1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của enso Đến nhiệt Độ và mưa khu vực nam trung bộ

79 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng của ENSO đến nhiệt độ và mưa khu vực Nam Trung Bộ
Tác giả Bùi Văn Thọ
Người hướng dẫn PGS. TS Trần Quang Đức
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Khí tượng và Khí hậu học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 7,36 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 (13)
    • 1.1. Khái niệm về hiện tƣợng ENSO (0)
    • 1.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của ENSO (13)
      • 1.2.1. Ngoài nước (13)
      • 1.2.2. Trong nước (18)
    • 1.3. Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Trung Bộ (21)
      • 1.3.1. Vị trí địa lý, địa hình khu vực Nam Trung Bộ (21)
      • 1.3.2. Đặc điểm thời tiết, khí hậu khu vực Nam Trung Bộ (22)
    • 1.4. Tiểu kết cuối chương 1 (24)
  • CHƯƠNG 2 (26)
    • 2.1. Số liệu (26)
      • 2.1.1. Số liệu từ các trạm quan trắc (26)
      • 2.1.2. Bộ chỉ số ONI và các pha của ENSO (27)
      • 2.1.3. Một số đặc trƣng về nhiệt độ, mƣa đƣợc luận văn sử dụng (0)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (31)
      • 2.2.1. Phương pháp tính toán đăc trưng thống kê (31)
      • 2.2.2. Phương pháp thể hiện trên bản đồ (31)
    • 3.1. Ảnh hưởng của ENSO đến nhiệt độ (32)
      • 3.1.1. Ảnh hưởng của El Nino đến nhiệt độ (32)
      • 3.1.2. Ảnh hưởng của La Nina đến nhiệt độ (38)
      • 3.1.3. Ảnh hưởng của năm trung tính đến nhiệt độ (44)
    • 3.2. Ảnh hưởng của ENSO đến mưa (51)
      • 3.2.1. Ảnh hưởng của El Nino đến mưa (51)
      • 3.2.2. Ảnh hưởng của La Nina đến mưa (58)
      • 3.2.3. Ảnh hưởng của năm trung tính đến mưa (65)

Nội dung

Ảnh hưởng của enso Đến nhiệt Độ và mưa khu vực nam trung bộ Ảnh hưởng của enso Đến nhiệt Độ và mưa khu vực nam trung bộ

Các nghiên cứu về ảnh hưởng của ENSO

Sự kiện La Ninã thường kéo dài lâu hơn El Ninõ, có thể từ 9 tháng đến 2 năm Cả El Ninõ và La Ninã đều gây ảnh hưởng đến thời tiết trên phạm vi rộng hơn ngoài lưu vực Thái Bình Dương Ví dụ, vào những năm El Ninõ, số lượng bão ở Đại Tây Dương ít hơn bình thường và cường độ cũng yếu hơn Các kiểu mưa trên toàn cầu cũng thay đổi: lượng mưa giảm ở California và vùng Sừng châu Phi, trong khi ở Ấn Độ lại tăng, còn gió mùa suy yếu khiến lục địa Ấn Độ trở nên khô hạn hơn.

Theo tác giả Chunzai Wang (2001), Phòng Hải dương học Vật lý - Phòng thí nghiệm Khí tượng và Hải dương học NOAA Đại Tây Dương, trong nghiên cứu Cơ chế ENSO, đã chỉ ra: Sự biến đổi ENSO là một hiện tượng kết hợp giữa đại dương và khí quyển Khái niệm về sự kết hợp giữa không khí và biển này đƣợc minh họa trên các giản đồ, cho thấy rằng gradient SST ở xích đạo TBD trong điều kiện ENSO trung tính hoặc bình thường cũng liên quan đến một hoàn lưu khí quyển theo chiều kinh hướng, thường được gọi là vòng tuần hoàn Walker, được đặt theo tên của người phát hiện ra Sir Gilbert Walker Phần đi lên của hoàn lưu Walker này ở phía Tây TBD ấm áp và phần đi xuống của hoàn lưu này là phía Đông xích đạo TBD lạnh giá Gió mực thấp của hoàn lưu ngang này ở xích đạo TBD là gió mậu dịch (gió đông);

Ngoài ra, có một số chỉ số SST đƣợc sử dụng, nhƣng một chỉ số đƣợc sử dụng bởi NOAA / NCEP / CPC được gọi là chỉ số Nino đại dương (ONI) Theo định nghĩa của ONI, một pha ấm hoặc lạnh của ENSO đƣợc công bố nếu 5 tháng liờn tiếp trung bỡnh của SST trong vựng Niủo3,4 vƣợt qua ngƣỡng ± 0,5° C Chuỗi thời gian của chỉ số ONI này, là giá trị trung bình trong 3 tháng của SST đƣợc tính trung bình trên vùng Nino3,4 Lưu ý rằng, khu vực Nino3,4 nằm ở vị trí chiến lược ở đầu của lưỡi lạnh phía Đông xích đạo TBD, nơi đối lưu bất thường được hình thành trong các sự kiện ENSO Các vùng Nino khác cũng đã trở thành các vùng quan trọng để theo dõi sự khác biệt về sắc thái giữa các sự kiện ENSO đã đƣợc phát hiện gần đây

Theo Cục khí tƣợng Úc (2012), từ đánh giá “Ba giai đoạn của El Nino-Dao động Nam (ENSO)”, đã chỉ ra: Pha trung tính - Ở trạng thái trung tính (không phải

El Nino hay La Nina), gió mậu dịch thổi từ Đông sang Tây trên bề mặt của TBD nhiệt đới, mang theo không khí ẩm, ấm và nước bề mặt ấm hơn được đẩy về phía Tây TBD và giữ cho trung tâm TBD tương đối mát mẻ Đường nhiệt ở phía Tây sâu hơn phía Đông Ở phía Tây TBD xuất hiện đối lưu khí quyển, không khí ấm này bốc lên cao vào khí quyển và nếu không khí đủ ẩm sẽ gây ra những đám mây vũ tích cao vót và mƣa Không khí hiện đã khô hơn này sau đó di chuyển về phía Đông trước khi đi xuống vùng nhiệt đới mát hơn phía Đông TBD Hình thái của không khí bay lên ở phía Tây và xuống ở phía Đông với không khí di chuyển theo hướng Tây trên bề mặt đƣợc gọi là Vòng tuần hoàn Walker;

El Nino - trong thời k El Nino, gió mậu dịch suy yếu hoặc thậm chí có thể đảo ngược, cho phép khu vực nước ấm hơn bình thường di chuyển vào vùng trung tâm và phía Đông TBD nhiệt đới Nhiệt độ đại dương ấm hơn bình thường này có liên quan đến sự dày sát của đường nhiệt ở trung tâm đến Đông TBD Nước biển mát hơn từ bên dưới dâng lên yếu hơn cũng góp phần làm cho nhiệt độ bề mặt biển ấm hơn Nhiệt độ bề mặt biển xung quanh miền Bắc Úc mát hơn bình thường và trọng tâm của dòng đối lưu di chuyển khỏi Úc về phía Đông hướng tới trung tâm TBD nhiệt đới Điều này dẫn đến lƣợng mƣa ở các quốc gia nhƣ Kiribati và Peru tăng lên, nhưng lượng mưa ít hơn ở Úc Các Ảnh hưởng lớn nhất thường được cảm nhận ở vùng nội địa phía đông Úc, trong khi các ảnh hưởng đối với các vùng như Tây Nam Tây Úc và ven biển New South Wales có thể thay đổi tùy từng sự kiện, và ở Tây Tasmania, ảnh hưởng nói chung là yếu;

Trong điều kiện La Nina, hoàn lưu Walker tăng cường, dẫn đến gió mậu dịch mạnh hơn và nhiệt độ bề mặt biển ấm hơn bình thường ở phía Bắc Úc Ngược lại, nhiệt độ bề mặt biển ở trung tâm và phía Đông TBD nhiệt đới trở nên mát hơn, kéo theo sự trào lên của nước mát từ đại dương sâu Sự đối lưu tăng lên, cung cấp độ ẩm cho bầu khí quyển và tuần hoàn Walker được tăng cường Điều này làm tăng cường gió mùa ở Úc, dẫn đến lượng mưa gia tăng ở miền Bắc và miền Đông nước Úc, đặc biệt là ở các khu vực phía Bắc và miền trung.

Cũng theo Cục khí tƣợng Úc (2016), trong nghiên cứu “La Nina là gì và ảnh hưởng của nó đến Úc như thế nào?”, đã chỉ ra rằng: Trong suốt La Nina, thường có nhiều xoáy thuận nhiệt đới hơn ở khu vực Úc, với số lƣợng bão đổ bộ vào đất liền nhiều gấp đôi so với những năm El Nino Cơn bão đầu tiên đi qua bờ biển Úc cũng có xu hướng xảy ra sớm hơn Những năm duy nhất có nhiều xoáy thuận nhiệt đới nghiêm trọng đổ bộ vào Queensland là năm La Nina Điều này đồng nghĩa với việc gia tăng khả năng xảy ra thiệt hại lớn và lũ lụt liên quan đến gió mạnh, biển động và mƣa lớn từ các xoáy thuận nhiệt đới

Tác giả Jun Matsumoto, Satoru Yokoi (2010) trong nghiên cứu "Mưa lớn ở Miền Trung Việt Nam" chỉ ra rằng sự kết hợp của không khí lạnh (KKL) và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) đóng vai trò quan trọng hình thành mưa lớn tại khu vực Nhóm nghiên cứu xác định được 6 KKL kết hợp với gió bắc mạnh (KKL-NW), 6 KKL kết hợp với gió nam (KKL-SW) và 33 KKL kết hợp với gió nhẹ (KKL-thường), trong đó KKL-NW đi kèm với ATNĐ Họ cũng phát hiện ra rằng lượng mưa tổng cộng của KKL-SW lớn hơn đáng kể so với các loại KKL khác và SW đơn thuần, chứng minh vai trò kết hợp giữa KKL và ATNĐ Không khí lạnh đơn thuần không gây ra mưa lớn, còn lượng mưa do KKL-NW và KKL-thường chỉ tương đương với lượng mưa trung bình trong tháng 10-11.

Sự tồn tại của ATNĐ trong điều kiện mƣa lớn vào tháng 11 năm 1999 có thể bắt nguồn từ sóng Rossby phản ứng lại dị thường đối lưu quy mô lớn trên vùng ven biển kết hợp với sự dao động nội mùa (DĐNM) trên vùng xích đạo Bên cạnh đó, các ATNĐ trong một nửa số trường hợp KKL-SW cũng kết hợp với dị thường đối lưu DĐNM Do đó, DĐNM là một trong những chỉ tiêu quan trọng cho sự hình thành và duy trì ATNĐ có đóng góp tới hiệu ứng kết hợp nói trên

Dị thường lượng mưa Đông Nam Á (SEAR) chịu ảnh hưởng bởi cường độ của El Nino (La Nina) Phân tích EOF từ dữ liệu lượng mưa trung bình hàng tháng từ năm 1951 đến 1999 cho thấy mode EOF chiếm ưu thế với lượng mưa SEAR tăng về phía bắc vào mùa hè khi El Nino phát triển đến mùa xuân năm sau khi sự kiện suy yếu Sự dịch chuyển này tương ứng với sự dịch chuyển về phía bắc của dị thường bức xạ sóng dài liên quan đến ENSO Song song với đó, dị thường lượng mưa SEAR cũng phát triển cùng với dị thường nhiệt độ bề mặt biển liên quan đến ENSO Sự mạnh lên và yếu đi của nhiệt độ bề mặt biển (SST) ở Tây Thái Bình Dương và dấu hiệu biến đổi dị thường SST ở biển Java-Sumatra đóng vai trò quan trọng trong quá trình này.

In đô nê xi a và sự ấm lên trên Ấn Độ Dương và biển Đông là một phần của ENSO có liên hệ với những thay đổi của dị thường SEAR Hoàn lưu của các dị thường mực thấp kết hợp với ENSO liên quan đến dị thường lượng mưa Đông Nam Á (SEAR) cho thấy sự tăng cường và yếu đi của các xoáy nghịch (anticyclones) ở hai bên xích đạo, một ở phía Nam Ấn Độ Dương và một xoáy khác ở phía Tây Bắc Thái Bình Dương Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng thêm chuỗi số liệu trường bức xạ sóng dài ORL, độ ẩm riêng, thông lượng ẩn nhiệt bề mặt và trường gió ngang mực 850hPa cho thấy dị thường trong các trường ORL, SST, vận chuyển dòng ẩm tích lũy theo phương thẳng đứng, phân k ẩm và hơi nước bề mặt có liên quan đến sự dịch chuyển của SEAR

Theo tác giả Song Yang, Zhenning Li, Jin-Yi và cộng sự (2018) trong nghiên cứu “El Nino-Dao động Nam và ảnh hưởng của nó trong biến đổi khí hậu”, Khoa học Quốc gia, cho thấy rằng: ENSO có xu hướng xảy ra với các dị thường nhiệt độ bề mặt nước biển ấm nhất ở vùng nhiệt đới trung tâm TBD, thay vì phía Đông TBD, trong những thập kỷ qua Sự thay đổi này đòi hỏi chúng ta phải xem xét lại các cơ chế ảnh hưởng cho sự xuất hiện và phát triển của ENSO, mối liên hệ của ENSO với các hệ thống khí hậu khác và các lĩnh vực khí quyển - đại dương bao gồm nhiệt độ và lượng mưa, cơ sở và phương pháp dự báo khí hậu;

Trong thế kỷ 20, giai đoạn ấm của ENSO (El Nino) về cơ bản đƣợc đặc trƣng bởi các dị thường SST lớn ở phía Đông TBD, trong khi một loại ENSO mới với các dị thường SST lớn ở trung tâm TBD đã được công nhận vài thập kỷ trước, được gọi là El Nino ở trung tâm TBD (CP)

Takahashi và Yasunari (2006) đã chỉ ra chu k khí hậu 5 năm trung bình của lượng mưa của Thái Lan và liên hệ với trường hoàn lưu khí quyển Giá trị trung bình khí hậu 5 năm đƣợc lấy từ chuỗi số liệu 50 năm chỉ ra một sự khác biệt trong gián đoạn gió mùa (CMB) xuất hiện trên Thái Lan vào cuối tháng 6 Sự xuất hiện của CMB cùng với sự biến động tương đối mạnh của hoàn lưu gió mùa quy mô lớn là một điểm đặc biệt trong sự biến đổi mùa của khu vực gió mùa Đông Nam Á, bằng việc phân chia mùa mưa và gió mùa sớm/muộn trên bán đảo Đông Dương

Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Trung Bộ

1.3.1 Vị trí địa lý, địa hình khu vực Nam Trung Bộ

Khu vực Nam Trung Bộ là một dải ven biển miền Trung bao gồm 5 tỉnh là: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận trải dài từ 10 0 34 ' đến

14 0 42 ' độ vĩ Bắc, 107 0 24 ' đến 109 0 29 ' độ kinh Đông, diện tích tự nhiên toàn khu vực là 27526,6km 2 Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk và Lâm Đồng, phía Đông giáp Biển Đông Một bên là núi, một bên là biển với nhiều bãi tắm đẹp; cấu trúc xen kẽ nhiều đầm, vịnh Đặc biệt có vịnh Nha Trang - Khánh Hòa đƣợc xếp là một trong

29 vịnh đẹp nhất thế giới và cảng Cam Ranh - Khánh Hòa là cảng nước sâu nổi tiếng trên thế giới

Khu vực Nam Trung Bộ nằm ở sườn đông dãy Trường Sơn chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi nhô ra biển, đặc biệt là đèo Cù Mông ngăn cách giữa Bình Định và Phú Yên, đèo Cả ngăn cách giữa Phú Yên và Khánh Hòa Các con sông ở khu vực ngắn, có độ dốc lớn bắt nguồn từ dãy Trường Sơn chảy ra biển Do điều kiện địa hình đó nên khí hậu ở khu vực Nam Trung Bộ có rất nhiều khác biệt so với các khu vực lân cận khác nhƣ Tây Nguyên và Nam Bộ Địa hình ngoài việc đóng góp về mặt động lực, năng lƣợng cho các quá trình khí tượng và ảnh hưởng đến sự tiếp thu năng lượng bức xạ, hoàn lưu Khu vực Nam

Trung Bộ có những dãy núi chạy gần nhƣ từ Tây sang Đông, tạo thành các thung lũng sông, đặc biệt thung lũng sông Ba bắt đầu từ khu vực Tây Nguyên là điều kiện thuận lợi cho gió mùa tây nam xâm nhập Chính yếu tố địa hình này đã tạo ra mỗi vùng có sắc thái riêng trong nền khí hậu chung, thể hiện rất rõ ở 3 đặc trƣng là mƣa, hiện tƣợng gió tây khô nóng và gió địa hình

1.3.2 Đặc điểm thời tiết, khí hậu khu vực Nam Trung Bộ

Nhiệt độ trung bình trên khu vực Nam Trung Bộ cao quanh năm Hầu hết các nơi đều có nhiệt độ trung bình năm dao động từ 26.2 - 27.2 0 C Theo quy luật, nhiệt độ trung bình thấp nhất thường xảy ra vào tháng 01 hàng năm, trong khoảng 22.3 - 25.2 0 C; sau đó tăng dần và thường đạt cực đại vào tháng 6 - 8 Nhiệt độ trung bình trong khoảng 28.6 - 30.1 0 C ở tỉnh Bình Định Tháng 5, 6 có nhiệt độ vào khoảng 28.8 - 29.1 0 C ở tỉnh Phú Yên Tháng 5 - 7 có nhiệt độ vào khoảng 28.7 - 29.2 0 C ở Khánh Hòa Tháng 4 - 6 có nhiệt độ trong khoảng 27.2 - 28.8 0 C ở tỉnh Bình Thuận, sau đó lại giảm dần đến tháng 01 năm sau Tuy nhiên, từng năm cụ thể tháng lạnh nhất trong mùa đông có thể là tháng 12 hoặc tháng 01, đôi khi là tháng 02 Tháng nóng nhất có thể xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 8

Nhiệt độ tối cao tuyệt đối các tháng trong năm dao động từ 36.5 - 41.9 o C Đặc biệt, nhiệt độ tối cao tuyệt đối cao nhất trong chuỗi số liệu 40 năm quan trắc đƣợc tại trạm Khí tƣợng Sơn Hòa (Phú Yên) tháng 7 năm 2015 là 41.9 0 C

Trong thực tế, đặc trƣng nhiệt độ tối cao có ý nghĩa quan trọng trong đời sống và hoạt động sản xuất Nhiệt độ tối cao trên 30 0 C là giới hạn nóng đối với người và sinh vật, trên 35 0 C là nhiệt độ có ảnh hưởng đối với nông nghiệp, còn trên

39 0 C biểu thị của tình trạng nắng nóng đặc biệt gay gắt, gây tác hại đến hầu hết cây trồng, vật nuôi và con người

Nhƣ vậy, ở khu vực Nam Trung Bộ nhiệt độ tối cao các tháng 01 đến 3 và tháng 10 đến 12 ít khi vƣợt quá 35 0 C Tháng 5, 6, và 7 có số ngày với nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt từ 35 0 C trở lên nhiều nhất Đây là những tháng trùng với thời k gió mùa mùa hè Khi đó ở khu vực xuất hiện nhiều đợt nắng nóng, gió tây nam tốc độ gió lớn, độ ẩm thấp

Nhiệt độ tối thấp trung bình năm ở khu vực Nam Trung Bộ dao động trong khoảng từ 15.5 - 19.8 0 C Ở tỉnh Bình Định, Phú Yên hàng tháng nhiệt độ tối thấp trung bình dao động trong khoảng 17.0 - 24.9 0 C Đối với tỉnh Khánh Hòa, Bình Thuận nhiệt độ tối thấp trung bình các tháng trong năm dao động từ 18.4 - 24.3 0 C

Nhìn chung, nhiệt độ tối thấp trung bình cũng biến đổi tương tự như nhiệt độ trung bình và nhiệt độ tối cao trung bình, thấp nhất vào các tháng mùa đông và sau đó tăng dần, cao nhất ở các tháng mùa hè Tuy nhiên, nhiệt độ tối thấp trung bình dao động qua các tháng nhỏ hơn nhiệt độ tối cao trung bình

Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối ở khu vực Nam Trung Bộ trong tháng 4 đến tháng

10 dao động trong khoảng từ 16.5 - 20.0 0 C, các tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau dao động từ 10.3 - 16.4 0 C đây là những tháng trùng với thời k hoạt động mạnh nhất của gió mùa mùa đông

Mƣa là một yếu tố chính của thời tiết để xác định điều kiện khô hay ƣớt của từng năm và cũng là điều kiện để xác định mức độ khô hạn Tổng lƣợng mƣa năm trung bình trong toàn khu vực phổ biến từ 1118 đến 2122mm Ở khu vực Nam Trung Bộ có sự phân hóa rõ rệt giữa mùa mƣa và mùa khô Đối với các tỉnh từ Bình Định đến Khánh Hòa từ tháng 01 đến tháng 8 là thời k mùa khô, lƣợng mƣa các tháng phổ biến từ 10 - 50mm; riêng tháng 5, 6 là thời k tiểu mãn, lƣợng mƣa tháng đạt từ 50 - 150mm Từ tháng 9 đến tháng 12 là thời k mùa mƣa, lƣợng mƣa tháng đạt từ 200 - 500mm, trong đó tháng 10, 11 là tháng có lƣợng mƣa lớn nhất năm Riêng tỉnh Bình Thuận ngoại trừ các tháng mùa mƣa (tháng 9 -11 và tháng 5 - 6) lƣợng mƣa tháng vào khoảng từ 110 - 210mm thì các tháng mùa khô có lượng mưa khá thấp chỉ đạt dưới 80mm, đặc biệt là các tháng 01 -

3 ở tỉnh Bình Thuận lƣợng mƣa tháng không quá 5mm Nhƣ vậy, lƣợng mƣa tập trung chủ yếu vào mùa mƣa, chiếm từ 65 - 80% tổng lƣợng mƣa năm

Hình 1.1 Bản đồ phân bố nhiệt độ trung bình năm và lượng mưa năm tại các tỉnh

Tiểu kết cuối chương 1

Thông qua các nghiên cứu đã giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể hơn về ENSO và những ảnh hưởng tới đặc trưng của các yếu tố thời tiết ENSO có những ảnh hưởng khác biệt, trải rộng ở tất cả các châu lục trên thế giới và đặc biệt rõ rệt tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương

Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra sự ảnh hưởng mạnh mẽ, chủ yếu của hiện tƣợng El Nino và La Nina tới yếu tố nhiệt độ, mƣa tại các khu vực, vùng lãnh thổ khác nhau với những đặc điểm cũng khác nhau Ảnh hưởng của pha lạnh - La Nina nhìn chung làm giảm tần suất xuất hiện các cực trị nhiệt độ tối cao so với bình thường Đối với nhiệt độ tối thấp, ảnh hưởng của El Nino trong mùa đông làm giảm tần suất xuất hiện các nhiệt độ tối thấp, trong khi La Nina làm tăng tần suất xuất hiện của đặc trƣng này Trái lại, trong mùa hạ, ảnh hưởng của El Nino và La Nina đều làm giảm tần suất xuất hiện cực trị của nhiệt độ tối thấp Về lƣợng mƣa cực trị: Trong điều kiện El Nino, độ lệch tần suất ứng với các số bách phân vị thứ 75 và 90 trong các mùa có giá trị âm là chủ yếu Cả hai điều kiện El Nino và La Nina, sự khác biệt về phân bố độ lệch tần suất cả về phạm vi và về giá trị trong các mùa, ở các vùng phía Nam rõ rệt hơn so với các vùng phía Bắc

Về phân bố độ lệch tần suất xuất hiện các cực trị nhiệt độ và lƣợng mƣa do ảnh hưởng của ENSO trong các mùa khác nhau so với điều kiện không ENSO, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến thiên tai nhƣ nắng nóng, hạn hán kéo dài hoặc mưa lớn, lũ lụt liên tiếp ở một số nơi trong cả nước [4]

Miền Nam Trung Bộ là vùng có vị trí địa lý nhạy cảm, là cửa ngõ của bờ Tây Thái Bình Dương Câu hỏi lớn mà luận văn đặt ra là ảnh hưởng của ENSO đến yếu tố nhiệt độ và mưa của vùng Luận văn sẽ trình bày các nội dung chính liên quan đến vấn đề này trong chương 2 và chương 3.

Số liệu

2.1.1 Số liệu từ các trạm quan trắc

Luận văn sử dụng số liệu tại các trạm khí tƣợng trong khu vực Nam Trung

Bộ Số liệu được kiểm tra các sai số trước khi đưa vào tính toán

Yếu tố nhiệt độ gồm có các đặc trƣng: Nhiệt độ trung bình ngày (Ttb);

Nhiệt độ tối cao ngày (Tx); Nhiệt độ tối thấp ngày (Tn); Số ngày nắng nóng (SNNN); Số ngày nắng nóng gay gắt (NNGG); Số ngày nắng nóng đặc biệt gay gắt (NNĐBGG)

Yếu tố mƣa gồm có các đặc trƣng: Lƣợng mƣa ngày lớn nhất (Rx); Số ngày mƣa (SNM); Số ngày mƣa vừa (SNMV); Số ngày mƣa lớn (SNML); Tổng lƣợng mƣa năm (RN); Tổng lƣợng mƣa mùa khô (R k ); Tổng lƣợng mƣa mùa mƣa (R m )

Trong tổng số 14 trạm khí tƣợng trong khu vực Nam Trung Bộ, với tiêu chuẩn số liệu khai thác phục vụ thống kê, cần đảm bảo thời gian của chuỗi số liệu đủ dài là 40 năm (từ năm 1981 đến năm 2020), luận văn đã chọn và sử dụng số liệu tại 8 trạm khí tƣợng đảm bảo yêu cầu nhƣ sau:

TT Tỉnh Trạm Kinh độ Vĩ độ Thời kỳ

Hình 2.1 Bản đồ địa giới hành chính khu vực nghiên cứu 2.1.2 Bộ chỉ số ONI và các pha của ENSO

Chỉ số và các pha của ENSO đƣợc khai thác từ trang web của ggweather, địa chỉ: https://ggweather.com/enso/oni.htm

Chỉ số đƣợc sử dụng bởi NOAA / NCEP / CPC đƣợc gọi là chỉ số Nino đại dương (ONI) Theo định nghĩa của ONI, một pha ấm hoặc lạnh của ENSO được công bố nếu 5 tháng liên tiếp trị số trung bình của SST trong vùng Nino3.4 vƣợt qua ngƣỡng ± 0.5°C Chuỗi thời gian của chỉ số ONI này, là giá trị trung bình trƣợt trong 3 tháng của SST trên vùng Nino3.4 Ngƣỡng còn đƣợc chia nhỏ thành các sự kiện Yếu (với mức bất thường SST từ 0.5 đến 0.9), Trung bình (1.0 đến 1.4), Mạnh (1.5 đến 1.9) và Rất mạnh (≥ 2.0) Để đảm bảo độ tin cậy trong thống kê đối với chuỗi số liệu quan trắc trong

40 năm (từ năm 1981 đến năm 2020) đƣợc luận văn sử dụng, tác giả đã chọn hai ngƣỡng nhƣ sau:

Pha mạnh (với mức bất thường của SST từ 1.5°C trở lên);

Pha yếu (với mức bất thường của SST từ 0.5°C đến 1.4°C)

Hình 2.2 Hình ảnh trang web ggweather.com/enso/oni.htm

Trong chuỗi số liệu 40 năm, các pha của ENSO đƣợc chia làm 4 dạng gồm (El Nino yếu, El Nino mạnh, La Nina yếu, La Nina mạnh) và năm trung tính, danh sách theo (bảng 2.2)

Bảng 2.2 Các pha của ENSO và năm trung tính trong 40 năm (1981-2020)

Hình 2.3 Biểu đồ ENSO trong 40 năm (1981-2020) 2.1.3 Một số đặc trưng về nhiệt độ, mưa được luận văn sử dụng

Các yếu tố sử dụng trong nghiên cứu:

Tính hiệu sai của nhiệt độ (HS T ), bằng cách lấy hiệu giữa giá trị nhiệt độ trung bình năm (T tb ) với giá trị trung bình trong 40 năm của nhiệt độ trung bình năm (T TB ):

Tương tự, với hiệu sai của lượng mưa (HS R ), bằng cách lấy hiệu giữa giá trị tổng lƣợng mƣa năm (R N ) với giá trị trung bình 40 năm của tổng lƣợng mƣa năm (R TB ):

Các đặc trưng nhiệt độ:

Nhiệt độ trung bình ngày (Ttb): là giá trị trung bình cộng của nhiệt độ trong ngày;

Nhiệt độ tối cao ngày (Tx): là giá trị nhiệt độ cao nhất xuất hiện trong ngày; Nhiệt độ tối thấp ngày (Tn): là giá trị nhiệt độ thấp nhất xuất hiện trong ngày;

Số ngày nắng nóng (SNNN): là số ngày có Tx ≥ 35 o C (Ngày đƣợc coi là nắng nóng, khi nhiệt độ tối cao ngày (Tx) thỏa mãn điều kiện: 35 o C ≤ Tx < 37 o C);

Số ngày nắng nóng gay gắt (NNGG) khi: 37 o C ≤ Tx < 39 o C;

Số ngày nắng nóng đặc biệt gay gắt (NNĐBGG) khi: Tx ≥ 39 o C

Lượng mưa ngày lớn nhất (Rx) là giá trị cao nhất trong chuỗi dữ liệu lượng mưa của tất cả các ngày trong tháng Mỗi tháng sẽ có một giá trị Rx riêng biệt, biểu thị lượng mưa lớn nhất được ghi nhận trong tháng đó.

Tổng lƣợng mƣa năm (R N ): là tổng cộng của lƣợng mƣa các ngày có mƣa trong năm;

Tổng lƣợng mƣa mùa khô (R k ): là tổng cộng của lƣợng mƣa các ngày có mƣa trong mùa khô;

Tổng lƣợng mƣa mùa mƣa (R m ): là tổng cộng của lƣợng mƣa các ngày có mƣa trong mùa mƣa;

Số ngày mƣa trong tháng (SNM): là số ngày xuất hiện mƣa, với lƣợng mƣa ngày ≥ 0,1mm;

Số ngày mƣa vừa (SNMV): là số ngày trong tháng có lƣợng mƣa ngày từ

Số ngày mƣa lớn (SNML): là số ngày trong tháng có lƣợng mƣa ngày

Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp tính toán đăc trưng thống kê

Trong luận văn sử dụng phương pháp thống kê khí hậu Dưới đây, luận văn xin trình bày một số công thức (Phan Văn Tân, 2005) [10], cụ thể nhƣ sau

- Tính tổng lƣợng mƣa năm hoặc tổng lƣợng mƣa mùa mƣa, tổng lƣợng mƣa mùa khô:

Trong đó: là tổng lƣợng mƣa, với số liệu quan trắc { , , } là lƣợng mƣa của ngày i, trong đó i chạy từ 1 đến n

- Tính trung bình các đặc trƣng: ̅ ∑

Trong đó: ̅ là giá trị trung bình, với số liệu quan trắc { , , } là giá trị của yếu tố x, tương ứng với ngày i; trong đó i chạy từ 1 đến n

2.2.2 Phương pháp thể hiện trên bản đồ

Với số liệu và phương pháp nêu ở phần trên, những kết quả sẽ thể hiện trong nội dung ở chương 3 thông qua các bản đồ của những đặc trưng về nhiệt độ, về mưa theo bảng 2.3 gồm có:

Bản đồ hiệu sai những đặc trƣng của nhiệt độ trong các pha El Nino yếu, và

Bản đồ hiệu sai những đặc trưng của mưa tương ứng các pha El Nino yếu, và

Bản đồ hiệu sai những đặc trƣng của nhiệt độ trong các pha La Nina yếu, và

Bản đồ hiệu sai những đặc trƣng của mƣa ứng với các pha La Nina yếu, và La Nina mạnh

Bản đồ hiệu sai những đặc trƣng của nhiệt độ ứng với các năm trung tính Bản đồ hiệu sai những đặc trƣng của mƣa ứng với các năm trung tính

Bảng 2.3 Các đặc trưng nhiệt độ và mưa

STT Đặc trƣng nhiệt độ STT Đặc trƣng mƣa

1 Nhiệt độ trung bình 1 Lƣợng mƣa năm

2 Nhiệt độ tối cao 2 Lƣợng mƣa mùa khô

3 Nhiệt độ tối thấp 3 Lƣợng mƣa mùa mƣa

4 Số ngày nắng nóng 4 Lƣợng mƣa ngày lớn nhất

5 Số ngày nắng nóng gay gắt 5 Số ngày mƣa

6 Số ngày nắng nóng đặc biệt gay gắt 6 Số ngày mƣa vừa

CHƯƠNG 3 ẢNH HƯỞNG CỦA ENSO ĐẾN NHIỆT ĐỘ, MƯA THỜI KỲ 1981-2020

Ảnh hưởng của ENSO đến nhiệt độ

3.1.1 Ảnh hưởng của El Nino đến nhiệt độ

Phân bố theo không gian về sự ảnh hưởng của pha El Nino đến nhiệt độ trung bình đƣợc thể hiện trong (hình 3.1)

Hình 3.1 Bản đồ phân bố hiệu sai nhiệt độ trung bình năm trong pha El Nino yếu (a), pha El Nino mạnh (b) khu vực Nam Trung Bộ giai đoạn 1981 - 2020

Trên bản đồ hình 3.1 (a) có thể thấy ảnh hưởng của pha El Nino yếu gây gia tăng nhiệt độ trung bình trong khoảng 0.1 đến 0.5 o C, trong toàn bộ 100% số trạm trên khu vực Nam Trung Bộ

Từ bản đồ hình 3.1 (b) cho thấy ảnh hưởng của pha El Nino mạnh chủ yếu gây giảm nhiệt độ trung bình năm, phổ biến trong khoảng 0.1 đến 0.3 o C, chiếm 87.5% số trạm trong khu vực Nam Trung Bộ; riêng có 12.5% số trạm nằm ở phía Bắc của khu vực Nam Trung Bộ lại không đổi nhiệt độ trung bình năm

Phân bố theo không gian về sự ảnh hưởng của pha El Nino đến nhiệt độ tối cao đƣợc thể hiện trong (hình 3.2)

Hình 3.2 Bản đồ phân bố hiệu sai nhiệt độ tối cao trong những năm thuộc pha El Nino yếu (a), pha El Nino mạnh (b) khu vực Nam Trung Bộ giai đoạn 1981 – 2020

Trên bản đồ hình 3.2 (a) có thể thấy ảnh hưởng của pha El Nino yếu gây gia tăng nhiệt độ tối cao tại 62.5% số trạm trên khu vực Nam Trung Bộ, với nhiệt độ tối cao gia tăng trong khoảng 0.2 đến 0.6 o C; và tại 37.5% số trạm lại có sự giảm nhiệt độ tối cao so với toàn bộ giai đoạn 40 năm, với nhiệt độ tối cao suy giảm trong khoảng 0.1 đến 0.7 o C Ảnh hưởng của pha El Nino mạnh gây gia tăng nhiệt độ tối cao tại 62.5% số trạm trên khu vực Nam Trung Bộ, với nhiệt độ tối cao gia tăng trong khoảng 0.3 đến 0.7 o C; và có 37.5% số trạm lại có sự giảm nhiệt độ tối cao so với toàn bộ giai đoạn 40 năm, với nhiệt độ tối cao giảm trong khoảng 0.4 đến 0.8 o C (hình 3.2 b)

Phân bố theo không gian về sự ảnh hưởng của pha El Nino đến nhiệt độ tối thấp đƣợc thể hiện trong (hình 3.3)

Hình 3.3 Bản đồ phân bố hiệu sai nhiệt độ tối thấp trong những năm thuộc pha El Nino yếu (a), pha El Nino mạnh (b) khu vực Nam Trung Bộ giai đoạn 1981 – 2020 Ảnh hưởng của pha El Nino yếu gây gia tăng nhiệt độ tối thấp tại 87.5% số trạm trên khu vực Nam Trung Bộ, với nhiệt độ tối thấp gia tăng trong khoảng 0.1 đến 0.5 o C; và chỉ có trạm Khí tƣợng Hoài Nhơn tại cực Bắc của khu vực có sự giảm nhiệt độ tối thấp so với toàn bộ giai đoạn 40 năm, ứng với 12.5% số trạm, nhiệt độ tối thấp suy giảm là 0.1 o C, thể hiện trên bản đồ (hình 3.3 a)

Trên bản đồ hình 3.3 (b) có thể thấy ảnh hưởng của pha El Nino mạnh gây giảm nhiệt độ tối thấp tại 87.5% số trạm trên khu vực Nam Trung Bộ, với nhiệt độ tối thấp suy giảm trong khoảng 0.1 đến 1.0 o C; và với 12.5% số trạm thuộc vùng núi của khu vực Nam Trung Bộ lại có nhiệt độ tối thấp không đổi so với toàn bộ giai đoạn 40 năm

Phân bố theo không gian về sự ảnh hưởng của pha El Nino đến số ngày nắng nóng đƣợc thể hiện trong (hình 3.4)

Hình 3.4 Bản đồ phân bố hiệu sai số ngày nắng nóng trong những năm thuộc pha

El Nino yếu(a), pha El Nino mạnh(b) khu vực Nam Trung Bộ giai đoạn 1981 – 2020

Trên bản đồ hình 3.4 (a) thể hiện ảnh hưởng của pha El Nino yếu gây gia tăng số ngày nắng nóng tại 87.5% số trạm trên khu vực Nam Trung Bộ, với số ngày nắng nóng gia tăng trong khoảng 1 đến 25 ngày; và chỉ có trạm Khí tƣợng La Gi tại cực Nam của khu vực có sự không đổi số ngày nắng nóng so với toàn bộ giai đoạn

40 năm, tương ứng 12.5% số trạm

Bản đồ hình 3.4(b) chỉ ra tác động của pha El Nino mạnh khiến các trạm phía Bắc khu vực Nam Trung Bộ ghi nhận số ngày nắng nóng gia tăng, chiếm 62,5% Cụ thể, số ngày nắng nóng tăng từ 1 đến 11 ngày Ngược lại, 37,5% trạm phía Nam có số ngày nắng nóng giảm từ 1 đến 12 ngày.

Số ngày nắng nóng gay gắt:

Phân bố theo không gian về sự ảnh hưởng của pha El Nino đến số ngày nắng nóng gay gắt đƣợc thể hiện trong (hình 3.5)

Hình 3.5 Bản đồ phân bố hiệu sai số ngày nắng nóng gay gắt trong những năm thuộc pha El Nino yếu (a), pha El Nino mạnh (b) khu vực Nam Trung Bộ giai đoạn

1981 – 2020 Ảnh hưởng của pha El Nino yếu gây gia tăng số ngày nắng nóng gay gắt tại 50% số trạm trên khu vực Nam Trung Bộ, với số ngày nắng nóng gay gắt gia tăng trong khoảng 1 đến 6 ngày; 37.5% số trạm của khu vực có sự không thay đổi số ngày nắng nóng gay gắt so với toàn bộ giai đoạn 40 năm; và tại trạm Khí tƣợng Sơn Hòa thuộc vùng núi phía Tây lại có sự suy giảm số ngày nắng nóng gay gắt, với số ngày suy giảm là 4 ngày, chiếm 12.5% (hình 3.5 a)

Thông qua bản đồ hình 3.5 (b) có thể thấy ảnh hưởng của pha El Nino mạnh, tại 50% số trạm, có số ngày nắng nóng gay gắt không đổi so với toàn bộ giai đoạn

40 năm Trong khi đó 37.5% số trạm với số ngày nắng nóng gay gắt tăng và 12.5% số trạm có số ngày nắng nóng gay gắt giảm so với toàn bộ giai đoạn 40 năm

Số ngày nắng nóng đặc biệt gay gắt:

Phân bố theo không gian về sự ảnh hưởng của pha El Nino đến số ngày nắng nóng đặc biệt gay gắt đƣợc thể hiện trong (hình 3.6)

Hình 3.6 Bản đồ phân bố hiệu sai số ngày nắng nóng đặc biệt gay gắt trong những năm thuộc pha El Nino yếu (a), pha El Nino mạnh (b) khu vực Nam Trung Bộ giai đoạn 1981-2020

Trên bản đồ hình 3.6, dữ liệu quan sát cho thấy tác động của hiện tượng El Nino, cả ở cường độ yếu và mạnh, đều dẫn đến tình trạng giảm đáng kể số ngày nắng nóng khắc nghiệt tại các trạm ở vùng núi như Sơn Hòa.

1 đến 3 ngày Đối với các trạm ven biển thì số ngày nắng nóng đặc biệt gay gắt chủ yếu không đổi hoặc gia tăng không quá 1 ngày

3.1.2 Ảnh hưởng của La Nina đến nhiệt độ

Phân bố theo không gian về sự ảnh hưởng của pha La Nina đến nhiệt độ trung bình đƣợc thể hiện trong (hình 3.7)

Hình 3.7 Bản đồ phân bố hiệu sai nhiệt độ trung bình trong pha La Nina yếu (a), pha La Nina mạnh (b) khu vực Nam Trung Bộ giai đoạn 1981 - 2020

Trên bản đồ hình 3.7 (a) có thể thấy ảnh hưởng của pha La Nina yếu gây suy giảm nhiệt độ trung bình tại 100% số trạm trên khu vực Nam Trung Bộ, với nhiệt độ trung bình giảm trong khoảng 0.2 đến 0.5 o C so với toàn bộ giai đoạn 40 năm, hầu hết các trạm ở ven biển có nhiệt độ trung bình giảm lớn hơn trạm vùng núi

Ảnh hưởng của ENSO đến mưa

3.2.1 Ảnh hưởng của El Nino đến mưa

Sự phân bố theo không gian về sự ảnh hưởng của pha El Nino đến lượng mƣa năm đƣợc thể hiện trong (hình 3.19)

Hình 3.19 Bản đồ phân bố hiệu sai lượng mưa năm trong những năm thuộc pha El Nino yếu (a), pha El Nino mạnh (b) khu vực Nam Trung Bộ giai đoạn 1981 – 2020

Trên bản đồ hình 3.19 (a) có thể thấy ảnh hưởng của pha El Nino yếu đã gây ra tình trạng thiếu hụt lƣợng mƣa năm trên toàn bộ khu vực Nam Trung Bộ với tỷ lệ chiếm 100% số trạm, lƣợng mƣa thiếu hụt dao động trong khoảng 104 đến 542mm Ảnh hưởng của pha El Nino mạnh gây thiếu hụt lượng mưa năm trên toàn bộ 100% số trạm trong khu vực Nam Trung Bộ, với lƣợng dao động từ 23 đến 348mm, đƣợc thể hiện trên bản đồ (hình 3.19 b)

Lượng mưa mùa khô: Ảnh hưởng của pha El Nino đến lượng mưa mùa khô được thể hiện trong (hình 3.20)

Hình 3.20 Bản đồ phân bố hiệu sai lượng mưa mùa khô trong pha El Nino yếu (a), pha El Nino mạnh (b) khu vực Nam Trung Bộ giai đoạn 1981 – 2020

Dựa theo Hình 3.20(a), hiện tượng El Nino yếu dẫn đến thiếu hụt lượng mưa mùa khô ở 87,5% các trạm trên khu vực Nam Trung Bộ, với lượng mưa thiếu hụt dao động từ 43-204 mm Chỉ 12,5% các trạm nằm ở phía Bắc khu vực ghi nhận lượng mưa mùa khô vượt mức.

Thông qua hình 3.20 (b) có thể thấy ảnh hưởng của pha El Nino mạnh gây thâm hụt lƣợng mƣa mùa khô trên 87.5% số trạm trên khu vực Nam Trung Bộ, với lƣợng dao động trong khoảng 3 đến 115mm Riêng tại cực Bắc có 1 trạm gia tăng lƣợng mƣa mùa khô, chiếm 12.5% số trạm

Lượng mưa mùa mưa: Ảnh hưởng của pha El Nino đến lượng mưa mùa mưa được thể hiện trong (hình 3.21)

Hình 3.23 Bản đồ phân bố hiệu sai lượng mưa mùa mưa trong pha El Nino yếu (a), pha El Nino mạnh (b) khu vực Nam Trung Bộ giai đoạn 1981 – 2020 Ảnh hưởng của pha El Nino yếu gây thiếu hụt lượng mưa mùa mưa trên 100% số trạm trong khu vực Nam Trung Bộ, với lƣợng mƣa thiếu hụt dao động trong khoảng 26 đến 467mm, ở cực Nam của khu vực Nam Trung bộ thì xảy ra sự thiếu hụt lƣợng mƣa mùa mƣa ít nhất so với toàn bộ giai đoạn 40 năm, đƣợc thể hiên trên bản đồ (hình 3.21 a)

Thông qua hình 3.21 (b) có thể thấy ảnh hưởng của pha El Nino mạnh gây thâm hụt lƣợng mƣa mùa mƣa trên 87.5% số trạm trên khu vực Nam Trung Bộ, với lƣợng dao động trong khoảng 101 đến 330mm Riêng ở phía Bắc của khu vực có 1 trạm gia tăng lƣợng mƣa mùa mƣa, chiếm 12.5% số trạm

Lượng mưa ngày lớn nhất:

Phân bố theo không gian về sự ảnh hưởng của pha El Nino đến lượng mưa ngày lớn nhất đƣợc thể hiện trong (hình 3.22)

Hình 3.22 Bản đồ phân bố hiệu sai lượng mưa ngày lớn nhất trong pha El Nino yếu (a), pha El Nino mạnh (b) khu vực Nam Trung Bộ giai đoạn 1981 – 2020

Trên hình 3.22 (a) cho thấy ảnh hưởng của pha El Nino yếu gây suy giảm lƣợng mƣa ngày lớn nhất tại 50% số trạm, với lƣợng trong khoảng từ 11 đến 109mm so với toàn bộ chuỗi số liệu 40 năm Trong khi đó, sự gia tăng lƣợng mƣa ngày lớn nhất xảy ra tại 50% số trạm, với lƣợng gia tăng trong khoảng 1 đến 42mm

Trên bản đồ 3.22 (b) thấy rằng ảnh hưởng của pha El Nino mạnh gây gia tăng lƣợng mƣa ngày lớn nhất, trong khoảng từ 17 đến 115mm tại đa số các trạm trên khu vực, tương ứng 62.5% số trạm và chủ yếu nằm ở phía Bắc của khu vực

Tuy nhiên tại các trạm ở phía Nam lại có sự suy giảm lƣợng mƣa ngày lớn nhất, với lƣợng là 18 đến 30mm, chiếm 37.5% số trạm

Số ngày mưa: Ảnh hưởng của pha El Nino đến số ngày mưa được thể hiện trong (hình 3.23)

Hình 3.23 Bản đồ phân bố hiệu sai số ngày mưa trong những năm thuộc pha El Nino yếu (a), pha El Nino mạnh (b) khu vực Nam Trung Bộ giai đoạn 1981 – 2020 Ảnh hưởng của pha El Nino yếu gây thiếu hụt số ngày mưa trên 100% số trạm trong khu vực Nam Trung Bộ, với số ngày mƣa thiếu hụt dao động trong khoảng 3 đến 30 ngày, đã thể hiện trên bản đồ (hình 3.23 a)

Thông qua bản đồ 3.23 (b) có thể thấy ảnh hưởng của pha El Nino mạnh gây thâm hụt số ngày mƣa tại 75% số trạm trên khu vực Nam Trung Bộ, với số ngày dao động trong khoảng 1 đến 17 ngày Riêng ở phía Bắc và vùng núi của khu vực có sự gia tăng số ngày mƣa, với số lƣợng trạm chiếm 25%

Số ngày mưa vừa: Ảnh hưởng của pha El Nino đến số ngày mưa vừa phân bố theo không gian đƣợc thể hiện trong (hình 3.24)

Hình 3.24 Bản đồ phân bố hiệu sai số ngày mưa vừa trong pha El Nino yếu (a), pha El Nino mạnh (b) khu vực Nam Trung Bộ giai đoạn 1981 – 2020 Ảnh hưởng của pha El Nino yếu gây thiếu hụt số ngày mưa vừa trên toàn bộ 100% số trạm trong khu vực Nam Trung Bộ, với số ngày mƣa vừa thiếu hụt dao động trong khoảng dưới 9 ngày (hình 3.24 a) Ảnh hưởng của pha El Nino mạnh gây thâm hụt số ngày mưa vừa tại 50% số trạm nằm chủ yếu ở phía Bắc khu vực Nam Trung Bộ, với số ngày dao động trong khoảng 2 đến 5 ngày Riêng ở phía Nam của khu vực lại có sự giữ nguyên số ngày mƣa vừa, chiếm 50% số trạm, thể hiện trên bản đồ (hình 3.24 b)

Số ngày mưa lớn: Ảnh hưởng của pha El Nino đến số ngày mưa lớn được thể hiện trong (hình 3.25)

Trong giai đoạn 1981 - 2020, tại khu vực Nam Trung Bộ, hiệu sai số ngày mưa lớn trong những năm thuộc pha El Nino yếu (a) và pha El Nino mạnh (b) có sự phân bố khác nhau Cụ thể, trong pha El Nino yếu, hiệu sai số ngày mưa lớn có xu hướng âm, tập trung chủ yếu ở vùng ven biển Trong khi đó, trong pha El Nino mạnh, hiệu sai số ngày mưa lớn có xu hướng dương, tập trung chủ yếu ở vùng nội địa.

Trên bản đồ 3.25 (a) có thể thấy ảnh hưởng của pha El Nino yếu gây thiếu hụt số ngày mƣa lớn tại 62.5% số trạm trong khu vực Nam Trung Bộ, với số ngày mƣa lớn thiếu hụt dao động trong khoảng 1 đến 12 ngày so với toàn bộ giai đoạn quan trắc 40 năm Bên cạnh đó có 25% số trạm không đổi số ngày mƣa lớn và tại cực Nam của khu vực có trạm La Gi lại gia tăng số ngày mưa lớn, tương ứng 12.5% số trạm

Từ hình 3.25 (b) thấy rằng ảnh hưởng của pha El Nino mạnh gây thâm hụt số ngày mƣa lớn tại 87.5% số trạm Riêng ở phía Bắc của khu vực có 1 trạm, chiếm

12.5% số trạm không đổi số ngày mƣa lớn so với toàn bộ giai đoạn quan trắc 40 năm

3.2.2 Ảnh hưởng của La Nina đến mưa

Phân bố theo không gian về sự ảnh hưởng của pha La Nina đến lượng mưa năm đƣợc thể hiện trong (hình 3.26)

Hình 3.26 Bản đồ phân bố hiệu sai lượng mưa năm trong những năm thuộc pha La Nina yếu (a) pha La Nina mạnh (b) khu vực Nam Trung Bộ giai đoạn 1981 – 2020 Ảnh hưởng của pha La Nina yếu gây ra sự dư thừa lượng mưa năm tại các trạm nằm ở phía Bắc của khu vực Nam Trung Bộ trong khoảng từ 3 đến 438mm so với toàn bộ chuỗi số liệu 40 năm, chiếm tỷ lệ 37.5% trên tổng số trạm Trong khi đó, thiếu hụt lƣợng mƣa năm lại xảy ra trên khu vực phía Tây và phía Nam của Nam Trung Bộ, chiếm 62.5% trong tổng số trạm; với lƣợng mƣa năm thiếu hụt trong khoảng từ 5 đến 360mm (hình 3.26 a)

Từ bản đồ 3.26 (b) thấy rằng ảnh hưởng của pha La Nina mạnh làm tăng lượng mưa năm tại đa số các trạm trên khu vực, tương ứng 87.5% số trạm Tuy nhiên tại Trạm Khí tƣợng La Gi ở cực Nam của khu vực lại có sự thiếu hụt lƣợng mƣa năm

Phân bố theo không gian về sự ảnh hưởng của pha La Nina đến lượng mưa mùa khô đƣợc thể hiện trong (hình 3.27)

Hình 3.27 Bản đồ phân bố hiệu sai lượng mưa mùa khô trong pha La Nina yếu (a), pha La Nina mạnh (b) khu vực Nam Trung Bộ giai đoạn 1981 – 2020

Ngày đăng: 08/10/2024, 20:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Nguyễn Duy Chinh (2006), trong nghiên cứu “Đánh giá quan hệ giữa hiện tƣợng ENSO và chế độ nhiệt ẩm ở Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá quan hệ giữa hiện tƣợng ENSO và chế độ nhiệt ẩm ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Duy Chinh
Năm: 2006
8. Nguyễn Viết Lành (2007), "Một số kết quả nghiên cứu về biến đổi khí hậu trên khu vực Việt Nam", Tạp chí khí tượng Thuỷ văn, 560 (33) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số kết quả nghiên cứu về biến đổi khí hậu trên khu vực Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Viết Lành
Năm: 2007
12. Trần Công Minh (2003), trong tài liệu Khí tượng Synop nhiệt đới, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 83-88 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khí tượng Synop nhiệt đới
Tác giả: Trần Công Minh
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2003
14. Trần Thị Kim Hà (2012), Tiểu luận: Hiện tượng El Nino và La Nina (ENSO). Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu luận: Hiện tượng El Nino và La Nina (ENSO)
Tác giả: Trần Thị Kim Hà
Năm: 2012
15. Ming-Cheng Yen, Jun Matsumoto and et al (2012), Interannual Variation of the Late Fall Rainfall in Central Vietnam. J. Climate, 25, 392-413 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J. Climate
Tác giả: Ming-Cheng Yen, Jun Matsumoto and et al
Năm: 2012
16. Nobuhiko Endo and et al (2009), Trends in Precipitation Extremes over Southeast Asia- SOLA, 168-171. 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: SOLA
Tác giả: Nobuhiko Endo and et al
Năm: 2009
17. Wang Bin and LinHo (2002), Rainy Season of the Asian-Pacific Summer Monsoon*. J. Climate, 15, 386-398 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J. Climate
Tác giả: Wang Bin and LinHo
Năm: 2002
18. W. Qian and D. -K. Lee (2002), Distribution of seasonal rainfall in the East Asian monsoon region- Theor. Appl. Climatol. 000 (2002), 1-18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Theor. Appl. Climatol. 000 (2002)
Tác giả: W. Qian and D. -K. Lee (2002), Distribution of seasonal rainfall in the East Asian monsoon region- Theor. Appl. Climatol. 000
Năm: 2002
21. Hiroshi, T. Yasunari (2006), “A Climatological Monsoon Break in Rainfall over Indochina-A Singularity in the Seasonal March of the Asian Summer Monsoon”, J.Climate, 19, 1545-1556 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Climatological Monsoon Break in Rainfall over Indochina-A Singularity in the Seasonal March of the Asian Summer Monsoon
Tác giả: Hiroshi, T. Yasunari
Năm: 2006
24. Hong Yin, Markus G. Donat, Lisa V. Alexander, Ying Sun (2015), "Multi‐ dataset comparison of gridded observed temperature and precipitation extremes over China", International journal of Climateology, 35, 2809 - 2827 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Multi‐ dataset comparison of gridded observed temperature and precipitation extremes over China
Tác giả: Hong Yin, Markus G. Donat, Lisa V. Alexander, Ying Sun
Năm: 2015
1. Tác giả Chu Thị Thu Hường và cộng sự (2010) nghiên cứu về Mức độ và xu thế biến đổi của nắng nóng ở Việt Nam giai đoạn 1961 – 2007 Khác
2. Nguyễn Trọng Hiệu (2016), tác giả đã mô phỏng đƣợc sự biến động và cơ chế tác động của ENSO đến hạn hán và mƣa lớn ở Việt Nam Khác
3. Hồ Thị Minh Hà, Phan Văn Tân, Xu thế và mức độ biến đổi của nhiệt độ cực trị ở Việt Nam trong giai đoạn 1961-2007 (2009), Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 25, số 3S, tr. 412- 422 Khác
4. Nguyễn Đức Ngữ (2000), Những điều cần biết về El Nino và La Nina, Nhà Xuất Bản Khoa Học và Kỹ Thuật Khác
5. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (2004), Khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Khác
7. Nguyễn Thị Hiền Thuận (2007), Ảnh hưởng của ENSO đến gió mùa mùa hè (GMMH) và mƣa ở Nam Bộ, Luận án tiến sĩ Khác
9. Phạm Ngọc Toàn và Phan Tất Đắc (1975), Khí hậu Việt Nam , Nhà Xuất bản khoa học và kỹ thuật Việt Nam Khác
10. Phan Văn Tân (2005). Các Phương Pháp Thống kê trong khí tượng khí hậu. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
11. Phan Văn Tân (2010), Nghiên cứu Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu đến các yếu tố và hiện tƣợng khí hậu cực đoan ở Việt Nam, khả năng dự báo và giải pháp chiến lƣợc ứng phó, Báo cáo tổng kết đề tài KC08. 29/06-10, 2010 Khác
13. Trần Quang Đức (2011), Xu thế biến động của một số đặc trƣng ENSO. Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội, Khoa học tự nhiên và công nghệ 27, số 1S, 29-36 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Bản đồ phân bố nhiệt độ trung bình năm và lượng mưa năm tại các tỉnh - Ảnh hưởng của enso Đến nhiệt Độ và mưa khu vực nam trung bộ
Hình 1.1. Bản đồ phân bố nhiệt độ trung bình năm và lượng mưa năm tại các tỉnh (Trang 24)
Hình 2.1. Bản đồ địa giới hành chính khu vực nghiên cứu  2.1.2. Bộ chỉ số ONI và các pha của ENSO - Ảnh hưởng của enso Đến nhiệt Độ và mưa khu vực nam trung bộ
Hình 2.1. Bản đồ địa giới hành chính khu vực nghiên cứu 2.1.2. Bộ chỉ số ONI và các pha của ENSO (Trang 27)
Hình 2.2. Hình ảnh trang web ggweather.com/enso/oni.htm - Ảnh hưởng của enso Đến nhiệt Độ và mưa khu vực nam trung bộ
Hình 2.2. Hình ảnh trang web ggweather.com/enso/oni.htm (Trang 28)
Hình 3.4. Bản đồ phân bố hiệu sai số ngày nắng nóng trong những năm thuộc pha - Ảnh hưởng của enso Đến nhiệt Độ và mưa khu vực nam trung bộ
Hình 3.4. Bản đồ phân bố hiệu sai số ngày nắng nóng trong những năm thuộc pha (Trang 36)
Hình 3.13. Bản đồ phân bố hiệu sai nhiệt độ trung bình trong những năm thuộc pha - Ảnh hưởng của enso Đến nhiệt Độ và mưa khu vực nam trung bộ
Hình 3.13. Bản đồ phân bố hiệu sai nhiệt độ trung bình trong những năm thuộc pha (Trang 45)
Hình 3.34. Bản đồ phân bố hiệu sai lượng mưa mùa khô trong những năm thuộc - Ảnh hưởng của enso Đến nhiệt Độ và mưa khu vực nam trung bộ
Hình 3.34. Bản đồ phân bố hiệu sai lượng mưa mùa khô trong những năm thuộc (Trang 66)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w