1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tự chăm sóc sức khỏe Ở phụ nữ tuổi trung niên tiếp cận công tác xã hội nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội và tỉnh quảng ninh

217 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tự chăm sóc sức khỏe ở phụ nữ tuổi trung niên: Tiếp cận công tác xã hội
Tác giả Lương Bích Thủy
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Công tác xã hội
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 217
Dung lượng 2,92 MB

Nội dung

Tự chăm sóc sức khỏe Ở phụ nữ tuổi trung niên tiếp cận công tác xã hội nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội và tỉnh quảng ninh

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Lương Bích Thủy

TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE Ở PHỤ NỮ TUỔI TRUNG NIÊN:

TIẾP CẬN CÔNG TÁC XÃ HỘI

(Nghiên cứu trường hợp Thành phố Hà Nội và tỉnh Quảng Ninh)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Hà Nội - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Lương Bích Thủy

TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE Ở PHỤ NỮ TUỔI TRUNG NIÊN:

TIẾP CẬN CÔNG TÁC XÃ HỘI

(Nghiên cứu trường hợp Thành phố Hà Nội và tỉnh Quảng Ninh)

Chuyên ngành: Công tác xã hội

Mã số: 9760101.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà

Hà Nội - 2022

Trang 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Lương Bích Thủy

TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE Ở PHỤ NỮ TUỔI TRUNG NIÊN:

TIẾP CẬN CÔNG TÁC XÃ HỘI

(Nghiên cứu trường hợp Thành phố Hà Nội và tỉnh Quảng Ninh)

Chuyên ngành: Công tác xã hội

Mã số: 9760101.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà

XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ

CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN

Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch hội đồng đánh giá

Luận án Tiến sĩ

PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà GS.TS Hoàng Bá Thịnh

Hà Nội - 2022

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng

dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà Kết quả nghiên cứu và dữ liệu trong luận án

là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ luận văn, luận án nào Các tài liệu

tham khảo có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ

Tác giả luận án

Lương Bích Thuỷ

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà

đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và làm luận án Nhờ có sự chỉ bảo tận tình của Cô mà tôi đã hoàn thành được luận án tiến sĩ của mình

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể giảng viên, các thầy cô giáo và đồng nghiệp trong Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng như các thầy cô giáo ngoài Khoa đã hỗ trợ, động viên tôi trong quá trình hoàn thiện luận án

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Tổ chức cán bộ, Công đoàn Trường, Phòng Đào tạo, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể thực hiện luận án của mình

Những lời cảm ơn chân thành xin được gửi tới các bác, các cô, các chị là những người phụ nữ tuổi trung niên đã tham gia vào nghiên cứu này, tạo điều kiện giúp tôi trong quá trình triển khai khảo sát đề tài

Những lời tri ân sâu sắc tôi muốn gửi tới gia đình, người thân, bạn bè, những người đã luôn động viên, hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2022

Lương Bích Thuỷ

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT 4

DANH MỤC CÁC BẢNG 5

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ 7

MỞ ĐẦU 8

1 Lý do chọn đề tài 8

2 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 10

3 Đối tượng nghiên cứu 10

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 11

5 Khách thể và phạm vi nghiên cứu 11

6 Câu hỏi nghiên cứu 12

7 Giả thuyết nghiên cứu 12

8 Khung phân tích 13

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 14

1.1 Những nghiên cứu về các hoạt động tự chăm sóc sức khỏe 14

1.1.1 Những nghiên cứu về hoạt động tự chăm sóc sức khoẻ thể chất 14

1.1.2 Những nghiên cứu về hoạt động tự chăm sóc sức khoẻ tinh thần

và xã hội 21

1.1.3 Những nghiên cứu về hoạt động tìm hiểu thông tin và sử dụng

các dịch vụ hỗ trợ tự chăm sóc sức khỏe 24

1.2 Những nghiên cứu về rào cản đối với hoạt động tự chăm sóc sức khoẻ 26

1.3 Những nghiên cứu về nguồn lực đối với hoạt động tự chăm sóc sức khoẻ 29

1.4 Những nghiên cứu về hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ chăm sóc

sức khỏe ban đầu 31

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN, PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 38

2.1 Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu 38

2.1.1 Khái niệm “Sức khỏe” 38

2.1.2 Khái niệm “Chăm sóc sức khỏe” và “chăm sóc sức khỏe ban đầu” 39

Trang 7

2.1.3 Khái niệm “Tự chăm sóc” và “tự chăm sóc sức khỏe” 40

2.1.4 Khái niệm “Phụ nữ”, “Phụ nữ tuổi trung niên” và “Tự chăm sóc

sức khoẻ ở phụ nữ tuổi trung niên” 44

2.1.5 Khái niệm “Nhân viên Công tác xã hội” (Social worker),

“Nhân viên công tác xã hội y tế công cộng” (Public health social worker) 48

2.1.6 Khái niệm “Dịch vụ công tác xã hội” 50

2.1.7 Khái niệm “Tiếp cận Công tác xã hội” 51

2.2 Những lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu tự chăm sóc sức khoẻ ở phụ nữ tuổi trung niên 53

2.2.1 Mô hình niềm tin sức khỏe 53

2.2.2 Lý thuyết hệ thống sinh thái của Bronfenbrenner 57

2.3 Quan điểm về chăm sóc sức khoẻ trên thế giới 62

2.4 Quan điểm của Đảng và nhà nước trong chăm sóc sức khoẻ toàn dân,

sức khoẻ phụ nữ, sức khoẻ phụ nữ tuổi trung niên và chính sách về Công tác

xã hội trong y tế 65

2.4.1 Quan điểm của Đảng và nhà nước trong chăm sóc sức khoẻ toàn dân 65

2.4.2 Các chương trình, chính sách chăm sóc sức khoẻ phụ nữ 71

2.4.3 Các chính sách về Công tác xã hội trong y tế 72

2.5 Phương pháp nghiên cứu 74

2.5.1 Phương pháp luận nghiên cứu 74

2.5.2 Phương pháp thu thập thông tin 75

2.6 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 83

2.6.1 Một số đặc điểm tự nhiên - xã hội thành phố Hà Nội 83

2.6.2 Một số đặc điểm tự nhiên - xã hội tỉnh Quảng Ninh 84

Chương 3 THỰC TRẠNG TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA PHỤ NỮ TUỔI TRUNG NIÊN TẠI HÀ NỘI VÀ QUẢNG NINH 88

3.1 Khái quát chung về tình trạng sức khỏe và nhận thức về tự chăm sóc

sức khỏe của phụ nữ tuổi trung niên 88

3.1.1 Khái quát chung về tình trạng sức khoẻ của phụ nữ tuổi trung niên 88

3.1.2 Nhận thức của phụ nữ tuổi trung niên về tự chăm sóc sức khoẻ 90

3.2 Hoạt động tự chăm sóc sức khoẻ thể chất của phụ nữ tuổi trung niên 92

3.2.1 Các hoạt động chăm sóc dinh dưỡng và luyện tập thể chất 92

Trang 8

3.2.2 Hoạt động tự kiểm soát các chỉ số sức khỏe thông thường 97

3.2.3 Nhận biết dấu hiệu bệnh và cách thức xử lý khi bị đau ốm 104

3.3 Hoạt động tự chăm sóc sức khoẻ tinh thần và xã hội của phụ nữ

tuổi trung niên 110

3.3.1 Các hoạt động thực hành tự chăm sóc sức khoẻ tinh thần 110

3.3.2 Cách thức xử lý của phụ nữ trung niên khi có vấn đề sức khoẻ

tinh thần 117

3.3.3 Các hoạt động tự chăm sóc sức khoẻ xã hội của phụ nữ

tuổi trung niên 118

Chương 4 NHỮNG RÀO CẢN, NGUỒN LỰC VÀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC

XÃ HỘI HỖ TRỢ PHỤ NỮ TUỔI TRUNG NIÊN TỰ CHĂM SÓC

SỨC KHỎE 125

4.1 Những rào cản tác động đến hoạt động tự chăm sóc sức khỏe của phụ nữ

tuổi trung niên 125

4.1.1 Đánh giá của phụ nữ tuổi trung niên về các rào cản trong tự chăm sóc sức khoẻ 125

4.1.2 So sánh rào cản giữa các nhóm phụ nữ tuổi trung niên 133

4.1.3 Mối liên hệ giữa các rào cản và các hoạt động tự chăm sóc sức khoẻ

của phụ nữ tuổi trung niên 138

4.2 Những nguồn lực hỗ trợ phụ nữ tuổi trung niên tự chăm sóc sức khỏe 145

4.2.1 Đánh giá của phụ nữ tuổi trung niên về các nguồn lực hỗ trợ trong

tự chăm sóc sức khoẻ 145

4.2.2 So sánh nguồn lực hỗ trợ tự chăm sóc sức khoẻ giữa các nhóm phụ nữ tuổi trung niên 153

4.2.3 Mối liên hệ nguồn lực với các hoạt động tự chăm sóc sức khoẻ của

phụ nữ trung niên 156

4.3 Dịch vụ Công tác xã hội hỗ trợ phụ nữ tuổi trung niên tự chăm sóc sức khỏe 160

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 165

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 173

TÀI LIỆU THAM KHẢO 174

PHỤ LỤC 200

Trang 9

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

NVCTXH Nhân viên công tác xã hội

PNTTN Phụ nữ tuổi trung niên

WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Đặc điểm mẫu khách thể nghiên cứu 78

Bảng 2.2 Nội hàm thang đo MSCS 80

Bảng 3.1 Tình trạng bệnh lý của phụ nữ trung niên 89

Bảng 3.2 Nhận thức của phụ nữ tuổi trung niên về tầm quan trọng của tự

chăm sóc sức khoẻ 91

Bảng 3.3 Các hoạt động thực hành chăm sóc dinh dưỡng và luyện tập thể chất

của phụ nữ tuổi trung niên 93

Bảng 3.4 Các hoạt động chăm sóc dinh dưỡng và luyện tập thể chất xét theo

đặc điểm nhân khẩu 95

Bảng 3.5 Mức độ thực hiện các biện pháp tự kiểm soát chỉ số sức khoẻ thể chất

của phụ nữ tuổi trung niên 97

Bảng 3.6 Mức độ thực hiện các biện pháp để tự kiểm soát sức khỏe thể chất

của phụ nữ trung niên xét theo khu vực và nhóm tuổi 98

Bảng 3.7 Mức độ thăm khám sức khoẻ định kỳ của phụ nữ tuổi trung niên xét

theo nghề nghiệp 101

Bảng 3.8 Cách thức phụ nữ tuổi trung niên xử lý khi đau ốm 106

Bảng 3.9 So sánh cách thức xử lý của phụ nữ tuổi trung niên ở thành thị và

nông thôn khi có vấn đề sức khoẻ thể chất 109

Bảng 3.10 Các hoạt động thực hành tự chăm sóc sức khỏe tinh thần của phụ nữ tuổi trung niên 111

Bảng 3.11 So sánh các hoạt động chăm sóc sức khoẻ tinh thần ở các nhóm

phụ nữ tuổi trung niên 115

Bảng 3.12 Cách thức phụ nữ trung niên xử lý khi có vấn đề sức khoẻ tinh thần 117 Bảng 3.13 Các hoạt động tự chăm sóc trong các mối quan hệ hỗ trợ của phụ nữ tuổi trung niên 119

Bảng 3.14 Mối liên hệ giữa hoạt động tự chăm sóc sức khoẻ xã hội với đặc điểm nhân khẩu của phụ nữ tuổi trung niên 121

Bảng 4.1 Đánh giá của phụ nữ tuổi trung niên về các rào cản từ bản thân

đối với hoạt động tự chăm sóc sức khoẻ 125

Trang 11

Bảng 4.2 Tương quan giữa các yếu tố rào cản nhận thức và đánh giá của phụ nữ

tuổi trung niên về tầm quan trọng của tự chăm sóc sức khoẻ 127

Bảng 4.3 Đánh giá của phụ nữ tuổi trung niên về các rào cản về điều kiện

kinh tế, thời gian, gia đình đối với hoạt động tự chăm sóc sức khoẻ 128

Bảng 4.4 Đánh giá của phụ nữ tuổi trung niên về các rào cản về dịch vụ,

văn hoá, thông tin đối với hoạt động tự chăm sóc sức khoẻ 131

Bảng 4.5 So sánh các nhóm rào cản giữa các nhóm phụ nữ tuổi trung niên 133

Bảng 4.6 Tương quan giữa các nhóm rào cản và các hoạt động tự chăm sóc

sức khoẻ của phụ nữ tuổi trung niên 138

Bảng 4.7 Mô hình hồi quy dự báo ảnh hưởng của các rào cản đến hoạt động

tự chăm sóc sức khoẻ của phụ nữ tuổi trung niên 139

Bảng 4.8 Mối quan hệ giữa các nhóm rào cản và cách thức xử lý khi đau ốm

về thể chất của phụ nữ tuổi trung niên 142

Bảng 4.9 Mối quan hệ giữa các nhóm rào cản và cách thức xử lý khi có vấn đề

sức khoẻ tinh thần của phụ nữ tuổi trung niên 144

Bảng 4.10 Đánh giá của phụ nữ tuổi trung niên về các nguồn lực vi mô đối với hoạt động tự chăm sóc sức khoẻ 146

Bảng 4.11 Đánh giá của phụ nữ tuổi trung niên về các nguồn lực trung mô

và ngoại vi đến hoạt động tự chăm sóc sức khoẻ 148

Bảng 4.12 Những nguồn thông tin về các dịch vụ hỗ trợ tâm lý – xã hội cho

phụ nữ tuổi trung niên được biết đến 150

Bảng 4.13 Đánh giá của phụ nữ tuổi trung niên về các nguồn lực vĩ mô và

thời đại đến hoạt động tự chăm sóc sức khoẻ 151

Bảng 4.14 So sánh nguồn lực hỗ trợ giữa các nhóm phụ nữ tuổi trung niên 153

Bảng 4.15 Tương quan giữa các nhóm nguồn lực với các nhóm hoạt động

tự chăm sóc sức khoẻ của phụ nữ tuổi trung niên 156

Bảng 4.16 Mô hình hồi quy dự báo ảnh hưởng của các nguồn lực đến hoạt động

tự chăm sóc sức khoẻ của phụ nữ tuổi trung niên 157

Trang 12

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Biểu đồ 3.1 Phụ nữ trung niên tự đánh giá tình trạng sức khoẻ bản thân 88

Biểu đồ 3.2 Tần suất khám sức khỏe tổng thể định kỳ của phụ nữ

tuổi trung niên 100

Biểu đồ 3.3 Cách thức phụ nữ trung niên tự nhận biết các dấu hiệu bệnh 104

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh hiện nay, con người đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức liên quan đến môi trường, an ninh, dịch bệnh Những áp lực này khiến chúng ta ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề sức khỏe Sự khỏe mạnh về thể chất và tinh thần giúp mỗi người đương đầu tốt hơn với các vấn đề đặt ra trong cuộc sống, đồng thời giúp con người có cuộc sống cân bằng và hạnh phúc hơn Trên thực tế, vấn đề nâng cao sức khỏe không chỉ là mục tiêu của mỗi cá nhân mà còn là chiến lược trọng tâm trong sự phát triển của mỗi quốc gia Quan điểm của Đảng và Nhà nước

đã nêu rõ, sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi người dân và của cả xã hội, là mục tiêu

và cũng là nhân tố quyết định để đạt được sự phát triển bền vững ở Việt Nam Hiện nay, cùng với việc đẩy mạnh nâng cao chất lượng y tế trong chăm sóc sức khỏe toàn dân, CTXH với chức năng phòng ngừa, hướng đến thúc đẩy và hỗ trợ

cá nhân, gia đình và cộng đồng trong việc các hoạt động TCSSK chủ động Điều này có vai trò rất quan trọng trong việc giảm chi phí điều trị, giảm tình trạng quá tải

ở các bệnh viện, qua đó giúp cho mỗi cá nhân có một sức khỏe tốt hơn, phòng tránh được nhiều bệnh tật Theo Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] “tự chăm sóc sức khỏe là khả năng của cá nhân, gia đình và cộng đồng để thúc đẩy sức khoẻ, phòng bệnh và duy trì sức khoẻ và để đối phó với bệnh tật và khuyết tật có hoặc không có sự hỗ trợ của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ” [WHO, 2013].Ở nước ta hiện nay, đa phần các mô hình trong bệnh viện hướng đến hỗ trợ bệnh nhân đang điều trị và phục hồi hơn là phòng ngừa Mảng thực hành CTXH y tế tại cộng đồng còn hạn chế Để thực hiện phòng ngừa tốt trong CSSK, NVCTXH cần quan tâm đến kinh nghiệm, năng lực TCSSK của mỗi cá nhân; cũng như hiểu về những yếu tố tác động đến TCSSK của họ, để hướng đến nâng cao chất lượng sức khoẻ, phòng tránh bệnh tật, giúp người dân có được chất lượng cuộc sống tốt hơn

Trong tiến trình phát triển của mỗi cá nhân, ở giai đoạn tuổi trung niên con người trải qua những sự kiện quan trọng liên quan đến những thay về sinh học và xã hội Đặc biệt với nhóm PNTTN, họ phải trải qua thời kỳ mãn kinh – một giai đoạn

Trang 14

với nhiều thách thức liên quan đến các vấn đề sức khoẻ thể chất, tinh thần và xã hội

Từ tiếp cận của CTXH, PNTTN là nhóm dân cư dễ bị tổn thương về sức khoẻ; họ

có xu hướng phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe và nguy cơ cao mắc các bệnh mãn tính không lây như loãng xương, ung thư và các bệnh khác, đặc biệt là sau 50 tuổi [Arpanantikul, 2004; Trương Thị Khánh Hà, 2013]; Tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm quanh tuổi mãn kinh ở Việt Nam là 38% theo khảo sát từ Bệnh viện Từ Dũ [Lê Thị Thu Hà, 2018] Tuy nhiên, TCSSK tốt có thể giúp PNTTN phòng ngừa, phát hiện sớm, điều trị và phục hồi tốt hơn nếu mắc bệnh; đồng thời cũng phòng ngừa được nhiều bệnh tật khi bước sang tuổi cao niên Tự chăm sóc cũng có liên hệ với sự cải thiện về thể chất, tâm lý và hạnh phúc xã hội của họ

Quan điểm tiếp cận của CTXH hướng đến chức năng phòng ngừa Vì vậy, việc nghiên cứu về tự chăm sóc của PNTTN là cần thiết để hướng đến hỗ trợ họ tự chăm sóc tốt hơn, nhằm mục đích phòng tránh bệnh tật, tăng cường sức khoẻ và tăng cảm nhận hạnh phúc cho mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng Quan điểm tiếp cận của CTXH cũng nhìn nhận con người trong yếu tố môi trường Do đó, các hoạt động TCSSK của mỗi người không chỉ được quyết định bởi chính cá nhân đó, mà

nó còn chịu tác động từ những yếu tố môi trường xã hội khác nhau như: các mối quan hệ xã hội, thời đại, văn hoá, điều kiện kinh tế - xã hội

Hiện nay, ở nước ta Hà Nội và Quảng Ninh là hai trong số những tỉnh/thành

có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, địa bàn đa dạng từ nông thôn đến đô thị, với các đặc điểm văn hoá xã hội phong phú Đồng thời hai tỉnh/thành này có dịch vụ CTXH phát triển mạnh với đa dạng dịch vụ cho các nhóm đối tượng khác nhau Nếu như ở Hà Nội các dịch vụ CTXH trong bệnh viện đã tương đối đầy đủ, thì thế mạnh ở Quảng Ninh lại là hệ thống dịch vụ CTXH các cấp từ tỉnh đến thành phố/thị xã/huyện Có thể nhận thấy rằng CTXH trong hỗ trợ TCSSK có thể là một tiềm năng phát triển ở hai địa bàn này Tuy nhiên trong hiện tại, những dịch vụ CTXH cụ thể hỗ trợ các cá nhân trong việc TCSSK chủ động vẫn còn rất ít ỏi

Trên thế giới và ở Việt Nam các nghiên cứu về tự chăm sóc đã có nhiều Tuy nhiên, những nghiên cứu về TCSSK của nhóm PNTTN còn khá khiêm tốn, đặc biệt

Trang 15

những nghiên cứu từ góc độ CTXH với cách tiếp cận xem xét hành vi TCSSK đặt trong môi trường xã hội

Từ những lý do trên, tôi lựa chọn vấn đề: “Tự chăm sóc sức khỏe ở phụ nữ

tuổi trung niên: tiếp cận Công tác xã hội” (Nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nội và tỉnh Quảng Ninh) làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình Nghiên cứu

nhằm mục đích làm rõ thực trạng TCSSK của PNTTN, đánh giá tác động của những rào cản cũng như nguồn lực hỗ trợ họ trong việc TCSSK Từ đó đưa ra những khuyến nghị dưới góc độ thực hành CTXH, nhằm góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động TCSSK ở PNTTN trong bối cảnh Việt Nam.

2 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

2.1 Ý nghĩa lý luận

Nghiên cứu TCSSK ở PNTTN cung cấp thêm cơ sở khoa học và thực tiễn cho một số lĩnh vực như Công tác xã hội, Tâm lý học, Xã hội học, Y tế công cộng Nghiên cứu đã hệ thống các tài liệu về TCSSK, xây dựng hệ thống khái niệm: TCSSK, PNTTN, TCSSK ở PNTTN Nghiên cứu cũng cung cấp thêm thông tin dựa trên bằng chứng khoa học về thực trạng TCSSK của PNTTN, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động này và đặc biệt là thông tin về hệ thống dịch vụ CTXH hỗ trợ CSSK hiện nay, phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và thực hành

2.2 Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu góp phần đưa ra những định hướng xây dựng dịch vụ công tác xã hội y tế cho PNTTN dựa trên nguyên tắc trao quyền và phát huy điểm mạnh (nội lực và ngoại lực), trong đó nhấn mạnh đến chức năng phòng ngừa để hạn chế những rủi ro trong chăm sóc sức khỏe

Kết quả nghiên cứu cũng giúp cho các thành viên trong nhóm hỗ trợ liên ngành hiểu hơn về những đặc điểm tâm lý – xã hội của nhóm phụ nữ trung niên, từ

đó có những can thiệp phù hợp hơn dành cho họ

Kết quả nghiên cứu cũng góp phần biện hộ cho chương trình giáo dục ý thức chăm sóc sức khỏe sớm dựa vào cộng đồng, các chính sách thúc đẩy hiệu quả của công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và công tác xã hội trong y tế cộng đồng

Trang 16

3 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động tự chăm sóc sức khỏe ở phụ nữ tuổi trung niên: tiếp cận CTXH

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu nhằm mục đích làm rõ thực trạng tự chăm sóc sức khỏe, cũng như đánh giá sự tác động của những rào cản, nguồn lực và dịch vụ CTXH đối với hoạt động TCSSK của PNTTN Từ đó nghiên cứu đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực TCSSK của PNTTN; Đồng thời tăng cường vai trò của các nguồn lực, dịch vụ CTXH trong việc hỗ trợ PNTTN tự CSSK bản thân

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

(1) Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho nghiên cứu về TCSSK của PNTTN (2) Phân tích thực trạng TCSSK của PNTTN theo ba khía cạnh chính về TCSSK thể chất, tinh thần và xã hội

(3) Đánh giá các yếu tố rào cản đối với hoạt động TCSSK của PNTTN

(4) Đánh giá các nguồn lực hỗ trợ đối với hoạt động TCSSK của PNTTN (5) Đánh giá các dịch vụ CTXH hiện có trong hỗ trợ PNTTN TCSSK

(6) Đưa ra một số khuyến nghị nâng cao hiệu quả TCSSK cho PNTTN từ góc

độ CTXH

5 Khách thể và phạm vi nghiên cứu

5.1 Khách thể nghiên cứu

Nghiên cứu thực hiện trên các nhóm khách thể sau đây:

- PNTTN sống tại cộng đồng: Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn bảng hỏi (512 người) và phỏng vấn sâu (18 người) nhằm tìm hiểu về nhận thức và hành vi TCSSK của họ; những rào cản và nguồn lực hỗ trợ họ trong việc tự CSSK

- Gia đình của PNTTN với phương pháp phỏng vấn sâu 06 người gồm có chồng, con hiện đang sống cùng hoặc không sống cùng phụ nữ trung niên, nhằm tìm hiểu sự hỗ trợ của gia đình trong quá trình họ thực hành TCSSK

- Nhóm hỗ trợ liên ngành: phỏng vấn sâu 02 NVCTXH, 02 nhân viên y tế thôn bản hoặc tổ dân phố và 02 cán bộ đoàn thể địa phương (Hội phụ nữ thôn/phường), với nội dung tìm hiểu về những hoạt động hỗ trợ, nguồn lực tại địa phương dành cho PNTTN trong CSSK

Trang 17

5.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2017 đến năm 2021

- Phạm vi không gian: Thành phố Hà Nội và Tỉnh Quảng Ninh

- Phạm vi nội dung:

 Nghiên cứu tìm hiểu về thực trạng TCSSK của nhóm PNTTN Trong đó tập trung vào những hành vi tự chăm sóc về thể chất, tinh thần, xã hội; những rào cản tác động đến hiệu quả tự chăm sóc sức khoẻ của họ; những nguồn lực và dịch vụ CTXH hiện có hỗ trợ PNTTN TCSSK

 Nghiên cứu chỉ tập trung vào TCSSK ở cấp độ cá nhân trong giai đoạn phòng ngừa

6 Câu hỏi nghiên cứu

(1) Thực trạng TCSSK ở PNTTN hiện nay như thế nào?

(2) Những yếu tố rào cản nào tác động đến hoạt động TCSSK của PNTTN? (3) Những nguồn lực hỗ trợ PNTTN TCSSK hiện nay ra sao?

(4) Các dịch vụ CTXH hiện có trong hỗ trợ PNTTN TCSSK như thế nào?

7 Giả thuyết nghiên cứu

(1) PNTTN thực hành TCSSK ở đầy đủ các khía cạnh sức khoẻ thể chất, tinh thần, xã hội Tuy nhiên mức độ thực hiện không đồng đều ở các nhóm PNTTN khác nhau, tuỳ theo đặc điểm nhân khẩu xã hội

(2) Những rào cản PNTTN trong việc tự CSSK bao gồm: thiếu thời gian, thiếu tài chính, thiếu kiến thức khoa học về tự CSSK, thiếu sự hỗ trợ khi cần thiết

(3) Những nguồn lực tham gia hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động tự CSSK của PNTTN là gia đình, bạn bè và một số nguồn lực khác như: các dịch vụ chăm sóc y tế; các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức và kỹ năng về tự CSSK; hệ thống chính sách y tế

(4) Có sự xuất hiện của các dịch vụ Công tác xã hội tham gia trong công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Tuy nhiên, vai trò của CTXH trong hỗ trợ PNTTN CSSK còn chưa rõ rệt

Trang 18

8 Khung phân tích

RC dịch vụ, văn hoá, thông tin

RC từ bản thân phụ

nữ TTN

RC điều kiện kinh tế, thời gian, gia đình

Nguồn lực

vĩ mô và thời đại

Nguồn lực trung mô và ngoại vi

Nguồn lực

vi mô

Dịch vụ Công tác

xã hội

Hoạt động tự chăm sóc sức khoẻ của phụ nữ tuổi trung niên

TCS Sức khoẻ thể chất:

- Chăm sóc dinh dưỡng

- Luyện tập thể chất

- Kiểm soát các chỉ số sức khoẻ thông thường

- Nhận biết dấu hiệu bệnh và xử lý khi đau ốm

TCS Sức khoẻ tinh thần và xã hội:

- Các hoạt động thực hành chăm sóc tinh thần (Nhận thức tâm trí; Tự thấu cảm và nhân ái; Thư giãn tâm trí)

- Cách thức xử lý khi có vấn đề sức khoẻ tinh thần

- Các hoạt động TCS sức khẻ xã hội (chăm sóc các mối quan hệ; duy trì môi trường sống cân bằng)

Trang 19

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Trên thế giới và ở Việt Nam, chủ đề về CSSK và TCSSK đã và đang được nhiều học giả từ các lĩnh vực y tế công cộng, tâm lý học, khoa học hành vi, công tác

xã hội, xã hội học…quan tâm nghiên cứu Không chỉ giới hạn ở nhóm bệnh nhân mạn tính và người cao tuổi như những nghiên cứu trước đây, trong những năm gần đây các nghiên cứu về TCSSK quan tâm nhiều hơn đến các nhóm dân cư trong trạng thái sức khoẻ bình thường Có thể kể đến như: nhóm thanh niên, những chuyên gia trong lĩnh vực CSSK, người tuổi trung niên, trong đó bao gồm PNTTN Có nghĩa là các nghiên cứu đang hướng đến đánh giá hoạt động TCSSK ở giai đoạn phòng ngừa Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng để đưa ra những chiến lược giúp các cá nhân nâng cao sức khoẻ bản thân, thích ứng với những thay đổi về môi trường, khí hậu, dịch bệnh như hiện nay Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành tổng quan những nội dung chính sau: (1) Những nghiên cứu về các hoạt động TCSSK; (2) Những nghiên cứu về rào cản đối với hoạt động tự chăm sóc sức khoẻ; (3) Những nghiên cứu về nguồn lực đối với hoạt động tự chăm sóc sức khoẻ (4) Những nghiên cứu về vai trò của CTXH Y tế công cộng và chăm sóc sức khỏe ban đầu

1.1 Những nghiên cứu về các hoạt động tự chăm sóc sức khỏe

1.1.1 Những nghiên cứu về hoạt động tự chăm sóc sức khoẻ thể chất

Tự chăm sóc sức khỏe thể chất là một trong những nội dung được các tác giả nghiên cứu nhiều nhất cả trên thế giới và Việt Nam Tự chăm sóc thể chất bao gồm: các thực hành dinh dưỡng cơ bản, tuân theo một chế độ ăn uống thích hợp, vệ sinh, tập thể dục thường xuyên, thăm khám sức khoẻ, tránh các hành vi có nguy cơ cao

và sử dụng ma túy, bảo vệ bản thân trước các tai nạn và chú ý đến các số đo cơ thể [Cook-cotton & Guyker, 2017; Pullen, Walker, & Fiandt, 2001]

* Về khía cạnh chăm sóc dinh dưỡng và luyện tập thể chất

Nhiều nghiên cứu ở nhiều quốc gia khác nhau với nhóm khách thể là phụ nữ đều cho kết quả là: các nhóm hành vi nâng cao sức khoẻ liên quan đến khía cạnh chăm sóc dinh dưỡng được các khách thể thực hiện với tần suất, điểm số cao nhất;

và thấp nhất là khía cạnh hoạt động thể chất [Pullen và cộng sự, 2001; Hulme và

Trang 20

cộng sự, 2003; Park, Kwon & Oh, 2009; Edrisi và cộng sự, 2013; Asrami, Hamzehgardeshi, & Shahhosseini, 2016]

Trong một số nghiên cứu với nhóm người cao tuổi và trung niên cho biết những hoạt dinh dưỡng thực hiện lối sống lành mạnh thường được thực hiện là: uống hơn 7 cốc nước mỗi ngày; ăn nhiều hơn trái cây hoặc rau quả, ăn ít thịt và ăn thực phẩm ít chất béo [Mohamadi và cộng sự, 2015; Clark, 1998; Cook-Cottone 2015] Một số người uống vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin B, C, E, canxi hoặc một loại vitamin đa lượng [Clark, 1998] Các vấn đề như giảm lượng đường,

ăn uống không đủ hoặc thừa năng lượng, thiếu hụt chất dinh dưỡng (tức là lượng sắt thấp, lượng vitamin D và B12 thấp) đều được xác định là có liên quan đến tâm trạng, cảm giác hạnh phúc và có thể là rối loạn điều hòa [Beydoun, 2014; Brown và Gerbarg 2015] Phụ nữ trung niên cho biết họ thực hành hành vi ăn uống theo nhu cầu bản thân thay vì để làm hài lòng người khác; họ cố gắng ăn uống đúng cách và khoa học [Hartweg, 1996]

Về các hoạt động vận động thể chất, kết quả từ các nghiên cứu chỉ ra rằng: các

cá nhân chủ yếu thực hiện là đi bộ nhiều hơn 3h/tuần; tập thể dục thường xuyên hơn 3h/tuần [Mohamadi và cộng sự, 2015] Phụ nữ trung niên cũng cho biết họ tham gia các môn thể dục nhịp điệu 2 lần/tuần, khiêu vũ Mexico, múa ba lê; Đi bộ 3 lần mỗi tuần khoảng một giờ để làm sạch phổi và giúp xương hông tốt hơn [Hartweg, 1996]

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo rằng người lớn từ 18-64 tuổi nên tập thể dục aerobic cường độ trung bình ít nhất 150 phút trong suốt cả tuần với thời lượng ít nhất 10 phút để giảm nguy cơ Để có thêm lợi ích, người lớn nên tăng hoạt động thể chất lên 300 phút một tuần và tập luyện cơ bắp nên được thực hiện ít nhất hai ngày hoặc nhiều hơn một tuần [WHO, 2017]

Đa số phụ nữ trung niên trong một nghiên cứu ở Thái Lan bắt đầu tự chăm sóc bản thân khi họ cảm thấy không khỏe mạnh Một số người tăng cường các hoạt động thể chất; một số khác chọn cải thiện dinh dưỡng; cũng có người chọn cách tăng thời gian nghỉ ngơi và thư giãn Một số người cảm thấy không khỏe, cho rằng sức khỏe của họ đang ở mức độ nghiêm trọng, và họ tìm đến sự chăm sóc chuyên nghiệp [Arpanantikul, 2006] Ở nhóm phụ nữ trung niên Mỹ gốc Mexico trong nghiên cứu

Trang 21

của Hartweg [1996] có 81% khách thể thực hiện các hành động chăm sóc thể chất đáp ứng các yêu cầu về tự chăm sóc cơ bản, 11% người đáp ứng các yêu cầu về tự chăm sóc phát triển (nâng cao hơn) liên quan đến tuổi trung niên Những người được chăm sóc thể chất tốt hơn có xu hướng tận hưởng sức khỏe thể chất tích cực và do đó cải thiện sức khỏe tâm lý và nhận thức của họ [Hopkins và cộng sự, 2012]

Tuy nhiên, ở nhóm bệnh nhân đang mắc bệnh mạn tính, những hoạt động TCSSK có thể bị giảm sút Chẳng hạn: những bệnh nhân tâm thần phân liệt ít có thói quen dinh dưỡng tích cực và ít thực hiện hành vi tăng cường sức khoẻ Sức khoẻ của họ không nằm trong tầm kiểm soát của họ Thói quen tiêu cực nhất của nhóm này là hút thuốc lá, ăn quá nhiều và tiêu thụ rượu quá mức [Holmberg and Kane, 1999] Với một số nhóm người trung niên và cao tuổi bị bệnh, các khuyến cáo về chăm sóc sức khỏe thể chất được đưa ra là: giữ ấm, nghỉ ngơi đầy đủ và ăn những thức ăn tốt; tránh sử dụng rượu bia, hút thuốc và sử dụng ma túy [Jenerette, Brewer và Leak, 2011] Thói quen ăn uống và chế độ dinh dưỡng là nội dung quan trọng trong chăm sóc thể chất ở mỗi cá nhân Kiểm soát chế độ ăn uống cũng là nội dung được nhấn mạnh trong nghiên cứu của Saidi [2015] đối với những bệnh nhân tiểu đương tuýp 2 ở Malaysia Với nhóm người bị bệnh, khả năng tự chăm sóc của

họ giảm sút rõ rệt, điều này cũng được các nghiên cứu chỉ ra rõ ràng Chẳng hạn, ở nhóm người trung niên và cao niên bị bệnh chỉ có 34,5% người tham gia có khả năng tự chăm sóc tốt [Mohamadi và cộng sự, 2015] Hay với bệnh nhân suy tim tại Việt Nam trong nghiên cứu của Bùi Thị Hậu và cộng sự [2021] có 87,7% người bệnh không biết cách tự chăm sóc, có 78,6% người bệnh có điểm duy trì tự chăm sóc thấp và 72,7% người bệnh có điểm tự tin tự chăm sóc đạt dưới 70 điểm

Tự chăm sóc thể chất cũng là khía cạnh được quan tâm ở những người thuộc đội ngũ chăm sóc, chuyên gia hỗ trợ như: phụ huynh có con mắc bệnh tự kỷ, người chăm sóc bệnh nhân, chuyên gia điều trị ung thư và nhân viên CTXH [Gorsky, 2014; Ashford, 2014; Cotter, 2013; Kelly và Okolo, 2016; Lee & Miller, 2013] Đối với nhân viên CTXH, các chiến lược hỗ trợ tự chăm sóc sức khoẻ được nhằm mục tiêu tối ưu hoá chức năng và sự an toàn thể chất Trong đó nhấn mạnh đến hoạt động thể chất, ngủ đủ giấc, lựa chọn dinh dưỡng lành mạnh và phòng ngừa bệnh tật nói chung [Lee & Miller, 2013]

Trang 22

Tại Việt Nam cũng có một số nghiên cứu về khía cạnh chăm sóc thể chất Một nghiên cứu trên nhóm khách thể 40-59 tuổi cho biết kiến thức chung của nhóm khách thể về một số kiến thức TCSSK còn khá hạn chế Từ đó dẫn đến tỷ lệ sử dụng chất kích thích ở nhóm này còn cao (28,2% hút thuốc; hơn 35% sử dụng bia rượu trong 30 ngày trước khảo sát) Người trung niên hoạt động thể lực trung bình/ngày

là 57,26 ± 35,88 phút và 45,49 ± 30,01 phút ở nam và nữ [Đỗ Thái Hòa và cộng sự, 2013] Kết quả từ một cuộc khảo sát online do Công ty W&S Vietnam Market Research thực hiện [2015] về quan điểm CSSK của người dân Việt Nam cho biết: 79,1% khách thể nhận định rằng người có sức khỏe tốt là người có sức đề kháng cao, hiếm khi bị bệnh và luôn luôn vui vẻ Tinh thần thoải mái là yếu tố quan trọng nhất (92,3% người lựa chọn), tiếp đến là không khí trong lành và chế độ dinh dưỡng hợp lý 86,5% người được hỏi cho rằng ăn đủ bữa là hoạt động tốt cho sức khỏe, tiếp theo là ngủ đủ giấc và chơi thể thao Các thực phẩm được cho là tốt cho sức khỏe gồm rau xanh, trái cây tươi, cá và trứng Tất cả mọi người đều đồng ý nước lọc là quan trọng và cần cho mỗi ngày 80,4% đánh giá hoạt động đi bộ có lợi cho sức khỏe Và trong số 607 người tham gia khảo sát có 82,9% tự đánh giá mình rất quan tâm đến sức khỏe bản thân

* Về khía cạnh khả năng nhận biết tình trạng sức khoẻ và xử lý khi đau ốm

Khả năng nhận biết về tình trạng sức khỏe bản thân là một trong những nội dung quan trọng của TCSSK phòng ngừa Đôi khi việc nhận biết này là khởi nguồn hoặc là động lực để mỗi cá nhân suy nghĩ về sự tự chăm sóc cho bản thân mình Một số nghiên cứu đều chỉ ra rằng: Nhận thức về tình trạng sức khoẻ và bệnh tật là quan trọng đối với PNTTN Đây cũng là hoạt động bắt đầu một tiến trình TCSSK Khỏe mạnh có nghĩa là họ có thể làm việc, không khỏe là khi họ không thể

đi làm và cảm thấy mệt mỏi, cần ngủ cả ngày Khi phụ nữ nhận ra rằng sức khoẻ của họ đã lệch khỏi tình trạng bình thường hoặc khác với những người xung quanh, tức là họ đã bị ốm Sau đó họ bắt đầu suy nghĩ về sự tự chăm sóc và thực hiện chúng một cách tích cực hơn Hiểu biết về sức khoẻ và bệnh tật dẫn dắt họ đến những hành vi để duy trì và cải thiện sức khỏe (thể chất và tinh thần) [Arpanantikul, 2006; Ghajaei, 2017] Ngoài ra, kinh nghiệm TCSSK của các nhóm PNTTN cũng khác nhau dựa trên đặc thù văn hoá của mỗi quốc gia cũng như đặc điểm nhân khẩu

Trang 23

của mỗi cá nhân Chẳng hạn: yếu tố thực hiện vai trò của phụ nữ trong gia đình ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi TCSSK của họ, đôi khi vì điều này mà họ bỏ qua sức khỏe của mình Trình độ hiểu biết về sức khỏe giúp phụ nữ có thể nhận thấy các vấn

đề về sức khỏe, liên hệ CSSK đúng lúc, điều trị và theo dõi để phù hợp với tình huống Trình độ hiểu biết về sức khỏe của phụ nữ có thể ảnh hưởng đến họ ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời [Ghajaei, 2017; Deliktas, Korukcu & KuKulu, 2016] Theo kết quả từ một cuộc khảo sát nhanh do Trường ĐHKHXH&NV TP.HCM [2015] thực hiện về việc khám sức khỏe định kỳ với 80 người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong số 40 người dân đang làm nghề tự do trả lời khảo sát chỉ có 23% có ý thức khám sức khỏe đều đặn từ 3 - 6 tháng/lần Những người này đều chung quan điểm là cần phải chủ động đi khám sức khỏe thường xuyên để

“cảm thấy an tâm hơn”; tuy nhiên có tới 40% người dân cho biết chưa từng đi khám sức khỏe trước đó và một số cũng không có ý định sẽ khám sức khỏe định kỳ trong tương lai Bởi theo họ việc khám sức khỏe là “không cần thiết nếu không có bệnh tật gì” Đối với nhóm công nhân viên chức có mức độ khám sức khỏe thường xuyên hơn, với tỉ lệ 58% đi khám định kỳ 1 năm/lần, theo quy định của nơi làm việc

Đi liền với việc nhận thức các dấu hiệu sức khỏe, thì việc xử lý khi bị đau ốm cũng là một khía cạnh được đề cập đến trong tự chăm sóc Trong một nghiên cứu của WHO [2013] cho thấy, kết quả của việc tự nhận thức về sức khoẻ của phụ nữ dẫn đến việc thực hiện các hoạt động tự chăm sóc tích cực và trách hiệm hơn Chẳng hạn khi bị bệnh, đối với một số bệnh đơn giản có thể tự xử lý bởi cá nhân và gia đình với sự trợ giúp của nhân viên y tế cộng đồng Song cũng có một số bệnh bắt đầu là nhẹ nhưng có thể trở nên nghiêm trọng hơn thì họ cần được bác sĩ điều trị tại Trung tâm Y tế hoặc Bệnh viện Một số bệnh khác cần được nhận diện nghiêm túc ngay từ đầu và có thể phải được quản lý khẩn cấp tại Trung tâm Y tế hoặc Bệnh viện Điều quan trọng nhất là mỗi cá nhân và gia đình cần nhận diện được các dấu hiệu bệnh nguy hiểm Mỗi cá nhân cần hiểu về triệu chứng của những bệnh thường gặp (sốt, ho, cảm lạnh, đột quỵ tim, tiêu chảy, tả, táo bón, co giật, ngộ độc thực phẩm, bỏng, chấn thương, tai nạn, gãy xương, dị ứng da, nhiễm trùng tiết niệu, động vật cắn, các bệnh tai mắt thường gặp…), biết cách xử lý

Trang 24

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng đa số các giai đoạn đau ốm bị bỏ qua hoặc tự chữa, chỉ có số ít trường hợp được đưa đến bác sĩ Việc chăm sóc sức khỏe khi đau

ốm thường được tiến hành tại cộng đồng mà không cần đến các nhà chuyên môn hay nguồn lực khác Ở đất nước Thụy Điển cũng có đến 70% dân số tự điều trị khi đau

ốm một cách không chính thức Con số này cũng tương tự ở nhiều nước khác nhau [Hoàng Bá Thịnh, 2017] Ở Palestine, phụ nữ trì hoãn việc tìm kiếm sự chăm sóc chuyện nghiệp và tự sử dụng thuốc điều trị tại nhà, họ cũng không sử dụng dịch vụ y

tế dự phòng Đó là kết quả của sự tương tác giữa một số yếu tố như: vai trò văn hóa

xã hội của họ (theo giới), niềm tin sức khỏe, khả năng tài chính và tiếp cận địa lý, nhận thức về chất lượng chăm sóc và quan điểm về nhu cầu sức khỏe [Majai, 2013]

Ở Việt Nam, việc người dân tự chữa trị thay vì tìm đến các chuyên gia y tế đã trở thành một hiện tượng phổ biến bấy lâu nay Giải pháp phổ biến nhất là tự mua thuốc tại các hiệu thuốc gần nhà khi mắc những căn bệnh thông thường như ho – nhức đầu – nghẹt mũi [Bộ Y tế, 2003; W&S Vietnam Market Research, 2015] Điều này cũng lệ thuộc vào mức thu nhập, mức sống của người dân Người nghèo phụ thuộc nhiều hơn vào việc tự chữa trị so với người giàu, và điều này giảm dần khi mức sống của họ được tăng lên [Bộ Y tế, 2003] Việc tự điều trị hay tự mua thuốc

mà không có sự kê đơn và hướng dẫn của thầy thuốc là nguy cơ làm trầm trọng thêm bệnh tật, và dẫn đến vấn đề kháng thuốc kháng sinh như hiện nay Theo khảo sát của WHO năm 2015 tại Việt Nam, 74% đáp viên đồng ý rằng “đề kháng kháng sinh là một trong những vấn đề lớn nhất mà thế giới phải đối mặt” [WHO, 2015] Theo một nghiên cứu về tình trạng tự chữa trị bằng kháng sinh phát hiện ra rằng thời gian điều trị thường ngắn, một nửa số người tham gia khảo sát cho biết họ chỉ dùng thuốc trong 2,5 ngày hoặc thậm chí ít hơn khi dấu hiệu bệnh thuyên giảm [Chúc, 2002, dẫn theo Hoàng Bá Thịnh, 2017]

Tuy nhiên, trong nghiên cứu KPMG & Sanofi [2020] có đề cập đến nhiều chứng cứ khoa học thực tiễn cho thấy mọi người hoàn toàn có thể tự đảm nhiệm trực tiếp 90% hoạt động kiểm soát bệnh mãn tính của bản thân Điều quan trọng là nâng cao nhận thức, kiến thức của người dân về sức khoẻ và tự chăm sóc Cảm lạnh, ho, sổ mũi và các triệu chứng về cổ họng là những bệnh thường được người dân thực hành tự chăm sóc

Trang 25

Bên cạnh giải pháp tự tìm mua thuốc tại các quầy thuốc, người dân cũng tìm đến trạm y tế xã để khám chữa bệnh Tuy nhiên, tỷ lệ lựa chọn y tế cấp cơ sở cho việc CSSK chủ yếu ở nhóm người dân miền núi, người dân nghèo [Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam, 2010; Vương Lan Mai, Trần Thị Mai Oanh và Nguyễn Hoàng Long, 2013] Các bệnh thường được khám tại tuyến xã là bệnh hô hấp, xoang, tiêu chảy, tăng huyết áp, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm thần kinh, đái tháo đường, phụ khoa, da liễu, rối loạn tuần hoàn não… Tuy nhiên, cũng có đến 50% người dân đi thẳng đến bệnh viện tuyến huyện mà không qua trạm y tế xã Lý do bởi họ chưa thực sự tin vào trình độ của y sĩ [Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam, 2010] Ở nhóm người giàu họ có xu hướng tìm đến y tế tuyến tỉnh và trung ương để khám chữa bệnh ngay từ đầu, hơn là lựa chọn y tế tuyến xã, huyện [Vương Lan Mai

và cộng sự, 2013] Các nhóm yếu tố có khả năng thu hút bệnh nhân đến khám chữa bệnh đó là: Nhóm các yếu tố xã hội, các yếu tố đội ngũ thầy thuốc, các yếu tố về tổ chức, nhóm cơ chế hành chính và quản lý y tế, các yếu tố về trang bị vật chất, kỹ thuật, y tế, các yếu tố kinh tế, tiện lợi, các yếu tố tâm lý và yếu tố ảo Nhưng yếu tố tâm lý có ảnh hưởng nhất định đến việc lựa chọn nơi khám chữa bệnh của bệnh nhân trong đó tình cảm có ảnh hưởng mạnh mẽ đến bệnh nhân hơn thói quen [Nguyễn Thị Thanh Hà, 2005]

Ngoài ra, một số nghiên cứu khác phát hiện việc sử dụng thuốc thay thế cũng

là một giải pháp được người dân lựa chọn Người dân ưa thích việc sử dụng các bài thuốc dân gian trong TCSSK cho bản thân và người xung quanh Điều này cũng xuất phát từ những quan niệm truyền thống của mỗi tộc người về bệnh tật, nguyên nhân và cách chữa [Saidi, 2015; Nguyễn Thị Thanh Vân, 2015; Lê Thị Hương và Nguyễn Trung Thành, 2016] Hiện nay, do nhiều nguyên nhân, nhiều người bệnh chọn cách chữa trị bằng kinh nghiệm truyền thống của tộc người mình đầu tiên, sau

đó nếu không khỏi thì qua thuốc tây, đi bệnh viện và cũng có người chọn cách chữa bệnh ngược lại Có người chọn cách chữa bệnh kết hợp giữa kinh nghiệm truyền thống và tây y Tuy nhiên, đối với bệnh nặng, họ chọn cách điều trị bằng tây y trước, nếu không khỏi thì họ chuyển sang cách chữa trị bằng kinh nghiệm truyền thống của tộc người mình [Nguyễn Thị Thanh Vân, 2015]

Trang 26

1.1.2 Những nghiên cứu về hoạt động tự chăm sóc sức khoẻ tinh thần và xã hội

TCSSK tinh thần cũng là một khía cạnh quan trọng được các tác giả quan tâm Theo nhiều nghiên cứu cho thấy điểm số thực hành CSSK tinh thần của người trung niên và người cao tuổi thường có mức điểm cao thứ hai sau chăm sóc dinh dưỡng [Hulme và cộng sự, 2003; Park và cộng sự, 2009] Những người có tuổi trẻ hơn, sống cùng những người khác thì việc nhận thức về sức khỏe và sức khỏe tâm thần tốt hơn Pullen và cộng sự [2001].Các khía cạnh tâm lý - xã hội trong thực hành TCSSK bao gồm: nhận thức về chánh niệm, thư giãn tâm trí, tự xoa dịu bản thân, các mối quan hệ

hỗ trợ, tự thấu cảm và thực hành tâm linh [Cook-Cottone & Guyker, 2015, 2018] Xu

hướng mới khi nghiên cứu về TCSSK hiện nay bổ sung thêm yếu tố chánh niệm vào

khái niệm tự chăm sóc truyền thống Trong các nghiên cứu của mình, các tác giả cũng đã chứng minh những tác dụng của tự chăm sóc chánh niệm, cụ thể: Tự thấu cảm bao gồm sự ấm áp, tình yêu và lòng tốt đối với bản thân, có tác dụng giảm tính

dễ bị tổn thương đối với các tình trạng sức khỏe tâm thần như trầm cảm và lo âu [Neff, 2003] Tham gia vào việc chăm sóc bản thân có chánh niệm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe [Depner, Cook-Cotton & Kim, 2021; Feng và cộng sự, 2019] Do đó, bằng cách tự chăm sóc bản thân có chánh niệm, mọi người được kỳ vọng sẽ được trang bị chánh niệm, tự thấu cảm và thái độ quan tâm đến các nhu cầu về thể chất và tâm lý của họ, điều này có thể làm giảm khả năng bị tổn thương và khuyến khích hành vi tìm kiếm sự giúp đỡ, chẳng hạn đối với người dân Trung Quốc trong bối cảnh đại dịch Covid-19 như hiện nay [Wong, 2020] Với những người đang mắc bệnh mãn tính, khuyến cáo về CSSK tinh thần nên tập trung thu thập kiến thức và hiểu biết về căn bệnh của mình, lắng nghe để hiểu mình muốn gì, mình cần điều chỉnh gì [Jenerette và cộng sự, 2011] Đối với những khách thể là nhóm người chăm sóc, nhóm chuyên gia thì TCSSK tinh thần rất được chú trọng Nghiên cứu Niềm tin về tự chăm sóc của các nhà cung cấp điều trị ung thư của tác giả Ashford [2014] chỉ ra rằng: bác sĩ chuyên khoa ung thư sử dụng TCSSK tinh thần nhiều hơn bất kỳ chuyên gia y tế khác Cũng có kết quả ngược lại

Trang 27

cho thấy điểm thấp nhất có liên quan đến hoạt động quản lý căng thẳng ở những

người là Y tá [Edrisi và cộng sự, 2013]

Với nhóm nhân viên CTXH, các biện pháp CSSK tinh thần thường sử dụng là: chánh niệm và tự nhận thức về các yếu tố gây căng thẳng, trải nghiệm nỗi đau và thừa nhận sự hiện diện của nó, nhận ra khi nào cảm xúc của họ cần được ưu tiên và đưa ra cách giải quyết vấn đề một cách tích cực [Cotter, 2013; Lee & Miller, 2013] Duy trì quan điểm tích cực và tự thấu cảm thông qua việc điều chỉnh cảm xúc, lựa chọn hành vi hiệu quả, thừa nhận điểm mạnh của chính mình, tham gia vào các kỹ thuật quản lý căng thẳng Thiền định và yoga là những thực hành mà nhiều người tham gia nghiên cứu sử dụng, có lẽ gợi ý một xu hướng tích cực đối với phương pháp của phương Đông và hiệu quả của nó đối với cân bằng cuộc sống trong công việc Thiền định có thể được sử dụng để giảm căng thẳng, cung cấp một cảm giác bình tĩnh và nâng cao nhận thức, làm tăng sự tự nhận thức và sự hài lòng, cũng như làm giảm khả năng bị căng thẳng [Cotter, 2013; Lee & Miller, 2013; Kelly, 2016] Cuối cùng, cấu trúc hỗ trợ giải trí được xây dựng với các chiến lược khuyến khích tham gia vào các hoạt động thú vị, thúc đẩy nghỉ ngơi và thư giãn hoặc khuyến khích sự sáng tạo, như đọc, đan, tham gia các nhóm giải trí, hoặc dành thời gian với vật nuôi [Lee & Miller, 2013]

Các nghiên cứu đã chỉ ra nhiều biện pháp TCSSK tinh thần khác nhau, và có thể thấy rằng thư giãn là một trong những biện pháp được sử dụng phổ biến và có tác dụng tích cực đến tình trạng sức khoẻ tinh thần của mỗi người Một số nghiên cứu người trung niên và người cao tuổi cho thấy, việc thư giãn đúng cách với nhiều hình thức khác nhau có thể giúp con người giảm lo lắng, trầm cảm, phục hồi sức khoẻ cả thể chất và tinh thần, khuyến khích cảm giác tích cực hơn về bản thân [Galvin và cộng sự, 2006; Reig-Ferrer và cộng sự, 2014; Yu và cộng sự, 2007, Trần Nguyên Ngọc, 2018; Armat, 2020, Toussaint và cộng sự, 2021] Thư giãn cho phép

cơ thể tái lập và phản ứng theo cách lành mạnh hơn đối với các yếu tố căng thẳng [Chang và cộng sự 2010; Santos-Silva và cộng sự 2020], thư giãn có thể cải thiện giấc ngủ, trí nhớ [Lichstein và cộng sự, 2001; Aksu, 2021; Yesavage & Jacob,

1984, dẫn theo Santos-Silva et al., 2020], và hệ thống miễn dịch [Reig-Ferrer và

Trang 28

cộng sự 2014] Qua các nghiên cứu cho thấy, có nhiều kỹ thuật thư giãn được áp dụng đa dạng cho các đối tượng khác nhau như: thư giãn cơ bắp [Yu và cộng sự, 2007; Maqbool, 2016], kỹ thuật phản ứng thư giãn của Benson (Relaxation Response) [Galvin và cộng sự 2006; Reig-Ferrer và cộng sự, 2014], thiền định [Wachholtz & Pargament, 2005; Toussaint và cộng sự, 2021], thư giãn tiến bộ [Lowe và cộng sự, 2002; Pawlow & Jones, 2002; Knowlton & Larkin, 2006]; thư giãn nhận thức [Yung, Fung, Chan, & Lau, 2004], yoga cười [Armat, 2020], thở sâu, liên tưởng [Toussaint và cộng sự 2021], thở chánh niệm [Maqbool, 2016], và thư giãn tâm trí [Cook-Cotton & Guyker, 2017] Theo cách tiếp cận của Cook-Cotton & Guyker [2017], “Thực hành thư giãn tâm trí có thể được mô tả như là các

kỹ thuật để tự làm dịu, tĩnh tâm và thư giãn”, trong đó bao gồm các hoạt động như đọc, viết, nghe nhạc, dã ngoại, vẽ tranh, và những hoạt động khác

Khía cạnh cuối cùng của sức khoẻ là sức khoẻ xã hội Dường như khía cạnh này ít được các tác giả nghiên cứu riêng biệt, bởi đôi khi ranh giới giữa sức khoẻ tinh thần và xã hội có phần mờ nhạt Trong phạm vi khả năng tìm kiếm của chúng tôi, có thể kể đến một số nghiên cứu sau đây:

Lee và Miller [2013] cho rằng xây dựng và duy trì các mối quan hệ là trọng tâm của CSSK xã hội Hoạt động này có thể được duy trì bằng cách thực hiện các chiến lược như tham gia vào cộng đồng, duy trì liên lạc với các cá nhân quan trọng trong cuộc sống của họ và hiện diện trong môi trường xã hội Tác giả Hartweg [1993] đã tiến hành một nghiên cứu nhằm mục đích mô tả các hành động tự chăm sóc mà PNTTN khỏe mạnh thực hiện để thúc đẩy hạnh phúc Đa số các hoạt động họ thực hiện có liên quan đến các điều kiện chăm sóc tổng quát, với các hoạt động tự chăm sóc liên quan đến tương tác xã hội PNTTN trong các nghiên cứu trước đây liệt kê những hoạt động duy trì tương tác xã hội của họ bao gồm: viết thư, gửi card, gọi điện thoại, hay tham gia vào các hoạt động thư giãn, đi bộ cùng với bạn bè, những người gầng gũi khác; Ngoài ra họ cũng tham gia các nhóm trợ giúp tình nguyện Những hoạt động này đều khiến họ cảm thấy hạnh phúc hơn [Hartweg, 1993; Clark, 1998]

Trang 29

1.1.3 Những nghiên cứu về hoạt động tìm hiểu thông tin và sử dụng các dịch

vụ hỗ trợ tự chăm sóc sức khỏe

Các nghiên cứu cho biết cá nhân thường tìm kiếm thông tin về sức khỏe, hành

vi bảo vệ sức khỏe như chế độ ăn uống, luyện tập thể dục, rủi ro, bệnh tật và phương pháp điều trị [Lambert & Loiselle, 2007; Weaver và cộng sự, 2010] Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tìm kiếm thông tin sức khỏe bao gồm: các kỹ năng Internet, tình trạng sức khỏe, nhận thức về sức khỏe tổng thể, lịch sử gia đình ung thư, kinh tế xã hội và các yếu tố nhân khẩu học (ví dụ như giới tính, trình độ học vấn và tình trạng kinh tế xã hội) có liên quan đến việc sử dụng các nguồn thông tin sức khỏe khác nhau [Lambert & Loiselle, 2007]

Thời đại công nghệ kỹ thuật số giúp cho việc tìm kiếm thông tin về sức khỏe trở nên dễ dàng hơn Một số nhóm dân cư, đặc biệt những người trẻ tuổi hơn thường lựa chọn kênh thông tin tra cứu từ internet Chẳng hạn như: các website có đăng thông tin y tế [Fox & Duggan, 2013; Rains, 2007]; công cụ tìm kiếm thường sử dụng như: “Google” hoặc “Yahoo” được sử dụng nhiều hơn ở những nước đang phát triển [Zarea, Elham & Mohammad, 2013] Những lợi thế và điểm hấp dẫn chính đối với thông tin y tế tìm kiếm trực tuyến là: quyền truy cập, ẩn danh, tiềm năng tương tác và hỗ trợ xã hội [Cline & Haynes, 2001] Tuy website là một nguồn thông tin y tế có sẵn và dễ dàng truy cập, nhưng nó cũng có thể tạo ra sự bất bình đẳng trong khả năng tiếp cận thông tin, đặc biệt là ở người già, những người có thu nhập thấp, giáo dục tối thiểu và một số dân tộc nhất định Do đó Web không nên được coi là sự thay thế cho việc sử dụng các nguồn thông tin sức khỏe truyền thống Làm như vậy, có thể tạo ra sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin sức khỏe

và việc ra các quyết định về sức khỏe [Jacobs và cộng sự, 2017]

Tuy nhiên, những kênh phương tiện thông tin truyền thống như thư viện công, sách, tạp chí, tivi, đường dây tư vấn sức khoẻ, thảo luận với người khác hoặc các chuyên gia CSSK vẫn là nguồn thông tin y tế chính với nhiều người dân ở các quốc gia khác nhau [Baker và cộng sự, 2003, dẫn theo Jacobs, Amuta & Jeon, 2017; Jacobs và cộng sự, 2017; Wagner, 2003; Zarea và cộng sự, 2013]

Trang 30

Ở Việt Nam, 40.5% người tham gia cuộc khảo sát của W&S [2015] thường xuyên tìm kiếm những thông tin về sức khỏe Mức độ tìm kiếm này không có sự khác nhau giữa các nhóm giới tính cũng như độ tuổi Báo/Tạp chí đứng đầu danh sách các kênh truyền thông khi hơn 67,9% thu thập thông tin từ nguồn này Ngoài

ra, Website về chăm sóc sức khỏe gia đình và Website về dinh dưỡng là hai nguồn thông tin tiếp theo được lựa chọn với tỷ lệ lần lượt là 59,5% và 58,0%; chương trình trên tivi, hỏi người thân, các web về một bệnh cụ thể có tỷ lệ lựa chọn cao tiếp theo (>40%); những nguồn thông tin có tỷ lệ lựa chọn cao trên 30% gồm: các trang mạng xã hội, lời khuyên trực tiếp từ bác sĩ, thông tin từ bạn bè, sách; những nguồn

có tỷ lệ lựa chọn dưới 30% là blog hoặc diễn đàn trên internet, tờ rơi tại các phòng khám và các nguồn khác

Về việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân cũng có sự khác biệt giữa các khu vực trong một quốc gia Ở Việt Nam, đa phần người dân tự đi mua thuốc uống khi mắc những căn bệnh thông thường như ho, nhức đầu, nghẹt mũi Ngoài ra, việc đến Bác sĩ khám và xoa dầu gió cũng được nhiều người lựa chọn Nhóm từ 16 đến 19 tuổi lựa chọn tự đi mua thuốc cao nhất, nhóm trên 40 tuổi lại chọn phương án đi khác sĩ khám cao hơn Về địa điểm khám bệnh 47,1% khách thể chọn Bệnh viện đã đăng kí bảo hiểm là địa điểm nghĩ đến đầu tiên Kế tiếp là Bệnh viện đa khoa và Phòng khám tư [W&S, 2015] Đối với người dân ở các khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa, việc khám chữa bệnh ở các trạm y tế tuyến xã vẫn là một lựa chọn phổ biến [Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam, 2010] Song các khu vực thành thị - nơi có nhiều bệnh viện công và tư nhân thì lựa chọn khám chữa bệnh tại bệnh viện được ưu tiên hơn trạm xá Đa số những bệnh nhân tìm đến bệnh viện công là muốn được hưởng chất lượng, trình độ tay nghề của y bác sĩ; còn các bệnh nhân tìm đến cơ sở y tế tư nhân lại quan tâm nhiều hơn đến thái độ phục vụ, cách ứng xử, sự nhiệt tình của thầy thuốc đối với bệnh nhân Song nhìn chung người dân quan tâm đến y đức hơn là chuyên môn của thầy thuốc [Nguyễn Thị Thanh Hà, 2005]

Trang 31

Những phát hiện từ nghiên cứu của Ashford [2014] cho thấy các bác sĩ chuyên khoa ung thư sử dụng tự chăm sóc tinh thần nhiều hơn bất kỳ chuyên gia y tế nào khác Những người lớn tuổi sử dụng hệ thống hỗ trợ xã hội của họ tốt hơn những người trẻ tuổi Những cá nhân có từ ba con trở lên có thể sử dụng sự hỗ trợ xã hội, chăm sóc thể chất và các hệ thống hỗ trợ cảm xúc tốt hơn những cá nhân có hai con hoặc ít hơn

Nhìn chung, những kết quả từ các nghiên cứu về khả năng TCSSK khá đa

dạng về khách thể tham gia khảo sát, phong phú về cách tiếp cận về triển khai Nhiều nghiên cứu triển khai theo ba nội dung: thái độ, kiến thức và thực hành TCSSK Trong khi nghiên cứu khác lại tìm hiểu năng lực tự chăm sóc thể hiện qua các giai đoạn của tiến trình TCSSK hoặc phong cách tự chăm sóc Một cách tiếp cận khác cũng rất thú vị, nhà nghiên cứu tìm hiểu về năng lực tự chăm sóc của nhóm khách thể thông qua việc tìm hiểu những khuyến nghị mà họ đưa ra cho những người có cùng căn bệnh

Tuy các cách tiếp cận và triển khai nghiên cứu có sự khách biệt, song các nghiên cứu đều chỉ ra các khía cạnh tự chăm sóc thường được quan tâm gồm: thể chất (chế độ ăn uống, luyện tập, ngủ đủ giấc, tránh xa chất kích thích Với một số nhóm bệnh đặc thù thì có những lưu ý đặc trưng riêng gắn với bệnh); tinh thần (lắng nghe và quan tâm đến cảm xúc cá nhân, duy trì trạng thái tích cực lạc quan, quản lý căng thẳng); tâm linh/tinh thần (thiền định, yoga, cầu nguyện, sống với thiên nhiên) và xã hội (xây dựng các mối quan hệ có ý nghĩa, tham gia các hoạt động cộng đồng…)

1.2 Những nghiên cứu về rào cản đối với hoạt động tự chăm sóc sức khoẻ

Việc xác định những yếu tố rào cản còn tùy thuộc vào nhóm khách thể mà nhà nghiên cứu hướng đến Những nghiên cứu với nhóm bệnh nhân mạn tính ( ví dụ bệnh tiểu đường, tim mạch…) sẽ có những khó khăn khác với nhóm người khỏe mạnh với mục tiêu CSSK để phòng ngừa bệnh tật Hay nhóm người cao tuổi khác với nhóm tuổi trung niên; nhóm bệnh nhân khác với nhóm người chăm sóc Để có

sự so sánh và làm nổi bật những rào cản đặc trưng đối với hoạt động TCSSK của PNTTN, chúng tôi tiến hành tổng quan các nghiên cứu về rào cản tự chăm sóc với

Trang 32

nhóm người nói chung với tình trạng sức khỏe ổn định, nhóm bệnh nhân mạn tính

và nhóm người chăm sóc Mục đích của việc tìm hiểu rào cản của các nhóm trên bởi một PNTTN có thể cũng là một bệnh nhân mạn tính, hay đồng thời là người chăm sóc cho những thành viên phụ thuộc trong gia đình

Trong giai đoạn tuổi trung niên, phụ nữ cho biết những rào cản, thách thức đối với TCSSK của họ đến từ những vai trò khác nhau mà họ phải đảm nhận, như trách nhiệm gia đình, đặc biệt đối với những người đóng vai trò là người chăm sóc cho các thành viên phụ thuộc khác trong gia đình, khiến họ không còn thời gian chăm sóc cho bản thân [Arpanantikul, 2006; Perrig-Chiello và cộng sự, 2008; Gorsky, 2014] Ngoài ra hàng loạt những rào cản khác đối với PNTTN trong CSSK, được các tác giả phát hiện và phân tích trong nghiên cứu của mình như: thiếu thời gian, thiếu người đồng hành, hướng dẫn, thiếu cơ sở vật chất; Hay những rào cản bên trong như: quá mệt, đã hoạt động đủ rồi, quá lười, không biết tập, xấu hổ, sự bất tiện Những rào cản này thường được nhận diện ở những phụ nữ có hoạt động thể lực ở mức thấp hơn so với những phụ nữ hoạt động thể lực vừa [Justine & cộng sự, 2013; Lin & cộng sự, 2017] Những người có ít rào cản nhận thức và có việc làm sẽ

sẽ tham gia nhiều hơn vào các hoạt động thể lực; những người trung niên khỏe mạnh ít rào cản hơn những người mắc bệnh; người đóng vai trò là người chăm sóc

có những khó khăn đặc trưng riêng: thiếu người chăm sóc thay thế, thiếu bạn thân

để chia sẻ, ngủ không đủ giấc, lịch trình không cân bằng, căng thẳng công việc [Gorsky, 2014]

Đối với những người mắc các bệnh mạn tính, rào cản tự chăm sóc khá đa dạng

bao gồm: (i) Rào cản nhận thức như: thiếu kiến thức khiến họ gặp khó khăn trong

đọc hiểu tài liệu và hướng dẫn phương pháp từ nhân viên y tế [Naderimagham & cộng sự 2013; Ramezanknani và cộng sự, 2008; Macabasco và cộng sự, 2010]; thiếu thông tin về bệnh và cách thức CSSK bản thân tối ưu nhất [Saidi, 2015;

Macabasco và cộng sự, 2010] (ii) Rào cản liên quan đến thể chất như: tác dụng phụ

của thuốc và những bệnh kéo theo [Holmberg & Kane, 1999; Bayliss & cộng sự, 2003; Ramezanknani & cộng sự, 2008; Siabani & cộng sự, 2013; Attaallah & cộng

Trang 33

sự, 2016]; tình trạng mãn tính thường dẫn đến khuyết tật do giảm sức mạnh, cảm

giác hoặc thị giác [Baumann và Dang, 2012] (iii) Rào cản tâm lý được các tác giả

liệt kê là: ảnh hưởng của những cảm xúc tiêu cực, tiêu biểu là trầm cảm và căng thẳng tinh thần Mức độ căng thẳng và thất vọng cao có thể là động lực cho ai đó tìm kiếm sự giúp đỡ, nhưng nó cũng có thể trở thành rào cản để đạt được các mục tiêu hành vi Sự tự tin thấp cũng là rào cản tâm lý chủ yếu đối với việc tự quản lý tối

ưu [Baumann và Dang, 2012; Bayliss & cộng sự, 2003; Ramezanknani & cộng sự,

2008] (iv) Rào cản kinh tế: vị trí kinh tế xã hội là một nhân tố quan trọng trong việc

xác định tình trạng sức khoẻ Các nguồn lực cần thiết để hỗ trợ chăm sóc bản thân tối ưu, cũng như tiếp cận chăm sóc tiếp tục có thể rất tốn kém (các loại thuốc men, dụng cụ tự kiểm tra, và thiết bị bền) Sự đảm bảo của bảo hiểm y tế đối với việc theo dõi và điều trị liên tục là một thách thức lớn đối với những người những người

cần được giám sát và điều trị suốt đời [Baumann và Dang, 2012] (vi) Rào cản xã

hội và văn hoá: Sự tham gia của gia đình có thể hỗ trợ hoặc cản trở hành vi tự chăm

sóc của bệnh nhân [Gallant, Spitze & Grove, 2010] Nhiều người cho rằng họ khó

có thể từ bỏ được thói quen ăn uống cũ, những món ăn mà họ yêu thích, mặc dù bản thân ý thức được tầm quan trọng của việc ăn kiêng [Attaallah và cộng sự, 2016; Naderimagham và cộng sự, 2013; Saidi, 2015] (vii) Một rào cản khác liên quan đến nhận thức mang tên “cảm giác khoẻ mạnh” – đó là suy nghĩ chủ quan của người bệnh cho rằng bản thân đang rất khoẻ và TCSSK không phải là ưu tiên đối với họ

và nó ảnh hưởng đến nhận thức của họ về bệnh và cách chăm sóc, quản lý bệnh [Saidi, 2015]

Một số nghiên cứu ghi nhận lại những rào cản đến từ sự tương tác của người dân với đội ngũ nhân viên y tế: xung đột giữa bệnh nhân với nhân viên y tế trong việc đưa ra quyết định; thiếu sự liên lạc, giao tiếp trao đổi thường xuyên với nhân viên y tế về bệnh và cách tự chăm sóc; hướng dẫn của nhân viên y tế còn chung chung, mơ hồ và khó hiểu với nhiều người [Bayliss và cộng sự 2003; Siabani và cộng sự, 2013]

Trang 34

Nhìn chung, những yếu tố rào cản khá đa dạng và không hoàn toàn đồng nhất

ở các nhóm khách thể Với nhóm người trung niên, cụ thể là PNTTN hay tất cả các rào cản trên đối với hoạt động tự chăm sóc, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe bản thân họ Những người trung niên người khỏe mạnh sẽ ít rào cản hơn những người mắc bệnh; người đóng vai trò là người chăm sóc thành viên phụ thuộc trong gia đình sẽ có những khó khăn đặc trưng riêng Việc tìm hiểu những rào cản là mục tiêu cần thiết trong các nghiên cứu về tự chăm sóc sức khỏe

1.3 Những nghiên cứu về nguồn lực đối với hoạt động tự chăm sóc sức khoẻ

Những nguồn lực hỗ trợ hoạt động tự chăm sóc thường đến từ: gia đình, người thân, bạn bè; hệ thống chăm sóc sức khỏe; các nguồn lực sẵn có trong cộng đồng Những nguồn lực này luôn đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động chăm sóc sức khỏe của mỗi cá nhân, không chỉ riêng với những người đang bị bệnh Arpanantikul [2006] dựa trên kết quả nghiên cứu của mình đã nhận định: Sự hỗ trợ xã hội từ gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc tự chăm sóc bản thân của phụ nữ tuổi trung niên Điều này cũng được khẳng định trong các nghiên cứu của các tác giả khác

Một số nghiên cứu cho thấy sự hỗ trợ của hệ thống vi mô có ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ như: gia đình, bạn bè, cộng đồng nhập cư, cộng đồng dân tộc và tôn giáo [Yukashko & Chronister, 2005] Trong đó, yếu tố gia đình có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của mỗi cá nhân thông qua mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, tình trạng kinh tế - xã hội của gia đình [Pilgrim & Blum, 2012; UNICEF, 2015; Vũ Duy Chính, 2020] Sự hỗ trợ của người chồng giúp ích rất nhiều cho phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh, chẳng hạn: người chồng có thể tập thể dục với vợ, hỗ trợ tinh thần, dạy các kỹ thuật thư giãn và dành nhiều thời gian hơn cho vợ [Namazi, Sadeghi & Moghadam, 2019] Sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè và đồng nghiệp giúp phụ nữ giảm nguy cơ mắc bệnh, ngăn ngừa khủng hoảng, chống lại và phục hồi sau bệnh tật [Ahmadi, 2016; Saidi, 2015], cũng như giúp phụ nữ đối phó với một số vấn đề như mãn kinh, chăm sóc cha mẹ già hoặc lo lắng về tài chính [Arpanantikul, 2006]

Trang 35

Những nghiên cứu về nguồn lực của nhóm bệnh nhân mãn tính cho thấy có mối liên hệ giữa hỗ trợ gia đình với sự tự tin và hành vi tự chăm sóc hiệu quả của các nhóm bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính [Kara & Alberto, 2007; Xiaolian và cộng sự, 2002] Kết quả nghiên cứu với nhóm bệnh nhân suy tim cũng cho kết quả tương tự [Shahriari và cộng sự, 2013] Nhìn chung gia đình và những người thân thiết luôn là lực lượng hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tự chăm sóc của các thành viên sống cùng với họ, trong đó vợ/chồng là những người gần gũi và có ảnh hưởng nhiều nhất với nhóm người lớn tuổi bị bệnh [Saidi, 2015]

Bên cạnh các nguồn hỗ trợ này, hệ thống CSSK cũng là một nguồn hỗ trợ quan trọng bao gồm các chuyên gia trong lĩnh vực CSSK Theo Arpanantikul [2004], các hướng dẫn cụ thể về CSSK và sự khuyến khích của cán bộ y tế có ý nghĩa to lớn đối với phụ nữ để thực hiện các hoạt động tự chăm sóc bản thân một

cách hiệu quả hơn Một nhân viên y tế có thể là một nguồn lực cũng như động lực

thúc đẩy tự chăm sóc cho phụ nữ Khuyến khích phụ nữ quan tâm đến kiến thức về sức khoẻ và tự chăm sóc bản thân là cần thiết vì nó làm cho họ suy nghĩ lại về tình trạng sức khoẻ của mình, và kiểm soát sự tự chăm sóc Điều này có thể dẫn đến kết quả lâu dài tích cực nếu phụ nữ liên tục tự chăm sóc bản thân mình trong cuộc sống hàng ngày [Arpanantikul, 2006]

Với nhóm bệnh nhân tiểu đường, nhân viên y tế là yếu tố thúc đẩy bệnh nhân tuân thủ điều trị và thực hành tự chăm sóc; và bệnh nhân cũng rất nghe theo lời khuyên của họ [Saidi, 2015] Trong nghiên cứu của Jenerette và cộng sự [2011], người trung niên mắc bệnh hồng cầu hình liềm có đề cập đến vai trò của các chuyên gia Họ rằng khía cạnh quan trọng của việc chăm sóc bản thân là có các nhà cung cấp dịch vụ CSSK hướng dẫn cách thức thực hành, và dĩ nhiên bệnh nhân nên làm theo yêu cầu của họ Các bệnh nhân cảm thấy thoải mái khi có người hiểu về bệnh của họ

Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về vai trò của các nguồn lực hỗ trợ cho một số nhóm cụ thể: hỗ trợ của gia đình và xã hội để giúp giảm thiểu rối nhiễu tâm lý ở phụ nữ sau sinh [Trần Thị Minh Đức, Bùi Thị Hồng Thái & Ngô Xuân Điệp, 2016], nguồn lực từ gia đình và các tổ chức xã hội để giúp cải thiện và nâng

Trang 36

cao khả năng tự chăm sóc sức khỏe tâm thần của người cao tuổi [Hoàng Mộc Lan, Trịnh Thị Linh, 2019] Mô hình cha mẹ và con cái sống chung hoặc sống gần nhau như ở Việt Nam là điều kiện thuận lợi để người lớn tuổi nhận được sự giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần của con cháu [Lê Tiêu La, 2006]

Nhìn chung, các nghiên cứu đã chỉ ra những yếu tố nguồn lực tích cực như:

sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè, người thân, hệ thống chăm sóc sức khỏe, niềm tin tôn giáo và những nguồn lực khác Tuy nhiên, sự tác động của các yếu tố nguồn lực có khác nhau tùy thuộc vào điều kiện xã hội, sự phát triển y tế của từng quốc gia

1.4 Những nghiên cứu về vai trò của Công tác xã hội trong Y tế công cộng và chăm sóc sức khỏe ban đầu

Ở các quốc gia trên thế giới có lịch sử phát triển nghề CTXH từ lâu đời đều thừa nhận rằng: Các lĩnh vực CTXH và y tế công cộng là không thể tách rời, và không có ranh giới nào có thể ngăn cách chúng Công tác xã hội đan xen trong toàn

bộ kết cấu của phong trào y tế công cộng, và đã ảnh hưởng trực tiếp đến nó ở mọi thời điểm [Hopkins, 1926, dẫn theo Ruth và Marshall, 2017] Công tác xã hội Y tế công cộng đóng vai trò là cơ sở quan trọng cho một kỷ nguyên mới của công tác xã hội y tế theo hai cách quan trọng: thứ nhất, nó cung cấp kinh nghiệm trị giá cả thế

kỷ về cách kết hợp các phương pháp tiếp cận lâm sàng, trung gian và dân số để có tác động lớn hơn; thứ hai, nó đóng vai trò là cầu nối liên ngành giữa y tế công cộng

và CTXH [Ruth và Marshall, 2017]

Các vấn đề mà CTXHYTCC quan tâm thường là những vấn đề có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe chung của cộng đồng và mỗi cá nhân, bao gồm: HIV/AIDS, sử dụng chất gây nghiện, lạm dụng hay ngược đãi trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi, mang thai tuổi vị thành viên, các bệnh tật cấp tính và mãn tính, cá nhân có nguy cơ

về sức khỏe, người cao tuổi có nhu cầu CSSK [SPI, 2007; The Florida Department

of Health, n.d]; thất nghiệp, nghèo đói, vô gia cư, giáo dục kém phát triển, tội phạm [“Start a Public health Social worker”, n.d]; các vấn đề liên quan đến chuẩn bị và ứng phó với thiên tai, CSSK bà mẹ và trẻ em [SPI, 2007]

Các dịch vụ mà NVCTXHYTCC thường cung cấp được các tác giả ghi nhận bao gồm: Tư vấn cho người chăm sóc gia đình về cách chăm sóc và hỗ trợ người

Trang 37

bệnh trong gia đình; Cung cấp dịch vụ giáo dục và tư vấn cho bệnh nhân; Cung cấp dịch vụ chăm sóc và quản lý trường hợp nhằm thúc đẩy sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật, giải quyết các rào cản trong chăm sóc sức khỏe; giải quyết các bất bình đẳng và các vấn đề sức khỏe khác; Tư vấn các thành viên trong cộng đồng về nơi có thể tìm kiếm sức chăm sóc y tế và giới thiệu các dịch vụ hỗ trợ có liên quan; liên kết tài nguyên cộng đồng; Cùng địa phương vận động thành lập các phòng khám và tư vấn CSSK miễn phí hoặc giá cả phải chăng; Tham gia vào các chương trình chung trong hỗ trợ nâng cao sức khỏe cộng đồng [“Start a Public health Social worker”, n.d; SPI, 2007; The Florida Department of Health, n.d]

Trong giai đoạn hiện nay, khi đại dịch COVID-19 bùng phát ở khắp các quốc gia trên thế giới, CTXHYTCC lại tiếp tục phát huy chức năng và vai trò của mình trong việc hỗ trợ cộng đồng ứng phó dịch bệnh thông qua hàng loạt vai trò như: quản lý khủng hoảng, lập kế hoạch chăm sóc nâng cao, quản lý trường hợp, giải quyết vấn đề và phát triển chính sách liên quan đến việc giải quyết đại dịch COVID-19 [Bern-Klug và Beaulieu, 2020 ; Walter-McCabe, 2020; Kodom, 2022] Nhiệm vụ quan trọng của CTXH là trao quyền và giải phóng con người thông qua phát triển thay đổi xã hội, dựa trên các nguyên lý về quyền con người và công bằng

xã hội [Amadasun, 2020] Với những trách nhiệm này, Nhân viên CTXHYTCC có

vị trí tốt hơn để đảm nhận vai trò tuyến đầu nhằm trao quyền cho các cá nhân và cộng đồng bị ảnh hưởng bởi COVID-19 [Kodom, 2022]

CSSK ban đầu là một hợp phần trong CTXHYTCC Những nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra vai trò của CTXH trong hệ thống CSSK ban đầu CTXH có triết lý

và chuyên môn bổ sung cho CSSKBĐ và đóng góp cho việc chăm sóc bệnh nhân bằng cách đánh giá và can thiệp tâm lý - xã hội; cung cấp liệu pháp tâm lý và tư vấn khác; làm quản lý trường hợp; điều phối các hệ thống CSSK phức tạp; liên kết bệnh nhân với các nguồn lực cộng đồng và các bộ phận khác của hệ thống CSSK; giáo dục và đào tạo các nhà cung cấp dịch vụ khác về các khía cạnh tâm lý xã hội liên quan đến sức khỏe và bệnh tật [Lesser, 2000] Tỷ lệ mắc bệnh mãn tính ngày càng tăng cho thấy thậm chí nhiều người sẽ phải đối mặt với các vấn đề tâm lý - xã hội

và sức khỏe tâm thần phức tạp mà các chuyên gia CTXH có thể giải quyết

Trang 38

[Mitchell, 2008; Van Hook, 2003; dẫn theo Ashcroft và cộng sự, 2018] Xác định vị trí của CTXH là then chốt trong quá trình phân loại và xác định nguyên nhân khủng hoảng của bệnh nhân, từ đó có thể giúp sắp xếp lịch trình, loại bỏ các cuộc hẹn và giảm thời gian chờ đợi cho các lượt giới thiệu không cần thiết Việc đưa vào vai trò của CTXH và phạm vi thực hành rộng rãi trong các nhóm sức khỏe gia đình, đã tạo

ra một loạt các dịch vụ có sẵn cho CSSK ban đầu, giúp cải thiện kết quả sức khỏe của cá nhân và cộng đồng CTXH mang lại giá trị cho các nhóm chuyên môn này, đặc biệt là trong các lĩnh vực về sức khỏe tâm thần, bệnh mãn tính, nghiện chất và lão khoa Một số hoạt động mà NVCTXH tham gia bao gồm đánh giá tâm lý - xã hội, tư vấn và giới thiệu cộng đồng [Mitchell, 2008; Van Hook, 2003; dẫn theo Ashcroft và cộng sự, 2018]

Vai trò tiềm năng của Nhân viên CTXH là một phần trong các nhóm CSSK ban đầu liên ngành, nhằm giải quyết một loạt các rào cản tâm lý và xã hội đối với sức khỏe Các can thiệp CTXH nói chung để giải quyết các vấn đề như xác định rủi

ro sớm, điều trị đa thuốc, tái phát bệnh và quản lý bệnh đặc biệt là trong các nhóm dân cư dễ bị tổn thương Có ý kiến cho rằng CTXH trong CSSKBĐ có thể cải thiện kết quả y tế bằng cách giải quyết các khía cạnh tâm lý và xã hội của các bệnh mãn tính như ung thư, tăng huyết áp, bệnh truyền nhiễm và trầm cảm [McGregor, 2018] McGregor và cộng sự [2018] đã hệ thống lại một số nghiên cứu và can thiệp cho thấy lợi ích sức khỏe của CTXH CSSK cho người lớn có nhu cầu sức khỏe và

xã hội phức tạp Theo đó, các phương pháp can thiệp của CTXH rất đa dạng như: trị liệu giải quyết vấn đề, phỏng vấn tiểu sử và quản lý ca, kết nối bệnh nhân, tham vấn, biện hộ và tiếp cận cộng đồng, tham vấn hành vi rủi ro và quản lý trường hợp chủ động Những phương pháp này cũng ghi nhận kết quả tích cực lên các nhóm dễ

bị tổn thương khi tham gia hệ thống CSSKBĐ

Trong một nghiên cứu tổng thuật khác của Fraser và cộng sự [2018] cũng cho kết quả tương tự NVCTXH có ba vai trò chính trong nhóm liên ngành, bao gồm: chuyên gia sức khỏe hành vi, nhân viên quản lý ca và chuyên gia tham gia cộng đồng (1) Với vai trò là chuyên gia sức khỏe hành vi, nhân viên CTXH đã sử dụng

Trang 39

các công cụ đánh giá tiêu chuẩn hóa và hỗ trợ đánh giá chẩn đoán ban đầu Họ đề nghị một kế hoạch chăm sóc sức khỏe hành vi cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc ban đầu và chuyển thông tin đến các thành viên khác trong nhóm điều trị Trong vai trò này, NVCTXH thường tiến hành các can thiệp ngắn về sức khỏe tâm thần với bệnh nhân hoặc chuyển bệnh nhân đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần đặc biệt trong cộng đồng Các can thiệp ngắn được mô tả trong các nghiên cứu bao gồm trị liệu nhận thức hành vi, trị liệu giải quyết vấn đề và phỏng vấn tạo động lực [Ell và cộng sự, 2008; Roy-Byrne và cộng sự, 2010; Safren và cộng sự, 2013; dẫn theo Fraser, 2018] (2) Với vai trò là người quản lý ca, NVCTXH thường được giao trách nhiệm quản lý chăm sóc khi khu phố, gia đình hoặc các yếu tố xã hội khác được dự báo sẽ can thiệp vào việc hoàn thành kế hoạch chăm sóc NVCTXH đã sử dụng các đánh giá tiêu chuẩn và chức năng để đánh giá bệnh nhân tham gia điều trị và để xác định các trở ngại liên quan đến tuân thủ điều trị Họ tạo điều kiện giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm chăm sóc cũng như giữa các thành viên trong nhóm với bệnh nhân và/hoặc người chăm sóc [Counsell và cộng sự, 2007; Engelhardt và cộng sự 2006; Farmer và cộng sự, 2011; Kwong và cộng sự, 2013; dẫn theo Fraser, 2018] (3) Trong vai trò là chuyên gia tham gia cộng đồng, kết hợp với vai trò quản lý ca, NVCTXH thường giúp bệnh nhân kết nối các hệ thống dịch vụ xã hội và giải quyết các vấn đề cụ thể, chẳng hạn như tìm kiếm nhà ở giá rẻ Tuy nhiên vai trò này ít được các nghiên cứu nhắc đến [Béland et al., 2006; dẫn theo Fraser, 2018] Các phát hiện cho thấy, so với các dịch vụ thông thường, dịch vụ chăm sóc ban đầu được cung cấp bởi các nhóm chuyên gia liên ngành, bao gồm NVCTXH cải thiện đáng kể sức khỏe hành vi và chăm sóc bệnh nhân

Tuy nhiên, cũng có những rào cản nhất định đối với việc thực hiện vai trò của NVCTXH trong CSSKBĐ Chẳng hạn, khảo sát định tính của Ashcroft và cộng sự [2018] về vai trò của CTXH trong CSSKBĐ được tiến hành trên 128 NVCTXH trong các Nhóm Sức khỏe gia đình ở Ontario Kết quả cho thấy 83% số người được hỏi đều có bằng thạc sĩ CTXH; 73% số người được hỏi giữ chức danh NVCTXH bao gồm: NVCTXH lâm sàng, NVCTXH giảm nhẹ và NVCTXH sức khỏe tâm

Trang 40

thần; 23% số người được hỏi giữ chức danh nhân viên tham vấn sức khỏe tâm thần, nhà trị liệu sức khỏe tâm thần, hoặc nhân viên sức khỏe tâm thần Tuy nhiên chỉ 76% số người được hỏi cảm thấy rằng họ có thể làm việc trong phạm vi thực hành đầy đủ của họ; 24% người cho rằng họ không thể làm việc trong phạm vi thực hành đầy đủ của họ, các lĩnh vực thực hành phổ biến nhất nhưng lại không thể thực hành bao gồm trị liệu gia đình, làm việc nhóm, tư vấn dài hạn, phát triển cộng đồng và các hoạt động cộng tác, quản lý trường hợp và phương thức trị liệu chuyên ngành Ngược lại, họ lại thực hiện những công việc vượt qua ranh giới chuyên môn như phân phối thuốc và đọc kết quả xét nghiệm Những người được hỏi nói rằng các rào cản chính ngăn họ thực hành trong phạm vi đầy đủ của họ là những hạn chế về thời gian do danh sách chờ đợi lâu và nhu cầu dịch vụ cao, thiếu nguồn lực, chính sách

tổ chức, đào tạo không đầy đủ, hiểu biết hạn chế của các đồng nghiệp CSSK khác

về vai trò của NVCTXH

Nhìn chung, các nghiên cứu đều khẳng định tầm quan trọng về vai trò của

CTXH trong hệ thống CSSK ban đầu Những hiệu quả tích cực mang lại cho hoạt động của nhóm liên ngành khi có sự tham gia của NVCTXH cũng được khẳng định qua các nghiên cứu Đồng thời, các nghiên cứu cũng chỉ ra những rào cản nhất định đối với việc NVCTXH khi thực hiện vai trò của mình

Tiểu kết chương 1

Từ kết quả tổng thuật các nghiên cứu trên, có thể thấy các nghiên cứu trên chủ

yếu tập trung vào những nội dung chính sau đây:

(1) Nhận thức và hành vi tự chăm sóc của các nhóm khách thể (phụ nữ trung niên, người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính) Tuy nhiên cách tiếp cận triển khai

có sự khác nhau Có tác giả tìm phân tích về các hành vi các cá nhân lựa chọn thực hành; tác giả khác lại tiếp cận dựa trên tiến trình mỗi cá nhân tự nhận thức và thay đổi hành vi trong việc TCSSK của họ… Các nghiên cứu đều ghi nhận sự tác động của các đặc điểm nhân khẩu xã hội đến hoạt động TCSSK của mỗi cá nhân

(2) Những yếu tố rào cản đối với TCSSK được các nghiên cứu phân tích khá

đa dạng, tùy thuộc vào các nhóm khách thể khác nhau Những rào cản thường gặp ở các nhóm bao gồm: hạn chế về nhận thức, thiếu thông tin, thiếu thời gian, thiếu tài

Ngày đăng: 19/10/2024, 22:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Đặc điểm mẫu khách thể nghiên cứu - Tự chăm sóc sức khỏe Ở phụ nữ tuổi trung niên tiếp cận công tác xã hội  nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội và tỉnh quảng ninh
Bảng 2.1. Đặc điểm mẫu khách thể nghiên cứu (Trang 83)
Bảng 2.2. Nội hàm thang đo MSCS - Tự chăm sóc sức khỏe Ở phụ nữ tuổi trung niên tiếp cận công tác xã hội  nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội và tỉnh quảng ninh
Bảng 2.2. Nội hàm thang đo MSCS (Trang 85)
Bảng 3.6. Mức độ thực hiện các biện pháp để tự kiểm soát sức khỏe thể chất - Tự chăm sóc sức khỏe Ở phụ nữ tuổi trung niên tiếp cận công tác xã hội  nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội và tỉnh quảng ninh
Bảng 3.6. Mức độ thực hiện các biện pháp để tự kiểm soát sức khỏe thể chất (Trang 103)
Bảng 3.10. Các hoạt động thực hành tự chăm sóc sức khỏe tinh thần của phụ nữ - Tự chăm sóc sức khỏe Ở phụ nữ tuổi trung niên tiếp cận công tác xã hội  nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội và tỉnh quảng ninh
Bảng 3.10. Các hoạt động thực hành tự chăm sóc sức khỏe tinh thần của phụ nữ (Trang 116)
Bảng 3.11. So sánh các hoạt động chăm sóc sức khoẻ tinh thần ở các nhóm - Tự chăm sóc sức khỏe Ở phụ nữ tuổi trung niên tiếp cận công tác xã hội  nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội và tỉnh quảng ninh
Bảng 3.11. So sánh các hoạt động chăm sóc sức khoẻ tinh thần ở các nhóm (Trang 120)
Bảng 3.14. Mối liên hệ giữa hoạt động tự chăm sóc sức khoẻ xã hội với đặc điểm - Tự chăm sóc sức khỏe Ở phụ nữ tuổi trung niên tiếp cận công tác xã hội  nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội và tỉnh quảng ninh
Bảng 3.14. Mối liên hệ giữa hoạt động tự chăm sóc sức khoẻ xã hội với đặc điểm (Trang 126)
Bảng 4.4. Đánh giá của phụ nữ tuổi trung niên về các rào cản về dịch vụ, - Tự chăm sóc sức khỏe Ở phụ nữ tuổi trung niên tiếp cận công tác xã hội  nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội và tỉnh quảng ninh
Bảng 4.4. Đánh giá của phụ nữ tuổi trung niên về các rào cản về dịch vụ, (Trang 136)
Bảng 4.5. So sánh các nhóm rào cản giữa các nhóm phụ nữ tuổi trung niên - Tự chăm sóc sức khỏe Ở phụ nữ tuổi trung niên tiếp cận công tác xã hội  nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội và tỉnh quảng ninh
Bảng 4.5. So sánh các nhóm rào cản giữa các nhóm phụ nữ tuổi trung niên (Trang 138)
Bảng 4.7. Mô hình hồi quy dự báo ảnh hưởng của các rào cản đến hoạt động tự - Tự chăm sóc sức khỏe Ở phụ nữ tuổi trung niên tiếp cận công tác xã hội  nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội và tỉnh quảng ninh
Bảng 4.7. Mô hình hồi quy dự báo ảnh hưởng của các rào cản đến hoạt động tự (Trang 144)
Bảng 4.8. Mối quan hệ giữa các nhóm rào cản và cách thức xử lý khi đau ốm - Tự chăm sóc sức khỏe Ở phụ nữ tuổi trung niên tiếp cận công tác xã hội  nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội và tỉnh quảng ninh
Bảng 4.8. Mối quan hệ giữa các nhóm rào cản và cách thức xử lý khi đau ốm (Trang 147)
Bảng 4.9. Mối quan hệ giữa các nhóm rào cản và cách thức xử lý khi có vấn đề - Tự chăm sóc sức khỏe Ở phụ nữ tuổi trung niên tiếp cận công tác xã hội  nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội và tỉnh quảng ninh
Bảng 4.9. Mối quan hệ giữa các nhóm rào cản và cách thức xử lý khi có vấn đề (Trang 149)
Bảng 4.11. Đánh giá của phụ nữ tuổi trung niên về các nguồn lực trung mô và - Tự chăm sóc sức khỏe Ở phụ nữ tuổi trung niên tiếp cận công tác xã hội  nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội và tỉnh quảng ninh
Bảng 4.11. Đánh giá của phụ nữ tuổi trung niên về các nguồn lực trung mô và (Trang 153)
Bảng 4.13. Đánh giá của phụ nữ tuổi trung niên về các nguồn lực vĩ mô và - Tự chăm sóc sức khỏe Ở phụ nữ tuổi trung niên tiếp cận công tác xã hội  nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội và tỉnh quảng ninh
Bảng 4.13. Đánh giá của phụ nữ tuổi trung niên về các nguồn lực vĩ mô và (Trang 156)
Bảng 4.14. So sánh nguồn lực hỗ trợ giữa các nhóm phụ nữ tuổi trung niên - Tự chăm sóc sức khỏe Ở phụ nữ tuổi trung niên tiếp cận công tác xã hội  nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội và tỉnh quảng ninh
Bảng 4.14. So sánh nguồn lực hỗ trợ giữa các nhóm phụ nữ tuổi trung niên (Trang 158)
Bảng 4.16. Mô hình hồi quy dự báo ảnh hưởng của các nguồn lực đến hoạt động - Tự chăm sóc sức khỏe Ở phụ nữ tuổi trung niên tiếp cận công tác xã hội  nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội và tỉnh quảng ninh
Bảng 4.16. Mô hình hồi quy dự báo ảnh hưởng của các nguồn lực đến hoạt động (Trang 162)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w