1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu Đặc Điểm và xu thế biến Đổi một số Đặc trưng mưa trên khu vực nam trung bộ

89 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu Đặc Điểm và xu thế biến Đổi một số Đặc trưng mưa trên khu vực nam trung bộ
Tác giả Nguyễn Đăng Hùng
Người hướng dẫn PGS.TS Trần Quang Đức
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Khí tượng học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ khoa học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 4,96 MB

Nội dung

Nghiên cứu Đặc Điểm và xu thế biến Đổi một số Đặc trưng mưa trên khu vực nam trung bộ Nghiên cứu Đặc Điểm và xu thế biến Đổi một số Đặc trưng mưa trên khu vực nam trung bộ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Phòng Sau Đại học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp

đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo Bộ môn Khí tượng và biến đổi khí hậu, các giáo viên trong Khoa, các cán bộ trong ngành đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức chuyên môn rất quý báu, những lời khuyên hữu ích và hơn hết là niềm

say mê nghiên cứu khoa học

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Trần Quang Đức là người thầy

đã trực tiếp hướng dẫn, định hướng khoa học, rất tận tình và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn

Trong quá trình nghiên cứu, tôi cũng đã nhận được sự trợ giúp nhiệt tình của bạn bè cùng lớp cao học, anh em đồng nghiệp Tôi xin gửi lời cảm ơn những giúp đỡ nhiệt tình đó

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tôi cũng rất biết ơn đến những người thân yêu trong gia đình đã động viên, cổ vũ và chia sẻ những khó khăn để tôi tham gia, hoàn thành chương trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này

Xin chân thành cám ơn!

Hà Nội, tháng 3 năm 2022

Tác giả

Nguyễn Đăng Hùng

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ẢNH 1

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ KHU VỰC NAM TRUNG BỘ VÀ TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG MƯA 3

1.1 Đặc điểm địa lý 3

1.2 Đặc điểm khí hậu và các hình thế gây mưa trên khu vực Nam Trung Bộ 5

1.2.1 Đặc điểm khí hậu 5

1.2.2 Các hình thế chính gây mưa trên khu vực 6

1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 10

1.3.1 Các công trình ngoài nước 10

1.3.2 Các công trình trong nước 14

1.4 Tiểu kết chương 1 17

CHƯƠNG 2 SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

2.1 Số liệu và xử lý số liệu 19

2.2 Phương pháp nghiên cứu 22

2.2.1 Các đặc trưng thống kê của mưa 22

2.2.2 Phương pháp phân tích xu thế 24

2.2.3 Phương pháp thể hiện trên bản đồ 27

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ ĐẶC ĐIỂM VÀ XU THẾ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG MƯA TRÊN KHU VỰC NAM TRUNG BỘ 29

3.1 Phân bố lượng mưa trên khu vực Nam Trung Bộ 29

3.1.1 Phân bố lượng mưa năm 29

3.1.2 Phân bố lượng mưa tháng nhiều nhất 32

3.1.3 Phân bố lượng mưa tháng ít nhất 33

3.2 Xu thế biến đổi đặc trưng lượng mưa trên khu vực Nam Trung Bộ 34

3.3 Xu thế biến đổi các đặc trưng số ngày mưa trên khu vực Nam Trung Bộ 48

Trang 5

3.4.1 Lượng mưa tháng từ năm 1981 – 2020 56

3.4.2 So sánh lượng mưa tháng qua từng thập kỷ 57

3.5 So sánh xu thế biến đổi giữa các giai đoạn một số đặc trưng mưa 59

3.5.1 Xu thế biến đổi lượng mưa năm giai đoạn 1981 - 2000 và 2001 - 2020 59

3.5.2 Xu thế biến đổi lượng mưa mùa mưa giai đoạn 1981 - 2000 và 2001 - 2020 61

3.5.3 Xu thế biến đổi số ngày mưa vừa giai đoạn 1981 - 2000 và 2001 - 2020 62

3.5.4 Xu thế biến đổi số ngày mưa to giai đoạn 1981-2000 và 2001 - 2020 63

KẾT LUẬN 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

Trang 6

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Bản đồ 5 đơn vị hành chính khu vực Nam Trung Bộ 4

Hình 1.2 Phân bố không gian lượng mưa năm giai đoạn 1967 – 2018 13

Hình 1.3 Bản đồ các quốc gia và vùng khí hậu lục địa Châu Phi 14

Hình 2.1 Sơ đồ các trạm Khí tượng Thủy văn và Đo mưa nhân dân khu vực Nam Trung Bộ 20

Hình 3.1 Bản đồ phân bố lượng mưa năm các trạm Nam Trung Bộ 30

Hình 3.2 Bản đồ độ lệch chuẩn lượng mưa năm các trạm Nam Trung Bộ 31

Hình 3.3 Biểu đồ hệ số biến động lượng mưa năm các trạm Nam Trung Bộ 32

Hình 3.4 Bản đồ phân bố lượng mưa tháng nhiều nhất các trạm Nam Trung Bộ 32

Hình 3.5 Bản đồ phân bố lượng mưa tháng ít nhất các trạm Nam Trung Bộ 33

Hình 3.6 Biểu đồ tỉ lệ trạm có xu thế lượng mưa năm tăng và giảm khu vực Nam Trung Bộ 35

Hình 3.7 Bản đồ xu thế biến đổi lượng mưa năm các trạm Nam Trung Bộ Điểm tròn màu đen đánh dấu các trạm đạt độ tin cậy thống kê 90% 35

Hình 3.8 Bản đồ xu thế biến đổi lượng mưa mùa mưa các trạm Nam Trung Bộ Điểm tròn màu đen đánh dấu các trạm đạt độ tin cậy thống kê 90% 36

Hình 3.9 Biểu đồ tỉ lệ trạm có xu thế lượng mưa mùa mưa tăng và giảm khu vực Nam Trung Bộ 37

Hình 3.10 Bản đồ xu thế biến đổi lượng mưa mùa khô các trạm Nam Trung Bộ Điểm tròn màu đen đánh dấu các trạm đạt độ tin cậy thống kê 90% 37

Hình 3.11 Bản đồ xu thế biến đổi lượng mưa tháng nhiều nhất các trạm Nam Trung Bộ Điểm tròn màu đen đánh dấu các trạm đạt độ tin cậy thống kê 90% 38

Hình 3.12 Biểu đồ tỉ lệ trạm có xu thế lượng mưa tháng mưa nhiều nhất tăng và giảm khu vực Nam Trung Bộ 39

Hình 3.13 Biểu đồ tỉ lệ trạm có xu thế lượng mưa tháng mưa ít nhất tăng, giảm và không đổi khu vực Nam Trung Bộ 40

Trang 7

Hình 3.14 Bản đồ xu thế biến đổi lượng mưa tháng ít nhất các trạm Nam Trung Bộ Điểm tròn màu đen đánh dấu các trạm đạt độ tin cậy thống kê 90% 41 Hình 3.15 Bản đồ xu thế biến đổi lượng mưa 3 tháng nhiều nhất tại các trạm Nam Trung

Bộ Điểm tròn màu đen đánh dấu các trạm đạt độ tin cậy thống kê 90% 42 Hình 3.16 Biểu đồ tỉ lệ trạm có xu thế lượng mưa 3 tháng mưa nhiều nhất tăng và giảm khu vực Nam Trung Bộ 43 Hình 3.17 Biểu đồ tỉ lệ trạm có xu thế lượng mưa 3 tháng mưa ít nhất tăng và giảm khu vực Nam Trung Bộ 44 Hình 3.18 Bản đồ xu thế biến đổi lượng mưa 3 tháng ít nhất tại các trạm Nam Trung

Bộ Điểm tròn màu đen đánh dấu các trạm đạt độ tin cậy thống kê 90% 44 Hình 3.19 Biểu đồ tỉ lệ trạm có xu thế lượng mưa 1 ngày nhiều nhất tăng và giảm khu vực Nam Trung Bộ 45 Hình 3.20 Bản đồ xu thế biến đổi lượng mưa 1 ngày nhiều nhất tại các trạm Nam Trung

Bộ Điểm tròn màu đen đánh dấu các trạm đạt độ tin cậy thống kê 90% 46 Hình 3.21 Bản đồ xu thế biến đổi lượng mưa 5 ngày nhiều nhất tại các trạm Nam Trung

Bộ Điểm tròn màu đen đánh dấu các trạm đạt độ tin cậy thống kê 90% 47 Hình 3.22 Biểu đồ tỉ lệ trạm có xu thế lượng mưa 5 ngày nhiều nhất tăng và giảm khu vực Nam Trung Bộ 48 Hình 3.23 Bản đồ xu thế biến đổi số ngày mưa năm tại các trạm Nam Trung Bộ Điểm tròn màu đen đánh dấu các trạm đạt độ tin cậy thống kê 90% 49 Hình 3.24 Biểu đồ tỉ lệ trạm có xu thế số ngày mưa năm tăng và giảm khu vực Nam Trung Bộ 49 Hình 3.25 Biểu đồ tỉ lệ trạm có xu thế số ngày mưa mùa mưa tăng và giảm khu vực Nam Trung Bộ 50 Hình 3.26 Bản đồ xu thế biến đổi số ngày mưa mùa mưa tại các trạm Nam Trung Bộ Điểm tròn màu đen đánh dấu các trạm đạt độ tin cậy thống kê 90% 51 Hình 3.27 Bản đồ xu thế biến đổi số ngày mưa mùa khô tại các trạm Nam Trung Bộ

Trang 8

Điểm tròn màu đen đánh dấu các trạm đạt độ tin cậy thống kê 90% 52 Hình 3.28 Biểu đồ tỉ lệ trạm có xu thế số ngày mưa mùa khô tăng và giảm khu vực Nam Trung Bộ 52 Hình 3.29 Bản đồ xu thế biến đổi số ngày mưa vừa tại các trạm Nam Trung Bộ Điểm tròn màu đen đánh dấu các trạm đạt độ tin cậy thống kê 90% 53 Hình 3.30 Biểu đồ tỉ lệ trạm có xu thế số ngày mưa vừa tăng, giảm và không biến đổi khu vực Nam Trung Bộ 54 Hình 3.31 Biểu đồ tỉ lệ trạm có xu thế số ngày mưa to tăng, giảm và không biến đổi khu vực Nam Trung Bộ 54 Hình 3.32 Bản đồ xu thế biến đổi số ngày mưa to tại các trạm Nam Trung Bộ Điểm tròn màu đen đánh dấu các trạm đạt độ tin cậy thống kê 90% 55 Hình 3.33 Bản đồ xu thế biến đổi số ngày mưa rất to tại các trạm Nam Trung Bộ 56 Hình 3.34 Biểu đồ lượng mưa tháng các trạm Nam Trung Bộ 57 Hình 3.35 Biểu đồ đẳng trị lượng mưa tháng qua từng thập kỷ các trạm Nam Trung Bộ 59 Hình 3.36 Bản đồ xu thế biến đổi lượng mưa năm các trạm Nam Trung Bộ giai đoạn 1981-2000 và 2001-2020 Điểm tròn màu vàng đánh dấu trạm đạt độ tin cậy 90% 60 Hình 3.37 Biểu đồ tỉ lệ trạm có xu thế biến đổi lượng mưa năm tăng, giảm khu vực Nam Trung Bộ giai đoạn 1981-2000 và 2001-2020 61 Hình 3.38 Biểu đồ tỉ lệ trạm có xu thế biến đổi lượng mưa mùa mưa tăng, giảm khu vực Nam Trung Bộ giai đoạn 1981-2000 và 2001-2020 61 Hình 3.39 Bản đồ xu thế biến đổi lượng mưa mùa mưa các trạm Nam Trung Bộ giai đoạn 1981-2000 và 2001-2020 Điểm tròn màu vàng đánh dấu các trạm đạt độ tin cậy thống kê 90% 62 Hình 3.40 Bản đồ xu thế biến đổi số ngày mưa vừa các trạm Nam Trung Bộ giai đoạn

1981 - 2000 và 2001 – 2020 Điểm tròn màu vàng đánh dấu các trạm đạt độ tin cậy thống

kê 90% 63

Trang 9

Hình 3.41 Biểu đồ tỉ lệ trạm có xu thế biến đổi số ngày mưa vừa tăng, giảm và không biến đổi khu vực Nam Trung Bộ giai đoạn 2001 - 2020 63 Hình 3.42 Bản đồ xu thế biến đổi số ngày mưa to các trạm Nam Trung Bộ giai đoạn

1981 - 2000 và 2001 – 2020 Điểm tròn màu vàng đánh dấu các trạm đạt độ tin cậy thống

kê 90% 64 Hình 3.43 Biểu đồ tỉ lệ trạm có xu thế biến đổi số ngày mưa to tăng, giảm và không biến đổi khu vực Nam Trung Bộ giai đoạn 2001 - 2020 64

Trang 10

MỞ ĐẦU

Mưa là một trong những yếu tố chính của khí hậu và có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con người, sự hình thành và diễn biến của mưa là rất phức tạp, do vậy đặc điểm phân bố và xu thế biến đổi của mưa đã được sự quan tâm của các nhà khí tượng học cũng như các tác giả khoa học nghiên cứu về nó phục vụ cho nhiều lĩnh vực khác Mưa với lượng nhiều và tập trung dồn dập sẽ gây lũ, ngập lụt, sạt lở đất đá… Ngược lại nếu thiếu hụt lượng mưa sẽ dẫn đến hạn hán, thiếu nguồn nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất

Diễn biến của biến đổi khí hậu ở Việt Nam cũng có những nét tương đồng với tình hình chung trên thế giới, đó cũng là vấn đề thách thức nghiêm trọng đối với Việt Nam và khu vực Nam Trung Bộ nói riêng, nó đã làm gia tăng các hiện tượng thiên nhiên cực đoan Các loại hình thiên tai xảy ra như: bão, lũ lụt, mưa lớn, sạt lở đất đá, hạn hán, dông sét…xảy ra nhiều hơn trong những năm gần đây về diện cũng như tần suất, đặc biệt là vào mùa mưa trên khu vực, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người, môi trường sinh thái

Cho đến nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hiện tượng mưa, mưa lớn, trong đó có đặc điểm và xu thế biến đổi của lượng mưa Tuy nhiên đối với khu vực Nam Trung Bộ, nghiên cứu về đặc điểm và

xu thế biến đổi của lượng mưa còn rất ít và chưa đầy đủ, nhất là số liệu mưa từ các trạm đo để đưa vào nghiên cứu còn thưa, chuỗi thời gian còn ngắn, các đặc trưng của mưa cũng còn ít nên chưa phản ánh được đầy đủ so với tình hình thực tế về của mưa trên khu vực, nên việc nghiên cứu đặc điểm và xu thế biến đổi một số đặc trưng về mưa trên khu vực là rất quan trọng và hết sức cần thiết Để góp phần giải quyết một

số vấn đề nêu trên, tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm và xu thế biến đổi

một số đặc trưng mưa trên khu vực Nam Trung Bộ” để làm luận văn tốt nghiệp

cao học, bên cạnh đó nội dung của luận văn cũng là tiền đề để phục vụ cho các công trình nghiên cứu tiếp theo

Trang 11

Nội dung của luận văn sẽ mô tả được đặc điểm phân bố về không gian và phân tích xu thế biến đổi của một số đặc trưng mưa trên khu vực Nam Trung Bộ, ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được bố cục như sau:

Chương 1 Đặc điểm địa lý khu vực Nam Trung Bộ và tổng quan các vấn đề nghiên cứu một số đặc trưng mưa

Chương 2 Số liệu và phương pháp nghiên cứu

Chương 3 Kết quả nghiên cứu về đặc điểm và xu thế biến đổi một số đặc trưng mưa trên khu vực Nam Trung Bộ

Trang 12

CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ KHU VỰC NAM TRUNG BỘ VÀ TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG MƯA

Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, tác động của biến đổi khí hậu thậm chí còn diễn biến nhanh hơn so với dự kiến, đối chiếu với những nhận định trước đây (thời điểm khoảng trước năm 2010) khởi đầu của nhiều nghiên cứu về thiệt hại của biến đổi khí hậu trên thế giới, nước ta vẫn là quốc gia chịu tác động rất nặng nề, các loại hình thiên tai gia tăng Theo Kịch bản biển đổi khí hậu năm 2020 [6] nền nhiệt độ trung bình năm và số ngày nắng nóng có xu thế tăng trên phạm vi cả nước, lượng mưa năm tính trung bình trên phạm vi cả nước có xu thế tăng nhẹ 2,1% trong giai đoạn 1958 - 2018, nhưng có xu thế giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng ở các vùng khí hậu phía Nam, lượng mưa cực trị (Rx1day, Rx5day) có xu thế giảm nhiều ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ và có xu thế tăng nhiều ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; số cơn bão mạnh có xu thế tăng

Trên khu vực Nam Trung Bộ theo số liệu thống kê cho thấy từ năm 1958 - 2018 nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,60C, nhiệt độ tối cao cũng có xu thế tăng và vượt ngưỡng lịch sử một số năm gần đây [1] Lượng mưa năm có xu thế tăng khoảng 31%, trong đó số ngày mưa lớn (> 50mm/ngày) có xu thế tăng rõ rệt, có những ngày có mưa lượng lớn đột biến (Nha Trang năm 2010 là 300mm/12 giờ, năm 2018 là 319mm/6 giờ)

Số cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực có xu thế tăng nhẹ nhưng số cơn bão mạnh

có xu thế tăng rõ rệt trong những năm gần đây Ngoài ra các hiện tượng nắng nóng, ảnh hưởng của không khí lạnh làm cho nhiệt độ xuống thấp, dông sét cũng có số ngày tăng

so với trước đây

1.1 Đặc điểm địa lý

Khu vực Nam Trung Bộ thuộc vùng duyên hải Miền Trung bao gồm năm tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận trải dài từ 14042' đến 10034'

độ vĩ bắc, 107024' đến 109029' độ kinh đông, diện tích tự nhiên toàn khu vực là 27.526,6

km2 Phía bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía nam giáp tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu,

Trang 13

phía tây giáp các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk và Lâm Đồng, phía đông giáp Biển Đông; với nhiều loài hải sản phong phú, trữ lượng lớn, có thể đánh bắt quanh năm Một bên là núi, một bên là biển với nhiều bãi tắm đẹp, cấu trúc rất đặc biệt xen kẽ nhiều đầm, vịnh đều

là vị trí thuận lợi để phát triển du lịch và nuôi trồng hải sản, giao thông cảng biển…

Hình 1.1 Bản đồ 5 đơn vị hành chính khu vực Nam Trung Bộ

Khu vực Nam Trung Bộ nằm ở sườn đông dãy Trường Sơn chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi nhô ra biển, đặc biệt là đèo Cù Mông ngăn cách giữa tỉnh Bình Định và Phú Yên, đèo Cả ngăn cách giữa tỉnh Phú Yên

và Khánh Hòa Các con sông ở khu vực ngắn, có độ dốc lớn bắt nguồn từ dãy Trường

Trang 14

Sơn chảy ra biển Do điều kiện địa hình có đặc thù riêng nên khí hậu ở khu vực Nam Trung Bộ khác biệt rất nhiều so với các khu vực khác như Tây Nguyên và Nam Bộ Địa hình khu vực Nam Trung Bộ có một số dãy núi chạy gần như từ đông sang tây, tạo thành các thung lũng sông, đặc biệt thung lũng sông Ba bắt đầu từ phía tây bắc của khu vực Tây Nguyên và chảy ra biển tại tỉnh Phú Yên là điều kiện thuận lợi cho gió mùa Tây Nam xâm nhập Chính yếu tố địa hình này đã tạo ra mỗi vùng có sắc thái riêng trong nền khí hậu chung, trong đó đã thể hiện rất rõ ba đặc trưng là mưa, gió và hiện tượng gió tây khô nóng [3]

1.2 Đặc điểm khí hậu và các hình thế gây mưa trên khu vực Nam Trung Bộ

1.2.1 Đặc điểm khí hậu

Nằm sâu trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc, thuộc vùng duyên hải miền trung của Việt Nam, khu vực Nam Trung Bộ hàng năm tiếp nhận lượng bức xạ tổng cộng khoảng 150 - 180Kcal/cm2, cán cân bức xạ xấp xỉ 90 - 100Kcal/cm2 Nhiệt độ trung bình năm ở vùng đồng bằng và ven biển dao động từ 25 - 28,00C, lên đến độ cao 400m giảm xuống khoảng 23 - 240C Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm nhìn chung thấp hơn

so với các khu vực khác ở vùng nhiệt đới có cùng vĩ độ, đây là điều kiện thuận lợi cho các tỉnh trong khu vực phát triển ngành du lịch và thuận lợi cho các cây trồng nông, công nghiệp cần nhiệt độ cao Độ ẩm không khí trung bình năm đạt từ 76 - 79% và chênh lệch giữa các tháng trong năm thấp Lượng mây ít, thời gian quang mây kéo dài, số giờ nắng trung bình năm đạt từ 2.600 - 2.700 giờ, rất thuận lợi cho nghề chế biến thủy, hải sản, nghề làm muối và các ngành công nghiệp sử dụng năng lượng mặt trời phục vụ sản xuất, sinh hoạt Gió trong năm thịnh hành theo các hướng Bắc và Đông Bắc (trong mùa gió mùa Đông Bắc) và hướng Đông Nam và Tây Nam (trong mùa gió mùa Tây Nam) với tốc độ gió trung bình của các hướng thịnh hành đạt từ 3,0 - 6,0 m/s với tần suất đảm bảo cho xây dựng các nhà máy khai thác năng lượng gió vừa và nhỏ như Tuy Phong (Bình Thuận), Thuận Bắc (Ninh Thuận) Tu Bông (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) với một chế độ gió hết sức độc đáo do địa hình tạo nên Lượng mưa năm dao động từ 1.100 -

Trang 15

2.000mm ở vùng đồng bằng ven biển và đạt 2.000 - 2.400mm ở vùng núi cao, có nơi trên 3.000mm; riêng ở một số nơi của tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận lượng mưa vùng đồng bằng ven biển ở mức 700 - 1.000m, đây cũng là nơi có lượng mưa thấp nhất trong

cả nước Điều khó khăn nhất là sự phân bố lượng mưa khá lớn giữa hai mùa (mùa khô

từ tháng I đến tháng VIII chiếm khoảng 30%; mùa mưa từ tháng IX đến tháng XII chiếm khoảng 70 - 80% tổng lượng mưa năm) nên hàng năm cần phải theo dõi sát về diễn biến lượng nước trên các lưu vực sông, đồng thời xây dựng các hồ, đập ở những vị trí phù hợp nhằm tích nước trong các tháng mùa mưa để phục vụ cho sản xuất, sinh họat vào mùa khô [4]

1.2.2 Các hình thế chính gây mưa trên khu vực

* Bão, áp thấp nhiệt đới – xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ)

Mưa lớn do XTNĐ ảnh hưởng đến khu vực Nam Trung Bộ thường gây lũ lên nhanh, bởi hệ thống sông suối có độ dốc lớn, ngắn và hẹp, bên cạnh đó mùa bão ở Nam Trung Bộ thường trùng với hoạt động của gió mùa mùa đông nên ít trường hợp XTNĐ hoạt động độc lập mà thường kết hợp với một số hệ thống khác như không khí lạnh, dải hội tụ nhiệt đới, tín phong cường độ mạnh đã làm quá trình mưa trở nên phức tạp hơn;

cụ thể các dạng hoạt động của XTNĐ gây mưa trên khu vực như sau:

- Xoáy thuận nhiệt đới ảnh hưởng độc lập (ảnh hưởng đơn thuần), đây là loại hình thế ảnh hưởng gây mưa lớn mà không có sự đóng góp trực tiếp của các hệ thống khác Mưa từ XTNĐ thường kết thúc nhanh cùng với sự suy yếu nhanh của XTNĐ khi di chuyển đi sâu vào đất liền do ảnh hưởng của ma sát địa hình

- Xoáy thuận nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh (KKL), đây cũng là một loại hình thế gây mưa lớn đối với khu vực Nam Trung Bộ, hình thế này phụ thuộc khá nhiều vào sự duy trì và tồn tại của XTNĐ, thường xảy ra vào cuối mùa đông và đôi khi kèm theo dải hội tụ nhiệt đới Quá trình diễn biến mưa lớn đối với khu vực Nam Trung Bộ phụ thuộc mối tương quan giữa XTNĐ và KKL Có thể chia làm 3 pha với mức độ ảnh hưởng khác nhau:

Trang 16

+ Áp cao lạnh ảnh hưởng đồng thời với XTNĐ, quá trình di chuyển vào của XTNĐ trùng với sự di chuyển của KKL xuống phía nam Quá trình xảy ra mưa rất mãnh liệt, đây là một trong những hình thế gây mưa lớn trên khu vực Nam Trung Bộ

+ Áp cao lạnh ảnh hưởng sau khi XTNĐ đã ảnh hưởng Quá trình mưa thường kéo dài tùy thuộc cường độ và tốc độ di chuyển về phía nam của áp cao lạnh Đối với những áp cao lạnh hoạt động mạnh di chuyển xuống phía nam nhanh làm cho XTNĐ yếu đi nhanh hơn và quá trình mưa thường kết thúc sớm hơn những đợt áp cao lạnh có cường độ trung bình, di chuyển chậm

+ Áp cao lạnh ảnh hưởng trước khi XTNĐ ảnh hưởng Do áp cao lạnh ảnh hưởng, nhiệt độ không khí mặt đệm lạnh đi nhanh chóng đặc biệt những đợt KKL mạnh, khối KKL khô làm cản trở sự tồn tại của XTNĐ và quá trình mưa lớn xảy ra kém mãnh liệt hơn so với hai loại hình thế kết hợp nêu trên

- Xoáy thuận nhiệt đới kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới (ITCZ), các điều kiện nhiệt

ẩm và động lực khá thuận lợi cho quá trình phát triển xoáy trên ITCZ, bởi lẽ đó các XTNĐ nằm trong ITCZ thường bền vững hơn XTNĐ hoạt động đơn lẻ và đôi khi sự xuất hiện các XTNĐ ảnh hưởng liên tiếp trong một thời gian ngắn đối với một khu vực hẹp nên thời gian mưa kéo dài cũng như tổng lượng mưa cả đợt sẽ lớn Mưa do loại hình thế này cần lưu ý mưa sau khi XTNĐ đổ bộ thường kéo dài và có cường độ lớn hơn trước khi đổ bộ

- Xoáy thuận nhiệt đới kết hợp với gió mùa Tây nam, quá trình mưa khi bão kết hợp gió mùa Tây nam gồm hai quá trình là khi bão còn hoạt động trên biển sẽ kéo theo gió mùa Tây nam mạnh bột phát, gây mưa của trường gió mùa Tây nam trước và khi bão vào sát đất liền thì bắt đầu quá trình mưa của bão Quá trình mưa cũng sẽ kết thúc khi bão tan hoặc đi sâu vào đất liền

* Không khí lạnh

KKL ảnh hưởng xuống phía nam hay thường gọi là gió mùa đông bắc do áp lạnh lục địa phía bắc hoạt động di chuyển xuống phía nam vào mùa đông, gió trên biển có thể mạnh đến cấp 6 – 7, giật cấp 8, 9, trên đất liền gió cấp 4 – 5, có những đợt kèm theo mưa

Trang 17

lớn và dông, lốc làm thiệt hại về người và tài sản, ảnh hưởng việc nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản trên các tỉnh trong khu vực; trung bình hàng năm có khoảng 25 - 30 đợt KKL xâm nhập và ảnh hưởng đến nước ta, trong đó khoảng 10 - 12 đợt ảnh hưởng đến khu vực Nam Trung Bộ Trong các đợt ảnh hưởng của KKL thì có một số đợt kết hợp với ITCZ hoặc kết hợp với đới gió đông trên cao

- KKL kết hợp với ITCZ thường xảy ra vào những tháng gần cuối mùa đông (từ tháng X đến đầu tháng XII), thời kỳ này ITCZ hoạt động mạnh ảnh hưởng đến khu vực khoảng từ 6 - 10 độ vĩ bắc và cũng là thời kỳ hoạt động của áp cao lạnh lục địa phía bắc, kết hợp hai loại hình thế này gây mưa lớn nhất và kéo dài nhiều ngày cùng với sự tồn tại

vị trí của ITCZ và KKL ảnh hưởng đến khu vực Nam Trung Bộ

- KKL kết hợp với Sóng đông, Tháng X, XI áp cao cận nhiệt đới bắt đầu dịch

chuyển dần xuống phía nam tạo thành Sóng đông, khu vực Nam Trung Bộ từ tháng XI, XII đến tháng I năm sau thường ảnh hưởng của sóng đông khi nằm ở rìa tây nam áp cao cận hay nằm ở rìa phía nam hoàn lưu áp cao cận lấn mạnh sang phía tây Loại nhiễu động này khi kết hợp với tác động của cao áp lạnh thường làm gia tăng quá trình mưa trên khu vực, từ tỉnh Bình Định đến Ninh Thuận

* Gió mùa Tây nam

Khu vực Nam Trung Bộ ảnh hưởng của gió mùa Tây nam bắt đầu từ giữa tháng

V, thịnh hành vào tháng VI, VII và bắt đầu suy yếu vào cuối tháng VIII Cũng như gió mùa mùa đông, gió mùa mùa hè hoạt động thành từng đợt Gió mùa Tây nam chủ yếu là gây mưa rào và kèm theo dông Mưa do gió mùa Tây nam thường xảy ra khi bắt đầu xuất hiện các đợt mạnh bột phát, mưa thường kéo dài từ hai đến ba ngày Gió mùa Tây nam thường kết hợp với các hình thế thời tiết khác như bão, áp thấp nhiệt đới, rãnh áp thấp, ITCZ Đặc biệt là gió mùa Tây nam kết hợp với đới gió đông ở rìa nam áp cao cận tạo

ra hội tụ kinh hướng, gây mưa trên diện rộng, kéo dài ở những vùng hội tụ đi qua

* Rãnh áp thấp xích đạo

Hàng năm từ tháng VI đến tháng IX, rãnh áp thấp xích đạo hoạt động ở bắc Ấn

Trang 18

Độ Dương, bán đảo Đông Dương và Biển Đông Trong thời gian này khu vực Nam Trung Bộ nằm ở rìa phía nam rãnh áp thấp Tuỳ theo vị trí của trục rãnh, cường độ mạnh hay yếu mà rãnh áp thấp ảnh hưởng đến khu vực Nam Trung Bộ là khác nhau Thông thường khi rãnh thấp này có trục qua Nam Trung Bộ gây mưa rào Trường hợp rãnh thấp kèm XTNĐ trên vùng Nam Trung Bộ sẽ gây mưa, mưa vừa, có nơi mưa to trên diện rộng

* Dải hội tụ nhiệt đới

Từ tháng IX đến tháng XII khi ITCZ hoạt động qua khu vực Trung Bộ và Nam

Bộ Ở mặt đất có KKL xâm nhập tác động vào rìa phía bắc ITCZ gây mưa lớn diện rộng, đặc biệt là phần phía bắc của ITCZ, có thể nói đây là các quá trình thời tiết cơ bản, đặc trưng cho ITCZ ảnh hưởng đến thời tiết khu vực Nam Trung Bộ Hình thế ITCZ xuất hiện dưới hai dạng chủ yếu là hoạt động đơn thuần và ITCZ kết hợp với các hệ thống khác

- Trong các đợt ITCZ hoạt động độc lập, mưa lớn thường xuất hiện trong thời kỳ mạnh lên và lấn về phía tây của áp cao cận nhiệt đới, tập trung chủ yếu ở phía bắc ITCZ, thời gian mưa kéo dài từ 2 - 3 ngày; khi tốc độ gió Đông - Đông nam ở trên cao suy yếu, mưa giảm đi

- Các đợt ITCZ hoạt động kết hợp với các hệ thống khác như KKL hay XTNĐ đã gây mưa lớn diện rộng trên khu vực; mưa có lượng lớn khi XTNĐ hoạt động gần bờ biển Nam Trung Bộ và di chuyển chậm về phía tây hoặc ITCZ kèm XTNĐ đi vào đất liền có tác động đồng thời của KKL đến rìa phía bắc của xoáy thuận và ITCZ Loại hình thế này thường xảy ra trong tháng X, XI Lượng mưa trong toàn đợt phổ biến từ 300 - 400mm, thời gian mưa kéo dài 3- 4 ngày Khi KKL suy yếu, quá trình mưa lớn cũng giảm dần, hoặc khi XTNĐ suy yếu hay dịch chuyển hẳn về phía tây và yếu đi quá trình mưa lớn cũng giảm dần Ngoài những hình thế trên, lượng mưa trên khu vực còn ảnh hưởng đến yếu tố địa hình của từng khu vực nhỏ, những vùng núi cao và sườn đón gió thường có lượng mưa lớn hơn vùng trung du và đồng bằng ven biển [2, 5, 6, 7, 13]

Trang 19

1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

1.3.1 Các công trình ngoài nước

Mưa là một yếu tố rất quan trọng, vì sự biến đổi của yếu tố mưa có thể dẫn đến lũ lụt hoặc hạn hán ở những vùng khác nhau Chính vì vậy, thông tin về đặc điểm và xu thế biến đổi của mưa theo không gian cũng như theo thời gian là rất cần thiết, không chỉ mang ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn Trên thế giới, những nghiên cứu này được thực hiện với nhiều thời kỳ khác nhau và với các qui mô không gian khác nhau: Qui mô toàn cầu (Diaz, 1989), qui mô bán cầu (Bradley, 1987), qui mô khu vực (Schoenwiese,1990, 1994; Piervitali và cộng sự, 1998) và qui mô địa phương (Busuioc

và von Storch, 1996; Baeriswyl, 1997) Schoenwiese và cộng sự (1994) và Schoenwiese

và Rapp (1997) đã đưa ra một nghiên cứu khái quát về sự biến đổi mùa của xu thế mưa

ở một số nước Châu Âu trong thời kỳ 1961 – 1990 và 1891 - 1990 Từ năm 1961 - 1990

là xu thế tăng lên của lượng mưa vào mùa xuân ở phía bắc nước Ý và xu thế giảm vào mùa thu ở phía nam Châu Âu, trong khi đó đối với thời kỳ 1891 - 1990 lại quan trắc được một xu thế khí hậu khô hơn ở một vài vùng trên khu vực Địa Trung Hải

Nghiên cứu của Piervitali và cộng sự (1998) cho thấy một xu thế giảm lượng mưa năm ở vùng trung tâm của phía tây Địa Trung Hải trong thời kỳ 1951 - 1995 Một vài nghiên cứu về sự biến đổi dài hạn của lượng mưa năm trung bình ở phía tây bắc Trung Quốc Shi và cộng sự (2003) và lượng giáng thủy mùa hè (tháng VI, VII và VIII) ở vùng phía đông Trung Quốc được thực hiện trong những năm gần đây (Weng và cộng sự, 1999; Gong và Ho, 2002) Những nghiên cứu này đã cho thấy sự tồn tại của biến đổi thập kỷ về lượng mưa và chỉ ra một số cơ chế liên quan tới sự biến đổi của hoàn lưu qui

mô lớn trong hệ thống gió mùa mùa hè Đông Á

Manton và cộng sự (2001) phân tích, đánh giá xu thế của chuỗi số liệu lượng mưa cực trị thời kỳ 1961 - 1998 (38 năm) số liệu chất lượng tốt sẵn có giữa các vùng trong khu vực Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dương của 91 trạm trên 15 quốc gia, các tác giả đã phát hiện được sự tăng đáng kể của số ngày nóng và đêm ấm trong năm và sự

Trang 20

giảm đáng kể số ngày lạnh và đêm lạnh trong năm Những xu thế này trong chuỗi cực trị là khá ổn định trong khu vực Số ngày mưa (với ít nhất 2mm/ngày) giảm đáng kể trên toàn Đông Nam Á phía tây và trung tâm Nam Thái Bình Dương, nhưng tăng ở phía bắc quần đảo Polynesia thuộc Pháp ở Fiji và ở một vài trạm thuộc Australia

Một số công trình nghiên cứu về các yếu tố và hiện tượng khí hậu cực trị được thực hiện cho các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam Manton và cộng sự (2001)

đã xem xét xu thế ngày cực đại của mưa từ năm 1961 đến năm 1998 cho khu vực Đông Nam Á và nam Thái Bình Dương Kết quả cho thấy số ngày mưa (ngày có lượng mưa

từ 2mm trở lên) nhìn chung giảm đáng kể ở khu vực Đông Nam Á

Liebmann (2002) đã đánh giá biến trình năm của lượng mưa theo mùa trên lưu vực sông Amazon-Brazil dựa trên mối quan hệ của nó với nhiệt độ bề mặt nước biển Thái Bình Dương nhiệt đới và Đại Tây Dương Mối tương quan tuyến tính cho thấy lượng mưa có mối quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ bề mặt biển Khu vực lượng mưa có mối quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ nước biển được xác định ở khu vực xích đạo thuộc Amazon Brazil Mối tương quan tốt được tìm thấy trong mùa chuyển tiếp giữa chế độ

ẩm ướt và khô, hoặc hoàn toàn trong mùa khô

Sự biến đổi của hoàn lưu quy mô lớn có thể ảnh hưởng tới hoạt động của đối lưu

do đó qui định cường độ và tần suất của những hiện tượng mưa Theo Qian và Lin (2005),

xu thế giảm về cường độ và tần suất mưa thể hiện từ vùng Đông bắc Trung Quốc đến vùng phía Bắc Trung Quốc và vùng thượng lưu của thung lũng sông Dương Tử, tuy nhiên xu thế tăng lên ở vùng Xinjiang và Đông Nam Trung Quốc Các hình thế về mưa khu vực này gây ra chủ yếu bởi các hình thế không gian của những hệ thống hoàn lưu qui mô lớn ở qui mô thời gian từ mùa đến năm

Phân tích số liệu mưa ngày ở các nước khu vực Đông Nam Á trong thời kỳ từ

1950 đến 2000, Endo và cộng sự (2009) đã chỉ ra rằng số ngày ẩm ướt (ngày có giáng thủy trên 1mm) có xu thế giảm ở hầu hết các nước này, trong khi đó cường độ giáng thủy trung bình của những ngày ẩm ướt lại có xu thế tăng lên Mưa lớn tăng lên ở phía Nam

Trang 21

Việt Nam, phía Bắc Myanma và ở đảo Visayas và Luzon của Philipin trong khi đó lại giảm ở phía Bắc Việt Nam Số ngày khô liên tiếp cực đại năm có xu thế giảm ở những khu vực bị ảnh hưởng bởi giáng thủy trong thời kỳ gió mùa mùa đông Sự giảm hiện tượng mưa trong thời kỳ mùa khô cũng được tìm thấy ở Myanma

Các nghiên cứu khác về sự biến đổi của mưa cũng cho thấy có sự thay đổi trên các khu vực khác nhau, nghiên cứu của (A.Piticar, D.Ristoiu 2013) tại phía đông bắc Romania được tính toán với chuỗi số liệu 50 năm (1961 - 2010) bằng cách sử dụng dữ liệu mưa ngày từ 10 trạm khí tượng, với kỹ thuật Kriging Detrended mô tả phân bố không gian của mưa, sử dụng phương pháp tính độ dốc Sen để phân tích biến đổi theo thời gian của chuỗi số liệu sau đó dùng kiểm nghiệm phi tham số Mann-Kendall Kết quả cho thấy

có sự tương phản giữa các khu vực miền núi phía tây mưa nhiều hơn và miền đông khô hơn, khu vực đông nam của khu vực phân tích có điều kiện đặc biệt khô là vào mùa xuân

và mùa hè, phân tích chuỗi thời gian nhiều năm cho thấy xu thế tăng của lượng mưa trong khu vực Phân tích thời gian từng mùa cho thấy sự tăng lượng mưa trong mùa hè

và mùa thu và giảm vào mùa đông và mùa xuân, tuy nhiên, hầu hết các xu hướng mùa thu và giảm vào mùa đông và mùa xuân, tuy nhiên, hầu hết các xu thế này là không rõ rệt

Xiaoxiong Lu và cộng sự, 2021 [26], nghiên cứu Đặc điểm không gian về lượng mưa ở miền Nam Trung Quốc từ năm 1967 đến năm 2018 đã dùng số liệu quan trắc hàng ngày của các trạm khí tượng và sử dụng phương pháp kiểm tra thống kê phi tham số, công cụ ước lượng độ dốc Sen để đánh giá xu thế biến đổi lượng mưa trong 52 năm, sử dụng Mann-Kendall để xác định mức ý nghĩa Kết quả cho thấy có 8% số trạm với lượng mưa hàng năm không có xu thế cực đoan đáng kể tại bất kỳ trạm đo nào ở mức độ tin cậy mức 90% Lượng mưa hàng tháng cho thấy xu thế giảm và tăng đáng kể nhất vào tháng 4 và tháng 11 Lượng mưa hàng năm giảm dần về phía sâu trong đất liền, các khu vực trung tâm và ven biển của tỉnh Quảng Đông là trung tâm lượng mưa cao Sự phân

bố không gian theo phương thức đầu tiên về cơ bản phù hợp với sự phân bố lượng mưa

Trang 22

trung bình hàng năm Sự phân bố theo không gian của lượng mưa ở Nam Trung Quốc trong mùa hè phù hợp hơn với sự phân bố thông lượng ẩm của lớp dưới cùng từ 925 đến 1000hPa chứ không phải của lớp từ 700 - 1000hPa

Hình 1.2 Phân bố không gian lượng mưa năm giai đoạn 1967 – 2018

(a) trung bình hàng năm lượng mưa (mm), (b) độ lệch chuẩn lượng mưa trung bình hàng năm (mm), (c) những ngày mưa hàng năm Các hình tam giác màu tím trong (a)

đề cập đến sự gia tăng đáng kể lượng mưa hàng năm [26]

Niranga Alahacoon, Mahesh Edinatinghe và cộng sự, 2021 [21] Nghiên cứu xu thế biến đổi lượng mưa ở lục địa Châu Phi bằng cách sử dụng dữ liệu TAMSAT từ năm

1983 đến năm 2020 Sử dụng phương pháp kiểm nghiệm Mann – Kendall và độ dốc Sen

để phân tích xu biến đổi lượng mưa theo tháng, theo mùa và hàng năm, xem xét biến đổi khí hậu, sử dụng các vùng địa lý tự nhiên khác nhau (nghĩa là tiểu vùng, vùng khí hậu, lưu vực sông chính và quốc gia) Nghiên cứu có kết quả xu thế biến đổi lượng mưa hàng năm tăng cao nhất được ghi nhận ở Rwanda (11,97mm/năm), Vịnh Guinea

Trang 23

(8,71mm/năm), vùng khí hậu rừng mưa nhiệt đới (8,21mm/năm), Trung Phi (6,84mm/năm), trong khi Mozambique (-0,437mm/năm), sa mạc cận nhiệt đới phía bắc (0,80mm/năm), lưu vực sông bờ biển phía Tây Nam Phi (-0,360mm/năm), phía Bắc Khu vực Châu Phi (1,07mm/năm) Về khí hậu các khu vực trong sa mạc nhiệt đới phía bắc, bán đảo và đồng cỏ nhiệt đới lượng mưa gia tăng đáng kể trong toàn bộ khung thời gian của tháng, mùa và năm

Hình 1.3 Bản đồ các quốc gia và vùng khí hậu lục địa Châu Phi

(a) vùng khí hậu và các lưu vực sông chính, (b) 5 khu vực và quốc gia [21] 1.3.2 Các công trình trong nước

Tương tự như các công trình nghiên cứu trên thế giới, các nhà khoa học trong nước đã có những nghiên cứu về phân bố mưa, xu thế biến đổi, biến động mưa ở Việt Nam và khu vực Nam Trung Bộ

Các nghiên cứu của Nguyễn Duy Chinh (2007), Nguyễn Viết Lành (2007) [9], Trần Thục và cộng sự (2010) đều cho thấy rằng sự biến đổi của lượng mưa trên các vùng

Trang 24

khí hậu thuộc khu vực phía bắc Việt Nam có xu thế giảm và ngược lại ở miền nam lượng mưa tăng lên

Nhận xét về diễn biến của một số hiện tượng khí hậu cực đoan trong những năm gần đây, (Nguyễn Văn Thắng và Đào Thị Thúy 2009) cho rằng tần suất mưa lớn tăng lên nhưng thời gian mưa ngắn lại Mưa lớn thường xảy ra vào các tháng mùa mưa nhưng gần đây mưa lớn có thể xuất hiện ở bất kỳ tháng nào trong năm thậm chí cả những tháng

Nguyễn Văn Thắng và cộng sự (2010) đã nghiên cứu Biến đổi khí hậu và tác động

ở Việt Nam cho thấy về mức độ và xu thế biến đổi của lượng mưa khu vực Nam Trung

Bộ có mùa mưa muộn hơn Bắc Trung Bộ, bắt đầu từ tháng VIII, tháng IX, kết thúc vào tháng XII, tháng I năm sau Tính chung cả năm Độ lệch tiêu chuẩn và cả biến suất của lượng mưa ở Nam Trung Bộ đều bé hơn của Bắc Trung Bộ, phổ biến là 400 – 600 mm, biến suất phổ biến là 20 – 35 % Có điều là cả độ lệch chuẩn và biến suất trong các tháng mùa khô đều lớn hơn so với các vùng khí hậu phía Bắc Do chịu ảnh hưởng nhiều của

xu thế lượng mưa mùa hè và mùa thu nên xu thế lượng mưa năm tăng trên các vùng khí hậu phía Nam, rõ rệt nhất là ở Nam Trung Bộ Tốc độ xu thế phổ biến là 2 – 10 mm/năm

cá biệt lên đến 15 mm/năm như ở Trà My, Bảo Lộc, hai trung tâm mưa lớn ở Nam Trung

Bộ và Tây Nguyên So sánh các thời kỳ, hầu hết trạm khí tượng ở Nam Trung Bộ có

Trang 25

lượng mưa tăng lên khá cao, phổ biến 150 – 250 mm, cá biệt ở Tuy Hòa lên đến 491 mm [13]

Về những biến động theo mùa của lượng mưa, Nguyễn Trọng Hiệu và cộng sự (2011) nhận thấy xu thế biến đổi của lượng mưa trong mùa xuân tăng lên Trong mùa hè lượng mưa giảm chủ yếu trên vùng khí hậu Bắc Bộ, tăng chủ yếu trên các vùng khí hậu Trung Bộ, Nam Bộ Lượng mưa trong mùa thu giảm trên các vùng khí hậu phía Bắc và tăng ở các vùng khí hậu phía Nam; Mùa đông mưa giảm trên các vùng khí hậu phía bắc trừ vùng Đông Bắc và tăng ở các vùng khí hậu phía Nam

Ngô Đức Thành và Phan Văn Tân (2012) đã sử dụng phương pháp kiểm nghiệm phi tham số Mann-Kendall và phương pháp ước lượng xu thế của Sen để đánh giá xu thế biển đổi của 7 yếu tố khí tượng cho giai đoạn 1961 - 2007 Kết quả cho thấy đối với lượng mưa giảm ở phía Bắc vĩ tuyến 17 và tăng lên ở phía Nam [12]

Theo Kịch bản biển đổi khí hậu năm 2020, trong giai đoạn 1958 - 2018, lượng mưa năm tính trung bình cho cả nước có xu thế tăng nhẹ, với mức tăng 2,1% trong 61

năm Lượng mưa năm có xu thế giảm ở phần lớn diện tích phía Bắc, phần phía Tây của

Tây Nguyên và có xu thế tăng ở phần lớn diện tích phía Nam, nhiều nhất ở Nam Trung

Bộ Tính cho từng vùng khí hậu, lượng mưa có xu thế tăng trên hầu hết các mùa và tăng nhiều nhất vào mùa đông, riêng đối với mùa thu, hè có xu thế giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc Các cực trị cũng như hiện tượng cực đoan về mưa có xu thế biến đổi khác nhau trên các vùng khí hậu của Việt Nam, giảm ở hầu hết các trạm thuộc Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ và tăng ở phần lớn trạm thuộc các vùng khí hậu khác Số ngày mưa lớn (ngày có lượng mưa ≥ 50 mm) có xu thế tăng ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung

Bộ và giảm ở Tây Nguyên, Nam Bộ; mức độ tăng giảm phổ biến trong khoảng từ giảm

3 ngày đến tăng 5 ngày/58 năm Số ngày mưa lớn tăng nhiều nhất (10,4 ngày) ở trạm Ba

Tơ (Quảng Ngãi) và giảm nhiều nhất (12,8 ngày) ở trạm Càng Long (Trà Vinh) Đối với lượng mưa cực trị thì trong 58 năm qua, lượng mưa một ngày lớn nhất có xu thế tăng ở trung tâm vùng Đông Bắc, hầu hết tỉnh duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam

Trang 26

Bộ, phổ biến từ 20 đến 60%, có xu thế giảm ở hầu hết các tỉnh vùng Đồng bằng Bắc Bộ, một phần Bắc Trung Bộ, cực Nam Trung Bộ và hầu khắp Tây Nam Bộ Lượng mưa năm ngày lớn nhất có xu thể tăng ở hầu khắp cả nước, phổ biến từ 5 đến 40%, nhiều nhất ở Trung Bộ, giảm ở Tây Bắc, một phần Đông Bắc, các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Trị, các tỉnh phía Bắc Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, phổ biến từ 2 đến 20% [2]

Nguyễn Thị Tuyết, Phạm Thị Minh và cộng sự (2021) đã sử dụng số liệu lượng mưa tháng 03 trạm quan trắc khí tượng cơ bản (Tuy Hòa, Nha Trang, Phan Thiết) của

khu vực Nam Trung Bộ, chuỗi số liệu được sử dụng từ năm 1989 – 2018 để tính toán, thể hiện khi biểu diễn phương trình hồi quy tuyến tính một biến Qua phân tích, kết quả

số liệu đo cho thấy tại khu vực Nam Trung Bộ, phân bố lượng mưa giảm dần từ Bắc xuống Nam, đặc điểm quan trọng của yếu tố mưa là sự biến động lượng mưa theo năm

và tháng Sự phân bố lượng mưa trong mùa mưa theo không gian và thời gian không đồng đều Nơi nhiều mưa nhất và ít mưa nhất chênh lệch nhau rất lớn Lượng mưa ngày lớn nhất khu vực Nam Trung Bộ thường xảy ra khi chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão, áp thấp nhiệt đới, ITCZ, nhiễu động nhiệt đới v.v Nhưng đáng kể nhất là khi có sự kết hợp của nhiều loại hình thời tiết khác nhau [16]

Các tỉnh trên khu vực có 5 hình thế chính gây mưa lớn bao gồm: Bão/áp thấp nhiệt đới, KKL, gió mùa Tây nam, rãnh áp thấp xích đạo và ITCZ, trong đó có từng hình thế hoạt động độc lập, có những lúc 2 đến 3 hình thế kết hợp đã gây ra mưa lớn diện rộng trên khu vực, bên cạnh đó một số nơi do địa hình núi cao nên lượng mưa có những nơi rất lớn gây lũ lụt và sạt lở đất đá

Trang 27

Đối với các nghiên cứu về mưa trên thế giới cũng như ở Việt Nam là rất quan trọng, bởi yếu tố mưa ảnh lớn đến môi trường, hệ sinh thái và cuộc sống của con người Đây là trách nhiệm đối với ngành khí tượng thủy văn nói chung và các nhà khí tượng - khí hậu học nói riêng Có thể nói nghiên cứu về mưa khá phong phú, bao gồm đặc điểm phân bố mưa, xu thế mưa, xu thế biến đổi và dự báo mưa Các công trình nghiên cứu

xu thế biến đổi mưa trên phạm vi quy mô cả nước Việt Nam nói chung và khu vực Nam Trung Bộ nói riêng, các thời kỳ, số liệu và vùng địa lý sử dụng trong nghiên cứu là khác nhau, tuy nhiên để có chuỗi số liệu trong thời gian dài và số lượng trạm đo để sử dụng nghiên cứu về mưa là còn hạn chế, vì vậy việc nghiên cứu về đặc điểm và xu thế biến đổi một số đặc trưng mưa trên khu vực Nam Trung Bộ là rất cần thiết và góp phần làm tiền đề cho các nghiên cứu liên quan tiếp theo, kết quả sẽ cho thấy phân bố và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa ở Nam Trung Bộ một cách chi tiết hơn

Trang 28

CHƯƠNG 2 SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Trạm Khí tượng tiêu chuẩn và năm có số liệu lượng mưa ngày: 9 trạm;

- Trạm Thủy văn tiêu chuẩn và năm có số liệu lượng mưa ngày: 8 trạm;

- Trạm Đo mưa nhân dân tiêu chuẩn và năm có số liệu lượng mưa ngày: 24 trạm

Sử dụng số liệu mưa ngày của 41 trạm trong thời gian 40 năm để tính toán ra lượng mưa tháng, lượng mưa năm, lượng mưa mùa khô, lượng mưa mùa mưa, lượng mưa tháng nhiều nhất, lượng mưa tháng ít nhất, lượng mưa 3 tháng nhiều nhất, lượng mưa 3 tháng

ít nhất, lượng mưa 1 ngày lớn nhất, lượng mưa 5 ngày lớn nhất

Tổng hợp lượng mưa ngày của các trạm trên khu vực, kiểm tra các sai số bất hợp

lý (nếu có), tiến hành hiệu chỉnh đối chiếu số liệu thực đo của máy tự ghi (vũ lượng ký) cùng trạm hoặc sử dụng các trạm lân cận để kiểm tra so sánh Số liệu được sử dụng thống nhất là cho các loại trạm, không phân biệt trạm khí tượng, thủy văn hay đo mưa nhân dân, sử dụng số liệu thực đo tổng lượng mưa ngày (lượng mưa tích luỹ 24 giờ) Phát hiện

Trang 29

các sai số và hiệu chỉnh trên cở sở số liệu thực đo với lượng mưa giờ sau khi đã hiệu chỉnh, số liệu nghi ngờ có thể được kiểm tra lại với số liệu gốc hoặc dùng các trạm khí tượng thủy văn lân cận để so sánh và đối chiếu Danh sách các trạm khí tượng thủy văn khai thác số liệu theo Hình 2.1 và Bảng 2.1

Hình 2.1 Sơ đồ các trạm Khí tượng Thủy văn và Đo mưa nhân dân khu vực Nam

Trung Bộ

Trang 30

Bảng 2.1 Các trạm Khí tượng Thủy văn và Đo mưa nhân dân Nam Trung Bộ

TT Tên trạm Kinh độ Vĩ độ Tỉnh Loại trạm

1 An Hòa 108.55 14.35

Bình Định

Thủy văn

2 Hoài Nhơn 109.10 14.28 Khí tượng

3 Hoài Ân 108.57 14.22 Đo mưa

4 Vĩnh Hảo 108.46 14.19 Đo mưa

5 Phù Mỹ 109.30 14.10 Đo mưa

6 Định Bình 108.48 14.07 Đo mưa

7 Đề Gi 109.09 14.07 Đo mưa

8 Phù Cát 109.40 14.00 Đo mưa

9 Bình Nghi 108.58 13.54 Thủy văn

10 Quy Nhơn 109.13 13.46 Khí tượng

11 Vân Canh 109.00 13.37 Đo mưa

12 Sông Cầu 109.13 13.27

Phú Yên

Đo mưa

13 Hà Bằng 109.08 13.22 Thủy văn

14 Tuy Hòa 109.17 13.05 Khí tượng

15 Sơn Hòa 108.59 13.03 Khí tượng

16 Hòa Đồng 109.13 12.58 Đo mưa

22 Đồng Trăng 109.00 12.17 Thủy văn

23 Nha Trang 109.12 12.13 Khí tượng

24 Khánh Sơn 108.57 12.01 Đo mưa

Trang 31

TT Tên trạm Kinh độ Vĩ độ Tỉnh Loại trạm

25 Cam Ranh 109.10 11.56 Khí tượng

35 Tà Pao 107.43 11.07 Thủy văn

36 Bầu Trắng 108.25 11.04 Đo mưa

37 Ma Lâm 108.03 11.06 Đo mưa

38 Mương Mán 108.00 10.58 Đo mưa

39 Phan Thiết 108.06 10.56 Khí tượng

40 Kê Gà 108.00 10.43 Đo mưa

41 La Gi 107.46 10.40 Khí tượng

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp dùng để tính toán các đặc trưng mưa là phương pháp thống kê, công cụ sử dụng tính toán và xuất kết quả của các đặc trưng bằng phần mềm MS Excel

2.2.1 Các đặc trưng thống kê của mưa

Để tính toán các đặc trưng mưa, có thể tính được rất nhiều đặc trưng thống kê khác nhau với nguồn số liệu ban đầu là lượng mưa ngày, nhưng trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này được chọn tính toán một số đặc trưng như sau:

Trang 32

* Các đặc trưng của lượng mưa

- Tổng lượng mưa tháng là lượng mưa tích lũy của các ngày trong tháng;

- Tổng lượng mưa năm là lượng mưa từ tháng I – XII;

- Tổng lượng mưa mùa khô là từ tháng I – VIII, 4 tỉnh: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, riêng Bình Thuận từ tháng XI đến tháng IV năm sau;

- Tổng lượng mưa mùa mưa từ tháng IX - XII, Bình Thuận từ tháng V – X;

- Tổng lượng mưa tháng nhiều nhất là lượng mưa một tháng nhiều nhất của năm theo từng trạm;

- Tổng lượng mưa tháng ít nhất là lượng mưa một tháng ít nhất của năm theo từng trạm;

- Tổng lượng mưa 3 tháng nhiều nhất là 3 tháng mưa liên tục được tính trượt có lượng nhiều nhất trong năm theo từng trạm;

- Tổng lượng mưa 3 tháng ít nhất là 3 tháng mưa liên tục được tính trượt có lượng

ít nhất trong năm theo từng trạm;

- Tổng lượng mưa 1 ngày lớn nhất trong năm theo từng trạm;

- Tổng lượng mưa 5 ngày lớn nhất là 5 ngày liên tục có lượng lớn nhất trong năm theo từng trạm

* Các đặc trưng của số ngày mưa

- Tổng số ngày mưa trong tháng; Số ngày mưa trong năm; Số ngày mưa trong mùa khô; Số ngày mưa trong mùa mưa, tính số ngày mưa là số ngày có lượng mưa > 0,1

Trang 33

* Mùa mưa và độ dài mùa mưa

- Mùa mưa: Là thời kỳ liên tiếp trong năm, trong đó xác suất lượng mưa tháng > 100

mm là >50% : P(Rtháng >100mm) >50%

- Độ dài mùa mưa: Số tháng liên tiếp trong năm có tổng lượng mưa >100mm/tháng

Đặc trưng này được xác định cho từng năm tại các trạm

* Phương pháp tính toán

- Tính tổng lượng mưa theo công thức:

𝑋 = 𝛴𝑖=1 𝑛 𝑥𝑖

Trong đó: Tổng lượng mưa ký hiệu là X có số liệu quan trắc {xi; i=1, n}, xi là giá trị

lượng mưa hoặc số ngày mưa, i=1 n là độ dài số năm có số liệu

- Tính lượng mưa, số ngày mưa trung bình theo công thức:

Trung bình lượng mưa năm là giá trị bằng tổng lượng mưa của nhiều năm chia cho

số năm được tính toán

- Tính độ lệch chuẩn lượng mưa năm theo công thức: Sx = √Dx

Trong đó: Sx là độ lệch chuẩn, Dx là phương sai

- Tính biến động lượng mưa năm theo công thức: Cv = 𝑆𝑥

𝑥̅

Trong đó: Cv là hệ số biến động (còn được gọi là biến suất tương đối hay hệ số

biến thiên), S x là độ lệch chuẩn lượng mưa năm, 𝑥̅ là trung bình lượng mưa năm

2.2.2 Phương pháp phân tích xu thế

Trong phân tích thống kê, mục đích của phân tích xu thế biến đổi chuỗi số liệu theo thời gian là xác định các biến đổi của một biến ngẫu nhiên là tăng hay giảm theo thời gian Có nhiều cách kiểm tra định tính hoặc định lượng của xu thế như: Đồ thị, hồi quy tuyến tính một biến, Mann-Kendal và Sen’s slope… Trong nghiên cứu này tôi áp dụng

Trang 34

phương pháp Sen để tính hệ số góc và kiểm nghiệm phi tham số Mann-Kendal để kiểm tra xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa

Để phát hiện xu thế biến đổi của lượng mưa trong chuỗi thời gian theo tháng, theo mùa và hàng năm bằng phương pháp hệ số góc Sen và kiểm nghiệm phi tham số Mann-Kendall Mann-Kendal là một phương pháp sử dụng rộng rãi trong bài toán đánh giá biến đổi khí hậu Phương pháp này có nhiều ưu điểm là không ảnh hưởng bởi giá trị số liệu thiếu và dữ liệu phân bố là ngẫu nhiên; dữ liệu sai hoặc giá trị ngoại lai không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả tính toán Trong luận văn này những xu thế được coi là có ý nghĩa thống kê ở mức α bằng 0,1

* Xu thế Sen (Sen’s slope)

Để xác định độ lớn Q của xu thế chuỗi, ta sử dụng cách ước lượng của Sen, Q được

xác định là trung vị của dãy gồm n (n- 1)/2 phần tử

- Hệ số góc gần bằng 0 (~0) là xu thế không biến đổi;

Trị tuyệt đối của hệ số góc càng lớn thì xu thế tăng hay giảm càng mạnh

Mức độ xu thế tăng hay giảm được tính kết quả là phần trăm (%) trên một năm nhân với 10 năm (một thập kỷ)

* Kiểm nghiệm phi tham số Mann-Kendal

Kiểm nghiệm phi tham số Mann-Kendall nhằm xác định xu thế của một chuỗi số liệu (tập mẫu) đã được sắp xếp theo trình tự thời gian Phương pháp này so sánh độ lớn tương đối của các phần tử của chuỗi chứ không xét chính giá trị của các phần tử Điều này giúp tránh được xu thế giả tạo do một vài giá trị cực trị cục bộ gây ra nếu sử dụng

Trang 35

ưu điểm nữa của phương pháp này là không cần quan tâm việc tập mẫu tuân theo luật phân bố nào.

Giả sử có chuỗi trình tự thời gian (x1, x2…xn), có n giá trị

Trong đó: x biểu diễn số liệu tại thời điểm i và j (j>i) và hàm sign là:

𝑠𝑖𝑔𝑛(𝑥𝑗 − 𝑥𝑖) = {

+1 𝑥𝑗 > 𝑥𝑖

0 𝑥𝑗 = 𝑥𝑖

−1 𝑥𝑗 < 𝑥𝑖Giá tri thống kê Mann-Kendall (S) được đinh nghĩa:

Với định nghĩa độ lớn Q của xu thế chuỗi ta thấy Q có cùng dấu với τ và có phân

bố chuẩn hóa N(0.1), giá trị τ dương thể hiện chuỗi có xu thế tăng, τ âm thể hiện chuỗi

có xu thế giảm Do τ thuộc N(0.1) nên việc kiểm nghiệm chuỗi có xu thế hay không trở nên đơn giản, trong nghiên cứu này giá trị xu thế được tính với mức ý nghĩa 10%, nghĩa

là xác suất phạm sai lầm loại 1 là 10%

Trang 36

Từ đó với độ tin cậy p=1-a chọn trước nào đó:

Nếu 2P(T>|τ|)< p ta kết luận chuỗi có xu thế, ngược lại nếu 2P(T>|τ|)> p thì chuỗi không có xu thế (với độ tin cậy p hay với mức ý nghĩa a)

Để đánh giá độ tin cậy của các đặc trưng về lượng mưa và số ngày mưa trong luận văn này với mức độ ý nghĩa là > 90%

2.2.3 Phương pháp thể hiện trên bản đồ

Với những số liệu và phương pháp đã nêu trên, kết quả sẽ thể hiện ở chương 3 bằng các bản đồ, biểu đồ của các đại lượng mưa (theo Bảng 2.2):

- Bản đồ phân bố lượng mưa năm, độ lệch chuẩn lượng mưa năm, hệ số biến động lượng mưa năm, phân bố lượng mưa tháng nhiều nhất, phân bố lượng mưa tháng ít nhất trên khu vực;

- Bản đồ, biểu đồ xu thế biến đổi lượng mưa năm, lượng mưa mùa mưa, lượng mưa mùa khô, lượng mưa 3 tháng nhiều nhất, lượng mưa 3 tháng ít nhất, lượng mưa 1 ngày nhiều nhất, lượng mưa 5 ngày nhiều nhất;

- Bản đồ xu thế biến đổi số ngày mưa năm, số ngày mưa mùa mưa, số ngày mưa mùa khô, số ngày mưa vừa, số ngày mưa to, số ngày mưa rất to;

- Biểu đồ đẳng trị lượng mưa tháng các giai đoạn 1981 - 1990, 1991 - 2000, 2001

- 2010, 2011 – 2020;

- Bản đồ xu thế biến đổi lượng mưa năm, lượng mưa mùa mưa, số ngày mưa vừa,

số ngày mưa to theo 2 giai đoạn 1981 - 2000 và 2001 - 2020

Trang 37

Bảng 2.2 Các đặc trưng mưa

TT Đặc trưng lượng mưa TT Đặc trưng số ngày mưa

1 Lượng mưa năm 10 Số ngày mưa trong năm

2 Lượng mưa mùa mưa 11 Số ngày mưa trong mùa mưa

3 Lượng mưa mùa khô 12 Số ngày mưa trong mùa khô

4 Lượng mưa tháng nhiều nhất 13 Số ngày mưa vừa của năm (≥16 – 50mm/24 giờ)

5 Lượng mưa tháng ít nhất 14 Số ngày mưa to của năm (>50 – 100mm/24 giờ)

6 Lượng mưa 3 tháng nhiều nhất 15 Số ngày mưa rất to của năm (>100mm/24 giờ)

7 Lượng mưa 3 tháng ít nhất

8 Lượng mưa 1 ngày nhiều nhất

9 Lượng mưa 5 ngày nhiều nhất

Trang 38

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ ĐẶC ĐIỂM VÀ XU THẾ BIẾN ĐỔI

MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG MƯA TRÊN KHU VỰC NAM TRUNG BỘ

3.1 Phân bố lượng mưa trên khu vực Nam Trung Bộ

Chế độ mưa trên khu vực Nam Trung Bộ được hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau và diễn ra khá phức tạp Qua số liệu thực đo từ mạng lưới trạm tiêu chuẩn, trong các nhân tố hình thành chế độ mưa thì nhân tố hoàn lưu và địa hình đóng vai trò chính Sự khống chế của các khối không khí nhiệt đới và không khí biển xích đạo có tiềm lượng nhiệt ẩm cao là tiền đề cơ bản cho sự hình thành một chế độ mưa khá phong phú trên các tỉnh trong khu vực nhưng đó mới chỉ là điều kiện cần Vì các hình thế gây mưa như XTNĐ, không khí lạnh, gió mùa tây nam, rãnh áp thấp xích đạo, ITCZ, các dòng thăng cưỡng bức do địa hình, dông sét và một số hình thế kết hợp mới là những nhân tố gây mưa trực tiếp Những nhân tố này đan xen lẫn nhau, phối hợp với nhau tạo

ra một chế độ mưa rất đa dạng và không ổn định Do vậy lượng mưa trong từng tháng, từng mùa, cũng như từng năm trên các tỉnh trong khu vực có sự khác nhau

3.1.1 Phân bố lượng mưa năm

Phân bố lượng mưa năm (Hình 3.1), trên Khu vực Nam Trung Bộ giảm dần từ phía bắc xuống phía nam, vùng núi cao hơn vùng đồng bằng ven biển Tổng lượng mưa năm trung bình trên toàn khu vực khoảng 1.600 mm, trạm có lượng mưa lớn nhất hơn

3000 mm tại trạm An Hòa (Bình Định) nằm phía Tây bắc của khu vực, nơi có lượng mưa năm nhỏ nhất khoảng 770 mm tại trạm Bầu Trắng (Bình Thuận), sự chênh lệch lượng mưa năm ở trạm có lượng lớn nhất và trạm có lượng nhỏ nhất khoảng 2300 mm Điều này phù hợp với các nhận định từ các nghiên cứu [1, 16]

Trang 39

Hình 3.1 Bản đồ phân bố lượng mưa năm các trạm Nam Trung Bộ

* Độ lệch chuẩn và tính biến động lượng mưa năm

Độ lệch chuẩn lượng mưa năm trên khu vực Nam Trung Bộ (Hình 3.2) không đều giữa các trạm và các vùng trên khu vực, các trạm ở phía bắc từ tỉnh Bình Định đến Khánh Hòa có độ dao động lượng mưa lớn hơn các trạm phía nam từ tỉnh Ninh Thuận đến Bình Thuận, vùng núi và địa hình gồ ghề có độ dao động lớn hơn vùng đồng bằng ven biển; nơi có độ dao động lớn nhất khoảng 780 mm tại trạm An Hòa thuộc phía tây bắc của khu vực; tại trạm Khánh Sơn (Khánh Hòa) nằm ở vùng núi cao phía tây nam của tỉnh có độ dao động 650 mm, trạm Võ Xu (Bình Thuận) phía nam của khu vực dao động 559 mm Trạm Mương Mán (Bình Thuận) có độ dao động nhỏ nhất trên khu vực Nam Trung Bộ

là 200 mm Mặc dù độ dao động lượng mưa năm lớn tại các trạm phía bắc của khu vực

Trang 40

nhưng qua tính toán cho thấy (Hình 3.3), tính biến động lượng mưa lại tương đối ổn định, các trạm từ tỉnh Bình Định đến Phú Yên với hệ số khoảng 25%, các trạm từ tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận khoảng 30% cao hơn các trạm ở hai tỉnh phía bắc; các trạm phía nam tỉnh Ninh Thuận đến Bình Thuận có hệ số biến động không đồng đều, tại trạm Liên Hương hệ số biến động 46%, các trạm Tân Mỹ, Cà Ná, Quán Thẻ tỉnh Ninh Thuận khoảng 38%, các trạm còn lại của tỉnh Bình Thuận khoảng 17%

Hình 3.2 Bản đồ độ lệch chuẩn lượng mưa năm các trạm Nam Trung Bộ

Ngày đăng: 08/10/2024, 20:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Sơ đồ các trạm Khí tượng Thủy văn và Đo mưa nhân dân khu vực Nam - Nghiên cứu Đặc Điểm và xu thế biến Đổi một số Đặc trưng mưa trên khu vực nam trung bộ
Hình 2.1. Sơ đồ các trạm Khí tượng Thủy văn và Đo mưa nhân dân khu vực Nam (Trang 29)
Hình 3.1. Bản đồ phân bố lượng mưa năm các trạm Nam Trung Bộ - Nghiên cứu Đặc Điểm và xu thế biến Đổi một số Đặc trưng mưa trên khu vực nam trung bộ
Hình 3.1. Bản đồ phân bố lượng mưa năm các trạm Nam Trung Bộ (Trang 39)
Hình 3.4. Bản đồ phân bố lượng mưa tháng nhiều nhất các trạm Nam Trung Bộ - Nghiên cứu Đặc Điểm và xu thế biến Đổi một số Đặc trưng mưa trên khu vực nam trung bộ
Hình 3.4. Bản đồ phân bố lượng mưa tháng nhiều nhất các trạm Nam Trung Bộ (Trang 41)
Hình 3.8. Bản đồ xu thế biến đổi lượng mưa mùa mưa các trạm Nam Trung Bộ. Điểm - Nghiên cứu Đặc Điểm và xu thế biến Đổi một số Đặc trưng mưa trên khu vực nam trung bộ
Hình 3.8. Bản đồ xu thế biến đổi lượng mưa mùa mưa các trạm Nam Trung Bộ. Điểm (Trang 45)
Hình 3.10. Bản đồ xu thế biến đổi lượng mưa mùa khô các trạm Nam Trung Bộ. Điểm - Nghiên cứu Đặc Điểm và xu thế biến Đổi một số Đặc trưng mưa trên khu vực nam trung bộ
Hình 3.10. Bản đồ xu thế biến đổi lượng mưa mùa khô các trạm Nam Trung Bộ. Điểm (Trang 46)
Hình 3.26. Bản đồ xu thế biến đổi số ngày mưa mùa mưa tại các trạm Nam Trung Bộ. - Nghiên cứu Đặc Điểm và xu thế biến Đổi một số Đặc trưng mưa trên khu vực nam trung bộ
Hình 3.26. Bản đồ xu thế biến đổi số ngày mưa mùa mưa tại các trạm Nam Trung Bộ (Trang 60)
Hình 3.29. Bản đồ xu thế biến đổi số ngày mưa vừa tại các trạm Nam Trung Bộ. Điểm - Nghiên cứu Đặc Điểm và xu thế biến Đổi một số Đặc trưng mưa trên khu vực nam trung bộ
Hình 3.29. Bản đồ xu thế biến đổi số ngày mưa vừa tại các trạm Nam Trung Bộ. Điểm (Trang 62)
Hình 3.33. Bản đồ xu thế biến đổi số ngày mưa rất to tại các trạm Nam Trung Bộ - Nghiên cứu Đặc Điểm và xu thế biến Đổi một số Đặc trưng mưa trên khu vực nam trung bộ
Hình 3.33. Bản đồ xu thế biến đổi số ngày mưa rất to tại các trạm Nam Trung Bộ (Trang 65)
Hình 3.37. Biểu đồ tỉ lệ trạm có xu thế biến đổi lượng mưa năm tăng, giảm khu vực - Nghiên cứu Đặc Điểm và xu thế biến Đổi một số Đặc trưng mưa trên khu vực nam trung bộ
Hình 3.37. Biểu đồ tỉ lệ trạm có xu thế biến đổi lượng mưa năm tăng, giảm khu vực (Trang 70)
Hình 3.41. Biểu đồ tỉ lệ trạm có xu thế biến đổi số ngày mưa vừa tăng, giảm và không - Nghiên cứu Đặc Điểm và xu thế biến Đổi một số Đặc trưng mưa trên khu vực nam trung bộ
Hình 3.41. Biểu đồ tỉ lệ trạm có xu thế biến đổi số ngày mưa vừa tăng, giảm và không (Trang 72)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN