1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài thực vật thuộc họ ráy (araceae) Ở việt nam

205 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài thực vật thuộc họ ráy (araceae) Ở việt nam Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài thực vật thuộc họ ráy (araceae) Ở việt nam

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Q T

NGHIÊN C U TH NH PH N H A HỌC V HOẠT T NH

SINH HỌC C A T S O I THỰC V T THU C HỌ R ARAC A VI T NA

U N N TIẾN SĨ SINH HỌC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Q T

NGHIÊN C U TH NH PH N H A HỌC V HOẠT T NH

SINH HỌC C A T S O I THỰC V T THU C HỌ R ARAC A VI T NA

Chuyên ngành: Hóa si ọc ã số: 9420101.16

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Quang Huy và PGS.TS Lê Thị Phương Hoa Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận án hoàn toàn trung thực, được đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác Toàn bộ trích dẫn trong luận án đều chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả

Lê Quý Thưởng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành bản luận án này tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu của các Thầy Cô giáo, các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực cùng đồng nghiệp, bạn bè và gia đình

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Quang Huy và PGS.TS Lê Thị Phương Hoa, những Thầy Cô đã trực tiếp hướng dẫn, hết lòng chỉ bảo tận tình và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học

Tôi xin chân thành cảm ơn: Thầy, Cô giáo và các cán bộ đồng nghiệp Bộ môn Dược liệu, Bộ môn Dược lý, Dược Lâm Sàng trường Cao đẳng Y-Dược Phú Thọ

Tập thể cán bộ Phòng Nghiên cứu hợp chất thiên nhiên, Phòng Tổng hợp hữu cơ, Viện Hóa học đã giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình làm luận án

Ban Giám đốc, các cán bộ đồng nghiệp trong Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực hiện luận án

Nhân dịp này tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Ban lãnh đạo Khoa Sinh học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận án Luận án cũng được sự hỗ trợ kinh phí của nhiệm vụ Địa chí Quốc gia Việt Nam tập Động vật - Thực vật mã số NVQC 19.09

Luận án được thực hiện với sự hỗ trợ của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Sự sống, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới toàn thể gia đình, bạn bè và những người thân đã luôn luôn quan tâm, khích lệ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả Lê Quý Thưởng

Trang 5

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

1 Mục tiêu nghiên cứu 3

2 Nội dung nghiên cứu 3

3 Những đ ng g p mới của luận án 3

4 Ý nghĩa khoa học của luận án 4

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 5

1.1 Giới thiệu sơ lược về họ Ráy (Araceae) 5

1.2 Sơ lược về chi Bán hạ Typhonium 6

1.2.1 Đặc điểm hình thái của chi Bán hạ Typhonium 6

1.2.2 Một số loài thuộc chi Typhonium ở Việt Nam 6

1.2.3 Đặc điểm thực vật cây Bán hạ roi (T flagelliforme (Lodd) Blume) 7

1.2.4 Đặc điểm thực vật cây Bán hạ ba thùy T trilobatum (L.) Schott 8

1.3 Sơ lược về chi Khoai sọ Colocasia 9

1.3.1 Đặc điểm hình thái của chi Colocasia 9

1.3.2 Một số loài thuộc chi Colocasia ở Việt Nam 9

1.3.3 Đặc điểm thực vật cây Môn nước Colocasia esculenta (L.) Schott 10

1.3.4 Đặc điểm thực vật cây ọc m ng Colocasia gigantea (Blum) Hook f 11

1.3.5 Đặc điểm thực vật c R dại Colocasia macrorhiza Shott 12

1.4 Các nghiên cứu về hóa học thực vật họ Ráy 12

1.4.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 12

1.4.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 13

1.5 Nghiên cứu về hoạt tính sinh học của thực vật họ Ráy 36

1.5.1 Hoạt tính chống viêm, giảm đau 36

1.5.2 Tác dụng chống oxy hóa 38

1.5.3 Tác dụng bảo vệ gan 39

Trang 6

1.5.4 Tác dụng kháng vi sinh vật 41

1.5.5 Tác dụng tăng cường miễn dịch 42

1.5.6 Tác dụng kháng khối u và ung thư 43

Chương 2 NGUY N LI U, PHƯƠNG PHÁP NGHI N CỨU 46

2.1 Đối tượng nghiên cứu 46

2.2 H a chất và thiết bị nghiên cứu 46

2.2.1 Hóa chất th nghiệm 47

2.2.2 Thiết bị thí nghiệm 48

2.3 Phương pháp nghiên cứu 49

2.3.1 C c phương ph p nghiên cứu thành phần hóa học 49

2.3.2 C c phương ph p x c định hoạt tính sinh học 50

2.3.3 Phương ph p xử lý số liệu 59

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 61

3.1 Sàng lọc hoạt tính sinh học của dịch chiết từ một số loài thuộc họ ráy ……… 61

3.1.1 Hoạt tính chống oxi hoá của các cao chiết các mẫu nghiên cứu 61

3.1.2 Hoạt tính g độc tế bào của các cao chiết 62

3.1.3 Hoạt tính kháng vi sinh vật của các cao chiết 63

3.2 Kết quả hoạt tính sinh học của cây Môn nước và cây Bán hạ roi 65

3.2.1 Đ nh gi độc tính cấp của cao chiết tổng c Môn nước và cây Bán hạ roi

bằng đường uống 65

3.2.2 Hoạt tính bảo vệ gan trong thử nghiệm in-vivo sinh học của cao chiết tổng

Môn nước và cây Bán hạ roi 66

3.2.3 Tác dụng tăng cường miễn dịch của cao chiết tổng c Môn nước và

Bán hạ roi……… 75

3.3 Các kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học 82

3.3.1 Kết quả nghiên cứu thành phần hóa học c Môn nước 82

3.3.2 Kết quả nghiên cứu thành phần hóa học cây n hạ roi 101

3.4 Kết quả nghiên cứu hoạt tính sinh học của các chất phân lập được từ cây

Môn nước và Bán hạ roi 116

3.4.1 Kết quả x c định hoạt t nh g độc tế bào ung thư 116

3.4.2 Kết quả thí nghiệm hoạt tính chống oxi hóa 117

3.4.3 Kết quả thí nghiệm hoạt tính kháng vi sinh vật 118

Trang 7

Chương 4 : B N LU N 119

4.1 Về kết quả sàng lọc các đối tượng nghiên cứu theo định hướng hoạt tính

chống oxi hoá, gây độc tế bào và hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định 119

4.2 Về thành phần h a học 121

4.2.1 Về kết quả định t nh c c nh m chất 121

4.2.2 Về kết quả phân lập các hợp chất 121

4.3 Về độc tính cấp và tác dụng sinh học 122

4.3.1 Đ nh gi độc tính của cao chiết 122

4.3.2 Về tác dụng bảo vệ gan và chống oxy hóa 122

4.3.3 Về tác dụng tăng cường miễn dịch 125

4.3.4 Tác dụng chống oxy hóa trên in vitro 128

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Các phương pháp sắc ký

CC Column chromatography Sắc kí cột TLC Thin-layer chromatography Sắc kí lớp mỏng PTLC Preparative thin-layer

Phổ khối phun mù điện

ESI-HRMS High resolution electrospray

ionization mass spectroscopy

Phổ khối phân giải cao phun

by Polarisation Transfer

Phổ DEPT

COSY Correlation Spectroscopy Phổ tương tác 2 chiều đồng hạt

nhân 1H-1H HSQC Heteronuclear Single Quantum

J (Hz) Coupling constant (Hertz) Hằng số tương tác (Hertz)

dt: triplet

double-dd: double-doublet dq: double-quartet

UV254nm Ultra viole Ánh sáng tử ngoại (bước 254nm) UV365nm Ultra viole Ánh sáng tử ngoại (bước 365nm)

Thử hoạt tính sinh học

MIC Minimum inhibitory

concentration

Nồng độ ức chế tối thiểu

IC50 Inhibitory concentration 50 Nồng độ ức chế 50% đối tượng thử

Trang 9

LD50 Lethal dose 50 percent Liều gây chết 50% động vật

thử nghiệm Hep-G2 Human hepatocellular

carcinoma

Ung thư gan người KB Human epidermic carcinoma Ung thư biểu mô người LU Human lung carcinoma Ung thư phổi người

TNF-α tumor necrosis factor Yếu tố hoại tử khối u alpha IL-1α Interleukin 1 alpha cytokin viêm

BV2 Brain microglial cell tế bào vi mô não của chuột ABTS 2,2’-azinobis(3-

ethylbenzothiazoline-6-sulfonate)

Dung dịch ABTS

CFU Colony forming unit Đơn vị hình thành khuẩn lạc

Tên các hóa chất, dung môi và hợp chất theo nguyên bản tiếng Anh)

CAN Acetonitrile ABTS 2,2'-azino-bis (3- ethylbenzothiazoline-6-sulphonic acid) DMSO Dimethyl sulfoxide

ALT Alanine transaminase AST Aspartate aminotransferase ALP Alkaline phosphatase

ATCC American Tyspe Culture Collection CCl4 Tetrachloride

TLTK Tài liệu tham khảo

Trang 10

DANH MUC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Các loài thuộc chi Typhonium ở Việt Nam 7

Bảng 1.2 Các loài thuộc chi Colocasia ở Việt Nam 10

Bảng 1.3 Các hợp chất alkaloid được phân lập từ các loài thuộc họ Ráy 13

Bảng 1.4 Các hợp chất flavonoid được phân lập từ các loài thuộc họ Ráy 19

Bảng 1.5 Các hợp chất lignan được phân lập từ các loài thuộc họ Ráy 23

Bảng 1.6 Các hợp chất terpene được phân lập từ các loài thuộc họ Ráy 28

Bảng 1.7 Các hợp chất glycoside được phân lập từ các loài thuộc họ Ráy 31

Bảng 1.8 Các hợp chất cerebroside được phân lập từ các loài thuộc họ Ráy 34

Bảng 2.1 Tên khoa học, địa điểm lấy mẫu, thời gian lấy mẫu của 5 loài

nghiên cứu 46

Bảng 2.2: Ký hiệu các mẫu dịch chiết từ 5 mẫu thực vật nghiên cứu 60

Bảng 3.1 Hiệu suất điều chế các phân đoạn dịch chiết từ 5 loại dược liệu 61

Bảng 3.2 Kết quả thử hoạt tính chống oxi hoá của các cao chiết nghiên cứu………62

Bảng 3.3 Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào của các cao chiết từ 5 loài thực vật 62

Bảng 3.4 Kết quả kháng vi sinh vật của các cao chiết 63

Bảng 3.5 Hiệu quả bảo vệ gan của các cao chiết 67

Bảng 3.6 Kết quả sự biến đổi khối lượng gan chuột ở các lô thí nghiệm 68

Bảng 3.7 Kết quả hình thái trực quan gan chuột ở các lô thí nghiệm 70

Bảng 3.8 Hàm lượng MDA trong các mẫu gan 74

Bảng 3.9 Sự thay đổi trọng lượng của chuột sau 5 ngày thí nghiệm 75

Bảng 3.10 Tác dụng của các cao chiết tổng lên lách và tuyến ức trên chuột

gây suy giảm miễn dịch bằng cyclophosphomide 77

Bảng 3.11 Ảnh hưởng của các cao chiết tổng với các thông số huyết học

trên chuột gây suy giảm miễn dịch bằng cyclophosphamid 78

Bảng 3.12 Ảnh hưởng của các cao chiết tổng đối với tỷ lệ phần trăm bạch cầu lympho TCD4 và TCD8 trên chuột gây suy giảm miễn dịch bằng cyclophosphamid 81

Bảng 3.13 Ảnh hưởng của các các cao chiết tổng đối với hàm lượng

Cytokine (TNF-α, IL-1α và IL-10) trên chuột gây ra suy giảm

miễn dịch bằng Cyclophosphamide 82

Trang 11

Bảng 3.14 Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ trong cây Môn nước 83

Bảng 3.15 Dữ liệu phổ 1H NMR (500 MHz, CHCl3) δH và 13C NMR

(125 MHz, CHCl3) δC của chất CE1 89

Bảng 3.16 Số liệu phổ NMR của stigmasterol và hợp chất tham khảo 91

Bảng 3.17 Thông số phổ 1H (500 MHz, DMSO) và 13C-NMR (125 MHz, DMSO) của chất CE3 đối chiếu với vitexin [164] 93

Bảng 3.18 Dịch chuyển hóa học phổ 1H và 13C NMR của hợp chất CE5 95

Bảng 3.19 Dịch chuyển hóa học phổ 1H và 13C NMR của hợp chất CE6

được ghi trong CD3OD 96

Bảng 3.20 Số liệu phổ NMR của isovitexin và hợp chất tham khảo 98

Bảng 3.21 Bảng so sánh số liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của CE9 với số liệu

phổ 1H-NMR của acid rosmarinic [20] 100

Bảng 3.22 Kết quả định tính các nh m chất trong Bán hạ roi 101

Bảng 3.23 Số liệu phổ 1H- và 13C-NMR (CDCl3) của hợp chất TF1

và stigmast-4-en-3-one 108

Bảng 3.24 Số liệu phổ NMR của hợp chất TF4 và hợp chất tham khảo 111

Bảng 3.25 Số liệu phổ NMR của TF11 115

Bảng 3.26 Kết quả xác định giá trị IC50 của các mẫu nghiên cứu 116

Bảng 3.27 Kết quả thử hoạt tính chống oxi hoá của các chất phân lập 117

Bảng 3.28 Kết quả thử hoạt tính kháng vi sinh vật của các chất phân lập 118

Bảng 4.1 Các hợp chất phân lập được từ Môn nước và Bán hạ roi 121

Trang 12

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Ảnh minh họa đặc điểm hình thái chi Typhonium 6

Hình 1.2: Ảnh chụp mẫu và ảnh vẽ cây Bán hạ roi Typhonium flagelliforme

(Lodd) Blume 8

Hình 1.3 Ảnh chụp mẫu và ảnh vẽ cây Bán hạ ba thùy Typhonium trilobatum (L.) Schott 8

Hình 1.4 Hình minh họa đặc điểm hình thái chi Colocasia 9

Hình 1.5 Ảnh chụp mẫu và ảnh vẽ cây Môn nước Colocasia esculenta

(L.) Schott 11

Hình 1.6 Ảnh chụp mẫu và ảnh vẽ cây Dọc mùng Colocasia gigantea

(Blum) Hook F 11

Hình 1.7 Ảnh chụp mẫu và ảnh vẽ cây Ráy dại Colocasia macrorhiza Shott 12

Hình 1.8 Cấu trúc các hợp chất alkaloid phân lập từ các loài thuộc họ Ráy 18

Hình 1.9 Cấu trúc các hợp chất flavonoid phân lập từ các loài thuộc họ Ráy 22

Hình 1.10 Cấu trúc các hợp chất lignan phân lập từ các loài thuộc họ Ráy 28

Hình 1.11 Cấu trúc các hợp chất terpen phân lập từ các loài thuộc họ Ráy 31

Hình 1.12 Cấu trúc các hợp chất glycoside phân lập từ các loài thuộc họ Ráy 33

Hình 1.13 Cấu trúc các hợp chất cerebroside phân lập từ các loài thuộc họ Ráy 35

Hình 2.1 Sơ đồ t m tắt nghiên cứu 49

Hình 2.2 Sơ đồ nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan và chống oxy hóa trên mô hình

gây tổn thương gan bằng paracetamo 52

Hình 2.3 Dải nồng độ sử dụng để xây dựng đường chuẩn 54

Hình 2.4 Sơ đồ chung ngâm chiết các mẫu thực vật 59

Hình 3.1 Mẫu gan sử dụng cao chiết tổng cây Môn nước (A) và Bán hạ roi (B) 69

Hình 3.2 Hình ảnh vi thể gan của các nhóm chuột thí nghiệm sử dụng

cao chiết tổng cây Môn nước 72

Hình 3.3 Hình ảnh vi thể gan của các nhóm chuột thí nghiệm sử dụng cao

chiết tổng cây Bán hạ roi 73

Hình 3.4 Hình thái bên ngoài của lách chuột thí nghiệm 77

Hình 3.5 Các mô bệnh của lách trên chuột gây suy giảm miễn dịch bằng cyclophosphomide 79

Trang 13

Hình 3.6 Các mô bệnh của tuyến ức trên chuột gây suy giảm miễn dịch

Hình 3.9 Cấu trúc hóa học của hợp chất β-sitosterol 90

Hình 3.10 Cấu trúc hóa học của hợp chất chất stigmasterol 91

Hình 3.11 Cấu trúc hóa học của hợp chất vitexin 93

Hình 3.12 Cấu trúc hóa học của hợp chất luteolin 94

Hình 3.13 Cấu trúc hóa học của hợp chất apigenin 95

Hình 3.14 Cấu trúc hóa học của hợp chất isoorientin 97

Hình 3.15 Cấu trúc hóa học của hợp chất isovitexin 99

Hình 3.16 Cấu trúc hóa học của hợp chất tryptophan 99

Hình 3.17 Cấu trúc hóa học của hợp chất acid rosmarinic 100

Hình 3.18 Sơ đồ phân lập các chất từ cao chiết phân đoạn n-hexane

cây Bán hạ roi 102

Hình 3.19 Sơ đồ phân lập các chất từ cao chiết phân đoạn ethyl acetate

cây Bán hạ roi 104

Hình 3.20 Cấu trúc hóa học của hợp chất stigmast-4-en-3-one 109

Hình 3.21 Cấu trúc của hợp chất stigmasterol và β-sitosterol 109

Hình 3.22 Cấu trúc hóa học của hợp chất heptadecanoic hay acid margaric 110

Hình 3.23 Cấu trúc hóa học của hợp chất TF4 111

Hình 3.24 Tương tác HMBC chính của hợp chất TF4 111

Hình 3.25 Cấu trúc hóa học của hợp chất coniferin 112

Hình 3.26 Cấu trúc hóa học của hợp chất octacosan-1-ol 113

Hình 3.27 Cấu trúc hóa học của hợp chất daucosterol 113

Hình 3.28 Cấu trúc hóa học của hợp chất acid oleic 114

Hình 3.29 Cấu trúc hóa học của hợp chất isovitexin 114

Hình 3.30 Cấu trúc hóa học của TF10 115

Hình 3.31 Cấu trúc hóa học của TF11 116

Trang 14

MỞ ĐẦU

Những năm gần đây xu thế nghiên cứu phân lập, xác định cấu trúc và đánh giá hoạt tính sinh học của các hợp chất tự nhiên sử dụng làm thuốc ngày càng được các nhà khoa học quan tâm đặc biệt Trong đ , xu hướng quay trở lại sử dụng các sản phẩm thuốc có nguồn gốc thảo dược để phòng và điều trị bệnh trở nên thịnh hành không chỉ trên thế giới mà còn ở cả Việt Nam Gần đây xuất hiện nhiều dịch bệnh nguy hiểm và c khả năng lan rộng ở quy mô toàn cầu như HIV/AIDS, bệnh do virus Ebola, các biến chứng do nhiễm virus Zika và mới nhất là việc xuất hiện đại dịch SARS-Cov2 từ cuối năm 2019 Các bệnh mang tính xã hội như ung thư, tim mạch, đái tháo đường, vẫn đang c chiều hướng tăng cao Việc tìm ra phương pháp hiệu quả để điều trị các bệnh này còn gặp phải kh khăn và đặt ra nhiều thách thức lớn cho các nhà khoa học Trước thực trạng đ , một trong những cách hữu hiệu để tìm ra các chất c hoạt tính tiềm năng c thể phát triển thành thuốc chữa bệnh cho người, vật nuôi và cây trồng là đi từ các hợp chất tự nhiên Các hợp chất tự nhiên c thể được sử dụng trực tiếp để làm thuốc, hoặc gián tiếp cho việc nghiên cứu tổng hợp các loại thuốc mới C hai hướng chính trong việc tìm kiếm các hoạt chất c hoạt tính sinh học đ là từ con đường sàng lọc tự nhiên và từ kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của người dân địa phương Tri thức bản địa đ ng vai trò quan trọng trong tìm kiếm thuốc mới với việc giảm thiểu các chi phí sàng lọc ban đầu và các tác dụng đã được định hướng bởi quá trình nghiên cứu là chứng minh kinh nghiệm sử dụng của người dân

Đến nay, nhiều hợp chất tự nhiên hoặc các sản phẩm được tổng hợp, bán tổng hợp từ các hợp chất tự nhiên đã được sử dụng một cách hiệu quả trong điều trị, phòng ngừa bệnh ung thư và nhiều bệnh khác giúp điều trị và nâng cao sức khỏe cộng đồng Nhiều loại thuốc chữa trị ung thư sử dụng các hoạt chất được phân lập trong tự nhiên như nh m các hợp chất vinca alkaloid vinblastine, vincristine từ cây

Dừa cạn (Catharanthus roseus), paclitaxel (Taxol®) một diterpenoid được phân lập

từ loài Thông đỏ Taxus brevifolia, podophyllotoxin được tinh sạch từ cây Táo ma

(Podophyllum peltatum), Camptothecin hợp chất điều trị ung thư c trong rễ và vỏ

Trang 15

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gi mùa nên c hệ thực vật đa dạng và phong phú Theo ước tính, Việt Nam c khoảng gần 13000 loài thực vật bậc cao trong đ c hơn 4000 loài được sử dụng làm thuốc [14] Các cây thuốc được sử dụng dưới hình thức độc vị hay phối hợp với nhau tạo nên các bài thuốc c giá trị Ngoài ra, rất nhiều cây thuốc đã được chứng minh về giá trị chữa bệnh của chúng Họ Ráy hay họ Môn, c tên khoa học Araceae là họ thực vật một lá mầm Họ Ráy trên thế giới c 106 chi và 4025 loài, trong đ c khoảng 35% số loài được sử dụng làm thuốc Tại Việt Nam họ Ráy c khoảng 30 chi, 150 loài [12] Nhiều nghiên cứu công bố cho thấy tác dụng chữa bệnh của các loài thuộc họ Ráy dựa trên hoạt tính chống ung thư, kháng vi sinh vật và chống oxi h a [54, 72, 74, 112, 118] Thành phần h a học của các cây trong họ Ráy c chứa các hợp chất tự nhiên như flavonoid, alkaloid, glycoside, lignan, triterpenoid…trong số đ có nhiều chất có hoạt tính sinh học cao như gây độc tế bào, chống khối u, kháng khuẩn và chống oxi h a [49, 59, 71, 85] Các hợp chất ligraminol

D, surinamensinols A và surinamensinols B phân lập từ loài Acorus gramineus c khả

năng ức chế sản sinh NO trên tế bào BV2 với giá trị IC50 tương ứng là 18,41, 17,91 và

8,17 mM/ml [91] Nghiên cứu dịch chiết sử dụng dung môi ethanol từ củ của T

giganteum Engl cho thấy kết quả hoạt động chống oxy h a quét gốc tự do DPPH của

dịch chiết cao hơn vitamin C là 13,77% [142] Nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan của

dịch chiết lá sử dụng dung môi ethanol cây Colocasia antiquorum được đánh giá ở

chuột bị nhiễm độc gan bởi paracetamol và CCl4 Kết quả cho thấy với liều 500 mg/kg

c tác dụng bảo vệ gan tương tự như silymarin liều 50 mg/kg [153]

Nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan của dịch chiết nước lá cây Colocasia esculenta

(CCLE) trên chuột gây tổn thương gan bằng thioacetamide với các mức liều 250 và 500 mg/kg, CCLE cũng làm giảm đáng kể hàm lượng ALT và AST (p <0,05) Phân tích mô bệnh học gan cho thấy tác dụng của dịch chiết CCLE tương đương với thuốc bảo vệ gan silymarin liều 50 mg/kg [42] Đặc biệt các hợp chất surinamensinols A và

B phân lập từ Acorus gramineus thể hiện độc tính tế bào mạnh đối với dòng tế

bào ung thư phổi A549 với IC50 giá trị lần lượt là 4,17 và 5,41 µg/mL [91] Mặc dù đã c một số công trình nghiên cứu về các loài thực vật họ Ráy trong và ngoài nước Tuy nhiên, các nghiên cứu này vẫn chưa đầy đủ và thiếu các nghiên cứu chuyên sâu

Trang 16

về thành phần hoá học, hoạt tính sinh học Với mong muốn tìm kiếm các hoạt chất ứng dụng trong Y-Dược từ nguồn dược liệu Việt Nam, đặc biệt từ các cây họ Ráy

chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học

của một số loài thực vật thuộc họ Ráy (Araceae) ở Việt Nam”

1 Mục tiêu nghiên cứu

- Phân lập và xác định cấu trúc hóa học các chất trong cao chiết từ một số loài thuộc họ Ráy

- Đánh giá hoạt tính sinh học, độc tính cấp, hoạt tính bảo vệ gan và tăng cường miễn dịch của cao chiết/hợp chất phân lập được từ một số loài thuộc họ Ráy

2 Nội dung nghiên cứu

- Thu thập, định danh và sàng lọc các mẫu thực vật thuộc họ Ráy có hoạt tính chống oxi h a, gây độc tế bào và kháng vi sinh vật kiểm định vật làm cơ sở cho lựa chọn mẫu cho nghiên cứu thành phần hoá học và đánh giá hoạt tính sinh học

- Đánh giá độc tính cấp, hoạt tính bảo vệ gan trong thử nghiệm in- vivo và tác

dụng tăng cường miễn dịch cao chiết methanol của các mẫu cây được lựa chọn

- Phân lập, xác định cấu trúc và đánh giá hoạt tính sinh học của các hợp chất phân lập được từ các cao chiết thực vật

3 Nh ng ng g p mới của luận án

Đây là công trình nghiên cứu c hệ thống về thành phần hóa học và hoạt tính

sinh học của loài Môn nước Colocasia esculenta (L.) Schott và loài Bán hạ roi

Typhonium flagelliforme (Lodd) Blume thuộc họ Ráy (Araceae) thu thập ở Việt Nam

3.1 Về thành phần hóa học

Đã chiết xuất, phân lập, xác định cấu trúc hóa học 20 hợp chất từ hai loài Môn nước và Bán hạ roi ở Việt Nam, trong đ :

- 01 Hợp chất stigmast-4-en-3-one lần đầu tiên được phân lập từ Bán hạ roi

- 19 hợp chất được phân lập bao gồm: 05 hợp chất sterol: β-sitosterol, stigmasterol, stigmast-4-en-3-one, hỗn hợp β-sitosterol và stigmassterol (tỷ lệ 1:1) và

daucosterol; 06 hợp chất flavonoid: vitexin, luteolin, apigenin, isoorientin, isovitexin;

01 acid hữu cơ: acid rosmarinic; 01 hợp chất diterpene: (E)-phytol; 01 hợp chất

lignan: coniferin; 02 acid béo: heptadecanoic và acid oleic; 02 hợp chất alkaloid: adenine và adenosine; 01 acid amin: tryptophan và 01 alcol: octacosan-1-ol

Trang 17

3.2 Về tác dụng sinh học

- Lần đầu tiên đánh giá độc tính cấp bằng đường uống cao chiết methanol Môn nước và Bán hạ roi Cao chiết methanol Môn nước và Bán hạ roi theo đường uống ít c độc tính và c độ an toàn phổ rộng

- Đã chứng minh cao chiết methanol Môn nước và Bán hạ roi đều c tác dụng chống oxy h a và bảo vệ gan với liều từ 1-2 g/kg thể trọng chuột trên mô hình chuột gây tổn thương gan bằng paracetamol

- Đã chứng minh cao chiết methanol Môn nước và Bán hạ roi đều c tác dụng tăng cường miễn dịch với liều lượng từ 50-100 mg/kg thể trọng chuột trên mô hình chuột gây suy giảm miễn dịch bằng cyclophosphamide

- Lần đầu tiên nghiên cứu về hoạt tính gây độc tế bào, hoạt tính chống oxy h a và hoạt tính kháng vi sinh vật của các chất phân lập từ Môn nước và Bán hạ roi

Trong đ , các hợp chất (E)-phytol (TF4), luteolin (CE4), vitexin (CE3), isoorientin

(CE6), apigenin (CE5) và isovitexin (CE7 và TF10) cao hơn chất đối chứng dương ascorbic acid (Vitamin C) tương ứng là 2,6; 2,5; 2,0; 1,9; 1,7 lần với các giá trị EC50tương ứng lần lượt: 7,11; 7,51; 8,85; 9,50; 10,75; 11,41 μg/mL so với ascorbic acid là 18,47 μg/mL

12 hợp chất (CE1- CE7, TF4-TF9) thể hiện hoạt tính gây độc tế bào với các

dòng tế bào thử nghiệm Trong đ hợp chất TF4 ((E)-phytol) thể hiện hoạt tính gây

độc tế bào MCF7 mạnh với giá trị IC50 là 10,31 µg/mL, hợp chất luteolin (CE4) thể hiện hoạt tính gây độc tế bào HepG2 mạnh nhất với giá trị IC50 là 9,98 µg/mL

Các hợp chất β-sitosterol (CE1), stigmasterol (CE2), luteolin (CE4) và acid oleic (TF8) thể hiện hoạt tính kháng mạnh các chủng B subtilis, S aureus và E coli

với các giá trị IC50 tương ứng từ 10,12 đến 13,61 μg/mL

4 Ý nghĩa khoa học của luận án

Luận án đ ng g p những dữ liệu khoa học mới về thành phần hóa học và hoạt

tính sinh học của 2 loài Môn nước Colocasia esculenta (L.) Schott và Bán hạ roi

Typhonium flagelliforme (Lodd) Blume thuộc họ Ráy (Araceae) thu thập ở Việt Nam

nhằm góp phần tạo cơ sở khoa học cho việc khai thác sử dụng hợp lý và hiệu quả hai loài này

Trang 18

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Giới thiệu sơ lược về họ Ráy (Araceae)

Họ Ráy (Araceae) là một họ tương đối lớn c khoảng 106 chi và 4025 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới (đặc trưng cho rừng ẩm) và cận nhiệt đới Ở Việt Nam họ Ráy c trên 30 chi với khoảng 150 loài, chủ yếu là những loài cây ưa b ng ở tầng thấp trong rừng hoặc bì sinh trên cây khác [12]

Về đặc điểm thực vật chung: cây mọc trên đất, c thân rễ hay thân leo, bò trên vách đá, trên thân các cây gỗ khác Lá mọc từ gốc của thân rễ (ráy) hay mọc cách trên thân leo (ráy leo) Lá to, gồm bẹ, cuống và phiến; phiến lá nguyên hay chia thùy

Hoa rất nhỏ, tập hợp thành cụm hoa bông mo đơn, trục nạc Hoa cái ở dưới, hoa đực ở trên, cách nhau bởi một đoạn không c hoa, và tận cùng là một đoạn trục khác thường c màu trắng hoặc màu vàng Phía ngoài cụm hoa c 1 mo (lá bắc) lớn bao bọc, lúc còn non cuộn lại, màu sặc sỡ c tác dụng thu hút sâu bọ

Hoa lưỡng tính hoặc đơn tính Ở hoa lưỡng tính thường c bao hoa đầy đủ, còn hoa đơn tính phần lớn là hoa trần Nhị 6-4, đôi khi còn 1, không c chỉ nhị Nhụy gồm 3 lá noãn hợp (c khi còn 1), bầu trên, 3 ô mỗi ô chứa 1 noãn Quả mọng hay quả đ ng, chứa 1 đến nhiều hạt giàu nội nhũ [12] Vị trí họ Ráy được t m tắt như sau

Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta)

Lớp Hành (Liliopsida)

Phân lớp Ráy (Aridae)

Bộ Ráy (Arales) Họ Ráy (Araceae) Ở Việt Nam các cây thuộc họ Ráy dùng làm thuốc thường gặp 15 loài chủ yếu

thuộc hai chi Bán hạ Typhonium và chi Khoai sọ Colocasia Trong đ các loài Bán hạ

roi, Bán hạ rễ, Bán hạ ba thùy, Môn nước, Ráy dại, Dọc mùng, Ráy ngót, Thiên niên kiện, đều là những vị thuốc quý với các tác dụng như kháng khuẩn, tăng cường miễn dịch, hoạt huyết tiêu viêm, trị viêm gan Đặc biệt củ của cây Bán hạ roi được sử dụng để diều trị nhiều loại ung thư như: ung thư vú, phổi, trực tràng, gan, tuyến tiền

liệt, tuyến tụy [2, 3, 14]

Trang 19

1.2 Sơ lược về chi Bán hạ Typhonium 1.2.1 Đặc iểm hình thái của chi Bán hạ Typhonium

Các loài thuộc chi Typhonium ở dạng thân thảo, thường xanh hay rụng lá, thân

thường hình trụ (hình 1.1) Rễ ít thường mảnh, lá thường c vài chiếc cùng tồn tại, hiếm khi c một lá, cuống lá dài từ vài cm đến 40 cm thường mảnh c bẹ ngắn, phiến lá nguyên, hình tam giác tới hình trứng, gân lá hình lông chim Bông mo thường đơn độc và xuất hiện cùng với lá Cuống bông mo thường ngắn, bao bởi lá vảy hoặc không, thường c màu sắc sặc sỡ, sớm dụng Hoa đơn tính, trần; bầu hình trứng hoặc hình bầu dục, núm nhụy hình đĩa, vòi nhụy không c hoặc c 1 ô hoặc 1-3 ô noãn; noãn thẳng, đính gốc; nhị hợp thành nh m 2-3, các nhị thường rời, bao phấn hình trứng tới bầu dục, mở lỗ ở đỉnh hoặc khe bên Quả mọng hình trứng, c 1-2 hạt [6]

A, G: Toàn cây B, K, L: Bông mo và phần phụ

C, M: Nhị hoa , E: ộ nhụ F: Noãn H, I: Lá

Hình 1.1 Ảnh minh họa đặc điểm hình thái chi Typhonium

1.2.2 Một số loài thuộc chi Typhonium ở Việt Nam

Theo Nguyễn Văn Dư, Vũ Xuân Phương chi Typhonium ở Việt Nam c khoảng 13 loài [6] Các loài và sự phân bố các loài thuộc chi Typhonium được trình bày ở bảng 1.1

Trang 20

Bảng 1.1 Các loài thuộc chi Typhonium ở Việt Nam [6]

1 Typhonium horsfieldii

(Miq.)

Bán hạ lá bàn đạp

Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan; Indonesia

2 Typhonium bachmaense

Nguyen, V D & Hett

Bán hạ bạch

3 Typhonium lineare Hett &

(Lodd.) Blume Bán hạ roi Việt Nam, Ấn Độ, Australia,

Campuchia, Malaysia, Lào

Nicolson et Sivadasan Bán hạ rễ Việt Nam, Trung Quốc,

Đông và Đông Nam Á

Schott Bán hạ ba thùy Việt Nam, Nêpan, Trung

Quốc, Malaysia và Xri Lanca Trong 13 loài thuộc chi Bán hạ tại Việt Nam thì các loài Bán hạ roi và Bán hạ ba thùy là những dược liệu phổ biến được sử dụng làm thuốc trong dân gian Theo Y học cổ truyền cây Bán hạ ba thùy c tác dụng chữa ho do viêm phế quản mạn tính, ho

c nhiều đờm, chống nôn Ứng dụng trong lâm sàng dùng để điều trị ung thư cổ tử

cung, trị ho trong chứng cảm phong hàn, trị chứng rối loạn tiêu h a Loài Bán hạ roi

có tác dụng chữa ho, nhức đầu, đau dạ dày mạn tính, trị viêm khí quản Một số loài

chi Bán hạ được ứng dụng trong lâm sàng dùng để điều trị một số loại ung thư [2]

1.2.3 Đặc iểm hình thái cây Bán hạ roi (T flagelliforme (Lodd) Blume)

Cây bán hạ roi ở dạng thân thảo sống lâu năm cao 20-40 cm, củ c hình cầu, hình bầu dục, hình n n hoặc trứng ngược, đường kính 1-2 cm Lá hình mác có 3-4 lá,

Trang 21

chiều dài cuống lá 15-30 cm, mo cau c ống màu xanh lá cây, hình bầu dục hoặc hình chữ nhật chiều dài 8-25 cm, chiều rộng của phần dưới mo 5-8 mm Quả hình bầu dục, màu xanh lá cây Hoa từ tháng 4 đến tháng 5 (hình 1.2) [12]

Hình 1.2 Ảnh chụp mẫu và ảnh vẽ cây Bán hạ roi

Typhonium flagelliforme (Lodd) Blume.

1.2.4 Đặc iểm hình thái cây Bán hạ ba thùy T trilobatum (L.) Schott

Cây dạng thân thảo cao 30-50 cm, c thân củ gần hình cầu, đường kính đến 4 cm Lá hình mũi mác chia làm ba thuỳ hình trái xoan; cuống lá dài 25-30 cm, phình thành bẹ Cụm hoa là một bông mo, mo c phần ống thuôn dài 2,5 cm, và phần phiến hình trái xoan thuôn nhọn, mặt ngoài màu lục, mặt trong màu đỏ bầm, rộng 5-6 cm (hình 1.3) Trục hoa màu hồng, mang nhiều hoa nhỏ, kéo dài thành một phần hình dùi, phần không sinh sản dài có màu đỏ Quả mọng hình trứng, cây ra hoa đầu mùa hè [12]

Hình 1.3 Ảnh chụp mẫu và ảnh vẽ cây Bán hạ ba thùy

Typhonium trilobatum (L.) Schott

Trang 22

1.3 Sơ lược về chi Khoai sọ Colocasia 1.3.1 Đặc iểm hình thái của chi Colocasia

Các loài thuộc chi Colocasia ở dạng thân thảo cao từ 50 đến 60 cm, thường

xanh hay rụng lá Thân rễ chính dài từ 20 đến 40 cm, rộng từ 3 đến 5 cm Lá hình khiên, 5-6(7) lá cùng tồn tại; cuống lá dài từ 50 đến 60 cm, c lông mịn bao phủ, phiến lá hình trứng dài tới 40 cm, rộng từ 30 đến 35 cm; mặt trên lá xanh lục đậm, mặt dưới nhạt hơn; gân bên hình lông chim, 7-9 cặp Bông mo có 3-4 cái ở nách lá; cuống bông mo hình trụ bao bởi lá vảy dài gần bằng cuống; mo dài tới 20 hoặc 24 cm; phần hoa đực hình trụ, dài 4 cm, nâu đậm; phần phụ hình dùi, dài khoảng 6 cm, gốc hơi thắt lại, đỉnh thuôn nhọn, màu nâu nhạt (hình 1.4) [6]

A, B, N, E: Toàn cây C: Lá

: Củ F, P: Bông mo L, M, Q: ộ nhụ H, J, K: ao phấn của hoa G: Cụm hoa

Hình 1.4 Hình minh họa đặc điểm hình thái chi Colocasia

1.3.2 Một số loài thuộc chi Colocasia ở Việt Nam

Theo Nguyễn Văn Dư chi Colocasia ở Việt Nam c khoảng 5 loài [7] Sự phân bố các loài thuộc chi Colocasia được trình bày trên bảng 1.2

Trang 23

Bảng 1.2 Các loài thuộc chi Colocasia ở Việt Nam [7]

1 Colocasia lihengiae C L Long

& K M Liu Khoai sọ lí Việt Nam, Trung Quốc

và Lào

2 Colocasia esculenta (L.) Schott Môn nước

Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia, các nước nhiệt đới khác ở châu Á, châu Đại Dương và châu Phi

3 Colocasia gigantea (Blum) Hook

Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaysia

4 Colocasia menglaensis J T Yin,

5 Colocasia macrorhiza Shott Ráy dại

Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia

Nhìn chung các loài thuộc chi khoai sọ đều được sử dụng để làm thuốc Tuy nhiên các loài Môn nước, Dọc mùng và Ráy dại được dùng phổ biến hơn vì đây là các loài dược liệu c nhiều tác dụng chữa bệnh Theo Y học cổ truyền dịch ép của cây Môn nước c tác dụng cầm máu, tiêu thũng độc, trị tiêu chảy; được sử dụng trong lâm sàng dùng để điều tăng cường sức đề kháng, cải thiện tiêu h a và phòng ngừa ung thư Theo Đông y, Dọc mùng c vị nhạt, tính mát và hơi c độc, thường được dùng để thanh nhiệt giải khát, tiêu h a chất béo và cholesterol trong cơ thể; được sử dụng trong lâm sàng để chữa bệnh sởi, chữa cảm sốt, đau họng, hỗ trợ chữa bệnh béo phì, giảm huyết áp Củ Ráy dại là vị thuốc c tính hàn, cay, vị nhạt với tác dụng giúp thanh nhiệt cơ thể, dùng để điều trị ghẻ lở, mụn nhọt, tay chân sưng phù và đặc biệt hiệu quả với bệnh Gút Ngoài ra các loài này còn được sử dụng để làm thức ăn cho người và gia súc [2, 3]

1.3.3 Đặc iểm hình thái cây Môn nước Colocasia esculenta (L.) Schott

Địa thực vật dạng cây thảo mọc hoang và được trồng, c củ ở gốc thân hình khối tròn Lá c cuống đứng cao đến 0,8 m; phiến dạng tim không thấm nước dài 75 cm, rộng 65 cm, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống, gân hình lọng nổi rõ Mo vàng c phần ống xanh, đầu nhọn Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái c bầu nhiều noãn Phì quả mọng vàng khi chín to 3-4 mm (hình 1.5) [12]

Trang 24

Hình 1.5 Ảnh chụp mẫu và ảnh vẽ cây Môn nước

Colocasia esculenta (L.) Schott

1.3.4 Đặc iểm hình thái cây Dọc mùng Colocasia gigantea (Blum) Hook f

Dạng cây thân thảo đa niên c thân ngầm phát triển thành củ Bẹ lá mọc từ thân ngầm vươn lên phía trên mặt đất và mỗi lá mang một phiến lá rộng Chiều cao của cây chủ yếu là bẹ lá cao từ 1 đến 1,2 m Phần thân ngầm phát triển thành bụi, mỗi bụi c từ 1 đến nhiều củ Lá đơn rộng, mọc so le, phiến lá hình mũi tên, gốc lá lõm, dài 30 cm, giữa c gân lá chạy dài dọc lá Bẹ lá dày, xốp và mọng nước, họp thành thân giả hoặc rời, phát triển từ thân ngầm ở dưới mặt đất Hoa mọc thành chùm vào cuối giai đoạn sinh trưởng của cây (hình 1.6) Cụm hoa thơm, c mo dạng ống bao bọc Bông mo ngắn hơn mo, mang từ đỉnh xuống gốc: các hoa đực, các hoa trung tính và các hoa cái Quả bầu 1 ô, hình trứng, thường chỉ chứa một hạt Cây sinh sản vô tính bằng chồi non phát triển từ củ (hình 1.6) [12]

Hình 1.6 Ảnh chụp mẫu và ảnh vẽ cây Dọc mùng

Colocasia gigantea (Blum) Hook F

Trang 25

1.3.5 Đặc iểm th c vật cây Ráy dại Colocasia macrorhiza Shott

Dạng cây thân thảo đa niên, cao trung bình từ 0,3 đến1,4 m (c thể 5m), phần dưới sát gốc bò lên trên mặt đất, phần trên đứng, dưới gốc c thân rễ hình cầu dần phát triển thành củ, dài, to và nhiều đốt ngắn, trên những đốt c vẩy màu nâu, lá to, hình tim dài từ 10 đến 50 cm, rộng từ 8 đến 45 cm, màu xanh lục hoặc màu vàng nhạt, cuống dài từ 15 đến 120 cm, c củ tuổi trung bình từ 4 đến 5 hoặc c thể lâu tới 10 năm (hình 1.7) Bông mo mang hoa cái ở phía gốc, hoa đực ở phía trên và tận cùng bằng một đoạn bất thụ Phần cuốn của mo tồn tại xung quanh các quả mọng, hình trứng màu đỏ, mùa hoa, quả tháng 1-5 [12]

Hình 1.7 Ảnh chụp mẫu và ảnh vẽ cây Ráy dại Colocasia macrorhiza Shott [63]

1.4 Các nghiên cứu về h a học th c vật họ Ráy 1.4.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Hiện nay chưa c nhiều nghiên cứu về thành phần hoá học các loài trong họ Ráy, các kết quả nghiên cứu còn khá khiêm tốn cả về số lượng và chất lượng Từ cây

ráy gai Lasia spinosa L., Nguyễn Minh Đương và cộng sự đã phân lập và xác định cấu

trúc 3 hợp chất: 3-O-[β-D-glucopyranosyl]-stigmasta-5,25(27)-dien (1), vitexin

(2) và vitexin-2″-O-β-D-glucopyranosid (3) [10] Từ cây Ráy (Alocasia

macrorrhiza (L.) Schott, Nguyễn Tiến Quyết đã phân lập được 9 hợp chất gồm:

stigmast-5,22-dien-24R-3β-ol (1), β-sitosterol (2), acid palmitic (3), acid succinic (4), nitrat kali (5), 1-O-β-D-glucopyranosyl-β-sitosterol (6), 1-O-β-D-glucopyranosyl- stigmast-5,22- dien-3β-ol (7), alocerebroside A (8), alocerebroside C (9) [17] Từ cây

Ráy (Alocasia odora (Roxb.) Koch), Lê Việt Dũng đã phân lập được 7 hợp chất:

2-dehydrocarbonylflazin (1), isoschaftoside (2), 3-O-β-D-glucopyranosyl-β-sitosterol (3),

(+)-lyoniresinol- 3α-O-β-D-glucopyranoside (4),

Trang 26

(+)-6,6'-dimethoxy-1-O-(β-D-glucopyranosyl)-secoisolariciresinol (5), (+)-8,8'-dimethoxy-1-O-(β-D-glucopyranosyl) - secoisolariciresinol (6) và (+)-syringaresinol (7) [5]

1.4.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Đến nay c khoảng 30 loài trong họ Ráy đƣợc đề cập trong các nghiên cứu về h a thực vật Các nghiên cứu cho thấy thành phần h a học của họ Ráy gồm alkaloid, flavonoid, tecpenoid, lignan, cerebroside hoặc glycoside [49] Dựa vào đặc điểm cấu trúc, các hợp chất phân lập từ các loài thuộc họ Ráy đƣợc thống kê theo các nh m chất gồm: alkaloid, flavonoid, lignan, terpen, glycoside, cerebroside

1.4.2.1 Các hợp chất alkaloid

Các nghiên cứu về thành phần h a học các loài trong họ Ráy cho thấy, hầu hết

các loài đều chứa các hợp chất alkaloid và trên 90 hợp chất alkaloid đã đƣợc phân

lập Tên và cấu trúc của những hợp chất này c trong bảng 1.3 và hình 1.8

Bảng 1.3 Các hợp chất alkaloid đƣợc phân lập từ các loài thuộc họ Ráy

1 L-Ephedrine

Pinellia ternata [79] 2 Choline

3 Guanosine 4 Thymidine 5 Inosine 6 Cytidine 7 Adenosine 8 Uridine 9 Pedatisectine A 10 Pedatisectine B 11 Pedatisectine C 12 Pedatisectine D 13 Pedatisectine E 14 Pedatisectine F 15 Pedatisectine G 16 3-Acetamino-2-piperidone 17 Hypoxanthine

18 Trigonelline 19 Uracil 20 5-Methyl uracil 21 Methyl-3-hydroxy pyridine 22 2-β-Carboline

23 1-Acetyl-β-carboline 24 L-Prolyl-L-alanine anhydride

Trang 27

25 Nicotinamide

Pinellia ternate [79] 26 L-Phenylalany-L-seryl anhydride

27 L-Tyrosyl-L-alanine anhydride 28 L-Prolyl-L-valine anhydride 29 L-Valyl-L-valine anhydride 30 3-Isopropyl-6-tert-butyl 2,5-

diketopiperazine 31 L-Valyl-L-alanine anhydride 32 L-Prolyl-L-proline anhydride 33 L-Valyl-L-leucine anhydride 34 L-Phenylalanyl-L-alanine anhydride 35 L-Glycyl-L-proline anhydride

Pinellia pedatisect [79] 36 L-Tyrosyl-L-leucine anhydride

37 L-Tyrosyl-L-valine anhydride 38 L-Alanyl-L-leucine anhydride 39 L-Alanyl-L-isoleucine anhydride 40 Neoechinulin A

41 Scinamine A4-O-β-D-glucopyranoside

Scindapsus officinalis

[165] 42 Scinamine B 4-O-β-D-glucopyranoside

43 Scinamide A 44 Scinamide C 45 Scinamine D 46 Scinamine B 47 Salsoline A 48 Al-ternamide B 49 Perlolyrine 50 Quinolin-4(1H)-one 51 (2S,3R,6R)-2- methyl-6-(1-phenylnonan-

4-one-9-yl) piperidin-3-ol

Alocasia macrorrhiza

[73] 52 (2S,3R,6R)-2-methyl-6- (1-phenylnonan-

5-one-9-yl)piperidine -3-ol 53 (2S,3R,6R)-2- methyl- 6-(9-

phenylnonyl)piperidin-3-ol 54 (2S,3S,6S)-2-methyl-6-(9-phenylnonyl)

piperidin-3-ol 55 (2R,3R,4S,6S)-2-methyl-6-(9-

phenylnonyl) piperidine- 3,4-diol 56 (2R,3R,4R,6R)-2-methyl-6-(9-

phenylnonyl) piperidine-3,4-diol 57 Hyrtiosin B

58 Hyrtiosulawesine

Trang 28

59 Alocasin A 60 Alocasin B 61 Alocasin C 62 Alocasin D 63 Alocasin E 64 (S)-3,4,5-trihydroxy-1H-pyrrol-2(5H)-

one

Arum palaestinum [55] 65 caffeic

66

2-Pyrazolin-5-one,3,4,4-Trimethyl-5-pyrazolone 67 Methyl 5-Hydroxy-1-(4-Methylbenzoyl)-

5Phenyl 68 4,5-Dihydro-1H-Pyrazole-3-Carboxylate 69 5,6-methylenedioxy-Isoquinoline

70 5-Oxo-pyrrolidine-2-carboxylic acid methyl ester

71 2- Methoxy-5-methylphenol 72 3-(1-Methyl-2-pyrrolidinyl)-2-

pyridinylamine 73 4-Methoxypyrrolo[2,3-d] pyrimidine 74 2-Methyl-5H-pyrrolo[3,4-b]pyridine-

5,7(6H)-dion 75 6-Ethoxy-9H-purine

Epipremnum aureum [105]

76 N-Phenylaniline 77 Viridiflorol 78 Spiro[2,3-Dihydro-1-Methylindol-2-one-

3,3’-[2-(4-Methoxyphenyl)]Pyrrolidine] 79 3,4Dichloro[1,6]Naphthyridine

80 heptanone

6-(Dimethylnitroryl)-4,4-diphenyl-3-81 Nicotine 82 Nornicotine 83 Anabasine 84 Catharanthine 85 Salinorin A 86 Salinorin B 87 pheophorbide-a

Typhonium flagelliforme [46]

88 pheophorbide-b 89 pyropheophorbide-a 90 pyropheophorbide-b

Trang 31

Hình 1.8 Cấu trúc các hợp chất alkaloid phân lập từ các loài thuộc họ Ráy

1.4.2.2 Các hợp chất flavonoid

Các nghiên cứu về thành phần h a học cho thấy trên 50 hợp chất flavonoid đã

đƣợc phân lập từ các loài thuộc họ Ráy Tên và cấu trúc của những hợp chất thuộc nhóm này trình bày ở bảng 1.4 và hình 1.9

Trang 32

Bảng 1.4 Các hợp chất flavonoid đƣợc phân lập từ các loài thuộc họ Ráy

91

Colocasia esculenta Amorphophallus titanum

[60] [95] [76]

92

Arum palaestinum Colocasia esculenta Amorphophallus titanum

[22] [60] [95] [76]

93

Arum palaestinum Colocasia esculenta

Amorphophallus titanum

[22] [60] [95]

[76]

Amorphophallus titanum

[95] [76]

95

Amorphophallus titanium Pothos chinensis

[95] [76] [111]

96

Amorphophallus titanium Pothos chinensis

[95] [76] [111]

97

Amorphophallus titanium Pothos chinensis

[95] [76] [111]

Arum hygrophilum

[76] [131]

Acorus calamus

[76] [131]

Trang 33

116 Pelargonidin 3-glucoside 117 Peonidin 3-glucoside 118 Quercetin

123

6C-β-D-Galactopyranosyl-8C-β-D-xylopyraose-5,7,4′-three hydroxyl flavone

124 6C-β-Galactose-8C-β-arabinose-5,7,4′-three hydroxyl flavone

125 6C-β-Arabinose-8C-β-galactose-5,7,4′-three hydroxyl flavone

136 Vitexin 2”-O-xyloside

137 Kaempferol 3-O-gentiobioside 138 Quercetin 3-O-gentiobioside 139 Isorhamnetin 3-O-gentiobioside 140 Scoparin 2”-O-xyloside

Trang 35

Hình 1.9 Cấu trúc các hợp chất flavonoid phân lập từ các loài thuộc họ Ráy

Trang 36

1.4.2.3 Các hợp chất lignan

Các nghiên cứu về thành phần h a học đến nay cho thấy c 80 hợp chất lignan

đã đƣợc phân lập từ các loài thuộc họ Ráy Tên gọi và cấu trúc của những hợp chất nhóm ligan có trong bảng 1.5 và hình 1.10

Bảng 1.5 Các hợp chất lignan đƣợc phân lập từ các loài thuộc họ Ráy

141 Officinalisides A

Scindapsus officinalis

[165] 142 Officinalisides B

143 Officinalisides C 144 Officinalisides D 145 Officinalisides E 146 7-O-α-l-rhamnosyl-nereugenin

147 Undulatoside A 148 Drynachromoside A 149 Drynachromoside B 150 Dihydroxy-2-methyl chromone 151 5,7-dihydroxy-2-hydroxymethyl chromone 152 Cyclolignanyingoside A

Pinellia ternate

[79] 153 Isolariciresinol

154 Isolariciresinol-9-O-β-D-glucopyranoside

155 Med ioresinol 156 Pinoresinol40 -O-β-D-glucopyranoside

157 Dehydrodiconiferyl

alcohol-9-O-β-D-glucopyranoside 158 Dehydrodiconiferyl alcohol-90 -O-β-D-

glucopyranoside 159 Colocasinol A

Colocasia antiquorum

[90] 160 Cis-grossamide K

161 Isoamericanol 162 Americanol 163 2-hydroxy-3,20 -dimethoxy-40 -(2,3- epoxy-1-

hydroxypropyl)-5-(3-hydroxy-1-propenyl)biphenyl 164 (‒)-pinoresinol

165 (+)-yangambin 166 (‒)-syringaresinol

Trang 37

167 Ligraminol A

Acorus gramineus

Acorus gramineus

[91]

[91] 168 Ligraminol B

169 Ligraminol C 170 Ligraminol D 171 Ligraminol E 172 Ganschisandrin 173 Veraguensin 174 5-methoxygalbelgin 175 (7S,8S)- 4,7,9,9’ -tetrahydroxy-3,30 -dimethoxy-8-

O-4’ -neolignan 176 (7R,7R)-4,7,9,90 -tetrahydroxy-3,30 -dimethoxy-8-

O-40 -neolignan 177 (7R,8R)-polysphorin (11), (-)-(7R,8R)-virolin

178 (-)-(7R,8R)-virolin

179

7-methoxy-2,3-hydroxyphenethyl)acrylamide

dihydrobenzofuran-5-yl)-N-(4-Alocasia macrorrhiza

[72] 180 (±)-(E)-3-(2-(4-hydroxy-3,5-dimethoxyphenyl)-3-

dihydrobenzofuran-5-yl)-N-(4-hydroxyphenethyl)acrylamide 181 (±)-(Z)-3-(2-(3-hydroxy-5-methoxyphenyl)-3-

7-methoxy-2,3-hydroxyphenethyl)acrylamide 182 (±)-(Z)-3-(2-(4-hydroxy-3,5-dimethoxyphenyl)-3-

dihydrobenzofuran-5-yl)-N-(4-dihydrobenzofuran-5-yl)-N-(4-hydroxyphenethyl)acrylamide 183 (±)-4-(Ethoxy(4-hydroxy-

(hydroxymethyl)-7-methoxy-2,3-methoxyphenyl)-N-(4-

3methoxyphenyl)methyl)-2-(4-hydroxy-3-hydroxyphenethyl)tetrahydrofuran-3- carboxamide 184 Lyoniresinol

185 5,5ʹ-Dimethoxysecoiso-lariciresinol 186 2-(4 - Hydroxy-3,5-dimethoxybenzyl)-3-(4–

hydroxyl-3-methoxybenzyl)-1,2-butanediol

Trang 38

187

(7ʹS,8S,8R)-4,4ʹ-Dihydroxy-3,3ʹ,5,5ʹ-tetramethoxy-7ʹ,9-eproxylignan-9ʹ-ol-7-one

Lasia spinosa [53] 188 5,5ʹ-Dimethoxy-lariciresinol

189 Secoisolariciresinol 190 5ʹ- Methyoxlariciresinol 191 Dihydrodehydrodiconifery Alcohol 192 Syringaresinol

193 Acorusin A

Acorus tatarinowii

Acorus tatarinowii

[115]

[115]194 Acorusin B

195 Acorusin C 196 Acorusin D 197 Acorusin E 198 (±)-Acortatarinowin G 199 (±)-Acortatarinowin H 200 (±)-Acortatarinowin I 201 Acortatarinowin J 202 Acortatarinowin K 203 Acortatarinowin L 204 Acortatarinowin M 205 Acortatarinowin N 206 Tatarinoid C 207 (+)-veraguensin 208 (−)-galgravin 209 (+)-saucernetindiol 210 (−)-machilin-I 211 (+)-verrucosn 212 (±)-Tatarinoid D

Acorus tatarinowii

[168]213 Tatarinoid E

Ngày đăng: 02/09/2024, 21:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN