù hợp Người được tham gia vào việc tế lễ phải là người có gia đình hòathuận, bố mẹ hai bên vẫn còn Đặc biệt những người có tang không được tham giavào tế lễ

Các thôn rước lễ vào quán để nhà sư để sư trụ trì trong coi và làm lễ Thánh Lúcnày áo vàng của Thánh sẽ được thay bằng áo cà sa nhà phật Người dân gọi mànthay áo này là “đi Thần về Phật” để tái hiện lại quá trình tu luyện của Đức Thánh

Từ ban đầu là tu tiên sau đó mới đắc đạo thành Phật Đám rước đi đến địa phận làngnào thì làng đó sẽ làm lễ để đó kiệu thánh để chúc mừng và cầu mong được Thánhche chở, ban phước cho nhân dân trong làng

Bên cạnh phần lễ là phần hội Hội chùa Thầy đông vui và náo nhiệt vô cùng.Dọc hai bên đường vào chùa, các trò chơi giải trí san sát san sát liền kề nhau nhưcác trò chơi hiện đại ném phi tiêu, úp chậu, ném vòng, đi tàu hỏa, đu quay,… và có

cả các trò dân gian thú vị như đánh cờ, tò he, nghe quan họ, múa rối nước Múa rốinước là trò chơi dân gian do thiền tổ truyền dạy, là truyền thống của người dân SàiSơn và thủy đình luôn luôn là nơi hấp dẫn và thu hút người xem nhiều nhất, đặc biệt

là trẻ nhỏ Các con rối vẫn còn nguyên mang tâm đức của người thầy lớn cũng là tổnghề của nghệ thuật múa rối nước Việt Nam, trình diễn các tích xưa như Tấm Cám,

Trang 33

Chú Cuội hay các hoạt động thường ngày của người dân lao động như cày cấy, chăntrâu, đánh cá,…

Nếu như dưới chân núi nhộn nhịp người trẩy hội như thế thì phái trên núi, dòngngười cũng tập nập không kém Họ đi lên chùa Cao để cầu nguyện, đến hang ThánhHóa để lễ bái, đến Vườn Đào để vãn cảnh, đến động Cắc Cớ để khám phá, cầuduyên, cầu lộc, cầu tài, đến chợ Trời để thưởng ngoạn cảnh bồng lai, đến hangNước để tìm dòng nước mát, đến hang Gió để đón đợt gió về, đến chùa Bối Am đểtham quan di tích lịch sử,… Trên núi có rất nhiều nơi để cho du khách có thể khámphá, tìm hiểu

Ngày 12/04/2024, tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy, Ủy ban nhân dânhuyện Quốc Oai, xã Sài Sơn và nhân dân địa phương đã vinh dự đón Quyết địnhcông nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Lễ hội truyền thống Chùa Thầy, xãSài Sơn, huyện Quốc Oai”

● Múa rối nước

Sài Sơn được coi là nơi đất tổ của nghề múa rối nước Dưới triều Lý, Thiền sư

Từ Đạo Hạnh lên núi lập chùa giảng đạo, dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cứu người.Thầy còn sáng tạo ra múa rối nước làm trò vui cho người dân quê thưởng thức.Cũng từ đấy, nghề múa rối nước lan truyền sang các vùng khác

Nhà thủy đình nằm giữa hồ Long Trì, 7/3 âm lịch hàng năm là nơi biểu diễnmúa rối nước Thiền sư Từ Đạo Hạnh nhân đân Ssaif Sơn thờ phụng, coi ngài là ông

tổ của loại hình nghệ thuật dân gian này Tương truyền trên đường hành đạo, TừĐạo Hạnh đã đi qua nhiều nơi, để lại nhiều công trạng, dấu tích, trong đó có việctruyền nghệ múa rối nước cho dân làng Nam Giang, Nam Trực và dân làng một sốvùng ở Thái Bình, Ninh Bình và đặc biệt là dân làng Ra, tên chữ là làng Phú Đa,nay là Phú Hòa, Thạch Thất, Hà Nội: “Truyền thuyết kể rằng Thiền sư Từ ĐạoHạnh trên đường đi giảng đạo qua đất làng Ra, thấy cảnh trí vui tươi, người dân cởi

mở, yêu văn nghệ, ngay cả thành hoàng làng cũng có biệt hiệu là Đào Khang Tiếu(Tiếu: cười) nên ngài đã đem nghề rối truyền dạy cho dân trong làng Đồng thời để

lo cho việc giữ gìn nghệ rối và việc cúng giỗ mình sau này, ngài đã để cho dân làng

