Nghiên cứu Đặc Điểm sinh học và Định lượng acid corosolic trong lá của một số loài thuộc chi bằng lăng (lagerstroemia l ) Ở vùng Đông nam bộ, việt nam
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-
Tô Minh Tứ
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ ĐỊNH LƯỢNG ACID COROSOLIC TRONG LÁ CỦA MỘT SỐ LOÀI THUỘC CHI BẰNG
LĂNG (LAGERSTROEMIA L.) Ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ, VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội - 2022
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 PGS TS Phạm Thanh Huyền
2 TS Đỗ Thị Xuyến
Hà Nội - 2022
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được rất nhiều những lời khuyên và sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và gia đình
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới người thầy hướng dẫn khoa học là
PGS TS Phạm Thanh Huyền và TS Đỗ Thị Xuyến, người đã truyền cảm hứng,
giúp đỡ và hướng dẫn để tôi có cơ hội trau dồi kiến thức và tích lũy kinh nghiệm nghiên cứu về thực vật cũng như trong quá trình thực hiện hoàn thành luận văn này
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, truyền đạt kiến thức của các thầy cô Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên nói chung và các thầy cô tại bộ môn Khoa học Thực vật nói riêng
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp tại Trung tâm Tài Nguyên Dược liệu, Trung tâm Nghiên cứu nguồn gen và giống dược liệu Quốc gia, Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Công nghệ Dược liệu - Viện Dược liệu và Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai đã luôn giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn tới đề tài khoa học công nghệ cấp Quốc gia “Nghiên cứu bảo tồn nguồn gen cây thuốc quý, hiếm ở vùng Đông Nam Bộ tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên-Văn hóa Đồng Nai”, Mã số: NVQG-2017/23 và Qũy học
bổng NAGAO đã hỗ trợ một phần kinh phí để hoàn thành luận văn này
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã sát cánh, giúp đỡ
và chia sẻ với tôi trong suốt thời gian qua
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Học viên
Tô Minh Tứ
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS TS Phạm Thanh Huyền và TS Đỗ Thị Xuyến Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc và các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Học viên
Tô Minh Tứ
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT, PHÒNG TIÊU BẢN
M Botanische Staatssammlung München
CAL Central National Herbarium, Botanical Survey of India, India
P Museum National d’ Histoire Naturelle, Paris, France
SING Singapore Botanic Gardens
L Naturalis Biodiversity Centre, formerly Leiden University
U Naturalis Biodiversity Centre, formerly Utrecht University LINN Linnean Society of London Herbarium
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Nghiên cứu về chi Bằng lăng trên thế giới 3
1.2 Một số nghiên cứu về chi Bằng lăng ở Việt Nam 9
1.3 Một số nghiên cứu về chi Bằng lăng ở khu vực Đông Nam Bộ 15
CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 2.1 Đối tượng nghiên cứu 18
2.2 Nội dung nghiên cứu 25
2.3 Phương pháp nghiên cứu 25
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31
3.1 Thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số loài thuộc chi Bằng lăng tại vùng Đông Nam Bộ 31
3.1.1 Kết quả định danh thành phần loài Bằng lăng tại vùng Đông Nam Bộ 31
Bảng 3.1 Thành phần loài thuộc chi Bằng lăng đã ghi nhận tại vùng Đông Nam Bộ qua quá trình điều tra 31
3.1.2 Đặc điểm sinh học của một số loài Bằng lăng tại vùng Đông Nam Bộ 34
3.2 Đặc điểm giải phẫu một số loài thuộc chi Bằng lăng ở vùng Đông Nam Bộ 58 3.2.1 Bằng lăng ổi (Lagerstroemia calyculata Kurz) 58
3.2.2 Bằng lăng láng (Lagerstroemia duperreana Pierre ex Gagnep.) 60
3.2.3 Bằng lăng nhiều hoa (Lagerstroemia floribunda Jack) 62
3.2.4 Bằng lăng lá xoan (Lagerstroemia ovalifolia Teijsm & Binn.) 64
3.2.5 Bằng lăng nước (Lagerstroemia speciosa (L.) Pers.) 66
3.3 Định lượng hàm lượng acid corosolic trong lá của các loài Bằng lăng ở vùng Đông Nam Bộ 72
CHƯƠNG 4 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
PHỤ LỤC 01: THÀNH PHẦN CÁC LOÀI THUỘC CHI BẰNG LĂNG GHI NHẬN TRÊN CÁC TUYẾN ĐIỀU TRA Ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ 83
PHỤ LỤC 02: KẾT QUẢ CHẠY HPLC MỘT SỐ MẪU THỬ LÁ CÁC LOÀI BẰNG LĂNG ĐÃ THU THẬP TẠI VÙNG ĐÔNG NAM BỘ 88
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Thành phần các loài thuộc chi Bằng lăng (Lagerstroemia L.) ở Việt Nam
11 Bảng 2.1: Các tuyến điều tra tại vùng Đông Nam Bộ 19 Bảng 2.2 Các mẫu vật đã thu thập trong quá trình nghiên cứu 21 Bảng 3.1 Thành phần loài thuộc chi Bằng lăng đã ghi nhận tại vùng Đông Nam Bộ qua quá trình điều tra 31 Bảng 3.2 Đặc điểm khác biệt về hình thái và giải phẫu của một số loài Bằng lăng ở vùng Đông Nam Bộ 69 Bảng 3.3 Mối quan hệ tuyến tính giữa nồng độ và diện tích của pic acid corosolic 72 Bảng 3.4 Kết quả định lượng hàm lượng acid corosolic trong các mẫu dược liệu Bằng lăng tại vùng Đông Nam Bộ 73
Trang 8DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3.1 Bằng lăng ổi (Lagerstroemia calyculata Kurz) ngoài tự nhiên 36
Hình 3.2 Bằng lăng ổi (Lagerstroemia calyculata Kurz) 37
Hình 3.3 Bằng lăng láng (Lagerstroemia duperreana Pierre ex Gagnep.) ngoài tự nhiên 41
Hình 3.4 Bằng lăng láng (Lagerstroemia duperreana Pierre ex Gagnep.) 42
Hình 3.5 Bằng lăng nhiều hoa (Lagerstroemia floribunda Jack) ngoài tự nhiên 46
Hình 3.6 Bằng lăng nhiều hoa (Lagerstroemia floribunda Jack) 47
Hình 3.7 Bằng lăng lá xoan (Lagerstroemia ovalifolia Teijsm & Binn.) ngoài tự nhiên 50
Hình 3.8 Bằng lăng lá xoan (Lagerstroemia ovalifolia Teijsm & Binn.) 51
Hình 3.9 Bằng lăng nước (Lagerstroemia speciosa (L.) Pers.)-ngoài tự nhiên 55
Hình 3.10 Bằng lăng nước (Lagerstroemia speciosa (L.) Pers.) 56
Hình 3.11: Sơ đồ điểm phân bố một số loài thuộc chi Băng lăng (Lagerstroemia L.) ở vùng Đông Nam Bộ 57
Hình 3.12 Đặc điểm giải phẫu thân loài Bằng lăng ổi (L calyculata) 59
Hình 3.13 Đặc điểm giải phẫu lá loài Bằng lăng ổi (L calyculata) 60
Hình 3.14 Đặc điểm giải phẫu thân loài Bằng lăng láng (L duperreana) 61
Hình 3.15 Đặc điểm giải phẫu lá loài Bằng lăng láng (L duperreana) 62
Hình 3.16 Đặc điểm giải phẫu thân loài Bằng lăng nhiều hoa (L floribunda) 63
Hình 3.17 Đặc điểm giải phẫu lá loài Bằng lăng nhiều hoa (L floribunda) 64
Hình 3.18 Đặc điểm giải phẫu thân loài Bằng lăng lá xoan (L ovalifolia) 65
Hình 3.19 Đặc điểm giải phẫu lá loài Bằng lăng Bằng lăng lá xoan (L ovalifolia) 66 Hình 3.20 Đặc điểm giải phẫu thân loài Bằng lăng nước (L speciosa) 67
Hình 3.21 Đặc điểm giải phẫu lá loài Bằng lăng nước (L speciosa) 68
Hình 3.22 Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tuyến tính giữa nồng độ acid corolic và diện tích pic 72
Hình 3.23 Sắc ký đồ phân tích mẫu dược liệu Bằng lăng 73
Trang 9MỞ ĐẦU
Chi Bằng lăng có tên khoa học là Lagerstromeia L (thuộc họ Bằng lăng -
Lythraceae) là cây gỗ hoặc cây bụi, cụm hoa hình chùy, đài hoa hình chuông hoặc hình ống, thùy đài và tràng hoa 6-9, quả hóa gỗ và hạt có cánh Chi bao gồm khoảng
60 loài và phân bố chủ yếu ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới đất thấp từ Ấn
Độ đến Trung Quốc, khu vực Malesia và mở rộng đến bắc Úc [30, 33, 42] Ở Việt Nam, chi Bằng lăng đã ghi nhận với khoảng 20 loài, phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Nam với khí hậu nhiệt đới điển hình Trong số 20 loài kể trên có 2 loài là cây nhập nội (gồm cả loài Bằng lăng nước) [2, 3]
Chi Bằng lăng được nhiều người biết đến vì có một số loài được trồng làm
cảnh trong vườn và ven đường, đặc biệt một số loài L floribunda Jack, L speciosa (L.) Pers., L macrocarpa Kurz, và L loudonii Teijsm & Binn [29] Ngoài ra, chi
Bằng lăng cũng có công dụng làm gỗ và làm thuốc để trị bệnh đái tháo đường, tiêu chảy, bệnh áp-tơ ở miệng, đau họng, hạ sốt, viêm da mạn tính, ghẻ lở, đau dạ dày, … Nhiều loài thuộc chi Bằng lăng rất giàu các hợp chất hoạt tính sinh học, có thể làm giảm lượng đường và cholesterol trong máu, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nhiễm khuẩn, chống béo phì Tuy nhiên, các nghiên cứu về đặc điểm hình thái, giải phẫu, phân bố, sinh thái ở Việt Nam còn hạn chế, chỉ có một số nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng dược lý được thực hiện chủ yếu trên loài Bằng lăng nước
Đông Nam Bộ là một trong hai phần của Nam Bộ, gồm 6 tỉnh và thành phố:
Tp Hồ Chí Minh, tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu Đây là vùng chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến đồng bằng sông Cửu Long Độ cao địa hình thay đổi từ 20-200 m, rải rác có vài ngọn núi trẻ Trong khu vực hiện có 4 vườn Quốc gia: VQG Cát Tiên (Đồng Nai, Bình Phước và Lâm Đồng), Bù Gia Mập (Bình Phước), Lò Gò Xa Mát (Tây Ninh) và Côn Đảo (Bà Rịa- Vũng Tàu); 2 Khu dự trữ thiên nhiên: Bình Châu - Phước Bửu (Bà Rịa - Vũng Tàu), và Vĩnh Cửu (Đồng Nai); 1 khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ (Tp
Hồ Chí Minh) là một trong những vùng có nguồn tài nguyên thực vật rất đa dạng và
Trang 10cứu đặc điểm sinh học và định lượng acid corosolic trong lá của một số loài thuộc
+ Xác định được thành phần loài, nghiên cứu và mô tả đặc điểm hình thái, phân bố, sinh thái của một số loài Bằng lăng ở vùng Đông Nam Bộ Xây dựng được
sơ đồ điểm phân bố các loài thuộc chi Bằng lăng đã ghi nhận tại khu vực nghiên cứu
+ Mô tả được đặc điểm giải phẫu thân và lá của một số loài thuộc chi Bằng lăng ở vùng Đông Nam Bộ
+ Định lượng được hàm lượng hoạt chất acid corosolic trong lá của các nguồn gen thuộc chi Bằng lăng đã ghi nhận tại khu vực nghiên cứu
Trang 11
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Nghiên cứu về chi Bằng lăng trên thế giới
Chi Lagerstroemia được tác giả Linnaeus công bố đầu tiên vào năm 1759 dựa trên mẫu của loài Lagerstroemia indica trong cuốn “Systema Nature” với các đặc
điểm là có 6 cánh hoa, 6 đài, ống đài hình chuông, nhị nhiều, với 6 nhị vòng ngoài dài hơn, cánh hoa dài hơn nhị; sau đó được các tác giả Koehne (1880, 1903), Srisuko (1969) và De Wilde và cộng sự (2013) tiếp tục nghiên cứu phân loại các loài thuộc chi này [29, 36, 37, 39]
Koehne (1903), dựa trên đặc điểm của số lượng gờ dọc trên ống đài và sự hiện diện của lông trên bầu nhụy đã chia thành 4 nhánh:
- Nhánh 1 Velaga (Adans.) Miq
- Nhánh 2 Munchhausenia Koehne (được chia thành 2 phân nhánh: Adambea (Lam.) Koehne và Adambeola Koehne dựa trên chiều dài của đài, lông ở thùy đài mặt
trong, số lương nhị)
- Nhánh 3 Trichocarpidium Koehne
- Nhánh 4 Pterocalymma (Turcz.) Koehne [37]
Tuy nhiên, Furtado & Srisuko (1969), từ các nhánh và phân nhánh được đưa
ra bởi Koehne (1903), các tác giả đã sắp xếp lại thành 3 nhánh với 7 phân nhánh
Trong đó, nhánh Velaga được coi là từ đồng nghĩa (synonym) của nhánh Sibia và nhánh Pterocalymma là một phân nhánh của nhánh Sibia Tương tự, nhánh Munchhausenia và phân nhánh Adambeola được coi là từ đồng nghĩa của nhánh Adambea Đồng thời, 2 phân nhánh đã được thêm vào nhánh Adambea là:
+ Phân nhánh Microcarpidium: bao gồm các loài có hoa nhỏ và quả nhỏ, có
12-14 gân dọc trên bề mặt nụ hoa
+ Phân nhánh Banglamea: Các thùy đài có lông tơ ở nửa trên bên trong
Và nhánh Trichocarpidium Koehne đã được chia thành các phân nhánh để phân biệt giữa các loài có thùy đài nhẵn (Phân nhánh Trichocarpidium) với những
Trang 12Sau đó, De Wilde & Duyfjes (2013) cũng đồng ý với quan điểm phân chia trên
ngoại trừ nhánh Sibia DC Nhánh Sibia, được mô tả bởi Candolle (1826), ban đầu chỉ gồm 2 loài là Lagerstroemia indica và L parviflora Roxb Nhưng theo quan điểm của De Wilde & Duyfjes (2013), loài L indica, mẫu chuẩn của chi Bằng lăng có nhiều
điểm khác biệt với các loài khác trong nhánh này ở đặc điểm quả không nhám Từ
đó, Hai tác giả đã chia chi thành 4 nhánh:
- Lagerstroemia sect lagerstroemia, chỉ có 1 loài L indica hoặc có thêm loài
L subcostata Koehne ở Trung Quốc, loài này có đặc điểm thùy đài có 12 gân dọc
mờ
- Lagerstroemia sect parviflora W.J.de Wilde & Duyfjes, nhánh mới có nụ
hoa hình quả lê, ống đài 5-6 gờ dọc, mặt trong thùy đài không có lông, bầu nhẵn, quả nang không có vân mịn Nhánh bao gồm 23 loài (trong đó 22 loài theo Furtado &
Srisuko, 1969 và 1 loài mới L vanosii)
- Lagerstroemia sect adambea (Lam.) DC bao gồm 14 loài theo Furtado & Srisuko, 1969 và 1 loài mới L huamotensis
- Lagerstroemia sect trichocarpidium Koehne in Engl., nhánh này bao gồm
16 loài theo Furtado & Srisuko, 1969 và một loài mới L kratiensis [29]
Theo hệ thống của Armen Takhtajan (2009) [46], chi Lagerstroemia có vị trí
như sau:
Ngành (Phylum): Magnoliophyta - Mộc lan (Thực vật có hoa)
Lớp (Class): Magnoliopsida - Mộc lan (Hai lá mầm)
Phân lớp (Subclass): Dilleniidae - Sổ
Liên bộ (Superorder): Myrtanae - Sim
Bộ (Order): Myrtales - Sim
Họ (Family): Lythraceae - Bằng lăng
Chi (Genus): Lagerstroemia L - Bằng lăng
Trang 13Chi Bằng lăng có dạng cây gỗ hoặc cây bụi Lá thường mọc đối, xếp thành hai
dãy, mép lá nguyên Cụm hoa hình chùy ở nách lá hoặc đầu cành Hoa thường sặc sỡ; ống đài hình phễu hoặc hình chuông, nhẵn hoặc có lông, có gờ dọc nổi rõ hoặc mờ; thuỳ đài 6, đôi khi 7-9, hình trứng, gần nhọn; cánh hoa 6 hoặc hơn, đính ở đầu ống đài, có cuống, cánh hoa nhăn nheo; nhị nhiều, xếp gần đáy ống đài, chỉ nhị dài, mảnh, thò ra ngoài; bầu nhụy hình cầu hoặc elip, không cuống, 3-6 ô, vòi nhụy dài, uốn cong, đầu nhụy hình đầu, noãn rất nhiều, kiểu đính noãn gắn trụ Quả nang nhiều hay
ít đính trên đài, hình cầu hoặc elip, nhẵn hoặc có lông, 3-6 ô, khi khô nứt thành 3-6 mảnh Hạt nhiều, thon dài và có cánh [33]
Chi Bằng lăng bao gồm khoảng 60 loài và chủ yếu phân bố ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới đất thấp từ Ấn Độ đến Trung Quốc, khu vực Malesia và
mở rộng đến bắc Úc Trong đó, Trung Quốc (15 loài với 8 loài đặc hữu), Thái Lan (18 loài), khu vực Đông dương (21 loài), khu vực Malesia (14 loài) [28-30, 31, 42]
Trong đợt khảo sát thực vật năm 2006-2007, nhóm tác giả gồm Cui Hua Gu
và cộng sự đã thu thập một số tiêu bản thuộc chi Lagerstroemia tại hạt Mengla, quận
Xishuangbanna Thai, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc Sau khi xem xét tài liệu (Furtado
và Montien 1969, Fang và Zhang 1983, Zhou và cộng sự 2004, Qin và Graham 2007),
nhóm tác giả phát hiện ra loài mới và đặt tên là: Lagerstroemia menglaensis C H
Gu, M C Ji & D D Ma Tính ngữ loài chỉ khu vực phát hiện ra loài mới là hạt
Mengla Loài L menglaensis có hình thái tương tự với L guilinensis S K Lee & L
F Lau ở hình dạng lá, nhưng khác nhau ở màu sắc và hình dạng cánh hoa cũng như
hình dạng của đoạn đài phụ Cánh hoa có màu trắng ở L guilinensis và màu hồng ở
L menglaenis; hình dạng cánh hoa là hình bán nguyệt ở L guilinensis và hình trứng
ở L menglaensis và đoạn đài phụ dạng thẳng ở L guilinensis và hình tam giác ở L menglaenis Loài L menglaensis cũng có hình thái tương tự loài L venusta Wallich
ex C B Clarke ở đặc điểm cành, gân bên, hình dạng phiến lá, cụm hoa hình chùy, nhưng khác ở gân dọc của đài, đoạn đài phụ, màu sắc và hình dạng cánh hoa Gân
dọc của đài ở L venusta có lông tơ màu xám và mờ trong khi ở L menglaensis có lông tơ màu trắng và nổi rõ; đoạn đài phụ L venusta là hình delta trong khi L
Trang 14menglaensis có hình tam giác và cánh hoa của L venusta có màu hồng tím và thuôn dài còn L menglaensis có màu hồng và hình trứng [25] Và năm 2015, Cui Hua Gu
và cộng sự cũng đã công bố thêm một loài mới thuộc chi Bằng lăng khi nhóm tác giả thực hiện một cuộc điều tra khảo sát thực vật ở núi Đại Khánh, thành phố Sùng Tả, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc vào mùa hè năm 2013 Nhóm tác giả đã phát hiện ra một quần thể Bằng lăng đơn lẻ có cụm hoa mang các hoa mọc thành nhóm dày đặc Có khoảng 15 cá thể trong quần thể này mang các đặc điểm khác biệt với những loài bằng lăng đã biết Dựa trên các tài liệu về phân loại chi Bằng lăng (Koehne 1883, Furtado & Montien 1969, Fang & Zhang 1983, Zhou et al 2004, Qin & Graham 2007), nhóm tác giả đã kết luận rằng các đặc điểm hình thái của quần
thể trên là của một loài mới và đặt tên là Lagerstroemia densa C H Gu & D D Ma Loài mới này có đặc điểm hình thái tương tự L subcostata ở hình dạng lá nhưng khác
nhau chủ yếu ở màu sắc cánh hoa, hình thái ống đài và lông, hình dạng của quả nang
và cũng giống L excelsa ở hình dạng thùy ống đài và cụm hoa, nhưng khác ở lá nhọn,
nhẵn; cụm hoa hình chùm và đài nhẵn [26]
Nghiên cứu các tài liệu và so sánh với các loài trong chi Bằng Lăng trong cuốn
“Flora of Thailand”, De Wilde và cộng sự đã công bố 3 loài và một thứ mới bao gồm:
Lagerstroemia huamotensis W.J.de Wilde & Duyfjes có đặc điểm hình thái tương tự loài L speciosa nhưng khác biệt ở lá nhỏ hình trứng, dài 4-9 cm, gân 5-7 ở mỗi bên,
cụm hoa ngắn, không phân nhánh dài 2-5 cm, cuống quả giả dài 15-18 mm, quả nang,
4-5 mảnh; Lagerstroemia kratiensis W.J.de Wilde & Duyfjes có đặc điểm hình thái tương tự loài L lecomtei nhưng khác biệt ở cụm hoa lớn dài 30-40 cm, mặt trong thùy đài không lông; Lagerstroemia vanosii W.J.de Wilde & Duyfjes có đặc điểm tương
tự nhất với loài L hexaptera nhưng khác biệt ở hoa nhỏ hơn, cánh hoa với cuống dài
3 mm, quả gần hình cầu nhỏ, đường kính khoảng 12 mm và Lagerstroemia duperreana Gagnep var saxatilis W.J.de là thứ có đặc điểm hình thái khác biệt với
loài là cây bụi hoặc bụi nhỏ cao 1,5-5 m, cụm hoa (cụm quả) nhỏ dài 5-10 cm với ít hoa hoặc ít quả, cuống quả giả dài 8-16 mm [29]
Trang 15Nghiên cứu về hình thái giải phẫu thân và lá đã được thực hiện trên một số
loài thuộc chi Bằng lăng Giải phẫu lá của các loài thuộc chi Lagerstroemia cho thấy
các đặc điểm khác nhau Các tế bào biểu bì có hình bầu dục, hình vuông, hình chữ nhật rộng hoặc hẹp Biểu bì chứa các tế bào sinh chất nhầy ở tất các cả các loài bằng lăng Nó cũng có ở các tế bào khác của phiến lá ở một số loài Lớp hạ bì là một lớp
mô mềm hoặc mô dày thường xuất hiện bên dưới bề mặt của biểu bì trên được thấy
ở một số loài Bằng lăng Anil A.Kshirsagar và N.P.Vaikos đã thực hiện giải phẫu lá
của 6 loài: L indica, L parviflora, L tomentosa, L microcarpa, L reginae , L speciosa cho thấy các lá có dạng lưng bụng và khí khổng chỉ ở mặt dưới lá (lát cắt
ngang lá có cấu trúc thay đổi từ mặt trên tới mặt dưới, khí khổng chỉ có ở mặt dưới của lá) Các tế bào biểu bì mặt trên luôn luôn lớn hơn ở các loài Thịt lá được cấu tạo
từ mô giậu và mô xốp Mô giậu là một hoặc ba lớp gồm các tế bào có kích thước không bằng nhau Hạ bì ghi nhận ở một loài, là mô mềm hoặc mô dày và một lớp thường xuất hiện bên dưới biểu bì trên được thấy ở các loài L speciosa và L reginae
Bó mạch có hình vòng cung, phloem kép và được bao quanh bởi các tế bào mô cứng Lông được ghi nhận ở một số loài và tế bào bảo vệ khí khổng có gờ ngoài [23] Giải
phẫu lá của loài L lanceolata cho thấy khí khổng dị bào với các lông đơn bào chủ yếu ở bề mặt biểu bì dưới của lá trong khi loài L speciosa cũng có khí khổng dị bào
nhưng không có lông ở bề mặt biểu bì và mô mềm có chứa các tinh thể hình sao [43, 47]
Hai loài nhập nội ở Nigeria bao gồm L indica và L speciosa có đặc điểm
giống nhau là lá có khí khổng chỉ ở mặt dưới, loại khí khổng kiểu hỗn bào, bó mạch hai bên, sự có mặt của các tinh thể đơn độc trong biểu bì lá và mô mềm, và vòng của biểu bì mô cứng nằm dưới các bó mạch Sự phân bố của các gân dạng mạng lưới ở
cả hai bề mặt của biểu bì lá, các bó mạch kín có sự hiện diện của các tế bào nhầy và
chỉ số khí khổng là 25% giúp phân biệt L indica với L speciosa là loài có các gân
nhỏ chỉ giới hạn ở bề mặt trên của biểu bì lá, bó mạch đóng hoặc mở, không có tế bào nhầy và chỉ số khí khổng 20% [35]
Trang 16Nghiên cứu sự tự gãy rụng của các cành hàng năm đã được thực hiện trên loài
L microcarpa, ở vết gãy trên thân chính, các sợi xylem thứ cấp có thành mỏng và
xếp lớp kém, với thành phần nguyên sinh chất dày đặc và các vách ngăn đều nhau
Sự tan rã của các tế bào mô mềm lõi gỗ và sự co lại của các mô vỏ và gỗ góp phần làm cho các cành dễ bị gãy Sẹo do vết gãy của cành được chữa lành hướng tâm bằng phương pháp hình thành mô sẹo từ mô thượng tầng Và nhóm nghiên cứu thấy rằng,
sự gãy của các cành ở L microcarpa có thể là một cơ chế chống lại hạn hán bằng
cách giảm bề mặt thoát hơi nước [38]
Dựa vào giải phẫu gỗ, chi Bằng lăng được chia thành hai nhóm khác nhau,
một nhóm bao gồm các loài gồm L calyculata, L floribunda, L indica, L loudonii
và L subcostata với mô mềm bao mạch nhỏ và bó sợi dị hình, trong đó các dải hoặc
nhóm sợi ngắn và thành mỏng xen kẽ với các sợi vừa, và một nhóm loài có dải nhu
mô hướng trục hoặc dải và không có bó sợi dị hình [49]
Về giá trị sử dụng của chi Bằng lăng, các loài có ý nghĩa rất quan trọng về mặt kinh tế cũng như y học Gỗ được dùng để đóng thuyền và các sản phẩm khác được
lấy từ Lagerstroemia speciosa, L tomentosa, L indica, … Các loài có công dụng làm thuốc như rễ của L speciosa có tác dụng làm se, kích thích và giải nhiệt, trong khi lá
có tác dụng làm hạ đường huyết Nước sắc từ vỏ dùng chữa sốt còn hạt dùng làm thuốc mê [22] Một số loài còn có công dụng làm thuốc để chữa bệnh dạ dày (dùng rễ), chữa các vấn đề về thận và tiết niệu, làm thuốc giảm cân (dùng lá) [45]
Các nghiên cứu về thành phần hóa học chủ yếu được thực hiện trên loài L speciosa, một loài cây thuốc tiềm năng đã phân lập được các hợp chất alkaloid,
glycoside trợ tim, tanin, saponin, sterol, triterpenes, anthraquinone, hợp chất khử, flavonoid (flavanones/ dihydroflavonols and chalcones) và glycoside phenolic (stroside A-C) [21] Và 6 ellagitannin đơn phân và lưỡng phân (flosin A và B, reginin
A, B, C và D), axit ellagic, axit ellagic sunfat và 4 dẫn xuất axit methyl ellagic gồm axit corosolic, axit gallic, axit 4 - hydroxybenzoic, axit 3 - O - metyl protocatechuic
cũng đã được phân lập và xác định có trong lá của loài cây này Từ loài L floribunda,
đã phân lập được các hợp chất bao gồm axit 23 - hydroxyursolic, axit alphitolic, axit
Trang 17ursolic, dihydro - β - cyclopyrethrosin, sesamin, β - sitosterol, clauslactone - K, axit betulinic, lingueresinol, ent isolariciresino [45] Dược điển Mỹ USP 40 đã có chuyên luận về loài Bằng lăng nước, quy định từ lá phải đạt tiêu chuẩn có hàm lượng axit corosolic không thấp hơn 0,2% tính theo khối lượng khô tuyệt đối [48] Và hàm lượng acid corosolic trong lá bằng lăng nước ở Ấn Độ dao động trong khoảng 0,005-0,868%; ở Trung Quốc dao động trong khoảng 0,29-0,35% [34, 52] Và các nghiên
cứu đã chỉ ra rằng, từ trong lá của loài L speciosa có màu đỏ, đã chiết xuất được hàm
lượng axit corosolic nhiều trong lá màu xanh và các bộ phận khác của cây như cánh hoa, rễ và hạt Đó là do chất cyanidin 3-O-glucoside, lần đầu tiên được xác định trong loài này [45]
Đặc biệt, hoạt chất acid corosolic trong lá của chi Bằng lăng được ứng dụng rộng rãi trong y dược học, có tác dụng điều trị tiểu đường, chống béo phì, chống viêm, chống tăng lipid máu và chống virut Acid corosolic có đặc tính chống ung thư và tác dụng vô hại đối với các tế bào bình thường Với cơ chế hoạt động mạnh mẽ của acid corosolic, chất này đã được đề xuất như một tác nhân để phòng ngừa và điều trị ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) liên quan đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) [51] Acid corosolic cũng có thể làm giảm khả năng tăng sinh của các tế bào có nồng độ glucose cao và tiếp tục ức chế sự phát triển của khối u bằng cách vô hiệu hóa con đường CDK19/YAP/O-GlcNAcylation [50] Ngoài ra, acid corosolic có hoạt tính khôi phục thông lượng autophagic và cải thiện chức năng của ty thể, acid corosolic bảo vệ chống lại nhiễm độc tim do doxorubicin (chất có tác dụng chống ung thư hiệu quả) gây ra [24]
1.2 Một số nghiên cứu về chi Bằng lăng ở Việt Nam
Chi Bằng lăng ở Việt Nam được đề cập lần đầu tiên vào năm 1970 bởi Juan
de Loureiro, trong cuốn “Flora cochinchinensis” Tác giả đã ghi nhận và mô tả đặc điểm hình thái, dạng sống, phân bố của 1 loài nhập trồng là Tường vi - L indica [27]
Sau đó, vào năm 1921, trong cuốn: “Flore générale de l'Indo - Chine” của tác giả M
H Lecomte và cộng sự cũng đã ghi nhận chi Bằng lăng có 16 loài ở Việt Nam trên
Trang 18thành phần loài, phân bố, sinh thái, công dụng cũng được cập nhật trong các công trình: Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 2003) với 21 loài, Danh lục các loài thực vật Việt Nam (Nguyễn Tiến Bân và cộng sự, 2003) với 20 loài và 3 thứ, Cây thuốc
và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Đỗ Huy Bích và cộng sự; 2006, 2011) với 3 loài làm thuốc và Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi, 2012) với 4 loài làm thuốc [2-4, 6, 8] Tuy nhiên, Các công trình nghiên cứu mới chỉ mô tả sơ bộ về đặc điểm hình thái, phân bố, sinh thái của từng loài và chưa có nghiên cứu về đặc điểm giải phẫu thân, lá để so sánh sự khác biệt giữa các loài
Willem J J O de Wilde và Brigitta E E Duyfjes (2016), khi nghiên cứu tiêu bản có số hiệu 27 được thu thập bởi M Magnein vào ngày 24/05/1095 tại khu vực Gia Le thuộc tỉnh Bình Thuận ở Việt Nam lưu giữ tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Quốc gia Pháp (MNHN) đã công bố một loài mới thuộc chi Bằng lăng cho thế giới Loài
mới được hai tác giả đặt tên là Lagerstroemia densiflora, trong đó, tính ngữ loài
“densiflora” thể hiện cụm hoa mang nhiều hoa Loài này có đặc điểm hình thái gần
giống với Lagerstroemia duperreana nhưng phân biệt ở ống đài nhẵn, không có gân
dọc, cuống giả của quả ngắn (4-5 mm) và cụm hoa gồm nhiều hoa [28]
Năm 2017, Phạm Thành Trang và cộng sự đã công bố thêm loài mới cho thế
giới thuộc chi Bằng lăng, Lagerstroemia ruffordii T T Pham & Tagane Loài mới
có phân bố ở tỉnh Đắk Nông, Việt Nam và tỉnh Mondulkiri, Campuchia; trong rừng hỗn giao rụng theo mùa ở độ cao 533-630 m Loài này có đặc điểm hình thái tương
tự với L petiolaris ở cuống lá dài hơn 0,9 cm, nhưng đặc điểm phân biệt chính ở lá
hẹp hơn, hoa lớn hơn và ống đài hoa có 6 gân dọc rõ [41]
Và trong thời gian gần đây, W.J.J.O de Wilde và B.E.E Duyfjes (2019), cũng
đã công bố thêm 1 loài Bằng lăng mới cho thế giới đó là: L poilanei W.J.de Wilde & Duyfjes và 2 thứ thuộc loài này: var poilanei, var grandis W.J.de Wilde & Duyfjes
đều có phân bố ở Khánh Hòa và Ninh Thuận [32] Nâng tổng số loài và thứ thuộc chi Bằng lăng đã ghi nhận ở Việt Nam là 23 loài và 5 thứ Dựa trên quan điểm phân chia các nhánh của De Wilde & Duyfjes (2013) [29], các loài bằng lăng ở Việt Nam đã được xếp vào 4 nhánh (Bảng 1):
Trang 19- Nhánh Lagerstroemia sect adambea với 7 loài
- Nhánh Lagerstroemia sect lagerstroemia với 1 loài
- Nhánh Lagerstroemia sect parviflora với 4 loài và 1 thứ
-Nhánh Lagerstroemia sect trichocarpidium với 11 loài và 4 thứ
Bảng 1.1 Thành phần các loài thuộc chi Bằng lăng (Lagerstroemia L.) ở Việt Nam
Nam
Vùng phân bố
Tài liệu tham khảo
1
Lagerstroemia
sect adambea
Lagerstroemia draconis Furt & Mont
costa-Bằng lăng sống rồng ĐNB [2]
2
Lagerstroemia densiflora W.J.de
Wilde & Duyfjes
3
Lagerstroemia duperreana Pierre ex Gagnep
Bằng lăng láng
BTB, TN,
4
Lagerstroemia gagnepainii Furt &
ĐBSH,
TN, ĐNB [2]
Trang 20Bằng lăng
10
Lagerstroemia ovalifolia Teysm &
Binn
Bằng lăng
lá xoan
BTB, TN, NTB, ĐNB [2]
ruptilis Furt & Mont BTB, ĐNB [2]
quinquevalvis Koehne
Bằng lăng năm mảnh ĐBSH [2]
TB, ĐBSH, BTB, TN
[2]
16
Lagerstroemia cochinchinensis Pierre
ex Laness
Bằng lăng
Trang 2117 Lagerstroemia
floribunda Jack
Bằng lăng nhiều hoa
Craib
longifolia Furt & Mont
Trang 22(Ghi chú vùng phân bố: TB: Tây Bắc, ĐBSH: Đồng bằng sông Hồng, BTB: Bắc Trung Bộ, NTB: Nam Trung Bộ, TN: Tây Nguyên, ĐNB: Đông Nam Bộ, TNB: Tây Nam Bộ)
Nghiên cứu giải phẫu đã được thực hiện trên loài Bằng lăng nước (L speciosa)
Cấu tạo vi phẫu lá có gân giữa ít lồi ở mặt trên, lồi nhiều ở mặt dưới Biểu bì trên và dưới gồm một lớp tế bào dẹt và nhỏ, cutin mỏng, có răng cưa rải rác Ở mặt dưới phiến lá có lỗ khí dạng hỗn bào Hạ bì trên từ phiến lá chạy qua gân giữa gồm một lớp tế bào to, thành mỏng Hạ bì dưới tế bào bé hơn, bị ngăn cách bởi một số tế bào
mô mềm ở giữa gân lá Chứa tinh thể calci oxalat hình cầu gai Bó libe ở giữa gân lá dạng bó chồng kép Phiến lá gồm có mô mềm giậu, chiếm 2/3 phiến lá ở phía trên,
mô khuyết ở phía dưới và biểu bì dưới mang lỗ khí Cuống lá gồm biểu bì trên và biểu bì dưới Dưới biểu bì trên là lớp mô dày, dưới mô dày là mô mềm chứa tinh thể calci oxalat Lớp ngoài libe và gỗ là các cụm mô cứng, phía trong libe và gỗ là lớp
mô mềm tủy, libe là lớp màu hồng dưới mô cứng, gỗ là lớp màu xanh nằm dưới libe Bóc tách biểu bì lá cho thấy biểu bì trên và dưới của lá gồm 1 lớp tế bào hình chữ nhật, xếp đều đặn Ở mặt dưới phiến lá có lỗ khí dạng hỗn bào [20]
Các nghiên cứu về thành phần hóa học chủ yếu được thực hiện trên loài Bằng
lăng nước (L speciosa) Từ vỏ cây bằng lăng nước, đã cô lập và định danh được ba
chất: stigmasterol (C29H48O) (1), betulinic acid (C30H48O3) (2) và hợp chất 9(11),12-dien-3-ol (C30H48O) (3) Ngoài ra, còn có hỗn hợp triterpen đang xác định cấu trúc Và từ cành lá, năm hợp chất β-sitosterol (1), β-sitosterol glucopyranoside (2), axit 2,7,8-tri-O-metylellagic (3), axit 3,7,8-tri-O-metylellagic (4) và cyclitol (5)
oleana-đã được phân lập Riêng hợp chất 5 có hoạt tính chống đái tháo đường khá tốt, phù hợp với khả năng chữa bệnh tiểu đường của cây này trong Y học dân gian Việt Nam[10, 17] Theo Võ Văn Chi (2012), vỏ cây này rất giàu tanin, lá có alanin, isoleucine, acid aminobutyric và methionine [6] Ngoài ra, có một số loài Bằng lăng
như Săng lẻ (L tomentosa), Bằng lăng tía (L calyculata) và Tử vi (L indica), theo
ghi nhận từ rễ, vỏ thân và lá có chứa alcaloid, flavonoid, saponin, tanin, coumarin [3, 4]
Trang 23Nguyễn Thị Lưu (2015), từ dịch chiết cồn 70% của cây bằng lăng nước đã phân lập được 5 chất sạch là -sitosterol, -sitosterol-3-O--D-glucopyranosid, quercetin, acid asiatic và acid corosolic Hàm lượng acid asiatic và acid corosolic trong dịch chiết cồn 70% được xác định bằng phương pháp HPLC đã thu được lần lượt là 1,22% (tương ứng 0,184% so với lá Bằng lăng khô) và 2,242% (tương ứng 0,34% so với lá Bằng lăng khô) [15] Và từ mẫu cao khô lá bằng lăng nước, Lê Thị Hoa (2016) cũng đã xác định được hàm lượng acid corosolic trong mẫu cao khô loài
Bằng lăng nước (L speciosa) đạt từ 1,41-2,34% [9]
1.3 Một số nghiên cứu về chi Bằng lăng ở khu vực Đông Nam Bộ
Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố; có phía Bắc-Tây Bắc giáp Campuchia, phía Nam giáp biển Đông, phía Tây - Tây Nam giáp Campuchia và Đồng bằng sông Cửu Long, phía Đông - Đông Nam giáp Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ Vùng Đông Nam Bộ có đặc điểm của vùng khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt độ cao,
và hầu như ít thay đổi trong năm, đặc biệt có sự phân hóa sâu sắc theo mùa nên có sự
đa dạng về nguồn tài nguyên thực vật Lượng mưa dồi dào trung bình hàng năm khoảng 1.500-2.000 mm, khí hậu của vùng tương đối điều hòa, ít thiên tai [12, 19] Trong khu vực có 4 VQG và 3 khu dự trữ thiên nhiên, sinh quyển, là khu vực tiềm năng để nghiên cứu sự đa dạng tài nguyên thực vật nói chung cũng như các loài thuộc chi Bằng lăng nói riêng
Dựa trên các tài liệu nghiên cứu về thành phần loài thuộc chi ở Bằng lăng như: Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 2003), Danh lục các loài thực vật Việt nam (Nguyễn Tiến Bân và cộng sự, 2003), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Đỗ Huy Bích và cộng sự; 2006, 2011) và Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi;
1997, 2012), đã thống kê được tại vùng Đông Nam Bộ của Việt Nam có 12 loài và
2 thứ thuộc chi Bằng lăng [2-6, 8]
Ngoài ra, một số nghiên cứu về hệ thực vật và nhóm loài cây thuốc của các tỉnh hoặc vườn quốc gia/ khu bảo tồn thiên nhiên thuộc vùng Đông Nam Bộ cũng đã ghi nhận các loài thuộc chi Bằng lăng như: Dự án điều tra xây dựng danh lục và tiêu
Trang 24Nai (năm 2009) đã thống kê được 8 loài có tại Khu bảo tồn thiên nhiên-văn hóa Đồng
Nai là: Bằng lăng lá xoan - L ovalifolia, Bằng lăng năm mảnh - L quinquevalis, Bằng lăng ổi - L crispa, Bằng lăng nước - L speciosa, Bằng lăng trái to - L macrocarpa, Bằng lăng láng - L duperreana, Bằng lăng ổi - L calyculata, Bằng lăng nhiều hoa -
L floribunda [11]; Báo cáo tổng kết đề tài “Điều tra khảo sát tình hình tài nguyên cây thuốc tỉnh Bình Dương” (năm 2011) đã ghi nhận 1 loài bằng lăng ổi - L calyculata để làm thuốc [19]; Báo cáo kết quả đề tài “Đánh giá tiềm năng và thực
trạng nguồn tài nguyên dược liệu (cây thuốc) ở Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai làm tiền đề xây dựng dự án Xây dựng Vườn quốc gia bảo tồn và phát triển
cây thuốc” (năm 2014) đã ghi nhận 2 loài: Bằng lăng ổi - L calyculata và Bằng lăng nước - L speciosa có công dụng làm thuốc [10]; Kết quả thực hiện luận văn thạc sỹ
“Điều tra thành phần loài cây thuốc ở vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát, tỉnh Tây Ninh”
(năm 2012) đã ghi nhận 2 loài Bằng lăng ổi - L calyculata và Bằng lăng nước - L speciosa [14]; Danh lục thực vật Vườn Quốc gia Cát Tiên (được cập nhật năm 2021) cũng đã thống kê được tại khu vực có 7 loài thuộc chi bằng lăng: Bằng lăng ổi - L calyculata, Bằng lăng nhiều hoa - L floribunda, Bằng lăng láng - L duperreana, Bằng lăng lá xoan - L ovalifolia, Bằng lăng nam bộ - L cochinchinensis, Bằng lăng sừng - L venusta, Bằng lăng nước - L speciosa [21] Gần đây nhất, Trần Thị Liên và
cộng sự (2022), khi thực hiện nhiệm vụ: “Điều tra hiện trạng cây thuốc có giá trị tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm cơ sở để quản lý sử dụng, bảo tồn và phát triển bền vững”
đã ghi nhận với 7 loài thuộc chi Bằng lăng làm thuốc bao gồm: Bằng lăng ổi - L calyculata, Bằng lăng nhiều hoa - L floribunda, Tử vi - L indica, Bằng lăng vàng -
L loudonii, Bằng lăng lá xoan - L ovalifolia, Bằng lăng nước - L speciosa và Bằng lăng lông - L tomentosa Các loài chủ yếu được thu thập tại huyện Côn Đảo với công
dụng làm thuốc chữa ỉa chảy (vỏ sắc uống), tiểu đường, loét mồm (rễ nấu cao bôi) [13]
Nghiên cứu định lượng hoạt chất acid corosolic từ mẫu lá của cây Bằng lăng nước trồng thu tại quận 12, TP Hồ Chí Minh, nhóm tác giả Phan Thị Trang (2017)
đã thu được hàm lượng acid corosolic là 0,627%, cao nhất so với 9 mẫu khác của
Trang 25bằng lăng nước (7 mẫu thu tại Đắk Lắk, Đắk Nông, Thanh Hóa, An Giang, Phú Yên), bằng lăng ổi (1 mẫu thu tại Đắk Nông) và bằng lăng nhiều hoa (1 mẫu thu tại Đắk Lắk) Kết quả định lượng cho thấy đã đạt gấp hơn 3 lần so với tiêu chuẩn dược điển
Mỹ quy định (Hàm lượng acid corosolic trong lá bằng lăng không dưới 0,2%) Tuy nhiên, có 7/10 mẫu lá lại có hàm lượng hoạt chất acid corosolic không đạt so với được điển Mỹ, trong đó, hàm lượng acid corosolic trong lá bằng ổi chỉ đạt 0,166% và bằng lăng nhiều hoa là 0,023% Điều đó cho thấy việc phân tích hàm lượng acid corosolic trong nguyên liệu lá bằng lăng là vô cùng quan trọng [18]
Trang 26CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Mẫu vật một số loài thuộc chi Bằng lăng
(Lagerstroemia L.) có phân bố ở khu vực Đông Nam Bộ
- Thời gian nghiên cứu: 01/2022-12/2022
- Địa điểm nghiên cứu: Điều tra về thành phần loài, đặc điểm phân bố, sinh thái một số loài thuộc chi Bằng lăng ở khu vực Đông Nam Bộ, Việt Nam Trong đó,
đã điều tra tại:
+ Tỉnh Bình Dương (1 thị xã và 2 huyện):
Thị xã Bến Cát: phường Mỹ Phước, xã An Điền và xã An Tây
Huyện Bàu Bàng: xã Hưng Hòa
Huyện Phú Giáo: xã Phước Hòa và xã Vĩnh Hòa
+ Tỉnh Đồng Nai (1 Thành phố, 2 Huyện):
Thành phố Biên Hòa: phường Tân Hiệp và phường Hiệp Hòa
Huyện Vĩnh Cửu: thị trấn Vĩnh An, xã Mã Đà, xã Hiếu Liêm và xã Phú
Lý
Huyện Trảng Bom: xã Sông Thao, xã Sông Trầu
+ Thành phố Hồ Chí Minh (1 Thành phố, 1 huyện):
Tp Thủ Đức: phường Tam Bình và phường Trường Thọ
Huyện Bình Chánh: xã Đa Phước, xã Phong Phú
+ Tỉnh Bình Phước (2 Huyện):
Huyện Bù Gia Mập: xã Bù Gia Mập, xã Đắk Ơ, xã Đa Kia
Huyện Bù Đăng: xã Bình Minh
+ Tỉnh Tây Ninh (1 Thành phố, 2 Huyện):
Thành phố Tây Ninh: xã Bình Minh và xã Thạnh Tân
Huyện Hòa Thành: xã Trường Đông
Huyện Tân Biên: xã Tân Lập, Hòa Hiệp và thị trấn Tân Biên
Trang 27+ Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (1 Thành phố, 2 Huyện):
Thành phố Vũng Tàu: phường Nguyễn An Ninh
Huyện Long Điền: xã Phước Hưng
Huyện Xuyên Mộc: xã Bông Trang, Hòa Bình
- Để hoàn thành công trình nghiên cứu, đã thiết kế 25 tuyến điều tra, chi tiết trong Bảng 2.1:
Bảng 2.1: Các tuyến điều tra tại vùng Đông Nam Bộ
tra
Huyện /Tp
điều tra
Toạ độ điểm đầu
Tọa độ điểm cuối
Chiều dài tuyến (km)
Ngày thu mẫu
Tp Hồ Chí Minh
1 Gò Dưa
-Tam Phú
Thủ Đức
10°51'59.85"N, 106°43'37.89"E
10°51'55.17"N, 106°44'45.63"E 4 22/03/2022
2 Đa Phước Bình
Chánh
10°40'24.78"N, 106°39'2.96"E
10°40'33.92"N, 106°39'19.99"E 6,5 12/06/2022
Tỉnh Bình Dương
3 An Điền-An
Tây
Bến Cát
11° 7'55.34"N, 106°34'41.41"E
11° 4'48.16"N, 106°33'38.81"E 7,5 23/03/2022
4 Mỹ
Phước-Chánh Lưu
11° 9'7.55"N, 106°35'59.03"E
11° 8'46.32"N, 106°40'6.24"E 6 24/03/2022
5 Phước Hòa
Giáo
11°13'46.20"N, 106°42'50.04"E
11°15'30.14"N, 106°43'28.49"E 6,5 25/03/2022
6 Phước Hòa
2
11°15'3.70"N, 106°44'5.20"E
11°15'59.96"N, 106°44'18.13"E 5 23/06/2022
Tỉnh Bình Phước
7 Bù Gia Mập Bù Gia
Mập
12° 7'18.70"N, 107° 9'38.45"E
12° 8'19.11"N, 107° 8'37.70"E 5,2 13/06/2022
Trang 288 Tre gai 12° 8'45.80"N,
107°10'28.21"E
12° 9'29.93"N, 107°10'30.52"E 4 14/06/2022
9 Đa Kia 11°54'22.42"N,
106°54'17.92"E
11°53'55.91"N, 106°54'7.22"E 5 15/06/2022
Tỉnh Tây Ninh
10 Bình Minh Tây
Ninh
11°21'46.21"N, 106° 5'10.61"E
11°21'26.81"N, 11°21'26.81"N 5,5 16/06/2022
11°30'28.56"N, 105°53'58.50"E
11°29'39.78"N, 105°56'49.93"E 5 17/06/2022
10°21'43.27"N, 107° 6'2.29"E
10°22'0.24"N, 107° 6'33.04"E 6 18/06/2022
13 Hòa Bình Xuyên
Mộc
10°37'58.64"N, 107°22'18.14"E
10°38'21.26"N, 107°22'42.70"E 6 19/06/2022
11° 5'18.45"N, 107° 2'3.27"E
11° 5'52.32"N, 107° 2'31.80"E 6 26/03/2022
11°15'35.58"N, 107° 6'19.37"E 8 27/03/2022
11°25'14.35"N, 107° 4'38.53"E 5 28/03/2022
17 Bù đăng 11°24'37.54"N,
107° 6'18.43"E
11°26'47.90"N, 107° 6'16.54"E 5,5 28/03/2022
18 Khu di tích
chiến khu D
11°16'6.88"N, 107° 1'31.45"E
11°15'32.84"N, 106°58'57.40"E 5 29/03/2022
19 Trạm Kiểm
lâm Mã Đà
11°17'27.88"N, 107° 4'0.81"E
11°20'7.48"N, 11°20'7.48"N 3 20/06/2022
Trang 2911°24'21.50"N, 107°11'8.06" 4,5 21/06/2022
21 Hiếu Liêm 11°16'59.37"N,
106°58'7.50"E
11°16'21.88"N, 106°58'0.95"E 4 22/06/2022
22 Đường 761 11°15'50.75"N,
107° 6'43.68"E
11°16'33.55"N, 107° 6'45.76"E 5 27/09/2022
23 Phú Lý 11°22'16.77"N,
107° 8'1.62"E
11°21'21.34"N, 107° 6'59.02"E 4 28/09/2022
24 Đà
Hàn-Sông Trầu
Trảng Bom
10°59'7.89"N, 107° 0'15.19"E
10°59'43.92"N, 107° 2'31.59"E 7 30/03/2022
10°57'22.18"N, 106°51'54.35"E
10°57'43.88"N, 106°52'27.84"E 5 31/03/2022
Bảng 2.2 Các mẫu vật đã thu thập trong quá trình nghiên cứu
Trang 306 L03.06 27/03/2022 Mã Đà, Vĩnh Cửu,
Đồng Nai
Cành mang quả lá non (lá thuôn dài, có lông ở hai mặt)
12 L03.12 28/03/2022 Hiếu Liêm, Vĩnh
Cửu, Đồng Nai
Cành mang lá non (lá thuôn dài, có lông ở hai mặt)
13 L03.13 B03.01 29/03/2022 Sông Trầu, Trảng
Bom, Đồng Nai Cành mang lá, hoa
14 L03.14 30/03/2022 Tân Hiệp, Biên
Hòa, Đồng Nai
Cành mang lá non (lá thuôn dài, có lông ở hai mặt)
15 L06.01 12/06/2022
Đa Phước, Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh
Cành mang lá và hoa
16 L06.02 B06.02 13/06/2022
Bù Gia Mập, Bù Gia Mập, Bình Phước
Cành mang lá và hoa (lá hình bầu dục, chóp
là tù đến nhọn, hoa tím)
Trang 3117 L06.03 B06.03 13/06/2022
Bù Gia Mập, Bù Gia Mập, Bình Phước
Cành mang lá và hoa (lá thuôn dài, nhẵn, hoa tím)
18 L06.04 B06.04 14/06/2022
Bù Gia Mập, Bù Gia Mập, Bình Phước
Cành mang lá và hoa (hoa trắng)
19 L06.05 B06.05 14/06/2022 Đa Kia, Bù Gia
Mập, Bình Phước Cành mang lá và hoa
20 L06.06 B06.06 15/06/2022 Bình Minh, Tây
Ninh, Tây Ninh
Cành mang lá và hoa (hoa nhiều)
21 L06.07 L06.07 16/06/2022 Hòa Hiệp, Tân
Biên, Tây Ninh Cành mang lá, quả
22 L06.08 B06.08 17/06/2022
Nguyễn An Ninh, Vũng Tàu, Vũng Tàu
Cành mang lá và hoa (hoa nhiều)
25 L06.11 B06.10 19/06/2022 Mã Đà, Vĩnh Cửu,
Đồng Nai
Cành mang lá, hoa, quả non (lá thuôn dài, nhẵn)
26 L06.12 B06.11 19/06/2022 Mã Đà, Vĩnh Cửu,
Đồng Nai
Cành mang lá, hoa, quả non (lá bầu dục, chóp lá tù đến nhọn
27 L06.13 B06.12 19/06/2022 Mã Đà, Vĩnh Cửu,
Đồng Nai
Cành mang lá, hoa (lá hình bầu dục, chóp là nhọn, hoa dài)
Trang 3228 L06.14 B06.13 20/06/2022 Phú Lý, Vĩnh Cửu,
Đồng Nai
Cành mang lá, hoa (lá hình bầu dục, nhẵn, chóp là tù)
29 L06.15 B06.14 21/06/2022 Hiếu Liêm, Vĩnh
Cửu, Đồng Nai
Cành mang lá, hoa (lá thuôn dài, không có lông, hoa tím)
30 L06.16 B06.15 22/06/2022 Phước Hòa, Phú
Giáo, Bình Dương
Cành mang lá, hoa (lá thuôn dài, có lông ráp, hoa trắng)
31 L09.01 27/09/2022 Mã Đà, Vĩnh Cửu,
Đồng Nai
Cành mang lá, quả (lá thuôn, có lông ráp)
32 L09.02 27/09/2022 Mã Đà, Vĩnh Cửu,
Đồng Nai
Cành mang lá, quả (lá thuôn dài, nhẵn)
33 L09.03 27/09/2022 Mã Đà, Vĩnh Cửu,
Đồng Nai
Cành mang lá, quả (lá bầu dục, chóp lá tù đến nhọn)
34 L09.04 27/09/2022
Mã Đà, Vĩnh Cửu, Đồng Nai
Cành mang lá, quả (lá hình bầu dục, chóp là nhọn, hoa dài)
35 L09.05 28/09/2022 Phú Lý, Vĩnh Cửu,
Đồng Nai
Cành mang lá, quả (lá thuôn dài, nhẵn) Các nghiên cứu về giải phẫu và định lượng acid corosolic trong lá các loài Bằng lăng tại vùng Đông Nam Bộ được thực hiện tại Trung tâm Tài nguyên Dược liệu và Trung tâm Ứng dụng Khoa học Công nghệ Dược liệu-Viện Dược liệu; phòng thí nghiệm bộ môn Khoa học Thực vật, Đại học Khoa học Tự nhiên-ĐHQGHN
Mẫu vật một số loài Bằng lăng thu thập bao gồm tiêu bản và mẫu dược liệu lá khô được lưu trữ tại Trung tâm Tài nguyên Dược liệu - Viện Dược liệu
Trang 332.2 Nội dung nghiên cứu
- Thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số loài thuộc chi Bằng lăng tại vùng Đông Nam Bộ:
+ Thành phần loài và đặc điểm hình thái của một số loài Bằng lăng có phân
bố tại vùng Đông Nam Bộ
+ Đặc điểm phân bố của một số loài Bằng lăng của một số loài Bằng lăng ở vùng Đông Nam Bộ
+ Đặc điểm sinh thái học của một số loài Bằng lăng tại vùng Đông Nam Bộ
- Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu của một số loài thuộc chi Bằng lăng tại vùng Đông Nam Bộ
Mẫu vật sau khi được định danh sẽ được tiến hành nghiên cứu đặc điểm giải phẫu thân và lá bằng phương pháp nhuộm kép
- Định lượng hàm lượng acid corosolic trong lá của một số loài Bằng lăng ở vùng Đông Nam Bộ
Định lượng hàm lượng acid corosolic trong lá của một số loài Bằng lăng và so sánh với dược điển Mỹ USP 40
2.3 Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp kế thừa tài liệu
Với đề tài luận văn này, chúng tôi tập trung tổng quan tài liệu, kế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan về chi Bằng lăng trên thế giới và tại Việt Nam; sử dụng các tài liệu trước đây có ghi nhận sự có mặt của các loài thuộc chi Bằng lăng để định hướng điều tra
* Phương pháp điều tra
Áp dụng phương pháp điều tra thực địa theo “Các phương pháp nghiên cứu thực vật” của Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007 [17]
Dựa trên các tài liệu tham khảo ghi nhận sự phân bố của các loài Bằng lăng tại vùng Đông Nam Bộ và bản đồ hiện trạng rừng để lập các tuyến điều tra Trên các tuyến điều tra tiến hành thống kê, mô tả, đo đếm số lượng cá thể các loài Bằng lăng nằm ở phạm vi 10-20 m mỗi bên và thu thập dữ liệu các loài khác sống cùng
Trang 34* Phương pháp thu thập và xử lý mẫu vật
Phương pháp thu thập, xử lý mẫu vật được thực hiện theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [17]
- Mẫu vật một số loài Bằng lăng được thu dưới 3 dạng:
+ Mẫu tiêu bản cho định danh và lưu trữ: bao gồm đầy đủ các bộ phận cành,
lá, hoa hoặc quả
+ Mẫu vật cho nghiên cứu giải phẫu: bao gồm đầy đủ các bộ phận thân, lá được ngâm trong cồn 40o
+ Mẫu vật cho định lượng hoạt chất: thu lá của một số loài bằng lăng, đảm bảo
ít nhất 200g mẫu tươi/1 điểm phân bố của một loài
Trong quá trình thu hái mẫu, sử dụng máy ảnh để ghi lại hình ảnh của các loài, đồng thời ghi nhận những đặc trưng của sinh cảnh trên địa điểm thu mẫu
- Tiêu bản thu được xử lý tại thực địa bằng dung dịch cồn 50-55% để tránh rụng lá, hoa quả trong suốt đợt điều tra Toàn bộ tiêu bản thu được mang về sấy khô tẩm chất bảo quản bằng dung dịch clorua thuỷ ngân (HgCl2) 4%, sấy khô, khâu trên giấy croquist bistol, viết etiket, đưa vào lưu trữ phục vụ công tác nghiên cứu
- Xử lý mẫu trong phòng thí nghiệm: Đối với mẫu thu thập ngoài thực địa, phân tích chi tiết các đặc điểm mà chưa ghi nhận được ngoài thực địa, sau đó chụp ảnh bằng máy ảnh canon 5D mark III và kính hiển vi soi nổi tại Trung tâm Tài nguyên Dược Liệu-Viện Dược liệu
* Phương pháp xác định tên khoa học
Sử dụng phương pháp so sánh hình thái kết hợp khóa phân loại và bản mô tả trong các bộ thực vật chí chuyên ngành để định loại và xác định tên khoa học của một
số loài thuộc chi Băng lăng Đây là phương pháp truyền thống và phổ biến nhất trong nghiên cứu phân loại thực vật từ trước đến nay Phương pháp này không đòi hỏi những thiết bị phức tạp, dễ tiến hành, đảm bảo độ chính xác và phù hợp với điều kiện nước ta Khi so sánh hình thái, dựa trên nguyên tắc chỉ so sánh cơ quan tương ứng
Trang 35với nhau, đồng thời so sánh chúng trong cùng một giai đoạn phát triển Đặc biệt, chú
ý đến cơ quan sinh sản vì chúng ít biến đổi và ít phụ thuộc vào môi trường [17]
* Phương pháp vẽ sơ đồ
Sơ đồ phân bố của một số loài thuộc chi Bằng lăng vùng Đông Nam Bộ được
vẽ theo phương pháp điểm trên bản đồ màu, tỷ lệ bản đồ 1:100.000
* Phương pháp nghiên cứu đặc điểm giải phẫu
Sử dụng phương pháp nhuộm kép để nghiên cứu về đặc điểm giải phẫu theo Nguyễn Bá (2009), David F Cutler, Ted Botha & Dennis Wm Stevenson (2008)
- Nguyên liệu: Mẫu vật thân, lá của 5 loài Bằng lăng thu được tại khu vực Đông Nam Bộ
- Dụng cụ, hóa chất:
+ Dụng cụ: Dao tem, kim mũi mác, lam kính, lamen, kính hiển vi quang học + Hóa chất: carmin phèn 0,5%, xanh methylene 0,05%, nước Javel, acid acetic 1%, nước cất, glycerin
- Cách tiến hành vi phẫu
+ Tiến hành nhuộm mẫu:
Cắt những lát cắt mỏng bằng dao tem qua thân, lá của 5 loài
Tẩy mẫu bằng nước Javen trong khoảng 15-20 phút (khi thấy tiêu bản trong suốt) Rửa mẫu lại bằng nước cất 3-5 lần
Ngâm mẫu bằng acid acetic 1% trong 5 phút Rửa mẫu lại bằng nước cất 3-5 lần
Nhuộm mẫu bằng xanh methylene trong 1-2 phút Sau đó, rửa lại bằng nước cất 3-5 lần, nhuộm tiếp trong carmin phèn trong 25-30 phút
Rửa lại mẫu bằng nước và ngâm vào dung dịch glycerin
+ Soi mẫu:
Trang 36Nhỏ dung dịch glycerin lên lam kính, đặt mẫu vào giọt glycerin, sau đó đặt lamen lên sao cho không có bọt khí Tiến hành soi mẫu trên kính hiển vi và chụp ảnh bằng máy ảnh Optika B5 nối với kính hiển vi với độ phóng đại 10X, 20X, 40X
- Chuẩn bị mẫu chuẩn
Dung dịch chuẩn: Hòa tan corosolic chuẩn trong methanol và pha loãng để tạo thành dung dịch chuẩn gốc có nồng độ 402 µg/ml Sau đó, tiến hành pha loãng dung dịch chuẩn gốc với methanol để thu được các dung dịch có nồng độ từ 20 µg/ml-402 µg/ml Các dung dịch chuẩn được lọc qua màng lọc có kích cỡ 0,45 µm thu được dung dịch gốc dùng để triển khai sắc ký
- Chuẩn bị mẫu thử
Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 5,0 g bột lá bằng lăng, cho vào 75 ml MeOH, đun hồi lưu trong 15 phút, để nguội lọc lấy dịch, phần bã chiết tiếp 4 lần nữa với MeOH tương tự như trên Dịch lọc được gộp lại, cất loại dung môi dưới áp suất thấp, chuyển vào bình định mức 100 ml, lọc qua màng lọc 0,45 µm thu được dung dịch thử triển khai trên cột sắc ký
- Điều kiện sắc ký
Cột tách: Vertisep C18 (250mm×4,6mm, 5µm)
Nhiệt độ lò cột: 25oC
Detector UV- VIS: bước sóng 205 nm
Hệ dung môi pha động: ACN- dung dịch acid (0,1 % H3PO4) = 60-40
Tốc độ dòng: 1,0 ml/ phút
Thể tích mẫu tiêm vào cột: 20µl
Trang 37
- Cách tiến hành
+ Kiểm tra khả năng thích hợp của hệ thống sắc ký: Tiến hành sắc ký đối với dung dịch chuẩn, độ lệch chuẩn tương đối của các diện tích đáp ứng từ 6 lần tiêm lặp lại không được lớn hơn 2,0 %
+ Tiêm riêng biệt các dung dịch chuẩn corosolic có nồng độ từ 13,75-220 µg/ml, tiến hành sắc ký, ghi nhận sắc ký đồ thời gian lưu và diện tích pic của pic corosolic tương ứng Thiết lập phương trình hồi quy tuyến tính mô tả sự phụ thuộc giữa nồng độ dung dịch corosolic chuẩn (µg/ml) và diện tích pic tương ứng theo phương trình y = ax + b
+ Tiêm dung dịch thử, tiến hành sắc ký, ghi nhận sắc ký đồ thời gian lưu và diện tích pic của pic có cùng thời gian lưu với pic của corosolic chuẩn Tính nồng độ
C (µg/ml) của corosolic trong dung dịch thử (µg/ml) dựa trên phương trình hồi quy tuyến tính đã xây dựng
S là diện tích pic corosolic
a, b là các hệ số của phương trình đường chuẩn
H là độ tinh khiết của chất chuẩn (%)
Hàm lượng chất phân tích trong dược liệu được xác định dựa trên công thức:
X (%) = CxVx100% x 100
m x 1000000 100-c Trong đó:
X: hàm lượng corosolic trong dược liệu (%)
Trang 38C: nồng độ corosolic trong dung dịch mẫu thử, xác định được bằng đường chuẩn (µg/ml)
V: thể tích dịch chiết (ml)
m: khối lượng dược liệu mang chiết (g)
c: độ ẩm dược liệu (%)
Trang 39CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số loài thuộc chi Bằng lăng tại vùng Đông Nam Bộ
3.1.1 Kết quả định danh thành phần loài Bằng lăng tại vùng Đông Nam Bộ
Dựa trên hệ thống phân loại về chi Bằng lăng của Furtado & Srisuko (1969)
và De Wilde & Duyfjes (2013) để phân loại các loài thuộc chi Bằng lăng ở Việt Nam Qua quá trình điều tra, các mẫu vật đã được định danh loài bằng phương pháp so sánh hình thái Kết quả ghi nhận được như sau:
Bảng 3.1 Thành phần loài thuộc chi Bằng lăng đã ghi nhận tại vùng Đông
Nam Bộ qua quá trình điều tra
Số hiệu mẫu tiêu bản
Số hiệu mẫu lá
Điểm thu mẫu
1 Bằng lăng
nước
Lagerstroemia speciosa (L L03.01
An Điền, Bến Cát, Bình Dương
3 Bằng lăng
nước
Lagerstroemia speciosa (L L03.03
Mỹ Phước, Bến Cát, Bình Dương
4 Bằng lăng
ổi
Lagerstroemia calyculata Kurz L03.04
Phước Hòa, Phú Giáo, Bình Dương
5 Bằng lăng
nước
Lagerstroemia speciosa (L L03.05
Vĩnh An, Vĩnh Cửu, Đồng Nai
6 Bằng lăng
ổi
Lagerstroemia calyculata Kurz L03.06
Mã Đà, Vĩnh Cửu, Đồng Nai
7 Bằng lăng
láng
Lagerstroemia duperreana Pierre
ex Gagnep
L03.07 Mã Đà, Vĩnh Cửu,
Đồng Nai
Trang 408 Bằng lăng
lá xoan
Lagerstroemia ovalifolia Teijsm
Mã Đà, Vĩnh Cửu, Đồng Nai
10 Bằng lăng
láng
Lagerstroemia duperreana Pierre
Hiếu Liêm, Vĩnh Cửu, Đồng Nai
13 Bằng lăng
nước
Lagerstroemia speciosa (L L03.13 B03.01
Sông Trầu, Trảng Bom, Đồng Nai
14 Bằng lăng
ổi
Lagerstroemia calyculata Kurz L03.14
Tân Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai
15 Bằng lăng
nước
Lagerstroemia speciosa (L L06.01
Đa Phước, Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh
16 Bằng lăng
lá xoan
Lagerstroemia ovalifolia Teijsm
Bù Gia Mập, Bù Gia Mập, Bình Phước