1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Ở tỉnh sơn la hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh

248 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Ở tỉnh sơn la hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh
Tác giả Nguyễn Thị Hạnh
Người hướng dẫn GS.TS. Đỗ Quang Hưng
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Chính trị học
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 248
Dung lượng 3,41 MB

Nội dung

Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Ở tỉnh sơn la hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Ở tỉnh sơn la hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ HẠNH

GIỮ GÌN, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC

Ở TỈNH SƠN LA HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG

HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội – 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ HẠNH

GIỮ GÌN, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC

Ở TỈNH SƠN LA HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Luận án tiến sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học: “Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở tỉnh Sơn La hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” do NCS thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Đỗ Quang Hưng NCS xin cam đoan kết quả nghiên cứu của luận án này phản ảnh trung thực các phát hiện nghiên cứu do NCS tiến hành và tất cả các tài liệu tham khảo, các tư liệu, số liệu thống kê sử dụng trong luận án có nguồn gốc, xuất

xứ rõ ràng

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Hạnh

Trang 4

Đặc biệt, NCS xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS.Đỗ Quang Hưng-người hướng dẫn khoa học đã luôn chỉ bảo, động viên, hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho NCS trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận án này

NCS xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện Chính trị Quốc gia

Hồ Chí Minh, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, Bảo tàng dân tộc học Việt Nam, Ban Dân tộc tỉnh Sơn La, Sở Nội Vụ tỉnh Sơn La, Ban Giám đốc và các cán bộ Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La, Phòng Văn hóa-Thông tin các huyện/thành phố trên địa bàn tỉnh, cộng đồng dân tộc Thái, cộng đồng dân tộc Mông tại một số địa bàn khảo sát, … đã rất nhiệt tình giúp

đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho NCS trong quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin, khảo sát phục vụ cho nghiên cứu luận án Đặc biệt, NCS xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu và các Thầy, Cô giáo là lãnh đạo các Phòng/Khoa của Trường Cao đẳng Sơn La, đồng nghiệp và người thân đã tạo mọi điều kiện về thời gian và nguồn lực để NCS hoàn thành luận án

Trong quá trình nghiên cứu, luận án vẫn còn một số thiếu sót, hạn chế nhất định Kính mong các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, quý Thầy, Cô và độc giả quan tâm tham gia góp ý để NCS có cơ hội tiếp tục hoàn thiện luận án

Trân trọng !

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Hạnh

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

1 Tính cấp thiết của đề tài 4

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 8

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 9

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án 10

5 Đóng góp mới của đề tài 11

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 11

7 Kết cấu của đề tài 12

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 13

1.1 Các công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc 13

1.2 Các công trình nghiên cứu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc hiện nay ở khu vực Tây Bắc 25

1.3 Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu và các vấn đề luận án tiếp tục đi sâu nghiên cứu 29

Tiểu kết chương 1 33

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIỮ GÌN, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 34

2.1 Một số khái niệm cơ bản 34

2.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc 47

2.3 Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc 82

Tiểu kết chương 2 93

Chương 3 THỰC TRẠNG GIỮ GÌN, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC Ở TỈNH SƠN LA HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHƯA ĐÁP ỨNG THỰC TIỄN 95

Trang 6

3.1 Những nhân tố tác động đến giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở tỉnh Sơn La hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh 95 3.2 Thực trạng và những vấn đề chưa đáp ứng trong thực tiễn về giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở tỉnh Sơn La hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh 102 Tiểu kết chương 3 156

Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC GIỮ GÌN, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC Ở TỈNH SƠN LA TRONG GIAI ĐOẠN CÁCH MẠNG MỚI THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 158

4.1 Phương hướng tiếp tục giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở tỉnh Sơn

La trong giai đoạn cách mạng mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh 158 4.2 Giải pháp tiếp tục giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở tỉnh Sơn

La trong giai đoạn cách mạng mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh 162 Tiểu kết chương 4 182

KẾT LUẬN 184 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 188 TÀI LIỆU THAM KHẢO 190 PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

25 Association of Southeast Asian Nations ASEAN

26 United Uations Educational, Scientific and Cultural

Organization

UNESCO

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà lãnh tụ thiên tài, nhà hoạt động chính trị kiệt xuất, nhà văn hóa lỗi lạc, là biểu tượng sáng ngời về đạo đức cách mạng, tấm gương hi sinh, hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc Việt Nam Người đã hóa thân vào dân tộc để kích hoạt những đứt gãy và làm thăng hoa nền văn hóa Việt Nam và đi đến thắng lợi của công cuộc giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh đã để lại cho các thế hệ mai sau tư tưởng về giữ gìn, phát huy BSVHDT ĐCSVN và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò, tầm quan trọng của văn hóa và giữ gìn, phát huy BSVHDT trong cách mạng Việt Nam Trong bản Đề cương văn hoá Việt Nam năm 1943-“văn kiện chính thức đầu tiên của Đảng về công tác văn hoá” [73, tr.46] do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo đã xác định “văn hoá là một trong ba mặt trận cách mạng (chính trị, kinh tế và văn hoá) và khẳng định

vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng văn hoá” [73, tr.46] Bên cạnh

đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Văn hóa “không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị” [82, tr.246] Qua đó, văn hóa, chính trị, kinh

tế, xã hội là những mặt trận cách mạng quan trọng của quá trình xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam và văn hóa đứng ngang hàng với các lĩnh vực hoạt động khác Hơn nữa, Hồ Chí Minh cũng cho rằng “văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi” [13, tr.1], văn hóa và BSVHDT đã góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, xây dựng Tổ quốc Việt Nam

Đồng thời, tầm quan trọng của giữ gìn và phát huy BSVHDT được thể hiện trên các khía cạnh Một là, giữ gìn, phát huy BSVHDT góp phần giữ gìn cốt cách và khơi dậy sức mạnh nội sinh dân tộc Cốt cách dân tộc là lòng yêu nước, ý chí tự cường và thông qua giữ gìn, phát huy BSVHDT, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khơi dậy truyền thống yêu nước đó và tạo nên sức mạnh to lớn để dân tộc Việt Nam đấu tranh giành lại quyền độc lập,

Trang 9

tự do Hai là, giữ gìn, phát huy BSVHDT góp phần củng cố niềm tự hào, ý

thức tự tôn dân tộc Dân tộc Việt Nam có nguồn gốc “con Rồng, cháu Tiên”

[79, tr.273] và lịch sử dân tộc có rất nhiều tấm gương dũng cảm Vì thế, mỗi người dân đất Việt luôn tự hào về nguồn gốc, truyền thống văn hóa của dân tộc mình Ba là, giữ gìn, phát huy BSVHDT góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển và thu hẹp khoảng cách trong đời sống của các dân tộc

Ở Việt Nam, các dân tộc thiểu số đa số cư trú ở miền núi-vùng có điều kiện kinh tế khó khăn hơn so với các vùng khác trong cả nước Vì vậy, Hồ Chí Minh nêu rõ chủ trương “làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi” [88, tr.462] Qua đó, giữ gìn, phát huy BSVHDT sẽ thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội miền

núi phát triển Bốn là, giữ gìn, phát huy BSVHDT góp phần phát huy tinh

thần đoàn kết dân tộc, củng cố quốc phòng, an ninh tạo sự ổn định chính trị,

xã hội Vấn đề an ninh, quốc phòng tại miền núi vô cùng phức tạp và các thế lực thù địch lợi dụng vùng đồng bào dân tộc thiểu số cư trú-nơi có trình độ dân trí thấp để tuyên truyền những nội dung trái chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và chia rẽ dân tộc Tuy nhiên, miền núi luôn được

“Chính phủ và sự giúp đỡ của các dân tộc anh em khác” [84, tr.453] Vì thế, giữ gìn, phát huy BSVHDT sẽ củng cố an ninh, quốc phòng và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc vững chắc Năm là, giữ gìn, phát huy BSVHDT góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý các cấp, các ngành và cho cộng đồng Thông qua tuyên truyền, vận động sẽ nâng cao nhận thức cho các chủ thể

tham gia về giữ gìn BSVHDT Sáu là, giữ gìn, phát huy BSVHDT góp phần

khôi phục, phát triển những nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc để quảng bá với bạn bè trong nước và quốc tế: “phát huy vốn cũ quý báu của dân tộc (nhưng tránh phục cổ một cách máy móc)” [85, tr 514], “Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ…Cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý,… Cái gì cũ mà tốt thì phát triển thêm” [80, tr.112] Từ đó, văn hóa sẽ trở thành nguồn lực kinh tế quan trọng để phát triển đất nước

Trang 10

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn, phát huy BSVHDT đã góp phần cụ thể hóa quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, làm phong phú nền văn hóa dân tộc và đặt nền móng cho đường lối, chính sách văn hóa của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Đồng thời, tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn, phát huy BSVHDT

tạo nên sức mạnh to lớn trong kháng chiến, đưa dân tộc Việt Nam bước lên đài vinh quang và là điểm tựa tinh thần vững chắc cho ĐCSVN hoạch định đường lối, chính sách phát triển đất nước qua các thời kỳ Ngày nay, Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã đi xa nhưng những đóng góp to lớn của Người về giữ gìn, phát huy BSVHDT vẫn còn nguyên giá trị và góp phần xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Sơn La là một trong các tỉnh miền núi khu vực Tây Bắc của Việt Nam- nơi cư trú của 12 dân tộc anh em với bản sắc văn hóa độc đáo Trong những năm qua, Đảng bộ, HĐND, UBND tỉnh Sơn La đã có những chủ trương, chính sách về giữ gìn, phát huy BSVHDT: “Tiếp tục xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc Sơn La

và vùng Tây Bắc, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc Lấy phát triển văn hóa, xây dựng con người làm yếu tố cốt lõi để phát triển kinh tế-xã hội” [98] Thực hiện chủ trương đó, trong những năm qua, ngành VH-TT&DL Sơn La đã triển khai công tác bảo tồn văn hóa và đạt được những kết quả nhất định Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Sơn La có “89 di tích văn hóa vật thể” [75], “12 di sản văn hóa phi vật thể” [5], phục dựng các lễ hội truyền thống, nghệ thuật xòe Thái được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, bản DLCĐ Ngọc Chiến là một trong “83 sản phẩm OCOP” [16] của tỉnh… Tuy nhiên, những vấn đề chưa đáp ứng trong giữ gìn, phát huy BSVHDT thiểu số ở tỉnh Sơn La hiện nay như:Một số

lễ hội/nghi lễ thất truyền nhiều năm dẫn đến khó khăn trong quá trình triển khai.Tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, kinh phí đầu tư cho tôn tạo, bảo tồn văn hóa còn hạn chế, nhận thức của một bộ phận cấp ủy Đảng, Chính quyền và nhân dân về giữ gìn, phát huy BSVHDT chưa đầy đủ,… Hiện nay, tỉnh Sơn La “chưa có một bản du lịch nào

Trang 11

đủ điều kiện được công nhận điểm du lịch” [14, tr.9] và sản phẩm du lịch

“chưa phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc” [14, tr.10], “một số giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, tiêu biểu của các dân tộc đã và đang đứng trước nguy cơ mai một” [14, tr.9] BSVHDT thiểu số ở Sơn La đang có xu hướng bị mai một bởi một số nguyên nhân Một là, do tác động của quá trình phát triển kinh tế, xã hội và xu thế hội nhập toàn cầu dẫn đến sự giao thoa văn hóa giữa các vùng, miền Hai là, do du lịch phát triển với tốc độ nhanh chóng dẫn đến nhiều giá trị văn hóa truyền thống bị tác động và có xu hướng hiện đại hóa

Ba là, nhận thức và mức sống của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ở Sơn La chưa cao nên người dân tại một số địa phương trong tỉnh chưa quan tâm đến vấn đề bảo tồn, phát huy BSVHDT

Bên cạnh đó, trước xu thế hội nhập toàn cầu của thế giới hiện nay, không một quốc gia nào có thể phát triển trong sự tách biệt với thế giới Hội nhập kinh tế và giao lưu về văn hóa giữa các nước đang diễn ra rất sôi động Nếu các quốc gia không có bản lĩnh vững vàng, chiến lược phát triển kinh tế,

xã hội đúng đắn thì việc giao lưu đó sẽ dẫn đến nguy cơ đánh mất BSVHDT

Do đó, để mở rộng giao lưu, hội nhập nhưng không đánh mất BSVHDT, yêu cầu đặt ra hiện nay đối với tỉnh Sơn La là phải tiếp tục vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn, phát huy BSVHDT nhằm làm phong phú hệ giá trị văn hóa ở Việt Nam, trong đó có tỉnh Sơn La Tuy nhiên, giữ gìn BSVHDT không có nghĩa là đóng cửa, khép kín mà các dân tộc phải giao lưu, hợp tác để tiếp nhận những giá trị văn hóa tiến bộ của nhân loại và làm cho nền văn hóa dân tộc trở nên giàu có hơn, hiện đại hơn, sức sống mãnh liệt hơn và đề kháng tốt hơn trước những yếu tố phản văn hóa Từ đó, đồng bào sẽ cảm thấy tự hào về BSVHDT và nâng cao ý thức, trách nhiệm giữ gìn, phát huy Tiêu chí của hội nhập văn hóa là phải lấy văn hóa dân tộc làm gốc bởi lẽ nền tảng có vững chắc, bản lĩnh vững vàng thì chúng ta mới tự tin hội nhập và tiếp nhận cái mới để làm giàu BSVHDT

Trang 12

Hiện nay, ở tỉnh Sơn La chưa có công trình khoa học nghiên cứu đầy

đủ, toàn diện về vấn đề giữ gìn, phát huy BSVHDT theo tư tưởng Hồ Chí Minh Do vậy, từ những căn cứ trên, NCS đã lựa chọn vấn đề: “Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở tỉnh Sơn La hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu sinh chuyên ngành Hồ Chí Minh học Đóng góp mới của luận án là hệ thống nội dung và giá trị tư tưởng của Hồ Chí Minh về giữ gìn, phát huy BSVHDT Đánh giá thực trạng giữ gìn, phát huy BSVHDT

ở tỉnh Sơn La hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh, những vấn đề chưa đáp ứng thực tiễn và đề xuất một số giải pháp cụ thể Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, NCS sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như phương pháp logic-lịch sử, phương pháp tiếp cận liên ngành, phương pháp phân tích, phương pháp điều tra xã hội học và một số phương pháp khác Phạm vi nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Sơn La, đối tượng nghiên cứu là dân tộc thiểu số

ở Sơn La, trong đó tập trung nghiên cứu dân tộc Thái và dân tộc Mông1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1 Mục đích nghiên cứu

Luận án làm rõ các mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu nội dung, giá trị

tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn, phát huy BSVHDT và thực trạng giữ gìn, phát huy BSVHDT ở tỉnh Sơn La hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh Đề xuất giải pháp tiếp tục giữ gìn, phát huy BSVHDT ở tỉnh Sơn La trong giai đoạn cách mạng mới

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, NCS đã tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu là:

- Tiến hành tổng quan nghiên cứu về chủ đề luận án

1 Ngày 05 tháng 01 năm 2015 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 02/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số, trong phương án điều tra thu thập thông tin 53 dân tộc thiểu số viết là: dân tộc “Mông”

Trang 13

- Hệ thống hóa các nội dung và giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn

và phát huy BSVHDT

- Khảo sát, điều tra và phân tích thực trạng giữ gìn, phát huy BSVHDT tại tỉnh Sơn La Từ đó, xác định những vấn đề chưa đáp ứng về giữ gìn và phát huy BSVHDT trên địa bàn tỉnh hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

- Đề xuất phương hướng, giải pháp tiếp tục giữ gìn, phát huy BSVHDT

ở tỉnh Sơn La trong giai đoạn cách mạng mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Những nội dung cơ bản và giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc dưới góc độ quan hệ dân tộc/tộc người

- Thực trạng giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của hai nhóm dân tộc thiểu số: cộng đồng dân tộc Thái và cộng đồng dân tộc Mông được lựa chọn tại tỉnh Sơn La hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (NCS lựa chọn cộng đồng dân tộc Thái và cộng đồng dân tộc Mông bởi đây là hai nhóm dân tộc thiểu số có đặc trưng văn hóa phong phú so với các nhóm dân tộc thiểu số khác trong tỉnh)

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ

gìn, phát huy BSVHDT Thực trạng giữ gìn, phát huy BSVHDT ở tỉnh Sơn

La hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

- Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu vấn đề giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc Thái và cộng đồng dân tộc Mông tại tỉnh Sơn

La trong tương quan so sánh với một số dân tộc khác trong tỉnh (Dân tộc: Khơ Mú, La Ha, Mường, Xinh Mun, Kháng) để làm rõ điểm khác biệt và nét tương đồng về văn hóa giữa 02 cộng đồng dân tộc thiểu số này với các cộng đồng dân tộc thiểu số khác cư trú ở tỉnh Sơn La

Trang 14

- Thời gian nghiên cứu: NCS lựa chọn thời gian nghiên cứu từ năm 2003-2023 bởi năm 2003 là thời điểm tỉnh Sơn La bắt đầu di dân, xây dựng công trình thủy điện Sơn La Do đó, đời sống của các dân tộc trên địa bàn tỉnh

bị tác động sâu sắc và bản sắc văn hóa của đồng bào có sự biến đổi Tuy

nhiên, việc điều tra xã hội học NCS tập trung vào thời điểm năm 2018

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn

- Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận là chủ

nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước CHXHCNVN về giữ gìn, phát huy BSVHDT

- Cơ sở thực tiễn: Luận án được thực hiện trên cơ sở thực tiễn đánh giá

giữ gìn, phát huy BSVHDT ở tỉnh Sơn La qua kết quả điều tra xã hội học và

tổng quan tài liệu do NCS thực hiện

4.2 Phương pháp nghiên cứu

- Luận án dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu đã nêu

- Phương pháp logic-lịch sử: Phương pháp này nhằm hệ thống các vấn

đề liên quan đến sự lãnh, chỉ đạo và thực hiện của Đảng bộ tỉnh Sơn La trong việc giữ gìn, phát huy BSVHDT trên địa bàn tỉnh

- Phương pháp liên ngành: Là cách tiếp cận vận dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau của nhiều ngành khoa học (khoa học chính trị, nghiên cứu văn hóa, lịch sử, dân tộc học, xã hội học…) nhằm đánh giá thực trạng giữ gìn, phát huy BSVHDT trên địa bàn tỉnh Sơn La Các phương pháp này được áp dụng linh hoạt phù hợp với mục đích, yêu cầu nghiên cứu của từng chương trong luận án

- Phương pháp điều tra xã hội học: NCS thực hiện điều tra xã hội học kết hợp phương pháp phỏng vấn sâu và phát hai mẫu phiếu khảo sát thu thập

ý kiến của cộng đồng dân tộc/dân tộc Thái và cộng đồng dân tộc/dân tộc

Trang 15

Mông tại các bản khảo sát, số lượng: 150 phiếu, 15phiếu/bản x 10 bản (5 bản cộng đồng dân tộc Thái, 5 bản cộng đồng dân tộc Mông) Cán bộ quản lý văn hóa cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh (Sở) với số lượng: 50 phiếu

NCS tập trung khảo sát một số địa phương có cộng đồng nhóm ngành Thái Trắng cư trú: Bản Áng, Bản Vặt, Bản Lướt Nhóm ngành Thái Đen: bản Dọi 2, xã Tân Lập-nơi các hộ gia đình tái định cư phục vụ xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La; bản Hụm Các địa phương có cộng đồng nhóm ngành dân tộc Mông Hoa cư trú: Bản Tà Số 1, bản Hua Tạt, bản Tà Phềnh Nhóm ngành Mông Đen: bản Pặc Ngần-bản có dân tộc Mông theo đạo, bản Chiềng Đi 2 Ngoài ra, NCS tiến hành khảo sát tại một số địa phương khác trong tỉnh nhưng không dùng phiếu điều tra: bản Phụ Mẫu (nhóm ngành Thái Trắng); bản Suối Lìn, (dân tộc Dao); bản Cà Đạc, (dân tộc Mường) NCS lựa chọn các bản khảo sát trên đây bởi đó là bản di dân tái định cư, bản có đồng bào theo đạo, bản có tiềm năng phát triển du lịch hoặc bản đã và đang phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy BSVHDT

Ngoài ra, NCS sử dụng một số phương pháp khác trong quá trình thực hiện luận án như: Phân tích, quy nạp, diễn dịch,…

5 Đóng góp mới của đề tài

- Luận án làm rõ nội dung và giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn,

phát huy BSVHDT

- Trên cơ sở phân tích thực trạng giữ gìn, phát huy BSVHDT ở tỉnh Sơn La, luận án xác định được những vấn đề chưa đáp ứng trong thực tiễn và

đề xuất một số phương hướng, giải pháp cụ thể

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- Góp phần khẳng định giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn, phát huy BSVHDT

- Bước đầu cung cấp những cơ sở lý luận, thực tiễn cho Đảng bộ tỉnh Sơn

La trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn, phát huy BSVHDT để

Trang 16

các cấp ủy Đảng, chính quyền xây dựng, hoạch định chính sách giữ gìn, phát

huy BSVHDT cho phù hợp với thực tiễn hiện nay

- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành Hồ Chí Minh học và các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn khác có liên quan ở các cơ sở

đào tạo cao đẳng, đại học trong và ngoài tỉnh Sơn La

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chương, 10 tiết:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2: Những vấn đề lý luận về giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Chương 3: Thực trạng giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở tỉnh Sơn La hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh và những vấn đề chưa đáp ứng thực tiễn

Chương 4: Phương hướng và giải pháp tiếp tục giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở tỉnh Sơn La trong giai đoạn cách mạng mới theo tư tưởng

Hồ Chí Minh

Trang 17

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn, phát huy BSVHDT là vấn đề khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng sâu sắc Chính vì thế, vấn đề này

đã được đông đảo các nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách quan tâm nghiên cứu

1.1 Các công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa

và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Cuốn sách Giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nông Quốc Chấn, Vi Hồng Nhân, Hoàng Tuấn Cư (1996) đã đề cập đến

vấn đề giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam ở nhiều góc độ khác nhau Thứ nhất, nhóm tác giả đã phân tích cụ thể và làm rõ bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam và mối quan hệ giữa truyền thống, hiện đại trong sự phát triển văn hóa các dân tộc nước ta Thứ hai, nhóm tác giả nêu những đặc trưng văn hóa của các dân tộc vùng Tây Bắc ở Việt Nam Từ đó, các tác giả đã đưa ra phương pháp giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu

số Việt Nam … Từ việc tổng quan cuốn sách này đã giúp NCS nhận diện cụ thể hơn về bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam và phương pháp giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống

Cuốn sách Phát triển văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc kết hợp với tinh hoa văn hóa nhân loại, Phạm Minh Hạc (1996) đã phân

tích cụ thể sự nghiệp cách mạng của chúng ta có hôm nay là nhờ sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, là sự thắng lợi của con người và văn hóa các dân tộc cư trú trên lãnh thổ Việt Nam Đồng thời, tác giả đánh giá trong suốt thời kỳ cách mạng sôi động nhất hơn nửa thế kỷ qua, phát triển văn hóa với phương hướng giữ gìn và phát huy BSVHDT và kết hợp với tinh hoa văn hóa nhân loại luôn luôn là một nội dung cơ bản trong đường lối cách mạng của Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam Do vậy, vấn đề giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa gắn liền với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại luôn gắn bó, không tách rời nhau trong quá trình phát triển đất nước

Trang 18

Cuốn sách Phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Lê Như Hoa (1996) đã nghiên cứu tầm quan trọng

và sự cần thiết của việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong thời

kỳ đất nước mở cửa, tiến lên trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tác giả đã nêu rõ chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa do Đảng ta đề ra

đã tạo động lực to lớn cho công cuộc đổi mới của đất nước với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Để đạt được mục tiêu

đó, tác giả nêu rõ văn hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi văn hóa được coi là nền tảng tinh thần của xã hội, là yếu tố nội sinh, là mục tiêu động lực của sự phát triển kinh tế xã hội

Cuốn sách Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc, Hoàng Vinh (1997) đã phân tích những tiền đề lý luận về di sản văn hóa

dân tộc Trên cơ sở đó, tác giả đã đi sâu nghiên cứu vai trò, chức năng của di sản văn hóa đối với việc lựa chọn mô hình phát triển văn hóa dân tộc Tác giả

đã căn cứ vào những đòi hỏi cấp bách từ thực tiễn để tiến hành phân loại và

mô tả thực trạng vốn di sản văn hóa dân tộc Từ đó, tác giả tập trung làm rõ những tồn tại, nguyên nhân dẫn đến tổn thất, hư hại cho vốn di sản văn hóa dân tộc trong thời gian qua và đưa ra một số biện pháp cụ thể về xây dựng chính sách bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc phù hợp với những đòi hỏi từ thực tiễn của đất nước

Cuốn sách Hồ Chí Minh văn hóa và đổi mới, Đinh Xuân Lâm, Bùi

Đình Phong (1998) đã nghiên cứu những tiếp cận tư tưởng Hồ Chí Minh từ nhiều khía cạnh chính trị, văn hóa, tư tưởng, đạo đức truyền thống dân tộc và ảnh hưởng của các trào lưu tư tưởng trên thế giới xưa và nay nhằm khám phá

ở chiều sâu hơn nữa mối quan hệ giữa văn hóa và đổi mới trong tư tưởng của

Hồ Chí Minh Đồng thời, nhóm tác giả đã phân tích bản sắc văn hóa dân tộc theo quan điểm Hồ Chí Minh qua suy nghĩ và hành động của Người Hơn nữa, nhóm tác giả nêu cụ thể di sản văn hóa truyền thống Hồ Chí Minh có cách ứng xử rất khoa học, biện chứng Bên cạnh đó, các bài viết trong cuốn

Trang 19

sách đã nghiên cứu, đánh giá tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng một nền văn hóa Việt Nam có tính dân tộc, khoa học, đại chúng Do vậy, tư duy văn hóa

Hồ Chí Minh là cách ứng xử màu nhiệm giúp dân tộc Việt Nam tồn tại và phát triển trong một thế giới đầy biến động để vươn tới tương lai tươi sáng

Cuốn sách Cơ sở khoa học và nền tảng văn hóa của tư tưởng Hồ Chí Minh, Thành Duy (1998) đã nghiên cứu làm rõ nguồn gốc, quá trình hình

thành nền văn hóa Việt Nam với những đặc trưng cụ thể Đồng thời, tác giả

đã làm rõ thực trạng tình hình nghiên cứu và phát triển văn hóa ở Việt Nam, quan điểm của Hồ Chí Minh về nội hàm khái niệm văn hóa, về phương pháp làm việc biện chứng (biểu hiện của triết lý văn hóa) Trên cơ sở đó, tác giả đã phân tích văn hóa chính trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và nêu rõ bản chất nhân văn của nền văn hóa Việt Nam Thông qua nội dung cuốn sách này đã giúp nghiên cứu sinh nhận biết về nguồn gốc và quá trình hình thành nền văn hóa Việt Nam, văn hóa chính trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và bản chất nhân văn của nền văn hóa Việt Nam

Cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển nền văn hóa mới ở Việt Nam, Đỗ Huy (2000) đã đi sâu nghiên cứu và làm rõ định

hướng cơ bản của Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển một nền văn hóa mới ở Việt Nam Đồng thời, tác giả đã phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển một nền văn hóa giáo dục mới đối với sự nghiệp nâng cao dân trí,… Qua đó, tác giả đã khẳng định tư tưởng văn hóa chính trị của

Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa mới ở Việt Nam Tuy nhiên, khi đề cập đến nền văn hóa mới, tác giả chưa phân tích, đánh giá biện pháp giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La trong giai đoạn cách mạng mới nhằm góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc

Cuốn sách Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa trong văn hóa, Hoàng Trinh

(2000) đã đi sâu phân tích những quan niệm khoa học về bản sắc dân tộc và

Trang 20

hiện đại hóa trong văn hóa Qua đó, tác giả khẳng định hiện đại hóa chỉ có thể thành công nếu bản sắc dân tộc được sử dụng như một động lực Đồng thời, tác giả đã đánh giá bản sắc dân tộc của văn hóa sẽ phát huy hiệu quả trong một đất nước hiện đại hóa Do đó, tác giả nêu rõ quan điểm bản sắc dân tộc và hiện đại hóa có mối quan hệ chặt chẽ trong tiến trình phát triển của đất nước gắn liền với văn minh và trí tuệ Đồng thời, tác giả đã nhấn mạnh văn hóa với nội hàm phong phú có ý nghĩa quan trọng và trở thành mối quan tâm của nhiều nước trên thế giới Do đó, đất nước muốn phát triển theo hướng hiện đại hóa phải lấy văn hóa làm mục tiêu, động lực của sự phát triển Tác giả đã phân tích xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc tạo nên động lực cho công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc là mục tiêu của ĐCSVN trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Cuốn sách Đỉnh cao tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, Bùi Đình

Phong (2001) đã nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa ở những khía cạnh khác nhau và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Tác giả đã phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người và nêu rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa là rường cột trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần vào sự tiến bộ và văn minh của loài người Đồng thời, tác giả khẳng định phải giáo dục văn hóa và phải làm cho mọi người hiểu ý nghĩa, tầm quan trọng của văn hóa, làm cho văn hóa ăn sâu vào tâm lý quốc dân, văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi, văn hóa lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy Bên cạnh đó, tác giả phân tích xây dựng văn hóa là một cuộc cách mạng trên lĩnh vực tư tưởng-văn hóa và văn hóa có mặt trong suốt quá trình cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, tiến dần lên CNXH Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh phải kết hợp thống nhất, nhuần nhuyễn giữa kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị

Trang 21

Cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm

đà bản sắc dân tộc, Nguyễn Khoa Điềm (2002) đã phản ánh những nét về tính

tiên tiến của nền văn hóa mà nhân dân đang xây dựng, về bản sắc văn hóa dân tộc Đồng thời, tác giả phân tích thực trạng văn hóa Việt Nam và đề xuất một

số giải pháp xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống Đồng thời, tác giả đã nêu rõ định hướng, chiến lược xây dựng, nền tảng tinh thần xã hội và phấn đấu phát triển đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Tuy nhiên, tác giả chưa làm rõ những đặc trưng về bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La và tìm ra những hạn chế trong thực tiễn

Cuốn sách Bản sắc văn hóa Việt Nam, Phan Ngọc (2002) đã được tác giả

nghiên cứu và phân tích cách tiếp cận bản sắc văn hóa Việt Nam Qua đó, tác giả đã hệ thống bản sắc văn hóa Việt Nam vô cùng phong phú, đa dạng và khẳng định bản sắc văn hóa Việt Nam là nền tảng trong quá trình giao lưu hội nhập quốc tế Tác giả đã đánh giá nếu một quốc gia mất bản sắc văn hóa, quốc gia đó sẽ mất vị thế và hòa tan trong thế giới phẳng Từ đó, tác giả đã nhận định tư tưởng Hồ Chí Minh là đỉnh cao của văn hóa Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập đến phát huy lợi thế bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La để tạo thành nguồn lực kinh tế cho địa phương

Cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, Ban tư tưởng văn hóa

Trung ương (2003) đã nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Nội dung cuốn sách đã nêu rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa thông qua việc giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc Đồng thời, nội dung cuốn sách đã làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố dân tộc và nhân loại Tác giả đã phân tích sự cần thiết giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

Cuốn sách Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Thành Duy (2004) đã nghiên cứu nền tảng văn hóa và cơ

sở khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh Tác giả đã đánh giá đây không phải là

Trang 22

hai lĩnh vực riêng biệt mà chúng có mối quan hệ hữu cơ trong tư tưởng Hồ Chí Minh Đồng thời, tác giả phân tích những khía cạnh trong tư tưởng Hồ Chí Minh gắn với nền tảng văn hóa và cơ sở khoa học cụ thể Tầm vóc Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc: Con người hành động, tài tổ chức và lãnh đạo, là nhà văn hóa lớn của thế giới: Năng lực sáng tạo văn hóa, những phát hiện có ý nghĩa mở đường, có giá trị như những phát minh khoa học …Cả hai

tư cách anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới có sự gắn

bó hữu cơ và mang ý nghĩa sáng tạo văn hóa, có giá trị thời đại Tác giả đã bước đầu đề cập đến tầm quan trọng của việc giữ gìn, phát huy BSVHDT trong giai đoạn hiện nay

Bài viết Tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Nguyễn Khoa Điềm (2004) đã kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) Tác giả đã đánh giá những thành tựu, tiến

bộ đạt được và chỉ ra những yếu kém, nguyên nhân của những yếu kém đó trong xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam Từ đó, tác giả khẳng định phát triển văn hóa làm nền tảng tinh thần xã hội phải gắn kết và tiến hành đồng bộ với nhiệm vụ phát triển kinh tế Do vậy, tác giả cho rằng dân tộc Việt Nam tiếp tục xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và thực hiện hội nhập toàn cầu trên mọi mặt

Bài viết Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập, Đinh Xuân Lâm, Bùi Đình Phong (2004) đã nêu rõ quan

niệm về bản sắc văn hóa dân tộc Bên cạnh đó, nhóm tác giả khẳng định dân tộc Việt Nam trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước đã tôi luyện được nhiều phẩm chất tốt đẹp, đó là năng lực chế ngự tự nhiên, tư duy độc lập, ý chí độc lập tự cường, tinh thần đoàn kết,… Từ đó, nhóm tác giả rút ra các bài học kinh nghiệm của việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và đưa ra những khía cạnh lựa chọn mô hình phát triển phù hợp ở Việt Nam trong quá trình giao lưu hội nhập

Trang 23

Bài viết Bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay, Đỗ Thanh Hà (2004) đã phân tích cụ thể Việt Nam là quốc gia

đa dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số, các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 13% số dân cả nước Tác giả đã khẳng định văn hóa đặc sắc của từng dân tộc kết hợp tạo thành bản sắc văn hóa Việt Nam độc đáo, thống nhất trong

đa dạng Bên cạnh đó, tác giả đánh giá văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số tồn tại phổ biến ở dạng văn hóa dân gian,… Ngoài ra, văn hóa các dân tộc thiểu số của nước ta bị biến đổi do chủ trương phân bố lại lao động trên phạm vi cả nước và văn hóa dân tộc đang phải đối mặt với nhiều thách thức trước xu thế hội nhập toàn cầu Do đó, theo tác giả, cần thực hiện một số giải pháp bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay

Bài viết Mấy suy nghĩ về việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nguyễn Danh Tiên

(2005) đã khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc là phần tinh túy nhất, thấm sâu trong tâm hồn, bản lĩnh của mỗi dân tộc Tác giả đã phân tích cụ thể với dân tộc Việt Nam, chủ nghĩa yêu nước và ý chí độc lập dân tộc là nền tảng cốt lõi

và sức mạnh ấy giúp dân tộc ta chiến thắng kẻ thù xâm lược và không bị đồng hóa bởi các nền văn hóa khác Do vậy, theo tác giả, trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta cần phải thực hiện một số vấn đề để phát huy những giá trị tốt đẹp của nền văn hóa dân tộc Tác giả đưa ra một số biện pháp thực hiện: Một là, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc Hai là, bảo vệ, phát huy di sản văn hóa của dân tộc và khôi phục các lễ hội truyền thống, các sinh hoạt văn hóa dân gian,…

Cuốn sách Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa văn hóa Việt Nam, mấy vấn

đề lý luận và thực tiễn, Thành Duy (2006) đã xác định rõ vai trò đúng đắn,

quan trọng của văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa

là động lực của sự phát triển đất nước Từ đó, tác giả đã phân tích xây dựng

và phát triển văn hóa các dân tộc của nền văn hóa Việt Nam thống nhất, đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam Hơn nữa, tác giả khẳng định quá

Trang 24

trình hiện đại hóa văn hóa Việt Nam gắn liền với tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối phát triển văn hóa của ĐCSVN Bản sắc văn hóa hôm nay là do chính bàn tay khối óc của tổ tiên ta tạo dựng nên Vì vậy, tác giả nhấn mạnh chúng ta phải hết sức coi trọng việc khơi dậy niềm tự hào và ý thức kế thừa văn hóa, hiện đại hóa gắn liền với giữ gìn bản sắc Xây dựng nền văn hóa mới mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc là vấn đề cốt lõi của chiến lược xây dựng

và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Cuốn sách Văn hóa và triết lý phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh,

Đinh Xuân Lâm, Bùi Đình Phong (2007) đã được các tác giả nghiên cứu về vấn đề văn hóa và triết lý phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh Đồng thời, nhóm tác giả đã nghiên cứu làm nổi bật triết lý trong tư tưởng Hồ Chí Minh

đó là độc lập dân tộc phải đi tới CNXH, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người Nhóm tác giả đã phân tích cụ thể văn hóa là nền tảng, tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng khẳng định văn hóa là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng,…

Cuốn sách Hồ Chí Minh-Văn hóa và phát triển, Phạm Ngọc Anh, Bùi

Đình Phong (2009) đã nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, con người, phát triển Các tác giả đã khẳng định phong cách Hồ Chí Minh là một giá trị di sản của văn hóa dân tộc và nêu rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người, về giáo dục, về báo chí cách mạng Đồng thời, các tác giả khẳng định những đặc trưng tổng quát của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh và tính văn hóa trong thiết kế bộ máy quản lý nhà nước của Hồ Chí Minh-vận dụng trong điều kiện hiện nay

Bài viết Bảo tồn sự đa dạng văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa, Phạm

Xuân Nam (2009) đã khẳng định tiến trình toàn cầu hóa liên quan đến tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa Do vậy, tác giả phân tích sự chung sống

Trang 25

giữa các nền văn hóa cần thiết phải bảo tồn sự đa dạng của các nền văn hóa ấy Bên cạnh đó, tác giả nhấn mạnh kế thừa và phát huy những bài học của thế hệ trước trong quá trình giao lưu văn hóa với thế giới suốt mấy nghìn năm qua Ngày nay, thế hệ trẻ có thể vững tin và lựa chọn những tinh hoa văn hóa của nhân loại để làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc

Cuốn sách Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập, Ngô Đức Thịnh (2010) đã nghiên

cứu và phân tích cụ thể về giá trị của văn hóa, những biến đổi hệ giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh đổi mới và hội nhập Từ đó, tác giả khẳng định việc bảo tồn, làm giàu và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đổi mới và hội nhập Bên cạnh đó, tác giả khẳng định việc bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa không chỉ là vấn đề của một quốc gia như Việt Nam, mà đó là xu hướng chung của thời đại khi nhân loại bước vào quá trình hiện đại hóa, toàn cầu hóa

Cuốn sách Tính hiện đại và sự chuyển biến của văn hóa Việt Nam thời cận đại, Đỗ Quang Hưng (chủ biên), Trần Viết Nghĩa (2013) đã đi sâu nghiên

cứu tính hiện đại, sự chuyển biến của văn hóa Việt Nam thời cận đại và vấn

đề tính hiện đại ở Việt Nam đầu thế kỷ XX Từ đó, nhóm tác giả xác định thái

độ tiếp nhận văn minh phương Tây và khẳng định sự thắng thế của văn hóa Pháp trong thiết chế văn hóa chính thống Đồng thời, nhóm tác giả đã phân tích về sự biến đổi mô hình, thiết chế văn hóa và khẳng định Hồ Chí Minh với

sự lựa chọn con đường phát triển văn hóa Việt Nam Với sự xuất hiện của các loại hình văn hóa mới ở Việt Nam như chữ quốc ngữ, báo chí, nhiếp ảnh, kịch nói và sự tiếp biến văn hóa phương Tây trên một số lĩnh vực: Giáo dục, văn học, nghệ thuật, âm nhạc,… để làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc

Cuốn sách Triết học văn hóa trong đạo đức Hồ Chí Minh, Hồ Sĩ Vịnh

(2014) đã phân tích triết lý phát triển trong quan niệm của Hồ Chí Minh, đó là phép biện chứng giữa bản sắc dân tộc và giá trị nhân loại trong nghệ thuật của

Hồ Chí Minh Ở Hồ Chí Minh, phép biện chứng đã trở thành công cụ để nhận

Trang 26

thức và cải tạo thế giới Đồng thời, tác giả đã nhận định quan điểm của Hồ Chí Minh: Con người là đối tượng hưởng thụ văn hóa và sáng tạo nghệ thuật

Do vậy, các nghệ sĩ cần miêu tả chân thật cuộc sống, hùng hồn, phản ánh đúng đời sống xã hội Từ đó, tác giả khẳng định triết học văn hóa là nội dung của triết lý phát triển Hơn nữa, tác giả nhấn mạnh Hồ Chí Minh là người quy

tụ và bồi dưỡng danh nhân văn hóa thời hiện đại Người nêu rõ bài học về sử dụng nhân tài, đó là phát hiện tài năng, dụng nhân như dụng mộc, bảo vệ nhân tài và giao đúng người, đúng việc Bên cạnh đó, tác giả nhấn mạnh ba bài học đạo đức của Bác Hồ: Vai trò của dân, văn hóa dân vận và nhân cách văn hóa của cán bộ lãnh đạo trong quan hệ với cộng đồng

Cuốn sách Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh giá trị lý luận và thực tiễn,

Nguyễn Hữu Lập (2016) đã luận giải cấu trúc văn hóa chính trị Hồ Chí Minh phản ánh mối quan hệ giữa các yếu tố có tính chỉnh thể về tư tưởng và hành vi chính trị gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp chính trị của Người, biểu hiện qua nhân cách và các di sản chính trị mà Hồ Chí Minh để lại trong đời sống chính trị hiện thực Đồng thời, tác giả nêu rõ một số cách tiếp cận văn hóa chính trị: Tiếp cận dựa trên lý thuyết về các định hướng chính trị của chủ thể, tiếp cận văn hóa chính trị dựa trên lý thuyết lựa chọn chính trị, tiếp cận từ văn hóa và tính hệ thống của văn hóa, tiếp cận từ tính giai cấp của văn hóa,…Ngoài ra, tác giả đã chỉ rõ cơ sở hình thành, phát triển văn hóa chính trị Hồ Chí Minh Đó là những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, những tinh hoa văn hóa chính trị của nhân loại Hơn nữa, tác giả luận giải giá trị, những đặc trưng

cơ bản của văn hóa chính trị Hồ Chí Minh, định hướng xây dựng văn hóa chính trị Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay

Cuốn sách Culture, Ritual and Revolution in Vietnam, Shaun Malarney

(2002) đã đi sâu phân tích sự khó khăn của những người thực hành tôn giáo

trong bối cảnh thay đổi của chính sách Nhà nước Cuốn Modernity and enchantment in Post-revolutionary Vietnam, Philip Taylor (2007) đã tìm hiểu

Re-sự liên hệ giữa việc hồi sinh của các tôn giáo Việt Nam với Re-sự thay đổi của chính sách Nhà nước và làm thay đổi nền kinh tế khi chuyển sang kinh tế thị

Trang 27

trường Bên cạnh đó, học giả Jellema (2007) đã đề cập đến vấn đề tôn giáo như một tôn giáo xuyên quốc gia hoặc một hình thức cân bằng hòa giải những mâu thuẫn về hành vi đạo đức của thời kỳ trước và sau đổi mới

Ngoài ra, một số học giả đã nghiên cứu vấn đề ảnh hưởng của tôn giáo trong đời sống dân tộc Mông, sự chuyển đổi, hiện đại hóa tôn giáo và xung đột tôn giáo trong quá trình một bộ phận dân tộc Mông đã từ bỏ tín ngưỡng

truyền thống để chuyển sang Đạo tin lành Cụ thể là cuốn Ethnic and Transnational Dimensions of Recent Protestant Conversionamong the Hmong

in Northern Vietnam (Các khía cạnh sắc tộc và xuyên quốc gia của việc cải

đạo Tin lành gần đây đối với người Hmông ở miền Bắc ở Việt Nam), Ngo Thi

Thanh Tam và cộng sự (2010) Cuốn sách Missionnary Encounters at the China-Vietnam Border: The Case of the Hmong (Các cuộc gặp gỡ giáo lý ở

biên giới Trung Quốc-Việt Nam: trường hợp của người Hmông), Ngo Thi

Thanh Tam và cộng sự (2011) Cuốn Protestant conversion and social conflict: The case of the Mong in contemporary Vietnam (Cải đạo và xung đột

xã hội: trường hợp của người Mông ở Việt Nam đương đại, Ngo Thi Thanh

Tam và cộng sự (2015) Cuốn The new way: Protestantims and the Mong in Vietnam (Con đường mới: đạo Tin lành với người Mông ở Việt Nam), Ngo

Thi Thanh Tam và cộng sự (2016)

Một số học giả nước ngoài đã nghiên cứu cách tiếp cận trong tương quan so sánh nghi lễ tôn giáo dân tộc Mông ở Việt Nam với dân tộc Mông ở

các nước trên thế giới như: Comparison of Beliefs and Practices of Ethnic Viet and Lao Mong Concerning Illness, Healing, Death and Mourning: Implications for Hospice Case with Refugees in Canada, Schriever, Silvia

(1990) đã nghiên cứu so sánh các tín ngưỡng và thực tiễn của người Việt, người Mông từ Lào trong mối tương quan bệnh tật, chữa bệnh, tử vong, tang

ma và những gợi ý cho chăm sóc người tị nạn tại Canađa

Cuốn sách The Art of not being governed: An anarchist history of upland Southeast Asia, James Scott (2009) đã nghiên cứu những vấn đề phát

sinh trong quá trình quản lý và phát triển vùng đất ở Đông Nam Á, từ phía

Trang 28

Tây Bắc, Việt Nam, qua Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma và bốn tỉnh Nam Trung Quốc Ở Việt Nam, cuốn sách đã đề cập đến vùng Tây Bắc bao gồm khu vực phía tây thuộc hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An (địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc Thái) với không gian do nhà nước quản lý và không gian bị lấn chiếm, vấn đề cấy trồng lúa gạo, những truyền thống văn hóa của miền núi và vấn đề đổi mới

Một số nghiên cứu của các học giả nước ngoài về các dân tộc ở Việt Nam nói chung, dân tộc thiếu số nói riêng khi Việt Nam thực hiện chính sách

đổi mới, mở cửa hội nhập với khu vực, thế giới như cuốn Tình trạng bất bình đẳng sắc tộc, Dominique Walle-Dileni Gunewardena (2001), Di cư hôn nhân xuyên biên giới của phụ nữ Việt Nam, Lianling, Su (2013), Các công trình

nghiên cứu này đã đề cập đến những vấn đề quan trọng, cấp thiết, có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc, nơi cư trú chủ yếu của dân tộc Thái, Mông ở Việt Nam

Bài viết Hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu

số ở nước ta hiện nay, Nguyễn Quốc Hùng (2021) đã nghiên cứu những nỗ lực

và thành tựu của Nhà nước và cộng đồng trong bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số Tác giả đã đánh giá những kết quả đạt được là do đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước phù hợp với nguyện vọng của các dân tộc thiểu số Bên cạnh đó, tác giả đưa ra những hạn chế, thách thức trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số như số bản làng được hưởng lợi từ các đề án của Chính phủ còn hạn chế, việc phục hồi di sản văn hóa dân tộc còn nhiều bất cập, các phong tục tập quán có xu hướng biến đổi… Trong bài viết này, tác giả đánh giá hoạt động bảo tồn và phát huy

di sản văn hóa các dân tộc thiểu số trên phạm vi rộng

Bài viết Giáo dục văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ dân tộc thiểu số trong các trường chuyên biệt và các vấn đề đặt ra, Chử Thị Thu Hà (2021) đã lý

giải sự cần thiết phải giáo dục văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ trong công tác bảo vệ, phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số hiện nay Tác giả nhận định, nếu thế hệ trẻ dân tộc thiểu số không được giáo dục, trang bị những kiến

Trang 29

thức nền tảng văn hóa dân tộc thì họ sẽ hiểu biết không đầy đủ và mất phương hướng trong quá trình hội nhập Từ đó, tác giả nêu rõ thực trạng giáo dục văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ dân tộc thiểu số trong các trường chuyên biệt Trên

cơ sở đó, tác giả nêu rõ những vấn đề đặt ra về nhận thức, hình thức tổ chức hoạt động, nội dung hoạt động và nguồn lực vật chất Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ dân tộc thiểu số trong các trường chuyên biệt

Bài viết Bảo tồn di sản văn hóa tộc người dưới góc nhìn của kinh tế du lịch ở Việt Nam hiện nay, Dương Văn Sáu (2021) đã đề cập đến những quan

điểm tiếp cận mới và những giải pháp cụ thể để hướng tới việc bảo tồn, khai thác, phát huy hiệu quả giá trị của kho tàng di sản văn hóa tộc người qua con đường du lịch Tác giả nhận định tư duy và hành động đúng đắn sẽ tạo nên sự phát triển bền vững của kinh tế di sản mà vẫn bảo tồn được nguồn tài nguyên thiên nhiên cùng với giá trị văn hóa bản địa đặc sắc và góp phần tích cực vào xây nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Tác giả bài viết

đã lý giải cụ thể bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch

1.2 Các công trình nghiên cứu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc hiện nay ở khu vực Tây Bắc

Cuốn sách Vài nét về Người Thái ở Sơn La, Vi Trọng Liên (2002) đã

nghiên cứu những đặc điểm văn hóa cơ bản của dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La

Từ đó, bức tranh văn hóa của dân tộc Thái được tác giả minh họa và giới thiệu thông qua ngôn ngữ như: Duyên dáng chiếc khăn piêu; Vòng xòe Thái;

Lễ tẳng cẩu của người Thái; Câu chuyện tình của hai hàng khuy bướm bạc;

Sự tích ống sáo pí thiu của người Thái Sơn La, Bài ca mùa hoa ban, Tác giả

đã tái hiện khái quát bức tranh văn hóa dân tộc Thái ở Sơn La Từ đó, các học giả đã bước đầu hiểu về những giá trị văn hóa đặc trưng của cộng đồng dân tộc Thái trên địa bàn tỉnh Sơn La Tuy nhiên, nhiều giá trị văn hóa của dân tộc Thái chưa được tác giả đề cập sâu sắc, đầy đủ và toàn diện

Cuốn sách Văn hóa các dân tộc Tây Bắc Việt Nam, Hoàng Lương

(2005) đã nghiên cứu về môi trường tự nhiên và bức tranh tộc người vùng

Trang 30

Tây Bắc Việt Nam Tác giả đã khái quát đặc điểm tự nhiên vùng Tây Bắc và

sự phân bố các dân tộc trong vùng bao gồm các dân tộc thuộc ngữ hệ Kađai, các dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Á, các dân tộc thuộc ngữ hệ Hán-Tạng Đồng thời, tác giả đã luận giải các dạng thức văn hóa vật thể của các dân tộc vùng Tây Bắc, trong đó loại hình nhà cửa các dân tộc vùng thấp là nhà sàn (nhà sàn mái mu rùa có khau cút ở hai đầu hồi của người Thái Đen và nhà sàn loại bốn mái phẳng của người Thái Trắng, người Mường, người Giáy, người Tày, ) Loại hình nhà cửa các dân tộc vùng cao phần lớn là nhà đất hoặc nhà nửa sàn, nửa đất Tác giả cuốn sách đã đề cập đến trang phục truyền thống của các dân tộc ở vùng thấp và vùng cao, các dạng thức văn hóa vật thể (ngôn ngữ, chữ viết, văn học dân gian, nghệ thuật dân gian, tôn giáo tín ngưỡng) và xác định xu hướng phát triển văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc

Thái-Đề tài nghiên cứu KH&CN cấp Tỉnh: Nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa các dân tộc phục vụ phát triển du lịch huyện Mộc Châu, Nguyễn Anh Cường

(2009) đã đi sâu nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa các dân tộc phục vụ phát triển du lịch tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La Tác giả đã phân tích nguồn lực di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Mộc Châu nhìn từ góc

độ sản phẩm du lịch Những nguồn lực di sản văn hóa đó được đồng bào gìn giữ

và lưu truyền qua nhiều thế hệ Tác giả cho rằng khi phát triển du lịch, những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào sẽ trở thành nguồn lực và sản phẩm du lịch thu hút du khách mang lại hiệu quả kinh tế cao Do vậy, tác giả đã xây dựng một số phương thức cơ bản bảo tồn và phát triển bền vững di sản văn hóa các dân tộc tại huyện Mộc Châu phục vụ phát triển du lịch

Đề tài nghiên cứu KH&CN cấp Tỉnh: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển đời sống văn hóa các dân tộc tái định cư thủy điện Sơn La, Lò Văn Hặc

(2009) đã nghiên cứu về vấn đề bảo tồn và phát triển đời sống văn hóa các dân tộc tái định cư thủy điện Sơn La Tác giả đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng đời sống văn hoá của đồng bào vùng tái định cư thủy điện Sơn La và sự tác động qua lại về văn hóa giữa cư dân bản địa và cư dân tái định cư Từ đó, tác giả xác định các giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc tái

Trang 31

định cư cần được bảo tồn, phát triển Trên cơ sở đó, tác giả đã xây dựng mô hình lý thuyết, mô hình thực tế và một số giải pháp cụ thể trong việc bảo tồn

và phát triển đời sống văn hóa các dân tộc tái định cư thủy điện Sơn La Tác giả chưa làm rõ được những biến đổi và bất cập trong đời sống của đồng bào vùng tái định cư thủy điện Sơn La

Cuốn sách Dân tộc Hmông Sơn La với việc giải quyết vấn đề tín ngưỡng tôn giáo hiện nay, Thào Xuân Sùng (2009) đã nghiên cứu về dân tộc

Mông ở tỉnh Sơn La với việc giải quyết vấn đề tín ngưỡng tôn giáo hiện nay Tác giả đã giới thiệu khái quát về nguồn gốc, dân số và địa bàn cư trú, kinh tế, đời sống văn hóa, về đời sống tín ngưỡng tôn giáo của dân tộc Mông và sự xâm nhập của đạo Công giáo, đạo Tin lành vào một bộ phận người Mông ở Sơn La Đồng thời, tác giả đã phân tích những đặc điểm của thời kỳ toàn cầu hóa tác động đến việc giải quyết vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng Vì vậy, tác giả khẳng định trong sự biến đổi nhanh chóng và sâu sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thế giới, tôn giáo cũng biến động theo và đang diễn ra theo các xu thế đa dạng hóa tôn giáo, dân tộc hóa tôn giáo và thế tục hóa tôn giáo

Do đó, tác giả xác định phương hướng và giải pháp giải quyết vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng ở dân tộc Mông bảo đảm tăng cường khối đoàn kết dân tộc, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc Mông ở Sơn La Tác giả chưa đề cập đến những thuận lợi, khó khăn trong đời sống vùng đồng bào dân tộc Mông theo đạo Tin lành và lý giải rõ nét nguyên nhân một bộ phận đồng bào Mông

từ bỏ phong tục truyền thống để theo đạo Tin lành

Cuốn sách Livelihoods of indigenous minorities and food security in the Vietnam-China border region (Sinh kế của người thiểu số bản địa và an ninh lương thực ở vùng biên giới Việt-Trung), Christine Bonnin-Sarah Turner

(2011) đã chỉ ra nhiều vấn đề liên quan đến sinh kế, an ninh lương thực, quan

hệ giữa miền xuôi với miền ngược, giữa người Việt với các dân tộc thiểu số

Từ đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi ở vùng Tây Bắc, Việt Nam nhằm góp phần vào quá trình phát triển, biến đổi về sinh kế, xóa đói giảm nghèo cho cư dân các dân tộc ở đây

Trang 32

Đề tài nghiên cứu KH&CN cấp Tỉnh: Giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp dân tộc Thái Sơn La trong quá trình hội nhập quốc tế, Thào

Xuân Sùng (2017) đã nghiên cứu vấn đề giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La trong quá trình hội nhập quốc tế Tác giả đã phân tích làm rõ vấn đề về dân tộc và văn hóa, giá trị văn hóa vật chất và giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La Từ đó, tác giả khẳng định hội nhập và phát triển là xu thế tất yếu trong giai đoạn hiện nay Tuy nhiên, tác giả chưa luận giải cụ thể về những tồn tại, hạn chế của việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở tỉnh Sơn La hiện nay theo tư tưởng

Hồ Chí Minh và định hướng, giải pháp bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc trong giai đoạn mới phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng

Đề tài nghiên cứu KH&CN cấp Bộ: Tác động của tôn giáo đến bảo vệ

và phát huy văn hóa của các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam, Trần Thị

Thủy (2017) đã nghiên cứu tác động của tôn giáo đến bảo vệ và phát huy văn hóa của các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam Tác giả đã khái quát những đặc điểm cơ bản dân tộc Mông ở Việt Nam, tỉnh Lào Cai, Điện Biên và những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mông nơi đây Qua đó, tác giả đã đánh giá thực trạng kinh tế-xã hội dân tộc Mông ở tỉnh Lào Cai, Điện Biên, quá trình du nhập đạo Công giáo và Tin lành ở vùng đồng bào dân tộc Mông

ở địa bàn nghiên cứu Bên cạnh đó, tác giả đánh giá những tác động tích cực của tôn giáo trong xây dựng đời sống văn hóa và bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc Mông Từ đó, tác giả nhận định những hạn chế, nguyên nhân dẫn đến đồng bào Mông từ bỏ tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống

để chuyển sang đạo Công giáo và Tin lành

Đề tài KH&CN cấp Nhà nước: Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát huy vai trò của cộng đồng dân tộc Thái trong phát triển bền vững vùng Tây Bắc,

Phạm Văn Lợi (2019) đã nghiên cứu tính chất mối quan hệ giữa cộng đồng dân tộc Thái với các dân tộc khác trong và ngoài khu vực về kinh tế, văn hóa,

xã hội, môi trường Đồng thời tác giả phân tích bản sắc của cộng đồng dân tộc Thái trong mối quan hệ giao lưu đa văn hóa với cộng đồng dân tộc khác ở

Trang 33

vùng Tây Bắc về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường Trên cơ sở đó, tác giả đánh giá thực trạng vai trò và phát huy vai trò của cộng đồng dân tộc Thái, các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò và phát huy vai trò của cộng đồng dân tộc Thái trong phát triển bền vững vùng Tây Bắc và đề xuất các giải pháp cụ thể

Bài viết Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số theo hướng phát triển bền vững ở vùng Tây Bắc,

Nguyễn Mậu Hùng (2021) đã đề cập đến bức tranh văn hóa các dân tộc ở vùng Tây Bắc Từ đó, tác giả đã nhận định các giá trị văn hóa lịch sử cần được bảo tồn và phát huy theo hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững bao gồm lễ hội, kho tàng văn hóa dân gian, trang phục,… Tác giả đã kiến nghị một số giải pháp thực hiện bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số như lập danh sách các giá trị văn hóa cần được bảo tồn, phát huy, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, liên kết vùng

để khai thác các giá trị văn hóa,…

Bài viết Hội nhập kinh tế và bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số ở Sơn

La trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, Lường Hoài Thanh,

Nguyễn Thị Thanh Mai (2021) đã nghiên cứu tổng quan về đặc điểm điều kiện

tự nhiên, thành phần dân tộc ở tỉnh Sơn La Qua đó, nhóm tác giả đã đánh giá tác động của hội nhập kinh tế đến văn hóa dân tộc Thái trên địa bàn tỉnh Sơn

La thông qua các giá trị văn hóa như tiếng nói, chữ viết, trang phục, nhà cửa truyền thống, văn học nghệ thuật, tập quán xã hội, lễ hội, tri thức dân gian,

…Trên cơ sở đó, nhóm tác giả nêu rõ phương án bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Sơn La hiện nay như xây dựng các đề án bảo tồn văn hóa, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của chính quyền và nhân dân, quy hoạch và thực hiện giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc,…

1.3 Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu và các vấn đề luận án tiếp tục đi sâu nghiên cứu

1.3.1 Đánh giá khái quát kết quả các công trình nghiên cứu

Trên cơ sở tổng quan những tài liệu liên quan đến nội dung luận án,

NCS đánh giá khái quát kết quả các công trình nghiên cứu như sau:

Trang 34

Một là, vấn đề giữ gìn và phát huy BSVHDT theo tư tưởng Hồ Chí Minh đã được nhiều tác giả đề cập đến bởi văn hóa là những giá trị do con người sáng tạo ra và phục vụ chính cuộc sống của con người Vì thế, văn hóa luôn gắn bó mật thiết với con người và tô điểm cho cuộc sống ngày càng trở nên ý nghĩa hơn Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng triết lý phát triển trong tư

tưởng Hồ Chí Minh, đó là độc lập dân tộc phải đi tới chủ nghĩa xã hội, giải

phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, văn hóa là rường cột trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần vào sự tiến bộ và văn minh của loài người Các định hướng cơ bản của Hồ Chí Minh trong quá trình xây dựng một nền văn hóa mới ở Việt Nam đều hướng tới sự đổi mới lối sống, đổi mới nhận thức, đổi mới hoạt động sáng tạo trong quá trình hiện đại hóa nền văn hóa truyền thống Các định hướng mà

Hồ Chí Minh nêu ra trong quá trình xây dựng nền văn hóa mới ở Việt Nam gắn liền con người với tự nhiên, quá khứ với hiện đại, dân tộc và quốc tế, cá nhân và cộng đồng nhằm nâng cao những giá trị văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Bên cạnh đó, một số tác giả luận giải khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập và toàn cầu hóa, hệ giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam cũng có nhiều biến đổi để phù hợp với hoàn cảnh mới Tuy nhiên, các công trình mới chỉ đề cập đến vấn đề giữ gìn, phát huy BSVHDT một cách chung nhất và chưa có nghiên cứu nào đề cập toàn diện, hệ thống về vấn đề giữ gìn, phát huy BSVHDT ở tỉnh Sơn La hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh; nội dung, giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn, phát huy BSVHDT; hình thức, biện pháp giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là giữ gìn, phát huy BSVHDT thiểu số

Hai là, bản sắc văn hóa là những nét riêng, độc đáo của mỗi dân tộc và

đó là dấu hiệu phân biệt cộng đồng dân tộc này với cộng đồng dân tộc khác Bản sắc văn hóa là nền tảng để mỗi dân tộc giữ gìn và phát huy trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội Trong xu thế hội nhập hiện nay, mỗi dân tộc ở tỉnh Sơn La cần phải có bản lĩnh và thái độ ứng xử văn hóa phù hợp để vừa

Trang 35

giữ gìn, vừa phát huy hiệu quả bản sắc văn hóa của dân tộc mình Tuy nhiên, qua tổng quan tài liệu, NCS nhận thấy một số tác giả đã đề cập đến vấn đề giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nhưng chưa có tác giả nào đề cập cụ thể

về thực trạng và những vấn đề chưa đáp ứng trong thực tiễn về giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tại tỉnh Sơn La hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh Do vậy, đây là vấn đề đặt ra để luận án tập trung nghiên cứu

Ba là, trong thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở Sơn La và khu vực Tây Bắc, như: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số theo hướng phát triển bền vững ở vùng Tây Bắc; Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát huy vai trò của cộng đồng dân tộc Thái trong phát triển bền vững vùng Tây Bắc; Tác động của tôn giáo đến bảo vệ và phát huy văn hóa của các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam; Nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa các dân tộc phục vụ phát triển du lịch huyện Mộc Châu; Giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp dân tộc Thái Sơn La trong quá trình hội nhập quốc tế…Tuy nhiên, các công trình chưa đề cập cụ thể hệ thống các giải pháp nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở tỉnh Sơn La hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Bốn là, nước CHXHCN Việt Nam đã có những chủ trương, đường lối,

chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tuy nhiên, những công trình trên đây chưa hệ thống đầy đủ những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của Đảng bộ tỉnh Sơn La về giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh

1.3.2 Những vấn đề luận án tiếp tục đi sâu nghiên cứu

Hiện nay, văn hóa ngày càng khẳng định vị trí vai trò trong sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước Văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội là bốn trụ cột quan trọng và luôn bổ sung hỗ trợ lẫn nhau nhằm đưa đất nước/dân tộc ngày một phát triển lớn mạnh, hùng cường Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã có những chỉ dẫn về bảo tồn, phát huy BSVHDT Người chỉ rõ nội dung,

Trang 36

chủ thể, phương pháp giữ gìn, phát huy BSVHDT Từ đó, nội dung tư tưởng

Hồ Chí Minh về giữ gìn, phát huy BSVHDT có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với dân tộc Việt Nam Trên nền tảng tư tưởng đó, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã hoạch định những chủ trương, đường lối, chính sách để hiện thực hóa quan điểm của Hồ Chí Minh về giữ gìn, phát huy BSVHDT Những chính sách đó đã được vận dụng vào thực tiễn và góp phần nâng cao đời sống cho dân tộc Việt Nam

Tỉnh Sơn La-một tỉnh miền núi phía Bắc, nơi có 11 dân tộc thiểu số cư trú với bản sắc văn hóa đa dạng, độc đáo nhưng điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn Do đó, Đảng, Nhà nước đã quan tâm và ban hành những chính sách dân tộc đặc thù đối với miền núi trong giữ gìn, phát huy BSVHDT Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn và trên

cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy những vấn đề chưa được các tác giả/nhóm tác giả đề cập đến Thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ thể, nội dung, hình thức, biện pháp giữ gìn, phát huy BSVHDT Thứ hai, giá trị lý luận và giá trị thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn, phát huy BSVHDT Thứ ba, vấn đề giữ gìn, phát huy BSVHDT thiểu số ở tỉnh Sơn La trong thời kỳ hội nhập Thứ tư, thực trạng và những vấn đề chưa đáp ứng trong thực tiễn của việc giữ gìn, phát huy BSVHDT thiểu số ở tỉnh Sơn La hiện nay Thứ năm, liên kết phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy BSVHDT thiểu số Thứ sáu, tác động của tôn giáo và thực trạng đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La theo Đạo tin lành Thứ bảy, sự tương đồng và khác biệt trong bức tranh văn hóa dân tộc Thái với các dân tộc thiểu

số khác Thứ tám, một số giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số

ở tỉnh Sơn La có nguy cơ bị mai một, biến đổi trong xã hội hiện đại và giải pháp giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở tỉnh Sơn La trong giai đoạn cách mạng mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh,… Do vậy, các vấn đề trên chưa được các tác giả/nhóm tác giả đề cập đến sẽ là khoảng trống để luận án tiếp

tục đi sâu nghiên cứu Thông qua kết quả nghiên cứu đề tài “Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở tỉnh Sơn La hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí

Trang 37

Minh”, một số vấn đề sẽ được NCS làm rõ trong luận án: Hệ thống nội dung

tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn, phát huy BSVHDT Giá trị lý luận và thực

tiễn tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn, phát huy BSVHDT Thực trạng giữ

gìn, phát huy BSVHDT ở tỉnh Sơn La hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh và những vấn đề chưa đáp ứng thực tiễn Sự tương đồng về văn hóa của một số dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La Vấn đề tôn giáo trong đời sống cộng đồng dân tộc Mông ở tỉnh Sơn La Những nét văn hóa có nguy cơ bị mai một hoặc biến đổi trong xã hội hiện đại và giải pháp bảo tồn văn hóa trong giai đoạn cách mạng mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh Do vậy, những công trình tổng quan sẽ

là tài liệu tham khảo hữu ích cho NCS tiến hành nghiên cứu làm rõ chủ đề luận án đặt ra

Tiểu kết chương 1

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và vận dụng vào thực tiễn ở Việt Nam đã và đang được nhiều tác giả nghiên cứu Kết quả tổng quan các công trình nghiên cứu được xếp theo nhóm: Các công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và giữ gìn, phát huy bản sắc

văn hóa dân tộc Các công trình nghiên cứu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về

giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc hiện nay ở khu vực Tây Bắc Trên cơ

sở tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, NCS nhận thấy việc

nghiên cứu đề tài: “Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở tỉnh Sơn La hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” thực sự cấp bách, cần thiết và có ý nghĩa

lý luận, thực tiễn trong giai đoạn hiện nay Đề tài luận án không trùng lặp với các

công trình khoa học đã công bố Nội dung nghiên cứu của đề tài là công trình khoa học độc lập và tập trung nghiên cứu làm rõ những vấn đề sau: Thứ nhất, nội dung và giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn, phát huy BSVHDT Thứ hai, thực trạng giữ gìn, phát huy BSVHDT ở tỉnh Sơn La hiện nay theo tư tưởng

Hồ Chí Minh và những vấn đề chưa đáp ứng thực tiễn Thứ ba, phương hướng

và giải pháp tiếp tục giữ gìn, phát huy BSVHDT ở tỉnh Sơn La trong giai đoạn cách mạng mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 38

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIỮ GÌN, PHÁT HUY

BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 2.1 Một số khái niệm cơ bản

2.1.1 Khái niệm văn hóa

Văn hóa là phạm trù rất rộng được tiếp cận trên nhiều góc độ khác nhau Đôi khi văn hóa được đồng nhất với “trình độ học vấn, cách thức ứng

xử, lối sống, sinh hoạt tập thể …” [6, tr.9] Nguyên nghĩa của danh từ văn hóa (bunka) là từ ngữ được “người Nhật vay mượn trong kho từ vựng của Trung Hoa, dùng để chuyển dịch một thuật ngữ của người phương Tây là danh từ

“Culture” trong tiếng Pháp và tiếng Anh, “Kultur” trong tiếng Đức hoặc

“Kultura” trong tiếng Nga” [6, tr.10] Tất cả những danh từ về văn hóa trên đây đều “bắt nguồn từ danh từ “cultus” trong tiếng La tinh có nghĩa là sự trồng trọt” ” [6, tr.11] Do vậy, danh từ “cultus” được hiểu là “một hoạt động làm cho một sự vật hiện tượng gì đó sinh sôi, nảy nở, phát triển theo chiều hướng tốt đẹp” [6, tr.11] Ở Trung Quốc, văn hóa được luận giải là “danh từ kép do hai từ “văn” và “hóa” hợp thành Trong đó “văn” có nghĩa là nét vẽ, là dáng dấp bên ngoài, là vẻ đẹp do màu sắc tạo ra” [6, tr.11] Vì thế, “văn được hiểu là hình thức đẹp đẽ biểu hiện trước hết ở lễ, nhạc, cách cai trị và đặc biệt

là trong ngôn ngữ, sự giao tiếp,… Chúng hợp thành một hệ thống quy tắc ứng

xử được xem là đẹp đẽ, chuẩn mực Hóa có nghĩa là biến hóa, biến đổi” [6, tr.11] Vì thế, nghĩa của danh từ “văn hóa” là “việc làm cho trở thành đẹp… Cho nên người Trung Quốc quan niệm “văn là những cái tốt đẹp của cuộc sống đã được đúc kết Hóa là đem cái đã được đúc kết ấy hóa thân trở lại cuộc sống, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn” [6, tr.11]

Năm 1871, Edward Burnett Tylor lần đầu tiên đưa ra định nghĩa về văn hóa: “Văn hóa là một tổng thể phức tạp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và cả những khả năng, thói quen khác mà con người đạt được với tư cách là một thành viên của xã hội” [6, tr.13] Với

Trang 39

định nghĩa này, tác giả khẳng định văn hóa bao gồm nhiều lĩnh vực trong đời sống như tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, luật pháp, phong tục… do con người tạo ra Với ý nghĩa đó, định nghĩa văn hóa của tác giả Edward Burnett Tylor thiên về những giá trị văn hóa tinh thần của con người, những giá trị văn hóa vật chất chưa được tác giả đề cập đến

Hiện nay, nhiều học giả ở Việt Nam và trên thế giới đã đưa ra những định nghĩa về văn hóa với những cách tiếp cận khác nhau Do vậy, trong luận

án này, NCS thống kê một số định nghĩa/quan điểm của một số học giả/tổ chức về văn hóa:

Theo quan điểm của tổ chức UNESCO: Vào năm 1982, tại Mêhico,

trong Tuyên bố về những chính sách văn hóa, Hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì từ ngày 26/7/1982 - 6/8/1982 đã đưa ra định nghĩa văn hóa: “Trên ý nghĩa rộng nhất, văn hóa có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt, tinh thần

và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý Chính nhờ văn hóa mà chúng ta xét đoán được những giá trị và thực thi những lựa chọn Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình, là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩ mới

mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân” [135, tr.371] Trong định nghĩa này đã chỉ rõvăn hóa là yếu tố làm nên sắc thái riêng của một xã hội/một nhóm người trong xã hội, bao gồm những nét riêng về tinh thần và vật chất, trí tuệ, xúc cảm, giúp con người suy xét bản thân, làm cho mỗi cá nhân trở thành sinh vật nhân bản, có óc phê phán và tự hoàn thiện bản thân Đồng thời, định nghĩa khẳng định quyền con người với tư cách là sản phẩm của tự nhiên và thúc đẩy sự hoàn thiện của con người Như vậy, định

Trang 40

nghĩa này đã đề cập đầy đủ các lĩnh vực trong đời sống con người và từ đó

con người dần hoàn thiện bản thân hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn

Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Khi viết tác phẩm Nhật

ký trong tù, Hồ Chí Minh đã đưa ra quan niệm về văn hóa trong “Mục đọc sách” nằm ở cuối tập thơ với ý nghĩa đầy đủ nhất: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người

đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [78, tr.458] Trong định nghĩa này, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, văn hóa được sáng tạo bởi con người và phục vụ mục đích sinh tồn của con người, văn hóa không chỉ là sản phẩm tinh thần mà còn là sản phẩm vật chất, bao gồm ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng Như vậy, lao động sáng tạo là cội nguồn, khởi điểm của văn hóa Để trở thành văn hóa đích thực thì những sáng tạo đó phải hướng

về các giá trị nhân văn, hoàn thiện nhận thức, nhân cách con người Từ đó, văn hóa phục vụ hiệu quả và có vai trò quan trọng đối với đời sống con người Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa cho thấy, văn hóa không chỉ là lĩnh vực tinh thần mà văn hóa là đời sống lao động sáng tạo gắn với phương thức

tổ chức đời sống của xã hội loài người Văn hóa vừa là nhân tố bản chất bên trong, vừa là kết quả trực tiếp của quá trình phát triển con người, của nền sản xuất xã hội và của các hình thức tổ chức tồn tại, phát triển của mỗi quốc gia

và xã hội loài người Cho nên, từ những ngày đầu cách mạng mới thành công,

Hồ Chí Minh đã nói đến nguyên lý “Văn hoá soi đường quốc dân đi”, qua đó Người khẳng định vai trò quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển của đất nước Ngoài ra, Hồ Chí Minh cũng nói về văn hóa theo nghĩa nghĩa rất hẹp

“văn hoá đơn giản chỉ là trình độ học vấn của con người” [132] Cho nên, sinh

Ngày đăng: 19/10/2024, 20:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w