Trang 34

Ra 3 mẫu ruộng hậu ở các xứ Đồng So, Đồng Quê Chính vì thế hàng năm vào dịphội chùa Thầy, phường rối làng Ra và chí có phường này mới được về biểu diễn ởthủy đình trên hồ Long Trì nhằm ghi nhớ công ơn Ngài đã truyền dạy Phường rốidâng cúng lễ vật và biểu diễn để tỏ lòng tôn kính người sáng lập nghề.

Đến nay, thủy đình trước chùa Thầy vẫn được xem là nhà thủy đình cổ và đẹpnhất nước ta, được xây vào khoảng thời Hậu Lê (1553-1788) Nằm giữa cảnh quanthiên nhiên sơn thủy hữu tình, kiến trúc thủy đình càng nhấn mạnh thêm vẻ cổ kínhcủa quần thể danh thắng chùa Thầy Với nét cong của mái, rỗng đặc của những ôcửa chữ thọ, ẩn hiện, in lồng trong bóng núi Long Đẩu trên mặt hồ Long Trì càngtạo nên vẻ huyền ảo, cổ kính cho không gian phật giáo chùa Thầy

Vào những ngày hội chùa Thầy, thủy đình được trang hoàng rực rỡ với cờ ngũsắc, tấm vải trang trí các hình long, ly, quy, phượng Dưới diềm mái và trên nócthủy đình là một tấm vỉa có dòng chữ “Lạc thủy hành” với ý nghĩa là một trò chơidưới nước Xung quanh thủy đình được trang trí cây cau, hai bên phía trước là haihàng lính áo nâu, góc trái là chỗ cho trò chơi đánh đu, bên phải nơi dành cho nhữngsinh hoạt lao động như xay lúa, giã gạo Những hình ảnh về làng quê, với nhữngsinh hoạt, lễ hội như được tái hiện thu nhỏ sống động trên mặt nước, có một sức hấpdẫn đối với người xem, góp phần tạo nên không khí hội hè nơi thôn dã

Trong khi lễ cúng diễn ra long trọng, linh thiêng tại chùa Hạ thì tại thủy đình,phường rối làng Ra cũng bắt đầu chương trình biểu diễn Trên mặt nước, các tiếtmục rối lần lượt được các nghệ nhân trình diễn khéo léo kết hợp nhịp nhàng vớitiếng nhạc cùng những lời hát diễn làm cho các tiết mục, các nhân vật rối trở nênsống động, có linh hồn, lôi cuốn người xem

Có thể thấy lễ hội là một phần không thể thiếu, không tách rời khỏi nghệ thuậtkiến trúc và điêu khắc, làm sinh động, phong phú, rõ nét thêm cho một công trìnhkiến trúc cổ Lễ hội và nghi lễ phật giáo là nơi tích hợp nhiều loại hình nghệ thuậttổng hợp như nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật diễn xướng, nghệ thuật tạo hình…Hội chùa Thầy cũng vậy Dù chỉ diễn ra trong ba ngày nhưng đó là những thời điểmkết tụ được tinh hoa của nhiều loại hình nghệ thuật trong đó có nghệ thuật rối nước

Trang 35

Với sự khéo léo tài tình, các nghệ nhân đã biến những con rối tưởng như vô tri trởnên sống động, có hồn, cuốn hút người xem vào những tiết mục vui nhộn, dân dãcủa cuộc sống nông thôn Việt Nam xen với tín ngưỡng Phật giáo, in đậm từ tích tròđến cách tạo tác con rối Đời và đạo, dân gian và nghi lễ, nghệ thuật và cuộc sống

cứ như vậy đan xen nhau, thấm sâu vào đời sống tâm hồn người dân, làm nên nétvăn hóa riêng cho vùng Sài Sơn cũng như lễ hội chùa Thầy

