Nghiên cứu Đặc Điểm môi trường Đất dưới các loại hình sử dụng khác nhau Ở khu vực Đồng rui,huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Nguyễn Thị Kim Oanh
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐẤT DƯỚI CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG KHÁC NHAU Ở KHU VỰC ĐỒNG RUI,
HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội – Năm 2022
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Nguyễn Thị Kim Oanh
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐẤT DƯỚI CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG KHÁC NHAU Ở KHU VỰC ĐỒNG RUI,
HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Mã số: 8440301.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS NGUYỄN XUÂN CỰ
Hà Nội – Năm 2022
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của tôi Trong luận
văn có sử dụng số liệu của đề tài “Ứng dụng công nghệ viễn thám và thiết
bị bay không người lái đánh giá sự biến đổi của các hệ sinh thái đất ngập nước” do ThS Ngô Trung Dũng thuộc Viện Sinh thái Nhiệt đới, Trung tâm
Nhiệt đới Việt – Nga chủ trì, trong đó, tôi là thành viên chính thực hiện đề tài
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác./
Tác giả
Nguyễn Thị Kim Oanh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô trong khoa Môi trường, Trường đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
và các thầy cô trong Bộ môn Tài nguyên và Môi trường đất
Để hoàn thành Luận văn, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự biết ơn sâu sắc
nhất tới GS.TS Nguyễn Xuân Cự - người đã tận tình hướng dẫn chuyên môn, khuyến
khích và giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành Luận văn này
Em cũng xin chân thành cảm ơn đề tài “Ứng dụng công nghệ viễn thám và thiết bị bay không người lái đánh giá sự biến đổi của các hệ sinh thái đất ngập nước” thuộc Đề tài nghiên cứu KH&CN cấp Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga đã hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện cho em trong quá trình thực hiện nghiên cứu và sử dụng kết quả của đề tài trong Luận văn
Em xin chân thành cảm ơn thủ trưởng Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga, thủ trưởng Viện Sinh thái Nhiệt đới và ThS Ngô Trung Dũng đã hỗ trợ em trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn
Xin chân thành cảm ơn sự động viên, ủng hộ và khích lệ của gia đình, thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn
Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công trong
sự nghiệp cao quý
Trân trọng cảm ơn!
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN iii
LỜI CẢM ƠN iv
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC HÌNH x
BẢNG KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT xi
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 – TỔNG QUAN 3
1.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh 3
1.1.1 Diện tích đất nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh 3
1.1.2 Các loại sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh 4
1.1.3 Biến động sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh 7
1.1.4 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh8 1.2 Đất ngập mặn ở Việt Nam 9
1.2.1 Phân loại và đặc điểm ĐNM ở Việt Nam 9
1.2.2 Đất ngập mặn ở tỉnh Quảng Ninh 11
1.2.2.1 Diện tích và phân bố đất ngập mặn ở Quảng Ninh 11
1.2.2.2 Đặc điểm đất ngập mặn ở Quảng Ninh 14
1.2.2.3 Những vấn đề sử dụng đất ngập mặn ở Quảng Ninh 16
1.3 Tổng quan về khu vực Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh 21
1.3.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên xã Đồng Rui 21
1.3.1.1 Vị trí địa lý và địa hình 21
1.3.1.2 Khí hậu, thủy – hải văn 22
1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 24
1.3.2.1 Dân số và nguồn lao động 24
1.3.2.2 Phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng 25
Chương 2 – ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1 Đối tượng nghiên cứu 28
Trang 62.2 Nội dung nghiên cứu 28
2.3 Phương pháp nghiên cứu 29
2.3.1 Phương pháp sử dụng số liệu thứ cấp 29
2.3.2 Nghiên cứu thực địa và lấy mẫu đất 29
2.3.3 Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm 31
2.3.4 Phương pháp xử lý số liệu 32
Chương 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33
3.1 Thảm thực vật và tài nguyên đất tại xã Đồng Rui 33
3.1.1 Hiện trạng thảm thực vật 33
3.1.2 Đặc điểm các hệ sinh thái ĐNN ở Đồng Rui 35
3.1.3 Tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất ở Đồng Rui 40
3.1.4 Công tác quản lý và trồng phục hồi rừng ngập mặn ở xã Đồng Rui 45
3.2 Một số tính chất môi trường đất dưới các loại hình sử dụng khác nhau ở xã Đồng Rui 47
3.2.1 Đất dưới RNM tự nhiên 47
3.2.2 Đất RNM trồng 51
3.2.3 Đất nuôi tôm bỏ hoang 53
3.2.4 Đất nuôi tôm nước mặn 56
3.2.5 Đất NTTS nước ngọt 58
3.2.6 Đất trồng lúa 61
3.2.7 Một số tính chất của trầm tích sông Ba Chẽ 62
3.2.8 So sánh một số tính chất đất ở các loại hình sử dụng đất khác nhau 64
3.3 Đề xuất các giải pháp quản lý và sử dụng đất nông nghiệp ở Đồng Rui 70 3.3.1 Những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý và sử dụng đất nông nghiệp .70
3.3.2 Đối với vùng đất RNM tự nhiên và bãi triều ven RNM 72
3.3.3 Đối với vùng đất RNM trồng 73
3.3.4 Sử dụng các vùng đất nông nghiệp khác: Vùng đất nuôi tôm và nuôi tôm bỏ hoang, đất NTTS nước ngọt và đất trồng lúa 74
Trang 7KẾT LUẬN 76 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ĐÃ CÔNG
BỐ 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO 79 PHỤ LỤC 84
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Quảng Ninh năm 2020 3
Bảng 1.2 Hệ thống canh tác trên đất nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh 5
Bảng 1.3 Đánh giá độ phì nhiêu đất nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh 7
Bảng 1.4 Biến động sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh, 8
Bảng 1.5 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh năm 2020 8
Bảng 1.6 Diện tích RNM huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 1994 – 2015 9 Bảng 1.7 Hiện trạng sử dụng ĐNM ở tỉnh Quảng Ninh 12
Bảng 1.8 Biến động RNM khu vực ven biển tỉnh Quảng Ninh 13
Bảng 1.9 Diện tích gieo trồng ở xã Đồng Rui giai đoạn 2018 - 2021 25
Bảng 1.10 Diện tích nuôi trồng thủy, hải sản xã Đồng Rui giai đoạn 2015 - 2021 26 Bảng 2.1 Đối tượng và số lượng lấy mẫu đất tại xã Đồng Rui ……… 29
Bảng 2.2 Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích mẫu đất……… 32
Bảng 3.1 Đa dạng hệ thực vật ngập mặn bậc cao tại Đồng Rui 34
Bảng 3.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Đồng Rui năm 2019 42
Bảng 3.3 Biến động sử dụng đất xã Đồng Rui, giai đoạn 2014-2019 (ha) 44
Bảng 3.4 Các đợt trồng phục hồi RNM ở Đồng Rui 45
Bảng 3.5 Diện tích đất RNM xã Đồng Rui quản lý giai đoạn 2017 – 2018 46
Bảng 3.6 Thành phần cơ giới đất dưới RNM tự nhiên và bãi triều ven RNM tại xã Đồng Rui 47
Bảng 3.7 Hàm lượng các chất tổng số và C/N trong đất dưới RNM tự nhiên và bãi triều ven RNM tại xã Đồng Rui 48
Bảng 3.8 Hàm lượng dinh dưỡng dễ tiêu, cation trao đổi và CEC trong đất dưới RNM và bãi triều ven RNM tại xã Đồng Rui 49
Bảng 3.9 Độ chua, tổng muối tan và các ion hòa tan trong đất dưới RNM tự nhiên và bãi triều ven RNM tại xã Đồng Rui 50
Bảng 3.10 Thành phần cơ giới đất dưới RNM trồng tại xã Đồng Rui 51
Trang 9Bảng 3.11 Hàm lượng các chất tổng số trong đất RNM trồng tại Đồng Rui 52 Bảng 3.12 Hàm lượng các chất dễ tiêu, CEC và các cation trao đổi trong đất RNM trồng tại xã Đồng Rui 53 Bảng 3.13 Độ chua, tổng muối tan và các ion hòa tan trong đất dưới RNM trồng tại xã Đồng Rui 53 Bảng 3.14 Thành phần cơ giới đất đầm nuôi tôm bỏ hoang tại xã Đồng Rui 54 Bảng 3.15 Hàm lượng các chất tổng số trong đất đầm nuôi tôm bỏ hoang tại Đồng Rui 54 Bảng 3.16 Hàm lượng các chất dễ tiêu, CEC và cation trao đổi trong đất đầm nuôi tôm bỏ hoang tại Đồng Rui 55 Bảng 3.17 Độ chua, tổng muối tan và các ion hòa tan trong đầm nuôi tôm bỏ
hoang tại xã Đồng Rui 56 Bảng 3.18 Một số tính chất đất nuôi tôm nước mặn 57 Bảng 3.19 Thành phần cơ giới đất NTTS nước ngọt tại xã Đồng Rui 58 Bảng 3.20 Hàm lượng các chất tổng số và tỷ lệ C/N trong đất NTTS nước ngọt 59 Bảng 3.21 Hàm lượng các chất dễ tiêu, cation trao đổi và CEC trong 59 Bảng 3.22 Độ chua, tổng muối tan và các ion Cl - và SO 4 2- của đất RNM trồng tại
xã Đồng Rui 60 Bảng 3.23 Một số tính chất đất trồng lúa ở Đồng Rui 61 Bảng 3.24 Thành phần cơ giới của trầm tích sông Ba Chẽ 62 Bảng 3.25 Hàm lượng các chất tổng số và tỷ lệ C/N trong trầm tích sông Ba Chẽ 63 Bảng 3.26 Hàm lượng các chất dễ tiêu, cation trao đổi và CEC trong trầm tích sông Ba Chẽ 64 Bảng 3.27 Độ chua, tổng muối tan và các ion Cl - và SO 4 2- trong trầm tích sông Ba Chẽ 64 Bảng 3.28 Thành phần cơ giới ở các loại hình sử dụng đất khác nhau 65
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ khu vực nghiên cứu 28
Hình 2.2 Bản đồ lấy mẫu đất tại Đồng Rui 31
Hình 3.1 Rừng Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza) tự nhiên ở Đồng Rui……… 34
Hình 3.2 Bản đồ phân bố thảm thực vật ngập mặn xã Đồng Rui, năm 2018 35
Hình 3.3 HST bãi triều 37
Hình 3.4 RNM thời điểm ngập triều ở Đồng Rui 38
Hình 3.5 RNM thời điểm thủy triều rút ở Đồng Rui 38
Hình 3.6 RNM trồng ven đê 38
Hình 3.7 RNM trồng ven sông 38
Hình 3.8 Đầm nuôi tôm bỏ hoang ngoài đê 40
Hình 3.9 Bản đồ thổ nhưỡng khu đất ngập nước Đồng Rui - Tiên Yên 41
Hình 3.10 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Đồng Rui năm 2019 43
Hình 3.11 Hàm lượng các chất tổng số trong đất dưới các loại hình sử dụng khác nhau tại Đồng Rui 66
Hình 3.12 Hàm lượng các chất dễ tiêu trong đất 67
Hình 3.13 Dung tích hấp thu và cation trao đổi trong đất 67
Hình 3.14 pH KCl trong đất dưới các loại hình sử dụng khác nhau tại Đồng Rui 68
Hình 3.15 Hàm lượng tổng muối tan, Cl - và SO 4 2- trong dưới các loại hình sử dụng đất khác nhau tại xã Đồng Rui 69
Trang 11BẢNG KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACMANG Tổ chức Hành động Phục hồi Rừng ngập mặn, Nhật Bản CEC Dung tích hấp thu
NTTS Nuôi trồng thủy sản
OCOP One Commune One Product
UBND Ủy ban nhân dân
UNDP Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc
Trang 12MỞ ĐẦU
Đồng Rui là xã đảo ven biển của huyện Tiên Yên, được thiên nhiên ưu đãi những khu rừng ngập mặn đa dạng về sinh học Đồng Rui có diện tích tự nhiên khoảng 5.045 ha, với diện tích rừng ngập mặn gần 2.000 ha, chiếm gần 50% diện tích của xã, bao gồm các loài cây trang, đâng, vẹt dù, mắm, sú Nơi đây là môi trường sống của các loại động vật như tôm, cua, cá, ngán, sá sùng Với hệ sinh thái đa dạng, phong phú như vậy, mang lại nguồn lợi thủy sản vô cùng lớn cho người dân trong xã Xã có diện tích khoảng 259 ha đất dành cho sản xuất nông nghiệp như trồng lúa nước, rau màu, chăn nuôi…
RNM ở Đồng Rui được đánh giá là một trong những khu vực còn giữ nguyên tính đa dạng sinh học, có hệ sinh thái đặc thù của vùng đất ngập nước Đất ngập nước
ở Đồng Rui rất đa dạng về kiểu loại, phong phú về tài nguyên, đa dạng sinh học, có rất nhiều giá trị quan trọng Giá trị to lớn của RNM Đồng Rui có thể được gộp lại thành 5 nhóm lớn Theo thứ tự quan trọng đó là giá trị môi trường sống của các loài sinh vật; giá trị về nguồn thức ăn, hỗ trợ ngư trường; giá trị lưu trữ CO2, bảo vệ bờ biển, cải thiện khí hậu, bảo vệ Đồng Rui khỏi gió bão, duy trì chất lượng môi trường nước; giá trị thẩm mỹ, văn hóa và du lịch; giá trị cung cấp gỗ, củi RNM Đồng Rui tại huyện Tiên Yên, Quảng Ninh đang phấn đấu để được công nhận thành khu Ramsar cho vùng đất ngập nước
Các loại hình sử dụng đất tại xã Đồng Rui có sự khác nhau giữa khu vực trong
đê ngăn mặn và ngoài đê ngăn mặn Khu vực trong đê ngăn mặn gồm có: đất ở, đất nuôi trồng thủy sản (NTTS), đất có mặt nước chuyên dụng (hồ điều tiết nước sản xuất nông nghiệp) và đất sản xuất nông nghiệp Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất với cây trồng quan trọng là lúa nước Khu vực ngoài đê ngăn mặn gồm có: đất NTTS, đất rừng phòng hộ và đất đầm nuôi tôm bỏ hoang Trong đó, rừng phòng hộ chiếm diện tích lớn và bao quanh toàn xã, giúp giảm xói lở bờ biển, chắn bão chắn sóng và cung cấp nguồn thủy hải sản tự nhiên
Từ năm 1992, NTTS đã được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của xã với
Trang 13diện tích 1.500 ha RNM đã được quy hoạch và cấp cho các hộ dân trong xã và các doanh nghiệp để tạo những ô, đầm NTTS Tuy nhiên, chủ yếu là do nuôi tôm quảng canh hiệu quả kinh tế thấp nên nhiều khu vực NTTS bị bỏ hoang Diện tích đất NTTS giảm xuống còn 218,9 ha vào năm 2009 và 63,5 ha năm 2012 Diện tích đất NTTS
bỏ hoang được phục hồi trồng RNM Diện tích đất NTTS còn lại được đầu tư thâm canh và được coi là một trong những hướng phát triển chính của xã vì đem lại nguồn lợi kinh tế cao Năm 2016, xã Đồng Rui có tổng diện tích NTTS là 163,0 ha
Hiện nay, đã có nhiều dự án, chương trình nghiên cứu khoa học về khu đất ngập nước Đồng Rui Tuy nhiên, những nghiên cứu này phần lớn tập trung nghiên cứu về đa dạng sinh học và giá trị bảo tồn, phục hồi RNM tại khu vực này, chưa có những nghiên cứu toàn diện về đặc điểm môi trường đất ngập nước tại Đồng Rui Các đặc tính của đất là yếu tố quan trọng nhất về môi trường nhằm kiểm soát cấu trúc và
chức năng của RNM Trên cơ sở đó, việc “Nghiên cứu đặc điểm môi trường đất
dưới các loại hình sử dụng khác nhau ở khu vực Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh” có ý nghĩa thiết thực Luận văn tập trung nghiên cứu hiện trạng quản
lý, sử dụng và tính chất môi trường đất dưới các loại hình sử dụng khác nhau làm cơ
sở để đánh giá tính chất môi trường đất ngập nước tại khu vực Đồng Rui, đồng thời
đề xuất các giải pháp phù hợp để khai thác sử dụng đất ngập nước hiệu quả, bảo tồn
và phát triển các diện tích RNM có giá trị tại Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
Trang 14Chương 1 – TỔNG QUAN
1.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh
1.1.1 Diện tích đất nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh
Theo kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổng diện tích đất đơn vị hành chính của tỉnh Quảng Ninh là 620.779 ha Trong đó, đất nông nghiệp có diện tích là 484.740 ha, diện tích đất phi nông nghiệp
là 95.873 ha và đất chưa sử dụng là 40.166 ha (Bộ TN&MT, 2022) Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Quảng Ninh năm 2020 được trình bày tại bảng 1.1
Bảng 1.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Quảng Ninh năm 2020
TT Loại sử dụng đất nông nghiệp Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Nguồn: UBND tỉnh Quảng Ninh, 2022
Diện tích đất nông nghiệp của tỉnh Quảng Ninh tính đến năm 2020 có 484.739,89 ha, chiếm 78,09% diện tích đất tự nhiên Diện tích đất nông nghiệp của tỉnh phân bố khắp trên địa bàn các huyện, thành phố và thị xã của tỉnh, trong đó, diện tích nhiều nhất tại thành phố Hạ Long với 84.385,22 ha, huyện Ba Chẽ 55.753,40 ha, huyện Bình Liêu 43.131,92 ha, huyện Tiên Yên 56.290,78 ha (UBND tỉnh Quảng Ninh, 2022) Đất nông nghiệp chủ yếu là đất lâm nghiệp chiếm gần 70% diện tích đất
tự nhiên, bao gồm: đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng và đất rừng sản xuất
Trang 15Theo số liệu công bố về hiện trạng rừng toàn quốc năm 2020, diện tích có rừng của tỉnh Quảng Ninh là 370.144 ha, trong đó có 122.306 ha rừng tự nhiên và 247.838
ha là rừng trồng, tỷ lệ che phủ đạt 55,06% (Bộ NN&PTNT, 2021) Quảng Ninh có
124.700,76 ha rừng phòng hộ chiếm 20,09% diện tích đất tự nhiên, là tỉnh có địa hình
bị chia cắt, đất đồi núi có độ dốc lớn, bờ biển kéo dài và thường xuyên chịu tác động tiêu cực của gió bão nên rừng phòng hộ tại Quảng Ninh có vai trò quan trọng trong phòng chống lũ đầu nguồn, gió bão, sóng biển…Trong những năm gần đây, cơ cấu trong lâm nghiệp đang có sự chuyển dịch, việc khai thác gỗ đã dần được thay thế bằng việc đầu tư trồng thêm rừng Bình quân mỗi năm trên địa bàn tỉnh trồng được 12.900 ha rừng (giai đoạn 2011 – 2015 toàn tỉnh trồng được 64.631 ha rừng), việc trồng rừng hoàn nguyên tại các bãi đổ thải mỏ đã góp phần nâng cao diện tích rừng trồng và tỷ lệ che phủ tại Quảng Ninh Ngoài ra, tỉnh cũng đã có chính sách bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh, đặc biệt là phát triển rừng đặc sản (quế, hồi, nhựa thông )
và rừng nguyên liệu (tre, nứa, luồng )
1.1.2 Các loại sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh
Đất nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh bao gồm 3 loại hình sử dụng đất chính là: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất NTTS Trong đó, đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn nhất hơn 80% diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh năm 2020 Hệ thống sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh được phân chia thành 02 hệ thống:
hệ thống canh tác có tưới (khu vực tưới chủ động và bán chủ động) và hệ thống canh tác nhờ mưa (khu vực không được tưới) trình bày tại bảng 1.2
Theo kết quả của dự án “Điều tra thoái hóa đất thời kỳ đầu tỉnh Quảng Ninh” (Bộ TN&MT, 2017), phần lớn diện tích đất canh tác có tưới trên địa bàn các thành phố, huyện, thị xã trong tỉnh đều nằm trên các khu vực có độ dốc dưới 8o Loại sử dụng đất chiếm tỷ lệ lớn trong hệ thống có tưới trên địa bản tỉnh Quảng Ninh là đất chuyên lúa nước; đất NTTS mặn, lợ Toàn bộ diện tích đất chuyên lúa của tỉnh tập trung nhiều ở các huyện, thị xã, thành phố: Đông Triều, Quảng Yên, Móng Cái, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và canh tác chủ yếu trên các loại đất phù sa và đất phèn Đất NTTS mặn, lợ phân bố ở thị xã Quảng Yên, thành phố Móng Cái, huyện Tiên Yên
Trang 16và trên các loại đất mặn, đất phèn Mô hình chủ yếu là nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm
sú, tôm hoa quảng canh và quảng canh cải tiến kết hợp nhiều loài thủy sản khác như (ngao, sò, cua, ghẹ) với phương thức đắp bờ, dẫn nước mặn vào ao, nuôi luân canh gần như quanh năm, vừa thu hoạch vừa thả giống mới, không có thời gian vệ sinh đầm nuôi
Bảng 1.2 Hệ thống canh tác trên đất nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh
phân theo hệ thống tưới (năm 2016)
Đất trồng cây công nghiệp lâu
Đất khoanh nuôi, phục hồi rừng 82.277 16,66
Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2017
Trong các loại hình sử dụng đất canh tác nhờ nước mưa, đất rừng trồng chiếm diện tích lớn nhất trong tỉnh Phân bố ở các huyện Ba Chẽ, Tiên Yên, Hoành Bồ, Bình Liêu Loại sử dụng đất này chủ yếu là đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs), đất vàng nhạt trên đá cát (Fq), đất vàng đỏ trên đá macma axit (Fa), độ dốc cấp III, IV,
V Thực vật trồng gồm các loại cây lấy gỗ (thông, keo, bạch đàn, sa mộc) Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có rừng trồng ngập mặn (bần chua, trang, vẹt dù)
Loại sử dụng đất khoanh nuôi, phục hồi rừng có tổng diện tích 376.121 ha năm
Trang 172016, bao gồm: khoanh nuôi tái sinh rừng sản xuất, khoanh nuôi tái sinh rừng phòng
hộ và khoanh nuôi tái sinh rừng đặc dụng Đất khoanh nuôi, phục hồi rừng tập trung trên địa bàn các huyện Hoành Bồ, Hải Hà, Ba Chẽ, Tiên Yên, Đầm Hà, Bình Liêu và thành phố Móng Cái Loại sử dụng này phân bố chủ yếu ở các khu vực cao và xa, dốc lớn, nhiều đá nổi, thực vật chủ yếu là các lùm bụi có mật độ che phủ thấp dưới 30%
Loại sử dụng đất rừng tự nhiên bao gồm: RNM ở vùng đồng bằng ven biển và rừng tự nhiên ở vùng trung du, miền núi RNM ở vùng đồng bằng, ven biển phân bố
ở hầu hết các huyện, thị xã, thành phố ven biển, bao gồm tại 11/14 huyện, thị xã và thành phố bao gồm: các thành phố Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí và các huyện Hải hà, Đầm Hà, Tiên Yên, Vân Đồn, Cô Tô, Yên Hưng và Hoàng Bồ (Đinh Thanh Giang, 2016) Thực vật chủ yếu là bần chua, trang, đâng, vẹt dù, mắm, sú… mật độ từ 2.000 – 5.000 cây/ha, chiều cao phụ thuộc vào loài trung bình > 1 m; độ tàn che > 36 nên đảm bảo chức năng phòng hộ Rừng tự nhiên ở trung du, miền núi
có thảm thực vật khá đa dạng, phân nhiều tầng, lớp thảm thực vật dày, độ che phủ cao > 90%, đặc biệt là diện tích rừng tự nhiên thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn Kỳ Thượng, vườn quốc gia Bái Tử Long
Nhìn chung, đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh Quảng Ninh có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình; đất chủ yếu có giá trị pHKCl dưới 5; có 25.324 ha đất sản xuất nông nghiệp hàm lượng chất hữu cơ tổng số ở mức giàu; hàm lượng nitơ, phốt pho, kali tổng số trong đất ở mức trung bình đến nghèo Đất lâm nghiệp có 246.005 ha đất
có thành phần cơ giới trung bình đối với đất vùng đồi núi và có 69.008 ha đất có thành phần cơ giới nhẹ đối với đất vùng ven biển có dung trọng cao, pHKCl rất chua với 308.855 ha có pHKCl < 4; hàm lượng chất hữu cơ tổng số trong đất chủ yếu ở mức giàu và trung bình; hàm lượng nitơ, phốt pho, kali tổng số trong đất ở mức trung bình đến nghèo Đất NTTS chủ yếu có thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình; chủ yếu
có phản ứng ít chua đến trung tính, pHKCl trong khoảng 5 – 7,0; hàm lượng chất hữu
cơ tổng số trong đất ở mức trung bình; hàm lượng nitơ, phốt pho, kali tổng số trong đất ở mức trung bình đến nghèo Đất lâm nghiệp và đất NTTS khu vực ven biển có hàm lượng TSMT cao đất phân bố ở các huyện Tiên Yên, Vân Đồn, Hoành Bồ, Đầm
Trang 18Hà, thành phố Hạ Long, Móng Cái…
Độ phì nhiêu của đất được đánh giá dựa trên tổng hợp các tính chất vật lý và hóa học của đất, đất nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh năm 2016 có 52.596 ha đất có độ phì nhiêu cao, 217.549 ha đất có độ phì nhiêu trung bình và 223.758 ha đất có độ phì nhiêu thấp (Bảng 1.3)
Bảng 1.3 Đánh giá độ phì nhiêu đất nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh
TT Loại sử dụng đất
Phân cấp đánh giá độ phì nhiêu
tích (ha) Cao Trung bình Thấp
1 Đất sản xuất nông nghiệp 30.015 17.293 12.245 59.553
2 Đất lâm nghiệp 22.581 162.849 166.194 351.624
Nguồn: Bộ TN&MT, 2017 1.1.3 Biến động sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh
Tỉnh Quảng Ninh trong những năm qua đang thực hiện mô hình chuyển đổi tăng trưởng kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, diện tích đất nông nghiệp cũng như hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh có sự biến động Trong giai đoạn 2010 – 2020, diện tích đất nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh có sự biến động theo đề án quy hoạch sử dụng đất của tỉnh, theo đó, một số diện tích đất phi nông nghiệp được quy hoạch chuyển đổi sang đất nông nghiệp, xác định được ranh giới và công khai diện tích đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng cần bảo vệ nghiêm ngặt Nhìn chung diện tích đất nông nghiệp trong những năm qua đều có xu hướng tăng lên theo các loại hình khác nhau (Bảng 1.4) Năm 2020, diện tích đất trồng lúa tăng 1.599,18 ha
so với năm 2010 và tăng 3.734,18 ha so với năm 2015 Tuy nhiên, diện tích đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng năm 2020 giảm lần lượt 162,24 ha và 1.495,96 ha so với năm 2010; năm 2020 giảm 1.945,24 ha và 1.162,96 ha so với năm 2015 Nguyên nhân là do chuyển đổi sử dụng đất theo kế hoạch của UBND tỉnh Quảng Ninh, một phần diện tích đất do người dân khai thác chuyển sang đất rừng sản xuất và đất NTTS, một phần diện tích chuyển sang sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp
Trang 19Bảng 1.4 Biến động sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh,
giai đoạn 2010 – 2020 (ha)
TT Loại sử dụng đất Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020 2020 so
với 2010
2020 so với 2015 Đất nông nghiệp 459.307,00 450.582,00 484.739,89 25.432,89 34.157,89
Trang 20TT Loại sử dụng đất Tổng diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Nguồn: UBND tỉnh Quảng Ninh, 2021c
Nguyễn Hải Hòa (2016) khi nghiên cứu về biến động RNM ven biển huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 1994 – 2015 đã đánh giá biến động về diện tích RNM và đối tượng khác (bao gồm ruộng, khu vực dân cư, đầm tôm, nước) tại các xã Đồng Rui, Hải Lạng, Đông Ngũ huyện Tiên Yên (Bảng 1.6) Kết quả nghiên cứu cho thấy, giai đoạn 2001 – 2003, diện tích RNM giảm 701,2 ha, tương đương 22,5% do phần lớn diện tích RNM được chuyển sang đầm nuôi tôm Nhìn chung, diện tích RNM tăng lên chủ yếu là do các dự án trồng và phục hồi RNM của các tổ chức, tuy nhiên, chất lượng rừng chưa cao (Nguyễn Hải Hòa, 2016)
Bảng 1.6 Diện tích RNM huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 1994 – 2015
RNM (ha) 3.021,6 3.114,7 2.413,5 3.238,0 2.795,3 2.634,3 3.544,8 Đối tượng khác (ha) 7.929,7 7.836,6 8.537,8 7.713,3 8.156,0 8.316,9 7.172,6
Nguồn: Nguyễn Hải Hòa, 2016
1.2 Đất ngập mặn ở Việt Nam
1.2.1 Phân loại và đặc điểm ĐNM ở Việt Nam
❖ Phân loại ĐNM ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về phân loại đất đã được thực hiện từ giữa thế kỉ
XX, tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về phân loại ĐNM Theo chú giải sơ đồ thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam, tỷ lệ 1/1.000.000, miền Bắc Việt Nam có
2 nhóm đất là: Nhóm A: Vùng đồi núi; Nhóm B: Vùng châu thổ hiện đại và đồng bằng ven biển Nhóm B có 8 loại đất được phân loại từ XI đến XVIII (Học viện Nông – Lâm, 1959), trong đó: Loại XV là đất mặn do nước mặn ngập từ trên mặt xuống hoặc ngầm từ dưới đất lên; Loại XVI là đất mặn có sú vẹt còn gọi là đất mặn ven biển
có sú cao 3 – 4 m, rất ẩm và rất mặn; Loại XVII là đất mặn chua (đất phèn), kết hợp mặn do phèn sunfat Al và Fe tạo nên, rất chua nhưng ít mặn hơn, hơi xa biển
Trang 21Năm 1981, Viện Thổ nhưỡng nông hóa đã biên tập Bản đồ đất miền Bắc Việt Nam, tỷ lệ 1/500.000 (Ngô Đình Quế và cs, 2012), theo đó phân chia nhóm đất mặn miền Bắc gồm 5 loại sau: Đất mặn sú vẹt (Loại 11), Đất mặn nhiều (Loại 12), Đất mặn trung bình (Loại 13), Đất mặn ít (Loại 14), Đất mặn chua (Loại 15)
❖ Đặc điểm ĐNM ở Việt Nam
Một trong những đặc trưng của vùng ĐNM là bị ngập nước thường xuyên, đất luôn trong tình trạng dư thừa nước từ đó đòi hỏi các loài thực vật phải thích ứng với môi trường ngập nước và đây cũng là nhân tố chính gây nên sự thay đổi các tính chất sinh – địa – hóa học trong đất Sự thiếu oxy trong đất có liên quan đến các tiến trình
vi sinh vật và sinh ra độc chất trong đất (Delaune và Pezeshki, 1991) Độ pH trong ĐNN khoảng 6,5 – 7, ngoại trừ trong đất đó có tính axit hoặc kiềm 5 (Orchard S.E
do đó ảnh hưởng đến sự phân bố của RNM (Hong, P.N, San, H.T, 1993)
Theo Hồ Quang Đức (2010) diện tích đất mặn vùng Đồng bằng Sông Hồng là: 153.500 ha, là đất phù sa nhiễm mặn hệ thống sông Thái Bình và sông Hồng do thủy triều chứa NaCl và Na2SO4 có lẫn muối Canxi, Magie và Sunfat, phân thành 3 loại với tên gọi, ký hiệu, diện tích và đặc điểm sau: Mặn sú vẹt (Mm): 32.099 ha, trong đó: SO42- > Cl- ~ 1,5 lần; Mặn nhiều (Mn): 32.670 ha, tổng số muối tan >2%, Cl- > 0,15%, SO42- > 0,06%; Mặn trung bình và ít (Mi): 6.068 ha, tổng số muối tan 0,3 – 2%; Cl-: 0,01 – 0,15%, SO42-: 0,1 – 0,6% (Hồ Quang Đức, 2010)
Các tác giả Hồ Quang Đức, Nguyễn Văn Đạo (2011) nghiên cứu về đất mặn
và đất phèn sau 30 năm sử dụng tại vùng đồng bằng sông Cửu Long cho thấy: Thành phần cấp hạt chủ yếu biến động ở tầng mặt và đặc biệt là những vùng cửa sông hàng năm với một lượng phù sa bồi đắp làm tăng cấp hạt thịt và cát Còn những nơi có tác động của việc thau chua rửa mặn (đất mặn nhiều) hàm lượng cấp hạt sét giảm Hầu
Trang 22hết các loại đất mặn và đất phèn có độ chua tăng (pH giảm) Đối với các loại đất mặn hàm lượng các chất dinh dưỡng tổng số ít có sự biến đổi hoặc tăng nhẹ Nhưng đối với đất phèn hàm lượng dinh dưỡng tổng số lại giảm, đặc biệt là OC và N Ngoài ra hàm lượng các chất dễ tiêu (lân, kali dễ tiêu) và các cation kiềm trao đổi (Ca2+, Mg2+) tăng nhẹ ở đất mặn sú, vẹt, đước và đất mặn nhiều, tuy nhiên lại giảm ở đất mặn trung bình và ít và các loại đất phèn (Hồ Quang Đức, Nguyễn Văn Đạo, 2011)
Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của dạng lập địa và tần số ngập triều lên tính chất lý hóa học đất tại khu dự trữ sinh quyển RNM Cần Giờ, Lê Tấn Lợi (2011) đã nghiên cứu tính chất lý hóa học đất tại Khe Vinh và Mũi Ó, thành phần cơ giới đất tại hai địa điểm này chủ yếu là sét và thịt, đất sét chiếm từ 55 – 60% và thịt chiếm 35 – 40% Mặc dù thành phần cơ giới của đất không hoàn toàn ảnh hưởng bởi chế độ thủy văn, tuy nhiên hàm lượng sét có tương quan có ý nghĩa (r = 0,5112, P = 0,0012) với tần suất ngập triều (Lê Tấn Lợi, 2011)
Trong nghiên cứu của Phạm Ngọc Dũng (2014) về đặc điểm lập địa vùng đầm phá và ven biển tỉnh Thừa thiên Huế cho thấy: ĐNM ở tỉnh Thừa Thiên Huế có đặc điểm chung là đất cát và chua; thành phần cơ giới thuộc loại đất cát pha với tỷ lệ cát biến động trung bình 80 – 90%; đất giàu kali tổng số, nhưng hàm lượng đạm, lân tổng
số và mùn có sự biến động khá lớn, từ mức nghèo đến khá tùy thuộc từng vùng đất Đất ở các khu vực cửa sông, ven biển và ao nuôi thủy sản giàu dinh dưỡng hơn đất ở vùng ven đầm phá (Phạm Ngọc Dũng, 2014)
1.2.2 Đất ngập mặn ở tỉnh Quảng Ninh
1.2.2.1 Diện tích và phân bố đất ngập mặn ở Quảng Ninh
Dựa vào sự khác nhau về điều kiện địa lý tự nhiên, Phan Nguyên Hồng đã phân chia thảm thực vật RNM và ĐNM ven biển nước ta thành 4 khu vực và 12 tiểu khu, bao gồm: Khu vực 1, ven biển Đông Bắc, từ mũi Ngọc đến mũi Đồ Sơn; Khu vực 2, ven biển Đồng bằng Bắc bộ, từ mũi Đồ Sơn đến mũi Lạch Trường; Khu vực
3, ven biển Trung bộ, từ mũi Lạch Trường đến mũi Vũng Tàu; Khu vực 4, ven biển Nam bộ, từ mũi Vũng Tàu đến mũi Nải – Hà Tiên ĐNM ven biển Quảng Ninh thuộc Khu vực 1 – ven biển Đông Bắc, bao gồm 3 tiểu khu: tiểu khu 1 (Móng Cái – Cửa
Trang 23Ông), tiểu khu 2 (Cửa Ông – Cửa Lục), tiểu khu 3 (Cửa Lục – Đồ Sơn) (Phan Nguyên Hồng, 1999)
Theo Đinh Thanh Giang (2016), ĐNM và RNM vùng ven biển tỉnh Quảng Ninh phân bố tại 11/14 huyện, thị xã và thành phố bao gồm: các thành phố Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí và các huyện Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, Vân Đồn,
Cô Tô, Yên Hưng và Hoàng Bồ Tổng diện tích ĐNM là 40.011 ha, trong đó, có 20.486 ha là ĐNM có RNM, 5.508 ha là đất chưa có RNM và 14.011 ha là đất đầm nuôi tôm (Bảng 1.7)
Bảng 1.7 Hiện trạng sử dụng ĐNM ở tỉnh Quảng Ninh
Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2014 (Đinh Thanh Giang, 2016)
Toàn tỉnh có 47.002 ha diện tích đất mặn, chiếm 9,52% diện tích điều tra năm
2017 Đất mặn được hình thành từ những sản phẩm phù sa sông biển lắng đọng trong môi trường nước biển, do trầm tích biển hoặc ảnh hưởng của nước mặn tràn hoặc mặn mạch ven biển có tổng số muối tan lớn hơn 0,25% Nhóm đất mặn trên địa bàn tỉnh
có 3 đơn vị đất: đất mặn sú vẹt (Mm), đất mặn nhiều (Mn), đất mặn trung bình và ít (M) Đất mặn sú vẹt (Mm) có diện tích 43.678 ha, chiếm 8,84% diện tích điều tra Phân bố ở các bãi ngoài đê biển thuộc các huyện, thị xã, thành phố: Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái, Đầm Hà, Hải Hà, Quảng Yên, Vân Đồn và Hoành Bồ Đất mặn nhiều (Mn) có diện tích 2.360 ha, chiếm 0,48% diện tích điều tra Phân bố tập trung chủ yếu ở các huyện, thị xã, thành phố: Đầm Hà, Móng Cái, Quảng Yên, Vân Đồn, Hải Hà, Hạ Long và ở địa hình tương đối thấp, ven đầm phá, chịu ảnh hưởng của mặn do thủy triều Đất mặn trung bình và ít (M) có diện tích là 964 ha, chiếm
Trang 240,20% diện tích điều tra Phân bố ở các huyện, thị xã thành phố: Hạ Long, Móng Cái, Tiên Yên, Hải Hà, Vân Đồn và Quảng Yên (Bộ TN&MT, 2017)
ĐNM có RNM chiếm hơn một nửa diện tích ĐNM của toàn tỉnh Quảng Ninh,
hệ sinh thái RNM đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ, phát triển tài nguyên
và môi trường cửa sông, ven biển RNM là nơi cư trú, cung cấp nguồn dinh dưỡng
hỗ trợ cho sự tồn tại, phát triển phong phú của các quần thể sinh vật cửa sông ven biển Các dải RNM ven biển, cửa sông đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển đất bồi tụ, hạn chế xói lở bờ, làm giảm tốc độ gió, sóng và dòng triều vùng
có đê ven biển và trong cửa sông Rễ cây ngập mặn, đặc biệt là những quần thể thực vật tiên phong mọc dày đặc có tác dụng làm cho trầm tích bồi tụ nhanh hơn (Lê Xuân Tuấn và cs, 2008)
ĐNM có RNM ở Quảng Ninh chủ yếu là đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng, trong đó: đất rừng đặc dụng là 129 ha và đất rừng phòng hộ là 20.357 ha Tỉnh Quảng Ninh có chiều dài ven biển và diện tích RNM lớn nhất khu vực phía Bắc Việt Nam và phân bố đủ tại 10 huyện, thị xã, thành phố ven biển của tỉnh, gồm: Uông Bí, Quảng Yên, Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Móng Cái và
Cô Tô (UBND tỉnh Quảng Ninh, 2021)
Trong những năm qua nghề nuôi trồng thủy hải sản phát triển mạnh, do đó, diện tích RNM bị thu hẹp lại để khai thác nuôi trồng thủy hải sản Diện tích nuôi trồng hải sản trên ĐNM theo thống kê của tỉnh Quảng Ninh năm 2012 là 14.017,86
ha Ngoài ra, còn một số đầm nuôi tôm trong RNM (lâm ngư kết hợp) và một số đầm nhỏ rải rác chưa thống kê được Các loài được nuôi là tôm sú, cua, ngao… (Ngô Đình Quế và Võ Đại Hải, 2012) Vì vậy, diện tích đất RNM khu vực ven biển tỉnh Quảng Ninh có sự biến động giữa các năm (Bảng 1.8)
Bảng 1.8 Biến động RNM khu vực ven biển tỉnh Quảng Ninh
Trang 25TT Địa phương Diện tích RNM (ha)
ít bùn sét ĐNM tại Quảng Ninh chủ yếu là ĐNM phèn tiềm tàng, đất có thành phần
cơ giới nhẹ, chủ yếu là dạng cát pha thịt, nghèo chất hữu cơ (Gautier D và cs, 2001)
Theo Veettil và cộng sự, phần lớn RNM ở Việt Nam phát triển trên đất sét pha bùn phổ biến dọc theo bờ biển cửa sông, đồng bằng và vịnh của Việt Nam, đây là nơi
lý tưởng cho sự phát triển của RNM Ở phía Bắc của Việt Nam, một số loại ĐNM bao gồm phù sa có nguồn gốc từ đất đồi đá ong và trên các đảo ở Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long, đất có nguồn gốc từ trầm tích đá vôi (Veetil B.K và cs, 2018)
Trang 26Đặc điểm môi trường trầm tích tại khu vực RNM Đồng Rui, huyện Tiên Yên chủ yếu gồm hạt cát mịn (> 63 µm), bột (4 – 63 µm), sét (< 4 µm) và có xu hướng giảm dần từ bãi triều vào sâu trong RNM Sự tập trung lượng lớn hạt mịn phía sâu trong RNM, chứng tỏ rằng RNM có vai trò quan trọng trong quá trình lắng đọng trầm tích hạt mịn ở vùng ven biển Kết quả nghiên cứu đặc điểm môi trường trầm tích RNM Đồng Rui cũng cho thấy, vật chất hữu cơ từ RNM giảm dần từ khu vực phía sâu trong rừng ra ngoài bãi triều tương ứng với sự giảm dần hàm lượng các nguyên
tố kim loại trong trầm tích Kết quả quan trắc hàm lượng các nguyên tố kim loại như
Pb, Cd, Fe, Cu, và Mn đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 43:2017/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng trầm tích (UBND tỉnh Quảng Ninh, 2021b)
Đinh Thanh Giang (2016) đã nghiên cứu về đặc điểm môi trường ĐNM ven biển tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng Tại Quảng Ninh, nghiên cứu được thực hiện ở vùng ven biển thành phố Móng Cái, huyện Đầm Hà và huyện Tiên Yên Trong nghiên cứu này, tác giả đã nghiên cứu đặc điểm ĐNM dưới các loại sử dụng đất khác nhau, bao gồm: đất RNM tự nhiên, đất RNM trồng, đất bãi bồi chưa có RNM và đất đầm nuôi tôm bỏ hoang Theo kết quả nghiên cứu, đất dưới RNM tự nhiên có thành phần
cơ giới phổ biến từ dạng cát - thịt nhẹ, nghèo chất hữu cơ và đạm; hàm lượng P2O5
nghèo, K2O nghèo đến trung bình; Ca2+, Mg2+ ở mức trung bình đến giàu; đất chua đến ít chua, thuộc dạng mặn nhiều và gồm cả 2 dạng mặn clo – sunfat và sunfat – clo Đất bãi bồi chưa có RNM có thành phần cơ giới từ cát pha thịt đến cát; đất chua đến
ít chua, đất thuộc dạng mặn nhiều; hàm lượng chất hữu cơ tổng số trong đất từ nghèo đến trung bình, nghèo đạm, lân, kali tổng số Đất dưới RNM trồng có thành phần cơ giới từ dạng cát pha đến thịt nhẹ; đất có phản ứng chua đến ít chua; chất hữu cơ nghèo đến trung bình; Ca2+
, Mg2+ trung bình đến giàu; đất thuộc dạng mặn nhiều và hầu hết các mẫu phân tích là dạng mặn sunfat – clo Đất trong đầm nuôi tôm bỏ hoang có hàm lượng hữu cơ tổng số (OM) ở mức trung bình đến khá, K2O ở mức trung bình
Ca2+ và Mg2+ ở mức trung bình đến giàu là do hiện tượng phú dưỡng trong quá trình nuôi tôm được tích tụ các chất dư thừa trong đất
Trang 27Đất mặn ở Quảng Ninh có phản ứng chua đến trung tính, giá trị pHKCl ở tầng đất mặt dao động từ 2,89 đến 6,71; hàm lượng tổng số muối tan dao động từ 0,01% đến 2,24%; dung tích hấp thu của đất biến động từ thấp đến trung bình, dao động từ 2,40 lđl/100g đất đến 19,52 lđl/100g đất; hàm lượng chất hữu cơ tổng số trung bình
là 2,44% với khoảng dao động từ 0,14% đến 9,68%; hàm lượng N, P, K tổng số biến động từ nghèo đến giàu (N: 0,01 – 0,34%; P: 0,01 – 0,17%; K: 0,07 – 3,74%) (Bộ TN&MT, 2017)
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh và cộng sự (2018) khi định lượng cacbon trong RNM ven biển xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên, nghiên cứu về
lượng cacbon tích lũy trong sinh khối trên mặt đất của đất RNM cho thấy, vẹt dù (B gymnorhiza) tích lũy cacbon cao nhất đạt 19,59 tấn/ha, tiếp đến là sú (A corniculatum) và đâng (R stylosa) đều đạt 2,86 tấn/ha, sau đó là trang (K obovata) đạt 1,16 tấn/ha và thấp nhất là mắm biển (A marina) đạt 0,53 tấn/ha Tương tự như
lượng cacbon tích lũy trong sinh khối trên mặt đất của rừng Sinh khối dưới mặt đất của quần thể vẹt dù cao nhất đạt 19,04 tấn/ha, tiếp đến là quần thể đước đạt 2,31 tấn/ha, tiếp theo là quần thể sú đạt 2,14 tấn/ha, quần thể trang và mắm có lượng cacbon tích lũy trong sinh khối dưới mặt đất thấp nhất lần lượt là 0,45 tấn/ha và 0,42 tấn/ha Lượng cacbon (tấn/ha) tích lũy trong đất rừng có sự khác nhau giữa các tầng đất, lượng cacbon tích lũy cao ở lớp đất bề mặt và giảm ở các độ sâu khác nhau của đất So sánh lượng cacbon tích lũy trong 3 bể chứa cacbon thấy, lượng cacbon tích lũy trong đất rừng cao hơn so với lượng cacbon tích lũy trong sinh khối thực vật trên mặt đất và dưới mặt đất (Nguyễn Thị Hồng Hạnh và cs, 2018)
1.2.2.3 Những vấn đề sử dụng đất ngập mặn ở Quảng Ninh
Hiện nay, việc sử dụng ĐNM ở Quảng Ninh cũng như ở Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề, ĐNM được khai thác làm đầm nuôi tôm làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường đất, nước; một số đầm nuôi tôm không mang lại hiệu quả kinh tế, sau một thời gian hoạt động không hiệu quả bị bỏ hoang Diện tích RNM cũng bị thu hẹp do các chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất để NTTS nước mặn Biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng cũng ảnh hưởng đến các hệ động, thực vật sinh sống và
Trang 28phát triển ở các khu vực RNM, ĐNM
❖ Khai thác đất rừng ngập mặn để nuôi tôm
Theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Lebel và cộng sự (2002), hầu hết các ao nuôi tôm ở miền Bắc Việt Nam được phát triển trên đất trước đây là RNM (Lebel, L và cs, 2002) Khu Đông Bắc (Quảng Ninh) vào những năm 60 của thế kỷ
20 có khoảng 20.000 ha RNM Do quan niệm của lãnh đạo địa phương cho các dải RNM dạng bụi thấp không phải là rừng mà là đất hoang, nên tình trạng phá RNM bừa bãi để lấy đất sản xuất nông nghiệp, làm ruộng muối và đặc biệt là làm đầm tôm
đã làm suy thoái và thu hẹp mạnh diện tích Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Ninh (2001) thì ở 9 huyện ven biển và hải đảo, từ 1998 đến 2003 đã có 2.375 ha chuyển sang nuôi tôm và 134 ha ở thành phố Hạ Long dành cho xây dựng (Lê Xuân Tuấn và cs, 2008) Việc mất diện tích RNM do mở rộng đầm nuôi tôm là một vấn đề môi trường quan trọng Ở một số nước, mặc dù đã công nhận vai trò quan trọng của RNM nhưng nạn phá rừng để đắp đầm nuôi tôm vẫn đang diễn
và hệ thống tự nhiên (Alongi D.M., 2008), (Kathiresan K và Rajendran N., 2005)
Nguyễn Văn Thảo và cộng sự (2012) đã sử dụng tư liệu viễn thám, giải đoán ảnh vệ tinh để kiểm kê diện tích ao nuôi tôm sú bỏ hoang dọc dải ven biển nước ta Theo số liệu kiểm kê năm 2008, diện tích ao đang nuôi tôm sú ven biển tỉnh Quảng Ninh là 6.779,8 ha; diện tích ao nuôi tôm sú bỏ hoang là 9.104,4 ha, trong khi đó diện tích RNM ven biển Quảng Ninh là 21.513,9 ha và diện tích bãi triều là 44.719 ha
Trang 29(Nguyễn Văn Thảo và cs, 2012)
Diện tích đầm nuôi nuôi tôm vùng ven biển tăng lên đáng kể do lợi nhuận từ nuôi tôm sú và đây một trong những nguyên chính làm suy giảm diện tích RNM và thay đổi môi trường đất, nước ngập mặn vùng ven biển Thực tế cho thấy, sau khi đắp đầm nuôi tôm, RNM trong đầm bị chết, môi trường đất, nước trong đầm nuôi bị ô nhiễm dẫn tới năng suất tôm giảm, người nuôi phải bỏ hoang ao đầm (Đinh Thanh Giang, 2016)
RNM ở Việt Nam đang đứng trước áp lực ngày càng tăng từ biến đổi khí hậu, phát triển ven biển, cũng như NTTS (Quinn và cs, 2017) Sự gia tăng dân số và thay đổi các quá trình chính trị và kinh tế đã dẫn đến thay đổi sử dụng đất và suy giảm mức độ RNM Ngoài ra, hầu hết các khu RNM đều có các trang trại nuôi tôm, sự phát triển nhanh chóng của NTTS có liên quan đến việc RNM bị suy giảm và suy thoái đáng kể NTTS đã được xác định là mối đe dọa chính đối với hệ thống RNM ở miền Bắc Việt Nam (Orchard và cs, 2015, 2016)
Theo kết quả nghiên cứu của Bùi Đắc Thuyết (2013), nghiên cứu đã ghi nhận
sự thay đổi đáng kể về lớp phủ đất và sử dụng đất ở các vùng ven biển của Quảng Ninh từ năm 1999 đến năm 2008 liên quan đến các trang trại nuôi tôm Kết quả từ so sánh sau khi phân loại của ảnh ALOS 2008 và Landsat ETM 1999/2001 cho thấy: diện tích nuôi tôm đột biến từ mức gần như bằng không năm 1999/2001 lên ước tính 1.702,50 ha ở Móng Cái và 1.195,90 ha ở Hạ Long năm 2008 Ngược lại, cũng trong thời gian này, ở Móng Cái và Hạ Long bị giảm khoảng 1.144,40 ha và 927,50 ha RNM (Bui, Thuyet D và cs, 2014) Mặc dù, phát triển các đầm nuôi tôm là nguyên nhân chính làm mất RNM ở Móng Cái (841,5 ha chiếm 49,4% tổng diện tích nuôi tôm), xây dựng đê biển, đường giao thông, phá RNM trong đầm nuôi tôm quảng canh cũng là các nguyên nhân gây suy giảm diện tích RNM ở Hạ Long Diện tích RNM ở
Hạ Long được chuyển đổi sang đất nuôi tôm là 285,6 ha Mức giảm RNM trung bình
ở các khu vực này là 3,13 – 4,98% (127,2 – 132,5 ha), cao hơn nhiều so với mức giảm RNM của Việt Nam (2,3% năm 1980 – 1990; 3,0% năm 1990 – 2000; 0,1% trong năm 2000 – 2005) (FAO, 2017)
Trang 30Môi trường đất, nước trong đầm nuôi tôm bỏ hoang vùng ven biển Quảng Ninh
bị ô nhiễm do RNM bị chết và thức ăn nuôi tôm Đất có xu hướng bị chua, phèn và xáo trộn do quá trình đào, đấp, lấy đất là bờ ao Nền đáy đầm nuôi bị chặt cứng, bào mòn do quá trình nạo vét đầm sau mỗi vụ nuôi Hệ thống bờ bao, cống làm cản trở, hạn chế sự lưu thông của dòng thủy triều tự nhiên, làm giảm quá trình bồi lắng phù
sa trong đầm, đây là nguyên nhân chính làm hạn chế quá trình tái sinh tự nhiên của RNM trong đầm nuôi tôm do thiếu nguồn giống và điều kiện lập địa đã bị thay đổi theo xu hướng bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây ngập mặn (Đinh Thanh Giang, 2016)
tế đã đầu tư vào việc bảo tồn và phục hồi RNM cũng như cải thiện sinh kế cho người dân địa phương Các sáng kiến quốc tế và quốc gia có đầu tư đáng kể vào RNM ở Quảng Ninh gồm có Chương trình PAM, Chương trình trồng mới 5 triệu hecta rừng, các chương trình của Chữ thập đỏ và Cơ quan Phát triển Quốc tế Nhật Bản (JICA) Diện tích RNM đến năm 2017 của Quảng Ninh là 19.426 ha (Phạm Thu Thủy và cs, 2019)
RNM trồng tại vùng ven biển Quảng Ninh được thực hiện chủ yếu bằng biện pháp kỹ thuật truyền thống là trồng trực tiếp trụ mầm và rừng được trồng chủ yếu trên các bãi mới bồi chưa có rừng hoặc có rừng với mật độ thưa hoặc trồng bổ sung vào các lỗ trống trong RNM Chưa có nhiều diện tích RNM trồng bằng các biện pháp
kỹ thuật mới như: trồng bằng cây con có bầu, cải tạo lập địa trong đầm nuôi tôm bỏ hoang và trồng rừng trong đầm kết hợp nuôi tôm (Đinh Thanh Giang, 2016)
Trang 31Trở ngại lớn nhất đối với công tác trồng RNM là suất đầu tư trồng rừng còn thấp trong khi điều kiện đất đai không thuận lợi (đất bãi triều không đảm bảo tỷ lệ phù sa, xói mòn, sạt lở…) Mặt khác, loài, chất lượng cây trồng chưa được chọn lọc,
kỹ thuật lâm sinh chưa được quan tâm, việc trồng rừng còn mang tính quảng canh nên chất lượng rừng hạn chế, mật độ không hợp lý, khả năng phòng hộ không cao
Sự khắc nghiệt về yếu tố khí hậu, thời tiết, lập địa trồng không ổn định, không được che chắn và thường xuyên hứng chịu các cơn bão lớn trong năm của các tỉnh có RNM
ở khu vực phía Bắc gây khó khăn rất lớn cho công tác trồng và phát triển RNM Thực
tế cho thấy, nhiều vùng đất phải trồng đi trồng lại tới nhiều lần nhưng không thể thành rừng, tỷ lệ sống của cây là rất thấp, cây trồng còn chưa kịp ổn định bộ rễ thì đã bị sóng biển đánh bật tung lên (Ngô Đình Quế và Võ Đại Hải, 2012)
Đất là nhân tố chính giới hạn sự tăng trưởng và phân bố cây ngập mặn (Aksornkoae và cs, 1985) Đất RNM là đất phù sa bồi tụ có độ muối cao, thiếu O2, giàu H2S, RNM thấp và cằn cỗi trên các bãi lầy có ít phù sa, nghèo chất dinh dưỡng
Sự phát triển của thực vật ngập mặn liên quan đến số lượng phù sa lắng đọng và cây đạt chiều cao cực đại ở nơi có lớp đất phù sa dày (Đinh Thanh Giang, 2016)
Các đặc tính của đất là yếu tố quan trọng nhất về môi trường nhằm kiểm soát cấu trúc và chức năng của RNM Đặc biệt, tình trạng chất dinh dưỡng trong đất có ảnh hưởng trực tiếp lên hệ sinh thái RNM RNM phân bố phụ thuộc vào sự phản ứng của các loài thực vật với tình trạng khử của đất và các điều kiện có ảnh hưởng đến tính chất hóa sinh học của đất từ đó ảnh hưởng đến khả năng lan rộng và chịu ngập
lũ (McKee K.L., 1993) Do đó, cần phải nghiên cứu các đặc điểm, tính chất lý – hóa của ĐNM tại khu vực nghiên cứu trước khi tiến hành lựa chọn cây trồng phù hợp và trồng phục hồi RNM Tuy nhiên, đến nay chưa có nhiều nghiên cứu về các đặc điểm
và tính chất lý – hóa của ĐNM ở Quảng Ninh
❖ Tính dễ tổn thương của rừng ngập mặn đối với biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu, trước hết là sự nóng lên toàn cầu, thay đổi lượng mưa và mực nước biển dâng là một trong những thách thức rất lớn đối với RNM bên cạnh những tác động bởi con người Biến đổi khí hậu có thể làm ảnh hưởng đến sự sinh
Trang 32trưởng, phát triển và tồn tại của RNM thông qua các tác động đến sự tích tụ trầm tích, xói lở, độ mặn, thời gian và độ ngập triều (Donald R và cs, 2006)
Kết quả điều tra, thu thập và phân tích số liệu về khí hậu tại xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên của Phạm Hồng Tính và cộng sự cho thấy nhiệt độ tăng trung bình năm khoảng 0,02oC, lượng mưa giảm khoảng 15,34 mm/năm giai đoạn 1990 – 2010 (Phạm Hồng Tính và cs, 2015) Khi nhiệt độ tăng lên cùng với lượng mưa giảm sẽ làm tăng điều kiện khô từ đó làm giảm năng suất và đa dạng sinh học Những loài
như Bần chua (Sonneratia caseolaris) hay Mắm biển (Avicennia marina) là những
loài nhạy cảm với sự tăng độ mặn do điều kiện khô tăng lên (Van Maren D.S., 2004)
Cùng với sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa, nước biển cũng tác động rất lớn tới
sự sinh trưởng, phát triển và phân bố của RNM, từ đó, có thể làm tăng tính dễ tổn thương của RNM Đặc biệt, trong bối cảnh nước biển dâng làm cho RNM không còn khả năng tiến ra phía biển, đồng thời, các công trình hạ tầng, phát triển kinh tế như
đê biển, nuôi trồng thủy hải sản, ô nhiễm môi trường nước, đất ven biển có thể ngăn cản RNM tiến vào đất liền Nghiên cứu cũng cho rằng, tốc độ bồi tụ trầm tích và tốc
độ tăng mực nước biển cùng chi phối mức độ, thời gian và tần suất ngập triều, từ đó ảnh hưởng tới sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của RNM Sự bồi tụ trầm tích tại Đồng Rui là 2,1 mm/năm cao hơn so với tốc độ tăng mực nước biển (1,9 mm/năm) (Phạm Hồng Tính và cs, 2015)
1.3 Tổng quan về khu vực Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
1.3.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên xã Đồng Rui
1.3.1.1 Vị trí địa lý và địa hình
Đồng Rui là một xã đảo ven biển của huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, nằm trong tọa độ địa lý từ 21o11’ đến 21o33’ vĩ độ Bắc và từ 107o13’ đến 107o32’ kinh độ Đông Xã Đồng Rui có vị trí địa lý phía Tây giáp xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên và xã Cộng Hòa, thành phố Cẩm Phả; phía Bắc giáp xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên; phía Đông và phía Tây giáp huyện Vân Đồn và thành phố Cẩm Phả Xã có đường trục nối
từ trung tâm xã với Quốc lộ 18A, thuận tiện giao thông đi lại, giao thương với thành phố Cẩm Phả, huyện Ba Chẽ và các xã, thị trấn trong huyện Tiên Yên Tổng diện tích
Trang 33đất tự nhiên của xã là 5.045 ha, dân số 2.793 người với 815 hộ
Xã đảo Đồng Rui nằm giữa hai con sông là sông Voi Lớn và sông Ba Chẽ, có địa hình tương đối bằng phẳng, thoải dần ra xung quanh và được bao bọc bởi bãi triều
và RNM Về dạng địa hình, phân chia theo nguồn gốc – hình thái, xã Đồng Rui gồm các dạng địa hình bóc mòn, dạng địa hình hỗn hợp sông – biển và dạng địa hình do biển
Dạng địa hình bóc mòn: Địa hình sườn đồi thấp bóc mòn tích tụ trên các đồi núi sót chịu quá trình bóc mòn yếu, độ cao 10 – 20,8 m Các đồi nằm sát nhau và phân bố gần sát bờ biển Phân bố chủ yếu ở phía đông, đông bắc và tây nam Phủ trên các gò đồi là cây bụi và rừng trồng keo
Dạng địa hình hỗn hợp sông – biển: Hệ thống lạch triều nhỏ phát triển dày đặc, chia cắt các bãi triều cao và thấp Hệ lạch triều nhỏ có dòng chảy triều mạnh và có chức năng quan trọng đối với hoàn lưu nước, bồi tích ven bờ
Dạng địa hình do biển: Địa hình thềm biển tích tụ tuổi Holocen giữa (3 – 6 m), phân bố gần như toàn bộ diện tích ba thôn Thượng, Trung, Hạ với 2/3 diện tích gồm cát sạn, bột, sét xám vàng chứa thân rễ cây hóa than yếu và vụn sò ốc, dày 1 – 5 m Trầm tích biển tạo thành các cồn cát cao 0,5 – 1 m là nơi cư trú của cư dân địa phương
1.3.1.2 Khí hậu, thủy – hải văn
Khu vực xã Đồng Rui thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa hè nóng
ẩm, mùa đông khô lạnh Do đặc điểm về vị trí địa lý và địa hình của khu vực cửa sông
Ba Chẽ, Tiên Yên tương đối phức tạp, đồi núi chạy sát biển nên khu vực này có những đặc trưng khí hậu riêng của vùng khí hậu hỗn hợp miền núi và ven biển
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22 – 23oC Nhiệt độ cao nhất vào các tháng mùa hè (tháng 6, tháng 7, tháng 8) và nhiệt độ thấp nhất vào các tháng mùa đông (tháng 12 và tháng 1) Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Tổng lượng mưa trung bình năm
từ 2200 – 2500 mm, trung bình có khoảng 130 – 160 ngày mưa/năm Mưa tập trung vào mùa hè, mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8
Về hệ thống sông ngòi ở Tiên Yên khá phức tạp, ít sông nhưng lại có nhiều
Trang 34suối nhỏ bắt nguồn từ vùng đồi núi chảy ra biển Khu vực ĐNN xã Đồng Rui chịu sự tác động của lưu vực sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ Sông Tiên Yên có diện tích lưu vực 1.070 km2, dài 82 km, lưu lượng thấp nhất 28 m3/s, lưu lượng lớn nhất lên đến 2.090 m3/s vào mùa lũ Sông Ba Chẽ có chiều dài khoảng 80 km, lưu vực 978 km2
đoạn thượng lưu dốc, nhiều ghềnh thác Hai con sông lớn này đổ vào vịnh Tiên Yên
và ảnh hưởng trực tiếp đến khu ĐNN Đồng Rui
Chế độ thủy văn của hai con sông có sự chênh lệch lớn về lưu lượng giữa hai mùa Về mùa khô mực nước thường thấp, lưu lượng nước nhỏ, lúc này xảy ra xâm nhập mặn do dòng triều là lớn nhất tạo điều kiện thuận lợi cho NTTS nước lợ Trái lại, vào mùa mưa, địa hình dốc về phía Nam nên tạo ra nhiều khe suối nhỏ, chia cắt thành nhiều khu vực, đặc trưng của các suối này là có độ dốc từ 4 – 6% thoát nước nhanh, vào mùa mưa thường có lũ đơn, không kéo dài vì lũ lên nhanh và rút cũng nhanh nhưng lòng sông hẹp nên gây ra ngập lụt ở một số nơi, đặc biệt ảnh hưởng xấu đến môi trường NTTS như gây ra hiện tượng ngọt hóa nhanh, gây đục nguồn nước
do xói mòn, rửa trôi mạnh, phá hủy hệ thống đê điều, đầm nuôi, cuốn trôi vật nuôi
Một đặc điểm chế độ hải văn quan trọng ở khu vực Đồng Rui là có chế độ nhật triều thuần nhất Nghĩa là trong một ngày có một lần nước lớn và một lần nước ròng
Về mùa hè, nước thường lên vào buổi chiều và về mùa đông nước thường lên vào buổi sáng Các đỉnh triều (nước lớn) thường cách nhau 25 giờ, số ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống chiếm 85 – 95% (tức trên 25 ngày) trong tháng Biên
độ thủy triều tại khu vực Tiên Yên khoảng 3,5 – 4,0 m Trong một năm có 101 ngày biên độ triều lớn trên 3,5 m, Biên độ triều lớn nhất lên đến 4,0 m trong các tháng 1,
6, 7 và 12, giảm còn khoảng 3,0 m vào các tháng 3, 4, 8 và 11 đồng thời với sự suy giảm tính chất thuần nhất của nhật triều
Do được che chắn bởi nhiều đảo thuộc phía bên ngoài nên sóng biển ở khu vực Đồng Rui thường thấp, vào mùa đông, độ cao của sóng cao nhất chỉ ở mức 0,5 – 0,7 m với tần suất rất bé (khoảng 0,48%) xuất hiện chủ yếu vào tháng 12 Hầu hết các tháng trong năm ở cấp 0,25 – 0,5 m Tần suất sóng lặng và sóng lăn tăn chiếm 97 – 99% Hướng sóng chủ yếu là hướng Bắc với tần suất khoảng 30 – 38%, sau là hướng
Trang 35Đông Bắc chiếm khoảng 15 – 20% Tần suất hướng Đông, Đông Nam và Nam vào khoảng 10 – 15% Sóng hướng Tây có tần suất xuất hiện ít nhất, chỉ ở mức 1 – 3% Còn vào mùa hè, tần suất lặng sóng và sóng lăn tăn chiếm 88 – 94% Cấp độ cao sóng
từ 0,25 – 0,5 m chiếm 4 – 9% Cấp độ cao của sóng cao nhất lên đến 2 – 2,5 m vào tháng 7 và tháng 8 do bão ảnh hưởng trực tiếp gây ra Hướng sóng thịnh hành trong mùa hè chủ yếu là hướng Đông Nam với tần suất 20 -40% Tần suất sóng hướng nam cũng khá cao 15 – 25% Tần suất sóng hướng Tây là không đáng kể
Khu vực Đồng Rui – Tiên Yên nằm trong khu vực vịnh Bắc Bộ có dòng hải lưu chảy theo hướng bắc nam, kéo theo nước lạnh, khu vực này thường có gió mùa đông bắc vào mùa đông nên đây là vùng biển lạnh nhất nước ta, nhiệt độ thấp nhất xuống đến 13oC Nhiệt độ và độ mặn của nước khu vực ĐNN Đồng Rui thay đổi theo mùa Mùa đông, lượng mưa nhỏ, nước biển ít bị pha loãng, độ mặn có giá trị cao, tháng 1 và tháng 2 độ mặn cao nhất nằm trong khoảng 31 – 32‰ Nhiệt độ nước biển
ở thời kỳ này trung bình khoảng 20,5 – 21,5oC, cao nhất từ 23,5 – 24,5oC, trung bình thấp nhất khoảng 18 – 19oC Vào mùa hè, nhiệt độ nước biển đạt giá trị cao hơn, trung bình khoảng 29,5 – 30oC, trung bình thấp nhất trong khoảng 26 - 27oC Mùa hè có lượng mưa lớn, đồng thời lưu lượng nước từ các sông suối đổ vào lớn hơn, nên nước biển bị pha loãng và độ mặn nước biển giảm Độ mặn thấp nhất vào tháng 7, 8 giá trị trung bình từ 21 - 22‰, thậm chí xuống đến 5 - 17‰
1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
1.3.2.1 Dân số và nguồn lao động
Về mặt hành chính, xã Đồng Rui có 4 thôn: thôn Thượng, thôn Trung, thôn
Hạ và thôn Bốn Trên địa bàn xã Đồng Rui, chủ yếu là dân di cư, rất ít người dân bản địa Vào những năm 1978, 1990, 1996 trong các chương trình kinh tế mới của nhà nước, người dân từ huyện Tiên Lãng, Hải Phòng di cư tới Đồng Rui Năm 1998, người dân tộc thiểu số cũng di cư tới đây theo Chương trình kinh tế mới của tỉnh Quảng Ninh Ngoài ra, một số hộ dân tộc thiểu số khác cũng di cư tự do đến Đồng Rui Hiện nay, trên địa bàn xã Đồng Rui có 11 dân tộc cùng sinh sống, bao gồm: Kinh, Dao, Tày, Sán chỉ, Hoa, Mường, Thái, Cao Lan, Khơ Mú, Sán Dìu trong đó,
Trang 36dân tộc thiểu số chiếm 15%, tập trung chủ yếu tại thôn Bốn
Tính đến tháng 11/2021 toàn xã Đồng Rui có 2.980 nhân khẩu với số người trong độ tuổi lao động là 1.703 người chiếm 57,1% tổng số nhân khẩu trong xã, trong đó: lao động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 47%; lao động trong các ngành thương mại, dịch vụ chiếm 20%; lao động các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng chiếm 26%; lao động thuộc các hoạt động khác chiếm 7% Người lao động tại xã Đồng Rui chủ yếu chưa qua đào tạo, trình độ lao động chưa được cao Người dân chủ yếu sống bằng nghề khai thác và NTTS, thu nhập bình quân năm 2020 đạt 51,5 triệu đồng/người (UBND xã Đồng Rui, 2020)
1.3.2.2 Phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng
a) Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
Nông nghiệp (bao gồm cả sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản) là những hoạt động kinh tế chủ yếu ở xã Đồng Rui Trong giai đoạn 2016 – 2020, tổng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của xã Đồng Rui bình quân đạt 435,98 tỷ đồng/năm; tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm, ngư nghiệp đạt 17,08% Trong đó sản xuất nông nghiệp được xem là những hoạt động sinh kế chủ yếu của người dân địa phương
Năm 2021, tổng sản lượng cây trồng: đạt 2.263 tấn, trong đó: cây lúa: 1.484 tấn; cây ngô: 32 tấn; cây khoai lang: 325,8 tấn; cây lạc: 7,5 tấn; rau xanh: 412,8 tấn Tổng diện tích gieo trồng hàng năm của xã Đồng Rui tương đối ổn định Năm 2021, tổng diện tích gieo trồng: 419,2 ha Trong đó, cây lúa đạt 341,3 ha, cây ngô đạt 8 ha (chủ yếu tập trung ở các thôn thôn Bốn, thôn Thượng), khoai lang đạt 36,2 ha; lạc 2,5
ha, rau xanh các loại đạt 31,2 ha (Bảng 1.9)
Bảng 1.9 Diện tích gieo trồng ở xã Đồng Rui giai đoạn 2018 - 2021
Năm Tổng diện tích
gieo trồng Cây lúa
Cây khoai lang Cây lạc Rau xanh
Trang 37Các loài gia súc và gia cầm được người dân nhân nuôi trong các trang trại, hoặc hộ gia đình: trâu, lợn, dê, vịt, gà Đặc biệt, hiện nay xã đã thành công trong mô hình nuôi vịt biển và tạo thương hiệu cho trứng vịt biển Đồng Rui Sản phẩm trứng vịt biển Đồng Rui được huyện Tiên Yên xây dựng thương hiệu, trở thành sản phẩm OCOP 4 sao
Đối với ngành lâm nghiệp, xã Đồng Rui có trên 2.800 ha RNM, chiếm trên 57% tổng diện tích đất tự nhiên của xã, chủ yếu là rừng phòng hộ nên không có đóng góp trực tiếp nhiều cho kinh tế địa phương Tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp năm
2021 chỉ đạt 240 triệu đồng Hiện nay, xã Đồng Rui được đánh giá là một trong số ít địa phương có diện tích RNM lớn và chất lượng tốt của miền Bắc Trong những năm vừa qua, UBND xã Đồng Rui tập trung chỉ đạo nhân dân quản lý, bảo vệ RNM nên tình trạng người dân xâm lấn, chặt phá RNM trên địa bàn hầu như không còn xảy ra
Ngành ngư nghiệp cũng được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của xã Đồng Rui, đặc biệt NTTS ngày càng phát triển với việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất Tổng giá trị sản xuất ngư nghiệp năm 2021 đạt 72,4 tỷ đồng, tăng 3,1 lần so với năm
2015 Hình thức nuôi bao gồm nuôi thâm canh, bán thâm canh và nuôi quảng canh, chủ yếu là nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú và cá (Bảng 1.10)
Bảng 1.10 Diện tích nuôi trồng thủy, hải sản xã Đồng Rui giai đoạn 2015 - 2021
Năm Diện tích nuôi trồng thủy, hải sản (ha)
Nuôi tôm Nuôi cá, cua Tổng diện tích nuôi trồng
Trang 38của xã Đồng Rui tăng trưởng đáng kể Năm 2015, doanh thu ước tính khoảng 7 tỉ đồng, đến năm 2021 tổng giá trị bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ thị trường xã hội đạt 31,05 tỷ đồng Xã Đồng Rui đang đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, dựa trên tiềm năng thế mạnh của một vùng RNM còn tương đối nguyên và cảnh đẹp của bãi biển Lòng Vàng hấp dẫn du khách Để phát triển tiềm năng du lịch này, trên cơ
sở Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tiên Yên về xây dựng kinh doanh du lịch sinh thái Đồng Rui giai đoạn 2015 - 2020, xã UBND Đồng Rui đã ban hành nghị quyết phát triển du lịch, trong đó có bãi biển Lòng Vàng Đồng thời, xúc tiến doanh nghiệp đầu tư hạ tầng dịch vụ khu vực bãi biển, thu hút khách du lịch, góp phần hình thành
tour du lịch trải nghiệm trên địa bàn
Từ những vấn đề trình bày ở trên cho thấy, Quảng Ninh có diện tích đất nông nghiệp khá lớn (chiếm khoảng 78,09% diện tích đất tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh), tuy nhiên diện tích đất sản xuất nông nghiệp lại rất ít Hơn nữa, là một tỉnh ven biển
có địa hình bị chia cắt, bờ biển kéo dài và thường xuyên chịu tác động tiêu cực của gió bão nên rừng phòng hộ tại Quảng Ninh có vai trò quan trọng trong phòng chống
lũ đầu nguồn, gió bão, sóng biển… Đặc biệt, RNM còn có vai trò quan trọng đối với bảo tồn đa dạng sinh học và sinh kế của người dân Đất nông nghiệp ở Đồng Rui được sử dụng đa dạng với nhiều loại hình sử dụng khác nhau và đã có đóng góp quan trọng trong đời sống, kinh tế xã hội của người dân địa phương Tuy nhiên, quá trình
sử dụng đất khác nhau cũng đã có nhiều tác động không nhỏ làm ảnh hưởng đến chất lượng đất và các hệ sinh thái trong vùng, đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn
Cho đến nay, cũng đã có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện tại các khu đất ngập nước và rừng ngập mặn ở Quảng Ninh nói chung và ở Đồng Rui nói riêng Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào đánh giá sự đa dạng sinh học của các hệ sinh thái đất ngập nước, chưa có nghiên cứu nào đánh giá đặc điểm của môi trường đất dưới các loại hình sử dụng đất khác nhau ở Đồng Rui Do vậy, đây là vấn
đề cần được nghiên cứu để làm cơ sở cho việc sử dụng hợp lý các vùng đất nông nghiệp, đặc biệt là ĐNN ở Đồng Rui; góp phần bảo vệ các HSTRNM ở Quảng Ninh nói chung
Trang 39Chương 2 – ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện với đất nông nghiệp dưới các loại hình sử dụng đất khác nhau tại xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh (Hình 2.1) Luận văn tập trung vào nghiên cứu đặc điểm môi trường đất ngập nước (ĐNN), đặc biệt là ĐNM dưới các rừng ngập mặn xã Đồng Rui Bao gồm 6 loại hình sử dụng đất chính: Đất RNM tự nhiên, đất RNM trồng, đất nuôi tôm bỏ hoang, đất nuôi tôm nước mặn, đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt (NTTS) và đất trồng lúa
Thời gian nghiên cứu được tiến hành từ tháng 2 năm 2022 đến tháng 12 năm
2022 Khảo sát thực địa được và lấy mẫu đất tiến hành theo 01 đợt, từ 12/7 đến 17/7/2022 tại khu vực xã Đồng Rui
Hình 2.1 Sơ đồ khu vực nghiên cứu
2.2 Nội dung nghiên cứu
1/ Điều tra, khảo sát và thu thập số liệu về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh
tế - xã hội tại khu vực xã Đồng Rui Đồng thời, đánh giá hiện trạng quản lý, sử dụng đất nông nghiệp tại xã Đồng Rui
2/ Nghiên cứu và đánh giá đặc điểm môi trường đất dưới các loại hình sử dụng đất khác nhau tại xã Đồng Rui
3/ Đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng đất nông nghiệp ở xã Đồng Rui theo hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Trang 402.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp sử dụng số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã trên cơ sở kế thừa số liệu thứ cấp từ kết quả nghiên cứu của các tác giả khác nhau đã được công bố và các báo cáo tổng kết phát triển kinh tế - xã hội cấp xã Đồng Rui và huyện Tiên Yên
2.3.2 Nghiên cứu thực địa và lấy mẫu đất
Nghiên cứu thực địa được thực hiện nhằm đánh giá thực tế về hiện trạng, thu thập các thông tin về công tác quản lý sử dụng đất nông nghiệp ở Đồng Rui và lấy mẫy đất nghiên cứu
Công tác thu thập thông tin thực địa được thực hiện theo hình thức phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý và người dân trực tiếp quản lý và sử dụng đất, đối tượng bao gồm: chủ tịch xã, các trưởng thôn và một số người dân sử dụng đất nông nghiệp (20 người) Nội dung phỏng vấn về diện tích đất nông nghiệp trong xã, cơ chế quản lý đất nông nghiệp, hình thức canh tác nông nghiệp và các vấn đề vướng mắc trong sử dụng đất nông nghiệp
Các mẫu đất nghiên cứu (28 mẫu) được lấy đại diện cho 6 loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu và trầm tích sông Ba Chẽ Các mẫu đất được lấy theo phương pháp lấy mẫu hỗn hợp ở tầng mặt 0 – 30 cm (1 mẫu hỗn hợp gồm 5 mẫu đơn) Mẫu trầm tích sông lấy bằng gầu lấy mẫu chuyên dụng Đặc điểm các mẫu nghiên cứu được liệt kê trong bảng 2.1 và vị trí lấy mẫu đất được trình bày trong hình 2.2
Bảng 2.1 Đối tượng và số lượng lấy mẫu đất tại xã Đồng Rui