Ảnh hưởng của biến Đổi khí hậu Đến cơ cấu sử dụng Đất nông nghiệp tại huyện thái thụy, tỉnh thái bình
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
LÊ VŨ THU HÀ
ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: 8900201.01QTD
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Minh Tiến
Hà Nội – 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Minh Tiến Luận văn không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác với số liệu và kết quả trung thực, chưa từng được công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ và đúng qui cách
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn
Tác giả
Lê Vũ Thu Hà
Trang 4MỤC LỤC
TỪ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC BẢNG 4
DANH MỤC HÌNH 5
MỞ ĐẦU 6
1 Tính cấp thiết của đề tài 6
2 Mục tiêu nghiên cứu 7
3 Nội dung nghiên cứu 8
4 Cơ sở tài liệu 8
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIỚI THIỆU VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 9
1.1 Biến đổi khí hậu 9
1.1.1 Các khái niệm liên quan 9
1.1.2 Biểu hiện của biến đổi khí hậu 10
1.1.3 Nguyên nhân của biến đổi khí hậu 11
1.1.4 Các kịch bản biến đổi khí hậu 12
1.1.5 Tác động của biến đổi khí hậu 15
1.2 Khái niệm đất đai, đất nông nghiệp và cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp 23
1.3 Mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và sử dụng đất nông nghiệp 24
1.3.1 Tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp 24
1.3.2 Những nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đến cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp 25
1.4 Kết luận Chương 1 29
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 31
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 31
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 31
2.2 Phương pháp nghiên cứu 31
2.2.1 Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu 31
2.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa 32
2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 33
Trang 5CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH 34 3.1 Đặc điểm tài nguyên và vấn đề sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình 34 3.1.1 Đặc điểm tài nguyên và phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình 34 3.1.2 Sản xuất nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp 41 3.1.3 Biến động cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Thái Thụy giai đoạn 2013 – 2020 45 3.2 Xu hướng biến đổi khí hậu, nước biển dâng và ảnh hưởng của nó đến cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình 49 3.2.1 Xu hướng biến đổi khí hậu, nước biển dâng tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình 49 3.2.2 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình 60 3.3 Đề xuất một số giải pháp thích ứng với tác động của BĐKH trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp 67 KẾT LUẬN 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
Trang 6TỪ VIẾT TẮTChữ viết tắt Nguyên nghĩa
IPCC Ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu
(Intergovernmental Panel on Climate Change)
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Diện tích, cơ cấu các loại đất chính năm 2020 41
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2020 của huyện Thái Thụy 43
Bảng 3.3: Diện tích gieo trồng và sản lượng một số cây hàng năm tại huyện Thái Thụy năm 2020 44
Bảng 3.4: Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản tại huyện Thái Thụy năm 2020
44
Bảng 3.5: Biến động diện tích các loại đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thái Thụy giai đoạn 2013 – 2020 45
Bảng 3.6: Biến động diện tích gieo trồng một số cây hàng năm 46
Bảng 3.7: Biến động năng suất một số cây hàng năm 47
Bảng 3.8: Biến động sản lượng một số cây hàng năm 47
Bảng 3.9: Biến động diện tích nuôi trồng thủy sản 48
Bảng 3.10: Biến động sản lượng thủy sản 48
Bảng 3.11: Kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2030 trên địa bàn huyện 49
Bảng 3.12: Mức biến đổi trung bình nhiệt độ trung bình năm theo kịch bản RCP4.5 và RCP8.5 50
Bảng 3.13: Mức biến đổi trung bình của lượng mưa năm theo kịch bản RCP4.5 và RCP8.5 52
Bảng 3.14: Mực nước biển dâng huyện Thái Thụy theo các kịch bản 55
Bảng 3.15: Mức độ xâm nhập mặn tại một số cửa sông theo kịch bản RCP4.5 (km) 57
Bảng 3.16: So sánh mức tăng xâm nhập mặn giữa kịch bản RCP4.5 và hiện trạng (km) 57
Bảng 3.17: Diện tích trồng lúa có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn huyện Thái Thụy (nghìn ha) 58
Bảng 3.18: Tỉ lệ ngập ứng với các mực nước biển dâng tại huyện Thái Thụy 59
Bảng 3.19: Xu hướng thay đổi của các yếu tố có liên quan đến biến đổi khí hậu 61
Bảng 3.20: Mục đích sử dụng đất của các hộ điều tra 63
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Vị trí huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình 35
Hình 3.2: Kịch bản nước biển dâng tại huyện Thái Thụy 55
Hình 3.3: Tỷ lệ ngập (% diện tích) theo mực nước biển dâng của tỉnh Thái Bình 58
Hình 3.4: Bản đồ nguy cơ ngập ứng với mực nước biển dâng 100cm, tỉnh Thái Bình 59 Hình 3.5: Nhiệt độ trung bình qua các năm 60
Hình 3.6: Lượng mưa trung bình qua các năm 60
Hình 3.7: Biến động diện tích gieo trồng lúa 62
Hình 3.8: Biến động năng suất lúa 62
Hình 3.9: Biến động sản lượng lúa 62
Hình 3.10: Biến động diện tích nuôi trồng thủy sản 63
Hình 3.11: Biến động sản lượng nuôi trồng thủy sản 63
Hình 3.12: Tỷ lệ hộ dân thay đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp theo các nhóm nguyên nhân 64
Hình 3.13: Tỷ lệ số hộ khảo sát có thay đổi diện tích sử dụng đất nông nghiệp theo các nhóm đất nông nghiệp (n = 67) 65
Hình 3.14: Tỷ lệ số hộ khảo sát có thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo các nhóm đất nông nghiệp (n = 67) 66
Hình 3.15: Tỷ lệ số hộ khảo sát có thay đổi mùa vụ theo các nhóm đất nông nghiệp (n = 67) 67
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện tượng nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng do sự gia tăng của hàm lượng khí nhà kính nhân tạo trong khí quyển trong khoảng hơn 100 qua, được minh chứng bằng số liệu quan trắc và các kết quả nghiên cứu khoa học là những bằng chứng rõ rệt
về sự can thiệp nguy hiểm của con người vào hệ thống khí hậu Trái Đất (Nguyễn Đức Ngữ, 2009) Biến đổi khí hậu (BĐKH) làm thay đổi quá trình phát triển cũng như an ninh trên toàn thế giới một cách sâu sắc và toàn diện, bao gồm lương thực, năng lượng
và các vấn đề về an toàn xã hội, văn hóa, thương mại Trong đó, nông nghiệp nói chung
và cơ cấu đất nông nghiệp nói riêng đã, đang và sẽ có sự biến động lớn do các ảnh hưởng của BĐKH Việt Nam là một nước nông nghiệp chịu tác động mạnh mẽ trong quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu, đặc biệt là các khu vực ven biển Chính vì vậy, việc đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tại các vùng ven biển nước
ta là vấn đề thực sự cần thiết, để đưa ra các giải pháp giảm thiểu, giảm nhẹ phù hợp Nghiên cứu này phân tích những ảnh hưởng của BĐKH đến cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp, tập trung tại một huyện của tỉnh Thái Bình Đây là vùng giáp biển, có địa hình thấp nên là khu vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của BĐKH Từ đó, đề xuất khuyến nghị, giải pháp nhằm giảm nhẹ và thích ứng với các tác động của BĐKH đến cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trong khu vực
Hệ quả của biến đổi khí hậu là nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng, thiên tai và sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan ở nhiều khu vực trên thế giới Nhiệt độ trung bình Trái đất đã tăng lên 0,740C so với 1850 và dự tính sẽ tiếp tục tăng lên từ 1,8 đến 40C vào thời kỳ 2090 – 2099 so với trung bình giai đoạn 1980 – 1999, mực nước biển trung bình cũng dự tính sẽ tăng lên 18 đến 59 cm (Nguyễn Thám, 2010) Các tác động của biến đổi khí hậu đã và đang và sẽ tiếp tục có những ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội của mọi khu vực và mọi quốc gia trên thế giới Nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng biến đổi khí hậu gây nên mối lo ngại không nhỏ đối với các khu vực ven biển, nơi tập trung dân cư và các hoạt động kinh tế của con người (Shamsuddoha và cộng sự, 2007) (Nicholls và cộng sự, 2004)
Việt Nam là một trong những quốc gia bị tác động mạnh mẽ của BĐKH (Mai Hạnh Nguyên, 2016) Các vùng ven biển nước ta được coi là vùng nhạy cảm và dễ chịu tổn
Trang 10thương do mật độ dân cư tương đối dày, sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp phụ thuộc nhiều vào thời tiết, nguồn nước Theo nghiên cứu của tác giả Đinh Việt Hoàng, trong
50 năm qua, tại Việt Nam, mực nước biển dâng lên khoảng 20cm, trung bình nhiệt độ năm tăng khoảng 0,5 – 0,70C (Đinh Việt Hoàng, 2019) Nền kinh tế của đất nước phụ thuộc chủ yếu sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ người dân lao động tại nông thôn chiếm khoảng 70% dân số cả nước, diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 30% tổng diện tích tự nhiên của cả nước (Mai Hạnh Nguyên, 2016) Chính vì vậy, việc đánh giá cơ cấu đất nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại Việt Nam là rất cần thiết nhằm đánh giá được hiện trạng, mức độ ảnh hưởng BĐKH đến diện tích đất nông nghiệp
Thái Bình nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng, với địa hình ven biển có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, trên địa bàn tỉnh có nguy cơ ngập 11,8% nếu mực nước biển dâng cao 0,5m Nếu diện tích ngập lụt chiếm 31,4% diện tích đất toàn tỉnh thì khả năng mực nước biển dâng sẽ đạt 1m Thái Thụy nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thái Bình là một trong những huyện của tỉnh chịu ảnh hưởng nặng của BĐKH Năm 2021, diện tích đất nông nghiệp huyện đạt 17.939,74 ha, chiếm 62,28% cơ cấu đất (Cục Thống kê tỉnh Thái Bình, 2021) Thiên tai
và các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão và áp thấp nhiệt đới, đặc biệt là hiện tượng nước biển dâng (NBD) gây thiệt hại lớn đối với đời sống, sinh hoạt của người dân và gây ảnh hưởng đến việc quản lý, sử dụng đất nông nghiệp của huyện, cụ thể như: gây ảnh hưởng đến kết cấu đất đai, chất lượng tài nguyên đất và nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp ở các khu vực của huyện; làm giảm năng suất cây trồng cũng như sản lượng nuôi trồng thủy, hải sản của người dân,… Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của vùng đã, đang
và dự tính sẽ chịu nhiều tác động hơn nữa của BĐKH Với những diễn biến như trên, việc đánh giá các ảnh hưởng của BĐKH đặc biệt là ảnh hưởng đến việc sử dụng đất nông nghiệp của huyện là thực sự cần thiết Từ đó những nghiên cứu, các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp được đề xuất và phát triển Với những lý do được nêu trên, tôi lựa chọn đề tài: “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình”
2 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định xu hướng biến đổi khí hậu, nước biển dâng và xác định ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái
Trang 11Bình, từ đó, đề xuất một số giải pháp thích ứng với tác động của BĐKH trong quản lý
và sử dụng đất nông nghiệp
3 Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng và biến động cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
- Xác định xu hướng biến đổi khí hậu, nước biển dâng tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình và ảnh hưởng của nó đến cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
- Đề xuất một số giải pháp thích ứng với tác động của BĐKH trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp
4 Cơ sở tài liệu
Tài liệu điền dã: Để tìm hiểu hiện trạng và các vấn đề có liên quan đến đất nông nghiệp trong thời gian nghiên cứu cũng như để nắm được những vấn đề mà các tài liệu lưu trữ không nói rõ hoặc các cư dân địa phương; thu thập thông tin từ những người cao tuổi, nhân chứng lịch sử để bổ sung, thẩm định lại các vấn đề đang nghiên cứu có trong tài liệu lưu trữ
Luận văn đã kế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan từ trước đến nay: Các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề cơ cấu sử dụng đất và biến đổi khí hậu; Các tài liệu lưu trữ bao gồm các báo cáo về tình hình ruộng đất, niên giám thống kê, thống
kê, kiểm kê đất đai hiện đang lưu trữ tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình
và Ủy ban nhân dân huyện Thái Thụy
Trang 12CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIỚI THIỆU
VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1 Biến đổi khí hậu
1.1.1 Các khái niệm liên quan
Khí quyển có những quá trình vật lý diễn ra thường xuyên, ảnh hưởng đến trạng thái của nó Thời tiết là trạng thái của khí quyển tại vùng gần mặt đất và các tầng thấp hơn, bao gồm nhiệt độ, áp suất không khí, độ ẩm, lượng mây, giáng thủy, gió và hiện tượng dông, bão, sương mù, gió tây khô nóng được gọi là yếu tố khí tượng (Trần Công Minh, 2007) Khí hậu là tập hợp điều kiện khí quyển đặc trưng của từng khu vực và phụ thuộc vào vị trí địa lý của nó Địa lí bao gồm vị trí khu vực, địa hình, đặc điểm mặt đất, lớp phủ thổ nhưỡng, lớp phủ thực vật và những yếu tố khác (Trần Công Minh, 2007)
Hệ thống khí hậu trái đất bao gồm lục địa, đại dương, băng quyển, khí quyển và sinh quyển, các thành phần này tương tác liên tục khiến các quá trình khí hậu diễn ra Biến đổi khí hậu (BĐKH) được định nghĩa theo Công ước khung của Liên Hợp Quốc là các ảnh hưởng bất lợi của khí hậu; các biến đổi trong các môi trường vật lý và sinh học dẫn đến những ảnh hưởng bất lợi đáng kể đến thành phần và khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên; đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội; đến sức khỏe và phúc lợi của con người (Cù Thị Phương Thảo, 2018) Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC, 2007), BĐKH là sự thay đổi về trạng thái của hệ thống khí hậu, biểu hiện là sự thay đổi của các thuộc tính và biến động trung bình của nó Những thay đổi này diễn ra trong một khoảng thời gian dài hàng chục năm và phải được duy trì Theo nghiên cứu của tác giả Đỗ Minh Hải (2021), BĐKH là sự thay đổi của hệ thống khí hậu khi chuyển từ trạng thái cân bằng này sang một trạng thái cân bằng khác, nếu xem trạng thái cân bằng là điều kiện thời tiết trung bình và những biến động của hệ thống khí hậu trong vài thập kỉ
Biến đổi khí hậu theo Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu là
sự thay đổi về trạng thái của khí hậu so với trung bình và những dao động của nó, được duy trì trong một khoảng thời gian đủ dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn thế Nguyên nhân dẫn đến BĐKH không chỉ do hoạt động từ sinh hoạt và sản xuất của con người mà còn bắt nguồn từ các quá trình trong tự nhiên bên trong và các tác động bên
Trang 13ngoài, dẫn đến những thay đổi thành phần của khí quyển, bao gồm cả trong khai thác sử dụng đất (Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, 2011)
Kịch bản biến đổi khí hậu là bức tranh miêu tả toàn cảnh về khí hậu Trái đất trong tương lai, dựa trên tập hợp các mối quan hệ khí hậu, được phát triển để sử dụng trong nghiên cứu các hậu quả của biến đôi khí hậu do con người gây nên và thường được sử dụng làm đầu vào cho các mô hình đánh giá tác động (IPCC)
Ứng phó với biến đổi khí hậu là những nỗ lực của con người trong cả các hoạt động của con người nhằm giảm nhẹ và thích ứng với các tác động tiêu cực từ BĐKH (Mai Hạnh Nguyên, 2016) Nhìn chung, để ứng phó với các tác động từ BĐKH, cần thực hiện giảm nhẹ BĐKH và thích ứng với BĐKH (Hoàng Anh Huy, 2012)
Thích ứng với biến đổi khí hậu là sự tự điều chỉnh về con người và các hệ thống
tự nhiên trước những thay đổi của môi trường hoặc để phù hợp với một môi trường mới
Để ứng phó với các tác động từ BĐKH, cần sự điều chỉnh về hệ thống tự nhiên và sự thích ứng con người ở hiện tại và tương lai đối với các biến động khí hậu, nhân cơ hội
đó làm giảm các ảnh hưởng xấu của BĐKH hoặc tận dụng những mặt có lợi của nó (Nguyễn Văn Thắng và cộng sự, 2011)
Các hoạt động của con người can thiệp nhằm giảm nhẹ BĐKH là làm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và tăng bể chứa nhà kính Một trong những giải pháp hiệu quả là
sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, hoặc quản lý sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng hóa thạch, mở rộng diện tích rừng và các bể chứa khác nhằm làm giảm lượng CO2 trong khí quyển cũng được chú trọng phát triển (Đỗ Minh Hải, 2021)
1.1.2 Biểu hiện của biến đổi khí hậu
Biểu hiện của BĐKH bao gồm những biến đổi về nhiệt độ, lượng mưa và sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan,… Theo báo cáo của Ủy ban liên Chính phủ
về Biến đổi khí hậu, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã và đang tăng nhanh Mực nước biển cũng dâng cao trong vòng 100 năm qua và đặc biệt là trong khoảng 25 năm trở lại đây (Cù Thị Phương Thảo, 2018) Trong 5 thập kỷ từ 1956 – 2005, nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng khoảng 0,64oC ± 0,13oC, gấp đôi so với thế kỷ 20 Trong giai đoạn 1995 –
2006, nhiệt độ Trái đất có xu thế biến đổi diễn ra ngày càng nhanh (chỉ riêng năm 1996), trong giai đoạn kể trên có đến 11 năm có quan trắc nhiệt độ cao nhất lịch sử kể từ năm
1850, trong đó năm 1998 và năm 2008 được ghi nhận là nóng nhất Đặc biệt 5 năm từ
Trang 142001 – 2005, nhiệt độ trung bình trong giai đoạn này cao hơn 0,44oC so với chuẩn trung bình của thời kỳ 1961 – 1990 (Nguyễn Văn Thắng và cộng sự, 2011) So với giai đoạn
1961 – 1990, thì giai đoạn từ 2001 – 2010, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng lên 0,5oC, đây cũng mức cao nhất kể từ khi thực hiện quan trắc khí hậu bằng thiết bị đo đạc (Cù Thị Phương Thảo, 2018) Bên cạnh đó, tại Bắc cực, mức tăng nhiệt độ là gấp đôi so với mức tăng nhiệt độ trung bình trên toàn cầu Nhiệt độ cực trị được ghi nhận cũng có
xu hướng tương tự với nhiệt độ trung bình, số đêm lạnh có xu hướng giảm và số ngày nóng có xu hướng gia tăng, biên độ nhiệt độ ngày giảm đi khoảng 0,07oC mỗi thập kỷ
Về lượng mưa, mưa lớn gia tăng về tần suất tại nhiều khu vực, bao gồm cả những khu vực có xu thế lượng mưa giảm Trong một thế kỷ qua, ở các khu vực có vĩ độ 30o, lượng mưa có xu hướng gia tăng và có xu hướng giảm ở vùng nhiệt đới từ giữa những năm 70 Bên cạnh đó, ở nhiều nơi trên thế giới, hiện tượng mưa lớn có dấu hiệu gia tăng Giai đoạn 1961 – 2003, mực nước biển trung bình toàn cầu dâng lên với tốc độ khoảng 1,8 ± 0,5mm/năm theo các số liệu quan trắc, trong đó khoảng 0,42 ± 0,12mm/năm là do giãn nở nhiệt và 0,70 ± 0,50mm/năm nguyên nhân do băng tan khoảng (Bộ Tài nguyên
và Môi trường, 2012) Mặc dù vậy, trên các đại dương trên thế giới, mực nước biển dâng thay đổi không đồng đều Ở một vài nơi, mực nước biển dâng cao với tốc độ gấp nhiều lần so với trung bình toàn cầu, trong khi đó một số khu vực khác lại có mực nước biển thấp hơn mực nước trung bình toàn cầu
Ngoài nhiệt độ toàn cầu tăng và mực nước biển dâng cao thì các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra ngày càng thường xuyên ví dụ như: bão có cường độ mạnh nhiều hơn, các đợt nắng nóng xảy ra nhiều hơn, số ngày và đêm lạnh giảm rõ rệt, …
Nước dâng bão là hiện tượng dâng lên của mực nước biển cao hơn mực nước triều vốn có do tác động của bão Do sự khác nhau về nhiệt độ trên các đại dương mà mực nước biển dâng có thể cao hơn hoặc thấp hơn mực nước dâng trung bình toàn cầu Trong báo cáo đánh giá lần thứ 4 của IPCC, nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước biển có xu hướng tăng cùng với sự tan nhanh của lớp băng và lớp tuyết phủ dẫn đến gia tăng mực nước biển trên toàn cầu, chứng minh cho sự nóng lên của hệ thống khí hậu toàn cầu
1.1.3 Nguyên nhân của biến đổi khí hậu
Nguyên nhân chính của BĐKH hiện nay đã được khẳng định chủ yếu là do các hoạt động của con người Các hoạt động gia tăng sử dụng năng lượng từ các nguồn
Trang 15nguyên liệu hóa thạch trong thời kì tiền công nghiệp đã thải vào khí quyển ngày càng nhiều các chất khí gây hiệu ứng nhà kính, làm gia tăng nhiệt độ của bề mặt trái đất Theo kết quả đánh giá của IPCC năm 2012, 46% sự nóng lên toàn cầu là do việc đốt nhiên liệu hóa thạch để cung cấp năng lượng cho ngành công nghiệp, giao thông vận tải, sản xuất năng lượng, xây dựng …; các ngành sản xuất hóa chất (CFC, HCFC) khoảng 24%; chặt phá rừng nhiệt đới chiếm khoảng 18%; trong sản xuất nông nghiệp chiếm 9% và 3% là từ các hoạt động khác (IPCC, 2012)
Trong thành phần khí quyển, nitơ chiếm 78%, oxy chiếm gần 21%, còn khoảng 1% là các khí như CO2, CH4, H2, Nox, CFCs,… Tuy chỉ chiếm một phần rất nhỏ đặc biệt là khí dioxit cacbon, metan, oxit nitơ là những chất khí có vai trò rất quan trọng đối với sự sống trên trái đất Các chất khí nhà kính có khả năng hấp thụ bức xạ hồng ngoại phát ra từ mặt đất, sau đó chúng phát xạ một phần trở lại bề mặt trái đất khiến cho lượng bức xạ hồng ngoại từ mặt đất thoát ra ngoài khoảng không vũ trụ bị giảm đi Quá trình này giữ nhiệt cho bề mặt đất, làm mặt đất không bị lạnh đi quá nhiều, đặc biệt là vào ban đêm khi không có bức xạ mặt trời chiếu tới mặt đất (Cù Thị Phương Thảo, 2018)
Ít nhất 10.000 năm kể từ thời kỳ tiền công nghiệp trở về trước, sự thay đổi của nồng độ các khí nhà kính là rất ít, trong đó nồng độ khí CO2 chưa bao giờ vượt quá 300ppm Lượng phát thải CO2 do sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong giai đoạn 2000 –
2005 có xu hướng tăng lên hằng năm, tăng trung bình từ 7,2 tỷ tấn cacbon (khoảng 45,9
tỷ tấn CO2) mỗi năm Độ lớn trung bình của lượng bức xạ cưỡng bức là 2,3w/m2 là minh chứng cho sự gia tăng hàm lượng các khí nhà kính
1.1.4 Các kịch bản biến đổi khí hậu
Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2020 đã công bố Kịch bản biến đổi khí hậu, cho thấy (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2020):
Về nhiệt độ:
Theo kịch bản RCP4.5, trên cả nước nhiệt độ trung bình năm có mức tăng phổ biến
từ 1,2 ÷ 1,7oC vào giữa thế kỷ 21 Trong đó, ở phía Bắc phổ biến từ 1,6 ÷ 1,7oC , ở phía Nam phổ biến từ 1,2 ÷ 1,3oC Đến cuối thế kỷ, nhiệt độ tăng từ 1,6 ÷ 2,4oC, trong đó, ở phía Bắc tăng phổ biến trên 2,0oC, ở phía Nam tăng phổ biến dưới 1,8oC, tăng ít nhất ở các trạm đảo và một phần diện tích ở Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ
Trang 16Theo kịch bản RCP8.5, trong thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng trên cả nước với mức tăng ở phía Bắc cao hơn phía Nam Vào giữa thế kỷ, nhiệt độ tăng phổ biến từ 1,7 ÷ 2,3oC, trong đó, khu vực phía Bắc tăng phổ biến trên 2,0oC, phía Nam
có mức tăng dưới 2,0oC Đến cuối thế kỷ, nhiệt độ tăng phổ biến từ 3,2 ÷ 4,2oC trong đó phía Bắc tăng phổ biến từ 3,8 ÷ 4,2oC, phía Nam phổ biến từ 3,2 ÷ 3,5oC
Về lượng mưa:
Trong thế kỉ 21, theo kịch bản RCP4.5, lượng mưa năm có xu thế tăng trên phạm
vi cả nước với mức tăng phổ biến từ 10 ÷ 15% vào giữa thế kỷ và 10 ÷ 20% vào cuối thế kỷ
Theo kịch bản RCP8.5, vào giữa thế kỷ 21, lượng mưa năm có xu thế tăng phổ biến từ 10 ÷ 15% trên hầu hết cả nước; ở các trạm đảo, ven biển khu vực Đông Bắc, lượng mưa có thể tăng từ 20 ÷ 30% Lượng mưa có xu thế giảm ở một phần diện tích các tỉnh Lào Cai, Hà Giang với mức giảm không đáng kể, phổ biến dưới 5% Đến cuối thế kỷ, lượng mưa có xu thế tăng trên phạm vi cả nước, mức tăng phổ biến từ 10 ÷ 25%; một phần diện tích thuộc khu vực Đông Bắc lượng mưa có thể tăng trên 40%
Các hiện tượng khí hậu cực đoan:
Đối với rét đậm, theo kịch bản RCP4.5, vào giữa thế kỷ, số ngày rét đậm có xu thế giảm trên khu vực Bắc Bộ phổ biến từ 5 ÷ 15 ngày, ở vùng núi cao Bắc Bộ có thể giảm tới 25 ÷ 30 ngày Vào cuối thế kỷ, số ngày rét đậm giảm phổ biến từ 5 ÷ 20 ngày, một
số vùng núi cao có thể giảm 30 ÷ 40 ngày Theo kịch bản RCP8.5, vào giữa thế kỷ, số ngày rét đậm có xu thế giảm trên toàn Bắc Bộ phổ biến từ 10 ÷ 30 ngày, một số vùng núi cao của Bắc Bộ có thể giảm 30 ÷ 40 ngày Vào cuối thế kỷ 21, số ngày rét đậm giảm phổ biến trong khoảng 15 ÷ 30 ngày, một số vùng núi cao có thể giảm 40 ÷ 70 ngày Đối với rét hại, Theo kịch bản RCP4.5, số ngày rét hại có xu thế giảm ở hầu khắp Bắc Bộ, phổ biến từ 0 ÷ 15 ngày, ở vùng núi cao của Bắc Bộ có thể giảm tới 25 ÷ 30 ngày Đến cuối thế kỷ, số ngày rét hại giảm phổ biến từ 2 ÷ 20 ngày, một số vùng núi cao có thể giảm 25 ÷ 35 ngày Theo kịch bản RCP8.5, vào giữa thế kỷ, số ngày rét hại
có xu thế giảm trên hầu hết Bắc Bộ phổ biến từ 2 ÷ 20 ngày Đến cuối thế kỷ 21, số ngày rét hại giảm phổ biến từ 3 ÷ 30 ngày
Trang 17Đối với nắng nóng, theo kịch bản RCP4.5, số ngày nắng nóng có xu thế tăng trên hầu hết cả nước vào giữa thế kỷ, phổ biến từ 15 ÷30 ngày Đến cuối thế kỷ, có mức tăng phổ biến trong khoảng từ 40 ÷ 60 ngày Theo kịch bản RCP8.5, số ngày nắng nóng có
xu hướng tăng trên hầu hết cả nước vào giữa thế kỷ, phổ biến từ 40 ÷ 70 ngày Đến cuối thế kỷ, mức tăng phổ biến giao động từ 75÷90 ngày
Đối với hạn hán, báo cáo lần thứ 5 (AR5) của IPCC nhận định một số khu vực bị giảm lượng mưa hoặc tăng quá trình bốc hơi dẫn đến gia tăng hạn hán tại khu vực Số tháng hạn trong mùa khô cho 7 vùng khí hậu được tính theo ngưỡng của chỉ số SPI đối với Việt Nam Kết quả cho thấy, số tháng hạn có sự tăng hoặc giảm khác nhau trên các vùng khí hậu Đến cuối thế kỷ 21, theo kịch bản RCP4.5, số tháng hạn có xu thế giảm trên đa phần diện tích Bắc Bộ và Trung Trung Bộ trong khi đó số tháng hạn mùa khô có
xu thế tăng lên trên đa phần khu vực của Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, một phần diện tích đồng bằng Bắc Bộ, Nam Trung Bộ Theo kịch bản RCP8.5, số tháng hạn có xu thế giảm ở một phần khu vực Tây Bắc, Trung Bộ và cực Nam của Nam Bộ và có xu thế tăng trên đa phần diện tích toàn quốc
Đối với bão và áp thấp nhiệt đới, đến cuối thế kỷ 21, theo kịch bản RCP8.5, tại Việt Nam, các cơn bão/áp thấp nhiệt đới có ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền và vùng biển nước ta có khả năng giảm về tần suất Với kịch bản RCP4.5, mô hình PRECIS cho thấy số lượng dự tính các cơn bão/áp thấp nhiệt đới ít biến động Các tháng đầu mùa bão tại Việt Nam (tháng 6,7,8) có xu hướng giảm (kết quả được tính toán từ PRECIS) ở cả
2 kịch bản RCP4.5 và RCP8.5, nhưng lại có xu thế tăng ở cuối mùa bão, đặc biệt là ở kịch bản RCP8.5 Như vậy, thời gian hoạt động mạnh của bão/ATNĐ có xu thế dịch chuyển dần về cuối mùa bão, thời kì này bão đổ bộ và gây ảnh hưởng trực tiếp chủ yếu
ở phía Nam Số lượng bão yếu và trung bình có xu hướng giảm nhưng số lượng bão mạnh đến rất mạnh ảnh hưởng đến nước ta lại tăng lên rõ rệt
Kịch bản nước biển dâng
Đóng góp lớn nhất vào mực nước biển dâng ở khu vực biển Việt Nam là thành phần giãn nở nhiệt và động lực, sau đó là thành phần băng tan tại sông băng, băng tan tại Nam Cực và núi băng trên lục địa Theo kịch bản RCP2.6, đến cuối thế kỉ 21 trung bình mực nước biển dâng trên khu vực Biển Đông là 46 cm (28 cm ÷ 70 cm), trong đó tại quần đảo Trường Sa đạt giá trị cao nhất là 49 cm (30 cm ÷ 71 cm) Trung bình toàn
Trang 18dải ven biển là 44 cm (27 cm ÷ 66 cm) Theo kịch bản RCP4.5, trung bình mực nước biển dâng trên khu vực Biển Đông là 55 cm (34 cm ÷ 81 cm), ở quần đảo Trường Sa mực nước dâng cao nhất tính toán được là 57 cm (33 cm ÷ 83 cm) Vùng ven biển, trung bình mực nước biển dâng là 53 cm (32 cm ÷ 76 cm) Theo kịch bản RCP8.5, trung bình mực nước biển dâng trên khu vực Biển Đông là 77 cm (51 cm ÷ 106 cm), ở quần đảo Hoàng Sa mực nước biển dâng lớn nhất tính toán được là 78 cm (52 cm ÷ 107 cm) Trung bình toàn dải ven biển là 73 cm (49 cm ÷ 103 cm) Cùng với nó, các khu vực phía Bắc có mực nước biển dâng thấp hơn so với khu vực phía Nam
1.1.5 Tác động của biến đổi khí hậu
Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.200 km, tập trung cư dân đông đúc, với kinh tế phát triển đa ngành, nhưng rất dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng, nhiệt độ tăng cao, sự gia tăng hiện tượng thời tiết cực đoan được dự đoán sẽ xảy ra và có tác động nghiêm trọng đến con người và kinh tế Việt Nam Hai đồng bằng lớn của cả nước là sông Hồng và sông Cửu Long đặc biệt bị đe dọa bởi mực nước biển dâng cao, bão, lũ lụt, xâm nhập mặn,… (Nguyễn Hải Hòa, 2016) Một trong những tác động dễ nhận thấy nhất là sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan, đặc biệt là bão Ở Việt Nam, bão ngày càng thường xuyên và dữ dội hơn, gây thiệt hại đáng
kể cho cơ sở hạ tầng, nhà cửa và nông nghiệp
Bão ở Việt Nam thường dẫn đến lũ lụt, sạt lở đất và các dạng thiệt hại khác, có thể gây ra những tác động sâu rộng đối với nền kinh tế và xã hội Các vùng ven biển dễ bị tổn thương của đất nước, bao gồm cả Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt gặp rủi ro trước tác động của bão, với mực nước biển dâng cao và triều cường gia tăng góp phần gây ra lũ lụt nghiêm trọng hơn
Biến đổi khí hậu cũng đã ảnh hưởng đến nguồn nước và chất lượng nguồn nước ở Việt Nam, với tình trạng hạn hán trở nên phổ biến hơn ở một số vùng (Mai Hạnh Nguyên, 2012) Điều này có tác động đáng kể đến nông nghiệp và an ninh lương thực, cũng như sự sẵn có của nước uống sạch
Ngoài những tác động vật lý này, biến đổi khí hậu còn có những tác động xã hội
và kinh tế, đặc biệt là đối với các cộng đồng dễ bị tổn thương Nhiều người dân Việt Nam dựa vào nông nghiệp quy mô nhỏ để kiếm sống và tác động của biến đổi khí hậu
Trang 19đối với năng suất cây trồng và an ninh lương thực có thể gây ra những hậu quả đáng kể đối với cuộc sống của họ
Nhìn chung, tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt dưới dạng thời tiết mưa bãomngày càng trở nên rõ ràng ở Việt Nam Việc giải quyết những tác động này sẽ đòi hỏi nỗ lực phối hợp từ chính phủ, xã hội, và cộng đồng quốc tế, tập trung vào các biện pháp thích ứng và xây dựng khả năng phục hồi để giúp cộng đồng chuẩn bị và ứng phó với những thách thức phía trước
1.1.5.1 Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước
Nhiệt độ tăng, lượng mưa thay đổi và các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên hơn đang gây ra sự gián đoạn đối với chu trình nước, dẫn đến khan hiếm nước, hạn hán, lũ lụt và các vấn đề về chất lượng nước
Một trong những tác động chính của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên nước là nguồn nước bị khan hiếm (Nguyễn Trần Khánh, 2015) Khi nhiệt độ tăng lên, nhiều nước bốc hơi hơn, dẫn đến nguồn cung cấp nước mặt và nước ngầm giảm Ở nhiều nơi trên thế giới, điều này đang làm trầm trọng thêm các vấn đề khan hiếm nước hiện có, dẫn đến tình trạng thiếu nước cho nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt Điều này cũng
có thể dẫn các đến xung đột về nguồn nước
Hậu quả nặng nề của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên nước là hạn hán Biến đổi khí hậu đang gây ra những thay đổi về lượng mưa, dẫn đến hạn hán thường xuyên và nghiêm trọng hơn ở nhiều nơi trên thế giới Điều này có thể có tác động tàn phá đối với nông nghiệp, gây ra mất mùa, thiếu lương thực và gián đoạn kinh tế
Đồng thời, biến đổi khí hậu cũng gây ra các trận mưa lớn và thường xuyên hơn, dẫn đến lũ lụt và các vấn đề về chất lượng nước (Nguyễn Thám, 2010) Lũ lụt gia tăng
có thể gây thiệt hại cho cơ sở hạ tầng, nhà cửa và doanh nghiệp, đồng thời có thể dẫn đến xói mòn đất và ô nhiễm nước
Ngoài những tác động trực tiếp này, biến đổi khí hậu cũng đang làm trầm trọng thêm các vấn đề về chất lượng nước Nhiệt độ cao hơn có thể dẫn đến hiện tượng tảo nở hoa và các vấn đề khác về chất lượng nước, trong khi việc thay đổi mô hình lượng mưa
có thể dẫn đến thay đổi dòng chảy và xói mòn, gây ô nhiễm trầm tích và chất dinh dưỡng trong đất
Trang 20Cần có nhiều cách tiếp cận đa dạng để giải quyết các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên nước Điều này bao gồm cả các chiến lược giảm thiểu, chẳng hạn như giảm phát thải khí nhà kính để làm chậm tốc độ biến đổi khí hậu, cũng như các chiến lược thích ứng, chẳng hạn như cải thiện các hoạt động quản lý nước để ứng phó tốt hơn với hạn hán và lũ lụt
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nước và bảo tồn là một trong những chiến lược thích ứng quan trọng Điều này có thể bao gồm việc sử dụng các hệ thống tưới tiêu hiệu quả hơn trong nông nghiệp, thực hiện các chương trình tái sử dụng và tái chế nước, đồng thời thúc đẩy các thiết bị tiết kiệm nước trong gia đình và doanh nghiệp
Một chiến lược thích ứng quan trọng khác là cải thiện các hệ thống quản lý và lưu trữ nước Điều này có thể bao gồm xây dựng các hồ chứa mới và cơ sở hạ tầng lưu trữ khác, cải thiện cơ sở hạ tầng hiện có để tăng công suất và khả năng phục hồi, đồng thời thúc đẩy việc sử dụng nước hiệu quả hơn thông qua định giá và các ưu đãi khác
1.1.5.2 Tác động của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái tự nhiên
Hệ sinh thái tự nhiên trên Trái đất chịu nhiều tác động bởi Biến đổi khí hậu Khi nhiệt độ tăng lên và các kiểu thời tiết thay đổi, các hệ sinh thái đang phải đối mặt với những thách thức mới đe dọa sự cân bằng mong manh của chúng và các loài sống dựa vào chúng (Lê Thị Hồng Hạnh, 2014)
Một trong những tác động dễ nhận thấy nhất của biến đổi khí hậu đối với các hệ sinh thái tự nhiên là sự thay đổi của các thảm thực vật Khi nhiệt độ tăng lên, nhiều loài thực vật và động vật di cư đến vùng có khí hậu mát mẻ hơn hoặc độ cao hơn, dẫn đến những thay đổi trong thành phần của hệ sinh thái Đổi lại, điều này có thể tạo ra hiệu ứng gợn sóng trong toàn bộ hệ sinh thái, ảnh hưởng đến sự sẵn có của thức ăn, nơi trú
ẩn và các nguồn tài nguyên cho các loài khác
Biến đổi khí hậu cũng ảnh hưởng đến thời gian của các sự kiện sinh thái quan trọng như ra hoa, di cư và sinh sản, dẫn đến sự không phù hợp giữa các loài dựa vào nhau (Asch và cộng sự, 2019) Ví dụ, nếu thực vật bắt đầu ra hoa sớm hơn do nhiệt độ ấm hơn, thì các loài thụ phấn có thể chưa xuất hiện, dẫn đến sự suy giảm cả quần thể thực vật và động vật
Trang 21Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu còn đang ảnh hưởng đến sự phong phú và phân bố của các loài Nhiều loài đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do mất môi trường sống, thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa, và sự lây lan của các loài xâm lấn Ví dụ, khi mực nước biển dâng cao, các môi trường sống ven biển như rừng ngập mặn và đầm lầy ngập mặn đang bị mất đi, ảnh hưởng đến các loài sống dựa vào chúng, bao gồm các loài chim di cư và các loài sinh vật biển
Một tác động khác của biến đổi khí hậu đối với các hệ sinh thái tự nhiên là sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán và cháy rừng Những sự kiện này có thể có tác động tàn phá đối với hệ sinh thái, hủy hoại môi trường sống và tuyệt chủng loài Ngoài ra, tần suất và mức độ nghiêm trọng của những sự kiện này tăng lên
có thể dẫn đến mất đa dạng sinh học và khả năng phục hồi của hệ sinh thái, khiến hệ sinh thái khó phục hồi hơn
Cuối cùng, biến đổi khí hậu cũng đang ảnh hưởng đến hoạt động của các hệ sinh thái, bao gồm cả khả năng cung cấp các dịch vụ quan trọng của chúng như không khí và nước sạch, thụ phấn và hấp thụ carbon Khi các hệ sinh thái bị đẩy ra ngoài giới hạn tự nhiên của chúng, chúng có thể mất khả năng cung cấp các dịch vụ này, dẫn đến những tác động tiêu cực đến sức khỏe và hạnh phúc của con người
Tóm lại, biến đổi khí hậu đang tác động sâu sắc đến các hệ sinh thái tự nhiên trên toàn thế giới Từ những thay đổi trong mô hình thảm thực vật đến mất đa dạng sinh học, các hiện tượng thời tiết cực đoan và thay đổi chức năng của hệ sinh thái, tác động của biến đổi khí hậu rất rộng và phức tạp
1.1.5.3 Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất lương thực và an ninh lương thực
Biến đổi khí hậu có tác động đáng kể đến sản xuất lương thực toàn cầu và đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh lương thực toàn cầu (Saina và cộng sự, 2013) Ngành nông nghiệp, chịu trách nhiệm cung cấp lương thực cho dân số thế giới, đặc biệt
dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu Những thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa, mực nước biển dâng cao và các sự kiện thời tiết cực đoan liên quan đến biến đổi khí hậu có những hậu quả sâu rộng đối với năng suất cây trồng, sản xuất lương thực và an ninh lương thực
Một trong những tác động đáng kể nhất của biến đổi khí hậu đối với sản xuất lương thực là các kiểu thời tiết thay đổi Các sự kiện thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt,
Trang 22sóng nhiệt và lượng mưa lớn có thể gây ra tác động tàn phá đối với mùa màng và vật nuôi Ví dụ, hạn hán có thể làm giảm năng suất cây trồng và dẫn đến tình trạng thiếu lương thực Lũ lụt có thể làm hỏng mùa màng và gây khó khăn cho việc gieo trồng và thu hoạch, trong khi sóng nhiệt có thể khiến cây trồng trưởng thành quá nhanh và làm giảm giá trị dinh dưỡng của chúng
Một tác động đáng kể khác của biến đổi khí hậu đối với sản xuất lương thực là mất đất canh tác do mực nước biển dâng cao (Syaukat, 2011) Khi mực nước biển dâng cao, các khu vực trũng thấp như đồng bằng sông và vùng ven biển ngày càng dễ bị lũ lụt, xâm nhập mặn và xói mòn Ngược lại, điều này đang ảnh hưởng đến năng suất của đất nông nghiệp ở những khu vực này, làm giảm năng suất cây trồng và gây rủi ro cho an ninh lương thực
Biến đổi khí hậu cũng đang ảnh hưởng đến sản xuất lương thực bằng cách thay đổi thời gian và mô hình của các sự kiện theo mùa Những thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa có thể gây ra sự thay đổi về thời điểm ra hoa và đậu quả, phá vỡ sự cân bằng sinh thái của các hệ thống nông nghiệp Điều này có thể dẫn đến giảm năng suất cây trồng, giảm giá trị dinh dưỡng của cây trồng và tăng tính dễ bị tổn thương đối với sâu bệnh Đối với sản xuất lương thực, biến đổi khí hậu gây ra những hậu quả sâu rộng đối với an ninh lương thực An ninh lương thực được định nghĩa là sự sẵn có, khả năng tiếp cận và khả năng chi trả của thực phẩm cho tất cả mọi người tại mọi thời điểm Biến đổi khí hậu đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh lương thực bằng cách giảm tính sẵn có và khả năng chi trả của thực phẩm Tác động của biến đổi khí hậu đối với sản xuất lương thực đặc biệt nghiêm trọng ở các nước đang phát triển, nơi nông nghiệp
là nguồn thu nhập và lương thực chính của phần lớn dân số
Tóm lại, biến đổi khí hậu có tác động rất lớn và sâu rộng đối với lĩnh vực sản xuất lương thực và an ninh lương thực Các kiểu thời tiết thay đổi, mất đất canh tác và gián đoạn các sự kiện theo mùa đều có ảnh hưởng sâu sắc đến sản xuất lương thực toàn cầu
và là mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh lương thực
1.1.5.4 Tác động của biến đổi khí hậu đến khu dân cư, cơ sở hạ tầng
- Tác động đến khu dân cư:
Trang 23Biến đổi khí hậu có tác động đáng kể đến các khu dân cư, đặc biệt là những khu dân cư nằm ở các vùng dễ bị tổn thương như vùng ven biển, vùng đồng bằng ngập lũ và các khu vực dễ xảy ra cháy rừng Một trong những tác động đáng chú ý nhất của biến đổi khí hậu đối với các khu dân cư là sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt và sóng nhiệt
Ở các vùng ven biển, mực nước biển dâng và triều cường gia tăng có thể dẫn đến
lũ lụt và xói mòn, đe dọa nhà cửa, cơ sở kinh doanh và cơ sở hạ tầng quan trọng Với những cơn bão dữ dội và thường xuyên hơn, người dân cũng có nguy cơ bị thiệt hại tài sản do gió mạnh và mưa lớn Hơn nữa, những thay đổi về dòng hải lưu và nhiệt độ cũng
có thể ảnh hưởng đến sinh vật biển và ngành đánh bắt cá, điều này có thể tác động đến sinh kế của các cộng đồng ven biển
Các khu vực nội địa cũng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, với tần suất và mức
độ nghiêm trọng của các vụ cháy rừng tăng lên do nhiệt độ cao và hiện tượng hạn hán kéo dài Những đám cháy rừng này có thể gây thiệt hại lớn cho nhà cửa và cộng đồng, cũng như gây nguy hiểm đến tính mạng Hơn nữa, các đợt nắng nóng kéo dài cũng có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe cho người dân, đặc biệt như người già và trẻ em là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương
Một tác động khác của biến đổi khí hậu đối với các khu dân cư là chất lượng của nguồn nước Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến chu trình thủy văn, dẫn đến những thay đổi về lượng mưa và lớp băng tuyết Điều này có thể dẫn đến tình trạng khan hiếm nước
và hạn hán, có thể ảnh hưởng đến nông nghiệp, sinh kế và khả năng tiếp cận nước uống
an toàn Ở những khu vực khan hiếm nước cũng là một vấn đề, chẳng hạn như ở những vùng khô hạn, tình hình dự kiến sẽ trở nên tồi tệ hơn do biến đổi khí hậu
Cuối cùng, biến đổi khí hậu cũng có thể có tác động kinh tế xã hội đối với các khu dân cư, với khả năng làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng hiện có Ví dụ, các cộng đồng có thu nhập thấp có thể dễ bị tổn thương hơn trước tác động của các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, vì họ thường thiếu các nguồn lực để chuẩn bị và phục hồi sau các sự kiện này Ngoài ra, mực nước biển dâng cao và lũ lụt có thể dẫn đến việc di dời các nhóm dân cư dễ bị tổn thương, làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng xã hội và kinh tế
- Tác động tới cơ sở hạ tầng quốc gia:
Trang 24Cơ sở hạ tầng gồm các hệ thống đường, điện và nước, hệ thống xử lý rác thải sinh hoạt, hệ thống nhà chung cư và khu đô thị Các hệ thống hạ tầng hiện không theo kịp sự tăng trưởng của khu vực thành thị Việt Nam biến đổi khí hậu có tác động đáng kể đến việc thiết kế, xây dựng và bảo trì cơ sở hạ tầng
Một trong những tác động chính của biến đổi khí hậu đối với cơ sở hạ tầng là sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan, chẳng hạn như bão, lũ lụt và cháy rừng Những sự kiện này có thể làm hỏng cơ sở hạ tầng, dẫn đến sự gián đoạn trong hệ thống giao thông, cung cấp năng lượng và cấp nước Ví dụ, lũ lụt nghiêm trọng có thể làm hỏng đường và cầu, làm gián đoạn hệ thống giao thông Tương tự, cháy rừng có thể làm hỏng đường dây điện và cơ sở hạ tầng năng lượng khác, dẫn đến mất điện
Một tác động khác của biến đổi khí hậu đối với cơ sở hạ tầng là sự gia tăng mực nước biển Khi mực nước biển dâng cao, cơ sở hạ tầng ven biển, chẳng hạn như cảng, kênh và bến cảng, có nguy cơ bị lũ lụt và hư hại Điều này có thể có tác động kinh tế đáng kể, vì những cơ sở hạ tầng này rất quan trọng đối với thương mại và thương mại quốc tế Ngoài ra, mực nước biển dâng cao cũng có thể gây thiệt hại cho các thành phố
và thị trấn ven biển, dẫn đến tổn thất tài chính đáng kể
Biến đổi khí hậu cũng có thể tác động đến độ tin cậy và an ninh của cơ sở hạ tầng năng lượng Các sự kiện thời tiết cực đoan có thể gây mất điện, dẫn đến gián đoạn cuộc sống hàng ngày Hơn nữa, tần suất và cường độ ngày càng tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan có thể làm hỏng các nhà máy điện, dẫn đến gián đoạn cung cấp năng lượng trong thời gian dài Điều này có thể có tác động đến kinh tế đáng kể, vì các doanh nghiệp
và ngành công nghiệp phụ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng ổn định
Cuối cùng, biến đổi khí hậu cũng có ảnh hưởng đến các chi phí bảo trì và sửa chữa
cơ sở hạ tầng Nhiệt độ cao hơn có thể gây hư hại cho mặt đường và cơ sở hạ tầng khác, dẫn đến chi phí bảo trì cao hơn Hơn nữa, nhu cầu nâng cấp cơ sở hạ tầng để giúp nó chống chịu tốt hơn trước các sự kiện thời tiết khắc nghiệt và mực nước biển dâng cao
có thể rất tốn kém
Tóm lại, biến đổi khí hậu có tác động đáng kể đến cơ sở hạ tầng, vốn rất quan trọng đối với hoạt động của xã hội Sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan, mực nước biển dâng cao, tác động đến cơ sở hạ tầng năng lượng và chi phí bảo trì, tất cả đều đặt
ra những thách thức đáng kể đối với cơ sở hạ tầng
Trang 251.1.5.5 Tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe, an toàn tính mạng và phúc lợi xã hội
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức quan trọng nhất của thời đại chúng
ta, ảnh hưởng đến các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống của chúng ta, bao gồm sức khỏe, an toàn tính mạng và phúc lợi xã hội Sau đây là một số cách mà biến đổi khí hậu đang tác động đến các khu vực này:
Ảnh hưởng sức khỏe
Biến đổi khí hậu đang gây ra một loạt các tác động sức khỏe đang ảnh hưởng đến các cộng đồng trên toàn thế giới Nhiệt độ cao hơn đang dẫn đến sự gia tăng các bệnh liên quan đến nhiệt, chẳng hạn như kiệt sức vì nóng và say nắng Ngoài ra, các sự kiện thời tiết khắc nghiệt như bão, lũ lụt và hạn hán có thể gây ra một loạt các vấn đề về sức khỏe, bao gồm thương tích, các bệnh do nước gây ra và các vấn đề về sức khỏe tâm thần Ô nhiễm không khí do cháy rừng gia tăng, bão bụi và nhiệt độ gia tăng có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp như hen suyễn và dị ứng
Tác động an toàn tính mạng
Biến đổi khí hậu cũng đang có các ảnh hưởng đến an toàn tính mạng con người Các sự kiện thời tiết khắc nghiệt như bão, lũ lụt và cháy rừng có thể dẫn đến thiệt hại về người, tài sản và người dân phải di dời Với cường độ và tần suất ngày càng tăng của những sự kiện này, cũng như tính không thể đoán trước của chúng, khiến cộng đồng khó chuẩn bị đầy đủ cho chúng Ngoài ra, mực nước biển dâng cao và xói mòn bờ biển có nguy cơ khiến hàng triệu người trên toàn cầu phải di dời, tạo ra các vấn đề kinh tế và xã hội phức tạp
Tác động phúc lợi xã hội
Biến đổi khí hậu cũng đang có tác động đáng kể đến phúc lợi xã hội Biến đổi khí hậu làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng xã hội hiện có, với các cộng đồng bị thiệt thòi, người già và người nghèo bị ảnh hưởng nhiều nhất Sự gián đoạn nguồn cung cấp thực phẩm và nước do hạn hán, lũ lụt và các sự kiện thời tiết khắc nghiệt khác có thể dẫn đến nạn đói và suy dinh dưỡng Mất nhà cửa, sinh kế và cơ sở hạ tầng cũng có thể gây ra những gián đoạn đáng kể về kinh tế và xã hội, đặc biệt là ở các cộng đồng dễ
bị tổn thương
Trang 26Tác động kinh tế
Biến đổi khí hậu có tác động kinh tế đáng kể, với chi phí không hành động vượt
xa chi phí giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu Chi phí giải quyết hậu quả của thiên tai như lũ lụt và bão là rất lớn, gánh nặng thường đổ lên vai người nộp thuế Hơn nữa, tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành du lịch, nông nghiệp và các ngành kinh
tế khác cũng rất đáng kể Việc giảm năng suất cây trồng do các hiện tượng thời tiết cực đoan và khan hiếm nước có thể gây ra tình trạng thiếu lương thực và tăng giá
Tóm lại, biến đổi khí hậu đang có tác động đáng kể đến sức khỏe, an toàn tính mạng, phúc lợi xã hội và nền kinh tế Những tác động này rất phức tạp và thường liên quan đến nhau, khiến việc giải quyết chúng một cách hiệu quả trở nên khó khăn
1.2 Khái niệm đất đai, đất nông nghiệp và cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp
Đất là tập hợp của các vật chất gồm khoáng chất, chất hữu cơ, chất lỏng, chất khí
và những sinh vật nằm bao phủ trên bề mặt của Trái Đất Đất là lớp tơi xốp, có khả năng
sản sinh ra các sản phẩm cây trồng của lục địa (Nguyễn Thế Đặng, 1999) Theo FAO
năm 1976, đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính về sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất, chúng có tác động nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất (Verheye và cộng sự, 2019) Đất là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, cần thiết cho tất
cả các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người
Diện tích đất của đơn vị hành chính được lấy dựa theo căn cứ vào số liệu đo đạc
và công bố của cơ quan địa chính có liên quan Tổng diện tích đất tự nhiên theo tiêu chí phân loại, bao gồm nhiều loại đất khác nhau, thông thường, được phân loại theo mục đích sử dụng và người quản lý, sử dụng đất (Tổng Cục Thống Kê, 2016)
Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính: tổng diện tích các loại đất nằm trong
khu vực địa giới của mỗi đơn vị hành chính đã được xác định theo quy định của pháp luật (Tổng Cục Thống Kê, 2016)
Khái niệm Sử dụng đất được xây dựng dựa theo chức năng và mục đích sử dụng
đất (Đồng Thị Bích Phương, 2016) Đất đai là nguồn tài nguyên cơ sở cho các mục đích
sử dụng bao gồm: Sử dụng trên cơ sở sản xuất trực tiếp (cây trồng, gỗ rừng và đồng cỏ);
Sử dụng trên cơ sở sản xuất thứ yếu/gián tiếp (chăn nuôi); Sử dụng vì mục đích bảo vệ
Trang 27(bảo tồn đa dạng hóa loài sinh vật, bảo vệ các loài quý hiếm, chống suy thoái đất); Sử dụng đất cho các chức năng đặc biệt như cơ sở hạ tầng, công nghiệp, dân cư và an dưỡng
Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào các mục đích canh tác sản xuất, nghiên cứu,
thí nghiệm về nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và phát triển bảo vệ rừng (Tổng Cục Thống Kê, 2016) Theo Luật đất đai được ban hành năm 2013, đất được chia thành 3 nhóm chính: Nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng Đất nông nghiệp được sử dụng chủ yếu vào hoạt động trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối hoặc nghiên cứu và thí nghiệm nông nghiệp (Tô Thị Lan Phương, 2019)
Sử dụng đất nông nghiệp là hoạt động lấy đất kết hợp với vốn và sức lao động để
sản xuất nông nghiệp nhằm mục đích tạo ra các giá trị lợi ích Ý thức của con người về môi trường có thể được nâng cao phụ thuộc vào mức độ phát triển của kinh tế, xã hội,
từ đó, phạm vi sử dụng đất nông nghiệp có thể được mở rộng về các mặt như sản xuất, sinh hoạt và sinh thái (Cù Thị Phương Thảo, 2018)
Cơ cấu sử dụng đất là tỷ lệ giữa diện tích các loại đất được phân theo mục đích sử
dụng so với toàn bộ diện tích đất trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Cơ cấu này
là diện tích các loại đất được sử dụng vào các mục đích khác nhau so với tổng diện tích đất theo địa giới hành chính của địa phương (Phạm Lan Hương, 2012)
1.3 Mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và sử dụng đất nông nghiệp
1.3.1 Tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp
Trên thế giới, biến đổi khí hậu đang có tác động lớn đến ngành sản xuất nông nghiệp Sự tăng nhiệt độ, tình trạng hạn hán, nước biển dâng cao và các cơn bão cũng gây ra tổn thất lớn đối với sản xuất nông nghiệp Theo báo cáo của FAO, sự suy giảm sản lượng nông sản trên toàn cầu có thể là 2% mỗi thập kỷ do biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu làm thay đổi điều kiện sống của cây trồng bao gồm: điều kiện về đất đai, thời tiết, dịch bệnh, qua đó gây ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của cây trồng Việc quản lý, sử dụng đất bị ảnh hưởng gián tiếp bởi biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ tăng và lượng mưa giảm, gia tăng hạn hán, làm thay đổi cơ cấu cây trồng, kéo theo đó là biến động về diện tích đất trồng trọt Bên cạnh đó, biến đổi khí
Trang 28hậu cũng làm gia tăng các hiện tượng xói mòn đất dẫn đến suy giảm nghiêm trọng chất dinh dưỡng trong đất Các hiện tượng sạt lở đất, sạt lở bờ sông vào mùa lũ tăng lên làm gia tăng tình trạng mất đất canh tác dẫn tới năng suất cây trồng giảm Nắng nóng gia tăng kèm theo độ ẩm thấp trong mùa khô đã và đang làm tăng nguy cơ cháy rừng, gây
ra các khó khăn trong việc quản lý, duy trì diện tích rừng hiện có Các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lốc, lũ quét gia tăng phá hủy cây rừng Tần suất mưa lớn gia tăng gây nên xói mòn đất, làm giảm diện tích rừng Theo thời gian, biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp dẫn tới làm thay đổi thời vụ, quy hoạch vùng, năng suất, suy thoái tài nguyên đất, qua đó, ảnh hưởng đến đời sống người dân đang sinh sống tại khu vực Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp cũng góp phần vào lượng phát thải khí nhà kính
Do đó, nông nghiệp cần được sản xuất theo hướng bền vững, vừa giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu lên nông nghiệp, vừa giảm thiểu lượng khí thải đến môi trường
1.3.2 Những nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đến cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp
a Nghiên cứu trên thế giới
Tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp toàn thế giới trong những năm gần đây khá lớn, dẫn đến việc sử dụng đất và sản xuất nông nghiệp có nhiều thay đổi Một số nghiên cứu quốc tế đã xem xét vấn đề này và làm sáng tỏ những thách thức mà các quốc gia từ đang phát triển đến phát triển đang phải đối mặt
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học về môi trường toàn diện năm
2020 đã xem xét tác động của biến đổi khí hậu đối với sự phù hợp của đất trồng lúa ở khu vực Brazil (Zilli và cộng sự, 2020) Nghiên cứu đã khẳng định sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu có thể dẫn đến nhiệt độ tăng cao ở Brazil, điều này có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng và năng suất cây trồng Nhiệt độ cao hơn có thể làm tăng tỷ lệ thoát hơi nước và stress nhiệt đối với cây trồng, có khả năng làm giảm năng suất và thay đổi sự phân bố địa lý của một số loại cây trồng Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí khoa học nông nghiệp và kinh tế xã hội Nga năm 2012 đã đề cập đến các biến khí hậu khi nghiên cứu biến đổi môi trường nông nghiệp tại Ghana Bài viết nghiên cứu tác động của các biến khí hậu khác nhau đối với năng suất ngô và sự biến đổi ở Ghana (De-Graft
và cộng sự, 2012) Các biến số này có thể bao gồm nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, bức xạ
Trang 29mặt trời và các yếu tố khí tượng khác Nghiên cứu có khả năng khám phá những thay đổi trong các biến số này ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất ngô ở các vùng khác nhau của Ghana Ngoài ra, (Amadou và cộng sự, 2018) đã sử dụng phương pháp mô hình hóa dựa trên tác nhân thực nghiệm để mô phỏng quá trình ra quyết định của nông dân trong việc điều chỉnh các phương thức sử dụng đất của họ với biến đổi khí hậu Nó phát triển một mô hình tính toán đại diện cho hành vi, tương tác và ra quyết định của từng nông dân hoặc nhóm nông dân tại Ghana nhằm thực hiện nghiên cứu sâu tại miền bắc đất nước này
Một nghiên cứu khác của (Ngaira và cộng sự, 2007) đến từ Trường Khoa học Môi trường và Trái đất được đăng trên Academic Journals có đề cập đến việc xem xét tác động của biến đổi khí hậu đối với nguồn nước cung cấp cho nông nghiệp ở Châu Phi Nghiên cứu khám phá cách thay đổi mô hình lượng mưa và tăng thoát hơi nước ảnh hưởng đến nguồn nước sẵn có cho tưới tiêu và những thách thức mà nông dân phải đối mặt trong việc quản lý tài nguyên nước cho mục đích nông nghiệp Bài viết của (Zhang
và cộng sự, 2011) thảo luận về tác động của những thay đổi do biến đổi khí hậu gây ra đối với sự sẵn có của đất nông nghiệp đối với an ninh lương thực toàn cầu Nó khám phá những thách thức tiềm ẩn trong việc đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng tăng trên toàn cầu và những tác động có thể xảy ra đối với sản xuất nông nghiệp, chuỗi cung ứng và khả năng tiếp cận lương thực Các nghiên cứu của WB (2007) đã dự báo sâu về tác động của nước biển dâng đối với nông nghiệp Theo đó, nếu nước biển dâng 1m, vùng Nam Á sẽ mất 0,29% diện tích đất tự nhiên, 0,11% diện tích đất nông nghiệp trong
đó có đất lúa, kéo theo đó là sự thay đổi hiện trạng sản xuất, buộc các nước sẽ phải điều chỉnh hoặc cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp
Xuất phát từ nhu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thích ứng với BĐKH, nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng và cơ cấu sử dụng đất (Nguyễn Hoàng Đan, 2017) Do tình trạng khô hạn gia tăng, điều kiện tưới tiêu còn hạn chế, sản xuất lúa gạo đem lại lợi nhuận thấp, nhiều quốc gia đã chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng các loại cây khác sử dụng ít nước hơn, có giá trị gia tăng cao hơn Đa dạng hóa cây trồng và chuyển từ trồng lúa sang các loại cây có lợi nhuận cao hơn Một số nước châu Á đã đa dạng hóa cây trồng qua việc mở rộng sản xuất nông nghiệp sang cà phê, mía đường, sắn, ngô, cây ăn trái,…
Trang 30Tóm lại, tác động của biến đổi khí hậu đối với việc sử dụng đất nông nghiệp trên toàn cầu là rất lớn kéo theo đó là ảnh hưởng đến cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp Đo
đó, cần nỗ lực phối hợp từ chính phủ và các bên liên quan để giải quyết Các nghiên cứu quốc tế đã cung cấp những hiểu biết có giá trị về những thách thức mà nông dân địa phương phải đối mặt và sự cần thiết phải cải thiện các chiến lược quản lý và quy hoạch
sử dụng đất Tác động của biến đổi khí hậu gây ra nhiều vấn đề cho nông nghiệp, bao gồm sự biến đổi của môi trường sinh thái, sự thay đổi của mô hình mưa và kiểu thời tiết,
và sự gia tăng của sự cực đoan về thời tiết Điều này gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp, giảm hiệu suất cây trồng và thúc đẩy sự không ổn định trong sản lượng nông nghiệp Với sự hỗ trợ liên tục cho các thực hành nông nghiệp bền vững
và các biện pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, kịch bản khí hậu của tương lai có thể hướng tới đảm bảo an ninh lương thực và bền vững môi trường trước biến đổi khí hậu
b Nghiên cứu tại Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp, với khoảng 70% dân
số sống ở nông thôn và tham gia vào các hoạt động nông nghiệp Tuy nhiên, tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây khá lớn, dẫn đến việc sử dụng đất và sản xuất nông nghiệp có nhiều thay đổi Một số nghiên cứu quốc tế đã xem xét vấn đề này và làm sáng tỏ những thách thức mà nông dân Việt Nam đang phải đối mặt
Các nghiên cứu đã cho thấy rằng biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến việc sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam Theo báo cáo của Ủy ban Quốc gia về Biến đổi khí hậu, đại diện cho chính phủ Việt Nam, năm 2016, sự biến đổi khí hậu gây ra tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, trong đó có tình trạng hạn hán, lũ lụt
và sâu bệnh, gây thiệt hại lớn cho nông dân và ngành nông nghiệp Việt Nam (Bộ tài nguyên và môi trường, 2016)
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science vào năm 2019 cho thấy rằng đất nông nghiệp tại Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng sạt lở do nước biển dâng cao, đặc biệt là ở các vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng (Lê Anh Tuấn, 2019) Sạt lở đất đã ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp và gây ra tác động tiêu cực đến kinh tế và sinh kế của cộng đồng nông dân tại đây Ngoài ra, nghiên cứu của
Trang 31Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (IMHEN) cũng cho thấy rằng
sự tăng nhiệt độ và tình trạng hạn hán đang ảnh hưởng đến sản xuất lúa ở các khu vực đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế và sinh kế của người dân tại đây (Nguyễn Văn Hồng và cộng sự, 2019) Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Quản lý Môi trường năm 2019 đã xem xét tác động của biến đổi khí hậu đối với sự phù hợp của đất trồng lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp mô hình hóa để dự đoán những thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa sẽ ảnh hưởng như thế nào đến năng suất lúa và sự phù hợp của đất đối với việc trồng lúa Kết quả chỉ ra rằng, theo kịch bản phát thải cao, tính phù hợp của đất trồng lúa sẽ giảm đáng kể vào năm 2050, đặc biệt là ở các khu vực dễ bị lũ lụt
Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Khoa học Môi trường & Chính sách năm 2018 đã xem xét tác động của biến đổi khí hậu đối với thay đổi sử dụng đất
và lớp phủ đất ở khu vực Tây Nguyên của Việt Nam Nghiên cứu đã sử dụng các kỹ thuật viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS) để phân tích những thay đổi trong mô hình sử dụng đất từ năm 1990 đến năm 2015 Kết quả chỉ ra rằng biến đổi khí hậu đã góp phần làm thay đổi sử dụng đất, với diện tích rừng giảm và đất nông nghiệp mở rộng Nghiên cứu cũng xác định sự cần thiết phải cải thiện các chiến lược quản lý và quy hoạch sử dụng đất để đảm bảo sản xuất nông nghiệp bền vững và bảo tồn môi trường trong khu vực Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Thay đổi môi trường khu vực năm 2016 đã xem xét tác động của biến đổi khí hậu đối với năng suất cây trồng và sử dụng đất ở khu vực đồng bằng sông Hồng của Việt Nam Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp mô hình hóa để mô phỏng những thay đổi về năng suất cây trồng và mô hình sử dụng đất trong các kịch bản khí hậu khác nhau Kết quả chỉ ra rằng biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến suy giảm năng suất cây trồng và thay đổi mô hình sử dụng đất, sản xuất lúa gạo
sẽ chuyển sang các loại cây trồng khác như ngô và sắn
Với các tác động đáng kể của BĐKH đến nông nghiệp kể trên, các giải pháp giảm thiểu tác động của BĐKH liên quan đến chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp đã được thực hiện Từ năm 2000, Viện Quy hoạch và TKNN đã triển khai hàng loại dự án như Quy hoạch chuyển đổi sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ở bán đảo Cà Mau; Rà soát quy hoạch chuyển đổi cơ cấu nông lâm thủy sản vùng ĐBSCL; Chuyển đổi cơ cấu sản xuất ở các vùng trồng lúa kém hiệu quả vùng ĐBSCL,…
Trang 32Những nghiên cứu này nhấn mạnh tác động đáng kể của biến đổi khí hậu đối với việc sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam và những thách thức mà nông dân phải đối mặt trong việc thích ứng với những thay đổi này Các vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Hồng đặc biệt dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu do phụ thuộc vào nông nghiệp và dễ bị thiên tai như lũ lụt và hạn hán
Để giải quyết những thách thức này, chính phủ Việt Nam đã thực hiện một số sáng kiến nhằm hỗ trợ nông nghiệp bền vững và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu Ví
dụ, chính phủ đã thành lập Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh, nhằm thúc đẩy các hoạt động nông nghiệp bền vững và nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu trong ngành nông nghiệp Chính phủ cũng
đã thực hiện các chính sách hỗ trợ áp dụng các biện pháp nông nghiệp thông minh với khí hậu, chẳng hạn như sử dụng các loại cây trồng chịu hạn và hệ thống tưới tiêu hiệu quả Tóm lại, tác động của biến đổi khí hậu đối với việc sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam là rất lớn và cần nỗ lực phối hợp từ chính phủ và các bên liên quan để giải quyết
1.4 Kết luận Chương 1
Biến đổi khí hậu tác động đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực như tài nguyên nước, hệ sinh thái tự nhiên, sản xuất lượng thực và an ninh lương thực, cơ sở hạ tầng và du lịch,… Theo đó, biến đổi khí hậu đang có những tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp kéo theo việc quản lý, sử dụng đất cũng bị ảnh hưởng gián tiếp Theo thời gian, biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp dẫn tới làm thay đổi thời vụ, quy hoạch vùng, năng suất, suy thoái tài nguyên đất, qua đó, ảnh hưởng đến đời sống người dân đang sinh sống tại khu vực Biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ tăng và lượng mưa giảm, gia tăng hạn hán, làm thay đổi cơ cấu cây trồng, kéo theo đó là biến động về diện tích đất trồng trọt
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp toàn thế giới trong những năm gần đây khá lớn, dẫn đến việc sử dụng đất và sản xuất nông nghiệp có nhiều thay đổi Bên cạnh đó, các nghiên cứu trong nước cũng cho thấy tác động đáng kể của biến đổi khí hậu đối với việc sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam Các vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Hồng đặc biệt dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu do phụ thuộc vào nông nghiệp
và dễ bị thiên tai như lũ lụt và hạn hán Huyện Thái Thụy là một trong những huyện thuộc tỉnh Thái Bình chịu ảnh hưởng nặng nề bởi BĐKH Cơ cấu sử dụng đất nông
Trang 33nghiệp của huyện đã, đang và dự tính sẽ chịu nhiều tác động của BĐKH Tuy nhiên, hiện chưa có nhiều nghiên cứu tiến hành đánh giá các ảnh hưởng của BĐKH đến cơ cấu
sử dụng đất nông nghiệp của huyện Do đó, việc xác định các ảnh hưởng của BĐKH đến cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của huyện Thái Thụy là cần thiết, nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện
Trang 34CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng được luận văn lựa chọn là những ảnh hưởng của BĐKH đến cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến cơ cấu sử
dụng đất nông nghiệp tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
- Phạm vi không gian: Khu vực huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến cơ cấu sử dụng đất
nông nghiệp từ 2013 - 2020
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu
Phương pháp được thực hiện nhằm thu thập số liệu, thông tin làm cơ sở dữ liệu, từ
đó phân tích, dự báo các yếu tố mang tính chất nguyên nhân – kết quả, đưa ra những kết luận phù hợp với vấn đề nghiên cứu
Cụ thể, các dữ liệu được thu thập gồm các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các yếu tố khí hậu, biến đổi khí hậu, hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp, những thay đổi trong cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp,… Các thông tin, tài liệu, số liệu này được thu thập từ Ủy ban nhân dân huyện Thái Thụy bao gồm Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thái Thụy, Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Thái Thụy, Chi cục Thống kê huyện Thái Thụy, các trạm Khí tượng thủy văn trên địa bàn huyện Thái Thụy, Thư viện Quốc gia Việt Nam, Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam,…
Ngoài ra, các số liệu từ sách báo, tài liệu, các nghiên cứu trước đó liên quan đến biến đổi khí hậu, nông nghiệp, cơ cấu đất nông nghiệp cũng được tiến hành thu thập Phương pháp kế thừa có chọn lọc được sử dụng trong suốt quá trình thu thập các tài liệu,
số liệu
Trang 352.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa
Một cuộc khảo sát được tiến hành nhằm khai thác các biểu hiện của BĐKH tại khu vực nghiên cứu và xu hướng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của các nông
hộ tham gia sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình Phương pháp phỏng vấn trực tiếp được sử dụng với đối tượng được phỏng vấn là nông dân nòng cốt tại 3 xã của huyện Thái Thụy là Thụy Hải, Thái Thượng và Thái Đô theo mẫu phiếu điều tra Đây là 3 xã giáp biển, có đường bờ biển dài do đó chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu Học viên tiến hành phỏng vấn các thông tin về phương thức sử dụng đất nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, cơ cấu nuôi trồng, thời vụ, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Cỡ mẫu của nghiên cứu này được xác định theo Godden (2004) như sau:
n = Z
2p(1 − p)
c2Trong đó:
n: Kích thước mẫu cần xác định (số phiếu điều tra)
Z: Khoảng tham số với Z2 = 2,706 (tương đương khoảng tin cậy ở mức 90%) p: Xác suất đưa ra lựa chọn (được đặt là 0,5)
c: Sai số biên (được đặt ở mức 10%)
Vậy tổng số phiếu cần điều tra là:
n = 2,706
2x 0,5 (1 − 0,5)0,12
= 67 (phiếu) Chọn hộ điều tra: Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, điều tra các hộ có diện tích đất nông nghiệp trong khu vực nghiên cứu Tiến hành điều tra tại 03 xã bao gồm Thụy Hải, Thái Thượng và Thái Đô Đây là 03 xã giáp biển, có diện tích đất nông nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu Cỡ mẫu ở mỗi xã lần lượt là: Thụy Hải (27), Thái Thượng (20) và Thái Đô (20) Cỡ mẫu khảo sát tại mỗi xã được xác định dựa trên số lượng hộ dân sử dụng đất nông nghiệp tại mỗi xã
Phương pháp điều tra khảo sát: Khảo sát, thu thập thông tin bằng phiếu khảo sát với các câu hỏi in sẵn (mẫu phiếu kèm theo trong phần phụ lục)
Trang 36Nội dung điều tra bao gồm: Các thông tin chung về nông hộ, nhận thức của người dân về BĐKH, tình hình canh tác nông nghiệp; chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp; các nhân tố tác động đến quá trình chuyển đổi; ảnh hưởng của BĐKH đến canh tác; ý kiến của người dân về giải pháp cho các tác động của BĐKH,…
Trên cơ sở nội dung của bảng hỏi, bên cạnh các thông tin thu thập được từ phiếu hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện nhằm phỏng vấn sâu trực tiếp các cán
bộ địa phương, một số người dân lớn tuổi sinh sống tại khu vực lâu năm và những người dân có sự thay đổi lớn về diện tích đất nông nghiệp trong khu vực Phỏng vấn sâu nhằm xác định các biến động, xu hướng thay đổi của cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp Các cuộc phỏng vấn được thực hiện cởi mở, trao đổi lấy thông tin không cần phiếu phỏng vấn Nội dung phỏng vấn được hai bên trao đổi trực tiếp nhằm thảo luận chi tiết, sâu sắc hơn về các nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đồng thời trực tiếp trao đổi các quan điểm, các vấn đề đề xuất với các đổi tượng phỏng vấn
2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu
Phần mềm Excel được sử dụng để phân tích, xử lý các số liệu, dữ liệu sơ cấp và thứ cấp đã thu thập được Các thông tin thu thập được từ các cuộc phỏng vấn sâu cũng được xử lý cẩn thận và riêng biệt phục vụ cho việc báo cáo kết quả, thảo luận và đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp
Trong quá trình thu thập, xử lý số liệu, học viên sử dụng phương pháp phân tích,
so sánh, tổng hợp nhằm tìm thấy mối quan hệ cũng như sự khác biệt của các yếu tố tác động đến tài nguyên đất, những nguyên nhân làm biến đổi mục đích sử dụng đất
Trang 37CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN
THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
3.1 Đặc điểm tài nguyên và vấn đề sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
3.1.1 Đặc điểm tài nguyên và phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
a Vị trí địa lí
Thái Thụy là một huyện đồng bằng ven biển ở phía Đông Bắc của tỉnh Thái Bình, cách thành phố Thái Bình 39km, có diện tích tự nhiên 26.665,8 ha, chiếm khoảng 16,8% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phía Bắc giáp với thành phố Hải Phòng, phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp 02 huyện là Đông Hưng và huyện Quỳnh Phụ; phía Nam giáp
02 huyện Kiến Xương và huyện Tiền Hải
Trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của huyện nằm ở thị trấn Diêm Điền, gần với khu vực tam giác tăng trưởng kinh tế phía Bắc của cả nước (bao gồm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) Huyện có quốc lộ 37, quốc lộ 39 và quốc lộ 37B chạy qua, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế trên địa bàn Huyện có cảng biển Diêm Điền cùng với bờ biển dài đem lại tiềm năng và cơ hội phát triển về thương mại, dịch vụ, du lịch; công nghiệp và nuôi trồng, chế biến thủy - hải sản
Trang 38Hình 3.1: Vị trí huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
(Nguồn: vansudia.net)
b Địa hình địa mạo
Thái Thụy là huyện ven biển, có địa hình thay đổi thấp dần từ hướng Đông Bắc xuống Tây Nam Giữa lưu vực thuộc xã Thuần Thành; Dương Hồng Thủy có vùng trũng, cao độ diễn biến từ 0,3m đến 0,5m Tại các triền sông Phong Lẫm, sông Sinh, sông Bà
Đa, có các vùng đất thấp nằm rải rác dọc theo 2 bên sông, có độ cao giao động từ 0,4m đến 0,7m Nhiều vùng đất cao từ 1,5 – 2,0m (Thụy Xuân, Thụy Trường, Thụy Hải, Hòa
An, Thái Thượng, Thái Đô, Mỹ Lộc) nằm trên khu vực dọc 27km ven biển Bên cạnh
đó, huyện còn có các vùng với độ cao lớn hơn như vùng Sơn Thọ, Bích Du và các đồng
xã Thái Thượng Các huyện còn lại có địa hình thuận lợi cho việc trồng lúa với địa hình tương đối bằng phẳng và độ cao trung bình thấp khoảng 0,1m - 1,25m
c Khí hậu
Huyện Thái Thụy có khí hậu gió mùa nhiệt đới nóng ẩm, rất phù hợp để phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tuy nhiên, với điều kiện thời tiết có tính biến động mạnh mẽ bao gồm: Dông, bão, gió mùa Đông Bắc, gió Tây Nam, địa phương cần phải
có biện pháp phòng tránh ngập úng, hạn hán, lụt và bão
Khu vực chịu bức xạ mặt trời lớn, với tổng bức xạ trên 100 kca/cm2/năm do nằm
Trang 39trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa Huyện có nhiệt độ trung bình năm từ 22 - 24oC, lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.600 - 1.800 mm, số giờ nắng trung bình từ 1.600 - 1.800 giờ/năm, tổng nhiệt lượng cả năm khoảng 8.500oC, độ ẩm từ 80 - 90% Mùa hè thường diễn ra từ cuối tháng 4 đến hết tháng 10, là mùa mưa trên địa bàn huyện Lượng mưa mùa hè thường có cường độ lớn giao động từ 200 - 300mm/ngày, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm
Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 sang năm, ngoài ra còn là mùa khô ở khu vực Mưa khá ít, chiếm khoảng 15 - 20% trên tổng lượng mưa cả năm Lượng mưa vào tháng 12 và tháng 1 thường ít hơn lượng bốc hơi Tháng 2 và 3 thường có mưa phùn, lượng mưa nhiều hơn các tháng trước Hạn hán thường xuyên xảy ra trong giai đoạn này, nhưng có điều kiện làm ải đất Những ngày thời tiết nồm thường xảy ra trong thời gian chuyển tiếp từ cuối đông sang hè, độ ẩm lên tới 90% Chuyển tiếp mùa thể hiện sự luân phiên của hai hệ thống gió mùa là gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc Do đặc tính khí tượng nên thời tiết rất thiếu ổn định Nhưng khi giao mùa, thời tiết gần giống mùa hè Bão/ATNĐ và dông thường mang theo mưa với cường độ lớn Lượng mưa trong mùa này thất thường, có tháng không mưa, có khi mưa suốt tuần, cả lũ lụt và hạn hán đều có thể xảy ra trong mùa này Nhiệt độ trung bình trên 26oC, cao nhất ghi nhận là 39,2oC Có hai kiểu thời tiết thường diễn ra trong mùa hè đó là thời tiết dịu mát và thời tiết khô nóng do hiệu ứng gió phơn Tây Nam Bão có gió mạnh và mưa lớn có sức tàn phá cực kỳ lớn với tần suất trung bình 2 – 3 cơn bão mỗi năm, có năm cá biệt có 6 cơn
Độ ẩm rất cao (tới 90%) vào mùa hè, đặc biệt là những ngày mưa Tuy nhiên, khi gió Tây Nam trở nên mạnh, độ ẩm thấp (dưới 30%)
d Thủy văn
Huyện Thái Thụy có hệ thống sông, ngòi phân bố tương đối đều với mật độ dày đặc vào khoảng 2 - 4 km/km2, bao gồm sông Hóa; sông Trà Lý, sông Chợ Cổng, sông Hoàng Nguyên,… và các hệ thống kênh mương, thủy lợi nội đồng
Nhìn chung, Thái Thụy các hệ thống sông, ngòi của huyện Thái Thụy có mật độ tương đối dày đặc và phân bố đều, tạo ra các điều kiện thuận lợi cho tưới, tiêu và thau chua rửa mặn tại các cánh đồng trong huyện
* Thủy triều: Do là huyện ven biển nên trong khoảng thời gian từ tháng 12 đến