1.2.2 Khu di tích chùa Thầy

Khu di tích chùa Thầy là một dấu ấn văn hóa đặc biệt của vùng đất Sài Sơn.Chùa Thầy nằm ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay là xã SàiSơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội Núi Sài Sơn hay còn gọi là núi Phật Tích

có tên Nôm là núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy Chùa được xây dựng từthời nhà Lý Đây từng là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, lúc này núi Thầycòn gọi là núi Phật Tích Nơi đây gắn liền với sự tích của Thiền sư Từ Đạo Hạnh vềviệc ngài hóa thành Phật, thành Thánh nên được gọi là chùa Phật Tích Tên chùaThầy không chỉ gợi nhớ đến việc ngài là một người thầy dạy học mà còn là ngườithầy thuốc, người thầy dạy người dân ở đây trò múa rối nước nên còn gọi là chùaThầy, núi Thầy Cùng với chùa Tây Phương và Chùa Hương, Chùa Thầy là mộttrong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Hà Nội Nếu như Chùa Láng gắn liền với giaiđoạn đầu của cuộc đời Từ Đạo Hạnh thì chùa Thầy lại chứng kiến quãng đời saucùng cho đến ngày thoát xác ngài

Thuở ban đầu chùa Thầy chỉ là một am nhỏ dưới chân núi Thầy Sau hàng trămphát triển, đến thế kỷ XVII, đã trở thành ngôi chùa đồ sộ với ba toà Tiền đường –Điện Phật – Điện Thánh xếp hình chữ Tam Nhà cầu nối liền 2 toà Tiền Đường –Điện Phật với nhau được các nhà nghiên cứu cho rằng: đó là một trong những biểuhiện của kiến trúc chữ “công” sớm nhất còn lại cho tới ngày nay ở Việt Nam Đặcbiệt cả ba toà chùa chính đồ sộ với rất nhiều kèo, cột, trụ… nhưng chỉ có tổng cộng

36 lỗ đục, các cây gỗ được xếp chồng khít lên nhau dạng chồng rường đấu củng vôcùng vững chắc không chỉ chứng tỏ sự khéo léo tuyệt vời của các nghệ nhân xưa màcòn gây bất ngờ thú vị cho đời sau Đầu thế kỷ 17, Dĩnh Quận Công cùng hoàng tộc

Trang 36

chăm lo việc trùng tu, xây dựng điện Phật, điện Thánh; sau đó là nhà hậu, nhà bia,gác chuông Theo thuyết phong thuỷ, chùa được xây dựng trên thế đất hình conrồng Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vàonúi Sài Sơn Chùa quay mặt về hướng Nam, trước chùa, nằm giữa Sài Sơn và LongĐẩu là một hồ rộng mang tên Long Chiểu hay Long Trì (ao Rồng) Sân chùa nhưhàm rồng, thuỷ đình như viên ngọc rồng ngậm Cây cầu Nguyệt Tiên Kiều và NhậtTiên Kiều như hai chiếc râu rồng.

Phần chính của chùa Thầy được xây dựng theo lối kiến trúc tiền Phật hậu Thánh,

vị Thánh được thờ ở đây là thiền sư Từ Đạo Hạnh một vị danh tăng nổi tiếng dướithời Lý, được coi là một trong những vị sư đi tu đầu tiên ở chùa Thầy, cũng nhớ cóngài mà người dân biết đến chùa Thầy nhiều hơn Lối kiến trúc Tiền Phật – HậuThánh không rõ được xây dựng từ thời nào Tuy nhiên, lối kiến trúc này có lẽ bắtnguồn từ thời Lý – Trần, Vì các vị Thánh được thờ đa phần là các nhà sư thời Lý –Trần, có nhiều uy vọng trong dân gian Chùa gồm ba toà song song với nhau gọi làchùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng Giữa chùa Hạ và chùa Trung có ống muốngnối với nhau, tạo thành thế hạ công thượng nhất Chùa Hạ là nhà tiền tế, bày cáctượng Đức Ông, Thánh hiền, Bát bộ Kim Cương Chùa Trung bày bàn thờ Phật, haibên có hai tượng Hộ pháp, tượng Thiên vương Chùa nằm ở vị trí cao nhất, tách biệthẳn so với chùa Hạ và chùa Trung, biển đề Đại Hùng Bảo điện, đồng thời là nhàthánh, để tượng Di Đà tam tôn, Thích Ca, tượng ba kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh,ban thờ Lý thần Tông còn có 1 đôi Phượng Hoàng gỗ, 2 tượng Phỗng thế kỷ 18 đờivua Lê Ý Tông Xung quanh chùa có hai dãy hành lang phía sau có lầu chuông, lầutrống

Đi dọc theo đường lên trên núi, sẽ đến chùa Cao, vốn là Hiển Thuỵ am – nơi tuhành đầu tiên của Thiền sư Từ Đạo Hạnh Lên núi cao, sẽ bắt gặp các hang độngnhỏ hang Bụt Mọc, hang Bò, hang Gió và ngôi chùa Một Mái (chùa Bối Am) ChùaMột Mái là một công trình kiến trúc nghệ thuật cực kỳ đặc sắc bởi ngôi chùa nằmtựa vào vách núi cao hiểm trở và chỉ có một mái che mà thôi Lên đến đỉnh núi, sẽ

Trang 37

nhìn thấy hang Cắc Cớ sâu hút hút với nhiều giai thoại bí ẩn được lưu truyền từ thời

xa xưa

Phía trước chùa là một sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu, trông như hàm của rồng.Trước kia có trồng hai cây gạo, nhưng hiện tại hai cây gạo đã chết, được thay bởicây đa Từ sân này có hai cầu là Nhật tiên kiều và Nguyệt tiên kiều nối sang hai bên,giống như hai râu rồng Hai cầu này do Phùng Khắc Khoan xây vào năm 1602 Mỗicây cầu gồm 5 gian, dưới dựng cột đá, trên là bộ khung nhà gỗ lợp ngói mũi hài.Nhật – Nguyệt tiên kiều là hai cây cầu có kiến trúc cầu cổ, được xây dựng theo lối

“ Thượng gia, hạ kiều” Cầu Nhật Tiên nối sang một hòn đảo nhỏ, trên đảo có đềnthờ Tam phủ Cầu Nguyệt Tiên nối vào đường lên núi Giữa ao Long Chiểu có thuỷđình được coi là viên ngọc giữa miệng rồng Đây cũng là nơi biểu diễn trò múa rốinước và Thiền sư Từ Đạo Hạnh được cho là ông tổ của hình thức biểu diễn dân giannày Ông được cho là người đã dạy những người dân Sài Sơn chơi, biểu diễn tròchơi dân gian này trong những ngày mùa rảnh rỗi

Chùa Thầy còn gắn với sự tích thiền Sư Từ Đạo Hạnh Tương truyền vua LýNhân Tông ( 1072 - 1128 ) tuổi cao mà chưa có con trai, em vua là Sùng Hầu(không rõ tên) cũng chưa có con trai Gặp nhà sư ở núi Thạch Thất (núi Sài Sơn)đến chơi, Hầu nói với Từ Đạo Hạnh về việc cầu tự Đạo Hạnh dặn: “Bao giờ phunhân sắp đến ngày sinh thì báo cho biết trước” Rồi Đạo Hạnh cầu khấn Sơn thần,

ba năm sau phu nhân Đỗ thị có mang và trở dạ mãi không sinh được Sùng Hiềnnhớ lại lời Từ Đạo Hạnh dặn khi trước, liền sai người đi báo Đạo Hạnh lập tức thay

áo, tắm rửa rồi vào hang trút xác mà qua đời Phu nhân sinh con trai, sau này lớn lênngôi vua năm 1128 là Lý Thần Tông, tục truyền đó là hậu thân của thiền sư Từ ĐạoHạnh Dân làng Thiên Phúc sau khi Từ Đạo Hạnh qua đời, cho là việc lạ, đem thihài ngài Đạo Hạnh làm cốt đắp thành pho tượng để thờ, lại sửa am Hương Hải vàviện Bồ Đà là nơi Từ Đạo Hạnh tu hành lúc trước thành chùa lớn, nay gọi là chùa

Cả, trông ra hồ Long Trì Trên đường đi lên chợ Trời ở đỉnh núi, lưng chừng là chùaCao, có hang Thánh Hóa là nơi Từ Đạo Hạnh trút xác, đầu thai Ở vách hang cònthấy những vết lõm ở vách đá Theo truyền thuyết đó là vết đầu, vết chân, vết tay

Trang 38

của ngài tựa vào lúc trút xác Thiền sư Từ Đạo Hạnh lúc nhỏ đã quyết tâm xuất giahọc đạo và đã sang Tây Thiên (Ấn Độ) cầu pháp Lúc học được pháp thuật, thiền sưtrở về núi Sài Sơn dựng gậy tích, ngày đêm tụng tập Khi lòng thiền mở rộng, bèn đikhắp bốn phương tham thiền vấn đạo Lúc ngộ được tâm ấn, thiền sư trở về giảngđạo dạy học, lên núi tìm cây thuốc hái về chữa bệnh giúp dân Ngoài ra, còn tổ chứcnhững trò chơi như đá cầu, đánh vật Đặc biệt nghề múa rối nước, người dân ở đâycòn coi ông là Tổ sư Hàng năm khi đến hội Thầy, để tưởng nhớ đến thiền sư, múarối nước thường diễn ra ở nhà Thủy Đình giữa hồ Long Trì Do được nhân dân cảmphục mến mộ, nên gọi ngài với sự kính trọng là Thầy, và những địa danh, sự kiệnliên quan đến thiền sư đều được gọi là Thầy Chùa Thiên Phúc, nơi ngài tu được gọi

là chùa Thầy; núi Sài Sơn, nơi ngài hóa gọi là núi Thầy; làng Thụy Khuê ở chân núiSài Sơn gọi là làng Thầy và hội nơi đây cũng gọi là hội Thầy

Chùa Thầy nằm bên dưới một dãy núi non xanh mướt, với một hồ nước tạothành từ một hệ thống đường nước từ núi rót vào, tạo nên cảnh quan hữu tình ChùaThầy còn nổi tiếng với lễ hội chùa Thầy được tổ chức từ ngày mùng 5 đến ngày 7tháng 3 âm lịch hàng năm, thu hút đông đảo du khách đến tham dự Tương truyền,ngày 7/3 năm 1116 là ngày Thiên sư Từ Đạo Hạnh viên tịch Để tưởng nhớ đến ông

và công lao của ông với vùng đất Sài Sơn, ngày 7/3 hàng năm người dân nơi đây tổchức lễ hội nhằm tưởng nhớ và tôn vinh ngài Chùa Thầy không chỉ là một ngôichùa có giá trị lịch sử và văn hóa, mà còn mang lại cảm giác bình yên và thanh tịnhvới cảnh sắc non nước hùng vĩ, trữ tình lại vô cùng uy nghiêm cho những ai tới đây

tu tập, tìm hiểu về văn hóa Phật giáo của Việt Nam

Hình ảnh thuỷ đình chùa Thầy đã được Công ty Cổ phần Tuần Châu Hà Nộiphục dựng đưa vào vở diễn Tinh hoa Bắc Bộ nhằm thể hiện sự liên kết của vở diễntới chùa Thầy, núi Thầy và Thiền sư Từ Đạo Hạnh, cũng là thể hiện sự tôn trọngcủa Công ty Cổ phần Tuần Châu Hà Nội tới Thiền sư từ đạo Hạnh, vị Thánh đượcnhân dân Sài Sơn thờ phụng Trong vở diễn Tinh hoa Bắc Bộ, thuỷ đình đứng ở

giữa khu thực cảnh, đóng vai trò quan trọng trong phần: Cõi Phật và Ngày hội.

Thuỷ đình vừa là nơi biểu diễn 2 cảnh rối nước cũng là phần sân khấu chính được

Trang 39

các diễn viên vây quanh biểu diễn Ngoài ra, trong vở diễn Tinh hoa Bắc Bộ còn sửdụng hình ảnh núi Thầy làm phông nền cho cả vở diễn Khu vực biểu diễn vở diễnTinh hoa Bắc Bộ cũng được cho là nhìn về phía chùa Thầy, quay mặt về núi Thầy.

1.2.3 Khu vực Công ty Tuần Châu

1.2.3.1 Khu vực khu du lịch sinh thái Tuần Châu

Nằm tại xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cách trung tâm thủ đô chừng10km, ngay kề bên đại lộ cao tốc Láng Hoà Lạc, hạt nhân của Dự án Khu đô thịsinh thái Tuần Châu Ecopark chính là Dự án Baaraland, trung tâm vui chơi giải trí,nghỉ dưỡng, thuộc vào loại hiện đại nhất miền Bắc bao gồm: Bãi biển nhân tạo,công viên nước; Câu lạc bộ biểu diễn cá heo, sư tử biển; Sân khấu biểu diễn thựccảnh, Khu lưu trú ở Baara Land: Khách sạn La Paz và tổ hợp nhà hàng ăn uống.Khu du lịch quốc tế Công ty Cổ phần Tuần Châu – Baaraland do Công ty cổ phầnCông ty Tuần Châu, thành viên của Tập đoàn Tuần Châu, làm chủ đầu tư Dự ánđược mệnh danh là “tiểu Tuần Châu giữa lòng Hà Nội”, triển khai trên phần diệntích khoảng 250ha với nhiều hạng mục, đã được quy hoạch trở thành khu đô thị sinhthái hiện đại với đầy đủ tiện ích như thành phố thu nhỏ

Một trong những lý do khiến khu du lịch này nổi tiếng là việc có bãi biển nhântạo đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam Bãi biển nhân tạo được đầu tư công phu, tỉ mỉvới bãi cát thật, được Công ty Cổ phần Tuần Châu Hà Nội mang từ Nha Trang ra vànước mặn, có tổng diện tích 5000m², chiều cao cột sóng 1,5m, bãi cát dài hơn 200mmang đến trải nghiệm chân thật nhất cho du khách khi được trải nghiệm cảm giáctắm biển ngay tại Thủ đô Bên cạnh bãi biển nhân tạo này, trung tâm vui chơi giảitrí còn có dòng sông lười, hệ thống máng trượt cao cấp, với nhiều hình thức đa dạng

sẽ mang lại cảm giác thú vị cho du khách Tại đây còn trang bị các trò chơi hiện đại,đầy hấp dẫn, đem lại cảm giác hưng phấn cho người chơi như Vòng xoáy Tornado,cầu trượt xoắn đôi, cầu trượt cảm giác mạnh hoặc đối với trẻ em thì sẽ có khu vuichơi dưới nước riêng như đảo phiêu lưu, dòng sông lười, Đây đều là các trò chơithu hút sự quan tâm của người dân, đặc biệt là giới trẻ

Trang 40

Không thể không nhắc đến trong khu du lịch sinh thái Tuần Châu Hà Nội chính

là khu vực biểu diễn thực cảnh Đây chính là nơi biểu diễn vở diễn Tinh hoa Bắc Bộ,với diện tích sân khấu lên đến 4.300 m² , hơn 2000 chỗ ngồi được chia thành 3 hạngvé: Vé bạch kim được ngồi ở nhà có mái che, nơi có vị trí cao nhất, đẹp nhất, có thểquan sát toàn cảnh của vở diễn Vé vàng ngồi ở vị trí chính giữa tuy không có máiche nhưng lại có vị trí quan sát tốt Vé bạc được sắp xếp ở hai bên của vé vàng, tuykhông đẹp bằng hai vị trí còn lại nhưng cũng không ảnh hưởng đến việc khán giảthưởng thức buổi biểu diễn Bao bọc xung quanh sân khấu biểu diễn là các rặng tre,con đường nhỏ làm nhớ về những con đường, làng quê Bắc Bộ xưa Ngoài khu vựcsoát vẻ của vở diễn là khu chợ quê Ở đây bán những món ăn mang đậm văn hóalàng quê Bắc Bộ: Khoai lang, ngô, bánh cuốn, bánh đúc, Ngoài ra còn có các món

ăn khác như: Bánh xèo, hoa quả,… nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng Ngaygần khu vực chợ quê chính là Câu lạc bộ biểu diễn cá heo, sư tử biển Nơi đây cónhững chú sư tử biển và cá heo biểu diễn xiếc phục vụ trẻ em và gia đình

Ngoài ra, dự án Baaraland còn có Khu lưu trú ở Baara Land: Khách sạn La Paz

và tổ hợp nhà hàng ăn uống Khách sạn Tuần Châu Hà Nội bao gồm 9 căn biệt thựvới tổng cộng 84 phòng Mỗi căn biệt thự đều mang đến cho khách hàng không gianthoải mái, tiện nghi nhưng vẫn toát lên vẻ sang trọng và đẳng cấp Đây là khu vựccung cấp cho khách hàng có nhu cầu lưu trú, nghỉ dưỡng tại khu du lịch sinh tháiTuần Châu Hà Nội, gồm các phòng khách sạn có giá dao động từ 840.000 đồng đến1.750.000 đồng một đêm, tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng của khách hàng.Ngoài ra, nơi đây còn có tổ hợp nhà hàng ăn uống, có thể tổ chức sự kiện, đámcưới,…

Dựa theo di tích lịch sử và truyền thuyết về Núi Thầy và Chùa Thầy, Công ty

Cổ phần Tuần Châu Hà Nội đã xây dựng một khu du lịch sinh thái, vui chơi giải trínhằm giới thiệu với bạn bè quốc tế về những nét văn hóa, du lịch bản địa của vùngđất Bắc Bộ, đặc biệt là di tích văn hóa, lịch sử Chùa Thầy và tiềm năng của khu ditích này Công ty Cổ phần Tuần Châu Hà Nội đã nhiều các chuyên gia trên thế giới,trong đó bao gồm các chuyên gia Nhật, Úc và Hoa Kỳ để thiết kế, quy hoạch đồng

Ngày đăng: 20/10/2024, 07:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Các phân cảnh nhỏ trong vở diễn THBB - Khai thác và phát huy giá trị văn hoá truyền thống trong xã hội Đương Đại (nghiên cứu trường hợp vở diễn tinh hoa bắc bộ)
Bảng 2.1 Các phân cảnh nhỏ trong vở diễn THBB (Trang 50)
Hình ảnh nhà chứa đạo cụ vở THBB Nguồn: Tác giả chụp 24/12/2022. - Khai thác và phát huy giá trị văn hoá truyền thống trong xã hội Đương Đại (nghiên cứu trường hợp vở diễn tinh hoa bắc bộ)
nh ảnh nhà chứa đạo cụ vở THBB Nguồn: Tác giả chụp 24/12/2022 (Trang 120)
Hình ảnh xuất ăn dành cho hạng Bạch kim khi xem vở diễn thực cảnh THBB - Khai thác và phát huy giá trị văn hoá truyền thống trong xã hội Đương Đại (nghiên cứu trường hợp vở diễn tinh hoa bắc bộ)
nh ảnh xuất ăn dành cho hạng Bạch kim khi xem vở diễn thực cảnh THBB (Trang 121)
Hình ảnh gian hàng nước trong khu thực cảnh Nguồn: Tác giả chụp 23/06/2023. - Khai thác và phát huy giá trị văn hoá truyền thống trong xã hội Đương Đại (nghiên cứu trường hợp vở diễn tinh hoa bắc bộ)
nh ảnh gian hàng nước trong khu thực cảnh Nguồn: Tác giả chụp 23/06/2023 (Trang 121)
Hình ảnh các gánh đó - Khai thác và phát huy giá trị văn hoá truyền thống trong xã hội Đương Đại (nghiên cứu trường hợp vở diễn tinh hoa bắc bộ)
nh ảnh các gánh đó (Trang 124)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w