1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn quản lý khai thác khai thác mặt đất khai thác nhà ga hàng hóa

50 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 3,56 MB

Nội dung

Ưu điểm: tuy rằng với khối lượng hàng hóa vận chuyển thấp kèm chi phí cao nhưngphương thức vận chuyển bằng đường hàng không lại phát triển vì thời gian vận chuyển ngắn, nhanh chóng, đảm

Trang 1

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAMKHOA VẬN TẢI HÀNG KHÔNG

TIỂU LUẬN MÔN

QUẢN LÝ KHAI THÁC KHAI THÁC MẶT ĐẤT

KHAI THÁC NHÀ GA HÀNG HÓA

Thành Viên nhóm 5

Lã Bảo Ngọc - 1851010046 Bùi Thanh Vy - 1851010070 Lê Thị Hải Vân - 1851010102 Nguyễn Thị Thu Phương - 1851010080 Nguyễn Thy Xuân Hiếu - 1851010061 Nguyễn Thị Kiều Nhi - 1851010075 Giang Trần Gia Hảo - 1851010094

Lớp: 010100013501

TP Hồ Chí Minh – 2021

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM BÀI 1

Trang 3

MỤC LỤC

1.1 Phương thức vận chuyển bằng đường hàng không 4

2.2 Hàng hóa đến kho hàng hóa 16

2.2.1 Cách thức kiểm tra thực tế, an ninh và qui tắc đóng gói 16

2.2.2 DV bảo quản: 25

2.3 Phục vu, chất xếp hàng hóa lên Máy bay 26

2.4 Hàng hóa đến SB đến 29

3 Trang thiết bị phục vụ hàng hóa 4 4.1 Phương thức thanh toán 11

4.1.1 Phương thức thanh toán trả trước 11

4.1.2 Phương thức thanh toán trả sau 12

4.2 Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không 12

5 Quy định về phòng chống cháy nổ và an toàn 14 5.1 Yêu cầu về an toàn đối với con người và thiết bị làm việc tại kho hàng hoá:

Trang 4

MỤC LỤC HÌNH

Hình 1.1: Thị phần các phương thức vận chuyển hàng hóa 4

Hình 1.2: So sánh đặc các loại phương thức vậm chuyển 4

Hình 1.3: Các yếu tố cấu thành chi phí VC hàng không 5

Hình 1.4: Sắp xếp hàng hóa 9

Hình 1.5: Quy trình sắp xếp hàng hóa 9

Hình 1.6: Nhà ga hàng hóa ACSV 10

Hình 2.1: Qui trình mà 1 lô hàng hóa vận chuyển bằng đường HK cần phải trải qua 11 Hình 2.2: Quy trình gửi hàng tại nhà ga hàng hóa TCS 13

Hình 2.3: Trọng lượng thể tích và trọng lượng thực tế 16

Hình 2.4: Qui trình kiểm tra và đóng gói hàng hóa 16

Hình 2.5: ODLN- danh sách các hạng mục cần được kiểm tra tình trạng trước khi ULD được tải lên máy bay 17

Hình 2.6: Con dấu, băng niêm phong có mã code, đinh 18

Hình 2.7: Máy quét kiểm tra chỉ số đường bao 19

Hình 2.8: Xác định đường bao 19

Hình 2.9: Các loại nhãn dán tính chất hàng hóa 20

Hình 2.10: Hệ thống camera an ninh - CCTV 21

Hình 2.11: Bản liệt kê hàng hóa 23

Hình 2.12: Quạt thông gió 26

Hình 2.13: ULD được vận chuyển ra sân bay 28

Hình 2.14: Quy trình hàng hóa tại sân bay đến 29

Hình 3.1: Các Dolly 5

Hình 3.2: High loader 5

Hình 3.3: Conveyer belt 6

Hình 3.4: Xe đầu kéo 6

Hình 3.5: Xe nâng hàng trong nhà kho 7

Hình 3.6: Xe nâng hạ thùng hàng 7

Hình 3.7: Forklift 8

Hình 3.8: Xe đầu kéo 8

Hình 3.9: Máy soi hàng hóa 9

Hình 3.10: Bục nâng hạ 9

Hình 3.11: Cân sàn 10

Hình 3.12: Kệ hàng 10

Hình 3.13: Thiết bị quét mã vạch cầm tay 11

Hình 5.1: Xe chở thiết bị chữa cháy 17

Hình 6.1: Diện tích nhà ga ACSV 19

Hình 6.2: vận đơn mẫu hãng Hàng không cấp cho đại lý khi vận chuyển 1 lô hàng 20

Trang 5

Phần 1.Kho hàng hóa và hoạt động ở kho hàng hóa1.1.Phương thức vận chuyển bằng đường hàng không

Phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không chỉ chiếm một tỉ trọng hàng hóa vận chuyển khiêm tốn khoảng 13% tổng lưu lượng hàng hóa tuy nhiên xét về mặt giá trị thì vận tải hàng hóa bằng đường hàng không chiếm khoảng 40% tổng giá trị vận tải hàng hóa.

Hình 1.1: Thị phần các phương thức vận chuyển hàng hóa

Nhược điểm: năng lực khai thác trung bình trên mỗi chuyến bằng phương thức vận tải

bằng đường hàng không khá khiêm tốn so với các phương thức khác (trung bình từ 100 - 125 tấn/chuyến) tuy nhiên phí vận chuyển lại cao hơn bằng đường biển 56 lần và đường sắt 6 lần Thủ tục, quy trình của phương thức vận chuyển này cũng khá phức tạp.

Hình 1.2: So sánh đặc các loại phương thức vậm chuyển

Trang 6

Ưu điểm: tuy rằng với khối lượng hàng hóa vận chuyển thấp kèm chi phí cao nhưng

phương thức vận chuyển bằng đường hàng không lại phát triển vì thời gian vận chuyển ngắn, nhanh chóng, đảm bảo tối đa chất lượng, giá trị của hàng hóa.

Hình 1.3: Các yếu tố cấu thành chi phí VC hàng không

Vận tải hàng không đóng vai trò quan trọng cùng với đó các hoạt động vận chuyển hàng hóa hàng không phát triển dẫn đến nhu cầu sử dụng và khai thác các nhà ga hàng hóa trở nên lớn hơn.

1.2 Kho hàng hóa 1.2.1 Định nghĩa

Kho hàng hóa là loại hình cơ sở logistics thực hiện việc dự trữ, bảo quản và chuẩn bị hàng hóa nhằm cung ứng hàng hóa cho khách hàng với trình độ dịch vụ cao nhất và chi phí thấp nhất.

Thực hiện các chức năng:

Gom hàng hóa/nguyên liệu được nhập từ nhiều nguồn nhỏ, lẻ khác nhau Đóng vai trò là điểm tập kết để hợp nhất thành lô hàng lớn, có được lợi thế nhờ quy mô khi tiếp tục vận chuyển tới nhà máy/thị trường bằng các phương thức khác.

Để đáp ứng tốt đơn hàng gồm nhiều mặt hàng đa dạng của khách hàng, kho hàng hóa có nhiệm vụ tách lô hàng lớn ra, phối hợp và ghép nhiều loại hàng hoá khác nhau thành một đơn hàng hoàn chỉnh, đảm bảo hàng hóa sẵn sàng cho quá

Trang 7

trình bán hàng Sau đó từng đơn hàng sẽ được vận chuyển bằng các phương tiện nhỏ tới khách hàng.

Đảm bảo hàng hóa nguyên vẹn về số lượng, chất lượng trong suốt quá trình tác nghiệp; tận dụng tối đa diện tích và dung tích kho hàng hóa; chăm sóc giữ gìn hàng hoá trong kho hàng hóa.

1.2.2 Phân loại kho bãi

a. Theo tính chất bảo quản

bị hư hại và ảnh hưởng bởi thời tiết hay nhiệt độ như: cát, đá, gạch, ngói,…

Kho bán lộ thiên

Giữ hàng hóa trong khu vực an toàn hơn kho hở nhưng vẫn thoáng khí khi dùng cái mái che có thể tự do đóng mở như: · gỗ, thép,

Trang 8

Kho kín Kho hàng của các hãng hàng không thường là kho kín Để giữ hàng có giá trị cao và cần đảm bảo chất lượng không bị hư hại dưới tác động của thời tiết Như hàng bách hóa, thiết bị làm mát hoặc sưởi ấm được đặt ở vị trí chiến lược và yêu cầu có thể thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố như mùa và đặc tính của sản phẩm được lưu trữ Như hóa chất,… hay các kho lạnh, duy trì nhiệt độ

Kho trung chuyển: là nơi tập kết hàng hóa, lưu giữ hàng, quản lý hàng hóa của

các doanh nghiệp, chủ hàng lẻ Với những hàng hóa được lưu trữ trong kho sẽ có thời gian nhất định do tính chất hàng trong kho là tạm thời

Trang 9

Kho trung tâm: được sử dụng để lưu trữ và bán số lượng lớn hàng hóa Thông

thường, các trung tâm phân phối chứa hàng hóa từ nhiều nhà sản xuất và lần

 Tối đa hóa diện tích và không gian sử dụng

 Hợp lý hóa đường lưu thông: hàng xuất, hàng nhập

 Đảm bảo sự thông thoáng trong kho

Có rất nhiều quy tắc sắp xếp kho nói riêng, ví dụ như quy tắc 5S

Sort (Sàng lọc) - Set (Sắp xếp) - Shine (Sạch sẽ) - Standardize (Săn sóc) - Sustain (Sẵn sàng)

Trong đó:

Sàng lọc có thể giúp chúng ta phân loại mọi thứ một cách nhanh nhất Chúng ta

có thể phân loại, sắp xếp kho theo đối tượng, mục đích và tần suất sử dụng.

Sắp xếp có thể hiểu là sắp xếp một cách hợp lý hóa.

Sạch sẽ: không gian sạch sẽ, mọi thứ được sắp xếp ngăn nắp gọn gàng Không

có gì ngạc nhiên khi mọi thứ được để đúng chỗ sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian trong việc tìm kiếm cũng như lấy ra.

Săn sóc là duy trì và kế thừa các bước trên Ở bước này mọi thứ đều phải đảm

bảo tối ưu, đơn giản và dễ hiểu nhất trước khi sản phẩm tới tay người tiêu dùng.

Sẵn sàng: Việc duy trì và cải tiến nhà kho nơi áp dụng quy tắc 5S trong vận

hành kho hàng luôn phải được thực hiện theo chu kỳ.

Trang 10

Hình 1.4: Sắp xếp hàng hóa

Hình 1.5: Quy trình sắp xếp hàng hóaHệ thống quản lý kho: Các quy trình chính:

Sau khi đã xác nhận đơn đặt hàng, các CTO sẽ chuẩn bị không gian trong nhà kho, tiến hành dỡ hàng, xác minh lại hàng hóa và điền vào cơ sở lưu trữ dữ liệu.

Tiếp theo, hàng hóa sẽ được vận chuyển đến vị trí tối ưu, và phù hợp với yêu cầu theo từng loại mặt hàng Sau thời gian lưu trữ nv sẽ tiến hành gôm các hàng hóa lẻ rồi gộp

Trang 11

lại thành từng kiện phù hợp sau cùng là đóng gói các mặt hàng lại với nhau để tiến hành vận chuyển.

Các quy trình chính trong hoạt động kho hàng:

1 Dòng chảy đầu vào

 Quy trình nhận hàng: Hành vi xử lý sản phẩm vào nhà kho và vào hệ

 Quy trình xử lý hàng hóa bị trả lại (Return)

Hình 1.6: Nhà ga hàng hóa ACSV

Nhà kho tại cảng hàng không cũng yêu cầu việc phân chia khu vực cụ thể, đi kèm nó là các loại máy móc tiên tiến để bốc xếp hàng hóa cũng như kiểm tra hàng hóa đủ điều kiện vận chuyển do phương thức vận chuyển này yêu cầu các nguyên tắc phục vụ đặc biệt để đảm bảo antoàn

Trang 12

Phần 2.Quy trình phục vụ hàng hóa

Hình 2.7: Qui trình mà 1 lô hàng hóa vận chuyển bằng đường HK cần phải trải qua

Sơ đồ hàng hóa chia làm 3 khâu dựa theo mạch để thuyết trình (trước khi đến khohàng→ Đến kho hàng (hoạt động tại kho) → lên tàu bay → Xuống tàu bay→ tách

hàng (đối với ĐL cấp 2) → Shipper → Người nhận)

*Đại lý HH cấp 1 là một đại lý giao nhận hàng hóa được đăng ký với IATA Với vai

trò là một đại lý được chỉ định bởi các hãng hàng không trong hiệp hội IATA thực hiện tất cả các giao dịch giao nhận hàng hóa (người gửi hàng chỉ cần gặp đại lý không cần gặp trực tiếp HHK).

 Được cung cấp không vận đơn và tín dụng từ các HHK (Nhận chiết khấu theo tỷ lệ ứng với sản lượng HH)

 Chuẩn bị lô hàng để hãng hàng không “sẵn sàng chuyên chở” (Chuẩn bị bộ chứng từ, hải quan, xử lý, phục vụ lô hàng ví dụ : động vật sống chuồng phải đạt tiêu chuẩn để đưa vào các container, phải đảm bảo điều kiện không khí, nhiệt độ thức ăn cho động vật suốt quá trình bay)

*Đại lý gom hàng (Đại lý cấp 2) là đại lý giao nhận hàng hóa được chuyên môn hóa

trong việc thâu gom hàng vận chuyển bằng đường hàng không

 Cung cấp hàng rời cho các HHK, chất hàng hóa vào thùng mâm ULD (đối với

Trang 13

2.1.1 Tiếp nhận hàng hóa:

Khách hàng sẽ làm thủ tục gửi hàng cho nhân viên giao nhận tại quầy Nhân viên giao nhận phải thực hiện các bước như sau:

 Phân loại hàng hóa, gắn nhãn: Vận chuyển HK có liên quan đến việc chất,

dỡ hàng và cất giữ ở nhiều địa điểm khác nhau nên việc phân loại và gắn nhãn là vô cùng cần thiết, ngoài ra dán nhãn phù hợp với các loại hàng hóa như hàng hóa nguy hiểm, dễ cháy, động vật sống, cũng là quy định của IATA.

 Cân trọng lượng hàng hóa: Việc cân trọng lượng, hay đo kích thước hàng

hóa cũng không thể thiếu trong quá trình tiếp nhận hàng hóa Xác định đúng trọng lượng và thể tích của hàng hóa giúp cập nhật chính xác các chỉ số để sắp xếp hàng hóa và cân bằng trọng tải máy bay.

 Đếm số kiện: Đếm các kiện hàng của khách hàng để ghi chú lại thông tin

hàng hóa một cách chính xác.

 Kiểm tra tình trạng lô hàng: Kiểm tra và ghi chú thông tin chính xác về

tình trạng lô hàng và xác nhận với khách hàng.

 Chuyển vào máy soi chiếu an ninh để kiểm tra: xem hàng hóa có hợp lệ để

vận chuyển không.

 Xuất AWB, thu cước và lệ phí theo quy định, lập danh sách mục hàng

hóa chi tiết (Cargo Manifest) Các loại hóa đơn chứng từ được gửi kèm theo

chuyến bay: Xuất AWB theo thỏa thuận với khách hàng, lập Cargo Manifest là bản kê khai hàng hóa để xác định hàng hóa XNK có đúng với các thông tin gửi hàng hay không về các thông số: vận đơn, người gửi, người nhận, lượng hàng, loại hàng,… Các chứng từ được gửi kèm như: packing list, giấy chứng nhận xuất xứ, hóa đơn thương mại, chứng nhận chất lượng,

Ví dụ: Quy trình gửi hàng tại nhà ga hàng hóa TCS

Trang 14

Hình 2.8: Quy trình gửi hàng tại nhà ga hàng hóa TCS*Luồng vàng: chưa có phiếu đặt chỗ MAWB của hãng bay

*Luồng xanh đỏ: có phiếu đặt chỗ (lô lẻ thuộc lô hàng xanh được vận chuyển

theo cùng lô hàng)

Tương tự như lý thuyết - Quy trình bao gồm 6 bước chính; nhà ga được chia theo từng khu theo từng bước rõ ràng:

1 xuất trình cho bảo vệ tài liệu liên quan Tài liệu gồm:

- Bản hướng dẫn gửi hàng đã ghi đủ nội dung yêu cầu, có số AWB - Phiếu xác nhận đặt chỗ của hãng bay.

2 Quá trình tiếp nhận hàng hóa: như em đã nêu trên, quá trình tiếp nhận hàng hóa của TCS cũng bao gồm:

- khách hàng Phối hợp cùng nhân viên tiếp nhận TCS giám sát hàng hóa khi xuống hàng, chất xếp vào ULD(pallet, container).

- Nhân viên tiếp nhận TCS sẽ kiểm tra số kiện, trọng lượng, kích thước hàng hóa và các yêu cầu phục vụ liên quan, khách hàng tiến hành ký xác nhận.

3 Làm thủ tục TCS: phí lưu kho, và các khoản phí khác

4 làm thủ tục hải quan , tùy theo loại hình xuất khẩu của hàng hóa Khách hàng cần xuất trình các loại giấy tờ liên quan xuất khẩu khi Hải quan yêu cầu.

Trang 15

5 làm thủ tục an ninh soi chiếu: Các lô hàng đã xong thủ tục Hải quan, nhân viên soi chiếu sẽ tiếp nhận để chuẩn bị làm thủ tục soi chiếu an ninh.

6 Cuối cùng lập không vận đơn tại các văn phòng của HHK

2.1.2 Các loại cước phí

Cước phí là số tiền phải trả cho việc vận chuyển lô hàng và các dịch vụ liên quan Cước phí được tính dựa trên biểu giá do các HHK, các công ty giao nhận hàng hóa đưa ra dựa trên quy định về biểu cước của IATA gọi là The air cargo tariff (TACT) Có 2 hình thức tính: Dựa trên trọng lượng đối với hàng nhỏ và nặng, dựa trên thể tích đối với hàng nhẹ cồng kềnh.

Đơn giá cước: là số tiền phải trả cho mỗi đơn vị tính cước (vd: 15usd/kg) Khối lượng tính cước: Có thể là khối lượng thực tế (vd: lô hàng nặng 300kg) Khối lượng thể tích ( kích cỡ)

vận chuyển giữa hai điểm, cước này thường sẽ giảm nếu khối lượng hàng hóa gửi từ 1 khách hàng tăng Thông thường cước này được chia thành các mức

giá khác nhau, Công ty ASL công bố bảng giá cước vận chuyển hàngkhông quốc tế như sau: dưới 45kg, 45-100kg, 100-250kg, 250-500kg;

500-1000kg; 1000-2000kg,… cước thông thường là cước cơ bản để làm cơ sở tính cước cho mặt hàng không có cước riêng.

định của IATA, là cước thấp nhất khi vận chuyển 1 kiện hàng

hàng hóa đặc biệt Mục đích chính của cước này để đưa cho người gửi hàng mức giá cạnh tranh nhằm tiết kiệm khi gửi bằng đường hàng không tuy nhiên vẫn đảm bảo thời gian nhanh chóng Theo IATA, những loại hàng hóa áp dụng cước đặc biệt được chia làm 9 nhóm lớn:

- Súc sản, rau quả “0001-0999” *súc sản: thực phẩm thu được sau quá trình chăn nuôi.

- Động vật sống, phi súc sản, hoa quả “2000-2999”

- Kim loại và sp từ kim loại trừ máy móc, xe vận tải và sp điện tử “3000-3999”

- Máy móc, xe vận tải và sản phẩm điện tử “4000-4999”

Cước hàng không = Đơn giá cước x Khối lượng tính

Trang 16

- Các khoáng vật phi kim loại và sp của chúng “5000-5999” - Hoá chất và các sản phẩm hoá chất, 6000-6999

- Các sản phẩm gỗ, cao su, sậy, giấy, 7000-7999

- Các dụng cụ, thiết bị chính xác, nghiên cứu khoa học, 8000-8999 (Các nhóm lớn sau đó lại chia thành các nhóm nhỏ hơn)

Cước phân loại hàng (class rate): Áp dụng cho các loại hàng không có cước

riêng, nó được tính theo phần trăm tăng giảm trên cước hàng hóa bách hóa, áp dụng đối với hàng hóa nhất định trong những khu vực nhất định: (động vật sống: 150% hàng hóa thông thường; đồ trang sức 200%; sách báo tạp chí, sách báo cho người mù: 50%, một số nước miễn phí vận chuyển hài cốt và giác mạc.

Cước cho mọi loại hàng (FAK): Cước tính của mọi loại hàng xếp trong

container, nếu chiếm trọng lượng hay thể tích như nhau (Ưu điểm là dễ tính nhưng lại không công bằng vì loại hàng có giá trị thấp cũng bị tính như hàng giá trị cao)

kế theo tiêu chuẩn IATA, thông thường cước này thấp hơn các hàng rời và không phân biệt số lượng, chủng loại khi tính Mà chỉ căn cứ vào số lương, chủng loại ULD ULD càng nhiều thì cước càng giảm

chỗ trên máy bay, thường thấp hơn cước thông thường

chở qua nhiều chặng khác nhau Người chuyên chở chỉ áp dụng một loại giá cước cho tất cả các chặng

dụng cho những lô hàng được yêu cầu gửi gấp trong vòng 3 tiếng kể từ khi giao hàng cho người chuyên chở Thường cao hơn 30 – 40% so với hàng hóa thông thường

xuyên trong các container hay pallet, thường là đại lý hay người giao nhận hàng không.

Tổng trọng lượng của một chuyến hàng bằng đường hàng không có thể có giá trị cao hơn so với trọng lượng thể tích của nó Điều này làm cho nó trở thành trọng lượng tính phí được chọn cho hàng hóa như thể hiện trong ví dụ dưới đây.

Trang 17

Hình 2.9: Trọng lượng thể tích và trọng lượng thực tế

Đo lường lô hàng:

 Chiều dài (l) = 80cm

 Chiều rộng (w) = 20cm

 Chiều cao (h) = 45cm

 Tổng trọng lượng = 9,5kg

Bước 1; Tính thể tích khối lượng của lô hàng vận tải hàng không

Khối lượng thể tích = dài X rộng X cao = 80cm x 20cmx 45cm = 11.4Kg

Bước 2; So sánh trọng lượng tịnh (gross weight) với trọng lượng thể tích (volume

trọng lượng thể tích so với tổng trọng lượng = 11,4 kg so với 9,5 kg

→ Trọng lượng tính phí là giá trị lớn hơn là 11,4 kg. 2.2 Hàng hóa đến kho hàng hóa

2.2.1 Cách thức kiểm tra thực tế, an ninh và qui tắc đóng gói

Hình 2.10: Qui trình kiểm tra và đóng gói hàng hóa

K iểm tra tình trạng thức tế và kiểm tra an ninh

phục, tìm kiếm, báo cáo kiện hàng bị thất lạc, bị mất (do khâu bốc dỡ hàng thiếu sót, ăn cắp vặt,…) Việc chấp nhận số lượng hàng

Trang 18

hóa ít hơn so với số lượng trong tài liệu có thể dẫn đến lãng phí thời gian truy tìm hàng hóa tại điểm đến và có thể dẫn đến khiếu nại, bồi thường thiệt hại đối với hãng hàng không.

chứa không đảm bảo có thể dẫn đến hư hỏng hàng hóa, hoặc thậm chí sụp đổ hàng hóa Nếu không được xác định khi nghiệm thu, các ULD bị hỏng có thể gây ra thiệt hại tốn kém, rủi ro gây ảnh hưởng đến an toàn cho kho hàng hóa và tàu bay (đổ vỡ gây rò rỉ, va đập, cháy nổ).

Hình 2.11: ODLN- danh sách các hạng mục cần được kiểm tra tình trạng trước khi ULD được tảilên máy bay

Thiệt hại dễ thấy như: container bị hỏng (thủng, hở, gãy, cong ở các mấu nối, ), lưới chở hàng bị đứt bện,

Thiệt hại không thể nhìn thấy được sẽ bao gồm các hạng mục như

Trang 19

 Các vết nứt nhỏ trong đùn hoặc giá đỡ

 Thiếu ốc vít chẳng hạn như đinh tán

 Bện bím bị đứt hoặc hỏng nặng trên lưới chở hàng

nếu hàng hóa có vẻ như đã bị giả mạo hoặc ăn cắp, chúng có thể cần được kiểm soát an ninh hơn nữa.

Vd: Dựa vào dấu hiệu niêm phong (con dấu, băng niêm phong có mã code, đinh)được dán hoặc đóng (đối với kiện hàng gỗ, container) trên các kiện hàng hóa

Hình 2.12: Con dấu, băng niêm phong có mã code, đinh

trọng lượng thực tế và có thể tính phí (thể tích), nên việc kiểm tra trọng lượng và thể tích là rất quan trọng để đề phòng rò rỉ doanh thu Đây cũng là căn cứ thực hiện cân bằng trọng tải.

thể mô tả chiều cao, chiều rộng hoặc chiều dài của chúng.Việc xác định này là để lập kế hoạch đặt hàng hóa ở vị trí thích hợp trên tàu bay Nếu đường bao được ghi không chính xác, điều này có thể gây ra các vấn đề về tải dẫn đến việc bị giảm tải.

Trang 20

Hình 2.13: Máy quét kiểm tra chỉ số đường bao

Hình 2.14: Xác định đường bao

đảm bảo an toàn, giúp người điều tiết, bốc dỡ hàng hóa có thể nhận dạng được tính chất lô hàng, cũng như nêu rõ những yêu cầu xử lý đặc biệt đối với từng loại hàng hóa.

Trang 21

Hình 2.15: Các loại nhãn dán tính chất hàng hóa

(kiểm tra hải quan) : Việc Khai báo số lượng, loại hàng hóa sai lệch

dẫn đến nguy cơ vượt trọng tải Đồng thời tránh các tình trạng trốn thuế qua việc khai báo, kê khai đầy đủ trên vận đơn hàng không.

không và an ninh quốc gia (như việc gian lận, tuồng các loại hàng hóa trái phép, đạn dược, vật chất gây nổ, động vật cấm từ các nhà buôn lậu, thành phần khủng bố), bằng cách sử dụng máy Soi chiếu – kiểm soát an ninh hàng hóa Bên cạnh đó, để đưa mức kiểm soát an ninh tại ga hàng hóa lên cao nhất nhằm hạn chế rủi ro mức tối thiểu còn có các công tác khác như:

Trang 22

o Bố trí nguồn nhân lực đảm bảo an ninh hàng hóa: nhằm đạt hiệu

quả cao trong việc duy trì các tiêu chuẩn an ninh trong ngành và theo yêu cầu của từng hãng hàng không khách hàng, nhà ga hàng hóa luôn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị quản lý sân bay, cảng vụ hàng không, hải quan, công an cửa khẩu, an ninh hàng không để đảm bảo quy trình phục vụ hàng hóa tại nhà ga hàng hóa đảm bảo an toàn – an ninh Ngoài các lực lượng an ninh hàng không, công an cửa khẩu, hải quan chi cục cảng hàng không, sân bay thường xuyên quản lý nhà ga hàng hóa, bên cạnh đó còn có bộ phận an ninh nội bộ được bố trí chuyên biệt, thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác hàng hóa tại khu vực nhà ga.

Hệ thống kiểm soát an ninh: bao gồm hệ thống cổng cửa ra vào

nhà ga hàng hóa và hệ thống các đầu camera cctv giám sát đơn lẻ mọi khu vực hoạt động trong nhà ga hàng hóa Hệ thống cổng cửa nhà ga hàng hóa luôn được kiểm soát 24/7 bởi các nhân viên an ninh hàng không và nhân viên bảo vệ nội bộ tại ga hàng hóa Nhân viên giám sát cctv được đào tạo đặc biệt cho quá trình tác nghiệp với hệ thống cctv Toàn bộ dữ liệu hệ thống cctv được lưu trữ 30 ngày trong bộ nhớ hệ thống, dễ dàng phục vụ nhu cầu tra cứu dữ liệu trong trường hợp bất thường của khách hàng.

Hình 2.16: Hệ thống camera an ninh - CCTV

Kiểm tra tài liệu : Các chi tiết vận đơn hàng không phải được kiểm tra

dưới dạng giấy hoặc điện tử Việc kiểm tra nhằm xác định hàng hóa tiềm ẩn nguy hiểm có thể được liệt kê dưới mô tả vô hại hay chưa, và nhu cầu về độ chính xác trên vận đơn hàng không, hợp đồng ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa Ngoài AWB, các tài liệu, chứng từ khác cần có như:

Trang 23

o Danh sách đóng gói, giấy tờ hải quan, chứng nhận sức khỏe và tài liệu liên quan đến lô hàng

o Bản chỉ dẫn gửi hàng (shipper’s letter instructions)

o Bản kê khai của người gửi hàng về hàng hóa nguy hiểm (shipper’s declaration for dangerous goods)

o Giấy chứng nhận động vật sống (shipper’s certification for live animals)

o Bản sao hóa đơn thương mại của người mua theo quy định hải quan của nước nhập lô hàng vận chuyển.

o Các tài liệu hải quan của nước nhập khẩu yêu cầu hoặc xuất khẩu yêu cầu.

Trang 24

Hình 2.17: Bản liệt kê hàng hóa

Kiểm tra hàng hóa đặc biệt : Các loại hàng hóa đặc biệt như động vật

sống, vật có giá trị hoặc hàng nguy hiểm được yêu cầu kiểm tra nghiêm ngặt hơn trước khi chấp nhận so với hàng thông thường, việc này vừa nhằm đảm bảo quyền lợi cho cả nhà chuyên chở (Chi phí Bảo hiểm nếu có thiệt hại đối với hàng hóa) và đại lý hàng hóa (uy tín, kịp thời) Dựa vào bản kê khai hàng hóa và tình trạng hàng thực tế tại thời điểm nghiệm

Trang 25

thu → Xác nhận , đảm bảo tình trạng chất lượng, tính chất lô hàng hóa Đồng thời, đó cũng là cơ sở để lên kế hoạch cho khâu bảo quản hàng tại kho.

Ví dụ: Động vật vẫn còn sống, không có dấu hiệu bị nhiễm bệnh khi nghiệm thu, có

các giấy tờ tiêm chủng, giấy phép vận chuyển, giấy ủy quyền, chuồng phải được đảm bảo điều kiện thoáng khí, nhiệt độ, thức ăn đầy đủ.

Lưu Kho: Tùy thuộc vào thời gian hàng hóa được gửi, hàng hóa có thể sẽ

đc lưu trữ lại ở kho để bảo quản cho đến khi việc đóng hàng bắt đầu (trong trường hợp có ULD) hoặc khi hàng hóa sẵn sàng để gửi đi Hàng hóa đặc biệt có thể yêu cầu bảo quản ở những địa điểm cụ thể.

Chẳng hạn như:

khỏi các điều kiện thời tiết bất lợi.

tường bê tông kiên cố và hệ thống CCTV giám sát cả bên trong – bên ngoài khu vực lưu trữ.

thống camera dày đặc Thêm vào đó, Hàng VUN cũng được phục vụ theo quy trình an ninh riêng biệt, tăng cường hơn các loại hàng hóa khác để đảm bảo hàng hóa không bị hư hại, mất trộm trong quá trình phục vụ tại kho hàng

rào với các loại hàng hóa khác Được phân chia riêng, lưu trữ riêng biệt với các loại hàng hóa nguy hiểm không tương thích nhằm hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra tai nạn hàng hóa nguy hiểm.

Khu vực lưu trữ Hàng hóa Nguy hiểm có hệ thống cảnh báo, chữa cháy tự động hiện đại, nhân viên giám sát luôn túc trực xung quanh khu vực, nhằm kiểm tra, giám sát mọi bất thường Trong trường hợp bất thường xảy ra, đội cứu hỏa tổ chức chữa cháy tại chỗ và thông báo cho lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy ngay lập tức.

Đóng gói :

o Lựa chọn ULD- ULD phải phù hợp với loại máy bay được chọn

để đảm bảo tính tương thích Kiểm tra ULD để đảm bảo nó có thể sử dụng được - các ULD bị hư hỏng phải được thay thế, sửa chữa để ngăn ngừa rủi to, đổ sập trên MB.

những hạn chế về tải trọng trên sàn ULD Một số có thể yêu cầu

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w