1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân công lao Động giữa vợ và chồng trong các gia Đình nông thôn (nghiên cứu trường hợp tại huyện xaythany, thủ Đô viêng chăn, nước cộng hoà dân chủ nhân dân lào)

113 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân công lao động giữa vợ và chồng trong các gia đình nông thôn
Tác giả Somsouk BUBPHAPHONE
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Lan
Trường học ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Chuyên ngành XÃ HỘI HỌC
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 3,53 MB

Nội dung

Phân công lao Động giữa vợ và chồng trong các gia Đình nông thôn (nghiên cứu trường hợp tại huyện xaythany, thủ Đô viêng chăn, nước cộng hoà dân chủ nhân dân lào)

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

- -

Somsouk BUBPHAPHONE

PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG GIỮA VỢ VÀ CHỒNG

TRONG CÁC GIA ĐÌNH NÔNG THÔN

(Nghiên cứu trường hợp tại huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn,

nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào)

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

- -

Somsouk BUBPHAPHONE

PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG GIỮA VỢ VÀ CHỒNG

TRONG CÁC GIA ĐÌNH NÔNG THÔN

(Nghiên cứu trường hợp tại huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn,

nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào)

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Chuyên ngành : XÃ HỘI HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Lan

HÀ NỘI – 2024

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8

4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 8

5 Câu hỏi nghiên cứu 9

6 Giả thuyết nghiên cứu 9

7 Phương pháp nghiên cứu 10

8 Khung lý thuyết và các biến số 12

9 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 13

10 Kết cấu của đề tài 13

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 15

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 15

1.1.1 Khái niệm gia đình 15

1.1.2 Khái niệm về phân công lao động 17

1.1.3 Khái niệm phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình 17

1.2 MỘT SỐ LÝ THUYẾT VẬN DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU 19

1.2.1 Lý thuyết cấu trúc – chức năng 19

1.3 QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÀO VÀ CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC LÀO VỀ GIỚI 21

1.3.1 Quan điểm, chủ trương của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về giới 21

1.3.2 Chính sách của Nhà nước Lào về giới 23

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TRONG CÁC GIA ĐÌNH NÔNG THÔN Ở HUYỆN XAYTHANY, THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN HIỆN NAY 26

2.1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu 26

2.2.1 Đặc điểm về vị trí, địa lý, tự nhiên 26

Trang 4

2.2.2 Đặc điểm về chính trị, hành chính 27

2.2.3 Đặc điểm về kinh tế-xã hội và văn hóa 27

2.2 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu 31

2.1.1 Đặc điểm về cơ cấu giới 31

2.1.2 Đặc điểm về cơ cấu tuổi 31

2.1.3 Đặc điểm về cơ cấu trình độ học vấn 32

2.1.4 Đặc điểm về cơ cấu nghề nghiệp 33

2.1.6 Đặc điểm về cơ cấu gia đình 36

2.3 Đánh giá về các quan hệ giới giữa vợ và chồng trong gia đình 38

2.3.1 Chủ gia đình và giữ các tài sản trong gia đình 38

2.3.2 Đánh giá về quyền ra quyết định giữa vợ và chồng trong gia đình 41

2.4 Sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong các gia đình nông thôn ở huyện Xaythany hiện nay 43

2.4.1.Hoạt động sản xuất, kinh doanh 44

2.4.2.Hoạt động nội trợ, chăm sóc gia đình 46

2.4.3 Hoạt động tham gia xã hội 50

CHƯƠNG 3 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ SỰ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TRONG CÁC GIA ĐÌNH NÔNG THÔN Ở HUYỆN XAYTHANY, THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN 55

3.1 Các yếu tố ảnh hướng đến sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong các gia đình nông thôn ở huyện Xaythany hiện nay 55

3.1.1.Các yếu tố nhân khẩu học 55

3.1.2 Các yếu xã hội 67

3.2 Một số giải pháp về sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong các gia đình nông thôn ở huyện Xaythany 73

3.2.1.Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước về xây dựng và thực hiện chính sách liên quan đến vấn đề giới 73

Trang 5

3.2.2 Tăng cường tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức và thái độ của

người dân về vấn đề giới 75

3.2.3 Nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn cho nữ giới và nâng cao vị thế, vai trò của nữ giới trong gia đình và xã hội 76

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

PHỤ LỤC 86

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Cơ cấu tuổi của gia đình (Đơn vị %) 31 Bảng 2.2: Hoàn cảnh con cái (Đơn vị %) 37 Bảng 2.3: Lý do chọn chủ hộ gia đình (Đơn vị %) 40 Bảng 2.4: Quyền ra quyết định giữa vợ và chồng trong gia đình (Đơn vị %) 42 Bảng 2.5: Phân công lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh (Đơn vị %) 44 Bảng 2.6: Phân công lao động trong hoạt động nội trợ (Đơn vị %) 47 Bảng 2.7: Phân công lao động trong hoạt động chăm sóc gia đình (Đơn vị %) 49 Bảng 2.8: Phân công lao động giữa vợ và chồng trong tham gia hoạt động xã hội (Đơn vị %) 51 Bảng 2.9: Công việc thích hợp trong hoạt động tham gia xã hội (Đơn vị %) 52 Bảng 3.1: Nhận định về quyền ra quyết định các vấn đề trong gia đình giữa vợ

và chồng theo tuổi (Đơn vị %) 56 Bảng 3.2: Thực trạng sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình theo tuổi (Đơn vị %) 58 Bảng 3.3: Nhận định về quyền ra quyết định các vấn đề trong gia đình giữa vợ

và chồng theo trình độ học vấn (Đơn vị %) 60 Bảng 3.4: Thực trạng sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình theo trình độ học vấn (Đơn vị %) 61 Bảng 3.5: Nhận định về quyền ra quyết định các vấn đề trong gia đình giữa vợ

và chồng theo nghề nghiệp (Đơn vị %) 64 Bảng 3.6: Thực trạng sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình theo nghề nghiệp (Đơn vị %) 65

Trang 8

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Trình độ học giữa vợ và chồng (Đơn vị %) 33

Biểu đồ 2.2: Nghề nghiệp của vợ và chồng (Đơn vị %) 34

Biểu đồ 2.3: Hoàn cảnh kinh tế gia đình (Đơn vị %) 35

Biểu đồ 2.4: Nguồn thu nhập của gia đình (Đơn vị %) 35

Biểu đồ 2.5: Chủ hộ và nắm giữ các tài sản trong gia đình (Đơn vị %) 39

Biểu đồ 3.1: Nhận định quyền ra quyết định theo hoàn cảnh kinh tế gia đình (Đơn vị %) 69

Biểu đồ 3.2: Thực trạng sự phân công lao động trong gia đình theo hoàn cảnh kinh tế gia đình (Đơn vị %) 70

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong xã hội hiện đại, phụ nữ đã trở thành nhân tố quan trọng trong việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước cũng như kinh tế gia đình của họ Đồng thời, còn có vị thế vai trò quan trọng trong gia đình nói riêng, của quốc gia nói chung

Lào là một nước đang phát triển, có vùng nông thôn chiếm 70% của đất nước Lào đang cố gắng phấn đấu đưa đất nước thoát đất nước nghèo trong năm 2030 Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề giới nói chung, sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong các gia đình nông thôn có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết đối với Lào hiện nay Đồng thời, xã hội của nước CHDCND Lào có

sự đa dạng về đặc điểm lịch sử, kinh tế và xã hội-văn hóa truyền thống Trong thực tế có thể thấy rằng, nhân dân ở nông thôn của CHDCND Lào còn có sự tồn tại của các giá trị - tư tưởng văn hóa truyền thống nặng nề: Giá trị trọng nam, rõ ràng đã tạo nên những nền tảng quan trọng của quyền lực nam giới thống trị nữ giới Đây là điều vẫn còn tồn tại trong nhiều gia đình ở nông thôn của Lào hiện nay

Hiện nay, Lào đang trong quá trình phát triển đất nước, có sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và tri thức, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, xã hội có sự chuyển đổi từ truyền thống sang hiện đại, dẫn đến xã hội

có sự thay đổi về các mặt, đặc biệt là văn hóa truyền thống, nhận thức về vấn

đề giới, vị thế, vai trò của nữ giới được nâng cao, sự phân công lao động giữa

vợ và chồng trong gia đình tốt hơn Tuy nhiên, dù xã hội đã có sự thay đổi tiến bộ như vậy, nhưng trong xã hội nông thôn Lào vẫn có sự bất bình đẳng giới còn tồn tại trong nhiều mặt Văn hóa truyền thống về sự trọng nam vẫn còn tồn tại, nhận thức của dân về sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình nông thôn vẫn còn đáng lo ngại Nữ giới vẫn có vị thế trong hoạt động nội trợ, chăm sóc gia đình nhiều hơn tham gia xã hội Nam vẫn giữ

vị trí trong hoạt động tạo ra nguồn thu nhập, sản xuất kinh tế và nữ giới ít khi

Trang 10

có quyền quyết định mọi vấn đề của gia đình Điều đó, phản ánh cho chúng

ta thấy rằng, vẫn còn sự bất bình đẳng giới trong các gia đình nông thôn Lào hiện nay

Từ những lý do trên, học viên tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân công

lao động giữa vợ và chồng trong các gia đình nông thôn ở Lào (Nghiên

cứu trường hợp tại huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào)” làm luận văn thạc sĩ của mình

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu của nước ngoài thuộc lĩnh vực nghiên cứu của đề tài

Sự phân công lao động theo giới không còn là vấn đề mới trong nghiên cứu xã hội học Nhiều nghiên cứu xuất phát từ các phong trào xã hội của phụ

nữ đòi quyền lợi cho phụ nữ nhằm ra sự bình đẳng giới Từ đó, phong trào nữ quyền ngày càng phát triển ở nhiều quốc gia ở khắp các châu lục Đến thế kỷ

XX đã hình thành nên các phong trào nữ quyền mới Do vậy, đã có nhiều nhà khoa học cũng như nhà nữ quyền nghiên cứu về vấn đề giới như:

Nhiều tác giả đã nghiên cứu về phân công lao động trong gia đình với nhiều cách tiếp cận khác nhau Như tác giả Kornelius Kraft (2009) với đề tài:

“Effect of Labor Division between Wife anh Husband on the Risk of Divorce: Evidence from German Data” (Dịch: Ảnh hưởng của phân công lao động

giữa vợ và chồng về Nguy cơ Ly hôn: Bằng chứng từ dữ liệu của Đức) Tác giả đã nghiên cứu nhiều cặp vợ chồng ở Đức, kết quả nghiên cứu cho thấy, những gia đình có trụ cột là phụ nữ và nam giới làm nội trợ có nguy cơ hy hơn cao hơn gia đình có trụ cột là nam giới, vừa chính kiếm tiền kiêm nội trợ Theo kết quả đó, có thế thấy rằng, giá trị văn hóa vẫn có ảnh hưởng lớn đến

sự phân công lao động trong gia đình, điều đó đã gây mâu thuẫn trong gia đình và sự ổn định của gia đình người Đức Do vậy, nam giới vẫn giữ vị trí, vai trò chính trong gia đình về công việc kiếm tiền, trụ cột, còn phụ nữ vẫn có vai trò trong việc nội trợ, chăm sóc con cái 43

Trang 11

Một góc nhìn về sự phân công lao động theo giới là một bài nghiên cứu

về “Division of labor in relationships: How to make it work” (Dịch: Phân

công lao động trong các mối quan hệ: Làm thế nào để nó hoạt động) của tác giả Susan O'Grady (2015) Tác giả đã nghiên cứu về sự phân công lao động sau hôn nhân bằng cách tiếp cận xung đột Tác giả cho rằng, xung đột là điều không thể tránh khỏi trong hôn nhân và cách phân chia công việc nhà là một trong những xung đột phổ biến nhất Tác giả đã phân tích các lĩnh vực xung đột phổ biến xung quanh phân công lao động và đặt câu hỏi: Ai làm việc gì trong mối quan hệ: công việc gia đình chung và công việc chăm sóc gia đình, con cái Trong đó, tác giả đã liệt kê các công việc chi tiết trong hai nhóm công việc trong gia đình chính Điều đó, đã làm cho chúng ta thấy, các công việc trong gia đình phần lớn là phụ nữ là người thực hiện chính 45

Tiếp đến bài viết của tác giả Amle M.Gordo, Ph.D Nghiên cứu về “4

Truths About the Division of Labor Among Couples” (dịch: 4 sự thật về sự

phân công giữa cặp vợ chồng) Trong bài viết đã đề cập đến sự phân công lao động công bằng được coi là chìa khóa cho một cuộc hôn nhân thành công trong đó bao gồm 4 phát hiện như: 1) Các cặp vợ chồng không phải lúc nào cũng đồng ý về cách phân công lao động thực sự được phân chia 2) So sánh công bằng không phải lúc nào cũng là đối tác của một người Nghĩa là người

đó sẽ cảm thấy công bằng khi so sánh với người khác, người khác càng làm việc nhà nhiều hơn càng cảm thấy mình có sự công bằng và hạnh phúc 3) Quá trình chuyển sang vai trò làm cha mẹ dường như làm thay đổi sự phân công lao động Phụ nữ sẽ có vai trò và trách nhiệm nhiều hơn nam về việc nội trợ và chăm sóc con cái 4) Lượng thời gian dành cho công việc gia đình và chăm sóc con cái được đánh giá cao Đây là một phát hiện rất thú vị của nghiên cứu này là sự khác biệt giữa lượng thời gian họ nhận thức được rằng

họ đã dành cho các nhiệm vụ so với thời gian họ thực sự dành Tất cả những người tham gia ước tính số giờ họ dành cho việc nhà và chăm sóc con cái Sau

Trang 12

đó, họ thực sự theo dõi thời gian của mình trong hai khoảng thời gian 24 giờ (một ngày làm việc và một ngày không làm việc) 42

2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam và Lào thuộc lĩnh vực đề tài

Ở Việt Nam, vấn đề này là chủ đề thu hút được sự quan tâm của nhiều

nhà xã hội học Nghiên cứu về“Địa vị phụ nữ ngư dân ở một số làng đánh cá

miền Trung” của Mai Huy Bích (1999) Chủ đề này đề cập đến thực trạng phân

công lao động giữa vợ và chồng trong sản xuất của ngư dân ở một số làng đánh

cá miền Trung Nghiên cứu đã chỉ ra mâu thuẫn từ góc độ giới trong công việc của ngư dân Trong bài viết này, tác giả đã dùng cách tiếp cận văn hóa để phân tích thực trạng và tìm ra một số yếu tố ảnh hưởng đến địa phụ nữ ngư dân ở một số làng đánh cá miền Trung như: Thứ nhất là trình độ học vấn là một yếu

tố quan trọng, theo kết quả nghiên cứu cho thấy đa số phụ nữ hoàn toàn mù chữ, những người còn lại học rất ít Thứ hai là cách thức tổ chức cho vay của các ngân hàng đặt phụ nữ vào thế bất lợi Do nghèo, rất nhiều gia đình ngư dân cần vay vốn đầu tư sản xuất nhưng ít khi họ vay được từ các nguồn không chính thức như họ hàng, hàng xóm, bạn bè vì những nguồn này rất hạn hẹp Thứ ba là cách xác định chủ hộ của các nhà chức trách địa phương có lợi cho nam giới Trừ phụ nữ góa và độc thân, trong tất cả trường hợp, nam giới được đăng ký là chủ hộ Do đo, nam giới có khả năng tiếp cận các nguồn nhiều hơn

nữ giới Đây là một nghiên cứu rất quan trọng và có ích đối với vấn đề nghiên cứu sau này  3, tr 67 và 68

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Yến (2016) về “Phân công lao động

giữa vợ và chồng trong hộ gia đình chuyển đổi từ sản xuất muối sáng nuôi trồng thủy sản” cho thấy, có sự khác biệt nhau trong sự phân công lao động

giữa vợ và chồng trong hoạt động sản xuất muối và nuôi trồng thủy sản Quá trình chuyển đổi từ sản xuất muối sang nuôi trồng thủy sản đã làm thay đổi mối quan hệ giới cả trong sản xuất lẫn công việc gia đình Nhìn chung, sau khi chuyển đổi, phân công lao động giữa vợ và chồng các vai trò: sản xuất, tái sản

Trang 13

xuất, công việc cộng đồng đã làm thay đổi cách nhìn nhận về vị thế của người phụ nữ Trong quá trình sản xuất muối nữ giới thực hiện vai trò chính trong sản xuất, thời gian và tần suất lao động nhiều hơn nam giới 24

Bài báo“Phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình Bắc trung

bộ - Một số nhận xét bước đầu”tác giả Nguyễn Hữu Minh (2016) đã phân tích

sự phân công lao động trong gia đình ở 6 Nghệ An và Hà Tĩnh Kết quả cho thấy à không khác biệt nhiều với khuôn mẫu chung ở Điều tra gia đình Việt Nam năm 2006 Trong đó, nữ giới (người vợ) chịu trách nhiệm chủ yếu đối với các công việc trong hoạt động nội trợ và chăm sóc gia đình như: Các công việc dọn dẹp, nấu nướng, mua sắm, đi chợ, chăm sóc con cái, chăm sóc người già, người ốm đau; còn nam giới thì đảm nhiệm chính các công việc trong hoạt động sản xuất, tham gia các hoạt động xã hội như: tham dự các cuộc họp của bản, thôn, xã, tiếp khách, việc họ tộc hay việc sửa chữa đồ dùng trong nhà Nhưng, điểm nổi bật và khác biệt với số liệu chung của quốc gia là tỷ lệ nữ giới (người vợ) thực hiện việc đi họp hay giao dịch với bên ngoài tại các địa bàn khảo sát là cao hơn đáng kể so với tỷ lệ chung 17, Tập 1, số 209

Nghiên cứu“Phân công lao động trong gia đình ở Đồng bằng sông Cửu

Long, từ góc nhìn giới - Từ góc nhìn giới” của Trần Hạnh Minh Phương (2016)

đã đề cập đến sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong những hoạt động sản xuất để tạo ra thu nhập của gia đình Tuy nhiên, trong nghiên cứu này tác giả đã phát hiện rằng, có một số gia đình mà người chồng đảm nhiệm chính công việc trong hoạt động nội trợ trong trường hợp người chồng tạm thời chưa

có việc làm, trong khi người vợ đi làm [21, Tập 3, số 211

Trong đề tài nghiên cứu khoa học của Trần Thị Thanh Loan, Viện

Nghiên cứu Gia đình và Giới với tên đề tài “Phân công lao động giữa vợ và

chồng trong gia đình nông thôn miền Bắc giai đoạn 1976-1986” là một đề tài

nghiên cứu thực trạng sự phân công công việc trong gia đình nông thôn miền Bắc giai đoạn 1976-1986 vẫn tiếp tục khẳng định xu hướng công việc nội trợ trong gia đình là công việc của người vợ Nhưng đối với các công việc “nặng”,

Trang 14

công việc mang tính kỹ thuật, nghi lễ trong gia đình thì chồng là người thực hiện chủ yếu Việc chia sẻ công việc giữa hai vợ chồng được thể hiện rõ nhất trong công việc thăm hỏi người ốm/bạn bè Giai đoạn 1976-1986, là giai đoạn

mà vấn đề “mưu sinh là rất lớn” nên dường như hình thức phân công lao động hợp tác giữa hai vợ chồng đã được phát huy Trong nghiên cứu này, cũng có một số điểm tương đồng với các nghiên cứu trước đây về chủ đề này: thứ nhất, quy mô gia đình có mối liên hệ với sự phân công công việc gia đình giữa vợ và chồng Thứ hai, khi tách ra ở riêng thì sự phân công công việc gia đình giữa vợ chồng có xu hướng tương trợ nhau nhiều hơn Thứ ba, dù phụ nữ làm bất kể ngành nghề nào thì họ vẫn là người đảm nhiệm hầu hết các công việc gia đình Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, vai trò của chồng làm nông nghiệp trong tham gia công việc gia đình nhiều hơn Và cuối cùng, không có bằng chứng để khẳng định về mối liên hệ của yếu tố học vấn của người vợ, yếu tố thu nhập với việc phân công công việc gia đình giữa vợ và chồng 11

Trong nghiên cứu của Nguyễn Hữu Minh (2021) với chủ đề là “Phân

công lao động theo giới trong gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã

thực hiện khảo sát 1.128 hộ gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã phân tích thực trạng phân công lao động theo giới trong các gia đình Các phân tích hai biến và đa biến được áp dụng Kết quả cho thấy, đã có sự chia sẻ nhiều hơn của cả hai vợ chồng đối với các công việc vốn thuộc về giới này hay giới kia Tuy nhiên, tính đặc thù giới vẫn tồn tại và lượng thời gian giành cho hoạt động gia đình hàng ngày của nữ giới vẫn cao hơn đáng kể so với nam giới Đáng quan tâm là đại bộ phận người trả lời hài lòng với sự phân công lao động hiện tại Điều này cho thấy, sự bảo lưu văn hóa và tính ổn định kéo dài của khuôn mẫu phân công lao động theo giới 18

Ở Lào, vấn đề giới cũng thu hút sự quan tâm của xã hội, nhưng rất hiếm các bài nghiên cứu về phân công lao động giới Nghiên cứu của tác giả Bun

Phết Vàng (2014) về “Thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong

gia đình (Nghiên cứu trường hợp tại huyện Văng Viêng, tỉnh Viêng Chăn,

Trang 15

Lào”cho thấy, mặc dù quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa có những tác động

to lớn đến cấu trúc phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình ở huyện Văng Viêng, nhưng những vấn đề phân công lao động giới truyền thống với sự áp đảo của nam giới so với nữ giới vẫn tồn tại tương đối phổ biến Mối quan hệ phân công lao động theo giới có xu hướng bình đẳng hơn so với trước

và có sự thay đổi từ một trụ cột sang hai trụ cột của gia đình Tuy nhiên sự thay đổi như vậy vẫn chưa đủ mạnh để chiếm xu thế áp đảo Phần lớn tính bình đẳng giới trong mối quan hệ phân công lao động trong gia đình mới chỉ tồn tại dưới dạng mong đợi của người trả lời cho cuộc sống tương lai, chứ chưa phải là

sự phân công lao động thực tế tồn tại 4

Sách “Gender Equarlity And Social Inclusion” (Dịch: Bình đẳng giới

và hòa nhập xã hội) của Quỹ Giảm nghèo giai đoạn 2, Ban Phát triển nông thôn và Xóa đói giảm nghèo Trung ương, Văn phòng Chính phủ (2015) Sách này đã trình bày về nhiều vấn đề liên quan đến bình đẳng giới và sự hòa nhập xã hội của nhóm thiểu số Trong đó, đề cập đến chính sách và hiệp ước về giới và dân tộc của Lào Sách hướng dẫn này đã giúp các cơ quan tổ chức trong việc tăng cường thúc đẩy sự bình giới và sự tham gia của nhóm thiểu số, ít cơ hội được tiếp cận các dịch vụ đặc biệt là phụ nữ, trẻ em và dân tộc thiểu số

Tổng quan cho thấy nhiều tác giả đã nghiên cứu vấn đề này với nhiều khía cạnh khác nhau khá đa dạng Các nghiên cứu đều khẳng định về mô hình

sự phân công lao động trong gia đình với người vợ là người đảm nhiệm chính trong chức năng tái sản xuất, hoạt động nội trợ, chăm sóc gia đình còn nam giới thì đảm nhiệm chính các công việc trong hoạt đông sản xuất, tạo ra thu nhập và tham gia xã hội Theo kết quả nghiên cứu cũng như đối với các gia đình đó, đã thể hiện cho chúng ta thấy được sự bất bình đẳng giới khi công sức của người phụ nữ vẫn chưa được ghi nhận Tuy nhiên, ở nước CHDCND Lào hiện nay, các vấn đề nghiên cứu liên quan đến vấn đề giới, vẫn còn đang là rất ít đặc biệt

là địa bàn nghiên cứu nông thôn ở thủ đô Viêng Chăn, Lào

Tóm lại, kết quả của các công trình nghiên cứu trên, luận văn sẽ góp

Trang 16

phần làm rõ hơn thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong các gia đình nông thôn của Lào, đặc biệt là trong hoạt động sản xuất, hoạt động nội trợ, chăm sóc gia đình và công việc tham gia xã hội cộng đồng Từ đó, đã chỉ ra mối quan hệ giữa sự phân công lao động và quyền ra quyết định, khả năng tiếp cận các nguồn lực và chia sẻ lợi ích giữa hai giới để thấy rõ được vai trò giới thay đổi trong cấu trúc hộ gia đình đặc thù ở trong gia đình nông thôn tại huyện Xaythany, Thủ đô Viêng Chăn, CHDCND Lào

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm tìm hiểu thực trạng phân công

lao động giữa vợ và chồng trong các gia đình nông thôn ở Lào (Nghiên cứu

trường hợp tại huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào). Trên cơ sở đó, để tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng và một số kiến nghị nhằm phân công lao động giữa vợ và chồng trong các gia đình nông thôn Lào ngày càng công bằng hơn

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Mô tả và phân tích thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong các gia đình nông thôn huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn hiện nay

- Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến sự phân công lao động giữa

vợ và chồng trong các gia đình nông thôn huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn hiện nay

- Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp đối với sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong các gia đình nông thôn huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn ngày càng công bằng hơn

4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

4.1.Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu về phân công lao động giữa vợ và chồng

trong các gia đình nông thôn (Nghiên cứu trường hợp tại huyện Xaythany, thủ

đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào)

Trang 17

4.2.Khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu của là các cặp vợ chồng trong các gia đình nông

thôn (Nghiên cứu trường hợp tại huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn, nước

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào)

4.3 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Luận văn giới hạn nghiên cứu làng Nonsaath và

làng Latkhoai, huyện Xaythany, thủ đô Viêng, CHDCND Lào

- Phạm vi thời gian: từ năm 2018 đến nay, thời gian thực hiện khảo sát

thực tế tháng 1-4/2023)

- Phạm vi về nội dung: nghiên cứu thực trạng phân công lao động giữa

vợ và chồng trong các gia đình nông thôn (Nghiên cứu trường hợp tại huyện

Xaythany, thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào) Từ đó

tìm ra, những yếu tố ảnh hưởng và đề xuất một số khuyến nghị đối với vấn đề nghiên cứu

5 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong các

gia đình nông thôn ở huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn như thế nào?

Câu hỏi 2: Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến phân công lao động

giữa vợ và chồng trong các gia đình nông thôn ở huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn?

Câu hỏi 3: Cần có giải pháp gì để giúp phân công lao động giữa vợ và

chồng trong các gia đình nông thôn ở huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn có

sự công bằng hơn?

6 Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1: Hiện nay vẫn còn tồn tại quan điểm truyền thống (vợ làm

các công việc nội trợ chăm sóc gia đình, nam giới tạo thu nhập chính và hoạt động đối ngoại) trong sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong các gia đình nông thôn ở huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn

Trang 18

Giả thuyết 2: Những yếu tố cá nhân như: Giới tính, tuổi, trình độ học

vấn, nghề nghiệp và hoàn cảnh kinh tế gia đình có ảnh hưởng đến sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong các gia đình nông thôn ở huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn hiện nay

Giả thuyết 3: Đảng và Nhà nước Lào cần có giải pháp đúng đắn để dần

dần làm chuyển biến quan điểm sự phân công lao động giới cũng như giữa vợ

và chồng trong các gia đình nông thôn ở huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn trong tương lai

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp phân tích tài liệu

Tập hợp, phân tích các số liệu và các công trình nghiên cứu khoa học, các hệ thống văn bản pháp quy, các báo cáo, bài viết trên sách, báo, tạp chí trong và nước ngoài có liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận văn để xác định những vấn đề lý luận và thực tiễn làm cơ sở cho nghiên cứu

7.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Dung lượng mẫu: Thu thập thông tin từ 400 phiếu hỏi (200 cặp vợ

chồng)

- Tiêu chí mẫu: Vợ/chồng trong các gia đình nông thôn tại 2 làng:

Làng Nonsaath và Latkhoai, huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn, CHDCND Lào

- Cách chọn mẫu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ

thống Dùng công thức K=N/n như sau:

 Mỗi làng lập danh sách tổng thể, đánh số thứ tự theo thứ tự a, b, c (Tiếng Lào ກ, ຂ, ຄ )

 Hộ gia đình của làng Nonsaath có 1.467 hộ, làng Latkhoai 837 hộ, tổng số 2.304 hộ Dựa theo công thức chúng ta có: K=2.304/200; K=11,5 tương đương với 11

Trang 19

 Cách chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, dựa theo danh sách của các hộ gia đình 2 làng đã mã số và chọn mẫu ngẫu nhiên hộ đầu tiên, sau đó cứ cách

11 hộ chọn 1 hộ cho đến khi đủ 200 hộ (cặp vợ chồng)

- Cách thức phát phiếu: Lập kế hoạch và danh sách các đối tượng mẫu

đã chọn (200 hộ) Phân ra thành hai nhóm đi pháp phiếu thu thập thông tin

Nhóm 1: Phát phiếu ở làng Nonsaath Nhóm 2: Phát phiếu ở làng Latkhoai

7.3 Phương pháp nghiên cứu định tính

Thực hiện 20 cuộc phỏng vấn sâu và 2 cuộc thảo luận nhóm:

Trang 20

8 Khung lý thuyết và các biến số

+ Đặc điểm gia đình: Qui mô gia đình, mức sống gia đình

+ Đặc điểm dân cư: Nơi sinh sống hiện nay, hoàn cảnh kinh tế-xã hội

và văn hóa của nơi sinh sống

- Biến số phụ thuộc:

Thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong các gia đình

nông thôn thể hiện các mặt như:

+ Hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ

Đặc điểm dân cư:

- Nơi sinh sống hiện

nay

- Hoàn cảnh kinh

tế-xã hội và văn hóa

Hoàn cảnh kinh tế-xã hội và văn hóa

Chính sách của Đảng và Nhà nước Lào

Thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong các gia đình nông thôn

Hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ

Hoạt động nội trợ, chăm sóc gia đình

Hoạt động tham gia xã hội

Trang 21

+ Hoạt động nội trợ, chăm sóc gia đình

+ Hoạt động tham gia xã hội

- Biến số can thiệp: Hoàn cảnh kinh tế-xã hội, văn hóa và chính sách

của Đảng và Nhà nước Lào

9 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

9.1 Ý nghĩa lý luận

Việc nghiên cứu đề tài về “Phân công lao động giữa vợ và chồng trong

các gia đình nông thôn ở Lào (Nghiên cứu trường hợp tại huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” sẽ góp phần vào

việc bổ sung khía cạnh lý luận cho những nghiên cứu xã hội học về giới nói chung, vai trò giới trong phân công lao động giữa vợ và chồng trong các gia đình nông thôn nói riêng

9.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn này sẽ giúp chúng ta hình dung được thực trạng phân công lao động theo giới nói chung, giữa vợ và chồng trong các cộng đồng nói chung, trong gia đình ở nông thôn Lào nói riêng với những đặc trưng riêng, khác với trường hợp các xã hội thành thị Ngoài ra, nghiên cứu còn có ý nghĩa quan trọng nhằm tăng cường vai trò của mỗi giới ngày càng công bằng hơn

Luận văn này sẽ là nguồn tư liệu tham khảo cho các nghiên cứu về giới

và bình đẳng giới nói chung, về phân công lao động theo giới trong gia đình nói riêng dẫn đến thay đổi vai trò giới Đặc biệt là ở Lào, còn rất hiếm về các công trình nghiên cứu về vấn đề giới Đồng thời, tác giả mong rằng, với góc

độ nào đó, có thể làm nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách Lào trong việc điều chỉnh các chiến lược, chính sách về vấn đề giới cho phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay

10 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận văn được cấu trúc thành 3 chương chính:

Trang 22

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phân công lao động giữa vợ và chồng trong các gia đình

Chương 2:Thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong các gia đình nông thôn ở huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn hiện nay

Chương 3: Những yếu tố ảnh hưởng và một số giải pháp về sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong các gia đình nông thôn ở huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn

Trang 23

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

1.1.1 Khái niệm gia đình

- Khái niệm về gia đình

Gia đình là một khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến rất nhiều Nhưng để đưa ra một định nghĩa một cách đầy đủ hơn và chính sác hơn

về gia đình thì thực sự không dễ dàng Nhiều quan điểm về gia đình:

Bắt đầu từ, trong điều 1/1 của Luật gia đình Lào (Bản bổ sung năm 2008) đã cho rằng, Gia đình là tế bạo của xã hội bao gồm chồng, vợ, con hay các thành viên trong gia đình mà có mối quan hệ với nhau và sống chung với nhau, có sổ hộ gia đình chứng minh [38, tr 1]

Theo quan điểm của Lê Ngọc Văn (2012), “gia đình” là một thiết chế

xã hội, là một đơn vị cơ sở của xã hội Gia đình thực hiện những chức năng xã hội nhất định nào đó, trước hết là thực hiện chức năng tái sinh sản ra con người Theo cách tiếp cận khía cạnh vi mô thì “gia đình” là một nhóm xã hội nhỏ đặc thù, gia đình có đặc trưng cơ bản là được thiết lập trên cơ sở của hôn nhân [24, tr 27-28]

Với khía cạnh khác, như quan điểm của Phạm Tất Dong-Lê Ngọc Hùng, “gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống” Tính tất yếu đó là về tái sản xuất con người [5, Tr.310-312]

Ngoài ra, còn có quan điểm của tác giả Chung Á và Nguyễn Đình Tấn (1996) thì “gia đình” là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở các quan

hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống [1, tr 190]

Như vậy, gia đình được hiểu là một nhóm người, là nhóm cộng đồng được thiết chế hóa và hình thành trên cơ sở hôn nhân, có vị thế, vai trò, trách

Trang 24

nhiệm về mặt pháp luật và đạo đức giữa các thành viên trong gia đình

-Khái niệm về hộ gia đình

+ Khái niệm

Chúng ta thường nghe đến thuật ngữ “hộ gia đình” khi muốn nói đến tất

cả các thành viên của một gia đình và hộ gia đình theo quy định về hộ khẩu Tuy nhiên hiện nay pháp luật đã có những thay đổi đối với hộ gia đình là gì,

do đó việc nhận diện và việc xác định các quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình gặp khó khăn Hộ gia đình là một thuật ngữ pháp lý để chỉ gia đình trong xã hội Theo đó, hộ gia đình là gì được định nghĩa như sau:

Hơn nữa, thuật ngữ “hộ” là danh từ được hiểu là “nhóm gồm những

người cùng ăn ở chung với nhau”

“Hộ gia đình” là đơn vị cơ sở của xã hội Là hộ gia đình mà có cá nhân

hay nhóm người sông chung với nhau và cùng nhau thực hiện các công việc hàng ngày của hộ gia đình Thường là trong một hộ gia đình bao gồm: chồng,

vợ, con, bố mẹ, con dâu-con rể, cháu, họ hàng và người khác mà không phải

là họ hàng [41, Tr.7]

Từ đó, có thể hiểu “hộ gia đình” là một tập hợp hay một nhóm người

cùng sống chung với nhau trên cơ sở những mối quan hệ đặc biệt tạo nên sự ràng buộc về mặt vật chất cũng như tinh thần giữa các thành viên của hộ Hộ gia đình tham gia vào rất nhiều quan hệ xã hội, trong đó phổ biến là các quan

hệ dân sự liên quan đến nhà ở, quyền sử dụng đất, lối đi, hệ thống tải điện, hệ thống cấp thoát nước, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ do các thành viên hộ gia đình tạo ra Thông qua những quan hệ đó, nghĩa vụ và quyền của hộ gia đình được phát sinh ra, có sự thay đổi, hoặc chấm dứt Có thể xác định những dấu hiệu để nhận diện một nhóm người có đủ điều kiện trở thành hộ gia đình tham gia quan hệ pháp luật dân sự như sau:

1) Tập hợp từ 02 thành viên trở lên;

2) Giữa các thành viên có sự tồn tại một trong ba mối quan hệ: Hôn nhân, huyết thống, hoặc quan hệ nuôi dưỡng;

Trang 25

3) Cùng chung sống tại một địa chỉ thuộc một đơn vị hành chính nhất định;

4) Có tài sản chung

1.1.2 Khái niệm về phân công lao động

Theo quan điểm của C.Mác và Ăngghen trong tác phẩm “Hệ tư tưởng

Đức”, Về sự phân công lao động theo giới đã khởi nguồn từ lĩnh vực tình

cảm, và sau đó đã mở rộng phạm vi đến lĩnh vực hoạt động sản xuất

Ngoài ra, phân công lao động còn được đề cập trong “Tuyên ngôn của

Đảng Cộng sản”, hai ông cũng chỉ ra khía cạnh giới về phân công lao động

trong xã hội công nghiệp kiểu tư bản chủ nghĩa như sau: công nghiệp hiện đại

càng tiến triển, thì lao động của đàn ông càng được thay thế bằng lao động của đàn bà và trẻ em Những sự phân biệt về lứa tuổi và giới tính không còn

có ý nghĩa xã hội gì nữa đối với giai cấp công nhân Tất cả đều là công cụ lao động mà chi phí thì thay đổi tùy theo lứa tuổi và giới tính” [12, tr 550]

Tóm lại, khái niệm về phân công lao động đã được các nhà nghiên cứu

đề cập rất nhiều Trong đó, các nhà nghiên cứu đã cho rằng, phân công lao động theo giới hay giữa nam và nữ trong gia đình có thể khác nhau theo thời gian và không gian, tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế-xã hội cụ thể

1.1.3 Khái niệm phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình

Một số khái niệm cơ bản liên quan về giới

- Các Vai trò giới

Theo Luật Bình đẳng giới, điều 3, Vai trò giới là trách nhiệm, hành động, hành vi và hoạt động quan hệ giữa nam giới và nữ giới có sự khác biệt nhau mà xã hội chấp nhận và có ự thay đổi theo sự phát triển của xã hội trong từng giai đoạn [40, tr.1]

Vai trò giới được quyết định bởi các yếu tố như: Yếu tố về kinh tế, văn hoá, xã hội Do vậy, nữ giới và nam giới thường có 3 vai trò chính như sau: (1) Vai trò sản xuất, (2) Vai trò tái sản xuất và (3) Vai trò cộng đồng

Trang 26

(1) Vai trò sản xuất: Là các hoạt động sản xuất ra sản phẩm, làm ra

hàng hoá hoặc dịch vụ để tiêu dùng và trao đổi thương mại Đây chính là các hoạt động tạo ra thu nhập và được trả công Cả nam giới và nữ giới đều có thể thực hiện và tham gia vào các hoạt động sản xuất được Tuy nhiên, do những định kiến trong xã hội nên mức độ tham gia của nam giới và nữ giới không như nhau và giá trị công việc họ làm cũng nhìn nhận không giống nhau Xã hội coi trọng và đánh giá cao vai trò này

(2) Vai trò tái sản xuất: Là những hoạt động liên quan đến công việc

nội trợ và chăm sóc gia đình giúp tái sản xuất dân số và sức lao động như: Sinh con cái, các công việc chăm sóc gia đình, chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái, chăm sóc người gìa, nuôi dạy và công việc nấu nướng, dọn dẹp, giặt giũ, đửa bát, đi chợ, chăm sóc sức khoẻ gia đình… Những hoạt động này là thiết yếu đối với cuộc sống gia đình, đảm bảo sự phát triển bền vững của dân

số và lực lượng lao động Ngoài ra, còn tiêu tốn nhiều thời gian nhưng không tạo ra thu nhập, được làm miễn phí; vì vậy mà công việc này ít khi được coi là

“công việc thực sự”, không được các nhà kinh tế đưa vào các con tính và tạo thu nhập Xã hội không coi trọng và chưa đánh giá cao vai trò này Hầu hết nữ giới (phụ nữ cũng như trẻ gái) đều đóng vai trò và trách nhiệm chính trong các công việc trong hoạt động tái sản xuất này

(3) Vai trò cộng đồng: Hay còn gọi là vai trò xã hội Là một tổ hợp các

sự kiện xã hội và dịch vụ Bao gồm như: Tham gia cuộc họp của bản, thôn,

xã, huyện, giao tiếp với chính quyền nhà nước; tham gia các hoạt động cộng đồng xã hội như: thăm hỏi động viên gia đình bị tai nạn trong thảm hoạ, thiên tai; Đại diện gia đình trong các công việc họ hàng bên chồng, bên vợ; Thăm hỏi họ hàng, đi dự các đám hiếu, hỷ; tham gia các văn nghệ, thể thao, từ thiện… Công việc cộng đồng này có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển nền văn hoá tinh thần của cộng đồng xã hội Có lúc thì nó lại đòi hỏi sự tham gia một cách tình nguyện, còn tiêu tốn thời gian và không nhìn thấy ngay được Có lúc thì nó lại được trả công và có thể nhìn thấy được…

Trang 27

Vậy, cả hai giới đều có thể tham gia vào cả ba loại vai trò đã nêu trên Nhưng ở nhiều địa phương, nhiều khu vực, nữ giới hầu như đều phải đảm nhiệm vai trò tái sản xuất là chính và đồng thời còn phải tham gia tương đối nhiều vào các hoạt động sản xuất Do phụ nữ gánh nặng công việc gia đình nên làm cản trở họ trong việc tham gia một cách tích cực và thường xuyên vào các hoạt động cộng đồng Do đó, nam giới sẽ có nhiều thời gian và cơ hội đảm nhận vai trò cộng đồng nhiều hơn và rất ít khi tham gia vào các hoạt động tái sản xuất

Làm rõ hơn về vai trò giới sẽ giúp cho chúng ta thiết kế được hoạt động phù hợp cho cả hai giới

1.2 MỘT SỐ LÝ THUYẾT VẬN DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU

1.2.1 Lý thuyết cấu trúc – chức năng

Lịch sử của lý thuyết cấu trúc – chức năng có gắn liền với tên tuổi của các nhà xã hội học nổi tiếng như: T Parsons, A Comte, H Spencer, E Durkheim Những cách tiếp cận của lý thuyết cấu trúc - chức năng được hình thành trong xã hội học trong những năm 50 của thế kỷ XX Hai tác giả chính đại diện cho tuyết cấu trúc chức năng là Talcott Parsons và George Murdok

Lý thuyết này thích hợp để giải thích sự biến đổi trong sự phân công lao động và hợp tác lao động theo theo giới trong phát triển hộ gia đình ở

Trang 28

nông thôn của Lào trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay Lý thuyết này đã phân tích các yếu tố và quan hệ giữa hai giới ở cấp độ vi mô Trong

đó, sự thay đổi về mặt cơ cấu kinh tế tất yếu sẽ kéo theo những thay đổi hành

vi, đồng thời, sẽ làm thay đổi hoạt động kinh tế của các cá nhân thành viên trong gia đình [19]

Tóm lại, trong đề tài nghiên cứu này, áp dụng cách tiếp cận cấu trúc - chức năng theo hướng nghiên cứu gia đình là nhóm xã hội đặc thù để chỉ ra chức năng, vai trò của từng thành viên trong gia đình cụ thể là giữa vợ và chồng mà những hoạt động của họ đều góp phần vào sự ổn định, tồn tại và phát triển của gia đình Theo lý thuyết chức năng, những vai trò giới được thể hiện rõ nhất trong phân công lao động trong gia đình đặc biệt là trong xã hội truyền thống Do đó, chúng tôi vận dụng lý thuyết này vào nghiên cứu để giải thích sự khác biệt trong việc thực hiện các vai trò giữa vợ và chồng cũng như mối quan hệ giới trong sự thực hiện vai trò đó để xây dựng gia đình ổn định, hạnh phúc mặc đù điểm hạn chế của cách tiếp cận này cho rằng phân công lao động theo giới hay vai trò giới có tính truyền thống, tự nhiên và phổ biến

1.2.2 Lý thuyết vai trò

Thuật ngữ “Vai trò” có nguồn gốc từ lĩnh diễn, sân khấu Do vậy, thuật ngữ “Vai trò” mới được sử dụng với ý nghĩa kỹ thuật Hay nói một cách khác, một số nhà khoa học nghiên cứu lý thuyết vai trò với gốc độ khác nhau như: nghiên cứu vai trò như là quyền, vị trí-vai trò, nghĩa vụ, cách ứng xử, hành vi của cá nhân cũng như nhóm xã hội

Hiểu một cách đơn giản hơn, “Vai trò” là tập hợp các hoạt động hàng ngày của con người (Lattimore et al., 2004) Với cách tiếp cận này, “Vai trò” được hiểu như là nhóm các khái niệm dựa trên điều tra nhân chủng học và văn hoá xã hội Đồng thời, còn liên quan đến cách thức mà cá nhân, nhóm hoặc con người bị ảnh hưởng trong hành vi của họ bởi sự đa dạng của các vị trí xã hội khác nhau mà họ nắm giữ và những kỳ vọng gắn liền với những vị trí đó (Barker, 1999) [40]

Trang 29

Bên cạnh đó, lý thuyết vai trò nhằm lý giải sự tương tác giữa cá nhân trong tổ chức cũng như trong gia đình bằng cách tập trung vào các vai trò mà

cá nhân năm giữ Ví dụ: Trong gia đình, các thành viên trong gia đình sẽ có vai trò khác nhau, bố mẹ có vai trò nuôi con, dạy con, chăm sóc gia đình, còn các thành viên khác cũng có vai trò riêng của mình… mà hầu hết các hành vi của họ đều chịu sự chi phối của sự kỳ vọng đối với vai trò đó

1.3 QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÀO VÀ CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC LÀO VỀ GIỚI

1.3.1 Quan điểm, chủ trương của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về giới

Đảng Nhân dân Cánh mạng Lào (NDCM Lào) luôn khẳng định rằng, phụ nữ là lực lượng chính và lực lượng to lớn trong mọi lĩnh vực đời sống Do vậy, phụ nữ đã có vai trò quan trọng trong việc sinh ra thế hệ mới và đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của gia đình cũng như các thành viên trong gia đình như: người chồng và con cái của mình

Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước cũng như sự lãnh đạo cách mạng của Đảng đã kế thừa và phát huy sáng tạo quan điểm Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tư tưởng Cay Sỏn Phôm Vi Hản về phụ nữ Đảng đã đánh giá cao và đúng vai trò và khả năng của phụ nữ trong gia đình

và xã hội Phụ nữ là những người mẹ, người vợ, người thầy đầu tiêu của trẻ

em trong các gia đình và có vai trò quan trọng trong việc sản xuất kinh tế và tái sản xuất Phụ nữ còn có khả năng trong hoạt động trực tiếp đóng góp nhiều công sức vào công tác xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước Lào Do vậy, Đảng luôn coi trọng vấn đề giải phóng phụ nữ [26, tr 3]

Đến năm 1975, sau khi giải phóng đất nước Đảng NDCM Lào đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách, luật pháp và biện pháp nhằm phát huy và khuyến khích cho phụ nữ tham gia vào mọi lĩnh vực để làm chủ đất nước, làm chủ bản thân mình Phụ nữ các bộ tộc có cơ hội tham gia đào tạo-bồi dưỡng chính trị, được xóa nạn mù chữ, được bồi dưỡng giáo dục văn hóa, học nghề Đồng thời, Đảng còn quan tâm đến sức khỏe của bà mẹ và trẻ em nhiều hơn

Trang 30

Vì có chủ trương, đường lối chính sách đúng đắn của Đảng như vậy, Đảng đã tiếp tục nhấn mạnh công tác bình đẳng giới trong các Đại hội Đảng từng khoá đặc biệt là đại hội toàn quốc lần thứ VI (1996) của Đảng, đã tổng kết đánh giá cao việc thực hiện Đại hội lần trước và rút ra bài học kinh nghiệm để xác định mục tiêu mới đến năm 2020 Đảng đã xác định đường lối

chính sách đối với công tác phát triển phụ nữ là: “Hội Liên hiệp Phụ nữ có

trách nhiệm nâng cao trình độ và tăng cường khả năng trong việc phát triển phụ nữ về mọi mặt nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội và chủ động thực hiện quyền bình đẳng nam – nữ, đồng thời, phụ nữ cũng phải tích cực phát huy vai trò của mình trong việc bảo vệ quyền lợi của bà mẹ và trẻ em” [27, tr 54]

Sau đó, Đảng còn nhấn mạnh và đặc biệt quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới trong các văn kiện đại hội Đảng như: Đại hội Đảng lần thứ V-XI Đảng vẫn tiếp tục nhấn mạnh đường lối, chính sách của Đảng về phát triển nữ giới và thúc đẩy sự bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực như lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội… Trong đó, trong Đại hội lần thứ VIII (2006) của Đảng cũng

xác định chính sách đường lối đối với phụ nữ rằng: Phải “tiếp tục thực hiện

chính sách khuyến khích nữ giới và mở rộng thực hiện quyền bình đẳng giới và

đề cao vai trò của phụ nữ trong công việc của Đảng, Nhà nước và ngoài xã hội” [27, tr 65]

Đảng NDCM Lào còn nhấn mạnh thêm về công tác phụ nữ trong đại hội

Đảng lần thứ X (2016) rằng: “Khuyến khích và phát triển phụ nữ, thiếu niên và

thanh niên; đảm bảo quyền và phát triển bình đẳng giới về mặt chính trị, kinh

tế, văn hoá-xã hội và gia đình; Giảm sự phân biệt và dùng bạo lực đối với phụ

nữ, trẻ em; Quan tâm việc bảo vệ giúp đỡ trẻ em, phát triển và tạo cơ hội cho trẻ em được tham gia; Thúc đẩy, khuyến khích và tạo điều kiện cho trẻ em nữ được tham gia vào phong trào phát triển ngày càng nhiều hơn” [30, tr 102]

Những quan điểm về giới, phát triển giới cũng như sự khuyến khích sự bình đẳng giới trên đây của Đảng NDCM Lào là cơ sở lý luận quan trọng để

Trang 31

đánh giá sự quan tâm của Đảng đối với vấn đề giới đặt biệt quan trọng và đã nhấn mạnh trong từng đại hội của Đảng và từ đó đã làm cho chúng ta thấy Lào đang trên đường chuyển biến về mọi mặt trong việc thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, nữ giới đang từng bước được giải phóng, không khí dân chủ, bình đẳng giới từ trong gia đình và ngoài xã hội đã có bước tiến chuyển mới

1.3.2 Chính sách của Nhà nước Lào về giới

Trên cơ sở những quan điểm của Đảng, Nhà nước Lào đã quan tâm phát huy quyền bình đẳng giới đã thể hiện trong các văn bản luật pháp, hiến pháp, chính sách… như: Điều 22 của Hiến pháp năm 1991 đã ghi rõ: “Công dân Lào không phân biệt nam – nữ, địa vị trong xã hội, trình độ học vấn, tín ngưỡngvaf tộc người đều có quyền bình đẳng trước pháp luật” [35, tr 5] Và điều 24 cũng ghi rằng : “Công dân Lào nam – nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt như: Kinh tế, chính trị, xã hội và gia đình” [35, tr 5]

Trong Hiến pháp năm 2003 và 2015 (bản sửa đổi) vẫn tiếp tục khẳng

định: “Nhà nước, xã hội và gia đình quan tâm thực hiện chính sách phát triển

và khuyến khích sự tiến bộ của phụ nữ và trẻ em” [36, tr 7] Ngoài ra, trong

điều 36 quy định: “Công dân Lào 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử, trừ trường hợp bị bệnh tâm thần và người bị toà án tuyên phạt, bị tước quyền bầu cử và ứng cử” [36, tr 11]

Sau đó, để triển khai Hiến Pháp, pháp luật đã ban ra vào trong thực tế thì Quốc hội đã xây dựng bộ luật về Sự phát triển và bảo vệ phụ nữ trong cuối năm

2004 Trong đó, đã ghi rõ trong điều 2 rằng: “Phụ nữ có vai trò trong mọi lĩnh

vực chính trị, kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, an ninh – quốc phòng, ngoại giao, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của quốc gia và bản sắc của phụ nữ Lào” [36, tr 4] Đồng thời, trong điều 14 của Luật về Sự phát triển

và bảo vệ phụ nữ đã ghi rõ: “Nhà nước bảo đảm cho phụ nữ được hưởng

quyền về lĩnh vực chính trị ngang bằng nam giới như: Quyền bầu cử và ứng

cử, tham gia hoạt động công tác, bàn bạc và quyết định vấn đề quan trọng

Trang 32

của quốc gia, được bổ nhiệm phù hợp trong các vị trí của các tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận, tổ chức quần chúng và tổ chức xã hội, xã hội và gia đình tạo điều kiện cho phụ nữ được thực hiện các quyền đã nêu trên” [36, tr 6-7]

Ngoài ra, còn có nhiều chính sách của Nhà nước về phát triển, bảo vệ lợi ích của phụ nữ và khuyến khích sự tiến bộ của phụ nữ và sự bình đẳng giới như: Năm 2005 đã có Nghị định bổ sung để áp dụng trong việc tỷ lệ phân biệt giới tính vào trong việc thu thập thông tin cho toàn quốc và năm 2006 Chính phủ đã có thông tư cho việc áp dụng tỷ lệ phân biệt giới tính vào trong hệ thống chung của thống kê quốc gia Đến năm 2010 Quốc hội đã công nhận Luật về thống kê trong đó, điều 10 đã bao gồm tỷ lệ phân biệt giới tính Ngoài ra, Chính phủ đã đề ra chính sách quốc gia về giáo dục số 1170/CP, ngày 29/11/2010 để đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục có chất lượng và bình đẳng giữa mọi nhóm xã hội, giảm và xoá bỏ sự khác biệt trong sự tiếp cận và kết thúc giáo dục của nhóm ít có cơ hội, đặc biệt trẻ em, nữ giới, người dân tộc, người khuyết tật và người gặp khó khăn về kinh tế

Thông qua Luật về sự bình đẳng giới trong năm 2020

Ngoài ra, Chính phủ Lào đã ban hành những chính sách cụ thể triển khai công tác phát triển và sự bình đẳng giới như: Kế hoạch hành động quốc gia về bình đẳng giới 5 năm qua 3 giai đoạn (2006-2010), 2011-2015 và 2016-2020) Trong các Kế hoạch đã nêu rõ mục tiêu bảo đảm sự bình đẳng giữa nam và nữ

về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên những lĩnh vực như: Kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội, nhằm khuyến khích và tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, điều đó sẽ góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước

Tóm lại, các quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước

về giới nói chung, sự bình đẳng giới nói riêng không chỉ được ghi rõ trong hệ thống các văn kiện của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước mà còn được

cụ thể hoá bằng các chỉ thị, nghị định, văn bản, đã và được thực thi trong giai

Trang 33

đoạn hiện nay nhằm phát huy vị thế, vai trò và tiềm năng của phụ nữ trong đời sống kinh tế - xã hội Do vậy, từ khi đất nước được giải phóng đến nay, nữ giới nói chung, phụ nữ Lào nói riêng đã có sự phát triển tiến bộ về mọi mặt như chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, địa vị, vị thế, vai trò và sự phân công lao động trong gia đình được khẳng định trong thực tế

Trang 34

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TRONG CÁC GIA ĐÌNH NÔNG THÔN Ở HUYỆN

XAYTHANY, THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN HIỆN NAY

2.1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu

2.2.1 Đặc điểm về vị trí, địa lý, tự nhiên

Huyện Xatthany là một trong 9 huyện của Thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào Huyện Xaythany nằm ở phía Tây Bắc của thủ đô Viêng Chăn và có biên giới giáp với các huyện như: Phía Tây giáp với huyện Pác Ngưm, phía Đông giáp với huyện Na Sai Thong và huyện Sỉ Khốt, phía Bắc giáp với huyện Thu La Khôm (Tỉnh Viêng Chăn), phía nam giáp với huyện Chăn Thạ Bu Ry, huyện Xay Sệt Thả và huyện Hạt Sai Phong Có diện tích 845.05 km2 Trong đó có đất xây dựng 6%, đất sản xuất nông nghiệp 21%, đất khô và rừng chiếm 32%, đất khu vực công nghiệp chiếm 4% và các loại khác chiếm 37%

Đặc điểm của huyện Xaythany là khu ngoại thành của thủ đô Viêng Chăn Còn là khu nông thôn Sự phát triển của cơ sở hạ tầng còn thấp Là huyện có vị trí độ cao 175 m so với mức độ mặt biển, có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, có dòng sông Nước Ngưm chảy dài 52.6 km, sông này là sông chính và quan trọng đối với cuộc sống của nhân dân, là nguồn thức ăn, giao thông vận tải, du lịch và là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; có đồng bằng chiém ¾ của diện tích, có đất trồng trọt dồi dào, tốt tươi, là nguồn thức ăn của thủ đô Viêng Chăn và phát triển du lịch, có đường quốc lộ số 13 nam xuyên qua 24 km, đường số 10 xuyên qua 21 km, có các trường học, giáo dục, khu công nghiệp có nhiều nhà máy, các cơ quan nhà nước ở trong khuôn khổ của huyện này khá nhiều Đồng thời, huyện Xaythany có khí hậu tốt vì huyện nằm ở khu vực khí hậu nóng và ẩm Khí hậu thấp nhất giữa tháng 12 đến tháng 1 khoảng 18-21o

C, cao nhất giữa tháng

Trang 35

4-5 khoảng 36-40oC Vì đặc điểm vị trí, địa lý này đã trở thành nguồn lực cho

sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện Xaythany

2.2.2 Đặc điểm về chính trị, hành chính

Có tất cả 104 bản (làng) được phân thành 11 nhóm bản, có 2.414 đơn

vị, có 43.425 nhà, có 43.535 hộ gia đình, có 217.819 người dân, có 108.984

nữ Huyện Xaythany bao gồm 19 dân tộc như: Dân tộc Lào có 169.262 người,

nữ 90.243 người; Dân tộc H’mong 15.462 người, nữ 7.490 người; Dân tộc Tầy Đẻng 7.284 người, nữ 2.369 người; Phong 4.900 người, nữ 1.381 người; Dân tộc Phuôn 5.155 người, nữ 2.202 người; Phu Noi 4.200 người, nữ 729 người; Dân tộc Kưm Mụ 3.613 người, nữ 1.350 người; Dân tộc Thái Nửa 3.434 người, nữ 1.281 người; Tầy Đăm 2.795 người, nữ 933 người; Mời 1.060 người, nữ 629 người; Lừ 402 người, nữ 271 người; Co 110 người, nữ

65 người; Ca Tang 24 người, nữ 9 người; Iu Miên 21 người, nữ 8 người và một số dân tộc khác 97 người, nữ 24 người Tỷ lệ tăng trưởng dân số của huyện từng năm có tỷ lệ tăng lên trung bình 2,67%/năm Mật độ dân số tăng

từ 232 người/km2

năm 2015 đến 258 người/km2 năm 2020 Lý do chính là vì

sự di dân đến thủ đô nhưng huyện Xaythany còn là ngoại thành của thủ đô mà không quá xa thành thị, có diện tích rộng rãi phù hợp với sự định cư và sản xuất, đồng thời, ở huyện có nhiều nhà trường, cơ quan nhà nước và có nhiều đơn vị công nghiệp

2.2.3 Đặc điểm về kinh tế-xã hội và văn hóa

- Đặc điểm về kinh tế-cơ sở hạ tầng

+ Huyện đã tập trung thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ IX khá tích cực, hiện nay (năm 2022) có tổng sản phẩm nội bộ 7.305 tỷ kíp, GDP tăng lên 7.1%/năm Trung bình 30.758.453 kip hay 3.666 USD/ người/năm, so với kế hoạch 5 năm lần thứ IX giảm xuống 20.8% Trong đó, huyện đã thực hiện sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế như: Về nông nghiệp tăng lên 1,4% chiếm 11,7% của GDP; Công nghiệp-xây dựng tăng lên 10,9% chiếm 45% của GDP và dịch vụ tăng lên 4,8% chiếm 43,2% của GDP

Trang 36

Ngoài ra, huyện cũng cố gắng củng cố và thu hút sự đầu tư vào các lĩnh vực

để phát triển kinh tế-xã hội trong đó đã nhận được sự đầu tư của nhà nước vào

27 dự án, so với kế hoạch 5 năm có thể đạt được 14,6% tương đương với 15,2

tỷ kíp, tăng lên 1,7% Đồng thời, dự án có thể thực hiện được 100% có 51 dự

án, với giá trị 160,7 tỷ kíp và có thể thanh toán được 56 tỷ kíp, còn 104,6 tỷ phải tiếp tục thanh toán và có 7 dự án với giá trị 141,5 tỷ kíp có thể thanh toán 4,8 tỷ kíp Ngoài ra, huyện còn nhận được viện trợ không hoàn lại 3 dự án với giá trị 432.968 USD như: Dự án sửa chữa nhà trường, phòng vệ sinh và nước ngầm 6 chỗ, dự án kỹ thuật về thủy nông làng Sổm Mo và dự án xây dựng trường tiểu học làng Viêng Kẹo

+ Về nông sản xuất nông nghiệp: Huyện có sản phẩm từ trồng trọt có

sự tăng trưởng theo hướng sạch, xanh khá tốt khi so với kế hoạch đã đặt ra như trồng lúa đạt được 77.933 ha so với kế hoạch 5 năm đã thực hiện được 96,6%; sản phẩm được 398.000 tấn so với kế hoạch 5 năm đã thực hiện được 76,3% trung bình một người nhận được 365 kg/năm so với kế hoạch 5 năm thực hiện được 70,8% Trong đó, lúa mùa đạt được 58.556 ha so với kế hoạt thực hiện được 100%, sản phẩm đạt được 293.951 tấn thực hiện được 80% Lúa đạt được 19.377 ha so với kế hoạch thực hiện được 88,6% và sản phẩm được 104.635 tấn so với kế hoạch thực hiện được 67,74% Ngoài ra, trồng rau đạt được 12.006 ha, so với kế hoạch thực hiện được 97,7% và có sản phẩm 128.514 tấn (78,4%) Trồng trọt công nghiệp để chế biến hàng hóa đạt được 6.363 ha (95,7%), sản phẩm được 125.608 tấn (76,4%) Trồng cây ăn quả được 355 ha (93,4%) có sản phẩm 5.325 tấn (72,2%) Nổi bật là trong 5 năm

có thể trồng rau sạch và nông nghiệp sạch khá sôi nổi và phân thành 7 nhóm làng sản xuất so với kế hoạch có thể thực hiện được 70% có 166 hộ gia đình tham gia với 71,68 ha

+ Về chăn nuôi: Có 7 nông trại nuôi bò, có 24.050 con và trâu 3.779 con Có 48 nông trại nuôi gia xúc, có 77.026 con; Có 58 nông trại nuôi gà

Trang 37

trứng, nông trại nuôi vịt trứng, 12 nông trại nuôi gà thịt với con số 577.463 con Có thể sản xuất thịt đạt được 88.365 tấn/năm

+ Về công nghiệp – thương mại: Cả huyện có 648 đơn vị nhà máy so với kế hoạch 5 năm tăng lên 32,5% Trong đó, có 60 nhà máy lớn, 61 nhà máy cấp độ trung bình và nhỏ và hình thức hộ gia đình bao gồm 527 đơn vị,

có giá trị đầu tư hơn 1.816 tỷ kíp, so với kế hoạch tăng lên 62,3% Có nhà máy sản xuất chế biến gỗ 44 đơn vị Ngoài ra, huyện đã thúc đẩy việc sản xuất hàng hóa theo chính sách 1 huyện 1 sản phẩm được 3 sản phẩm Tổng cộng cả huyện có 5 sản phẩm so với kế hoạch có thể thực hiện được 50% và

tổ chức triển lãm trình bày và bán hàng hóa được 5 lần, có 483 nhà bán hàng tham gia và có tiền vốn vòng xuyến 1.475 triệu kíp, tổ chức trình bày và bán hàng hóa sản phẩm ODOP cấp thủ đô Viêng Chăn và cấp bộ được 9 lần có 6 sản phẩm tham dự, trình bày ở tỉnh Khunming, Trung Quốc 1 lần Huyện Xaythany có đơn vị thương mại đến trình đơn đăng ký doanh nghiệp 7.194 đơn vị so với năm 2014 tăng lên 123% trung bình tăng lên 24,6%, có vốn đầu

tư đăng ký 5.946 tỷ kíp, tăng lên 33,7% Đồng thời, quản lý và sửa đổi chợ 14 chỗ, có 6 chỗ được sửa đổi 80% đáp ứng với tiêu chuẩn, có 8 chỗ được sửa đổi 50% Toàn huyện có 32 chợ so với năm 2014 tăng lên 7 chỗ

+ Trong 5 năm qua, xây dựng đường nhựa 2 lớp được 174,06 km, đường bê tông được 44,35 km, xây dựng cầu được 3 cái và sửa chữa đường nhựa được 108,2 km, sửa chữa đường đất được 192,6 km, sửa chữa cầu được

1 cái Ngoài ra, có dự án cấp trung ương, thủ đô Viêng Chăn là chủ dự án được tổ chức ở huyện có 36 dự án, với giá trị 432,26 tỷ kíp và huyện là chủ

dự án có 27 dự án với giá trị 15,2 tỷ kíp Ngoài dự án của Nhà nước còn có dự

án của nhân dân góp vốn xây dựng và sửa chữa đường trong làng với giá trị 14.502.812.000 kíp Hiện tại, cả huyện có đường dài 632,6 km, trong đó, đường bê tông 44,35 km so với năm 2014 tăng lên 33,2%, đường nhựa 147

km tăng lên 28,5%, đường đất 302,8 km giảm xuống 15,4%, đường tự nhiên

Trang 38

84,6 km, đường ngõ 839 giây với chiều dài 313,9 km, có cầu bê tông 23 cái với chiều dài 611,35 m, cầu sắt 1 cái với chiều dài 33,5 m, cầu gỗ 1 cái

- Đặc điểm về văn hóa-xã hội

+ Giáo dục và thể thao: Có trường mẫu giáo 74 chỗ, so với năm 2015

tăng lên 30 chỗ Trong đó, có 24 trường mẫu giáo của nhà nước và 50 trường

tư nhân, có phòng mẫu giáo 278 phòng tăng thêm 66%, tiểu học có 61 phòng giảm 12,8% bao gồm 9.842 người, nữ giới 4.826 người Tỷ lệ nhập học nam giới chiếm 51%, nữ giới 49%, tỷ lệ nhập học trẻ 0-2 tuổi chiếm 18,6% của toàn bộ số trẻ em trong tuổi đi học toàn huyện, tỷ lệ nhập học của trẻ 3-5 tuổi chiếm 89,9%, tỷ lệ trẻ 5 tuổi chiếm 60,9% Có trường tiểu học 123 chỗ so với năm 2015 tăng lên 3,3%, bao gồm 765 phòng học, tăng lên 6,9% có 19.792 học sinh, có tỷ lệ nhập học của nam giới 52% và nữ giới chiếm 48% Cấp 2 có

9 trường học, có 331 phòng học tăng lên 38 phòng học so với kế hoạch, bao gồm 13.270 người, tỷ lệ nhập học giữa nam và nữ là nam 51,8% và nữ 48,2% Cấp 3 có 25 trường học tăng lên 3 chỗ, có 206 phòng học tăng lên 32 phòng học, có 8.193 người, nam 50,8% và nữ 49,2% Tỷ lệ tốt nghiệp của các lớp có thể đạt được theo kế hoạch đặt ra từ 94% trở lên

+ Y tế: Huyện có 1 bệnh viện cộng đồng, 11 biện viện nhỏ, 119 hiệu thuốc, 56 phòng khám tư nhân, 9 làng có túy thuốc làng, bác sĩ thuốc bắc 5 người, có y tế trực 128 người Trung bình 1.702 bệnh nhân/ 1 y tế Có thể khám và phục hồi sức khỏe người dân được 120.721 lượt người, nữ 53.165 lượt người Đồng thời, huyện đã thúc đẩy việc xuống tuyên truyền về vệ sinh học để phòng chống các bệnh theo mùa, các bệnh khác và những người bị ảnh hưởng của khói chay từ giác trong 9 làng và 20 làng bị lũ lụt, 83 trường học,

22 chợ có người tham gia 127.572 người, nữ 24.895 người Ngoài ra, cũng có thể thực hiện được các mục tiêu như: tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi có cân nặng dưới tiêu chuẩn được 14,8% giảm xuống 18%; Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi có chiều cao thấp hơn tiêu chuẩn được 21,1% giảm xuống 24,9%; Tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 1 tuổi có 5 người giảm xuống 81%; Tỷ lệ từ vong trẻ dưới 5 tuổi có 4

Trang 39

người giảm xuống 84%; tỷ lệ tử vong của mẹ có 6 người giảm xuống 91% Tỷ

lệ tiêm vắc xin cho mẹ và trẻ em trong độ tuổi cần tiêm được 106.975 người, đạt được 81,2% Tỷ lệ sử dụng nước sạch có thể thực hiện được 100%

+ Văn hóa và du lịch: Huyện củng cố phát triển du lịch sông Nặm Ngừm với nhiều hình thức như: Tổ chức du lịch thiên nhiên ở núi Trường Sơn, thác Soi Voi 3 lần có người tham dự hơn 600 người và củng cố quản lý khách sạn, nhà nghỉ, Resort, nhà hàng, quán bar để đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch có tiêu chuẩn cao, sạch sẽ và an toàn nhất Trong 5 năm qua, có khách đến du lịch huyện Xaythany 507.500 người

2.2 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu

2.1.1 Đặc điểm về cơ cấu giới

Tổng số mẫu nghiên cứu là 400 người dân trong 200 hộ mẫu nghiên cứu (200 cặp vợ chồng) Trong đó, có 50% là nam giới và 50% là nữ giới Trong tổng số 400 mẫu, có 50% sống tại làng Nonsaat và 50% sống tại làng Latkhoai; trong đó, ở làng Nonsaat có 61,5% nam và 38,5% nữ; còn ở làng Latkhoai có 38,5% nam và 61,5%

nữ Điều đó, có thể thấy rằng, sự chênh lệch của mẫu nghiên cứu giữa nam và nữ của hai làng có sự khác biệt nhau khá rõ Trên thực tế có thể thấy rằng, phần lớn người chồng có nghề nghiệp chính như cán bộ-công chức, bộ đội-công an, công dân, làm ruộng… do vậy, họ hay đi làm xa và không thường xuyên ở nhà Đồng thời, trong hai làng này có sự khác biệt về nghề nghiệp chính của các hộ gia đình, đặc biệt là gia đình ở làng Latkhoai phần lớn có nghề nghiệp chính là nghề trồng rau và phần lớn là

nữ giới Do vậy, nam giới phải đi làm xa, ít khi ở nhà nên khi thu thập thông tin sẽ có

sự chênh lệch nhau khá rõ

2.1.2 Đặc điểm về cơ cấu tuổi

Bảng 2.1: Cơ cấu tuổi của gia đình (Đơn vị %)

Trang 40

(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 10 năm 2023 )

Cơ cấu tuổi của mẫu nghiên cứu có thể thấy rằng, phần lớn các cặp vợ chồng mẫu nghiên cứu là ở nhóm tuổi từ 36-50 tuổi chiếm 69,9%, trong đó, nhóm chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 41-45 tuổi chiếm 26%, tiếp là 36-40 tuổi chiếm 23,5% và tương đương với nhóm này là nhóm 46-50 tuổi chiếm 20,4% Trong khi, các nhóm tuổi khác chiếm tỷ lệ rất ít Vì huyện Xaythany là một huyện nằm trong thủ đô Viêng Chăn nhưng không nằm ở trung tâm hay nói một cách khác,

là một huyện cách xa thủ đô hơn 20 cây số Do vậy, huyện này còn có một làng vẫn

có nhiều tỷ lệ dân nghèo, còn là nông thôn của Lào Trong thực tế, có thể thấy rằng, nông thôn Lào đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa còn có hiện tượng sự kết hôn rất sớm của nữ giới, nói một cách khác là hiện tượng lập gia đình trước tuổi kết hôn Nhưng hiện nay, ở các khu vực thành thị cũng như huyện Xaythany là một huyện trong thủ

đô Viêng Chăn nhưng nằm khá xa trung tâm thủ đô vẫn còn hiện tượng này nhưng không còn nhiều đặc biệt là ở làng Nosaat và Latkhoai

Ngoài ra, có thể thấy rằng, có sự khác biệt về nhóm tuổi của giữa nam và nữ Trong cặp vợ chồng, nam giới có tuổi cao hơn nữ giới Theo kết quả nghiên cứu có thể thấy rõ trong bảng 2.1 là phần lớn người chồng có tuổi từ 36-50 tuổi còn người vợ

là từ 31-50 tuổi chiếm tỷ lệ khá cao Trong đó, người chồng chiếm tỷ lệ cao hơn người vợ ở tuổi 46-50 tuổi, còn người vợ có tỷ lệ cao hơn người chồng ở nhóm tuổi 31-35 tuổi Đây có thể chứng minh rằng, người vợ có tuổi nhỏ hơn người chồng

2.1.3 Đặc điểm về cơ cấu trình độ học vấn

Trình độ học vấn là một vấn đề quan trọng trong nghiên cứu sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình nông thôn ở Lào hiện nay Theo kết quả nghiên

Ngày đăng: 20/10/2024, 07:36

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN