1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên Cứu Thực Trạng Quản Lý Chuyển Đất Rừng Phòng Hộ, Đất Rừng Đặc Dụng Sang Mục Đích Khác Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Ninh.pdf

89 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu thực trạng quản lý chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Tác giả Đào Thái Phương
Người hướng dẫn TS. Phạm Thị Phin
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Khoa học Tự nhiên
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ninh, các cán bộ địa phương đã cung cấp dữ liệu, tư vấn chuyên môn để tô

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

- -

ĐÀO THÁI PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHUYỂN ĐẤT RỪNG PHÒNG

HỘ, ĐẤT RỪNG ĐẶC DỤNG SANG MỤC ĐÍCH KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội, 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

- -

ĐÀO THÁI PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHUYỂN ĐẤT RỪNG PHÒNG

HỘ, ĐẤT RỪNG ĐẶC DỤNG SANG MỤC ĐÍCH KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC P

han Tấn VũChuyên ngành : Quản lý đất đai

Mã số : 8850103.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS PHẠM THỊ PHIN

Hà Nội, 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài “Nghiên cứu thực trạng quản lý chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” là công

trình do chính tác giả tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện

Những nội dung, ý tưởng của các tác giả khác trong các tài liệu tham khảo đều được trích dẫn đầy đủ theo đúng quy định

Tác giả chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính trung thực của Luận văn Tác giả

Đào Thái Phương

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được luận văn thạc sĩ này, tôi xin cảm ơn giảng viên hướng dẫn của tôi, TS Phạm Thị Phin Người đã định hướng, trực tiếp định hướng nghiên cứu, hướng dẫn cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo đã tận tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích, phục vụ cho công việc chuyên môn của học viên

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ninh, các cán bộ địa phương đã cung cấp dữ liệu, tư vấn chuyên môn để tôi hoàn thành bản luận văn này

Luận văn được hố trợ một phần dữ liệu từ đề tài nghiên cứu khoa học cấp

Bộ Tài nguyên và Môi trường “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách đất đai về chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác”, mã số: TNMT.2020.01.02

Sau cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn bên cạnh ủng hộ, động viên tôi trong cuộc sống cũng như trong thời gian hoàn thành luận văn thạc sĩ

Trang 5

MỤC LỤC

Mở đầu 1

1 Tính cấp thiết của đề tài luận văn 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

Chương 1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 4

1.1 Cơ sở khoa học về chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác 4

1.1.1 Một số khái niệm có liên quan 4

1.1.2 Nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất 6

1.1.2.1 Đáp ứng nhu cầu đô thị hóa 6

1.1.2.2 Đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội 7

1.1.2.3 Đáp ứng nhu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng đất 8

1.1.2.4 Đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các đối tượng sử dụng, các ngành, lĩnh vực 8

1.1.3 Những tác động của chuyển đổi mục đích sử dụng đất đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường 9

1.1.3.1 Những tác động tích cực của chuyển đổi mục đích sử dụng đất đến phát triển kinh tế, xã hội và môi trường 9

1.1.3.2 Những tác động tiêu cực của chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng đến môi trường sinh thái 10

1.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác 11

1.1.4.1 Nhóm các yếu tố về điều kiện tự nhiên 12

1.1.4.2 Nhóm các yếu tố kinh tế 13

1.1.4.3 Nhóm các yếu tố về xã hội - môi trường 15

1.2 Nội dung pháp lý về chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác 17

1.2.1 Các văn bản pháp lý có liên quan 17

Trang 6

Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý đất đai 17

1.2.2 Một số quy định pháp lý hiện hành về chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác 18

1.2.3 Trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng 19

1.2.3.1 Trình tự, thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để thực hiện dự án đầu tư được quy định như sau: 19

1.2.3.2 Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận việc chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng để thực hiện dự án 20

1.2.4 Quy định của pháp luật về xử lý vi phạm do chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác trái quy định của pháp luật 21

1.2.4.1 Thu hồi đất sử dụng không đúng mục đích 21

1.2.4.2 Quy định của pháp luật về xử phạt hành chính do chuyển đất rừng phòng hộ, đât rừng đặc dụng sang mục đích khác trái pháp luật 22

1.3 Cơ sở thực tiễn về quản lý chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác 23

1.3.1 Kinh nghiệm quốc tế về quản lý chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác 23

1.3.2 Khái quát tình hình chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác ở Việt Nam 25

Chương 2 Đánh giá thực trạng quản lý chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 25

2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh 25

2.1.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Ninh 25

2.1.2 Điều kiện kinh tế – xã hội: 27

2.2 Khái quát tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 28

2.2.1 Khái quát công tác quản lý đất đai 28

2.2.2 Hiện trạng và biến động sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ninh 30

2.2.2.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2020 30

2.2.2.2 Biến động đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014 - 2020 35

Trang 7

2.3 Thực trạng chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác

trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 36

2.3.1 Thực trạng chuyển đất rừng phòng hộ sang mục đích khác 36

2.3.2 Thực trạng chuyển đất rừng đặc dụng sang mục đích khác 38

2.3.3 Một số dự án chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác giai đoạn từ 01/01/2016 đến 31/5/2021 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 39

2.3.4 Phát triển rừng tại tỉnh Quảng Ninh 46

2.3.5 Thực trạng đo đạc, lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính phục vụ quản lý chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác 49

2.4 Xây dựng bản đồ biến động đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng giai đoạn 2014 – 2019 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 50

2.5 Đánh giá thực trạng quản lý chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 51

2.6 Những kết quả đạt được, tồn tại hạn chế và nguyên nhân về quản lý chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 62

2.6.1 Những kết quả đạt được 62

2.6.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 62

Chương 3 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 65

3.1 Giải pháp về hoàn thiện chính sách, pháp luật 65

3.2 Các giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả quản lý chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 69

Kết luận và kiến nghị 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

PHỤ LỤC 77

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Diện tích và cơ cấu đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2020 30Bảng 2: Cơ cấu diện tích đất lâm nghiệp phân theo đối tượng sử dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2020 33Bảng 3: Diện tích và cơ cấu đất lâm nghiệp phân theo đối tượng quản lý trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2020 34Bảng 4: Biến động diện tích đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng giai đoạn 2014 -

2019 35Bảng 5: Chuyển mục đích sử dụng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng sang mục đích khác giai đoạn từ 01/01/2016 đến 31/5/2021 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 40Bảng 6: Tình hình phát triển rừng của huyện, thị xã, thành phố giai đoạn từ

01/01/2016 đến 31/5/2021 47Bảng 7: Đánh giá sự phù hợp của pháp luật đất đai về căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng 52Bảng 8: Đánh giá sự phù hợp của pháp luật đất đai về điều kiện cho phép chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để thực hiện dự án đầu tư 52Bảng 9: Đánh giá sự phù hợp của pháp luật đất đai về giao đất, cho thuê đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng 53Bảng 10: Đánh giá sự phù hợp của pháp luật đất đai về xử phạt người sử dụng đất

tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác 53Bảng 11: Đánh giá sự phù hợp của pháp luật đất đai về quy trách nhiệm cán bộ quản lý việc chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác 54Bảng 12: Đánh giá sự phù hợp của pháp luật đất đai về chế độ khen thưởng và xử lý

kỷ luật cán bộ trong việc quản lý chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác 54Bảng 13: Đánh giá về sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa Luật đất đai và các Luật khác

có liên quan 55Bảng 14: So sánh giữa phân loại ĐRPH, ĐRĐD với phân loại RPH, RĐD 56Bảng 15: So sánh nội dung quy hoạch SDĐ của LĐĐ năm 2013 với các Bộ luật khác có hiên quan 60

Trang 9

Bảng 16: Đánh giá về chất lượng bản đồ và hồ sơ địa chính phục vụ quản lý chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác 60Bảng 17: Đánh giá về thủ tục hành chính thực hiện chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác 61

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 Cơ cấu diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Quảng Ninh 31Hình 2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng phân theo loại rừng năm 2020 32Hình 3: Bản đồ biến động sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng giai đoạn 2014 – 2019 tỉnh Quảng Ninh 51

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài luận văn

Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng có vai trò quan trọng hàng đầu trong bảo

vệ môi trường, phòng chống thiên tai, bảo tồn đa dạng sinh học Tổng lượng hấp thụ dự trữ cácbon của rừng trên toàn thế giới, trong đất và thảm thực vật là khoảng 830 PgC, trong đó cácbon trong đất lớn hơn 1,5 lần cácbon dự trữ trong thảm thực vật [34] Theo ước tính, hoạt động trồng rừng và tái trồng rừng trên thế giới có tỷ lệ hấp thụ CO2 ở sinh khối trên mặt đất và dưới mặt đất là 0.4-1.2 tấn ha-1 năm-1 ở vùng cực bắc, 1.5-4.5 tấn ha-1 năm-1 ở vùng ôn đới, và 4-8 tấn ha-1 năm-1 ở các vùng nhiệt đới (Dixon

et al., 1994 [36, 42, 46]

Diện tích đất có rừng trên thế giới bị giảm sút nghiêm trọng: 5,5 tỉ ha, chiếm 52% tổng diện tích đất có thể sinh sống (habitable land) vào năm 1700; 4 tỉ ha, chiếm 38% tổng diện tích đất có thể sinh sống (habitable land) vào năm 2018 [35] Nguyên nhân mất diện tích đất rừng do chuyển sang đất sản xuất nông nghiệp (crop), đất đồng

cỏ (grazing); đặc biệt từ năm 1950 đến nay, đất rừng được chuyển sang đất đô thị và đất xây (urban and built-up land) dựng ngày càng nhiều [35]

Chính sách, pháp luật đất đai có tác động lớn đến chuyển đất rừng sang các mục đích sử dụng đất khác Ở Tanzania tồn tại ba hình thức sở hữu đất đai (sở hữu nhà nước,

sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân), nhưng sở hữu về rừng chưa thật rõ ràng, điều này có liên quan lớn đến tình trạng mất rừng [47] Tại Sabah, Borneo thuộc Malaysia, chính sách cấp phép thương mại cho diện tích lớn đất rừng, kể cả rừng nguyên sinh, phục vụ sản xuất gỗ, đã làm cho tình trạng mất rừng và suy thoái rừng ở mức nghiêm trọng [39] Chính sách khai thác và độc canh cây rừng trong thế kỷ 21 của Trung Quốc đã dẫn đến hậu quả suy thoái và mất rừng; sau đó quy hoạch sử dụng đất được lập, bắt buộc chuyển đổi đất nông nghiệp ven biên sang rừng, tái định cư và giữ lại cư dân trong rừng; kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đã mang lại hiệu quả phát triển rừng bền vững [45]

Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam có toạ độ địa lý khoảng 106o26' đến 108o31' kinh độ đông và từ 20o40' đến 21o40' vĩ độ bắc Là tỉnh ven biển, trong những năm qua, Quảng Ninh đã phải chịu hậu quả nặng nề do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH) như: Diễn biến thời tiết bất thường, tình trạng nắng nóng kéo dài, ngập lụt Hiện tượng bất thường trên cũng đã làm ảnh hưởng đến môi trường sống, hoạt động sản xuất nói chung và cộng đồng cư dân ven biển nói riêng Theo

Trang 11

nghiên cứu của cơ quan khí tượng, thủy văn quốc gia và địa phương, những năm gần đây, khí hậu ở Quảng Ninh đã có những dấu hiệu khác thường Nhiệt độ trung bình mỗi năm trên địa bàn tỉnh đã tăng khoảng 0,1 độ C, nắng nóng có xu hướng xuất hiện sớm

và kết thúc muộn Số đợt nắng nóng nhiều hơn, xảy ra cục bộ và diễn biến phức tạp Số ngày nóng gay gắt cũng nhiều hơn Diễn biến mưa cũng phức tạp hơn, xuất hiện nhiều trận mưa lớn bất thường kèm theo mưa đá đã có ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống nhân dân và các lĩnh vực kinh tế của tỉnh Hiện tượng sạt lở đất sau các trận mưa lớn đã từng xảy ra tại Hạ Long, Bình Liêu gây thiệt hại về nhà cửa, công trình giao thông và cả về con người

Theo kết quả thống kê năm 2020, Việt Nam có 5.111.918 ha ĐRPH, 2.294.090

ha ĐRĐD; chiếm 48,15% tổng diện tích đất nông nghiệp, 22,35% tổng diện tích đất tự nhiên [32] Tỉnh Quảng Ninh có 149.250 ha đất ĐRPH, ĐRĐD; chiếm 37,45% tổng diện tích đất lâm nghiệp, 24,04% tổng diện tích đất tự nhiên [31] Mặc dù là tỉnh có quy

mô trung bình, diện tích đất lâm nghiệp chiếm đến 64,2%, nhưng tỉnh có nhiều thành phố trực thuộc nhất cả nước (4 thành phố) Trong 6 năm gần đây, tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế liên tục trên 10%, thuộc nhóm các tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế cao Điều này làm cho ĐRPH bị chuyển sang mục đích khác khá nhiều Quảng Ninh chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, mực nước biển sẽ dâng thêm 73,7 cm vào năm

2100 [28] Tỉnh có nhiều khu bảo tồn lớn, có giá trị đa dạng sinh học cao như: khu bảo tồn Đồng Sơn – Kỳ Thượng; vườn quốc gia Bái Tử Long… Vì vậy, quản lý, bảo vệ, hạn chế làm mất ĐRPH, ĐRĐD luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của chính quyền địa phương Vì những lý do trên, “Nghiên cứu thực trạng quản lý chuyển đất rừng phòng

hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” có tính cấp thiết cao

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu làm rõ thực trạng quản lý chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác, tìm ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác trên địa bàn nghiên cứu

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu tổng quan cơ sở khoa học, nội dung pháp lý và cơ sở thực tiễn về chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác

- Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp và sơ cấp phục vụ cho mục đích nghiên cứu:

Số liệu thứ cấp: Số liệu về thực trạng quản lý chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng (giao đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng; chuyển mục đích sử dụng đất rừng

Trang 12

phòng hộ, rừng đặc dụng; thống kê, kiểm kê đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về quản lý và sử dụng đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng ) Số liệu sơ cấp: tham vấn ý kiến của các nhà quản lý tại địa phương

- Đánh giá thực trạng, phân tích tình hình quản lý chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Thu thập tài liệu, số liệu có sẵn phục

vụ cho mục đích nghiên cứu như: số liệu về giao đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; thống kê, kiểm kê đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng…

- Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp: Tham vấn 20 cán bộ quản lý của địa

phương Tiêu chí lựa chọn nhà quản lý để xin ý kiếm tham vấn: Công việc và vị trí việc làm thường xuyên phải thực thi chính sách, pháp luật có liên quan đến chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác, với góc độ của nhà quản lý địa phương phải báo cáo đề xuất hoàn thiện chính sách, pháp luật lên cấp có thẩm quyền Số lượng,

cơ quan công tác và vị trí việc làm của các cán bộ xin tham vấn như sau: 10 cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, 5 cán bộ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ninh, 5 cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hạ Long Thành phố Hạ Long có tốc độ phát triển cao nhất tỉnh Quảng Ninh, yêu cầu về đô thị hóa, phát triển

du lịch… là nguyên nhân nhiều diện tích đất rừng phòng hộ bị chuyển sang mục đích khác Vì vậy, đề tài đã chọn 5 cán bộ làm việc tại Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hạ Long để xin tham vấn

- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Hệ thống hóa, xử lý có chọn lọc tài liệu,

thông tin đã thu thập cho phù hợp với mục đích nghiên cứu từ đó tìm ra mối liên hệ giữa chúng Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp, xử lý số liệu điều tra thu thập được

- Phương pháp GIS và bản đồ: Để phản ánh đúng không gian diện tích các loại

đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng chuyển sang mục đích khác và diện tích các loại

Trang 13

đất khác chuyển sang đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đề tài đã thực hiện chuẩn hóa các bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 và 2019 của tỉnh Quảng Ninh Sử dụng phần mềm Arc GIS để chồng xếp bản đồ hiện trạng năm 2014 và bản đồ hiện trạng năm

2019 Kết quả chồng xếp, xây dựng được bản đồ biến động đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014 – 2019, tỉ lệ 1/100.000

- Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp:

Từ số liệu, tài liệu thu thập được, phân tích, đánh giá làm rõ thực trạng quản lý chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác tại khu vực nghiên cứu Từ đó đưa ra những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác này trên địa bàn nghiên cứu

6 Cấu trúc Luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Thực trạng quản lý chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Trang 14

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở khoa học về chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác

1.1.1 Một số khái niệm có liên quan

Đất rừng phòng hộ: Là đất đang có rừng và đất đang được sử dụng để phát triển

rừng cho mục đích chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở,

lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng Đất rừng phòng hộ bao gồm: đất có rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, đất có rừng phòng hộ là rừng trồng và đất đang được sử dụng để bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ [1]

Đất rừng đặc dụng: Là đất đang có rừng và đất đang được sử dụng để phát triển

rừng cho mục đích chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; cung ứng dịch vụ môi trường rừng (như vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài - sinh cảnh; khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; rừng tín ngưỡng; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn thực vật quốc gia; rừng giống quốc gia) Đất rừng đặc dụng bao gồm: đất có rừng đặc dụng là rừng tự nhiên, đất có rừng đặc dụng là rừng trồng và đất đang được sử dụng để bảo vệ, phát triển rừng đặc dụng [1]

Chuyển mục đích sử dụng đất:

Việc chuyển mục đích sử dụng đất đã được đề cập từ Luật đất đai năm 1987 và tiếp tục được ghi nhận trong Luật đất đai năm 1993, Luật đất đai năm 2003, và đã được Luật đất đai năm 2013 tiếp tục kế thừa và phát huy các quy định này Tuy nhiên, Luật đất đai năm 1987 chỉ đề cập đến chuyển mục đích sử dụng đất gián tiếp qua quy định tại Điều 12 về việc quyết định giao đất phải quyết định vào kế hoạch hàng năm chuyển loại đất từ mục đích sử dụng này sang mục đích sử dụng khác đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt theo quy định tại Điều 13 Luật đất đai năm 1987 mà chưa

có một quy định riêng nào về khái niệm chuyển mục đích sử dụng đất [12] Luật đất đai năm 1993 cũng chưa đưa ra khái niệm về chuyển mục đích sử dụng đất mà chỉ quy định rất sơ sài và gián tiếp về chuyển mục đích sử dụng đất thông qua quy định về thẩm quyền giao đất để sử dụng vào mục đích không phải là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp

Trang 15

tại Điều 23, quy định tại Điều 33 về việc người sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi cơ quan nhà nước cho phép thay đổi mục đích sử dụng đất

mà chưa đăng ký [13] Luật sửa đổi, bổ sung năm 2001 quy định bổ sung Điều 24a, 24b

về các trường hợp cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng cũng chưa đưa ra khái niệm nào về chuyển mục đích sử dụng đất Trong Luật đất đai năm

2003 cũng chưa có một khái niệm chính thức về chuyển mục đích sử dụng đất [14] Tại quy định mới nhất hiện hành là Luật đất đai năm 2013 cũng không đưa ra một khái niệm cụ thể về chuyển mục đích sử dụng đất mà chỉ đề cập đến các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất và một số trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì người sử dụng đất mới được chuyển mục đích sử dụng đất [15]

Có thể hiểu, chuyển mục đích sử dụng đất là sự thay đổi về mục đích sử dụng đất

so với loại đất ban đầu bằng quyết định hành chính trong trường hợp chuyển mục đích

sử dụng đất phải xin phép hoặc việc đăng ký biến động đất đai trong trường hợp không phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

Việc chuyển mục đích sử dụng đất có thể do yêu cầu phát triển của các ngành kinh

tế hoặc các nhu cầu phát triển đô thị và văn hóa xã hội

Theo quy định của Luật đất đai hiện hành, chuyển mục đích sử dụng đất là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hành chính cho phép chuyển mục đích sử dụng đất với những diện tích đất cụ thể từ mục đích này sang mục đích khác Như vậy, chuyển mục đích sử dụng đất là hoạt động mang tính điều chỉnh về đất đai Hoạt động này được thực hiện khi tình hình kinh tế, xã hội có sự biến đổi làm nhu cầu sử dụng đất

có sự biến động

Khác với hình thức giao đất và cho thuê đất, Nhà nước căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được phê duyệt mà cho phép người sử dụng đất được chuyển sang sử dụng vào mục đích khác ngay trên diện tích đất mà họ đang sử dụng Nhà nước không phải thu hồi rồi giao lại mà chỉ cần cho phép người sử dụng được thực hiện nghĩa

vụ tài chính và công nhận cho họ được chuyển sang sử dụng vào mục đích khác Như vậy, chuyển mục đích sử dụng đất là hành vi do người sử dụng đất thực hiện

Tuy vậy, trên thực tế việc chuyển mục đích sử dụng đất từ loại đất này sang loại đất khác, không chỉ người sử dụng có nhu cầu chuyển đổi Nhà nước có thể thu hồi đất

để chuyển sang mục đích khác vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế xã hội

Trang 16

1.1.2 Nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất

1.1.2.1 Đáp ứng nhu cầu đô thị hóa

- Đô thị hóa có vai trò rất lớn trong phát triển kinh tế, xã hội:

+ Góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động

+ Thay đổi sự phân bố dân cư

+ Các đô thị: Là nơi tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động; Là nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng; Là nơi sử dụng lực lượng lao động có chất lượng cao, cơ sở kĩ thuật hạ tầng hiện đại, có sức hút đầu tư mạnh trong nước và nước ngoài

- Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển đô thị Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chỉ đạo mở rộng và mở mới các khu đô thị Mục tiêu đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, đến năm 2025, tỉ lệ đô thị hóa khoảng 45% [9] Chiến lược phát triển đô thị Việt Nam giai đoạn 2021-2030 đặt mục tiêu tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt từ 50-52%, với ít nhất ba đô thị đạt chuẩn đô thị quốc tế [8]

Theo đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 -

2025 và định hướng đến năm 2030 Mục tiêu phát triển đô thị thông minh bền vững ở Việt Nam hướng tới tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, khai thác, phát huy các tiềm năng, lợi thế, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực Định hướng đến năm 2030, hoàn thành thí điểm giai đoạn 1, từng bước triển khai nhân rộng theo lĩnh vực, khu vực, hình thành mạng lưới liên kết các đô thị thông minh, có khả năng lan tỏa; hình thành các chuỗi đô thị thông minh khu vực phía Bắc, miền Trung, phía Nam và đồng bằng sông Cửu Long [26]

- Điều hiển nhiên rằng, để phát triển đô thị, đất đai cần chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông thôn lên thành thị, từ đất nông nghiệp và chưa sử dụng thành đất phi nông nghiệp để xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội…

1.1.2.2 Đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức 13 của Đảng đã xác định mục tiêu: Đến năm

2025, nước ta là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; Đến năm 2030, Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; Đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao [9]

Định hướng các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025: (1) Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm đạt khoảng 6,5 - 7%/năm Đến năm 2025, tỉ lệ đô thị hóa khoảng 45%; tỉ trọng công nghiệp chế biến,

Trang 17

chế tạo trong GDP đạt trên 25%; kinh tế số đạt khoảng 20% GDP (2) Về xã hội: Đến năm 2025, tỉ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khoảng 25% (3)

Về môi trường: Đến năm 2025, tỉ lệ sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh của dân cư thành thị là 95 - 100%, nông thôn là 93 - 95%; tỉ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 90%; tỉ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường là 92%;

tỉ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 100%; giữ tỉ lệ che phủ rừng ổn định 42% [9]

Bất kỳ một ngành sản xuất nào cũng cần đến đất đai, trong nông nghiệp đất đai

là tư liệu sản xuất không thể thay thế Trong công nghiệp và dịch vụ, đất đai là mặt bằng

để sản xuất kinh doanh Vì vậy, để đạt được các mục tiêu và định hướng các chỉ tiêu cụ thể ở trên, cần quy hoạch phân bổ đất đai vào các ngành sản xuất hợp lý Đất đai là tài nguyên có giới hạn về diện tích, cố định về vị trí, chúng ta chỉ có thể khai hoang phục hóa, lấn biển để mở rộng diện tích sản xuất, đồng thời chuyển mục đích sử dụng từ loại này sang loại khác để đáp ứng yêu cầu sử dụng đất của từng ngành, từng lĩnh vực

1.1.2.3 Đáp ứng nhu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng đất

Theo chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Quản lý đất đai “Xây dựng chiến lược sử dụng đất cấp quốc gia có tầm nhìn dài hạn đến năm 2045”, mục tiêu của chiến lược nhằm đáp ứng đòi hỏi, yêu cầu phát triển của đất nước, nhất là việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất đến năm 2045

Theo đó, mục tiêu cụ thể của nhiệm vụ là: tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên đất nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2045; Phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, lãnh thổ và các ngành, lĩnh vực sử dụng đất đảm bảo tính liên kết, phát triển hài hòa, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tiêu cực từ thiên tai và đa dạng sinh học Chiến lược này sẽ tạo nền tảng cơ sở lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh; phát huy nguồn lực đất đai, tăng giá trị kinh tế, tài chính đất đai đem lại hiệu quả sử dụng đất cao nhất

Để đáp ứng được mục tiêu của chiến lược sử dụng đất quốc gia, cần thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất: Khai hoang, phục hóa, đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng; diện tích đất đã được giao cho các đối tượng sử dụng quản lý, nếu không hiệu quả, để lãng phí sẽ thu hồi và có thể chuyển sang mục đích sử dụng khác có hiệu quả cao hơn; đánh giá tiềm năng đất đai để xác định các loại hình sử dụng đất bền vững, nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phân tích hiện trạng sử dụng đất và điều

Trang 18

kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội để chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nhằm đem lại hiệu quả cao hơn

Như vậy, có thể nói rằng, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho phù hợp hơn với tiềm năng đất đai, phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế, xã hội, hạn chế tình trạng lãng phí đất đai, để đem lại hiệu quả cao hơn là việc làm thường xuyên

1.1.2.4 Đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các đối tượng sử dụng, các ngành, lĩnh vực

Đại hội XII của Đảng khẳng định: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật” Vì vậy, có rất nhiều đối tượng có nhu cầu sử dụng đất: Hộ gia đình, cá nhân; tổ chức trong nước (cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức

sự nghiệp công; tổ chức kinh tế trong nước); cơ sở tôn giáo; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; doanh nghiệp nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư tại Việt Nam

Đất đai là nguồn tài nguyên có giới hạn, vì vậy phân bổ đất đai cho các đối tượng

sử dụng thông qua việc thực hiện lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, phải đảm bảo hài hòa lợi ích và nhu cầu của các đối tượng sử dụng đất, của nhà nước và cộng đồng Điều này, đồng nghĩa với việc có

sự điều chỉnh về mục đích sử dụng đất, đối tượng sử dụng đất thông qua việc chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất

1.1.3 Những tác động của chuyển đổi mục đích sử dụng đất đến phát triển kinh tế -

xã hội và môi trường

1.1.3.1 Những tác động tích cực của chuyển đổi mục đích sử dụng đất đến phát triển kinh tế, xã hội và môi trường

Phát triển đô thị hóa và công nghiệp hóa

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông, lâm nghiệp, đất chưa sử dụng đã tạo mặt bằng để phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp, góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa và đô thị hóa của Đảng và Nhà nước Kết quả của phát triển đô thị hóa và công nghiệp hóa được thể hiện sau đây:

- Quá trình phát triển đô thị: Nếu như trước thời kỳ Đổi mới, tốc độ đô thị hóa diễn ra chậm, thì từ khi Đổi mới, tốc độ phát triển đô thị diễn ra nhanh hơn Theo các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới, tốc độ đô thị hóa bình quân của Việt Nam trong giai đoạn 1999-2009 là 3,4%/ năm Tính đến cuối năm 2013, tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt khoảng 33,47%, tương ứng với 29,72 triệu người, so với năm 2012 tăng khoảng 1%

Trang 19

(tương đương với 1,35 triệu người) Một phần tư thế kỷ thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, hệ thống đô thị Việt Nam không ngừng phát triển; từ 629 đô thị (năm 1999)

đã tăng lên tới 755 đô thị (năm 2010), và tính đến tháng 11 năm 2013 cả nước đã có

770 đô thị [10] Đến tháng 6 năm 2020, tổng số đô thị cả nước là 853 đô thị, bao gồm

2 đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 20 đô thị loại I, 31 đô thị loại II, 43 đô thị loại III, 85 đô thị loại IV, 672 đô thị loại V [8]

Xây dựng được kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và môi trường

Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ các loại đất khác sang xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, môi trường phục vụ phát triển kinh tế, an sinh xã hội và bảo

vệ môi trường Cụ thể được thể hiện bằng các con số thống kê dưới đây:

Theo kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ năm 2020 của Tổng cục Thống kê (2020) [27], kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và môi trường khu vực nông thôn được tăng cường cả số lượng và chất lượng: Mạng lưới cung cấp điện bao phủ hầu khắp khu vực nông thôn, vươn tới nhiều địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo, hệ thống giao thông tiếp tục được xây dựng mới và nâng cấp, bảo đảm tính kết nối cao; hệ thống thủy nông được đầu tư kiên cố hóa, nâng cao năng lực tưới tiêu, hệ thống trường, lớp mầm non và giáo dục phổ thông được nâng cấp, mở mới; hạ tầng vệ sinh môi trường nông thôn có những mặt được cải thiện…

Phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động

Gan Hong; Liu Yan-sui; Wang Da-wei (2000) đã mô phỏng và phân tích các yếu

tố thúc đẩy con người thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất [38] Kết quả nghiên cứu cho thấy, có mối quan hệ chặt chẽ giữa biến động sử dụng đất và phát triển kinh tế Một mặt, việc sử dụng đất chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của các yếu tố kinh tế

- xã hội Mặt khác, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phản ứng lại các yếu tố kinh tế - xã hội Nghiên cứu chỉ ra rằng gia tăng dân số, phát triển kinh tế, mức tiêu dùng, phát triển công nghệ, điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp và các biện pháp thâm canh sử dụng đất cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi loại hình sử dụng đất ở Trung Quốc trong giai đoạn 1990-2000

Tại Việt Nam, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động Theo kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ năm 2020 của Tổng cục Thống kê (2020) [27]: Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo xu hướng giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ Tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP năm 2020 sơ bộ đạt 14,85%, giảm 1,47 điểm

Trang 20

phần trăm so với năm 2016; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 33,72%, tăng 1 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ đạt 41,63%, tăng 0,71 điểm phần trăm

1.1.3.2 Những tác động tiêu cực của chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng đến môi trường sinh thái

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất có thể ảnh hưởng đến môi trường sinh thái:

Dale V H và cộng sự (1993) đã nghiên cứu nguyên nhân và ảnh hưởng của việc thay đổi mục đích sử dụng đất ở miền trung rondonia, Brazil, đã khẳng định rằng, thay đổi mục đích sử dụng đất là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến điều kiện môi trường toàn cầu Một hệ thống mô hình đã được phát triển tích hợp tác động của con người và các tương tác sinh thái để ước tính tỉ lệ phá rừng trong các tình huống nhập cư

và quản lý đất đai khác nhau Hệ thống mô hình hóa mô phỏng được áp dụng cho bang Rondonia của Brazil, nơi nạn phá rừng gia tăng với tốc độ nhanh hơn trong hai thập kỷ qua so với bất kỳ nơi nào khác trên thế giới Mô hình cung cấp một công cụ để đánh giá tác động của các phương án quản lý đất đai khác nhau

Liding Chen và cộng sự nghiên cứu ảnh hưởng của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đến quá trình hấp thụ cacbon hữu cơ trong đất ở vùng đồi hoàng thổ, cao nguyên hoàng thổ của Trung Quốc [40] Những thay đổi trong việc sử dụng đất có thể làm thay đổi lớp phủ đất, dẫn đến thay đổi trữ lượng các-bon trong sinh khối cũng như trong đất Điểm nổi bật: C và N của đất giảm sau khi chuyển đất rừng sang đất canh tác; đồng thời một nguồn C đáng kể phát thải trong khí quyển

Hossein Azad và cộng sự đã nghiên cứu tác động của chuyển đổi đất nông nghiệp đến biến đổi khí hậu [41] Biến đổi khí hậu và chuyển đổi mục đích sử dụng đất là hai vấn đề môi trường lớn trên toàn cầu Một tuyên bố được đưa ra rằng biến đổi khí hậu

đã mang lại những thách thức mới cho việc sử dụng đất toàn cầu Chuyển đổi đất nông nghiệp, lâm nghiệp được coi là việc sử dụng đất quan trọng nhất trên toàn cầu dẫn đến phát thải CO2, là tác động chính của biến đổi khí hậu

Nghiên cứu của F Berger & F Rey (2004) [37] cho thấy, rừng phòng hộ trên núi chống lại các hiểm họa và rủi ro tự nhiên tại Pháp Nghiên cứu này trước hết đánh giá khả năng của rừng trong việc kiểm soát các hiểm họa tự nhiên, trong đó nhấn mạnh vào

vị trí rừng ở lưu vực hoặc sườn núi Các khuyến nghị được đưa ra nhằm xem xét tốt hơn vai trò của rừng núi trong việc kiểm soát các hiểm họa và rủi ro tự nhiên

Vai trò của rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ trong bảo vệ môi trường đã được khẳng định ở rất nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học Rừng phòng hộ có vai trò rất lớn trong bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế

Trang 21

thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường Tuy vậy, do sức ép về dân số, nâng cao mức sống của con người, nhiều diện tích rừng phòng hộ đã được chuyển đổi sang mục đích khác Mặc dù đã có biện pháp trồng rừng thay thế, nhưng không bù được phần diện tích rừng đã mất

1.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác

Trong phát triển kinh tế, việc chuyển mục đích sử dụng đất luôn diễn ra do nhu cầu của thực tế đòi hỏi Việc chuyển mục đích sử dụng đất từ loại đất này sang loại đất khác chịu tác động bởi nhiều yếu tố, phụ thuộc vào điều kiện, đặc điểm của từng vùng, lãnh thổ; từng thời kỳ phát triển của vùng, lãnh thổ đó Đối với nước ta, quá trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế từ một nước nông nghiệp, đang trong quá trình phát triển để trở thành một nước công nghiệp, trong số những yếu tố tác động đến việc chuyển mục đích

sử dụng đất, có thể phân ra 3 nhóm yếu tố chính sau đây:

- Nhóm các yếu tố về tự nhiên;

- Nhóm các yếu tố về kinh tế;

- Nhóm các yếu tố về xã hội và môi trường;

Các yếu tố nêu trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó yếu tố về điều kiện tự nhiên có vai trò quyết định, các yếu tố còn lại có vai trò quan trọng đối với từng giai đoạn và từng địa phương

1.1.4.1 Nhóm các yếu tố về điều kiện tự nhiên

Đây là nhóm yếu tố quyết định đến sự phân bổ đất đai theo mục đích sử dụng một cách hợp lý, nhằm sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả nhất Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên mang tính khu vực rất rõ nét, bao gồm:

Trang 22

điều này thể hiện rất rõ ở vùng Đồng bằng Sông Hồng hoặc vùng Đông Nam bộ Những khu vực có địa hình phức tạp không thuận lợi, quỹ đất được ưu tiên cho phát triển lâm nghiệp, trừ những trường hợp cần xây dựng các công trình thuỷ điện hoặc khai khoáng, như một số vùng của các tỉnh miền núi phía Bắc

b) Khí hậu: là tác nhân ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố và phát triển các ngành

kinh tế quốc dân, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản chịu tác động rất lớn của yếu tố khí hậu Ở Việt Nam sự phân hoá của khí hậu khá rõ theo lãnh thổ là nguyên nhân hình thành những tiểu vùng khí hậu, tạo tiền đề chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất để phát triển vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi một cách đa dạng với năng suất khác nhau và chi phí khác nhau

Tài nguyên khí hậu có ý nghĩa quan trọng, nhất là khi quốc gia có công nghệ khai thác, biến chúng thành năng lượng để phục vụ con người Điều kiện khí hậu nhiệt đới là những điều kiện thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp có khả năng cho sinh khối lớn, song bên cạnh đó cũng có những hạn chế nhất định như mưa bão, lũ lụt, sâu bệnh phá hoại mùa màng phát triển nhanh

c) Điều kiện đất đai (địa hình và thổ nhưỡng): Sự sai biệt giữa địa hình, địa mạo,

độ cao so với mặt nước biển, độ dốc và hướng dốc, sự bào mòn mặt đất và mức độ xói mòn thường dẫn tới sự khác nhau về đất đai và khí hậu, từ đó ảnh hưởng đến sản xuất

và phân bố các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, hình thành sự phân dị địa giới theo chiều thẳng đứng đối với nông nghiệp Địa hình và độ dốc ảnh hưởng đến phương thức sử dụng đất nông nghiệp, đặt ra yêu cầu xây dựng đồng ruộng để thuỷ lợi hoá và cơ giới hoá Đối với đất phi nông nghiệp, địa hình phức tạp sẽ ảnh hưởng tới giá trị công trình, gây khó khăn cho thi công

Sự khác biệt của tài nguyên đất và gắn liền với nó là địa hình tạo nên mục đích

sử dụng đất đa dạng và trình độ phát triển kinh tế rất khác nhau theo vùng Quỹ đất nhiều, trong đó quỹ đất nông nghiệp và quỹ đất có thể giành cho xây dựng nhiều, địa hình bằng phẳng, là những điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn cơ cấu kinh tế có công nghiệp và nông nghiệp phát triển, có đô thị phát triển Đất đai càng màu mỡ thì càng có điều kiện phát triển nông nghiệp hàng hóa Trong thực tế, nơi nào có quỹ đất thuận lợi cho cả phát triển nông nghiệp và công nghiệp, đô thị thì nơi đó tốc độ phát triển kinh tế cao, cơ cấu kinh tế nhiều biến động, các ngành có nhu cầu sử dụng đất nhiều, do đó sẽ

có biến động rất lớn trong sử dụng đất cũng như chuyển mục đích sử dụng đất Thực tế này đã diễn ra trong sử dụng đất ở vùng Đồng bằng Sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ gần đây

d) Tài nguyên nước: (nước mặt và nước ngầm) ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh

Trang 23

tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mục đích sử dụng đất Nguồn nước càng phong phú càng có điều kiện để phát triển kinh tế Vai trò của nguồn nước rất quan trọng, nó chi phối mọi hoạt động kinh tế - xã hội, quyết định cơ cấu các ngành kinh tế của lãnh thổ

và quyết định việc sử dụng đất tại lãnh thổ đó Có những nơi hội tụ được rất nhiều yếu

tố để phát triển kinh tế, nhưng do nguồn nước rất hạn chế nên đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế quy mô lớn ở những nơi đó

1.1.4.2 Nhóm các yếu tố kinh tế

Yếu tố kinh tế - xã hội thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với mục đích

sử dụng đất đai

Các định hướng, mục tiêu và chính sách phát triển kinh tế: Được coi là yếu tố

“gốc”, là nòng cốt không những của tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà còn là nòng cốt của chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Các định hướng, mục tiêu và chính sách phát triển kinh tế có quan hệ chặt chẽ với việc phân bổ các nguồn lực của Nhà nước và thu hút vốn đầu tư trong và ngoài lãnh thổ, tạo điều kiện cho sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế và qua đó chuyển dịch mục đích sử dụng đất Như vậy, phương hướng sử dụng đất được quyết định bởi yêu cầu của xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định

Cơ cấu kinh tế và định hướng phân bố không gian sản xuất: Có tác động lớn đến

chuyển mục đích sử dụng đất Nếu một khu vực hiện tại cơ cấu kinh tế chỉ tương đồng như các khu vực khác trong cả nước, nhưng trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội dài hạn sẽ chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp - dịch vụ thì trong tương lai, khu vực đó sẽ có một diện tích đáng kể đất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp Điều này có thể thấy rõ thực tế đã xảy ra đối với các tỉnh nằm trong 3 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước thời gian qua Trong 5 năm, từ năm 2001 - 2005 các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm có diện tích đất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng đất chiếm khoảng 50% tổng diện tích đất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng đất trên toàn quốc để xây dựng các khu công nghiệp và cụm công nghiệp, xây dựng đô thị và xây dựng cơ sở hạ tầng với diện tích trên 180 ngàn ha, trong khi đó 3 vùng kinh tế trọng điểm chỉ có 21 tỉnh/64 tỉnh thành cả nước Đối với khu vực định hướng phát triển nông nghiệp là chính thì chủ yếu là chu chuyển trong nội bộ nhóm đất nông nghiệp nhằm sản xuất loại nông sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao hơn, đáp ứng nhu cầu của thị trường và xuất khẩu

Sức sản xuất và trình độ phát triển của nền kinh tế: Cũng là một yếu tố tác động

đến chuyển mục đích sử dụng đất Đây là yếu tố ảnh hưởng có tính quyết định, bởi vì

trình độ phát triển của nền kinh tế là nhân tố chứng tỏ khả năng về phương tiện vật chất

Trang 24

cho tổ chức của không gian lãnh thổ đó được tốt nhất và cũng có điều kiện tạo ra nhu cầu sử dụng đất mới lớn hơn, cao hơn, do đó tác động đến chuyển mục đích sử dụng đất của lãnh thổ đó

Tác động của tiến bộ khoa học - công nghệ: Tác động của tiến bộ khoa học và

công nghệ đến phát triển kinh tế là vô cùng to lớn Có thể kể ra rất nhiều ví dụ về tác động của tiến bộ khoa học - công nghệ đến mọi ngành, mọi lĩnh vực của kinh tế - xã hội

Với tiến bộ của công nghệ sinh học đã tạo ra các bộ giống cây, con mới có năng suất cao, chất lượng tốt hơn hẳn mà diện tích nuôi cấy, gieo trồng không phải tăng thêm

Áp dụng phương pháp luân canh, tăng vụ, sự hỗ trợ của phân bón, thuốc trừ sâu, hệ thống tưới tiêu hợp lý… cũng góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác

so với trước đây mà không phải tăng thêm diện tích canh tác

Việc áp dụng phương pháp xây dựng hiện đại cho phép ta có thể xây dựng mạng lưới giao thông nhiều tầng (ngầm, nổi, trên cao), xây dựng nhà nhiều tầng không những chỉ vươn lên trên mà còn ngầm dưới đất… đã tiết kiệm rất nhiều diện tích đất

Trong công nghiệp, tác động của tiến bộ khoa học - công nghệ rất lớn, có thể có những bước tiến có tính đột biến làm thay đổi toàn bộ sản xuất công nghiệp cũng như phân bố công nghiệp, nâng cao giá trị sản xuất của ngành

Như vậy, tiến bộ khoa học - công nghệ không chỉ làm tăng tổng sản lượng kinh

tế, nâng cao năng suất lao động, đa dạng ngành nghề mà còn tạo ra những tiền đề cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, theo đó là thay đổi mục đích sử dụng đất, có thể sẽ làm cho diện tích đất cần chuyển mục đích sử dụng tăng hoặc giảm

1.1.4.3 Nhóm các yếu tố về xã hội - môi trường

Có những yếu tố chính sau

Dân số và lao động, nguồn nhân lực:

Dân số và lao động - nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng hàng đầu của mục đích sử dụng đất Sự biến động dân số trong từng thời kỳ ở mỗi vùng lãnh thổ đều tác động sâu sắc và toàn diện đến tất cả mọi lĩnh vực hoạt động, trước hết là hoạt động kinh

tế và sử dụng đất

Quy mô, chất lượng dân số có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế Dân số càng đông, chất lượng dân số càng cao thì càng có điều kiện tốt để hình thành, phát triển cơ cấu kinh tế đa dạng, có chất lượng, đem lại hiệu quả kinh tế -

xã hội cao hơn Nhưng mặt khác, dân số đông cũng kéo theo nhu cầu sử dụng đất tăng lên nhằm thỏa mãn những nhu cầu của người dân về mọi mặt xã hội như nhà ở, giao

Trang 25

thông, giáo dục, y tế Việc chuyển mục đích sử dụng đất từ các loại đất khác sang đất ở

và đất phục vụ cho nhu cầu dân sinh tất yếu sẽ diễn ra

Ngoài các yếu tố về dân số, các yếu tố xã hội khác cũng ảnh hưởng tới việc sử dụng đất Đó là kết cấu cộng đồng dân cư (dân cư ở đồng bằng hay miền núi, đô thị hay nông thôn ) Dân cư ở các vùng đồng bằng phân bố tập trung thì sản xuất ở đó có điều kiện thuận lợi để bố trí tập trung Cư dân ở các vùng miền núi thường sinh sống phân tán sẽ gắn với các kiểu tổ chức sản xuất không tập trung quy mô lớn Ngoài ra, tập quán sản xuất (lạc hậu hay tiên tiến, hiện đại), tập quán tiêu dùng, các giá trị văn hóa, truyền thống cộng đồng, tâm lý dân cư (nhất là tâm lý tăng trưởng, tâm lý sản xuất hàng hóa, tâm lý cạnh tranh ) có ảnh hưởng tới cơ cấu sản xuất và cơ cấu tiêu dùng của vùng, từ

đó ảnh hưởng tới cơ cấu sản xuất của lãnh thổ, ảnh hưởng tới mục đích sử dụng đất

Quy mô và chất lượng nguồn nhân lực có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế nói chung và sử dụng đất nói riêng Chất lượng nguồn nhân lực càng cao càng có điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ có hàm lượng chất xám cao, hiệu quả kinh tế lớn Thực tế cho thấy, nếu các ngành công nghiệp, dịch

vụ sử dụng lao động có tay nghề cao, sản phẩm có hàm lượng chất xám cao thì lại thường

sử dụng ít đất và ngược lại Điều này cho thấy mối liên quan giữa chất lượng nguồn nhân lực với nhu cầu sử dụng đất

Chính sách đất đai: là một trong những yếu tố tác động đến chuyển mục đích sử

dụng đất Tương ứng với định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế sẽ có chính sách đất đai phù hợp với định hướng đó để tạo điều kiện thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra

Trong thời gian đầu của quá trình đổi mới, trước những khó khăn và yêu cầu về lương thực, thực phẩm nên chính sách đất đai chủ yếu tập trung vào sản xuất nông, lâm nghiệp với mục tiêu từng bước đưa nông lâm nghiệp lên sản xuất lớn Chính sách đất đai trong thời kỳ này là động lực thúc đẩy nông nghiệp phát triển, đưa Việt Nam từ chỗ thiếu lương thực trong thập kỷ 80 trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới trong thập kỷ 90 của Thế kỷ 20

Việt Nam sau khi vượt qua khó khăn này và trở thành nước xuất khẩu lương thực

có tầm cỡ trên thế giới, với mục tiêu đã chọn là phát triển công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, do yêu cầu phát triển kinh tế và xã hội, nhu cầu sử dụng đất cho sản xuất công nghiệp, hạ tầng, xây dựng đô thị và các hạ tầng xã hội khác ngày càng tăng Nhà nước đã có thay đổi chính sách đối với đất phi nông nghiệp theo xu hướng tạo điều kiện thuận lợi mở đường cho công nghiệp và dịch vụ phát triển, khuyến khích hình thức đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Chính sách đất ở, nhà

Trang 26

ở cũng thay đổi để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng do sự gia tăng dân số chung và gia tăng dân số đô thị trong quá trình phát triển Như vậy dẫn đến tiến trình tất yếu là đất phi nông nghiệp tăng lên, quá trình chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp nhiều hơn

Như vậy chính sách đất đai là một yếu tố không những góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giúp cho nền kinh tế chuyển biến mạnh theo hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ mà còn là yếu tố tác động đến chuyển mục đích sử dụng đất

Môi trường: Môi trường là tổng hợp các điều kiện sống của con người, phát triển

là quá trình cải tạo và cải thiện điều kiện đó Môi trường là địa bàn, là đối tượng của sự phát triển, vì vậy môi trường có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế, sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất

Môi trường thiên nhiên: Cung cấp tài nguyên thiên nhiên cho hệ kinh tế, đồng

thời tiếp nhận chất thải cho hệ kinh tế Sử dụng đất và bảo vệ môi trường thiên nhiên

có quan hệ mật thiết với nhau trong cùng một chương trình hành động Nếu không bảo

vệ được môi trường đúng mức, phát triển sẽ bị hạn chế, phát triển không tính đến bảo

vệ môi trường, sự phát triển đó sẽ ngày càng giảm đi về tốc độ cũng như quy mô phát triển

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cùng với các hình thức sử dụng đất bất hợp

lý đã gây ra một áp lực rất lớn đối với môi trường đất của Việt Nam Do vậy trong sử dụng đất nói chung và đặc biệt trong việc chuyển mục đích sử dụng đất cần quan tâm đúng mức tới lĩnh vực môi trường và cần đề ra chính sách môi trường phù hợp để phát triển bền vững

Môi trường xã hội: là môi trường chính trị, xã hội, văn hóa, kinh tế Môi trường

xã hội có tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế nói chung và chuyển đổi sử dụng đất nói riêng Nền kinh tế của một quốc gia chỉ phát triển được khi có môi trường chính trị ổn định, là môi trường xã hội văn hóa, kinh tế thuận lợi Môi trường xã hội thuận lợi

sẽ tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, tạo điều kiện cho sử dụng đất cũng như quá trình chuyển mục đích sử dụng đất diễn ra được thuận lợi

Từ các vấn đề nêu trên cho thấy, các yếu tố điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế

- xã hội tạo ra nhiều tổ hợp ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai Tuy nhiên mỗi yếu tố giữ

vị trí và có vai trò tác động khác nhau Trong đó điều kiện tự nhiên là yếu tố cơ bản để xác định công dụng của đất đai có ảnh hưởng trực tiếp, cụ thể và sâu sắc, nhất là đối với sản xuất nông nghiệp Điều kiện kinh tế sẽ kiềm chế tác dụng của con người trong việc sử dụng đất Điều kiện xã hội tạo ra khả năng khác nhau cho các yếu tố kinh tế và tự nhiên tác động tới việc sử dụng đất Vì vậy cần phải dựa vào quy luật tự nhiên và quy luật kinh tế - xã hội

Trang 27

để nghiên cứu, xử lý mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội trong lĩnh vực

sử dụng đất đai Căn cứ vào yêu cầu của thị trường và của xã hội, xác định mục đích sử dụng đất, kết hợp chặt chẽ yêu cầu sử dụng đất với ưu thế tài nguyên của đất, để đạt tới cơ cấu tổng thể hợp lý nhất, với diện tích đất đai có hạn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả

xã hội ngày càng cao và sử dụng đất đai được bền vững

1.2 Nội dung pháp lý về chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác

1.2.1 Các văn bản pháp lý có liên quan

Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý đất đai

Luật đất đai 2013

Luật Quy hoạch năm 2017

Luật sửa đổi, bổ sung 37 luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018

Luật Lâm nghiệp 2017

Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định một số điều của Luật LN

Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai (Có hiệu lực từ 01/07/2014)

Văn bản số 91/KL-ĐT ngày 28/02/2020 của Cục Kiểm lâm về việc báo cáo số liệu xử lý vi phạm hành chính

Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ quy định xử phạt

vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp…

1.2.2 Một số quy định pháp lý hiện hành về chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác

Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, rừng đặc dụng luôn gắn liền với nhau, nên chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng kéo theo chuyển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng Tuy vậy, chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác được Luật đất đai điều chỉnh; chuyển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng sang mục đích khác do Luật lâm nghiệp điều chỉnh

Căn cứ để chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác

Điều 52, Luật đất đai 2013 quy định, căn cứ để cho phép chuyển mục đích sử dụng đất: (1) Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước

có thẩm quyền phê duyệt (2) Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất [15]

Điều kiện chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác

Trang 28

Đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, được chuyển vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp; đất nông nghiệp được chuyển sang đất phi nông nghiệp Trường hợp này người sử dụng đất phải xin phép và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng Khi chuyển mục đích sử dụng đất thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng (Điều 57, Luật đất đai 2013)[15]

Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để thực hiện dự án đầu tư cần đảm bảo các điều kiện sau: (1) Đối với dự án có sử dụng

đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng vào các mục đích khác mà không thuộc trường hợp được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư thì

cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi có một trong các văn bản sau đây: Văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ 20 héc ta đất rừng phòng

hộ, đất rừng đặc dụng trở lên; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng dưới 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng

(2) Đối với dự án sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi được sự chấp thuận bằng văn bản của các bộ, ngành có liên quan

(3) Người được Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện

dự án đầu tư phải có các điều kiện sau đây: Có năng lực tài chính để bảo đảm việc sử dụng đất theo tiến độ của dự án đầu tư; Ký quỹ theo quy định của pháp luật về đầu tư; Không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp đang sử dụng đất

do Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư khác (Điều 58, Luật đất đai 2013)[15]

Thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

(1) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức

(2) Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân xin phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định;

(4) Cơ quan có thẩm quyền quyết cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không được ủy quyền (Điều 59, Luật đất đai 2013)[15]

Trang 29

1.2.3 Trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng

1.2.3.1 Trình tự, thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để thực hiện dự án đầu tư được quy định như sau:

- Cơ quan tài nguyên và môi trường chịu trách nhiệm tổng hợp nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng và đất rừng phòng hộ để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn trình Ủy ban nhân dân cùng cấp để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên hoặc

Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ,

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chủ trì thẩm định, trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua trước khi Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định việc chuyển mục đích sử dụng đất; Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trước khi Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định việc chuyển mục đích sử dụng đất;

- Sau khi Thủ tướng Chính phủ có văn bản chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có Nghị quyết về việc chuyển mục đích sử dụng đất,

Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thực hiện việc cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất [5]

1.2.3.2 Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận việc chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng để thực hiện dự

+ Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

+ Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư công

mà tại thời điểm gửi hồ sơ văn bản đó còn hiệu lực thực hiện, trừ trường hợp không phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu

tư hoặc không phải thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư công;

Trang 30

+ Quyết định phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện và Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; trích lục bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện do

Sở Tài nguyên và Môi trường lập, ký và đóng dấu xác nhận;

+ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 62 của Luật Đất đai;

+ Phương án trồng rừng thay thế đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc văn bản hoàn thành trách nhiệm nộp tiền trồng rừng thay thế theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp đối với dự án chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng hoặc phương án sử dụng tầng đất mặt theo quy định của Nghị định

số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ về quy định chi tiết một

số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác đối với dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa

- Hồ sơ do Bộ Tài nguyên và Môi trường lập để trình Thủ tướng Chính phủ, gồm có:

+ Văn bản Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ;

+ Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này;

+ Biên bản họp Hội đồng thẩm định việc chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để thực hiện dự án đầu tư do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành có liên quan tổ chức (nếu có)

- Hồ sơ thẩm định việc chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trình Thủ tướng Chính phủ khi chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 32 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm

2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đầu tư gồm các thành phần

hồ sơ theo quy định tại Điều 31 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP; văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nội dung xác định các chỉ tiêu sử dụng đất còn lại đến thời điểm

đề xuất dự án và việc chấp hành quy định pháp luật về đất đai của chủ đầu tư

b) Hồ sơ trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng để thực hiện dự án

Hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập để trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, gồm có:

+ Văn bản trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

+ Các giấy tờ khác giống với hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ [3]

Trang 31

1.2.4 Quy định của pháp luật về xử lý vi phạm do chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác trái quy định của pháp luật

1.2.4.1 Thu hồi đất sử dụng không đúng mục đích

a) Điều kiện thu hồi đất

- Điều kiện 1: Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất

- Điều kiện 2: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm [15]

b) Trình tự, thủ tục thu hồi đất

Bước 1: Lập biên bản vi phạm hành chính để làm căn cứ quyết định thu hồi đất

Trường hợp vi phạm pháp luật mà phải thu hồi đất, khi hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm lập biên bản về vi phạm hành chính để làm căn cứ quyết định thu hồi đất

Bước 2: Thẩm tra, xác minh thực địa (nếu cần thiết)

Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra, xác minh thực địa khi cần thiết, trình UBND cùng cấp quyết định thu hồi đất

Bước 3: Thông báo thu hồi đất

Khi hộ gia đình, cá nhân vi phạm thì UBND cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) có trách nhiệm:

- Thông báo việc thu hồi đất cho người sử dụng đất và đăng trên trang thông tin điện tử của UBND cấp huyện

- Chỉ đạo xử lý phần giá trị còn lại của giá trị đã đầu tư vào đất hoặc tài sản gắn liền với đất (nếu có) theo quy định của pháp luật

Bước 4: Tiến hành thu hồi đất

Bước 5: Cưỡng chế thu hồi đất (nếu có) [5]

1.2.4.2 Quy định của pháp luật về xử phạt hành chính do chuyển đất rừng phòng hộ, đât rừng đặc dụng sang mục đích khác trái pháp luật

a) Chuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng sang mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp:

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

Trang 32

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 05 héc ta;

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 05 héc ta trở lên

b) Chuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 05 héc ta;

- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 05 héc ta trở lên

c) Trường hợp chuyển đất rừng đặc dụng là rừng tự nhiên, đất rừng phòng hộ là rừng tự nhiên sang mục đích khác: hình thức và mức xử phạt được thực hiện bằng 02 lần

mức phạt tương ứng với từng trường hợp chuyển mục đích là rừng trồng

d) Biện pháp khắc phục hậu quả:

- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm

- Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm [6]

Trang 33

1.3 Cơ sở thực tiễn về quản lý chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác

1.3.1 Kinh nghiệm quốc tế về quản lý chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác

Tại Trung Quốc: Cuộc khủng hoảng sinh thái do hạn hán, gió, cát, đất và mất

nước đã cản trở sự phát triển kinh tế và văn hóa của ba khu vực phía Bắc Trung Quốc, đồng thời cũng là thách thức nghiêm trọng đối với sự tồn tại và phát triển của người dân Trung Quốc Vì những lý do này, chính quyền trung ương quyết định thành lập hệ thống rừng phòng hộ ở ba miền Bắc Bộ Kể từ khi thực hiện chương trình nói trên trong 15 năm, diện tích rừng phòng hộ của Trung Quốc đã tăng lên mạnh mẽ, cụ thể: diện tích rừng trồng tăng lên là 13,3 triệu ha, 6 triệu ha đất rừng trồng trên đồi và cồn cát cố định được đóng cửa rừng, ước tính số cây trồng rải rác tăng thêm khoảng 3 tỷ cây Nhờ việc

bổ sung rừng tự nhiên và rừng trồng, độ che phủ của rừng đã tăng từ 5% ở thời điểm15 năm trước lên 8 6% vào năm 2017 Không chỉ thu được các lợi ích sinh thái từ rừng trồng, mà còn rút ra được kinh nghiệm quý báu trong việc phát triển rừng phòng hộ Những kinh nghiệm đó là: (1) Đã tìm ra cơ chế đầu vào bao gồm trợ cấp của chính phủ, huy động vốn qua nhiều kênh và đầu tư của quần chúng nhân dân (2) Chương trình được thực hiện bắt đầu từ công việc dễ dàng trước sau đó đến công việc khó khăn, ở các khu vực từ gần đến xa (3) Kiểu rừng phòng hộ nguyên sinh đơn giản được chuyển thành kiểu sinh thái và kinh tế Chính sách cho sự phát triển trong tương lai là tăng cường hoạt động của chính phủ, điều chỉnh lại chính sách kinh tế, tối ưu hóa cấu trúc rừng và các loài cây (Li Jianshu, 2017) [43]

Tại Liên bang Nga: Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh tế của việc trồng rừng

phòng hộ trong lĩnh vực nông nghiệp của Liên bang Nga Điều kiện và hiệu quả sử dụng đất là yếu tố quyết định sự phát triển cân đối của khu liên hợp công nông nghiệp, quản

lý thiên nhiên, cũng như môi trường và an ninh lương thực của đất nước Các lĩnh vực

ưu tiên để đảm bảo sự phát triển bền vững của khu liên hợp công nông nghiệp bao gồm chống phá rừng; sử dụng hợp lý các hệ sinh thái dễ bị tổn thương do sa mạc hóa và hạn hán; trồng rừng bổ sung để bù lại phần diện tích đã mất; phủ xanh sử dụng đất thông qua quy hoạch nông nghiệp tối ưu mới Đặc biệt, một trong các biện pháp của Nhà nước đưa ra để giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng rừng phòng hộ trong khu liên hợp công nông nghiệp, trong đó có việc chuyển rừng phòng hộ sang sở hữu cho các doanh nghiệp, nông trường thì bắt buộc các tổ chức này phải có trách nhiệm quản lý và

sử dụng đúng mục đích được giao (Achokh & Yuri R, 2020) [33]

Trang 34

Tại Bangladesh: Từ năm 1894, chính sách quản lý rừng của Bangladesh đã trải

qua 4 thời kỳ Hai chính sách rừng đầu tiên (1894 và 1955) có bản chất là bóc lột Chính sách rừng thứ ba do chính phủ Bangladesh đưa ra vào năm 1979 có các yếu tố mâu thuẫn và các tuyên bố chính sách không nhất quán lẫn nhau Đây là lần đầu tiên chính sách đề cập đến vấn đề khuyến lâm thông qua chiến dịch động viên quần chúng Chính sách lâm nghiệp hiện hành được xây dựng vào năm 1994 được coi là chính sách công phu nhất trong lịch sử của đất nước Theo chính sách này, thế mạnh thực sự của lâm nghiệp Bangladesh là dựa vào địa phương, lâm nghiệp có sự tham gia của cộng đồng, đồng quản lý các khu bảo tồn là những người có động cơ cao, những người ngày càng nhận ra sự cần thiết của một hệ sinh thái rừng lành mạnh sẽ mang lại sự ổn định kinh tế trong tương lai Bởi vì chính những khu rừng trồng trọt phong phú của Bangladesh là nơi tạo ra phần lớn các sản phẩm lâm nghiệp thương mại Chính sách giáo dục, tuyên truyền luôn được coi trọng Đào tạo các chuyên gia về lâm nghiệp và môi trường là điều kiện để trong tương lai hướng tới việc quản lý rừng tốt và bền vững hơn (Nur Muhammed; Masao Koike & Farhana Haque, 2008) [44]

1.3.2 Khái quát tình hình chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác ở Việt Nam

Tôn Sơn và cộng sự, 2018 [11], đã ứng dụng ảnh viễn thám landsat và công nghệ GIS đánh giá biến động diện tích rừng ngập mặn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 1988-2018 Kết quả giải đoán ảnh viễn thám năm 1988, năm 2018 và kết quả chồng xếp các bản đồ cho thấy: trong khoảng thời gian 30 năm từ 1988 đến 2018, tổng diện tích rừng ngập mặn ở tỉnh Trà Vinh đã giảm 70% so với ban đầu, với 15.176,2 ha năm 1988 giảm xuống còn 4497,4 ha năm 2018, giảm đi 10.678,7 ha Tốc độ phục hồi của rừng ngập mặn thấp hơn gần 5 lần so với tốc độ biến mất của chúng Cụ thể là, từ năm 1988 đến năm 2018 rừng ngập mặn biến mất trên diện tích 13.383,7 ha và xuất hiện mới trên diện tích 2704,9 ha, chỉ có 1792,6 ha rừng ngập mặn không thay đổi Sự biến động diện tích rừng ngập mặn ở tỉnh Trà Vinh có liên quan đến quá trình chặt phá rừng để đào ao nuôi tôm, sạt lở bờ biển, sự hình thành rừng ngập mặn trên các vùng đất mới bồi ven biển, các cồn đất ở vùng cửa sông, cũng như việc trồng mới rừng ngập mặn trong các ao nuôi tôm kém hiệu quả

Nghiên cứu đánh giá tình hình biến động đất lâm nghiệp qua các năm theo ba loại rừng ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình Kết quả nghiên cứu cho thấy, Minh Hóa

là một huyện vùng núi cao nằm phía tây tỉnh Quảng Bình với diện tích đất lâm nghiệp

là chủ yếu và gồm 3 loại rừng: rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng Trong giai đoạn 2007 - 2014, đất rừng sản xuất có biến động tăng nhiều nhất với 16.544,05

Trang 35

ha, tiếp đến là đất rừng phòng hộ tăng 2.693,49 ha và tăng ít nhất là đất rừng đặc dụng với 209 ha Tuy nhiên, đất rừng phòng hộ lại có sự giảm diện tích nhiều nhất với 2.370,02 ha, tiếp đến đất rừng đặc dụng giảm 499,99 ha, trong khi đất rừng sản xuất chỉ giảm 33,68 ha trong 7 năm Nhìn chung, nguyên nhân biến động tăng chủ yếu chuyển đổi mục đích sử dụng đất giữa các loại đất nông nghiệp, còn biến động giảm chủ yếu

do chuyển sang các loại đất phi nông nghiệp trên địa bàn Trên cơ sở đánh giá tình hình biến động, nghiên cứu này cũng đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và

sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình (Huỳnh Văn Chương, 2016) [7]

Trang 36

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHUYỂN ĐẤT RỪNG PHÒNG HỘ, ĐẤT RỪNG ĐẶC DỤNG SANG MỤC ĐÍCH KHÁC TRÊN ĐỊA

BÀN TỈNH QUẢNG NINH 2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh

2.1.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Ninh

a Vị trí địa lý

Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, Quảng Ninh có toạ

độ địa lý khoảng 106o26' đến 108o31' kinh độ Đông và từ 20o40' đến 21o40' vĩ độ Bắc

Bề ngang từ Đông sang Tây, nơi rộng nhất là 195 km Bề dọc từ Bắc xuống Nam khoảng

102 km Điểm cực Bắc là dãy núi cao thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu Điểm cực nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn Điểm cực Tây là sông Vàng Chua ở xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ, thị xã Đông Triều Điểm cực Đông trên đất liền là mũi Gót ở Đông Bắc xã Trà Cổ, thành phố Móng Cái

Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Trên đất liền, phía bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, huyện Hải Hà

và thành phố Móng Cái) giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây với 132,8 km đường biên giới; phía đông là vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía nam giáp Hải Phòng Bờ biển dài 250 km

Bồ, phía bắc thành phố Uông Bí và thấp dần xuống ở phía bắc thị xã Đông Triều

Vùng trung du và đồng bằng ven biển gồm những dải đồi thấp bị phong hoá và xâm thực tạo nên những cánh đồng từ các chân núi thấp dần xuống các triền sông và bờ biển Đó là vùng Đông Triều, Uông Bí, bắc Quảng Yên, nam Tiên Yên, Đầm Hà, Hải

Hà và một phần Móng Cái

Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo Hơn hai nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước (2077/2779), đảo trải dài theo đường ven biển hơn 250 km chia thành nhiều lớp Có những đảo rất lớn như đảo Cái Bầu, Bản Sen, lại có đảo chỉ như một hòn non bộ Có hai huyện hoàn toàn là đảo là huyện Vân Đồn

và huyện Cô Tô Trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long có hàng ngàn đảo đá vôi nguyên

Trang 37

là vùng địa hình karst bị nước bào mòn tạo nên muôn nghìn hình dáng bên ngoài và trong lòng là những hang động kỳ thú

Vùng ven biển và hải đảo Quảng Ninh ngoài những bãi bồi phù sa còn những bãi cát trắng táp lên từ sóng biển Có nơi thành mỏ cát trắng làm nguyên liệu cho công nghệ thuỷ tinh (Vân Hải), có nơi thành bãi tắm tuyệt vời (như Trà Cổ, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng )

Địa hình đáy biển Quảng Ninh, không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20 m

Có những lạch sâu là di tích các dòng chảy cổ và có những dải đá ngầm làm nơi sinh trưởng các rạn san hô rất đa dạng Các dòng chảy hiện nay nối với các lạch sâu đáy biển còn tạo nên hàng loạt luồng lạch và hải cảng trên dải bờ biển khúc khuỷu kín gió nhờ những hành lang đảo che chắn, tạo nên một tiềm năng cảng biển và giao thông đường thuỷ rất lớn

c Khí hậu

Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam vừa có nét riêng của một tỉnh miền núi ven biển Các quần đảo ở huyện Cô Tô và Vân Đồn

có đặc trưng của khí hậu đại dương

Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có một mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; một mùa đông lạnh, ít mưa và tính nhiệt đới nóng ẩm là bao trùm nhất

d Sông ngòi và chế độ thuỷ văn

Quảng Ninh có đến 30 sông, suối dài trên 10 km nhưng phần nhiều đều nhỏ Diện tích lưu vực thông thường không quá 300 km2, trong đó có 4 con sông lớn là hạ lưu sông Thái Bình, sông Ka Long, sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ

2.1.2 Điều kiện kinh tế – xã hội:

a) Kinh tế

Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận về giá trị thẩm mĩ và địa chất, địa mạo Quảng Ninh có nhiều Khu kinh tế, Trung tâm thương mại Móng Cái

là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong khu vực Năm 2018, Quảng Ninh là một trong những tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng đầu ở Việt Nam

Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản, về trữ lượng than trên toàn Việt Nam thì riêng Quảng Ninh đã

Trang 38

chiếm tới 90% Nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp vật tư, nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP của tỉnh Quảng Ninh Quảng Ninh với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long 2 lần được Tổ chức UNESCO tôn vinh Với di tích văn hóa Yên Tử, bãi cọc Bạch Đằng, Đền Cửa Ông, Đình Quan Lạn, Đình Trà Cổ, núi Bài Thơ thuận lợi cho phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch văn hóa tâm linh Quảng Ninh được xác định là 1 điểm của vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh

b) Điều kiện xã hội

 Dân số

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Quảng Ninh đạt 1.320.324 người, mật độ dân số đạt 213 người/km²

Sự phân bố dân cư theo đơn vị hành chính trong tỉnh không đều, các huyện, thị

xã, thành phố tập trung số lượng dân cư đông như thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả, thị xã Đông Triều, thị xã Quảng Yên (từ 268 đến 492 người/ km2) Các huyện miền núi, hải đảo có số dân ít, thưa thớt, mật độ dân số thấp như: Ba Chẽ, Bình Liêu, Vân Đồn, Tiên Yên, Cô Tô (Từ 53 đến 193 người/ km2)

2.2 Khái quát tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

2.2.1 Khái quát công tác quản lý đất đai

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Quảng Ninh đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 15/NQ-CP ngày 13/2/2018 UBND tỉnh đã phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020 của 13/13 huyện thị xã, thành phố

Trang 39

- Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021-2030 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 cấp huyện đã được UBND tỉnh phê duyệt cho 13/13 huyện thị xã, thành phố Hiện nay, UBND tỉnh Quảng Ninh đang tổ chức triển khai lập Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh 5 năm kỳ đầu (2021-2025)

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện được phê duyệt đảm bảo

sự tính đồng bộ, thống nhất giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng, quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới, quy hoạch ngành, lĩnh vực khác có sử dụng đất

Công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Kết quả giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất từ ngày 01 tháng 7 năm 2014 đến 2021:

- Giao đất, thuê đất thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất: 31 dự án với diện tích 115,7 ha

- Giao đất, thuê đất thông qua hình thức đấu thầu dự án có sử dụng đất: 24 dự án với diện tích 162,62 ha

- Giao đất, thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu (chủ yếu là các dự án khai thác khoáng sản, các dự án ngành than, các dự án nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, các dự án thuộc lĩnh vực xã hội hoá y tế, văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao): 431 dự án với diện tích 21.920,75 ha

- Giao đất, cho thuê đất: 10 khu công nghiệp với 4864,49 ha; 6 cụm công nghiệp với 375,39 ha

- Đất tôn giáo, tín ngưỡng: giao đất cho các cơ sở tôn giao tín ngưỡng: 458 cơ

sở với 334 ha

- Việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất sang mục đích khác: Các dự án sử dụng vào đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất đều đã được HĐND tỉnh thông qua danh mục các công trình dự án chuyển mục đích sử dụng đất và chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng theo quy định luật đất đai, luật Lâm nghiệp

Công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất

- Hội đồng Nhân dân tỉnh, Thanh tra tỉnh; Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi

trường thường xuyên tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh, trong đó có nội dung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Qua thanh, kiểm tra, giám sát đã phát hiện các sai phạm tập trung chủ yếu vào các hành vi trong việc quy định nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy định giao đất, cho

Trang 40

thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; đăng ký, cấp giấy chứng nhận, lập chỉnh lý hồ

sơ địa chính… và tập trung nhiều nhất ở hai vấn đề: vi phạm về tiến độ đưa đất và sử dụng; sử dụng đất sai mục đích, vượt ranh giới, sử dụng đất không hiệu quả… Qua đó

đã chấn chỉnh, khắc phục được các hạn chế yếu kém trong công tác quản lý nhà nước; việc quản lý, sử dụng đất, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về đất đai của các đối tượng được giao đất, cho thuê đất dần được nâng cao, đi vào nề nếp

2.2.2 Hiện trạng và biến động sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ninh

Cơ cấu *

(%)

Diện tích đất theo đối tượng

sử dụng

Diện tích đất theo đối tượng quản

lý Diện

tích

Cơ cấu **

(%)

Diện tích

Cơ cấu **

(%) Đất lâm nghiệp LNP 398.550 100,00 317.789 79,74 80761 20,26

1 Đất rừng sản xuất RSX 249.300 62,55 195.293 78,34 54008 21,66

1.1

Đất có rừng sản

xuất là rừng tự nhiên RSN 60.702 15,23 39.765 65,51 20937 34,49 1.2

Ngày đăng: 09/10/2024, 22:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2018), Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2018
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2021), Thông tư 09/2021/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật đất đai Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 09/2021/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật đất đai
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2021
5. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai
Tác giả: Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2014
6. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2019), Nghị định số 91/2019/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 91/2019/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
Tác giả: Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2019
7. Huỳnh Văn Chương (2016), Đánh giá tình hình biến động sử dụng đất lâm nghiệp theo ba loại rừng tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, chủ biên, Vol. 124 No. 10 (2016): Chuyên san Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn / Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tình hình biến động sử dụng đất lâm nghiệp theo ba loại rừng tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình
Tác giả: Huỳnh Văn Chương (2016), Đánh giá tình hình biến động sử dụng đất lâm nghiệp theo ba loại rừng tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, chủ biên, Vol. 124 No. 10
Năm: 2016
8. Cổng thông tin điện tử Bộ Xây dựng (2021), Hoàn thiện chính sách đầu tư phát triển đô thị, Hà Nội, truy cập ngày, tại trang web https://moc.gov.vn/tl/tin- tuc/66305/hoan-thien-chinh-sach-dau-tu-phat-trien-do-thi.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện chính sách đầu tư phát triển đô thị
Tác giả: Cổng thông tin điện tử Bộ Xây dựng
Năm: 2021
9. Đảng cộng sản Việt Nam (2021), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Năm: 2021
10. Hoàng Bá Thịnh; Đoàn Thị Thanh Huyền (2015), Đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay, số 5(90) Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, chủ biên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay
Tác giả: Hoàng Bá Thịnh; Đoàn Thị Thanh Huyền
Năm: 2015
11. Tôn Sơn; Trịnh Phi Hoành; Dobrynin D. V.; Mokievsky V. O; (2018), Ứng dụng ảnh viễn thám landsat và công nghệ GIS đánh giá biến động diện tích rừng ngập mặn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 1988-2018, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, chủ biên, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng ảnh viễn thám landsat và công nghệ GIS đánh giá biến động diện tích rừng ngập mặn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 1988-2018
Tác giả: Tôn Sơn; Trịnh Phi Hoành; Dobrynin D. V.; Mokievsky V. O
Năm: 2018
12. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1987), Luật đất đai, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật đất đai
Tác giả: Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 1987
13. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1993), Luật đất đai, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật đất đai
Tác giả: Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 1993
14. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật đất đai, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật đất đai
Tác giả: Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2003
15. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật đất đai, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật đất đai
Tác giả: Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2013
17. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Luật Lâm nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Lâm nghiệp
Tác giả: Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2017
18. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Luật Quy hoạch, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Quy hoạch
Tác giả: Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2017
19. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Ninh (2020), Báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng, Quảng Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng
Tác giả: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Ninh
Năm: 2020
20. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Ninh (2021), Báo cáo số 4726/SNN&PTNT-KL ngày 06/10/2021 Chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác giai đoạn từ 01/01/2016 đến 31/5/202101/01/2016 đến 31/5/2021, Quảng Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo số 4726/SNN&PTNT-KL ngày 06/10/2021 Chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác giai đoạn từ 01/01/2016 đến 31/5/202101/01/2016 đến 31/5/2021
Tác giả: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Ninh
Năm: 2021
21. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Ninh (2021), Báo cáo số 4724/SNN&PTNT-KL ngày 06/10/2021, tình hình phát triển rừng của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn từ 01/01/2016 đến 31/5/2021, Quảng Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo số 4724/SNN&PTNT-KL ngày 06/10/2021, tình hình phát triển rừng của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn từ 01/01/2016 đến 31/5/2021
Tác giả: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Ninh
Năm: 2021
22. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh (2016), Báo cáo kết quả công tác năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017 của Sở Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả công tác năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017 của Sở Tài nguyên và Môi trường
Tác giả: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh
Năm: 2016
23. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh (2017), Báo cáo kết quả công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 của Sở Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 của Sở Tài nguyên và Môi trường
Tác giả: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh
Năm: 2017

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Diện tích và cơ cấu đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2020 - Nghiên Cứu Thực Trạng Quản Lý Chuyển Đất Rừng Phòng Hộ, Đất Rừng Đặc Dụng Sang Mục Đích Khác Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Ninh.pdf
Bảng 1 Diện tích và cơ cấu đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2020 (Trang 40)
Hình 1. Cơ cấu diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Quảng Ninh - Nghiên Cứu Thực Trạng Quản Lý Chuyển Đất Rừng Phòng Hộ, Đất Rừng Đặc Dụng Sang Mục Đích Khác Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Ninh.pdf
Hình 1. Cơ cấu diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Quảng Ninh (Trang 41)
Hình 2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng phân - Nghiên Cứu Thực Trạng Quản Lý Chuyển Đất Rừng Phòng Hộ, Đất Rừng Đặc Dụng Sang Mục Đích Khác Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Ninh.pdf
Hình 2 Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng phân (Trang 42)
Bảng 2: Cơ cấu diện tích đất lâm nghiệp phân theo đối tượng sử dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2020 - Nghiên Cứu Thực Trạng Quản Lý Chuyển Đất Rừng Phòng Hộ, Đất Rừng Đặc Dụng Sang Mục Đích Khác Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Ninh.pdf
Bảng 2 Cơ cấu diện tích đất lâm nghiệp phân theo đối tượng sử dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2020 (Trang 43)
Bảng 3: Diện tích và cơ cấu đất lâm nghiệp phân theo đối tượng quản lý trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2020 - Nghiên Cứu Thực Trạng Quản Lý Chuyển Đất Rừng Phòng Hộ, Đất Rừng Đặc Dụng Sang Mục Đích Khác Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Ninh.pdf
Bảng 3 Diện tích và cơ cấu đất lâm nghiệp phân theo đối tượng quản lý trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2020 (Trang 44)
Bảng 6: Tình hình phát triển rừng của huyện, thị xã, thành phố giai đoạn từ 01/01/2016 đến 31/5/2021 - Nghiên Cứu Thực Trạng Quản Lý Chuyển Đất Rừng Phòng Hộ, Đất Rừng Đặc Dụng Sang Mục Đích Khác Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Ninh.pdf
Bảng 6 Tình hình phát triển rừng của huyện, thị xã, thành phố giai đoạn từ 01/01/2016 đến 31/5/2021 (Trang 57)
Hình 3: Bản đồ biến động sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng giai đoạn - Nghiên Cứu Thực Trạng Quản Lý Chuyển Đất Rừng Phòng Hộ, Đất Rừng Đặc Dụng Sang Mục Đích Khác Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Ninh.pdf
Hình 3 Bản đồ biến động sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng giai đoạn (Trang 61)
Bảng 8: Đánh giá sự phù hợp của pháp luật đất đai về điều kiện cho phép chuyển đất - Nghiên Cứu Thực Trạng Quản Lý Chuyển Đất Rừng Phòng Hộ, Đất Rừng Đặc Dụng Sang Mục Đích Khác Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Ninh.pdf
Bảng 8 Đánh giá sự phù hợp của pháp luật đất đai về điều kiện cho phép chuyển đất (Trang 62)
Bảng 7: Đánh giá sự phù hợp của pháp luật đất đai về căn cứ cho phép chuyển mục - Nghiên Cứu Thực Trạng Quản Lý Chuyển Đất Rừng Phòng Hộ, Đất Rừng Đặc Dụng Sang Mục Đích Khác Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Ninh.pdf
Bảng 7 Đánh giá sự phù hợp của pháp luật đất đai về căn cứ cho phép chuyển mục (Trang 62)
Bảng 10: Đánh giá sự phù hợp của pháp luật đất đai về xử phạt người sử dụng đất tự - Nghiên Cứu Thực Trạng Quản Lý Chuyển Đất Rừng Phòng Hộ, Đất Rừng Đặc Dụng Sang Mục Đích Khác Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Ninh.pdf
Bảng 10 Đánh giá sự phù hợp của pháp luật đất đai về xử phạt người sử dụng đất tự (Trang 64)
Bảng 13: Đánh giá về sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa Luật đất đai và các Luật khác - Nghiên Cứu Thực Trạng Quản Lý Chuyển Đất Rừng Phòng Hộ, Đất Rừng Đặc Dụng Sang Mục Đích Khác Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Ninh.pdf
Bảng 13 Đánh giá về sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa Luật đất đai và các Luật khác (Trang 65)
Bảng 14: So sánh giữa phân loại ĐRPH, ĐRĐD với phân loại RPH, RĐD - Nghiên Cứu Thực Trạng Quản Lý Chuyển Đất Rừng Phòng Hộ, Đất Rừng Đặc Dụng Sang Mục Đích Khác Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Ninh.pdf
Bảng 14 So sánh giữa phân loại ĐRPH, ĐRĐD với phân loại RPH, RĐD (Trang 66)
Bảng 16: Đánh giá về chất lượng bản đồ và hồ sơ địa chính phục vụ quản lý chuyển - Nghiên Cứu Thực Trạng Quản Lý Chuyển Đất Rừng Phòng Hộ, Đất Rừng Đặc Dụng Sang Mục Đích Khác Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Ninh.pdf
Bảng 16 Đánh giá về chất lượng bản đồ và hồ sơ địa chính phục vụ quản lý chuyển (Trang 71)
Bảng 17: Đánh giá về thủ tục hành chính thực hiện chuyển đất rừng phòng hộ, đất - Nghiên Cứu Thực Trạng Quản Lý Chuyển Đất Rừng Phòng Hộ, Đất Rừng Đặc Dụng Sang Mục Đích Khác Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Ninh.pdf
Bảng 17 Đánh giá về thủ tục hành chính thực hiện chuyển đất rừng phòng hộ, đất (Trang 71)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN